Page 16 of 29 FirstFirst ... 612131415161718192026 ... LastLast
Results 151 to 160 of 284

Thread: Chương Tŕnh Chiêu Hồi Trong Hồi Kư Của Hồi Chánh Viên Hữu Nguyên

  1. #151
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Tôi tính trả lời, nhưng nghĩ sao, tôi lại im lặng, chịu đựng. Dù sao mang tiếng “điếc” cũng c̣n hơn bị tên công an phát hiện ra ḿnh dùng “tên giả”.

    Tối hôm đó, anh H và tôi tṛ chuyện tới khuya. Nói đúng hơn, anh H nói nhiều, c̣n tôi th́ chỉ nghe. V́ lạ nước lạ cái, gặp nhau trong quán trọ, cộng với hoàn cảnh của tôi lúc đó đâu có tiện cho tôi phơi bầy phế phủ với anh.

    Sáng hôm sau, anh mời tôi đi ăn sáng. Tôi lưỡng lự rồi nhận lời.

    Anh H có vẻ thông thuộc đường phố Nam Định. Đi khoảng 10 phút, anh dẫn tôi vô một tiệm ăn vắng vẻ, chủ quán là một bà cụ, tuổi ngoài 60, trông có vẻ nghễnh ngăng. Chẳng cần hỏi ư kiến tôi, anh tự động gọi hai tô miến gà “có người lái”.

    Quay sang tôi anh giải thích:

    - Ở đây chỉ có một món miến gà, nên tôi gọi luôn hai tô…

    Bà cụ bưng ra hai tô miến gà lơng bơng nước, vài miếng thịt chặt nhỏ. Khi bà cụ đi xa, anh H. nhoài người, mặt anh dí vào mặt tôi, hỏi:

    - Chú mày tên thật là ǵ?

    Tôi lúng túng, ngạc nhiên và giật ḿnh không biết trả lời sao. Anh mỉm cười thân thiện, và đột ngột thay đổi cách xưng hô:

    - Tớ biết, tên của chú mày không phải là Cường?

    Thấy anh như vậy, tôi đành phải thú nhận:

    - Chẳng nói giấu ǵ anh, hoàn cảnh của tôi có nhiều chỗ éo le, khó nói, nên phải dùng tên giả…

    Anh H xua xua tay:

    - Khỏi nói, khỏi nói. Tối qua nh́n mặt chú mày là tớ biết. Chuyện ǵ đă khó nói, th́ chú mày cứ giữ ở trong bụng. C̣n chuyện ǵ khó khăn, muốn tớ giúp đỡ th́ cứ nói. Tớ tuy nghèo kiết xác, tiền bạc không có, nhưng bằng hữu th́ đông. Trước kia, tớ là dân buôn trâu ḅ, nên giao thiệp rộng, bạn bè tỉnh nào cũng có…

    Sau một thoáng cân nhắc, tôi thú thực với anh H một phần cuộc đời của tôi và ư định vượt biên qua ngả biên giới Việt Trung. Nghe xong, anh cười lớn, sảng khoái:

    - Chuyện ǵ cậu nhờ th́ tớ c̣n phải suy nghĩ, chứ chuyện vượt biên qua ngả biên giới Việt Trung th́ là nghề của tụi này. Cả đàn trâu mấy trăm con, tụi này c̣n đưa lậu từ Pḥng Thành, qua Đông Hưng vô Móng Cái được, huống hồ chuyện đưa chú mày qua bên ấy. Chú mày yên trí, chuyện này tớ sẽ lo được.

    Nghe anh H nói tôi vô cùng mừng rỡ, nhưng cũng rất phân vân. Sau một thoáng lo ngại, tôi thú thực:

    - Được anh giúp đỡ tôi rất mừng. Nhưng thưa với anh, tôi chẳng có tiền bạc ǵ…

    Anh H cười gạt đi:

    - Khỏi lo, khỏi lo. Nói thực với chú em, chuyện vượt biên này đâu có tốn kém ǵ. Mạng lưới buôn trâu của tớ từ biên giới về các tỉnh th́ vẫn c̣n đó. Khi th́ buôn trâu, khi th́ buôn hàng họ, đủ thứ, gặp cái ǵ buôn cái đó. Bây giờ tớ chỉ cần gửi gắm chú mày với lăo Z ở Hà Nội là chú mày cứ yên tâm đi thẳng một lèo qua biên giới. Bảo đảm không gặp trục trặc ǵ.

    Tôi ngạc nhiên:

    - Lăo Z?

    Anh H cười:

    - Lăo Z là biệt hiệu của tụi tớ đặt cho lăo, chứ lăo c̣n trẻ măng à. Mới ngoài 30 tuổi thôi. Nhà lăo ở gần chùa Xă Đàn, Hà Nội. Chú mày ở Hà Nội có biết hồ Xă Đàn không nhỉ?

    Tôi mừng rỡ:

    - Dạ hồ Xă Đàn cạnh khu tập thể Nam Đồng?

    - Th́ chỗ đó đó… Trước làm ăn được, có cơ ngơi ngang dọc đủ cả, nên bố lăo Z ở đó. Sau này buôn bán bị thua lỗ, cơ ngơi bán sạch, chỉ c̣n có mỗi cái chuồng trâu, nên bố lăo Z mới cho con về ở đường Lư Thường Kiệt, gần đài phát thanh Việt Nam… Bây giờ tớ cho chú mày địa chỉ của lăo. Chú mày học thuộc ḷng nghe. Đừng viết ra giấy, lỡ có chuyện ǵ nguy hiểm cho lăo…

    C̣n tiếp...

  2. #152
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Ngay ngày hôm sau, theo địa chỉ của anh H cho, tôi t́m đến nhà của anh Z vào lúc 10 giờ sáng. Đó là căn nhà một tầng, bằng gạch, xây cất theo lối Hà Nội cổ, cánh cửa gỗ nặng nề, bụi bặm bám đầy, trông tựa nhà hoang. Sau giây phút ngần ngừ, tôi bấm chuông.

    Lắng nghe một hồi không thấy động tĩnh ǵ kể cả tiếng chuông cũng không thấy, tôi bấm chuông hai ba lần nữa, vẫn im ĺm.

    Đang tính bỏ đi, bỗng nhiên có tiếng đàn ông, ngay sau cánh cửa, hỏi nhỏ nhưng rơ ràng, oai vệ:

    - Ai đó?

    Tôi lễ phép:

    - Thưa tôi là bạn của anh H, được anh bảo đến đây t́m anh Z…

    Một thoáng im lặng, rồi tiếng người đàn ông:

    - Ở đây không có ai là “anh Z”, chỉ có “lăo Z” thôi.

    Tôi sực nhớ ra lời dặn của anh H, vội nói:

    - Dạ đúng, anh H dặn tôi đến t́m “lăo Z”. Tôi nói lộn…

    Cánh cửa gỗ dầy bằng lim đen từ từ mở, tiếng bản lề rít lên khô khan, có vẻ như lâu lắm nó chưa đón người khách nào.

    Trước mặt tôi là một cụ già tuổi khoảng bảy tám chục, da hồng hào, râu tóc bạc như cước, cḥm râu dài đến ngực. Mới thấy cụ, tôi đă đem ḷng kính ngưỡng, vội cúi đầu kính cẩn:

    - Con chào cụ. Cụ tha lỗi, con nghe tiếng nên không biết…

    Cụ cười phúc hậu:

    - Tôi là ông nội của “lăo Z”. Mời anh vô đi… Theo tôi, theo tôi…

    Dứt lời, cụ quay lưng bước đi với vẻ tráng kiện, nhanh nhẹn. Tôi đi theo cụ qua một pḥng khách nhỏ, kế đến là sân lát gạch bát tràng màu gan gà, rồi tới pḥng khách thứ hai rộng hơn, đầy đủ tiện nghi hơn.

    Cụ mời tôi ngồi xuống chiếc tràng kỷ bằng gỗ. Nh́n chung quanh, tôi thấy cách trang trí đậm đà màu sắc nhà cổ Hà Nội. Tất cả mọi vật trong pḥng đều làm bằng gỗ lim đậm. Từ kèo cột, nóc nhà đến sàn nhà; từ bức hoành phi, hai câu đối, đến các bức tranh, bàn ghế,… tất cả đều bằng gỗ.

    Cụ pha nước trà cho tôi uống rồi ân cần hỏi chuyện. Tôi cũng thành thật đem chuyện tôi gặp H ở Nam Định trong hoàn cảnh nào, H biết tôi dùng tên giả ra sao, dặn ḍ tôi tới “lăo Z” để được giúp đỡ như thế nào,… nhất nhất thuật lại cho cụ nghe.

    Nghe xong chuyện, cụ vuốt râu cười ha hả rồi sảng khoái nói:

    - Anh thật thà với tôi như vậy tôi rất cảm động. Tôi cũng chẳng cần biết v́ sao anh phải dùng tên giả. Thời buổi này, tri kỷ tri bỉ với nhau vậy là đủ, phải không anh? C̣n tôi, chẳng nói giấu ǵ anh, “lăo Z” là cháu nội của tôi. Tôi người gốc Lộc B́nh, Lạng Sơn, sống bằng nghề buôn trâu được mấy đời rồi. Từ thời Pháp lận. Ngày đó th́ khấm khá lắm. Con trâu là đầu cơ nghiệp mà anh. Các cụ ḿnh đă chẳng nói, “Tậu trâu, lấy vợ, làm nhà. Cả ba việc ấy ắt là khó thay”… Con trâu nó to tát như vậy nên các cụ nhà ḿnh mới nói là “tậu”, nó cũng giống như tậu nhà, tậu ruộng vậy mà. Buôn trâu nhờ vậy nó mới phất dễ. Nhưng sau này th́ khốn khó đủ đầu. Mà sau này khốn khó đâu chỉ có nghề buôn trâu đâu, cái thời quỷ ngự trị thế gian này th́ anh biết rồi đó, có nghề nào được sống cho ra hồn đâu… Anh ngồi chơi uống nước đi… “lăo Z” cũng sắp về bây giờ rồi…

    Quả nhiên, tôi ngồi nói chuyện với cụ được một lúc th́ “lăo Z” về. Thoạt trông, tôi hiểu ngay tại sao anh có tên “lăo Z”. Th́ ra gương mặt của anh tuy c̣n rất trẻ, chỉ mới khoảng trên dưới 30, nhưng mái tóc của anh bạc trắng. Anh có thân h́nh cao to, lưng hơi kḥng, bước đi ṿng kiềng, mắt lồi, lông mày xếch, ngoại trừ có miệng rộng và mũi to h́nh trái mật, chứng tỏ là người đởm lược giống ông nội, c̣n th́ bề ngoài anh trông khác hẳn ông nội.

    Sau khi nghe tôi kể đầu đuôi câu chuyện đă gặp H và toan tính vượt biên qua biên giới Việt Trung của tôi, “lăo Z” trầm ngâm một lúc, rồi nói:

    - Chuyện vượt biên sang Trung Quốc đối với tụi tôi th́ không có khó, v́ dân buôn trâu chúng tôi thông thuộc đường lối, đi về bên đó như cơm bữa, muốn đi lúc nào chả được, mà muốn qua chỗ nào cũng dễ. Thời đó bảo đưa anh qua biên giới th́ dễ như trở bàn tay. Nhưng đó là ngày xưa. C̣n kể từ khi nhà nước ta có chính sách chống Trung Cộng bá quyền khu vực, th́ t́nh h́nh dọc theo biên giới hai nước rất là căng thẳng, lúc nào cũng như sắp đánh nhau to. Hầu hết các làng xóm, thị trấn dọc theo biên giới bây giờ đều được lệnh “tiêu thổ” chuẩn bị chiến tranh chống quân Tàu xâm lăng, nên tất cả những “chốt” của tụi này đều chẳng c̣n…

    Tôi băn khoăn hỏi:

    - Theo anh th́ liệu quân Tàu có xâm lăng ḿnh không?

    - Th́ hai nước chửi nhau c̣n hơn kẻ thù. Cứ nghe đài phát thanh, nhà nước ḿnh chửi tụi Tàu cộng bây giờ c̣n gấp mấy chửi Mỹ ngày xưa. Mà tụi Tàu th́ người đông, gạo thóc không đủ ăn, nên chúng đang muốn xua quân dùng chiến thuật biển người xâm lăng ḿnh để nướng quân mà anh. Thiệt t́nh, bây giờ th́ chả c̣n “môi hở răng lạnh” mà cũng hết cả “núi liền núi, sông liền sông, chung một tiếng gà gáy cùng”… Đúng là nghĩa t́nh sớm nắng chiều mưa.

    - Anh nghĩ bao giờ th́ Trung Cộng xâm lăng.

    - Chuyện đó làm sao tôi biết được. Nhưng nếu anh muốn vượt biên sang Trung Cộng th́ phải đi càng sớm càng tốt. Bây giờ Trung Cộng c̣n cho người Hoa về nước, th́ tốt nhất anh cứ đóng giả người Hoa, trà trộn về nước với họ, qua ngả Lạng Sơn hoặc Móng Cái. Chứ chờ đến sau khi hai nước đánh nhau th́ chẳng c̣n có cơ hội nào nữa đâu.

    C̣n tiếp...

  3. #153
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Ngưng một chút suy tư, anh nói tiếp:

    - Theo tôi th́ tốt nhất bây giờ anh nên trà trộn với người Hoa, đi tàu chợ đến Lạng Sơn, rồi từ Lạng Sơn anh đi gặp ông MN là “chốt” của tôi ở đó. Ông ta sẽ chỉ dẫn cho anh cách qua biên giới an toàn.

    - C̣n ngả Móng Cái đi có dễ không?

    - Ngả Móng Cái th́ gian nan lắm. Đi ngả này chỉ có thể đi xe lửa từ Hà Nội đi Hải Pḥng. C̣n từ Hải Pḥng đi Móng Cái toàn đường lộ, phải đi xe hơi. Mà đi xe hơi th́ dễ bị công an xét hỏi giấy tờ lôi thôi, rất nguy hiểm. Nhất là từ vùng Đam Hiền, Đại Điền lên đến Yên mô, Long Kiềng, Móng Cái, bây giờ toàn bộ đội, công an không à. Dân ở vùng này chỉ c̣n loáng thoáng thôi. Anh vô đó bây giờ là anh có cảm tưởng như vô doanh trại bộ đội vậy đó.

    - Nếu đi xe sợ bị xét giấy tờ lôi thôi, anh nghĩ tôi có thể đi bộ từ Hải Pḥng đến Móng Cái được không?

    Lăo Z trợn mắt nh́n tôi:

    - Bộ anh điên hả? Từ Hải Pḥng đến Móng Cái cả mấy trăm cây số, đi bộ làm sao được. Nhất là thời tiết này đang sắp bước vào mùa đông, lănh lẽo vô cùng… Tốt nhất anh cứ nghe tôi đi đến Lạng Sơn, rồi sẽ có người nhà của tôi giúp đỡ cho anh qua biên giới. Mà anh phải lo liệu nhanh nhanh mấy được… Thêm ngày nào là khó khăn thêm ngày ấy.

    Sau một phút suy nghĩ, tôi nhớ đến người bạn tù, quê ở Hải Pḥng. Tuy anh này vẫn c̣n ở trong tù, nhưng tôi vẫn nhớ địa chỉ của gia đ́nh anh. Tôi biết, sau khi tôi trốn tù, nhà cầm quyền địa phương chắc chắn chỉ theo dơi gia đ́nh của tôi. C̣n đối với gia đ́nh của các bạn tù, th́ họ sẽ không để ư. V́ vậy, nếu tôi thận trọng, tôi có thể đến nhà của anh M để nhờ vả. Biết đâu, gia đ́nh anh chẳng giúp tôi vượt biên theo ngả Móng Cái?

    Nghĩ vậy, tôi hỏi thêm “lăo Z”:

    - Nếu đi ngả Lạng Sơn không trót lọt, tôi sẽ trở lại Hà Nội đi ngả Móng Cái, có được không?

    “Lăo Z” gật đầu:

    - Được chứ sao không. Khi đó, tôi sẽ gửi anh cho một người bạn ở Hải Pḥng. Anh chàng này là dân giang hồ thứ thiệt, ch́ khỏi chê.

    Tôi mừng rỡ, hỏi anh:

    - Vậy anh có thể cho tôi luôn tên và địa chỉ của anh ta được không? Lỡ có chuyện ǵ, đi Lạng sơn không thành th́ tôi sẽ đáp xe lửa đi thẳng Hải Pḥng, khỏi đến đây làm phiền anh…

    “Lăo Z” lắc đầu:

    - Chuyện đó để sau tính. Bây giờ anh đi đường Lạng Sơn th́ cứ biết đường Lạng Sơn. Khi nào không thành, anh về đây đi đường Móng Cái th́ lúc đó hăy hay…

    Sau đó “lăo Z” cho tôi tên và địa chỉ người thân ở Lạng Sơn, nhưng bắt tôi học thuộc ḷng ngay tại chỗ, chứ không cho tôi ghi chép. Sự cẩn thận của anh, chứng tỏ anh là người rất từng trải.

    Khoảng hạ tuần tháng 8 năm 1978, tôi đáp tàu chợ đi Lạng Sơn.

    Trên tàu, hầu hết hành khách là người Việt gốc Hoa. Những người Hoa từ Miền Nam th́ đa số nói tiếng Hoa. C̣n người Hoa từ Miền Bắc th́ lại nói tiếng Hoa rất ít, v́ chính sách đồng hoá bắt học đọc, học nói, học viết tiếng Việt, của nhà cầm quyền Hà Nội trong suốt mấy chục năm kể từ khi CS chiếm đóng Miền Bắc.

    Trên suốt chặng đường từ Hà Nội đi Lạng Sơn, tôi được người Hoa ở Miền Bắc kể lể không biết bao nhiêu chuyện công an, bộ đội cộng sản Việt Nam tàn ác, cướp bóc của cải, phá phách nhà cửa, tiệm buôn… của người Hoa.

    Có nhiều chuyện nghe thật thê thảm, không biết bao hàng xóm láng giềng Hoa Việt, suốt bao nhiêu thế hệ sống có t́nh có nghĩa, sớm lửa tối đèn có nhau, bỗng nhiên bị hâm nóng bởi ngọn lửa tuyên truyền của CS, bỗng một sớm một chiều trở thành thù nghịch, t́m mọi cách để giết hại nhau.

    Dọc đường từ Hà Nội đi Lạng Sơn, tôi cũng chứng kiến hàng đoàn xe quân sự chở đầy bộ đội, tiến về phía bắc. Ngoài ra, xe tăng, đại pháo và những đoàn bộ đội, trang bị đầy đủ súng ống, cũng lũ lượt đổ về phương bắc.

    Tôi đến được ga Đồng Đăng vào chiều tối Thứ Bảy cuối tháng 8. Tôi không nhớ chính xác đó là ngày nào, nhưng tối hôm đó trời mưa phùn và rất lạnh. Ga Đồng Đăng là ga đầu tiên trên lănh thổ Việt Nam trên tuyến đường từ Trung Quốc sang Việt Nam. Cả sân ga lúc đó ồn ào, náo loạn, hệt như một nhà ga trong chiến tranh. Thêm vào đó, những chiếc loa trên sân ga ầm ĩ phát thanh những bài chửi bới Trung Cộng thật thậm tệ.

    Vượt khỏi trí tưởng tượng của tôi, toàn bộ nhà ga Đồng Đăng lúc đó đầy bộ đội, công an biên pḥng và các lực lượng dân quân du kích. Tất cả những người Hoa từ trên tàu bước xuống đều bị đám công an và bộ đội biên pḥng dồn vào một góc sân ga. Tiếng kêu hét, tiếng gọi nhau, tiếng khóc la, ầm ĩ, huyên náo cả một góc trời…

    Một người công an mặc áo bốn túi, không đeo quân hàm, không đội mũ, cầm một chiếc loa bằng sắt tây, nói lớn bằng tiếng Việt. Một người công an khác đứng cạnh, cầm một chiếc loa khác, nhắc lại những lời của người công an kia, bằng tiếng Quảng và tiếng Quan Thoại.

    Đại ư, người công an báo cho mọi người biết, chính quyền Trung Cộng đă quyết định đóng cửa biên giới, không chịu cho người Hoa về nước, bất kể họ có chiếu khán nhập cảnh do toà đại sứ hay lănh sự của Trung Cộng tại Việt Nam cấp hay không.

    V́ vậy, tất cả mọi người phải chấp hành nghiêm chỉnh lệnh cư trú tạm thời ở trong nhà ga, trường học, và những căn nhà hoang quanh ga Đồng Đăng. Để bảo vệ an ninh và tính mạng của mọi người, không một ai được phép qua ải Chi Lăng cũng như qua biên giới.

    Bất cứ ai bất tuân lệnh sẽ bị lực lượng biên pḥng “xử lư” tại chỗ.

    Sau khi viên công an nói tiếng Hoa dứt lời, mọi người xôn xao bàn tán. Tiếng la ó, chửi bới, khóc than càng thêm ầm ĩ. Tôi nghe tin cũng thấy chán nản, nhưng không đến nỗi tuyệt vọng.

    V́ phương án vượt biên giới của tôi ngoài cách trà trộn với người Hoa, c̣n có cách nhờ ông MN, một trong những “chốt” buôn trâu được “lăo Z” gửi gấ cách này, tôi lặng lẽ kiếm một góc kín đáo trong nhà ga, nằm ngủ, với ư định sẽ t́m gặp MN vào ngày mai…

    (c̣n tiếp)

  4. #154
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Sáng hôm sau, tôi dậy sớm, hỏi thăm đường đến nhà ông MN.

    Hỏi ba người trong ga, cả ba đều lắc đầu không biết. Đi ra ngoài sân ga, nh́n đường phố vắng vẻ, không có một ai, cả thị trấn giống như một thành phố đă chết.

    Băng sang bên kia đường, tôi gặp một cụ già, bị cụt mất một chân, mặc chiếc áo của người thiểu số, không hiểu là áo của người Nùng hay Mèo, nhưng lại mặc chiếc quần bộ đội cũ đă bạc mầu.

    Nghe tôi hỏi, cụ ngạc nhiên, nh́n tôi từ đầu đến cuối rồi nói, giọng lạnh lùng:

    - Phố xá đây đi tản cư hết rồi. Chẳng c̣n ai ở đó đâu mà kiếm.

    Chỉ tay một ṿng chung quanh ga, cụ tiếp:

    - Cả cái thị trấn Đồng Đăng này, cả cái huyện Cao Lộc này đều được lệnh tản cư hết rồi. Tất cả bây giờ là vườn không nhà trống để chống tụi Trung cộng bá quyền xâm lăng. Bộ anh không biết chuyện đó sao?

    Nghe cụ nói đi nói lại hai lần chữ “tản cư” tôi ngạc nhiên. Thông thường, người ở Miền Bắc hay dùng chữ “sơ tán”. C̣n “tản cư” là từ thông dụng thời trước 1954. Nghe cụ hỏi, tôi lúng túng:

    - Thưa cụ, tôi từ xa tới, t́m kiếm người bà con, nên không biết…

    Cụ nh́n tôi từ đầu đến chân một lần nữa, rồi gật gù:

    - Anh không phải người Hoa. Tôi biết. Vậy làm sao anh lại có họ hàng với hắn. Anh đến t́m thằng MN làm ǵ? Hắn bị công an bắt cả tháng nay rồi. Bị bắt về tội buôn lậu trâu qua biên giới.

    Tôi ngạc nhiên lẩm bẩm, “Bị bắt về tội buôn lậu trâu!”

    Cụ già nh́n tôi lắc đầu, rồi thấp giọng th́ thầm:

    - Th́ đó là tội mà mấy người dân ở đây họ nói như vậy, chứ lăo biết hắn ta bị bắt v́ tội làm gián điệp cho Trung cộng…

    Tôi giật ḿnh, nhưng cố giữ vẻ mặt b́nh tĩnh. Ông cụ tiếp:

    - Nói đúng ra th́ hắn cũng chẳng có làm gián điệp ǵ đâu. Đi buôn lậu trâu qua biên giới th́ phải quen biết, quà cáp, kết thân cả hai bên. Chuyện đó lâu lắm rồi, cả chục năm trước lận, ai mà chả biết. Nhưng đến lúc lộn xộn, hai nước thành thù nghịch th́ công an họ phải tóm cổ hắn trước để đề pḥng làm nội gián cho địch đó mà.

    Chỉ tay vào chiếc chân cụt, cụ già nói:

    - C̣n lăo cũng may, v́ cái chân cụt này nên tụi nó tha, chứ không th́ lăo cũng bị họ bắt rồi. Trước đây lăo cũng bị bắt lên bắt xuống chỉ v́ cái tội đi lính cho Pháp. Mà thời đó gia đ́nh lăo không đi lính cho Pháp th́ lấy ǵ ăn. Vậy mà từ khi hoà b́nh lập lại (1954) cho đến nay, họ cũng bắt lăo cả thẩy mấy lần rồi. Hễ t́nh h́nh rục rịch, an ninh bất ổn là họ lại bắt lăo vài tháng, có khi cả năm. Đợt lâu nhất là cái năm máy bay Mỹ bắn phá Miền Bắc, lần đó lăo cũng bị họ bắt giam 4 năm lận…

    Sau khi nói chuyện với cụ, tôi hoàn toàn chán nản. Như vậy là việc đến gặp ông MN để nhờ ông giúp đỡ cho tôi vượt biên sang Trung quốc đă không thể được. Trong hoàn cảnh của tôi lúc đó, tôi chỉ có hai cách. Một là tiếp tục trốn tránh ở lại Đồng Đăng, chờ cơ hội khi nào Trung cộng mở cửa biên giới cho người Hoa về nước th́ tôi sẽ trà trộn với họ qua biên giới. Hai là tôi phải t́m cách vượt biên giới một ḿnh. Bằng không, tôi phải trở lại Hà Nội, t́m đến “lăo Z” để nhờ lăo giúp đỡ, vượt biên theo ngả Hải Pḥng, Móng Cái.

    Tối hôm đó, tôi nằm nghĩ miên man. Việc trốn tránh ở lại Đồng Đăng tôi thấy rất nguy hiểm, và không biết phải chờ đợi cho đến bao giờ. Mà mỗi ngày trôi qua là mỗi ngày tôi có thể bị công an VC phát hiện. Đó là chưa kể những khó khăn khác như ăn ngủ, tiền bạc thiếu thốn… làm sao đủ sống để tôi có thê ăn dầm nằm dề ngày này qua ngày khác. V́ vậy, tôi thấy chỉ c̣n có cách vượt biên giới một ḿnh.

    B́nh thường, chuyện này không có khó. Chỉ cần định phương hướng, rồi cắt rừng mà đi, gặp núi th́ trèo, gặp sông suối th́ lội, nhanh th́ một vài giờ, lâu th́ vài ngày đêm, tôi sẽ vượt qua được biên giới Việt Trung. Nhưng hiện tại, toàn bộ vùng biên giới ở các các cửa khẩu, việc canh gác vô cùng nghiêm mật, nên chuyện cắt rừng sẽ vô cùng nguy hiểm. Nếu chẳng may bị lọt vào tay bộ đội biên pḥng VC th́ dám mất mạng như chơi.

    Giữa lúc đang lo lắng t́m cách vượt biên, t́nh cờ tôi quen được một anh chàng người Hoa, tên là A Coóng, ở phố Hàng Bạc, Hà Nội. Anh cho tôi biết, cả gia đ́nh họ hàng nhà anh đă trở về Trung quốc từ tháng trước.

    Riêng anh bị kẹt lại v́ phải chờ lấy chiếu khán nhập cảnh của toà đại sứ Trung cộng ở Hà Nội. Anh bảo, nếu anh về nước có giấy nhập cảnh của toà đại sứ Trung cộng th́ sẽ được đăi ngộ xứng đáng hơn, không phải đi về “nông xường” (công trường) sản xuất, mà được ở thành phố, thị xă, thị trấn làm ăn

    Sau một hồi tṛ chuyện, tôi mới biết A Coóng cũng là dân buôn dọc qua biên giới. Khi ga Đồng Đăng bị đóng cửa v́ những xung đột giữa hai quốc gia, A Coóng vẫn tiếp tục buôn bán qua biên giới ở vùng Bản Tả, cách Đồng Đăng khoảng 60 cây số về phía bắc. Chuyện tṛ thân mật và tin tưởng ở quyết tâm vượt biên sang Trung quốc bằng mọi giá của tôi, A Coóng mới rủ tôi đi bộ đến Bản Tả, rồi từ đó sẽ vượt qua biên giới Việt Trung.

    Sau một hồi suy nghĩ, tôi băn khoăn hỏi anh:

    - Tại sao ḿnh không vượt biên đâu đó gần Đồng Đăng mà phải đi lên Bản Tả mới vượt biên được?

    A Coóng mỉm cười:

    - Chung quanh Đồng Đăng bây giờ có cả chục ngàn người Hoa muốn về nước, nên cả Trung cộng lần Việt cộng đều canh pḥng biên giới rất kỹ lưỡng. Cả một vùng hơn chục cây số từ đây lên đến tận Khuổi Po, Nà Mát bây giờ là một con chim cũng không bay qua lọt. Việt cộng th́ sợ gián điệp Trung cộng thâm nhập, mà Trung cộng th́ sợ gián điệp Việt cộng thâm nhập. Ḿnh vượt biên ở đây dù cho có qua lọt đi nữa, cũng sẽ bị Trung cộng nghi ḿnh là gián điệp Việt cộng đem bắn bỏ.


    C̣n tiếp...

  5. #155
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Ư kiến của A Coóng nghe có lư, nhưng tôi không hẳn đồng ư. Tôi hỏi:

    - Làm sao Trung cộng chỉ nghi ngờ ḿnh là gián điệp mà có thể đem ḿnh bắn bỏ được?

    A Coóng nhún vai:

    - Chiến tranh mà! Nó đem nướng dân nó vài triệu c̣n được huống chi đem vài mạng cóc chết như ḿnh đi bắn bỏ.

    Tôi vẫn bảo thủ:

    - Nếu họ tin ḿnh là gián điệp Việt cộng th́ ít nhất họ cũng phải giữ lại điều tra để khai thác, chứ dại ǵ đem ḿnh bắn bỏ ngay.

    A Coóng lại nhún vai:

    - Th́ trước sau ǵ, nếu chú mày đă lọt vào tay Trung cộng là bị họ bắn bỏ. Bắn ngay hay chờ khai thác rồi bắn th́ có ǵ khác đâu. Tôi là người Việt gốc Hoa, tôi đă từng buôn bán với họ cả mấy chục năm, tôi đâu có lạ ǵ họ. Thời “cách mạng văn hoá” họ giết người của họ như ngoé mà đâu có cần phải nghi ngờ ǵ…

    Tuy không đồng ư với A Coóng, nhưng cuối cùng tôi cũng đồng ư đi theo anh đến Bản Tả ngay tối hôm đó. Dù sao, trong hoàn cảnh của tôi lúc đó, bất cứ cơ hội ǵ giúp tôi sang được bên Trung quốc, tôi cũng vội vàng ôm lấy, mà không được phép chọn lựa.

    Vừa đi vừa nghỉ, chừng một đêm một ngày, chúng tôi đến Bản Tả vào chiều hôm sau. Dọc đường đi, tôi phải công nhận A Coóng rất thông thuộc địa h́nh, có tài đặt bẫy cầm thú và nấu nướng trong rừng.

    Khoảng chập choạng tối, A Coóng dắt tôi rẽ vào một con đường nhỏ, đi tới một căn nhà sàn, anh nói đó là nhà của người yêu cũ của ảnh. Anh bắt tôi đứng đợi anh ở dưới chân nhà sàn, rồi anh lên nhà một ḿnh.

    Tôi mệt rũ rượi, hai chân mỏi nhừ, nên ngồi dựa vào cầu thang, thiu thiu ngủ lúc nào không hay. Đang ngủ th́ giật ḿnh v́ có người lay lay vào vai. Mở mắt th́ thấy A Coóng đứng bên cạnh cùng với một thiếu phụ, tay đang cầm bó đuốc bập bùng. Tuy ánh lửa không đủ sáng, nhưng tôi cũng thấy người thiếu phụ rất đẹp. A Coóng ra hiệu cho tôi đi theo anh lên nhà sàn. Tôi lẳng lặng đứng dậy đi theo.

    Bước vào trong nhà sàn, tôi thấy có một cụ già đang ngồi ở góc nhà, mắt nhắm nghiền. Giữa nhà là một đống củi, lửa cháy bập bùng. Bên cạnh là một mâm cơm, chủ yếu là khoai ḿ, củ mài và thịt heo khô, rất nhạt nhẽo và khó nuốt. Vừa ăn, A Coóng vừa buồn rầu không nói ǵ. Nh́n vẻ mặt của A Coóng, tôi không biết v́ sao anh buồn. Lâu lâu, anh lại nói tiếng thiểu số với người thiếu phụ, nhưng tôi không hiểu đó là tiếng Mường, tiếng Thái, hay tiếng Nùng. V́ không thấy A Coóng nói ǵ với tôi, nên tôi cũng im lặng trong suốt bữa ăn.

    Ăn xong, người thiếu phụ dọn dẹp chén đũa rồi đi ra phía hiên sau. Chờ người thiếu phụ đi khuất, A Coóng th́ thầm bảo tôi:

    - Vượt biên ở đây không được rồi.

    Tôi ngạc nhiên lo lắng nh́n A Coóng hỏi:

    - Sao vậy?

    - Họ rải ḿn đầy khắp các con đường dọc theo biên giới. Trâu ḅ của dân đạp trúng ḿn, chết ngổn ngang…

    Tôi giật ḿnh. Nếu chuyện gài ḿn dọc biên giới ở Bản Tả là thật th́ chuyện vượt biên của chúng tôi ở đây chắc chắn là vô cùng nguy hiểm. Hoàn cảnh của tôi khiến tôi phải liều lĩnh chấp nhận mọi rủi ro, nhưng c̣n A Coóng, chắc chắn anh chẳng dại ǵ phải liều lĩnh như tôi. Tôi ngần ngại hỏi:

    - Bây giờ anh tính thế nào?

    - Trở lại Đồng Đăng chứ c̣n thế nào nữa.

    Tôi thở dài chán nản. Như vậy là tốn bao nhiêu công lao đi suốt từ Đồng Đăng tới Bản Tả, cuối cùng công cốc.

    Ngay sáng hôm sau, tôi và A Coóng lên đường trở lại Đồng Đăng. Lần đi, chúng tôi hăng say, vui vẻ và hy vọng bao nhiêu th́ lần về buồn bă, chán nản và thất vọng bấy nhiêu. Cũng may trên đường trở về, chúng tôi không gặp khó khăn trở ngại ǵ.

    Ngay khi đến Đồng Đăng, tôi chia tay A Coóng, v́ anh chấp nhận ở lại, chờ ngày Trung cộng mở cửa biên giới cho người Hoa về nước. C̣n tôi, tôi không thể ở đó chờ đợi trong vô hạn, khi mà nguy hiểm đang ŕnh rập bủa vây.

    Tôi quyết định trở về Hà Nội, để t́m được vượt biên qua ngả Móng Cái. Tôi biết, thị trấn Móng Cái bên Việt Nam và thị trấn Đông Hưng (Tống Hếnh, theo tiếng Quảng) của Trung Quốc, đối diện nhau và chỉ cách nhau có con sông Ka Long.

    V́ vậy, dù Việt cộng có rải ḿn dọc theo biên giới, chúng cũng không thể nào rải ḿn ở ngay giữa một thị trấn đông dân khi nào ở đó dân c̣n đang sinh sống, và chiến tranh giữa hai nước chưa xảy ra.

    Tôi hy vọng, sẽ đặt chân đến thị trấn Móng Cái trước khi hai nước xảy ra xung đột vơ trang.


    C̣n tiếp...

  6. #156
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Không may cho tôi, lúc đó, xe lửa từ Đồng Đăng đến Hà Nội không c̣n. Th́ ra sau khi có lệnh đóng cửa biên giới của Trung cộng, nhà cầm quyền Việt Nam cũng ra lệnh ngưng không cho xe lửa chuyên chở người Hoa về Đồng Đăng.

    Do vậy, nếu tôi muốn về Hà Nội gấp, tôi phải đi đến Bắc Giang, mới có xe lửa về Hà Nội. C̣n không, tôi phải đi bộ về Bản Thi, chờ ở đó nhiều tuần, mới có một chuyến xe lửa về Bắc Giang.

    Đường đi từ Đồng Đăng về Bắc Giang xa cả mấy trăm cây số, đi bộ phải mất cả chục ngày trời. C̣n về Bản Thi th́ gần, nhưng lại phải chờ nhiều tuần mới có xe lửa.

    Sau khi suy nghĩ, cân nhắc thiệt hơn, cuối cùng tôi lên đường đi Bản Thi trước. Nếu đến Bản Thi tôi đáp được xe lửa về Bắc Giang th́ may. C̣n không, tôi sẽ đi bộ tiếp về Bắc Giang.

    Trên đường đi, tôi sẽ t́m cách quá giang bất cứ loại xe tải nào nếu thuận tiện.

    Trên đường trở lại Bản Thi, tôi thấy người Hoa vẫn lũ lượt đổ về Đồng Đăng. Th́ ra, hay tin Trung Cộng đóng cửa biên giới, nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam đă tạm ngưng hoặc cho giảm số lượng các chuyến xe lửa từ Hà Nội đi Đồng Đăng.

    Nh́n cảnh các gia đ́nh người Hoa buồn bă, khóc lóc, bồng bế, dắt díu nhau đi, trong đó có cả những cụ già lưng c̣ng phải chống gậy, những người bệnh phải nằm vơng, những em bé phải ngồi trong thúng để cha mẹ gánh, hoặc được cha mẹ địu sau lưng,… tôi mới thấy thấm thía thân phận muôn đời khốn khổ của người dân trong xă hội cộng sản.

    Và tôi cũng hiểu, những thân phận bất hạnh mà tôi gặp trên đường Hà Nội đi Lạng Sơn c̣n là những người may mắn so với hàng vạn người Hoa khác phải chết tức tưởi trong các trại cải tạo, các vùng kinh tế mới, cũng như trên đường vượt biển vượt biên. Ngoài ra cũng c̣n có những người Hoa ở khắp mọi miền của đất nước đă phải tự tử v́ bị cộng sản o ép, cướp bóc của cải, tiền bạc…

    Trong chuyến đi tàu chợ từ Hà Nội đến Đồng Đăng, tôi đă đóng giả người Hoa. V́ tàu chợ quá đông người Hoa, nên việc trà trộn của tôi không bị ai phát hiện. Nay một thân một ḿnh trở lại Hà Nội, tôi bắt buộc phải thay đổi cách ăn mặc sao cho thích hợp.

    Sau khi ghé vô một quán nước bên đường, kín đáo quan sát người qua lại và lắng nghe mấy người khách trong quán tṛ chuyện, tôi thấy cách tốt nhất là đóng giả “thanh niên xung phong”. Khác với các đơn vị bộ đội thường kiểm soát chặt chẽ quân số, các đơn vị thanh niên xung phong bao giờ cũng lỏng lẻo hơn, khó kiểm soát hơn.

    Hơn nữa, với tôi lúc đó, đóng giả một thanh niên xung phong cũng dễ dàng hơn.

    Để đóng giả thanh niên xung phong, đầu tiên tôi chỉ vô sạp bán quần áo cũ, mua một bộ đồ bộ đội cũ, một chiếc nón cối và một đôi dép râu. Tất cả những thứ này là đồ dùng hàng ngày của thanh niên xung phong, nhưng cũng được bầy bán nhan nhản ở Miền Bắc và bất cứ ai cũng có thể mua mặc.

    Thay bộ đồ thanh niên xung phong xong, tôi t́m đến một tiệm sách mua một tấm h́nh Hồ Chí Minh, cuộn tṛn lại, và một cuốn sách “Ngục Trung Nhật Kư” của HCM. Hai vật này tuy chẳng phải là hành trang cần thiết cho người đi đường b́nh thường, nhưng tôi biết, với tôi lúc đó, nếu biết khai thác đúng lúc, đúng đối tượng, để tạo nên cái vẻ thật “t́nh cờ”, nhiều khi nó c̣n có giá trị hơn cả giấy thông hành.

    Quả nhiên, nhờ nó, tôi đă thoát chết ngay tối hôm đó…

    Mặc bộ đồ thanh niên xung phong, tay cầm cuốn sách NTNK và bức h́nh HCM, tôi hỏi đường đến bưu điện địa phương để điều nghiên t́nh h́nh.

    Tới bưu điện, tôi đứng ở bên này đường, giả vờ chăm chú coi sách, nhưng thật sự là kín đáo quan sát người ra vô bưu điện. Quả nhiên, chờ không lâu, tôi thấy có một toán thanh niên xung phong ồn ào bước vô bưu điện. Tôi vội băng qua đường, bước vô theo họ.

    Giống như hầu hết những bưu điện ở Miền Bắc, bưu điện ở đây cũng rất sơ sài và nghèo nàn. Một chiếc quầy bằng gỗ chạy dài suốt chiều ngang, phân chia giữa người bán và người mua. Ở góc pḥng là một chiếc bàn gỗ ọp ẹp, cao ngang ngực, trên để một chén keo dùng để dán tem, nhưng keo khô cứng, ruồi bâu đầy.

    Chung quanh tường, ngoài mấy tầm h́nh lănh tụ cộng sản Việt Nam như thường thấy ở bất cứ công sở, cửa tiệm quốc doanh nào trên Miền Bắc, c̣n có những khẩu hiệu chống đối Trung cộng và kêu gọi mọi người không ngừng nâng cao cảnh giác trước mọi âm mưu tuyên truyền đánh phá của “bá quyền Trung cộng”.

    C̣n tiếp...

  7. #157
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Bước tới quầy, sát cạnh mấy người thanh niên xung phong, tôi hỏi mua mấy chục con tem, phong b́, trong khi nhanh chóng và kín đáo quan sát mấy phong thư của mấy người thanh niên xung phong để trên quầy.

    Trên mỗi phong thư bao giờ cũng có hai phần, người gửi và người nhận. Tôi chỉ quan tâm phần người gửi, nên cố gắng nhớ thật nhanh, tên họ người gửi, đơn vị, địa chỉ. Sau đó, giả vờ viết phong b́, tôi ghi vội những chi tiết ḿnh vừa thu thập.

    Cứ như vậy, trong thời gian ngắn ngủi khoảng 5 phút đồng hồ, tôi đă biết được ba đơn vị thanh niên xung phong khác nhau quanh huyện Cao Lộc, Lạng Sơn.

    Sau khi bỏ thư xong, tôi bước ra ngoài bưu điện, đứng hút thuốc chờ đợi. Khoảng mười phút sau, một toán thanh niên xung phong khác đi tới. Cầm cuốn NTNK cố ư để cho b́a sách quay ra phía ngoài, tôi bước tới đon đả mời thuốc và chào hỏi người thanh niên đi cuối cùng:

    - Chào anh. Anh cho tôi hỏi chút được không?

    Người thanh niên đứng lại, nh́n tôi ánh mắt có vẻ ḍ xét, nhưng tay vẫn nhậm lẹ rút điếu thuốc tôi mời. Tôi niềm nở bật quẹt. Anh châm lửa, kéo một hơi thuốc thật dài, rồi ém khói. Nh́n những ngón tay ám khói thuốc vàng khè và điệu bộ hút thuốc của anh, tôi biết anh là dân nghiện thuốc thứ thiệt. Tôi rút thêm một điếu thuốc, thản nhiên cài lên vành tai anh, rồi thân mật vỗ vai anh:

    - Tôi có thằng em đi thanh niên xung phong, đóng ở quận Cao Lộc, mà sao tôi t́m hoài không ra nó…

    Anh chàng rít thêm một hơi thuốc thật sâu, ánh mắt lờ đờ, vẻ ḍ xét đă biến mất sau khói thuốc:

    - Thằng em anh ở đơn vị nào?

    Tôi nhắc tên một đơn vị mà tôi vừa coi lén được trong bưu điện. Người thanh niên cười hềnh hệch, đưa tay cho tôi bắt, và nói:

    - Vậy là thằng em anh ở cùng tiểu đoàn với tôi, nhưng khác đại đội. Tôi tên Q. C̣n anh tên ǵ?

    - Tôi tên Lương. Tôi nhận được thư thằng em, nên vội lên thăm. Nó cho biết đơn vị của nó ở quận Cao Lộc, nhưng không nói rơ làng xă, nên t́m khó quá.

    Sau đó, tôi niềm nở mời anh Q vô trong quán nước bên kia đường vừa hút thuốc, uống nước, vừa tṛ chuyện. Trong thời gian tṛ chuyện khoảng mười phút đồng hồ, hút hết ba điếu thuốc, ăn hết mấy viên kẹo vừng, anh vui vẻ cho tôi biết khá tường tận về đơn vị thanh niên xung phong của anh. Từ tên tuổi tiểu đoàn trưởng, đại đội trưởng, trung đội trưởng, đến cả chủ tịch xă, bí thư xă uỷ, bạn bè của anh… anh đều nhất nhất cho tôi biết. Anh cũng cẩn thận chỉ cho tôi biết đường đi đến đại đội thanh niên xung phong có “thằng em” của tôi. Tôi cố gắng nhớ hết tất cả những chi tiết anh nói để trong những ngày tới, trên chặng đường từ đây về đến Hà Nội, tôi sẽ sử dụng tất cả những chi tiết đó để đóng vai một thanh niên xung phong đóng tại quận Cao Lộc, Lạng Sơn, nay được đi phép về thăm nhà.

    Chiều hôm đó, trong vai một thanh niên xung phong đi công tác, tôi đi bộ từ Đồng Đăng theo quốc lộ 4A tới thị xă Lạng Sơn.

    Trước đây, qua điều nghiên trên bản đồ, tôi biết từ thị xă Lạng Sơn, nếu tôi tiếp tục đi bộ theo quốc lộ 4B, tôi sẽ tới được Tiên Yên, Hải Ninh, Móng Cái, để rồi tại Móng Cái, tôi có thể bơi qua sông Ka Long, vượt biên sang bên Đông Hưng của Trung Cộng.

    Nhưng tuyến đường 4B không có xe lửa, c̣n nếu đi bộ th́ tôi sẽ không đủ sức, vả lại tôi cũng không biết đường xá ra sao. V́ vậy, thay v́ rẽ trái theo quốc lộ 4B, tôi quyết định rẽ phải, theo quốc lộ 1A để đi về Bắc Giang.

    Một khi đến được Bắc Giang, tôi hy vọng sẽ có xe lửa về Hà Nội. Bằng không, tôi sẽ cố gắng đi bộ tiếp về Bắc Ninh, nơi này chắc chắn sẽ có xe lửa, hoặc xe đ̣ về Hà Nội thường xuyên mỗi ngày.

    Tôi tính toán th́ như vậy, nhưng thực tế có những chuyện bất ngờ xảy ra làm đảo lộn tất cả mọi chuyện… Đầu đuôi câu chuyện bất ngờ đó như sau.

    Sau khi rời khỏi thị xă Lạng Sơn được hơn chục cây số, thấy thỉnh thoảng có xe dân sự cũng như quân sự chạy cùng chiều, mà lần nào vẫy xe xin quá giang cũng không được, nên tôi t́m đến một khúc đường cua, khuân vài ḥn đá lớn vứt ra đường. Sau đó, tôi ẩn trong b́a rừng chờ đợi. Khoảng nửa tiếng sau, hai chiếc xe chạy tới.

    Trời lúc đó mới chập choạng tối, nên tôi vẫn nh́n rơ từ xa, cả hai không phải là xe nhà binh, mà là loại xe tải, phía sau không có mui, trống trơn. Yên tâm, tôi chờ đợi sẵn sàng. Quả nhiên, khi chạy đến khúc quanh, gặp mấy tảng đá nằm ngổn ngang giữa đường, hai chiếc xe đều bấm c̣i ầm ĩ, rồi chạy chậm hẳn lại, đủ cho tôi bám vô chiếc xe sau, nhảy lên xe an toàn.

    Ngồi trên xe, tôi thở một hơi dài khoan khoái. Từ phía sau, tôi ghé mắt nh́n quá ô kiếng nhỏ của buồng lái, thấy chỉ có một người tài xế, mặc chiếc áo cộc tay. Tôi yên tâm phỏng đoán, xe này sẽ chạy theo quốc lộ 1A tới Bắc Giang, hoặc ít nhất cũng phải tới Kép là khu vực công nghiệp lớn trong vùng.

    Từ Kép, tôi sẽ đi bộ tiếp tới Bắc Giang không bao xa. Như vậy nếu mọi chuyện tốt đẹp, chỉ nội tối mai, tôi sẽ có mặt tại Hà Nội. Chỉ có điều khi xe chạy tôi phải luôn luôn chú ư theo dơi đường xá, để bất cứ lúc nào, nếu xe quẹo vô rừng bất tử, tôi phải biết ngay để t́m cách nhảy khỏi xe. Tuy trong bụng nghĩ vậy, nhưng v́ quá mệt mỏi, trời lại tối, nên ngồi trong xe được một lúc, chẳng may tôi ngủ thiếp đi lúc nào không hay….

    Đang ngủ mê man trên sàn xe, bỗng nhiên tôi giật ḿnh v́ những tiếng đập rầm rầm ngay sát bên tai. Vừa mới kịp mở mắt, tôi đă thấy mấy ánh đèn bấm loang loáng chiếu thẳng vào mặt. Hoảng hốt, tôi vội dơ tay che mặt th́ một bàn tay cứng, nháp, rất khỏe và thô bạo chộp lấy bàn tay tôi, rồi kéo mạnh, khiến cả người tôi không tự chủ, bỗng đứng bật dậy, hai chân tôi loạng choạng, trong khi cả người tôi chúi về phía trước.

    Sức kéo của người đàn ông rất mạnh, nên cả bả vai lẫn khuỷu tay của tôi bỗng đau buốt rồi tê đi. Giữa lúc tôi c̣n đang lao đao, đứng chưa vững, th́ bàn tay của người kia khẽ xoay nửa ṿng, khiến cánh tay tôi bị vặn trái như vỏ đỗ, và cả thân thể tôi cũng bị vặn theo.

    Tôi chỉ kịp kêu lên một tiếng đau đớn, th́ đă thấy cả hai cánh tay của ḿnh bị bẻ quẹo ra sau lưng, và bị khoá chặt trong hai bàn tay cứng như thép nguội. Dưới sức gh́ của gă đàn ông, người tôi gập lại v́ đau đớn… Trong ánh đèn bấm, tôi loáng thoáng thấy có mấy người đứng trên sàn xe. Có tiếng quát lơ lớ giọng Nghệ An:

    - Mày là ai?

    Tiếng quát chưa dứt, tôi đă quặn người v́ một quả đấm móc xoáy ngay vô bụng.

    Tiếng quá thứ hai:

    - Ai cho mày lên xe?

    Tiếng quát chưa dứt, lại một quá đấm xoáy thứ hai. Tôi đau nghẹn cả họng. Một luồng hơi lạnh buốt xông lên tận óc. Tôi đă từng bị đ̣n thù nhiều lần, nhưng quả thật chưa bao giờ tôi bị người khác đấm vào bụng mà lại đau khủng khiếp đến như vậy…

    Tiếng một người khác, có vẻ người Hải Pḥng, làu nhàu:

    - Hỏi “thằng chệt” chó chết này làm quái ǵ. Cứ đập chết mẹ nó đi, rồi vứt xác xuống hồ…

    Tiếp theo y giáng vào mặt tôi hai cái tát nảy lửa… Mắt tôi hoa lên, miệng mặn mặn. Giọng Hải Pḥng lại làu nhàu chửi:

    - Đ.M. mày! Mày vứt đá chặn đường ông để đi xe không vé, phải không?!

    Câu nói chưa dứt, y đă đấm vào bụng, vào ngực tôi bốn năm quả. Những trái đấm của y tuy không đau đớn và hiểm độc bằng quả đấm xoáy đầu tiên, nhưng cũng làm cho tôi nghẹn thở.

    Từ phía dưới xe, một người khác hét lên, giọng có vẻ chỉ huy:

    - Tụi bây đưa nó xuống đây!

    Nghe lệnh, tên có bàn tay thép liền kéo mạnh hai cánh tay, khiến cả người tôi rướn cong trong đau đớn. Cùng lúc, y co gị đạp mạnh vào lưng tôi, và buông hai bàn tay. Cả người tôi như chiếc diều đứt dây, bay khỏi xe, rớt xuống cỏ, lộn đi hai ṿng… Tất cả mọi chuyện, từ khi tôi bị gọi dậy, cho đến khi bị đá té lộn trên sân cỏ, nói th́ lâu, nhưng xảy ra trong chớp nhoáng. Thấy thái độ hung hăng, liều mạng, coi mạng người như ngoé của đám tài xế công nhân xe tải, tôi hoảng hốt nghĩ, chắc phen này tôi sẽ bị họ đánh chết. Nghĩ vậy, nên tôi cố gượng đứng dậy, tính chạy trốn, nhưng cả sống lưng nhức buốt, và cặp gị th́ tê cứng… nên tôi lại té rụi xuống mặt đất.

    Ngay lúc đó, tôi nghe tiếng người nhảy huỳnh huỵnh từ trên xe xuống đất, kèm theo tiếng la hét, reo ḥ đ̣i đánh tôi chết. Tôi vội lật ngửa người, nh́n lại, th́ thấy trong ánh đèn bấm loang loáng, ba bốn bóng người lố nhố lao tới, trong đó có cả người cầm gậy… Tôi nhắm mắt tuyệt vọng, vội vàng dùng hai tay ôm kín lấy đầu, chờ trận đ̣n khủng khiếp giáng xuống người…


    C̣n tiếp....

  8. #158
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Giữa lúc tôi đang hoảng hốt, tuyệt vọng, hay tay ôm đầu, hai chân co lại để che bụng, ngực, và cả người cong như con tôm, gồng ḿnh chuẩn bị chịu đ̣n, th́ bỗng từ trên xe, có người la thật to:

    - Ê, dừng tay! Đừng đánh nó nữa! Nó không phải chệt đâu!

    Tiếng người khác hỏi lại:

    - Sao mày biết nó không phải chệt?

    Rồi có tiếng người khác hét lên:

    - Tao bảo đảm nó là chệt đó mà. Cứ đập chết nó rồi quẳng xuống hồ cho cá ăn là xong.

    Một giọng khác, nói có vẻ chỉ huy:

    - Khoan. Tụi bây làm ǵ mà vội vậy. Nó có chạy mất đâu mà lo


    Có tiếng chân người nhảy từ trên xe xuống. Lúc này tôi mới hé mắt nh́n. Trong ánh đèn bấm loang loáng và ánh đèn điện vàng vọt từ cổng trại, tôi thấy mấy tên đang đứng vây quanh tôi, dáng điệu hung dữ, nhưng tất cả đều quay đầu về phía người từ trên xe nhảy xuống.

    Lúc đó, cả người tôi đau tê tái, nhưng qua ánh đèn, tôi vẫn nh́n thấy tên đó cầm trên tay cuốn sách Ngục Trung Nhật Kư và tấm h́nh Hồ Chí Minh. Tên đó cầm cuốn sách trao cho tên cao to đeo xà cột đứng giữa và nói:

    - Báo cáo thủ trưởng, em thấy anh này mang theo cuốn Ngục Trung Nhật Kư của Bác th́ anh ta không thể nào là người Hoa được.

    Tên “thủ trưởng” cầm cuốn sách coi phía trước, lật phía sau, hỏi giọng hoài nghi:

    - Mày có chắc cuốn sách này của y không?

    - Th́ xe của em xưa nay chỉ chở gỗ, có bao giờ chở sách đâu, thưa thủ trưởng.

    Tên “thủ trưởng” chỉ tay vào bức h́nh cuộn tṛn trong tay tên tài xế rồi hất cằm hỏi:

    - C̣n cái đó là cái ǵ? Mở ra coi…

    Tên tài xế vâng lời, tháo dây, mở tấm h́nh… Nh́n tấm h́nh, thấy đó là h́nh Hồ Chí Minh, tên thủ trưởng vội quay ra quát:

    - Đ.M. chúng bây, đánh đấm ǵ mà chẳng hỏi người ta một tiếng. Cứ nhắm mắt mà đánh thôi…

    Dứt lời, tên “thủ trưởng” bước tới chỗ tôi nằm, thân mật cúi xuống nâng tôi đứng dậy và nói:

    - Đồng chí tha lỗi cho tụi nó, v́ chúng nó cứ tưởng đồng chí là điệp vụ Trung cộng trá h́nh.

    Rồi một tay vỗ vỗ vai tôi, một tay nắm lấy tay tôi lắc lắc, tên “thủ trưởng” hỏi giọng ngạc nhiên:

    - Mà sao đồng chí không nói ngay từ đầu, để cho hai bên khỏi hiểu lầm?

    Tôi méo miệng, đau đớn:

    - Th́ các đồng chí đâu có hỏi nếp tẻ ǵ. Tự dưng tôi đang ngủ là xúm vô đánh tôi liên tục, có hở lúc nào đâu mà tôi nói…

    Tên “thủ trưởng” cười xuề xoà:

    - Thôi thôi, đồng chí thông cảm bỏ qua đi nghe. Bây giờ là lúc chúng ta cần phải đoàn kết trên dưới một ḷng để đối phó với tụi Trung cộng bá quyền…


    C̣n tiếp...

  9. #159
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Tôi mỉm cười chua chát:

    - Dù sao trước khi ra tay hành động, các đồng chí cũng phải hỏi han cho ra đầu ra đuôi…

    Tên “thủ trưởng” thấp giọng:

    - Nói thiệt với đồng chí, tháng trước chúng tôi bị tụi Trung cộng chơi một vố đau điếng. Hai chiếc xe bị đốt, một đồng chí tài xế bị chết thiêu, để lại vợ goá, con côi ba đứa. V́ vậy, tối nay khi xe về đến doanh trại, thấy đồng chí nằm ngủ trên xe là anh em cứ ngỡ là gián điệp Trung cộng đột nhập… liền vội vàng ra tay xử lư tại chỗ…

    Thôi thôi, những chuyện đáng tiếc đă qua th́ ḿnh cho qua luôn đi. Bây giờ mời đồng chí vô trong doanh trại tụi tôi làm tô cháo gà rồi anh em ḿnh nói chuyện…

    Tôi cố nén tiếng thở phào nhẹ nhơm. Vậy là tôi thoát chết trong đường tơ kẽ tóc. Cuộc đời quả thật có nhiều chuyện may rủi không thể nào lường trước được. Thôi th́ tôi chỉ biết một ḷng một dạ thành tâm cầu nguyện với Thượng đế, với Thầy và chị Phúc; và tôi sẽ cố gắng làm hết sức ḿnh mà thôi.

    Thầy tôi mất lúc đó đă được hơn 4 năm. Tôi tin tưởng, Thầy tôi luôn luôn phù hộ cho tôi. C̣n chị Phúc mất khi chị mới có 4 tuổi, tôi mới được 2 tuổi. Nhiều người thân của tôi vẫn nói chị Phúc của tôi mất khi c̣n bé như vậy nên rất thiêng.

    Những khi giỗ chạp, đốt hương trên mộ của chị, bao giờ cây nhang cũng cháy đỏ lừ dù trời thật lặng gió. Đă vậy, lần nào đốt nhang cũng có bướm trắng rất to xuất hiện, bay chập chờn trước mộ.

    Suốt thời gian mười mấy năm trời, kể từ khi biết nghĩ cho đến khi tôi phải lên đường đi bộ đội, năm nào Tết đến, dù lạnh lẽo, mưa phùn gió bấc đến thế nào đi nữa, tôi cũng lẽo đẽo theo Thầy về quê thăm mộ.

    Trong khi mộ Tổ bên nội cũng như bên ngoại và mộ Bà nội đều quây quần ở một chỗ cao ráo, được xây cất bề thế, đàng hoàng, th́ không hiểu sao mộ chị Phúc của tôi lại cô đơn, lạnh lẽo ở măi gần đền Xăng Ti, cách xa mộ Tổ tới 300 thước.

    V́ thế, lần nào đến thăm mộ chị Phúc, Thầy cũng bảo tôi đi kiếm gạch, đá, đất để đắp lại mộ cho chị. Và lần nào cũng vậy, khi đọc kinh cầu nguyện trước mộ chị Phúc xong, Thầy tôi cũng kể lại câu chuyện, mỗi khi chị Phúc uống thuốc khóc thảm thiết là tôi cũng khóc gào theo, nhất định không chịu để người lớn cho chị uống thuốc…

    Sau này, trải qua nhiều hiểm nguy trong cuộc đời, hay mỗi khi nghe người khác nói tôi được quư nhân phù hộ, chẳng hiểu sao bao giờ tôi cũng nghĩ tới chị Phúc của tôi!… V́ tôi chẳng hề biết mặt chị Phúc, nên mỗi khi nghĩ tới chị, trong óc tôi luôn luôn hiện lên h́nh ảnh một người con gái, mờ mờ ảo ảo, trong tà áo trắng tinh khiết và mái tóc đen dài buông xoă… Chỉ có vậy thôi!…

    Trời lúc đó tuy tối, nhưng nhờ ánh đèn điện vàng vọt chung quanh trại tôi cũng thấy được hai chữ “Quyết Thắng” ở ngay trên cổng. Doanh trại là ba dẫy lán tập thể song song, dài khoảng hai chục thước, dẫy nọ cách dẫy kia khoảng mười thước. Tất cả đều giống nhau, làm bằng gỗ, vách nứa, mái lợp tranh, nền bằng đất nện lồi lơm. Hai đầu của doanh trại đều có băi đậu xe, với khoảng vài chục chiếc đủ loại.

    Bước vào dẫy lán ở giữa, tôi thấy có chiếc bàn gỗ sơ sài nhưng chắc chắn chạy dài cùng với hai hàng ghế làm bằng thân tre ghép chạy dọc hai bên. Trên bàn là nồi cháo thiệt to, bốc khói nghi ngút. Tên “thủ trưởng” cầm cuốn Ngục Trung Nhật Kư và bức h́nh Hồ Chí Minh đă cuộn lại, trịnh trọng đặt trước mặt tôi, rồi đích thân múc cháo ra chiếc bát sắt sơn xanh màu lá cây, trao cho tôi.

    Trong lúc ăn, tên “thủ trưởng” cũng hỏi tên tuổi của tôi, làm ǵ, đi đâu, tại sao lại liều mạng nhảy xe quá giang… Với tất cả những tin tức tôi đă thâu lượm về các đơn vị thanh niên xung phong hiện đang đóng tại quận Cao Lộc, Lạng Sơn, tôi trả lời trôi chảy những câu hỏi của y.

    Qua thái độ thân thiện của tên “thủ trưởng”, tôi hiểu y hỏi cho qua chuyện, chứ y không hề mảy may nghi ngờ ǵ tôi. Tôi không ngờ cuốn Ngục Trung Nhật Kư và bức h́nh Hồ Chí Minh trong tay tôi lại có thể có giá trị to lớn xua tan mọi nghi ngờ của y đến như vậy.

    Cũng nhờ kinh nghiệm quư báu này mà sau đó, trên đường từ Hải Pḥng đi Móng Cái, tôi tiếp tục dùng cuốn Ngục Trung Nhật Kư và bức h́nh Hồ Chí Minh để vượt qua nhiều trạm gác nguy hiểm của cộng sản. Thậm chí ngay cả khi thị trấn Móng Cái đă nằm trong t́nh trạng quân quản, trên mọi đường phố, các cửa tiệm của thị trấn đều kín đặc bộ đội các binh chủng, tôi vẫn lọt vô thị trấn một cách dễ dàng, đàng hoàng ngồi ăn ngay tại tiệm ăn của thị trấn, mà không một ai tra vấn giấy tờ.

    Lư do là trên bàn ăn, tôi đă để sẵn cuốn Ngục Trung Nhật Kư và tấm h́nh Hồ Chí Minh!

    Ngay tối hôm đó, sau khi ăn cháo gà xong, mặc dù bả vai bên phải của tôi c̣n bị nhức buốt, tôi vẫn xin quá giang xe của đơn vị vận tải Quyết Thắng đi Bắc Giang. Khi chia tay, tên “thủ trưởng” c̣n dúi vào tay tôi gói thuốc lá và mấy viên kẹo dừa. Cả hai đều mang nhăn hiệu Trung quốc!

    Người tài xế lái xe đi Bắc Giang là một thanh niên tuổi mới ngoài 20, tên là Hải. Tuổi tôi lúc đó cũng chỉ 26, nhưng không hiểu sao Hải cứ gọi tôi là chú, xưng con ngọt xớt. Tôi cũng không mất th́ giờ cải chính. Hải người Hải Pḥng, nhưng nói năng lễ phép, cử chỉ rụt rè, khác hẳn phần đông những tài xế gốc Hải Pḥng thường ngang tàng, coi trời bằng vung, mở miệng là chửi thề.

    Trên chặng đường từ Đông Sơn đến Bắc Giang, Hải kể cho tôi nghe những câu chuyện kinh tâm động phách của công ty lái xe Quyết Thắng. Th́ ra ngay cạnh doanh trại của công ty có một cái hồ rất lớn. Ở đó, trong mấy tháng gần đây, các tài xế của công ty Quyết Thắng đă đánh chết rồi vứt xác xuống hồ rất nhiều người Hoa đi buôn lậu, khi họ đi quá giang xe của công ty.

    Tôi không biết chuyện của Hải đúng sai đến mức độ nào, nhưng quả thật tôi đă rùng ḿnh khi nhớ lại lúc tôi bị đánh, đă có người hô to, đập tôi chết rồi vứt xác xuống hồ cho cá ăn! Nếu tôi không khôn ngoan mua cuốn Ngục Trung Nhật Kư và bức h́nh Hồ Chí Minh, có lẽ giờ này, tôi đă ch́m sâu dưới hồ làm mồi cho cá…

    Gia đ́nh Hải cũng là cả một bi kịch, nạn nhân của chế độ cộng sản. Bố Hải trước 1954, đi lính cho Pháp. Đến khi Pháp và Việt Minh kư hiệp đ́nh Geneva, cả gia đ́nh đă định di cư vào Nam, nhưng v́ bố Hải lo đi bán ngôi nhà ở Hà Nội, nên cả nhà bị kẹt lại.

    Sau đó, bố Hải bị đi cải tạo ở vùng rừng thiêng nước độc rồi bị chết v́ sốt rét. Mẹ Hải là giáo viên dậy toán nên được chế độ cộng sản dùng một thời gian với đồng lương “thu dung”, sau đó bị sa thải. Em trai của Hải là Pḥng mới 16 tuổi, đă bị chết v́ đắp ụ pháo cao xạ chống máy bay Mỹ năm 1967. Hải là người con trai duy nhất c̣n lại nên được miễn “nghĩa vụ quân sự” không phải đi xâm lăng Miền Nam.

    Đến gần đây, trước nguy cơ bị Trung cộng bá quyền xâm lăng, công ty của Hải bị nhà nước trưng dụng thành lực lượng giao thông vận tải bán quân sự, nên phải chuyển từ Hải Pḥng đến Lạng Sơn.


    C̣n tiếp...

  10. #160
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Xe chạy suốt đêm cho đến sáng hôm sau, tôi đến được thị xă Bắc Giang. Sau khi chia tay Hải, tôi hỏi thăm đường đến ga xe lửa, và chờ đến trưa hôm đó, tôi đáp chuyến tàu chợ về Hà Nội.

    Xuống ga Hàng Cỏ, tôi định về nhà Mẹ, nhưng không hiểu sao, tôi thấy trong người nôn nóng bồn chồn lạ lùng. Tôi linh cảm có chuyện ǵ đó chẳng hay sắp xảy ra cho tôi. Cảm giác kỳ lạ này đă xảy ra với tôi vài lần, và lần nào cũng đúng, nên suy nghĩ một hồi, chẳng hiểu sao tôi quyết định đi bộ đến nhà “lăo Z” để hỏi xin địa chỉ người quen của lăo ở Hải Pḥng.

    Để có thể quan sát từ xa nơi định đến có an toàn không, bao giờ tôi cũng có thói quen đi ở bên dẫy phố đối diện. Nhờ vậy hôm đó thật may mắn, khi cách nhà “lăo Z” khoảng hơn 100 thước, tôi đă thấy một đám đông công an áo vàng và bộ đội tụ tập trước nhà lăo…

    Cặp cuốn sách Ngục Trung Nhật Kư trong nách, tay cầm bức h́nh Hồ Chí Minh, tôi cố giữ vẻ mặt thản nhiên đi qua nhà “lăo Z” ở phía bên này đường. Qua được khoảng 200 thước, tôi t́m cách băng qua đường, để có thể đứng lại nh́n về phía nhà “lăo Z” theo dơi động tĩnh.

    Sau vài phút, tôi thấy từ trong nhà lăo một toán công an đi ra, cùng với hai bố con “lăo Z” và một thiếu phụ. Cả ba đều bị c̣ng tay và bị bịt mắt. Tất cả đều bị giải lên xe bít bùng.

    Không đầy 5 phút sau, xe tù chuyển bánh. Đám công an lên xe máy hai bánh hoặc ba bánh. Riêng đám bộ đội th́ nhảy lên một xe tải quân sự có hai hàng ghế ở hai bên. C̣n lại hai tên công an khác lặng lẽ đi vào trong nhà “lăo Z” đóng kín cửa lại.

    Tôi đoán ngay, hai tên công an đó ở lại với mục đích âm thầm theo dơi và thộp cổ tất cả những ai đến thăm “lăo Z” sau đó. Thấy vậy tôi sợ rợn cả người. Nếu tôi không t́nh cờ trở lại nhà “lăo Z” đúng giờ phút đó, làm sao tôi nh́n thấy tận mắt cuộc bắt giữ hai bố con “lăo Z”? Và nếu tôi trở lại gơ cửa nhà “lăo Z” dù bất cứ lúc nào sau khi “lăo Z” bị bắt, chắc chắn tôi cũng sẽ bị công an tóm cổ.

    Bây giờ nghĩ lại tôi mới thấy cải rủi ro bị đám tài xế của công ty Quyết Thắng hành hung, rồi được tha, được đi quá giang xe đến Bắc Giang,… là cả một loạt những diễn tiến trong cái rủi có cái may, để cuối cùng, cái may mắn lớn nhất của tôi là thoát khỏi c̣ng sắt của công an đang chờ sẵn ở nhà “lăo Z”.

    Lững thững bước trở lại ga Hàng Cỏ, tôi quyết định, ghé thăm Mẹ vài tiếng đồng hồ rồi lên đường đi Hải Pḥng ngay đêm hôm đó. Lúc ấy, tôi cảm thấy chung quanh tôi những nguy hiểm đang bủa vây, móng vuốt của kẻ thù đang ŕnh rập, và nếu tôi lần khân ở lại Hà Nội thêm một hai ngày, chắc chắn tôi sẽ bị bắt.

    Rất tiếc, tối hôm đó Mẹ tôi không có ở nhà. Căn nhà trong ngơ hẻm vẫn âm u. Ánh đèn điện vàng vọt từ ngọn đèn đường không đủ xua tan bóng đêm và những mảng tối đen thẫm của những toà nhà cao to chung quanh.

    Đẩy chiếc cổng gỗ, tôi bước vào trong sân, rồi tần ngần đứng trước cửa. Tḥ tay lên chiếc hộc quen thuộc, tôi vẫn thấy chiếc ch́a khoá cửa Mẹ tôi giấu trên đó. Cầm chiếc ch́a khoá trên tay lúc ấy, tôi rất muốn mở cửa, bước vô nhà nằm ngủ một giấc trên chiếc giường của Mẹ, để rồi giật ḿnh xúc động khi được Mẹ tôi về nhà đánh thức dậy…

    Nhưng tôi hiểu, đằng sau mọi sự bịn rịn v́ hạnh phúc luôn tiềm ẩn những nguy cơ. Nhất là trong hoàn cảnh của tôi lúc đó, dù có được hạnh phúc gặp lại Mẹ trong chốc lát th́ rồi khi chia tay, tôi cũng chỉ mang lại cho Mẹ những khổ đau của biệt ly mà thôi…

    Nghĩ ngợi một hồi, cuối cùng tôi thở dài đau đớn, bỏ lại chiếc ch́a khoá vô hộc, rồi bước ra vườn. Tôi muốn t́m một bông hoa, nhưng không thấy nên tôi ngắt một cành lá chỗ gần ngọn không biết là của cây ǵ, đem nhét vào dưới khe cửa. Tôi hy vọng, khi trở về nh́n thấy cành lá, Mẹ tôi sẽ đoán biết, tôi đă trở lại thăm Mẹ!…

    Xong xuôi, tôi áp má vào cánh cửa, nói mấy lời th́ thầm, tạm biệt Mẹ, mà nghe ḷng rưng rưng, đớn đau, và nước mắt lă chă rơi, mặn đắng trong miệng của tôi…


    C̣n tiếp...

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 16-05-2012, 04:42 PM
  2. Replies: 0
    Last Post: 04-04-2012, 06:55 AM
  3. Nữ cận vệ đồng trinh của Gaddafi
    By Vinh Phan in forum Thế Giới Đó Đây
    Replies: 0
    Last Post: 28-05-2011, 05:18 AM
  4. Một Chữ T́nh - Hồ Biểu Chánh
    By Camlydalat in forum Thơ Văn Sưu Tầm
    Replies: 0
    Last Post: 16-12-2010, 01:52 PM
  5. Replies: 0
    Last Post: 07-09-2010, 07:42 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •