Page 16 of 17 FirstFirst ... 6121314151617 LastLast
Results 151 to 160 of 163

Thread: Chuyện Bên nhà VN

  1. #151
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Chuyện Phạm Duy và chuyện Tết ở Việt Nam

    - Văn Quang



    Viết th́ thừa, không viết th́ thiếu. Đó là chuyện nhạc sĩ Phạm Duy vừa ra đi và chuyện Tết nhất ở Việt Nam. Bởi cả hai thứ chuyện này đă có nhiều người tường thuật rồi. Bài nào cũng dài thọng. Đọc trên net và được bạn bè “năm châu bốn biển” gửi cho, mệt nghỉ. Ấy thế nhưng mấy ông viết chuyện hằng ngày hằng tuần, cộng tác thường xuyên với các báo đều... tự ư thức được phải “mùa nào thức nấy”. Những chuyện “đại sự” không thể bỏ qua. Thế nên tôi cũng có bổn phận phải hầu chuyện với bạn đọc về hai cái thứ chuyện “đại sự” này, chưa nói đến việc các ông chủ bút mấy tờ báo nhắc khéo: “Chắc kỳ sau anh viết bài về Tết Việt Nam nhỉ? Có ông c̣n hỏi khéo hơn: “Ông Phạm Duy từ trần ở Việt Nam, trong ṭa soạn, anh là người gần nhất, chắc anh biết nhiều”. Ông nào cũng đúng cả.

    Tôi phân vân v́ kỳ trước tôi đă hứa với độc giả sau bài “văn hóa ḥa cả làng” sẽ bàn tiếp về các thứ văn hóa khác đang khiến dư luận nổi sóng. Nhưng có đến hai ông chủ bút nhắc khéo tôi về đề tài Tết và Phạm Duy, nên tôi đành tạm ngưng chuyện văn hóa lại, ra giêng ngày rộng tháng dài tha hồ bàn chuyện văn hóa linh tinh. Xin nói “chuyện xưa” về anh Phạm Duy trước.





    Phạm Duy – Thái Hằng hàng xóm của tôi

    Thưa bạn đọc, đó là tiêu đề trong một bài tôi viết trong tờ đặc san “Văn” xuất bản tại Cali vào năm 2002. Năm đó, anh Nguyễn Xuân Hoàng phụ trách tờ báo này. Anh ra số đặc biệt về Phạm Duy, hồi đó nhạc sĩ Phạm Duy c̣n ở Mỹ, chưa về “định cư” tại Việt Nam. Anh Nguyễn Xuân Hoàng gửi mail giục tôi viết bài về Phạm Duy. Lần thứ nhất, tôi trả lời là: “Có ǵ để viết về ông ấy đâu, nhiều người viết quá rồi, tôi không chen chân vào lănh vực âm nhạc. Cái ǵ biết th́ thưa thốt, không biết dựa cột mà nghe”. Nhưng hai lần sau, anh Hoàng nói là viết về bất cứ mặt nào cũng được, anh Hoàng “gáy” tôi: anh là hàng xóm của anh Phạm Duy mà. Tôi tóm được cái ư chính, một anh hàng xóm viết về anh hàng xóm, cũng được đấy chứ. Tôi bèn viết rất sơ lược về anh Phạm Duy, dồn tâm ư viết về chị Thái Hằng (chắc độc giả thừa biết đó là phu nhân Phạm Duy). Gia đ́nh chúng tôi ở rất gần nhau trong cái cư xá gọi là Chu Mạnh Trinh, gần ngă tư Phú Nhuận. Thật ra, cái ngơ đó không có tên, nó nằm ở số 215 đường Chi Lăng (nay là Phan Đăng Lưu). Bởi ngơ nằm ngay sau trường học Chu Mạnh Trinh nên lâu ngày nó thành tên chứ có ai đặt tên cho cái ngơ đó đâu. Và một sự thật nữa là cái cư xá đó do ngân hàng xây dựng nên thoạt tiên người ta gọi là “Cư xá nhà băng”, măi sau này nhiều gia đ́nh thuộc giới văn nghệ Sài G̣n đến mua nhà ở, nên người ta mới thay tên là Cư xá Chu Mạnh Trinh cho khỏi lẫn với mấy cư xá nhà băng khác trong thành phố.

    Sơ lược tôi c̣n nhớ những gia đ́nh đă từng ở đó, sau này có thể đă dọn đi nơi khác. Từ ngoài đường lớn vào là nhà các ông Nguyễn Mạnh Côn, Năm Châu, Dương Thiệu Tước - Minh Trang - Quỳnh Giao, Phạm Duy, Đỗ Tiến Đức, Hoàng Anh Tuấn, Anh Ngọc, Mộc Lan, Hoàng Nguyên, Hồ Anh, Duyên Anh, Thẩm Thúy Hằng, Trịnh Viết Thành, Linh Lan...

    Nhà tôi ở ngay mặt đường ngơ vào, cách nhà anh Phạm Duy không quá 50 mét. Nhưng rất ít khi sang nhà nhau. Lư do giản dị, tôi và Thanh Nam, Mai Thảo là bạn khá thân của anh Phạm Đ́nh Chương. Sau “vụ Khánh Ngọc”, chúng tôi rất ít tiếp xúc với anh Phạm Duy. Suốt thời gian tôi làm ở Đài Phát Thanh Quân Đội, anh Phạm Duy có một chương tŕnh nhạc trong Đài này, hằng tuần gặp nhau ở Đài, chúng tôi không có th́ giờ nói chuyện nhiều. Ở đây tôi nhắc lại một đoạn trong bài tôi đă viết 10 năm trước:



    Lần duy nhất sang nhà Phạm Duy

    “Tôi chỉ sang nhà anh duy nhất một lần vào cuối năm 1974, anh mua được mảnh đất khá rộng, bán căn nhà cũ cho ông Nguyễn Mạnh Côn. Anh dọn vào ở cuối ngơ, xây căn nhà mới khá lớn. Chị Thái Hằng đi qua nhà tôi, nhắc: “Anh rủ bạn bè qua nhà tôi chơi. Nhà tôi đang làm một chỗ cho các anh chơi ở ngoài vườn, thơ mộng lắm”. Tôi sang nhà anh Phạm Duy khi khu vườn vừa được trang trí rầt hữu t́nh. Những ḥn giả sơn, những hàng cây, bể nước lớn, những ḥn đá tảng rải rác đây đó... Đúng là nơi dưỡng già thật tuyệt. Nhưng “cảnh quan” đó chưa hoàn chỉnh th́ ngày 30-4-75 tới, anh phải rời xa. (Xin chú thích thêm là sau này khi anh về Việt Nam sống cũng không “đ̣i” lại được. Một lần tôi hỏi, anh chỉ nói “quên chuyện đó đi, ông ơi”. Coi như huề cả làng).



    Tính cách của nữ danh ca Thái Hằng

    “Tôi có nhận xét rất thành thật là nếu ở con người anh Phạm Duy luôn luôn hiện diện hai chữ nghệ sĩ lớn như cây đại thụ th́ ở chị Thái Hằng trong xóm tôi, chị là người rất b́nh dị. Chưa bao giờ chị chứng tỏ ḿnh là “một cái ǵ”, ít ra cũng là vợ một nhạc sĩ có tên tuổi. Nói khác đi, chị không phải là bà Phạm Duy nổi tiếng và cũng chẳng phải là một nữ danh ca thượng thặng trong ban hợp ca Thăng Long. Gia đ́nh chị là một gia đ́nh nghệ sĩ danh tiếng với Phạm Đ́nh Chương, Thái Thanh, Hoài Trung và những anh em như Phạm Đ́nh Sĩ, Kiều Hạnh, Mai Hương...

    Chị sống chan ḥa như một người chị mẫu mực, hiền hậu. Đối với mọi người trong xóm, chị hết sức b́nh dị, không se sua, không làm dáng. Mỗi buổi sáng, quần ta, áo cánh xách giỏ đi chợ như mọi bà nội trợ b́nh thường khác. Chị thân thiện chân thành chứ không phải sự “nhún ḿnh” để che giấu một thứ hào quang sau gáy.

    Suốt hơn 10 năm, sống gần gia đ́nh chị, từ khi Duy Quang, Duy Cường, Duy Minh c̣n rất nhỏ cho tới khi các cháu lớn lên, tôi chưa hề thấy chị to tiếng với bất cứ cháu nào và chị cũng chưa từng làm mất ḷng ai trong xóm. Sự khoan ḥa dung dị của chị có thể là một tấm gương lớn cho nữ giới.

    Trong những ngày sau này, có vụ tai tiếng ở nước Mỹ giữa ông Clinton và cô thư kư nhà trắng, thái độ khôn ngoan của bà Hillary Rodham Clinton khiến nhiếu người nể phục. Khi có chuyện t́nh lỉnh kỉnh của anh Phạm Duy, các báo ở Sài G̣n khai thác tối đa. Thái độ điềm đạm của chị Thái Hằng c̣n đáng khâm phục hơn. Các phóng viên cố khai thác ở chị một vài chi tiết nhưng chị chỉ có một câu trả lời: “Tôi rất tin tưởng ở chồng tôi”. Thế là hết, chẳng anh nào khai thác được ǵ ở chị, nhờ vậy dư luận cũng xẹp dần. Sau này chị cũng không xuất hiện cùng chồng con ở những cuộc vui, những đại hội.

    Cái bóng cực kỳ thầm lặng đó làm nên tính cách lớn của chị Thái Hằng. Từ trong đáy sâu tâm tư tôi, chị măi măi là một nữ nghệ sĩ rất xứng đáng được kính trọng”.



    Phạm Duy trên đường đến đoàn tụ cùng Thái Hằng

    Thưa bạn đọc, đó là những ǵ tôi đă viết 10 năm trước. Và bây giờ, năm 2013, anh Phạm Duy từ trần, tôi cũng được một ông chủ báo nhắc: “Viết bài về Phạm Duy đi ông”. Tôi cũng trả lời như 10 năm trước: “Chẳng có ǵ để viết về ông ấy cả. Nhiều người viết quá rồi. Tôi chỉ xin nhắc đến chị Thái Hằng. Tôi nghĩ đó là một lẽ công bằng và ít người viết”.

    Sau một ngày anh mất, sáng 28-1-2013 tôi và anh Nguyễn Quốc Thái cùng Quốc Anh, phóng viên báo Tuổi Trẻ, mang một trong những ṿng hoa đầu tiên đến tiễn đưa anh. Một mái che như cái rạp dựng ngay trên ngơ trước cửa ngôi nhà nhỏ của anh. Lúc đó tôi chỉ thấy vài người quen mặt như ông Nguyễn Ánh Chín, Phạm Thiên Thư, Lưu Trọng Văn, Nguyễn Thiện Cơ, Nguyễn Khắc Nhân, vợ chồng nữ ca sĩ Ánh Tuyết...

    Sau lễ nhập quan vào 9g sáng, chúng tôi chia buồn cùng tang quyến, đứng trước bàn thờ thắp nén nhang vĩnh biệt anh. Riêng tôi, chỉ cầu xin anh trên đường đi gặp chị Thái Hằng mang tấm ḷng kính trọng của người cùng xóm đến với chị, anh chị măi măi bên nhau như những ngày c̣n ở cư xá Chu Mạnh Trinh.



    Những ngày cận Tết

    Sang đến chuyện Tết đang đến gần, trong những ngày này, bất cứ một gia đ́nh nào ở Việt Nam cũng nói đến cái Tết đang gần kề, từ ông nhà giàu đến anh rách tả tơi cũng nói chuyện Tết. Mỗi anh nói theo cách của ḿnh. Anh nghèo càng nghèo, càng lo chạy tiền ăn Tết, thậm chí sợ Tết. Anh giàu lại vẫn đi tậu những “đặc sản” tô điểm cho cái vẻ “đại gia” của ḿnh. Tuy thế năm may nhiều đại gia vỡ mặt v́ suy thoái, nhưng dù “vỡ mặt cũng c̣n cái mũi”, vẫn phải làm ra vẻ “đẳng cấp” để che cái túi rỗng. Ngoại trừ những ông “sụm bà chè” không đứng dậy nổi nữa v́ bị con nợ đến tận nhà bao vây, có ông trốn luôn ngay từ đầu tháng Chạp.


    Nhưng nổi bật nhất là rất nhiều công nhân bị nợ lương từ 1 tháng đến vài tháng, suốt ngày long đong đi kiếm chủ công ty. Họ khổ hơn là những anh chị làm ở ngân hàng, ở những công ty xí nghiệp to đùng không được thưởng Tết hoặc không có lương tháng 13. Những khoản tiền này không có trong hợp đồng lao động và cũng không có trong luật, nên các ông chủ toàn quyền quyết định. Cho nên có những công ty thưởng Tết “không giống ai”. Như công ty sản xuất hương, tặng công nhân mỗi người vài bó hương (nhang) với lư luận nhà nào chẳng cần hương ngày Tết. Một công ty may ở Hà Nội tặng nhân viên mỗi người 70 cái quần đùi (quần lót đàn ông) là thứ hàng bán ế. Thậm chí có công ty c̣n thưởng Tết cho nhân viên bằng... gạch xây dựng... Đúng là kiểu thưởng chỉ có ở Việt Nam.



    Những cảnh chờ tàu xe từ “muôn năm cũ” vẫn tái diễn

    Vế quê ăn Tết luôn là mối lo của những anh chị công nhân từ miền Bắc, miền Trung vào miền Nam làm ăn. Dường như chẳng có mối bận tâm nào của người miền Nam ra Bắc kiếm ăn, con số này quá ít, hầu như chỉ có vài ông công chức, vài ông giám đốc gặp thời đang phất mới ra Bắc “lănh nhiệm vụ” mà thôi. C̣n hầu hết là những ông công chức bự từ miền Bắc vào miền Nam lănh nhiệm vụ quan trọng. Những ông này ở đây lâu năm, có nhà cửa vợ con xe pháo đề huề nên đôi khi cũng chẳng cần “về quê ăn Tết” nữa. Mà có về th́ máy bay đi cái vèo là tới. Lo ǵ cái vặt.

    Với người lao động, t́nh trạng vẫn như cũ bao năm rồi. Nhà tàu nói “cải tiến”, khách kêu “cải lùi”! Trong khi hai bên liên quan chính năm nào cũng như dàn trận đấu với nhau, “c̣ vé” ở giữa hưởng lợi lớn từ nguồn vô biên là túi tiền của khách.

    Vài năm nay công nghệ thông tin lên ngôi nên vé tàu được đặt qua mạng internet. Nhưng khách chờ dài người từ chập tối đến đêm, có người chờ 3 ngày liền mạch vẫn nghẽn đến “sập mạng”, không thể chen vào ghi tên được. Cái nền văn minh ấy coi như tắc tịt. Lại nhào đến nhà ga mua vé. Lại ngày đêm nằm vạ nằm vật chờ đợi mua được tấm vé. Nhưng ra chợ đen th́ bao nhiêu cũng có, đi Đà Nẵng hay Hà Nội đều đầy đủ.

    Có hàng ngàn lời kêu ca gửi đến các báo. Bạn chỉ cần đọc vài ư kiến của người đi mua vé tàu cũng đủ biết họ bị hành như thế nào:

    - Bạn Thế: thepearltb@gmail.com muốn gào lên:

    “Tức muốn chết! Ngồi đặt vé cả sáng không được, chạy ra ga Sài G̣n đă thấy 1 đám người kêu ơi ới: “Em ơi, vé về Tết không”. Sau đó là tiến hành giao dịch: 200k 1 vé hẹn vài hôm sẽ có vé. Và tổng thiệt hại cho 1 vé là 1 triệu + 200k nữa @@. Chả hiểu bao giờ mới được như các hăng hàng không nữa? Chung quy vẫn khổ dân!”



    - Bạn Mai Thùy Giang có địa chỉ giangthuy@gmail.com viết:

    “Không thể chấp nhận được cách làm việc của ngành Đường Sắt Việt Nam (ĐSVN). Đừng đổ lỗi cho nghẽn mạng mà hăy xem lại nội bộ ngành đường sắt như thế nào. Tôi nghĩ, mỗi một mùa Tết chắc mỗi nhân viên liên quan cũng kiếm được chiếc xe hơi nhờ ôm vé đẩy ra chợ đen và các đại lư... Vậy th́ lấy đâu ra vé cho người dân mua nữa?...

    Thật buồn!”



    - Bạn Hùng: vu.dinh.hung.234@gma il.com than thở:

    “Vậy mà năm nào các ông nhà tàu cũng kêu ầm lên: Chúng tôi đă cải thiện tốc độ đường truyền, mọi người có thể yên tâm... Năm nào cũng cải thiện, năm nào cũng nghẽn, vậy mà chả rút được tí kinh nghiệm nào th́ chả hiểu các ông lập kế hoạch, vạch hướng đi thế nào nữa? Mà năm nào cũng tái diễn, sao không thấy mấy ông quản lư cấp trên nữa nói ǵ nhỉ? Hay cũng lại nói đă vạch kế hoạch rồi và phải làm từng bước một?”



    Quá nhiều lời thở than với bao giọt nước mắt ngắn dài, những giọt mồ hôi cay xé mắt... ẩn chứa trong đó. Vậy mà h́nh như chưa bao giờ động được tới con tim, khối óc của những ai có khả năng và cả trách nhiệm phải thay đổi t́nh thế?



    Những người nông dân cần cù lo đói ngày Tết

    Những năm gần đây, nền kinh tế suy thoái, đồng tiền trở nên mất giá, đồ ăn thức uống cái ǵ cũng cao nên việc bỏ tiền ra thuê người dọn nhà hay giúp việc những ngày cuối năm cũng không c̣n nhiều như trước. Nhiều khi người ta tự tay làm, chỉ những việc quá khó nhọc hay cần thiết phải thuê th́ người ta mới thuê.

    Gần Tết là lúc công việc đồng áng cũng khép lại, lao động tự do từ các huyện kéo lên thành phố càng đông, người th́ đông mà việc th́ ít, kéo theo mức giá trả cho nhân công cũng bèo bọt. Mỗi ngày chỉ khoảng 70-80.000đ VN, may mắn lắm cũng chỉ 100.000đ/ngày.

    Nếu như những năm trước, gần Tết là dịp để người lao động tự do kiếm được “đồng ra đồng vào” hơn, công việc cũng nhiều hơn th́ năm nay việc cũng ít mà giá trả cũng thấp, thành ra “nghề đứng đường đợi Tết” những ngày cuối năm lại càng trở nên ảm đạm. Trên những góc đường không khó để bắt gặp từng nhóm “cửu vạn” vật vờ, co ro chờ việc.

    Anh Hải, một người lao động bốc vác tâm sự: “Vào thời điểm này các năm về trước, ngày nào tôi cũng có vài mối, không đi dọn nhà th́ cũng bốc vác ǵ đó. Từ năm ngoái đến nay th́ ít hẳn, chẳng có việc. Giờ đây kinh tế suy thoái, giá cả leo thang nên có sửa sang nhỏ hay dọn dẹp ǵ th́ họ toàn làm lấy, cái ǵ vất vả lắm th́ họ mới thuê. Ban ngày tôi cứ ra đây ngồi chán chê, rồi lại lang thang ra các ngă tư t́m việc mà cũng chẳng ai thuê, Tết nhất đến nơi rồi, ngồi không thế này như ngồi trên đống lửa. Cuối năm mà công việc c̣n không có th́ ra giêng chỉ có mà đói”.

    Chứng kiến những cảnh vật vờ, co ro trong giá lạnh của những người nông dân cần cù vào những ngày tháng cuối năm mới thấu hiểu phần nào sự khốn khổ của họ. Tết đang tới gần và cũng như hết thảy những người “t́m Tết” nơi đô thị vẫn đứng co ro t́m cái Tết đạm bạc nhất cũng không xong!



    Dân nhà giàu vẫn chơi sang

    Thế nhưng có một thành phần ngược hẳn. Thời kỳ băo giá có thể khiến bạn nghĩ rằng các đại gia sẽ “ngại” mở ví tiền sắm những món đồ chơi Tết đắt đỏ. Tuy nhiên, đến làng đào Nhật Tân, chợ hoa Quảng Bá của Hà Nội những ngày này, chứng kiến nhịp mua bán đào, lan giá “khủng” vô cùng sôi động, chắc chắn bạn sẽ hết hồn.

    Vườn đào của ông Lê Hàm có khoảng 60-70 gốc đào Thất Thốn. Năm nay, mặc dù kinh tế khó khăn, nhưng giá đào Thất Thốn dường như vẫn chẳng hề bị ảnh hưởng. Những cây Thất Thốn nhỏ nhất cũng có giá trên dưới chục triệu đồng. Cây đào Thất Thốn đẹp nhất trong vườn nhà ông Lê Hàm đă được khách đặt giá 70 triệu đồng, chờ đến ngày Táo Quân tới chở về.

    Theo chân một vài đại gia đi sắm đào ở Nhật Tân, có thể thấy giá của những gốc đào bích đẹp có thể được “hét” từ 18-30 triệu đồng một cây. Giá thuê và mua chỉ chênh nhau khoảng 3 triệu đồng. Trong khi đó, giá của cành đào rừng “quư” nhất chợ Quảng Bá đang được ghi nhận ở mức 20 triệu đồng.

    Bên cạnh đó, lan hồ điệp cũng rất bền, có thể chơi lâu tới hơn 2 tháng. Giá các loại lan hồ điệp từ 600 đến 800 ngàn đồng một cành, cao nhất có thể cán mốc 1,5 triệu đồng/cành.

    Các cửa hàng hoa, siêu thị hoa ở Quảng An bày bán không ít những chậu lan hồ điệp có giá lên tới 20 triệu đồng, 28 triệu đồng, 35 triệu đồng, thậm chí là 65 triệu đồng!

    Giá đắt như vậy nhưng có khách mua không? Một người bán lan ở chợ Quảng An cho biết đắt mấy cũng có khách mua, giá càng đắt, dân chơi càng chứng tỏ ḿnh là loại người nào nên thị trường hoa Tết sẽ càng sôi động trong một vài ngày tới. Bên cạnh lan hồ điệp, rất nhiều đại gia Hà Nội đă liên lạc tới hỏi và đặt cọc tiền mua các loại địa lan cao cấp như giống vàng Nhật, xanh Newzealand... Giá cả của mỗi chậu lan này cũng không thể dưới chục triệu đồng.



    Thú chơi sang như Mỹ

    Ĺ x́, mừng tuổi đă trở thành việc “không thể thiếu” vào dịp Tết. Cho nên không nhiều th́ ít, cứ Tết đến, hầu hết các ông các bà lại nhờ một số người quen “đổi” ít tiền mới để ĺ x́. Gần đây ở Việt Nam nhiều người, kể cả dân tiểu thương, có cái thú chơi tiền ĺ x́ là 2 đô-la Mỹ. Ông Tứ, nhân viên của trang web liên quan đến đổi tiền, cho biết tờ 1-2 USD được người dân dùng nhiều để ĺ x́ trong dịp Tết nên có mức phí khá cao. Thậm chí để có được tờ tiền loại 2 USD in năm 1976, khách hàng phải mua với giá 160.000 đồng/tờ, hay phải mua với giá trên 450.000 đồng cho tờ in năm 1953. Tờ 2 USD in năm 1917 có giá 2 triệu đồng. Khách hàng mua số lượng nhiều mới có giá đó, c̣n mua ít giá c̣n cao hơn nữa.



    Đợi cái hài kịch ông Táo để xả hơi

    Ở đây tôi chỉ nêu vài hoàn cảnh trái ngược để bạn đọc có thể h́nh dung thấy những cảnh đời trái ngược tại Việt Nam hiện nay ra sao. Khoảng cách giữa giàu nghèo ngày càng lớn càng sâu, không thể nào san lấp được. Và tại sao lại có những người giàu khủng khiếp nhanh chóng đến thế và tầng lớp lao động, nông dân lại khốn khổ đến như vậy? Câu hỏi tưởng như rất khó trả lời mà thật ra rất dễ. Tại tham nhũng, quan liêu, xa xỉ công quỹ, pháp luật chưa nghiêm minh.

    Khi tôi viết bài này, sắp đến ngày 23 tháng Chạp, theo tập tục Việt Nam là ngày ông Táo lên chầu trời để báo cáo về công việc dưới trần thế. Báo chí Việt Nam đang quảng bá rầm rộ cho vở “đại hài kịch táo quân” với những “danh hài” sẽ ra mắt khán giả, nhưng đối với tôi, chẳng có ǵ lạ, bởi đây chỉ là dịp quả bóng được x́ hơi. Dù sao, cười được một tí cũng đỡ buồn!



    Viết từ Sài G̣n, 01/2/2013

  2. #152
    Member Lehuy's Avatar
    Join Date
    24-03-2011
    Posts
    2,560

    Cầy hương gốc Việt về quê trước Tết

    Lúc đầu đọc cái Tít bên BBC tôi nghĩ nhầm là tụi Anh phóng thích 2 Việt Kiều trồng cỏ để cám ơn vụ LS Lê công Định được giảm án Quân.

    Nguy hiểm cho 2 chú cầy hương này quá., không biết là c̣n được sống qua Tết không. Đời sống sẽ không dễ dăi trong một nước lầm lẫn chữ “mộc tồn” với chữ “bảo tồn” .


    Cầy hương gốc Việt về quê trước Tết




    Hai chú cầy hương Việt Nam sinh ra tại vườn thú ở xứ Wales sẽ hồi hương với mục tiêu tăng dân số loài cầy có nguy cơ tuyệt chủng.
    Hai anh em loài cầy Owston sẽ bay từ Gatwick và về tới Hà Nội lúc 6:15 ngày 9/2/2013.
    Sau đó chúng sẽ được chuyển bằng đường bộ tới trung tâm bảo tồn ở Vườn Quốc gia Cúc Phương.

    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/viet..._go_home.shtml

  3. #153
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Như chuyện cổ tích của một thời đă qua


    - Chuyện kể của Đoàn Dự



    Tên hắn là Khải. Hắn học với tôi năm lớp 11 tại trường Tân Phương, G̣ Vấp. Nhà hắn ở trại định cư Cái Sắn nằm giữa hai tỉnh Long Xuyên và Rạch Giá. H́nh như bố mẹ hắn có quen với một ông trùm họ đạo ngày trước cũng ở Cái Sắn, sau lên Sài G̣n, trông coi giúp Cha sở ở nhà thờ Ngă năm B́nh Ḥa, Gia Định. Rồi hắn lên Sài G̣n, nhờ ông trùm đó xin với Cha cho ở nhờ ngoài hành lang nhà thờ, làm người kéo chuông, trông coi, quét dọn... để có chỗ ăn ở, đi học. Cha thấy hắn ngoan ngoăn, lễ phép, nhất là trước đây lại cùng họ đạo với ông trùm nên rất vui ḷng. Lúc ấy, tại Xóm Gà Gia Định có trường Tân Phương của ông Phan Ngô mới mở, dạy tới lớp Đệ Nhị (tức lớp 11 bây giờ). Cha nói với ông Phan Ngô xin cho hắn học miễn phí để chuẩn bị đi thi Tú tài I. Phần v́ trường mới mở đang cần học sinh, phần v́ nể lời Cha nên ông Phan Ngô cũng đồng ư. Ngoài ra, Cha thấy hắn ham học ngoại ngữ, giỏi tiếng Anh nên mỗi tháng cho tiền hắn học thêm Anh văn cao cấp ở Hội Việt-Mỹ đường Mạc Đĩnh Chi, Tân Định. Như vậy, ngoài việc học ở trường Tân Phương vào các buổi sáng, cứ đến buổi chiều, mỗi tuần ba lần, hắn cuốc bộ từ Gia Định lên Tân Định để học tại Hội Việt-Mỹ. Cha cũng thích ngoại ngữ, buổi tối hắn thường chỉ dẫn thêm tiếng Anh cho Cha.





    Trường hợp tôi th́ lại khác. Nhà tôi cũng nghèo, mẹ tôi làm thợ dệt nhưng tôi thi đậu hạng nh́ vào lớp Đệ Thất (lớp 6 bây giờ) trường Nguyễn Trăi nên được học bổng, mỗi tháng 300 đồng, tương đương với một chỉ vàng lúc bấy giờ, việc sách vở, học hành đỡ phải lo lắng.

    Ba năm sau, khi bắt đầu lên đến lớp Đệ Ngũ (lớp 8), tôi và hai bạn khác trong lớp rủ nhau “học nhảy”: Trường Nguyễn Trăi lúc đó chưa có cơ sở nên phải học nhờ tại trường Tiểu học Đa Kao ở số 94 đường Phan Đ́nh Phùng (bây giờ là đường Nguyễn Đ́nh Chiểu). Tất cả các lớp đều học buổi chiều, c̣n buổi sáng th́ học sinh trường Đa Kao học. Buổi sáng được nghỉ, ba đứa chúng tôi đóng học phí học lớp Đệ Tứ (lớp 9) trường Cộng Ḥa của giáo sư Phạm Văn Vận ở đường Pasteur để thi Trung học Phổ thông, nếu đậu sẽ sớm được một năm, cái đó kêu là “học nhảy”. Nhà nghèo, nên dù học thêm lớp Đệ Tứ trường tư nhưng tôi vẫn tiếp tục học lớp Đệ Ngũ trường công để được học bổng và đề pḥng nếu rớt Trung học th́ vẫn có chân trong trường công.

    Cuối năm ấy, cả ba đứa chúng tôi đều đậu Trung học, rồi thi vào lớp Đệ Tam (lớp 10) trường Hồ Ngọc Cẩn, tức lại trở lại trường công. Tôi đậu hạng 5 trong số 52 học sinh thi đậu, hơi thấp, không được học bổng v́ Bộ Quốc gia Giáo dục chỉ cho mỗi lớp có 3 người, từ hạng 1 tới hạng 3.

    Hai anh bạn yên tâm học lớp Đệ Tam tại Hồ Ngọc Cẩn, c̣n tôi, nhảy được một năm nhưng mất học bổng, tôi ân hận lắm.

    Đúng lúc ấy ông Phan Ngô mở trường Tân Phương có tới lớp Đệ Nhị (lớp 11 bây giờ – thời đó trường tư chưa trường nào có lớp Đệ Nhất, học xong lớp Đệ Nhị, đậu xong Tú tài I được quyền xin vào Đệ Nhất trường công, bắt buộc trường công phải nhận, thời ông Diệm là như thế, rất ưu tiên cho học sinh).

    Ông Phan Ngô là hiệu trưởng trường Tân Thịnh ở đường Đinh Công Tráng, Tân Định. Người em con chú con bác với ông là ông Phan Thuyết làm giám đốc. Trường dạy giỏi, nổi tiếng nên rất đông học sinh. Nhưng không hiểu hai anh em có chuyện xích mích ǵ đó nên bán trường, ông Phan Thuyết về mở trường Đạt Đức ở Phú Nhuận, c̣n ông Phan Ngô mở trường Tân Phương ở G̣ Vấp. Ông cho người phát quảng cáo, mời học sinh thi cũng gọi là học bổng vào lớp Đệ Nhị nhưng khác với học bổng của Bộ Quốc gia Giáo dục là lấy 3 người, người hạng nhất và hạng nh́ được miễn học phí, người hạng ba được giảm 50%, c̣n những người khác th́ được cứu xét, nếu nghèo sẽ được giảm. (“Học bổng” của nhà nước Việt Nam hiện nay cũng vậy, chỉ được miễn hay giảm học phí chứ không có tiền. Sinh viên học giỏi mà nghèo th́ có thể vay, tối đa mỗi tam cá nguyệt được 400 ngàn đồng tức khoảng 20 đô-la Mỹ, một năm được 1.6 triệu, tức 80 đô-la, sau khi tốt nghiệp, đi làm sẽ phải trả lại).

    Học sinh thi khá đông. Tôi lại đậu hạng nh́ nên được miễn học phí.

    Vào học lớp Đệ Nhị trường Tân Phương, tôi quen với hắn rồi dần dần hai đứa trở thành thân thiết với nhau.

    Tôi chưa từng thấy một người bạn nào nghèo như vậy. Ngày nào đi học hắn cũng mặc một bộ đồ duy nhất: chiếc áo sơ mi cũ màu cháo ḷng có hai miếng vá, một miếng ở lưng, một miếng ở vai; chiếc quần ka ki cũng cũ, vá một miếng lớn ở mông. Có lẽ hắn tự vá lấy bằng chỉ đen, đường chỉ vụng về trông thô kệch chẳng ra sao cả. Chân hắn đi đôi dép Nhật ṃn vẹt, sứt mẻ, một quai màu xanh, một quai màu đỏ, cột bằng dây kẽm. Có lần tôi hỏi sao hai quai dép lại bên xanh bên đỏ? Hắn cười, hơi mắc cỡ: “Tại ḿnh nhặt được trong thùng rác ấy mà. Nó bị đứt, họ vứt đi, ḿnh kiếm được hai cái quai cột vô đi tạm chứ chẳng lẽ đi học lại đi chân không”.

    Hắn nghèo, cả lớp ai cũng biết nhưng ai cũng thông cảm, chẳng ai chê cười. Nhất là các chị, nhiều khi giấm giúi cho hắn tiền uống nước. Ngày tết, trường tổ chức cắm trại, thi đấu bóng chuyền và văn nghệ ở trong sân, mỗi lớp có một cái quầy nho nhỏ cung cấp bánh ḿ, kẹo bánh và nước ngọt cho lớp của ḿnh. Mỗi bạn trong lớp đóng mỗi người 10 đồng, hắn không có tiền, định không tham dự, các chị bàn nhau không bắt hắn đóng.

    Cuối năm ấy, lớp chúng tôi có 51 người, thi đậu ngay trong khóa 1 là 13 người, trong đó có tôi và hắn. Tỉ lệ như vậy là khá cao, bởi v́ thi tú tài thời đó rất khó, trường tư giỏi lắm cũng chỉ đậu khoảng 10% là cùng, đằng này đậu tới hơn 25%. Thầy Phan Ngô mừng lắm, thầy nói: “Trường Tân Phương là nhứt, không khác ǵ trường Tân Thịnh ngày trước”.

    Sau khi đậu xong Tú tài phần I, các bạn người Nam th́ đa số nộp đơn vào học lớp Đệ Nhất (lớp 12) trường Petrus Kư, c̣n tôi và hắn là người Bắc nên nộp đơn vào trường Chu Văn An. Tôi từ trường công lại trở lại trường công, “nhảy” được hai năm. C̣n hắn, có sự tiến bộ: ông trùm nhà thờ Ngă năm B́nh Ḥa cho hắn mượn một chiếc xe đạp cũ. Hội Phụ huynh học sinh Chu Văn An cứu xét, thấy hắn nghèo, cho hai kỳ học bổng, mỗi kỳ 500 đồng và một bộ quần áo may sẵn, hơi ngắn.

    Cuối năm ấy, đậu xong Tú tài phần II, tôi thi vào Đại học Sư Phạm c̣n hắn th́ thi vào trường Kỹ sư Phú Thọ nhưng rớt. “Cậu ngốc lắm, giá thi Sư Phạm với tớ có lẽ đă đậu, thi Kỹ sư Phú Thọ khó muốn chết, tớ không dám nghĩ đến”. “Tại tớ thi ngành Điện nên mới rớt chứ giá thi Công chánh hay Công nghệ th́ đỡ hơn”.

    Hắn rớt, đáng lẽ bị kêu đi sĩ quan Thủ Đức nhưng có người anh cũng đă ở trong quân đội nên được hoăn. “Tớ phải về Cái Sắn làm giấy tờ nộp hồ sơ hoăn dịch cậu ạ”. “Hoăn th́ được rồi nhưng làm sao có tiền đi xe?”. “Cha có cho. Cha dặn làm giấy tờ xong, nhớ lên xem người ta có cho thi vào ngành nào th́ thi chứ không lại lỡ mất một năm học”.

    Hôm lên, hắn đến nhà tôi chơi và hỏi những ngày hắn về Cái Sắn, ở Sài G̣n họ có cho thi ǵ không. Tôi nói Tổng nha Cảnh sát ra thông cáo cho thi lấy 50 người vào học khóa Biên tập viên cảnh sát, học bổng mỗi tháng cũng 1,500 đồng giống như Đại học Sư phạm và Quốc gia Hành chánh. “Biên tập viên cảnh sát là làm ǵ?”. “Tớ không rơ, họ nói cũng học 3 năm, ra làm phó quận cảnh sát”. “Được đấy, có lẽ tớ sẽ nộp đơn thi Biên tập viên cảnh sát”. Thời chúng tôi, con nhà nghèo, thi vào ngành nào th́ phải nhắm có học bổng chứ nếu học những trường không có học bổng như Y khoa, Dược khoa, Luật, Văn khoa, Khoa học v.v..., tuy không phải thi tuyển nhưng không có tiền ăn học suốt bao nhiêu năm.

    Giữa lúc hắn đang lo làm đơn thi Biên tập viên cảnh sát th́ có tin Bộ Quốc gia Giáo dục ra thông cáo, Cơ quan Văn hóa Liên Hiệp Quốc UNESCO cho hai học bổng, một thi tiếng Anh, du học tại Mỹ, một thi tiếng Pháp, du học tại Pháp hay Thuỵ Sĩ ǵ đó, tất cả mọi khoản đều do Liên Hiệp Quốc đài thọ, học tiến sĩ kinh tế, sau này sẽ ra làm cho Liên Hiệp Quốc, giúp đỡ các nước nghèo. “Cậu đă biết tin đó chưa?”. “Chưa, tớ không biết ǵ hết, nhà thờ đâu có radio mà nghe. Cậu có nộp đơn không?”. “Không, Tú tài II tớ đậu B́nh Thứ chứ đâu phải hạng B́nh như cậu. Họ bắt phải từ hạng B́nh trở lên mới được thi”.

    Thời chúng tôi, thi tú tài I hay tú tài II, kết quả thi đậu có 5 hạng gọi theo tiếng Pháp: đậu thường gọi là hạng Thứ (Passable); trên Thứ là B́nh Thứ (Assez Bien); trên B́nh Thứ là B́nh (Bien); trên B́nh là Ưu (Honorable); rồi đến Tối Ưu (Très Honorable) là hết mức, môn nào cũng phải đạt tối đa khoảng 20 điểm. Hắn đậu B́nh, cao hơn tôi một bậc. “Nộp th́ nộp vậy thôi chứ cả Anh văn lẫn Pháp văn mới lấy có hai người, khó lắm, chắc tớ không đậu được đâu”. “Biết đâu đấy, cứ nộp đơn đi, may mà giờ vinh quang đă điểm th́ bọn cắc ké nghèo mạt rệp như tụi ḿnh cũng ngon lành ra phết”. “Vậy tớ nộp đơn cả bên UNESCO lẫn bên Biên tập viên cho chắc ăn”.

    Hắn nộp đơn xong, khoảng hai tháng sau th́ dự cuộc thi của UNESCO. Hắn kể rằng, đợt thứ nhất, hơn 200 người cả Anh văn lẫn Pháp văn, thi viết, loại bớt c̣n 50 người. Đợt thứ nh́, 50 người lại loại lần nữa, c̣n lại 10 người trong đó có hắn. Rồi 5 người trong nhóm Anh văn bọn hắn vào “sát hạch” tại ṭa đại sứ Mỹ, c̣n 5 người nhóm Pháp văn th́ sát hạch tại ṭa đại sứ Pháp hay Thuỵ Sĩ, hắn không để ư.

    Hắn kể, giám khảo nhóm Anh văn của hắn gồm ba giáo sư, một ông người Mỹ, một ông người Canada, một ông người Úc hay Tân Tây Lan ǵ đó hắn không biết rơ, tất cả đều nói tiếng Anh. Họ thay đổi nhau quay hắn về t́nh h́nh kinh tế các nước trên thế giới, về vai tṛ của một nhà kinh tế học đối với các nước nghèo như ở châu Phi chẳng hạn. Cuối cùng, vị giáo sư người Úc hay Tân Tây Lan hỏi hắn quê ở đâu, cha mẹ làm nghề ǵ, từ nhỏ tới lớn sống như thế nào..., hắn nói thật rằng quê hắn ở Nam Định, di cư vào Nam năm 1954, ở trại định cư Cái Sắn thuộc tỉnh Long Xuyên, bố mẹ hắn rất nghèo, làm nghề trồng cói và dệt chiếu ở Cái Sắn, c̣n hắn th́ kéo chuông và hầu hạ trong Nhà thờ B́nh Ḥa để có chỗ ăn học. Tất cả ba vị giám khảo đều trợn tṛn mắt, không ngờ một học sinh được vào chung kết của một cuộc thi quan trọng như vậy mà gia đ́nh lại nghèo đến thế.

    “Dám cậu thắng mấy người kia nhờ cái nghèo của cậu lắm ạ! Người Tây phương họ có cái nh́n khác lắm, sẵn sàng ưu tiên cho người nghèo nếu thấy thực sự đó là người giỏi chứ không khinh bỉ người nghèo như bên Việt Nam ḿnh”.

    “Tớ cũng hy vọng như vậy. Trông nét mặt ba vị giám khảo thấy họ có vẻ có cảm t́nh với tớ lắm. Nhưng thôi, kệ, muốn đến đâu th́ đến. Tớ cam đoan với cậu thi Biên tập viên cảnh sát tớ đậu là cái chắc. Làm phó quận trưởng cảnh sát cũng bảnh ra phết!”.

    Trong khi tâm sự, hắn kể với tôi rằng bữa đi mua giấy tờ lập hồ sơ thi du học, hắn mua ở tiệm sách Thanh Trúc gần Ngă tư Phú Nhuận. Cô con gái bà chủ cỡ chừng 15 – 16 tuổi, xinh lắm và rất tốt bụng. Thấy hắn vét túi mà vẫn không đủ tiền trả, cô ta cười rồi cho luôn, không tính một đồng nào cả.

    “Cô bé cỡ 15 – 16 tuổi, vậy là cô em. Cô chị lớn hơn, khoảng 17 – 18 tuổi, mặt tṛn, cũng đẹp nhưng không xinh bằng cô em”.

    “Ủa, thế cậu cũng biết tiệm đó?”.

    “Biết chứ, tớ là dân Phú Nhuận mà, vẫn mua sách ở tiệm đó”.

    Tôi kể cho hắn nghe bà mẹ c̣n tốt hơn nữa. Hồi tôi được phần thưởng cuối năm ở trường Tân Phương, trong số các cuốn sách lănh thưởng có cuốn Triết Học Nhập Môn của tác giả ǵ tôi quên mất tên. Cuốn sách đó nghiên cứu về triết học nói chung chứ không phải sách lớp Đệ Nhất dạy về triết học để đi thi tú tài II. Tôi đem đến tiệm Thanh Trúc nhờ bà chủ đổi cho cuốn Luận Lư Học của tác giả Trần Bích Lan tức nhà thơ Nguyên Sa, giáo sư triết trường Chu Văn An. Bà coi qua cuốn sách của tôi rồi cười: “Sách người ta tặng cho các trường để phát phần thưởng thường là sách khó bán nên họ mới tặng. Tiệm tôi không bán loại này. Nhưng thôi, cậu được phần thưởng như vậy là quư, muốn đổi th́ tôi cũng đổi để cậu may mắn, năm tới thi đậu. Một vài cuốn sách chẳng đáng bao nhiêu...”. Cuốn Luận Lư Học của giáo sư Trần Bích Lan đắt hơn cuốn Triết Học Nhập Môn một chút nhưng bà chủ tiệm cũng cho luôn, không bắt trả tiền chênh lệch.

    Tôi kết luận rằng bà mẹ tốt bụng như thế nên các cô con gái cũng tốt là một chuyện thường.

    Hắn thở dài, nét mặt hơi buồn: “Nhà họ giàu, tiệm sách có tới mấy tầng lầu ở ngoài mặt đường, c̣n ḿnh th́ nghèo rớt mồng tơi không đáng xách dép cho họ. Tớ nói thật, nếu tớ được học bổng đi du học bên Mỹ kỳ này, đậu xong tiến sĩ tớ sẽ trở về, quỳ xuống dưới chân cô ấy, nói với cô ấy rằng nhờ cô cho giấy tờ lập hồ sơ nên tôi mới được du học, không bao giờ tôi dám quên ơn cô...”.

    Tôi bật cười: “Cậu ngốc thấy mẹ, nếu đậu th́ đến báo tin từ trước khi đi cho người ta c̣n chờ đợi chứ đậu xong tiến sĩ, hàng chục năm trời, họ lấy chồng mất tiêu rồi th́ lúc ấy có ngồi mà khóc!”.

    “Ừ há, ḿnh cũng ngu thật. Nhưng biết họ có đợi hay không?”.

    “Tại sao lại không? Vấn đề là cậu có thắng được mấy người kia hay không chứ nhà giàu th́ họ khôn lắm, họ dư biết giá trị của một thằng học sinh nghèo được học bổng du học bên Mỹ”. Và tôi nói thêm: “Ngoài ra, sang đấy ăn ở ra sao, học hành thế nào cậu luôn luôn viết thư về cho em chứ đâu phải như Kinh Kha sang Tần, một đi là không trở lại”. “Ờ há, vậy mà tớ không nghĩ ra, tớ phải ghi địa chỉ tiệm sách nhà em mới được”.

    Thế rồi hắn đậu thật, hơn 200 người, lấy có 2 người, khó chứ không phải dễ. Tội nghiệp, trước khi đi hắn vẫn c̣n nghèo bởi v́ sang bên ấy, vào học trường nào rồi người ta mới trả lại tiền vé máy bay và bắt đầu cho lănh học bổng chứ không phải họ đưa trước. Mọi thứ chi phí như mua sắm va-li, giày dép, quần áo mặc trong mùa lạnh, kể cả tiền vé máy bay v.v... đều là của Cha cho. Cha c̣n nói hôm hắn đi, Cha bận không đưa tiễn được nhưng sẽ cho tài xế chở hắn ra phi trường.

    “Rồi ông cụ bà cụ cậu ở dưới Cái Sắn có lên không?”.

    Hắn lắc đầu, vẻ mặt buồn buồn:

    “Không, gia đ́nh tớ nghèo lắm, không có bà con anh em ǵ ở trên này. Bố mẹ tớ nói lên đây vừa tốn tiền lại vừa làm phiền Cha, không có chỗ ở chẳng lẽ lại ở nhờ Cha trong nhà thờ”.

    Tôi tưởng tượng ra cảnh hôm hắn đi, chắc chỉ có ḿnh tôi và người tài xế của Cha đưa hắn ra phi trường. Nhưng ra đến đấy người tài xế sẽ quay trở lại chứ đâu có tiễn làm ǵ, chung quy chỉ có ḿnh tôi mà thôi. “Cậu đă đến từ biệt cô bé chưa?”. “Có, tớ có đến nhưng cô ấy mắc đi học, chỉ gặp bà mẹ. Tớ kể cho bà ấy nghe chuyện cô bé cho giấy tờ làm đơn, nhờ đó tớ mới được du học, tớ đến chào từ biệt và gửi lời nhờ bà cám ơn cô bé giùm”. “Bà ấy có nói ǵ không?”. “Có, bà ấy xuưt xoa, thế ạ, quư hóa quá nhỉ, tôi không biết ǵ hết chứ nếu biết tôi đă mời cậu đến nhà dùng bữa cơm thân mật. Bao giờ cậu đi? – Dạ, thưa sáng mai. – Sáng mai, sớm vậy sao? Vậy là không kịp rồi, cậu không đến đây từ trước. – Bà ấy tiếc lắm. Tớ cám ơn bà ấy rồi đi...”. “Đó, cậu thấy chưa, tớ đă nói nhà giàu, nhất là một tiệm sách quen với chữ nghĩa, họ không dại ǵ mà không biết giá trị của con người”, và tôi giục: “Cậu đến nữa đi, phải gặp cô bé bằng được và dặn cô ấy chờ đợi, học xong cậu sẽ trở về”. Hắn lắc đầu: “Không dám đâu, đến sợ lại gặp bà ấy nữa tớ mắc cỡ lắm. Dù sao cô ấy cũng hăy c̣n nhỏ...”. “Trời đất ơi, 15-16 tuổi mà nhỏ cái ǵ! Sang đấy cậu phải học cử nhân, cao học, tiến sĩ, ít nhất cũng 8 năm nữa. Lúc ấy cậu khoảng 28, cô bé 24, chả nhỏ một tí nào cả”. Hắn khẽ thở dài: “Nói thật với cậu, từ bé tới lớn tớ khổ sở quá nên không dám nghĩ tới chuyện cao xa. Trước khi ra đi, tớ chỉ mong được nh́n thấy cô ấy một lần, được nghe thấy cô ấy nói một tiếng là sung sướng lắm rồi. Sang đấy tớ sẽ cố gắng học hành để đền đáp ơn nghĩa cô ấy...”.

    Thật kỳ cục, có đáng ǵ đâu mấy tờ sơ yếu lư lịch, mấy tờ mẫu đơn tiếng Việt phải dịch sang tiếng Anh để nộp cho cơ quan UNESCO mà tên bạn tôi lại đặt nặng vấn đề đến thế? Nếu cô bé không xinh xắn, tính t́nh không vui vẻ và không có ḷng thương người th́ hắn có mê cô ta đến mức đó hay không? Tưởng tượng tới cảnh hắn lên máy bay chẳng có ai đưa tiễn, tôi nghĩ ra cách là ngay buổi chiều hôm đó đến tiệm sách kể hết mọi chuyện với bà mẹ. Có cả cô bé cũng có ở đấy. Nghe tôi kể, cô chỉ cúi mặt mỉm cười, hai g̣ má ửng hồng c̣n bà mẹ th́ rất chú ư.

    Cuối cùng, bà cười dễ dăi: “Hồi sáng cậu ấy có đến đây, tôi có biết mọi chuyện. Ư cậu là muốn nhờ em Trúc đi tiễn cậu ấy giùm phải không?”.

    “Vâng ạ”.

    “Mấy giờ th́ cậu ấy lên máy bay?”.

    “Dạ thưa 11 giờ 30, nhưng phải đến sớm ít nhất 2 tiếng đồng hồ để nó c̣n vào làm thủ tục”.

    “Có, tôi biết. Sáng mai Chủ nhật em Trúc đi được. Vậy khoảng 8 giờ 30 cậu đến đây đi cả với em cho vui. Chắc có em Thanh cũng đi nữa”.

    Tôi đoán Thanh là tên người con gái lớn của bà.

    “Dạ, vâng ạ”.

    Cô bé vẫn cúi mặt cười, tay cầm cây bút Bic không mở nắp vẽ vẽ bâng quơ trên mặt tủ kính quầy hàng cho đỡ mắc cỡ, chắc cô cũng quên không nhớ mặt hắn.

    Sáng hôm sau, tôi đến. Hai cô con gái mặc juưp theo kiểu đơn giản thời đó, cô lớn juưp trắng, cô bé juưp hồng nhưng cũng rất đẹp. Nhất là cô chị, cô có thoa chút phấn hồng nên lại càng đẹp, tôi nghe đâu đây thoang thoảng mùi thơm của phấn son hay của hương trinh nữ? Ôi chao, đời đẹp quá, tôi, một thằng sinh viên bắt đầu học năm thứ nhất ĐHSP, nhà nghèo, mẹ làm thợ dệt nhưng đứng bên cô, ngửi mùi hương ngan ngát đó tôi vẫn thấy đời đẹp như thường. Chắc cô cũng có cảm t́nh với tôi, thấy trong lúc đợi xe taxi, cô đứng sát bên cạnh tôi. Bà mẹ tiễn ra tận vỉa hè. Bà đưa tiền cho cô lớn: “Đây, tiền đây, nhớ trả tiền cho anh, đừng để anh trả nghe con!”. Cô không cầm, giọng con gái Bắc ngọt như mía lùi: “Con có rồi mẹ!”.

    Chúng tôi đến. Hắn đang đứng một ḿnh bên cạnh chiếc va-li hơi cũ, có lẽ của Cha cho mượn và một chiếc túi xách để trên mặt chiếc va-li đó. Thấy chúng tôi tới, hắn cứ ngớ ra coi bộ hết sức ngạc nhiên. Tôi cười, giới thiệu: “Đây là cô Thanh, chị của cô Trúc. C̣n đây là cô Trúc, người bạn vẫn nhớ ơn đó. Các cô thân hành ra đây tiễn bạn...”. Hắn không ngờ ḿnh được hân hạnh đó nên lúng túng như gà mắc tóc, mỉm cười khẽ gật đầu chào. Các cô chào lại. Cô chị nói: “Chúng em đến tiễn anh, chúc anh lên đường mạnh giỏi. Thỉnh thoảng anh nhớ viết thư về cho Trúc”. “Vâng, cám ơn các cô, thế nào tôi cũng phải viết”. Tôi cười: “Được viết thư cho người đẹp sướng thấy bố rồi lại c̣n phải viết với không phải viết. Sao nào, nếu học xong tiến sĩ kinh tế, có trở lại thăm cô Trúc không nào?”. Hắn cười, mặt đỏ bừng, bây giờ tôi mới thấy hắn nói được một câu có thể coi là thông minh: “Có chứ, đó là mơ ước lớn nhất trong đời ḿnh, nếu hai cụ nhà cho phép và cô Trúc sẵn sàng chờ đợi”. Cô chị hỏi: “Học tiến sĩ th́ mất chừng bao lâu hả anh?”. Hắn nói: “Khoảng chừng 8 năm, sớm nhất cũng phải 6 năm. Bên Mỹ nếu cố gắng vẫn có cách học vượt thời gian như vậy. Bên ḿnh thường thường là phải 10 năm...”. Cô chị nói: “Lúc ấy Trúc mới 22 hay 24 tuổi, c̣n sớm chán”. Tôi cười, nói đùa: “Sao, ‘cô bé đẹp’, có đợi được không th́ cho biết ư kiến?”. Cô bé chỉ cúi mặt cười, không nói ǵ cả. Tôi hỏi gặng quá bắt buộc cô phải trả lời: “Dạ được”. “Được th́ ngoéo tay đi, hắn là dân Công giáo, đă nói là sẽ giữ lời, có tôi làm chứng!”. Cô chị cười: “Em cũng làm chứng luôn”. Mọi người cùng cười, hắn đă bạo dạn nên đưa tay ra ngoéo tay cô bé khiến cô đỏ mặt nhưng cũng ngoéo lại. Trời đất ơi, phải chi tôi được ngoéo tay cô chị nữa th́ đỡ quá! Nhưng nhà tôi nghèo, mẹ tôi làm thợ dệt, tôi 20 tuổi, c̣n cô th́ khoảng 18 tuổi, kém tôi 2 tuổi, làm sao tôi có điều kiện lấy vợ trong lúc c̣n đang đi học mặc dầu cô cũng có vẻ quư mến tôi, luôn luôn đứng sát cạnh tôi.

    Cuộc tiễn đưa chỉ có thế. Ba năm sau, tôi tốt nghiệp, đi dạy. Thời đó chúng tôi học Đại Học Sư Phạm theo régime 3 năm, các ban khoa học đều phải học bằng tiếng Pháp, thi cử cũng bằng tiếng Pháp. Sau khóa của tôi th́ được đổi sang régime 4 năm và đă được chuyển ngữ, học bằng tiếng Việt. Ngoài ra, thời đó các trường trung học đệ nhị cấp dạy tới lớp 12 rất ít, ở các tỉnh lớn mới có, nên tôi đậu hạng 5 mà phải đi xa, cách Sài G̣n gần 300 cây số, vài tháng lễ, tết mới về nhà một lần.

    Có lẽ cũng đến 5-6 năm, một lần tôi về, thấy trên mặt bàn có tấm thiệp của hắn làm đám cưới với Thanh Trúc. Hai chị em nhà đó có cái lạ là cô em tên Thanh Trúc, cô chị tên Trúc Thanh, ngược lại với nhau. Phong b́ bên ngoài đă có vẻ cũ, bám bụi. Tấm thiệp bên trong đề ngày cưới cách đấy đă hơn hai tháng. “Thằng Khải nó về rồi hở mẹ?”. “Ừ, cậu ấy về, nghe đâu đă đậu tiến sĩ, về làm đám cưới với cô con gái tiệm sách ở gần ngă tư Phú Nhuận. Cả hai cô cậu ấy đến chơi, đem thiệp cưới đến mời anh nhưng tôi nói anh dạy học ở măi Bạc Liêu, chắc không về kịp. Cậu ấy nói cưới xong sẽ đưa cô ấy sang Mỹ, bao giờ có dịp về sẽ gặp anh sau”. Thời chúng tôi, người Việt ở bên Mỹ rất ít, nên họa hoằn lắm, hễ có ai về Việt Nam cưới vợ th́ sau khi cưới xong, đem đi rất dễ chứ không khó khăn, phải làm đủ thứ giấy tờ bảo lănh mới được đi như bây giờ. Cái thằng đó giỏi thật, lúc nó ra đi th́ tôi bắt đầu vào Sư Phạm, học xong 3 năm, đi dạy 6 năm, tức mới 9 năm mà nó đă đậu đạt, đi làm, để dành được tiền về cưới vợ, giỏi thật. Tôi rất phục nó.

    Thế rồi tôi được đổi về trường Trung học Dĩ An, Biên Ḥa, cách Thủ Đức khoảng 10 cây số. Năm năm sau, 1975, miền Nam sụp đổ, các giáo viên – giáo sư trung học bây giờ gọi là giáo viên – của 7 trường thuộc hai huyện Dĩ An và Lái Thiêu chúng tôi phải đi cải tạo tại K4 Long Khánh. Người cán bộ giáo dục về tiếp thu các trường thuộc hai huyện đó thấy người ta cách ly các sĩ quan và hạ sĩ quan cảnh sát thuộc hai tỉnh B́nh Dương và Biên Ḥa tại hai trường An Mỹ và Trịnh Hoài Đức, có du kích gác, rồi sẽ đưa đi học tập cải tạo th́ bắt các nam giáo viên chúng tôi đi học tập cho... có tinh thần yêu nước vậy thôi. Hơn sáu tháng trời cải tạo tại K4 Long Khánh, tôi suưt bỏ mạng tại đấy. Bởi v́ cơ thể tôi ưa lạnh chứ không ưa nóng. Cứ hễ trời nóng là tôi ho rũ rượi, ở nhà thường uống Terpin-Codein, một thứ thuốc rất rẻ do Việt Nam chế tạo. Đi học tập, trong trại không có thuốc men, lại ăn uống kham khổ nên tôi ho liên tục, ban đêm không ngủ được, thân h́nh gầy xác như con cá mắm.

    Sáu tháng sau, các giáo viên được thả về. Sài G̣n buồn thê thảm và nghèo không thể tưởng tượng nổi. Mẹ và em gái tôi nói chuyện người ta đánh tư sản mại bản (nghĩa là tư sản mất gốc), các tiệm lớn ở Phú Nhuận bị tịch thu nhà cửa, hàng hóa, gia đ́nh bị đuổi đi kinh tế mới, tiếng khóc như di. C̣n ở Chợ Lớn, các tiệm người Tàu sợ quá, ném những cây vải c̣n nguyên cả xấp và các đồ đạc xuống đường, kệ ai muốn nhặt th́ nhặt nhưng chẳng ai dám nhặt. Em tôi kể thêm: “May hồi trước anh Khải về làm đám cưới với cô con gái thứ hai tiệm sách Thanh Trúc rồi đưa cô ấy sang Mỹ chứ không th́ bây giờ bị kẹt, tiệm đó bị đánh, muốn cưới cũng chẳng được”. Tôi ngạc nhiên: “Sao, tiệm sách Thanh Trúc cũng bị đánh? Người ta bán sách chứ có làm ǵ đâu mà đánh?”. “Có, cả nhà may Bảo Toàn cũng bị đánh, tiệm bị tịch thu, nghe đâu người ta đuổi ông bà ấy lên cái gác xép nhỏ tí măi tuốt tầng ba trên lầu, bây giờ nghèo lắm”. Bảo Toàn là nhà may lớn nhất Phú Nhuận, trước đây tôi thường may quần áo ở đấy nên cũng khá quen, ông bà Bảo Toàn rất tốt, đối đăi với khách hàng rất niềm nở, ân cần. “Tiệm sách Thanh Trúc c̣n một cô con gái lớn nữa tên là Thanh. Cô có nghe nói ǵ về cô con gái lớn đó không?”. “Họ nói cô ấy lấy chồng, có bầu, nhà chồng là một tiệm vàng cũng ở gần đấy. Hôm đánh tư sản, cả hai tiệm bị tịch thâu, cô ấy buồn quá định tự tử nhưng người ta cứu được...”. Miệng tôi đắng ngắt. Tôi nhớ đến hôm tiễn Khải ra phi trường, có cả cô chị cùng đi, cô thường đứng sát bên cạnh tôi, cái mùi son phấn thơm thơm sang trọng tôi không thể nào quên được.

    Rồi chúng tôi được Ty Giáo dục Sông Bé – Dĩ An trước thuộc Biên Ḥa, bây giờ thuộc tỉnh Sông Bé – cho đi học tập chính trị hè sau đó cho đi dạy lại. Nghèo lắm. Lương tôi trước 63 ngàn, bây giờ chỉ c̣n 41 đồng, nghèo không chịu nổi. Rồi tôi lấy vợ. Nhà tôi cũng dạy cùng trường nhưng môn Anh văn, tốt nghiệp ĐHSP sau tôi 6 năm. Năm ấy tôi 32 tuổi.

    Lương của hai vợ chồng cộng lại chưa đầy 80 đồng. Nhà tôi dạy thêm Anh văn buổi tối cho các học sinh gia đ́nh sắp đi vượt biên hoặc được bảo lănh. C̣n tôi, lúc rảnh tôi dịch truyện bán cho các nhà xuất bản ở trên Sài G̣n, buổi tối giữ con cho vợ dạy học. Giáo viên chúng tôi anh nào cũng gầy như c̣ bợ, quần áo ngày trước mặc vừa, bây giờ rộng thùng th́nh, áo th́ mặc được c̣n quần cài dây nịt dúm dím, mặc không được.

    Một hôm tôi nghĩ ra cách là khi về nhà ở Phú Nhuận, Sài G̣n th́ đem hai chiếc quần tây đến tiệm Bảo Toàn, leo lên cái gác xép tận trên lầu ba theo cái cầu thang bên cạnh, nhờ ông Bảo Toàn sửa lại giùm. Ông đo người tôi, xem kỹ hai chiếc quần tây rồi nói: “Sửa không được đâu. Bây giờ phải tháo hết các đường chỉ ra, ủi cho thẳng rồi cắt lại như cắt quần mới chứ sửa đâu có được”. Tôi hỏi giá cả, ông nói: “Ông là người quen, tôi tính ông mỗi chiếc ba đồng gọi là có thôi”. Tôi mừng quá, cám ơn rối rít. Ông nói: “Ông thấy tôi khổ như vậy đó. Ngày trước tiệm tôi lớn nhất Phú Nhuận, ngay cả may đồ cho khách tôi cũng chỉ trông nom chứ đă có thợ, đâu phải nhúng tay vào. Bây giờ th́ đi may lại chiếc quần, kiếm ba đồng bạc...”. “H́nh như tiệm sách Thanh Trúc bên kia cũng bị đánh tư sản như bên tiệm bác?”. “Có chứ, tiệm nào hơi có máu mặt một chút mà chả bị đánh. Họ bảo bán sách là toàn các thứ phản động, đáng lẽ họ đuổi đi kinh tế mới nhưng cô Thanh cô ấy tự tử, họ cho cả nhà ở tạm cái bếp ở phía đằng sau”. Rồi ông nói thêm: “Nhà bà ấy cũng bị tịch thu hết, nghèo lắm. May nhờ có vợ chồng cô Trúc ở bên Mỹ gửi quà về nên mới sống được”. Tưởng tôi không biết ǵ về vợ chồng Khải, ông kể: “Nghe nói người chồng cô Trúc đậu tiến sĩ kinh tế, trước làm trong cơ quan Liên Hiệp Quốc, sau làm giáo sư dạy đại học tại California”. Rồi ông kết luận: “Con người ta có số cả. Lúc lấy chồng, cô Trúc mới hăm mấy tuổi, gia đ́nh lại khá giả nhưng vẫn quyết định đi, bây giờ đang bảo lănh cho cả nhà sang bên ấy đấy. Tôi thấy họ đi được là đúng, gia đ́nh bà ấy đối xử với ai cũng tốt lắm”.

    Con người có số hay không tôi không biết, nhưng theo tôi nghĩ, câu chuyện giữa cô bé 16 tuổi tên Trúc và anh chàng học sinh nghèo tên Khải hơi giống chuyện cổ tích của một thời đă qua, nay khó có nữa.

  4. #154
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Chim Kêu Vượn Hú



    Những năm tháng của mấy chục năm về trước, mỗi độ Tết âm lịch về, ḷng tôi lúc nào cũng buồn buồn. Một nỗi buồn không sao tránh được. Nỗi buồn đó như thói quen, như bệnh lâu ngày, như một công thức đời sống bám chặt lấy ḿnh. Là người Việt tha hương lâu năm khi Tết Nguyên Đán về chắc chắn không nhiều th́ ít ḷng ai cũng nao nao buồn, khi sửa soạn ḷng ḿnh để đón một năm mới ở xứ người. Cười đấy, nói đấy, nhưng bỗng dưng có lúc ngồi lặng thinh, im ắng, ứa nước mắt một riêng ḿnh, nhớ về quê nhà, nhớ ông bà, cha mẹ dù c̣n sống hay đă qua đời.

    Có một năm, chỉ c̣n một vài ngày nữa là Tết. Tôi lái xe từ chợ về nhà, trời chưa vào tối, nhưng là mùa đông nên âm u, lái xe giữa đường bỗng nhớ cha, nhớ mẹ, nhớ quê nhà thăm thẳm làm ḷng quặn thắt, phải tạt xe vào lề đường, vừa bật lên khóc nức nở, vừa gọi phôn cho cô em (đang làm việc ở sở), em tôi cũng bối rối nhưng chẳng biết nói ǵ hơn là vài câu an ủi: ḿnh phải buồn là chuyện tự nhiên thôi.Những năm gần đây tôi lại mang một tâm trạng khác. Tôi đối diện với tuổi đời, biết là ḿnh đă sống, đă kinh qua buồn vui, biết “Niềm vui ngọt ngào nhất của đất trời đều là kết quả của những ưu phiền” nên ḷng tôi chỉ mang mang một nỗi buồn rất nhẹ nhàng về năm tháng, lại thấy tâm an khi nghĩ mẹ cha đă ở một chốn tốt đẹp và đang chúc phúc cho con cháu. C̣n ḿnh, th́ theo lẽ đương nhiên của đất trời sẽ được gặp lại mẹ cha một ngày nào đó.

    Tưởng ḷng ḿnh đă lắng xuống với buồn vui, nhưng mấy tháng cuối năm nay, đọc cái bản tin về một người mẹ trẻ, ôm hai đứa con nhỏ nhẩy lầu ở Đại Hàn, chết cả ba mẹ con, tôi không sao giữ cho tâm an được. Khổ đến thế nào mà cô phải đi đến quyết tâm cả ba mẹ con cùng chết.

    CHIM KÊU VƯỢN HÚ

    Má ơi! Đừng gả con xa
    chim kêu vượn hú biết nhà má đâu

    Câu ca dao của miền Nam thời xa xưa đó bỗng quay về trong trí tôi mấy ngày cuối năm. Thuở đó, gả con xa có nghĩa là gả con sang làng khác, sang tỉnh khác. Là đưa dâu, đón dâu hết một ngày đ̣ dọc hay đi bằng xe hàng một chặng đường dài từ sáng đến chiều. Cô gái đi làm dâu xa, khi sanh đứa con đầu ḷng mới được về cho mẹ chăm nom “Con so nhà mạ/Con rạ nhà chồng”. Sanh con cứng cáp rồi lại quay về bên chồng. Có khi cả năm tới tết mới được ôm con về thăm cha mẹ, hay cha mẹ ốm đau lắm hoặc qua đời mới được về trả hiếu. V́ cô đă thuộc về dâu con nhà người. Cha mẹ thương nhớ con nhưng gái lớn th́ phải theo chồng, nên tuy khóc nhưng cũng mừng v́ con có gia đ́nh. Nếu con được vào gia đ́nh khá giả, tử tế cha mẹ hănh diện, an tâm; nếu chẳng may con lấy phải chồng nghèo cũng khuyên con chịu thương chịu khó gánh vác giang san bên chồng, ở cho phải đạo dâu con. Số cô có vất vả lắm cũng là thức khuya, dậy sớm, làm đủ mọi việc trong gia đ́nh. Số cô có khổ lắm th́ gặp anh chồng vô tích sự, c̣n cờ bạc, rượu chè, gặp mẹ chồng cay nghiệt bắt bẻ. Như thế đă là quá sức chịu đựng cho một người phụ nữ rồi và làng trên, xóm dưới, ai cũng chê trách cái gia đ́nh bên chồng cay nghiệt đó.

    Chữ “Má ơi” cho ta biết câu hát đó phát xuất ở miền Nam nước Việt. Gái quê của miền tây Nam Bộ đẹp nổi tiếng. Gái Mỹ Tho, Cần Thơ, Bến Tre, gái Cao Lănh, Nha Mân cô nào cũng đẹp, cũng da trắng, tóc dài. H́nh ảnh những cô gái dậy th́ trong chiếc áo bà ba ngồi bên sạp trái cây là h́nh ảnh những du khách ngoại quốc cho in vào những tấm thiệp lưu niệm gửi đi khắp nơi trên thế giới.

    Cha mẹ chỉ gả cô sang làng khác, sang tỉnh khác thôi mà cô đă tức tưởi kêu lên như vậy rồi. Bây giờ cô ĺa cha mẹ, xa anh em, xa làng, xa nước, sang tận Đại Hàn, Đài Loan, Trung Quốc lấy chồng.

    Cô đi lấy chồng, một người chồng lớn hơn cô từ 10 đến 20 tuổi, người chồng tàn tật hay người chồng mang bệnh tâm thần, có cô chồng gần bằng tuổi cha ḿnh. Cô không nói cùng chung ngôn ngữ, cô không biết gia cảnh nhà chồng, cô bước lên máy bay, bay tít lên ṿm trời rồi hạ xuống một vùng đất hoàn toàn xa lạ. Cô kêu lên “Má ơi!”

    Nhưng má cô không thể nào nghe được tiếng kêu đó nữa. Cô mất liên lạc với gia đ́nh, với quê nhà, ngay khi bước chân vào nhà chồng. Cô bị hành hạ, đánh đập, cô không biết chỗ trốn, không biết chỗ chạy. Nhà chồng trấn lột hết giấy tờ tùy thân của cô, cô không có một tờ giấy nào chứng minh cô là một người vợ đến từ phương xa, cô không có ngôn ngữ để giăi bầy.

    Ở Đại Hàn, cô bị cả nhà chồng đánh đập. Cô bị đánh đến gẫy xương, cô chết, xác vứt xuống hầm như vất một con chó chết; cô bị đánh đến dập gan, nát phổi, cô chết ngay bên cạnh đứa con sơ sinh; hay cô tự tử v́ không c̣n lối nào thoát ra được sự hành hạ ngoài cái chết. Cô ôm cả hai đứa con thơ dại nhẩy từ lầu cao xuống để ba mẹ con cùng chết. Đó là cách duy nhất có thể bảo vệ ḿnh và con ḿnh.

    Ở Đài Loan, sau khi làm vợ vài tháng, cô bị đánh đập gán cho bao nhiêu tội cô không hề có, trước khi họ mang đi bán, như bán một con heo vào những động măi dâm. Cô mất hết đường về.

    Ở Trung Quốc, h́nh ảnh những cô dâu Việt Nam mặc áo dài truyền thống được quảng cáo trên tường, trên cột đèn ngoài phố, với cái giá rẻ mạt kèm theo những hàng chữ: Không c̣n trinh, được đổi cô khác. Cô về đến nhà chồng mới hay ḿnh được đem về làm con vật tế thần cho từ bố chồng, anh chồng, đến em trai của chồng. Người ta coi như mua về được một con nô lệ vừa lao động trong việc đồng áng vừa phục vụ t́nh dục cho những người đàn ông trong nhà. Cô cũng không bao giờ trốn được họa chăng là phép lạ.

    Nhưng phép lạ, đôi khi cũng xẩy ra nên thế giới bên ngoài mới biết được những nghịch cảnh mà những cô gái Việt Nam gánh chịu. Có cô đă trốn thoát.

    Tại sao biết những chuyện bất hạnh như thế có thể xẩy ra cho ḿnh mà các cô gái quê, vẫn theo nhau vào Sài G̣n t́m đến những dịch vụ hôn nhân với người nước ngoài.

    Các bà mẹ vẫn hân hoan khi có con gái lấy chồng Hàn, chồng Đài Loan. V́ cũng trong mười cô chết th́ có một cô may mắn sống, một cô không bị nhà chồng hành hạ và mang được tiền về cho cha mẹ ở cái làng nghèo nàn bên Việt Nam. Cái làng mà ruộng đồng, ao cá, không c̣n v́ đất đai bị chiếm hết để xây cao ốc hay công xưởng, nhà máy. Có khi bị chiếm để xây những nghĩa địa cho các đại gia hay các ông lớn (chưa chết,) những ngôi nhà mồ, đắp tô với rồng bay phượng múa, phỏng theo mô h́nh cung điện của các vua chúa thời xưa bên Trung Hoa.

    Có bà mẹ đă nói: “Ôi! Trời kêu ai nấy dạ. Đâu có phải ai lấy chồng Hàn, chồng Đài Loan cũng chết hay cũng bị mang bán cả đâu. May mắn nó mang tiền về xây nhà mới cho ḿnh chứ lấy chồng Việt để ôm nhau chết đói à?” Có bà ngoại, bà nội nh́n con cháu bé lên bốn lên năm cất tiếng khen: “Con bé này xinh quá, nuôi cho mau lớn rồi gả chồng Hàn.”

    Tôi đă nhiều lần đọc được những cái tin như thế, nghe ḷng bải hoải cả mấy tuần. Cứ tự hỏi: Sao ở trong nước, không có phu nhân hay một tiểu thư nào là vợ, con, của một ông bộ trưởng, ông tổng giám đốc, ông thủ tướng hay một đại gia nào đó với gia tài cả trăm triệu, cả bạc tỷ Mỹ kim, đứng lên làm một việc ǵ tốt lành cho những cô gái này, như: xây trường dạy nghề, hướng dẫn công việc, cho mượn vốn buôn bán, để cứu giúp những cô gái quê, ít học, có một công việc nuôi thân. Tôi nghĩ nếu các cô được hướng dẫn th́ cái tỷ lệ mang thân làm dâu Hàn, dâu Đài Loan, dâu Trung Quốc sẽ bớt đi nhiều. Hay ít ra giúp họ t́m cho rơ ngọn nguồn trước khi kư vào những tờ giấy hôn thú mang rủi nhiều hơn may đó.

    Cái động lực nào đă đưa các cô đến chỗ không sợ hăi trước những chuyện người chồng Hàn có thể đánh vợ cho đến chết, hay hành hạ cho đến lúc người phụ nữ phải tự tử để an thân. Người chồng Đài Loan có thể mang vợ đi bán cho ổ măi dâm, hoặc chuyện phải làm nô lệ t́nh dục cho cả một gia đ́nh bên Trung Quốc. Kinh hoàng quá!

    Cái xă hội cô đang sống có đưa bàn tay nào ra, níu cô lại, giúp đỡ cô hay cũng chính cái xă hội đó thản nhiên nh́n cô bước vào một thế giới cô không có khả năng h́nh dung ra trước được. Đau thương quá!

    Cô đi lấy chồng như thế đau khổ cho cô, tủi nhục cho cha mẹ đă đành mà c̣n xấu hổ cho cả một quốc gia nữa. Ông anh tôi ở tiểu bang California, một hôm kể cho tôi nghe, ở cái club anh chơi tennis, anh gặp một người đàn ông Đại Hàn mới nhập hội chơi. Sau vài lần chơi chung, cà phê, ăn sáng hai người có vẻ hợp lắm. Một hôm anh Đại Hàn hỏi anh tôi người nước nào, anh tôi nói là người Việt Nam. Hôm sau thấy anh ta lạnh lùng ra mặt và có ư tránh không nói chuyện, mới đầu anh tôi không để ư, sau thấy ḿnh hỏi anh ta lờ như không nghe. Anh tôi thấy vậy cũng phớt tỉnh. Anh không thích tôi th́ tôi cũng chẳng cần thích anh. Bẵng độ hai ba tuần không nói với nhau, anh Đại Hàn bỗng một hôm quay lại thú thật: Mới đầu tôi tưởng ông là người Hoa hay người Phi, tôi không biết ông là Việt Nam. Tôi không thích dân Việt Nam, một cái dân ǵ mà cứ mang con gái họ bán hết cho nước này nước khác làm vợ. Người Hàn tử tế coi thường người Việt ở chỗ đó. Anh tôi nổi xùng. Thế cái thằng đi mua vợ rẻ có đáng khinh không? Hai bên lư sự một hồi, bất phân thắng bại. Bây giờ họ nói chuyện với nhau trong lúc chơi banh, nhưng vẫn không phải bạn. Một bên mua vợ giá rẻ và một bên bán vợ với bất cứ giá nào. Bên nào đáng khinh hơn.

    Anh tôi kết luận: Nhục cho cả nước, anh em ḿnh sang tận đây rồi mà vẫn nhục lây.

    Có con mà gả chồng gần
    Có bát canh cần nó cũng mang sang.

    Tôi được người lớn tuổi hơn giảng cho nghe: canh cần là do chữ tần tảo (một loại rau tần / tảo là rau) Ngày trước người nghèo có thể kiếm rau tần trong vườn nấu những bát canh đạm bạc. Người con gái nghèo đi kiếm rau tần cả ngày được gọi là tần tảo. Nên mới có chữ “tần tảo” chỉ cho người phụ nữ chịu khó làm việc trong hoàn cảnh túng thiếu.

    Bây giờ ở Việt Nam, các cô gái quê dù có muốn tần tảo cũng hiếm có cơ hội, cô không lấy chồng gần, v́ người chồng gần cũng chẳng có việc làm, cả hai vợ chồng cô giỏi lắm cũng chỉ kiếm được một bát canh cho cả gia đ́nh, làm sao cô có cơ hội để đem sang chia cho cha cho mẹ được. Cô đành phải lấy chồng xa, cô coi thân cô như một cuộc bài may rủi. Biết đâu cô chẳng kiếm được người tử tế, biết đâu cô chẳng mang tiền về cho mẹ uống thuốc, cho mẹ có một bát canh thịt thơm ngon, cho cha sửa nhà, mua sắm truyền h́nh, tủ lạnh, biết đâu…, biết đâu…, biết đâu…Cô lại chết thảm thương như thế. Cô không kêu được: “Má ơi!” nữa rồi.

    “Chim kêu vượn hú biết nhà má đâu.”

    Tâm nào c̣n an được để đón xuân về!
    Trần Mộng Tú
    Feb. 2013

  5. #155
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Tập quán đầu gấu nông thôn
    (Văn Quang)




    “…Tôi nhắc lại điều tôi đă viết ở trên: Nếu không diệt ngay từ mầm mống t́nh trạng côn đồ này, mai mốt sẽ thành một thứ “tập quán đầu gấu”. Mặc cho quan làng quan xă lộng hành, người dân càng thống khổ hơn…”





    Tôi viết bài này vào ngày 28 tháng chạp mà chúng ta hay gọi là 28 Tết, có lẽ nhiều độc giả sẽ đọc vào những ngày Tết Quư Tỵ. Trước hết, xin kính chúc bạn đọc :

    NĂM MỚI QUƯ TỴ: – VẠN AN VẠN LỘC -VUI VẺ KHỎE MẠNH – NHIỀU MAY MẮN

    Chuyện Tết nhất ở VN có lẽ chẳng c̣n ǵ đáng nói, vẫn là những “điệp khúc” quen thuộc của những cảnh đời “người ăn không hết, kẻ lần chẳng ra”.


    Lối vào đường hoa Nguyễn Huệ
    (con đường hoa có giá 17 tỉ đồng)

    Đọc trên những trang báo hàng ngày, đầy rẫy những khung cảnh lộng lẫy huy hoàng trên các đường phố, nhan nhản những món quà tiền tỉ biếu sếp, những loại hoa cảnh quư hiếm độc đáo có giá hàng trăm triệu cho các đại gia, tiểu gia. Bên cạnh đó là những cảnh nheo nhóc của dân lao động ngồi đầy đường đón xe về quê ăn Tết, cảnh chầu chực ở máy rút tiền ATM của các ngân hàng, t́nh trạng bi đát của những người nằm vỉa hè, không có Tết.


    Công nhân chen chúc rút tiền ở máy ATM

    Trộm cướp khắp nơi, dù Sài G̣n đă được “chi viện” hàng trăm cảnh sát từ Hà Nội vào dẹp “loạn”. Nhưng vẫn c̣n đó món “đặc sản cướp Sài G̣n” như tôi đă báo động từ hơn một tháng trước, chặt tay cướp xe, đâm người cướp của giữa đường phố, cướp tiệm vàng, cướp xông vào nhà bất kể ban ngày hay ban đêm, thậm chí trộm luôn một lúc 11 cái xe gắn máy tại một chung cư, trộm vặt trong tất cả các cửa hàng nhiều vô kể, kể không bao giờ hết…


    Bà Bùi Thị Em buồn bă nh́n ḍng người đi sắm Tết


    Những người nhặt ve chai vẫn ṃ mẫm
    trong những đêm giáp Tết

    Có thể nói rất nhiều gia đ́nh bậc trung năm nay đón Tết trong cái tâm trạng “vui th́ vui gượng kẻo là” giữa t́nh h́nh kinh tế suy thoái nghiêm trọng. Có một điều rất vui là tôi đi ăn sáng, bất ngờ mua được một “lố” 10 bao phong bao ĺ x́ có in h́nh bản đồ VN xác nhận Hoàng Sa Trường Sa là của VN. Tôi hỏi, người bán hàng nói là các bà nội trợ chỉ chọn mua thứ bao ĺ x́ này, không mua hàng của Trung Quốc, hàng nào cũng không mua, toàn đồ “dởm”. Em bán hết chỗ hàng này là hết, không c̣n hàng, bà con mua đông quá. Chứng tỏ tinh thần quyết liệt chống giặc ngoại xâm đă ăn sâu trong ḷng người dân. Không có bất cứ điểu ǵ có thể đi ngược lại ư chí này.


    Phong bao ĺ x́ in h́nh Hoàng Sa –
    Trường Sa là của Việt Nam.
    Các bà nội trợ rất thích mua,
    không mua hàng Trung Quốc

    Cho nên không khí Tết ở đây như người đang cố chọn cho ḿnh mặc tấm áo mới che đi cái nội tâm bất an. Tất cả chỉ có thế. V́ vậy tôi xin bàn đến chuyện thời sự đáng chú ư trong tuần này.

    Chuyện ở nhà quê

    Có những chuyện tôi không thể bỏ qua trong những ngày cuối năm, bởi ảnh hưởng của nó có thể lâu dài, gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng tới đời sống của người dân nông thôn. Nếu để lâu, không trị ngay từ bây giờ, nó sẽ trở thành một thứ “tập quán” ở làng xă, nơi “quan xa, bản nha gần”. Nơi có thể áp dụng luật lệ tùy tiện, máy móc, thậm chí tàn ác để trả thù, để diễu vơ dương oai, xưng hùng xưng bá, đi đến đâu cũng được người dân cúi đầu khiếp sợ. Nếu ngoảnh mặt làm ngơ trước những mầm mống tệ hại này, sẽ có nhiều quan làng quan xă áp dụng, nó sẽ thành “thói quen”, tức là một thứ luật lệ mới, một “tập quán mới”, nhất là lại được che chở bởi những cấp trên quan liêu, chưa nói đến tham nhũng.

    Tôi viết những điều phẫn nộ này trước khi tường thuật chi tiết với bạn đọc v́ thực ra tôi cũng “bức xúc” như người dân khi biết được chuyện này.

    “Lực lượng chức năng” muốn làm ǵ th́ làm

    Anh Hồ Duy Thuấn, 31 tuổi, ở tổ 5, khu vực 5, phường An Khánh, TP. Cần Thơ, cho biết, khoảng 16g ngày 23-1 đă bị “lực chức năng” gồm tổ bảo vệ dân phố và thú y quận Ninh Kiều, tại phường An Khánh tự ư xông vào nhà đập chết đàn gà chọi đang nuôi của gia đ́nh anh gồm 50 con.

    Theo tố cáo chi tiết của gia đ́nh anh Thuấn, ông Nguyễn Văn Chuộc (tức Năm Chuộc mà người dân gọi là Năm Chuột) hiện là Tổ trưởng tổ bảo vệ dân phố đă đánh chết 25 con gà. Ngoài ra, 25 con gà khác đang nuôi nhốt trong chuồng cũng bị đập ngắc ngoải, chết vào sáng hôm sau (24-1).

    Ông Khải cho biết: “Gia đ́nh không hề hay biết quyết định nào của cơ quan chức năng, họ tự ư xông vào nhà gí súng vào con tôi và cả bản thân tôi! Sự việc đă khiến gia đ́nh tôi hết sức bất b́nh. Tổ trưởng “Bảo Vệ Dân Phố” mà bảo vệ dân kiểu “hành hạ nhân dân” như thế sao?

    Theo anh Thuấn, số gà chọi trên có rất nhiều loại khác nhau. Con trị giá thấp nhất là 5 triệu đồng và cao nhất là 20 triệu đồng.

    Cứ tính trung b́nh mỗi con 10 triệu đồng, giá trị 50 con gà chọi là 500 triệu, tức nửa tỉ đồng VN (bằng 25.000 USD). Cả một gia tài đối với người Việt Nam ở thành thị, c̣n ở làng xă, cái gia tài ấy c̣n có giá trị hơn nhiều. Một triệu đồng để ăn Tết c̣n kiếm chưa ra, nói ǵ đến hàng chục, hàng trăm triệu.

    Tôi đă từng sống ở nhà quê, đă từng chứng kiến nhiều gia đ́nh cả năm chỉ trông mong vào đàn heo, đàn gà, “nuôi như nuôi trứng, hứng như hứng hoa” suốt cả năm trời mong có tiền ăn Tết, làm vốn liếng cho cả mùa vụ năm sau. Thế mà bỗng dưng vô cớ cái “cơ quan chức năng” quỷ quái kia nhảy vào đập tan hoang vốn liếng của người dân. Hành động man rợ này không khác ǵ đám “cơ quan chức năng” xông vào hủy hoại tài sản của ông Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lăng – Hải Pḥng. Chỉ khác là gia đ́nh ông Vươn biết trước nên liều chết chống lại, súng nổ ầm ầm, tiếng kêu náo động cả làng xă, sự việc trở nên ồn ào, không ch́m xuồng được. C̣n gia đ́nh ông Khải, anh Thuấn không dám chống lại hoặc không biết trước v́ tính “sáng tạo bí mật, bất ngờ theo kiểu du kích chiến” của cơ quan chức năng phường An Khánh nên mọi chuyện có vẻ im ĺm. Tuy nhiên, mức độ không hề thua kém cả về tính pháp lư và tính tàn bạo.

    Tao gí súng, mày làm ǵ được tao

    Anh Nguyễn Trường Thâm, người làm công cho nhà ông Khải chứng kiến sự việc khi đang nhặt mai trong vườn, cho biết: “Em đang làm th́ thấy 6 người xông vào nhà, đi đến chuồng gà, đ̣i bắt gà tiêu hủy. Em nói để gọi ông Khải và anh Thuấn (con trai ông Khải) về rồi nói chuyện”.

    Tuy nhiên, lực lượng chức năng phường An Khánh không cần chờ, ông Nguyễn Văn Chuộc đă trực tiếp dùng gậy cao su xông vào chuồng đập gà như một “anh hùng” và ra lệnh cho đàn em: “Tất cả lực lượng vào đập đàn gà”. Thiếu điều ông Năm Chuột hô “xung pheng” nữa là trở thành chiến trường đẫm… cứt gà!


    Đàn gà chọi hàng chục con bị đập chết

    Ông Hồ Văn Khải nhớ lại: “Khi anh Năm Chuộc đi vào, tôi hỏi, anh làm ǵ thế? Bất ngờ, ông ấy rút súng chỉ vào mặt tôi, rồi nói: “Tao gí súng, mày làm ǵ được tao?”. Không riêng ǵ ông Khải bị uy hiếp, ông Năm Chuộc c̣n gí súng vào anh Hồ Văn Phước (con trai ông Khải), khi anh này phản ứng đoàn làm việc đập chết đàn gà chọi.


    Ông Nguyễn Văn Chuộc –
    Tổ trưởng tổ dân phố bị tố gí súng
    uy hiếp cha con chủ đàn gà

    Đúng là “mày làm ǵ được tao” thật. Làm ǵ đây, bạn đọc ơi! Khi người ta có quyền và có súng, khi người ta là “quan cai trị, áp dụng luật rừng” th́ người dân chỉ có nước chết đứng, ông muốn làm ǵ th́ làm, chúng em thua. Ông Năm Chuột chính là h́nh ảnh tượng trưng nhất cho những “đại ca, đầu gấu” ở nhiều làng nhiều xă mà chúng ta không thể biết tới.

    Ủy Ban ND Phường Xă đồng t́nh với cấp dưới và vu cáo người dân

    Sau 3 ngày sự việc xảy ra, tức là sáng ngày 26-1 vừa qua, ông Lê Hoàng Vũ – Trưởng ban chỉ đạo kiểm tra, xử lư gia cầm, Phó Chủ tịch UBND P.An Khánh, trả lời phóng viên báo chí: “Lực lượng tham gia gồm có công an, tổ bảo vệ dân phố, thú y phường và quận Ninh Kiều. Chúng tôi chỉ làm theo quy định chỉ thị 02, năm 2009 của Q.Ninh Kiều”.

    Khi được hỏi “lực lượng kiểm tra đă khống chế, đập chết cả đàn gà như vậy có quá mức không?”, ông Vũ chỉ ngồi trầm ngâm, không trả lời.

    C̣n việc ông Nguyễn Văn Chuộc rút súng uy hiếp chủ nhà th́ ông Vũ cho biết: “Thuộc phạm vi xử lư của công an”.

    Ông Mai Văn Hiệp, Phó Chủ tịch UBND P.An Khánh th́ cho rằng: “Chúng tôi không cần thông báo, không cần có quyết định. Cứ phát hiện gà là đập chết mới khách quan. V́ gà đá (gà chọi) có giá trị kinh tế, nếu mang về đi tiêu hủy th́ sợ dân nghi ngại “tráo đổi” gà tiêu hủy. Nên đập xong để giao cho Thú y quận giải quyết mới khách quan”.

    Ông Hiệp nói rằng, nhà ông Khải có nhiều lần vi phạm với h́nh thức tổ chức đá gà ăn tiền. Ông nói: “Mặc dù công an đă nhiều lần bắt quả tang, lập biên bản nhưng vẫn ngoan cố”.

    Nhưng anh Hồ Duy Thuấn khẳng định: “Từ trước đến nay gia đ́nh tôi chưa bao giờ tổ chức đá gà ăn tiền. Nếu nói gia đ́nh tổ chức đá gà th́ phải có văn bản, biên bản xử lư vi phạm hành chính hay bất cứ giấy tờ ǵ chứng minh điều đó”.

    Rất trắng trợn, cấp trên của Phường An Khánh đă che chắn mọi hành động của toán người này và cho rằng làm việc đúng pháp luật! Rơ ràng hơn nữa là quan xă đă phạm tội vu cáo cho người dân v́ không đưa ra được bằng chứng nào.

    Ông Vũ Văn Bảo – Trưởng Công an P.An Khánh, xác nhận: “Hôm xảy ra sự việc tôi đến hiện trường, nghe gia chủ kể lại và tôi có xin lỗi gia đ́nh”.

    Nội dung chỉ thị 02, năm 2009 của Q.Ninh Kiều là ǵ?

    Theo các văn bản của TP. Cần Thơ và Q.Ninh Kiều ban hành, từ khi xuất hiện dịch cúm gia cầm H5N1 vào năm 2009, địa phương này đă làm quyết liệt để tiêu hủy đàn gà bị nhiễm bệnh. Nói rơ hơn là văn bản này chỉ áp dụng khi có dịch cúm gia cầm năm 2009, cách đây 4 năm.

    Tuy nhiên, vào thời điểm hiện nay (năm 2013), dịch bệnh gia cầm H5N1 không c̣n bùng phát như trước. Nhưng UBND P.An Khánh đă áp dụng chỉ thị này. Câu trả lời: “Chúng tôi không cần thông báo, không cần có quyết định. Cứ phát hiện gà là đập chết mới khách quan”. Đó là câu trả lời lời dứt khoát, quyết liệt, nhưng quả thật ông không hiểu thế nào là khách quan, thế nào là chủ quan. Quyết liệt với dân, áp dụng theo kiểu thi hành luật lệ thời chiến tranh trong thời b́nh. Ông bám vào cái quyết định trong t́nh h́nh khẩn cấp để “tự do” muốn đập chết đàn gà nào là cứ tự nhiên xông vào nhà dân đập chết liền, không cần thông báo, không cần quyết định. Vậy th́ c̣n bao nhiêu luật lệ ban hành trong t́nh h́nh khẩn cấp nữa, một thí dụ khác như khi có dịch heo tai xanh, bây giờ ông lôi ra áp dụng rồi cứ tự do xông vào nhà dân, mang hết heo của dân ra hố chôn sạch? Chưa biết chừng khi có chỉ thị đề pḥng “bọn xấu phản động mưu đồ phá hoại ḥa b́nh”, các ông quan làng xă này sẽ tóm cổ nhốt hết anh nào nói năng không đúng lập trường, than thở đói khổ, phải luôn nói “phấn khởi hồ hởi” mới yên thân. Làm dân ở làng khổ thật. Đă thế cấp trên cũng chẳng thèm bênh vực nếu không muốn nói là bao che, làm cho mọi tội lỗi của cấp dưới nhẹ đi như… không hế có.

    Cấp huyện và cấp thành phố nói ǵ?

    Chiều 25/1, ông Nguyễn Trọng Quyền – Trưởng trạm thú y quân Ninh Kiều và B́nh Thủy (TP. Cần Thơ) trả lời PV báo chí, trong năm 2010, UBND TP. Cần Thơ đă có quyết định “cấm người dân nuôi nhốt gia cầm trong thành phố”, nhất là gà đá.

    Việc thành lập đoàn để đập gà của nhà anh Thuấn, ông Quyền cho hay: “Dưới phường có lập đoàn đi tịch thu, tiêu hủy. Mà đă tịch thu tiêu hủy th́ phải đập chết”.

    C̣n hành vi gí súng vào người nhà anh Thuấn của người trong đoàn, ông Quyền cho hay, việc đó là do công an giải quyết!

    Liên quan đến việc này, ông Phạm Văn Quỳnh – Giám đốc Sở Nông Nghiệp Phát Triển Nông Thôn TP Cần Thơ cho biết: “Việc cấm nuôi nhốt gia cầm trong thành phố có chủ trương từ trước. Tuy nhiên, việc đập chết đàn gà là tàn nhẫn! Chúng tôi vẫn chưa nghe báo cáo ǵ hết”.

    Liên quan đến sự việc, ông Nguyễn Quang Duy – Phó Chủ tịch UBND Q.Ninh Kiều, TP. Cần Thơ khẳng định, việc làm của đoàn kiểm tra P.An Khánh như thế là “cứng nhắc”. Thời điểm này trên địa bàn không c̣n xảy ra cúm A (H5N1).

    Chỉ là “cứng nhắc”, có nghĩa là họ làm việc vẫn đúng, chỉ cứng một tí thôi (?!) Nghe nhẹ hều như chẳng có chuyện ǵ xảy ra.

    Trước sự việc trên, luật sư của gia đ́nh anh Hồ Duy Thuấn đă gửi đơn lên Bí thư, Chủ tịch, Trưởng Công an và Viện kiểm sát Q.Ninh Kiều, TP. Cần Thơ yêu cầu xử lư hành vi “hủy hoại tài sản công dân”. Và tất nhiên phải bồi thường toàn bộ thiệt hại cho gia đ́nh anh Thuấn lên đến hàng tỉ đồng.

    Phải nh́n sự việc như vụ phá hoại tài sản nhà ông Đoàn Văn Vươn

    Bạn đọc đă thấy rơ hành động ngang ngược của cơ quan chức năng Phường An Khánh và lời chạy tội của cả chủ tịch và phó chủ tịch UBND phường này. Chẳng khác ǵ vụ hủy hoại tài sản nhà ông Vươn ở huyện Tiên Lăng xảy ra hôm 5-1-2012, chưa quá 1 năm . Ban đầu, các quan làng quan xă, thậm chí quan huyện Tiên Lăng cũng ra sức bênh vực các “chiến sĩ” đă làm nhiệm vụ đập phá nhà ông Vươn, ngay cả ông Đại tá Đỗ Hữu Ca, Giám đốc Công an TP. Hải Pḥng cũng ca tụng “đây là một trận đánh rất đẹp, có thể viết thành sách” cho các đơn vị học tập.

    Chỉ đến khi dư luận nổi sóng, Thủ tướng Chính phủ kết luận đó là sai phạm của chính quyền địa phương. Lúc đó mọi chuyện mới được phanh phui và đưa ra ṭa xét xử, rất nhiều quan chức bị cho về vườn, bị bồi thường thiệt hại, đến nay vẫn c̣n lai rai các quan chức bị điều tra. Nếu không, vụ này đă ch́m xuồng.

    Nh́n lại sự việc ở Phường An Khánh, có thể đây là một vụ trả thù có tính toàn vô cùng thâm độc. Tại sao từ khi biết nhà dân nuôi gà chọi, cái “ủy ban chức năng” đó không giải thích, không thông báo quy định cấm nuôi mà đợi đến lúc đàn gà lớn vào dịp gần Tết mới bất ngờ kéo quân đến đập chết? Các quan phường xă “là đầy tớ nhân dân” như cái khẩu hiệu to tướng treo trên mọi bức tường trụ sở Ủy Ban chứ không phải là kẻ thù của nhân dân và cũng không phải cứ có tí chức sắc trong làng xă là cha thiên hạ.

    Thật ra ở nhiều làng xă đă từng có biết bao chuyện tương tự xảy ra, người dân cắm đầu chịu đựng v́ chẳng biết kêu ai khi các cấp che chở, bênh vực cho nhau. Có khi kêu oan c̣n “ăn đ̣n” nặng hơn, chẳng thiếu ǵ chuyện đă xảy ra như vậy. Thế nên đành “nín thở qua sông”.

    Mời bạn đọc xem qua ư kiến của người dân tràn lan trên các trang báo trong nước từ hơn một tuần nay:

    - Bạn nguyen thanh: C̣n đâu là luật pháp? Đất nước này đến loạn mất thôi. Đây là h́nh thức trả thù cá nhân? Hhành chính hay hành dân!

    - Bạn nvananh: Hành động côn đồ thế này th́ người dân sống sao ổn. Khả năng là những đối tượng này lợi dụng chức vụ để làm hại nhà ông Khải do tư thù, ghen ghét. Hành động của họ phạm nhiều tội: tự ư không báo trước, phá hoại tài sản riêng của người dân, uy hiếp tinh thần, hành động và lời nói vô văn hóa…Họ cần bị đào thải và trừng trị chứ nếu c̣n được ở những chức vụ đó th́ dân c̣n oan khổ.

    - Bạn nguyễn ngọc ḥa: Ông Năm Chuột dùng súng dí vào đầu ông Khải là đe dọa tước mạng sống ngay trong tức khắc nếu ông Khải có bất cứ hành động chống đối nào. Như vậy, vấn đề đặt ra là ông Năm Chuột có được phép dùng súng trong trường hợp như vậy hay không? Ai cấp súng và cho phép làm điều này? Nếu ông Khải bị bắn chết th́ sao …? Nếu ông Khải có phải ứng nào đó làm ông Năm Chuột chết (phản ứng làm chấm dứt ngay hành vi gây nguy hiểm) th́ có bị khởi tố h́nh sự v́ tội chống người thi hành công vụ hay không?

    Đừng để trở thành “tập quán đầu gấu nông thôn”

    Tôi nhắc lại điều tôi đă viết ở trên: Nếu không diệt ngay từ mầm mống t́nh trạng côn đồ này, mai mốt sẽ thành một thứ “tập quán đầu gấu”. Mặc cho quan làng quan xă lộng hành, người dân càng thống khổ hơn.

    Văn Quang
    Nguồn: hennhausaigon2015.co m

  6. #156
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Nhặt rác để nuôi con vào đại học
    Thanh Trúc, phóng viên RFA, Bangkok
    2013-02-14

    Tháng Giêng là tháng ăn chơi không phải nếp sống của những người nghèo vùng sâu vùng xa Nghệ An, nơi có những bậc cha mẹ quanh năm suốt tháng đi nhặt rác đi nhặt phế liệu với quyết tâm thoát nghèo bằng cách cho con vào đại học.

    Screen cap/congannghean

    Con đường dẫn vào xă Quang Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An, vùng đất cày lên sỏi đá.


    Tải xuống - download

    Đầu xuân, nhớ lại câu nói của người xưa "Chung thân chi kế mạc như thụ nhân...Nhật thụ bách hoạch giả, nhân dă"... của Quản Trọng, thừa tướng nước Tề, một nhà chính trị, nhà tư tưởng lớn thời Xuân Thu bên Trung Hoa, được hiểu là " Kế hoạch cả đời không ǵ hơn trồng người... Trồng một mà thu hoạch trăm chính là trồng người vậy.

    Có thể những bậc cha mẹ được nói tới hôm nay không hề biết đến ông Quản Trọng, nhưng trong thâm tâm và trong cuộc sống họ đă vun xới, chăm bón, dạy dỗ con ăn học đến nơi đến chốn, thành người hữu dụng cho xă hội.

    Nuôi con ăn học thành đạt bằng cả ư chí và nghị lực

    Mời quí vị cùng Thanh Trúc về xă Quang Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An, vùng đất cày lên sỏi đá, với gia đ́nh ông bà Trương Đ́nh Phùng có năm đứa con vào đại học:

    Quang Thành là một xă miền núi cách trung tâm huyện hai mươi cây, chưa có đường nhựa vào, điện có nhưng mà yếu, giờ cao điểm không dùng được, người dân sống chủ yếu về nông nghiệp. So với vùng xuôi th́ điều kiện khó khăn hơn nhiều, mức sống thấp hơn và tỷ lệ hộ nghèo cao hơn.

    Vừa rồi là lời ông Hoàng Văn Bảy, chủ tịch xă Quang Thành:

    Ở Quang Thành đây th́ những hộ nghèo có con vào đại học cũng nhiều, nhưng mà riêng hộ Trương Đ́nh Phùng, là hộ người Công Giáo, th́ đây là một trường hợp đếm trên đầu ngón tay v́ nó ít. Thứ nhất là gia đ́nh định hướng được cho con cái học tập mặc dù khó khăn, nhưng đó là định hướng của bố mẹ cho tương lai con cái. Dân đây th́ tốt, chịu thương chịu khó nhưng vùng đất này khó khăn nên làm ăn cũng khó.

    Ông Trương Đ́nh Phùng, là bộ đội đặc công, lại bị nhiễm đôc chất da cam nên hay đau ốm bệnh hoạn, cho biết:

    Tôi có mười người con năm trai năm gái, đứa học Cao Đẳng Y xong ra th́ bị ung thư chết, đứa thứ hai bị tai nạn giao thông rồi cũng qua đời. Nuôi con ăn học nói chứ cũng vất vả, cũng cố gắng tích lũy, trước đây c̣n khỏe cũng có làm một ít rẫy trên rừng, trồng cây rồi bán cây, đất canh tác th́ tôi có sáu sào ruộng, rồi cũng chăn nuôi để lo cho con ăn học, chừ gia đ́nh cũng hoàn cảnh lắm, nuôi con học đại học hết sức vất vả, đi vay chỗ này qua chỗ khác

    Hỏi tại sao phải vất vả thế mà vẫn quyết tâm cho con ăn học, ông Phùng trả lời tại v́ đời con phải hơn đời cha th́ mới thoát nghèo và thoát ngu được:


    Bà Trần Thị Nguyên nhặt rác và phế liệu. Ảnh do tác giả gởi

    Trước đây th́ tôi cũng tranh thủ ăn học nhưng v́ điều kiện hoàn cảnh lúc bấy giờ thành chỉ học đến lớp Bảy ngày xưa thôi.Sau đó th́ tôi đi bộ đồi rồi khi ra là quyết tâm cho con ăn học, dù có vất vả th́ cũng phải chạy vạy cho con ăn học, để cho nó làm người đă rồi sau này nó kiếm nuôi bản thân và giúp đỡ gia đ́nh, xă hội cũng như Giáo Hội. Rứa là tôi cố gắng hết sức bởi v́ cũng muốn tất cả các con đi học hết đại học, không biết hy vọng rứa có tham quá không cô nạ.

    Trước đây th́ tôi cũng tranh thủ ăn học nhưng v́ điều kiện hoàn cảnh lúc bấy giờ thành chỉ học đến lớp Bảy ngày xưa thôi.Sau đó th́ tôi đi bộ đồi rồi khi ra là quyết tâm cho con ăn học, dù có vất vả th́ cũng phải chạy vạy cho con ăn học, để cho nó làm người đă

    Ông Trương Đ́nh Phùng

    Không chỉ cho con ăn học mà đủ, ông Trương Đ́nh Phùng c̣n cố gắng khuyên nhủ con phải làm người tử tế và có đạo dức:

    Tôi là người Công Giáo, chỉ xin Chúa cho tôi được bằng yên. Chừ gia đ́nh nghèo tôi cũng thường nhắc nhủ với con là tuy bố vất vả nuôi các anh học đại học nhưng hy vọng các con phải sống làm sao cho đúng cái nghĩa của bản thân con người, đừng làm mất danh giá của con người, khi mà ḿnh không chống lại những cám dỗ trong chốc lát của cuộc sống bên ngoài và đánh mất bản thân là đánh mất hết tất cả, cho nên các con phải luôn sống cho bản thân, cha mẹ và anh em gịng tộc nữa. Chỉ mong sao các con ăn học đến nơi đến chốn là tôi thỏa măn, làm giàu th́ chừ tôi cũng không mơ ước v́ già rồi.

    Cuộc sống khó nghèo nhưng êm đềm, đôi lúc gặp chuyện đau ḷng như con chết v́ bệnh hay tai nạn, gia đ́nh chạy ăn từng bữa, là sự hy sinh vô bờ bến của ông bà Trương Đ́nh Phùng. Dù đi học xa. lại phải đi làm thêm để kiếm thêm thu nhập, Tết nhất con cái ông Phùng vẫn tựu về đông đủ nơi quê nghèo Quang Thành, Yên Thành, Nghệ An. Trương Đ́nh Kiên, con thứ ông Trương Đ́nh Phùng, không dấu niềm tự hào và ḷng biết ơn trước công lao sinh thành dưỡng dục của song thân:

    Nhà em th́ nông thôn nghèo, bố đi bộ đội về bị nhiễm chất độc hoá học bây giờ không có khả năng lao động không làm được ǵ nữa cả. Nói chung em sinh ra trong một gia đ́nh nghèo nhưng bố mẹ rất thương con cái, không quản ngại khó khăn, chạy đây chạy đó vay mượn, tạo điều kiện cho chúng em ăn học.

    Không kể người chị đầu tốt nghiệp Cao Đẳng Y Khoa đă chết v́ bệnh ung thư, chị thứ hai cũng mất v́ tai nạn, Trương Đ́nh Kiên kể từ người anh thứ ba trở đi:

    Anh trai em là Trương Đ́nh Vịnh đi bộ đội hai năm, về học kỹ sư công nghệ thông tin năm năm, bây giờ cũng đă ra trường . Kế đến là anh Trương Đ́nh Viện, cũng thi với người anh thứ ba và đậu cùng một lúc nhưng học Cử Nhân Sinh Học ở Đại Học Vinh. Em là Trương Đ́nh Kiên, sau một năm hai anh vào trường th́ em cũng đă đâu vào Đại Học Vinh luôn. Em học đại học sư phạm thể dục thể thao, đă ra trường năm ngoái. C̣n bây giờ đứa em tiếp của em, là Trương Đ́nh Thiện, hiện đang học Đại Học Công Nghệ Thực Phẩm Huế năm thứ hai.

    Tụi em cũng biết cha mẹ rất vất vả, cực khổ cho chúng em đi học. Chúng em cố gắng hết sức để không phụ ḷng cha mẹ. Tụi em vừa đi học vừa đi làm để có thêm thu nhập, tiếp tục có nghề nghiệp để giúp đỡ các em sau ăn học cho đỡ vất vả.

    Tụi em cũng biết cha mẹ rất vất vả, cực khổ cho chúng em đi học. Chúng em cố gắng hết sức để không phụ ḷng cha mẹ. Tụi em vừa đi học vừa đi làm để có thêm thu nhập, tiếp tục có nghề nghiệp để giúp đỡ các em sau ăn học cho đỡ vất vả.

    Trương Đ́nh Kiên

    Thanh Trúc tin rằng nếu không kể ra, bởi người dân hiền lương chân chất ở đây vốn kiệm lời, không kêu ca, hỏi ǵ nói nấy, th́ quí thính giả vẫn có thể mường tượng cuộc sống của người nghèo miền núi Quang Thành nói chung và gia đ́nh ông Trương Quang Phùng nói riêng. Khi mùa đông về, khi hết mùa thu hoạch th́ để có cái ăn người ta phải vào rừng đốn củi hái măng thêm vào bữa cơm đạm bạc hàng ngày.

    “Dầm mưa, dăi nắng” nuôi con vào đại học

    Đó cũng là cảnh nghèo nơi gia đ́nh ông Lương Xuân Cảnh ở miền xuôi, xă Hợp Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Hàng ngày đi nhặt rác và nhặt phế liệu, hai ông bà nuôi hết bốn con vào đại học trước sự ngỡ ngàng thán phục của xóm giềng.

    Trước đó, ông Lương Xuân Cảnh bôn ba đi làm thuê làm mướn từ miền Trung, miền Nam rồi qua tới Lào:

    Trước khi ra đi cũng bảo con là bố đi mà các con không cố gắng học là bố không đi mô hết, là bởi v́ phải bươn chải đi làm xa mà, đi nhặt sắt vụn, lên miền núi lên rẻo cao để nhặt sắt vụn.

    Khi đó, nhận thấy ông là một người thật thà mà lại ít gây chú ư, nhiều người muốn nhờ ông thồ hàng cho họ và trả khá tiền. Ông Cảnh đă từ chối những đề nghị béo bở này chỉ giản dị trong suy nghĩ là "mần rứa th́ thất đức làm răng mà nuôi dạy con cho được" .

    Trở về Hợp Thành, ông cùng vợ đi nhặt rác và nhặt phế liệu để kiếm sống, kiên tŕ xóa nghèo bằng cách nuôi con đi đại học:

    Th́ cũng vào từng nhà mua của họ đủ các loại nào nhựa nào phế phẩm, về nhặt rồi nộp lại cho họ để kiếm đồng tiền cho các cháu ăn học mà. Có những lúc đại bí, bây giờ c̣n có tiền sinh viên, chứ có những giai đoạn nói thật vay mười phẩy, thậm chí có lúc hai mươi phẩy cũng phải lấ , nhưng mà hôm trước hôm sau hoặc là trong ṿng mười ngày ḿnh phải quay chỗ khác để mà trả cho họ v́ cao quá. Nhiều khi cũng lấy nóng đắp nguội nói thật là nó cũng chồng chất quá. Thực tế là cũng đang c̣n vất vả, con th́ ăn học mà nhà cửa th́ muốn sập hết rồi mà cũng chịu, cắn răng để nuôi cho các cháu nó ăn học.

    Khi nào cũng vất vả lắm, không đủ nuôi con, đi hái thêm rau cỏ, rau má, về ăn v́ nhà không bao giờ có đủ gạo. Lần hồi lần hồi cũng qua ngày đoạn tháng, tháng ni qua tháng khác, đói th́ đói chứ gia đ́nh cũng vui vẻ, con cũng ngoan ngoăn biết nghe lời cha mẹ

    Bà Nguyên

    Để có tiền trang trải cho con đi học từ cấp dưới lên đến bậc đại học, cả nhà ăn uống cần kiệm, kham khổ:

    Có những lúc trưa chẳng ăn cơm mà tối th́ bảy tám giờ mới về đến nhà đấy. Cơ bản là kiếm cho ra đồng tiền để thêm cho các cháu ăn học cho nó thành đạt. Tôi cũng thường động viên các con đi hái rau má ...

    Bà Nguyên, vợ ông Cảnh, mà h́nh ảnh quen thuộc là chiếc xe đạp và đôi sọt tre quanh xóm, kể với Thanh Trúc là ông bà vẫn thường nhủ các con đi kiếm các loại rau, nhất là rau má, mang về ăn ghém thêm với cơm:

    Khi nào cũng vất vả lắm, không đủ nuôi con, đi hái thêm rau cỏ, rau má, về ăn v́ nhà không bao giờ có đủ gạo. Lần hồi lần hồi cũng qua ngày đoạn tháng, tháng ni qua tháng khác, đói th́ đói chứ gia đ́nh cũng vui vẻ, con cũng ngoan ngoăn biết nghe lời cha mẹ. .

    Có nhiều lúc nhọc nhằn quá, bà Nguyên tâm sự, bà cũng muốn để con đi làm đỡ tay thay việc,. Nhưng khi nh́n thấy con học hành chăm chỉ chỉ th́ bao nhiêu nổi cực khổ mệt nhọc mỗi ngày tan biến đi hết.

    Ngoài đại học, nghiêm khắc và kiên nhẫn dạy con sống ngay thật, đàng hoàng là tâm niệm của ông Lương Xuân Cảnh:

    Phải thật thà và luôn luôn khiêm tốn. Tôi th́ học hành cũng ít, nói thực khi xung phong vào bộ đội th́ cũng cực lắm, thấy cái hoàn cảnh như rứa th́ về là cố nuôi dưỡng cho con ăn học.

    Thực sự hai ông bà có tất cả bảy người con, đầu tắt mặt tối cũng chỉ kiếm đủ tiền cho bốn con trai đi học đại học, trong lúc ba con gái đầu chỉ học hết phổ thông là phải gác lại giấc mơ học lên cao để đi làm phụ giúp bố mẹ cùng nuôi em ăn học.

    Hiện tại, con đầu của ông Cảnh bà Nguyên, Lương Xuân Triều, Đại Học Thể Dực Thể Thao Từ Sơn, đang tiếp tục học lên Cao Học. Cậu em kế, Lương Xuân Phú, tốt nghiệp Đại Học Công Nghệ Thông Tin, cũng đang học Cao Học ở Hà Nội. Con trai thứ ba, Lương Xuân Quí, tốt nghiệp Đại Học Thể Dục Thể Thao và đang học Cao Học. Theo gót ba anh của ḿnh, em út Lương Xuân Quang cũng vào Đại Học Thể Dục Thể Thao.

    Không bao giờ mặc cảm về cảnh nghèo của gia đ́nh, những người con của ông Lương Xuân Cảnh và bà Trần Thị Nguyên vừa học vừa làm, từ bốc vác đến phục vụ quán ăn đến rửa chén bát để kiếm thêm tiền trang trải. Cậu anh Lương Xuân Triều kể:

    Rảnh thời gian nào th́ đi làm thời gian nấy cho cha mẹ đỡ nhọc. Nói chung th́ mấy anh em nhà em cũng rất là tự hào về ḿnh, vật chất không có nhưng t́nh cảm và t́nh yêu thương rất lớn .

    Bốn anh em vô cùng thương yêu và đùm bọc nhau, Lương Xuân Quí chia sẻ:

    Nhà th́ nghèo thật nhưng mà bố mẹ cũng lo hết sức rồi đấy. Đến bây giờ đang học th́ bốn anh em cũng đi làm thuê để nuôi nhau, phải đi làm cả đêm cả hôm. Em đi làm từ 9 giờ tối cho đến 4 giờ sáng, có hôm làm đến 12 giờ, em làm bốc vác.

    Đó là câu chuyện từ xă Quang Thành vùng cao và xă Hợp Thành mạn dưới thuộc huyện Yên Thành tỉnh Nghệ An, nơi mà xuân không bao giờ tàn và ước mơ không bao giờ phai, bởi đó là hy vọng là ư chí phấn đấu vươn lên khỏi cái nghèo cái thiếu để có một chỗ xứng đáng trong ḷng xă hội.

    Thanh Trúc kính chào và xin hẹn lại quí vị tối thứ Năm tuần tới.

    Copyright © 1998-2011 Radio Free Asia. All rights reserved.

  7. #157
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Những chuyện đáng trách...
    Đàn ông bên Mỹ hay về Việt Nam chơi ...!!!



    - Đoàn Dựghi chép

    I. Chuyện ở huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng

    Xác chết dưới dạ cầu

    Khoảng 17 giờ ngày 8-1-2013, ông T (người dân ấp Tân Thành, xă Long Hưng, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng) nghe mùi hôi bốc lên từ phía dạ cầu con kênh Mồng 1 Tháng 5. Ṭ ṃ, ông xuống dưới chân cầu coi xem sao. Trên gịng kênh, một xác chết đă trương ph́nh, nổi lờ đờ trên mặt nước.

    Nạn nhân mặc áo thun, quần xà-lỏn, cổ bị siết bằng một sợi dây dù, hai chân bị quấn bằng hai chiếc vơng. Phía ngoài xác chết có hai chiếc bao tải màu vàng c̣n tốt, loại dùng để đựng phân hóa học của nhà nông. Trên ḿnh nạn nhân không có thương tích. Công an cho rằng nạn nhân đă bị siết cổ bằng sợi dây dù cho đến chết rồi bị đem ra bờ sông, chỗ có đống đá dăm hồi trước xây cầu c̣n dư, bỏ đá vào trong bao, cột bao vô ḿnh xác chết rồi bỏ xuống sông ở dưới dạ cầu cho ch́m để phi tang. Do nút cột miệng bao không chắc, đá rớt xuống sông gần hết nên xác nổi lên. Họ kết luận, hung thủ phải là người ở gần đây nên mới biết ở dưới dạ cầu có đống đá dăm. Tuy nhiên, nạn nhân mặc áo thun, quần xà-lỏn, trong ḿnh không có giấy tờ ǵ cả, nên chưa biết được tên tuổi và nơi cư ngụ.



    Xác chết trên gịng kênh khiến dư luận dân chúng rất xôn xao. Đến 3 giờ chiều ngày hôm sau, 9-1-2013, có một phụ nữ đến công an huyện Mỹ Tú tŕnh báo về việc chồng chị bị mất tích. Chị cho biết chị tên Văn Thị Thủy, 32 tuổi (sinh năm 1981), ngụ tại ấp Mỹ Ninh, xă Mỹ Tú, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng (xă này cùng tên với huyện). Chị Thủy nước mắt giàn gụa, cho biết đă ba ngày hôm nay chị đôn đáo đi t́m chồng tên là Trần Văn Nhân, 38 tuổi (sinh năm 1975, hơn chị Thủy 6 tuổi) nhưng không biết anh Nhân đi đâu.

    Theo lời chị Thủy, cách đó 4 hôm, tức ngày 5-1-2013, anh Nhân đi dự đám cưới ở nhà người quen trong ấp, chị Thủy đưa cho chồng 2.6 triệu đồng. Đến 9 giờ tối, anh quay về, thay đồ rồi bảo vợ xuống xuồng máy với ḿnh, đi mở cái cống trên con kênh để lấy nước vô ruộng. Khoảng 1 giờ sáng, xong công việc, anh chở vợ về, đem hai chiếc vơng bỏ xuống xuồng rồi dặn vợ là anh đi chơi vài ngày. Nhưng đă ba hôm nay liên lạc điện thoại với chồng không được, chị đến các nhà quen hỏi thăm cũng không ai biết.

    Các t́nh tiết hơi lạ

    Chị Thủy được yêu cầu nhận diện cái xác dưới cầu, và xác định người chết là anh Trần Văn Nhân. Lúc cho nhận diện xác chồng, chị Thủy gục xuống, khóc lóc rất thảm thiết và gào lên: “Anh ơi, anh chết đi em với hai đứa con sẽ sống ra sao? Mấy hôm trước anh nói đi chơi rồi về sẽ bàn với em chuyện trồng mía. Anh hứa sao không làm mà lại chết thế này...”. Sự khóc lóc, vật vă và những lời kể lể của chị Thủy có điều ǵ đó không b́nh thường, dường như có vẻ hơi giả tạo. Tại sao lúc hai vợ chồng lấy nước vô ruộng xong, về, anh Nhân nói sẽ đi chơi mấy ngày mà vẫn mặc áo thun, quần xà-lỏn giống như lúc đi lấy nước ngoài đồng? Đi chơi, trong đêm khuya, anh đem hai chiếc vơng đi làm ǵ? Một người làm ăn trong đồng ruộng có ai đi chơi mấy ngày vào lúc 1 giờ sáng và chị Thủy cũng không cho biết anh đi bằng ǵ, có dùng chiếc xuồng máy đó không?

    Đám tang được tổ chức hết sức sơ sài. Theo chính quyền địa phương, anh Nhân là người siêng năng cần mẫn, có thể nói là làm ăn rất khá, hàng xóm láng giềng ai cũng khen ngợi. Lúc Nhân lấy vợ, bố mẹ cho 2 công ruộng, nay Nhân ăn nên làm ra, đă mua thêm được hơn 10 công để canh tác. (Mỗi công đất là 1,000 m2; 10 công là một mẫu tức 1 hécta, 10,000 m2, gần gấp 3 lần mẫu miền Bắc, 3,600 m2). Hai con trai là Trần Tuấn Duy (12 tuổi), Trần Tuấn Vinh (9 tuổi) học giỏi đă bù đắp lại công lao vất vả của anh. Đầu năm 2012, Nhân dành dụm mua được một máy tuốt lúa để kiếm thêm thu nhập nên được dân chúng rất nể, gọi đùa là “ông chủ máy tuốt lúa”.

    Thời gian gần đây giữa hai vợ chồng Nhân thường hay có sự căi cọ, Thủy tâm sự với bạn bè và hàng xóm láng giềng rằng không hiểu có phải gở miệng hay không mà anh Nhân thường nói rằng nếu tôi chết, tôi bỏ lại hai đứa con trai th́ cô ráng mà nuôi.

    Cháu Duy (đứa con trai lớn, 12 tuổi) khai rằng trước khi ba mất, má thường hay chuyện tṛ điện thoại di động rất lâu trong đêm khuya, có lần ba phát hiện, ba tát bốp vào mặt má và gắt: “Lại chuyện tṛ với nó hả?” nhưng má im lặng không nói ǵ hết.

    Từ sự tiết lộ của hàng xóm và lời khai của cháu Trần Tuấn Duy, công an lại càng nghi ngờ chị Thủy hơn.

    Tối 9-1-2013, sau khi đem xác anh Nhân về và khâm liệm xong, trong lúc mọi người đang đến thăm viếng, chia buồn th́ chị Thủy vào bên trong uống thuốc diệt rầy tự vận. Mấy người trong ban điều tra vẫn có mặt ở đấy bèn vội vàng đem chị đến bệnh viện cứu cấp. Nhưng các bác sĩ trong bệnh viện cho biết lượng thuốc rầy may mắn đă được chị Thủy pha loăng, rất nhẹ, chị không thể chết được và sẽ rất mau b́nh phục. Bà con hàng xóm láng giềng bàn tán với nhau rằng có lẽ do chị Thủy quá thương chồng nên mới uống thuồc rầy tự tử để cùng chồng sang bên kia thế giới như vậy, và họ cũng tin có lẽ do linh hồn anh Nhân linh thiêng nên đă xui khiến chị Thủy pha loăng thuốc rầy trước khi tự vẫn. Chỉ sáng hôm sau là chị Thủy được về.

    Ba ngày sau, chị bị mời lên công an huyện. Kết quả không bất ngờ. Những lần chuyện tṛ trong điện thoại di động lâu cả tiếng đồng hồ là Chị Thủy nói chuyện với Thanh, “nó là con ông chú ruột của anh Nhân nhà em”.

    Thanh, tên đầy đủ là Trần Tuấn Thanh, nhà ở ngay bên cạnh.

    Cuối cùng, Thủy phải khai thật, do Nhân đă biết mối quan hệ bất chính giữa thị với Trần Tuấn Thanh, 30 tuổi, em con ông chú ruột của ḿnh nhà ở gần đấy, nhiều lần ngăn cấm nên Thủy đă nảy ra ư định giết Nhân để tiện việc ḥ hẹn, ăn nằm với Thanh. Nghe Thủy bộc lộ điều này, lúc đầu Thanh có khuyên can không nên làm như vậy nhưng dần dần cũng xiêu ḷng, chiều theo ư Thủy.

    Ngày 5-1-2013, theo như đă bàn tính với Thủy, Thanh đến tiệm thuốc tây trong chợ Mỹ Tú mua 10 viên thuốc ngủ rồi trao cho Thủy. Có sự trùng hợp là chiều hôm đó, Nhân đi làm suốt ngày ngoài đồng về, tối bóp trán than nhức đầu. Thủy mừng thầm, sắp cơm cho chồng và các con ăn xong, rót nước trà nóng, làm bộ săn sóc chồng: “Anh uống mấy viên thuốc cảm này rồi đi ngủ sớm coi có đỡ không”. Nhân nghe lời, uống mấy viên thuốc sau đó đi nằm. Thủy báo tin cho Thanh: “Nó uống thuốc, đi ngủ rồi!”.

    Không ngờ, Nhân chỉ ngủ được một lát rồi lại tỉnh dậy, nhăn nhó ôm bụng, than phiền: “Kỳ thiệt, em mua thuốc ǵ mà uống vô không hết nhức đầu lại thêm đau bụng”. “Thuốc cảm nhưng chắc mua lầm phải thuốc dỏm. Anh đau bụng nhiều hay ít?”. “Cũng đau sơ sơ vậy thôi, có thể chịu được”. Trên thực tế, Thủy nghĩ có lẽ Thanh mua phải thuốc dỏm thật nên Nhân mới đau bụng và tỉnh táo như vậy, tối nay chưa thể “ra tay”!

    Sáng hôm sau, Nhân khỏe, lại ra đồng xem xét, dự định việc trồng mấy công mía. Thủy lập tức gọi điện thoại cho Thanh bàn tính cách khác. Chiều hôm đó (6-1-2013), Nhân ở ngoài đồng về, tắm rửa để chuẩn bị đi ăn đám cưới ở bên kia sông. Nhất quyết không bỏ qua cơ hội, Thủy gọi điện thoại lần nữa, nhắc Thanh về việc mua dây dù, thuốc ngủ loại si-rô và vài thứ khác trong kế hoạch như đă bàn tính.

    Khoảng 9 giờ tối, Nhân đi ăn cưới về, thay đồ rồi kêu Thủy đi xuồng máy với ḿnh ra ngoài kinh mở cống, lấy nước vô ruộng. Xong công việc, về tới nhà Thủy làm bộ chăm sóc chồng, giục chồng đi ngủ sớm kẻo mệt. Nhân rửa chân tay, đi ngủ. Thủy lấy chai si-rô pha cho hai đứa con uống v́ hồi này trời cuối năm hơi lạnh, hai đứa con hay bị ho. Lát sau, thấy chúng ngủ say, Nhân cũng đă ngủ, Thủy gọi điện thoại báo cho Thanh biết. Thanh qua, Thủy mở cửa sau cho Thanh vô trong nhà. Theo lời khai của Thủy, lúc đầu Thủy định đập đầu chồng bằng khúc cây đă chuẩn bị sẵn, nhưng do Thanh sợ nên cả hai đổi sang cách khác. Thanh trở về lấy thêm dây dù rồi qua, cùng Thủy rón rén cột chân tay Nhân vào thành giường. Nhân ú ớ tỉnh dậy, Thủy leo lên người chồng, bịt chặt miệng chồng bằng chiếc mền trong khi Thanh chung đôi sợi dây dù, siết tḥng lọng trên cổ người anh con ông bác ruột cho đến khi anh giăy giụa rồi chết hẳn.

    Văn Thị Thủy và Trần Tuấn Thanh là người trong gia đ́nh, chị dâu em chồng con chú con bác. Rất có thể họ sẽ bị tử h́nh hoặc ít nhất cũng tù chung thân “không được giảm án trong bất cứ trường hợp nào”. Chỉ tội nghiệp cho hai đứa trẻ, bố chết, mẹ mang tiếng mang tăm hết sức nhục nhă, không hiểu chúng sẽ sống ra sao.

    II. Tâm sự của một người đàn bà đau khổ

    Đàn ông bên Mỹ hay về Việt Nam chơi. Sau đây xin mời quư bạn nghe lời kể của một người đàn bà đau khổ. Lẽ ra th́ chúng tôi không đăng lại v́ e quư bạn đă biết rồi, nhưng do bà nói: “Tôi không biết vi tính, không có nickname, phải nhờ con gái viết lại chuyện buồn của ḿnh gởi tới các diễn đàn, chỉ với mong ước duy nhất là các diễn đàn phổ biến, càng nhiều càng tốt, sao cho mọi người cảnh tỉnh, đừng ai vướng phải bất hạnh như gia đ́nh tôi”.

    Bà dặn như vậy, chúng tôi hết sức tôn trọng bà và thương xót bà nên bắt buộc phải đăng. Nếu đă đọc ở diễn đàn nào đó, xin quư bạn thông cảm.

    Vợ chồng tôi định cư ở Mỹ vừa đúng 30 năm. Chúng tôi rất ít về Việt Nam v́ bà con chẳng c̣n mấy người. Nhưng đột nhiên khoảng hơn 2 năm trở lại đây, chồng tôi bỗng thường xuyên đi về Việt Nam đầy khó hiểu, lần gần nhất đă ở lại hơn 2 tháng.

    Hỏi th́ ông ấy bảo về để t́m cơ hội làm ăn mà chẳng nói làm ăn cái ǵ, nhưng lần nào đi cũng mang theo nhiều tiền mà khi về th́ hết sạch. Thời gian ở nhà, ông thường lên mạng ngồi chat rất khuya và có nhiều cuộc điện thoại rất lâu, ông thường lén ra vườn nghe một ḿnh làm tôi hết sức nghi ngờ. Sự nghi ngờ càng tăng khi ông nhạt hẳn chuyện gối chăn cùng vợ, cái nhạt nhẽo này rất khác thường so với trước, v́ chúng tôi mới hơn 60 tuổi.

    Tôi điện thoại về Việt Nam ḍ hỏi nhiều người quen th́ được biết, ông cặp bồ với một phụ nữ không c̣n trẻ nhưng đẹp.

    Tôi vội vă lấy vé máy bay về Việt Nam th́ cũng là lúc chồng tôi trên đường về Mỹ.

    Tôi ở lại Việt Nam gần một tháng, lân la ḍ hỏi th́ được biết người phụ nữ kia ở trong “Nhóm “câu” Sài g̣n”, tức là “câu” người trên mạng! Tôi đă mất rất nhiều công sức và tiền bạc mới biết được nhóm này có khoảng 10 người, chuyên lên mạng sưu tầm các h́nh ảnh độc đáo và những thông tin hot mà nhiều người ở nước ngoài quan tâm rồi Post lên mạng và các diễn đàn. Từ việc làm đó, nhóm này có vô số người quen ở khắp nơi trên thế giới. Mỗi người trong nhóm luôn có hàng ngàn địa chỉ để giao lưu, quan hệ.

    Tôi giấu không cho biết tôi từ Mỹ về, và thật may mắn, tôi được giới thiệu đồng thời kết thân với một thành viên trong nhóm. Lân la măi, tôi được cô này cho coi cả xấp h́nh, trong đó có h́nh chồng tôi đi câu cá ở B́nh Chánh, rồi đi tắm biển ở Nha Trang chung với cả nhóm. Nhờ thế, tôi biết rơ mặt người phụ nữ kia khi cô ta đang ôm chồng tôi. Cố dằn ḷng, tôi vẫn tỉnh bơ như không quen biết ai trong những tấm h́nh đó.

    Khi đă hết sức thân thiết, cô bạn gái kia mới dốc bầu tâm sự. Đại khái cô cho biết: “Chúng em là những người tử tế, có ăn có học và nhà cửa đàng hoàng, chỉ phải cái tội nghèo thôi”. Cô rất tự hào về chuyện “câu” của nhóm ḿnh nên cao hứng bóc trần mọi thứ:

    - “Chị tưởng ai cũng có thời gian suốt ngày trên net ư? Ai cũng có tŕnh độ để sưu tầm các h́nh ảnh độc đáo và các tin tức “hot” hay sao? Những emails tụi em gởi là mồi câu. Cả ngàn mails gởi đi, bèo nhất cũng có vài chục emails phản hồi. Bao nhiêu năm như thế chúng em có vô số bạn hữu, từ thân ít đến thân nhiều hoặc rất thân, họ đều là những con cá cắn mồi”.

    “Trong số các con cá đó, như em chẳng hạn, em sẽ lựa ra những con nào hám của lạ (nhiều lắm, đủ mọi thành phần). Và em thường dành ưu tiên cho cá “Việt kiều” nước ngoài (v́ họ dễ dăi tiền bạc), đặc biệt là chú trọng đến loại vợ chết, nhất là loại cá già, càng già càng tốt và càng dễ câu. Cá già và có vợ chết là rất thú vị.

    “Đầu tiên là chat, kế tiếp là gọi điện thoại và sau đó ḥ hẹn gặp tại Việt Nam. Em luôn tḥng một câu: “Nếu anh về, em xin làm hướng dẫn viên miễn phí, mọi nơi mọi lúc”. Ít khi em chủ động gọi điện thoại lắm v́ tốn tiền, chỉ cần nhá máy, “cá” sẽ gọi lại ngay”.

    “Em siêng chat lắm, có lần cùng một lúc phải chat tới 4 – 5 cá nhưng vẫn khỏe re”.

    Cô hào hứng kể huỵch toẹt:

    “Em đang là cô em tinh thần, cô em kết nghĩa, cô cháu dễ thương của rất nhiều cá Việt kiều ở nước ngoài. Rồi là “người yêu dấu”, là “cục cưng rất nhớ thương ” của vô số con cá lờ đờ đấy chị ạ. Mỗi kỳ lễ, Tết, hay sinh nhật em, em đều có quà của cá từ các nơi. Cá luôn luôn hào phóng và rộng răi với bọn em”.

    “Cá về, em đón. Cá đi, em tiễn. Nhưng ngại nhất là vào tháng Tết, nhiều cá về lắm, em rất lúng túng khi xếp lịch gặp gỡ v́ sợ các cá đụng đầu nhau. Do đó, mỗi đứa bọn em lúc nào cũng có ít nhất là 4 hoặc 5 số điện thoại, sợ cá ghen khi thấy máy bận”.

    “Bọn em có đứa đă mua được nhà, mua được xe xịn, c̣n đi du lịch nơi này nơi kia chỉ là chuyện vặt”.

    Chợt, giọng cô chùng xuống:

    “Tụi em đứa lớn nhất cũng đă trên 50 tuổi rồi, trong đó có mấy đứa bị vướng HIV v́ cá nước ngoài chẳng ai chịu dùng bao cao su. (Cô chỉ ngay người phụ nữ trong h́nh đă cặp bồ với chồng tôi 2 năm nay): Mấy đứa này đang uống thuốc nhưng cũng đang “trả thù đời” đấy. Chúng ngủ với bất cứ ai muốn chúng và nhất định không cho dùng bao cao su”.

    Rồi cô cười cười, kết luận:

    “Nhóm “câu” Sài G̣n là tên kín đáo tụi em tự đặt ra cho vui vậy thôi, ít người biết lắm”.

    “Vậy làm sao những người kia tránh được HIV?” - tôi hỏi.

    Cô nói: “Không tránh được đâu. Khó biết lắm v́ tụi em là người đàng hoàng, có ăn có học tử tế, lại có đứa c̣n là Phật tử thuần thành, siêng đi lễ bái lắm”.

    Tôi tối sầm cả mắt, ù hết hai tai khi nghĩ đến chồng tôi. Không c̣n hơi sức đâu mà nghe tiếp nữa, tôi lảo đảo đứng dậy ra về.

    Tôi trở lại Mỹ mà ḷng tan nát. Ba ngày không nói với chồng một câu. Cuối cùng, chẳng thể măi làm thinh, tôi kể hết với ông những chuyện tôi biết về “Nhóm “câu” Sài G̣n” và yêu cầu ông đi xét nghiệm máu. Mới đầu, ông nổi giận ghê gớm, quát nạt kinh khủng. Quá chán nản, tôi chẳng nói lại nửa lời. Sau đó, tôi lẳng lặng thu xếp quần áo về ở với con trai lớn, hơn một tháng trời. Trong thời gian này, ở nhà ông ấy đi xét nghiệm máu. Kết quả: DƯƠNG TÍNH HIV. Dù đă đoán trước nhưng tôi vẫn bàng hoàng, sụp đổ và nghĩ đến bản thân ḿnh.

    Ba tháng sau mới lấy lại được thăng bằng, tôi đi xét nghiệm và kết quả cũng như chồng tôi: DƯƠNG TÍNH HIV!

    Tôi có 2 con trai và 2 con gái đều đă trưởng thành. Tôi không biết vi tính, không có nickname, phải nhờ con gái viết lại chuyện buồn của ḿnh gởi tới các diễn đàn, chỉ với mong ước duy nhất là các diễn đàn phổ biến, càng nhiều càng tốt, sao cho mọi người cảnh tỉnh, đừng ai vướng phải bất hạnh như gia đ́nh tôi.

    Đó là tâm nguyện của tôi, xin các diễn đàn giúp tôi hoàn thành tâm nguyện cuối cùng trong cuộc đời ḿnh.

    Một người phụ nữ bất hạnh.

    * Ghi chú: Chuyện này hết sức quan trọng, chúng tôi không dám có ư kiến. Ngoài ra, nếu có ư kiến chúng tôi cũng sợ bị “đàn ông” giận. - Kính mến: ĐD.

  8. #158
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Hội chứng khoe của

    - Văn Quang



    Biệt thự chục tỷ của đại gia Sóc Trăng





    Sài G̣n vừa trải qua những ngày Tết vắng vẻ, đường phố rộng thênh, cây cao bóng mát, con người trở nên thanh thản với những bộ đồ tươm tất trong nắng vàng tưởng như được sống lại một ngày nào “thuở xa xưa”. Ngày mùng một tết thanh b́nh êm ả, ngày mùng hai rộn ràng xuân mới, dường như mọi nhà chỉ có những lời chúc tụng sẵn trên môi, qua những tiếng chuông điện thoại từ trong nước, ngoài nước gọi nhau mừng tuổi í ới. Ngày mùng ba c̣n nhẩn nha chơi nốt ba ngày Tết. Suốt cả năm toàn đi dưới ḷng đường, mấy ngày này mới được đi trên lề đường.



    Con đường hoa Nguyễn Huệ vẫn tấp nập khách viếng thăm. Hầu hết là những gia đ́nh không đủ điều kiện đi xa, vợ chồng con cái đưa nhau ra đường hoa, gọi là có “đi chơi Tết”. Một số khác là những “ông Tây bà Đầm” ṭ ṃ nh́n cảnh lạ, chụp h́nh quay phim lia lịa bên những con rắn giả, cứ như nước họ chưa từng có rắn bao giờ.



    Những ṣng bài mọc lên ngay từ đêm ba mươi trên các hè phố rộng, trong những ngă tư chung cư, đàn ông đàn bà đón Tết trên những chiếu bạc c̣m. Trẻ con chui vào các tiệm internet. Trong các quán cà phê, từ những quán đầu đường ghế thấp đến những quán cà phê “đẳng cấp” đều đông nghẹt khách “hào hoa”. Hầu hết các tiệm ăn đều đóng cửa im ĺm. T́m mỏi mặt không ra một quán “b́nh dân”. Chỉ c̣n những nhà hàng Pháp mở rộng cửa đón khách du lịch. Muốn có một bữa ăn sang phải đến những quán này.





    Người dân thành phố kéo nhau về quê ăn Tết, đi du lịch đủ kiểu, tạm rời xa thành phố ít ngày để sống cho riệng ḿnh, cho gia đ́nh ḿnh. Ngay cả các em vũ nữ, các em chuyên mồi chài khách, tóc đỏ môi trầm hạng sang cũng đă tạm ngưng việc kiếm tiền về thăm quê nhà. Con lại, hầu hết là những “hàng quá đát”. Sinh viên học sinh nghèo không có tiền về quê, đành ở lại kiếm thêm bằng đủ mọi nghề, miễn là có tiền.



    Có những bà mẹ, đêm ba mươi, ngày mùng một, thẫn thờ đứng trong một góc khuất nhớ đứa con gái lấy chồng Hàn, chồng Đài năm nay không về được. Giọt nước mắt chảy thầm trong ḷng. Ngược lại, một vài gia đ́nh có “Việt kiều” về ăn Tết tưng bừng, đi thăm họ hàng làng xóm kể chuyện “bên Tây”. Nhưng thật ra qua những câu chuyện tôi nghe được, bà con cũng bày tỏ ảnh hưởng của kinh tế suy thoái, nhiều người “mất nhà” v́ thất nghiệp bị nhà băng “kéo đi”. Nhưng năm nay số bà con ở nước ngoài về Sài G̣n không nhiều. Các bạn tôi, hầu như không có ông nào chịu về vào dịp này, ngoại trừ vài ông có chút “vướng víu” về từ trước Tết, ở luôn cho tới bây giờ.







    Kiều hối chảy về Sài G̣n như thế nào?



    Tuy nhiên theo con số thống kê, số tiền của người Việt gửi về VN trong năm nay lên tới 10 tỉ đô la Mỹ. Nhưng kiều hối gửi về Sài G̣n chỉ chiếm khoảng 42% tổng giá trị kiều hối đổ về nước trong năm qua. Trong số chừng 4 tỷ đô la mà bà con từ nước ngoài gửi về Sài G̣n, 70% được đầu tư cho các hoạt động kinh doanh, 23% vào thị trường địa ốc, và phần c̣n lại 7%. biếu tặng thân nhân.



    Theo thống kê của Ủy ban Người Việt Nam ở Nước ngoài cho biết số tiền này do hơn 4 triệu người Việt đang sinh sống ở trên 100 quốc gia chuyển về Việt Nam. Trong số đó, có cả những người VN đi “xuất khẩu lao động” gửi về qua các nguồn khác nhau.



    Nói là 23% chuyển vào thị trường địa ốc có vẻ hơi “chủ quan” bởi thị trường địa ốc VN đang trong thời kỳ đóng băng, thời kỳ “ngáp ngáp”. Nhà cửa, building làm ra hàng loạt nhưng không ai mua, không ai thuê, trong khi chủ đầu tư vẫn è cổ ra trả tiền lời ngân hàng. Dù ông Thống Đốc Ngân hàng nhà nước (NHNN) có là tài thánh cũng chưa thể cứu văn được khoản lăi suất ngân hàng mà các nhà đầu tư phải trả hàng tháng. Dù ông NHNN có tích cực hạ thêm lăi suất đầu vào, tức là hạ lăi suất của người gửi tiền, cũng chưa thể cứu được các ông chủ giàu có trước đây, bây giờ đang lao đao lo ngày lo đêm tính thoát ra nước cờ bí.



    Cái 23% kiều hối ấy chảy vào thị trường địa ốc bằng cách nào? Thêm những ông chủ đầu tư mới hay thêm vốn cho các ông chủ cũ? Điều này khó xảy ra. Chỉ có hy vọng là khoản kiều hối ấy mua rẻ hàng loạt những dự án cũ để chờ thời hoàng kim trở lại.



    Con số 70% đầu tư cho hoạt động kinh doanh, chưa thể biết ngành nghề nào may mắn nhận được khoản đầu tư này. Có thể chỉ là những hoạt động kinh doanh nhỏ nằm rải rác quanh các thành phố lớn. Dù sao cũng là một chút ánh sáng cuối đường hầm.







    Dịch vụ cạnh tranh và khuyến măi sau Tết



    Những ngày tết qua đi, đường phố Sài G̣n trở lại với cái không khí náo nhiệt của những ngày giáp Tết. Sự tất bật vội vă đó làm giàu cho các hăng tàu xe. Ngày về quê cũng khổ như ngày trở lại thành phố. Đường phố lại đông kín, lại kẹt đường, kẹt xe. Các cửa hàng cửa hiệu lại tưng bùng mở cửa. Các cửa hàng lớn chuyển từ “khuyến măi, đại hạ giá dịp Tết” sang “khuyến măi ngày Lễ T́nh Nhân”. Nhưng tất nhiên là không đông vui bằng dịp Tết và người dân TP Sài G̣n đă có quá nhiều kinh nghiệm đau thương về cái sự khuyến măi và đại hạ giá “bán rẻ như cho” này. Hàng giá 5 triệu, hạ giá c̣n 3 triệu, nhưng thật ra giá đúng của nó trước khuyến măi vẫn chỉ là 3 triệu, có khi c̣n rẻ hơn. Các hàng khuyến măi thật hầu hết là hàng nhái, hàng tồn kho mang “tút” lại… Nhiều người dân bị những vố đau nên rất đề pḥng với thứ hàng rẻ này. Và chẳng biết tại sao nhà nước lại cấm không cho các dịch vụ điện thoại khuyến măi trong dịp Tết. H́nh như các quan chức ngành này sợ dân tốn tiền gọi điện thoại v́ giá rẻ nên gọi văng mạng.



    Nhiều người thấy cái cảnh trước Tết tất bật về quê, sau Tết tất bật trở lại thành phố tưởng chừng như vô nghĩa, chỉ tốn tiền tốn sức, làm cho cuộc sống xáo trộn thêm mà thôi. Nhưng thật ra đó lại là niềm mong đợi lớn của người dân Việt. Làm ăn vất vả cả năm, chỉ để cuối năm về quê được gặp lại cha mẹ họ hàng, mang được chút tiền về quê càng quư, không có th́ chút quà bánh cũng là tấm ḷng của người xa quê. Người Việt Nam từ xưa nay vẫn vậy. Cái truyền thống ấy đă ăn sâu vào tâm thức người Việt. Nghèo cũng phải về thăm nhà, chiều 30 đứng trước bàn thờ tổ tiên “đón các cụ về ăn Tết” rồi ngày mùng 4 lại tiễn các cụ đi. Chữ hiếu, chữ nghĩa, chữ t́nh là ở đó. Chỉ khổ cho những người không có Tết, đêm 30 vẫn c̣n nằm trên các vỉa hè, vẫn c̣n những người hùng hục làm việc trong bóng đêm, vẫn c̣n những bệnh nhân chui dưới gầm giường bệnh viện. Đầu năm tôi không thuật lại những cảnh này và chắc chắn bạn đọc cũng đă biết khá rơ.







    Hai chữ lương thiện khó t́m được chỗ đứng



    Trong khi đó những năm gần đây lại sinh ra một số nhà giàu mà người ta gọi là “tư bản đỏ” ăn chơi lừng lẫy, tiền xài như lá mùa thu. Tiền đó ở đâu ra, chẳng ai biết được. Các ông làm ra đồng tiền lương thiện có toàn quyền ăn tiêu, chẳng ai cấm đoán được và cũng không nên mỉa mai so b́.



    Điều đáng nói ở đây là một số người quá giàu, ăn chơi quá mức sang trọng đến nỗi người VN nghe được đều choáng váng. Tôi nghĩ, quư vị ở nước ngoài cũng khó có thể ngờ rằng bây giờ lại có một số người Việt chơi sang đến thế. Những người này có thể là đại gia kinh doanh, cũng có thể là quan chức. Tiền tham nhũng bằng cách nào th́ khó mà lần ra. Nhiều thứ có thể hái ra tiền đến nỗi có người nói “trong kinh doanh ở đây không có chỗ cho người lương thiện”. Giả dụ anh muốn đầu tư, muốn kinh doanh đàng hoàng, nhưng trước hết anh phải “chạy” mới có được cái giấy phép. Sau đó trước khi anh làm ăn, anh cần có người đỡ đầu, thấp nữa anh phải có “bảo kê”, mới thông suốt. Khi làm ăn, chưa biết anh lời lỗ ra sao, nhưng phải biết ở địa phương này có những ai, từ ông quản lư thị trường, đến Ủy Ban này Ủy Ban kia. Khi anh làm có lời anh sẽ được nḥm ngó kỹ hơn, anh phải “biết điều hơn”. Như thế th́ anh có muốn lương thiện cũng chẳng được!



    Ngay từ khi ngơ vào sân bay, anh đă phải chi ít là 10 đô, hành lư nhiều là 20 đô để va li, túi xách của anh không bị lục tung giữa sân, không bị hỏi han phiền phức trước khi ra khỏi sân bay. Cái “lệ làng” này đă có từ nhiều năm nay, được báo chí từ trong nước đến ngoài nước tố cáo hà rầm nhưng mọi chuyện đâu vẫn đóng đó. Có cải tổ, cải tiến tí nào đâu. Bà con từ nước ngoài về nhắm mắt bước qua “cửa ải” này với một tâm trạng bực bội, coi thường. Ai cũng biết đó là mối nhục quốc thể, chỉ “người có trách nhiệm” là không biết. Vậy th́ đừng nói đến hai chữ lương thiện.



    Trong bài này, nhân dịp đầu năm điểm lại niềm vui nỗi buồn trong những ngày Tết vừa qua, tôi chỉ xin tường thuật lại với bạn đọc một số kiểu chơi sang mới nổi vài năm gần đây, nhất là năm nay của các đại gia đang sống tại VN. Chưa thể nói họ có tham nhũng hay không, v́ đó là điều chưa thể biết hay không thể biết. Cho nên không thể vội vàng kết tội họ. Tôi chỉ điểm qua những nét chính của dân chơi sang, đôi khi là chơi ngang. Chẳng qua đó cũng chỉ là “hội chứng khoe của” đang rất thịnh hành ở VN.



    Nhiều ngôi nhà sang trọng như lâu đài đă được các đại gia xây dựng từ vài năm nay, tiện nghi không kém ǵ các tỷ phú trên thế giới. Có thể tạm kể như lâu đài của các đại gia Trầm Bê, Phó chủ tịch HĐQT Sacombank. Biệt thự của ông Nguyễn Đức Lượng, Chủ tịch HĐQT, kiêm Tổng giám đốc công ty cổ phần Đầu tư Phát triển nhà Trường Linh dát tới 60 cây vàng. Biệt thự chục tỷ của đại gia Lâm Ngọc Khuân, chủ tịch HĐQT công ty cổ phần Chế biến thực phẩm Phương Nam (Sóc Trăng). Biệt thự thiết kế kiểu châu Âu của Johnathan Hạnh Nguyễn tại Quận 2 - TP. Sài G̣n… c̣n nhiều nữa, tôi không thể kể hết ở đây.



    Ngoài những căn nhà sang trọng như cung đ́nh của các đại gia, c̣n các thú chơi khác cũng rất “quái”.







    Chán săn người, các công tử Hà Thành săn thú lạ



    Tết là dịp mà các đại gia Việt càng có cơ hội thể hiện “đẳng cấp” của ḿnh bằng việc săn lùng các món hàng độc, lạ, có giá trị vô cùng xa xỉ. Tôi bỏ qua những đại gia vung tiền sắm những cành mai, cây đào có giá vài trăm triệu đồng, họ c̣n “có lư” khi trang hoàng nhà cửa ḿnh theo truyền thống. Hoặc có ông săn lùng cái áo có giá 50 triệu đồng tặng vợ. Lâu lâu đại gia nịnh vợ một tí cũng chẳng sao, nhưng coi chừng “mấy ổng” lại có cái cớ để đi “ăn phở”. Cũng là chuyện thường t́nh ở đời thôi, phải không các cụ?



    Có ông c̣n chi hơn 25 triệu đồng mua chai rượu Rémy Martin Louis XIII đem về thưởng thức. Có ông từ Hà Nội c̣n đặt hàng tận trong TP.Sài G̣n một chai rượu thượng hạng với giá 60 triệu đồng. Thôi th́ anh em làm ăn, tiền nhiều, Tết nhất nhậu linh đ́nh với nhau một bữa cũng được.



    Nhưng bây giờ ở Hà Nội có các cậu công tử lại chứng tỏ “sành điệu thời hiện đại” của ḿnh bằng kiểu chơi… rất lạ. Chán chơi… người, v́ có tiền, săn người dễ dàng lắm có khi c̣n bị đeo bám lằng nhằng, các cậu quay ra săn lùng chơi thú.



    Cậu H. con ông Ba T. chi hàng chục triệu đồng “săn” con đại bàng nhỏ về làm cảnh. Cậu khác chơi con bồ câu “độc” và con chim biến đổi gien giá 10.000 USD. Có anh chi tiền tỷ chơi cá rồng. Anh C.N. ở Nguyễn Văn Cừ, Long Biên hiện đang là chủ của một bộ sưu tập cá rồng gồm 12 con huyết long giá khoảng 2000 USD/con, 2 con quá bối đầu vàng và 1 con platinum màu thép trắng khi mới mua về đă có giá 10.000 USD.



    Lạ hơn nữa, có anh chơi con tép cảnh giá ngàn đô. Chơi đến con tép th́ từ bác nhà quê tới người thành phố cũng hoảng hồn, từ cổ chí kim chưa ai chơi. Tưởng là cậu cả khùng. Nhưng cậu không khùng, cậu chơi cho lạ, cho đáng mặt dân chơi. Các anh nuôi hổ trong nhà th́ tôi chơi tép. Thế mới là “hàng độc”. Năm sau không biết các công tử đại gia c̣n chơi con ǵ nữa đây?







    Săn quà “độc” Tết sếp



    Ngoài các cậu ấm cô chiêu chơi thú, c̣n một số người buộc phải chơi ngông. Có ông giám đốc địa ốc thở dài tâm sự rằng năm nay làm ăn “thua lỗ sặc gạch” nhưng “chết kiểu ǵ th́ chết”, tết nhất cũng phải có quà cho anh Bảy, chú Ba để giữ quan hệ, sau c̣n nhờ vả dài dài”. Bởi được xếp vào hàng đại gia, những người lắm tiền nhiều của chắc chắn có ít nhất vài ân nhân “chống lưng”. Bởi thế, ngày lễ, ngày Tết là dịp để các đại gia trả ơn ân nhân. Họ đua nhau t́m kiếm những món quà độc đáo đến mức người nhận cũng bất ngờ. Họ âm thầm thực hiện những kế hoạch “săn” quà tặng “cực độc” để tặng ân nhân của ḿnh, họ c̣n tính toán hơn - thua với nhau nên cuộc săn lùng càng thêm quyết liệt.



    Một đại gia mới nổi, khoe với bạn bè: “Tôi vừa đi Tây kư nhập thực phẩm về bán Tết. Quà tặng ân nhân Tết năm nay, đại gia nào chi dưới 10.000 đô la Mỹ th́... kém. Năm nay, nhà ân nhân của tôi sẽ tràn ngập sơn hào, hải vị “đế vương”. Ông kể chi tiết: “Đó là vây cá mập trắng hộp nguyên chất; cá hồi biển ở Nga; dạ dày cá heo; tôm hùm biển; cá ngừ Bắc cực... Ngoài chiêu “đánh” vào dạ dày vợ, con ân nhân th́ quà tặng c̣n “đánh” vào túi tiền nữa. Sếp có con 10 tuổi, tôi tặng 1.000 đô la Mỹ, cứ thế nhân lên, bà vợ nào chẳng thích”.



    Một đại gia khác, đại gia Thịnh, chọn đồ thờ cúng làm quà tặng Tết. Đó là đôi lộc b́nh gốm Chu Đậu, là ban thờ bằng gỗ gụ, là quả cầu may mắn bằng ngọc nghiến...giá vài tỉ.



    Quà tặng sếp c̣n là các món bổ dưỡng như vua chúa thời xa xưa. Anh Nguyễn Văn Đương (Đống Đa, Hà Nội), một trong những người chuyên cung cấp Đông trùng hạ thảo tươi, theo anh th́ đây là một loại biệt dược thần kỳ giúp tăng cường sức khỏe, bổ âm bổ dương. Anh Đương cho biết thần dược này có giá 2 tỉ đồng một cân. Anh cũng tiết lộ, từ cuối năm 2012, công ty của anh nhập từ Tây Tạng 3 cân Đông trùng hạ thảo và đến nay đă bán được hơn 2 cân. Anh nói: “Hầu hết khách hàng đều là những người có tiền, sẵn sàng bỏ ra vài trăm triệu để mua quà biếu sếp. Sếp ở đây chủ yếu là quan chức”.



    Bên cạnh đó món nhung hươu, yến sào cũng bán chạy. Tính ra, mỗi cân nhung hươu tươi có giá 170 triệu đồng, chỉ hai tuần trước Tết cửa hàng bán trên 20 cân yến sào huyết, yến sào trắng có giá rẻ hơn khoảng 110 triệu đồng/cân cũng bán hết veo trong ṿng nửa tháng.



    Có đại gia từ năm ngoái đă tặng vợ con sếp một chuyến du lịch châu Âu tốn vài chục ngàn Mỹ kim, năm nay coi như “chuyện nhỏ”.



    Tâm lư và thực tế hơn là một đại gia có quà tặng sếp ... bằng người. Theo mục tin tức của báo Eva.Vn “Trong 1 tuần vợ con ân nhân đi vắng, một đại gia Việt tặng riêng ân nhân một cô gái trẻ, giúp việc nhà kiêm… chuyện t́nh cảm. Khi nào vợ con ân nhân về th́ cô gái đó hết hợp đồng với đại gia. Đó là một cô gái quê, trắng trẻo, xinh xắn, mũm mĩm, chỉ mười tám, đôi mươi. Cô gái này được trả tiền lương rất hậu khoảng 40 - 50 triệu đồng. Và, biết đâu đấy, sau 7 ngày, ân nhân quen hơi, bén t́nh lại “cặp” với quà tặng th́ sao? Ân nhân và quà tặng “cặp” với nhau, đại gia Việt càng có giá, càng được ưu ái”.







    Đại gia Sài G̣n du lịch như các đại gia quốc tế



    Những năm gần đây, các đại gia Việt thường chọn cách đặt tour du lịch nước ngoài đắt tiền đón Tết. Đầu năm nay, gia đ́nh anh NĐT, ở khu đô thị Phú Mỹ Hưng, quận 7, chuyên kinh doanh trong lĩnh vực bất động sản chọn tour Dubai - Abudhabi 6 ngày, giá trọn gói khoảng 50 triệu đồng/người, ở khách sạn 4 sao. Sau đó, anh T, tách khỏi đoàn 1 ngày để gia đ́nh “nếm mùi đời” tại khách sạn siêu sang 7 sao giát vàng Burj al-Arab với giá 3.500 USD/đêm.



    Giống gia đ́nh anh T., nhiều đại gia ở TP.Sài G̣n cũng lựa chọn du lịch nước ngoài vào dịp Tết. Nhà chị G., ngụ tại quận 1 TP.Sài G̣n, có công ty chuyên kinh doanh hàng mỹ nghệ cũng đi chơi Tết rất sành điệu. Gia đ́nh chị gồm 5 người mua tour du lịch 5 nước Châu Âu (Pháp - Ư - Đức - Bỉ - Hà Lan) có giá khoảng 100 triệu/người cho 13 ngày. Người tham gia tour du lịch này sẽ được ở khách sạn 4 sao, đi thăm các thành phố nổi tiếng thế giới như Paris-Roma-Amsterdam-Munich-Bruxelles.







    Cái thú chơi ngôngcủa nữ đại gia



    Đó là một nữ đại gia trong lĩnh vực kinh doanh nhà hàng, khách sạn ở Hà Nội nổi tiếng với kiểu chơi ngông... đốt tiền theo phong bao ĺ x́. Khách đến nhà, chỉ cần là chưa có gia đ́nh th́ chắc chắn sẽ nhận được tiền mừng tuổi của bà, số tiền tương ứng với số tuổi, bao nhiêu tuổi là bấy nhiêu triệu. Ngoài ra, khách c̣n được nhận thêm rất nhiều đồ hiệu mà bà đă mua sắm để làm quà kèm theo những vé máy bay du lịch ở những điểm nổi tiếng và được sống trong pḥng VIP của các khách sạn trong chuỗi khách sạn thuộc quyền quản lư của gia đ́nh bà.



    Bà này cũng nổi tiếng với việc thể hiện sự chơi ngông của ḿnh vào dịp Tết. Mỗi Tết là một kiểu chơi ngông. Có năm, bà và gia đ́nh dùng tàu riêng, đón Tết trên biển. Có năm, bà giát vàng toàn bộ biệt thự để đón Tết. Năm con chuột, bà cho đúc hơn một ngàn con chuột bằng vàng để tặng khách đến chúc Tết…



    Mưôn màu muôn kiểu quà Tết, chơi Tết trong khi nền kinh thế VN đang suy thoái. Hầu như tất cả đang chạy theo hội chứng khoe của. Càng khoe của, xă hội càng thêm loạn bởi khơi gợi sự thèm muốn của người nhẹ dạ, trộm cướp ngày càng nhiều, tuổi trẻ phạm trọng tội càng gia tăng.



    Số tài sản hoang phí thật khổng lồ, nếu con số đó được sử dụng vào mục đích giúp người nghèo, bệnh nhân neo đơn có thêm điều kiện ăn cái tết đủ đầy th́ ư nghĩa biết bao!

  9. #159
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Một nỗi đau giấu kín


    Một nỗi đau giấu kín

    - Đoàn Dựghi chép

    - Người kể: N.T.K



    Thưa quư bạn, tôi đă từng hầu chuyện với quư bạn rằng cách đây ít lâu, ở ngoài Bắc có một tờ báo lớn mở ra tiết mục “Những chuyện có thật”, rất được đông đảo độc giả ủng hộ. Bắt buộc phải là chuyện có thật đă từng xảy ra đối với người kể hoặc với người thân của người kể. Khi kể, người tường thuật phải ghi rơ tên họ, địa chỉ, số điện thoại v.v... để ṭa báo cho người tới rà soát lại, có thật th́ mới đăng tải. Sau đây là câu chuyện của chị N.T.K. Sự thật, câu chuyện này cũng rất thường xảy ra ở trong Nam, xin mời quư bạn xem xét.





    * * *



    Kính thưa quư anh chị trong ṭa soạn,

    Không biết có phải v́ cuộc đời tôi ch́m đắm trong một nỗi đau, một bi kịch không thể chia sẻ được hay không mà tôi luôn t́m đến chuyên mục những chuyện có thật của quư báo do quư vị độc giả kể lại, khiến tôi được an ủi, các mặc cảm trong ḷng tôi vơi bớt phần nào, bởi v́ tôi nghĩ rằng trên đời này, nhiều người c̣n đau khổ hơn tôi, gặp những cảnh ngộ éo le hơn tôi chứ không phải một ḿnh tôi là có số phận hẩm hiu. Sở dĩ tôi kể lại chuyện của tôi với quư báo là bởi tôi cần một lời khuyên, một cách xử lư sao cho khéo léo và đúng mực trong hoàn cảnh của ḿnh. Tôi mong, nhờ quư báo, câu chuyện của tôi đến tay quư vị độc giả để quư vị có thể giúp tôi thoát ra khỏi tâm trạng đau khổ cùng cực đó.

    Tôi mồ côi cha mẹ từ khi c̣n nhỏ. Năm anh chị em sống lây lất nuôi nhau. Cả bốn anh chị em tôi không ai được học hết lớp 7 v́ mồ côi và quá nghèo nàn, cực khổ. C̣n riêng tôi th́ may mắn hơn một chút là được ông bà giáo già không có con trong làng nhận về nuôi, cho ăn học hết trung học, sau đó xin cho tôi học khóa đào tạo giáo viên mầm non. Tôi được ông bà thương yêu nên có chút chữ nghĩa và công ăn việc làm, thoát khỏi cảnh bán mặt cho đất, bán lưng cho trời như các anh chị tôi. Ra trường, tôi đi dạy mẫu giáo ở trong làng. Mười chín tuổi, tôi kết hôn với một chàng trai làm nghề thợ mộc cũng ở cùng làng.

    Chồng tôi đă biết hoàn cảnh của tôi từ nhỏ nên thương xót lắm. Vợ chồng yêu thương, đùm bọc nhau rồi ra ở riêng trong một căn nhà xinh xắn tại ŕa làng. Tôi đi dạy học, chồng tôi làm thợ mộc, cuộc sống cũng tạm đủ. Hai đứa con, một gái một trai, lần lượt ra đời trong niềm hạnh phúc tột cùng của vợ chồng tôi.

    Năm con gái tôi 5 tuổi và con trai được 2 tuổi th́ một cơn lũ tràn về, gieo tang tóc lên đầu tôi khi chồng tôi đi chở gỗ trên sông, không may bè mảng của anh bị lũ dữ đánh tan hoang. Tôi đau khổ lắm.

    Hăm nhăm tuổi, tôi trở thành người phụ nữ góa bụa với hai đứa con thơ dại. Ông bà giáo cha mẹ nuôi của tôi th́ cũng đă già và qua đời từ mấy năm trước. Anh chị em li tán mỗi người một nơi. Đau khổ chồng chất đau khổ, tôi không thể h́nh dung nổi nó khủng khiếp đến như vậy. Ngày bé, tôi luôn bị ám ảnh bởi cái chết của cha và mẹ do bạo bệnh. Cảm giác tang tóc, mồ côi đă bám riết lấy tôi, lấy tâm trí tôi, gieo vào ḷng tôi bao nỗi sợ hăi lẫn đau khổ. Tôi đă thầm cầu nguyện suốt bao năm nay rằng mai này, đến đời các con tôi, đừng bị rơi vào hoàn cảnh mồ côi như tôi.

    Tưởng khi lớn lên có được một chút hạnh phúc, chồng con sum vầy, tôi đă vơi bớt phần nào những buồn tủi trong quá khứ tuổi thơ của ḿnh. Thế mà trời xanh nhẫn tâm không thấu lời khấn nguyện của tôi, đă tước đoạt đi tất cả. Ông trời đă xé nát hạnh phúc của tôi, cướp đi người chồng chở che và yêu thương tôi, bỏ lại tôi trên cơi đời này khi mái tóc c̣n xanh và hai đứa con c̣n thơ dại.

    Tôi bị sụp đổ không gượng dậy nổi. May mà mẹ chồng tôi rất thương tôi. Bà bỏ công việc đồng áng, lên ở với tôi để chăm sóc giùm tôi hai đứa con nhỏ chưa biết tới nỗi đau mồ côi bố. Tôi chết lên chết xuống nhưng không gục ngă bởi v́ c̣n hai đứa con thơ dại đang trông chờ vào tôi. Tôi phải sống để nuôi con, đấy là thiên mệnh của người làm mẹ. Tôi vịn vào đó mà gượng đứng lên. Mẹ chồng tôi ở bên cạnh tôi và các cháu trọn một năm để giúp tôi vượt qua cơn băo khủng khiếp của số phận. Sau giỗ đầu của chồng tôi, mẹ chồng tôi đem con gái tôi về nhà ông bà để nuôi nấng và chăm sóc giùm. Tôi nuôi con trai nhỏ bởi v́ đồng lương giáo viên mầm non quá eo hẹp, không thể cáng đáng nổi một lúc cả hai đứa con.

    Có lẽ thông cảm với hoàn cảnh của tôi và cũng muốn giúp tôi có đồng lương khá hơn để nuôi con, pḥng Giáo dục huyện cử tôi đi học chương tŕnh đào tạo giáo viên tiểu học. Gửi lại con cho ông bà nội, tôi đi học tập trung trên tỉnh 2 năm.

    Trong hai năm ấy, tôi đă vơi bớt nỗi buồn và có thêm sức mạnh để làm lại cuộc đời từng bước từng bước. Một trong những sức mạnh vực tôi dậy là t́nh cảm của pḥng Giáo dục, của các đồng nghiệp và của bạn bè cùng lớp đă an ủi tôi, khuyến khích tôi, giúp tôi vượt qua những giai đoạn khó khăn trong cuộc sống. Mong ước của tôi là sau khi học xong, được dạy ở trường tiểu học, tôi sẽ thu xếp, xin phép ông bà nội đón các con lên để mẹ con rau cháo nuôi nhau. Tôi đă tính ở vậy măi măi để toàn tâm toàn ư nuôi hai con ăn học chứ không nghĩ đến điều ǵ xa xôi mặc dầu tôi c̣n trẻ và đang góa bụa.

    Ba năm sau ngày đoạn tang chồng, tôi 28 tuổi và cũng đă học xong khóa học hai năm bồi dưỡng giáo viên tiểu học. Tôi được phân công về dạy lớp 1 tại một trường tiểu học ở trên huyện. Ở đó, một lần nữa t́nh yêu không báo trước đă đến và gơ cửa trái tim tôi. Tôi bị giày ṿ rất nhiều trước t́nh cảm của người đàn ông thứ hai này. Bởi lẽ anh trẻ hơn tôi 2 tuổi, lúc đó anh 26 c̣n tôi 28. Anh chưa từng lập gia đ́nh, c̣n tôi th́ đă một lần góa bụa với hai đứa con thơ dại. Lúc này tôi sống cùng với con trai 5 tuổi, c̣n con gái 8 tuổi vẫn gửi cho ông bà nội.

    Người thanh niên là hàng xóm của tôi. Anh làm thợ điện tự do trong xă hội. Anh biết rơ hoàn cảnh của tôi và thương tôi thật ḷng. Nhưng tôi chạy trốn t́nh cảm này cho dù trong trái tim tôi, khát khao được yêu thương, được nương dựa vào một bờ vai đàn ông vẫn là nỗi khao khát trong sâu thẳm của cơi ḷng. Tôi quen anh bắt đầu từ cái ngày tôi chân ướt chân ráo chuyển về khu tập thể mới của trường nơi tôi dạy học. Mẹ góa con côi, thân gái một ḿnh, điện nước trong nhà tôi đều phải thuê thợ làm hộ. Tôi t́m đến cửa hàng điện nho nhỏ của anh để mua các thứ, bóng đèn, dây điện v.v... về mắc trong căn hộ nhỏ chưa có điện của hai mẹ con. Anh đă tận t́nh giúp đỡ.

    Rồi chuyện tṛ, rồi quen nhau, rồi anh thương tôi lúc nào không hay. Cháy cái bóng đèn cũng gọi anh. Hư cái rô-bi-nê nước cũng kêu anh. Anh trở thành người em chân t́nh và cũng là ân nhân của tôi. Tôi lớn tuổi hơn anh nên trong sự cư xử hằng ngày không hề có ư nghĩ nào khác ngoài t́nh hàng xóm láng giềng.

    Tuy nhiên, t́nh cảm của anh đối với tôi lại khác. Nhiều khi rảnh việc, tối ăn cơm xong, anh thường qua nhà chơi với thằng cu con của tôi. Hai chú cháu quấn quưt với nhau lạ lùng. Có những buổi chiều, công việc đă văn, anh đi chiếc xe Honda tới nhà trẻ đón thằng bé giùm tôi rồi chở nó đi chơi, ăn kem, mua bóng bay v.v... Ḷng tôi dâng lên một cảm giác ấm áp lạ thường. Tội nghiệp con trai tôi, mới 2 tuổi đă mồ côi cha, không được hưởng sự chăm sóc của cha nên trước sự săn sóc của “chú”, nó rất thân thiết với anh và tôi cũng thấy rất mát ruột.

    Trái tim của người đàn bà 28 tuổi cô đơn đă không bước qua được ranh giới của t́nh cảm. Tôi đă ngă vào ṿng tay anh lúc nào không hay để rồi cuống quưt nhận ra rằng t́nh yêu của ḿnh không tương xứng với sự cách biệt về tuổi tác và hoàn cảnh. Cả tôi và anh đều cùng đau khổ. Anh kiên quyết đ̣i cưới tôi, đ̣i che chở cho mẹ con tôi dù tôi đă có một đời chồng và hai đứa con. Anh bất chấp dư luận, bất chấp sự phản đối của gia đ́nh, của bà con họ hàng nhà anh.

    Về phần tôi, tôi là cô giáo, không thể phớt lờ dư luận như anh. Tôi có hai đứa con, có cha mẹ chồng già, có việc dạy học và các em học sinh thơ ngây như tờ giấy trắng trong trường. Tôi không thể làm điều ǵ thất thố hoặc có quyết định hồ đồ được. Tôi vô cùng đau khổ. Có một thời gian dài, để chạy trốn mối t́nh tuyệt vọng, suốt 3 tháng hè tôi đem con về nhà cha mẹ chồng, ở với ông bà và con gái để quên đi t́nh cảm đối với người thanh niên tốt bụng, kém tôi 2 tuổi đó.

    Người ta nói càng trốn t́nh, t́nh càng t́m đến, quả là không sai. Anh t́m đến nhà bố mẹ chồng tôi để được gặp tôi. Ông bà biết chuyện nhưng có sự cư xử khiến tôi vô cùng kính phục. Sau khi gặp anh, mẹ chồng tôi đă tỉ tê tṛ chuyện với tôi, hỏi tôi có thực sự yêu thương người đó không. Tôi oà lên khóc, kể cho bà nghe rằng anh rất thương thằng bé con của tôi và thằng bé cũng quư anh lắm, nó mất cha từ nhỏ nên cứ gặp anh là mừng rỡ tíu tít, coi anh như cha. “Thế c̣n con th́ sao?”. “Con cũng có cảm t́nh với anh ấy nhưng lớn hơn anh ấy 2 tuổi, sợ người ta dị nghị nên phải trốn về đây để anh ấy quên con đi”. Tôi chỉ nói có bấy nhiêu thôi nhưng bố mẹ chồng tôi hiểu. Chính bố chồng tôi đă t́m gặp anh ấy để nói với anh một điều: “Nếu anh thật ḷng thương yêu con dâu tôi, không tị hiềm về việc nó đă một lần găy gánh và có hai đứa con riêng th́ chúng tôi đồng ư gả nó cho anh. C̣n nếu ngược lại, anh chỉ chơi bời qua đường th́ thôi, làm ơn buông tha cho nó, nó đă tội nghiệp lắm rồi, đừng làm khổ thêm nó nữa”. Anh thề là anh yêu tôi thật t́nh và sẽ tổ chức đám cưới, ra xă làm giấy tờ hôn thơ hôn thú đàng hoàng mặc dầu bố mẹ anh không bằng ḷng chứ không phải là chuyện qua đường. Bố mẹ chồng tôi chấp nhận gả tôi cho anh.

    Chúng tôi nên vợ nên chồng sau 2 năm yêu thương nhau, nhờ sự tác thành của bố mẹ chồng tôi. Nói thật ra, cuộc hôn nhân thứ hai này không được vui vẻ cho lắm bởi v́ bố mẹ chồng mới của tôi vẫn c̣n giận tôi và nhất định không nhận tôi làm con dâu. Cũng đúng thôi, con trai ông bà là trai tân, c̣n tôi đă một lần góa bụa và có hai đứa con nay cũng đă lớn. Tôi tiếp tục nuôi con trai riêng của ḿnh c̣n con gái th́ vẫn gửi cho ông bà nội bên chồng cũ nuôi giùm. Năm đó tôi tṛn 30 tuổi. Ở cuộc hôn nhân mới này, tôi sinh hạ cho chồng tôi liền hai cháu, một trai một gái. Chồng tôi mua được một mảnh đất ở ngoài mặt đường, mở gian hàng nho nhỏ bán đồ điện. Tôi vẫn dạy học ở trường tiểu học tại địa phương. Vợ chồng với ba đứa con quây quần bên nhau hết sức vui vẻ.

    Người đời vẫn quen hoài nghi cha dượng làm sao thương con riêng của vợ thực ḷng, nhất là “cha dượng” lại trẻ hơn tôi 2 tuổi. Nhưng sự thật, trong những ngày tháng ấy, tôi cảm thấy rất sung sướng và hạnh phúc bởi v́ cả ba đứa con của tôi - hai đứa con chung và một đứa con riêng - sống với nhau rất ḥa thuận. Lạ lùng rằng anh c̣n thương yêu và cưng chiều đứa con riêng của tôi hơn cả con đẻ của anh nữa. Hỏi, anh nói, con của chúng ta có cả bố lẫn mẹ ở bên cạnh chăm sóc yêu chiều. C̣n con trai em, có bù đắp đến mấy th́ vẫn là đứa trẻ mồ côi, thiếu sự chăm sóc của người cha ruột thịt, dù anh có dành cho con bao nhiêu t́nh cảm cũng thấy chưa đủ.

    Kính thưa quư vị độc giả, trong hoàn cảnh của tôi, có được người chồng tốt bụng, giàu ḷng yêu thương con riêng của ḿnh như vậy th́ c̣n ǵ bằng! Cũng chính v́ thế, tôi bàn với anh cho đứa con gái lớn của tôi vẫn đang gửi ở nhà ông bà nội về đoàn tụ với gia đ́nh để tôi tiện trông nom con, hướng dẫn cho con việc học hành, thi cử vào đại học sắp tới.

    Vậy là 6 năm sau khi tôi lập gia đ́nh lần thứ hai, bận bịu với việc dạy học, sinh nở và nuôi con nhỏ, bây giờ mọi việc tương đối đă ổn định, cháu út đă đi nhà trẻ và cháu áp út đă chuẩn bị vào lớp 1, tôi mới đón con gái đầu ḷng của tôi về ở cùng với chúng tôi. Lúc ấy cháu 16 tuổi, đang học lớp 11, rất xinh xắn, ngoan ngoăn, ai cũng khen ngợi.

    Được về ở với mẹ, cháu rất mừng. Cháu hơi ít nói, tính t́nh dịu dàng thùy mị, hơi quyết đoán và rất chăm học nên chồng tôi quư cháu lắm. Năm sau, cháu 17 tuổi, bắt đầu lên lớp 12 và đi học thêm tiếng Anh với Toán Lư Hóa vào các buổi tối. Tôi đă bước sang tuổi 37, cái tuổi “xế chiều”, lại bận dạy học, lúc rảnh th́ phụ với nhà tôi bán hàng (đồ điện), chợ búa, cơm nước, cũng khá bận rộn, V́ thế chồng tôi đề nghị để anh đưa đón con gái lớn của tôi đi học thêm vào các buổi tối chứ con gái đă lớn mà buổi tối đi xe một ḿnh, mặc dầu là xe Honda th́ cũng không tốt. Tôi thấy như vậy cũng phải, anh có khác ǵ người cha đưa đón đứa con gái đầu ḷng.

    Nhưng ông trời ơi, có bao giờ ông hết gieo oan nghiệt lên đầu người đàn bà đă từng lỡ chuyến đ̣ ngang như tôi? Hay ông quen nghiệt ngă với kiếp hồng nhan bạc phận như tôi? Tôi có ngờ đâu, cuộc đời lắt léo khó lường, chuyện đời khổ đau bạc bẽo. Tôi không biết trách ai, không biết giận ai, không biết kêu gào ai cho thấu nỗi đau của ḿnh.

    Tôi phát hiện thấy con gái tôi có những biểu hiện khác lạ vào thời kỳ cuối của lớp 12. Cháu học sa sút, người cứ thẫn thờ như thể tâm trí để đâu đâu. Tôi tra hỏi, căn vặn thế nào cháu cũng cắn răng không nói nửa lời. Cháu vốn ít nói, đă thế lại càng ít nói hơn. Tôi đem chuyện thay đổi tâm lư của con gái lớn để nói với chồng tôi th́ anh gạt đi, bảo con gái dậy th́ có những tâm trạng khác lạ là chuyện b́nh thường, em đừng phải suy nghĩ ǵ cả. Tôi quá bận rộn nên cũng không để tâm được nhiều đến chuyện thay đổi tâm sinh lư của con.

    Cho đến một hôm, tôi chết điếng khi bất ngờ bắt gặp chồng tôi ôm và hôn con gái tôi rất đắm đuối ở trong pḥng tắm quên không đóng cửa.

    Tôi chết lên chết xuống, lạnh lẽo, đắng cay và rùng ḿnh sợ hăi mỗi khi nhớ lại giây phút ấy. Nếu chồng tôi có những tính chất là một kẻ dối trá, lừa đảo ngay từ đầu lại là chuyện khác. Đằng này, cho đến lúc anh quỳ xuống trước mặt tôi để thú nhận tội lỗi, tôi vẫn chưa từng t́m thấy một kẽ hở nào để có thể nghi ngờ rằng anh không phải là người tốt, anh không yêu thương tôi hay anh đă chán tôi. Tôi cũng không thể t́m được sự giả dối, không thật ḷng trong tâm can anh với đứa con gái riêng của tôi, bởi v́ sống với nhau suốt bấy nhiêu năm, đủ để cho một người mẹ nhạy cảm như tôi nhận ra sự tận tụy mà anh đă bù đắp cho cháu.

    Vậy tại sao lại xảy ra sự việc khủng khiếp đối với đứa con gái tính t́nh dịu dàng thùy mị mà ông bà nội đă chăm lo, săn sóc, dạy dỗ cháu từ nhỏ? Tại sao anh lại mất hết nhân tính, mất hết lư trí, mất hết t́nh cảm để làm cái chuyện táng tận lương tâm, quá tàn ác đối với tôi - người vợ chia ngọt sẻ bùi đă có với anh hai mặt con - và với đứa con gái tội nghiệp mồ côi cha, đă từng phải sống xa mẹ suốt bao nhiêu năm? Tôi không thể trả lời được câu hỏi đau đớn ấy. Tôi không thể t́m được lư do nào để có thể biện minh cho cái tội của anh, người chồng mà tôi yêu thương và tin tưởng vô cùng. Trời ơi!...

    Chồng tôi đă lặng lẽ bỏ nhà ra đi v́ không chịu nổi sự giày ṿ tâm lư hay quá xấu hổ. Tôi đoán như thế v́ tôi không nói chuyện với anh nữa. Những ǵ tôi nh́n thấy, dù chỉ vậy thôi nhưng với một người mẹ như tôi, thế là đă quá đủ để đánh gục tôi trong bất hạnh và đau khổ. Trước khi đi, anh nói với tôi: “Anh không biết tại sao anh lại không làm chủ được lư trí của ḿnh. Anh là kẻ khốn nạn, đốn mạt. Lẽ ra anh phải sửa đổi và giải quyết mọi chuyện để em đỡ đau ḷng, nhưng anh bế tắc và bất lực quá!”. Bản thân tôi cũng rất bế tắc và bất lực.

    Tôi gọi con gái vào pḥng riêng để nói chuyện. Con gái tôi chỉ cúi gầm mặt và nói một câu: “Mẹ ơi, không phải lỗi của dượng đâu mà tại con có t́nh cảm với dượng nên mới thế. Con xin lỗi mẹ. Con không xứng đáng làm con của mẹ nữa mẹ ạ”. Nó chỉ nói vậy rồi cắn chặt răng, nước mắt chảy đầm đ́a. Tôi không thể khai thác được ǵ hơn nữa. Tôi không thể biết giữa chồng và con gái tôi đă xảy ra những chuyện ǵ, mối quan hệ đó đă đi đến đâu và con gái tôi đang nghĩ ǵ về những chuyện đă xảy ra. Tôi chịu, không thể biết thêm được điều ǵ.

    Sau khi chồng tôi bỏ nhà ra đi, con gái tôi cũng lấy cớ chuẩn bị thi đại học nên về nhà nội ở để ôn bài cho yên tĩnh. Chỉ trong phút chốc, gia đ́nh đang yên ấm và hạnh phúc của tôi đổ vỡ, chỉ c̣n ḿnh tôi trơ trọi với 3 đứa con trong căn nhà lạnh lẽo, những công việc bận rộn lúc trước không c̣n hấp dẫn đối với tôi nữa.

    Tôi đă không đi t́m chồng tôi dù trong ḷng tôi vô cùng đau khổ, căm hận và quá nhiều câu hỏi không lời giải đáp. Tôi có thể bỏ chồng nhưng con th́ không. Tôi tới nhà nội gặp con, thuyết phục con trở về sống với tôi để tôi có thể gần gũi và hiểu được con.

    Thế nhưng, mỗi lần gặp, con gái tôi chỉ khóc và nói: “Mẹ đi t́m dượng về đi. Hai em con phải có cha trông nom, đừng để các em có cha đấy mà lại bơ vơ như chị em con khi mất bố. Lỗi tại con chứ không phải tại dượng”.

    Dù lỗi tại ai chăng nữa th́ tôi cùng không thể xóa bỏ được cái h́nh ảnh mà tôi đă vô t́nh bắt gặp. Nỗi đau ấy tuy khác song cũng kinh hăi và khủng khiếp như nỗi đau mà ngày xưa tôi nhận tin chồng tôi mất. Không biết t́nh cảm giữa chồng tôi và con gái riêng của tôi đă đi đến đâu nhưng tôi không thể làm ǵ hơn trong lúc này để ḷng tôi nguôi băo tố và mong được gần con, yêu thương và hiểu con nhiều hơn. Dù sao, con gái tôi cũng đă quá thiệt tḥi v́ mồ côi cha và phải xa mẹ.

    Kính thưa quư vị độc giả, chắc quư vị c̣n nhớ cách đây khá lâu, có câu chuyện về hai mẹ con cùng lấy chung một chồng rồi cùng sinh con đẻ cái dưới một mái nhà tại xă Trà Giác, huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam. Chẳng những họ cùng chung chồng mà có khi cả con gái lẫn mẹ ruột của cô ta cùng sinh con một lúc. Điều đó đối với tôi thật kinh khủng. Câu chuyện của họ đă ám ảnh tôi như cơn ác mộng. Tôi thường rùng ḿnh tự hỏi, nếu tôi không phát hiện ra mối quan hệ thầm kín của chồng tôi với con gái riêng của tôi th́ không hiểu mọi chuyện rồi sẽ đi đến đâu, liệu tôi có bị rơi vào hoàn cảnh bi kịch, nhục nhă, ê chề của hai mẹ con nhà bà Huỳnh Thị N. ở xă Trà Giác, huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam hay không? Khi đọc bài báo tường thuật về mẹ con bà N., nh́n h́nh của bà với những đứa con lẫn lộn chẳng biết xưng hô ra sao giữa con của bà và của con gái bà với cùng ông T. chồng bà, tôi không thể nào tin nổi dù đó là sự thật trăm phần trăm. Tôi cũng không thể nào giải thích nổi tại sao trên đời này lại có cái cảnh quần hôn man dại và đáng lên án như vậy? Tại sao một bà mẹ như bà N. lại chấp nhận và vẫn tiếp tục duy tŕ cùng chồng với con ruột của ḿnh chuyện “quần hôn” như thế? Có những sự thật c̣n kinh khủng, khó tin và không thể tưởng tượng nổi hơn cả tiểu thuyết nữa.

    Vợ chồng tôi đă biệt tin nhau từ hai năm nay. Con gái tôi đă thi đậu vào một trường đại học. Cháu đă ḥa nhập với cuộc sống sinh viên ở Hà Nội mặc dầu có nhiều khó khăn. Tôi tiếp tục nói dối bố mẹ chồng cũ của tôi rằng chồng tôi đi làm ăn xa để cải thiện đời sống. Tôi vẫn tiếp tục nói dối hàng xóm láng giềng và bạn bè rằng chồng tôi đi xuất khẩu lao động, đang ở nước ngoài. Hai đứa con chung của chúng tôi vẫn hỏi bố, nói nhớ bố v́ quá lâu không thấy bố về. Tôi không thấy bố mẹ chồng mới của tôi hỏi ǵ về sự vắng mặt lâu ngày của chồng tôi. Hơn nữa, giữa họ với tôi vẫn có một khoảng cách không khỏa lấp được nên tôi cũng ít đi lại.

    Nhưng nếu cứ phải sống măi trong cái vỏ bọc để giữ “danh dự” ấy, tôi thấy vô cùng ngại ngùng và đau khổ. Tôi có cảm giác rằng ḿnh đang sống một cuộc sống dối trá, vay mượn, không phải chính ḿnh. Tôi hoàn toàn bế tắc, không thể giải quyết được chuyện riêng tư. Tôi kể lại chuyện của tôi, gửi tới quư vị độc giả là để cầu mong quư vị và tờ báo có thể giúp cho tôi một lời khuyên. Tôi đă quá khủng hoảng và bế tắc.

    Suốt 2 năm qua, cũng có những lúc tôi tĩnh lặng để suy xét cho thấu đáo hơn nhưng vẫn không t́m ra giải pháp. Nhiều khi tôi muốn đi t́m chồng tôi trở về, song h́nh như con tim tôi đă lạnh như đá. Tôi sợ nếu t́m chồng tôi trở về, trái tim tôi sẽ không đủ sức để đau thêm nữa.<

  10. #160
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Vài vụ án tức cười



    - Đoàn Dựghi chép



    I. Chuyện lỗ hổng kỳ dị trên bức vách

    Sáng ngày 3/5/2011, cả xóm Tân Phú, xă Tân Phú Thạnh, huyện Châu Thành A, tỉnh Hậu Giang, hoảng hốt nghe tiếng kêu la tại nhà ông Nguyễn Ngọc Sơn, 63 tuổi. Mọi người vội vă chạy đến th́ chứng kiến cảnh ông Sơn đang lăn lộn trên nền bếp, hai tay ôm chặt ‘vùng kín’. Ai cũng ngạc nhiên sửng sốt khi nhận ra “cậu nhỏ” của ông chỉ c̣n dính vào người “thân chủ” một chút da. Đưa nạn nhân đến bệnh viện, các bác sĩ xúc tiến việc nối lại “của quư” cho nạn nhân.

    Bác sĩ cho biết: “May mắn là “cậu nhỏ” của ông Sơn chưa bị đứt hẳn, lại đưa đến bệnh viện kịp thời nên mới nối lại được, nếu để chậm quá 6 tiếng đồng hồ, các tế bào đă chết th́ đành bó tay”. Dù được biết khả năng hoạt động t́nh dục sau này của ông Sơn sẽ bị ảnh hưởng rất lớn song ai cũng mừng giùm cho ông: “Nối lại được là tốt lắm rồi c̣n mọi việc th́ sẽ tính sau” .



    Sự việc hi hữu chưa từng xảy ra ở tỉnh Hậu Giang, ngày trước gọi là hai tỉnh Vị Thanh và Chương Thiện nay đă được hợp lại làm một, nhanh chóng lan truyền khắp nơi. Theo kết quả giám định, nạn nhân bị thương tổn 31% sức khỏe, và theo lời khai của nạn nhân, kẻ đă gây ra kỳ án chính là Nguyễn Thị Bé Ba, 50 tuổi (sinh năm1963), nhà ở sát vách với gia đ́nh ông.

    Tuy nhiên, thủ phạm đă nhanh chân chạy thoát. Khám xét hiện trạng là nhà bếp của gia đ́nh Bé Ba, công an thu được một con dao phay c̣n dính máu. Điều đặc biệt là tại hiện trường, công an phát hiện trên vách lá nhà bếp ngăn cách giữa hai gia đ́nh, có một lỗ hổng kích thước khoảng l0 cm x 20 cm, ở phía trên cách nền bếp khoảng gần 1 mét.

    Theo lời khai của ông Sơn, cái lỗ hổng nói trên không phải tự nhiên mà có nhưng do chính ông đă tạo ra để phục vụ cho mục đích của ḿnh. Cụ thể, đó là nơi ông và thủ phạm đă nhiều lần... quan hệ t́nh dục qua lỗ vách này. Ông không thể giải thích được lư do tại sao hôm đó Nguyễn Thị Bé Ba không “mây mưa” với ông như thường lệ mà lại ra tay cắt phăng cái “của quư” của ông!

    Hơn ba tháng sau, thủ phạm bị bắt và thú nhận sau khi cắt đứt “cậu nhỏ” của người t́nh, thấy máu me bê bết và cục “của nợ” lủng lẳng sắp đứt, thị sợ hăi nên tức tốc buông dao, bỏ chạy ra ngoài đón xe trốn đi biệt tích.

    Những t́nh tiết chung quanh, cũng như động cơ gây án đă sáng tỏ.

    Cặp t́nh nhân “hàng xóm láng giềng” này đều đă có vợ, chồng và con cái đề huề. Do hai gia đ́nh ở sát cạnh nhau, thường xuyên qua lại nên hai người nảy sinh t́nh cảm dù Bé Ba kém ông hàng xóm tới 13 tuổi. Hai người thường hẹn ḥ đến nới vắng vẻ, quan hệ t́nh dục với nhau nhiều lần. Sau, sự việc bị mọi người dị nghị, nói ra nói vô đến tai vợ ông Sơn, nên hai bà hàng xóm trở thành không vừa mày vừa mặt với nhau. Bé Ba đă không sửa đổi lại c̣n mồm loa mép giải, vác gậy sang nhà hàng xóm “đánh ghen ngược”. Do bà hàng xóm chỉ bị trầy sứt nhẹ nên sự việc được chính quyền địa phương can thiệp đồng thời ḥa giải. Trước sự chứng kiến của đại diện chính quyền cũng như dân chúng trong tổ, cặp “nhân t́nh già” đă thừa nhận hành vi sai trái của ḿnh và cam kết từ nay sẽ chấm dứt mối quan hệ bất chính.

    Bẵng đi được một thời gian, việc quan hệ này lại tái diễn. Ông Sơn sợ vợ khám phá và cũng sợ người chồng của Bé Ba đi làm công nhân xây cất trên thành phố Vị Thanh về sẽ “làm thịt” ḿnh, nên cách đây khoảng chừng 2 năm, ông nghĩ ra cách tạo cái lỗ trên vách lá như vậy. Ông khai với công an rằng cái lỗ này là nơi ông và Bé Ba vẫn thường vụng trộm, ai đứng bên bếp nhà nấy, Bé Ba kê chiếc ghế con cho cao hơn một chút rồi đứng trên đó, áp chặt phần dưới cơ thể của ḿnh vào vách chỗ lỗ hổng để ông “hành sự”.

    Trong khi đó, Bé Ba phủ nhận, khai rằng từ khi cam kết trước chính quyền và dân trong tổ, chị ta đă thôi dan díu nhưng cách đây ít lâu, “lăo già dê” lại trở lại thói “dê” cũ, cố t́nh khoét cái lỗ này để ŕnh ṃ, nh́n trộm và đưa cái “của nợ” qua lỗ vách để “biểu dương lực lượng” và khiêu gợi mỗi khi thấy thị ở nhà một ḿnh.

    Mỗi khi phải chứng kiến hành vi “khoe hàng” thô bỉ của gă đàn ông ‘già không nên nết’ ấy, Bé Ba đều có nhắc nhở nhưng lăo không chịu nghe lời, vẫn trơ trẽn tái diễn khiến thị cảm thấy bị xúc phạm và rất tức giận. Sáng sớm ngày 3/5/2011, sau khi ông Sơn phụ vợ đem cháo ḷng ra chợ xong, trở về nhà, thấy hai đứa cháu nhỏ vẫn c̣n đang ngủ nên bèn xuống bếp, ghé mắt ḍm qua lỗ vách. Thấy Bé Ba đang đun nấu ǵ đó trong bếp, lăo khẽ tằng hắng cho mụ quay lại rồi đưa “của quư” của ḿnh ra qua lỗ vách. Bé Ba nhăn mặt, khẽ gắt: “Mới sáng sớm đă làm ǵ kỳ cục vậy?”, nhưng lăo già vẫn làm thinh, tiếp tục “biểu dương lực lượng”. Bé Ba tức giận bèn đi tới, một tay với lấy con dao, tay kia nắm lấy cái “của nợ” và cắt phăng một nhát không do dự. Con dao không được bén lắm, cắt không đứt hẳn nhưng thấy phía bên kia, lăo hàng xóm kêu thét lên đau đớn, thị sợ quá bèn buông tay, liệng con dao xuống đất, chùi vết máu trên tay rồi mau mau đi gom vội ít quần áo và tiền bạc, bỏ trốn. Hơn ba tháng sau, thấy đă yên yên, thị ṃ về nhà th́ bị bắt.



    Một bản án không rơ nguyên nhân

    Về phần “ông già” Nguyễn Ngọc Sơn, toàn bộ số tiền chi phí cho việc nối lại “cậu nhỏ” theo hóa đơn của bệnh viện, kể cả tiền thuốc men, tiền viện phí lẫn tiền điều trị, tổng cộng là 21 triệu đồng. Tuy nhiên, sau khi “thủ phạm” Nguyễn Thị Bé Ba bị bắt, ông ta bèn tự ư cạo sửa hóa đơn, đôn lên thành 37 triệu đồng.

    Ngày 23/6/2012, Ṭa án tỉnh Hậu Giang đă đưa vụ án ra xử. Trong phiên ṭa, phía bị hại đ̣i bên bị cáo phải bồi thường 37 triệu đồng tiền thuốc men cộng với tiền hao tổn sức khỏe 13 triệu đồng là 50 triệu đồng. Người chồng của Bé Ba cũng có mặt tại ṭa, được chính tai nghe những chuyện dơ bẩn giữa vợ và lăo hàng xóm, phát biểu: “Cái thứ mèo mả gà đồng như thế, tôi tha không chém chết cả hai đứa là tốt lắm rồi. Ṭa muốn xử nó bao nhiêu năm tù cũng được, không bao giờ tôi chấp nhận bỏ ra một đồng nào bồi thường cho hai kẻ già không nên nết như vậy”.

    Ṭa nhận định rằng động lực gây ra chuyện “cắt” chưa được biết rơ v́ không có nhân chứng tại chỗ, không thể kết luận được lời khai của bên nào đúng bên nào sai. Tuy nhiên, căn cứ vào hành vi xâm hại sức khỏe người khác của bị cáo, ṭa tuyên phạt Nguyễn Thị Bé Ba bị 3 năm tù giam về tội cố ư gây thương tích. C̣n về trách nhiệm dân sự, phía bên bị hại đ̣i số tiền bồi thường là 50 triệu đồng, nhưng xét thấy các hóa đơn của bệnh viện đă bị đương sự tẩy sửa, không c̣n giá trị, do đó ṭa chỉ buộc thủ phạm phải bồi thường 13 triệu đồng về việc hao tổn sức khỏe theo lời đề nghị của phía bị hại mà thôi!



    II. Chuyện một vụ trộm hi hữu

    Vụ trộm trong những ngày đầu năm 2013 xảy ra tạithôn Hải Vân, xă Xuân Hải, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh, tuy có giá trị không lớn nhưng những t́nh tiết trong vụ trộm lại rất kỳ lạ, gần như hi hữu: một chiếc két sắt không bị mở khóa, căn nhà cũng c̣n nguyên vẹn, không bị đột nhập, vậy mà các thứ trong két đă biến mất giống như một tṛ ảo thuật, không hiểu kẻ trộm đă vào trong nhà bằng cách nào!



    Bàn tay “bí mật”

    Ngày 11/01/2013, chị Trần Thị Hoa, 37 tuổi, người thôn Hải Vân, xă Xuân Hải như đă nói trên, mở két sắt trong nhà để lấy tiền đi gửi ngân hàng th́ thấy toàn bộ tài sản trong chiếc két đă không cánh mà bay. Theo khổ chủ khai, các thứ trong két gồm hai chiếc nhẫn vàng, mỗi chiếc có trọng lượng hai chỉ (trị giá cả hai chiếc khoảng 18 triệu đồng), 100 đô-la Mỹ, và 7.7triệu đồng tiền Việt. Số tài sản này vợ chồng chị đă tích góp một thời gian dài mới có được, vậy mà “com cóp cho cọp nó tha”, chị càng lộn ruột hơn nữa khi không biết bọn trộm đă lấy mất từ lúc nào.



    Tại hiện trường, chiếc két sắt bị một vật cứng có lẽ là đục đá phá hỏng mặt sau, ngoài ra không c̣n thêm bất cứ một dấu vết nào khác. Đặc biệt, đồ đạc trong nhà vẫn c̣n nguyên vẹn, không có dấu hiệu bị lục lọi. Ngoài ra, tại hiện trường cũng không hề có dấu vết của việc phá két sắt, mọi thứ trong pḥng chị Hoa vẫn y nguyên, không hiểu bọn trộm đă dùng cách ǵ để phá chiếc két tuy nhỏ nhưng cũng khá kiên cố mà không gây ra một xáo trộn nào. Mặt khác, không hiểu những tên trộm đă đột nhập vào nhà bằng cách nào để trộm tài sản. Khổ chủ cho biết, trong thời gian gần đây chị không thấy cửa nhà có dấu hiệu của việc bị mở khóa hay có người đột nhập.

    Đặc biệt, khi được hỏi về thời điểm bị mất trộm, chị Hoa ú ớ không biết mất khi nào. Chị nói: “Chiếc két bị phá mặt sau nên nh́n phía trước vẫn y nguyên, mấy ngày nay tôi không lấy tiền ra mà cũng không có tiền cất vào nên không biết các thứ trong két đă mất”. “Chị thử cố nhớ lại xem chị mở két lần gần đây nhất là vào hôm nào?”. “À, h́nh như cách đây khoảng chừng 4 hôm, tôi có mở ra để bỏ thêm vào đó 2 triệu và có coi lại nhưng thấy các thứ vẫn c̣n nguyên vẹn”.

    Tất cả những người t́nh nghi được triệu tập đều có bằng chứng ngoại phạm.

    Cuộc điều tra tưởng chừng như đi vào ngơ cụt th́ cảnh sát nhận được tin là thời gian gần đây, một số thanh niên trong làng gồm Trần Quốc Hùng (20 tuổi), Vơ Nam Anh (20 tuổi) và Trần Phong Lưu (cũng 20 tuổi), có một số biểu hiệu đáng nghi. Ba thanh niên này thường ngày nghèo rớt mồng tơi, nay bỗng dưng có nhiều tiền, tiêu xài vung vít, thường tụ tập nhau ăn chơi, chè chén. Đăc biệt, khi trông thấy cảnh sát ở nhà khổ chủ, 3 người này thường tỏ vẻ sợ sệt, t́m cách lảng tránh.

    Ba tên này được triệu tập, và cuối cùng vụ trộm đă được t́m ra manh mối.

    Các thanh niên khai rằng họ ở cùng thôn với nạn nhân nên biết anh Thành, chồng chị Hoa, đang đi làm ăn xa ở trong Nam, c̣n chị Hoa th́ mắc coi quán karaoke trên phố, đến tối mới về, gia đ́nh thường khóa cửa, không có ai ở nhà. Trưa 9/1/2013, dù giữa ban ngày ban mặt, Trần Quốc Hùng vẫn nghĩ ra việc rủ hai “chiến hữu” đi… ăn trộm. Họ bàn nhau, một người đứng canh gác bên ngoài c̣n Hùng và người kia th́ đi ṿng ra phía sau, Hùng leo lên mái bếp, lật tấm fibrô ximăng, đột nhập vào bên trong, mở cửa cho hai đồng bọn. Chúng “dạo chơi” trong nhà nhưng thận trọng dặn ḍ nhau là hễ không có tiền th́ thôi, đừng sờ mó, đụng chạm vào bất cứ vật ǵ kẻo để lại dấu tay là rất nguy hiểm.

    Khi vào đến pḥng ngủ của chị Hoa, những tên trộm “nghiệp dư” này phát hiện thấy chiếc két sắt. Tất nhiên họ không biết cách mở khóa nhưng xoay, vặn, chọc, ngoáy thế nào chiếc két cũng không nhúc nhích. Phá két th́ không có đồ nghề mà cũng sợ bị phát giác; thấy chiếc két cũng nhỏ, chúng bèn bàn nhau... khiêng về nhà Hùng ở gần đấy, chỉ cách nhà chị Hoa khoảng chừng 200 mét.

    Giữa trưa, xóm làng vắng vẻ, h́ hục khiêng về được tới nhà, chúng bật nhạc, mở loa ầm ĩ cho át tiếng động rồi thay nhau dùng đục đá đục mặt sau chiếc két. Chiếc két... nhăn hiệu Trung Quốc cũng thuộc loại “ù ơ ví dầu” nên chỉ một lát sau là đă bị thủng. Ôi cha, tiền, vàng, và 100 USD! Chúng khoái quá, càng ra sức “công phá” để có thể tḥ tay vào bên trong được.

    Vàng và tiền đă vào túi, kế hoạch trộm cắp đă hoàn hảo, đến lúc này mới nảy sinh ra vấn đề cuối cùng: vứt chiếc két ở đâu bây giờ? Ao th́ quá xa, khiêng đi rất dễ bị lộ mà giấu tại nhà là rất nguy hiểm. Bàn tính nát nước, cuối cùng 3 tên nghĩ ra một “sáng kiến” táo tợn: lại khiêng trả lại chiếc két đă bị rút ruột vào chỗ cũ trong pḥng chị Hoa để đỡ phải mất công đem đi giấu giếm!

    Thêm một lần nữa may mắn cho chúng là trên đường khi khiêng trả lại “tang vật”, xóm vẫn vắng tanh, chẳng ai bắt gặp. Xong việc, chúng sắp xếp lại tấm fibrô ximăng trên mái bếp như cũ, đóng cửa lại rồi phởn phơ ra về, đi bán vàng, chia tiền với nhau tiêu xài.

    Những thanh niên nói trên là con của các gia đ́nh nghèo trong xóm nhưng họ không lo làm ăn mà cứ ăn chơi lêu lổng chẳng ra làm sao. Về động cơ gây án, họ khai rằng v́ thiếu tiền xài nên để ư thấy gia đ́nh chị Hoa khá giả, lại hay đi vắng nên họ quyết định đột nhập ăn trộm.

    Theo địa phương, các thanh niên này đều đă bỏ học từ lâu, không có công ăn việc làm ổn định nhưng chưa có tiền án hay điều tiếng ǵ ở địa phương. Hiện gia đ́nh họ đă gom góp nhau hoàn trả đầy đủ số tài sản cho khổ chủ.



    III. Chuyện các... “cao thủ tán gái”



    Cao thủ thứ nhất

    Gă tên là Lại Văn Dũng, sinh năm 1984, quê tại Thái B́nh. Năm 2002, gă giạt nhà từ ngoài Bắc vào Sài G̣n. Mặt mũi gă sáng sủa, đẹp trai, khả năng ăn nói thuộc hạng... thiên hạ vô địch! Con chim đậu trên cành nghe gă nói cũng phải rơi xuống đất. Con cá bơi dưới nước nghe gă kể chuyện đời ḿnh, thương cảm cũng phải nhảy lên bờ.

    Gă vào Sài G̣n, quyết chí lập thân bằng cách gửi thư ra xin tiền gia đ́nh, hùn hạp với bạn bè mở một cửa tiệm điện thoại di động.

    Mặc cho khả năng ăn nói trơn như cháo chảy của gă, tiệm vẫn vắng hoe. Lỗ nặng. Sập tiệm. Chán đời, gă ṃ về quê. Ở quê, ai cũng biết gă nói như rồng leo, làm như mèo mửa, ai cũng coi thường. Gă lại lần ṃ vào Sài G̣n với quyết định đổi đời.

    Lần này gă không cần tiền từ gia đ́nh. Chí trai phơi phới, tay trắng ra đi, gă thề rằng trở thành đại gia, trong túi có bạc tỷ gă mới tính chuyện trở về.



    Lấy đêm làm ngày, không phải dang nắng nên đổi màu da, gă sửa giọng lơ lớ theo kiểu người Mỹ nói tiếng Việt, nhất quyết phải trở thành Việt kiều. Sau khi đă “giống Việt kiều”, gă lên mạng lập một nick chat rất ấn tượng: “Việt kiều buồn” (Vietkieubuon).

    “Để anh nói cho em nghe, Cali mùa này buồn lắm. Anh vừa mới đi uống cà phê ở Phước Lộc Thọ về, tự dưng lại thèm cà phê Sài G̣n. Sài G̣n có ǵ lạ không em?”- gă nói với Hồng, cô gái vừa quen qua mạng.

    “Để anh nói cho em nghe, anh vừa rời khỏi công ty. Cuối năm, việc nhiều quá. Anh cứ bị stress hoài. Nhớ giọng nói của em ngập ḷng...”, gă bắt đầu tán tỉnh Hồng.

    “Để anh nói cho em nghe, chuyến này về Việt Nam anh sẽ không gặp bạn bè nữa. Anh sẽ từ chối những cuộc vui. Ông chủ không cho anh nghỉ nhiều, nên có 2 tuần tại Sài G̣n, anh sẽ dành hết cho em...”, gă hứa hẹn với Hồng.

    “Để anh nói cho em nghe, 14 giờ chiều mai em ở nhà chờ anh nhé. Em cũng đừng ra sân bay đón anh làm ǵ cho mất công. Anh đến phi trường, đi taxi vô downtown, sẽ lấy khách sạn rồi nhắn em qua chơi nha” - cuộc hẹn đă được ấn định.

    Hồng, 18 tuổi, con gái đương xoan, gặp được chàng Việt kiều “Để anh nói cho em nghe”, nhanh chóng tính chuyện trao thân gửi phận.

    Sau khi được Hồng “trao thân”, gă rủ Hồng đi uống cà phê để bàn chuyện Hồng “gửi phận”.

    Tại quán cà phê, Hồng đặt cái điện thoại di động iPhone giá khoảng 16 triệu đồng trên bàn, e thẹn ngồi nghe gă kể chuyện ở bên Mỹ.

    Chuyện đang hấp dẫn, bất thần gă vỗ lên trán: “Ấy chết, anh quên mất. Anh phải gọi điện thoại về Mỹ báo tin anh đă đến Sài G̣n rồi kẻo má anh lo. Em cho anh mượn điện thoại, anh nhá máy cho má anh gọi qua nha. Lát nữa anh phải chạy đi mua chiếc điện thoại mới được. Tính anh hay quên quá...!”.

    Chuyện trao thân cho gă Hồng c̣n chả tiếc huống chi một chiếc điện thoại. Gă mỉm cười với Hồng trước khi rời khỏi bàn, ra ngoài quán để gọi về... bên Mỹ.

    Hồng ngồi chờ, chờ hoài, chờ măi không thấy gă trở lại.

    Măi đến lúc người phục vụ yêu cầu tính tiền để đóng cửa quán, bấy giờ Hồng mới biết là ḿnh bị lừa.

    Chàng Việt kiều “Để anh nói cho em nghe” đă biến mất ngay sau khi cái dấu vết “vui vẻ và hy vọng” c̣n đủ để làm Hồng lâng lâng sung sướng. Việt kiều lặn không sủi tăm cùng cái điện thoại iPhone Hồng vừa mới sắm hôm qua!

    Hồng về nhà, kể cho cô bạn thân nghe. Cô bạn gật gù: “A, mày gặp thứ cao thủ tán gái rồi. Để đó, tao sẽ có cách tóm cổ nó, bắt nó hiện nguyên h́nh cho mày coi!”.

    Khuya, Hồng và cô bạn gái lần ṃ trên mạng chờ Vietkieubuon xuất hiện. Tảng sáng, nick của Vietkieubuon hiện đèn vàng rực.

    “Hello, anh là Việt kiều thiệt không?” - bạn của Hồng bắt chuyện.

    “Để anh nói cho em nghe. Trên đời, có thể có nhân cách giả, có nhan sắc giả, có tiền bạc giả, có kim cương giả..., nhưng anh là Việt kiều thiệt” - gă trả lời.

    “Anh là Việt kiều nước nào?” - bạn của Hồng tiếp tục.

    “Để anh nói cho em nghe. Nước Mỹ có Little Sài G̣n ở Cali. Tại Cali, đang có anh sinh sống” - gă vui vẻ.

    Vậy là quen nhau. Hàng đêm, gă mặc sức gọi gió hô mưa, đóng trọn vẹn vai “chàng Việt kiều chém gió”.

    Cứ vậy, cho đến một hôm, gă hẹn: “Để anh nói cho em nghe, 14 giờ chiều mai em ở nhà đừng có hẹn với ai nhé. Em cũng đừng ra phi trường đón anh...” Bạn của Hồng biết là gă đă sập bẫy. Cô từ chối đến khách sạn với gă: “Ḿnh đi uống cà phê trước cho biết nhau cái đă rồi muốn đi đâu th́ đi nha anh?”. “OK. Để anh nói cho em nghe, anh không cần cái chuyện bản năng mà cần t́nh cảm” - gă đóng vai trượng phu.

    Trong quán cà phê, khi chỗ ngồi chưa ấm, gă bị bạn của Hồng, Hồng và mấy người khác xuất hiện, bắt giữ giao cho công an.

    Gă “Việt kiều” này khai tên là Lại Văn Dũng, sinh năm 1984, quê Thái B́nh, trước có học lớp trung cấp Dược, tạm trú tại Sài G̣n, hiện đang thất nghiệp. Dũng c̣n lừa đảo và chiếm đoạt tài sản của rất nhiều cô gái khác. Cá biệt, có cô nhà ở Tiền Giang, chịu khó ngồi xe đ̣ lên tận Sài G̣n ṃ vào khách sạn để hiến thân cho gă. Sau khi dâng hiến, cô c̣n cho gă “mượn” vài trăm Mỹ kim rồi mới yên tâm trở về Tiền Giang.



    Cao thủ thứ hai

    Gă sinh năm 1982, nghề nghiệp: lông bông. Bù lại, gă có gương mặt của kẻ lắm tiền. Thật ra th́ không phải ai lắm tiền cũng có được gương mặt như gă.

    Một ngày đẹp trời cách đây vài tuần, gă lên mạng lập một nick chat: “BinhBMW”. Trong cái thế giới ảo này, nick chat cũng là một đẳng cấp. Khả năng tán gái của gă thuộc hạng đủ mở trường để dạy, mở lớp để huấn luyện. Mỗi lần hiện h́nh trên mạng Internet gă lại có một địa vị khác nhau. Nhưng, địa vị nào đi chăng nữa th́ gă cũng không quên kèm theo chiếc BMW ảo của ḿnh.



    Hôm khuya gă túm được nick chat của Thủy. Thủy đang là nhân viên của một công ty trên địa bàn Quận I, Sài G̣n.

    “Đời mà em, có nghĩa ǵ đâu những thứ vật dụng ngoài cái thân xác này. Xe hơi BMW ư? Biệt thự ư? Nhà, sân, vườn ư? Đối với anh chỉ là những thứ phù du thôi...” - gă chat với Thủy.

    “Đời mà em, vật ngoài thân cả, cát bụi lại trở về cát bụi, có chăng chỉ c̣n sót lại trên thế gian một nhúm tro tàn...”.

    “Đời mà em, năm nay anh 31 tuổi rồi. Tiền bạc không thành vấn đề nhưng đêm nằm anh lại tủi thân. Những cô gái đến với anh toàn là v́ tiền bạc của anh trong ngân hàng và chiếc xe BMW của anh đậu ngoài sân” - gă thỏ thẻ với Thủy.

    “Đời mà em, ba má anh già rồi nên cứ hối anh lấy vợ hoài. Nhưng trải qua mấy cuộc t́nh dang dở, anh không c̣n tin tưởng vào phái nữ được nữa em ạ” - gă tâm sự với Thủy.

    “Đời mà em” đến lần thứ sáu th́ gă tung tuyệt chiêu và Thủy đồng ư vào khách sạn với gă.

    Vừa lấy pḥng khách sạn xong, gă lại “Đời mà em” và Thủy gật đầu đồng ư ngồi trong pḥng, đợi gă ra phố mua đồ ăn dự trữ trước khi bắt đầu chơi tṛ loan phượng.

    Đương nhiên, Thủy không thể biết được rằng, ấn Thủy vào pḥng khách sạn, tặng Thủy thêm câu “Đời mà em”, gă lẳng lặng xuống chỗ giữ xe, lấy chiếc xe tay ga của Thủy, đi gửi chỗ khác rồi mới lững thững quay trở lại.

    Vào pḥng với ít đồ ăn trên tay, gă tiếp tục “Đời mà em” cho đến khi Thủy nằm trong ṿng tay gă.

    Sau màn ân ái, Thủy lắng tai với hy vọng gă sẽ lại “Đời mà em” th́ bất thần gă lăm lăm con dao trên tay, ấn Thủy nằm vật xuống giường.

    Miệng Thủy bị dán băng keo. Hai tay Thủy bị trói chặt. Lúc này, không c̣n những tiếng “Đời mà em” nữa mà chỉ c̣n dư vị chát đắng. Gă làm mọi thứ rất từ tốn, vui vẻ: lấy sạch những ǵ của Thủy, từ điện thoại iPhone cho đến máy tính bảng, máy chụp h́nh và tiền bạc Thủy mang theo. Gă không “khuyến măi” cho Thủy câu nói quen thuộc “Đời mà em” mà thay vào đó, khóa trái cửa pḥng rồi bỏ đi.

    Thủy được nhân viên khách sạn giải cứu, sau khi gă đă có đủ thời gian để tẩu thoát. Theo Thủy th́ ngoài những tài sản bị cướp tại căn pḥng khách sạn, trong cốp xe của Thủy, chiếc xe mà gă đă gửi chỗ khác để lấy đi sau đó, c̣n có 23 triệu đồng tiền mặt.

    Gă bị bắt trong khi đang ca bài “Đời mà em” cùng cô gái khác trong một quán cà phê, hiện nguyên h́nh là một con nghiện ma túy dặt dẹo, không có xe hơi BMW, không có villa, không có tiền, không có ǵ cả ngoại trừ những cơn đói thuốc đến sùi bọt mép.

    Tất cả số tiền đă chiếm được, gă đốt sạch vào làn khói ma túy. Trong cơn phê thuốc, gă có ca bài “Đời mà em” hay không th́ không ai biết. Duy có một điều, ngoài “Đời mà em” với Thủy, gă c̣n “Đời mà em” với nhiều cô gái khác.

    Gă tên thật là Phạm Thanh B́nh, sinh năm 1982



Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 1
    Last Post: 27-09-2011, 01:31 AM
  2. Replies: 5
    Last Post: 19-07-2011, 07:35 PM
  3. Replies: 0
    Last Post: 02-11-2010, 11:33 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •