Page 18 of 23 FirstFirst ... 8141516171819202122 ... LastLast
Results 171 to 180 of 229

Thread: Mật Thư Tội Ác của Chủ Nghĩa Cộng-Sản _Tác giả: Stéphane Courtois et al.

  1. #171
    Member
    Join Date
    01-12-2010
    Location
    Sunshine state, USA
    Posts
    767
    .
    Trong suốt các tuần lễ dàn cảnh này, viên Tướng Serov của sở An Ninh Nội Chính đă bắt giam từ 15.000 đến 20.000 người với cái tội chống đối chính quyền. Riêng tại nước Lettonie có 1480 người bị bắt và bị hành quyết vào đầu năm 1940. Quốc hội của các quốc gia này được thành h́nh từ các cuộc bầu cử bịp bợm do Cộng sản chủ mưu đă đồng thanh xin gia nhập vào Liên Bang Xô Viết. Dĩ nhiên Xô Viết hoan hô việc xin gia nhập. Vào đầu tháng 8, chính quyền Cộng Sản chính thức tuyên bố ba nước trở thành thành viên của Liên Bang.

    Trên tờ Sự Thật số ra ngày 8 tháng 8, một bài b́nh luận viết: '' Hào quang của Bản Hiến Pháp của Staline đă tỏa ra các tia sáng phúc lợi lên các lănh thổ của những công dân mới .'' . Từ đó dân tộc của ba nước này lâm vào cảnh tù tội, lưu đày và hành quyết.

    Tài liệu trong các văn khố c̣n lưu lại các chi tiết về diễn tiến của chiến dịch lớn nhằm lưu đày dân của ba nước bị coi là phản động ở các vùng phía tây Ukraine, Biélorussie và Moldavie. Chiến dịch lùng bắt phát động vào đêm 13 và 14 tháng 6 năm 1941 dưới quyền chỉ huy của Tướng Serov. Kế hoạch truy lùng do Béria phát họa từ ngày 16 tháng 5 năm 1941 và gởi về cho Staline với mục đích là quét sạch các phần tử chống Xô Viết và sát nhập ba nước này vào Liên Bang Xô Viết.

    Trong tháng 6 năm 1941 Có 85.716 người bị bắt lưu đày trong đó có 25.711 người thuộc dân của ba nước Lettonie, Lituanie và Estonie.
    Trong bản phúc tŕnh đề ngày 17 tháng 7 năm 1941, phụ tá của Béria, ông Merkoulov viết: '' Trong đêm 13 rạng 14 tháng 6 năm 1941 có 11.038 thân nhân của các gia đ́nh bị ghép vào loại Tư Sản; 3240 thân nhân của các cảnh sát công an; 7124 thân nhân của các điền chủ, kỹ nghệ gia, công chức; 1649 thân nhân sĩ quan; 2907 người thuộc thành phần khác. ..''.

    Theo như bản văn này, chủ gia đ́nh bị bắt trước và bị hành quyết tại chỗ.

  2. #172
    Member
    Join Date
    01-12-2010
    Location
    Sunshine state, USA
    Posts
    767
    .
    Mỗi một gia đ́nh chỉ được phép mang theo 100 kí lô hành lư và lương thực đủ ăn trong một tháng. Cơ quan an ninh nội chính không cung cấp thực phẩm trong lúc di chuyển. Đến cuối tháng 7, các đoàn xe chở tù nhân mới đến nơi chỉ định. Phần lớn đến tỉnh Novossibirsk trong vùng Kazakhstan. Một số khác măi đến tháng 9 mới tới được vùng Altai. Có biết bao nhiêu người bị chết trên đoạn đường di chuyển suốt từ 6 đến 9 tuần lễ. Cứ 50 người cùng với lương thực và hành lư mang theo, bị dồn vào một toa xe lửa chật chội vốn dùng để chở súc vật.

    Một kế hoạch khác do Béria sẽ đưa ra thi hành trong đêm 27 rạng 28 tháng 6 năm 1941. Nhưng kế hoạch không thực hiện được v́ Quân Đức Quốc Xă đă mở chiến dịch Barbarossa tấn công vào lănh thổ của Liên Bang Xô Viết. V́ thế kế hoạch càng quét của Hồng Quân phải dời lại vài ba năm sau.

    Một vài ngày, sau khi Hồng Quân tiến chiếm ba quốc gia trên, Chính quyền Xô Viết gởi tối hậu thư cho chính quyền nước Roumania phải trả lại các phần đất của Bessarabie. V́ theo hiệp ước bất tương xâm Nga - Đức kư vào ngày 23 tháng 8 năm 1938, vùng này thuộc chủ quyền của Nga như trước năm 1918.

    Ngoài phần đất này, chính quyền Xô Viết c̣n đ̣i thêm phần đất phía Bắc tỉnh Bukovine. Phần đất này chưa bao giờ thuộc chủ quyền của Nga. V́ thấy Đức bỏ rơi, chính quyền nước Roumania đành phải chấp thuận các điều kiện trong tối hậu thư. V́ thế hai vùng, một phần Bukovine và một phần Bessarabie trở thành vùng đất của Liêng Bang Xô Viết. Một phần c̣n lại của Bessarabie tuyên bố thành lập Cộng Ḥa Moldovie vào ngày 2 tháng 8 năm 1940. Trong cùng ngày này, viên phụ tá của Béria là Koboulov đă ra lịnh lưu đày 31.699 người đang sống trong vùng Cộng Hoà Moldovia, bị coi là thành phần chống phá cách mạng. Một số khác, 12.191 người đang sống trong vùng Bessarabie của Roumania nay trực thuộc Cộng Ḥa Ukraine cũng bị đi tù. Với kỹ thuật thành lập sổ đen cố hữu, chỉ trong ṿng vài tháng, con số dân bị bắt lưu đày lên rất cao.

    Ngày 1 tháng 8 năm 1941, Bộ Trưởng Ngoại Giao Molotov đă hớn hở đệ tŕnh trước chính quyền Liêng Bang thành quả của hiệp ước bất tương xâm với Đức Quốc Xă: '' Trong ṿng một năm, Liêng Bang Xô Viết đă thu nhập thêm 23 triệu người.''

  3. #173
    Member
    Join Date
    01-12-2010
    Location
    Sunshine state, USA
    Posts
    767
    .
    Nhưng năm 1940 cũng là khởi điểm của một tiền đề khác. Trong năm này, con số tù bị bắt giam trong các trại tù Goulag ở Liên Xô đă lên đời điểm cao nhất của nó.

    Ngày 1 tháng 1 năm 1940, con số tù ở các trại giam Goulag là 1.930.000 người, tức là có hơn 270.000 người so với năm trước. Con số tù bị bắt trên các vùng với sát nhập vào Liên Bang là 500.000 người. Và trong năm trước đó đă có 1.200.000 người đang lao động chung thân ở các vùng hẻo lánh. Trên lư thuyết, các trại tù trên khắp Liên Bang chỉ có thể chứa 234.000 tù nhân. Nhưng trên thực tế, nhà nước Cộng Sản bắt giam 462.000 người. Và cuối cùng, con số phạm nhân bị kết án đă tăng từ 70.000 lên đến 2.300.000 người.

    Con số người thương vong trong các cuộc trừng phạt này lên rất cao. Trong kư ức của những người nông dân và những công nhân th́ các sự kiện xảy ra năm 1940 vẫn c̣n ám ảnh họ. Như Nghị Quyết kư ngày 26 tháng 8 ấn định công nhân làm việc suốt 7 ngày trong một tuần và mỗi ngày 8 tiếng. Công nhân không được tự ư ngừng tay; mọi sự vắng măt phải có chứng minh; Đi trễ giờ làm việc sẽ bị trừng phạt nặng. Ai vi phạm sẽ bị phạt 6 tháng tù cải tạo lao động. Và bị phạt 25% số tiền lương tháng. Và nếu trọng phạm, sẽ bị nhốt biệt giam từ 2 đến 4 tháng.

    Ngày 10 tháng 8 năm 1940, nhà nước Cộng sản ban hành điều luật trừng phạt 3 năm tù đói với các thành phần du đảng. Thành phần phá hoại máy móc sản xuất ở các cơ xưởng và các tội ăn cắp vặt. Trong t́nh trạng sản xuất nghèo nàn và thô thiển của nền công nghệ Xô Viết thời bấy giờ, bất kỳ công nhân nào cũng có thể bị ghép vào một trong các tội trạng kể trên.

    Các đạo luật này được duy tŕ cho đến năm 1956. Trong ṿng 6 tháng đầu khi cho thi hành đạo luật, đă có trên 1 triệu rưỡi công nhân bị kết án. 400.000 người trong số này bị bắt bỏ tù. Con số tù này giải thích tại sao tổng số tù nhân gia tăng vào mùa Hè năm 1940. Con số tù du đảng 108.000 người trong năm 1939 đă tăng lên 200.000 vào năm 1940.

    Sau cuộc đại khủng bố trước đây, đây là các cuộc tấn công mới chưa từng xảy ra. Các cuộc tấn công này nhắm vào các thành phần dân chúng chống lại lịnh các biện pháp kỹ luật hà khắc trong các trại lao động tập thể. Theo báo cáo của cơ quan an ninh nội chính, những vụ chống lại '' đạo luật bất nhân'' là do các công nhân có tư tưởng không lành mạnh. Nó phát sinh trong những ngày đầu khi quân Đức tiến vào nước Nga.

    Công nhân thợ thuyền công khai chống đối các người gốc Do Thái và các đảng viên Cộng Sản. Họ c̣n tuyên truyền rằng, một khi Hitler chiến thắng th́ Hitler sẽ chính thức công bố là người Đức sẽ không truy tố ra toà án những ai đi làm trễ như Chính Quyền Cộng sản đă làm. Các vụ tuyên truyền này xảy ra trên các chuyến xe lửa trong khoảng thời gian từ 22 tháng 6 đến 1 tháng 9 năm 1940. Trong một bản phúc tŕnh của một Ủy viên quân quản, th́ đă có 2524 vụ vi phạm tuyên truyền. Trong số này họ đă đem xử bắn 204 người. Có 412 vụ chống phá cách mạng . 110 nhân viên hỏa xa có hành động chống phá bị kết án tử h́nh.

  4. #174
    Member
    Join Date
    01-12-2010
    Location
    Sunshine state, USA
    Posts
    767
    .
    Dưới khẩu hiệu '' Tự do tư tưởng'', một số tài liệu gần đây cho chúng ta thấy t́nh trạng rối loạn của nhân dân trong thành phố Mạc Tư Khoa trong những tháng đầu của cuộc tiến quân ào ạt của Đức Quốc Xă vào nước Nga từ mùa hè năm 1941.
    Dân Mạc Tư Khoa chia ra làm 3 thành phần. Các người yêu nước, các người không có tinh thần và những người chủ bại cầu mong cho Đức Quốc Xă thắng trận.

    Tháng 10 năm 1941 có nhiều vụ dân nổi dậy chống chính quyền Xô Viết tại tỉnh Ivanovo. Công nhân hăng dệt tháo gỡ máy móc chuyển sâu vào nội địa. Các hành động chủ bại đó đă nói lên t́nh trạng thất vọng của công nhân dưới chính sách lao động hung ác của chính quyền Cộng sản.

    Người dân Xô Viết lúc bây giờ bị coi là thứ dân. Nếu họ không bị tiêu diệt, th́ họ cũng sẽ trở thành những người nô lệ cho quân Đức Quốc Xă. Staline đă khéo léo tuyên truyền và kích thích ḷng tự ái dân tộc Nga, ca tụng tinh thần và giá trị của người Nga đứng lên chống quân Đức.

    Ngày 3 tháng 7 năm 1941, Staline cho phát đi trên đài phát thanh lời hiệu triệu :'' Cùng đồng bào, Tổ quốc đang lâm nguy ..'' Chính những lời này mà biết bao nhà chính khách Nga như Plekhanov, Lenine, Pouchkine, Tolstoi, Tchaikovski, Tchekov, Lermontov, Souvorov và Koutozov,..đă dùng để kêu gọi dân chúng đứng chung trong một trận Thánh Chíên và Trận Chiến Ái Quốc.

    Ngày 7 tháng 11 năm 1941 khi đi duyệt hàng quân t́nh nguyện trước khi ra trận tuyến, Staline đă yêu cầu họ nhất quyết chiến đău trong tinh thần chiến đấu vẻ vang của các bậc tiền nhân như Alexandre Nevski và Dimitri Donkoi. Một người đă ra tay cứu các vị hiệp sĩ gốc Đức hồi thế kỷ thứ 13 và vị anh hùng thứ hai đă giải thoát nước Nga ra khỏi gông cùm của quân Thát Đát vào hồi thế kỷ thứ 14.

  5. #175
    Member
    Join Date
    01-12-2010
    Location
    Sunshine state, USA
    Posts
    767

    Phần 1. Chương 12: MẶT TRÁI CỦA CUỘC CHIẾN THẮNG--

    .
    [ Trích lục các đạo luật của Chủ Tịch Đoàn Tối Cao Xô Viết ngày 28 tháng 8 năm 1941 về việc lưu đày tập thể những công dân Nga gốc Đức.]

    Theo các nguồn t́nh báo quân sự đáng tin cậy, đang có hàng chục ngàn người Nga gốc Đức hiện đang sống dọc theo con sông Volga làm gián điệp cho Đức. Những người này khi nhận ra dấu hiệu của Đức Quốc Xă sẽ tổ chức các cuộc phá hoại trong các khu vực mà họ đang sinh sống. Nhưng chẳng có ai chính thức khai báo với chính quyền Xô Viết sự hiện diện của nhóm người phá hoại này. Điều này chứng tỏ dân Nga gốc Đức đă nuôi dưỡng kẻ thù của nhân dân và của chính quyền Cộng Sản.

    Nếu quả thật có xảy ra các vụ phá hoại và các vụ làm gián điệp, trong các vùng họ đang định cư hay ở các vùng lân cận, th́ chính quyền Xô Viết sẽ thi hành biện pháp trừng trị áp dụng trong thời chiến. Từ đó, máu sẽ đổ, người sẽ chết.

    Để tránh t́nh trạng đổ máu xảy ra, Chủ Tịch Đoàn Tối Cao đă ra lịnh thuyên chuyển toàn thể cộng đồng người Nga gốc Đức đang sống dọc theo sông Volga di chuyển đến vùng khác. Nhà nước sẽ cung cấp các phương tiện căn bản sinh sống để họ tái lập nghiệp tại nơi định cư mới.

    Các vùng c̣n đất hoang như Novossibirk và Osmk thuộc lănh thổ Altai ở Kazakhstan và các vùng phụ thuộcsẽ là nơi định cư mới cho nhóm người này.

    Đă từ lâu trong lịch sử Xô Viết có nhiều tài liệu mật nói về các cuộc lưu đày các sắc dân mà chính quyền Cộng Sản cho rằng họ có tư tưởng và hành động sai lệch, làm gián điệp, cộng tác với đuân Đức trong thời gian xảy ra trận chiến tranh với Đức Quốc Xă.

    Măi cho đến thập niên 50, chính quyền Cộng Sản mới thừa nhận rằng những việc làm như vậy là hơi quá đáng. Và trong thập niên 60, một số quốc gia đă bị xoá tên v́ có hành vi hợp tác với Đức Quốc Xă, mới được thừa nhận trở lại. Và trên lư thuyết, kể từ năm 1972, những người bị lưu đày mới được quyền chọn nơi nào họ muốn đến định cư. Đến năm 1989 dân Tartare sinh sống ở bán đảo Crimeé mới được phục hồi quyền công dân của nước họ.



    (C̣n tiếp).......

  6. #176
    Member
    Join Date
    01-12-2010
    Location
    Sunshine state, USA
    Posts
    767
    .
    Vào giữa thập niên 60, vẫn c̣n nhiều điều bí mật về việc băi bỏ các thủ tục trừng phạt các sắc dân. Nhưng cho đến năm 1964 các đạo luật băi bỏ trừng phạt này vẫn chưa được ban hành. Phải đợi măi đến năm 1989, Hội Đồng Xô Viết Tối Cao mới nh́n nhận tính bất hợp pháp của các đạo luật do Staline về việc lưu đày tập thể các sắc dân.

    Dân Nga gốc Đức là sắc dân đầu tiên bị lưu đày khi quân Đức Quốc Xă tấn công vào lănh thổ của Nga. Theo cuộc kiểm tra dân số vào năm 1939, có 1.427.000 dân Nga gốc Đức bi lưu đày. Những người này là nhóm con cháu của những người Đức bị đưa đi khai hoang dưới thời Nữ Hoàng Nga Catherine II. Bà ta cũng là người Đức sinh trưởng ở vùng Hesse.

    Năm 1924, chính quyền Cộng Sản cho thành lập Cộng Ḥa Đức tự trị trong vùng sông Volga. Dân Đức ở vùng này chỉ khoảng chừng 370.000 người tức là độ chừng 1/4 tổng số dân Đức sống răi rác trên khắp nước Nga, từ Saratov, Stalingrad, Voronej, Moscou , Leningrad, Ukraine cho đến các vùng Bắc Caucase., vùng bán đảo Crimeé,..

    Vào ngày 28 tháng 8 năm 1941, Chủ Tịch Đoàn Xô Viết Tối Cao đă quyết định đưa toàn thể dân Đức thuộc Cộng Ḥa tự trị Volga , vùng Sartov và vùng Stalingrad đến định cư ở các vùng Kazakhstan và Sibérie.

    Trong khi Hồng Quân thua trận và đang rút vào nội địa, hằng ngày đă phải bỏ lại hàng chục ngàn binh sĩ tử thương, th́ Béria, chủ nhiệm An Ninh Nôi Chính ra lịnh cho Tướng Serov điều động 14.000 quân nhân vào công tác lưu đày dân Đức.

    Từ ngày 3 đến ngày 10 tháng 9 năm 1941 đă có 446.800 người Đức bị đi lưu đày trên 230 đoàn xe lửa. Mỗi đoàn xe có 50 toa. Trung b́nh mỗi đoàn tàu chở 2000 người. Các đoàn xe chạy nối tiếp nhau, rất chậm. V́ thế phải mất tờ 4 đến 8 tuần lễ, đoàn tàu mới đến được các vùng được chỉ định ở Osmk, Novossibirsk, vùng Barnoul phía Nam Sibérie, vùng Krasnoiarsk Đông Sibérie.

    Cũng giống như các cuộc lưu đày dân của ba nước vùng Baltique trước đây, lần này những người bi lưu đày cũng chỉ được phép mang theo một số vật dụng và thực phẩm đi đường trong ṿng một tháng.
    Bên cạnh các cuộc hành quân chính là cho đưa đi lưu đày, Hồng quân c̣n mở ra các cuộc hành quân phụ, tùy theo t́nh h́nh trên chiến trường.

  7. #177
    Member
    Join Date
    01-12-2010
    Location
    Sunshine state, USA
    Posts
    767
    .
    Ngày 29 tháng 8 năm 1941 các lănh tụ Xô Viết như Molotov,Malenkov và Jdanov đề nghị với Staline cho quét sạch thành phố Léningrad và vùng phụ cận. Trong khu vực này có 96.000 dân gốc Đức và Phần Lan.

    Ngày 30 tháng 8 năm 1941, quân Đức tiến đến bờ sông Neva, cắt đứt đường hỏa xa nối liền Léningrad và các phần c̣n lại của nước Nga. Thành phố Léningrad bị đe dọa từng ngày. Nhà cầm quyền không đưa ra một kế hoạch di tản dân thành phố hay dự trữ lương thực cho dân.
    Mặc dù t́nh h́nh căng thẳng như vậy, vào ngày 30 tháng 8 năm 1941, Béria cũng tiếp tục ra lịnh lưu đày 132.000 người dân Đức và Phần Lan ra khỏi thành phố Léningrad. 96.000 người di chuyển bằng xe lửa và 36.000 người theo đường biển. Trong khi đó, sở an ninh nội chính chỉ có thể di tản 11.000 dân Nga ra khỏi Léningrad.

    Trong suốt mấy tuần lễ sau đó, các cuộc hành quân truy lùng bắt dân gốc Đức cho đi lưu đày vẫn tiếp tục diễn ra. Ngày 14 tháng 9 năm 1941, có 3162 vùng Gorgie. Tại Mạc Tư Khoa, ngày 15 tháng 9 năm 1941 có 9640. Vùng Toula, ngoại ô Thủ Đô Mạc Tư Khoa có 2700 người vào ngày 21 tháng 9 năm 1941. Tại vùng Rostov, từ ngày 10 đến ngày 20 tháng 9 đă có 38.288 người. Từ ngày 15 tháng 9 đến 10 tháng 10 năm 1941, tại vùng Zaporojie có 31.320 người. Ngày 15 tháng 9 ở vùng Krasnodaz đüa đi 38.136 người và vùng Ordjonikidze, ngày 20 tháng 9 có 77.570 người.
    Trong suốt tháng 10 năm 1941 có cả 100.000 người dân Đức thuộc các vùng Georgie, Armenie, Azerbaidzan vùng Bắc Caucase và bàn đảo Crimee.
    Một bản tổng kết con số dân Đức bị lưu đày được thông báo vào ngày 25 tháng 12 năm 1941 đă lên đến 894.600 người. Nếu cộng thêm con số dân gốc Đức đi lưu đày năm 1942, con số này lên đến 1.209.430 người. Đó là kết quả đạt được trong một thời gian không đày một năm, kể từ tháng 8 năm 1941 đến tháng 6 năm 1942.

    Cũng cần nên biết là cuộc kiểm tra dân số vào năm 1939, trên toàn cơi nước Nga có tất cả là 1.427.00 dân gốc Đức. Như vậy có tới 82% dân gốc Đức bị lưu đày. Đáng lư ra trong thời gian chiến tranh, thay v́ quân đội được xử dụng vào chiến trường, nhà nước Cộng sản lại đem quân làm công tác lưu đày dân chúng vô tội. Ngoài ra một số dân gốc Đức đan phục vụ trong các binh chủng cũng bị rút về hậu tuyến thành lập thành các đơn vị trừng giới để canh chừng các dân lao động khổ sai. Tại các vùng Vorkouta, Kotlas, Kemerovo,.. có trên 25.000 dân Đức làm việc trong các tổ hợp luyện kim. Đời sống của các nhân công này cũng cùng cực như các tù nhân trong các trại tập trung Goulag.

  8. #178
    Member
    Join Date
    01-12-2010
    Location
    Sunshine state, USA
    Posts
    767
    .
    Có rất nhiều người biến mất trên con đường đưa đi lưu đày. Nhưng không hề có một biên bản báo cáo nào c̣n sót lại. V́ đang ở trong thời kỳ chiến tranh nên việc kiểm soát hành chánh không được thi hành rơ ràng. Và trong mùa Thu 1941 đă có biết bao chuyến xe chở dân Đức đi lưu đày không bao giờ đến điểm hẹn?

    Theo kế hoạch, vào tháng 11 năm 1941 sẽ có 29.600 người đến vùng Kardazanda. Nhưng than ôi! Măi đến ngày 1 tháng 1 năm 1942 chỉ có 8.304 người đến nơi. Vùng Novossibirk dự trù 130.998 người th́ chỉ có 116.612 người. Vùng Altai dự trù 110.000 người nhưng chỉ c̣n có 94.799 người. Con số c̣n lại nằm ở đâu? Họ chết dọc đường? Hay họ bi đưa đi nơi khác? Cơ quan An Ninh Nội Chính chỉ báo cáo đơn giản là do tính toán sai lầm của các nhân viên hành chánh .

    V́ lư do phải giử bí mật cho nên chính quyền địa phương chỉ được biết trước vài ngày con số người tới định cư. Họ không có th́ giờ để chuẩn bị. V́ vậy khi dân lưu đày đến nơi, không có nhà có cửa để lưu trú. Họ phải tự t́m cách tạm trú bất cứ nơi nào họ t́m được. Từ các chuồng ḅ, chuồng heo cho đến các kho chứa lúa. V́ con số người đến quá đông cho nên nhiều người không c̣n chỗ để trú ẩn. Họ phải sống ở ngoài trời lạnh buốc. Nhưng nhờ vào kinh nghiệm của những năm 30 trong các trại tập trung Goulag, ban tổ chức của nhà nước cũng đă thành công trong việc xử dụng các thợ chuyên môn trong đám dân lưu đày. Trong ṿng vài tháng dân lưu đày được phân chia hạt giống để canh tác. Họ cũng chịu cùng số phận như những người đi khai hoang, nghĩa là cũng phải thi hành đúng các điều kiện lao động trong các hợp tác xă, hay khẩu phần lương thực như các công nhân trong các xí nghiệp.

    Sau chiến dịch chuyển dân gốc Đức ra khỏi thành phố, lần lược đến các sắc dân thiểu số khác.

    Từ tháng 11 năm 1943 đến tháng 6 năm 1944, các sắc dân Tchechene, Ingouche, Tartare, Karatchais, Balkar và Kalmouk bị bắt di dân về vùng Siberie, vùng Kazakhstan, vùng Ouzbekistan, vùng Kirghise v́ họ bị ghép vào tội đă tiếp tay quân Đức. Đợt di dân lớn nhất khởi đi từ tháng 7 năm 1944 với tổng số trên 900.000 người. Sau đó là các đợt di chuyển các giống dân thiểu số khác sống quanh bán đảo Crimee và quanh vùng Caucase. Đó là người Hy Lạp, Thổn Nhĩ Kỳ, Bảo Gia Lợi, Armenie..Các sổ sách hành chánh c̣n lưu trữ trong văn khố không ghi rơ các chi tiết về các hành động hợp tác của các dân thiể số này với quân Đức Đuốc Xă. Thật ra chỉ có một vài trường hợp hợp tác lẻ tẻ xảy ra ở bán đảo Crimee, ở vùng Kalmoukie nằm trong lănh thổ Karatchai và trong vùng Kabardino-Balkazie. Không thể coi một vài hành động hợp tác này là chính sách hợp tác của dân thiểu số.

  9. #179
    Member
    Join Date
    01-12-2010
    Location
    Sunshine state, USA
    Posts
    767
    .
    Sau ngày quân Đức Quốc Xă chiếm đóng Rostov nằm dọc theo sông Don và vùng Caucase kể từ tháng mùa hè năm 1942, dân của các vùng này cũng có các hành động hợp tác với quân Đức. Thật ra điều đó cũng chẳng lạ ǵ. Khi Hồng Quân bỏ chạy, quân Đức Quốc Xă vào, một số nhân sĩ địa phương đứng ra thành lập các Ủy ban nhân dân. Như ở vùng Mikhoian- Chakhar, vùng tự trị Kabardino-Kalbarie và ở Elista thuộc vùng tự trị Kalmouk. Quân Đức thừa nhận chính quyền mới của dân bản xứ. Chỉ trong ṿng vài tháng sau, các Ủy Ban Nhân Dân này có quyền tự trị về việc điều hành tôn giáo, chính trị và kinh tế. Sự kiện tự trị ở vùng Caucase đă làm nứt ḷng đạo Hồi Giáo ở Berlin, và dân Tatare ở bán đảo Crimee. Tại các nơi này, Đức Quốc Xă cho phép họ thành lập Ban Điều Hành Trung Ưưng Hồi Giáo và có trụ sở đặt tại Simferspol.

    Nhưng khi các sắc dân đ̣i tái lập phong trào nói tiếng Thổ và tiếng Mông Cổ, nhà cầm quyền Đức không cho phép. Cho nên dân Tatare ở Crimee không được quyền tự trị như người Kalmouk, người Karatchais và người Balkar. Những người này được hưởng quyền tự trị trong vài tháng. Để có thể hưởng được quyền tự trị lâu dài, chính quyền địa phương phải quy tụ một lực lượng quân sự để thanh lọc các phần tử thân Nga c̣n ẩn nấu trong thôn xóm. Có 6 tiểu đoàn lính bộ binh dân Tatare và một đơn vị kỵ binh dân Kalmouk.

    Từ đầu tháng 9 đến tháng 11 năm 1942, quân Đức chiếm đóng một phần đất của Cộng Ḥa Tchechine-Ingouchie. Nơi này không có xảy ra các vụ hợp tác. Nhưng trên thực tế trong nhiều thập niên qua, ngưới Tchechine đă âm thầm chống lại ảnh hưởng của Nga. Họ chỉ đầu hàng người Nga vào năm 1859 và được coi là giống dân bất phục tùng. Năm 1925, Hồng Quân đă mở nhiều cuộc tảo thanh để tịch thu khí giới mà họ vẫn c̣n cất giữ.
    Trong ba năm, 1930-1932, dân Tchechie nổi dậy chống chính sách tập thể hóa của chính quyền Liên Xô . Hồng Quân phải nhờ pháo binh dội vào các để dẹp các cuộc nổi loạn. Dân Tchechine luôn luôn chống lại sự bảo hộ của Mạc Tư Khoa.

    Từ tháng 11 năm 1943 đến thán 5 năm 1944 đă diễn ra 5 cuộc di dân. Nhưng chính quyền cộng sản đă học được nhiều kinh nghiệm về các trại tù Goulag nên việc di chuyển có vẻ thành công hơn. Beria nh́n nhận là hiệu năng khá cao. Việc tổ chức tiếp vận được nghiên cứu cẩn thận từ nhiều tuần trước. Chính Beria và hai phụ tá của ông, ông Ivan Serov và Bogdan Koboulov đích thân đến thám sát đoàn xe lửa chuyển người. 46 đoàn xe , mỗi đoàn 60 toa để di chuyển 93.139 người Kalmouk trong ṿng 4 ngày, từ 27 đến 30 tháng 6 năm 1943. Tiếp theo đó, từ ngày 23 đến ngày 28 tháng 2 năm 1944, 194 đoàn tàu, mỗi đoàn 65 toa di chuyển 521.247 người Tchechine và Ingouche.

  10. #180
    Member
    Join Date
    01-12-2010
    Location
    Sunshine state, USA
    Posts
    767
    .
    Để yễm trợ cho công tác di chuyển, cơ quan An ninh Nội Chính NKVD phải xử dụng mọi phương tiện chuyển vận cần thiết. Và để lùng bắt người Tchechine, nhà cầm quyền phải trưng dụng 119.000 nhân viên thuộc các toán an ninh nội chính đặc biệt, ở vào thời điểm đang diễn ra trận chiến với quân Đức trên đất Nga.

    Kế hoạch được thực hiện theo từng chi tiết như đă thảo hoạch. Trước tiên là lùng bắt các phần tử được coi là nguy hiểm. Con số người này chỉ chiếm độ 1% hay 2% dân số c̣n lại lúc bấy giờ. Phần đông dân chỉ là những đàn bà , trẻ con. Số lớn đă bị bắt ra chiến trường. Theo các báo cáo gởi về Mạc Tư Khoa th́ các cuộc hành quân lùng bắt diễn ra rất nhanh. Như vụ bố ráp bắt người Tatare ở vùng Crimee chỉ diễn ra trong ba ngày, từ 18 đến 20 tháng 5 năm 1944. Hai phụ tá Serov và Loboulov gởi báo cáo về cho Beria : '' Ngày hôm nay, vào lúc 20 giờ, chúng tôi bắt và cho di chuyển 90.000 người như đă dự tính. Đă có 17 đoàn xe chở 48.400 người đi và số c̣n lại đang lùa lên 25 đoàn xe khác. Các cuộc tảo thanh không hề gặp sự chống đối nào.

    Hiện cuộc hành quân đang c̣n tiếp diễn. Đă có 165.515 người đang tập hợp ở sân ga và 136.412 người lên các đoàn xe vận tải đang tiến về các khu định cư như đă được chỉ định trước. Qua đến ngày thứ ba, Serov và Kaboulov gởi tiếp điện văn về cho Berie và báo cáo: '' chiến dịch di chuyển dân kết thúc vào lúc 16 giở 30. Tổng số có 63 đoàn tàu xe lửa chở 173.287 người đang trên đường đến nơi chỉ định. 4 đoàn xe vận tải chở 6.727 người sẽ khởi hành chiều nay..'' .

    Trong mỗi bản phúc tŕnh, ngời ta đọc thấy các nhân viên An Ninh Nội Chính luôn luôn ca tụng thành quả của họ là thành công hơn, năng suất cao hơn, tiết kiệm nhiều hưn,..so với các lần chuyển vận trước. Ông Milstein, một nhân viên An Ninh báo cáo :'' Các kinh nghiệm học được trong các chuyến lưu đày người Karatchais và người Kalmouk đă giúp chúng ta giảm được con số toa xe lửa. Thay v́ mỗi toa trước kia chở 40 người, nay có thể chở 45 người.

    Dưới con mắt của cơ quan An Ninh th́ các cuộc di dân diễn ra rất thành công. Nhưng trên thực tế t́nh trạng của dân lưu đày trên các toa xe kinh hoàng như thế nào? Sau đây là lời khai của một vài người dân Tatare c̣n sống sót vào cuối thập niên 70: ' Phải mất 24 ngày, xe lửa mới chở dân lưu đày đến nhà ga Zeraboulak trong vùng Samarkand. Từ đó, người ta đüa chúng tôi về nông trường tập thể Pravda. Họ bắt chúng tôi phải sửa chửa các xe ngựa hư cũ lâu đời. Chúng tôi làm việc rất nặng và luôn luôn thiếu ăn. Nhiều người của chúng tôi lâu ngày kiệt sức. Họ đi đứng không được. Có 30 gia đ́nh trong làng tôi bị đüa đến đây. Một số gia đ́nh bây giờ chỉ c̣n sống một hay hai người. Những người khác chết v́ đói hay đau bịnh..''

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 3 users browsing this thread. (0 members and 3 guests)

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •