Page 143 of 174 FirstFirst ... 4393133139140141142143144145146147153 ... LastLast
Results 1,421 to 1,430 of 1737

Thread: Những vấn đề đang xảy ra : Từ chuyện CHHV đến vụ Giàn Khoan của TC

  1. #1421
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Điều ǵ sẽ xảy ra vào thời gian tới?

    Sài G̣n- Sau hơn 1 tháng hạ đặt giàn khoan HD 981 trong thềm lục địa Việt Nam, cuộc “rượt đuổi và phun nước” của các tàu Trung Quốc đối với tàu Việt Nam vẫn diễn ra, và có vẻ trong những ngày đầu tháng 6, cường độ xung đột mà bên Trung Quốc chủ động ngày càng tăng.

    6 Các báo Việt Nam vẫn đưa tin sự kiện này từng ngày trên các trang nhất. Theo báo Thanh Niên số ra ngày 5.6 th́ các tàu Trung Quốc càng lúc càng hung hăng, đă đâm hư hại nặng tàu kiểm ngư Việt Nam. Ngoài ra tàu Trung Quốc số hiệu 32101 c̣n mở bạt che, khoe những khẩu pháo lớn! Theo tờ báo này th́ “đă khiến 8 giường ở hai pḥng ngủ gần mạn tàu và hai bàn làm việc bị găy toàn bộ. Toàn bộ trần bị bóp méo. Nhiều công tŕnh bên trong bị thiệt hại nặng. Một số hệ thống máy phát điện và thông tin bị chập cháy”.

    Dù vậy các tàu Cảnh sát biển và Kiểm ngư Việt Nam có vẻ đang áp dụng nghiêm ngặt “chiến thuật” mềm dẻo, họ chị phát loa tuyên truyền và bỏ chạy khi bị tàu Trung Quốc tấn công mà không phản ứng lại bằng sức mạnh.

    C̣n báo Tuổi trẻ đưa tin Việt Nam đang dự tính phải có 30.000 tàu vỏ thép đánh bắt xa bờ. Hiện ước tính Việt Nam có khoảng 25.000 chiếc từ 90 mă lực trở lên (tàu có khả năng đánh bắt xa bờ từ 50 hải lư trở lại) nhưng là vỏ gỗ nên cần được nâng cấp từ tàu gỗ lên thành tàu vỏ thép và phải có công suất lớn, có thể đi biển xa hơn, dài ngày hơn. Điều này cho thấy Việt Nam đang tính đến một cuộc “chiến tranh nhân dân” lâu dài trên biển, dù việc đưa ngư dân tiếp cận khu vực giàn khoan bị không ít cư dân mạng chỉ trích.

    Trong khi đó phía Trung Quốc tuyên bố sẽ không nhượng bộ tại Biển Đông và đang chuẩn bị đóng hoặc đưa thêm các gian khoan khổng lồ vào khu vực hai quần đảo Hoàng Sa- Trường Sa. Những động thái này của hai bên làm nhiều người nghĩ đến một kịch bản nguy hiểm hơn khi có thể có một chiếc tàu bị ch́m, gây thương vong, dẫn đến một cuộc nổ súng? Và dù Việt Nam luôn nhấn mạnh yếu tố “ḥa b́nh, hữu nghị” nhưng các nhà nhận định t́nh h́nh cho rằng Trung Quốc sẽ khó mà từ bỏ tham vọng có tính toán từ nhiều năm của họ bằng cách đàm phán, và v́ vậy việc nhượng bộ chỉ là một ảo tưởng cần nhanh chóng dứt bỏ nếu không muốn đánh mất chủ quyền quốc gia.

    Điều ǵ sẽ xảy ra vào thời gian tới? Một cuộc đụng độ tại khu vực giàn khoan? Việt Nam sẽ gửi đơn kiện Trung Quốc lên Ṭa án quốc tế? Hay là Việt Nam sẽ nhượng bộ?

    Trong t́nh h́nh hiện nay, có lẽ kiện là phương pháp Việt Nam phải chọn lựa khi Trung Quốc tiếp tục càng lúc càng lấn tới.


    http://www.chuacuuthe.com/2014/06/di...thoi-gian-toi/

  2. #1422
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Theo dơi những biến chuyển xảy ra từng giờ

    Việt Nam cần thay đổi cách tiếp cận trong bảo vệ chủ quyền

    June 26th, 2014

    Việc Trung Quốc quyết định di chuyển dàn khoan Hải Nam số 9 (Hai nan jiu hao) vào biển Đông, mà cụ thể là tới tọa độ gần cửa vịnh Bắc Bộ, cho thấy quyết tâm cao độ của Trung Quốc nhằm hiện thực hóa tham vọng chủ quyền của ḿnh tại biển Đông. Bất chấp các phản ứng của Việt Nam cũng như bất chấp việc uy tín của ḿnh đang bị giảm xuống nhanh chóng, hành vi của Bắc Kinh đă chứng minh rằng các cách tiếp cận “mềm dẻo” hiện tại của Việt Nam trên thực địa đă không mang lại hiệu quả như mong muốn.

    Ngoại giao nước nhỏ và phản ứng của nước lớn

    Trước hết, cần phải xác định rằng việc Việt Nam chỉ đưa lực lượng Cảnh sát biển và Kiểm ngư ra thực địa để đối phó với hành vi hạ đặt trái phép dàn khoan Hải Dương 981 (HD-981) cho tới thời điểm hiện tại là hoàn toàn phù hợp. Về mặt luật pháp, hành động này chứng tỏ Việt Nam là một quốc gia tôn trọng các chuẩn tắc mà thế giới đă quy định liên quan tới tự do hàng hải. HD-981 di chuyển trong vùng biển quốc tế, và tiếp cận vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) 200 hải lư của Việt Nam phù hợp với những ǵ mà UNCLOS đă quy định về quyền đi qua không gây hại. Khi HD-981 “dừng lại”, Việt Nam cũng đă phản đối và thể hiện quyền tài phán của ḿnh bằng cách sử dụng các lực lượng bán quân sự để tránh đẩy căng thẳng lên cao và châm ng̣i cho một xung đột không cần thiết.

    Về mặt ngoại giao, Việt Nam cũng đă tận dụng tất cả các kênh ngoại giao song phương và đa phương để tuyên truyền, nói rơ với bạn bè thế giới về lập trường, về chủ quyền của ḿnh cũng như vạch trần hành vi sai trái của Trung Quốc. Các nhà lănh đạo cấp cao nhất đă phát đi những thông điệp đanh thép về việc bảo vệ cho bằng được chủ quyền của quốc gia. Thậm chí, biện pháp kiện Trung Quốc ra ṭa cũng đă được Thủ tướng nêu ra. Cuộc chiến tuyên truyền bước đầu mang lại những kết quả tích cực. Tuy nhiên, Bắc Kinh vẫn không chịu thay đổi lập trường của ḿnh, và dàn khoan thứ hai vẫn được kéo vào biển Đông.

    Tại sao Việt Nam vẫn kiên tŕ theo đuổi ngoại giao mềm dẻo và vẫn chưa đưa các tàu hải quân chính thức ra điểm nóng? Có rất nhiều nguyên nhân. Thứ nhất, ngoại giao vẫn được Việt Nam coi là công cụ hàng đầu chống lại chính sách bá quyền của Trung Quốc hiện tại. Với một nước nhỏ, lập luận rằng chỉ có ngoại giao và các phương thức tập hợp lực tiếng nói ủng hộ của quốc tế mới có thể tạo ra ưu thế là điều tương đối dễ hiểu nếu xét tới bối cảnh chênh lệch lực lượng quá lớn như hiện nay tại biển Đông. Thứ hai, nhiều ư kiến cho rằng sự xuất hiện của hải quân có thể khiến cho t́nh h́nh vượt ra ngoài tầm kiểm soát và sẽ “vướng” vào cái bẫy mà Trung Quốc sẽ giăng ra nhằm cáo buộc Việt Nam là bên gây hấn. Một cuộc đụng độ bằng vũ khí nóng giả định nếu xảy ra th́ phần thua chắc chắn thuộc về phía Việt Nam và như vậy Trung Quốc có thể tận dụng cơ hội đó vi phạm nghiêm trọng hơn nữa chủ quyền của Việt Nam. Thứ ba, có khả năng các yếu tố mang tính chính trị đă tŕ hoăn những hành động cứng rắn hơn từ phía Việt Nam, khi Đảng Cộng sản của hai nước có mối quan hệ khăng khít từ lịch sử. Tâm lư cho rằng Trung Quốc sẽ từ từ giảm căng thẳng hiện tại có thể là một tâm lư hết sức sai lầm. Bắc Kinh thừa hiểu rằng ngoài ngoại giao, Việt Nam có rất ít các công cụ khác để đối phó với các hành vi gây hấn của nước này tại biển Đông.

    Khoan hăy nói tới việc dàn khoan thứ 2 này có vi phạm EEZ của Việt Nam hay không, v́ dù có hay không th́ chắc chắn hành động táo tợn này sẽ c̣n lặp lại nhiều lần khác nữa. Sự táo bạo trong hành động của Trung Quốc khiến nhiều chiến lược gia của Việt Nam phải giật ḿnh lo ngại. Tiên đoán trước về hành vi này của Trung Quốc có thể là có, tuy nhiên các chính sách đối phó về trung và dài hạn th́ hầu như chưa được chuẩn bị kỹ càng. Việt Nam dường như đang đối phó một cách thụ động với các toan tính của Trung Quốc nhiều hơn là chủ động, và việc này cần phải được thay đổi một cách mạnh mẽ trước hết là trong các phản ứng tiếp theo.

    Răn đe chủ động thông qua sử dụng hải quân

    Các phương thức ngoại giao mềm dẻo và linh hoạt đă được tận dụng triệt để, sự kiên tŕ của các lực lượng chấp pháp biển đă được thể hiện và ghi nhận, tuy nhiên có lẽ đă đến lúc nên tiến hành các chiến thuật “răn đe chủ động” mạnh mẽ hơn nữa. Chuyển từ thụ động đối phó sang chủ động răn đe sẽ là bước đầu tiên nhằm gia tăng tiếng nói và tạo được một sức ép lớn hơn lên thực địa. Việc chính thức đưa lực lượng Hải quân ra các khu vực dàn khoan sẽ là lời đáp mạnh mẽ đầu tiên.

    Thời thế hiện tại đă trở nên thuận lợi và “hợp lư” hơn cho lựa chọn đưa lực lượng Hải quân chính thức xuất hiện tại khu vực tranh chấp. Sự xuất hiện của dàn khoan thứ 2 và mới đây là thông tin cho rằng Trung Quốc trong tương lai sẽ đưa 16 giàn khoan xuống biển Đông cho thấy Bắc Kinh sẽ không ngừng các hành động leo thang căng thẳng và chiến lược “biến không tranh chấp thành tranh chấp” để từng bước khẳng định chủ quyền của ḿnh. Trước mắt, Việt Nam có thể tiến hành điều chỉnh ngay lập tức cách tiếp cận của ḿnh, với những lư do sau:

    Đầu tiên, Hải quân là lực lượng quân sự chính thức nhằm bảo vệ chủ quyền lănh thổ và lănh hải của một quốc gia. Sự xuất hiện của các tàu hải quân sẽ tạo ra một xung lực mới cùng một sức ép lớn hơn trên thực địa. Hành động này ngầm đưa một thông điệp tới Trung Quốc rằng Việt Nam đă sẵn sàng đến mức tối đa nhằm bảo vệ chủ quyền lănh thổ thiêng liêng của ḿnh. Chiến thuật này cũng sẽ giúp tạo ra mặt thuận lợi nhà nước trong việc gia tăng sự ủng hộ của dân chúng. Việc sử dụng các tàu của Cảnh sát biển và Kiểm ngư đă trở nên dần vô hiệu và khiến cho các sức ép trên thực địa trở nên không đủ mạnh. Tính răn đe trong trường hợp này sẽ mạnh mẽ hơn, và quan trọng đây sẽ là hàm ư ám chỉ trong tương lai về một Việt Nam cứng rắn và quyết tâm trong bảo vệ chủ quyền.

    Thứ hai, việc đưa tàu hải quân ra thực địa lúc này sẽ chỉ được xem như một hành động tự vệ chính đáng của Việt Nam. Căng thẳng, và nghiêm trọng hơn là sử dụng chính các tàu quân sự và máy bay quân sự, máy bay trinh sát xâm phạm vùng biển và vùng trời hợp pháp của Việt Nam, với mục tiêu là bảo vệ HD-981. Một mặt, các tàu bán quân sự vẫn sẽ tiến hành nhiệm vụ của ḿnh như từ trước tới nay, mặt khác sự xuất hiện của các tàu hộ vệ Gepard 3.9 hay các máy bay tuần thám của không quân hải quân sẽ khẳng định rơ hai điều: (1) chủ quyền vùng biển đặt dàn khoan HD-981 là của Việt Nam và Trung Quốc đă xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền đó và (2) Việt Nam sẽ sử dụng tất cả các biện pháp cần thiết để bảo vệ chủ quyền của ḿnh, kể cả biện pháp mạnh mẽ nhất. Chủ quyền lănh thổ đă bị xâm phạm, và việc hải quân tham gia bảo vệ chủ quyền là việc làm hiển nhiên của bất cứ một quốc gia dân tộc nào.

    Hiện tại xung đột sẽ rất khó xảy ra. Cả Việt Nam và Trung Quốc đều hiểu được cái giá của xung đột hiện tại là lớn tới như thế nào. Bắc Kinh hiện tại cho rằng Việt Nam sẽ không muốn leo thang căng thẳng. Tuy nhiên, chiến lược thông minh là ở chỗ căng thẳng leo thang những được kiểm soát để không gây ra xung đột, đặc biệt là khi căng thẳng phục vụ cho lợi ích quốc gia ở một mức độ nhất định. Căng thẳng sẽ báo hiệu bước chuyển chiến lược lớn của Việt Nam từ thụ động đối phó sang chủ động kiểm soát các xung đột. Căng thẳng cũng sẽ khiến cho Trung Quốc suy nghĩ kỹ hơn về các hành động của ḿnh trong tương lai.

    V́ vậy, làm thế nào để kiểm soát chủ động các căng thẳng hiện nay? Hay nói cách khác là làm thế nào để sự xuất hiện của các tàu hải quân không gây ra căng thẳng vượt tầm kiểm soát trên thực địa?

    Trước hết, về mặt triển khai, tàu hộ vệ tên lửa mới được trang bị Gepard 3.9 của Hải quân cần xuất hiện với mật độ thường xuyên tại khu vực xung quanh dàn khoan. Khoảng cách hoạt động là vừa đủ để có thể theo dơi t́nh huống một cách sát sao, đồng thời khiến cho phía Trung Quốc nhận thấy được sự hiện diện khả dĩ của một lực lượng hải quân đủ sức đối phó với bất kỳ t́nh huống nào. Đi kèm với Gepard sẽ là các tàu tuần tra hạng nhẹ của Hải quân như là các lớp tàu Svetlyak hay TTP-400. Một biên đội hợp lư sẽ gồm một Gepard đi kèm với một hoặc hai tàu tuần tra. Đây là một sự xuất hiện hợp lư và mang tính răn đe phù hợp. Nhiệm vụ của biên đội tàu Hải quân này trước hết mang tính “h́nh thức”, giúp cân bằng lại lực lượng ở thực địa.

    Thứ hai, đây sẽ là lực lượng sẵn sàng cơ động và phản ứng nhanh nhạy một khi có bất cứ sự gây hấn nào vượt tầm kiểm soát, áp dụng nguyên tắc “gây thiệt hại cho đối phương nhiều nhất có thể”. Bên cạnh biên đội tàu mặt nước th́ các thủy phi cơ DHC-6 mới được trang bị cũng sẽ đóng vai tṛ quan trọng trong việc trinh sát và đáp trả lại các hành vi xâm phạm chủ quyền của các máy bay quân sự Trung Quốc.

    Việc xuất hiện các tàu hải quân cũng sẽ không gây ảnh hưởng nhiều tới h́nh ảnh về một Việt Nam yêu ḥa b́nh và tuân thủ luật quốc tế nếu kết hợp chặt chẽ với các công cụ ngoại giao phù hợp. Hải quân Việt Nam không chỉ hoạt động tại các khu vực tranh chấp mà c̣n xuất hiện tại các khu vực khác, bảo vệ quyền tự do hàng hải và quyền đánh bắt cá hợp pháp của không những người Việt Nam mà của các nước khác trong khu vực. Điều này cần phải được định hướng như là một trong các chiến lược dài hơi của hải quân, khi mà diện tích của biển Đông là quá rộng lớn, mà trong đó bộ phận chủ quyền lănh hải của Việt Nam là không hề nhỏ. Giải thích rơ ràng các động thái của Hải quân tới các nước khác sẽ là ch́a khóa giúp hợp lư hóa việc triển khai này.

    Trong dài hạn, Hải quân và Quân đội nói chung nên có nhiều hơn những biện pháp chủ động hơn. Các chiến lược nên được triển khai nhanh chóng và dứt khoát. Hiện tại, việc xuất hiện của Hải quân sẽ là bước đi cần thiết. Về mặt dài hạn, một chiến lược kiểm soát tổng thể dựa trên tác chiến phi đối xứng cần được thảo luận một cách kỹ càng hơn, đặc biệt trong bổi cảnh Trung Quốc sẽ tiếp tục sử dụng con bài “giàn khoan” nhằm gây sức ép với Việt Nam.

    http://www.basam.info/2014/06/26/238...n/#more-133058

  3. #1423
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    VN- tâm lư “chờ sung rụng” và trạng thái “bị lờn thuốc”

    Tâm lư “chờ sung rụng”…


    Giàn khoan Hải Dương 981 của Trung Cộng nằm trên vùng biển thuộc chủ quyền của VN đă gần 2 tháng trời. Và mới đây, Bắc Kinh tiếp tục đưa thêm 3,4 giàn khoan khác ra biển Đông, trong đó giàn khoan Nam Hải 9 đang được di chuyển tới gần vùng đặc quyền kinh tế của VN.

    Điều này cho thấy sau một thời gian thử thăm ḍ phản ứng của nhà cầm quyền VN cũng như dư luận quốc tế về vụ Hải Dương 981, nhận thấy phản ứng của VN và của quốc tế không đủ mạnh, không đáng sợ, Trung Cộng có vẻ cho rằng đă đến lúc muốn làm ǵ th́ làm, đặc biệt đối với VN.

    Về mặt thực tế mà nói, VN xem như đă mất biển. Một quốc gia nằm quay mặt ra biển, có đường bờ biển dài 3260 km không kể các đảo, nay phải chịu cảnh bị chặn mất đường ra biển. Ngư dân chỉ cần đánh bắt cá xa bờ một chút là gặp tàu Trung Quốc, bị Trung Quốc rượt đuổi, đánh cướp, đánh ch́m tàu các kiểu, c̣n người th́ bị đánh đập, bắt cóc, đ̣i tiền chuộc…Vùng lănh hải thuộc chủ quyền của VN, nằm trong khu vực biển Đông được đánh giá là giàu có về tài nguyên, dầu khí…nhưng trong tương lai, người Việt chỉ c̣n có thể giương mắt nh́n tàu “nước bạn” nghênh ngang đi lại, nh́n giàn khoan “nước bạn” khai thác dầu của nước ḿnh.

    Không những thế, một khi Trung Cộng đă hoàn tất các căn cứ quân sự trên quần đảo Hoàng Sa Trường Sa mà chúng đánh chiếm được từ VN, th́ an ninh quốc pḥng của VN thật sự bị đặt trong t́nh trạng nguy hiểm!

    Thế nhưng, nhà cầm quyền VN, suốt trong thời gian giàn khoan Trung Cộng xâm phạm lănh hải VN, đă tỏ ra thực sự lúng túng, không biết chống đỡ cách nào, ngoại trừ phản đối miệng, phản đối bằng thư, công hàm, cho tàu kiểm ngư lượn ṿng xa xa giàn khoan bắt loa phản đối, khuyến khích ngư dân ra khơi giữ vững chủ quyền thay cho nhà nước…

    Các quan chức lănh đạo cho tới tướng tá cao cấp, người này phát biểu mâu thuẫn với người kia, trống đánh xuôi kèn thổi ngược, cho thấy nội bộ đảng và nhà nước cộng sản VN vẫn đang bị chia rẽ sâu sắc trong mối quan hệ với Trung Cộng và phương hướng giải quyết. Khi thấy sự bất b́nh, phẫn nộ trong dân chúng có vẻ tăng lên th́ họ lại lên tiếng mỵ dân vài câu rồi đâu lại vào đó.

    Người VN trong nước, ngọai trừ một số bày tỏ sự phẫn nộ, uất hận trên các trang blog, các trang mạng xă hội…số đông c̣n bận tiếp tục quay cuồng với cơm áo gạo tiền và bao nhiêu mối lo hàng ngày. Bởi có thể làm ǵ, khi ngay cả biểu t́nh phản đối Trung Cộng nhà nước cũng không cho phép, và bởi v́ “mọi chuyện đă có đảng và nhà nước lo”.

    Dân chờ nhà cầm quyền hành động. Trong nỗi tuyệt vọng, dù từ lâu đă mất ḷng tin vào quyết tâm chống Tàu của nhà cầm quyền, người dân hết mong chờ cả giàn lănh đạo thay đổi, t́m cách “thoát Trung”, lại hy vọng có một nhân vật cụ thể trong đảng, trong nhà nước cộng sản dám vượt lên trước, gánh vác trách nhiệm với non sông. Chẳng hạn, chỉ cần ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cất lên đôi lời mạnh mẽ, người ta đă vội mừng, vội đặt niềm tin bất chấp những “thành tích” tệ hại của ông Dũng trong việc điều hành, quản lư kinh tế, bất chấp ông Dũng từng nhiều lần nói mà không làm trong quá khứ.

    Trong khi đó, cả giàn lănh đạo cho tới tướng tá nh́n nhau, đùn đẩy nhau rồi cũng…cùng chờ. Chờ các nước khác, nhất là những nước lớn mạnh như Hoa Kỳ, Nhật… có những hành động gây áp lực, hoặc trừng phạt Trung Cộng giúp ḿnh. Thật khôi hài trong việc VN, một mặt luôn t́m mọi cách nhai lại cái quá khứ “thắng” Mỹ, chửi Mỹ, mặt khác lại lên tiếng kêu gọi Hoa Kỳ phải có hành động trước sự hung hăng ngang ngược của Trung Quốc. Có lănh đạo VN c̣n hàm ư trách cả…EU, như bà Tôn Nữ Thị Ninh, cựu Đại sứ Việt Nam tại EU và Phó chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại của Quốc hội, phát biểu trong bài trả lời phỏng vấn một phóng viên của Đức: “EU vẫn chưa đáp ứng được kỳ vọng của VN và một số nước khác trong khu vực Đông Nam Á…Tôi cho rằng, giờ là lúc châu Âu tăng cường hiện diện ở đây để hỗ trợ cho việc thực thi một trật tự thế giới đa cực“.

    Đây là lời b́nh trên trang Ba Sàm: “Bà Ninh lại kêu gọi “bọn đế quốc” can thiệp vào “chuyện nội bộ của gia đ́nh”? Chẳng phải bà đă từng phát biểu tại buổi họp báo tại ở Mỹ hồi năm 2004, rằng: “Trong gia đ́nh chúng tôi có những đứa con, cháu hỗn láo, bướng bỉnh th́ để chúng tôi đóng cửa lại trừng trị chúng nó, dĩ nhiên là trừng trị theo cách của chúng tôi. Các anh hàng xóm đừng có mà gơ cửa đ̣i xen vào chuyện riêng của gia đ́nh chúng tôi”? Mời xem lại: NHỮNG ĐỨA CON HƯ CỦA TÔN NỮ THỊ NINH (LTHQ).”.

    Tiếp đến là chờ Bắc Kinh động ḷng suy nghĩ lại t́nh hữu nghị đôi bên. Một số quan chức vẫn gọi Trung Quốc là “bạn”, bản thông cáo của Quốc hội VN vẫn kêu gọi “giữ vững quan hệ hữu nghị giữa hai nước”…

    Cuối cùng là chờ… đến tháng Tám khi Tàu Cộng tự động rút giàn khoan đi theo như kế hoạch từ đầu của chúng. Nhưng bây giờ khi giàn khoan thứ nhất chưa rút đi mà các giàn khoan khác lại xuất hiện, th́ họ vẫn chưa có hành động ǵ khác!

    C̣n tiếp...

  4. #1424
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    …và trạng thái “bị lờn thuốc”

    Điều nguy hiểm hơn, về phía dân chúng, sau những phẫn nộ ban đầu khi được biết giàn khoan Trung Cộng kéo vào vùng biển thuộc lănh hải của VN, tâm trạng chung của số đông dường như đă x́u xuống, nhường chỗ cho sự chán nản, tuyệt vọng, thờ ơ. Bây giờ ngay cả khi nghe tin có 4 giàn khoan, tin Trung Cộng tiếp tục hoành hành trên biển, đang xây đảo nhân tạo trở thành căn cứ quân sự…người dân cũng không phản ứng.

    Chuyện vận mệnh của nước ḿnh mà dân ḿnh c̣n thờ ơ như vậy, trách ǵ thế giới? Rơ ràng so với mấy hôm đầu báo chí các nước đều lên tiếng về việc Trung Quốc xâm phạm lănh hải nước láng giềng, dư luận đa số nghiêng về phía VN, nếu lúc đó VN lên tiếng mạnh mẽ hơn, thậm chí kịp thời kiện Trung Cộng ra ṭa án quôc tế chứ không chỉ dọa kiện th́ có lẽ nhiều nước sẽ ủng hộ. C̣n bây giờ, mỗi ngày trên thế giới có bao nhiêu chuyện nóng xảy ra, người ta lại quên chuyện Việt Nam và Trung Quốc.

    Nếu so sánh giữa VN và Philippines, hai quốc gia đang cùng chung một hoàn cảnh bị Trung Cộng đe dọa về chủ quyền, người ta có thể thấy rất rơ Philippines thật tâm, quyết liệt chống Trung Quốc.

    Người dân Philippines được tự do biểu t́nh phản đối Trung Cộng, từ người đứng đầu chính phủ là Tổng thống cho đến các nhân vật lănh đạo cao cấp, người phát ngôn Bộ ngoại giao…luôn luôn có những tuyên bố kịp thời và mạnh mẽ trước mọi động thái của Trung Quốc. Chính phủ Philippines quyết chí kiện Trung Quốc ra ṭa án quốc tế, nỗ lực nâng cấp mối quan hệ đồng minh với Mỹ, mở toang các căn cứ cho Mỹ, toàn lực chống Trung Quốc.

    Trong khi đó, nhà cầm quyền VN chỉ chống Trung Quốc một cách cầm chừng, nửa vời. Người yêu nước biểu t́nh phản đối Trung Cộng bị đàn áp, c̣n những người bị bắt giữ trước đây với cùng lư do vẫn chưa được thả ra. Bốn nhân vật có vị trí cao nhất trong bộ máy lănh đạo là Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội, lặn mất tăm hoặc chỉ có những phát biểu rất chậm, khi giàn khoan và lực lượng tàu bảo vệ đă vào trong vùng lănh hải VN, đâm va, gây hư hỏng tàu chấp pháp và tàu cá của ngư dân Việt một thời gian. Nói mạnh hơn, dù vẫn chưa đủ là ông Thủ tướng, th́ cũng chỉ nói rồi để đó.

    Cả đám lănh đạo, tướng tá cao cấp trốn trong nhà mặc đội tàu của lực lượng Cảnh sát biển và Kiểm ngư phải gồng lên chịu đựng những cú va chạm, đâm húc từ phía tàu Trung Quốc đông, to và mạnh hơn hẳn, và ngư dân th́ bị đẩy ra làm những “lá chắn sống” bằng những mỹ từ đẹp đẽ “ngư dân kiên tŕ bám biển, giữ vững chủ quyền”.

    Quốc hội họp trong lúc t́nh h́nh như dầu sôi lửa bỏng nhưng cuối cùng vẫn không ra nghị quyết về biển Đông. Rồi VN dậm dọa sẽ kiện Trung Quốc nhưng chưa biết bao giờ kiện, c̣n Trung Quốc th́ đă nhanh tay kiện trước. Trung Quốc đă và đang hoàn tất những căn cứ quân sự khủng trên các quần đảo Trường Sa Hoàng Sa, nhưng VN vẫn không dám cho Hoa Kỳ chính thức thuê cảng Cam Ranh, ngược lại, lại “ưu tiên cho Nga sử dụng vịnh Cam Ranh” và chỉ làm những động tác an dân kiểu như cho “Tàu vận tải của hải quân Mỹ vào vịnh Nha Trang“ (Tuổi Trẻ).

    Xâu chuỗi lại tất cả quá tŕnh đối phó với Trung Quốc của nhà cầm quyền VN để thấy rằng họ có thực tâm chống Trung Quốc hay không.

    Mặt khác, nếu chú ư vào mọi chính sách cho tới cách hành xử của Trung Cộng, chúng ta sẽ thấy rằng Bắc Kinh rất nhất quán với tham vọng trước sau như một về việc độc chiếm biển Đông, làm bá chủ khu vực. Và để thực hiện điều đó, Trung Quốc có chiến lược hẳn hoi, tiến hành từng bước, từng bước cho đến khi hoàn tất.

    Hành xử như một kẻ cướp, nhưng Bắc Kinh đồng thời tỏ ra rất am hiểu tâm lư con người. Đó là mọi thứ đều có thể trở thành quen, giống như hiện tượng bị lờn thuốc. Cứ dấn tới, đo lường phản ứng của “đối phương” và của thế giới như thế nào, nếu bị phản ứng mạnh th́ sẽ tạm lùi lại chờ thời, c̣n nếu không th́ lại dấn tới, lần sau mạnh hơn lần trước, nhưng đến lần hai, lần ba, lần thứ n… th́ kẻ bị tấn công đă trở nên quen, và cam chịu, các nước khác cũng quen. Thế là Bắc Kinh thắng.

    Với nhà cầm quyền VN, họ đă quen với nỗi nhục bị Bắc Kinh chơi đểu, lấn lướt, khinh thường, họ cũng quen luôn với việc bị người dân coi như một tập đoàn bán nước, nhưng không lẽ với hơn 90 triệu người VN, viễn cảnh mất nước rồi cũng sẽ trở thành quen và chấp nhận?

    http://www.basam.info/2014/06/26/238...-bi-lon-thuoc/

  5. #1425
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Chửi Mỹ và thẻ xanh đi Mỹ



    Vụ Dương Chí Dũng lộ ra quá tŕnh trốn chạy và thiên hạ mới ngă người. Dũng có visa vào Mỹ từ đời tám hoánh nào. Buôn bán làm ăn th́ Dũng bắt tay với Nga, với Tàu nhưng chuẩn bị lúc sa cơ th́ chuồn sang Mỹ. Đảng viên, gia đ́nh cách mạng truyền thống đấy. Có phải là bọn con em VNCH đâu mà tính nước đi Mỹ từ lâu thế...

    *


    Điên cuồng chửi Mỹ, đứng đầu là Hồ Thu Hồng - tức blog Beo. Bà Beo chửi Mỹ can thiệp vào nhân quyền Việt Nam vô lư. Bà chửi nghị sĩ Mỹ ngu đần, hám quyền chức. Mỗi khi phái đoàn nhân quyền của Mỹ hay Hạ Nghị Viện Mỹ nhắc đến vấn đề nhân quyền Việt Nam là y như lần đấy có mặt bà Beo đăng đàn chửi bới, mạt sát Mỹ, đưa ra những luận điệu, dẫn chứng mà cơ quan an ninh hay dùng.

    V́ sao bà Beo chửi Mỹ và có những luận điệu, dẫn chứng ấy. V́ bà là cánh tay truyền thông của cơ quan an ninh, đứng đầu là t́nh nhân Nguyễn Văn Hưởng, cho nên bà phải phụ họa với an ninh và có những tin tức bên an ninh cấp cho để viết.

    Thế nhưng khi Hưởng buộc phải về hưu, bà Beo suưt bị truy tố tội tham nhũng tiền khi làm TBT tờ báo do bà ta quản lư. May một phần nhờ có dàn xếp của t́nh nhân, phần cũng là thân phận đàn bà, người ta đă châm chước xá tội cho bà Beo.

    Đáng lẽ bà Beo phải cảm ơn cái nghĩa t́nh ấy, thế nhưng bà nhảy tót đi Mỹ và chửi bới như thường.

    Th́ ra bà Beo Hồ Thu Hồng đă sắm cho ḿnh thẻ xanh ở bển, nơi mà chứa đầy bọn ''rân chủ'' mà bà vẫn miệt thị gọi lúc tại chức. Hóa ra mảnh đất Mỹ ấy tốt lành không phải như bà Beo vẫn chửi mọi khi. Tốt cả người, tốt cả đất, tốt cả chính sách. Phải thế bà Beo mới gửi con ḿnh và gửi thân già măn kinh đến nơi như thế chứ.

    Vụ Dương Chí Dũng lộ ra quá tŕnh trốn chạy và thiên hạ mới ngă người. Dũng có visa vào Mỹ từ đời tám hoánh nào. Buôn bán làm ăn th́ Dũng bắt tay với Nga, với Tàu nhưng chuẩn bị lúc sa cơ th́ chuồn sang Mỹ. Đảng viên, gia đ́nh cách mạng truyền thống đấy. Có phải là bọn con em VNCH đâu mà tính nước đi Mỹ từ lâu thế.

    Rồi lại vụ đại lừa đảo Huyền Như mấy ngh́n tỷ bằng hàng trăm triệu usd, ḷi ra mới thấy chỉ cần bỏ ra 1 phần mấy trăm ấy là đă có thẻ xanh định cư tại bọn tự bản đế quốc thối nát mà ta vẫn chửi hàng này.

    Từ con thủ tướng đến bà tổng biên tập tờ báo quèn đều được gửi gắm thẻ xanh bên Mỹ cả. Sự thật đấy bà con ạ. Giữa con thủ tướng và con của Beo Hồng c̣n nhiều con cái của các vị khác. Không tin bà con cứ đến lănh sự quán các bang Hoa Kỳ, vào những ngày lễ lạt ǵ đó là thấy nay cả đám lúc nhúc con của cán bộ cấp ủy viên trung ương. Đặc biệt là con của cả nhiều vị tướng an ninh, công an có mặt trong đó nữa.


    Một số bọn này đă có cơ sở, điều kiện để định cư. Có công ty, cửa hiệu kinh doanh. Một số khác th́ đang đi học tự túc. Thử h́nh dung xem bọn cán bộ và con cháu cán bộ này lấy tiền đâu ra để kinh doanh, để tự túc học?

    Tiền của đất nước, của nhân dân cả đấy.

    Chúng lấy tiền của nhân dân ta. Chửi Mỹ cho nhân dân ta nghe. Rồi khi có sự, chúng chuồn êm sang Mỹ với số tiền chúng lấy được của nhân dân ta.

    Chúng bảo Tàu là bạn, chúng bảo nhân dân ta phải kết t́nh nghĩa với Tàu. Chúng nói Mỹ là kẻ thù, chúng ta phải cảnh giác, xa lánh.

    Thế nhưng chúng lại không sang Tàu ở, chúng lại đi Mỹ ở mới lạ làm sao?

    Đến bao giờ những luận điệu xảo trá này của bọn chúng mới bị nhân dân ta vạch mặt? Chỉ khi đó chúng ta mới mong được đất nước có tương lai tươi sáng c̣n không th́ chúng ta vẫn bị lừa bịp, biết mà không dám phản bác, c̣n không th́ chúng ta vẫn tiếp tục ăn đồ độc hại của Tàu, sống trong cảnh o bế của Tàu. C̣n bọn chúng, những đứa to mồm chửi Mỹ lại đang sống phè phỡn bên Mỹ. Lúc chúng gặm gà rán, khoai tây sạch. Chúng sẽ cười nhân dân ta là một lũ ngu.


    Trần Mạnh Trung
    danlambaovn.blogspot .com

  6. #1426
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Đảng rối loạn, Quốc hội loạn ngôn

    Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam đă bị “rối lọan thần kinh” và Quốc hội mắc chứng “loạn ngôn” trước xâm lược Biển Đông của Trung Cộng.


    T́nh trạng này đă xảy ra trong ngày họp cuối cùng 24/06/2014 của Kỳ họp 7 Quốc hội Khóa XIII khi cơ chế có quyền cao nhất nước chỉ “đẻ” ra được một Thông cáo để “khẳng định việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam là vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam.”


    Thông cáo cũng nhắc lại chuyện “biết rồi khổ lắm nói măi” rằng: “Hành động của Trung Cộng là “vi phạm luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982; vi phạm Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC); trái với thỏa thuận cấp cao giữa hai Đảng, Nhà nước Việt Nam-Trung Quốc. T́nh h́nh biển Đông căng thẳng. Ḥa b́nh và an ninh đang bị đe dọa.”


    Tuy nhiên, Quốc hội của “đảng cử dân bầu” này chỉ dám: “Yêu cầu Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi vùng biển của Việt Nam”, thay v́ phải cương quyết và dứt khoát “đ̣i hỏi” Trung Cộng phải “rút ngay lập tức” dàn khoan và các tầu bảo vệ ra khỏi vùng biển của Việt Nam.


    Trước ngày bế mạc, đă có một số Đại biểu yêu cầu Quốc hội công bố một Nghị quyết để khẳng định sự “đồng thuận và chính thức” của những người thay mặt cho 90 triệu dân lên án hành động xâm lăng của Trung Cộng.


    Quốc hội đă bỏ ngoài tai yêu cầu chính đáng này để không ra Nghị quyết và cũng không ra nổi một Tuyên bố khiến dư luận trong nước thất vọng.

    Tuy nhiên, Chủ nhiệm Văn pḥng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc lại biện minh tại cuộc họp báo (24/06/014) rằng: “Thông cáo này được xem như Tuyên bố của Quốc hội thể hiện quan điểm, thái độ trước hành động sai trái của Trung Quốc”. (Thời báo Kinh tế Việt Nam, 24/6/2014 )


    Ông Phúc c̣n nói với báo chí: “Dù là tuyên bố hay nghị quyết th́ nội dung bên trong đều thể hiện rất rơ sự phản đối của Quốc hội Việt Nam với sự vi phạm của Trung Quốc.”

    Ông c̣n tự biên tự diễn thêm: “Dư luận cử tri cho rằng, Thông cáo số 2 của Quốc hội đă góp phần giải tỏa, an ḷng nhân dân trước hành vi vi phạm luật pháp quốc tế của Trung Quốc; đồng thời, góp phần thể hiện ư chí quyết tâm, tạo niềm tin của nhân dân với Đảng và Nhà nước.”


    Sự thật ở đâu?

    Trước hết, ở Việt Nam không có Viện thăm ḍ dư luận độc lập, dù của tư nhân hay nhà nước mà chỉ có báo đài chịu sự kiểm soát của Ban Tuyên giáo Trung ương hay cán bộ đảng được chỉ định làm việc này để to son điểm phấn cho chủ trương và chính sách của nhà nước.


    V́ vậy, đối với bản Thông cáo số 2 về t́nh h́nh Biển Đông, dù có ba đầu sáu tay, ông Phúc cũng “không thể nào” có được kết quả của “dư luận cử tri” trong thời gian ông họp báo, “ngay sau khi Quốc hội bế mạc”, hôm 24/06/2014.


    Nhưng khi ông Phúc vẫn cố gắng nói quanh: “Tại phiên bế mạc hôm nay, Chủ tịch Quốc hội cũng đă tuyên bố, thể hiện quan điểm của Việt Nam về biển Đông”.


    Vậy Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng đă nói ǵ ?


    Ông Hùng nói: “Quốc hội khẳng định hành động của Trung Quốc vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam; vi phạm luật pháp quốc tế, trước hết là Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982, Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC); vi phạm Thỏa thuận cấp cao giữa Việt Nam và Trung Quốc về nguyên tắc chỉ đạo giải quyết vấn đề trên Biển Đông; làm tổn hại sâu sắc đến t́nh hữu nghị, đoàn kết, láng giềng của nhân dân 2 nước Việt Nam – Trung Quốc.”


    Quan điểm của ông Hùng không mới v́ ông chỉ lập lại gần như nguyên văn Điểm 2 của Thông cáo số 1 của Quốc hội ra ngày 21/05/2014, sau khi nghe Chính phủ báo cáo về t́nh h́nh Biển Đông và thảo luận tại phiên họp tổ (họp kín giữa các đ̣an Đại biểu của địa phương), thay v́ thảo luận công khai tại hội trường.


    Điểm này viết: “(2). QH khẳng định việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam là vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam; vi phạm luật pháp quốc tế nhất là Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982; vi phạm Tuyên bố về ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC); trái với thỏa thuận cấp cao giữa hai Đảng, Nhà nước Việt Nam - Trung Quốc. Tình hình biển Đông căng thẳng. Hòa bình và an ninh đang bị đe dọa.”


    Tuy nhiên cần phải minh bạch về tư cách “đại diện” của ông Nguyên Sinh Hùng khi ông nói: “Quốc hội khẳng định…”, do đó không thể đồng thời “thể hiện quan điểm của Việt Nam về biển Đông” như lối nói “lạm dụng danh nghĩa” của Chủ nhiệm Văn pḥng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc.


    Theo hệ thống lănh đạo Nhà nước th́ chỉ có ông Trương Tấn Sang, Chủ tịch, mới có tư cách thay mặt cho Nhà nước Cộng ḥa Xă hội Việt Nam.


    Nhiệm vụ này đă quy định trong Điều 86 của Hiến pháp mới (2013): “Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng ḥa xă hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại.”


    Tuyên bố chống thông cáo

    Như vậy rơ ràng ông Phúc đă “rất mù mờ” về sự khác biệt ư nghĩa giữa “Nghị Quyết” với “Tuyên bố” và giữa “Tuyên bố” với “Thông cáo” là điều dễ hiểu.


    Theo Đại từ điển tiếng Việt của Nhà xuất bản Văn hóa-Thông tin năm 1998 th́:


    -Nghị quyết là “văn bản quyết định về những vấn đề cơ bản sau khi được hội nghị bàn bạc và nhất tŕ thông qua.”


    -Tuyên bố có ư nghĩa “trịnh trọng và chính thức nói cho mọi người biết.” (Tỷ dụ như: Bản tuyên bố của Bộ, Chính phủ v.v..).


    -Thông cáo: “Văn bản do các tổ chức, cơ quan nhà nước ban bố để cho mọi người biết t́nh h́nh, sự việc có tầm quan trọng nào.”


    Như vậy rơ ràng Thông cáo của Quốc hội, dù nói về lập trường của Quốc hội với hành động sai trái của Trung Cộng ở Biển Đông không thể “được xem như Tuyên bố của Quốc hội” v́ không “trịnh trọng và chính thức”.


    Vậy tại sao Quốc hội đă t́m mọi cách để né tránh đưa ra Nghị quyết hay Tuyên bố ?

    Ai cũng biết, từ khi Trung Cộng đặt giàn khoan Hải dương 981 vào sâu trong vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam ngày 02/05/2014, Bộ chính trị 16 người, nhóm quyết định toàn diện đường lối và chính sách của đảng và chính phủ CSVN chưa hề “chính thức” lên tiếng về hành động xâm phạm chủ quyền Việt Nam của Trung Cộng.


    Nhóm “độc tài 16” này, đứng đầu bởi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, người bị nhiều cựu viên chức cao cấp trong Đảng, kể cả nguyên Đại sứ Việt Nam tại Bắc Kinh, Thiếu tướng Nguyễn Trọng Vĩnh, cáo buộc “thân Trung Cộng ra mặt”, cũng chưa dám quyết định kiện Trung Cộng ra ṭa án Quốc tế dù Bắc Kinh đă ngang ngược xâm lăng biển của Việt Nam, sau khi đem quân chiếm Hoàng Sa năm 1974 và đánh chiếm đá Gạc Ma và 7 đảo khác trong quần đảo Trường Sa năm 1988.


    “Nhóm 16 người” cũng không có bất cứ động thái nào, sau khi Trung Cộng biến các khu đá, đảo chiếm bất hợp pháp ở Trường Sa thành các căn cứ quân sự và xây đảo nhân tạo để kiểm soát an ninh và “hợp thức hóa chủ quyền” của đường lưỡi Ḅ tự chế chiếm ¾ của tổng diện tích khoảng 3.5 triệu cây số vuông Biển Đông.


    V́ vậy, không ai ngạc nhiên khi thấy Thông cáo ngày 24/06/2014 của Quốc hội viết rằng: “Quốc hội tin tưởng và nhất trí cao với chủ trương của Đảng, Nhà nước đă lănh đạo quân dân ta có nhiều biện pháp kiên quyết trong đấu tranh bảo vệ chủ quyền, lănh thổ trên cơ sở luật pháp quốc tế. Đồng thời kiên tŕ đấu tranh, ǵn giữ môi trường ḥa b́nh, ổn định để phát triển đất nước; kiên tŕ bảo vệ, giữ vững quan hệ hữu nghị truyền thống giữa nhân dân hai nước Việt Nam-Trung Quốc.”


    Tất nhiên, cũng ít ai ngạc nhiên khi nghe người phát ngôn Hoa Xuân Oánh của Trung Cộng cho biết: “Cục Hàng hải Trung Quốc đã công bố toạ độ cụ thể, mời phóng viên nhẫn nại tra rà trên bản đồ sẽ rõ ngay, không cần thiết suy đoán và liên tưởng thái quá đối với hoạt động bình thường”, khi được hỏi về quyết định mới đây của Bắc Kinh cho lệnh di chuyển thêm nhiều giàn khoan dầu xuống Biển Đông.


    Theo trang web Cục Hàng hải Trung Quốc th́ từ ngày 13/6 đến ngày 12/8, các giàn khoan “Nam Hải 5”, “Nam Hải 2” và “Nam Hải 4” sẽ tiến hành tác nghiệp trên vùng biển liên quan ở Nam Hải (Biển Đông). Giàn khoan “Nam Hải 9” đã di chuyển đến khu vực tiếp ranh phân định Vịnh Bắc Bộ, đối diện với hai tỉng Qủang B́nh và Hà Tĩnh của Việt Nam.


    Ng̣ai ra, các Chính phủ ở Châu Á cũng đang theo dơi tin Trung Cộng đang đóng thêm 3 giàn khoan lớn Hải Dương - 982, 943 và 944 với tổng trị giá lên tới 1 tỉ Dollars) để đưa vào hoạt động ở Biển Đông trong một tương lai không xa.


    Song song với hành động chiếm biển công khai, Ủy viên Quốc vụ viện Trung Cộng Dương Khiết Tŕ c̣n khẳng định Trung Cộng “cương quyết bảo vệ toàn vẹn lănh thổ”.


    Ông nói: “Chúng tôi sẽ không bao giờ đổi chác các lợi ích cốt lơi của ḿnh, hoặc ngậm trái đắng làm suy yếu chủ quyền, an ninh và lợi ích phát triển.”


    Chủ tịch Nhà nước, Tổng Bí thư đảng Cộng sản Trung Cộng Tập Cận B́nh cũng từng tuyên bố ngày 28/01/2013: “Không một quốc gia nào có thể nuôi hy vọng Trung Quốc sẽ thương lượng các lợi ích quốc gia cốt lơi của ḿnh, cũng không nên nuôi hy vọng rằng Trung Quốc có thể chấp nhận quả đắng trong việc làm tổn hại lợi ích chủ quyền, an ninh và phát triển của Trung Quốc”. (Báo điện tử Biển Đông, 6/3/013)


    Dương Khiết Tŕ đă lập lại lập trường “không thay đổi” của Bắc Kinh từ thời Lănh tụ Đặng Tiểu B́nh c̣n sống, sau chuyến sang Hà Nội ngày 18/06/2014 để thảo luận vụ giàn khoan Hải dương 981 với 3 viên chức lănh đạo CSVN gồm Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Phó Thủ tướng, Bộ trường Ngoại giao Phạm B́nh Minh.


    Trong cuộc tiếp xúc với ông Minh, Dương Khiết Tŕ đă nói như ra lệnh cho Việt Nam: “Đối với vấn đề trên biển hiện nay, hai bên cần phải xuất phát từ đại cục gìn giữ quan hệ giữa hai Đảng và hai nước, tránh mở rộng, làm phức tạp và quốc tế hoá vấn đề liên quan.”


    Họ Dương c̣n đ̣i Việt Nam phải: “Đình chỉ quấy nhiễu đối với sự tác nghiệp của Trung Quốc, đình chỉ thổi phồng bất đồng, gây ra tranh chấp mới, xử lý và khắc phục tốt hậu quả vụ bạo lực đánh đập, cướp bóc và thiêu đốt xảy ra tại Việt Nam cách đây không lâu, đồng thời bảo đảm an toàn cho các cơ quan, doanh nghiệp và nhân viên Trung Quốc tại Việt Nam. Mong Việt Nam xuất phát từ đại cục, cùng với Trung Quốc hành động theo một hướng, thúc đẩy quan hệ Trung-Việt khắc phục khó khăn, tiếp tục phát triển lên phía trước theo quỹ đạo đúng đắn.”


    Như vậy th́ bản Thông cáo số 2 của Quốc Hội Việt Nam chỉ có nội dung kiểu “quân tử Tầu” nhưng lại “không dám sờ đến chân lông của Trung Cộng” th́ liệu có “đánh thức được con tim chai đá và lươn lẹo” của Lănh đạo Trung Cộng không, hay đă rối loạn thần kinh mà mất khôn ?

    (06/014)


    Phạm Trần
    danlambaovn.blogspot .com

  7. #1427
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Qua sự kiện trên , một độc giả D L B góp ư :


    " Mỹ tính đổi tên đuờng ở trước Đại sứ quán Tàu Cộng đă làm Bộ ngoại giao Tàu Cộng rối loạn và loạn ngôn (coi link của BBC ở duới). Nếu Mỹ Mỹ tính đổi tên đuờng trước Đại sứ quán Việt Cộng là Điếu Cày, Bùi thị Minh Hằng, Nguyễn Văn Lư, Tạ Phong Tần, v.v... th́ chắc ĐCS Vẹm sẽ rối loạn và Cuốc Hụi Vẹm càng loạn ngôn. "


    http://danlambaovn.blogspot.com/2014...ngon.html#more

  8. #1428
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Sinh viên Hà Nội với Phong trào “Không Bán Nước”.


    Sau hơn hai tuần lễ, tính đến nay các hoạt động ủng hộ Phong trào “Không Bán Nước” đă được tổ chức tại ít nhất 4 địa điểm trong cả nước với 6 lần thực hiện.

    Hoạt động mới nhất vừa được diễn ra vào hôm 24 tháng 6, một nhóm sinh viên tại Hà Nội đă tổ chức phát nước miễn phí và tờ rơi có nội dung nói về chủ quyền biển đảo cho người dân. Điều đáng chú ư là các bạn trẻ này từng nhiều lần xuống đường biểu t́nh ôn ḥa bày tỏ ḷng yêu nước, phản đối Trung cộng xâm lược và đều là nạn nhân của một loạt các hành vi đàn áp, sách nhiễu của chính quyền như bị bắt bớ, câu lưu, hành hung thậm chí bị buộc phải thôi học.

    Mới đây nhất là ngày 18 tháng 5, ít nhất ba trong số những bạn trẻ này là Lê Đức Hiền, Hạ Long và Lư Quang Sơn đă bị công an Hà Nội bắt giữ trái phép khi xuống đường biểu t́nh phản đối giàn khoan HD 981.


    Khi được hỏi v́ sao hưởng ứng Phong trào này, một bạn cho biết:


    Mời nước miễn phí cho người dân lao động trong mùa hè nóng bức là chuyện nên làm. Nó thể hiện tấm ḷng của tụi em. Và tụi em cũng muốn qua việc làm nho nhỏ của ḿnh thể hiện trách nhiệm với Dân tộc. Muốn nói với các cô chú bác, anh chị em rằng nếu nước mất th́ nhà tan. Lịch sử cha ông ta chưa bao giờ khuất phục ngoại bang. Nhiều năm trở lại đây, Trung Quốc luôn gây hấn với Việt Nam; chúng xây dựng khu hành chính Tam Sa để quản lư Hoàng Sa, Trường Sa của chúng ta. Chúng bắt giết ngư dân Việt Nam ngay trên biển của chúng ta; chúng vẽ ra đường lưỡi ḅ để chiếm biển Đông, chúng cắt cáp rồi bây giờ lại cắm cái giàn khoan HD981 ngay trên vùng biển chủ quyền của chúng ta…


    C̣n tiếp...

  9. #1429
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Người dân trong đó có chúng em đi biểu t́nh phản đối Trung Quốc th́ bị bắt bớ, đánh đập. Trong khi truyền thông nhà nước th́ đưa tin không trung thực. Giờ tụi em đi phát nước miễn phí, nói cho bà con biết hành động xâm lược của Trung Quốc với hy vọng họ hiều về hiện t́nh đất nước. Chúng em chỉ nghĩ đơn giản, là một công dân th́ phải có trách nhiệm với Dân tộc ḿnh. Người dân VN luôn bị “trách” là vô cảm nhưng chúng em nghĩ điều đó chỉ đúng 1 phần thôi. Cái chính là họ bị bưng bít sự thật. Nếu có ai nói cho họ biết sự thật, em tin chắc họ sẽ có tinh thần trách nhiệm hơn. Ai cũng yêu nước, yêu Tổ quốc ḿnh chỉ có điều không biết hoặc không có cơ hội thể hiện thôi.


    Đề cập về những khó khăn khi thực hiện hành động “Không Bán Nước”, một bạn khác chia sẻ:


    Chúng em cũng có gặp một số trở ngại. Nhiều người rất e dè khi nhận tờ rơi. Sau khi chúng em giải thích th́ họ có đọc và nói: “Ồ, toàn là những điều hiển nhiên là sự thật”. Chúng em nghĩ, chắc họ bị… nhiễm lời tuyên truyền lề đảng rằng những ai đi phát tờ rơi, hay nói về chủ quyền biên đảo đều là “kẻ xấu”, là “thế lực thù địch” nên mới có những biểu hiện như thế. Có người thậm chí c̣n… dặn chúng em là: “Đừng có đi biểu t́nh nhé, biểu t́nh là bị bắt đấy”. Thế là lại phải giải thích. Thế mới biết, người dân ta khổ và thảm hại cỡ nào. Đến quyền lợi chính đáng của ḿnh mà c̣n nghĩ đó là điều pham pháp.



    Thay mặt cho nhóm, bạn Lê Đức Hiền đă chia sẻ một vài suy nghĩ khá thú vị về ư nghĩa của việc ủng hộ và tham gia phong trào Không Bán Nước:


    Theo em th́ khi xuống đường biểu t́nh ôn ḥa hay hưởng ứng phong trào không bán nước đều là những việc làm xuất phát từ trách nhiệm và t́nh yêu với đất nước. Em nghĩ việc Không Bán Nước, tức là nói cho đầy đủ là phản đối giàn khoan HD 981, phát nước miễn phí, phát tờ rơi và tiếp cận với người dân để trao đổi với họ về chủ quyền biển đảo th́ tác dụng của nó là không hề nhỏ hơn việc xuống đường biểu t́nh.


    Việc phát tờ rơi, Không Bán Nước không cần phải có nhiều người cũng thực hiện được. Và quan trọng là việc tiếp cận với quần chúng là vô cùng cần thiết. Tụi em thấy một người phụ nữ yếu ớt, hơn nữa lại là một người tù bị quản chế như chị Phạm Thanh Nghiên ở Hải Pḥng c̣n dám làm th́ tụi em không có lư do ǵ không làm. Chị Như Quỳnh ở Nha Trang, vướng bận con nhỏ chị ấy cũng làm được. Rồi gần đây nhất là nhóm anh Bạch Hồng Quyền, chú Trương Văn Dũng, chị Mai Phuơng Thảo và anh Lê Thiên Nhân đă thực hiện việc này.


    Và tụi em c̣n biết sau khi thực hiện việc này thành công, nhóm anh Nhân cũng như chú Dũng lại tiếp tục tham gia biểu t́nh phản đối chuyến thăm của Dương Khiết Tŕ ngay sau đó rồi cả hai cùng bị bắt. Nhất là trường hợp chú Tuyến ở Sài G̣n, chú chỉ có một ḿnh mà đă hai lần quẩy gánh nước đi dạo mời bà con với những thông điệp về t́nh yêu đất nước khiến ai cũng thấy cảm động và thú vị nữa. Em hy vọng đây sẽ là một việc làm được nhiều người hưởng ứng để nó thật sự trở thành một "phong trào" và diễn ra khắp nơi trên quê hương Việt Nam. Nhưng đó chỉ là ước mong thôi, khó thành hiện thực bởi không phải ai cũng muốn làm và dám làm. Nhất là khi việc làm này bị không ít người cho là… buồn cười.


    C̣n tiếp...

  10. #1430
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Nhóm sinh viên này cho biết họ sẽ tiếp tục huởng ứng phong trào Không Bán Nước v́ thấy được tác động tích cực của nó lên xă hội. Và họ cũng đóan trước sẽ gặp rắc rối, thậm chí bị “chơi xấu”, bị gây sự, bị sách nhiễu, thậm chí có thể bị bắt giữ hay hành hung nhưng các bạn cho rằng đấy chính là biểu hiện rơ nhất của hiệu quả công việc các bạn đang làm.

    “Thật nực cười khi nhà nước, các ông lănh đạo đảng phản đối giàn khoan HD981 nhưng lại đi bắt bớ người dân chỉ v́ cũng hành động như ḿnh. Và rơ ràng chúng em bị trà đạp nhân quyền chỉ v́ bày tỏ thái độ, quan điểm một cách ôn ḥa về chủ quyền đất nước". Một người tham gia Phong trào Không bán nước ngày 24.6 đă chia sẻ.











    CTV Danlambao

    danlambaovn.blogspot .com

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 2 users browsing this thread. (0 members and 2 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 3
    Last Post: 27-11-2012, 06:59 AM
  2. Replies: 5
    Last Post: 13-06-2012, 11:28 AM
  3. Replies: 1
    Last Post: 19-03-2012, 02:54 AM
  4. Replies: 41
    Last Post: 11-08-2011, 08:48 PM
  5. Replies: 0
    Last Post: 21-07-2011, 04:28 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •