Page 20 of 29 FirstFirst ... 10161718192021222324 ... LastLast
Results 191 to 200 of 284

Thread: Chương Tŕnh Chiêu Hồi Trong Hồi Kư Của Hồi Chánh Viên Hữu Nguyên

  1. #191
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Tuy không ưa ǵ giọng nói lạnh lùng vô cảm của tên Trung, nhưng tôi phải thừa nhận y nói vậy là hợp lư.

    Trong lúc hai nước đang căng thẳng sắp chiến tranh, bỗng dưng tôi từ Việt Nam trốn sang Trung Hoa rồi tự nhận ḿnh bị cộng sản Việt Nam truy lùng, làm sao bảo họ có thể tin tôi được. Tự đặt ḿnh vào trong hoàn cảnh của họ, tôi hiểu sự nghi ngờ của họ là hợp lư.

    Điều quan trọng bây giờ, tôi phải làm sao chinh phục được niềm tin của công an Trung Cộng, bằng không, tôi có thể bị tra tấn, bị thủ tiêu, hoặc bị trục xuất về Việt Nam. Tôi tin tưởng, sự thật về cuộc đời của tôi đủ thuyết phục được công an Trung Cộng tin tôi là nạn nhân của cộng sản Việt Nam.

    Nhưng làm sao để công an Trung Cộng tin những ǵ tôi nói là sự thật, không phải là ngụy tạo?

    Hơn nữa, Việt Cộng và Trung Cộng cũng đều là cộng sản. Làm sao tôi có thể hoàn toàn tin tưởng để khai tất cả mọi sự thật? Nhất là trong số mấy chục ngàn người Hoa đang sống tại vùng Đông Hưng, tôi biết chắc chắn có gián điệp Việt Cộng.

    V́ vậy, tôi nghĩ, cách tốt nhất tôi chỉ khai những sự thật nào cần thiết chung quanh cái tên giả Phạm Thái Lai, chứ không khai thật, khai hết những sự thật quanh cái tên thật Nguyễn Hữu Chí

    . Và để có thể đánh tan những nghi ngờ cho rằng tôi là một gián điệp được cộng sản Việt Nam cài vô Trung Cộng, tôi phải thẳng thắn và minh bạch cho họ biết, tôi chẳng hề có ư đinh cư ở Trung Quốc. Tôi chỉ đến Trung Quốc tạm trú thời gian ngắn, và sẵn sàng đi khỏi Trung Quốc ngay khi tôi được thân nhân ở Mỹ, Úc bảo lănh.


    Sau đó, trong thời gian một tiếng đồng hồ “làm việc”, tôi khai báo đầy đủ lư lịch của tôi, một Phạm Thái Lai, làm nghề xướng ngôn viên, Bộ Dân Vận Chiêu Hồi, thuộc chính phủ Việt Nam Cộng Ḥa; sau 1975 bị cộng sản VN bắt đi tù cải tạo, rồi vượt ngục, vượt biên,… cho đến khi tôi bơi qua sông Ka Long đặt chân lên lănh thổ Trung Hoa.

    Tôi cũng khai báo đầy đủ tên tuổi, địa chỉ của thân nhân hiện đang sống ở Mỹ, Úc và nguyện vọng thiết tha của tôi là được đoàn tụ với gia đ́nh ở ngoại quốc càng sớm càng tốt.

    Suốt thời gian “làm việc”, chỉ có Trung hỏi tôi, c̣n X th́ cắm cúi ghi chép. Trước khi chấm dứt buổi “lấy cung”, Trung hỏi tôi:

    - Anh bị cộng sản Việt Nam đầy đọa khổ sở như vậy, anh có căm thù chúng không?

    Tôi trả lời ngay:

    - Tôi căm thù chứ.

    Trung hỏi tiếp:

    - Vậy anh có đủ can đảm chiến đấu chống lại cộng sản Việt Nam?

    Tôi gậy đầu kiên quyết:

    - Tôi đủ can đảm.

    Trung tiếp lời, giọng chậm răi, nhấn mạnh từng chữ:

    - Vậy nếu chính phủ và nhân dân Trung Quốc thành lập một lực lượng chí nguyện quân, giải phóng Việt Nam khỏi ách thống trị của cộng sản Việt Nam và cộng sản Liên Xô, anh có chịu tham gia hay không?

    C̣n tiếp...

  2. #192
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Tôi giật ḿnh. Trong thâm tâm, quả thực tôi rất muốn lật đổ chế độ cộng sản Việt Nam. Nhưng tôi không tin cộng sản Tàu có thực tâm muốn và dám lật đổ cộng sản Việt Nam.

    Và cho dù cộng sản Tàu có muốn và dám làm điều đó, tương lai dân tộc Việt Nam dưới chế độ cộng sản Tàu e cũng thê thảm chẳng khác ǵ dưới chế độ cộng sản Hà Nội. Không, tôi chẳng thể nào làm hành động cơng rắn Tàu cắn rắn Việt… dù đó là rắn cộng sản.

    Thấy tôi im lặng, Trung hỏi gặng:

    - Sao, anh không đủ can đảm hay anh sợ hai chữ Việt gian? Anh yên tâm, nếu anh có tham gia lực lượng chí nguyện quên giải phóng Việt Nam do chúng tôi thành lập, th́ cũng do người Việt của các anh lănh đạo và anh cũng không phải cầm súng đâu mà lo. Anh chỉ cần làm công tác tuyên truyền, như xướng ngôn viên trên đài phát thanh chẳng hạn. Nghề đó đúng là nghề của anh mà?

    Tôi ngần ngừ một chút rồi hỏi:

    - Anh muốn tôi phải trả lời thành thực?

    Trung nh́n tôi ḍ xét rồi gật đầu, nói giọng dễ dăi:

    - Anh có quyền không trả lời, nhưng nếu trả lời anh phải trả lời thành thực. Anh cũng biết lực lượng mà anh tham gia có tên là “chí nguyện quân giải phóng Việt Nam” gồm toàn những người t́nh nguyện trong các đơn vị tinh nhuệ của quân đội nhân dân Trung Hoa, những người Hoa kiều từng sinh sống tại Việt Nam và những người Việt yêu nước như các anh…

    Tôi thở phào, trả lời ngay:

    - Nếu vậy anh cho tôi suy nghĩ vài ngày nữa tôi sẽ trả lời.

    Trung nh́n tôi nhíu mày, định nói, nhưng không hiểu nghĩ sao, y gật đầu:

    - Tốt, anh thành thực như vậy là rất đáng hoan nghênh.

    Sau đó, Trung đưa mấy tờ giấy do tên X ghi chép toàn bộ cuộc hỏi cung cho tôi kư. Quá mệt nhọc, tôi chẳng hề đọc lại, kư vội tên vào từng tờ giấy. Kư xong, Trung đưa cho tôi xấp giấy, bảo tôi viết lại thật chi tiết cuộc đời và hành tŕnh trốn thoát khỏi ngục tù cộng sản. Y cho tôi 3 ngày làm việc.

    Tối hôm đó, tôi nằm co ro, lạnh lẽo ngay trên sàn gạch của một căn pḥng nhỏ, mỗi chiều khoảng 3 thước, đầu gối lên một ḥn gạch. Tuy đă yên tâm thoát chết, nhưng tương lai của tôi xem ra cũng chưa có dấu hiệu ǵ sáng sủa.

    * * *

    Sáng hôm sau, tôi đang say ngủ th́ một người công an Trung Cộng vô đánh thức.

    Tên này không biết nói tiếng Việt. Y chỉ ra hiệu cho tôi ra pḥng bên ngoài ngồi viết lời khai.

    Tôi ngạc nhiên khi thấy tôi không được cho ăn sáng, không được đánh răng rửa mặt. Nhưng tôi hỏi ǵ y cũng chỉ lắc đầu, và một mực ra hiệu cho tôi ngồi viết. Tôi thở dài, đành phải ngồi vào bàn và bắt đầu viết với bộ mặt ngái ngủ, đói ăn….

    Cặm cụi viết đến trưa, tôi cũng vẫn không được ăn uống ǵ. Chân tay bủn rủn, bụng đói vô cùng. Suốt cả buổi sáng cho đến trưa tôi chỉ được uống có nước lạnh trừ cơm.

    Măi đến gần 2 giờ chiều, công an ăn trưa xong mới có một người công an mang c̣ng tới c̣ng hai tay tôi lại rồi dắt tôi ra phố Đông Hưng. Tôi rất ngạc nhiên, không hiểu tên công an dắt tôi đi đâu. Thú thực lúc đó điều tôi sợ nhất là công an Trung Cộng trả tôi về Việt Nam.

    C̣n tiếp....

  3. #193
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Dắt quanh co một hồi, người công an đưa tôi vô một tiệm ăn Tàu.

    Một người Tàu từ trong quầy vừa chùi tay vào tạp dề vừa chạy vội ra, miệng líu lo nói với tên công an, bộ điệu khúm núm, sợ sệt. Tên công an nói ǵ đó một hồi. Người Tàu gật đầu lia lịa, rồi dẫn tên công an và tôi đến một chiếc bàn kê ở góc quán phía trong cùng.

    Tên công an tháo c̣ng tay cho tôi, rồi c̣ng một cổ chân tôi vô chiếc bàn ăn. Xong, y thản nhiên bỏ ra ngoài, chẳng hề nói với tôi một tiếng. Ngồi trong quán, mùi đồ ăn thức uống thơm ngào ngạt làm tôi cồn cào cả ruột gan.

    Được khoảng mươi phút, một người đàn bà tuổi ngoài 40 có nét mặt u uất, rười rượi buồn, bưng ra một chiếc khay gỗ, trên có một tô cơm bự, một tô canh xu hào, một đĩa tôm rim, một đĩa thịt ninh nhừ có mùi thuốc bắc và một chiếc chén, một đôi đũa.

    Vừa mừng vừa ngạc nhiên trước bữa cơm hậu hĩ, tôi đang định nói hai chữ “tố chề” là hai tiếng Quảng duy nhất tôi biết, th́ bỗng giật ḿnh khi nghe người đàn bà hỏi tôi bằng tiếng Việt:

    - Cậu là người Việt phải không?

    Tôi ấp úng chưa kịp trả lời th́ người đàn bà đă nói tiếp, rất nhanh:

    - Tôi cũng là người Việt nè. Tôi bị mẹ ḿn bắt bán sang đây lâu lắm rồi. Thôi cậu ăn đi cho nóng…

    Nói xong, người đàn bà vội vă quầy quả bỏ đi trước sự bâng khuâng của tôi. Nh́n theo người đàn bà Việt Nam lam lũ, vất vả trên đất khách tôi thấy có sự bâng khuâng, vui buồn lẫn lộn và không biết bao nhiêu điều muốn hỏi…

    Thực khách của mấy bàn chung quanh toàn là người Hoa. Họ kín đáo nh́n tôi, ánh mắt đầy vẻ ṭ ṃ mà không hề có sắc căm thù oán hận.

    Tôi lặng lẽ ngồi ăn bữa cơm nóng sốt, ngon lành nhất sau mấy tháng trời bôn ba trong đói khát, lạnh lẽo và hoảng hốt. Trong khi ăn, người đàn bà Việt Nam đi ra đi vô, miệng mỉm cười rất phúc hậu. Tôi biết, nụ cười của bà dành cho tôi, nhưng tuyệt nhiên, bà không hề nh́n về phía tôi. Khi tôi ăn xong, bà lại bàn tôi dọn dẹp, lau chùi và nói nhỏ, nhanh:

    - Tôi tên là Th́n. Tôi có đứa con, giờ c̣n sống th́ nó cũng chạc tuổi cậu… Nhưng nó chết rồi. Nó chết v́ bệnh lao… Tôi chỉ có một ḿnh nó…

    Nói đến đó, bà Th́n khóc… Tôi rất xúc động. Không thể ngờ nơi đất khách, tôi lại gặp một thiếu phụ Việt Nam bị mẹ ḿn bắt cóc đem bán sang Tàu từ mấy chục năm về trước… Tôi nhớ đến những câu chuyện, những bài thơ của các nhà văn nhà thơ Việt Nam mô tả nỗi khổ chồng chất của những người con gái phải lên xe hoa về nhà chồng ở một phương trời xa xăm nào đó trên quê hương tôi.

    Nhưng bà Th́n, một người con gái thơ ngây bị bắt, bị bán rồi phải làm vợ một người đàn ông Tàu ở một vùng đất dị biệt về ngôn ngữ, phong tục tập quán… chắc chắn bà c̣n phải khốn khổ gấp bội phần… bà phải khóc không biết nhiêu đêm, và không biết bao nhiêu là nước mắt…

    Ăn xong, tôi ngồi trong quán thẫn thờ, ḷng buồn rười rượi, đầu óc cứ quẩn quanh về h́nh ảnh bà Th́n, về nụ cười phúc hậu cùng những giọt nước mắt lă chă của bà khi bà nhắc đến đứa con bất hạnh đă qua đời…

    Nửa tiếng đồng hồ sau, tên công an quay trở lại, mở c̣ng chân, rồi c̣ng hai tay tôi ra phía sau. Y đẩy tôi đi ra cửa. Ra tới cửa, tự dưng linh cảm, khiến tôi khẽ ngoái cổ và thấy bà Th́n đang đứng dựa vào cửa bếp nh́n theo tôi, nét mặt đầy ái ngại….

    C̣n tiếp...

  4. #194
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Trở về đến đồn công an, tôi được nằm nghỉ khoảng 1 tiếng, sau đó phải ra pḥng làm việc viết bản tường thuật thật “tỉ mỉ” về cuộc đời của ḿnh.

    Đến chiều, khoảng 6 giờ tối, một công an Trung Cộng khác lại áp giải tôi đi ăn tối cũng tại tiệm ăn buổi trưa. Lần này, không hiểu sao, tôi không thấy bóng dáng bà Th́n đâu cả.

    Tôi nghĩ có thể bà không làm buổi tối, nhưng cũng có thể chủ tiệm hay công an cấm không cho bà tiếp xúc, tṛ chuyện với tôi.

    Ngày hôm sau, trước giờ đi ăn trưa, công an Trung đến mở cửa pḥng hỏi tôi:

    - Anh đă viết xong bản tường thuật về cuộc đời của anh chưa?

    Tôi ngạc nhiên:

    - Thưa ông, hôm trước ông cho phép tôi viết trong 3 ngày.

    Trung gật đầu:

    - Tôi nhớ chứ. V́ vậy tôi chỉ hỏi anh viết xong chưa?

    - Thưa ông, chưa.

    Trung gật đầu:

    - Tốt, vậy anh viết đến đâu, đưa hết cho tôi coi.

    Tôi lặng lẽ lấy ra một xấp giấy đă viết đưa cho Trung. Trung không hề xem qua, bảo tôi:

    - Anh đưa hết chỗ giấy trắng c̣n lại cho tôi. Cả cây viết nữa.

    Tôi băn khoăn:

    - Thưa tôi c̣n phải viết tiếp…

    Trung lắc đầu, nói sẵng:

    - Khỏi cần. Anh viết vầy là đủ rồi. Đưa hết chỗ giấy c̣n lại cho tôi.

    Thấy thái độ của Trung như vậy, tôi đoán lành ít dữ nhiều. Nhưng dữ như thế nào th́ tôi không đoán ra. Tôi nghĩ, thông thường, nếu công an Trung Cộng nghi ngờ tôi là gián điệp, bao giờ họ cũng phải t́m cách khai thác, điều tra, phỏng vấn. V́ vậy, việc tôi đang viết tự thuật lại cuộc đời ḿnh, bỗng dưng bị ngưng ngang là điềm nguy hiểm cho thấy, họ chẳng muốn khai thác, điều tra tôi nữa. Điệu này, dám họ đem tôi ra xử bắn lắm!…

    Đoán vậy, nhưng tôi không biết làm thế nào. Nếu ở Việt Nam, tôi sẽ trốn bằng mọi giá. Nhưng ở đây, ngôn ngữ bất đồng, tiền bạc không có, dù có trốn ra được khỏi đồn công an, tôi cũng chẳng thể đi đâu xa.

    Nhất là xă hội Trung Quốc, “muôn người như một” dưới sự tuyên truyền và ḱm kẹp của Trung Cộng, làm sao tôi có thể trà trộn trốn tránh hoặc có được những người với tấm ḷng vàng sẵn sàng giúp đỡ tôi như ở Việt Nam?

    Ngày hôm đó, tôi vẫn được công an áp giải đi ăn trưa và ăn tối tại cùng tiệm ăn, nhưng tôi vẫn không thấy bà Th́n. Khi ngồi ăn, chân tôi vẫn bị xích vô bàn ăn, và những người Hoa trong tiệm ăn vẫn xa lánh tôi, và nh́n tôi đầy vẻ nghi kỵ.

    Tôi phớt tỉnh v́ nghĩ đă đến hoàn cảnh này, tôi chẳng thể làm ǵ hơn th́ đành chấp nhận chết là cùng.

    Tối hôm đó, nằm trên sàn gạch, gối đầu lên ḥn gạch, tôi co ro v́ lạnh lẽo và sợ hăi nên trằn trọc không ngủ được. Măi đến khuya, tôi ngủ thiếp đi lúc nào không hay.

    Đang ngủ chập chờn, tôi nghe có tiếng mở khóa, cửa mở, rồi có tiếng chân người đi vô. Lúc đó tôi nằm quay mặt vào tường nên làm như không hay biết, tôi vẫn giả vờ nhắm mắt ngủ say, nhưng trong ḷng tôi hoảng hốt vô cùng.

    Có người đá nhẹ vào người tôi hai cái, rồi nghe tiếng đánh thức của Trung công an:

    - Dậy, A Phàm, dậy!…

    Tôi quay trở ra, thấy trong pḥng, ngoài Trung c̣n có một người công an đeo súng AK cầm chiếc c̣ng số 8, và một người khác đeo súng ngắn. Tôi vừa ngồi dậy, người công an đeo súng AK đă nhanh nhẹn cúi xuống, c̣ng hai tay tôi ra phía sau.

    Trong ḷng tôi bấn loạn vô cùng. Tôi nghĩ chắc phen này họ đem tôi ra xử bắn mất thôi.

    Tôi định hỏi mà miệng khô ran, cổ họng bị nghẹn lại, chỉ lắp bắp được có hai tiếng:

    - Sao… giết?….

    Nh́n nét mặt hoảng hốt cuả tôi lúc đó, Trung trấn an:

    - Anh yên tâm, nhà nước Trung Hoa vĩ đại chúng tôi không giết anh làm ǵ.

    Nghe Trung nói, tôi không tin. Đang đêm hôm khuya khoắt thế này, dựng tôi dậy, c̣ng tay tôi rồi đem đi th́ chỉ có hành quyết tôi thôi… Cộng sản nói th́ làm sao mà tin được.

    Cộng sản Việt Nam với cộng sản Trung Cộng th́ cũng rứa mà thôi…

    Ra đến chiếc xe comangca, tôi bị tống vô băng sau. Trong ánh đèn xe mờ mờ tôi thấy, bên trái tôi là người lính cầm khẩu AK, bên phải tôi là công an Trung, phía trước có một công an ngồi ghế tài xế, c̣n tên công an đeo súng ngắn th́ ngồi ghế bên tay phải của tài xế.

    Tôi chỉ kịp nh́n vội vàng được như vậy th́ đă có một miếng vải bịt kín cả hai mắt tôi lại. Thoạt đầu bị bịt kín mắt như vậy, tôi càng thêm kinh hoàng lo sợ. Nhưng một thoáng sau, nghĩ lại, tôi bớt lo. V́ tôi nghĩ, nếu quả thực họ đem tôi đi xử bắn, th́ họ đâu cần phải bịt mắt tôi làm ǵ.

    Một người đă bị bắn chết, th́ đâu c̣n ǵ phải đề pḥng mà bịt mắt. C̣n nếu như họ đă đề pḥng bằng cách bịt mắt tôi như vậy, chắc là họ giải giao tôi đến một địa điểm bí mật nào khác mà không muốn cho tôi biết đường chăng?

    Nếu vậy th́ tôi vẫn c̣n có cơ hội sống sót.


    C̣n tiếp...

  5. #195
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Yên tâm với ư nghĩ đó một hồi, tôi bỗng giật ḿnh khi nghĩ tới những người bị xử bắn bao giờ cũng bị bịt mắt.

    Bịt mắt trong những trường hợp đó là nhằm để cho người bị xử bắn khỏi sợ hăi một phần, phần khác là những người bắn súng khỏi bị ám ảnh bởi ánh mắt vĩnh biệt thế gian của người bị bắn.

    Nếu vậy, tôi bị công an Trung Cộng bịt mắt không phải v́ họ muốn bảo đảm bí mật mà chỉ v́ không muốn cho tôi khỏi sợ hăi khi bị hành quyết… Nghĩ đến đó tôi thấy lạnh gáy.

    Chẳng lẽ trải qua bao nhiêu may mắn trên đường vượt biên, cuối cùng, tôi lại lănh cái chết hay sao?

    Không khí trong xe lúc này cũng thật nặng nề. Không một ai nói với ai tiếng nào.

    Chỉ nghe tiếng máy xe nổ đều đều và tiếng gió ào ào thổi bên ngoài khi xe chạy lắc lư nghiêng ngả trên những con đường nhỏ, lát đá xanh lởm chởm…

    Xe chạy quanh co một hồi rồi dừng lại. Tôi bị lôi ra khỏi xe một cách phũ phàng. Hành động phũ phàng kiểu này chỉ dành cho người bị xử bắn thôi. Tôi nghĩ.

    Tôi thấy gió thổi lồng lộng, rồi nghe thấy tiếng sóng vỗ vào bờ. Tôi đoán chắc tôi đang đứng bên bờ sông Ka Long, và bên kia là tổ quốc của tôi, nơi có tất cả những người thân yêu ruột thịt, bạn bè bằng hữu của tôi và không biết bao nhiêu ân nhân đă giúp đỡ cưu mang tôi.

    Trên những chặng đường của tổ quốc h́nh chữ S, tôi đă có không biết bao nhiêu kỷ niệm trong suốt cuộc đời 25 năm trời… dù đó là những kỷ niệm vui hay buồn, may mắn hay bất hạnh, bây giờ đối với tôi đều thật là lung linh vô giá, đáng nhớ đến ứa nước mắt….

    Tôi nhớ đến ḍng sông Châu nước lúc nào cũng trong xanh, những cánh đồng mía bạt ngàn nổi tiếng ngọt, mềm và ṛn của Vĩnh Trụ quê tôi…

    Thoang thoảng trong không khí thanh tịnh của đêm khuya như có mùi thơm của hoa, nhưng tôi không rơ là mùi của hoa ǵ. Rồi có tiếng quạ kêu, vài hai tiếng lẻ loi cô đơn trên trời cao…

    Ngửa mặt lên trời, tôi hít một hơi thở thật sâu cho căng lồng ngực rồi nín thở khoảng mươi mười lăm giây… Tự nhiên, tôi thấy ḷng ḿnh trở nên b́nh tĩnh lạ lùng….

    Tôi bước những bước chập choạng v́ bị người công an kéo đi, trong khi mắt bị bịt kín, và bờ sông th́ lồi lơm, sỏi đá khắp nơi. Đi được một đoạn khoảng hai mươi phút, tôi thấy ḿnh phải leo dốc.

    Mười phút sau, tôi bước lên những bậc thang cao dần, cao dần. Leo được khoảng hai chục bậc như vậy th́ thấy bước chân của ḿnh bước trên mặt phẳng, có lẽ là của sàn gỗ, v́ tôi nghe rơ tiếng giầy nện cộp cộp của mấy tên công an.

    Đi được khoảng 10 bước th́ tôi bị giữ lại.

    Lúc này gió thổi lồng lộng và tôi nghe rơ tiếng nước chảy ở dưới chân… Chẳng hiểu sao ngay lúc đó tôi đoán ḿnh đang đứng trên cầu sông Ka Long...

    C̣n tiếp...

  6. #196
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Mấy tên công an nói x́ xồ tiếng Quan thoại một hồi, rồi Trung nói với tôi bằng tiếng Việt:

    - Chúng tôi biết anh là gián điệp của tụi Việt cộng, xâm nhập nước cộng ḥa nhân dân Trung Hoa để phá hoại. Tội của anh đáng lẽ phải bị xử bắn. Nhưng đảng và nhà nước Trung Hoa luôn luôn khoan hồng, nên cho anh cơ hội sống sót cuối cùng…

    Nói đến đó, tên Trung im lặng, nghe tên công an x́ xồ nói tiếp tiếng Quan Thoại. Tôi mấp máy môi định nói, nhưng không biết nói ǵ, v́ thấy có nói ǵ đi nữa cũng chẳng thể thuyết phục được họ, nên tôi lại lặng im. Trung công an lại nói tiếp:

    - Bây giờ anh đang đứng trên cầu biên giới sông Ka Long. Trước mặt anh là đồn biên pḥng của cộng sản VN. Chúng tôi sẽ tháo c̣ng cho anh, để anh tự do đi thẳng về bên kia, cho các “đồng chí” của anh đón tiếp. C̣n nếu anh từ chối không chịu đi, chúng tôi sẽ xử bắn anh tại chỗ. Anh nghe rơ chưa?

    Nghe công an Trung nói vậy tôi vô cùng buồn bă và ngao ngán. Như vậy là trải qua không biết bao nhiêu nguy hiểm để trốn khỏi cái chế độ bất nhân độc tài cộng sản Việt Nam, bây giờ tôi lại phải trở lại cái chế độ đó, để bước chân vào lao tù, ḱm kẹp và thậm chí có thể chết.

    Không, tôi không thể nào làm như vậy. Thà tôi bị bắn chết, chứ nhất định tôi không thể nào sống trong chế độ cộng sản Việt Nam.

    Công an Trung gằn giọng, nhắc lại câu hỏi:

    - Anh nghe rơ chưa?

    Tôi đứng im lặng bất động. Có bàn tay nào đó tháo mảnh vải bịt mắt cho tôi. Tôi chớp mắt liền mấy cái, nh́n vẫn chỉ thấy lờ mờ, nhưng tôi nhận ra, đúng là ḿnh đang đứng trên cầu sông Ka Long.

    Có bàn tay sờ vào chiếc c̣ng tay sau lưng tôi có lẽ định mở khóa.

    Tôi khẽ xoay người quay về phía tên công an đeo súng ngắn. Tưởng tôi có hành động ǵ, lập tức có tiếng hô rít lên bằng tiếng Hoa, rồi đầu súng AK thúc vào lưng tôi đau điếng. Lúc đó tuy không nh́n rơ mặt ai trong bóng tối, tôi vẫn nghiến răng chịu đau, nh́n thẳng vào mặt tên công an đeo súng ngắn và nói, giọng rơ ràng, dứt khoát:

    - Không, tôi không về. Dù các ông có bắn chết, tôi cũng không về. Tôi đă nói với các ông, tôi là nạn nhân của cộng sản Việt Nam, chứ không phải là gián điệp. Nếu tôi về bên đó, cộng sản Việt Nam cũng sẽ bắt và giết tôi. Thà tôi bị các ông bắn chết ngay bây giờ ở đây, c̣n hơn về bên Việt Nam tôi bị cộng sản Việt Nam bắt và giết chết. Tôi t́m đến với các ông v́ tôi đinh ninh các ông là bạn. V́ vậy thà tôi bị chết trong tay các ông, những người tôi coi là bạn; c̣n hơn tôi bị chết trong tay cộng sản Việt Nam, những kẻ tôi coi là thù.

    Tôi nói liền một hơi, nói trong nỗi niềm xúc động khôn cùng, nên tôi vừa nói vừa thở hổn hển, vừa khóc nghẹn ngào… Nói xong, tôi vẫn c̣n xụt xịt khóc… Chẳng hiểu sao sau khi tôi nói xong, cả ba tên công an đều im lặng, kể cả tên Trung là người có trách nhiệm dịch lại tiếng Hoa cho tên chỉ huy nghe cũng đứng như phỗng…

    Hai, ba phút sau, tên công an đeo súng ngắn quay sang Trung hỏi bằng tiếng Hoa. Trung vội vă nói lại bằng tiếng Hoa. Tôi không biết Trung dịch lại có trung thực và đầy đủ lời tôi nói hay không, nhưng giọng nói của Trung cũng có vẻ xúc động…

    Trung nói xong, cả ba tên công an Trung Cộng đều đứng im lặng. Tôi cũng im lặng không nói, nhưng trong ḷng tôi đă quyết, trừ khi chúng trói gô tôi lại như khúc gị rồi lăn về bên kia cầu, hay chúng bắn chết tôi rồi quẳng xác về bên kia, c̣n không, tôi cương quyết không về với cộng sản Việt Nam.


    C̣n tiếp...

  7. #197
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Mấy phút im lặng trôi qua, tên công an đeo súng ngắn x́ xồ nói ǵ một hồi rồi quay lưng đi trước. Kế đến là tên đeo súng AK. C̣n tên Trung đặt nhẹ bàn tay lên vai, đẩy tôi đi trở lại phiá bờ Trung Cộng. Tôi run rẩy, thở phào sung sướng…

    Bước đi được mấy bước, tự nhiên tôi tối tăm mặt mũi, chân bước loạng choạng rồi té rụi xuống mặt cầu.

    Khi tỉnh dậy, tôi thấy ḿnh đă ngồi trong xe. Tay tôi không c̣n bị c̣ng, và cả 3 người công an trong xe đều nói cười vui vẻ. Không khí trong xe lúc về khác hẳn lúc đi, không c̣n nặng nề, nghẹt thở như trước. Đây là một dấu hiệu vui mừng cho tôi.

    Trở về đến đồn công an, tôi vẫn bị dắt vô trong pḥng giam cũ, nhưng lần này, tôi được một người công an quẳng vô cho chiếc mền cá nhân.

    Sáng hôm sau thức dậy, nghĩ lại những chuyện xảy ra tối hôm trước, tôi vẫn c̣n bàng hoàng, hoảng hốt.

    Tôi thực không ngờ mấy câu nói liều lĩnh của tôi vào giây phút cuối cùng lại có thể cứu sống cuộc đời tôi. Nếu tôi không nói những câu đó, không biết bây giờ, tính mạng tôi đă ra sao?

    Tôi cũng mong người công an Trung Cộng sẽ phiên dịch đầy đủ câu nói của tôi khi báo cáo lên thượng cấp. Như vậy, tôi hy vọng, số phận của tôi sẽ không đến nỗi bi đát.

    Nghĩ đến đó tôi lại băn khoăn tự hỏi, nếu người phiên dịch không tường thuật hết ư nghĩ câu nói cuả tôi th́ sao? Và dù cho người công an làm nhiệm vụ thông ngôn có tường thuật hết ư nghĩa câu nói của tôi đi nữa, đă chắc ǵ thượng cấp Trung Cộng hiểu thấu quyết tâm “sẵn sàng chết, nhất định không chịu trở về VN” của tôi, khi họ không hề có mặt lúc câu chuyện xảy ra?

    Sau một lúc suy nghĩ, tôi thấy tôi cần phải chủ động làm một cái ǵ cho rơ ràng, quyết liệt, để cho thượng cấp của công an Trung Cộng hiểu rơ ḷng quyết tâm của tôi chứ tôi không thể âm thầm thụ động, trông chờ ở sự đồng cảm của họ.

    Nghĩ vậy, tôi liền quyết định viết một lá đơn xin tỵ nạn chính trị, gửi cho chính phủ Trung Cộng. Tôi hiểu, trong hoàn cảnh ngôn ngữ bất đồng như vậy, lời nói của tôi chắc chắn không giá trị bằng những ǵ viết trên giấy trắng mực đen.

    Một khi tôi tŕnh bầy quyết tâm của tôi trong thư, dù là bằng tiếng Việt, chắc chắn sẽ được giới chức cao hơn quan tâm. Và nếu quả thiệt, lời nói của tôi tối qua có thể lay động trái tim của những người người công an Trung Cộng, th́ chắc chắn những ǵ tôi viết trên giấy cũng sẽ có những ảnh hưởng nhất định đối với giới chức hữu trách Trung Cộng.

    Nghĩ vậy tôi liền gơ cửa, xin với người lính gác một tờ giấy và cây viết. V́ người lính gác không biết nói tiếng Việt nên tôi phải ra dấu một hồi. Khi hiểu, người lính gác chạy đi, nhưng không phải là đi lấy giấy mà là gọi Trung, người công an thông ngôn đến.

    Trung mở cửa hỏi tôi, giọng thân mật:

    - Phàn cố (anh Phạm) cần bút giấy để làm ǵ?

    Tôi lễ phép:

    - Thưa cán bộ, tôi cần viết một cái đơn gửi cho Ṿa Coóc Phóng sếnh sáng (Hoa Quốc Phong tiên sinh).

    Trong mấy ngày bị giam giữ, tôi đă lơm bơm học được một ít tiếng Quảng, nên sử dụng ngay.

    Trung ngạc nhiên không hiểu:

    - Ṿa Coóc Phóng là ai?

    Tôi biết v́ quá bất ngờ nên Trung không hiểu ư của tôi. Tôi nói rơ hơn:

    - Hoa Quốc Phong Chủ tịch nước Trung Hoa đó, cán bộ.

    Trung càng ngạc nhiên hơn:

    - Phàn cố cũng biết Chủ tịch nước Hoa Quốc Phong của chúng tôi nữa sao?

    Tôi nói rơ hơn:

    - Thưa anh, tôi c̣n biết Hoa Quốc Phong là Chủ tịch Quốc Vụ Viện (chức vụ tương đương thủ tướng), và Chủ tịch Hội Đồng Quân Uỷ Trung Ương (chức đảng cao nhất trong quân đội Trung Cộng) nước Trung Hoa nữa đó.


    Trung ngạc nhiên và thích thú:

    - Ồ, Phàn cố giỏi quá nhỉ! Để tôi đi lấy giấy bút….

    Khoảng mười phút sau, Trung bước vô nói giọng vui vẻ:

    - Giấy bút đă có đầy đủ rồi. Mời Phàn cố ra bàn ngoài này ngồi viết cho thoải mái.

    Tôi bước ra ngoài thấy trên chiếc bàn hỏi cung, ngoài giấy bút, c̣n có một ly nước, một b́nh trà và một đĩa kẹo sữa, loại vẫn thường thấy bán ở Hà Nội, Hải Pḥng…

    Trung rót trà mời tôi và nói:

    - Phàn cố yên tâm, chúng tôi sẽ báo cáo nội vụ đêm qua lên thượng cấp, và bảo đảm Phàn cố sẽ không bị trả về Việt Nam đâu.

    Tôi cảm ơn Trung, giọng xúc động thật sự:

    - Nói thực với cán bộ, tôi thực sự là một nạn nhân của cộng sản Việt Nam. Nếu c̣n sống ở Việt Nam, sớm muộn ǵ tôi cũng sẽ bị cộng sản Việt bắt và giết. V́ vậy bây giờ may mắn tôi đă đến được đất nước Trung Hoa, tôi nhất định không khi nào trở lại Việt Nam. Dù chết tôi cũng không về. Nhờ anh nói dùm với thượng cấp của anh để họ hiểu ḷng quyết tâm của tôi là như thế

    C̣n tiếp...

  8. #198
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Trung gập đầu hứa sẽ tận t́nh giúp đỡ tôi. Sau đó Trung mời tôi hút thuốc, uống trà, ăn kẹo…, rồi để tôi một ḿnh ngồi viết thư “gửi Chủ tịch Hoa Quốc Phong”.

    Chuyện này xảy ra cách đây ngót 30 năm, nhưng tôi vẫn nhớ như in trong óc, v́ ngay chiều hôm đó, tôi được chuyển về ở khách sạn Hồng Kỳ (tiếng Tàu gọi là Chiêu Đăi Trạm), được cấp giấy bút, nên tôi có viết nhật kư, ghi lại những sự kiện quan trọng này. Những cuốn nhật kư đó hiện tôi vẫn c̣n giữ, trong đó có cả những bài học tiếng Hoa đầu tiên của tôi.

    Hôm đó, trong lá thư viết đề ngày 5, hay 6 tháng 10 năm 1979, tôi có ghi rơ trên đầu lá thư: “Kính gửi Ngài Hoa Quốc Phong”. Hàng chữ này tôi viết chữ in, thiệt lớn, gần hết bề ngang trang giấy. Ba ḍng kế tiếp, tôi viết chữ hoa, nhỏ hơn, mỗi ḍng là một chức vụ của Hoa Quốc Phong: Chủ tịch nước Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Hoa, Chủ tịch Quốc Vụ Viện nước Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Hoa, Chủ tịch Hội Đồng Quân Ủy Quân Đội Nhân Dân Trung Hoa”. Dưới ba ḍng này là ḍng chữ hoa, viết lớn: “Đơn Xin Tỵ Nạn Chính Trị của Phạm Thái Lai”.

    Phần kế tiếp, tôi ghi rơ tên họ (Phạm Thái Lai), ngày sanh, nơi sanh, nghề nghiệp, cùng hoàn cảnh tôi bị cộng sản Việt Nam bắt bỏ tù, phải vượt ngục, vượt biên sang Trung Quốc để xin tỵ nạn chính trị như thế nào. Ngoài ra, tôi cũng ghi rơ họ tên, địa chỉ của những người thân hiện ở ngoại quốc.

    Sau đó, tôi viết: “Tôi tin tưởng, Trung Quốc là một quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc, nên Trung Quốc có trách nhiệm thi hành Hiến Chương của LHQ về vấn đề tỵ nạn. V́ vậy, tôi long trọng yêu cầu ngài Chủ tịch chấp thuận đơn xin tỵ nạn chính trị của tôi, cho phép tôi được tạm thời định cư ở Trung Quốc trong thời gian tôi chờ đợi được tái định cư với thân nhân ở ngoại quốc. Tôi long trọng bảo đảm, tất cả những ǵ tôi tŕnh bầy trong thư này là hoàn toàn đúng sự thật. Nếu quư quốc điều tra, phát hiện bất cứ điều ǵ giả trá, tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm, và nếu cần tôi chấp nhận bị tử h́nh v́ những giả trá đó.”

    Cuối cùng, tôi viết lại câu tôi đă nói trên cầu sông Ka Long: “Tôi cũng xin khẳng định, trước sau như một, tôi cương quyết không trở lại Việt Nam. Tôi đến với quư quốc để xin tỵ nạn v́ tôi đinh ninh quư quốc là bạn. Nếu quư quốc có ư định trả tôi lại VN, th́ xin cứ việc đem tôi bắn bỏ. V́ tôi biết, nếu cộng sản Việt Nam bắt được tôi, chúng cũng sẽ bắn tôi chết. Do đó tôi nghĩ, thà tôi bị bắn chết trong tay những người tôi coi là bạn c̣n hơn bị bắn chết trong tay những kẻ tôi coi là thù.”

    Cuối thư tôi đề Đông Hưng, ngày… tháng… năm, Phạm Thái Lai rồi kư tên. Xong tôi trao lá thư cho người công an Trung Cộng đang ngồi trong pḥng trực. Trở về pḥng, ngồi chưa được 5 phút th́ một người công an mở cửa dắt tôi đi ăn trưa. Khác hẳn những lần trước hai tay bị c̣ng, lần này, tôi không bị c̣ng, và người công an dắt tôi đi cũng không đeo súng AK mà chỉ mang súng ngắn…

    Bước vào nhà hàng tôi cũng thấy không khí khác hẳn. Nhiều người Hoa thập tḥ nh́n tôi, nhưng thay v́ những ánh mắt nghi kỵ, ác cảm của mấy hôm trước, bây giờ là những ánh mắt thân ái, những nụ cười thiện cảm. Một hạnh phúc bất ngờ đến với tôi là người bưng món ăn ra cho tôi hôm nay là bà Th́n. Bà nh́n tôi cười vui vẻ:

    - Sao A Lồi hôm nay có khỏe không?

    Tôi lúng túng chưa kịp đáp th́ bà đă nói tiếp:

    - Cậu gan cóc tía lắm!

    Tôi ngạc nhiên hỏi:

    - Sao bà nói vậy?

    - Đừng gọi tôi là bà, gọi tôi là thím đi cho thân mật…

    Tôi cảm động hỏi bà:

    - Sao thím bảo cháu gan cóc tiá?

    - Th́ nghe mấy ông công an nói, cậu nói câu ǵ hay lắm đó… Thà bị chết trong tay pằng dẩu (bạn hữu) Trung Quốc c̣n hơn chết trong tay kẻ thù cộng sản Việt Nam. Có phải vậy không?

    Tôi ngẩn người. Thiệt không ngờ câu nói của tôi tối hôm trước đă lan nhanh và gây ấn tượng mạnh mẽ đến nhiều người như vậy. Sau này, có nhiều người gặp tôi cũng đă nhắc lại câu nói đó. Mọi người đều coi câu nói của tôi như là một bằng cớ, chứng minh, trong cuộc xung độc giữa cộng sản Việt Nam và cộng sản Trung Cộng lúc đó, cộng sản Việt Nam là kẻ phi nghĩa, bị ngay chính người Việt Nam như tôi ruồng bỏ, chống đối.

    C̣n tiếp...

  9. #199
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Bữa cơm hôm đó cũng thịnh soạn hơn trước v́ có thêm món đậu hũ nhồi thịt và cá chiên nấu ám. Sau đó c̣n có trái cây tráng miệng. Thời gian ăn trưa cũng rộng răi hơn, phải tới hơn một tiếng đồng hồ.

    Thấy cung cách đối xử của mọi người, tôi rất mừng và đinh ninh cuộc đời của tôi sẽ càng ngày càng sáng sủa. Biết vậy, nhưng tôi không thể ngờ, ngay chiều hôm đó, tôi đă được hưởng ngay những đăi ngộ đặc biệt của chính phủ Trung Cộng….

    Trưa hôm đó, ăn cơm xong, tôi lại trở về pḥng giam nằm ngủ trưa. Đầu tôi vẫn gối trên ḥn gạch, nằm vẫn trên sàn nhà lạnh lẽo. Chỉ có điều cách cửa của pḥng giam chỉ đóng lại mà không khoá. Đó là dấu hiệu tốt lành cho tôi rồi. Tôi nghĩ vậy và đi vào giấc ngủ…

    Đang thiu thiu ngủ, bỗng nhiên có người đánh thức, tôi ngồi dậy, trong nỗi bàng hoàng, nhưng cũng nh́n thấy trước mặt ḿnh có 5, 6 người Trung Cộng cao to, mặc áo đại cán 4 túi, may bằng loại vải nỉ “cao cấp”, đang đứng nói chuyện x́ xồ với Trung thông ngôn. Nh́n bộ điệu khúm núm của Trung, tôi hiểu, mấy người Trung Cộng mới tới là cán bộ có cấp bậc cao hơn Trung nhiều.

    Sau khi nghe một hồi, gật đầu vâng dạ lia lịa một hồi, Trung quay sang tôi nói:

    - Sau khi nhận được đơn xin tỵ nạn của “đồng chí”, các đồng chí “đặc uỷ” thấy v́ nhu cầu an ninh nên có lệnh yêu cầu “đồng chí” phải chuyển chỗ ở ngay bây giờ.

    Tôi giật ḿnh v́ hai tiếng “đồng chí” Trung gọi tôi. Tôi chẳng ưa ǵ hai tiếng này, cho dù nó chỉ có nghĩa chỉ những người cùng chung chí hướng. Trước 1930, từ “đồng chí” được dùng rộng răi để chỉ những Việt yêu nước đấu tranh chống thực dân Pháp, nhưng từ 1930 trở về sau, v́ người cộng sản Việt Nam đă sử dụng nó quá nhiều, khiến hai chữ “đồng chí” bị cộng sản hóa, làm cho nhiều người thấy dị ứng với nó.

    Nhưng trong hoàn cảnh của tôi lúc đó, khi nghe Trung gọi tôi là “đồng chí” tôi rất mừng, v́ điều ấy chứng tỏ, giới chức hữu trách của Trung Cộng đă không c̣n coi tôi là gián điệp của cộng sản Việt Nam, ít nhất là bề ngoài. T

    ôi cũng biết rằng, bản thân Trung thông ngôn không phải là người có thẩm quyền được dùng hai chữ “đồng chí” khi gọi tôi, mà phải có sự chấp thuận của những cán bộ Trung Cộng cao cấp hiện diện. Khi nghe gọi “đồng chí”, tôi nhớ ngay buổi tối đầu tiên bước vô đồn công an, cán bộ Ngô cũng đă gọi tôi là “đồng chí” khi gọi cho tôi tô hủ tiếu…

    V́ tôi chẳng có đồ đạc, quần áo ǵ, nên ngay sau khi nghe Trung nói vậy, tôi đứng dậy theo mấy người công an đi ra ngoài. Ra đến sân đồn công an, tôi thấy có hai chiếc comangca đậu sẵn. Một người công an chỉ cho tôi lên ngồi ở băng sau của chiếc xe đậu phía sau. Lần này, tôi không bị c̣ng tay, cũng không bị bịt mắt. Mọi người trong xe nói chuyện ầm ĩ, thái độ vui vẻ. Trong số 5 người cán bộ, chỉ có một người lên chung xe với tôi, ngồi ở ghế trước, bên tay phải của tài xế. C̣n lại, lên chiếc xe phía trước.

    Xe chạy ṿng vèo trong thị trấn Đông Hưng mà ấn tượng duy nhất trong đầu óc tôi là đường rất xóc v́ đường phố Đông Hưng không trải nhựa mà lót bằng những phiến đá tảng to, đủ h́nh dạng khác nhau. Nhà cửa trong thị trấn Đông Hưng phần lớn đều làm bằng gỗ, hai tầng, liền san sát. Người Trung Quốc, đúng là “muôn người như một”, đàn bà, đàn ông đều ăn mặc giống nhau, áo quần cùng mầu xanh nước biển đậm, cũ kỹ, bạc mầu và ngắn cũn cỡn. Đàn ông, ai cũng cắt tóc cao; đàn bà con gái ai cũng kết tóc đuôi sam thành hai sợi vắt vẻo hai bên vai. Cả đàn ông, đàn bà đều mặc quần cộc trên mắt cá cả gang tay và đi vội vă như chạy.

    Xe chạy khoảng 10 phút th́ dừng lại. Tôi bước xuống xe và nh́n thấy trước mắt là một ṭa nhà bê tông nhiều tầng, bề thế, giống như một chung cư. Ngay phía ngoài có một tấm biển bằng gỗ thật lớn màu vàng, trên có mấy chữ Tàu màu đỏ, thiệt to. Sau này tôi mới biết đó là chữ Hồng Kỳ Chiêu Đăi Trạm.

    Bước qua hai chiếc cửa gỗ to lớn và nặng nề, tôi thấy ngay căn pḥng đầu tiên ở bên tay trái có một chiếc bàn dài, trải khăn bàn màu trắng, chung quanh có hơn chục chiếc ghế, trong đó có nhiều chiếc đă có người ngồi. Tất cả đều có dáng vóc bệ vệ, mặt mũi đều hồng hào, quần áo đắt tiền. Cuối bàn là một người cũng mặc áo công an đại cán (4 túi), nhưng gương mặt quen quen, nh́n tôi mỉm cười.

    Trong nhất thời, tôi chưa nhận ra ông. Một người công an kéo chiếc ghế ở đầu bàn bên này, ra dấu cho tôi ngồi xuống… Tôi ngồi xuống trong sự rụt rè, bỡ ngỡ, nhưng trong ḷng rất vui v́ tất cả có những dấu hiệu cho tôi thấy tôi đang gặp may mắn.

    Nhưng may mắn đến mức nào và may mắn như thế nào th́ tôi chưa đoán ra được…

    C̣n tiếp...

  10. #200
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Tôi vừa ngồi xuống ghế, th́ một người ngồi ở ghế giữa dẫy ghế bên tay phải của tôi đứng dậy. Ông này cao lớn, da dẻ hồng hào, dù tóc đă bạc. Khác hẳn những người khác đều mặc áo công an, màu xanh lá cây, ông mặc bộ quần áo đại cán bằng nỉ màu cứt ngựa.

    Cầm trên tay lá thư của tôi, ông gật đầu về phía người ngồi cuối bàn, đối diện với tôi. Khi người đó đứng dậy, tôi nhận ra ngay ông là cán bộ Ngô, người đă vui vẻ tiếp đón tôi và gọi tôi là “đồng chí” ngay khi tôi bước vào đồn công an Trung Cộng chiều tối hôm 1 tháng 10.

    Ông tóc bạc nói tiếng Hoa vài câu rồi dừng lại để cán bộ Ngô dịch sang tiếng Việt cho tôi nghe. Đầu tiên, ông nói ngắn gọn về việc nhận đơn xin tỵ nạn chính trị của tôi, cùng hoàn cảnh tôi đă trải qua trên đường vượt biên.

    Riêng câu tôi viết, thà chết trong tay những người tôi coi là bạn c̣n hơn chết trong tay những người tôi coi là thù, ông đă đọc nguyên văn, và ngay khi ông đọc xong, mọi người vỗ tay vang dội làm tôi rất phấn khởi. Sau đó, ông tóc bạc nói:

    - Thay mặt Hoa Chủ tịch và giới chức thẩm quyền địa phương hôm nay chúng tôi tạm thời chấp thuận đơn xin tỵ nạn chính trị của “đồng chí” Phạm. Chúng tôi nói tạm thời là v́ chúng tôi c̣n phải tiếp tục điều tra xem “đồng chí” có phải là tỵ nạn chính trị thiệt không. Nếu không phải, “đồng chí” phải hoàn toàn chịu trách nhiệm, và chúng tôi sẽ có biện pháp trừng trị thích đáng.

    Nghe cán bộ Ngô dịch xong, tôi mừng quá, đứng dậy, định nói mấy lời, nhưng cán bộ tóc bạc, dơ tay ngăn tôi lại, và ra dấu bảo tôi ngồi xuống. Ông nói tiếp:

    - Trong tư cách tỵ nạn chính trị, “đồng chí” được hưởng tiêu chuẩn “trung táo” tại chiêu đăi trạm Hồng Kỳ, có pḥng ngủ riêng, có người nấu ăn riêng, quần áo có người giặt giũ. “Đồng chí” cũng được quyền tự do đi lại trong thành phố Đông Hưng.

    Nhưng v́ đây là là cửa khẩu tiếp giáp với Việt Nam, có nhiều gián điệp của cộng sản Việt Nam trà trộn, nên v́ an ninh của “đồng chí”, mỗi khi đi đâu, “đồng chí” phải có bổn phận báo cáo với đồng chí Ngô.

    Sau đó, cán bộ Ngô hỏi tôi có thắc mắc hay muốn đề nghị ǵ không. Tôi đứng dậy nói mấy lời cảm ơn trong sự xúc động thực sự của ḿnh.

    Vẫn biết, Trung Cộng cũng là cộng sản, là nguyên nhân gián tiếp hoặc trực tiếp của không biết bao nhiêu đau khổ cho dân tộc Việt Nam, nhưng lúc đó, tôi thấy biết ơn họ vô cùng. Tôi cũng cam đoan với họ những ǵ tôi khai báo là đúng sự thực, và đề nghị chính phủ Trung Cộng giúp đỡ cho tôi được đoàn tụ với gia đ́nh ở Úc càng sớm càng tốt.

    Tôi phải nhấn mạnh điểm này để đánh tan trong đầu óc của họ những nghi ngờ cho rằng tôi là gián điệp của Việt Cộng được cài vô Trung Quốc hoạt động.

    Sau khi tôi nói xong, mọi người đều đứng dậy bắt tay tôi và nói x́ xồ tiếng Hoa với tôi. C̣n tôi, tôi chỉ nói được có hai tiếng “tố chề” (cảm ơn).

    Tuy vậy, mọi người xem ra đều vui vẻ thực t́nh. Khi mọi người đi hết, cán bộ Ngô chỉ vào đống quần áo, giầy dép, bàn chải đánh răng…. trên bàn và cho tôi biết, tất cả là của chiêu đăi trạm phân phát cho tôi. Ôm đồm tất cả mọi thứ, tôi đi theo cán bộ Ngô và một nhân viên của chiêu đăi trạm leo lên lầu, vô một căn pḥng có cửa sổ trông ngay xuống nhà bếp. Đồ đạc trong pḥng rất đơn giản, chỉ có một chiếc giường đơn, một chiếc tủ đựng quần áo, một chiếc bàn nhỏ, trên có b́nh thuỷ, ấm trà và một chiếc tách.

    Trên giường trải chiếu và có một chiếc gối. Một bóng đèn điện lủng lẳng ngay giữa pḥng, cách đầu tôi khoảng một thước. Tuy mang tiếng là pḥng riêng, nhưng giữa các pḥng chỉ có những tấm vách ngăn cao khoảng hai thước rưỡi, c̣n phía trên các pḥng đều thông tuông, cùng trông thấy nóc nhà.

    Cán bộ Ngô ân cần bảo tôi:

    - “Đồng chí” được hưởng tiêu chuẩn “trung táo” là 1 đồng rưỡi (hay 2 đồng rưỡi, lâu ngày tôi không nhớ) một ngày. Tiêu chuẩn này dành riêng cho những Hoa kiều về nước có giấy chiếu khán nhập cảnh của ṭa đại sứ Trung Quốc ở Hà Nội. C̣n tất cả những Hoa kiều về nước khác chỉ được hưởng tiêu chuẩn “đại táo”. Họ không được ở khách sạn, phải ăn cơm tập trung. Như vậy đủ thấy đảng và nhà nước đă quan tâm đến “đồng chí” như thế nào. Bây giờ đồng chí cần ǵ th́ nói với đồng chí X (tôi không nhớ tên). Những ǵ trong phạm trù quy định, đồng chí X sẽ giải quyết. C̣n không, đồng chí X sẽ đề đạt lên tôi giải quyết.

    C̣n tiếp...

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 16-05-2012, 04:42 PM
  2. Replies: 0
    Last Post: 04-04-2012, 06:55 AM
  3. Nữ cận vệ đồng trinh của Gaddafi
    By Vinh Phan in forum Thế Giới Đó Đây
    Replies: 0
    Last Post: 28-05-2011, 05:18 AM
  4. Một Chữ T́nh - Hồ Biểu Chánh
    By Camlydalat in forum Thơ Văn Sưu Tầm
    Replies: 0
    Last Post: 16-12-2010, 01:52 PM
  5. Replies: 0
    Last Post: 07-09-2010, 07:42 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •