Page 151 of 174 FirstFirst ... 51101141147148149150151152153154155161 ... LastLast
Results 1,501 to 1,510 of 1737

Thread: Những vấn đề đang xảy ra : Từ chuyện CHHV đến vụ Giàn Khoan của TC

  1. #1501
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    V́ sao Nga không hỗ trợ Trung Quốc trong các vụ tranh chấp ở Biển Đông?

    Đỗ Đăng Khoa chuyển ngữ,
    Mu Chunshan, Tạp chí Diplomat


    Các yếu tố chiến lược và chính trị đă buộc Moscow từ chối ủng hộ Bắc Kinh trong các vụ tranh chấp Biển Đông.


    Gần đây, căng thẳng liên quan đến tranh chấp hàng hải trong vùng Biển Đông dường như đă vượt qua cả những căng thẳng ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Trung Quốc và Việt Nam hiện đang bị lôi kéo vào cuộc xung đột chính trị tồi tệ nhất trong nhiều thập kỷ qua sua khi Bắc Kinh hạ đặt một giàn khoan dầu gần quần đảo Hoàng Sa nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Các cuộc biểu t́nh chống Trung Quốc tại Việt Nam đă tạm thời làm tŕ trệ mối quan hệ Việt–Trung. Ngoài ra, việc Philippines giam giữ ngư dân Trung Quốc đă gia tăng thêm sự bất ḥa giữa Trung Quốc và Philippines. Với tất cả những xích mích xảy ra cùng một lúc, t́nh h́nh ở Biển Đông đă bất ngờ trở nên rất nghiêm trọng so với thời gian trước đây.

    Trong bối cảnh này, chúng ta đă thấy Hoa Kỳ lên tiếng chỉ trích Trung Quốc, thể hiện sự ủng hộ đối với Việt Nam cũng như lên tiếng bảo vệ quân đội Philippines. Nhưng cho đến nay th́ Nga, nước vốn có quan hệ “đối tác chiến lược” với Trung Quốc, vẫn chưa lên tiếng cũng như chưa đưa ra lập trường rơ ràng về tranh chấp ở Biển Đông, và cũng ít công khai ủng hộ lập trường của Trung Quốc. Điều này đă làm một số người ở Trung Quốc tức giận và nghĩ rằng mối quan hệ Nga – Trung không tốt như họ từng tưởng tượng. Thậm chí về vụ tranh chấp ở quần đảo Senkaku/Điếu Ngư giữa Trung Quốc và Nhật Bản, Nga cũng đă giữ im lặng và quan điểm của Kremlin cũng rất mơ hồ. Tuy nhiên, dưới mắt tôi th́ điều này không có nghĩa là Nga có hai quan điểm khác nhau trong mối quan hệ với Trung Quốc. Thay vào đó, có những yếu tố chính trị và chiến lược phức tạp trong đó có bốn lư do chính mà tôi nêu ra dưới đây.

    Đầu tiên, mối quan hệ Trung – Nga khác với quan hệ Hoa Kỳ – Philippines. Trung Quốc và Nga không phải là hai nước đồng minh. Giữa hai nước hiện không có hiệp ước liên minh, trong khi đó Hoa Kỳ và Philippines cũng như Hoa Kỳ và Nhật Bản đều có các điều ước an ninh với nhau. Trong mối quan hệ liên minh, mỗi bên có nghĩa vụ buộc phải hỗ trợ chính trị và thậm chí cả quân sự để giúp đối tác của ḿnh. Trong quan hệ quốc tế th́ đây là mối quan hệ song phương cao cấp nhất. Trong khi mối quan hệ giữa Trung Quốc và Nga có một số đặc điểm tương tự như quan hệ đối tác chiến lược toàn diện nhưng hai bên không bị ràng buộc bởi các nghĩa vụ hiệp ước trong việc bảo vệ không gian quốc tế và lợi ích quốc gia của nhau.

    Trong một thời gian dài, truyền thông nhà nước Trung Quốc đă liên tục nhấn mạnh và phát huy các nhân tố tích cực trong mối quan hệ giữa Trung Quốc và Nga, trong khi truyền thông ở nước ngoài th́ lại khen ngợi quá mức mối quan hệ này. Đôi khi truyền thông thậm chí c̣n thừa nhận rằng Trung Quốc và Nga là hai nước “đồng minh” mà không cần hiệp ước liên minh. Điều này đă khiến nhiều người tin rằng sự hợp tác chính trị giữa Trung Quốc và Nga là vô biên, có thể giúp cải tiến t́nh h́nh an ninh của Trung Quốc. Nhưng nếu nh́n vào sự thật trong quan hệ quốc tế th́ chúng ta thấy rằng bất kể mối Trung – Nga có tốt đến đâu th́ việc này cũng không ảnh hưởng nhiều đến các chính sách cơ bản của Trung Quốc ở Biển Đông và Biển Hoa Đông. Thực tế là mối quan hệ Trung – Nga chỉ dựa trên những lợi ích chung. Biển Đông không phải là nơi mà Nga có thể mở rộng lợi ích của ḿnh và cũng không cần thiết để Nga can thiệp vào khu vực này nếu thiếu vắng mối liên minh chính trị với Trung Quốc. Người Trung Quốc không thể hiểu sai tính chất của mối quan hệ Trung – Nga và mong đợi quá nhiều từ nước Nga.

    Thứ hai, Nga thích có các mối quan hệ tốt với những nước xung quanh khu vực Biển Đông và không cần phải xúc phạm các nước ở Đông Nam Á v́ lợi ích của Trung Quốc. Như đă nói ở trên, Nga lâu nay không nhiệt t́nh công khai ủng hộ Trung Quốc về vấn đề Biển Đông. Một trong những lư do quan trọng nhất là Nga thích có mối quan hệ tốt với nhiều nước torng khu vực Đông Nam Á.

    Ví dụ, nước tiền nhiệm của Nga – tức Liên Xô – từng có quá tŕnh lịch sử gần gũi với phía Việt Nam hơn là Trung Quốc. V́ có được sự hỗ trợ mạnh mẽ từ Liên Xô nên Việt Nam đă thắng Hoa Kỳ trong thập niên 1970. Sau đó, Việt Nam bắt đầu thực hiện các hoạt động chống Trung Quốc với sự hậu thuẫn của Liên Xô. Sau khi Liên Xô sụp đổ, Nga đă tiếp tục thừa hưởng t́nh hữu nghị đặc biệt này với phía Việt Nam. V́ vậy, hiện không có trở ngại lớn nào trong mối quan hệ Việt – Nga, và hai nước này không có tranh chấp nghiêm trọng hoặc các cuộc xung đột nào đáng ngại. Và Việt – Nga cũng đă từng có mối quan hệ hợp tác truyền thống trong lĩnh vực quốc pḥng, trong đó sự hợp tác đă kéo dài từ thời Thế chiến II cho đến nay. Nhiều vũ khí của Việt Nam cũng đến từ Nga, như tàu ngầm diesel lớp Kilo của lực lượng hải quân Việt Nam. Ngoài ra, trong nửa cuối năm 2014, Nga sẽ cung cấp bốn máy bay chiến đấu loại Su-30MK2 cho phía Việt Nam và những loại máy bay này có khả năng trở thành vũ khí trong cuộc đối đầu với Trung Quốc trong tương lai.

    Nga cũng có mối quan hệ tốt với Philippines. Ví dụ, cách đây hai năm, ba tàu hải quân Nga (bao gồm cả tàu khu trục chống tàu ngầm Đô đốc Panteleyev) đă đến Manila trong chuyến thăm kéo dài ba ngày. Theo phía Nga th́ chuyến thăm này đă giúp cải thiện quan hệ giữa Nga và Philippine.

    Thứ ba, Nga không cần thiết t́m kiếm một cuộc đối đầu trực tiếp với Hoa Kỳ trong vấn đề Biển Đông. Hiện nay, Nga tập trung toàn sức lực ở châu Âu, đặc biệt là cuộc khủng hoảng ở Ukraina vốn đă làm gia tăng thêm cuộc đối đầu giữa Nga và phương Tây. Những vấn đề như vậy sẽ rất khó giải quyết trong thời gian ngắn hạn. V́ vậy, Nga không muốn cũng như không có khả năng đối đầu với Hoa Kỳ ở khu vực Biển Đông.

    Bên cạnh đó, cuộc tranh chấp ở Biển Đông không thực sự chỉ là cuộc xung đột giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ. Các vụ tranh chấp xuất phát từ những bất đồng giữa các nước trong khu vực về lịch sử cũng như hiện trạng liên quan đến chủ quyền hàng hải. Hoa Kỳ chỉ là một yếu tố ảnh hưởng chứ không phải là yếu tố quyết định tương lai của khu vực này. Trong bối cảnh này, Nga được xem như một nước ngoài cuộc và thậm chí không có động cơ để hỗ trợ Trung Quốc và lên tiếng chỉ trích Hoa Kỳ.

    Thứ tư, sự bùng phát của Trung Quốc đă thực sự gây ra một số lo gại đối với người Nga. Đối với một số người ở phương Tây, sự bất ḥa giữa Trung Quốc và các nước Đông Nam Á có thể giúp hạn chế sự “bành trướng” của Trung Quốc vào các khu vực khác. Về phía Nga, họ luôn luôn lo ngại rằng nếu Trung Quốc phát triển quá mạnh sẽ dẫn đến việc nước này chiếm đống khu vực rộng lớn và nhiều tài nguyên ở vùng viễn đông của Nga. Mặc dù các quan chức Nga rất lạc quan về tiềm năng hợp tác ở khu vức viễn đông giữa hai nước nhưng họ chưa bao giờ nới lỏng sự cảnh giác chống lại cái gọi là “bành trướng lănh thổ” của Trung Quốc.

    Hiện nay Trung Quốc không cần phải cảm thấy nghi ngờ và thất vọng về lập trường của Nga trong vấn đề tranh chấp ở khu vực Biển Đông. Hai nước đă có quá tŕnh quan hệ hàng chục năm và điều này đă h́nh thành nên nền tảng cho các thoả thuận ngầm bên trong và hiểu biết lẫn nhau. Ví dụ, về vấn đề hiện Nga xem trọng nhất liên quan đến bán đảo Crimea, Trung Quốc đă không công khai ủng hộ Nga mà thay vào đó lựa chọn cách phủ quyết tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.

    Tuy nhiên, điều này không có nghĩa rằng Trung Quốc phản đối lập trường của Nga. Cùng một logic, lập trường trung lập của Nga trong các vụ tranh chấp ở Biển Đông không có nghĩa là Nga không hỗ trợ Trung Quốc. Nga có cách riêng của họ trong việc hỗ trợ Trung Quốc, chẳng hạn như các cuộc tập trận chung giữa hai nước Nga và Trung Quốc gần đây ở khu vực Biển Đông. Điều này đă làm cho phương Tây ghanh tị và cũng tỏ ra không ít nghi ngờ. Trung Quốc và Nga lâu nay thường để thừa chỗ cho các chính sách không rơ ràng và điều này chứng minh rằng mối quan hệ đối tác giữa hai nước đang ngày càng trở nên sâu đậm hơn. Sự sắp xếp này cho phép cả Trung Quốc lẫn phía Nga không gian để vận động và tối đa hóa các lợi ích quốc gia của họ.

    © 2014 Bản tiếng Việt TẠP CHÍ PHÍA TRƯỚC – www.phiatruoc.info

  2. #1502
    Member
    Join Date
    30-09-2010
    Posts
    3,083
    Mu Chunshan, là tay TQ hắn viết với mục đích giúp TQ nh́n ra những khuyết điểm hơn là với ư phê phán TQ

  3. #1503
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Tố qua -tố lại

    Việt Nam tiếp tục tố cáo TQ về giàn khoan

    Thủ tướng Việt Nam, trong phát biểu mới nhất về căng thẳng chủ quyền với Trung Quốc tại Biển Đông, gọi hành động của Bắc Kinh là "bất chấp đạo lư, pháp lư, quan hệ hữu nghị Việt Nam-Trung Quốc".

    Trong phát biểu khai mạc phiên họp thường kỳ tháng 6/2014 theo h́nh thức truyền h́nh trực tuyến với sự tham dự của lănh đạo 63 địa phương trên cả nước hôm thứ Hai 30/6, ông Dũng nói "phiên họp diễn ra trong bối cảnh đặc biệt", website Chính phủ Việt Nam tường thuật.

    "... từ ngày 2/5 tới nay, Trung Quốc đă bất chấp đạo lư, pháp lư, quan hệ hữu nghị Việt Nam-Trung Quốc, đưa và hạ đặt trái phép giàn khoan thăm ḍ dầu khí Hải Dương 981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam."

    Ông thủ tướng được dẫn lời nói: "Việc làm này của Trung Quốc không những xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam, ảnh hưởng xấu tới quan hệ Việt Nam- Trung Quốc mà c̣n de dọa nghiêm trọng đến ḥa b́nh, ổn định, an ninh của khu vực".

    Ông Nguyễn Tấn Dũng nói với đại diện các tỉnh thành rằng nhiệm vụ đặt ra đối với lãnh đạo Việt Nam hiện nay là "vừa phải nỗ lực cao nhất bằng các giải pháp phù hợp với luật pháp quốc tế để đấu tranh bảo vệ chủ quyền vùng biển của Tổ quốc, vừa phải bằng mọi giải pháp phù hợp để ǵn giữ môi trường ḥa b́nh, ổn định, an ninh trật tự để xây dựng và phát triển kinh tế-xă hội của đất nước".

    Ông khẳng định "không điều chỉnh các chỉ tiêu, mục tiêu phát triển kinh tế-xă hội được đề ra cho 2014".

    Đây là lần đầu tiên chủ đề Biển Đông được mang ra thảo luận tại một phiên họp Chính phủ.

    'Tiếp tục gây hấn'

    Trong khi đó, Cục Kiểm ngư Việt Nam tỗ cáo Trung Quốc đưa thêm khoảng tám tàu đến hiện trường giàn khoan 981 nằm trong thềm lục địa của Việt Nam.

    Theo Cục này, "Trung Quốc hiện đang có khoảng 116 - 122 tàu gồm các loại tàu hải cảnh, tàu vận tải, tàu kéo, 34 tàu vỏ sắt và sáu tàu quân sự".

    Các báo trong nước dẫn lời Cục Kiểm ngư nói tàu Trung Quốc sử dụng 'chiến thuật' chia thành hai lớp ngăn chặn hướng di chuyển của tàu thực thi pháp luật Việt Nam.

    Kiểm ngư Việt Nam là lực lượng chịu thiệt hại khá lớn trong quá trình căng thẳng xung quanh giàn khoan ở khu vực biển gần quần đảo Hoàng Sa, với phía Việt Nam cáo buộc tàu kiểm ngư số 951 bị tới 5 tàu Trung Quốc vây đuổi và đâm hỏng hôm 23/6.

    Tàu này đã về tới Đà Nẵng để sửa chữa vào Chủ nhật 29/6.

    Cùng ngày, Hội Nhà báo Việt Nam đã gửi thư phản đối điều mà hội này gọi là "hành động gây hấn của Trung Quốc".

    Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Thuận Hữu đã gửi thư tới Chủ tịch Hội Nhà báo toàn Trung Quốc "phản đối mạnh mẽ hành động của Trung Quốc... và yêu cầu Trung Quốc dừng ngay lập tức các hoạt động bất hợp pháp và rút giàn khoan Hải Dương-981 và các phương tiện hộ tống khỏi vùng biển của Việt Nam".


    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/viet...a_oilrig.shtml

  4. #1504
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Biếm họa "Hướng về biển Đông" - những h́nh ảnh biết nói

















  5. #1505
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Chỉ Có HCM & Đảng CSVN Thọ Ơn Thôi:

    VIỆT NAM ( CỘNG ) KHÔNG MANG ƠN TRUNG QUỐC


    Điều cần phân biệt là nhân dân hai nước.Tình nhân ái được Tạo hóa bẩm sinh trong mỗi cơ thể con người, ở tất cả các dân tộc. Đó là điều thiêng liêng quý giá phải nâng niu chăm chút

    Vương Trí Dũng

    Một số người cho rằng Việt Nam mang ơn Trung Quốc. Đó là một nhận thức không đúng. Ngay cả Chủ Tịch nước Trương Tấn Sang trong cuộc gặp với cử tri ngày 26-6-2014 cũng phát biểu “mang ơn thì có cách trả ơn chứ không áp đặt”. Phát biểu như vậy vô tình tạo cớ cho Trung Quốc trích dẫn rêu rao xuyên tạc. Những luận cứ sau đây sẽ mimh chứng rằng Việt Nam không mang ơn Trung Quốc.

    1. Ngay từ ban đầu lãnh đạo Trung Quốc giúp Việt Nam là vì lợi ích của chính Trung Quốc. Nếu Trung Quốc không có lợi, lãnh đạo Trung quốc đã không giúp Việt Nam.

    Thiết nghĩ không ai phản bác khẳng định trên. Chúng ta chưa bàn đến giúp cái gì và giúp như thế nào. Nhưng rõ ràng nếu không có lợi thì dứt khoát lãnh đạo Trung Quốc đã không giúp Việt Nam.

    2. Không phải tự nguyện hay do Việt Nam đề nghị, mà lãnh đạo Trung Quốc buộc phải giúp Việt Nam vì lợi ích sát sườn trực tiếp của chính Trung Quốc.

    Điều này cũng quá rõ ràng. Chính quyền Mao Trạch Đông sẽ không để cho một chính phủ Việt Nam thân Pháp hay thân Mỹ tồn tại ở ngay sát nách mình. Mao Trạch Đông không chỉ không muốn mà thực sự lo sợ nếu Việt Nam là đồng minh của Pháp hay nhất là của Mỹ. Điều này chính lãnh đạo Trung Quốc bằng nhiều cách gián tiếp hay trực tiếp đã gửi đi những thông điệp rất rõ ràng cho Pháp và Hoa Kỳ biết. Bởi vậy, lãnh đạo Trung Quốc đã buộc phải giúp Việt Nam trong kháng chiến chống Pháp và sau đó là trong chiến tranh chống Mỹ. Nếu không phải Pháp, không phải Mỹ, mà là một quốc gia khác chẳng hạn là Nhật hay Anh đến Việt Nam thì lãnh đạo Trung Quốc cũng sẽ chủ động giúp Việt Nam để chống lại.

    3. Lãnh đạo Trung Quốc không phải tình cờ hay chỉ thông thường mà có chủ mưu sâu xa thâm độc trong lá bài giúp đỡ Việt Nam. Lãnh đạo Trung Quốc giúp Việt Nam chống Pháp và Mỹ không chỉ bảo vệ lợi ích của Trung Quốc trước sự đe dọa của Pháp và Mỹ mà còn có mục đích chiếm đoạt thống trị Việt Nam.

    Giúp Việt Nam không chỉ không cho Pháp Mỹ đến sát nách Trung Quốc, không chỉ làm cho Pháp Mỹ sa lầy suy yếu để Trung Quốc có thời cơ hùng mạnh, mà Mao Trạch Đông còn nhiều lần trắng trợn tuyên bố với Tổng bí thư Lê Duẩn mục tiêu thống trị Việt Nam.Cũng vì mục tiêu thống trị Việt Nam mà lãnh đạo Trung Quốc đã buộc Việt Nam luôn phải chia cắt để không lớn mạnh.

    Lãnh đạo Trung Quốc đã ép Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa phải lùi đến vĩ tuyến 17 trong Hiệp định Genève 1954. Trong chiến tranh chống Mỹ, lãnh đạo Trung Quốc tìm mọi cách ngăn cản Việt Nam giành chiến thắng. Lãnh đạo Trung Quốc chỉ đạo Việt Nam chỉ đánh Mỹ đến cấp Trung đội, ngăn cản Việt Nam nhận viện trợ của Liên Xô, không đồng ý để Việt Nam đàm phán với Mỹ. Bằng nhiều hình thức và dưới mọi vỏ bọc, lãnh đạo Trung Quốc đã làm suy yếu Việt Nam để thống trị Việt Nam.

    4. Không chỉ vì bảo vệ lợi ích Trung Quốc trước Pháp và Mỹ, không chỉ vì thống trị Việt Nam, Mao Trạch Đông có chủ tâm thâm độc đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng. Đây là một dã tâm diệt chủng.

    Hành động diệt chủng của các bạo chúa Trung Quốc được lịch sử Trung Quốc minh chứng. Mao Trạch Đông không cần che đậy dã tâm diệt chủng ở Việt Nam bằng cách đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng. Dã tâm điệt chủng của lãnh đạo Trung Quốc không chỉ đối với Việt Nam, mà sau này họ đã thực hiện được một phần ở Campuchia thông qua chính quyền ngu xuẩn tội phạm Pol Pot.


    5. Làm cho Việt Nam phải kéo dài chiến tranh với Mỹ để Trung Quốc có cơ hội chiếm đất Việt Nam.

    Nhân lúc Việt Nam có chiến tranh, Trung Quốc đã di dời các cột mốc biên giới, đưa dân xâm cư xâm canh, chiếm đoạt của Việt Nam nhiều trăm km vuông đất. Không chỉ chiếm đất Việt Nam bằng con đường không vũ lực, vào thời điểm Việt Nam bị chia cắt và suy yếu, Trung Quốc đã ngang nhiên mang quân đánh chiếm Hoàng Sa của Việt Nam. Khi Việt Nam thống nhất, không còn cách nào khác, Trung Quốc đã trắng trợn tiến hành chiến tranh chiếm đất biên giới của Việt Nam.

    Trong lúc Việt Nam phải đối phó với chiến tranh, Trung Quốc đã lợi dụng di dời các cột mốc biên giới sâu vào lãnh thổ Việt Nam. Bởi thế Ải Nam Quan lịch sử đã thuộc sâu vào lãnh thổ Trung Quốc.Trắng trợn nhất là ở Thác Bản Giốc,Trung Quốc đã huy động hơn 2000 người cả lính, cấp tốc xây dựng đập bê tông cốt sắt qua nhánh sông, chiếm cồn Pò Thoong làm lãnh thổ, đồng thời di dời cột mốc 53 từ trên núi phía bên kia sông sang quá nửa Thác Bản Giốc.

    Bởi vậy phần đẹp nhất của Thác Bản Giốc sau Hiệp ước Biên giới 1999 đã thuộc về Trung Quốc. Trung Quốc cho dân xâm cư xâm canh sang đất Việt Nam nhiều năm để làm chuyện đã rồi khi phân định biên giới. Trung Quốc giành giúp Việt Nam xây đập sông biên giới để chủ ý bịt phần phía Trung Quốc, chỉ để một cống phía bờ Việt Nam, nắn hướng dòng chảy sâu vào đất Việt Nam, sau nhiều năm xói mòn đã đổi thay dòng chảy. Khi phân chia biên giới theo giữa hướng dòng chảy,Trung Quốc đã chiếm được rất nhiều lợi thế, nhất là phần trên biển theo dòng chảy cửa sông.

    Mưu mô chiếm đất Việt Nam của Trung Quốc không chỉ cho một vài năm, mà cho hàng chục năm, cho cả thế kỷ.Nhân lúc Việt Nam đang bị chia cắt thành hai miền đối kháng, năm 1974 Trung Quốc đã mang quân đánh chiếm Hoàng Sa của Việt Nam. Liên tục suốt các năm 1980 -1989, Trung Quốc tiến hành chiến tranh xâm lược biên giới Việt Nam. Đỉnh điểm là ở Vị Xuyên Hà Giang trong các năm 1984-1985,Trung Quốc đã chiếm mất Núi Đất của Việt Nam.

    Để thực hiện mục tiêu chiếm đất Việt Nam, Trung Quốc đã tiến hành không chỉ bằng mưu mô nham hiểm, bằng thủ đoạn trá hình gian xảo, mà còn trắng trợn bằng chiến tranh vũ lực.

    Xét về tổng thể, với mưu đồ sâu xa thâm hiểm biểu hiện qua năm điểm chủ chốt nêu trên, có thể khẳng định rằng không những Việt Nam không phải mang ơn Trung Quốc mà thực chất Trung Quốc phải chịu ơn Việt Nam. Trung Quốc phải nợ Việt Nam vì những điểm sau.

    1. Việt Nam đã giúp cho Trung Quốc không bị sự đe dọa trực tiếp từ Pháp và Mỹ. Đặc biệt là Mỹ đã không thể biến Việt Nam thành đồng minh để đặt căn cứ quân sự sát sườn Trung Quốc.

    2. Việt Nam đã làm suy yếu đối thủ Pháp và Mỹ của Trung Quốc. Nhất là Mỹ đã bị sa lầy và suy yếu trong chiến tranh Việt Nam, tạo cơ hội cho Trung Quốc dưỡng sức phát triển.

    3. Việt Nam đã trực tiếp bảo vệ Trung Quốc trên trường quốc tế và đã mang đến cho Trung Quốc vai trò lãnh đạo quốc tế to lớn khi Trung Quốc dương cao lá cờ giúp Việt Nam chống Pháp và Mỹ
    .
    4. Trung Quốc viện trợ cho Việt Nam chỉ là kinh tế và vũ khí. Còn Việt Nam đã bảo vệ lợi ích của Trung Quốc chính bằng xương máu của nhân dân Việt Nam. Đó là điều không thể so sánh. Sự viện trợ của Trung Quốc cho Việt Nam đã tạo cơ hội cho Trung Quốc phát triển kinh tế và hiện đại hóa nền công nghiệp quốc phòng.

    5. Trung Quốc đã xâm chiếm cả ngàn km vuông lãnh thổ Việt Nam trên đất liền và biển đảo.

    Khi Trung Quốc mang 60 vạn quân xâm lược Việt Nam vào ngày 17-2-1979, là thời điểm bộc lộ toàn bộ âm mưu xấu xa của lãnh đạo Trung Quốc dưới lá bài giúp đỡ Việt Nam. Từ thời điểm đó, CHXH Việt Nam và CHNDTrung Hoa không còn là anh em đồng chí, mà là kẻ thù của nhau. Từ thời điểm đó giữa hai bên đã chấm dứt mọi tình nghĩa ơn huệ. Bởi vậy, hãy đào sâu chôn chặt, và đừng bao giờ nhắc đến giúp đỡ ơn huệ giữa Việt Nam và Trung Quốc.
    Điều cần phân biệt là nhân dân hai nước.Tình nhân ái được Tạo hóa bẩm sinh trong mỗi cơ thể con người, ở tất cả các dân tộc. Đó là điều thiêng liêng quý giá phải nâng niu chăm chút.

    V.T.D

    Tác giả gửi BVN


    http://haingoaiphiemdam.net/Chi-Co-H...UNG-QUOC-15910

  6. #1506
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    "CHÚNG TA ĐANG Ở TRONG MỘT THỜI KỲ CỰC KỲ NGUY HIỂM"

    Chúng ta đang ở trong một thời kỳ cực kỳ nguy hiểm, thậm chí như là đang trong thời chiến v́ cuộc chiến tranh này không tiếng súng nhưng đă gây tác hại cho chúng ta ở tất cả các mặt




    Ông Trần Công Trục, nguyên trưởng ban Biên giới Chính phủ cho rằng Trung Quốc đang thực hiện cuộc chiến tranh xâm lược mềm, Việt Nam cần phải khởi động bộ máy tập hợp trí thức, đoàn kết trí tuệ để đấu tranh. Ảnh: NH.

    Ông Trần Công Trục:
    "Trung Quốc đang triển khai mọi lực lượng để xâm lăng"

    "Chúng ta đang ở trong một thời kỳ cực kỳ nguy hiểm, thậm chí như là đang trong thời chiến v́ cuộc chiến tranh này không tiếng súng nhưng đă gây tác hại cho chúng ta ở tất cả các mặt", ông Trần Công Trục, nguyên Trưởng ban Biên giới Chính phủ trả lời VnExpress.

    - Trung Quốc ngày càng hung hăng khi sử dụng cùng lúc nhiều tàu đâm húc vào tàu thực thi pháp luật của Việt Nam. Ông đánh giá thế nào về những hành động trên?

    - Từ khi hạ đặt giàn khoan trái phép trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, Trung Quốc duy tŕ hàng trăm tàu, máy bay trong đó có cả tàu và máy bay quân sự hộ tống. Họ liên tục đâm va, phun ṿi rồng vào tàu của lực lượng thực thi pháp luật Việt Nam. Gần đây, những hành động của Trung Quốc càng trở nên ngang ngược, hung hăn, đặc biệt là sau chuyến đi của Dương Khiết Tŕ đến Việt Nam.

    Điều này chứng tỏ Trung Quốc quyết tâm triển khai cuộc xâm lăng kiểu mới. Họ không thể biện hộ cho việc này bởi mọi hành vi đều thể hiện đó là một cuộc xâm lược mềm. Trung Quốc dùng mọi biện pháp buộc Việt Nam phải đối phó trên nhiều mặt trận. Họ hạ đặt giàn khoan trái phép, xây dựng đường băng ở đảo Gạc Ma, điều giàn khoan Nam Hải 09 đến cửa vịnh Bắc Bộ, tăng cường hoạt động ngăn cản gây thiệt hại lớn cho lực lượng thực thi pháp luật Việt Nam...

    Quyết tâm của Trung Quốc là không bao giờ thay đổi. Trung Quốc đang t́m cách lợi dụng t́nh thế quốc tế và khu vực, những khó khăn của Việt Nam để đạt được ư muốn hợp thức hóa yêu sách vô lư của họ trên Biển Đông.

    - Giàn khoan Nam Hải 09 đă được Trung Quốc điều đến vùng cửa vịnh Bắc Bộ - vùng biển chưa phân định, hành động này làm gia tăng căng thẳng như thế nào thưa ông?

    - Một giàn khoan Hải Dương 981 đă gây nhiều phản ứng của Việt Nam, quốc tế và khu vực, giờ Trung Quốc lại đưa thêm giàn khoan vào vùng chồng lấn, nơi hai bên đang thỏa thuận, có cơ chế đàm phán để giải quyết vấn đề. Đó là hành vi coi thường luật pháp quốc tế bởi theo công ước Luật biển 1982, ở vùng chồng lấn hai bên phải ngồi lại đàm phán với nhau, trong quá tŕnh đó, không bên nào được làm tổn hại đến lợi ích của bên đang đàm phán với ḿnh.

    Hành động này của Trung Quốc không chỉ làm gia tăng căng thẳng trên Biển Đông mà c̣n thể hiện sự bất chấp luật pháp quốc tế, bất chấp những thỏa thuận đă đạt được giữa Việt Nam và Trung Quốc.

    - Gần đây Trung Quốc đă phát hành hàng loạt bản đồ trong đó thể hiện đường lưỡi ḅ bao trùm lên Biển Đông trong đó Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam cũng được họ đưa vào hệ thống đăng kư quyền sử dụng đất mới. Vậy giá trị pháp lư của những bản đồ này như thế nào?

    - Việc đưa đường lưỡi ḅ vào bản đồ không phải bây giờ Trung Quốc mới làm mà họ đă đưa vào nhiều bản đồ, từ sơ đồ đơn giản nhất đến những bản đồ chuyên ngành như hành chính, địa h́nh, địa vật, tự nhiên... Trước đây, họ làm bản đồ chiều ngang th́ có dùng phụ đồ để vẽ đường lưỡi ḅ. Nhưng gần đây họ thể hiện bản đồ theo chiều dọc để thể hiện luôn đường lưỡi ḅ gắn liền mà không cần chia tách.

    Trong những bản đồ mới phát hành, có một điểm không thay đổi so với trước là đường lưỡi ḅ. Khi mới ra đời, bản đồ đường lưỡi ḅ có 11 đoạn, sau đó bỏ đi 2 c̣n 9 đoạn và bây giờ là 10 đoạn. Bản đồ này không có giá trị pháp lư nào v́ đường lưỡi ḅ không căn cứ vào bất cứ một quy định nào của luật pháp quốc tế đặc biệt là công ước Luật biển 1982 mà họ là thành viên.

    Việc liên tục xuất bản bản đồ là một trong những biện pháp để Trung Quốc tạo ra nhận thức đặc biệt đối với người dân của họ. Nhà cầm quyền Trung Quốc muốn làm điều này để người dân trong nước tin rằng họ có quyền ở vùng biển mà họ gọi là Nam Hải, rằng việc Trung Quốc đang hạ đặt giàn khoan tác nghiệp là việc hoàn toàn b́nh thường trong vùng biển thuộc chủ quyền của họ như bản đồ đă vẽ. Đó chính là biện pháp tuyên truyền nhồi sọ mà Trung Quốc đă sử dụng nhiều năm qua. Trong lịch sử nhân loại, các thế lực cường quyền gây ra cuộc chiến tranh đă từng sử dụng biện pháp này.

    Nhiều học giả thế giới cho rằng đây là kiểu chiến tranh xâm lược bằng bản đồ của Trung Quốc. Họ vẽ ra bản đồ một cách tùy tiện, liên tục, tự xác định lănh thổ với tư duy áp đặt, phi khoa học, bất chấp luật pháp quốc tế. Nhiều học giả Trung Quốc cũng đă phản đối rằng nếu việc vẽ bản đồ một cách tùy tiện thế này th́ bất cứ một nước nào cũng có thể đưa những vùng họ thấy có lợi vào bản đồ nước ḿnh.

    Bản đồ mới của Trung Quốc đă có Mỹ phản đối. Việt Nam cũng cần có tiếng nói để thế giới biết rằng Trung Quốc đang sử dụng thủ thuật bản đồ để xâm lấn lănh thổ và bảo vệ cho yêu sách phi lư của ḿnh.

    C̣n tiếp...

  7. #1507
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    - Bất chấp luật pháp Quốc tế là cụm từ được lặp lại khá nhiều về nhiều hành động của Trung Quốc thời gian này. Theo ông, Trung Quốc sẽ đối mặt vấn đề này như thế nào?

    - Bất kể nước nào khi bất chấp luật pháp quốc tế, bất chấp thỏa thuận với các quốc gia th́ sẽ bị cô lập. Trên thực tế, Trung Quốc đă bị cô lập rồi. Riêng chuyện đường lưỡi ḅ, trên bất kỳ diễn đàn nào Trung Quốc cũng đều bị chất vấn và họ rất lúng túng. Thậm chí ngay trong những văn bản luật pháp của Trung Quốc có những lập luận rất kỳ quặc như đây là con đường ra đời trước công ước Luật biển nên không bị chi phối. Đây là điều vô cùng sai trái, thế giới sẽ bóc trần tất cả những thủ đoạn của Trung Quốc.
    - Với những ǵ đang diễn ra, ông dự đoán thế nào về diễn biến trên thực địa trong những ngày tới?

    - Trung Quốc đang tính toán đến bước đi gây ra cuộc chiến tranh xâm lược mềm th́ không bao giờ dừng lại. Chúng ta phải ngăn chặn bước đi này và không mắc mưu Trung Quốc - đó là những cái bẫy về mặt pháp lư, chính trị ngoại giao, kinh tế, hành động trên thực địa.

    Trung Quốc đă mưu toan tính toán mọi thứ. Đây là chiến dịch xâm lăng kiểu mới, không chỉ ở giàn khoan 981 mà c̣n mũi tiến công nguy hiểm hơn là sân bay Gạc Ma, giàn khoan Nam Hải 09. Lúc đầu c̣n có nhiều băn khoăn, phải chăng Trung Quốc có động thái như vậy là để thăm ḍ, nhằm mục đích quân sự chính trị? Thế nhưng Trung Quốc ngày càng chứng tỏ hành động này c̣n nhằm vào mục tiêu kinh tế, khai thác, vơ vét nguồn tài nguyên dầu khí trên Biển Đông.

    Họ nhắm vào những nơi Việt Nam, Indonesia, Philippines... đang khai thác dầu khí, tạo ra sự tranh chấp, để các quốc gia nếu phản ứng yếu ớt, không giải quyết tận gốc th́ họ sẽ cùng khai thác.

    Đối với Việt Nam, hành vi của Trung Quốc nhằm gây khó khăn trong nước: Thị trường chứng khoán, tiền vàng bất ổn, trong nước xáo trộn, chủ đầu tư khó khăn, việc đánh cá của ngư dân bị ảnh hưởng, đồng thời hạn chế thông thương hàng hải quốc tế. Trung Quốc đang đe doạ ngăn chặn tàu của Việt Nam ở phạm vi 10 hải lư quanh giàn khoan - đó là hành động đe dọa nền an ninh an toàn hàng hải quốc tế. Cuộc xâm lăng này không có tiếng súng nhưng họ đang áp dụng mọi lực lượng vũ trang để triển khai chiến dịch.

    - Theo ông, Việt Nam cần phải làm ǵ lúc này?

    - Chúng ta đă và đang đẩy mạnh đấu tranh ngoại giao, không chỉ dừng ở công hàm gửi cho Trung Quốc mà c̣n gửi lên Liên Hợp Quốc. Hiện nay, sự việc đă không chỉ c̣n là hai nước mà đă liên quan đến cả thế giới, v́ vậy Việt Nam cần tăng cường nhờ tới Liên Hợp Quốc.

    Để người dân nhận thức rơ bước đi, hành động của Trung Quốc, truyền thông cần phải tuyên truyền mạnh mẽ; chỉ đạo phải thống nhất, không để các lực lượng khác lợi dụng, kích động, tạo báo động không cần thiết làm giảm uy tín và hiệu suất của cuộc đấu tranh. Cần làm cho nhân dân Việt Nam nhận thức được chúng ta đang ở trong một thời kỳ cực kỳ nguy hiểm, thậm chí như là đang trong thời chiến v́ cuộc chiến tranh này không tiếng súng nhưng đă gây tác hại cho chúng ta ở tất cả các mặt kinh tế, chính trị, ngoại giao, pháp lư.

    Việt Nam cũng nên nhờ đến các cơ quan tài phán quốc tế trong những nội dung có thể thực hiện đơn phương, không nên kéo dài hơn nữa v́ càng để lâu Trung Quốc càng có thời gian thực hiện mưu đồ. Và khi câu chuyện đến mức khó có thể đẩy lùi được th́ rất nguy hiểm. Việc này cần phải tính toán nhưng không cần thiết phải tính toán quá lâu, để sự việc đi quá xa. Lúc đó chúng ta phải bị động, chạy theo th́ rất nguy hiểm.

    Bên cạnh đó, mỗi người dân phải ư thức rằng chúng ta đang trong thời kỳ nguy hiểm, vận mệnh, lợi ích quốc gia đang bị đe dọa nghiêm trọng, cần phải có tiếng nói thống nhất. Việt Nam cần huy động sức mạnh đoàn kết, không chỉ là cơ bắp mà c̣n là trí tuệ. Chúng ta đấu lư nên cần lập tức chuyển động bộ máy thu hút các học giả, trí thức trong và ngoài nước để tập hợp sức mạnh trí tuệ, lí lẽ. Quan trọng nhất là đoàn kết dân tộc v́ lợi ích chung của quốc gia trước nguy cơ, hiện hữu về sự xâm phạm đến lợi ích sống c̣n của đất nước.

    Hoàng Thùy thực hiện

    http://haingoaiphiemdam.net/CHUNG-TA...GUY-HIEM-15907

  8. #1508
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Tiên thóat Lú, Hậu thoát Trung


    Từ ngày xuất hiện trên trái đất đến nay, loài người đă phải trải qua bao nhiêu bệnh dịch. Riêng Việt Nam, ngoài những đại họa chung cho cả nhân lọai ấy, dưới thời Xă Nghĩa, c̣n bị mắc một bệnh dịch rất lạ, thế giới không ai có. Đó là Dịch Lú.

    Trước khi bàn đến dịch “lạ”này, thiết nghĩ cũng nên nhắc qua tên một số dịch “quen” cổ xưa nhất trong lịch sử loài người, như dịch tả, thương hàn, phong, đậu mùa, bệnh dại, sốt rét, viêm phổi, lao, mắt hột, sốt đốm, dịch hạch (1), ngơ hầu làm cơ sở để so sánh “tính iu việt” giữa dịch “quen”với dịch “lạ”, dịch nào gây tác hại khủng khiếp hơn,trong phần sau.

    Bây giờ trở lại với dịch “lạ” tức dịch Lú mà VN đang bị hoành hà nh một cách“độc quyền” và lên tới “đỉnh cao chói lọi” sau ngày dàn khoan Hôi Dầu 981 của láng giềng Bốn Táp đặt nằm ch́nh ́nh giữa Biển Đông.

    Theo quy luật tự nhiên của loài người từ Đông Tây, Bắc Nam kim cổ, mỗi khi lănh thổ hay lănh hải của quốc gia ḿnh bị xâm chiếm, mọi nhà lănh đạo đều phản ứng ngay. Đối nội th́ lên tiếng báo động cho toàn thể quốc dân nguy cơ xâm lăng; khơi dậy tinh thần yêu nước; nhắc nhở công dân bổn phận bảo vệ tổ quốc. Đối ngọai th́ lên tiếng tố cáo giặc, kêu gọi thế giới quan tâm, t́m chỗ giúp ḿnh thoát họa mất nước v.v…Nhưng cái đám cai trị VN hiện tại th́ không làm như thế, vưỡn thin thít nín khe; phải đợi cho đến khi bị dân chửi quá, và nước ngoài lên tiếng hộ, mới mở miệng cho có.

    Nhưng v́ mở miệng mắc quai, nên có thốt lên được đôi lời cũng chỉ toàn là những ú ớ, ủm nhủm.

    Chủ tịch nước th́ không đứng vị trí lănh tụ quốc gia để nói, lại chỉ nói ở chỗ đơn vị ông đi vận động cử tri bầu cử. Chủ Tịch Quốc Hội th́ cũng chỉ để cho đại biểu thảo luận từng nhóm nhỏ, nơi chỗ kín. Tổng bí thư của cái đảng đang làm trùm ṣ cả nước, ngồi trên cả luật pháp với bản cương lĩnh đảng cao hơn Hiến Pháp th́ xin yết kiến giặc nhưng bị chúng từ chối. Bộ trưởng Quốc pḥng th́ tuyên bố trước quốc tế việc giặc xâm lăng biển nước ḿnh chỉ là chuyện anh em trong nhà. C̣n Thủ Tướng th́ hồi đầu c̣n tuyên bố “…chuyện viễn vông…” nay cũng dzông đâu mất tiêu, trong khi giặc nó chẳng những không rút dàn khoan Hôi Dầu 981 về mà c̣n kéo thêm ba cái mới nữa vào Biển Đông.

    Thất vọng ông Chủ tịch Quốc hội, người ta c̣n lại chút trông cậy vào mấy trăm ông gọi là “Đại biểu quốc hội”; hy vọng thế nào các vị cũng đ̣i ra cho được cái nghị quyết về dzụ giặc đến nhà này, nhưng cũng ỉm luôn, bảo đă có thông cáo rồi! Làm ở nơi “quyền lực cao nhất nước”mà không phân biệt được ư nghĩa và tầm quan trọng giữa “thông cáo” với “quyết nghị”, th́ đúng không phải là Đại Biểu mà là đại lú.

    Thế là, ban đầu người ta tưởng là chỉ có một ḿnh Trọng Lú, ai dè, nay nó lây lan ra khắp tứ trụ triều đ́nh, thậm chí cả Quốc hội đông như rứa cũng bị Dịch Lú chiếm lĩnh thần kinh bộ năo.

    Các thứ bệnh dịch từ xưa đến nay (đă dẫn trên đây) từng là mối hiểm họa khủng khiếp cho loài người. Thế nhưng người bị mắc phải một trong các loại bệnh dịch này cùng lắm là mất mạng; c̣n người bị mắc dịch Lú lại không mất mạng, mà làm mất nước.

    Nước là Nước của mọi người nên trước nguy cơ cực kỳ “bức xúc”này, “thất phu hữu trách”, các nhà vi trùng học thuộc viện dịch tể InstituInstitute of Epidemiology of U. F (2) khẩn trương đêm ngày, hy sinh cả Guơ- Cấp Bờ -Ra- Dziêu, lo nghiên kíu vai- rớt Lú và đă đi đến kết quả: loại vi khuẩn lạ này té ra lạ người mà quen ta (cũ người mới ta) v́ nó đă được “cấy“ra ở bên Tàu cách đây 24 năm, có tên khoa học là HN.TĐ90 (3) mà người Việt đă âm thầm lo sợ và nhắc tới lâu nay. Các nhà nghiên cứu c̣n truy ra gốc gác của con Vai rớt HN.T Đ90 này là Hồ Họa ( cái họa nhà Hồ).

    Người ta đă t́m ra con Vai-rớt HN.TĐ90 là nguyên nhân của Dịch Lú. Vấn đề c̣n lại là nghiên cứu làm sao điều chế thuốc để tận diệt nó. Chứ cứ ngồi đó mà bàn suông chuyện “Thoát Trung”.

    Muốn thoát Trung, trước phải thoát Lú

    .Ghi chú (1) (http://genk.vn/kham-pha/10-dich-benh...1219677.chn.); (2) U.F: vi ết tắt của Uncle Fox; tức Viện Dịch Tể Hồ Chí Minh; (3) Hội Nghị Thành Đô 1990)

    Nguyễn Bá Chổi
    ( HNPĐ )

    http://haingoaiphiemdam.net/Tien-tho...-Ba-Choi-15913

  9. #1509
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Một thái độ khiêu khích ngu xuẩn

    Một chuyện vừa nghe được trên đài TV Hồn Việt lúc 10:PM hôm nay

    XNV Ngọc Ân kể : cô vào một tiệm cà phê ở Quận Cam , trong lúc đang diễn ra trận cầu giữa Hà Lan và Mễ Tây Cơ . Trong tiệm đang đông khách ngồi xem trận banh trên TV . Cạnh một bàn của 4 ,5 ông " HO " già , có một anh thanh niên trẻ thay v́ ḥ hét cổ động đội banh như những người xung quanh , cậu ta hô to " HCM muôn năm " . Các Bác " HO" đứng hết dậy , một người bảo cậu kia " Đây là nơi của người Việt Quốc Gia Tỵ Nạn CS , cậu không được nói câu này " . Cậu kia nh́n quanh , thấy những người khác không nhúc nhích , chỉ 4, 5 ông già lụ khụ này đứng lên thôi , cậu ta xừng xộ " Đây là xứ tự do , tôi muốn nói ǵ th́ nói " . Mấy ông " HO" vẫn nhỏ nhẹ " Cậu muốn th́ về VN mà hành xử quyền tự do đó của cậu , c̣n ở đây th́ không được " . Nghe xong , cậu ta ra giữa tiệm hét lớn " CHM muôn năm " . Trong tích tắc , các thanh niên trẻ trong tiệm đứng lên vây quanh cậu ta , một thanh niên hất ly nước trà lạnh vào mặt cậu kia và bảo " Các Bác kia đă nói chuyện lịch sự với anh , mà anh c̣n làm tới . Anh có nghĩ là anh có thể an toàn ra khỏi tiệm này nếu chúng rôi ra tay ?" . Khi ấy , cậu kia mới lủi nhanh ra khỏi tiệm , đi mất .

    Nghe xong câu chuyện , tôi có ư trách Ngọc Ân trong đầu " Là một phóng viên , sao cô không lấy phone tay ra thu cảnh đó làm tài liệu cho bà con nh́n mặt kẻ mà XNV Bùi Bảo Trúc gọi là "Một thái độ khiêu khích ngu xuẩn "
    Last edited by Tigon; 01-07-2014 at 11:17 AM.

  10. #1510
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    July 1st, 2014

    Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Tŕ sang gặp các lănh đạo Việt Nam nhằm mục đích ǵ?

    Sau hơn 1 tháng xảy ra sự kiện dàn khoan Hải Dương 981 hoạt động ở vùng biển của Việt Nam đă gây ra phản ứng mạnh mẽ phản đối hành vi xâm phạm chủ quyền của Việt Nam từ Trung Quốc. Lănh đạo cấp cao Việt Nam đứng đầu là ông Nguyễn Phú Trọng chủ trương phản đối Trung Quốc nhưng không làm tổn hại quan hệ hữu nghị 2 nước Trung Việt và cử sứ thần đàm phán với Trung Quốc trên 30 lần (theo thông báo của BNG Việt Nam – cấp cao nhất là Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng ngoại giao Phạm B́nh Minh).

    Kết quả Trung Quốc chỉ đáp lại Việt Nam không được quấy rối hoạt động của Trung Quốc, chủ quyền biển Đông, Hoàng Sa của Trung Quốc là không bàn căi. Nếu Việt Nam cố t́nh quấy rối Trung Quốc th́ Việt Nam phải gánh chịu hậu quả. Tập Cận B́nh người đứng đầu Trung Quốc cũng đă nói thẳng với PCTN Nguyễn Thị Doan khi tham dự hội nghị ở Thượng Hải rằng Trung Quốc thấy không cần có cuộc gặp cấp cao 2 nước, có gặp đ/c Phú Trọng cũng không giải quyết được ǵ. Việt Nam cần chấm dứt quấy rối Trung Quốc, điều đó có nghĩa là cánh cửa thương lượng ở cấp cao 2 nước để giải quyết sự kiện Hải Dương 981 đă đóng cửa.

    Sự thật diễn ra là việc Việt Nam lên án không có ảnh hưởng ǵ tới hoạt động của Trung Quốc. Dàn khoan Hải Dương 981 sau hơn 1 tháng đă khoan được 2 mũi cắm vào ḷng đất thuộc lănh thổ của Việt Nam – điều này ai cũng thấy cả rồi. Khoan xong 2 mũi, 981 di chuyển để tránh băo th́ Trung Quốc cử Trưởng ban đối ngoại gặp Hoàng B́nh Quân – Trưởng ban đối ngoại TW của Việt Nam – các thông tin được tiết lộ chủ yếu phía Trung Quốc vẫn giữ nguyên luận điệu của BNG Trung Quốc là đe doạ, yêu cầu Việt Nam chấm dứt quấy rối Trung Quốc và đưa ra chỉ trích phản ứng của Việt Nam đă phá vỡ quan hệ hữu nghị với Trung Quốc, người bị Trung Quốc chỉ trích đích danh là ông Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng v́ đă có những bài phát biểu mạnh mẽ lên án Trung Quốc và vạch trần sự thật của các chữ “tốt” cấp cao hai nước đă tặng nhau.

    Tiếp theo Trung Quốc cử Dương Khiết Tŕ, Bộ trưởng NG sang Việt Nam và đă được các nhà lănh đạo cấp cao của Việt Nam tiếp và có cuộc hội đàm với PTT Phạm B́nh Minh. Đây được coi là lănh đạo cao nhất của phía Trung Quốc sang Việt Nam vào lúc quan hệ 2 nước đang căng thẳng do Trung Quốc xâm phạm chủ quyền Việt Nam. Sau cuộc gặp này, các phương tiện thông tin đại chúng của Việt Nam đă đưa tin về sự trao đổi “thẳng thắn” ư kiến của các nhà lănh đạo Việt Nam. Tuy nhiên quan sát kỹ th́ lại chưa đưa nội dung Dương Khiết Tŕ nói ǵ với các nhà lănh đạo Việt Nam – điều đó khiến cho dư luận trong và ngoài nước đặt ra nhiều câu hỏi – Tuy có nhiều nhận xét khác nhau nhưng đều thống nhất chuyến đi của Dương Khiết Tŕ sang Việt Nam lần này mang nhiều tiêu cực hơn tích cực – với động cơ và mục đích rất thâm hiểm, tạm phân tích là:

    Một là, củng cố (trấn an) cho 1 số lănh đạo cấp cao của Việt Nam lệ thuộc Trung Quốc như Nguyễn Phú Trọng, Phùng Quang Thanh, Đinh Thế Huynh, Phạm Quang Nghị rằng Trung Quốc luôn đứng sau họ, nhưng họ phải kiềm chế được các phản ứng đối với Trung Quốc.

    Hai là, chia rẽ lănh đạo cấp cao của Việt Nam, Trung Quốc hiểu rất sâu t́nh h́nh nội bộ Việt Nam, vừa qua báo chí Trung Quốc thông tin, Trưởng ban đối ngoại TW của Trung Quốc khi gặp ông Hoàng B́nh Quân đă chỉ trích mạnh mẽ sự phản ứng của Việt Nam. Đặc biệt là chĩa vào ông Nguyễn Tấn Dũng, cho rằng các phát biểu của Thủ tướng Việt Nam đă phá vỡ quan hệ 2 nước Trung-Việt.

    Ba là, tiếp tục đe doạ và trói các nhà lănh đạo Việt Nam vào 4 tốt, 16 chữ vàng, và đưa ra cho các nhà lănh đạo Việt Nam một số nguyên tắc mới “4 không” là: không được quấy rối Trung Quốc, Hoàng Sa là của Trung Quốc không bàn căi, xung đột biển Đông do lănh đạo 2 nước bàn với nhau; Việt Nam không được kiện ra toà án quốc tế; không được lôi kéo các nước vào câu chuyện này, không để Mỹ và phương Tây lợi dụng diễn biến hoà b́nh phá hoại 2 nước. Nếu Việt Nam vi phạm nguyên tắc đó th́ Việt Nam sẽ chịu hậu quả.

    Bốn là, chia rẽ và phá hoại, ngăn chặn sự ủng hộ của các nước về các biện pháp bảo vệ chủ quyền lănh thổ của Việt Nam bằng việc tạo ra những tín hiệu để các nước cảm nhận giữa Việt Nam và Trung Quốc đă đi đêm với nhau mà nản ḷng.

    Qua quan sát các hoạt động của các nhà lănh đạo cấp cao của Việt Nam cho thấy sau chuyến đi của Dương Khiết Tŕ th́ sự lên tiếng phản đối Trung Quốc có sự hạ giọng hơn. Nguyên nhân, theo các nguồn tin cho biết vừa qua ông Nguyễn Phú Trọng đă có chỉ đạo nội bộ đấu tranh với Trung Quốc phải mềm mỏng, không làm tổn hại tới 4 tốt và 16 chữ vàng- hạn chế đưa tin, không được để Trung Quốc mất ḷng. Tiếp tục cử đoàn đám phán với Trung Quốc, chưa cần thiết phải khởi kiện. Ông Tổng Bí thư c̣n đưa ra lời cảnh cáo những đơn vị và cá nhân có phản ứng làm Trung Quốc phật ư. Đáng lưu ư c̣n có rỉ tai trong nội bộ rằng Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bị Bộ Chính trị phê b́nh v́ đă lên án Trung Quốc quá mạnh mẽ. Ông Chủ tịch nước cũng nhân chuyện này mà lên tiếng trước bàn dân thiên hạ. Ông đă khôn khéo gọi TTXVN đến phỏng vấn, ông tỏ ra là một người có lập trường cứng rắn bảo vệ chủ quyền của đất nước, phản đối Trung Quốc-rồi ông chỉ đạo đài truyền h́nh lấy ư kiến người dân ca ngợi bài phát biểu của ông, nhưng ông lại không cân nhắc kỹ bài phát biểu của ḿnh là nhắc lại lời của tiền nhân, đại ư là nếu có vấn để ǵ làm đại quốc phật ư th́ phải cử sứ thần sang đại quốc tâu bẩm cho tường tận. Rốt cuộc CTN Trương Tấn Sang vẫn phải tuân thủ nguyên tắc của Dương Khiết Tŕ đă đặt ra là việc của 2 nước do 2 nước bàn với nhau, qua đó cho thấy Trương Tấn Sang cũng không thoát được định mệnh lịch sử – thắng hay hoà cũng phải cầu kiến, cống nạp cho đại quốc. Đại quốc quyết định vận mệnh của chư hầu.

    Nắm được động thái này mấy ngày cuối tháng 6, Trung Quốc hoạt động hung hăn hẳn lên, họ lại kéo thêm dàn khoan vào vùng biển nước ta, khoan mũi thứ 3- các tàu chấp pháp, kiểm ngư của Trung Quốc hung hăng hơn nhiều, đâm thẳng vào các tàu kiểm ngư của Việt Nam làm hư hỏng nhiều chiếc, tin trong và ngoài nước đă đưa đầy đủ về các hành động bạo ngược của Trung Quốc, có điều là Việt Nam cứ phản đối c̣n Trung Quốc cứ hành động, Phép thử 981 đă đo được phản ứng của Việt Nam, đă không gây được trở ngại ǵ cho hoạt động chiếm biển Đông của Trung Quốc. Những ǵ Trung Quốc tuyên bố chủ quyền ở biển Đông họ sẽ thực hiện quyết liệt vào những năm tới, bao gồm khai thác tài nguyên, xây dựng cơ sở hạ tầng trên các đảo để khẳng định lănh thổ của họ. Khi họ hoàn thành các mục tiêu th́ có làm ǵ cũng đă muộn, phải chấp nhận thực tế.

    Thế là đă rơ, Trung Quốc đă thắng, thắng ngay từ trong nội bộ của Việt Nam- những kẻ lănh đạo bị Trung Quốc thuần phục trước mắt đă làm được một điều Trung Quốc vừa ư – là mềm mỏng để giữ đại cục, không cần quốc tế ủng hộ để chống diễn biến hoà b́nh. Hành động như thế chả khác ǵ dâng biển Đông cho Trung Quốc để được t́nh hữu nghị mong manh.

    Diễn biến âm mưu của độc chiếm biển Đông của Trung Quốc th́ dàn lănh đạo Bộ Chính trị đều đă biết cả! Vậy v́ cái ǵ và do ai khiến mà họ không đưa ra được biện pháp ǵ để ngăn chặn mưu đồ Trung Quốc ngoài mềm mỏng đấu tranh ngoại giao??? Các nhà phân tích đặt câu hỏi, liệu có Hoàng Văn Hoan thứ 2 trong nội bộ cấp cao của Việt Nam không? Rất có thể, nhưng trước tiên phải xét tới yếu tố người đứng đầu Đảng này không đủ tầm lănh đạo đất nước, họ mê muội không thoát ra được những quan niệm cũ lỗi thời, rơi vào trạng thái bung biêng (mất tự chủ) bạn-thù không rơ, họ bị một đám cơ hội chỉ lối làm những điều thân Trung Quốc, có hại cho đất nước-đắm ch́m vào các biện pháp gây mâu thuẫn nội bộ, sợ Trung Quốc mà không nh́n thấy nguy cơ đe doạ đất nước là ǵ và từ đâu.

    Mọi người dân hiện nay đều nhận thức rơ ai là người tâm huyết v́ đất nước, ai là người làm hai đất nước – người dân c̣n như vậy c̣n họ với tư cách là người lănh đạo không có lư ǵ lại không nhận thức được điều đó, họ đă cố t́nh lờ đi sự thật. V́ vậy, mong rằng những người tâm huyết với đất nước trong giới lănh đạo phải thoát ra khỏi các nghị quyết không hợp ḷng dân – làm cho những người mê muội có cơ hội hiểu được họ không đủ năng lực lănh đạo đất nước vào lúc này. Nếu họ cứ cố bám vào chức vụ ho đang nắm giữ th́ việc đối phó với Trung Quốc xâm chiếm biển Đông sẽ gặp nhiều khó khăn trở ngại, nội bộ sẽ bất yên.

    Khó khăn lớn nhất trong việc đối phó với Trung Quốc xâm chiếm biển Đông là nhận thức về mưu đồ của Trung Quốc. Chuyến đi của Dương Khiết Tŕ tới Việt Nam vừa qua và những ǵ diễn ra sau đó không phải mang đến những giải pháp tích cực giữa hai nước về biển Đông, nó chứa đựng một mưu đồ nham hiểm, vừa trấn an, vừa đe doạ, tạo các yếu tố mâu thuẫn nội bộ, chia rẽ quan hệ quốc tế, tạo ra tâm trạng bung biêng, mơ hồ do dự trong hệ thống lănh đạo Việt Nam và gây sự hoài nghi cho các nước để họ nản chí ủng hộ Việt Nam, để rồi bị cô lập, ngồi nh́n Trung Quốc ngang nhiên xâm chiếm biển Đông của nước ta./.

    Một cán bộ Viện Nghiên cứu Quốc tế (xin được phép giấu tên)

    Tác giả gửi Quê Choa

    http://www.basam.info/2014/07/01/240...i/#more-133133

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 3 users browsing this thread. (0 members and 3 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 3
    Last Post: 27-11-2012, 06:59 AM
  2. Replies: 5
    Last Post: 13-06-2012, 11:28 AM
  3. Replies: 1
    Last Post: 19-03-2012, 02:54 AM
  4. Replies: 41
    Last Post: 11-08-2011, 08:48 PM
  5. Replies: 0
    Last Post: 21-07-2011, 04:28 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •