Page 18 of 52 FirstFirst ... 814151617181920212228 ... LastLast
Results 171 to 180 of 518

Thread: THẾ GIỚI VÀ VẤN ĐỀ UKRAINE

  1. #171
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    * cách đây 59 phút của Simon Shuster, phóng viên Time ở Crimea qua Twitter

    Tôi mới nhìn thấy ba xe bọc thép cắm cờ Nga dịch chuyển từ Sevastopol về hướng bắc đi Simferopol. Đây là một diễn biến mới.


    * cách đây 52 phút

    Tại Washington, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama vừa có cuộc họp khẩn với các cố vấn an ninh trong phòng Situation của Nhà Trắng để bàn về tình hình Ukraine. Mỹ chưa công bố bất cứ quyết định gì đưa ra trong cuộc họp.



    * cách đây 48 phút

    Tường thuật từ Liên Hiệp Quốc hôm thứ Hai ngày 3/3 giống như đi ngược thời gian trở về thời kỳ Chiến tranh Lạnh khi mà Liên Xô và Hoa Kỳ sử dụng Hội đồng Bảo an không phải như diễn đàn để giải quyết vấn đề mà là nơi để đưa ra giọng điệu mạnh mẽ của mình.

    Phiên họp gay cấn này càng gợi nhắc về thời Chiến tranh Lạnh khi Đại sứ Nga Vitaly Churkin trình lên một lá thư được cho là của tổng thống bị phế truất của Ukraine yêu cầu Moscow can thiệp để bảo vệ cho cộng đồng nói tiếng Nga ở đây.

    Đáp trả lại, Đại sứ Mỹ Samantha Power nói thẳng rằng Nga đang dựng lên mối ‘đe dọa tưởng tượng’ và rằng hành động quân sự của Nga ở Crimea ‘không phải là để bảo vệ nhân quyền mà là vi phạm luật pháp quốc tế’.


    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/roll...e_crimea.shtml

  2. #172
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    * cách đây 1 giờ 33 phút

    Yanukovych xin Nga điều quân

    Tổng thống Ukraine bị lật đổ Viktor Yanukovych đã yêu cầu Nga gửi quân qua biên giới để bảo vệ dân thường.

    Đại sứ Nga tại Liện Hiệp Quốc Vitaly Churkin nói trước Hội đồng Bảo an rằng ông Yanukovych đã gửi thư cho Tổng thống Nga Vladimir Putin vào hôm thứ Bảy tuần trước.

    Hàng nghìn lính Nga đang được triển khai trong khu vực Crimea của Ukraine.

    Điện Kremlin ủng hộ việc can thiệp, gây phản ứng giận dữ và đe dọa chế tài kinh tế từ Hoa Kỳ và EU.

    Hiện đang có lo ngại rằng Nga đang tìm cách chiếm thêm đất ở miền đông Ukraine, nơi nhiều người dân ủng hộ quan hệ thân chặt với Moscow.

    Quan chức Ukraine nói tin cho hay quân Nga đang tập trung tại gần biên giới phía đông của Ukraine.

    Đe dọa trừng phạt

    Tại Liên Hiệp Quốc ở New York, Đại sứ Nga Vitaly Churkin đã trình trước Hội đồng Bảo an lá thư của ông Yanukovych gửi cho ông Putin.

    Trong thư, ông Yanukovych mô tả Ukraine là đang ngấp nghé bờ vực nội chiến và dân thường bị truy bức chỉ vì nói tiếng Nga.

    Giới chức Ukraine đã bác bỏ điều này, nói rằng đại đa số người dân ở Crimea cũng như các thành phố ở đông nam Ukraine đều nói tiếng Nga hàng ngày.

    Ông Churkin trích lá thư viết: "Tôi kêu gọi Tổng thống Nga, Ngài Putin, sử dụng lực lượng vũ trang của Liên bang Nga để thiết lập luật pháp, hòa bình và trật tư, ổn định và bảo vệ người dân Ukraine."

    Ông Churkin tái khẳng định lập trường của Nga rằng ông Yanukovych mới là lãnh đạo hợp pháp của Ukraine chứ không phải Tổng thống tạm quyền Olexander Turchynov.

    Đại diện các nước phương Tây tại LHQ bác bỏ giải thích của Nga, cáo buộc Moscow vi phạm luật pháp quốc tế.

    Nhiều nước đòi Nga phải rút quân và cho quan sát viên quốc tế tới Ukraine. Hoa Kỳ và EU đe dọa trừng phạt, như cấm quan chức đi lại và các biện pháp kinh tế khác.


    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/worl...h_russia.shtml

  3. #173
    Member
    Join Date
    30-09-2010
    Posts
    3,083
    Một trong những cái hài trong vụ Ukraine này là Putin muốn phô trương bắp thịt của ḿnh, nhưng lại phải che dấu một cách rất thô, như một đứa con nít
    Tại sao lính Nga phải che đậy bằng cách quần áo khâu vá che đậy cái nguồn gốc quân đội của ḿnh nhỉ, khi mà ai cũng biết họ là ai, lính Pháp Anh vào các nước nổi dậy vừa rồi đâu cần che đậy ǵ đâu, nên nếu anh che đậy th́ anh đă biết ḿnh là kẻ bất chính hay thú nhận ḿnh là kẻ bất chính

    Putin quả là 1 anh hề rẻ tiền


  4. #174
    Member
    Join Date
    04-04-2011
    Posts
    1,927

    Tổng thống Putin bị các đồng minh cũ quay lưng

    Bằng nhiều h́nh thức như tuyên bố phản đối can thiệp t́nh h́nh nội bộ Ukraine hoặc công nhận chính quyền mới ở Kiev, các đồng minh thân cận của Nga từng thuộc Liên Xô (cũ) như Kazakhstan, Belarus... tỏ rơ sự bất thuận với quyết định của Tổng thống Putin.
    Đất nước giàu dầu mỏ Kazakhstan, thành viên quan trọng nhất trong mọi liên minh khu vực mà Nga thiết lập, ngày 3.3 ra thông báo như tạt gáo nước lạnh vào Điện Kremlin: “Kazakhstan bày tỏ quan ngại sâu sắc về những diễn biến ở Ukraine. Kazakhstan kêu gọi các bên ngừng sử dụng vũ lực khi giải quyết t́nh h́nh”.
    Một đồng minh khác của Nga là Belarus tuy không lên tiếng công khai như Kazakhstan, nhưng cũng đă thể hiện sự phản kháng lớn đối với Nga qua việc công nhận chính phủ mới của Ukraine.
    Tương tự, thành viên mới của Liên minh Âu - Á là Armenia cũng không phản đối công khai quyết định của ông Putin, tuy nhiên đă nhanh chóng công nhận chính phủ Kiev mới. Thậm chí, cuối tuần qua, các chính trị gia nổi tiếng đă khởi xướng biểu t́nh ở thủ đô của Armenia để phản đối Putin. “Chúng tôi không chống lại nước Nga. Chúng tôi chống lại chính sách đế quốc của Putin và Điện Kremlin”.
    Điều khiến Kazakhstan lo lắng nhất chính là thông báo của Điện Kremlin ngày 2.3 về nội dung cuộc điện đàm giữa Tổng thư kư LHQ Ban Ki-moon và Tổng thống Vladimir Putin.
    “Tổng thống Putin đă lưu ư rằng trong bất kỳ trường hợp bạo lực nào ảnh hưởng đến những người gốc Nga ở đông Ukraine và Crimea th́ Nga sẽ không thể đứng ngoài. Nga sẽ sử dụng bất kể biện pháp nào tuân thủ luật pháp quốc tế”.
    Tuyên bố này đặt ra tiền lệ đầy lo ngại đối với mọi hàng xóm của Nga.
    Đối với mỗi quốc gia từng thuộc Liên Xô, từ Trung Á cho đến vùng Baltics, đều có một tỉ lệ dân số gốc Nga lớn. Do vậy, phát ngôn của ông Putin có nghĩa là Nga tự cho quyền xâm lược các nước nếu cảm thấy nhóm dân này bị đe dọa.
    Phản ứng tự nhiên của bất kỳ đồng minh nào của Nga trong khu vực là t́m kiếm sự bảo đảm an ninh để không trở thành một Ukraine kế tiếp.
    Như vậy, đối với những quốc gia Đông Âu và vùng Caucasus sẽ càng muốn thiết lập liên minh gần gũi hơn với Liên minh châu Âu. Đối với các quốc gia Trung Á th́ họ sẽ xích lại tăng cường quan hệ với Trung Quốc – gồm cả quan hệ quân sự.
    Ngay cả Trung Quốc, đối tác cùng tiến với Nga trong mọi vấn đề an ninh toàn cầu – từ Syria đến Iran – cũng ra tuyên bố thận trọng về quyết định của ông Putin rằng: “Quan điểm của Trung Quốc từ xưa đến nay là không can thiệp và t́nh h́nh nội bộ của nước khác. Chúng tôi tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lănh thổ của Ukraine” - cựu Bộ trưởng An ninh David Shakhnazaryan nói.

  5. #175
    Member mongem's Avatar
    Join Date
    06-04-2011
    Posts
    616
    Quote Originally Posted by pheng View Post
    Một trong những cái hài trong vụ Ukraine này là Putin muốn phô trương bắp thịt của ḿnh, nhưng lại phải che dấu một cách rất thô, như một đứa con nít
    Tại sao lính Nga phải che đậy bằng cách quần áo khâu vá che đậy cái nguồn gốc quân đội của ḿnh nhỉ, khi mà ai cũng biết họ là ai, lính Pháp Anh vào các nước nổi dậy vừa rồi đâu cần che đậy ǵ đâu, nên nếu anh che đậy th́ anh đă biết ḿnh là kẻ bất chính hay thú nhận ḿnh là kẻ bất chính

    Putin quả là 1 anh hề rẻ tiền

    Năm 1994 , Nga và các nước Âu Châu ( Anh , Pháp , Mỹ , Đức ) đồng kư thoả ước : Nga để Ukraine độc lập , bù lại Ukraine không trang bị vũ khí nguyên tử . Nền độc lập của xứ Ukraine không trang bị nguyên tử , được bảo đảm bởi chữ kư của hai nước Anh và Mỹ.

    Sau đó Nga đồng ư , và kư hiệp ước mướn vịnh Crimea của Ukraine vài chục năm ...v..v...

    Chính v́ hiệp ước này chưa ráo mực , nên Ukraine lên tiếng hai nước Anh và Mỹ có bổn phận bảo vệ nền độc lập của Ukraine ,

    đồng thời Putin phải bắt quân Nga không mang phù hiệu , như kiểu " Mặt trận giải phóng miền Nam " khi xưa của cộng sản Bắc Việt , đó là tự dân quân nổi dậy ...chứ Nga không nhúng tay vào .

    Tuy nhiên lính Nga và lính Ukraine đều nói tiếng ...Nga , và các tướng lănh Nga , có thể có bà con gịng họ người Ukraine , cho nên nếu đánh nhau , th́ loạn từ trong nhà loạn ra . Comando xứ nào cũng phải che mặt , v́ sợ vợ Ukraine nhận ra , tối về nhà nó không cho ngủ chung .

    Chính điều này cũng vượt khỏi tầm tay của Putin .
    Last edited by mongem; 04-03-2014 at 12:26 PM.

  6. #176
    Member
    Join Date
    30-09-2010
    Posts
    3,083
    Quote Originally Posted by mongem View Post
    Năm 1994 , Nga và các nước Âu Châu ( Anh , Pháp , Mỹ , Đức ) đồng kư thoả ước : Nga để Ukraine độc lập , bù lại Ukraine không trang bị vũ khí nguyên tử . Nền độc lập của xứ Ukraine không trang bị nguyên tử , được bảo đảm bởi chữ kư của hai nước Anh và Mỹ.

    Sau đó Nga đồng ư , và kư hiệp ước mướn vịnh Crimea của Ukraine vài chục năm ...v..v...

    Chính v́ hiệp ước này chưa ráo mực , nên Ukraine lên tiếng hai nước Anh và Mỹ có bổn phận bảo vệ nền độc lập của Ukraine , đồng thời Putin phải bắt quân Nga không mang phù hiệu , như kiểu " Mặt trận giải phóng miền Nam " khi xưa của cộng sản Bắc Việt , đó là tự dân quân nổi dậy ...chứ Nga không nhúng tay vào .

    Tuy nhiên lính Nga và lính Ukraine đều nói tiếng ...Nga , và các tướng lănh Nga , có thể có bà con gịng họ người Ukraine , cho nên nếu đánh nhau , th́ loạn từ trong nhà loạn ra .

    Chính điều này cũng vượt khỏi tầm tay của Putin .
    Hề ở những chỗ trên quần áo quân đội bị may vá cấp thời để che đậy mà ai cũng có thể nh́n ra

  7. #177
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    'Tiền lệ nguy hiểm của Nga ở Ukraine'



    Hành động can thiệp của Nga ở Ukraine bị cho là tiền lệ xấu, nguy hiểm.

    Hành động can thiệp quân sự vào Ukraine của Nga là vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế và đặt ra một tiền lệ 'xấu và nguy hiểm', theo ư kiến một số nhà b́nh luận từ Việt Nam.

    Nếu lập luận đưa quân đội của Nga vào bán đảo Crimea của Nga để bảo vệ kiều dân Nga được chấp nhận, th́ sẽ rất khó bác lư khi một cường quốc khác, chẳng hạn như Trung Quốc, sử dụng chiêu thức tương tự để can thiệp ra nước ngoài nhằm 'bảo vệ lợi ích' của Trung Quốc và 'bảo vệ an ninh' cho cư dân, kiều dân Trung Quốc ở nước ngoài, theo tiến sỹ Hoàng Ngọc Giao, nguyên Vụ trưởng Ban Biên giới Chính phủ.

    Hôm 03/3/2014, chuyên gia luật quốc tế nói với BBC từ Hà Nội:

    "Trước hết phải nói rằng hành vi của nước Nga, mà cụ thể của Tổng thống Putin, theo tôi là một hành vi mang tính chất vi phạm nghiêm trọng pháp luật quốc tế, đặc biệt là vi phạm nguyên tắc về tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lănh thổ của các quốc gia.

    "Cái thứ hai là vi phạm một nguyên tắc rất quan trọng của luật quốc tế, đó là không sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế. Trên thực tế th́ nước Nga đang sử dụng vũ lực để chống lại chủ quyền và toàn vẹn lănh thổ của Ukaine..."

    "Các quy tắc ứng xử hiện nay mà luật pháp quốc tế, đặc biệt Hiến chương Liên Hiệp Quốc đă nêu rơ rồi, cho nên anh không thể nào vin vào cớ bảo vệ kiều dân để đưa quân vào được, nếu mà nói như vậy th́ thế giới này rất là loạn, các nhà cầm quyền nào mà ứng xử như ông Putin hiện nay th́ thế giới thành ra loạn,

    "Nếu nói như vậy th́ Trung Quốc vẫn có thể lợi dụng cái chuyện là người dân của họ ở Việt Nam một khi xảy ra chuyện ǵ, họ cũng lấy cớ và họ đưa quân vào Việt Nam, điều đó th́ sẽ thành loạn mất, cho nên lư lẽ đó theo tôi hoàn toàn không có căn cứ pháp luật và hoàn toàn không thuyết phục đối với nhân dân thế giới, đây chỉ là một cái cớ thôi."

    Ông Hoàng Ngọc Giao cũng phân tích, vào năm 1979, Trung Quốc đă "lấy cớ chính phủ Việt Nam bạc đăi Hoa Kiều để tiến hành chiến tranh xâm lược Việt Nam", và các quốc gia có tư tưởng bành trướng, "coi thường các quốc gia nhỏ thường hay sử dụng cái cớ này".

    'Cảnh giác trên Biển Đông'


    Hôm 02/3, Tiến sỹ Lương Văn Kế, Chủ nhiệm Bộ môn Quốc tế học từ Đại học Quốc gia Hà Nội khẳng định với BBC hành động quân sự của Nga ở Ukraine có thể là một "tiền lệ xấu, cực kỳ nguy hiểm".

    Tiền lệ của Nga đưa quân vào Ukraine có thể gợi ư cho Trung Quốc có hành động quân sự tương tự ở nước ngoài hay không?


    Dẫn chứng khả năng tiền lệ này bị một cường quốc khác như Trung Quốc sao chép và tranh thủ áp dụng chẳng hạn như trên khu vực Biển Đông với nhiều tranh chấp, nhà nghiên cứu Châu Âu học và Khu vực học nói:

    "Đấy là một tiền lệ cực kỳ nguy hiểm, khi mà các cường quốc có sức mạnh cứng, vượt trội, và sống ở bên cạnh các nước láng giềng nhỏ yếu hơn, mà lại có kiều dân thực sự cũng như kiều dân giả tưởng, ví dụ như người đánh cá, ví dụ như người đi hàng hải trên vùng biển được coi là bị đe dọa, mà vùng đó lại trên đường biển quốc tế, đường hàng hải quốc tế, nhưng lại nằm trong lănh thổ của một nước khác chẳng hạn,

    "Th́ rất có thể tiền lệ này sẽ làm cho Trung Quốc sẽ bắt chước cái đó, đặc biệt với số lượng người Trung Quốc, chính quyền Trung Quốc ở Bắc Kinh đă từng coi người Hoa là đội quân thứ năm, đây là cách nói kinh điển chứ không hẳn như vậy, nhưng cái chuyện nhân danh để bảo vệ kiều dân của ḿnh để can thiệp quân sự, đây là một tiền lệ rất nguy hiểm.

    "Người Nga hiện nay rất có thể tạo ra một chứng cớ nào đó và tôi nghĩ người Trung Quốc sẽ không bỏ qua động thái này, và có thể là một tiền lệ xấu, và chúng ta (Việt Nam) rất cảnh giác, tôi cũng nghĩ rằng hiện nay vấn đề tranh chấp ở Biển Đông, vấn đề khác ở Đông Nam Á, dưới tác động của Trung Quốc, có rất nhiều cái kịch tính và rất nguy hiểm,

    Ông Kế cho rằng không nên loại trừ khả năng Trung Quốc tận dụng t́nh h́nh dư luận quốc tế đang bị thu hút mạnh sự chú ư vào t́nh h́nh cuộc xung đột và khủng hoảng chính trị ở Ukraine, tiến hành một hành động nào đó phục vụ ư đồ từ lâu của Bắc Kinh.

    Nhà nghiên cứu nói:

    "Tôi nghĩ là trong lúc mà nước Nga, láng giềng khổng lồ của Trung Quốc ở phía Bắc và phương Tây và Mỹ đang dính vào cuộc tranh chấp ở Ukraine, th́ rất có thể người ta không chú tâm đến xung đột Biển Đông, tranh căi Biển Đông, và tôi nghĩ là ngay trong thời gian trước mắt thôi, người Việt Nam chúng ta phải cảnh giác như thế nào, các nước Đông Nam Á xung quanh Biển Đông phải cảnh giác như thế nào, khi mà nước Mỹ một lần nữa đang chú mục một lần nữa vào Đông Âu.

    "Tôi nghĩ đây là thời cơ cực kỳ thuận lợi cho Trung Quốc có thể giở những con bài tương tự và tôi nghĩ cả những hành động can thiệp quân sự một cách chớp nhoáng cũng có thể xảy ra. Cho nên tôi nghĩ về phía Việt Nam và các nước Đông Nam Á cần phải hết sức cảnh giác toàn bộ các hành xử của Trung Quốc ở Biển Đông."

    C̣n tiếp...

  8. #178
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    'Lo ngại an ninh, quốc pḥng'

    Hôm thứ Hai, ông Hoàng Ngọc Giao, người hiện là Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách Pháp luật và Phát triển, nói với BBC chính phủ Việt Nam cần phải có những động thái rơ ràng xem xét lại cơ chế, chính sách nhập cư và di dân đối với người nước ngoài, trong đó có công dân Trung Quốc vào Việt Nam.

    Trước hết ông bày tỏ quan ngại về một số diễn biến mà ông cho là bất thường khi theo dơi quá tŕnh nhập cư, di dân và xuất khẩu lao động, dự án kinh tế của người nước ngoài, trong đó có Trung Quốc vào các địa phương tại Việt Nam.

    Nhà nghiên cứu luật học nói: "Theo tôi về mặt luật pháp, về mặt chính sách, rơ ràng chúng ta khó t́m thấy những điểm gọi là điểm khuyết trong việc chúng ta bỏ ngỏ chính sách cho người nước ngoài, đặc biệt là Trung Quốc lũng đoạn kinh tế và xă hội Việt Nam, nhưng trên thực tế, rơ ràng chúng ta thấy Trung Quốc đang lũng đoạn kinh tế Việt Nam, kể cả lũng đoạn xă hội,"Tôi nói ví dụ như trường hợp thương lái Trung Quốc thường xuyên đưa ra những chiêu nào là mua móng trâu, móng ḅ và gần đây là mua mầm hạt giống của cây thảo mộc, rồi một loạt những hành vi có tính chất phá hoại nền kinh tế, báo chí vẫn đưa, rất nhiều năm nay, nhưng rơ ràng là không có ai xử lư được việc này cả,

    "Ví dụ thứ hai, dưới danh nghĩa các dự án, họ vào Vũng Áng, rồi họ mua lại những dự án lớn ví dụ như của Đài Loan, hoặc là ở Hà Tĩnh, rồi một số nơi khác nữa, ở B́nh Dương v.v..., họ lập thành những vùng dự án, và họ xây dựng cả những khu gần như người Việt không được vào."

    Theo ông Giao, điều này không thể nói là Chính phủ Việt Nam không biết được, nhưng ông đặt ra câu hỏi là tại sao Chính phủ không có các động thái xử lư, trong khi theo ông chính quyền các cấp phải trả lời câu hỏi này.

    Ông đặt vấn đề: "Tôi nói bây giờ các loại thương lái của các nước châu Âu, Hoa Kỳ mà đến Việt Nam, chỉ cần xuất hiện ở một địa phương nào đó thôi là đă phát hiện ra ngay và nếu không có giấy phép th́ lập tức bị hỏi han ngay,

    "Nhưng trong khi đó người Trung Quốc dường như là rất thoải mái vào Việt Nam và có thể lũng đoạn về mọi mặt về kinh tế cũng như tất cả các mặt khác."

    "Ở đây không chỉ riêng tôi mà rất nhiều người Việt Nam đang rất lo lắng cho việc t́nh h́nh an ninh của Việt Nam trước ḍng di cư, cũng như là người Trung Quốc đến định cư ở những vùng miền ở Việt Nam, đặc biệt ở những vùng có tính chất chiến lược về an ninh quốc pḥng như ở Tây Nguyên, như ở Miền Trung, như ở Hà Tĩnh, như ở Đà Nẵng..."

    'Biện pháp ứng phó'Nhà nghiên cứu luật học nhân dịp này đưa ra khuyến nghị hai nhóm giải pháp lớn để rà soát lại chính sách với cư dân nước ngoài nhập cư và làm ăn ở Việt Nam.



    Quân đội Trung Cộng liên tục được tăng cường sức mạnh trong thời gian gần đây

    Ông Giao nói:

    "Theo tôi cứ làm nghiêm những cái đang quy định hiện nay, ví dụ vấn đề dự án. Việc đầu tư vào dự án và đưa người lao động vào làm việc trong các dự án, người nước ngoài, th́ chỉ được phép đưa các chuyên gia kỹ thuật mà Việt Nam không có, không được đưa lao động phổ thông,

    "Riêng việc này thôi chúng ta thấy rơ là ở các dự án Trung Quốc, nó đă bị vi phạm nghiêm trọng, tại sao không kiếm soát được?

    "Và điểm nữa là anh quy hoạch những vùng về an ninh quốc pḥng, những vùng nào nhạy cảm về an ninh quốc pḥng là không chấp nhận cho các dự án nước ngoài, nếu như không đáp ứng những tiêu chí về an ninh quốc pḥng."

    Nhà nghiên cứu khẳng định rằng xử lư những vấn đề này "hoàn toàn" nằm trong tầm tay của chính quyền Việt Nam.

    "Cái đó với tư cách là nhà cầm quyền, (Việt Nam) hoàn toàn có thể làm được, hoàn toàn xử lư được, không có ǵ là không làm được cả, nhưng hiện nay, cái chính là có làm hay không," ông Hoàng Ngọc Giao nói với BBC.

    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/viet...rvention.shtml

  9. #179
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Tiền lệ của Nga đưa quân vào Ukraine có thể gợi ư cho Trung Cộng có hành động quân sự tương tự ở nước ngoài hay không?
    Có khi nào Trung Cộng dùng tiền lệ này , lấy cớ bảo vệ dân họ , ngư dân của họ không ?

  10. #180
    Member
    Join Date
    04-04-2011
    Posts
    1,927
    Quote Originally Posted by Tigon View Post
    Có khi nào Trung Cộng dùng tiền lệ này , lấy cớ bảo vệ dân họ , ngư dân của họ không ?
    Họ hoàn toàn có thể làm như vậy nhưng họ sẽ không được sự đồng t́nh và ủng hộ của dư luận quốc tế, họ sẽ bị cô lập nếu họ gây chiến giống như Nga ngày hôm nay.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 2 users browsing this thread. (0 members and 2 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 6
    Last Post: 28-10-2013, 08:02 PM
  2. HIỂM HỌA MẤT NƯỚCĐANG GẦN KỀ
    By alamit in forum Tin Việt Nam
    Replies: 27
    Last Post: 23-02-2013, 10:54 PM
  3. Replies: 2
    Last Post: 27-11-2012, 12:49 AM
  4. KIẾN NGHỊ VỀ BẢN THÔNG BÁO CẤM BIỂU T̀NH
    By Cu Cường in forum Tin Việt Nam
    Replies: 11
    Last Post: 20-08-2011, 02:02 AM
  5. Replies: 1
    Last Post: 04-12-2010, 08:28 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •