Page 2 of 2 FirstFirst 12
Results 11 to 17 of 17

Thread: TRUNG CỘNG SẼ KHÁM TÀU NƯỚC NGOÀI Ở BIỂN ĐÔNG ?

  1. #11
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Kế hoạch của Trung Quốc chặn xét tàu trên Biển Đông gây lo ngại cho khu vực




    Tàu hải giám 31 của Trung Quốc.


    Quy định mới của Trung Quốc cho phép công an biên pḥng tỉnh Hài Nam, kể từ đầu năm tới, có thể chặn xét bất cứ tàu nào xâm nhập khu vực được coi là hải phận của Trung Quốc Biển Đông đang gây lo ngại cho các nước trong khu vực.

    Tân Hoa xã ngày 27/11/2012 vừa qua loan tin là Ban Thường vụ Hội đồng Nhân dân tỉnh Hải Nam, Trung Quốc đă thông qua « Điều lệ Quản lý trị an biên phòng ven biển tỉnh Hải Nam », quy định là đối với những tàu thuyền nước ngoài « xâm nhập phi pháp » vùng biển thuộc quyền quản lý của tỉnh Hải Nam, cơ quan công an biên phòng Trung Quốc có thể xử lý bằng các biện pháp như « lên tàu, kiểm tra, bắt giữ, trục xuất, ra lệnh dừng tàu, đổi hướng và trở về ». Quy định mới này sẽ có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2013.

    Khu vực mà Bắc Kinh khẳng định thuộc chủ quyền của họ bao phủ gần như toàn bộ vùng Biển Đông. Cho tới nay, các tàu hải giám của Trung Quốc chỉ xua đuổi các tàu mà họ cho là xâm nhập trái phép hải phận Trung Quốc.

    Hiện giờ chưa thấy có phản ứng từ phía Việt Nam. Bộ Ngoại giao Philippines hôm qua, 29/11/2012 cho biết đă yêu cầu ṭa đại sứ của nước này tại Bắc Kinh kiểm chứng thông tin nói trên. Theo lời phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines, Raul Hernandez, nếu thông tin này đă xác nhận, đây sẽ là hành động gây quan ngại cho Philippines và cộng đồng quốc tế. Trong trường hợp đó, Manila sẽ có công hàm chính thức để phản đối Bắc Kinh. Ông Hernandez tuyên bố là Philippines sẽ không công nhận bất cứ hành động nào gây phương hại đến chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lănh thổ của nước này.

    C̣n đối với Trung tướng Juancho Sabban, tư lệnh lực lượng miền Tây Philippines, tức là bao gồm những khu vực đang tranh chấp trên Biển Đông, hôm qua, cho rằng hành động mới của Trung Quốc, nếu được xác nhận, sẽ là một sự vi phạm công pháp quốc tế về lưu thông hàng hải.

    Trả lời phỏng vấn hăng tin Reutersn hôm nay, tổng thư kư ASEAN Surin Pitsuwan nhận định rằng quyết định chặn xét mọi tàu bè trong khu vực được coi là hải phận của Trung Quốc trên Biển Đông sẽ làm gia tăng căng thẳng và đây là một diễn biến « rất nghiêm trọng ». Theo lời ông Surin, rất cần có thái độ kềm chế, cố gắng xử lư vấn đề này một cách tỉnh táo và sẵn sàng lắng nghe những mối quan ngại của mỗi bên có liên quan.

    Biển Đông là một trong những ngơ giao thương đường biển quan trọng nhất thế giới. Đối với Hoa Kỳ, tự do lưu thông hàng hải trong khu vực này là vấn đề « quyền lợi quốc gia ». Cho nên, Hoa Kỳ sẽ nêu câu hỏi với Trung Quốc về thông tin liên quan đến kế hoạch chặn xét tàu nước ngoài ở Biển Đông, theo như thông báo của phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Victoria Nuland hôm qua.

    Nhưng Bắc Kinh hôm nay, qua lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hồng Lỗi, đă t́m cách trấn an quốc tế, khẳng định là Trung Quốc vẫn rất tôn trọng quyền tự do lưu thông hàng hải ở Biển Đông.

    Theo nhận định của tổng thống Philippines Benigno Aquino, quy định mới của Trung Quốc chặn xét tàu nước ngoài ở Biển Đông sẽ khó có thể thực hiện được, v́ nó đi ngược lại Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển. Ông Aquino nêu lên khả năng đưa vấn đề này ra trước toà án có thẩm quyền của quốc tế.

    Theo Reuters, các nhà phân tích cũng cho rằng kế hoạch nói trên của Trung Quốc sẽ khó mà thực hiện trong khuôn khổ công pháp quốc tế hiện hành và có thể gây tác hại ngược lại về mặt kinh tế cho nước này. Lư do là v́ việc chặn xét tàu nước ngoài ở Biển Đông sẽ gây xáo trộn các thị trường tài chính toàn cầu, ảnh hưởng đến mậu dịch thế giới và như thế cũng ảnh hưởng lây đến Trung Quốc.



    http://www.viet.rfi.fr/chau-a/201211...ai-cho-khu-vuc

  2. #12
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Nhật âm thầm chuyển đổi chiến lược quân sự để đối phó với Trung Quốc




    Chiến hạm Kurama và khu trục hạm Hyuga của lực lượng hải quân Nhật Bản (REUTERS)Trọng Nghĩa

    Trong bối cảnh Bắc Kinh ngày càng tăng cường sự hiện diện quân sự trên các vùng biển chung quanh, Tokyo cũng đă tranh thủ thời cơ, chuyển đổi chiến lược quân sự theo chiều hướng can thiệp nhiều hơn vào các địa bàn khu vực. Do việc các động thái của Trung Quốc ngày càng gây lo ngại nơi các láng giềng, hành động của Nhật không c̣n gặp phản đối như trước đây, mà trái lại đă rất được hoan nghênh.

    Sự kiện mới nhất phản ánh thay đổi chiến lược của Nhật Bản là việc một tiểu ban thuộc chính phủ vào hôm qua, 27/11/2012 đă khuyến nghị chính quyền là cần phải tăng cường năng lực pḥng thủ trên biển của đất nước.

    Theo hăng tin Nhật Bản Kyodo, tiểu ban về chính sách đại dương đă chuyển lên Thủ tướng Yoshihiko Noda một kiến ​​nghị, theo đó Nhật Bản vừa phải thúc đẩy việc khai thác và kinh doanh nguồn tài nguyên biển, vừa phải nâng cấp lực lượng tự vệ trên biển – tức là Hải quân – cũng như lực lượng Tuần duyên – hay cảnh sát biển.

    Cũng theo Kyodo, khi nhận được kiến ​​nghị đó, Thủ tướng Noda hứa là sẽ phản ánh các đề xuất ngay trong chương tŕnh hàng hải 5 năm của chính phủ, có hiệu lực trong niên khóa tài chính năm 2013.

    Theo giới quan sát, nhu cầu tăng cường lực lượng hải quân và tuần duyên Nhật Bản đă trở nên bức thiết v́ trong một hai tháng gần đây, Trung Quốc đột nhiên cứng rắn hẳn lên trong việc đ̣i chủ quyền trên vùng quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông, hiện đang do Nhật Bản quản lư. Vấn đề là Bắc Kinh không ngần ngại cho tàu tiến vào vùng tranh chấp để khiêu khích Tokyo.

    Ngay từ trước lúc t́nh h́nh trở nên căng thẳng ở Senkaku/Điếu Ngư, Tokyo đă không che giấu thái độ lo ngại trước đà vươn lên mạnh mẽ về mặt quân sự, đặc biệt là về hải quân của Trung Quốc. Nỗi quan ngại lại càng lớn khi Trung Quốc lộ rơ tham vọng độc chiếm vùng Biển Đông, nơi có các tuyến hàng hải thiết yếu cho sự phát triển kinh tế của Nhật Bản.

    V́ thế, Tokyo đă âm thầm chuyển đổi chiến lược quốc pḥng, t́m cách thoát khỏi sự ràng buộc của hiến pháp chủ ḥa mà Hoa Kỳ đă áp đặt trên Nhật Bản sau khi Đệ nhị Thế chiến kết thúc.

    Trong một bài viết ngày 26/11 vừa qua, nhật báo Mỹ New York Times ghi nhận ba hướng đi được Tokyo theo đuổi để nâng cao uy thế quân sự của ḿnh trong vùng châu Á : tung Hải quân đi khắp nơi trong vùng để thiết lập các liên minh khu vực, sắn sàng cung cấp viện trợ quân sự và thậm chí giúp một số nước tăng cường tiềm lực quốc pḥng để có thể đương cự lại Trung Quốc.

    Một cách cụ thể là trong năm nay, lần đầu tiên từ khi cuộc Thế chiến thứ hai kết thúc, Nhật Bản đă cung cấp viện trợ quân sự cho các nước trong vùng Đông Nam Á, cụ thể là tháo khoán 2 triệu đô la cho lực lượng công binh Nhật Bản qua đào tạo quân đội Cam Bốt và Đông Timor trong lănh vực cứu trợ thiên tai và xây dựng đường xá.

    Từ năm 2009 đến nay, Hải quân Nhật Bản ngày càng tham gia tập trận chung với nhiều nước hơn, không chỉ với Mỹ, mà cả với những nước khác như Úc Philippines, Ấn Độ. Không những thế, chiến hạm Nhật cũng bắt đầu thực hiện chuyến viếng thăm cảng nước ngoài thường xuyên hơn, đặc biệt tại một số quốc gia trước đây vốn không muốn Nhật Bản tái vơ trang.

    Sắp tới đây, Nhật Bản có thể sẽ tiến thêm một bước mới. Sau khi đẩy mạnh các chương tŕnh viện trợ dân sự để đào tạo và trang bị cho lực lượng bảo vệ bờ biển của các quốc gia khác, như Philippines chẳng hạn, Nhật Bản có thể sớm vượt qua một ngưỡng mới : bán hàng vũ khí và thiết bị quân sự cho các nước trong vùng như máy bay tuần tra trên biển, tàu tuần duyên…

    Theo New York Times, thậm chí Nhật Bản sẽ bán cả tầu ngầm tàng h́nh chạy bằng diesel được cho là rất thích hợp với vùng biển nông ở Biển Đông nơi Trung Quốc đang đ̣i toàn bộ chủ quyền. Một trong những khách hàng tiềm năng của loại tầu ngầm được cho là số một thế giới này chính là Việt Nam.


    http://www.viet.rfi.fr/chau-a/201211...voi-trung-quoc

  3. #13
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Asean cảnh báo kế hoạch khám tàu của TQ



    Dr Surin Pitsuwan, 12th Secretary general of ASEAN


    Người đứng đầu Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (Asean) tuyên bố kế hoạch của Trung Quốc nhằm kiểm soát tàu qua lại khu vực tranh chấp trên Biển Đông có thể làm gia tăng căng thẳng.

    Tổng thư k‎ư Surin Pitsuwan nói với Reuters rằng kế hoạch của Bắc Kinh “là sự kiện bước ngoặt”.


    Tờ China Daily hôm thứ Năm đưa tin quy định mới, có hiệu lực từ ngày 1/1, sẽ cho phép cảnh sát tỉnh Hải Nam khám xét tàu thuyền tiến vào vùng biển Trung Quốc “bất hợp pháp”.

    “[Sự việc này] chắc chắn là một bước cao hơn của sự việc vốn đă ngày càng căng thẳng,” ông Pitsuwan nói với Reuters.

    “Rất cần phải kiềm chế và xem xét diễn biến này một cách b́nh tĩnh và lắng nghe quan ngại của mọi bên.”

    Thông báo của Trung Quốc được đưa ra trong thời điểm các nước trong khu vực đang phản ứng giận dữ về hộ chiếu mới của Trung Quốc in bản đồ h́nh lưỡi ḅ.

    Việt Nam và Philippines cũng từ chối đóng dấu lên hộ chiếu mới của Trung Quốc, mà chỉ cấp thị thực trên một tờ rời.

    Trung Quốc trấn an

    Trước tin về việc kiểm soát tàu qua lại ở Biển Đông, Trung Quốc nói nước này “xem trọng” vấn đề tự do đi lại trên Biển Đông.

    “Mọi quốc gia đều có tự do đi lại ở Biển Nam Trung Hoa theo đúng luật pháp quốc tế,” người phát ngôn Hồng Lỗi nói tại một cuộc họp báo hôm thứ Sáu.

    Nhưng ông Hồng từ chối giải thích thêm về quy định mới.

    Tổng thống Philippines Benigno Aquino tuyên bố đă yêu cầu ngoại trưởng nước ông xác minh.

    Ông nếu nếu việc này được xác nhận, Philippines sẽ chính thức phản đối.

    Ông Aquino tuyên bố Trung Quốc sẽ khó thực hiện quyết định kiểm soát tàu bè v́ nó đi ngược lại Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển.



    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/worl...ung_quoc.shtml

  4. #14
    Member
    Join Date
    02-05-2012
    Posts
    642
    TQ tuyên bố chủ quyền ‘vu vơ’



    .
    Trung Quốc đã xuất bản bản đồ chi tiết về 'Tam Sa' để tiếp thục hiện thực hóa 'chủ quyền' của họ

    Yêu sách chủ quyền của Trung Quốc trên Biển Đông một lần nữa lại được đưa ra mổ xẻ tại một hội thảo quốc tế do Việt Nam tổ chức tại Hà Nội.

    Chỉ trước đó mấy ngày, tại hội thảo quốc tế về Biển Đông tại thành phố Hồ Chí Minh, TS Nguyễn Nhã, chuyên gia về Biển Đông của Việt Nam, đã nói với BBC rằng dường như các học giả Trung Quốc ‘tỏ ra mềm mỏng hơn’ khi nói về chủ quyền của họ trên vùng biển này.

    Tại hội nghị quốc tế Việt Nam học vừa kết thúc vào chiều thứ Tư ngày 28/11, GS Nguyễn Quang Ngọc, thuộc Viện Việt Nam học và Các vấn đề phát triển thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội, nói rằng các học giả trong nước và quốc tế đã bàn về tính hợp pháp của yêu sách đường chín đoạn của Trung Quốc trên Biển Đông.

    Với tư cách trưởng tiểu ban Hợp tác và an ninh trên biển, một trong 15 tiểu ban của hội thảo này, GS Ngọc cho biết ông đã nêu thẳng vấn đề ‘đường lưỡi bò’ và ‘hộ chiếu lưỡi bò’ của Trung Quốc ra để thảo luận.

    ‘Phi luật pháp’

    "GS Eric Frank đến từ Bỉ đã viết một bài phân tích về đường lưỡi bò đã nêu lên tính phi lịch sử và phi luật pháp quốc tế của nó,” ông Ngọc nói với BBC từ Hà Nội ngay sau khi kết thúc hội nghị.

    Ông cho biết Eric Frank là giáo sư về luật chuyên nghiên cứu sâu về vấn đề này và các học giả tại hội nghị đã truy hỏi về nguồn gốc chiếc lưỡi bò yêu sách của Trung Quốc có từ lúc nào.

    “Nó xuất hiện từ trong bản đồ do Trung Hoa dân quốc của Tưởng Giới Thạch đưa ra từ năm 1947,” ông nói, “Đó là bản đồ nội bộ họ tự vẽ với nhau chả có công bố gì (ra quốc tế) nên về mặt luật pháp quốc tế chẳng có ý nghĩa gì.”

    Mãi đến năm 2009 thì Trung Quốc mới đưa yêu sách đường lưỡi bò của mình ra Liên Hiệp Quốc thì quốc tế mới coi đó là cơ sở xem xét, ông nói.

    “Cơ sở lịch sử không có, cơ sở pháp lý cũng không. Đó chỉ là tuyên bố vu vơ,” ông Ngọc bình luận về yêu sách của Trung Quốc.

    “Nhưng người Trung Quốc có cái kiểu là bắt đầu nói vu vơ đã. Cứ nói mãi thì cũng có người nghe,” ông nói thêm.

    “Các học giả Trung Quốc ngồi thấy đông nhưng không ai phát biểu gì cả,” ông kể về phiên thảo luận về đường lưỡi bò của Trung Quốc trong tiểu ban của ông, “Có lẽ họ phân công người nói ở tiểu ban khác.”

    Ngoài ra, một số học giả Việt Nam cũng trình bày những lập luận về chủ quyền Việt Nam dưới góc nhìn của luật pháp quốc tế mà ông Ngọc nhận xét là ‘phân tích kỹ lắm dựa trên tư liệu và sách vở cổ của Việt Nam và Trung Quốc’.

    Ông cho biết là không thấy có ý kiến phản biện các lập luận về chủ quyền Việt Nam mà chỉ phát biểu để ‘đóng góp thêm và làm sáng tỏ thêm thôi’.

    Đây là hội thảo quốc tế về Việt Nam học lần thứ tư do Viện Khoa học xã hội kết hợp với Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức với sự tham gia của gần 300 học giả đến từ 35 quốc gia và vùng lãnh thổ.

    Chủ đề của cuộc hội thảo năm nay là ‘Việt Nam trên con đường hội nhập và phát triển bền vững’ – bàn về tất cả các lĩnh vực trong sự hội nhập quốc tế của Việt Nam như kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, môi trường, quan hệ quốc tế và an ninh khu vực.

    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/viet...workshop.shtml

  5. #15
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Philippines quan ngại TQ lục soát, trục xuất tàu thuyền ở Biển Đông




    Đại biểu Quốc hội Philippines Walden Bello phát biểu trong 1 cuộc biểu t́nh trước Lănh sự quán Trung Quốc ở Makati, 8/6/2011

    MANILA — Philippines nói một kế hoạch của tỉnh Hải Nam Trung Quốc chặn và lục soát tàu thuyền nước ngoài được xem là qua lại bất hợp pháp tại Biển Đông là “sự vi phạm thô bạo” luật quốc tế và làm trở ngại cho tự do hàng hải. Từ Manila, Thông tín viên Simone Orendain tường tŕnh.

    Bộ Ngoại giao Philippines yêu cầu Trung Quốc làm rơ kế hoạch này. Trong một tuyên bố, Bộ Ngoại giao Philippines nói “đặc biệt quan ngại” về những tin tức truyền thông cho biết là bắt đầu vào năm tới cảnh sát Hải Nam sẽ có quyền lên tàu, lục soát và có thể tịch thu những tàu thuyền của nước ngoài mà họ xem như là xâm nhập bất hợp pháp vùng biển Trung Quốc đă tuyên bố chủ quyền.

    Tuyên bố của Philippines nói v́ Trung Quốc xác nhận toàn vùng biển thuộc chủ quyền của ḿnh, hành động như vậy sẽ là “mối đe dọa trực tiếp đối với toàn thể cộng đồng quốc tế” và vi phạm Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển.

    Đại biểu Quốc hội Philippines Walden Bello, người thường lên tiếng chống lại việc Trung Quốc tuyên bố chủ quyền, gọi đây là một “sự vi phạm trắng trợn luật quốc tế.”


    “Trên căn bản đây là một bước leo thang nữa rất nguy hiểm về việc tuyên bố chủ quyền bất hợp pháp của chính phủ Trung Quốc.”

    Thị trưởng Eugenio Bito-onon của nhóm đảo Kalayaan, Philippines cho là một phần của quần đảo Trường Sa, cũng gọi động thái này của Trung Quốc là nguy hiểm. Trong khi tỉnh Hải Nam nằm ở phía đông bắc cách hai ngày đi bằng tàu, ông bất b́nh về một kế hoạch như vậy trong vùng biển một số quốc gia cùng chia sẻ.

    “Tôi lo ngại v́ nếu Trung Quốc làm như vậy th́ tôi nghĩ đây là lần đầu tiên gây ra rất nhiều tranh căi v́ sẽ gây trở ngại cho tự do hàng hải.”

    Cùng với Philippines và Trung Quốc, Việt Nam, Malaysia, Đài Loan và Brunei đều tuyên bố chủ quyền vùng biển này, được xem như con đường qua lại bận rộn nhất của tàu thuyền trên thế giới. Đây cũng là nơi đánh bắt cá dồi dào và được xem như có trữ lượng dầu khí to lớn.

    Hôm thứ Sáu, Tổng Thư kư Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á gồm 10 thành viên nói hành động của Trung Quốc làm gia tăng mức quan ngại và lo lắng.


    Ông Ely Ratner thuộc Trung tâm An ninh Hoa Kỳ Mới nói kế hoạch gây nên lo ngại, phản tác dụng về phần Trung Quốc và khó có thể thực hiện.

    Thông tấn xă chính thức Trung Quốc trích lời một Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao nước này tuyên bố vào hôm thứ Sáu là Trung Quốc xem tự do hàng hải rất quan trọng.

    http://www.voatiengviet.com/content/...g/1556810.html

  6. #16
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Mỹ tìm hiểu quy định biển mới của TQ



    Tàu hải giám của Trung Quốc nhiều lần chặn xét ngư dân Việt


    Hoa Kỳ cho hay đang tìm kiếm giải thích về quy định mới mà Trung Quốc đưa ra, cho phép dừng để khám xét tàu bè trên Biển Đông.

    Trong khi đó có tin quy định này chủ yếu nhằm vào ngư dân Việt Nam.


    Hãng tin Reuters dẫn lời Đại sứ Mỹ tại Bắc Kinh Gary Locke nói hôm thứ Tư 5/12 rằng các quy định của Trung Quốc còn chưa rõ ràng về quy mô và mục đích.

    Trong phỏng vấn với hãng này, ông Locke nói: "Chính phủ Hoa Kỳ rất mong được giải thích về ý nghĩa của các quy định mới, xem chính quyền tỉnh Hải Nam cùng các cơ quan thi hành luật pháp sẽ hiểu và thực hiện chúng như thế nào, cũng như mục đích của các quy định đó".

    Theo ông Locke, không chỉ Mỹ mà nhiều quốc gia khác cũng tỏ ra chưa hiểu mấy về quy định gây tranh cãi trên Biển Đông này.

    "Thoạt tiên chúng tôi cần giải thích về quy mô áp dụng, sau đó là mục đích và tầm ảnh hưởng của các quy định đó."

    Việt Nam đã lên tiếng phản đối quy định mà nước này gọi là 'hành động vi phạm chủ quyền của Việt Nam và vi phạm luật pháp quốc tế".

    Các hãng thông tấn nước ngoài tại Bắc Kinh hôm 29/11/2012 cho hay bắt đầu từ 1/1/2013, cảnh sát tỉnh Hải Nam sẽ được phép “lên tàu và khám xét” thuyền bè nước ngoài.

    Họ cũng sẽ cầm giữ tàu thuyền mà phía Trung Quốc cho là “vi phạm lãnh hải” của Trung Quốc.

    Nếu giới chức Hải Nam thực hiện quy định này, các chuyên gia cho rằng nguy cơ xung đột ở các vùng biển tranh chấp sẽ tăng rất cao.

    Chỉ nhằm ngư dân ViệtTrong khi đó, tờ Wall Street Journal dẫn lời quan chức Trung Quốc nói hôm thứ Ba, rằng các quy định chặn tàu thuyền để khám xét này chỉ áp dụng với các vùng biển quanh các đảo mà Trung Quốc gọi là thuộc phạm vi "đường cơ sở".

    Ông Ngô Sĩ Tồn, Giám đốc Ngoại vụ Hải Nam, nói Trung Quốc đã hoạch định các đường cơ sở gần các đảo mà nước này tuyên bố chủ quyền, như quần đảo Tây Sa (Việt Nam gọi là Hoàng Sa).

    Vậy cho nên, theo ông Ngô, các quy định mới thực chất là nhằm kiểm soát các tàu thuyền đánh cá của Việt Nam hoạt động xung quanh quần đảo này.

    Trong một quyết định dường như để trả đũa Trung Quốc, Việt Nam cũng loan báo thành lập lực lượng kiểm ngư của nước mình.


    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/worl...hina_scs.shtml

  7. #17
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Hà Nội lúng túng trước gọng kềm của Bắc Kinh tại Biển Đông


    Tàu khảo sát địa chấn B́nh Minh 02 thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN).
    DRLưu Tường Quang / Tú Anh
    Xác suất xảy ra xung đột vơ trang tại Biển Đông rất cao. Sau một loạt động thái phô trương sức mạnh trên biển và thủ đoạn ngoại giao bá quyền của Trung Quốc, phía Việt Nam thông báo lập đội tuần tra trên biển trong lúc Ấn Độ cho biết sẵn sàng huy động hải thuyền bảo vệ các công ty dầu khí quốc gia. Tuy nhiên quyết tâm chính trị của Hà Nội đối phó với áp lực nội công ngoại kích của Bắc kinh vẫn là một ẩn số.
    Ngày 30/11/2012 vừa qua, tàu thăm ḍ địa chấn B́nh Minh 02 của tập đoàn dầu khí PetroVietnam bị Trung Quốc uy hiếp tấn công lần thứ hai trong ṿng 18 tháng.

    Không rơ do vô t́nh hay cố ư, « sự cố Biển Đông » xảy ra vào lúc Hà Nội tiếp đón một phái đoàn của đảng Cộng sản Trung Quốc do Ủy viên Bộ Chính trị Lư Kiến Quốc dẫn đầu. Sau ba ngày im lặng, thông tin này mới được báo điện tử của công ty dầu khí Việt Nam đưa lên, với lời tố cáo Trung Quốc xâm phạm lănh hải Việt Nam, vừa để đánh cá trái phép, vừa phá hoại ngành dầu khí của Việt Nam.

    Tuy nhiên, các bản tin liên quan đến vụ tàu B́nh Minh 02 bị hai tàu cá Trung Quốc tấn công cắt dây cáp ngoài khơi tỉnh Khánh Ḥa đă bị gỡ xuống và thay đổi cả nội dung, khiến người đọc có cảm tưởng là tàu B́nh Minh bị trục trặc, tự đứt cáp.

    Cách nay 18 tháng, ngày 26/05/2011, tàu B́nh Minh 02 đă bị tàu hải giám của chính phủ Trung Quốc tấn công trong hoàn cảnh tương tự. Việt Nam yêu cầu Trung Quốc « không được tái diễn » hành động này nhưng lời phản đối phát xuất từ « Hội Luật gia » và công ty dầu khí. Sau đó, báo chí chính thức loan tin rầm rộ về biện pháp tăng cường tàu hộ tống lên 8 chiếc để bảo vệ cho B́nh Minh 02. Không rơ lực lượng hộ tống này phản ứng ra sao khi B́nh Minh 02 bị hai tàu đánh bắt hải sản của Trung Quốc bao vây trong ngày 30/11/2012 ?

    Trong bản tin ngày 4/12, báo chí chính thức thông báo quyết định của chính phủ Việt Nam thành lập đội tuần tra trên biển và sẽ bắt đầu hoạt động kể từ 25/01/2013 để bảo vệ ngư trường. Ấn Độ cũng thông báo sẵn sàng gởi hải quân đến Biển Đông để bảo vệ các công ty dầu khí quốc gia đang thăm ḍ trong vùng biển của Việt Nam nhưng bị Trung Quốc tranh giành chủ quyền theo bản đồ h́nh « lưỡi ḅ ».

    Hai quyết định tăng cường lực lượng của Việt Nam và Ấn Độ được loan báo sau khi Trung Quốc, qua chính quyền tỉnh Hải Nam, đe dọa là kể từ ngày đầu năm 2013, cảnh sát biển của Trung Quốc sẽ tra xét, tịch thu tàu thuyền « nước ngoài xâm nhập trái phép vùng biển của Trung Quốc ». Bị Hoa Kỳ và Philippines chất vấn buộc giải thích, một viên chức địa phương tên Ngô Sĩ Tồn tuyên bố không che giấu : đối tượng chính của biện pháp này là « Việt Nam ».

    Theo nhận định của chuyên gia an ninh quốc pḥng Úc, Carl Thayer, t́nh h́nh biến chuyển « theo chiều hướng va chạm ». Là nạn nhân của chiến thuật lấy thịt đè người của đảng Cộng sản Trung Quốc, người dân Việt Nam cho đến nay vẫn chưa được « lănh đạo Đảng và Nhà nước » thông báo một chiến lược bảo vệ đất nước rơ ràng và cụ thể ngoài niềm tin thụ động « 16 chử vàng » .

    Theo nhà phân tích địa lư chiến lược Lưu Tường Quang , mặc dù « Việt nam cố gắng nhưng do không có một quyết tâm, không có sức mạnh quân sự đáng kể, vị thế của Hà Nội càng ngày càng yếu và… Bắc Kinh tận dụng khai thác nhược điểm này để cô lập Việt Nam ».

    Nhà báo Lưu Tường Quang :

    « Bản tin tàu B́nh Minh 02 bị sửa đổi nhiều lần chứng tỏ sự yếu hèn hay lệ thuộc của Hà Nội vào Bắc Kinh. Nói về « nội công ngoại kích » của Trung Quốc, th́ chúng ta có thể lấy vụ tàu B́nh Minh bị cắt dây cáp ngày 30/11/2012 làm điểm mốc để trở lại thời điểm B́nh Minh 02 bị cắt dây cáp lần đầu vào tháng 05/2011.

    Trong ṿng 17, 18 tháng nay, vấn đề tranh chấp Biển Đông như thế nào và vị thế của Việt Nam bây giờ so với tháng 05/2011 ra sao ? Chúng ta thấy rơ ràng là Trung Quốc sử dụng quyền lực cứng cũng như quyền lực mềm trong vấn đề bóp nghẹt, lấy thịt đè người đối với Việt Nam. Trước đó, Trung Quốc thành lập huyện Tam Sa vào tháng 07/2012, sau đó lập trại binh đồn trú đơn vị tại Tam Sa. Gần đây Trung Quốc phổ biến hộ chiếu « lưỡi ḅ » rồi cho phép các đơn vị tại Hải Nam bắt giữ, xử phạt những tàu mà họ gọi là vi phạm chủ quyền lănh hải của họ. Các biện pháp này là biện pháp quân sự trá h́nh, phô trương quyền lực cứng.

    Về quyền lực mềm th́ Trung Quốc không từ một chính sách ngoại giao song phương hay đa phương nào để cô lập Việt Nam. Trong khi đó th́ Việt Nam theo đuổi một chính sách ngoại giao thầm lặng - thầm lặng đến mức để người khác như Philippines hay Singapore phát biểu thay cho ḿnh. Một phần có lẽ v́ sợ hăi, một phần có lẽ v́ những lư do bí ẩn đằng sau mà chúng ta chưa phát hiện được… Điều đó không có nghĩa là Việt Nam không có cố gắng phản bác các nỗ lực sử dụng quyền lực cứng của Trung Quốc. Hà Nội thành lập lực lượng hải ngư để đối phó với biện pháp mới kiểm soát Biển Đông của Trung Quốc, nhưng… »


    http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/2012...-tai-bien-dong

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 2
    Last Post: 19-02-2012, 04:19 AM
  2. Replies: 12
    Last Post: 21-12-2011, 12:32 PM
  3. Replies: 8
    Last Post: 22-10-2011, 10:11 PM
  4. Replies: 0
    Last Post: 22-06-2011, 10:49 PM
  5. AI SẼ LÀ BỘ TRƯỞNG QUỐC PH̉NG VN ?
    By Tigon in forum Tin Việt Nam
    Replies: 3
    Last Post: 18-01-2011, 08:31 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •