Page 2 of 2 FirstFirst 12
Results 11 to 12 of 12

Thread: Thời sự Á Châu

  1. #11
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Người mở lối “ngoại giao bóng bàn”

    Lư Anh



    Đầu tháng Hai 2013, báo chí quốc tế đưa tin tay vợt bóng bàn Trung Quốc Trang Tắc Đống (Zhuang Zedong), bị ung thư ruột vào thời kỳ cuối, đă từ trần vào ngày Mồng Một Tết năm Con Rắn (10/02/2013).

    Sự qua đời của Trang Tắc Đống được nhắc đến không phải v́ thành tích ba lần vô địch thế giới của ông ta mà v́ ông chính là người mở đường cho chính sách “ngoại giao bóng bàn”, giúp làm tan lớp băng Chiến tranh Lạnh trong thập niên 1970.





    Ngoại giao bóng bàn

    Đầu tháng 04/1971, trong dịp đến Nagoya, Nhật Bản, dự giải Bóng bàn Quốc tế lần thứ 31, lực sĩ bóng bàn Hoa Kỳ Glenn Cowan đi chơi về lên lầm xe của đoàn lực sĩ bóng bàn Trung Quốc. Trang Tắc Đống thấy một lực sĩ bóng bàn Hoa Kỳ lên xe ḿnh, chủ động nói chuyện và tặng quà cho người đó. Qua người phiên dịch, Trang nói với Cowan: “Mặc dù chính phủ Hoa Kỳ không thân thiện với Trung Quốc, dân chúng nước Mỹ vẫn là bạn bè của người Trung Quốc. Tôi tặng anh cái này để đánh dấu t́nh bạn của người Trung Quốc dành cho người Mỹ”. Trang tặng cho Cowan một bức tranh thêu phong cảnh Hàng Châu. Ngày hôm sau, Glenn Cowan tặng lại cho Trang Tắc Đống một chiếc áo thun (T-shirt).

    Theo lời kể của Trang tại Hoa Kỳ năm 2007, lúc bấy giờ một người trong đội Trung Quốc (có thể là một công an đi theo giám sát) khuyên ông không nên bắt chuyện với lực sĩ Mỹ, ông đă không nghe. Đó là chuyện lúc bấy giờ không thể tưởng tượng nổi, v́ Hoa Kỳ và Trung Quốc đang coi nhau là kẻ thù không đội trời chung.

    Lạ lùng hơn nữa là, ngày 06/04, đội bóng bàn Trung Quốc mời đội bóng bàn Hoa Kỳ đến Bắc Kinh thi đấu. Đội trưởng đội bóng bàn Hoa Kỳ Graham B. Steenhoven lập tức điện thoại báo cáo Ṭa Đại sứ Hoa Kỳ ở Tokyo. William Cunningham, tham tán phụ trách Trung Quốc, bảo Steenhoven cứ nhận lời. Cách giải quyết sáng tạo của Cunningham được Henry Kissinger, Cố vấn Hội đồng An ninh Quốc gia, khen ngợi. Lúc bấy giờ cuộc Chiến tranh Lạnh giữa 2 phe cộng sản và phương Tây đang vô cùng căng thẳng, nên toàn thế thế giới đă kinh ngạc khi đội bóng bàn Hoa Kỳ được Trung Quốc mời tới thi đấu ở Bắc Kinh.

    Trong chuyến đi Bắc Kinh lần đầu tiên của những người Mỹ được 2 chính phủ Trung Quốc và Hoa Kỳ cho phép, ngoài các lực sĩ bóng bàn c̣n có ba kư giả, John Rich và Jack Reynolds của National Broadcasting Company (NBC) và John Roderick của Associated Press (AP).

    Thế giới kinh ngạc v́ trước đó đất nước Trung Quốc dưới sự lănh đạo của Mao Trạch Đông đóng cửa với hầu hết các nước phương Tây và đặc biệt không có bất cứ quan hệ nào với Hoa Kỳ. Những lần Trung Quốc bị lụt lội hay động đất, hàng triệu người thương vong và phải sống trong cảnh màn trời chiếu đất, các nước phương Tây, trong đó có Hoa Kỳ, xuất phát từ ḷng nhân đạo, tuyên bố viện trợ tiền, lương thực, thuốc men và đồ dùng hằng ngày cho nạn nhân, Bắc Kinh liên tiếp từ chối không nhận viện trợ của Hoa Thịnh Đốn. Phía Hoa Kỳ cũng không kém khắc nghiệt, năm 1956, Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Foster Dulles từng đe dọa bỏ tù bất cứ công dân Hoa Kỳ nào đến Trung Quốc.

    Đến Bắc Kinh, các lực sĩ bóng bàn và kư giả Hoa Kỳ đă được TTg Trung Quốc thời đó là Chu Ân Lai đón tiếp long trọng tại Đại Lễ đường Nhân dân.

    Trong thời gian ở Trung Quốc từ 08 đến 18/04/1971, các lực sĩ bóng bàn Hoa Kỳ đến nơi nào, từ Vạn lư Trường thành tới Cố Cung..., đều được đón tiếp bằng những tràng pháo tay với những câu nói vô cùng hoan hỉ: “Meiguo ren hen hao” (Người Mỹ rất tốt).

    Trong các trận đấu giao hữu có khoảng vài chục ngàn khán giả tham dự, các tay vợt bóng bàn Hoa Kỳ đă được những người trước đây coi họ là kẻ thù không đội trời chung hoan nghênh nhiệt liệt. Kết quả trận đấu, đội nam TQ thắng với tỷ số 5/3, đội nữ thắng 5/4. Sau đó hai bên trao quà lưu niệm và nắm tay nhau cùng bước ra khỏi sân đấu. Cảm giác chung của những người Mỹ lúc bấy giờ là phía TQ đă cố t́nh không làm cho đội Mỹ xấu hổ v́ tỷ số được và thua sát nút. Sau giải Bóng bàn Quốc tế lần thứ 31, đội Trung Quốc xếp hạng thứ nhất thế giới, đội Hoa Kỳ thứ 17.

    Trong thời gian thi đấu ở Trung Quốc, các lực sĩ Hoa Kỳ được thiết đăi những bữa ăn 8 món, đưa đi thăm những danh lam thắng cảnh. Các kư giả theo đoàn được phép chụp h́nh thoải mái. Trong suốt chuyến thăm họ đă bấm đến hàng trăm cuộn phim màu.

    Có thể nói, đoàn lực sĩ bóng bàn Mỹ cùng các kư giả đi theo đoàn trở thành những mũi tên đầu tiên xuyên thủng bức tường thù địch giữa hai quốc gia, tạo điều kiện cho chuyến thăm lịch sử của TT Hoa Kỳ Richard Nixon vào đầu năm 1972. Trong lịch sử, chưa bao giờ thể thao được sử dụng làm công cụ thúc đẩy ngoại giao một cách hiệu quả đến thế. Thế giới đặt cho sự kiện này một cái tên đặc biệt: “Ngoại giao bóng bàn”.

    Nhiều người đặt câu hỏi, tại sao Trung Quốc mời những vị khách đến từ quốc gia chống cộng khét tiếng này? Ai là người quyết định chuyện này? Sau khi đội bóng bàn Hoa Kỳ đến Bắc Kinh được vài ba ngày, TTg Trung Quốc lúc bấy giờ là Chu Ân Lai đă trả lời những câu hỏi thế giới đặt ra bằng lời tuyên bố: “Từ nay kỷ nguyên thù địch và Chiến tranh Lạnh giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ chấm dứt”.

    Dư luận cho rằng đó là sự tính toán khôn ngoan của Chu Ân Lai. Lúc bấy giờ 2 quốc gia cộng sản, Liên Xô và Trung Quốc, đấu đá nhau kịch liệt, Chu Ân Lai muốn thiết lập quan hệ ngoại giao với Hoa Kỳ, coi đó là vũ khí chống kế hoạch mở rộng phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô và phe thân Liên Xô ở Trung Quốc. Tuy nhiên, ông lo sợ sẽ vấp phải sự phản đối công khai từ Hoa Kỳ vốn coi Trung Quốc là kẻ thù không đội trời chung. Chu bèn thử phản ứng của Hoa Kỳ bằng cách mời các lực sĩ bóng bàn Hoa Kỳ sang thi đấu. C̣n có điều ǵ tốt hơn là bày tỏ thiện chí đối với các lực sĩ bóng bàn. Nếu Hoa Kỳ không cho đi, Trung Quốc vẫn c̣n giữ được thể diện.

    Thực ra th́ sau khi Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai nghe báo cáo chuyện Trang Tắc Đống và Glenn Cowan tặng quà cho nhau mới quyết định mời đội bóng bàn Hoa Kỳ đến Bắc Kinh thi đấu. Lúc đó, Mao Trạch Đông nói với một nhân viên đứng cạnh: “Trang Tắc Đống không những đánh bóng bàn giỏi, c̣n biết làm công tác ngoại giao”.

    Sau khi đội bóng bàn Hoa Kỳ đến Bắc Kinh, tảng băng đông lạnh quan hệ Hoa Kỳ và Trung Quốc bắt đầu tan dần. Ba tháng sau (07/1971), Henry Kissinger đi thăm Trung Quốc. Ngày 28/12/1971, Chu Ân Lai cử đoàn đại biểu Trung Quốc đầu tiên đi thăm Hoa Kỳ do Trang Tắc Đống làm trưởng đoàn. Tháng 02/1972, Richard Nixon là vị TT Hoa Kỳ đầu tiên đi thăm nước cộng sản Trung Quốc. Chuyến đi đó đă giúp Trung Quốc mở cửa với thế giới bên ngoài và gỡ bỏ cuộc Chiến tranh Lạnh giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc. Cố TT Nixon gọi đó là “Tuần lễ thay đổi thế giới”. Năm 1979, Trung Quốc thiết lập bang giao với Hoa Kỳ.



    Cuộc đời Trang Tắc Đống

    Trang Tắc Đống (25/8/1940 - 10/2/2013) chào đời tại thành phố Dương Châu, tỉnh Giang Tô.

    Sau khi nổi tiếng với danh hiệu “nhà ngoại giao bóng bàn”, Trang Tắc Đống bước vào con đường hoạt động chính trị.

    Trang lọt vào mắt xanh của Giang Thanh và được cất nhắc lên nhiều vị trí quan trọng trong Bộ Thể thao.

    Khi nhóm 4 người gồm Giang Thanh, Trương Xuân Kiều, Diêu Văn Nguyên và Vương Hồng Văn (thường gọi là Tứ Nhân Bang) cướp quyền lănh đạo Đảng Cộng sản Trung Quốc, Trương Tắc Đống được cử làm Bộ trưởng Thể dục Thể thao, lúc chỉ mới 30 tuổi. Sau khi Tứ Nhân Bang bị lật đổ vào năm 1976, ông bị đưa đi học tập cải tạo một thời gian, ba bốn năm sau mới được trở về nhà.

    Sau đó ông đến dạy môn bóng bàn tại trường Thể dục Thể thao Lâm Bồn, tỉnh Sơn Tây. Trong thời gian giảng dạy tại Lâm Bồn, ông cùng một thầy giáo dạy bóng bàn khác hợp tác viết cuốn Xông xáo và Sáng tạo giới thiệu kỹ năng đánh bóng bàn cho thế hệ trẻ.

    Trang Tắc Đống kết hôn 2 lần, người vợ thứ nhất tên gọi Bao Huệ Kiều, nghệ sĩ dương cầm. Bà Huệ sanh được 2 người con, 1 trai và 1 gái. Năm 1985 hai vợ chồng ly hôn. Hai năm sau (1987), Trang Tắc Đống kết hôn với Sasaki Atsuko, một phụ nữ Nhật Bản sinh ra và lớn lên tại Trung Quốc, vốn coi ông là thần tượng môn bóng bàn.

    Glenn L. Cowan (25/08/1952 – 06/04/2004), lực sĩ bóng bàn Hoa Kỳ từng giúp Trang Tắc Đống phá tan tảng băng Trung-Mỹ, bị bệnh tim phải vào bệnh viện điều trị. Ngày 06/04, trong khi đang làm phẫu thuật thông tim, ông hôn mê, qua đời v́ đứt mạch máu tim (heart attack). Trang Tắc Đống được tin, vội vàng gửi điện đến chia buồn. Năm 2007, trong một dịp đến Hoa Kỳ, Trang Tắc Đống đến thăm thân mẫu Cowan. Ông nói với cụ bà Cowan: “Không c̣n cơ hội gặp lại Cowan là điều đáng tiếc trong đời tôi!”.

    Năm 2008, Trang Tắc Đống bị ung thư gan vào thời kỳ cuối. Sau nhiều lần đến các bệnh viện Bắc Kinh và Thượng Hải điều trị, bệnh t́nh vẫn ngày càng nặng. Ngày 29/08/2012, ông phải cấp cứu vào Bệnh viện Hữu An Bắc Kinh. Kư giả Tân Hoa Xă Đường Sư Tăng biết gia đ́nh ông gặp khó khăn về tài chánh đă viết lên blog của ḿnh kêu gọi fans quyên góp tiền giúp ông chữa bệnh. Khi biết được tin đó, Trang Tắc Đống đă vội viết lời cảm ơn đăng báo từ chối sự giúp đỡ của mọi người. Đầu năm 2013, bệnh t́nh của ông ngày càng nặng, Mồng Một Tết Quư Tỵ, ông từ trần.

  2. #12
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Tiếng cười và tiếng khóc

    Lư Anh



    Tiếng cười và tiếng khóc

    khi Life of Pi đoạt 4 giải Oscar



    Trong lễ phát giải Oscar 85 ngày 24/02/2013, phim Life of Pi (Cuộc đời của Pi) giành được 4 Tượng Người Vàng về các giải:

    1- Đạo diễn Xuất sắc: Lư An (Ang Lee)

    2- Quay phim Xuất sắc: Claudio Miranda

    3- Hiệu ứng H́nh ảnh Xuất sắc: Bill Westenhofer

    4- Nhạc phim Xuất sắc: Mychael Danna

    Trong khi những người lên nhận giải vui mừng hơn hở, hé nở nụ cười tươi thắm chào cử tọa, bên ngoài hí viện Dolby, 6801 Hollywood Boulevard, Los Angeles, hơn 500 kỹ thuật viên của phim Life of Pi kêu gào “chảy nước mắt” v́ không c̣n công ăn việc làm do hăng kỹ xảo Rhythm and Hues tuyên bố phá sản.



    Vài nét về phim Life of Pi

    Phim Life of Pi do Lư An (Mỹ gốc Đài Loan) đạo diễn. Nhà viết kịch David Magee (Hoa Kỳ) chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Yann Martel (Gia Nă Đại). Phim kể về cuộc phiêu lưu của Piscine Militor Patel, cậu bé có cái tên kỳ quặc và hài hước nhưng đă tự gọi ḿnh là Pi. Lớn lên tại Pondicherry (Ấn Độ) những năm 1970, Pi có một cuộc sống tuổi thơ phong phú và nhiều khám phá. Bố cậu là giám đốc một vườn thú nên từ nhỏ Pi đă được t́m hiểu các con thú và quy luật sinh tồn nghiệt ngă của cuộc sống hoang dă. Sống giữa miền đất có nhiều tôn giáo lẫn lộn như Hindu giáo, Thiên Chúa giáo, Hồi giáo... Pi thích thú t́m hiểu và trở thành tín đồ của tất cả các đạo này, do cậu bé t́m thấy điểm chung là niềm tin vào Thượng đế.



    Bước ngoặt trong cuộc đời Pi là vào năm 17 tuổi. Đất nước thay đổi và vườn thú bị giải tán. Bố mẹ Pi quyết định di cư sang Gia Nă Đại t́m kiếm cuộc sống tốt đẹp hơn. Pi rời bỏ đất nước Ấn Độ thân thương và cũng bỏ lại sau lưng mối t́nh đầu đẹp đẽ với cô bạn gái tuổi teen Anandi.

    Lên một con tàu vận tải của Nhật, gia đ́nh Pi mang theo một số động vật hoang dă để bán cho vườn thú Gia Nă Đại. Một buổi tối trời đen như mực, khi con tàu đi qua vùng biển nguy hiểm, một biến cố khủng khiếp xảy ra. Băo tố nổi lên và con tàu bị sóng đánh ch́m. Tuy nhiên, Pi đă sống sót một cách kỳ diệu khi kịp bám vào một chiếc xuồng cứu sinh.

    Tỉnh dậy, Pi bàng hoàng nhận ra ḿnh đă mất hết người thân và đang đơn độc giữa đại dương mênh mông. Nhưng điều kinh khủng hơn, Pi thấy trên chiếc xuồng c̣n có một con hổ dữ, một con linh cẩu độc ác đang đói mồi, một con ngựa vằn găy chân và một con đười ươi say sóng. Cuộc hành tŕnh lênh đênh trên đại dương của Pi bắt đầu với những người bạn đồng hành bất đắc dĩ, cậu phải vận dụng hết kiến thức về động vật hoang dă và bản năng sinh tồn chống lại bầy thú hoang để sinh tồn và đối mặt với nỗi cô đơn, sự sợ hăi giữa biển cả mênh mông.

    Câu chuyện về hành tŕnh lạ lùng của Pi được kể lại bằng những h́nh ảnh đẹp lung linh, diệu kỳ. Khán giả bị mê hoặc bởi những khung cảnh lộng lẫy như đại dương trong vắt xanh mênh mông, những đàn cá bay vun vút, ḷng biển sâu thăm thẳm kỳ bí, những con sứa thắp sáng đại dương, bầu trời rực rỡ ánh b́nh minh hay trời đêm lấp lánh ngàn sao, sự thịnh nộ của những cơn băo, ḥn đảo ăn thịt người với hàng ngàn con chồn meerkat... Những h́nh ảnh ấy trở nên sống động và có chiều sâu nhờ kỹ nghệ tạo h́nh 3D tuyệt vời. Không gian ba chiều trong Life of Pi đạt đến đỉnh cao.

    Kỹ thuật tạo h́nh 3D trong Life of Pi đạt đến đỉnh cao khi tái tạo những con thú lênh đênh giữa biển khơi cùng Pi như thật. Khán giả hài ḷng trước mỗi cử động biểu lộ trạng thái tinh thần của từng con thú, và vẻ đẹp của đại dương. Với kỹ thuật hiện đại 3D trong phim Life of Pi, đạo diễn Lư An chứng minh rằng ông không thua kém ǵ các bậc thầy từng đạo diễn các phim 3D First Class, Lord of The Rings, The Golden Compass...

    Ngoài thành công về phê b́nh và nghệ thuật, Life of Pi c̣n thắng lớn về doanh thu tại các pḥng vé trên toàn thế giới. Tính đến thời điểm hiện tại, phim đă mang về cho hăng phim 20th Century Fox hơn 583 triệu Mỹ kim tiền vé. Chỉ với kinh phí đầu tư 120 triệu, 20th Century Fox đă hốt bạc quá nhiều về bộ phim này.



    Lư An với giải Oscar

    Từ ngày cuốn phim đầu tiên của Lư An đạo diễn được đề cử tranh giải Oscar đến ngày được nhận giải Đạo Diễn Xuất Sắc lần thứ 2 qua cuốn phim Life Of Pi, Lư An đă trải qua 20 năm vui buồn và thất vọng.

    Năm 1993 phim The Wedding Banquet (Tiệc Cưới) của Lư An được đề cử tranh giải Oscar lần thứ 65 về Phim Nói tiếng Ngoại quốc. Tuy không được thưởng nhưng đă cổ vơ Lư An khá nhiều. Năm 1996, phim Sense and Sensibility (Lư tính và Cảm tính) do ông đạo diễn lại được 4 giải đề cử, trong đó có giải Đạo Diễn Xuất Sắc, cuối cùng cuốn phim đó chỉ giành được giải Cải biên Kịch bản Xuất sắc.

    Sau hai lần được đề cử tranh giải Oscar nhưng không được nhận Tượng Người Vàng, đă có lúc Lư An nản chí. Tuy nhiên, được sự giúp đỡ và động viên của bà xă và người thân, Lư An tiếp tục đạo diễn những bộ phim khác.

    Ngày 25/03/2001, tại lễ phát giải Oscar lần thứ 73, cố gắng của ông đă được đền đáp. Phim Crouching Tiger, Hidden Dragon (Ngọa Hổ Tàng Long) ông đạo diễn được đề cử 10 giải Oscar, cuối cùng đoạt được các giải: Phim Nói Tiếng Nước Ngoài Hay Nhất, Nhiếp ảnh Xuất sắc, Chỉ đạo Nghệ thuật Xuất sắc và Âm nhạc gốc Xuất sắc. Trong lễ phát giải Oscar lần thứ 78 diễn ra vào ngày 05/03/2006, phim Brokeback Mountain do ông đạo diễn đoạt được các giải Đạo diễn Xuất sắc, kịch bản Chuyển thể Xuất sắc, Nhạc phim hay nhất.

    Bảy năm sau, tại buổi lễ phát giải Oscar lần thứ 85, phim Life of Pi do ông đạo diễn lại đoạt 4 giải: Đạo diễn Xuất sắc, Quay phim xuất sắc, Hiệu ứng h́nh ảnh xuất sắc và Nhạc phim xuất sắc. Tính ra, Lư An đoạt được giải Đạo diễn Xuất sắc 2 lần. Có thể nói ông là đạo diễn Châu Á đầu tiên đoạt được vinh dự này, cũng là một trong số ít đạo diễn Hollywood giành được vẻ vang này.

    Tối 24/02, khi Lư An lên sân khấu nhận Tượng Người Vàng do Michael Douglas và Jane Fonda trao tặng, những người tham dự lễ phát giải đă đứng dậy vỗ tay chúc mừng ông. Sau đó ông đă dùng 3 ngôn ngữ Anh, Hoa và Ấn phát biểu. Trong lời phát biểu, Lư An đă cảm ơn bà con cô bác người Đài Trung, Đài Loan đă giúp đỡ ông tinh thần và vật chất dựng lên khung cảnh đại dương lộng lẫy trong vắt xanh mênh mông... cảm ơn bà vợ cùng người thân, cảm ơn nhà văn Gia Nă Đại Yann Martel đă viết ra tác phẩm tuyệt diệu này, cảm ơn các tài tử và những người trong đoàn phim đă giúp ông quay phim Life of Pi. Nhiều nhà b́nh luận điện ảnh Hoa Kỳ đă nói, Lư An là người được giới điện ảnh tôn trọng khi lên nhận giải mới được toàn thể cử tọa đứng dậy chúc mừng...



    Tiếng khóc xen lẫn tiếng cười

    khi Life of Pi được giải Oscar

    Ngoài Lư An lên nhận giải Đạo diễn Xuất sắc, Claudio Miranda, Mychael Danna và Bill Westenhofer cũng được mời lên sân khấu nhận các giải: Quay phim Xuất sắc, Nhạc phim Xuất sắc và Hiệu ứng H́nh ảnh Xuất sắc. Khi lên, người nào cũng tươi cười vui vẻ. Tuy nhiên, không phải ai cũng được hưởng lợi và vui vẻ với những ǵ phim đạt được, nhất là với Rhythm and Hues - studio thực hiện kỹ xảo và hiệu ứng h́nh ảnh cho Life of Pi. Trước ngày lễ trao giải Oscar 85 diễn ra, công ty này đă tuyên bố phá sản. Hàng trăm họa sĩ làm việc cho công ty đă không được thanh toán tiền lương do những rắc rối về tài chính liên quan tới hăng Fox. Nhiều nhân viên của Rhythm and Hues đă tổ chức biểu t́nh trước lễ trao giải Oscar 85.

    Theo The Guardian, Anh Quốc, cuộc biểu t́nh được lên kế hoạch từ tuần trước khi hăng kỹ xảo nổi tiếng Rhythm & Hues tuyên bố phá sản vào ngày 15/2, ngay sau khi giành giải điện ảnh danh giá của Viện Hàn lâm Nghệ thuật Điện ảnh và Truyền h́nh Anh quốc (BAFTA) cho phần h́nh ảnh trong phim Life of Pi.

    Kèm theo đó, hàng loạt những status, ảnh... được chia sẻ trên nhiều trang mạng xă hội kêu gọi sự chú ư của khán giả. Cộng đồng các nghệ sĩ làm đồ họa đă cùng nhau đổi h́nh đại diện Facebook của ḿnh thành màu xanh lá cây, thường dùng làm phông nền cho các cảnh quay cần sử dụng kỹ xảo trên máy điện toán.

    Nhiều ư kiến cho rằng, nếu không có công sức của Rhythm and Hues, Life of Pi không thể nào đạt thành công tới vậy. Bởi v́, Life of Pi là cuốn phim khá nặng về phần hiệu ứng h́nh ảnh. Số người bênh vực đạo diễn Lư An th́ lại cho rằng Rhythm and Hues phá sản là do quản lư tài chính kém cỏi, Lư An chỉ là đạo diễn, không lo việc quản lư chi phí sản xuất cho phim. Thành công của Life of Pi giống như sức hấp dẫn của một bản giao hưởng mà Lư An là nhạc trưởng chỉ đạo tốt, Rhythm and Hues có chăng cũng chỉ là một nghệ sĩ biểu diễn trong số ấy, không phải là người duy nhất làm nên thành công cho cuốn phim.

    Làn sóng phản đối trong cộng đồng mạng, các khán giả yêu thích điện ảnh và giới nghệ sĩ đồ họa càng tăng lên khi trong bài phát biểu của Lư An lúc nhận giải thưởng, đă mặc nhiên không gửi lời cảm ơn tới đội ngũ đảm nhiệm hiệu ứng h́nh ảnh cho phim.

    Bên cạnh đó, bài phát biểu của Bill Westenhofer, người đứng đầu Rhythm and Hues, lúc lên nhận giải Hiệu ứng H́nh ảnh Xuất sắc, cũng bị ban tổ chức cắt đi khi ông vừa đề cập tới vấn đề tài chính của Rhythm and Hues. Trước Life of Pi, Bill Westenhofer từng giành được giải Oscar về Hiệu ứng H́nh ảnh Xuất sắc trong phim The Golden Compass.

    Rhythm and Hues được thành lập năm 1987, từng góp phần kỹ xảo h́nh ảnh cho rất nhiều bộ phim như First Class, Lord of The Rings, The Golden Compass... và đang làm việc trong nhiều dự án khác.

    Lúc đoàn người biểu t́nh ngoài hí viện Dolby, đạo diễn Lư An và hăng phim 20th Century Fox chưa có phản ứng về những thông tin đầy giận dữ này.

    Lư Anh



    Tiếng cười và tiếng khóc

    khi Life of Pi đoạt 4 giải Oscar



    Trong lễ phát giải Oscar 85 ngày 24/02/2013, phim Life of Pi (Cuộc đời của Pi) giành được 4 Tượng Người Vàng về các giải:

    1- Đạo diễn Xuất sắc: Lư An (Ang Lee)

    2- Quay phim Xuất sắc: Claudio Miranda

    3- Hiệu ứng H́nh ảnh Xuất sắc: Bill Westenhofer

    4- Nhạc phim Xuất sắc: Mychael Danna

    Trong khi những người lên nhận giải vui mừng hơn hở, hé nở nụ cười tươi thắm chào cử tọa, bên ngoài hí viện Dolby, 6801 Hollywood Boulevard, Los Angeles, hơn 500 kỹ thuật viên của phim Life of Pi kêu gào “chảy nước mắt” v́ không c̣n công ăn việc làm do hăng kỹ xảo Rhythm and Hues tuyên bố phá sản.



    Vài nét về phim Life of Pi

    Phim Life of Pi do Lư An (Mỹ gốc Đài Loan) đạo diễn. Nhà viết kịch David Magee (Hoa Kỳ) chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Yann Martel (Gia Nă Đại). Phim kể về cuộc phiêu lưu của Piscine Militor Patel, cậu bé có cái tên kỳ quặc và hài hước nhưng đă tự gọi ḿnh là Pi. Lớn lên tại Pondicherry (Ấn Độ) những năm 1970, Pi có một cuộc sống tuổi thơ phong phú và nhiều khám phá. Bố cậu là giám đốc một vườn thú nên từ nhỏ Pi đă được t́m hiểu các con thú và quy luật sinh tồn nghiệt ngă của cuộc sống hoang dă. Sống giữa miền đất có nhiều tôn giáo lẫn lộn như Hindu giáo, Thiên Chúa giáo, Hồi giáo... Pi thích thú t́m hiểu và trở thành tín đồ của tất cả các đạo này, do cậu bé t́m thấy điểm chung là niềm tin vào Thượng đế.

    Bước ngoặt trong cuộc đời Pi là vào năm 17 tuổi. Đất nước thay đổi và vườn thú bị giải tán. Bố mẹ Pi quyết định di cư sang Gia Nă Đại t́m kiếm cuộc sống tốt đẹp hơn. Pi rời bỏ đất nước Ấn Độ thân thương và cũng bỏ lại sau lưng mối t́nh đầu đẹp đẽ với cô bạn gái tuổi teen Anandi.

    Lên một con tàu vận tải của Nhật, gia đ́nh Pi mang theo một số động vật hoang dă để bán cho vườn thú Gia Nă Đại. Một buổi tối trời đen như mực, khi con tàu đi qua vùng biển nguy hiểm, một biến cố khủng khiếp xảy ra. Băo tố nổi lên và con tàu bị sóng đánh ch́m. Tuy nhiên, Pi đă sống sót một cách kỳ diệu khi kịp bám vào một chiếc xuồng cứu sinh.

    Tỉnh dậy, Pi bàng hoàng nhận ra ḿnh đă mất hết người thân và đang đơn độc giữa đại dương mênh mông. Nhưng điều kinh khủng hơn, Pi thấy trên chiếc xuồng c̣n có một con hổ dữ, một con linh cẩu độc ác đang đói mồi, một con ngựa vằn găy chân và một con đười ươi say sóng. Cuộc hành tŕnh lênh đênh trên đại dương của Pi bắt đầu với những người bạn đồng hành bất đắc dĩ, cậu phải vận dụng hết kiến thức về động vật hoang dă và bản năng sinh tồn chống lại bầy thú hoang để sinh tồn và đối mặt với nỗi cô đơn, sự sợ hăi giữa biển cả mênh mông.

    Câu chuyện về hành tŕnh lạ lùng của Pi được kể lại bằng những h́nh ảnh đẹp lung linh, diệu kỳ. Khán giả bị mê hoặc bởi những khung cảnh lộng lẫy như đại dương trong vắt xanh mênh mông, những đàn cá bay vun vút, ḷng biển sâu thăm thẳm kỳ bí, những con sứa thắp sáng đại dương, bầu trời rực rỡ ánh b́nh minh hay trời đêm lấp lánh ngàn sao, sự thịnh nộ của những cơn băo, ḥn đảo ăn thịt người với hàng ngàn con chồn meerkat... Những h́nh ảnh ấy trở nên sống động và có chiều sâu nhờ kỹ nghệ tạo h́nh 3D tuyệt vời. Không gian ba chiều trong Life of Pi đạt đến đỉnh cao.

    Kỹ thuật tạo h́nh 3D trong Life of Pi đạt đến đỉnh cao khi tái tạo những con thú lênh đênh giữa biển khơi cùng Pi như thật. Khán giả hài ḷng trước mỗi cử động biểu lộ trạng thái tinh thần của từng con thú, và vẻ đẹp của đại dương. Với kỹ thuật hiện đại 3D trong phim Life of Pi, đạo diễn Lư An chứng minh rằng ông không thua kém ǵ các bậc thầy từng đạo diễn các phim 3D First Class, Lord of The Rings, The Golden Compass...

    Ngoài thành công về phê b́nh và nghệ thuật, Life of Pi c̣n thắng lớn về doanh thu tại các pḥng vé trên toàn thế giới. Tính đến thời điểm hiện tại, phim đă mang về cho hăng phim 20th Century Fox hơn 583 triệu Mỹ kim tiền vé. Chỉ với kinh phí đầu tư 120 triệu, 20th Century Fox đă hốt bạc quá nhiều về bộ phim này.



    Lư An với giải Oscar

    Từ ngày cuốn phim đầu tiên của Lư An đạo diễn được đề cử tranh giải Oscar đến ngày được nhận giải Đạo Diễn Xuất Sắc lần thứ 2 qua cuốn phim Life Of Pi, Lư An đă trải qua 20 năm vui buồn và thất vọng.

    Năm 1993 phim The Wedding Banquet (Tiệc Cưới) của Lư An được đề cử tranh giải Oscar lần thứ 65 về Phim Nói tiếng Ngoại quốc. Tuy không được thưởng nhưng đă cổ vơ Lư An khá nhiều. Năm 1996, phim Sense and Sensibility (Lư tính và Cảm tính) do ông đạo diễn lại được 4 giải đề cử, trong đó có giải Đạo Diễn Xuất Sắc, cuối cùng cuốn phim đó chỉ giành được giải Cải biên Kịch bản Xuất sắc.

    Sau hai lần được đề cử tranh giải Oscar nhưng không được nhận Tượng Người Vàng, đă có lúc Lư An nản chí. Tuy nhiên, được sự giúp đỡ và động viên của bà xă và người thân, Lư An tiếp tục đạo diễn những bộ phim khác.

    Ngày 25/03/2001, tại lễ phát giải Oscar lần thứ 73, cố gắng của ông đă được đền đáp. Phim Crouching Tiger, Hidden Dragon (Ngọa Hổ Tàng Long) ông đạo diễn được đề cử 10 giải Oscar, cuối cùng đoạt được các giải: Phim Nói Tiếng Nước Ngoài Hay Nhất, Nhiếp ảnh Xuất sắc, Chỉ đạo Nghệ thuật Xuất sắc và Âm nhạc gốc Xuất sắc. Trong lễ phát giải Oscar lần thứ 78 diễn ra vào ngày 05/03/2006, phim Brokeback Mountain do ông đạo diễn đoạt được các giải Đạo diễn Xuất sắc, kịch bản Chuyển thể Xuất sắc, Nhạc phim hay nhất.

    Bảy năm sau, tại buổi lễ phát giải Oscar lần thứ 85, phim Life of Pi do ông đạo diễn lại đoạt 4 giải: Đạo diễn Xuất sắc, Quay phim xuất sắc, Hiệu ứng h́nh ảnh xuất sắc và Nhạc phim xuất sắc. Tính ra, Lư An đoạt được giải Đạo diễn Xuất sắc 2 lần. Có thể nói ông là đạo diễn Châu Á đầu tiên đoạt được vinh dự này, cũng là một trong số ít đạo diễn Hollywood giành được vẻ vang này.

    Tối 24/02, khi Lư An lên sân khấu nhận Tượng Người Vàng do Michael Douglas và Jane Fonda trao tặng, những người tham dự lễ phát giải đă đứng dậy vỗ tay chúc mừng ông. Sau đó ông đă dùng 3 ngôn ngữ Anh, Hoa và Ấn phát biểu. Trong lời phát biểu, Lư An đă cảm ơn bà con cô bác người Đài Trung, Đài Loan đă giúp đỡ ông tinh thần và vật chất dựng lên khung cảnh đại dương lộng lẫy trong vắt xanh mênh mông... cảm ơn bà vợ cùng người thân, cảm ơn nhà văn Gia Nă Đại Yann Martel đă viết ra tác phẩm tuyệt diệu này, cảm ơn các tài tử và những người trong đoàn phim đă giúp ông quay phim Life of Pi. Nhiều nhà b́nh luận điện ảnh Hoa Kỳ đă nói, Lư An là người được giới điện ảnh tôn trọng khi lên nhận giải mới được toàn thể cử tọa đứng dậy chúc mừng...



    Tiếng khóc xen lẫn tiếng cười

    khi Life of Pi được giải Oscar

    Ngoài Lư An lên nhận giải Đạo diễn Xuất sắc, Claudio Miranda, Mychael Danna và Bill Westenhofer cũng được mời lên sân khấu nhận các giải: Quay phim Xuất sắc, Nhạc phim Xuất sắc và Hiệu ứng H́nh ảnh Xuất sắc. Khi lên, người nào cũng tươi cười vui vẻ. Tuy nhiên, không phải ai cũng được hưởng lợi và vui vẻ với những ǵ phim đạt được, nhất là với Rhythm and Hues - studio thực hiện kỹ xảo và hiệu ứng h́nh ảnh cho Life of Pi. Trước ngày lễ trao giải Oscar 85 diễn ra, công ty này đă tuyên bố phá sản. Hàng trăm họa sĩ làm việc cho công ty đă không được thanh toán tiền lương do những rắc rối về tài chính liên quan tới hăng Fox. Nhiều nhân viên của Rhythm and Hues đă tổ chức biểu t́nh trước lễ trao giải Oscar 85.

    Theo The Guardian, Anh Quốc, cuộc biểu t́nh được lên kế hoạch từ tuần trước khi hăng kỹ xảo nổi tiếng Rhythm & Hues tuyên bố phá sản vào ngày 15/2, ngay sau khi giành giải điện ảnh danh giá của Viện Hàn lâm Nghệ thuật Điện ảnh và Truyền h́nh Anh quốc (BAFTA) cho phần h́nh ảnh trong phim Life of Pi.

    Kèm theo đó, hàng loạt những status, ảnh... được chia sẻ trên nhiều trang mạng xă hội kêu gọi sự chú ư của khán giả. Cộng đồng các nghệ sĩ làm đồ họa đă cùng nhau đổi h́nh đại diện Facebook của ḿnh thành màu xanh lá cây, thường dùng làm phông nền cho các cảnh quay cần sử dụng kỹ xảo trên máy điện toán.

    Nhiều ư kiến cho rằng, nếu không có công sức của Rhythm and Hues, Life of Pi không thể nào đạt thành công tới vậy. Bởi v́, Life of Pi là cuốn phim khá nặng về phần hiệu ứng h́nh ảnh. Số người bênh vực đạo diễn Lư An th́ lại cho rằng Rhythm and Hues phá sản là do quản lư tài chính kém cỏi, Lư An chỉ là đạo diễn, không lo việc quản lư chi phí sản xuất cho phim. Thành công của Life of Pi giống như sức hấp dẫn của một bản giao hưởng mà Lư An là nhạc trưởng chỉ đạo tốt, Rhythm and Hues có chăng cũng chỉ là một nghệ sĩ biểu diễn trong số ấy, không phải là người duy nhất làm nên thành công cho cuốn phim.

    Làn sóng phản đối trong cộng đồng mạng, các khán giả yêu thích điện ảnh và giới nghệ sĩ đồ họa càng tăng lên khi trong bài phát biểu của Lư An lúc nhận giải thưởng, đă mặc nhiên không gửi lời cảm ơn tới đội ngũ đảm nhiệm hiệu ứng h́nh ảnh cho phim.

    Bên cạnh đó, bài phát biểu của Bill Westenhofer, người đứng đầu Rhythm and Hues, lúc lên nhận giải Hiệu ứng H́nh ảnh Xuất sắc, cũng bị ban tổ chức cắt đi khi ông vừa đề cập tới vấn đề tài chính của Rhythm and Hues. Trước Life of Pi, Bill Westenhofer từng giành được giải Oscar về Hiệu ứng H́nh ảnh Xuất sắc trong phim The Golden Compass.

    Rhythm and Hues được thành lập năm 1987, từng góp phần kỹ xảo h́nh ảnh cho rất nhiều bộ phim như First Class, Lord of The Rings, The Golden Compass... và đang làm việc trong nhiều dự án khác.

    Lúc đoàn người biểu t́nh ngoài hí viện Dolby, đạo diễn Lư An và hăng phim 20th Century Fox chưa có phản ứng về những thông tin đầy giận dữ này.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Thời sự Âu châu
    By alamit in forum Tin Việt Nam
    Replies: 18
    Last Post: 16-03-2013, 07:10 AM
  2. Replies: 11
    Last Post: 30-04-2012, 07:51 AM
  3. Replies: 1
    Last Post: 24-03-2011, 04:27 PM
  4. Replies: 1
    Last Post: 07-01-2011, 11:08 AM
  5. Thông Báo Của Cộng Đồng Người Việt Tự Do Úc Châu
    By Sydney in forum Thông Báo Cộng Đồng
    Replies: 1
    Last Post: 22-09-2010, 06:16 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •