Song Ngọc trong Nam đă thế, nói ǵ đến những tài hoa miền Bắc. Nhiếp ảnh gia Nguyễn Cao Đàm nổi tiếng với nghệ thuật đen trắng "Ảnh đen trắng chụp cành tre cũng có màu xanh". Ảnh đen trắng khêu gợi được chiều sâu thẳm của cảnh và t́nh, dù người nghệ sĩ đă khuất rồi. Bức ảnh Hồ Gươm, vạt nắng soi thân cây gân guốc in trên mặt nước dịu dàng. Ngàn năm rồi mặt hồ chứng kiến bao mùa xuân mùa thu Hà Nội, đă chịu bao ngọn roi phũ phàng của lịch sử? Năm mươi năm nữa liệu có c̣n Hồ Gươm c̣n Tháp Bút c̣n tháp vua Lê? Một đêm xuân năo nề chín năm sau 1954, thi sĩ Vũ Hoàng Chương đă biên vào tấm ảnh:
Chín giao thừa tám năm dư
Cành mai trắng mộng đêm trừ tịch xuông
Ḷng sung như ḷng vả, ḷng vả tựa ḷng sung, nỗi nhớ nhà không phải riêng ai. Hóa nên những tấm tài tử đa t́nh ngồi giữa ḷng quê mà vẫn thổn thức tiếc quê hương.
Với một đứa bé, cầu Gia Lâm dẫn đến sân bay quả là một con ngáo ộp. Đầu này nuốt chửng hàng chục cáí xe đầu kia nhả ra hàng trăm đôi mắt mếu máo tràn nước mắt. Ngồi lọt trong ḷng mẹ, cố nhoài người nh́n những thanh sắt đen ś thoăn thoắt giật lùi. Mẹ khẽ nói: "Thế là ḿnh đi thật rồi". Về sau này mới hiểu cảm giác "đi thật hay chưa" là một tiếng than dài từ nỗi đau tím bầm gan ruột.
Vào đến trong Nam, bà nội vẫn luôn nhắc về miền Bắc. Phủ Lư, Tháí Nguyên, Nho Quan, Ninh B́nh, cốm ṿng, cháo sườn, ốc bung, chè nụ... Một hôm bà bảo mẹ "Khéo không năm nay giời rét hơn cái năm ḿnh mới vào Nam ấy nhỉ". Thật ngạc nhiên, một bà cụ răng đen áo cánh trắng quần thâm không biết chữ, lại có cùng ảo tưởng như thi sĩ Nguyễn Bính:
Ḿnh đi trăm núi ngh́n sông
Ngờ đâu mang cả lạnh lùng sang Nam
Chẳng riêng ǵ bà hay thi sĩ Nguyễn Bính, mà c̣n biết bao cụ ông cụ bà "Bắc kỳ di cư 54" không bao giờ ngờ rằng trong tay nải mang theo có cả nỗi oan khiên khiến thời tiết cũng nghiến răng thay đổi. Không giống như nhân vật tiểu thuyết được nhào nặn, các cụ đă tự ḿnh lựa chọn một chuyến phiêu lưu gian khổ với đầy đủ trách nhiệm trong vô thức. Cuộc di cư ấy tưởng chỉ là chia ly sinh tử của gần chín trăm ngàn người (2) . Nhưng tích cực nh́n lại, là một nhịp cầu lịch sử nối liền sông Gianh với sông Bến Hải. Tiếp sức cho đồng bằng sông Hồng 2000 năm bền bỉ chống ngoại xâm. Nối Thăng Long cổ kính điêu tàn với Sài G̣n son trẻ bừng bừng sức sống. Nối 12 triệu người miền Bắc với 11 triệu người miền Nam và làm tiền đề cho bước di tản sau này: thổi một làn hơi sung măn vào nền văn minh nông nghiệp sau luỹ tre làng. Ngày rời miền Bắc, các cụ không bao giờ nghĩ ḿnh sẽ là ǵ. Ấy thế, các cụ đă làm nên lịch sử, đă là chứng nhân cho một khoảnh khắc kỳ lạ của cả hai miền Nam - Bắc.
Thế hệ "Bắc kỳ di cư 54" đă làm xong bổn phận. Đă liều bước tử sinh, d́u dắt cháu con xuyên cơn băo táp. Những đôi vai lảo đảo bồng bế trẻ thơ và cơng trên lưng cả nỗi đau chạy trốn trên chính đất nước ḿnh, trao những đứa bé ấy vào đôi tay rộng mở của một miền Nam hồn nhiên và nhân hậu. Có bao giờ những người như bà nội bố mẹ có một phút nào tạm dừng bước, thở một hơi dài trước khi bắt đầu một cuộc sinh tồn? Trong 21 năm, từ 1954 đến 1975, ở miền Nam mưa nắng hai mùa, dù hạnh phúc hay khổ đau, bất hạnh hay may mắn, những mảnh đời phiêu bạt ấy đă cố gắng hết sức ḿnh chu toàn cho cả gia đ́nh và đất nước.
Chinh chiến đă tàn, Việt kiều vượt biển vượt sông. Việt cộng thắng Tây đánh cho Mỹ cút đánh cho ngụy nhào. Nguỵ nhào nhưng vẫn tức tủi gửi bạc tỉ về rốt cuộc được đổi tên "khúc ruột xa ngàn dặm". Gía mà mang khúc ruột ấy ra nấu cháo ḷng? Liệu chữ "Việt" ấy có đủ lấp nổi ḍng Bến Hải li ti ở trong tâm mỗi người tự nhận là người Việt? Có khi một hai trăm năm nữa trôi qua, nếu chưa mất nước, th́ giấc mơ ấy là điều duy nhất người Việt ḿnh có được.
Cứ mơ! Miễn là đừng mơ hơn điều chúng ta làm.
http://www.aihuuluatkhoa.com/yahoo_s...I.20892002.pdf
Bookmarks