Page 2 of 5 FirstFirst 12345 LastLast
Results 11 to 20 of 43

Thread: Những Mănh Đời Tị Nạn

  1. #11
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Những Mănh Đời Tị Nạn
    Những tiên đoán của tiên tri Trần Dần:
    Chuyện vui hay sẽ là sự thực?


    8 ĐIỀU TIÊN ĐOÁN CỦA TIÊN TRI VŨ TRỤ TRẦN DẦN NHÂN NĂM RỒNG 2012: SẼ CÓ CHIẾN TRANH IRAN VÀ CHIẾN TRANH BIỂN ĐÔNG TRƯỚC THÁNG 10/2012

    1- TT Barack Obama sẽ tái đắc cử chắc chắn 100% vào tháng 11-2012.
    2- Do Thái và Đồng Minh sẽ đánh Iran trước tháng 10-2012 và Iran đầu hàng vô điều kiện!
    3- Hoa Lục đánh Việt Nam trên Biển Đông trước tháng 10-2012 và Hoa Lục thua kéo theo nhiều suy sụp!
    4- Thủ Tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng sẽ bị Tầu Cộng ám sát chết trước năm 2014.
    5- Quân Đội NDVN sẽ làm cuộc tổng đảo chánh lật đổ toàn bộ Đảng CSVN trước 2014.
    6- Chế Độ CS Tầu hoàn toàn sụp đổ trước năm 2016 và Hoa Lục bị chia thành nhiều nước.
    7- Tân lănh tụ Kim Jong-un của Bắc Triều Tiên yểu mệnh, chế độ Bắc Hàn tan ră trước năm 2016.
    8- Sẽ không có Thế Chiến Thứ 3 hay chiến tranh Nguyên Tử; nhưng có chiếm tranh khu vực.

  2. #12
    Member
    Join Date
    01-08-2011
    Posts
    173



    Bác ấy nh́n tôi : bác ấy cười
    Tôi nh́n thấy bác : lệ tôi rơi
    Bơi trong ǵong lệ lúc đôi mươi
    Và sống trăm năm mất tiếng cười.
    Last edited by Tui-ne; 02-11-2012 at 04:08 PM.

  3. #13
    Member
    Join Date
    13-09-2010
    Posts
    386

    Những mảnh đời....

    Tức cảnh.

    Vất mẹ nó đi mảnh giấy này.
    Năm ngàn mua được thứ gì đây ?
    Mặt đó đáng chi mà giữ lấy.
    Rãi mì củ sắn khó mà may.

    Vất đi đứng dậy đi nào Má.
    của cải thế gian ối rẫy đầy.
    Chiếm lại của ta người lao động.
    Má làm má hưởng dĩ nhiên thôi.

    Việc chó chi đâu lụy thứ này.
    Một phường giặc dữ cướp công thôi.
    Vùng lên nhất quyết ta đòi lại.
    Mọi thứ cuộc đời lại thắm tươi.

    Peterphu.

  4. #14
    Member
    Join Date
    02-03-2011
    Posts
    1,064

    KHèng khẹc tiên tri

    Khèng khẹc tiên tri khỉ nó cười
    có mười con vợ vẫn chưa thôi
    Chữ nhất bẻ đôi ù cạc cạc
    Rởm ơi là rởm hỡi đười ươi.

    Độc giả ai tin tên dở người
    Cả hồn lẫn xác khẳm tanh hôi
    Vất vào sọt rác cũng không đáng
    Đừng dở dói ra chuyện khỉ người.

  5. #15
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Những Mănh Đời Tị Nạn
    T́m hạnh phúc ở đâu?


    Trần Yên Hạ

    Tôi rời Việt Nam bằng đường biển năm 1983, khi ấy mới mười chín tuổi, vừa học xong trung học. V́ sợ bị bắt nghĩa vụ quân sự, nên ba mẹ đă gởi tôi về Long Hải, phụ người bà con đang làm nghề đánh cá để chờ dịp vượt biên. Rồi một sáng tinh sương, tôi giă từ người thân bước lên tàu bắt đầu một cuộc hành tŕnh không biết lành hay dữ. Nhờ ơn trên gia hộ nên chuyến đi thật êm xuôi, chỉ sau năm ngày lênh đênh trên biển, tôi đă đến đảo Garlang, Nam Dương. Nơi đó, với vốn tiếng Anh kha khá, tôi được nhận vào thông dịch cho phái đoàn Mỹ đến phỏng vấn người tỵ nạn

    .

    Và cũng nhờ dịp này, tôi được mở hồ sơ và được nhận đi Mỹ chỉ trong ṿng sáu tháng, trong khi những người bạn cùng hoàn cảnh như tôi (gọi là con mồ côi v́ không thân nhân, không là cựu quân nhân, không có ǵ chứng minh là bị cộng sản đàn áp bắt bớ phải bỏ trốn) phải ở lại đó một, hai năm hay lâu hơn nữa. Sang Mỹ, tôi được bác Sĩ, bạn thân của ba tôi lúc c̣n ở Việt Nam, bảo trợ. Nhờ sự giúp đỡ tận t́nh của bác, tôi có điều kiện tiếp tục học hành và năm năm sau tôi tốt nghiệp kỹ sư điện. Có lẽ vận số tôi may mắn, nên trong khi bạn bè tôi chạy đôn, chạy đáo để t́m việc, th́ tôi lại nhận được việc làm tốt với mức lương thật hậu hĩnh. Kiểm điểm lại những đoạn đường đă trải qua từ bé cho đến lớn, tôi nhận thấy số phận ḿnh rất được ưu đăi. Thế là tôi quyết chí xây dựng tương lai bằng con đường làm giàu. Tôi quan niệm chỉ có tiền mới bảo đảm hạnh phúc.

    Từ quan niệm đó, tôi đă quyết định lập gia đ́nh với người bạn gái có cùng quan niệm như tôi. Chúng tôi cưới nhau trong lúc cả hai đều có việc làm với mức lương cao. Thời kỳ này, kinh tế hơi suy thoái, nhưng công việc chúng tôi không bị ảnh hưởng, nhờ vậy chúng tôi mua được căn nhà rất sang trọng ở khu rừng thông thơ mộng.

    Đến năm 1992, chúng tôi đă có hai con và quyết định không sinh con nữa để rảnh tay lao vào kinh doanh. Nhà tôi theo lănh vực kinh doanh nhà đất. C̣n công việc của tôi càng ngày càng thăng tiến, nhưng tôi vẫn chưa hài ḷng dù mức lương khá cao. Tôi đổi sang hăng khác, với công việc giao dịch thường xuyên ở nước ngoài để có thu nhập gấp đôi. Kể từ đó, tôi cứ hết đi Âu Châu rồi lại sang Á Châu, suốt năm, rất hiếm khi ở nhà lâu được một tháng. Nhà tôi cũng bận tối mặt tối mày với hàng đống công việc. Chúng tôi ít khi gặp nhau, nhưng không ai phiền trách ai v́ cả hai đều đang cố sức để thực hiện giấc mộng giàu sang. Số tiền tiết kiệm chúng tôi đầu tư hết vào cổ phiếu của hăng đang tăng vọt. Hai vợ chồng quyết định làm việc cật lực chừng mười hoặc mười lăm năm, khi tài sản lên đến con số triệu th́ sẽ nghỉ ngơi hưởng thụ. Suốt tám năm làm việc không ngừng nghỉ, cộng thêm việc đầu tư chứng khoáng, chúng tôi gần đạt được con số như ước mong với giá cổ phiếu lên vùn vụt. Tưởng chừng như hạnh phúc đang ngập đầy trong tay, nhưng không ngờ mọi sự hoàn toàn sụp đổ khi hăng tuyên bố phá sản. Tôi mất việc và trở về với bàn tay không. Hai đứa con, một đứa trai lên mười và bé gái lên tám, cũng lạ lẫm với ông bố ít thân thiện. Nhà tôi bỗng lạnh lùng, đi sớm về khuya, nói rằng đang rất bận rộn với công việc.

    Những ngày mất việc nằm nhà, tôi mới thấy thấm thía một nỗi buồn. Không phải v́ không tiền mà chính là t́nh thân yêu trong gia đ́nh h́nh như đă nguội lạnh từ lâu. Nhà tôi đi làm về đến nhà là than mệt mỏi rồi vào giường ngủ sớm. Các con, đứa nào cũng ghiền chơi game ở pḥng riêng hơn là theo bố. Cô đơn giữa căn nhà rộng thênh thang, tôi bỗng ao ước được quây quần bên bữa cơm gia đ́nh ấm áp như thuở c̣n ở Việt Nam. Căn nhà to với mảnh vườn hoa muôn màu, muôn sắc mà sao trông đ́u hiu, lạnh vắng quá. Trước đây, có bao giờ tôi thèm được cùng vợ ngồi trên chiếc bàn con đặt ở góc vườn dưới giàn hoa thiên lư để tận hưởng mùi hương thơm thoang thoảng nhẹ nhàng! Bây giờ mới chợt nhận ra, chính ḿnh đă làm mất niềm hạnh phúc êm ấm của gia đ́nh chứ không phải ai khác.

    * * *

    Bạn thân mến,

    Trên đây là tâm sự của một người bạn mà chúng tôi vắng tin nhau đă rất lâu và t́nh cờ gặp lại nhân buổi họp mặt trường cũ. Câu chuyện đă làm tôi suy nghĩ rất nhiều.

    Khi trải qua một biến cố nào đó, người ta mới học được những bài học thật cay đắng mà lẽ ra đă thấy và biết, qua kinh nghiệm người đi trước, trong sách vở, hay những bài giảng trong Thánh đường. Ít ai chịu tin rằng cuộc sống này không phải có đồng tiền là có tất cả. Nhiều người quan niệm rằng sự thành công về sự nghiệp, danh vọng sẽ đồng nghĩa với hạnh phúc. Người xưa đă chẳng từng nói “Có tiền mua tiên cũng được” đó sao? V́ vậy, không ít người đă bằng mọi cách làm sao cho có nhiều tiền. Họ chỉ chú tâm vào việc làm ra tiền mà không hề quan tâm đến những thứ khác.

    Đành rằng trong cuộc sống, tiền là một yếu tố không thể thiếu, ai cũng cố gắng làm ra tiền để nuôi sống ḿnh và gia đ́nh, nhưng không phải v́ thế mà xem những thứ khác kém quan trọng. Chẳng hạn như thời gian gần gũi con cái, chăm sóc gia đ́nh, chia sớt vui buồn với những người thân. Hoặc tạo nhiều dịp để vợ chồng, con cái nghỉ ngơi, cùng nhau chơi đùa... đó là một cuộc đầu tư để có được thứ tài sản quư giá hơn bạc triệu.

    Có nhiều người khi con c̣n nhỏ, họ đặt kế hoạch làm việc cật lực, không nghỉ ngơi, với mục đích lo cho con ăn học tới nơi, tới chốn. Năm mười năm sau, con cái đă thành tài, ra trường có công ăn việc làm đầy đủ, nhưng họ vẫn không dừng lại mà vẫn say mê kiếm tiền với một lư luận khác là kiếm tiền lúc này là để hưởng thụ khi về già. Họ keo kiệt từng đồng, từng cắc với người chung quanh, với người giúp việc -nếu họ là chủ nhân. Họ đâu biết rằng tuổi già đang lởn vởn trước mặt, bệnh tật, tai nạn đang ŕnh rập trên từng bước đi. C̣n chưa tính những rủi ro kinh tế như người kể câu chuyện trên. Và rồi trong thoáng chốc bỗng trở thành trắng tay mà t́nh cảm với gia đ́nh, người thân, bạn bè cũng chẳng có.

    Một người cha là nhà kinh doanh thành đạt kể lại tâm sự của ông rất đáng cho chúng ta suy nghĩ. Khi cậu con trai tám tuổi đ̣i ông dẫn đi câu cá, lúc đó ông bận bịu với công việc nên đă hẹn lần, hẹn lữa với đứa con. Thời gian qua như vó câu, suốt tám năm miệt mài với công việc, tiền bạc rất dồi dào, ông nghĩ rằng đă tới lúc nên nghỉ ngơi để chơi với con cái. Một ngày cuối tuần, ông nói với con: “Này, hôm nay bố muốn đi câu cá với con, con sẵn sàng chưa?”. Cậu con trai lúc đó đă mười sáu tuổi, lạnh lùng trả lời rằng: “Xin lỗi bố, con đă có hẹn với bạn con và con c̣n nhiều việc phải làm lắm”. Ông cảm thấy một sự mất mát lớn lao mà không thể dùng tiền để mua lại được.

    Vào đầu thập niên 1990, hầu hết người ta đều mơ ước được làm việc trong lănh vực công nghệ cao, lương bổng hậu, mua nhiều cổ phiếu để mau chóng trở thành triệu phú. Ngày nay, nhiều người ở Mỹ đang có khuynh hướng t́m một việc làm tuy lương ít nhưng có nhiều thời gian để chăm lo gia đ́nh con cái. Công việc và gia đ́nh được họ xem nặng như nhau.

    Một cuộc thăm ḍ dư luận của tạp chí American Demographic được tiến hành sau ngày 11/9 cho thấy:

    - 77% dân chúng ở Mỹ muốn có nhiều thời gian hơn cho gia đ́nh.

    - 19% cho rằng tiền bạc là quan trọng hơn.

    Gần đây, một cuộc điều tra của Ranstad cho thấy 70% người được hỏi, đều cho rằng gia đ́nh là ưu tiên một, so với con số 54% của cuộc điều tra năm 2000.

    C̣n bạn, bạn nghĩ sao? Bạn có dành th́ giờ để đầu tư vào những của cải không bao giờ hư nát hay mất giá không? Đó là những thứ của cải vẫn nguyên vẹn dù bạn có mất việc làm, dù bạn đang bệnh tật hay đang hấp hối trên giường bệnh, bạn vẫn hạnh phúc v́ có nó. Đó là t́nh yêu thương trong gia đ́nh, vợ chồng, con cái, bằng hữu... mà bạn đă dành th́ giờ để “đầu tư” trong cuộc sống.

  6. #16
    Member Nguyễn Mạnh Quốc's Avatar
    Join Date
    25-03-2011
    Posts
    4,374

    những mảnh đời... tỵ nạn.mỗi người mỗi cảnh..

    Cảm ơn tác giả bài viết đă nói lên tâm sự và cái (feed back) của cuộc sống. Sau khi đọc xong, nmq ( xin phép bạn đọc..).. một lần nữa cảm ơn hiền thê Tường Vân... một bà mẹ VN biết suy nghĩ và hy sinh trọn vẹn cho các con, cho gia đ́nh. Dù các con không có cha bên cạnh".lư do;,nmq đi học tập ".
    TV đă vững vàng trước mọi sóng gió, dẫn dắt đàn con, cháu..thành nhân, thành công có sự nghiệp tuy không giàu có tiền bạc rủng rỉnh, nhưng không bao giờ thiếu, chưa bao giờ phải vay nợ.(ngoại trừ mortgage, mua xe.).. nay đến chắt.. mỗi người một nhà nhưng cùng gần cận một quartier.. chiều tối là bày đàn về nhà... các cháu nó bảo... về nhà có bà nội ngoại lo..
    Đông vui... "như tre có bụi"./. nmq

  7. #17
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Những Mănh Đời Tị Nạn
    Người vợ đảm đang

    Phạm Thành Châu

    Ở hải ngoại, ông Việt Nam nào có phước lắm mới có được vợ Việt Nam. Người đàn bà Việt Nam là biểu tượng của người vợ hiền, đảm đang, chung thủy, tiết kiệm ... là tấm gương sáng cho tất cả phụ nữ khắp thế giới noi theo. Vợ tôi lại là tấm gương sáng nhất trong các tấm gương sáng đó. Nói vậy để quí vị biết là tôi hạnh phúc, sung sướng đến cỡ nào! Nếu kể ra đây tất cả các đức tính cao quí của vợ tôi, sợ quí vị không có th́ giờ đọc, nên tôi xin đơn cử một đức tính mà bà Việt Nam nào cũng có, đó là tính tiết kiệm.



    Nhưng tiết kiệm là ǵ?



    Là đọc báo mà thấy chợ nào có bất cứ món ǵ "xeo" (on sale) là chạy đi mua ngay (kẻo hết). Có những ngày chủ nhật, vợ tôi kêu tôi dậy từ sáng sớm, đi giáp ṿng các chợ có hàng "xeo", đến chiều th́ vừa đầy chiếc xe van. Tôi phải vác vào, chất đầy nhà, đến độ muốn vào nhà, tôi phải leo qua những bao gạo hiệu con voi, con cá, con chuột; leo qua những thùng nước mắm hiệu một con cá, hai con cua, năm con bạch tuột; ḅ qua những thùng dầu bắp, dầu đậu nành, những thùng ḿ gói, bột, đậu, đường, rồi khăn tắm, khăn trải giường, đồ chùi son nồi, kem đánh răng ... (dĩ nhiên tất cả đều quá hạn expired date). Xin quí vị tưởng tượng đến một cái kho tích trữ đồ cứu trợ băo lụt miền Trung chất tùm lum, vất bừa băi khắp nơi là biết ngay. Nhưng không phải đầy nhà rồi th́ ngưng đi mua "xeo" đâu. Vẫn tiếp tục. Vợ tôi giải thích cho tôi biết "Một bao gạo tiết kiệm được một đô. Một trăm bao, tiết kiệm được bao nhiêu? Ông tính đi!" Tôi làm bộ kinh ngạc "Một trăm đô! Tôi đâu có ngờ. Tưởng chỉ một đô, mà thành trăm đô. Bà coi báo, xem c̣n chợ nào "xeo" th́ nên mua về, để dành. Kinh tế suy thoái, tiết kiệm được đồng nào quí đồng đó". Vợ tôi khoái lắm nhưng làm vẻ nghiêm trang "Ông thử đi mượn một đô xem có ai cho mượn không?. Phải tiết kiệm từng đồng, để khi cần th́ có mà đem ra xài"

    Chuyện các báo đăng hàng "xeo" th́ vợ tôi rành lắm, chợ nào, xa cách mấy vợ tôi cũng biết rơ đường đi lối về (để chỉ đường cho tôi), trừ những chợ mới khai trương, vợ tôi không biết đường, phải hỏi các bà bạn. Với tôi, muốn đến đâu, giở bản đồ ra là biết hết, nhưng tôi đâu có dại. Có biết, tôi cũng lắc đầu, để khỏi chở bả đi, hơn nữa, phải để bả hỏi bạn bè rồi bả chỉ đường, bả mới lên mặt được! Thương vợ th́ phải làm sao cho vợ lúc nào cũng giỏi hơn ḿnh, thông thái hơn ḿnh.

    Sau đây là một chuyện điển h́nh về một buổi đi chợ mua hàng "xeo" của vợ tôi. Tôi kể trên báo nầy cho quí vị nghe mà không sợ bị vợ đánh đập v́ vợ tôi, hễ cầm đến tờ báo là t́m mấy trang quảng cáo có hàng "xeo", cắt "cúp-bon" (coupon) để dành, ngoài mục hàng "xeo", báo có đăng tin trời sụp bả cũng không "ke" (care).

    Tiểu bang Virginia, nơi tôi ở, nếu kể cả các vùng phụ cận như thủ đô Washington D.C., tiểu bang Maryland th́ có khoảng bốn chục ngh́n người Việt, nhưng không biết cơ man nào là chợ Á Đông, là những chợ bán đủ thứ, kể cả những món mà chợ Mỹ không có như mắm ruốc, mắm bồ hóc (brohoc), mắm nêm ... là những thứ mà mở ra th́ người Mỹ bỏ chạy, tưởng là bom bẩn của bọn khủng bố. Kể ra, có một chợ Á Đông gần nhà cũng tiện, cần ǵ, chỉ lái xe đi mươi phút là có ngay. Nói là "chợ" nhưng sự thực là một tiệm chạp phô lớn, kiểu siêu thị nhỏ ở Việt Nam, do một gia đ́nh, thường là người Tàu Chợ Lớn, đứng ra kinh doanh.
    Khoảng mấy năm trở lại đây, thấy dễ ăn, người Tàu (Đài Loan, Trung Cộng), người Đại Hàn (Nam Hàn) nhảy ra lập công ty, mở những chợ đồ sộ, ǵ cũng có, giá rất rẻ để thu hút khách hàng và để "lấy thịt đè người", cố giết chết những tiệm chạp phô của người Á Đông. Quả nhiên, các tiệm chạp phô nầy chết dần, như cây thiếu nước, héo tàn, sống lây lất hoặc dẹp tiệm.
    Hiện nay th́ chợ Đại Hàn bành trướng khắp nơi, thu hút chẳng những khách Á Châu như Lào, Thái, Miên và cả người Ấn Độ, Phi Châu, Nam Mỹ v́ giá rẻ hơn các chợ Mỹ, tuy phẩm chất hàng hóa thường quá tệ. Nhưng những di dân, rất dễ tính, miễn rẻ là được.
    Nói chuyện đi chợ xứ Mỹ nầy th́ bà nào cũng giống nhau. Quí bà sai quí ông đi chợ về là bị quí bà đem cái "ŕ-xít" (receipt) ra đọc, nếu thấy bị ăn gian th́ đay nghiến cả tháng trời, v́ các ông mua ǵ cũng không bao giờ nh́n đến cái "ŕ-xít". Với các bà th́ đừng ḥng. Bà nào vào chợ, bốc món nào bỏ vô xe đẩy là nhớ cái giá như gơ vào máy tính trong đầu. Đi một ṿng, ra chỗ trả tiền, các bà đă tính nhẩm ra ngay tổng số tiền phải trả. Khi người ta chọt giá món hàng vào máy tính tiền là các bà đứng nh́n không rời mắt, thấy khác lạ là chận lại ngay, đừng ḥng ăn gian.
    Chưa xong đâu, đi chợ về, các bà c̣n lục mấy cái "ŕ-xít" cũ ra để so sánh giá cả từng món hàng. Chợ nào bán mắc hơn, chỉ vài "xen" (cent: xu) là các bà nhảy nhỏm lên như bị kim châm vào mông, rồi gọi ngay đến bà bạn c̣m ṛm và khuyến cáo. "Chị Như Quỳnh đó hả? Em là Tuấn Vũ đây. Em mới đi chợ A. về. So lại mấy cái "ŕ-xít" của các chợ khác mới ḷi ra bị nó bán cắt họng. Chị nghĩ coi. Nó bán bó hành tới năm mươi "xen" trong khi chợ B. chỉ bán có bốn tám "xen". Chị đừng đi chợ đó nữa nghe chị! Chủ nhật nầy chị có đi chợ C. không? Nghe chị Thái Ḥa nói có bán trứng "xeo", hai mươi "xen" một hộp. Em sẽ gọi chị đi chung cho vui, nếu em không đi được, chị mua giùm em hai chục hộp trứng nghe".

    Tôi không dám có ư kiến! Bả cấm cha con tôi ăn trứng v́ nhiều cà-rôn (cholesteron), lại đi mua trứng ung về làm ǵ không biết"

    Một buổi sáng chủ nhật, tôi đang lơ tơ mơ trên giường th́ vợ tôi cất giọng the thé "đi chợ".Tôi vùng dậy, chạy u vô pḥng vệ sinh, đánh răng, rửa mặt, mặc quần áo, mang giày, lấy ch́a khóa xe ra ngồi trên thềm nhà chờ vợ. Độ hai giờ sau, trang điểm xong, vợ tôi ỏng ẹo đi ra, tôi chạy ra xe, mở cửa cho người đẹp lên ngồi rồi mới lên xe mở máy, chờ lịnh vợ. Vợ tôi ra dấu ra đường, tôi cho xe chạy từ từ. Vợ tôi móc "xeo phôn" (cell phone): "A lô! Chị Tuấn Ngọc đó hả? Em là Tuấn Vũ đây. (Tôi xin giải thích là "chị Tuấn Ngọc" không phải là ca sĩ Thái Thảo - vợ Tuấn Ngọc - và vợ tôi cũng không phải ca sĩ Tuấn Vũ. Hễ bà nào mê ca sĩ nào th́ tự xưng nghệ danh ca sĩ đó. Có dịp tôi sẽ kể về các bà "ca sĩ dỏm" nầy cho quí vị nghe). Dạ. Chị chỉ giùm em đường đến chợ "Mạt-lo" (Martlow). Chợ mới khai trương, em không biết đường. Ông xă em hả? Con gà rù chị ơi, làm sao biết đường! Đi đâu em cũng phải chỉ đường phát mệt. Em nghe chị Ngọc Hạ nói ở đó có "xeo" gạo Hoàng Gia, rẻ được năm mươi "xen" (cent), c̣n nước mắm, trứng, nhiều thứ lắm. Phải không chị? Bây giờ chị chỉ đường cho em nghe! Dạ. Từ nhà em đi thẳng trên đường Men-Rít (Main street), qua bảy cây đèn (vợ tôi ra dấu cho tôi tiếp tục chạy tới). Sao chị? Thấy Mắc-đó-nơ (McDonald) quẹo phải, năm cây đèn nữa, thấy "Xe-vờn I-le-vờn" (tiệm Seven Eleven) quẹo trái. Sao nữa chị? Rồi mười lăm cây đèn nữa th́ thấy bảng "Mạt-lo". Chị nói sao? Từ nhà chị đến đó chín mươi "may" (mile). Nhà em gần nhà chị th́ cũng khoảng đó. Hơi xa, nhưng không sao, bữa nay nghỉ làm, em đi tới chiều cũng không sao. V́ gia đ́nh, v́ chồng con, ḿnh phải hi sinh, xoay xở, dè xẻn từng "xen", vậy chớ mấy ông chồng đâu có hiểu, thấy vợ tiết kiệm th́ mỉa mai. Ông xă chị cũng vậy hả? Đúng rồi! Chỉ biết cà phê cà pháo với nhau, nói chuyện tầm bậy, tầm bạ th́ giỏi lắm nhưng về nhà th́ vô dụng hết sức. Cám ơn chị. "Ô-mây-gạt" (Oh, My god) Em chạy qua được mấy cây đèn rồi cũng không nhớ nữa! Dạ, "bai" (bye) chị"

    Vợ tôi bỏ "phôn" (phone) vào xách tay, hỏi tôi "Ông đă biết đường chưa? Hay phải chờ tôi chỉ đường?" Tôi làm vẻ ngoan ngoăn "Bà nói chuyện, tôi phải chú ư nghe để nhớ đường chớ" Bả nh́n tôi cười, giọng kẻ cả "Tôi hỏi người ta cốt cho ông nghe để ông nhớ mà đi cho đúng đường" Tôi nói vậy cho bả không nghi ngờ chứ chợ nầy tôi đă đến nhiều lần rồi. Tôi c̣n biết đi đường tắt cho khỏi kẹt xe nữa. Đó là nhờ cô "Trít" (Trish Thùy Trang dỏm).

    Cô "Trít" nầy là bạn vợ tôi, thỉnh thoảng các bà tụ tập đến nhà cô "Trít" để hát "ca-ra-ô-kê" (karaoke), tôi chở vợ tôi đến và làm khán giả. Là khán giả duy nhất nên hay dở ǵ cũng phải "xin một tràng pháo tay thật lớn". Quí vị tưởng tượng xem. Một buổi tŕnh diễn văn nghệ, ca sĩ th́ nhiều mà khán giả chỉ ḿnh tôi nên nhiệm vụ của tôi thật nặng nề. Tôi vỗ tay đến độ phải đi bác sĩ để "băng bột", nhưng hễ thấy tay tôi vừa khỏi là tổ chức "ca-ra-ô-kê" (karaoke), để tôi làm khán giả, lại "một tràng pháo tay thật lớn", lại đi bác sĩ! Nhưng tại sao chỉ ḿnh tôi là khán giả? Chồng mấy bà kia đâu? Mấy ông kia khôn hơn tôi và có lẽ ít sợ vợ hơn tôi, nên chở vợ đến nhà cô "Trít" là vất vợ đấy, lái xe chạy mất tiêu. Tôi mà làm như thế th́ có nước ngủ ngoài đường. Trường hợp cô "Trít", tôi có âm mưu, nên khi cô hát, tôi vỗ tay hơi nhiều một chút, chỉ vài lần đặc biệt thôi là cô "Trít" hiểu liền, chờ vợ tôi quay đi là cô ta tặng riêng cho một nụ cười và một cái liếc mắt t́nh tứ, xiêu đ́nh đổ quán. Khi cô đến, đưa bánh hay mời trà, b́nh thản hỏi chuyện ǵ đấy nhưng lại đụng chân vào đùi tôi. Xin thưa là cô nầy đẹp nhất trong các bà, người cao ráo, chân tay ngon lành, thân thể mát mẻ và đặc biệt là ở tuổi hồi xuân mà không có chồng. Thế nên mỗi khi chúng tôi, làm như vô t́nh, đụng chạm nhau th́ tôi như bị điện giật, tê tái cả người. Chỉ cần tả chừng đó thôi cũng đủ cho quí ông thông cảm và quí bà (độc giả) biết ngay là sau đó chuyện ǵ sẽ xảy ra. Nhưng vợ tôi th́ không biết. Chẳng ai biết! Vậy mới là chuyện hay! Nhưng tôi cũng xin thưa là t́nh cảm giữa tôi và cô "Trít" nầy hoàn toàn ngây thơ, trong trắng.

    Mỗi thứ hai, tôi xin với xếp về sớm một giờ, ghé nhà cô "Trít" để vấn an cô và để góp ư với cô về cách ăn mặc, sao cho giống ca sĩ thần tượng (Trish Thùy Trang) của cô để chuẩn bị cho buổi "ca-ra-ô-kê" (karaoke) sắp tới.
    Buổi gặp gỡ diễn ra như sau. Cô mở cửa đón tôi, chúng tôi cúi chào như mấy người Nhật đóng phim (nhưng cô mặc đồ ngủ chứ không mặc kimono) rồi cô bước lùi nhường lối cho tôi vào nhà, mời tôi ngồi xuống xa-lông, đối diện với cô. Cô rót trà mời tôi. Chúng tôi uống trà và tṛ chuyện. Xong tuần trà, cô vào pḥng (tôi vẫn ngồi yên, không theo cô vào pḥng cô), thay trang phục giống như cô Trish Thùy Trang (thật) thường mặc khi tŕnh diễn, đi ra, xoay người mấy ṿng, tôi cho ư kiến. Dĩ nhiên tôi phải khen nức nở. Cô lại vô pḥng, thay trang phục khác để tôi tiếp tục khen ... Một giờ sau, tôi cáo từ. Chúng tôi lại cúi chào theo kiểu Nhật. Tôi bước lùi ra cửa. Lại cúi chào nhau lần nữa, rồi tôi lên xe. Đọc đến đây, quí bà sẽ lắc đầu c̣n quí ông th́ xùng gan "Vừa thôi! Xạo vừa thôi. Cúi chào kiểu Nhật, khen áo quần đẹp, uống trà suốt một giờ rồi đứng lên ra về. Vậy ông đến làm ǵ?" Tôi đă thưa là t́nh yêu của chúng tôi thanh cao, trong trắng như thuở học tṛ mà!

    Tôi có nói, tôi biết đường là nhờ cô "Trít" nầy, v́ nhà cô gần chợ "Mạt-lo" và v́ cô có thói quen, thỉnh thoảng, cô gọi điện thoại, bắt tôi đến nhà cô ngay tức th́, để đưa cô đi chợ! Tôi đang làm việc, lại xin phép xếp đi nửa giờ. Nhưng đến nơi, chúng tôi chỉ cúi chào nhau theo kiểu Nhật, ngồi (yên) uống trà độ nửa giờ rồi chia tay chứ không đi chợ. B ao giờ cũng thế. Thực ra, tôi có đưa cô Trít đi chợ "Mạt-lo" đó mấy lần (trong lúc vợ tôi c̣n ở sở làm) nên tôi biết rành chợ nầy lắm.

    Xin trở lại chủ đề "tiết kiệm" của vợ tôi.
    Tôi lái xe đến đúng chợ "Mạt-lo" nhưng làm bộ không thấy cái bảng hiệu nên cứ chạy thẳng để vợ khỏi nghi và để cho bả "ta đây" biết đường. Bả la lên "Yêu thơn! Yêu thơn!" (U-turn). Tôi làm như phục tài bả, ngoan ngoăn trở đầu xe. Xe vào sân chợ, vừa ngừng là vợ tôi phóc xuống, ra lịnh "Tôi một xe (xe đẩy). Ông một xe". Tôi hiểu ngay. V́ trong quảng cáo, có những món hàng "xeo" bị giới hạn số lượng cho mỗi khách hàng. Tôi mua riêng, vợ tôi mua riêng, như vậy sẽ mua được gấp đôi. Vợ tôi cầm tờ quảng cáo hàng "xeo" đi vào chợ, vừa đọc vừa dáo dác t́m. Tôi đẩy xe theo sau. Hễ bả bỏ vào xe đẩy của bả hai chai nước mắm hiệu con chuột th́ bỏ vào xe tôi hai chai; xe bả năm thùng ḿ ăn liền hiệu con cóc th́ xe tôi cũng có năm thùng; mười hộp trứng gà (ung) th́ tôi cũng có như thế ... Đến chỗ bán gạo "xeo", chúng tôi phải chờ. Một dọc, cả chục bà đang chờ đến lượt để h́ hục vác gạo bỏ lên xe đẩy. Hầu hết là các bà Việt Nam. Bà nào cũng có một ông chồng với một xe đẩy riêng. Nếu dịp khác, các bà sẽ chào hỏi, chuyện tṛ rôm rả, nhưng lúc nầy th́ tinh thần các bà rất căng thẳng, mắt đăm đăm nh́n đống gạo "xeo" đang vơi đi với tốc độ chóng mặt, khiến các bà cũng chóng mặt theo. Nếu ở Việt Nam, các bà đă xốc tới, huưch người nầy, lấn người kia để đến gần đống gạo, nhưng v́ ở Mỹ nên các bà đành hậm hực nhích từng bước, ḷng lo lắng, không biết đến lượt ḿnh có c̣n gạo không? May sao, đến lượt chúng tôi, gạo vẫn c̣n nhiều. Chúng tôi đẩy xe ra quày tính tiền. Biết tôi vô sản, vợ tôi lén nhét cho tôi tờ trăm đô và dặn nhỏ, không cho cô tính tiền nghe, sợ bị làm khó dễ "Mua xong, đưa lại tiền thối cho tôi".

    V́ gạo mua "xeo" đó hiệu Hoàng Gia (Royal Rice) là gạo rất đặc biệt (theo như quảng cáo), rất quí hiếm nên vợ tôi nảy ra sáng kiến. Mua xong chúng tôi ra xe nhưng vợ tôi không cho tôi nổ máy xe. Ngồi một lúc, bả ra dấu, chúng tôi bước xuống, vào chợ lần nữa, mỗi người một chiếc xe đẩy, nhưng bả bảo phải đi cách xa ra để người ta không biết, tưởng ḿnh là khách mới vào. Bả đi thẳng đến hàng gạo và chúng tôi sắp hàng nối đuôi với những người khác. Nhưng vừa đến lượt th́ gạo hết. Vợ tôi nổi sùng, đến ban quản lư khiếu nại. Bả to tiếng bằng tiếng Anh, ban quản lư v́ kém sinh ngữ, không biết bả nói ǵ nhưng hiểu ngay, vội đưa bả vào kho chứa gạo. Một cái kho mỗi bề ít ra cũng một trăm mét, chất thứ gạo Hoàng Gia đó tới nóc. Ông quản lư hỏi vợ tôi có cần th́ ông ta cho xe tải chở đến nhà, mấy trăm bao cũng có, đă bán giá "xeo" lại được "đít-kao" (discount) nữa. Vợ tôi cười hỉ hả, chỉ nhận có hai chục bao. Công nhân chất gạo vào sau xe cho chúng tôi. Bữa đó, chiếc xe van đời Bảo Đại của chúng tôi bị một phen quá tải. Nó xịt khói tùm lum, gầm rú như xe tăng, mà chạy như xe ḅ, nhưng cũng lết được về nhà. Tôi cũng bị một trận quá tải v́ vác gạo vô nhà, muốn xỉu v́ kiệt sức nhưng tôi vẫn vui vẻ v́ đă giúp vợ thực hành tiết kiệm cho gia đ́nh.

    Về nhà vợ tôi đem cái "ŕ-xít" ra tính toán và hí hửng bảo tôi "Rẻ được hai mươi đô". Tôi định nhắc bả nhớ là lái xe đi, về gần hai trăm miles, đổ hai lần xăng, mỗi lần bốn mươi đô, nhưng sợ bả giận, tôi làm thinh.

    Vợ tôi bắt phải để thứ gạo Hoàng Gia đó vào một chỗ riêng. Tuần sau là đưa ông Táo về trời rồi nên vợ tôi gọi điện thoại đến các bà bạn, hỏi ai chưa mua được gạo Hoàng Gia th́ bả tặng một bao "Ăn lấy thảo, tiền bạc chẳng bao nhiêu. Chị trả tiền em giận chị". Tôi có nhiệm vụ chở thứ gạo Hoàng Gia đó đến nhà quí bà. Các ông chồng của quí bà ra vác vào. Ông nào cũng ngoan ngoăn, hiền lành như tôi nhưng chúng tôi biết nhau quá rơ. Trông cù lần, con gà chết như thế chứ ông nào cũng thủ đắc vài con mèo để rảnh rỗi đi ngắm mèo giải sầu. Dĩ nhiên là những con mèo cô đơn kiểu như cô Trít của tôi. Tôi cũng nhân dịp vợ sai chở gạo Hoàng Gia tặng cô "Trít", trên đường đi, tôi gọi cho vợ tôi báo là dọc đường có "tai nạn xe khủng khiếp quá, đường bị kẹt, cả giờ sau chưa chắc đă đi được!" Vậy là tôi đến "với" cô "Trít" cả giờ mà vợ tôi không nghi ngờ.

    Chiều hăm ba tháng chạp âm lịch, là ngày đưa ông Táo về trời. Tôi đi làm về sớm. Vợ tôi gọi điện thoại, bảo mở bao gạo Hoàng Gia ra, nấu nồi cơm để bả về cúng đưa ông Táo.
    Tôi mở bao gạo, lấy cái lon nhựa, đong ba lon vào nồi cơm điện như vợ dặn rồi bưng nồi đến ṿi nước, mở nước để vo gạo. Nước vừa ngập gạo th́ không biết đâu ra những con vật bé tí, nhỏ hơn hạt mè, đen thùi nổi lên, ngọ ngoạy, dính chùm nhau, đen kịt mặt nước. Ba lon gạo Hoàng Gia, e có đến một lon những con mọt đen đó. Tôi dùng tay gom được một nạm đầy mọt, bỏ thùng rác rồi quậy gạo, chúng lại nổi lên. Tôi mở nước, nghiêng nồi cho chúng trôi ra với nước. Làm vài chục lần th́ chúng trôi ra gần hết.
    Tôi bưng nồi cơm để vào cái nồi lớn, đậy nắp, mở điện lên nấu. Bỗng thấy nhột ở cổ, tôi đưa tay lên găi và vuốt. Trong tay tôi có mấy con mọt đen. Tôi đến chỗ bao gạo Hoàng Gia đă mở th́ thấy chúng ḅ ra, bám đen cái bao ni lông trắng. Nhiều con cất cánh bay lên. Tôi nh́n lên tường. Bốn bức tường quanh nhà đen nghịt những sinh vật bé tí đó. Tôi lấy dao rạch tiếp mười mấy bao gạo Hoàng Gia c̣n lại, mở banh ra. Bao nào cũng đầy mọt đen. Chúng ḅ ra, bay lên, giống như ta đốt giấy, những tro giấy màu đen bay lên theo ngọn lửa.

    Tôi ra hiên nhà ngồi găi và bắt những con mọt đen đang ḅ lung tung trong áo, trên cổ, đặt chúng lên bàn tay, ngắm chúng để chờ vợ tôi về.

  8. #18
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Tô Kiều Ngân, từ đời lính đến Tao Đàn

    - Văn Quang

    Lâu lắm rồi, tôi không gặp anh Tô Kiều Ngân, mặc dù chúng tôi cùng ở chung một thành phố Sài G̣n. Tin anh từ trần vào ngày 20 tháng 10 vừa qua khiến tôi ngỡ ngàng. Sau khi xác nhận, tôi gọi điện thoại cho Huy Sơn ở Mỹ trước tiên v́ Huy Sơn và Tô Kiều Ngân cùng tôi từng có thời gian dài làm việc chung trong ṭa soạn 3 tờ báo của Quân Đội, là bán nguyệt san Chiến Sĩ Cộng Ḥa, nguyệt san Phụng Sự và tuần báo Thông Tin Chiến Sĩ.


    Sau này Huy Sơn được chuyển sang Bộ Tư Lệnh Không Quân làm tờ báo Lư Tưởng với Hoàng Song Liêm. Sau khi ở tù cải tạo ra, Huy Sơn đi Mỹ theo diện HO.
    Tô Kiều Ngân và tôi không đi theo diện HO, mỗi người có một lư do riêng. Tô Kiều Ngân ở lại, có gia đ́nh vợ con, có nhà cửa đàng hoàng. C̣n tôi lông bông ở trọ, ở chui hết trong chợ Bàn Cờ đến Trương Minh Giảng rồi đến chợ An Đông, cuối cùng về cái chung cư Nguyễn Thiện Thuật và là “dân ABC đi ở thuê” với bốn năm cái “không”. Vợ con đi tuốt hết nên trở thành độc thân thứ thiệt, không đồng xu dính túi, không bạn bè, không nghề ngỗng ǵ mặc dù qua 12 năm, 2 tháng 26 ngày ở “trại cải tạo”, tôi trồng rau muống rất giỏi. Khối đội phải nhờ tôi đến gieo hạt rau muống cho khu ruộng mới. Tôi gieo hạt đều lắm và... có tay nên ruộng nào cũng tốt. Thế mà về Sài G̣n thất nghiệp nặng. Tôi cứ nh́n mấy cài hè phố mới được đào xới lên để lát gạch mới, và ước ao rằng chỗ đó cho tôi trồng rau muống th́ thành phố không thiếu rau. Cái ước mơ thật ngu xuẩn, vậy mà khi c̣n ở trong cái gọi là “trại cải tạo”, đôi khi tôi lại cho điều đó có thể thành sự thật! Bởi 12 năm, người ta dạy chúng tôi được có thế thôi và thành phố vào những năm đó toàn dép lốp, nón cối làm chuẩn th́ việc trồng rau ở hè phố gọi là “tăng gia sản xuất” cũng có thể được lắm chứ. Hè phố là một sự “lăng phí của bọn tư sản”. Ư nghĩ chưa hẳn là hoàn toàn ngu xuẩn.
    Tôi không rơ anh Tô Kiều Ngân được tha về năm nào và cũng không biết anh ở đâu. Cái ngơ Phan Văn Trị, nơi anh ở trước kia, tôi có đến một hai lần, nhưng không chắc anh c̣n ở đó không. Sau này tôi mới biết tin anh ở mạn B́nh Thạnh và rất ít khi lên trung tâm thành phố gặp bạn bè. Anh có những nơi vui chơi riêng ở miền “ngoại ô”. Cho đến khi vợ chồng anh Trần Thiện Hiệp tổ chức kỷ niệm lễ thành hôn vàng bạc 40 hay 50 năm ǵ đó, khoảng năm 2007-2008 tôi mới gặp lại Tô Kiều Ngân. Anh có vẻ khỏe mạnh hơn lần cuối chúng tôi gặp nhau trong “trại cải tạo” ở Sơn La, vào khoảng năm 1977-78.

    Mừng cho người chết trong nhà tù “cải tạo”
    Anh Tô Kiều Ngân không ở cùng trại tù với tôi, anh đi “lao động” bị ngă găy tay, phải đưa về trạm xá gần trại giam tôi ở từ năm 1976 khi được đưa ra Sơn La “học tập”. Dịp đó, nhạc sĩ Thục Vũ, tên thật là Vũ Văn Sâm, ở cùng đội trồng rau với tôi, anh bị đau gan đến vàng mắt. Ban đầu c̣n được ở lại trại, không phải đi lao động. Tôi có nhiệm vụ “thó” một ít rau sống, cung cấp cho anh hằng ngày. Nhưng khi bệnh t́nh quá nặng, Thục Vũ được đưa sang bệnh xá. Nói là bệnh xá, chứ ở đây cũng chẳng có thuốc men ǵ chữa chạy cho bệnh nhân. Thậm chí mỗi lần lên khám bệnh xong, anh y tá bôi cho tí dầu cù là vào tay rồi bảo về uống đi hoặc nằm ngửa cổ ra để “cán bộ y tế” nhỏ cho vài giọt nước củ tỏi vào mũi. Thế là xong. Bệnh nhân nặng chỉ c̣n việc nằm chờ chết. Thục Vũ cũng ở trong trường hợp ấy.
    Một buổi sáng sớm, tôi đang lúi húi trồng luống su hào, bỗng thấy bên ḿnh có cái ǵ kêu phần phật. Từ từ ngước lên, tôi thấy một mảnh quần trây-di rách bị gió thổi bay lắc lư làm nên tiếng động nghe cũng... vui tai. Tôi nhận ra ông Phan Lạc Phúc, khoác chiếc áo trây di cũng tả tơi “đồng bộ” với cái quần rách. Nước mắt ông Phúc chảy rất chậm trên mặt, ông nghẹn ngào cất tiếng:
    - Thằng Sâm chết ở bệnh xá đêm qua rồi.
    Tôi lặng người, bởi mới hôm qua, tôi lẻn sang bệnh xá thăm, Thục Vũ đưa cho tôi hai gói thuốc lào nhỏ, anh nói: “Tôi mệt không hút thuốc được nữa”. Ngồi nói chuyện vài phút, anh Tô Kiều Ngân ở trạm xá này cũng đến ngồi chơi. Tôi thấy Thục Vũ vẫn c̣n khỏe, vậy mà đêm qua đă ra đi.
    Sau đó, anh Tô Kiều Ngân nói với tôi lời an ủi đúng nhất, ngắn nhất và cũng bi thảm nhất: “Mừng cho nó, từ nay nó không c̣n biết đói rét và không ai hành hạ được nó nữa”.

    Đám tang Thục Vũ, h́nh ảnh bi thảm nhất trong cuộc đời chúng tôi
    Nhưng vào buổi chiều năm 1977, khi đồi núi Sơn La bắt đầu chạng vạng, chúng tôi đang làm những công việc cuối cùng ở vườn rau th́ bất chợt nh́n sang lối ra từ bệnh xá một khung cảnh hết sức đau ḷng. Trên con đường đá cũ nhỏ, ṿng theo sườn núi cao vút chập chùng, cách vườn rau là cái ao, đám tang bắt đầu di chuyển chậm chạp. Hai anh cai tù vác súng AK đi đầu, theo sau là một anh tù cầm vài nén nhang, đến 4 anh tù khiêng cỗ quan tài mộc, sau cùng lại là 2 anh cai tù vác súng AK. Suốt con đường dài âm u đó, chỉ có đám người ấy lặng lẽ chuyển động như những bóng ma.
    Ở vùng đồi núi bóng tối đổ xuống rất nhanh, mang theo sương mù mỏng giăng ngang triền dốc dựng đứng như những bức tường đá của nhà giam thiên nhiên, chẳng cách nào thoát ra được. Chúng tôi biết chắc đó là đám ma Vũ Văn Sâm, tức nhạc sĩ Thục Vũ. Tất cả hơn ba chục tù nhân trong đội rau đứng ngẩn ra, dán mắt nh́n theo cái đám ma thê thảm ấy. Ông Phan Lạc Phúc đến bên tôi, không nói lời nào, quay mặt đi giấu nước mắt. Nh́n sang phía bên trạm xá, Tô Kiều Ngân và mấy anh bác sĩ trẻ cũng là tù, đứng sau hàng rào kẽm gai cũng ngơ ngẩn. Ngân vẫy tay cho tôi và anh Phan Lạc Phúc chẳng biết để làm ǵ. Là một sự cảm thông tận cùng hay nói lời từ biệt.
    Mấy tay cai tù cũng đứng lặng, nh́n chúng tôi và họ hiểu rằng lúc đó dù bắt chúng tôi thu dụng cụ về trại cũng chẳng ai chịu về, dù có bị bắn tại chỗ. Tất cả đứng như tượng gỗ dơi theo đám tang đi trong buổi hoàng hôn lạnh ngắt, dần khuất vào cuối con đường cong phía chân núi. Sương mù bắt đầu tỏa xuống. Ai đó bỗng cất lên tiếng hát “Sơn La âm u núi khuất trong sương mù. Đoàn thù tha hương cất bước lê trên đường...”. Một bài hát xưa cũ của những nhà cách mạng thương tiếc những chiến sĩ bị giặc bắt cầm tù ở Sơn La. Sao lúc này nó hợp với chúng tôi thế.
    H́nh ảnh cái đám ma Thục Vũ c̣n in đậm trong tâm khảm chúng tôi cho đến bây giờ. Tôi chắc anh Tô Kiều Ngân đến cuối đời cũng chưa quên được h́nh ảnh này. Nó trở thành những kỷ niệm rất riêng nhưng cũng lại rất chung của những ai đă từng sống dở chết dở qua những cái được gọi là “trải cải tạo”.

    Tô Kiều Ngân và binh nghiệp
    Có lẽ nhiều thính giả và độc giả biết đến anh Tô Kiều Ngân qua “Tiếng sáo Tao đàn” hơn là biết đến “đời lính” của anh. Tôi th́ khác, tôi biết anh từ khi cùng làm chung trong mấy tờ báo của quân đội.
    Trở lại chuyện xưa, tôi được lệnh về Nha Chiến Tranh Tâm Lư lúc đó c̣n trực thuộc Bộ Quốc Pḥng, (sau này mới đổi tên thành Tổng Cục Chiến Tranh Chính Trị trực thuộc Bộ Tổng Tham Mưu), từ năm 1957, khi bắt đầu về làm Trưởng Ban Báo Chí (hồi đó chưa được gọi là Pḥng), tôi phụ trách điều hành chung. Hồi đó, anh Tô Kiều Ngân phụ trách tờ báo có tên là Quân Đội, sau này cụ Ngô Đ́nh Nhu yêu cầu đổi tên, nên chúng tôi đề nghị và được chấp thuận đổi tên thành báo Chiến Sĩ Cộng Ḥa, ra nửa tháng một kỳ. Báo dành chung cho mọi quân nhân. Tờ nguyệt san Phụng Sự, dành cho sĩ quan do anh Huy Sơn phụ trách. Ṭa soạn vỏn vẹn chỉ có chừng 10 người, bởi việc ấn loát đă do nhà thầu đảm nhiệm hằng năm. Chúng tôi chịu trách nhiệm biên tập phần nội dung. Ngoài 3 người chúng tôi c̣n có các anh Viêm Hồng, Lư Quảng, Phy Phy... Sau này, khi Cục Tâm Lư Chiến về đường Hồng Thập Tự mới có thêm Huy Vân, Tường Linh, Vũ Công Uẩn. Rồi c̣n có cả anh Đỗ Tốn, tác giả Hoa Vông Vang trong nhóm Tự Lực Văn Đoàn, cũng về làm việc tại Ban Báo Chí. Nhưng ông “công tử con quan” đó chỉ đến cho có mặt rồi lại phóng xe đi. Anh lớn tuổi và cũng là nhà văn thuộc hệ đàn anh, vả lại anh về đó chẳng c̣n bao lâu đến ngày giải ngũ. Sau nữa có thêm Thanh Nam tái ngũ về làm báo Chiến Sĩ Cộng Ḥa cùng chúng tôi.
    Khi mới bước chân vào “nghề làm báo” tôi chỉ là anh viết lách, chưa hề quen với nghề nghiệp này. Công việc mới tuy có thích hợp với khả năng và mong đợi của tôi, nhưng thật ra nghề làm báo chẳng giống nghề viết lách tí nào. Nghề đọc văn người khác, chọn bài và sửa bài không dễ dàng.
    Bạn có biết bài học đầu tiên trong nghề làm báo của tôi là ǵ không? Đó là nghề sửa morrasse, tức là làm “thầy c̣”. Những năm ấy, tất cả báo chí Việt Nam c̣n in typo, sắp chữ bằng tay rồi làm bản kẽm, h́nh ảnh làm cliche cho vào khuôn. Báo Quân Đội không phải kiểm quyệt nên không bị “đục bỏ”. Tuy nhiên, làm thầy c̣ cũng không dễ. Phải biết các kư hiệu thay thế chữ nghĩa. Ngoài ra, c̣n phải biết “dàn trang”, biết tŕnh bày từng bài dài ngắn sao cho đúng khuôn khổ tờ báo... Đó là chút xíu về “kỹ thuật” mà tôi phải học qua các anh Tô Kiều Ngân và Huy Sơn. Tôi và hai anh ấy cùng sửa morrasse, nhưng đến dernière morrasse cho nhà in chạy máy th́ tôi phải kư.

    Tô Kiều Ngân rời khỏi báo Quân Đội
    Cuộc đời binh nghiệp của Tô Kiều Ngân khởi thủy từ khi làm tờ báo Tiếng Kèn của Địa Phương Quân ngoài Huế. Năm 1953, anh được đồng hóa vào quân đội và đưa gia đ́nh từ Huế vào Sài G̣n.
    Chúng tôi cùng làm chung trong Ban Báo Chí từ năm 1957, lúc đó anh mang cấp chuẩn úy. Cho đến khi dọn về Hồng Thập Tự, gần cầu Thị Nghè. Một năm sau, tôi được lệnh đi Quân Khu 3 thành lập Đại Đội Văn Nghệ cho quân khu này dưới quyền tướng Đỗ Cao Trí. Đại đội này có cả sự đóng góp rất quan trọng của nhạc sĩ Anh Bằng.
    Khi Đại đội thành lập xong, đi tŕnh diễn được ở các tỉnh thuộc quân khu, tôi trở lại Nha CTTL. Lúc đó Pḥng Tài Liệu do anh Vũ Quang Ninh làm trưởng pḥng đang thu thập tài liệu để làm cuốn Trăm hoa đua nở về vụ án “Nhân văn giai phẩm tại miền Bắc”. Tôi lại được lệnh về đây phụ giúp anh Ninh thu thập và phân tích những tài liệu này.
    Bỗng một buổi sáng, vào khoảng năm 1960, tôi được lệnh trở lại Ban Báo Chí ngay. Khi trở lại ṭa soạn tôi mới biết anh Tô Kiều Ngân vừa được thuyên chuyển đi đơn vị khác, cũng trong ngành Chiến Tranh Chính Trị (CTCT). Quả thật, tôi không hề biết v́ lư do nào. Có thể v́ nhu cầu công vụ và cũng có thể v́ những lư do khác. Tôi cũng không thể t́m hiểu rơ hơn.
    Anh đến tuổi được giải ngũ năm 1974 khi mang cấp thiếu tá phục vụ tại Pḥng CTCT Trường Vơ Bị Đà Lạt.
    Lúc đó, để đáp ứng quân số tăng, quân đội có hơn một triệu quân nhân, tờ báo Chiến Sĩ Cộng Ḥa phát hành 200.000 số một kỳ, tính ra mỗi tiểu đội được 1 tờ.
    Sau đó, v́ nhu cầu tin tức chiến trường ngày một cao, chúng tôi phải làm thêm tờ Thông Tin Chiến Sĩ, ra khổ lớn hơn, tuần 1 kỳ gồm 8 trang.

    Đến “cuộc chơi” ở Ban Tao Đàn
    Khoảng thời gian tôi và anh Tô Kiều Ngân làm việc với nhau chừng hơn 3 năm và cũng có khá nhiều kỷ niệm của thời trai trẻ.
    Tô Kiều Ngân rất tài hoa và cũng đào hoa, nhưng anh rất ít khi đi ăn chơi cùng chúng tôi. Anh hơn tôi đến 6 tuổi và đă có gia đ́nh nên chơi khác với cánh c̣n “xê li bạt”... Tôi nhớ hồi đó Huy Sơn, Nguyễn Ái Lữ và tôi, c̣n rách như cái mền, nhưng thứ bảy chủ nhật lại ngứa chân muốn đi nhảy. Ông Nguyễn Ái Lữ hiền như bụt, vài lần rủ Tô Kiều Ngân, anh cũng không chịu đi. Anh dành th́ giờ cho ban Tao Đàn.
    Đó là khoảng thời gian từ 1957-1960, anh Tô Kiều Ngân là một trong những nhân vật chủ chốt của Ban Tao Đàn ở Đài Phát Thanh Sài G̣n. Với hơn 20 năm trong cuộc đời quân ngũ (1953-1974) th́ Tao Đàn đối với anh chỉ là một cuộc chơi. Nhưng cuộc chơi ấy lại để lại dấu ấn đậm nét nhất, đáng giá nhất trong cuộc đời anh và thi ca Việt Nam.
    Theo anh Phan Lạc Phúc th́ sự khai sinh và công việc của Ban Tao Đàn rất đa dạng. Xin trích lược bài nhận định của anh Phan Lạc Phúc tức kư giả Lô Răng:

    Những nhân vật then chốt của Ban Tao Đàn
    “Người khai sinh và điều khiển chương tŕnh Tao Đàn, như cả nước đều biết, là thi sĩ Đinh Hùng. Chương tŕnh Tao Đàn có thể chia ra làm 3 bộ phận. Bộ phận quan trọng nhất là ban biên tập và diễn đọc gồm Đinh Hùng, Thanh Nam, Thái Thủy; vài năm sau có Huy Quang Vũ Đức Vinh từ Nha Trang vào cộng tác. Bộ phận thứ 2 là ban ca ngâm gồm những tài tử nam, nữ tŕnh diễn thường xuyên hay tùy hứng. Người “đa năng” nhất trong ban Tao Đàn là Tô Kiều Ngân. Anh vừa là tài tử diễn ngâm, vừa biên tập, vừa trong ban nhạc. Tiếng sáo Tô Kiều Ngân réo rắt thường được coi là “indicatif” của Tao Đàn, hợp cùng tiếng đàn thập lục trầm bổng của Bửu Lộc, tiếng piano trầm ấm trước của Ngọc Bích, sau của Phạm Đ́nh Chương. Về giọng ngâm nam ngoài họ Tô, c̣n có Hoàng Thư; một thời giọng ngâm Thanh Hùng cũng có góp tiếng trên đài. Tô Kiều Ngân tuy giọng không khỏe nhưng anh là người ngâm “khéo” nhất, ngâm giọng Bắc, giọng Trung đều nhuyễn. Hoàng Thư có chất giọng say sưa, mạnh mẽ được đời nhớ măi trong Bài ca Ngư phủ của Vũ Hoàng Chương. Thanh Hùng với giọng thổ pha kim, xuất sắc trong những tác phẩm bi hùng. Có những giọng ngâm không có mặt lâu năm trên đài nhưng vẫn được đời ghi nhớ như Quách Đàm trong những bài lục bát hay Thiếu Lang trong Hồ Trường của Nguyễn Bá Trác.
    Về giọng ngâm nữ lúc khởi đầu phải nhắc tới cái ngọt ngào của Giáng Hương nhưng các tay sành điệu đều không thể nào quên giọng ngâm đổ hột đặc sắc của bà Đàm Mộng Hoàn, một danh tiếng vang lừng tại Khâm Thiên tiền chiến trong Tỳ bà Hành. Giọng ngâm nữ nhiều năm làm thổn thức trái tim thính giả là Hồ Điệp trong những bài thơ nức nở TTKH. Về sau có một giọng nữ như sương như khói làm khởi sắc những vần ca dao dân tộc và những bài ca huyền sử. Đó là giọng ngâm Hoàng Oanh” (ngưng trích).

    Tiếng sáo của những cảm xúc
    Thật ra, Tô Kiều Ngân hoạt động trong nhiều lănh vực, làm báo, viết văn (tác phẩm đầu tay của anh là tập truyện ngắn Người đi qua lô cốt), làm thơ, ngâm thơ, bài sáo anh thổi ở Tao Đàn do chính anh sáng tác và đă xuất bản. Nhưng nổi tiếng nhất vẫn là tiếng sáo Tao Đàn. Bây giờ người ta nhớ đến tài năng tuyệt vời của anh v́ tiếng sáo đó và giọng ngâm thơ mang âm điệu Huế hơn tất cả những thứ khác. Nếu so sánh với tiếng sáo của Nguyễn Đ́nh Nghĩa, theo nhận xét của tôi, mỗi người có một cái hay riêng. Tiếng sáo của Tô Kiều Ngân cất lên theo cảm xúc từ bài thơ của tác giả và phong cách của người ngâm thơ nên bay bổng và dễ làm rung động ḷng người hơn. Tiếng sáo của Nguyễn Đ́nh Nghĩa hay về bài bản. Nếu anh thổi một bài như Thiên Thai, rất điêu luyện. Nhưng nhiều thính giả vẫn nhớ họ Tô hơn.

    Từ biệt Tô Kiều Ngân, người cuối cùng của Tao Đàn ra đi
    Nhận được tin Tô Kiều Ngân mất, sau khi điện thoại cho Huy Sơn và Hoàng Song Liêm, tôi gọi cho Hàm Anh (c̣n có bút danh là Sài G̣n Cô Nương), bởi Hàm Anh là con gái của nhà phê b́nh Thượng sĩ, trước đây ở cùng xóm Phan Văn Trị với gia đ́nh anh Tô Kiều Ngân. Chúng tôi mang ṿng hoa tới căn nhà khá đẹp của gia đ́nh anh ở trong một xóm nhỏ thuộc quận B́nh Thạnh.
    Người đón tiếp chúng tôi rất vồn vă chính là bà quả phụ Tô Kiều Ngân. Nhưng tôi đă đọc cái cáo phó của gia đ́nh trên một tờ báo nước ngoài. Nếu chú ư, bạn sẽ thấy một sự... hơi lạ. Đó là có tới hai bà cùng kư tên chung là vợ. Một bà là Phạm Thị Th́n, một bà là Lê Thị Kim Hoa. Một sự “chính danh” ít thấy trên bản cáo phó nào. Tôi phải ghi lại sự kiện này cho đúng, xin chia buồn đến cả 2 gia đ́nh.
    Tôi phải lựa lời khơi gợi lại chuyện cũ xem có đúng bà này là “đệ nhất phu nhân” thời xưa tôi đă gặp không. May quá, đệ nhất phu nhân Tô Kiều Ngân nhận ra tôi ngay. Chị ân cần nắm tay tôi thân thiết. Các con trai, con gái anh, cả ḍng trước ḍng sau, cũng thân mật như vậy. Con gái lớn của anh (là vợ của nhà thơ Nguyễn Tôn Nhan, mất cách đây 2 năm) cũng tới thăm hỏi. Tôi có cảm tưởng như gia đ́nh anh và tôi chưa xa nhau bao giờ.
    Tôi và cháu Hàm Anh cùng vào trước linh cữu anh, từ biệt người bạn cũ. Anh ra đi là người cuối cùng cộng tác thường xuyên, là trụ cột của ban Tao Đàn. Nhà văn Tạ Quang Khôi tính nhẩm rằng:
    - Thi sĩ Đinh Hùng, trưởng ban Tao Đàn của Đài Phát thanh Saigon, mất năm 1969 v́ ung thư bao tử. Hoàng Thư, một giọng ngâm nam rất truyền cảm, mất cách đây khoảng 20 năm ở Sài G̣n. Hồ Điệp mất tích trên đường vượt biên. Thanh Nam qua đời năm 1985 ở Seattle (tiểu bang Washington) v́ ung thư cuống họng. Huy Quang Vũ Đức Vinh mất cuối năm 2005 v́ bị tai biến mạch máu năo trong khi bác sĩ đang giải phẫu để làm bypass (ở Seattle). Thái Thủy ra đi v́ ung thư phổi ở Nam Cali cách đây gần 3 năm.
    Từ biệt Tô Kiều Ngân, từ biệt nhóm Tao Đàn nhưng tiếng sáo, giọng ngâm của Tao Đàn c̣n lại măi trong đời sống thi ca Việt Nam và trong ḷng người Việt yêu thơ khắp nơi.

    Văn Quang
    Viết từ Sài G̣n, 26/10/2012

    --------
    * Bạn đọc muốn nghe lại giọng ngâm của nhà thơ Tô Kiều Ngân có thể vào đường dẫn này:
    Thơ Áo lụa Hà Đông của Nguyên Sa - Tô Kiều Ngân ngâm
    http://www.youtube.com/watch?v=C3E5k60Cvig

  9. #19
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Những chuyến du lịch TQ ...bị ..lừa lọc



    Minh Diện




    Nhóm chúng tôi có 12 người đi du lịch Trung Quốc, khởi hành từ Sài G̣n, theo chương tŕnh sẽ đi thăm Bắc Kinh, Tô Châu, Quế Lâm. Hầu hết thành viên trong nhóm đều là cán bộ nghỉ hưu, gom góp mấy đồng tiền c̣m trong sổ tiết kiệm, và con cái phụ thêm cho chuyến tham quan. Người “có máu mặt” nhất là chị Lâm, vợ một ông tướng công an đương chức. Chị bao cho mẹ đẻ và mẹ chồng trong chuyến đi dối già.

    Đến Bắc Kinh nhóm chúng tôi nhập vào một nhóm du lịch khác cũng từ Việt Nam sang hơn hai chục người, được một hướng dẫn viên người Trung Quốc đưa đi tham quan các nơi theo chương tŕnh.

    Phải nói Bắc Kinh là một thành phố vĩ đại, giàu bản sắc văn hóa Trung Quốc, nhiều công tŕnh kiến trúc đẹp, nhiều di tích lịch sử rất đáng được chiêm ngưỡng và suy nghiệm. Thành phố này trật tự, nền nếp hơn Sài G̣n, Hà Nội, không chen chúc xe máy, không có người ăn xin, chụp giựt níu kéo du khách chặt chém từ vài quả cóc, lon nước đến bịch lạc rang như ở bờ Hồ Gươm.

    Nói như vậy không phải người Trung Quốc thật thà, mà họ thuộc hạng siêu lừa. Họ lừa có bài bản, lừa theo kiểu “kích dục mê tâm” – kích thích cái tham, làm cho ḷng người mê mẩn thiếu sáng suốt rất dễ bị lừa. Phải thừa nhận là họ có “văn hóa lừa” hẳn hoi, ăn sâu, ăn đậm, không ăn vặt.

    Khi chúng tôi lên xe đi thăm Cố Cung, tay hướng dẫn viên du lịch nói nói:

    - Thưa các bạn Việt Nam, Cố cung, là nơi các triều đại nhà Minh, nhà Thanh ngự trị suốt mấy trăm năm, lịch sử Trung Quốc trải qua bao thăng trầm xuất phát từ chốn cung vàng điện ngọc này…

    Tay hướng dẫn viên nói như hát. Hắn mới khoảng hai nhăm tuổi, ăn mặc lịch sự, nói tiếng Việt làu làu, nhớ không ít tục ngữ ca dao Việt Nam, biết cả chửi thề, khoe rất thích ăn món thị chó rựa mận ŕa đê Yên Phụ, Hà Nội và món cà pháo canh cua quán cơm bà Cả Đọi, Sài Ṣn.

    Nghe hắn nói Cố cung hấp dẫn, ai cũng háo hức, nhưng hắn không cho vào thăm ngay, mà cho xe chạy qua cổng Bắc thành. Tôi hỏi sao lại đi ṿng thế, hắn nói:

    - Muốn vào thành phải được sự chấp thuận của các quan gác cổng, hôm nay tôi dẫn đoàn qua cổng Bắc, vượng khí đang ở hướng đó.

    Nghe hắn như rót mật vào tai, ai cũng gật gù.

    Vừa tới cổng thành, đă thấy bộ tứ linh Long, Ly, Quy, Phượng rực rỡ nhảy múa đón rước. Rồi cả một ban tiếp tân, ăn mặc chỉnh tề, ân cần mời đoàn thăm quan lên lầu. Một căn pḥng sang trọng, những dăy ghế đánh vec-ni bóng nhoáng. Các du khách vừa an vị, tay hướng dẫn viên trịnh trọng giới thiệu vị giáo sư lịch sử ra nói chuyện với đoàn. Nh́n vị giáo sư, thấy nghi nghi, h́nh như đây là một diễn viên đóng thế, bởi gương mặt non choẹt. Nhưng anh ta tỏ ra một diễn viên có tài, từ điệu bộ đến lời nói rất đĩnh đạc, nghiêm trang. Hắn nói một mạch về lịch sừ Cố cung, về các triều vua, rất uyển chuyển không hề vấp váp, rồi chốt lại bằng câu chuyện con Tủy Hưu thật hấp dẫn. Hắn nói:



    - Thưa quư vị, đời vua Minh Thái Tổ, giữa lúc quốc khố bị rỗng, một đêm ngài nằm mơ thấy một con vật ḿnh rồng, đầu to, ngực to, mông to, có sừng nhọn, lông dày, đứng hút nhanh từng thỏi vàng sáng chói vào bụng. Sau giấc mơ đêm ấy, nhà Minh hưng thịnh, quốc khố đấy vàng, nhà vua cho làm con đường vào thành theo trục Bắc Nam, hướng tài lộc, cho xây cồng Bắc thành này và dùng ngọc phỉ thúy tạc tượng con vật trong mơ, gọi là Kỳ Hưu, nghĩa là kỳ diệu, sau gọi là Tỳ Hưu , đặt tại đây, gọi là tài môn, cổng tài lộc. Hôm nay may mắn đoàn du khách Việt Nam được qua cổng tài lộc vào Tử Cấm thành, may mắn hơn v́ quư vị sẽ được chiêm ngưỡng con Tỳ Hưu bằng ngọc phỉ thúy, tạc từ thời Minh Thái tổ...

    Mọi người vỗ tay rào rào. Vị “giáo sư” mỉn cười nhă nhặn, ra hiệu mọi người ngồi xuống, nghe nói tiếp về sự mầu nhiệm của Tỳ Hưu.

    - Tỳ Hưu là một con vật cực kỳ linh thiêng, mầu nhiêm, có đầu to, ngực to, mông to, nhưng bụng nhỏ và không có hậu môn, chỉ hút vàng bạc châu báu của trời đất vào mà không nhả ra, chỉ làm giàu cho chủ ḿnh chứ không để thất thoát đi đâu một đồng nào. V́ thế người đời xưa gọi là con Thiên Lộc. Từ đời nhà Minh đến đời nhà Thanh, vua ban sắc lệnh chỉ có vua và Hoàng hậu mới được thờ Tỳ Hưu, các hoàng tử, công chúa không được thờ. Đặc biệt nghiêm cấm các quan trong triều tuyệt đối không được thờ Tỳ Hưu, v́ sợ quan sẽ giàu hơn vua. Có một người dấu vua thờ Tỳ Hưu, là Ḥa Thân, thời Măn Thanh, đời Càn Long. Ḥa Thân, tạc một con Tỳ Hưu bằng ngọc phỉ thúy, to hơn con Tỳ Hưu của vua, trưng trong biệt phủ của ḿnh. Nhờ con Tỳ Hưu ấy Ḥa Thân làm quan đến tột đỉnh, chỉ dưới một người trên muôn người, vơ vét hết của cải thiên hạ. Theo thống kê thời ấy, Ḥa Thân có biệt phủ 3.000 pḥng, 606 gia nhân, 600 thê thiếp, 32 km2 đất, 42 ngân hàng, 75 tiệm cầm đồ 600 cân sâm Cát Lâm, 60.000 lạng vàng, 100 thỏi vàng lớn mỗi thỏi 1.000 lạng, 56.000 thoi bạc mỗi thỏi 100 lạng, 90.000.000 lạng bạc lẻ .v..v..Ưóc tính tài sản của Ḥa Thân gấp 15 lần ngân quỹ quốc gia.

    Có tiếng xuưt xoa của du khách. Mấy người cười khúc khích, nói với nhau: “Việt Nam ḿnh cũng có vài Ḥa Thân rồi đấy!”. Vị “giáo sư” ra hiệu mọi người im lặng rối nói:

    - Không chỉ có Tỳ Hưu sinh tài, c̣n nhiều loại Tỳ Hưu khác mầu nhiêm không kém, như Bồ Lao, Trào Phong, Toàn Nghê, Bi Hi, Bế Ngạn, Phu Hi… Ai muốn con cháu văn hay chữ tốt th́ thờ Phu Hi, muốn yên ổn b́nh an th́ trưng Tiêu Đồ, muốn quyền cao chức trọng tiếm loát thiên hạ th́ trưng Bế Ngạn…

    Mấy vị du khách, mắt sáng lên, lấy sổ tay ghi tên loại Tỳ Hưu hợp với ḿnh. Bà vợ ông tướng công an, không ghi kịp hỏi tôi:

    - Cái con ǵ giữ quyền cao chức trọng anh nhỉ?

    Tôí nói:

    - Tên nó là Bế Ngạn chị ạ! H́nh dáng nó như con hổ, loài chúa sơn lâm đấy.

    Vị “giáo sư” đưa mắt nh́n khắp lượt, rồi bằng một thái độ hết sức trịnh trọng, anh ta mời mọi người qua pḥng bên xem con Tỳ Hưu ngọc phỉ thúy, anh ta nhắc đi nhắc lại, chỉ được đi lướt qua, liếc mắt nh́n, tuyệt đối không sờ tay vào con vật linh thiêng. Tay hướng dẫn viên cúi rạp người xuống cám ơn vị “giáo sư”, rồi dẫn mọi người qua cái cửa hẹp vào pḥng lớn.

    Bốn người mặc quần xanh nẹp đỏ, đội mũ quan thời Minh, đứng canh cái bệ gỗ, trên bệ phủ mảnh vải đỏ. Sau khi thắp hương vái, bốn người cầm bốn góc tấm vải hất lên, phía dưới hiện ra con Tỳ Hưu lung linh dưới ánh đèn mầu nhấp nháy . Mọi người không được nh́n kỹ, nên chả biết con Tỳ Hưu bằng ngọc hay bằng đá? Tay hướng dẫn viên hối sang pḥng bên.

    Căn pḥng rộng thênh thang, bày la liệt đủ các loại Tỳ Hưu to nhỏ lớn bé, trên kệ gỗ, trong tủ kính. Gần chục cô gái bán hàng sốt sắng chào mời khách. Tay hướng dẫn viên nói, chỉ ở đây mới có các loại Tỳ Hưu thứ thiệt, mỗi con vật linh thiêng này được đưa vào Cố cung bày trước anh linh vua Minh Thái Tổ xin ban phúc lộc, rồi mới mang ra đây bán cho du khách.

    Mọi người như bị mộng du, bước chân đi rón rén, không giám nói cười, và cứ ngoan ngoăn móc ví đếm tiền mua Tỳ Hưu. Bà vợ tướng công an mua một lúc bốn con Bế Ngạn bằng ngọc, giá mỗi con 9.000 tệ. Bà ta nói với tôi:

    - Trưng ở nhà hai con, chỗ làm việc cùa nhà em hai con bác ạ!

    Một con Tỳ Hưu nhỏ nhất ở đây có giá 3.200 tệ, tương đương 500 đô la, tức 11.000.000 đồng Việt Nam. Tôi nói nhỏ với ông bạn đi cùng nhóm:

    - H́nh như không phải bằng ngọc ông ạ? Tôi trông giống hệt mấy con Tỳ Hưu bán ở Hà Nội, Sài G̣n, giá chưa đến một triệu một con?

    Ông bạn vênh mặt lên:

    - Không có tiền nên nói thế !

    Ông rút một nắm tiền ném lên mặt tủ kính. Tôi vội lánh sang chỗ khác, nh́n những cô gái tíu tít đếm tiền, miệng cười tươi như hoa.

    Khi đă bán được 26 con Tỳ Hưu, thấy không ai mua nữa, tay hướng dẫn viên du lịch mời mọi người lên xe vào Cố cung.

    Đến đây mọi người chỉ được xem qua, v́ kỷ luật bảo vệ di tích của Trung Quốc rất nghiêm khắc, hơn nữa theo chương tŕnh c̣n đi thăm Vạn Lư Trường Thành.

    Cách điểm thăm quan Vạn Lư Trường Thành không xa, tay hướng dẫn viên nói với du khách:

    - Thưa quư vị, Vạn Lư Trường Thành được Hoàng đế Tần Thủy Hoàng xây dựng từ thế kỷ thứ 5 trước công nguyên, dài 3.980 dăm, nơi đây, Mao đă đến khắc bảy chữ vàng “Bất đáo trường thành phi hào hán” nghĩa là chưa đến Vạn lư trường thành th́ chưa phải là một anh hùng. Muốn lên Vạn Lư Trường thành phải có sức khỏe tốt, v́ vậy cơ quan y tế Trung Quốc đă thành lập một Trung tâm khám sức khỏe miễn phí cho du khách. Hôm nay trước khi lên Vạn Lư Trường Thành tôi xin giúp quư vị kiểm tra lại sức khỏe, cô bác nào có bệnh sẽ được điều trị ngay tại chỗ.

    Cái trung tâm ấy là một ṭa nhà bốn tầng, khang trang . Cũng như ở cổng Cố cung, các bác sỹ ra tận cửa đón rước, mời chúng tôi lên pḥng khám bệnh thênh thang, từng hàng ghế kê ngay ngắn. Các nhân viên mang nước mời mọc ân cần. Rồi năm, sáu người mặc blu-trắng xuất hiện ,giới thiệu rất trịnh trọng , đây là giáo sư tiến sỹ Lu Zeng Ung nổi tiếng nhất Trung Quốc , đây là bác sỹ Hua Twen Xuang nổi tiếng nhất Bắc Kinh…

    Những vị giáo sư, bác sỹ vạch miệng , vạch mắt , nghe tim phổi và bắt mạch cho từng người trong hai nhóm du khách với thái độ rất thân thiện, khi nheo mắt tỏ vẻ lo lắng, khi mím môi tỏ vẻ nghiêm trọng , rồi nhoẻn miệng cười đầy vẻ cao đạo. Khốn nạn thân chúng tôi, ở nhà khỏe re, mà đến đây ai cũng có bệnh. Không cao huyết áp th́ phù thận, suy tim, có người bị chứng xơ gan mới khiếp chứ!? Nhưng lại mừng v́ phát hiên ra bệnh sớm và vị giáo sư, tiến sỹ nói, đă tới đây th́ bách bệnh sẽ được tiêu trừ hết, bởi Trung tâm này đă từng chữa bệnh cho nhiều vị nguyên thủ quốc gia Trung Quốc và thế giới. Chúng tôi được kê đơn thuốc, có chữ kư của vị giáo sư tiến sỹ đàng hoàng, có con dấu của Viện Đông y thế giới Bắc Kinh đỏ choét. Ai cũng cảm thấy hả hê v́ may mắn. Ở nhà đi bác sĩ tư th́ bị chặt chém, đi bệnh viện công th́ bị hành, chuyến đi này, vừa được thăm quan du lịch vừa khám chữa bệnh bốc thuốc, được tiếp đón ân cần như bố người ta th́ c̣n ǵ sướng bằng?

    Nhưng ít phút sau th́ mọi người hơi ngán, bởi các giáo sư, bác sỹ, chỉ khám miễn phí, c̣n thuốc phải mua, mà đây là một Viện y học nổi tiếng, nên thuốc rất đắt. Mỗi bịch thuốc theo toa của “giáo sư, bác sĩ” rẻ nhất là 1.000 tệ tương đương 160 đô la Mỹ.

    Như bị ma ám, ai cũng bỏ tiền ra, ôm một mớ thuốc nam và mấy hộp cao đơn hoàn tán.

    Các vị giáo sư tiến sĩ Trung tâm y dược vẫn chưa chịu buông tha các con mồi. Họ kéo mọi người sang pḥng bên ngồi xung quang cái sân khấu h́nh tṛn.

    Một anh chàng nhảy lên sân khấu, hung dữ như một thằng du đăng. Hắn hét toáng lên, rồi chạy xuống lôi một thanh niên đang ngổi lẫn trong đám du khách lên sân khấu. Chả rơ nguyên cớ v́ sao, thù hằn ǵ mà hắn thượng cẳng chân hạ cẳng tay, đánh anh thanh niên ghê thế . Đến nỗi du khách phải la lên phản đối. Thằng du đăng bỏ anh thanh niên nằm lăn lóc, lủi mất. Bấy giờ một bác sỹ chạy, tới vén quần, vén áo anh thanh niên lên. Ôí cha mẹ ơi, từ ngực trở xuống, từ đít trở lên thâm tím như những quả đa mồi. Anh ta không ngồi dậy được, rên ư ử như sắp chết. Bà bác sỹ lấy một viên thuốc cho anh ta uống, lấy một lọ thuốc nước đổ lên các vết thương, và, thật kỳ diệu, thuốc chảy đến đâu vết thương lành đến đấy. Chai thuốc hết, anh thanh niên đứng dậy, khỏe re, toe toét cười. Tiếng vỗ tay vang lên và sau đó, tiếng xuưt xoa thán phục râm ran trong nhóm du khách.

    Tiếp theo, một phụ nữ lên sân khấu, đổ cồn vào tay, châm lửa cháy đùng đùng. Khi lửa tắt bàn tay chị phồng rộp lên. Vị giáo sư liền mang lọ thuốc nước trong suốt ra, rưới vào tay chị, và chao ơi thuốc thần thuốc thánh cũng không hiệu nghiệm bằng, rưới đến đâu da tay chị phụ nữ hết phồng, trắng hồng trở lại đến đấy.

    Thế là mọi người nhắm mắt, nhắm mũi, xỉa tiền mua thuốc bỏng, thuốc trị thương. Tôi thách bạn nào đi trong nhóm du lịch ấy, trong hoàn cảnh ấy, mà không mua một thứ ǵ. Ḿnh cũng được khám bệnh như mọi người, bác sỹ nói ḿnh có bệnh, kê đơn đàng hoàng sao ḿnh không mua thuốc. Nói không có tiền giữa đám khách du lịch với nhau th́ mắc cỡ lắm.Tôi đă bị người đàn ông trong nhóm khing thường nên vội tránh đi nơi khác.

    Lên Vạn Lư Trường Thành, nh́n núi non trùng điệp bao la, hiểu thêm, đất nước Trung Hoa vĩ đại bao nhiêu thấy tham vọng của Trung Nam Hải càng dữ dội bấy nhiêu, mưu sâu kế hiểm bấy nhiêu, lừa lọc, ḷng dạ rất hẹp ḥi, lừa đảo như chớp, không rộng răi như miệng lưỡi họ nói.

    Những người đóng vai quân lính, người hầu cận vua chúa ngày xưa đứng bên những chiếc kiệu, sẵn sàng phục vụ du khách, những nhiếp ảnh viên đon đả mời chụp ảnh kỷ niệm, ân cần lắm, nhưng nh́n sâu vào mắt họ không có chút chân thành nào. Một người ra dáng thi nhân ngồi sau cái bàn viết thi pháp bán cho du khách. Tôi mua tờ giấy hoa văn hai mươi tệ, mượn bút viết mấy câu bằng chữ Hán: “Thử địa nhược đại mông. Bá đạo nhân thực nhân”- Nơi này ôm mộng lớn, toàn quân ăn thit người! Tôi tặng lại người viết, anh ta vái một vái, rồi gập tờ giấy lại đút vào túi.

    Nhóm chúng tôi đến Tô Châu vào một buổi chiều. Thành phố cồ kính nổi tiếng bởi nhà thơ Trương Kế, thời vua Đường Túc Tông, với bài Phong kiều dạ bạc:

    Nguyệt lạc ô đề sương măn thiên
    Giang phong ngư hỏa đối sầu miên
    Cộ tô thành ngoại hàn sơn tự
    Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền

    Cụ Tản Đà đă dịch cực hay là:

    Đêm tàn tiếng quạ kêu sương
    Lửa chài cậy ánh sầu vương giấc hồ
    Thuyền ai đậu bến Cô Tô
    Nửa đêm nghe tiếng chuông chù Hàn Sơn.

    Trước khi được đi thăm Hàn sơn tự , xây dựng 70 năm trước khi Trương Kế ra đời, để viết Phong kiều dạ bạc, chúng tôi được “mời” uống trà Loa Xuân, nổi tiếng Tô Châu. Hướng dẫn viên du lịch là một cô gái trẻ, miệng lưỡi không thua kém anh chàng Bắc Kinh, lại hấp dẫn hơn bởi sự duyên dáng. Cô nói:

    - Mời các anh các chị , các chú các bác vào uống trà , tại nơi sản xuất loại trà Loa Xuân, nổi tiềng Trung Quốc.

    Trong hoa viên lộng lẫy, ban giám đốc và nhân viên xếp hai hàng, ăn mặc chỉnh tề đón tiếp khách du lịch như đón nguyên thủ quốc gia. Một dăy sa lon bọc vải đỏ chót trong căn pḥng mát lạnh. Uống trà khác với uống cà phê, càng khác với cà phê đá, trà đá , ở chỗ tĩnh, mát. Người Tô Châu hiểu như vậy, nên làm pḥng trà mát lạnh. Khách vừa ngổi ấm chỗ, nước được bưng lên, những gói trà được mang tới, và những cô gái trẻ trang phục bằng loại lụa tuyệt đẹp xứ lụa Tô Châu, nhanh nhẹn pha trà bằng các động tác chuẩn xác đến mức, một cô cầm chiếc ấm có cái ṿi dài gần hai mét rót nước vào miệng cái b́nh trà nhỏ xíu mà không rớt ra ngoài giọt nào. Hàng chục cặp mắt cứ trố ra nh́n, tấm tắc khen, sao họ khéo thế.

    Từng ly trà được mời từng vị khách. Giám đốc nhà máy cúi gập đầu chào mọi người, rồi nói xuất xứ loại trà Loa Xuân, sự kỳ công trong trồng tỉa, chế biến và tác dụng của nó. Kết thúc câu chuyện, là mời du khách mua trà với khuyến măi đặc biệt .

    Được tiếp đăi như thượng khách, đă uống trà của người ta mời, chả nhẽ nhổ đít bước ra tay không? Có mà ế mặt! Hơn nữa lại là khách đi theo đoàn, đoàn Việt Nam hẳn hoi, chơi không đẹp ảnh hưởng quốc thể chứ đâu bỡn. Lại sợ người cùng đi nh́n ḿnh, khinh ḿnh kẹt sỉn, thế là đồng loạt rút ví. Cũng phải thừa nhận uống tách trà họ vừa pha ngon thật, bập vào môi có vị hơi đắng, mùi thơm thoảng, uống vào có vị ngọt trong cổ họng. Tôi nói với người giám đốc, xin mua những gói trà vừa bóc ra pha cho chúng chúng tôi uống, hắn ta “ hảo hảo” rồi lánh đi, không tiếp chuyện nữa.

    Từ Tô Châu vế Quế Lâm, ăn món tương ớt và món mỳ thịt ngựa nổi tiếng, nhưng sau mới biết bị lừa , ăn phải mỳ thịt chuột. Nhưng rồi cũng cho qua chuyện để đi thăm công viên Thất Tinh, núi Tượng tị, đồi Trăng Khuyết…

    Đến mả tên Mă Viện, thấy tượng hắn đúc bằng đồng, cưỡi trên lưng con ngựa chiến, mặt hắn vênh lên, hai con mắt trừng trừng ,miệng như đang gào thét, chằng biết muốn đâm chém ai, hay đang đau đớn v́ bệnh ỉa chảy, tôi vụt nhớ câu thơ của tên Vơ Nguyên Giáp khi tới đây gần nửa thế kỷ trước: “Trăm năm mới đến nơi này, Ngàn năm mới thấy mặt mày ở đây!”.

    Chúng tôi chia tay nhau ở sân bay Tân Sơn Nhất. Hầu như các loại thuốc quư đều vứt lại khách sạn bên Trung Quốc. Bà vợ viên tướng công an nói với tôi:

    - Bác Minh Diện ơi, mấy sợi dây chuyền ngọc trai là đồ dỏm bác ạ, cái con Tỳ Hưu tử tiệt cũng dỏm. Sao bác biết mà không bảo em?

    Tôi đưa mắt nh́n ông bạn cùng nhóm, ông nhếch miệng cười như mếu: ḿnh ngu?..

    - Nó lừa ḿnh khéo quá anh ạ ! Mả cha cái bọn Tàu!

  10. #20
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Thành phố Westminster có tân thị trưởng gốc Việt


    Westminster, California (Theo báo Los Angeles Times) Trong những tuần lễ dẫn đến ngày bầu cử 6 tháng 11, nghị viên Tạ Đức Trí của thành phố Westminster thường được người ta chào hỏi bằng câu” chào ông thị trưởng tương lai”. Người nghị viên có 6 năm thâm niên của thành phố Westminster bắt tay những người gặp mặt, nhưng ông không trả lời về cái danh hiệu mà những người quen đă dành cho ông.



    Trong cuộc bầu cử ngày 6 tháng 11, ông Tạ Đức Trí đă chiếm được 42 phần trăm số phiếu bầu trong số 5 ứng cử viên.

    Trong ngày thứ tư 7 tháng 11, nghị viên Tạ Đức Trí vẫn đi thăm các đài phát thanh trong vùng, trả lời các cuộc phỏng vấn.



    Ông và bà vợ là dược sĩ Đoàn Quế Anh, tác giả của ba tập thơ, sống với hai đứa con gái nhỏ ở khu nhà lưu động Mission del Amo gần Little Saigon.





    Trong những năm trước, hai người Mỹ gốc Việt là ông Nguyễn Chuyên và Andy Quách đă ra ứng cử thị trưởng thành phố Westminster, nhưng cả hai đều thất bại.



    Lần này, ông Tạ, năm nay 39 tuổi, sẽ là tân thị trưởng thành phố. Tân thị trưởng Tạ hiện quá sức bận rộn về việc trả lởi điện thoại của những người thăm hỏi cũng như các cuộc phỏng vấn của các cơ quan truyền thông.



    Được biết bà thị trưởng Margie Rice, năm nay 83 tuổi, đă không ra tái ứng cử trong cuộc bầu phiếu kỳ này.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Sau bức mành mành tre...
    By nguyen manh quoc in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 224
    Last Post: 12-10-2018, 11:46 PM
  2. Replies: 38
    Last Post: 08-08-2012, 11:10 AM
  3. Lưu manh chính trị
    By hoanghuyus123456 in forum Tin Việt Nam
    Replies: 14
    Last Post: 07-07-2012, 07:50 AM
  4. Replies: 6
    Last Post: 18-11-2011, 11:09 AM
  5. Replies: 15
    Last Post: 22-01-2011, 01:58 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •