Page 147 of 174 FirstFirst ... 4797137143144145146147148149150151157 ... LastLast
Results 1,461 to 1,470 of 1737

Thread: Những vấn đề đang xảy ra : Từ chuyện CHHV đến vụ Giàn Khoan của TC

  1. #1461
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Cho Tao Chửi Mày Một Tiếng





    Published on Jun 27, 2014

    Cho Tao Chửi Mày Một Tiếng

    Thơ Trạch Gầm-Nhạc và tiếng hát Nguyễn Hữu Tân

  2. #1462
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Xem cho biết : blog của Đại Tá VC Bùi Văn Bồng

    THỨ SÁU, NGÀY 27 THÁNG 6 NĂM 2014]


    'Ông Phạm Văn Đồng không bao giờ nói Hoàng Sa của TQ'


    Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cho hay ông đă đọc kỹ từng chữ trong công thư 1958. Thủ tướng Phạm Văn Đồng không bao giờ nói Hoàng Sa - Trường Sa là của TQ.

    Sáng 26-6, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang có buổi tiếp xúc cử tri tại Mặt trận Tổ quốc TP.HCM. Giới trí thức bày tỏ nhiều lời tâm huyết gửi đến Chủ tịch nước trong vấn đề quan hệ với TQ.

    * Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm đặt vấn đề, Đảng và Nhà nước nh́n nhận quan hệ với TQ hiện nay như thế nào.


    Thủ tướng Chu Ân Lai từng nói, TQ giúp đỡ VN là để trả món nợ lịch sử, nhưng món nợ lịch sử họ chưa trả th́ năm 1979 họ lại gây nên món nợ lịch sử mới. Rồi năm 1974, năm 1988 và nay là trên Biển Đông. “Đây có phải là t́nh đồng chí, bạn bè tốt? Tôi đề nghị các đồng chí nên nh́n thẳng thắn, thực sự để chúng ta có cách đánh giá đúng đắn", ông Lâm nói.

    * Ông Huỳnh Tấn Mẫm, ủy viên MTTQ TP.HCM đề nghị, VN phải thoát khỏi sự lệ thuộc với TQ, xây dựng kinh tế - quốc pḥng vững mạnh để bảo vệ Tổ quốc.

    * Cử tri Trần Thiện Tứ lại đặt vấn đề ở góc cạnh luật pháp khi hỏi, tại sao VN không đưa vụ giàn khoan Hải Dương 981 ra ṭa án quốc tế?

    Trả lời cử tri, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang một lần nữa khẳng định, chủ quyền quốc gia là thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Tất nhiên, phải hết sức kiên tŕ và tránh đừng để bị ai khiêu khích.


    Đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta trước sau như một là muốn là bạn, là đối tác tin cậy của cộng đồng quốc tế v́ ḥa b́nh, v́ sự phát triển, tôn trọng lẫn nhau, b́nh đẳng và đôi bên cùng có lợi. “Tôi muốn nói điều này để khẳng định rằng, chúng ta không lệ thuộc bất cứ ai cả”, ông Trương Tấn Sang nói.

    Về mối quan hệ Việt - Trung, Chủ tịch nước cũng khẳng định xuất phát từ một mối quan hệ rất lâu đời và VN luôn mong muốn ḥa b́nh, hữu nghị, giúp đỡ lẫn nhau trên cơ sở b́nh đẳng, đôi bên cùng có lợi, tôn trọng nhau, không có chuyện nước lớn nước bé.

    Trả lời cử tri về vấn đề có sợ TQ hay không, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang khẳng định không sợ. “Vấn đề Tổ quốc không phải chữ đó. Đó là vấn đề sống c̣n của một dân tộc. Đặc biệt là trong những thời điểm quan trọng lịch sử của đất nước, ḿnh phải hành xử làm sao để bảo vệ lợi ích quốc gia ḿnh cao nhất”, ông Trương Tấn Sang nói.

    Về câu hỏi, sao VN không kiện ra ṭa án quốc tế, Chủ tịch nước nói, chúng ta ngoài dựa vào dân tộc ḿnh cũng phải dựa vào toàn thế giới và luật pháp quốc tế.

    “Tôi đề nghị, chúng ta hết sức b́nh tĩnh, hết sức kiên tŕ và lúc nào cũng đưa ra sáng kiến để bảo vệ chủ quyền đất nước, chúng tôi luôn luôn lắng nghe. Tất nhiên, lựa chọn cuối cùng th́ phải tính toán bằng cách nào đó tốt nhất có lợi cho đất nước”, Chủ tịch nước nói.

    Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cũng đề cập đến công thư năm 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng. "Ông Phạm Văn Đồng có bao giờ nói Hoàng Sa - Trường Sa là của TQ đâu”.

    “Tôi đọc kỹ từng chữ, cụ Phạm Văn Đồng nói xung quanh công nhận 12 hải lư. Lúc bấy giờ, lănh hải có 3 hải lư thôi. Thế giới cũng bàn luận từ năm đó đến năm 1982, Công ước luật Biển mới thừa nhận nội thủy 3 hải lư, lănh hải 12 hải lư. Lúc đó, tư duy của các cụ ḿnh cũng theo tư duy số đông của thế giới, tức là người ta muốn quốc gia có biển là lănh hải phải 12 hải lư th́ ḿnh thừa nhận 12 hải lư dó”, Chủ tịch nước lư giải.

    Bài và ảnh: Tá Lâm


    http://bongbvt.blogspot.com/2014/06/...o-gio-noi.html
    Last edited by Tigon; 29-06-2014 at 02:32 AM.

  3. #1463
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Một vấn đề hết sức quan trọng

    Ư nghĩa quốc pḥng quan trọng của vùng Vũng Áng?




    Giới quan sát nói khu kinh tế Vũng Áng có ư nghĩa quốc pḥng quan trọng

    Giới chuyên gia cho rằng Việt Nam sẽ đối mặt với những nguy cơ tiềm ẩn nếu phê chuẩn dự thảo đặc khu kinh tế ở Vũng Áng của tập đoàn Formosa.

    Hôm 25/6, lănh đạo một chi nhánh tại Việt Nam của Formosa - tập đoàn có 100% vốn Đài Loan, đă gửi văn bản đến chính phủ Việt Nam đề nghị thành lập một đặc khu kinh tế ở Vũng Áng để phục vụ cho việc xây dựng cảng nước sâu Sơn Dương và các ngành công nghiệp liên quan như gang thép, điện, theo truyền thông trong nước.

    Đề xuất được gửi đi từ ông Dương Hồng Chí Lư, Tổng giám đốc Hưng Nghiệp Formosa, yêu cầu chính quyền Việt Nam có các cơ chế ưu đăi cho đặc khu như bảo hộ ngành thép, ưu đăi thuế.

    Bên cạnh đó, Formosa cũng đề nghị được xây căn hộ để cho thuê hoặc bán lại cho nhân viên và thành lập các cơ sở hậu cần như bệnh viện, trường học trong đặc khu.

    Phía Việt Nam vẫn chưa có phản hồi chính thức về yêu cầu này.

    Trong tin đăng ngày 25/6, báo điện tử VnExpress dẫn lời ông Ngô Đ́nh Vân, Phó trưởng ban quản lư khu kinh tế Vũng Áng, nói đề xuất của Formosa "quá mới" và không thể giải quyết "ngày một ngày hai".

    VN bồi thường bạo độngBộ Tài chính ngày 23/6 cho biết đă thực hiện hoàn thuế với các doanh nghiệp bị thiệt hại với tổng số tiền 487 tỷ đồng (khoảng 23 triệu đôla).

    Trong đó, TP. Hồ Chí Minh hoàn thuế gần ba tỷ đồng cho hai doanh nghiệp, và Hà Tĩnh hoàn thuế giá trị gia tăng với số tiền lên đến 483 tỷ đồng.

    Trước đó vào ngày 22/6, bộ này cũng cho biết bảo hiểm đă ‘tạm bồi thường’ hơn 165 tỷ đồng (7,8 triệu đô la) cho các doanh nghiệp bị thiệt hại ở Đồng Nai và B́nh Dương.

    Cụ thể, 114,7 tỷ đồng là tiền ‘bồi thường bước đầu’ cho 113 doanh nghiệp ở B́nh Dương, trong khi 35 doanh nghiệp bị thiệt hại được tạm ứng 39,65 tỷ đồng ở Đồng Nai. Trong đó, 30 doanh nghiệp Đài Loan nhận 38,5 tỷ đồng, hai doanh nghiệp Trung Quốc nhận 700 triệu đồng, và ba doanh nghiệp Việt Nam nhận tạm ứng 400 triệu đồng.

    Ngoài ra, chính quyền tỉnh B́nh Dương c̣n cho biết đă hỗ trợ bằng tiền lên đến 287 tỷ đồng (13,5 triệu đôla) cho 37 doanh nghiệp trong ngày 18/6.

    Các doanh nghiệp bị thiệt hại cũng được gia hạn nộp đối với số thuế c̣n nợ, với giá trị gần 214 tỷ đồng (10,5 triệu đôla).

    Hiện chưa có con số chính thức về thiệt hại kinh tế của các doanh nghiệp sau bạo động.

    Động thái mới nhất diễn ra hơn một tháng sau khi các cuộc biểu t́nh chống Trung Quốc ở Hà Tĩnh leo thang thành bạo động, khiến nhiều cơ sở của doanh nghiệp nước ngoài, trong đó có khu công trường của Formosa Plastics, bị hư hại.

    Vào cuối tháng Năm, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đă cam kết Hà Nội sẽ có biện pháp đồng bộ để hỗ trợ doanh nghiệp nước ngoài sau khi chính phủ Đài Bắc đă yêu cầu Hà Nội bồi thường thiệt hại cho các doanh nghiệp Đài Loan bị ảnh hưởng.

    Những hỗ trợ đó bao gồm miễn giảm thuế, miễn giảm tiền thuê đất, và trợ giúp về vấn đề lao động.

    Đài Loan cho biết vụ bạo loạn ảnh hưởng đến 425 doanh nghiệp nước này, trong đó 25 doanh nghiệp bị thiệt hại nặng nề.

    Tổng giá trị thiệt hại ước tính dao động trong khoảng 150-500 triệu đôla, và các thiệt hại kinh tế có liên quan là một tỷ đôla.

    Khu công nghiệp Vũng Áng, dù là nơi hoạt động của nhiều doanh nghiệp có vốn Đài Loan, nhưng lại sử dụng một lượng lớn lao động Trung Quốc.

    Hồi tháng Năm, Bắc Kinh đă cử tàu đến Hà Tĩnh sơ tán hàng ngh́n công dân ra khỏi Việt Nam sau các vụ bạo động.

    'Yêu cầu rất cao'


    Trung Quốc đă sơ tán hàng ngh́n công dân ra khỏi Việt Nam sau các vụ bạo động
    Trả lời BBC ngày 26/6, kinh tế gia Lê Đăng Doanh cho rằng đề nghị của Formosa là "rất cao so với các tiêu chuẩn quốc tế b́nh thường và cao hơn hẳn khung pháp luật của Việt Nam".

    "Formosa đưa ra yêu cầu này sau vụ đụng độ ở Vũng Áng. Đó là điều đáng xem xét", ông nói.

    "Cần phải rất thận trọng v́ nếu chấp nhận yêu cầu này của Formosa th́ các doanh nghiệp khác cũng lại theo gương Formosa đề ra những yêu cầu tương tự."

    "Lúc đó th́ chính phủ Việt Nam sẽ phải nhân nhượng và cấp những ưu đăi quá đáng."

    Ông khẳng định việc thành lập đặc khu kinh tế "không có lợi ǵ cho Việt Nam" ngoài việc Formosa sẽ tiếp tục dự án đầu tư hiện nay.

    "Tôi cho rằng cần sự giám định, phân tích độc lập, nghiêm túc, không nên dễ dàng chịu sức ép này của Formosa."

    C̣n tiếp...
    Last edited by Tigon; 29-06-2014 at 03:06 AM.

  4. #1464
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Vị trí quốc pḥng quan trọng của Vũng Áng ( Tiếp theo ...)

    'Cắt đôi Việt Nam''


    Ông Doanh cũng nói về mặt quốc pḥng, Vũng Áng "là một địa điểm hết sức nhạy cảm".

    "Ở trên mạng Trung Quốc đă lưu hành kịch bản tấn công Việt Nam trong 32 ngày, trong đó nói Trung Quốc sẽ đánh vào miền trung, chia cắt Việt Nam ra."

    "Vũng Áng hay Quảng Trị là những vùng hẹp nhất trên đất liền của Việt Nam, v́ vậy tôi hy vọng những nhà chiến lược quốc pḥng của Việt Nam sẽ quan tâm và thận trọng trước những yêu cầu này."


    Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với BBC, chuyên gia tài chính Bùi Kiến Thành cũng cảnh báo về những nguy cơ nảy sinh từ việc Việt Nam cho Trung Quốc thuê hàng chục cây số dọc bờ biển Hà Tĩnh và vùng cửa khẩu Vũng Áng.

    "Từ Vũng Áng ngó qua Hải Nam không bao xa, nếu ngày nào đó, Trung Quốc đưa một hạm đội từ Hải Nam sang Vũng Áng th́ cả Vịnh Bắc Bộ sẽ không giao thông được nước ngoài, không giao thông được với miền Nam Việt Nam, bị biến thành một cái hồ riêng của Trung Quốc" , ông nói.

    Hạm đội trên biển của Trung Quốc đă rất mạnh rồi, nếu bây giờ họ có một điểm tựa trên đất liền nữa th́ đó sẽ là nguy cơ rất lớn.

    Căng thẳng trên Biển Đông gia tăng từ khi Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào vùng biển mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền.

    Cục Hải sự Trung Quốc gần đây thông báo đă dịch chuyển giàn khoan Nam Hải số 9 đến gần cửa vào Vịnh Bắc Bộ.

    Cơ quan này cũng cho biết Trung Quốc sẽ sớm đưa thêm ba giàn khoan khác vào hoạt động trên Biển Đông.



    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/worl...reaction.shtml

  5. #1465
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Thứ bảy, 28/06/2014


    Việt Nam liệu có ‘thoát Trung’ được không?



    Xe tải xếp hàng tại cửa khẩu Tân Thanh vào Trung Quốc từ Lạng Sơn, Việt Nam (D. Schearf / VOA). Bộ Công thương Việt Nam đă nêu một giải pháp cụ thể, đó là đưa vải thiều vào tiêu thụ tại các tỉnh phía nam để giúp loại trái cây nổi tiếng của miền Bắc này tránh bị phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc.

    'Cơ hội thoát Trung ngàn năm có một', 'Muốn thoát Trung Quốc, phải vượt qua chính ḿnh'… Đó là các hàng tít trên báo chí Việt Nam những ngày qua. Mới đây, Bộ Công thương Việt Nam đă nêu một giải pháp cụ thể, đó là đưa vải thiều vào tiêu thụ tại các tỉnh phía nam để giúp loại trái cây nổi tiếng của miền Bắc này tránh bị phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Để t́m hiểu xem liệu Việt Nam có thể thoát khỏi cái bóng quá lớn của Trung Quốc hay không, VOA Việt Ngữ đă hỏi chuyện Tiến sỹ kinh tế người Mỹ gốc Việt Alan Phan, người từng có nhiều năm hoạt động kinh doanh tại cả Việt Nam lẫn Trung Quốc.

    Trước hết, kinh tế gia này nói về sự áp đảo của kinh tế của nước láng giềng phương Bắc của Việt Nam:

    Thực t́nh th́ sự áp đảo này đă kéo dài lâu rồi v́ có nhiều lư do: một là họ ở rất gần, hai là họ rất quen thuộc với thị trường và thứ ba là nhà nước Việt Nam đă dành cho họ rất nhiều ưu đăi.

    Điều quan trọng nhất là cái hệ thống pháp luật của Việt Nam dễ bị trục lợi nếu mà vấn đề tham nhũng hiện diện gần như là khắp nơi. Trong các vấn đề chính này, Trung Quốc đă lợi dụng tối đa thành ra họ có một cái ưu thế so với các nhà đầu tư hay các doanh nhân khác trên thế giới th́ họ gần như là có một lợi thế gần như tuyệt đối trong vấn đề giao thương với Việt Nam, và đo đó cái kinh tế Việt Nam tùy thuộc rất nhiều vào Trung Quốc.

    Có thể nói cái quan trọng nhất là vấn đề là gần như là nền kinh tế Việt Nam hiện nay tùy thuộc rất nhiều vào vấn đề xuất khẩu qua những xí nghiệp FDI. Và cái quan trọng nhất, tất cả các nguyên liệu, phụ liệu cũng như là máy móc dùng cho việc xuất khẩu này nó đều là, phần lớn là từ Trung Quốc. Th́ đó tôi cho là một cái điều sẽ gây ra những hệ lụy nếu mà Trung Quốc có áp dụng các biện pháp này kia. Hiện bây giờ vẫn chưa thấy nhưng có thể trong tương lai, đó là một vũ khí bén nhọn của họ.

    VOA: Như vậy, có nghĩa là trong tương lai gần, Việt Nam khó mà thoát khỏi tầm ảnh hưởng của Trung Quốc về kinh tế đúng không, thưa ông?

    Tiến sỹ Alan Phan: Đúng rồi, bởi v́ ngoài vấn đề họ đang nắm giữ một lợi thế rất là quan trọng th́ lại thêm một cái là cái thu nhập của người Việt Nam, người tiêu dùng Việt Nam quá thấp thành ra họ ưa chuộng cái hàng rẻ tiền và những cái hàng này th́ đặc biệt là Trung Quốc có thể nói là họ có lợi thế không những tại Việt Nam mà gần như khắp toàn cầu về các đồ rẻ tiền, kém chất lượng.

    Dĩ nhiên là người Việt Nam th́ họ vẫn thích những hàng hóa từ Âu – Mỹ nhưng mà họ không có thể nào trả giá được, thành ra đó là vấn đề tại sao hàng Trung Quốc tràn ngập Việt Nam, nhất là tại những vùng quê. Nói về số lượng th́ nó khủng khiếp lắm.

    Một điều quan trọng hơn nữa là doanh nhân Trung Quốc họ rất khôn khéo nếu so với doanh nhân Việt Nam. Các chiến lược về thị trường hay mô h́nh kinh doanh cũng như cách thức để mà đem hàng Trung Quốc vào Việt Nam th́ họ rất thành công.

    VOA: Thưa ông, vừa qua các nhân sỹ, trí thức ở Việt Nam có đề cập tới điều họ nói là ‘thoát Trung’, theo ư kiến của ông, tính khả thi của lời kêu gọi này như thế nào?

    Tiến sỹ Alan Phan: Vấn đề thoát Trung, ngay cả kinh tế, chính trị cũng như quân sự, th́ tôi cho là hiện bây giờ cái khả thi gần như là 0 bởi v́ thứ nhất, trên thượng tầng của lănh đạo Việt Nam, vẫn c̣n một sự liên kết khá bền chặt với lại chính trị của Trung Quốc.

    Vấn đề là ngay cả chính phủ, dù họ nói bất cứ điều ǵ, th́ cái quyền lợi, quyền lực của họ dựa rất nhiều vào chính trị của đảng Cộng sản Trung Quốc. Thành ra tôi nghĩ là ngay cả người cầm đầu cũng không muốn làm ǵ để ảnh hưởng tới cái đó th́ những chuyện khác sẽ tùy thuộc vào quyết định đó.

    C̣n vấn đề thoát ra khỏi kinh tế th́ cũng là một điều khó bởi v́ như tôi nói, nó đ̣i hỏi một sự thay đổi toàn diện về cách thức làm ăn, về những cái doanh nghiệp nhà nước, về những người đă được hưởng thụ rất nhiều từ Trung Quốc mà hiện bây giờ đang nắm nền kinh tế Việt Nam. Bảo họ thay đổi th́ tôi nghĩ đó là điều không thể có. Và điều sau cùng như tôi nói, thị trường Việt Nam với một cái thu nhập quá thấp th́ họ khó có thể đi t́m hàng hóa từ những nơi khác để mà thay thế, và xuất khẩu Việt Nam cũng tùy thuộc rất nhiều vào giá rẻ của nguyên liệu Trung Quốc nên thành ra bây giờ bảo họ thay đi, họ sử dụng nguyên liệu của Ấn Độ hay của những nơi khác th́ tôi nghĩ đó là một cái chuyện họ không muốn làm.

    VOA: Giới quan sát cho rằng trong khi t́nh h́nh ở biển Đông hiện vẫn chưa lắng dịu, có lẽ trong thời gian tới, những khó khăn mà kinh tế Việt Nam sẽ vấp phải cũng không phải là nhỏ. Ông nghĩ sao về nhận định này?

    Tiến sỹ Alan Phan: Đương nhiên khi mà đă có những trục trặc xảy ra từ cái vấn đề chính trị. Trung Quốc dĩ nhiên họ là một nước lớn, họ muốn trở thành một cường quốc và họ muốn có một nguồn tài nguyên chắc chắn, ổn định, muốn một láng giềng có thể nói là lệ thuộc hoàn toàn với họ thành ra họ có vẻ cứng rắn trong vấn đề biển Đông.

    Đồng thời, Việt Nam có nhu cầu chính trị về địa phương, về dân tộc th́ tức là các lănh đạo Việt Nam cũng không muốn tỏ ra là quá lệ thuộc vào Trung Quốc. Nhưng mà tất cả những chuyện này tôi nghĩ nó cũng giống như là ‘a storm in a teacup’, tức là quậy lên vậy thôi, chứ c̣n đâu cũng vào đấy. Tôi nghĩ về lâu về dài nó không thay đổi ǵ lắm. C̣n hiện tại, trong một thời gian ngắn, nó có thể gây ra bất cập cho nền kinh tế Việt Nam.

    http://www.voatiengviet.com/content/...e/1945416.html


    ( * Đang xem World Cup .Trận trước , Brazil thắng Chili trong trận Quarter Final :

    Hai bên huề 1-1 , huề luôn 30 phút đá thêm , và Brazil thắng đá Penalty 3-2
    .
    * Trận đang xem , giữa Colombia và Uruguay , Final ,Col. thắng 2-0

    -Phút 80, tiền vệ M. Pereira có pha đột phá nhanh vào ṿng cấm địa, anh tung cú song phi trên không sau khi đă chạm bóng bằng đầu, nhưng thủ thành Ospina đă băng ra ngăn cản và thu hẹp góc sút.

    -Phút 85, trung vệ Godin của Uruguay lên tham gia tấn công và bật cao đánh đầu, nhưng bóng đi chệch khung thành Colombia.

    Pha bóng rất đẹp và các fan của Uruguay tỏ ra tiếc nuối.

    Colombia sẽ gặp Brazil trong trận Quarter final )
    Last edited by Tigon; 29-06-2014 at 04:39 AM.

  6. #1466
    Member Ba Búa's Avatar
    Join Date
    07-10-2010
    Posts
    1,828

    Có ai biết ...

    Nghe thấy PTT Hoàng trung Hải là Chệt .
    Nh́n nó bắt tay vói tên TC nào đó bang cách ôm cả 2 tay ; trông thẬt là khiếp nhuọc !!Tu cách ngoại giao nhu vậy mà cũng lên đến PTT mói thật là khó hiểu !!

    Có ai biết gốc gác tên Hải nầy ra sao không ; mà con đụng hoạn lộ nó lên nhu diều gặp gió vậy ??

    Ông anh Tigon (nói theo Âu Lạc )thuong hay lục lạo nhiều noi lắm ,thủ xem có moi hắn ra đuọc tu đâu không ?? Để cho bà con biết rơ thêm về thằng mặt mâm nầy !!Cảm on ông anh truoc nha !!

  7. #1467
    Member
    Join Date
    19-08-2010
    Posts
    820

    "ông anh"

    Quote Originally Posted by Ba Búa View Post
    Nghe thấy PTT Hoàng trung Hải là Chệt .
    Nh́n nó bắt tay vói tên TC nào đó bang cách ôm cả 2 tay ; trông thẬt là khiếp nhuọc !!Tu cách ngoại giao nhu vậy mà cũng lên đến PTT mói thật là khó hiểu !!

    Có ai biết gốc gác tên Hải nầy ra sao không ; mà con đụng hoạn lộ nó lên nhu diều gặp gió vậy ??

    Ông anh Tigon (nói theo Âu Lạc )thuong hay lục lạo nhiều noi lắm ,thủ xem có moi hắn ra đuọc tu đâu không ?? Để cho bà con biết rơ thêm về thằng mặt mâm nầy !!Cảm on ông anh truoc nha !!
    Hỏi nhỏ "ông Anh" tý :
    Bác đi Thái Lan "sửa sắc đẹp, cải biến" bao giờ thế?
    Hi hi hi.
    Vì bác BB lói thế mà lỵ, chứ không dám mạo phạm đâu.
    Last edited by CảThộn; 29-06-2014 at 06:58 AM.

  8. #1468
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Hà Nội cân nhắc thời điểm kiện Bắc Kinh


    Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết Hà Nội đang "cân nhắc kỹ lưỡng" thời điểm dùng biện pháp pháp lý để bảo vệ chủ quyền ở Biển Đông.

    Trong khi đó Trung Quốc cảnh báo Việt Nam "sẽ phải gánh chịu mọi hậu quả" nếu tiếp tục đối đầu.

    Ông Lê Hải Bình nói tại cuộc họp báo chiều thứ Năm 26/6 về khả năng kiện Trung Quốc ra tòa quốc tế: "Chúng tôi cho rằng, biện pháp pháp lư là một biện pháp ḥa b́nh, văn minh được luật pháp quốc tế và thế giới ủng hộ".

    "Việt Nam vẫn đang nghiên cứu, cân nhắc xem xét kỹ lưỡng về thời điểm thực thi biện pháp này."

    Trước đó, việc Việt Nam ký hiệp định hợp tác với Tòa Trọng tài Thường trực Liên Hiệp Quốc (PCA) gây suy luận rằng tiến trình pháp lý có thể sớm bắt đầu.

    Giới chuyên gia cho rằng Việt Nam có thể có hành động tương tự như Philippines, tức khiếu nại về đường tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc tại Biển Đông lên Tòa Trọng tài.

    Tuy nhiên phán quyết của Tòa Trọng tài nếu có đều không đi kèm chế tài để bắt buộc các bên thực hiện.

    Tàu khảo sát thăm dòÔng Lê Hải Bình gọi các hành động gần đây của Trung Quốc tại Biển Đông là "đơn phương và ngang ngược".

    Mới nhất, Cục Hải sự Trung Quốc đăng thông báo hàng hải số 14050 về việc tàu khảo sát thăm ḍ vật lư địa cầu Hai Yang Shi You 719 hoạt động tại Biển Đông từ 23/6 - 20/8.

    Khu vực này, nằm ở cửa Vịnh Bắc Bộ nơi Việt Nam và Trung Quốc chưa phân định ranh giới, cũng là nơi Trung Quốc đang vận hành giàn khoan Nam Hải 09.

    Hồi đầu tháng Năm, Trung Quốc cũng đã chuyển giàn khoan nước sâu Hải Dương 981 tới vùng biển mà Việt Nam tuyên bố chủ quyền, sâu trong khu vực kinh tế đặc quyền của Việt Nam.

    Quan hệ hai bên gần hai tháng nay đã lâm vào tình trạng rất căng thẳng.

    Người phát ngôn Việt Nam nói: "Quan điểm của chúng tôi cho rằng, theo luật pháp quốc tế, thực tiễn quốc tế, trong khi đang phân định các bên không được có hoạt động đơn phương thăm ḍ khai thác dầu khí ở vùng biển chồng lấn này".

    Ngoài hoạt động dầu khí, Trung Quốc c̣n tiến hành một loạt các hoạt động khẳng định chủ quyền khác như phát hành Bản đồ địa h́nh Trung Quốc và Bản đồ nước Cộng ḥa Nhân dân Trung Hoa khổ dọc trong đó có đường "lưỡi ḅ” bao trùm gần như toàn bộ Biển Đông; đưa hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa vào hệ thống đăng kư quyền sử dụng đất mới của Trung Quốc; khởi công xây dựng dự án trường học và hoàn thiện dự án nhà ở công cộng trên đảo Phú Lâm thuộc Hoàng Sa...

    Phía Việt Nam cũng tố cáo Trung Quốc dùng "thủ đoạn mới" như dùng tàu kéo để đâm va tàu kiểm ngư của Việt Nam tại khu vực gần giàn khoan 981; điều hàng chục tàu hải cảnh, hải giám và tàu cá tạo vành đai bảo vệ giàn khoan từ ngoài dưới sự yểm trợ của máy bay trinh sát và trực thăng.

    Trung Quốc ngược lại tố cáo Việt Nam ngăn cản hoạt động làm ăn bình thường của công ty Trung Quốc.

    'Một mực làm liều' Bắc Kinh cũng đe dọa về các hậu quả cho hành động phản kháng của Việt Nam.

    Tân Hoa Xã cho hay ngày 26/6, phát biểu về tình hình Nam Hải (Biển Đông), Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc Dương Vũ Quân nói: "Giữ gìn hoà bình và ổn định của Nam Hải phù hợp với lợi ích chung của các bên".

    Khi được hỏi về "một số nước chỉ trích hành động của quân đội Trung Quốc trên Nam Hải là nhân tố gây bất ổn cho an ninh khu vực", ông Dương Vũ Quân nhận định: "Việc này là do cá biệt nước gây nên, trách nhiệm không ở phía Trung Quốc".

    Rõ ràng phát biểu của ông Dương là nhằm vào Việt Nam và Philippines, những nước đang có căng thẳng chủ quyền với Trung Quốc.

    Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc cảnh báo: "Trung Quốc luôn chủ trương do nước đương sự giải quyết tranh chấp thông qua đàm phán và hiệp thương trên cơ sở tôn trọng sự thật lịch sử và luật pháp quốc tế, nếu nước nào đó một mực làm liều, tiếp tục gây đối đầu, sẽ phải gánh chịu mọi hậu quả do việc này gây nên".


    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/viet..._lawsuit.shtml

  9. #1469
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Việt Nam-Trung Quốc: Ai vay nợ và ai phải trả

    June 28th, 2014

    Trong buổi tiếp xúc với cử tri tại Sài G̣n ngày 26 tháng 6, 2014, ông Chủ Tịch Nước Trương Tấn Sang đă có những câu phát biểu được báo chí trích dẫn, về vấn đề mà người dân quan tâm nhất hiện nay là t́nh h́nh biển Đông và mối quan hệ với Trung Quốc.

    Chỉ cần đọc/nghe qua những phát biểu này của một trong bốn nhân vật đứng đầu bộ máy đảng và nhà nước cộng sản, người ta cũng có thể nhận ra quá nhiều điều không ổn trong quan điểm, tư duy, năo trạng của các lănh đạo Việt Nam. Từ đó dẫn đến cách hành xử lúng túng, bị động, bạc nhược của họ trước Bắc Kinh bao lâu nay


    Chẳng hạn, khi nói về công hàm Phạm Văn Đồng năm 1958, “Chủ Tịch Trương Tấn Sang nhấn mạnh: ‘Ông Phạm Văn Đồng (cố thủ tướng) có bao giờ nói Hoàng Sa, Trường Sa là của Trung Quốc đâu, đă đăng công khai trên mạng hết rồi.’” (“Chủ tịch nước Trương Tấn Sang: Phải giữ bằng được chủ quyền,” báo Tuổi Trẻ).

    Đây là lập luận chống chế quen thuộc của nhà cầm quyền Việt Nam sau khi vụ công hàm của Phạm Văn Đồng bị công khai trước nhân dân Việt Nam và quốc tế. Về việc này, Giáo Sư Nguyễn Văn Tuấn viết trên facebook:

    “Ông Phạm Văn Đồng không nói Hoàng Sa-Trường Sa là của Tàu?

    …Đúng là công hàm PVĐ không đề cập cụ thể đến Hoàng Sa và Trường Sa là của Tàu. Nhưng ông tán thành tuyên bố của Tàu rằng Hoang Sa-Trường Sa là của Tàu. Trong công hàm đó câu đầu tiên viết rằng:

    “Chúng tôi xin trân trọng báo tin để đồng chí tổng lư rơ: Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9, 1958 của chính phủ nước Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Hoa quyết định về hải phận của Trung Quốc.”

    Vậy th́ tuyên bố 4 tháng 9, 1958 của Tàu là ǵ? Trên mạng vẫn c̣n lưu hành bản tiếng Hoa và một bản dịch tuyên bố 4 tháng 9, 1958. Tuyên bố có đoạn viết:

    “Bề rộng lănh hải của nước Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quốc là 12 hải lư. Điều lệ này áp dụng cho toàn lănh thổ nước Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Quốc, bao gồm phần đất Trung Quốc trên đất liền và các hải đảo ngoài khơi, Đài Loan (tách biệt khỏi đất liền và các hải đảo khác bởi biển cả) và các đảo phụ cận, quần đảo Penghu, quần đảo Đông Sa, quần đảo Tây Sa, quần đảo Trung Sa, quần đảo Nam Sa, và các đảo khác thuộc Trung Quốc.”

    Như vậy trong tuyên bố trên Tàu cộng họ nói rơ rằng Hoàng Sa-Trường Sa là của họ (hay theo cách gọi Tây Sa-Nam Sa của Tàu). Chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa tôn trọng và tán thành Tuyên bố đó th́ cũng có nghĩa là tán thành và công nhận Hoàng Sa-Trường Sa là của Tàu rồi. Khó nói cách khác được.”

    Không chỉ các ông lănh đạo mà nhiều người dân, nhất là đám dư luận viên trên mạng cũng lập luận tương tự để “chạy tội” cho cái công hàm tai hại, nhưng phải thấy rằng trước quốc tế mà cứ cố căi như thế này th́ không thể thắng được Trung Cộng về lư.

    Nói về quan hệ Việt Nam-Trung Quốc: “Trước việc Trung Quốc lấy cớ từng giúp Việt Nam trong quá khứ để gây hấn ở biển Đông, Chủ Tịch Nước Trương Tấn Sang khẳng định, Việt Nam mang ơn th́ có cách trả ơn, chứ Trung Quốc không được áp đặt.” (“Việt Nam mang ơn th́ sẽ trả, nhưng Trung Quốc không được áp đặt,” Dân Trí).

    Bao lâu nay, phía Trung Cộng tất nhiên là thường xuyên nhắc đi nhắc lại việc đă từng giúp đỡ Bắc Việt “đánh Pháp đuổi Mỹ,” lấy đó làm cớ để mắng mỏ Việt Nam vô ơn mỗi khi quan hệ giữa hai đảng cộng sản trở nên xấu đi.

    Nhưng không chỉ Trung Cộng, từ các thế hệ lănh đạo cho tới nhiều tướng tá, quan chức khác nhau của đảng cộng sản Việt Nam cũng liên tục nhắc nhở… chính họ và người dân Việt Nam, phải biết ơn Trung Quốc.

    Người dân Việt Nam hoàn toàn có quyền hỏi lại đảng và nhà nước cộng sản rằng hăy nói rơ ràng và ṣng phẳng một lần, ai nợ ai.

    Chỉ có đảng Cộng Sản Việt Nam nợ đảng Cộng Sản Trung Quốc để có đủ sức tiến hành hai cuộc chiến, trong đó cuộc chiến tranh “chống Mỹ cứu nước” thực chất là cuộc chiến tranh ư thức hệ, là cuộc nội chiến huynh đệ tương tàn giữa hai miền Nam Bắc. Đối với đa số người Việt Nam, đó là một cuộc chiến không mong muốn, vậy tại sao người dân Việt Nam phải mang nợ Trung Quốc.

    Những thông tin, tư liệu được bạch hóa phần nào trong những năm qua đă nói lên tính chất phi lư, vô nghĩa, cái giá quá đắt phải trả cũng như những hệ lụy nặng nề cho đất nước, dân tộc Việt Nam từ việc đảng cộng sản chấp nhận sự viện trợ từ Trung Cộng để đổi lấy việc tiến chiếm miền Nam, thống nhất đất nước nhưng lại bị lệ thuộc lâu dài vào Bắc Kinh về mọi mặt.

    Và họ đă phải trả món nợ này không chỉ bằng hàng núi xương máu của nhân dân mà cả tài nguyên, những sự ưu tiên trong lĩnh vực kinh tế cho tới một phần lănh thổ lănh hải.

    Những thông tin, tư liệu đó cũng cho thấy cuộc chiến chống Mỹ của Bắc Việt thật ra có lợi cho chính Trung Cộng như thế nào, đảng Cộng Sản Trung Quốc lẽ ra phải cảm ơn sự mù quáng của đảng Cộng Sản Việt Nam th́ đúng hơn.

    Nhưng đó là quan hệ mắc mứu giữa hai đảng, nhân dân Việt Nam chả dự phần ǵ vào để mà cứ phải mang ơn, biết ơn. Về phía những người cộng sản, chính cái tâm lư mắc nợ, mang ơn này đă khiến họ luôn luôn ở vào thế yếu khi phải đương đầu với Trung Cộng để bảo vệ độc lập chủ quyền và sự vẹn toàn lănh thổ.

    Tự trói buộc ḿnh vào sự tương đồng về mặt ư thức hệ, mặc dù ai cũng rơ cho đến thời điểm này th́ cả Trung Quốc lẫn Việt Nam đều không c̣n là hai đảng cộng sản đúng nghĩa và cũng chả bên nào c̣n thực ḷng tin vào chủ nghĩa cộng sản, lư thuyết Marxism-Leninism nữa.

    Tiếp đến tự trói buộc ḿnh vào mối ân oán nợ nần, quan hệ 4 tốt 16 chữ vàng giữa hai đảng cộng sản, trong khi trên thực tế, Bắc Kinh từ lâu đă không coi mối quan hệ hai bên ra cái ǵ. Và bây giờ, là lần thứ hàng trăm hàng ngàn, Trung Cộng đang công khai xâm lược Việt Nam, thách thức, lăng nhục nhà cầm quyền Việt Nam.

    Chừng nào các lănh đạo, quan chức cộng sản ở Việt Nam tự ḿnh rũ bỏ được cái tâm lư mắc nợ ấy trong mối quan hệ với Bắc Kinh th́ họ mới có đủ sáng suốt và sức mạnh để đi cùng một con đường với nhân dân và với thời đại: Thoát Cộng, thoát Trung, đặt lợi ích quốc gia lên trên hết, cương quyết giữ vững độc lập chủ quyền và toàn vẹn lănh thổ. Nhưng trông chờ ở nhà cầm quyền Việt Nam điều đó th́ khác nào hái sao trên trời!

    Cuối cùng, trong các phát biểu của ông chủ tịch nước, có một ư sau nói về việc bảo vệ chủ quyền:

    “Năm nay không xong th́ năm tới, mười năm này không xong th́ mười năm sau, đời ta không xong th́ đến đời con cháu, phải dứt khoát như vậy. Trước sau như một, vấn đề chủ quyền là thiêng liêng, bất khả xâm phạm, phải giữ ǵn.” (“Chủ Tịch Nước Trương Tấn Sang: Phải giữ bằng được chủ quyền,” báo Tuổi Trẻ).

    Trước đó, tại cuộc đối thoại với các nhà khoa học Việt Nam sáng 17 tháng 5, ông Phó Thủ Tướng Vũ Đức Đam đă nói: “Hoàng Sa là của Việt Nam. Trung Quốc đă dùng vũ lực để chiếm Hoàng Sa và nhất định chúng ta phải đ̣i lại. Đời tôi, đời các bạn chưa đ̣i được th́ con cháu chúng ta sẽ tiếp tục đ̣i lại.” (“Nhất định phải đ̣i lại Hoàng Sa,” báo Thanh Niên).

    Và nếu chú ư t́m kiếm thêm th́ chúng ta sẽ thấy không chỉ có hai nhân vật trên phát biểu những ư tương tự.

    Nghe th́ có vẻ quyết tâm, đầy xúc động (!) nhưng thật ra nói như vậy có nghĩa là các ông giương cờ trắng, chào thua giặc trước rồi và ủy thác việc đ̣i lại Hoàng Sa cũng như bảo vệ chủ quyền cho… con cháu.

    Các ông không sợ người dân rồi con cháu sau này và cả lịch sử nguyền rủa muôn đời v́ đă vay mượn các nước để tiêu xài cho đă đời này, mặt khác, tài nguyên đất nước, đất đai, biển, đảo& có bao nhiêu khai thác sạch, cho thuê hay bán sạch để ăn ngay đời này, c̣n nợ công cho tới việc đ̣i lại lănh thổ lănh hải th́ để cho con cháu gánh, hay sao?

    Chỉ qua một buổi nói chuyện của một trong tứ trụ triều đ́nh của Việt Nam mà đă bộc lộ bao nhiêu vấn đề trong quan điểm, tư duy của các lănh đạo Việt Nam, chả trách ǵ t́nh h́nh cứ ngày càng bi đát, tuyệt vọng.

    Việt Nam có thể mất nước đến nơi mà nhà cầm quyền vẫn chưa t́m ra, và cũng không thực tâm muốn t́m, con đường để thoát khỏi Trung Cộng, bảo vệ được độc lập chủ quyền, giang sơn gấm vóc của non sông.

    Nguồn: Người Việt


    http://www.basam.info/2014/06/28/239...a/#more-133105

  10. #1470
    Member Ba Búa's Avatar
    Join Date
    07-10-2010
    Posts
    1,828
    Quote Originally Posted by CảThộn View Post

    Hỏi nhỏ "ông Anh" tý :
    Bác đi Thái Lan "sửa sắc đẹp, cải biến" bao giờ thế?
    Hi hi hi.
    Vì bác BB lói thế mà lỵ, chứ không dám mạo phạm đâu.

    Chờ kiếp sau , nhất định bắt niên trưởng Âu Lạc làm đàn bà , để tui làm liền ông , xông pha diệt Cộng , chứ không phải ở nhà ôm cái ḷ gas , c̣n lại bị lăo Ba Búa giỡn mặt nữa chứ

    Uư tṛi đất oi .Cũng tại bỏi nghe ông Âu Lac lư luận nghe co vẻ họp lư quá,khiến cho tui lộn ...lầm ! Ai dè hoá ra Tigon thục sụ là một nũ luu .

    Vậy xin lỗi bà chị /cô em nha (v́ nghe gọi tó là "lăo" BB )nên không biết xung hô thế nào cho phải phép đây .
    Trỏ lại câu hỏi là "cô chị"có t́m thấy gốc gác của thằng Chệt Hải nầy ỏ đâu không ,post lên cho xem xí .Đa tạ . Đuoc không ???

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 3
    Last Post: 27-11-2012, 06:59 AM
  2. Replies: 5
    Last Post: 13-06-2012, 11:28 AM
  3. Replies: 1
    Last Post: 19-03-2012, 02:54 AM
  4. Replies: 41
    Last Post: 11-08-2011, 08:48 PM
  5. Replies: 0
    Last Post: 21-07-2011, 04:28 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •