Page 20 of 25 FirstFirst ... 10161718192021222324 ... LastLast
Results 191 to 200 of 243

Thread: NGÀY ẤY ...30 THÁNG TƯ , 1975

  1. #191
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Trận cuối trong đời lính của tôi

    Sáng ngày 17 tháng 3 năm 1975, tôi và Đại Đội 3 trừ của Tiểu Đ̣an Thần Sói tỉnh Phan Rang đang ở quận An Phước tỉnh Phan Rang, do Trung Tá Vận chỉ huy. Trong đồn quận An Phước lúc đó có 1 Pháo đội của Sư Đoàn 2 c̣n sót lại khi họ di tản tới Phan Rang, một số sĩ quan và binh sĩ của Lữ Đoàn 3 Dù và Liên Đoàn 6 Biệt Động Quân. Họ đă băng rừng trong đêm từ phi trừơng Phan Rang đi đến sáng th́ tới quận An Phước. Trung Tá Vận thuyết phục họ ở lại để chống việt cộng đang chuẩn bị tiến về quận An Phước trước khi về tỉnh Phan Thiết.

    Họ cũng cho biết Phi trường Phan Rang đă thất thủ tối hôm qua, có lẽ Trung Tướng Nguyễn Vĩnh Nghi Tư lệnh Tiền phương vùng II và Chuẩn Tướng Sang Tư Lệnh Sư Đoàn 6 Không Quân đă bị bắt ở Ninh Chử, c̣n pilot th́ lái máy bay F5 hay A 37 và trực thăng đă bay về phi trường Biên Ḥa.

    Sau khi được tái bố trí vị trí pḥng thủ, lính Dù pḥng thủ mặt Bắc, Biệt Động Quân phía Tây Nam, c̣n Đại Đội trừ tôi ở Tây Bắc. Sáng ngày, chúng tôi c̣n được uống càfê cốc của lính pha và ăn điểm tâm lần cuối. Khoảng 9 giờ sáng, chúng tôi nghe toán tiền sát báo tin việt cộng đang chuyển bộ binh đi xuống quốc lộ 1 bằng loại motolova của chúng, nghe như thế Đại Úy Pháo Đội Trưởng của Sư Đoàn 2 Bộ Binh cho hạ ṇng đại bác 105 ly và 155 ly để bắn trực xạ.

    Nửa tiếng sau, có 2 chiếc motolova chở bọn chính quy việt cộng ngồi trên xe chay ngang nhiên trên quốc lộ 1 như chỗ không người, từ đồn An Phước chỉ cách quốc lộ 1 khỏang 100 đường chim bay cho nên khi motolova của chúng chạy gần tới đồn An Phước th́ Đại Úy Pháo Đội Trưởng ra lệnh bắn trực xạ về hướng 2 chiếc motolova, sau tiếng nổ của đạn đại bác chúng tôi thấy 2 chiếc xe motolova tung hẳn lên trời rất rơ ràng. Sau khi 2 chiếc đầu bị bắn th́ mấy chiếc sau ngừng lại và thối lui, v́ quá xa nên chúng tôi không thể dùng M16 hoặc các súng khác để bắn chúng được, (viện trợ bị cắt, đạn dược cũng như những thứ cần thiết phải tiết kiệm tối đa, không được dùng bừa bải như xưa) sự việc xảy ra rất thành công đă làm binh sĩ và sĩ quan phấn khởi lắm. (sau ngày 19 tháng 6 năm 1975, khi tôi đi ngang qua nơi đó, thấy gần bên vệ đường việt cộng chôn đồng bọn chúng rất sơ sài, chỉ cắm nhánh cây để tên họ và đắp mắm mồ sơ sài cho kẻ sinh bắc tử nam).

    Gần 2 giờ sau, chúng tôi nghe tiếng xe tăng T54 gầm rú vang đất trời rồi từng chiếc nó xếp hàng ngang trên cánh đồng ruộng. Trung Tá Vận kêu gọi phi pháo từ Biên Ḥa hoặc Phan Thiết nhưng không có ai trả lời cả (nếu chúng ta có đủ phi pháo như năm 1972 th́ chiến xa việt cộng dàn hàng ngang trên cánh đồng như thế nầy là món mồi ngon cho F5 hay A37). Lạ một điều là xe tăng T54 không bắn một trái đại bác nào, nếu nó bắn, th́ mấy chục chiếc xe tăng T54 nhả đạn, th́ giờ nầy tôi không c̣n ở đây mà thuật câu chuyện này. Ban đầu chúng tôi c̣n đếm 1, 2, 3, 4... chiếc sau khi nó giàng hàng ngang xong, th́ nó chạy tới ủi quận An Phước chúng tôi. Đại Úy Pháo Đội Trưởng ra lịnh đại bác bắn trực xạ, chúng tôi nghe tiếng đạn nổ mà sao chiến xa không bốc cháy, “đụ má nó”, Đại úy Pháo đội trưởng ra lịnh bắn lần nữa, nhưng xe tăng vẫn chạy, binh sĩ pḥng phủ bắt đầu hỏang sợ v́ thấy tăng T54 đến mà không thấy máy bay yểm trợ cho chiến trường. Họ sợ bỏ chạy cả vô nhà dân, lay quay chỉ c̣n mấy sĩ quan Nhảy dù và Biệt động quân ngồi lại bàn bạc với nhau định bỏ vô núi tam giác sắc của tỉnh Phan Thiết. (sau nầy tôi t́m hiểu những cán bộ việt cộng th́ họ được lịnh không bắn, chỉ đi vô tiếp thu mà thôi, nghe buồn cười không!).

    Bấy chừ, tôi nản chí quá không biết làm sao, tính tự sát cho rồi sợ lọt vào tay bọn việt cộng cũng chết, nhưng thằng đệ tử nói: “thiếu úy ơi! thiếu úy chết như vậy không ai chôn thiếu úy đâu, thiếu úy hăy vô nhà dân xin áo quần thường mặc rồi t́m cách về Sài G̣n gặp lại cha mẹ vợ con rồi chết”. Mấy đứa lính đẩy tôi vô nhà dân xin áo quần thường dân cho tôi mặc, rồi tụi nó dắt tôi đi ngược về xóm Cà Ná, cho tôi trú ẩn vài ngày, sau đó họ hùn chút ít tiền cho tôi làm lộ phí về Sài G̣n. (Tiểu đ̣an tôi có một số lính ở hậu cứ được phát lương tháng 3, c̣n bọn tôi đang ở trong rừng nên ban quân lương không phát được, vợ con lính lên ban quân luơng lănh thay chồng, chỉ có bọn sĩ quan chúng tôi đang trong vùng hành quân và độc thân nên chẳng có tên nào có tiền).

    Ngày 19 tháng 4 năm 1975, tôi bắt đầu rời Cà Ná và theo quốc lộ 1 để về Sài G̣n. Dọc trên quốc lộ 1, binh sĩ đông không kể nào đếm, đủ mọi quân binh chủng, nhưng chẳng thấy ai mang lon sĩ quan cả. Bọn du kích nếu thấy ai mang lon sĩ quan, chúng liền bắt đưa vào rừng bắn chết ngay. Chúng tôi không sợ bọn chính quy bởi v́ chúng không làm ǵ nếu không mang súng, chỉ sợ tụi du kích bắt hoảng mà thôi.

    Đoạn đường 350 km tôi phải đi trong 12 ngày mới về tới Sài g̣n. Có thể nói con đường quốc lộ 1 nầy được gọi là đại lộ kinh ḥang thứ 2 (sau đại lộ kinh hoàng của mùa hè đỏ lửa ở Quảng Trị năm 1972). Trong 11 ngày trên đường về Nam, tôi đă thấy bao nhiêu là xác chết nằm dọc theo quốc lộ 1, dân có, lính có, trẻ nhỏ có, đàn bà phụ nữ... Họ chết đủ kiểu, có người chết thảm như xe tăng cán qua giống như con khô mực ép dài lê thê, thịt xương nát vụn từng đọn, không ai chôn, mùi thúi nồng nặc. Thật t́nh mà nói, tôi cũng không biết làm sao tôi về tới Sài G̣n được nữa, chỉ biết đi và đi, giống như xác chết biết đi thôi.

    Về tới Sài g̣n là mùng 1 tháng năm 1975. Cả nhà tôi đều vui mừng khi thấy tôi, cả nhà cứ tưởng tôi đă tử trận ở Phan Rang rồi.

    Hôm nay viết lại đọan đường nầy, trận đánh nầy mà c̣n tưởng như là mới hôm nào, kinh khủng thật, may mà tôi c̣n sống cho tới ngày hôm nay.

    Nam mô Quan Thế Âm bồ tát, xin cho mọi người chết trong những ngày đó được siêu sinh tịnh độ.

    A Di Đà Phật

    Viết xong ngày 26 tháng 3 năm 2011

    CSVSQ Nguyễn Văn Quan

    http://batkhuat.net/van-trancuoi-trongdoilinh.htm

  2. #192
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Nhung Nguoi Linh Nam Xua







    NHỮNG NGƯỜI LÍNH NĂM XƯA.

    Năm xưa chồng tôi là người lính,
    Nơi vùng lửa đạn,
    Mồ hôi anh đă đổ,
    Từ Hố Ḅ B́nh Dương, B́nh Long,
    Đến Thừa Thiên, Quảng Trị.
    Rồi một ngày anh gục ngă,
    Tại chiến trường Tây Ninh.
    Tôi góa phụ xuân xanh,
    Con thơ chưa tṛn tuổi,
    Tiễn đưa anh lần cuối,
    Về nghĩa trang quân đọi Biên Ḥa
    Đă bao nhiêu năm qua,....
    Bây giờ,
    Tôi ở nơi xa,
    Đă có cuộc đời khác.
    Nhưng đôi lúc nghĩ đến anh tôi vẫn khóc,
    Thương tiếc xa xăm.
    Tôi về t́m mộ bia anh giữa chập chùng cỏ dại cây hoang,
    Để thắp một nén nhang,
    Nhớ người lính của một thời chinh chiến,
    Nhớ người chồng của một thuở gối chăn.
    Năm xưa chồng tôi là người lính,
    Một lần hành quân,
    Anh đă bị thương,
    Máu anh loang ướt vạt cỏ ven đường.
    Ôi, mảnh đất không tên,
    Đă giữ chút máu xương người lính trẻ.
    Đă bao nhiêu năm qua,
    Bây giờ,
    Anh thương binh tàn tạ.
    Sống trên quê hương đôi khi vẫn thấy ḿnh xa lạ,
    Bạn bè anh,
    Kẻ mất người c̣n,
    Kẻ quên người nhớ,
    Kẻ vô t́nh giữa ḍng đời vất vả.
    Năm xưa chồng tôi là người lính,
    Nồng nhiệt tuổi đôi mươi,
    Lần đầu tiên ra chiến trường,
    Anh mất tích không t́m thấy xác.
    Mẹ anh khóc cạn khô ḍng nước mắt,
    Ḷng tôi nát tan.
    Đă bao nhiêu năm,
    Vẫn không có tin anh,
    Anh ơi, dù quê hương ḿnh đă hết chiến tranh,
    Tàn cơn khói lửa,
    Nhưng không phải là một quê hương như anh ước mơ.
    Anh đă biết chưa?
    Hỡi người tử sĩ không tên không một nấm mồ.!!!
    Năm xưa chồng tôi là người lính,
    Sống sót trở về sau cuộc đao binh,
    Sau những tháng năm tù tội,
    Bây giờ anh không c̣n trẻ nữa.
    Ĺa xa quê hương,
    Sống ở xứ người.
    Những năm thánh chinh chiến đă đi qua,
    Nhưng vết thương đời c̣n ở lại,
    Trong ḷng anh,
    Trong ḷng những người lính năm xưa.

    Nguyễn Thị Thanh Dương
    Last edited by Tigon; 24-04-2013 at 06:27 PM.

  3. #193
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    GIÂY PHÚT CUỐI

    CỦA

    BỘ CHỈ HUY KỸ THUẬT VÀ TIẾP VẬN KHÔNG QUÂN - BIÊN HOÀ

    Sơ lược về BCHKT&TV-KQ:

    Là một đơn vị đầu nảo được điện tử hoá, quản trị toàn thể tài sản không quân, tồn trữ những động cơ của các loại phi cơ, hàng trăm ngàn cơ phận phi cơ đủ loại, quân xa cơ giới đặc biệt và những quân dụng khác.

    Ngoài những không đoàn, những trung tâm, các cơ sở tham mưu, các đơn vị trực thuộc yểm trợ cho hoạt động đơn vị, BCHKT&TV có một số đơn vị nổi bật là:

    - Trung tâm Điện Toán Tiếp Vận Không Quân.

    - Trung Tâm Quy Chuẩn, chuyên sửa chữa và điều chỉnh độ chính xác cho các phi kế, phi cụ, đồng hồ, la bàn, địa bàn cho trong và ngoài Không Quân.

    - Không Đoàn Tân Trang & Chế Tạo, chuyên sửa chữa những phi cơ hư hỏng hay bị tai nạn trở thành khả dụng, Không Đoàn này đă dự phần chế tạo thành công chiếc phi cơ PL-41 đầu tiên của Không Quân Việt Nam Cộng Hoà.

    - Xưởng Chế Tạo Dưỡng Khí Lỏng, xưởng Truyền Lực Động Cơ, xưởng Kiểm Thử Rạn Nứt các động cơ v.v..

    Ngoài ra BCHKT&TV c̣n đảm trách luôn cả việc điều hành chuyển vận về Không, Thủy và Bộ vận trong và ngoài nước.

    * * * *

    Ngày 28/4/1975 lúc 17 giờ tôi và T/U Nguyễn Thành Bá nhận lịnh cất cánh 2 chiếc A-1 ở Tân Sơn Nhứt để hộ tống Tr/Tá Nguyễn Văn Mạnh di tản về TSN. Khi taxi ngang qua trạm Hàng Không Quân Sự củ, Đ/Tá Lê TMPHQ cùa SĐ3KQ đứng chào, tôi liền gọi anh Bá:

    "Ê 2! Hôm nay làm ǵ mà ông Lê đứng chào bọn ḿnh? Ghê quá đi!"

    Sau khi liên lạc Tr/Tá Mạnh danh hiệu Đồng Nai 10 trên tần số FM, tôi đươc biết thêm nhiệm vụ của chúng tôi là hộ tống ông cùng 1 toán gồm 10 chuyên viên của Đoàn Vũ Khí và Đạn Dược đang đặt chất nổ Plastic để phá huỷ căn cứ Biên Hoà.

    Trong thời gian chờ đợi chúng tôi bay bao vùng trên BH. Từ 4.000 bộ tôi thấy dân chúng tụ tập từng toán đông nghẹt trên mặt đường, nhất là trên đoạn từ cổng số 1 và số 2. Anh Bá ngỏ ư muốn bay thấp để xem căn nhà của anh ở Dốc Sỏi. Tôi nghĩ có thể đây là lần cuối cùng bay trên không phận BH nên tôi bắt đầu xuống thấp chừng trăm bộ trong đội h́nh chiến đấu.
    Đến ṿng thứ hai khi bay ngang qua Cầu Mới BH, tôi vừa quẹo trái từ Tây sang Đông, bên kia sông Cù Lao Phố 1 phi tuần 4 chiếc A-37 từ hướng Đông Bắc lao tới, tôi hoảng hốt và với phản ứng tự nhiên là kéo cần lái để phi cơ bay vọt lên cao vừa nghiêng cánh trái vừa "hét" trong vô tuyến:

    " Số 2 coi chừng 4 chiếc A-37 hướng 11 giờ cùng cao độ"

    Thật hú hồn ! Suưt đụng nhau trên không ! Khi bay ṿng trở lại tôi nh́n thấy 1 phi tuần 4 chiếc A-37 trang bị đầy bom trong đội h́nh Finger Tip lưa thưa, lạc lỏng, tôi thầm thắc mắc không biết ai dạy đám nầy lối bay Formation "không giống ai" như thế? Dường như bọn chúng không hề thấy chúng tôi nên ung dung tiến tới, có lẻ v́ ánh mặt trời chiều?.

    Thường khi 1 phi tuần khu trục chỉ bay 2 chiếc, hôm nay có những 4 chiếc, 1 phi vụ đặc biệt ǵ đây của các phi đoàn A-37 từ Vùng I và II mới di tản về TSN vào tháng trước? Tôi có 1 chút hoài nghi và gọi anh Bá:

    " Giờ nầy mà mấy thằng Ma Gà A-37 c̣n mang bom đạn đi lang thang đâu đây ???"

    Sau đó chúng tôi tiếp tục bay thấp dọc theo QL1 đến Thủ Đức, quẹo trái qua xa lộ BH. Từng đoàn xe thiết giáp đậu dọc theo bên đường cách khoảng chừng trăm thước mổi chiếc. Đến Long B́nh tôi vừa quẹo trái để trở lại BH th́nh ĺnh trong vô tuyến tôi nghe tiếng Tướng Huỳnh Bá Tính SĐT/SĐ3KQ, danh hiệu Đồng Nai 01 gọi báo phi trường TSN đang bị 3 chiếc A-37 ném bom.

    Tôi điếng cả hồn, vội lên cao độ bay về TSN và nghĩ ngay tới phi tuần A-37 vừa gặp nên trả lời:

    "Đồng Nai 01 ! Phải là 4 chiếc. Không phải 3 đâu. Chúng tôi vừa gặp bọn chúng cách đây không lâu"

    Ông trả lời:

    "Khi vào Final để đáp TSN chúng tôi thấy chỉ có 3 chiếc xuống thả bom. Bây giờ t́nh trạng phi trường đang bất ổn chúng tôi sẻ bay đi Vũng Tàu ngủ qua đêm"(Tướng Từ Văn Bê CHT/KT&TVKQ cùng trên chiếc trưc thăng nầy)

    Sau khi bay ṿng quanh TSN vài ba ṿng, tôi được Đài Kiểm Soát Không lưu Sài G̣n cho biết sự thiệt hại rất nhẹ, vài chiếc phi cơ bị trúng miểng bom, nặng nhất là trạm HKQS củ bị sập hoàn toàn, 1 chiếc C-47 trúng bom,khói đen đang bốc lên cao ở gần Whiskey #7 (Taxiway#7) cách trại Davis hơn 100 mét về hướng Bắc, nhưng tất cả Taxiway và 2 phi đạo không hề bị trúng bom. Biết chắc chắn phi trường TSN c̣n khả dụng chúng tôi không cần phải bay đi Cần Thơ, tôi an tâm và trở lại BH để tiếp tục phi vụ.

    Một điều vô cùng may mắn là từ khi di tản về TSN ngày 21/4/75 các phi cơ A-1 thường khi đậu bên trong trạm HKQS nầy và không biết lư do ǵ từ 1 giờ trưa các chiếc A-1 được dời về khu Tây, gần băi đậu A-37 và trại Davis nếu không những chiếc A-1 đậu trong trạm HKQS trúng bom của giặc và những quả bom mang dưới cánh phi cơ phát nổ th́ sự thiệt hại khó lường.

    Trong thời gian bao vùng ở BH (cho tới bây giờ) tôi vô cùng hối tiếc và tự trách là tôi đă không làm tṛn sứ mệnh "Bảo Quốc Trấn Không", đă thấy dấu hiêu bất thường của phi tuần 4 chiếc A-37 mà tôi không cảnh giác để phi tuần nầy thừa cơ có sự xáo trộn của KQ bay vào ném bom TSN. Tôi đă đánh mất một cơ hội ngàn vàng, không dể ǵ gặp nhau trên không nhất là cao độ thấp. Chúng tôi có thể bắn hạ bọn chúng hay it ra tôi có thể gọi về TSN để các chiếc F-5E đang túc trực ở TSN cất cánh lên nghinh chiến. Sự thiệt hại của cuộc ném bom nầy về vật chất tuy không đáng kể nhưng về tinh thần quả rất lớn lao. Tinh thần của anh em KQ thật sự chao đảo sau cuộc ném bom nầy, lo lắng cho những lần sau ?

    Khoảng 18 giờ 30 phút Tr/Tá Mạnh và đoàn chuyên viên di chuyển ra cổng số 2 và bắt đầu count down 3, 2, 1 và toàn thể Khu Tây của phi trường BH ch́m trong biển lửa, khói đen cuồn cuộn vượt cao hàng ngàn bộ. Những cơ sở của KT&TVKQ được điện tử hoá, đáng giá hàng triệu dollar, những tài liệu kỹ thuật"Mật và tân tiến" của KQ đă tan theo mây khói. Và là 1 đơn vị duy nhất của KQVNCH được phá huỷ khỏi lọt vào tay giặc.



    C̣n tiếp...
    Last edited by Tigon; 24-04-2013 at 06:28 PM.

  4. #194
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674


    Không ảnh khu Kỹ Thuật và Tiếp Vận - Biên Hoà (bên trái)

    Theo lộ tŕnh của Tr/Tá Mạnh, BH - Thủ Đúc - xa lộ BH - Sài G̣n - TSN, đoàn xe 2 chiếc Jeep của Tr/Tá Mạnh bắt đầu lăn bánh, vài phút sau đồn Quân Cảnh KQ cổng số 2 bị đốt cháy, khói lửa nghi ngút và chúng tôi bắt đầu mở đường. Trên QL1 đến Thủ Đúc xe cộ thưa thớt, xa lộ BH vô cùng vắng vẻ không một bóng người, tại Cầu Tân Cảng, đầu cầu hướng Bắc về phía Thủ Đúc có vài ba đám cháy khói đen toả lên.

    Tôi bay ṿng lại để quan sát, những làn đạn lửa đan chéo từ các chiếc thiết giáp và đơn vị BB bắn về phía bên kia cầu. Hai bên đang giao tranh, bọn giặc đă tới ngoại ô Sài G̣n ???.Tôi không thấy bóng dáng bất cứ 1 chiếc trực thăng nào trên vùng để hỗ trợ và đài Kiểm Báo Paris cũng không hay biết ǵ. Thật là điều rất lạ ?

    Tôi bay ṿng qua xa lộ Đại Hàn rồi báo với Tr/Tá Mạnh về t́nh h́nh ở cầu Tân Cảng, khi đó đoàn xe đă vượt qua ngă tư Thủ Đúc, ông không muốn thay đổi lộ tŕnh và tiếp tục chạy tới.

    Thấy chết mà không cứu hay sao ? 11 mạng người !!! V́ vậy buộc ḷng tôi phải khẳng định:

    " Nếu Đồng Nai 10 quyết định đi vào tử lộ chúng tôi sẻ lên cao độ, nếu bọn chúng "làm" các ông chúng tôi sẻ "làm" luôn, nếu ĐN 10 đi theo ngă xa lộ Đai Hàn chúng tôi bảo đảm sẻ hộ tống các ông về tận TSN"

    Vài phút sau ông đổi ư rồi quay đầu xe, trong ḷng tôi cảm thấy nhẹ hẳn lên. Mặt trời bắt đầu núp bóng, trên xa lộ Đại Hàn cũng thưa dần và đoàn xe bị chận lại tại cầu B́nh Triệu. Tr/tá Mạnh gọi lên than:

    " Quân Cảnh đ̣i Sự Vự Lịnh giờ nầy chúng tôi lấy đâu ra đây ?"

    Từ trên cao 2.000 bộ tôi lao xuống ngay đồn QC vừa gọi:

    "Các anh QC ! Chúng tôi có thể thay thế SVL của họ được không ?"

    Dường như hiểu ư tôi, anh Bá bay bồi thêm 1 lần nữa thật sát mặt đường. Thế th́ đoàn xe ung dung tiến vế Gia Định.

    Tôi báo cáo phi vụ đă hoàn tất rồi được lịnh vế đáp TSN lúc 20 giờ đêm và trong ḷng tôi ngổn ngang bao nhiêu việc vừa xảy ra từ chuyện gặp 4 chiếc A-37 đến chuyện giao tranh tại cầu Tân Cảng. Một trận chiến kỳ quặc !!!





    LA, mùa Quốc Hận 2013.

    Phi Long51 Trần Văn Phúc.
    Last edited by Tigon; 24-04-2013 at 06:42 PM.

  5. #195
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Nụ Cười Người Tử Tội

    Trung Uư Nguyễn Ngọc Trụ

    Đó là một buổi chiều ảm đạm vào khoảng tháng 06/1977 ở trại giam Suối Máu thuộc thành phố Biên Hoà. Vậy mà đă mười năm.

    Mười năm xuôi ngược bên trời ...
    Xót thân tơ liễu, xót đời bể dâu.
    Mười năm hoa lá ưu sầu
    Vàng tan, ngọc nát nh́n nhau ngậm ngùi
    Mười năm vật đổi, sao dời
    Em sầu thiếu phụ ngậm ngùi ḷng ta.
    Mười năm cánh vạc bay qua
    Mười năm biết mấy xót xa đoạn trường
    Mười năm lệ xối xả tuôn
    Có bao thiếu phụ thành ḥn vọng phu ?
    Mười năm một mảnh trăng lu
    Trăng soi đâu tỏ nỗi sầu nhân gian.
    Mười năm mắt lệ ngỡ ngàng
    Ḷng đâu muốn khóc lệ tràn quanh mi.
    Mười năm ai hát biệt ly
    Để cho núi cắt, biển chia lối về.

    Tôi biết dù 10 năm hay nhiều hơn nữa, tôi cũng chẳng bao giờ quên được nụ cười của Nguyễn Ngọc Trụ - người tù dũng cảm ngay trong ngục tù cộng sản đă nói lên những sự thực và mỉm cười bước vào cơi hư vô.

    Vào khoảng tuần lễ cuối tháng 03/1977, Trung đoàn 775 tổ chức đợt học tập chính trị cho toàn thể trại viên Suối Máu. Giảng viên là tên Trung tá Chính uỷ với khuôn mặt xương xương, cặp mắt láo liên, đôi môi xám xịt che kín hàm răng ám khói thuốc lào.

    Năm ngày đầu tuần với những lên lớp, xuống lớp, thảo luận, thu hoạch làm cho những tù binh mệt mỏi, đầu óc trống rỗng. Những luận điệu một chiều cũ rích : « Ta nhất định thắng, địch nhất định thua. Lao động là vinh quang. Bàn tay ta làm nên tất cả. Với sức người sỏi đá cũng thành cơm » lúc bổng, lúc trầm mà chính người nói cũng không hiểu ḿnh định nói cái ǵ.

    Nhưng mà có cần ǵ, bởi lẽ tên Trung tá Chính uỷ cũng chỉ là một con ốc trong cái guồng máy Cộng sản sắt máu.

    Ngày cuối tuần là ngày giải đáp thắc mắc về bài học vùng kinh tế mới.

    Dưới cái nóng hầm hập phả ra từ mái tôn, các tù binh mệt mỏi ngồi im như những pho tượng, mặc t́nh tên chính uỷ múa may ḥ hét, khoa tay khoa chân. Với điệu bộ lấc cấc, gương mặt đầy vẻ tự măn, tên chính uỷ nh́n xuống đám đông qua chiếc kính đeo trễ gọng trên sóng mũi, rồi cất giọng the thé :

    - Thế này nhé : Trong thời gian gần 20 tháng qua các anh đă được Đảng và Nhà nước khoan hồng tạo điều kiện cho các anh học tập, lao động cải tạo, các anh cũng đă được gia đ́nh thăm viếng, mỗi ngày các anh được xem « ti-di », sách báo. Nói tóm lại các anh đă được tiếp xúc và đă biết được phần nào về Chủ nghĩa Xă hội tốt đẹp. Là nguỵ quân, các anh đă lớn lên và sống trong chế độ Tư bản xấu xa thối nát của miền Nam. Nay qua các bài học, các anh đă được sáng mắt, sáng ḷng. Nếu anh nào c̣n có điều ǵ thắc mắc nêu lên tôi sẽ giải đáp.

    Toàn thể hội trường im phăng phắc. Tên chính uỷ thụp xuống chiếc bục. Mọi người nghe rơ tiếng ṣng sọc của chiếc nơ cầy. Khói thuốc bay lên mù mịt. Tên chính uỷ đứng lên cho lệnh giải lao. Một sợi khói thuốc lào c̣n sót bay qua kẽ răng lúc y nói.

    Qua giờ thứ hai, khi lớp học tập hợp xong, bỗng từ phía cuối hội trường có tiếng xầm x́. Tên chính uỷ đứng trên bục giảng, gương mặt rạng rỡ như cô gái giang hồ đêm khuya ế khách bỗng chợp được một khách làng chơi say rượu thèm t́nh, y ngúc ngúc cái đầu với vẻ tự đắc :

    - Anh nào có ǵ thắc mắc th́ cứ tự do phát biểu. Thế mới dân chủ bàn bạc. Tôi cho phép các anh nêu thắc mắc về mọi vấn đề ngoài bài học.

    Y đưa tay chỉ thẳng vào một người tù đang đưa tay che mũi :

    - Anh ǵ đấy, có ǵ thắc mắc cứ đưa thẳng tay lên xin phát biểu, có ǵ mà phải rụt rè thế. Nào, thắc mắc ǵ th́ cho biết ?

    Người tù vừa được nói tới lúng túng đứng dậy, gương mặt anh ta nhăn nhó rất là khó coi :

    - Thưa cán bộ tôi không có ǵ thắc mắc. Nhưng ...

    Tên chính uỷ khuyến khích :

    - Cứ mạnh dạn phát biểu, chả ai bắt tội anh đâu.

    Người tù đưa tay găi găi đầu, khịt khịt mũi, nói :

    - Thưa cán bộ thiệt t́nh là tôi không có điều ǵ thắc mắc. Nhưng tôi có điều muốn tŕnh bày nếu cán bộ cho phép.

    Tên chính uỷ cười hể hả :

    - Cứ nói đi, có ǵ mà phải phép tắc.

    Người tù lại găi găi đầu :

    - Thưa cán bộ, tôi nghĩ là cán bộ hiểu lầm tôi đưa tay xin phát biểu ư kiến. Sự thực là tôi đưa tay che mũi v́ không biết có anh nào chột bụng hay sao đă đánh rắm thối quá, chịu không nổi.

    Cả hội trường cười một cái rần. Tên chính uỷ tẽn ṭ nhưng y cũng không nín được cười. Y lầm bầm : « Thật chẳng ra làm sao cả ». Đợi hội trường yên lặng, anh ta lại hát bài hát cũ :

    - Thế nào ? các anh chẳng có ǵ thắc mắc cả sao ? Sĩ quan cả, có ăn học cả, chắc chắn các anh phải biết phân biệt tốt xấu giữa hai chế độ. Đảng ta là đảng chủ trương dân chủ bàn bạc. Các anh cứ nêu những ư kiến, thắc mắc. Giải đáp được tôi sẽ giải đáp. Không giải đáp được tôi sẽ tŕnh lên trên. Cần thiết tôi sẽ gặp đồng chí Lê Duẫn xin ư kiến để giải đáp cho các anh. Với danh dự của một người cộng sản, tôi xin hứa sẽ không có sự trù ếm, trả thù.

    Mặc y lải nhải, cả hội trường vẫn im phăng phắc. Tên chính uỷ vừa định ngồi thụp xuống bục gỗ kéo điếu thuốc lào, bỗng từ cuối hội trường một người đứng dậy và một giọng nói cất lên :

    - Tôi xin có ư kiến.

    Mọi người đều quay lại nh́n người vừa lên tiếng. Tên chính uỷ thở phào như người vừa trút xong gánh nặng :

    - Thế chứ. Thế nào, mời anh lên đây phát biểu.

    Người tù chậm rải tiến lên bục hội trường với vẻ mặt tự tin. Anh ta nh́n tên chính uỷ, nh́n khắp hội trường, rồi quay sang nh́n tên chính uỷ :

    - Tôi xin tự giới thiệu tôi là Nguyễn Ngọc Trụ, Tiến sĩ Công Pháp Quốc Tế, cấp bậc : Trung Uư, chức vụ : giảng viên trường Vơ Bị Quốc Gia Đà Lạt, một vợ, hai con, thân sinh tôi là một Trung Tá trong Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà hiện đang bị tù cải tạo tại miền Bắc.

    Anh ta ngừng nói. Cả hội trường im phăng phắc. Tên chính uỷ nh́n anh ta gật gù :

    - Anh có ư kiến ǵ cứ nêu lên. Với danh dự của một người cộng sản tôi xin hứa là sẽ không bắt tội anh đâu, dù là tôi không trả lời được những ư kiến, thắc mắc của anh.

    Nói xong, y quay về đám đông :

    - Thế mới dân chủ chứ, phải không nào ?

    Cả hội trường vẫn im phăng phắc trong cái im lặng đầy bất trắc.

    Nguyễn Ngọc Trụ hắng giọng, lên tiếng. Giọng nói của anh rơ ràng, mạch lạc :

    - Như cán bộ đă tŕnh bày, cá nhân tôi đă sống và lớn lên trong sự cưu mang của chế độ Tư bản miền Nam. Tôi cũng đồng ư với cán bộ là xă hội miền Nam đầy dẫy những xấu xa, bất công, thối nát, những kẻ lănh đạo bất tài tham quyền cố vị ...

    Nguyễn Ngọc Trụ ngừng nói. Cả hội trường vẫn im phăng phắc. Tên chính uỷ gật gù với ư nghĩ trong đầu : « Có thế chứ ! ».

    Giọng nói của người tù trên bục lại vang lên :

    - Cũng như cán bộ đă tŕnh bày, qua gần 20 tháng, tôi đă tiếp xúc với Xă hội Chủ nghĩa miền Bắc. Tôi đă được gia đ́nh thăm nuôi nên biết được phần nào đời sống thực tế bên ngoài. Tôi cũng đă được đọc sách báo, được xem vô tuyền truyền h́nh. Thậm chí, tôi c̣n được sống gần gũi với những con người của Chủ nghĩa Xă hội miền Bắc là các cán bộ ...

    Cả hội trường vẫn im phăng phắc. Những người ngồi kế bên như nghe rơ tiếng nín thở của người bên cạnh. Tên chính uỷ bắt đầu đi qua, đi lại. Giọng nói rơ ràng, mạch lạc của người tù trên bục giảng vang lên như một mũi dao nhọn xoáy vào một vết thương đang sưng tấy :

    - Qua tiếp xúc giữa hai chế độ, tôi thấy chế độ Xă hội chủ nghĩa miền Bắc cũng không tốt đẹp ǵ hơn chế độ Tư bản miền Nam ...

    Tên chính uỷ há hốc mồm. Cả hội trường im phăng phắc, sững sờ.

    Giọng nói người tù trên bục giảng lại vang lên :

    - Tôi không tin tưởng là đất nước sẽ tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xă hội với những cái gọi là cách mạng giáo dục đi dôi với cách mạng khoa học kỹ thuật.

    Anh ta nh́n thẳng vào mặt tên chính uỷ :

    - Tôi xin tạm mượn một h́nh ảnh để thí dụ : Con ngựa và chiếc xe. Người đánh xe đă tước đoạt mất tự do của con ngựa. Ông ta đă đóng móng vào chân ngựa, đă bịt mắt ngựa, tra hàm thiếc vào miệng ngựa, buộc ngựa vào xe và dùng roi quất vào mông ngựa để ra lệnh kéo cái xe. Chúng tôi và những người dân bây giờ cũng giống như những con ngựa. Đó là ư kiến của tôi về hai chế độ. Xin hết.

    Tên chính uỷ xanh mặt. Y thọc mạnh hai bàn tay đang run lên v́ tức giận vào hai túi quần màu cứt ngựa. Y nghiến răng lẩm bẩm một điều ǵ đó không phát ra thành tiếng.

    Cả hội trường có tiếng x́ xào, ŕ rầm.

    Nguyễn Ngọc Trụ b́nh tĩnh trở về chỗ ngồi. Một người nào đó nói nhỏ với anh ta :

    - Anh nói làm chi những điều như vậy.

    Nguyễn Ngọc Trụ mỉm cười trả lời :

    - Tôi phải nói những Sự Thật dù biết là sẽ nguy hiểm đến tính mạng của ḿnh.

    Tên chính uỷ ra lệnh giải tán lớp học mặc dù c̣n phải 2 giờ nữa mới hết giờ. Y hấp tấp quảy cái sắc-cốt lên vai, đi như chạy ra khỏi hội trường với cái dáng đi hai hàng của y.

    * * * * *

    Ngay sáng hôm sau, Nguyễn Ngọc Trụ được hai tên vệ binh có vơ trang vào gọi anh lên tŕnh diện Bộ Chỉ huy Trung Đoàn. Và ngay buổi chiều hôm đó anh bị biệt giam vào conex.

    Ba tháng sau. Vào một buổi chiều, một vài người tù đang thơ thẩn ở sân cát cạnh hàng rào kẽm gai bỗng kêu lên :

    - Thằng Trụ ra ḱa.

    Tin tức lan nhanh. Mọi cắp mắt đều đổ xô về chiếc conex. Nguyễn Ngọc Trụ đôi mắt trũng sâu trên đôi má hóp, tóc phủ ót, phủ mang tai, râu ria tua tủa. Hai ống chân ốm tong teo chỉ c̣n da bọc xương, đứng không nổi phải vịn tay vào thành conex.

    Tên chính uỷ quảy cái sắc-cốt, bên hông lủng lẳng khẩu K.54, đứng hỏi Nguyễn Ngọc Trụ những điều ǵ đó rất lâu. Kế bên là hai tên vộ binh cầm súng trong tư thế nhả đạn.

    Có lúc Trụ ngă xuống rồi lại cố gắng vịn thành conex đứng lên. Mọi người đều thấy sau mỗi lần tên chính uỷ hỏi một điều ǵ đó Trụ lại lắc đầu. Những câu trả lời chỉ là những cái lắc đầu.

    Tên chính uỷ có vẻ hằn học, quay lại ra lệnh ǵ đó với hai tên vệ binh và bỏ đi với cái dáng đi hai hàng của y. Trụ nhích từng bước, từng bước rồi khuất hẳn vào conex. Một tên vệ binh đóng sầm cửa conex, khoá lại rồi cũng bỏ đi.

    * * * * *

    Sáng hôm sau kẻng báo động, c̣i tập hợp vang lên. Ban chỉ huy trại ra lệnh tập hợp tất cả tù nhân ở hội trường. Người chủ tọa không phải là tên Trung tá Chính uỷ mà là tên Thiếu tá Chính trị viên Tiểu đoàn. Y nhe răng cười một cách rất vô duyên rồi đi thẳng vào vấn đề :

    - Các anh biết đó, hôm nay trại mời các anh lên về chuyện của anh Nguyễn Ngọc Trụ. Thực hết biết anh này. Trung tá Chính uỷ đă nhiều lần thuyết phục, yêu cầu anh ta nhận những điều phát biểu trong buổi học là sai. Vậy mà anh ta vẫn khăng khăng không nhận. Anh ta nhất định giữ vững ư kiến và không chịu ra trước mặt anh em nhận là ḿnh sai lầm. Cái chết là anh ta đă nói những điều đó trước mặt anh em để tuyên truyền. Phải chi anh ta chỉ tŕnh bày những ư kiến đó với chúng tôi th́ cũng c̣n được đi.

    Tất cả mọi tù nhân ở hội trường đều sững sờ trước sự gian trá, lật lọng của tên Thiếu tá Chính trị viên nhưng không một ai dám lên tiếng. Và mọi người đều đau nhói khi nghe tên chính trị viên tiểu đoàn tuyên bố :

    - V́ anh Nguyễn Ngọc Trụ tiếp tục ngoan cố, chống đối lại Đảng và Nhà Nước nên Bộ Tự Lệnh Quân Khu quyết định xử tử h́nh anh ấy. Lệnh sẽ được thi hành chiều nay.

    * * * * *

    Đó là một buổi chiều tháng Sáu ảm đạm. Nguyễn Ngọc Trụ bị bịt mắt, miệng bị nhét chanh trái, hai tay trói ké ra sau, hai tên vệ binh kéo thốc anh ra pháp trường.

    Anh ngă quỵ xuống khi được tháo băng bịt mắt, cởi dây trói và lấy quả chanh ra khỏi miệng. Viên sĩ quan Việt Cộng phụ trách việc hành quyết hỏi anh có điều ǵ yêu cầu không, anh chỉ nói :

    - Tôi đă nói lên những Sự Thực và không c̣n có điều ǵ yêu cầu.

    Anh quay lại mỉm cười với các tù nhân bên trong hàng rào kẽm gai :

    - Vĩnh biệt anh em !

    Và b́nh tĩnh chờ dợi.

    Mười hai tên vệ binh nhắm mắt bắn xối xả những tràng đạn AK vào người Nguyễn Ngọc Trụ - người tù dũng cảm - người đă dám nói lên Sự Thực ngay trong ngục tù cộng sản và mỉm cười bước vào cơi hư vô.

    Nguyễn Thiếu Nhẫn



    http://batkhuat.net/van-nucuoi-nguoitutoi.htm

  6. #196
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Chiến-Sĩ Vô Danh QLVNCH




  7. #197
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Biệt Hải trên vùng biển băo tố



    Sau khi hay tin 15 Biệt Hải thuộc Tuần Dương Hạm HQ 16 Lư Thường Kiệt được một ngư thuyền cứu vớt tại eo biển Qui Nhơn, cách đảo Cù Lao Xanh (hay c̣n gọi là Mũi Yến) 55 cây số về phía Đông và vẫn c̣n ở ngoài hải phận quốc tế, nhiều phóng viên quân đội đă chạy đôn chạy đáo t́m mọi cách để đến gặp và nh́n tận mắt những người lính biển đầu tiên đă viết những ḍng hải sử chiến đấu chống quân Trung cộng, kẻ thù truyền kiếp của dân tộc Việt Nam. Chỉ với 15 người lính, các anh đă phải đối đầu với một lực lượng hung hăn địch gấp gần 20 lần hơn trên đảo Vĩnh Lạc.

    Trong lúc những chiến hạm của Hải Quân Việt Nam c̣n đang giáp chiến với hải quân Trung cộng, tiếng đại bác của hai bên nổ rền mặt đại dương, th́ 15 chiến sĩ Biệt Hải đă kiệt liệt đối súng với hàng trăm lính bộ chiến của Trung cộng trên ḥn đảo nhỏ này. Giữa cơn lửa đạn mù rời, toán Biệt Hải nhận được lệnh rút bỏ Vĩnh Lạc, v́ cấp chỉ huy mặt trận Hoàng Sa không thể hy sinh oan uổng những đoàn viên ưu tú nhất của quân chủng. Không có một chiếc tàu nào đến đón, v́ lúc đó 14 tàu chiến Trung cộng đang vây đánh Tuần Dương Hạm HQ 16 Lư Thường Kiệt, Tuần Dương Hạm HQ 5 Trần B́nh Trọng, Hộ Tống Hạm Nhật Tảo HQ 10 và Khu Trục Hạm Trần Khánh Dư HQ 4. Chiếc xuồng đổ bộ giờ đây đă trở thành chiếc phao cứu sinh duy nhất của toán chiến sĩ lạc loài này. Cuộc hành tŕnh vượt chết trên vùng biển băo tố bắt đầu.

    Một toán thám sát Biệt Hải được chiếc HQ 16 Lư Thường Kiệt thả xuống gần đảo Vĩnh Lạc, rồi các anh dùng thuyền nhỏ chèo vào và đổ bộ lên bờ biển. Đảo Vĩnh Lạc (c̣n gọi là đảo Quang Ảnh hay Money) thuộc chủ quyền Việt Nam từ thời triều đ́nh nhà Nguyễn, nhưng đă bị hải quân Đài Loan lợi dụng lúc ra giải giới quân Nhật khi Nhật đầu hàng quân Đồng Minh ngày 21.8.1945, đă ngang ngược chiếm lấy và tuyên bố chủ quyền từ năm 1946. Đến lượt Trung cộng đoạt lấy đảo Vĩnh Lạc cuối năm 1949, sau khi đánh bại quân Quốc Dân Đảng Trung Hoa ở lục địa. Đảo Vĩnh Lạc, cũng như hầu hết các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa (c̣n gọi là Paracel) có cấu tạo san hô rất kiên cố, nên địa thế rất khó khăn cho tàu bè cặp bến. Đây là đảo có nhiều cây cối và là nơi chim biển đến sinh sống nhiều nhất. Số phân phosphate từ phân chim ước lượng phải gần 1,200,000 tấn. Đó là một trong những lư do tại sao thu hút ḷng tham lam bất chính của cả Đài Loan và Trung cộng.

    Trung Úy Lâm Trí Liêm, Trưởng Toán Biệt Hải, khi anh dẫn 15 chiến sĩ đổ bộ lên Vĩnh Lạc, đă khám phá bốn ngôi mộ với bốn cái bia đá do Trung cộng dựng nên để xác nhận chủ quyền của chúng. Những ngôi mộ chẳng biết có bộ xương nào ở dưới hay không, nhưng những tấm bia chỉ là biểu trưng của sự giả trá quỉ quái của bọn cộng sản, với dụng ư chứng tỏ đă có dấu chân của chúng từ lâu. Trung Úy Liêm ra lệnh cho đoàn viên Biệt Hải nhổ những tấm bia đá này chuyển xuống HQ 16 để chuyên viên của ta dịch sang Việt ngữ xem chúng khắc cái quái ǵ trên đó, rồi đem về Sài G̣n. Ngoài nhiệm vụ phá hủy những di chứng giả tạo của Trung cộng, Toán Biệt Hải c̣n có công tác cắm cờ Việt Nam và bảo vệ cờ để xác nhận chủ quyền của Việt Nam Cộng Ḥa.

    Khi Trung Úy Liêm cùng chiến sĩ Biệt Hải của anh đặt chân lên đảo Vĩnh Lạc, ḥn đảo hoàn toàn hoang vắng không một bóng người, chỉ có mỗi bốn nấm mộ nằm chơ vơ giữa vùng trời nước. Quân ta nằm bố trí trên đảo chờ chuyến tiếp tế, nhưng v́ các chiến hạm c̣n đang theo dơi thám sát những hành động của tàu Trung cộng, nên măi đến chiều ngày 17.1.1974 mới có tàu đến đổ xuống một khối lượng lương khô cho 93 ngày, có nghĩa là Bộ Tư Lệnh Mặt Trận Hoàng Sa của Hải Quân Đại Tá Hà Văn Ngạc đă dự định phải giữ đảo ít nhất là ba tháng. Tiếng súng hải chiến bắt đầu nổ trên vùng biển Hoàng Sa ngày 19.1.1974. Lúc đó là 10 giờ 25 sáng. Lúc 10 giờ 22 phút, một hộ tống hạm Trung cộng loại Kronstadt đă hướng mũi tàu đâm thẳng vào Khu Trục Hạm HQ 4 Trần Khánh Dư đang giữ chặt đảo Quang Ḥa. HQ 4 nhận được lệnh khai hỏa từ Bộ Tư Lệnh Hải Quân ở Sài G̣n, quả đại bác đầu tiên được bắn ra sau nhiều ngày sẵn sàng tác chiến đă trúng ngay chiếc tàu giặc. Chiếc Kronstadt bị ch́m xuống đáy biển. Chiếc HQ 4 bị hư hại nhẹ. Với chiến thắng nức ḷng đó, những HQ 5, HQ 10 và HQ16 tuần hành chung quan các đảo Quang Ḥa và Duy Mộng đồng nổ súng đánh đuổi địch. Cả một vùng Hoàng Sa ầm tiếng sấm phẫn nộ của người nước Nam. Hộ Tống Hạm Nhật Tảo HQ 10 trúng một chiếc hỏa tiễn Styx từ chiến hạm Trung cộng bị hư hại rất nặng và ch́m dần. Hải Quân Trung Tá Ngụy Văn Thà trúng đạn giặc ở cầu thang chỉ huy, đă anh dũng hy sinh, 32 chiến sĩ trên tàu bị mất liên lạc. Những thủy thủ của HQ 10 bềnh bồng giữa đại dương đến 6 giờ 30 chiều ngày 22.1.1974 th́ được thương thuyền Ḥa Lan KOPIONELLA vớt được 23 người, cách phía Đông Đà Nẵng 287 cây số. Sáng hôm sau, chiến hạm Việt Nam đến tiếp nhận số chiến sĩ lưu lạc này, trong số đó có thân xác của Hải Quân Đại Úy Nguyễn Mạnh Trí, Hạm Phó HQ 10, đă chết và 2 chiến sĩ bị thương.

    Những chiến sĩ Biệt Hải nằm trên đảo Vĩnh Lạc nh́n về hướng Duy Mộng và Quang Ḥa cách đảo chừng 34 cây số đă thấy những đốm lửa sáng lóe lên. Đoàn viên truyền tin liên lạc với Đài Khí Tượng th́ được biết một tàu Trung cộng đă bị quân ta bắn trúng đang từ từ ch́m xuống biển cả. Những người lính Biệt Hải reo ḥ vang dậy chào mừng chiến công của đồng đội. Dẫu biết rằng Hải Quân Việt Nam ở thế hạ phong về tàu chiến và vũ khí, nhưng ngay phát súng đầu, HQ 4 Trần Khánh Dư đă nhắc cho giặc Bắc nhớ lại trận hải chiến kinh hoàng ở cửa biển Vân Đồn năm 1287, Tướng Quân Trần Khánh Dư đă đánh ch́m hàng trăm chiến thuyền của tướng Ô Mă Nhi và tên hải tặc Trương Văn Hổ, mà đă đẩy đạo quân 20 vạn của Thoát Hoan trên bộ vào thảm cảnh chết đói và hoàn toàn chiến bại. Giao chiến bằng tàu thường không thắng nỗi bốn chiếc HQ thời Đệ Nhị Thế Chiến của ta, Trung cộng phải hối hả điều thêm những chiến hạm tối tân Komar trang bị hỏa tiễn tầm xạ Dù vậy, các HQ của Hải Quân Việt Nam cũng đă hủy diệt thêm một tàu và làm hư hại hai chiếc khác, trước khi nhận được lệnh rút ra khỏi quần đảo Hoàng Sa sau hai giờ pháo chiến. Một kế hoạch đánh tập kích lực lượng địch vài ngày sau đó của Bộ Tư Lệnh Hải Quân Việt Nam được phác họa, nhưng đă không được thực hiện v́ nhiều lư do khác nhau.

    Cuộc hải hành bằng xuồng cao su trên đại dương

    Ba ngày trấn giữ Vĩnh Lạc không thấy có Toán Thám Sát nào đến thay thế, hướng Hoàng Sa đă im tiếng súng mà trên không luôn có nhiều phi cơ rất lạ bay lượn ṿng ṿng, Trung Úy Liêm nhận định rằng t́nh h́nh ngày càng rất bất lợi cho đảo Vĩnh Lạc, với một nhúm chiến sĩ ít ỏi như thế này. Có tin Trung cộng đă điều chiến hạm đến tấn công Cam Tuyền và Vĩnh Lạc. Từng đợt hải pháo của tàu giặc dội ́ đùng xuống một diện tích nhỏ bé của ḥn đảo, rồi bốn chiếc Mig 21 và Mig 23 xuất phát từ đảo Hải Nam bay đến oanh kích dọn băi để lính địch đổ bộ. Con số chiến hạm Trung cộng tham chiến đă lên đến 40 chiếc. Trung Úy Liêm quyết định chờ đêm tối dùng xuồng cao su thoát ra khỏi Vĩnh Lạc. Thật không may mắn cho những người lính cô đơn này, chiếc xuồng cao su lại bị lủng một lỗ nơi miệng cao su lót đáy, không biết có phải là do bởi mảnh pháo địch, nước biển tràn vào, các Biệt Hải xé vải nhét lại. T́nh thế thật bi đát. Các chiến sĩ phải ngồi rải chung quanh thành ca nô, tránh ngồi tập trung ở giữa tránh t́nh trạng quá nặng. Trong khi quân ta âm thầm chèo ra ngoài khơi th́ bỗng có quang hiệu của tàu Trung cộng gọi trở lại, nhưng Trung Úy Liêm ra lệnh cho các chiến sĩ tiếp tục hướng mũi ra biển. Thà chết vinh giữa biển cả, c̣n hơn là sống nhục trong lao tù cộng sản.

    Chiếc xuống tiếp tục di chuyển về hướng Tây Nam. Sáu mái chèo thay nhau quạt nước. Một cái mền được dùng làm buồm căng trên một cái cột buồm bằng một cành tre t́m thấy trên đảo. Sức gió đă đẩy chiếc xuồng ọp ẹp đó xa dần đảo Vĩnh Lạc. Thêm một mảnh đất của Việt Nam đă lọt vào tay giặc. T́nh h́nh ngày càng tồi tệ, khi lương thực đem theo đă dần cạn, quân ta phải hạn chế ăn uống, bi đát đến nỗi mỗi người chỉ có 6 muỗng nước mỗi ngày. Đến ngày thứ ba, số nước dự trữ chỉ c̣n có 30 lít, nhưng v́ bị sóng nhồi nên đă bị đổ mất 10 lít, nên đành phải chịu giới hạn đến tối đa. Đến ngày thứ năm cuộc hành tŕnh, chỉ uống nước mà không c̣n thức ăn, chiếc xuồng cao su nhấp nhô trên vùng biển động cấp 5, 6 chỗ bị lủng vẫn luôn luôn là mối đe dọa chết chóc của 15 người lính đă rất yếu sức. Ngày nắng như nung, lượng nước trong cơ thể bốc hơi nhanh chóng tạo ra hiện tượng mất nước (dehydration)., đêm th́ lạnh buốt đến tận xương tủy. Chỉ có sức chịu đựng phi thường của những người lính cứng như thép Biệt Hải mới có thể sống sót qua thử thách này.

    Ở giữa trùng khơi mênh mông không thấy đâu là bến bờ, dưới những cơn thịnh nộ của thủy thần đại dương, con người bé nhỏ chỉ có thể nguyện cầu xin được che chở. Thật mầu nhiệm, lời cầu nguyện đó của 15 Biệt Hải dường nhưng đă được nghe nhận từ cơi thiêng liêng. Theo lời kể của Trung Sĩ Nguyễn Trọng Tuấn, nhân viên điện tử, lúc đặt chân xuống thuyền, nhiều Biệt Hài đă khấn nguyện xin cho được an lành trở về với đất liền, với đồng bào và với quân đội để tiếp tục chiến đấu. Phép huyền diệu đó đă bắt đầu hiện ra từ ngày thứ sáu, mà tất cả chiến sĩ trên ca nô đều nhận biết như nhau.

    Theo Trung Sĩ Tuấn, khi đến vùng biển động, sóng lượn theo chiều ngang rất nguy hiểm. Kinh nghiệm hải hành cho thấy rằng tàu nào gặp những con sóng ngang kiểu này cũng đều lắc lư rất dễ sợ. Nhưng có một điều kỳ dị rất khó giải thích là chiếc xuống lại lướt rất nhẹ nhàng một cách rất b́nh thản trên đầu ngọn sóng chết người đó. Hơn thế, nó c̣n chạy vo vo một mạch với tốc độ 40 cây số / giờ. Lợi dụng hiện tượng quái lạ này, anh em Biệt Hải gác mái chèo nghỉ xả hơi. Đặc biệt khi gặp sóng cao th́ một lực nào đó giúp hóa giải sức giật ngaỵ Trung Sĩ Tuấn và nhiều Biệt Hải đă thấy một cái ǵ đó không phải thuyền chài, mà nó gần giống như cái kỳ cá nhú lên khỏi mặt biển, mà họ tin là cá voi, hay cá ông, những vị thần cứu mạng trong huyền thoại trên biển Nam Hải của giới thuyền bè qua lại trên vùng biển này. Có những con cá voi bị băo tấp vào bờ chết, đă được dân chài vùng biển chôn và lập đền thờ để nhớ ơn chúng đă cứu giúp ghe thuyền lúc hoạn nạn. Nhiều lúc các chiến sĩ nghe thấy nhiều tiếng lục cục dưới đáy chiếc xuồng ca nô, mái chèo thấy nhẹ hổng. Có lẽ một chú cá voi lạc loài nào đó tránh sóng băo đă tựa lưng vào cùng tồn tại với con người, mà nhờ sức mạnh thần kỳ của nó đă đưa chiếc xuồng vượt qua những con sóng chết. Hay đó có phải là phép nhiệm mầu của tạo hóa xót thương những người lính chân chính của một dân tộc tang thương v́ nạn xâm lược của loài ác quỷ cộng sản. Không ai có thể giải thích được sự kiện nàỵ Nhưng sáu mái chèo kiệt lực không thể nào đưa chiếc xuống đi phom phom 40 cây số giờ như vậy được.

    Giữa cơn băo giật, nhóm chiến sĩ Biệt Hải dường như trông thấy h́nh dáng một chiếc thuyền, quân ta vui mừng khấn nguyện cho nó tiến đến gần hơn, th́ th́nh ĺnh nó quày đầu chạy ngược trở lại. Vài chiến sĩ quá nóng ḷng bèn bắn vài phát súng báo động. Nhưng càng nghe tiếng súng th́ chiếc thuyền đó càng phóng dữ. Chẳng mấy chốc nó đă biến mất giữa những con sóng. Nh́n lại đă thấy một dải đất mờ, đối chiếu với hải đồ, th́ có lẽ chiếc xuống đă dạt về đến vùng biển Mũi Cù Lao Ré ngoài hải phận Quảng Nam. Nhưng lưỡi hái của thủy thần vẫn c̣n treo đung đưa trên đầu, thấy đất liền đó mà sóng vẫn kéo chiếc xuồng ra xa dần ngoài khơi, không chèo vào được. Chiến sĩ trên xuồng chắc lưỡi tiếc hùi hụi, nếu đừng bắn súng cho cá ông sợ chạy mất, th́ biết đâu ngài đă đưa anh em vào gần bờ hơn. Như vậy, Toán Biệt Hải đă được cá ông đưa vào hướng Đà Nẵng trọn một đêm dài, nhưng định mệnh vẫn c̣n thử thách chí quật cường của những người lính Hải Quân. Cuộc hành tŕnh về với tổ quốc tiếp diễn.

    Chiếc xuống càng lúc càng đến gần hải phận Việt Nam Cộng Ḥa hơn. Qua đến ngày thứ bảy, các chiến sĩ Biệt Hải trông thấy nhiều ghe thuyền xuôi ngược liền bắn súng xin tiếp cứu, nhưng những chiếc tàu này hoặc là không nghe được tiếng nổ, hoặc là do một lư do nào khác đă chạy lảng ra xa. T́nh trạng sức khỏe của những Biệt Hải trên ca nô đă trở nên rất tồi tệ, các anh như những cái xác c̣n cử động là nhờ ở ư chí t́m sống, nước uống trên xuồng đă hết sạch từ lâu. Qua đến ngày thứ chín cuộc hải hành chiến sĩ Biệt Hải đă phải uống nước tiểu của ḿnh. Có lúc xuồng chỉ c̣n cách bờ biển Sa Huỳnh thuộc tỉnh Quảng Ngăi chừng 100 hải lư, nhưng không thể nào chèo vào được, ca nô vẫn bị cuốn trở ra ngoài khơi. Chiếc buồm được điều chỉnh về hướng Đông Bắc để gió có thể thổi tạt các anh về hướng Tây Nam, hy vọng tấp vào được gần bờ hơn. Mỗi đêm các chiến sĩ Biệt Hải có trông thấy nhiều máy bay lượn ṿng thật cao, có lẽ đang hoạt động không ảnh, v́ ánh sáng cứ lóe lên từng hồi chiếu xuống mặt biển. Mặc dù không biết những phi cơ này thuộc quốc tịch nào, nhưng quân ta vẫn bám víu vào một hy vọng mỏng manh, nên đă bắn lên nhiều hỏa hiệu để đánh dấu mục tiêu cùng điểm đứng của chiếc ca nô. Nhưng tất cả đều vô hiệu, có lẽ v́ phi cơ bay với vận tốc nhanh và quá cao nên không thể thấy rơ những trái sáng.

    Sự cố gắng đó cuối cùng rồi cũng được đền bù, ngày thứ mười, chiếc xuống đă giạt vào hải phận tỉnh B́nh Định, cách đảo Cù Lao Xanh thuộc xă Phước Ninh, quận Nhơn B́nh chừng 30 hải lư. Với khoảng cách này cái sống đă hiện ra rơ nét, nhưng chiếc xuồng vẫn c̣n nằm ngoài hải phận quốc tế. Trung Úy Lâm Trí Liêm, Trưởng Toán Biệt Hải, là người c̣n có thể đứng vững trong t́nh thế tuyệt vọng nhất, anh thật xứng đáng là một cấp chỉ huy tài ba, mà đă cứu được mạng sống của tất cả đoàn viên. Anh đă trông thấy có ba chiếc ghe đánh cá đang hoạt động gần đó, mừng quá anh bắn mấy phát súng cầu cứu. Hai chiếc ghe đầu tiên hoảng sợ bỏ chạy mất, nhưng chiếc ghe thứ ba, trời ơi, nó đă lừng lững tiến đến. Các chiến sĩ Biệt Hải đă có thể trông thấy những khuôn mặt Việt Nam đen rám v́ nắng gió biển khơi, những ánh mắt xúc cảm và những nụ cười quá thánh thiện. Toán ngư phủ trên ghe vội vă ném dây cột chiếc xuồng cao su kéo về Qui Nhơn. Lúc đó là khoảng 12 giờ 30 trưa ngày 21.1.1974. Những người lính Biệt Hải sẽ nhớ măi cái ngày hồi sinh này.

    Trong lúc kéo xuồng cao su trở vào hải cảng Qui Nhơn, th́ các ngư phủ đă giúp chừng phân nửa số chiến sĩ leo lên thuyền của họ, số c̣n lại quá mệt mỏi đành phải nằm nghỉ dưới xuồng. Hạ Sĩ Nhứt Nguyễn Văn Duyên, nhân viên Quản Kho hoàn toàn kiệt sức v́ hiện tượng mất nước và thiếu ăn, anh đă từ từ ch́m vào cơn kích sốc, khi được đưa lên thuyền đánh cá, th́ anh đă nhắm mắt ra đi.

    Điều dưỡng tại Quân Y Viện Qui Nhơn

    Hải Quân Trung Tá Nguyễn Ngọc Tĩnh, Chỉ Huy Trưởng Căn Cứ Hải Quân Qui Nhơn khi hay tin một chiếc ghe đánh cá đă vào gần đến hải cảng Qui Nhơn với 15 chiến sĩ Biệt Hải, đă lập tức cho tàu ra đón tại ngọn hải đăng đưa vào Căn Cứ và chờ phương tiện chở các anh về Quân Y Viện Qui Nhơn. Toán Biệt Hải đă được chở vào và được nằm điều dưỡng trong Trại Nội Thương 9. Bây giờ, các Biệt Hải đă đi đến cuối cuộc hành tŕnh của ḿnh sau hơn mười một ngày đêm tham dự cuộc hải chiến Hoàng Sa lịch sử. Nhiều chiến sĩ mê man nằm thiêm thiếp, mặc dù đă được các nhân viên Quân Y truyền cho loại huyết tương màu vàng để bổ sung nguồn protein, khoáng và nước bị mất. Các anh đă được bón cho những loại thức ăn nhẹ. Nửa căn pḥng của Trại Nội Thương 9 đă được dành riêng cho nhóm 14 chiến sĩ Biệt Hải, dưới sự chăm sóc tận tụy của Quân Y và đồng đội thuộc Căn Cứ Hải Quân Qui Nhơn.

    Y Sĩ Trung Tá Nguyễn Xuân Cẩm, Chỉ Huy Trưởng Quân Y Viện Qui Nhơn đích thân ra lệnh cho nhân viên Quân Y dành cho các Biệt Hải sự chăm sóc đặc biệt, v́ các anh xứng đáng được đối xử như vậy. Mỗi ngày, mỗi chiến sĩ được truyền một chai huyết tương, uống sữa trứng gà ngày hai lần, cam vắt hai lần, uống nước súp xương thịt. Cuộc điều trị sang đến ngày 1.2.1974 th́ các Biệt Hải được ăn cháo nấu với tim và cật, t́nh trạng sức khỏe của các anh đă rất khả quan. Những con người thép mà đă từng vượt qua chương tŕnh huấn luyện “địa ngục” của Người Nhái, chẳng mấy chốc đă có thể ngồi dậy nói chuyện thoải mái và vui vẻ với tất cả những phái đoàn quân và dân tấp nập kéo nhau vào thăm hỏi, tặng quà khích lệ. Đặc biệt, các chiến sĩ Biệt Hải luôn nhớ ơn Bác Sĩ Cẩm Chỉ Huy Trưởng đă túc trực ngày đêm săn sóc các anh.

    Phái đoàn đầu tiên đến thăm các chiến sĩ Vĩnh Lạc, Hoàng Sa, do Hải Quân Đại Tá Trịnh Quan Xuân, Tư Lệnh Vùng II Duyên Hải, đă dùng trực thăng đến an ủi và ủy lạo các anh với nhiều tặng vật trong ngày 31.1.1974. Đến 4 giờ chiều cùng ngày, Đại Tá Hoàng Đ́nh Thọ, Tỉnh Trưởng kiêm Tiểu Khu Trưởng B́nh Định hướng dẫn một phái đoàn khác vào thăm. Sang ngày 1.2.1974, đến lượt Hải Quân Đại Tá Nguyễn Đức Vân, Trưởng Pḥng Kế Hoạch Bộ Tư Lệnh Hải Quân, đại diện Đề Đốc Trần Văn Chơn, Tư Lệnh Hải Quân, đă đến thăm hỏi chiến sĩ trong buổi chiều và trao tặng mỗi anh số tiền 5,000 đồng. Món tiền tuy nhỏ nhưng nói lên cái t́nh giữa chiến hữu huynh đệ với nhau, và nó c̣n bày tỏ ḷng tri ân của người hậu phương dành cho những chiến sĩ ở măi tận ngoài đại dương.

    Huy chương trao tặng cho những ân nhân

    Một trong những cuộc viếng thăm có ư nghĩa nhất do Phó Đề Đốc Tư Lệnh Phó Hải Quân, hướng dẫn buổi sáng ngày 1.2.1974. Tư Lệnh Phó đă đại diện Tư Lệnh Hải Quân đến thăm hỏi, khích lệ và ủy lạo 14 chiến sĩ Biệt Hải. Tất cả các Biệt Hải đều vinh dự được tuyên dương công trạng, hănh diện nhận mỗi người một huy chương cao quí Anh Dũng Bội Tinh. Pḥng Tổng Quản Trị Hải Quân cũng tŕnh Bộ Tư Lệnh Hải Quân đề nghị Bộ Tổng Tham Mưu thăng cấp đặc cách cho tất cả 14 Biệt Hải.

    Không quên những người ngư phủ đă cứu sống chiến sĩ Hoàng Sa, phái đoàn của Tư Lệnh Phó dùng tàu nhỏ di chuyển sang Căn Cứ Hải Quân Qui Nhơn để thay mặt chính quyền và Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa bày tỏ ḷng tri ân với năm công dân Việt Nam Cộng Ḥa. Năm vị ân nhân này đă cảm xúc nhận năm chiếc huy chương cao quí của Hải Quân là Hải Vụ Bội Tinh.

    Buổi lễ tri ân được tổ chức đơn giản nhưng trang trọng. Có thể là năm người ngư dân b́nh thường và vô danh này nghĩ rằng việc cứu sống những người lính Việt Nam Cộng Ḥa là một việc b́nh thường trên biển cả với nhau. Nhưng chính là ở nghĩa cử này đă nói lên được một ư nghĩa cao cả, thắm thiết từ tận đáy ḷng của họ. Đó là T́nh Quân Dân gắn bó mà người lính gian nan của chúng ta qua những năm tháng phơi xương trải thịt chiến đấu bảo vệ đất nước và dân tộc đă chiếm được mối t́nh cảm của đồng bào ở hậu phương. Hải Vụ Bội Tinh vẫn chưa thấy đủ ḷng tri ân, Hải Quân Trung Tá Lê Văn Th́, Trưởng Pḥng Tổng Quản Trị, Bộ Tư Lệnh Hải Quân, đă làm tờ tŕnh xin Bộ Tổng Tham Mưu ân thưởng cho ông Dư Thanh Long, chủ nhân chiếc thuyền đánh cá mang số 3874, huy chương Nhân Dũng Bội Tinh. Cuộc trao gắn chiếc Bội Tinh sẽ được tổ chức ngay sau khi nhận được Quyết Định của Bộ Tổng Tham Mưu.

    Ngoài ông Long là chủ nhân chiếc thuyền, c̣n lại là những thủy thủ Dư Thanh Dũng, Nguyễn Tâm, Nguyễn Ngọc, Lư Luông, tất cả đều cảm thấy sung sướng khi chính các anh đă cứu vớt kịp thời các chiến sĩ Biệt Hải. Câu chuyện tàu 3874 t́m thấy chiếc xuồng ca nô mà trên đó 14 chiến sĩ của chúng ta đă gần như kiệt lực đă do chính ông chủ tàu kể lại như sau.

    Ông Dư Thanh Long đang lái chiếc thuyền đánh cá ngoài khơi Qui Nhơn, lúc đó khoảng 12 giờ 30 trưa. Ông Long chợt nh́n thấy một điểm đen ngoài xa, cách chiếc thuyền đánh cá của ông độ hai cây số. Lúc đầu ông Long tưởng là dân chài đánh cá gặp tai nạn nên dùng thúng chai chèo vào đảo Cù Lao Xanh, nhưng khi đến gần ông nhận thấy không phải, nên đă gọi những thủy thủ thức dậy để sẵn sàng cứu người, v́ lúc đó anh em đang ngủ. Chiếc tàu đánh cá càng đến gần, th́ nhóm ông Long đă có thể thấy rơ nhiều người ăn mặc rất lôi thôi, nếu không muốn nói là tơi tả, nhiều cánh tay đưa cao lên những khẩu súng. Là một người đánh cá từng trải và gan dạ, ông Long cẩn thận cho tàu của ḿnh cặp sát vào chiếc xuồng cao su, ông đă nhận thấy trong số người lạ mặt này những bộ quân phục quen thuộc, nhưng tất cả kiệt sức nằm rũ riệt trong xuồng. Ông Long nghiêng ḿnh hỏi vói xuống, rằng lại sao lại đến nông nỗi như thế. Trung Úy Liêm c̣n tỉnh nhất đă gào to lên:

    - Tụi tôi đánh Hoàng Sa thoát về đây, xin cứu nhanh và đưa về Căn Cứ Hải Quân.

    Ông Long phái mấy thủy thủ khỏe mạnh nhất nhảy xuống chiếc ca nô bồng lên từng người, những chiến sĩ nào c̣n có thể leo được th́ tự leo lấy, nhưng phần lớn các anh đều phải nhờ sự giúp sức của các ngư dân. Khi đă leo lên được hết trên tàu, các Biệt Hải chỉ c̣n có thể nằm sải tay ra thở dốc và đ̣i nước như điên. Nhân có ấm nước đang sôi, anh em thuyền chài thi nhau thổi cho nguội bớt và trao cho các Biệt Hải nhấp từng ngụm cầm chừng. Đồng thời, các thủy thủ cũng dùng số thuốc cấp cứu mang theo trên tàu để cho các chiến sĩ dùng tạm. Nhận thấy t́nh trạng các Biệt Hải quá yếu, ông Long gọi bốn thủy thủ đem nồi cháo hồ đổ cho mỗi người nửa chén. Được một lúc, thấy những người lính có vẻ tươi tỉnh hơn, ông lại cho người đổ cháo tiếp, cứ mỗi nửa giờ đút cháo một lần.

    T́nh h́nh sức khỏe các anh đă khả quan rất nhiều, trong lúc chiếc thuyền chỉ c̣n cách hải cảng Qui Nhơn chừng mười cây số. Ông Long đă rất lấy làm xót xa là đă không cứu được Biệt Hải Nguyễn Văn Duyên, v́ khi anh được khiêng lên tàu, th́ thân thể của anh đă bị tê liệt, anh đang thở những hơi cuối cùng. Chiếc ghe đánh cá đă xả hết tốc lực phóng vào bờ, với một hy vọng mỏng manh chạy đua với thời gian và thần chết, nhưng đă không c̣n kịp nữa rồi. Biệt Hải Nguyễn Văn Duyên đă anh dũng đền nợ nước. Chắc anh linh của anh cũng đă thanh thản bốc lên trên khoảng trời trong xanh và trên mặt sóng của quê hương. Anh đă về đến hải phận Việt Nam và đă ra đi trong những giọt nước mắt nghẹn ngào của anh em.

    Một vài khoảnh khắc sau, một chiếc giang đỉnh của Căn Cứ Hải Quân Qui Nhơn đi tuần đă bắt gặp chiếc thuyền, được biết tự sự, đă khẩn cấp gọi về Bộ Chỉ Huy để chuẩn bị phương tiện cấp cứu. Nhiều chiến đỉnh xuôi ra khơi để hộ tống chiếc tàu đánh cá tiến vào Căn Cứ. Cuộc hành tŕnh của 15 Biệt Hải vượt thoát từ mặt trận Hoàng Sa đă chấm dứt. Tuy rằng các anh và những chiến hạm HQ 4 Trần Khánh Dư, HQ 5 Trần B́nh Trọng, HQ 10 Nhật Tảo và HQ 16 Lư Thường Kiệt đă phải đớn đau rút bỏ Hoàng Sa, nhưng ít nhất Hải Quân Trung cộng đă kinh hăi khi phải đối đầu với cơn phẫn nộ của hậu duệ Ngô Vương Quyền, Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn, dù chúng có tạm thời chiếm được Hoàng Sa nhưng cũng đă phải trả cái giá rất đắt. Hai chiến hạm bị ch́m và hai chiến hạm bị hư hại.

    Lịch sử bốn ngàn năm chống giặc ngoại xâm phương Bắc của dân tộc Việt Nam đă chứng minh rằng, chưa từng có đế quốc Hán tộc nào có thể hùng cứ lâu dài trên mảnh đất Hoa Lục mà không bị sụp đổ. Trung cộng không ra ngoài định lư ấy. Nền kinh tế của nó hiện nay đang phụ thuộc rất nặng nề vào tư bản Hoa Kỳ, đó là cái tiền đề để dẫn đến một cuộc sụp đổ không tốn một giọt máu kiểu Liên Sô năm 1989. Trung cộng đang giẫm vào vết xe đổ của Liên Sô qua những cuộc chạy đua vơ trang và không gian với người Mỹ, ấy vậy mà bọn chúng đang rất kiêu hănh đẩy mạnh tốc độ cuộc thi tài. Cũng tốt cho nhân loại. Càng chạy nhanh th́ cái hố địa ngục càng đến gần hơn. Rồi cũng có một ngày quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa sẽ trở về với dân tộc Việt Nam. Đến lúc đó, thế hệ con cháu Việt Nam sẽ giở lại những trang sử hào hùng của cuộc hải chiến Hoàng Sa ngày 19.1.1974, và sẽ thêm một lần cúi đầu ngợi ca ông cha của ḿnh đă đánh giặc phương Bắc kiệt liệt đến như thế nào.



    Phạm Phong Dinh



    http://ngothelinh.tripod.com/BietHai_HoangSa.html

  8. #198
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Cảm ơn anh người chiến sỹ vô danh QLVNCH




  9. #199
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Tâm Thư Cố Thiếu Úy Trần Văn Quí

    Anh tôi là cựu SVSQ trường Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức. Anh đă hy sinh tại Kontum ngày 6 tháng 2 năm 1974. Kỷ vật c̣n lại là tấm thẻ bài, vài tấm h́nh và một bức thư dài chưa kịp gửi, v́ suốt thời gian hành quân không thể gửi thư về nhà được, kể cả kỳ tiếp tế v́ máy bay có đáp xuống được đâu mà chuyển thư.

    Anh viết "... trên đỉnh đồi 949m nh́n về thành phố Kontum thấy nhớ nhà làm sao ấy, ở đây mỗi ngày chỉ viết 1 trang vừa làm nhật kư vừa làm thư, và cũng là lúc đang suy tư về gia đ́nh đó! Bây giờ chỉ có cách chờ ngày về dưỡng quân mới bỏ thư được, chắc sau gần 1 tháng trời bặt tin bặt tức ở nhà cũng trông thư con lắm, nhưng v́ chiến cuộc con chẳng biết làm sao hơn, nếu thư liên lạc thường xuyên không được th́ sau ngày hành quân con sẽ gửi về nhà một lá thư dài thế này để bù lại những ngày gửi thư lẻ tẻ... ".

    Bức thư đó đă được t́m thấy trong túi áo của anh. Quanh xác anh nằm vương văi 6 đôi dép râu, tay anh c̣n chốt lựu đạn. Một viên đạn xuyên sọ và xuyên đùi đă cướp đi mạng sống của anh khi tuổi đời chưa đầy 21. Suối Non Nước và đồi Tân Cảnh đă ghi lại dấu chân sau cùng của cố Thiếu Úy Trần Văn Quí.

    Anh đă hy sinh cho non sông, xứng đáng là trai nước Việt hào hùng, đem mồ hôi pha máu hồng viết thành sử xanh.



    * * * *


    Kontum, 30-11-73

    Kính thưa Ba Má!

    Con vừa nhận được 1 lá thư ở nhà đề ngày 21-11-73, chứ không nhận được lá thư 18-11-73 và con hồi âm liền đây!

    Hiện giờ con đang hành quân trong 1 khu rừng rất rậm ở vùng Con-Sơm_luh cách thành phố Kontum khoảng 10km đường chim bay, con nhận được thư trong kỳ tiếp tế hôm qua 29-11-73, mấy hôm nay Trung đội con đang đóng chốt nghỉ chân trên 1 ngọn đồi cao 949m, con giữ nhiệm vụ Trung đội trưởng, chỉ huy trực tiếp 1 Trung đội người kinh với trách nhiệm chiếm giữ ngọn đồi này và an ninh những vùng xung quanh.

    Thưa Ba Má, từ hôm ở tiểu khu Kontum chơi gặp Trung sĩ Châu nhờ đưa thư tay về nhà đến nay đă hơn nửa tháng, và kể từ đó con ở miết trong rừng đến nay chưa nh́n thấy mặt trời cũng như nhà cửa làng mạc ǵ cả, xung quanh ḿnh toàn là cây cối chằn chịt, hố sâu, suối vắng, và những thành núi thẳng đứng phải bám leo lên...

    Con đến Kontum ngày 5-11-73 và ở phố chơi đến 13-11-73 con ra tŕnh diện Đại đội. Ngay hôm đó con nắm Trung đội trưởng Trung đội 3 Đại đội 2, và chỉ có 3 tiếng đồng hồ sau, Đại đội 2 có lệnh giải tán để bổ sung binh sĩ qua 3 Đại đội c̣n lại của Tiểu đoàn 252, c̣n cán bộ của Đại đội 2 đi theo bộ chỉ huy nhẹ.

    Sáng ngày 14-11-73, Tiểu đoàn con làm lễ xuất quân, ở bộ chỉ huy chiến thuật bên sông Đáp-La cách thành phố Kontum khoảng vài chục cây số, buổi lễ vừa xong có 1 đoàn trực thăng khoảng 10 chiếc xuống chở Tiểu đoàn con vào vị trí hành quân, con theo Bộ chỉ huy nhẹ đi chuyến máy bay sau cùng, với ba lô, súng, đạn và lương thực đầy đủ, con ngồi lên trực thăng tḥng 2 cẳng ra và chĩa súng xuống đất v́ trong máy bay người ta ngồi chật cứng rồi. Từ Bộ chỉ huy chiến thuật đến vị trí hành quân khoảng 15km đường chim bay, nếu đi bộ th́ suốt ngày mới tới, băi đáp ở đây là 1 ngọn đồi đă được dọn cây trống trăi, xung quanh gài toàn ḿn và lựu đạn, chỉ có 2 con đường ṃn rất nhỏ từ đó di chuyển ra xung quanh, khi đến băi đáp, máy bay không đáp hẳn xuống mà cứ lơ lửng cách mặt đất khoảng 1,5km và con phải nhảy xuống nhưng không sao cả, chỉ xiểng niểng v́ sức gió của cánh quạt.

    Xuống máy bay rồi con theo Bộ chỉ huy nhẹ, đi theo đường ṃn cặp theo triền dốc xuống núi, đường ṃn ở vùng này toàn là lên dốc, xuống dốc hoặc lội dọc theo những con suối ngập cỡ đầu gối, và bây giờ con cũng như mấy ông Hạ sĩ quan trong Đại đội phải tự lo cơm nước, đào hầm, canh gác v.v… giống như binh sĩ vậy, v́ lúc này cán bộ không có lính trong tay. Sau khi đổ quân con di chuyển liên miên, không ngày nào được đóng quân cả, chỉ có buổi trưa dừng quân lại 1 vài giờ, cơm nước, nghỉ ngơi rồi lại bắt đầu di chuyển, đến chiều t́m những ngọn đồi cao, ở đó dừng quân để ăn cơm chiều và lo đào hầm hố pḥng thủ, xong rồi căng poncho sửa soạn chỗ ngủ.

    Trong cuộc hành quân này con quen với ông Trung sĩ Chinh năm nay 40 tuổi, ông hành quân ở vùng Kontum gần 20 năm nay, lúc trước ông làm Trung đội phó Trung đội, nhưng v́ Đại đội bị giải tán binh sĩ, nên con đi chung với ông. Ông ta nấu cơm và nước cho con ăn chung, cũng như hầm hố, lều chỏng đều chung nhau cả, ông có nhà ở chợ Kontum và bà nhà cũng buôn bán tại đó.

    Những ngày đầu đi hành quân con bị trợt té liên miên v́ trời mưa tầm tả cả tuần lễ, con phải bám theo những nhánh cây leo lên đồi, nhất là đi dưới suối dễ bị té nhất v́ nước chảy rất xiết và có nhiều tảng đá trơn lởm chởm; Trong hơn 1 tuần lễ đầu, ngày cũng như đêm, quần áo đồ đạc của con đều ướt sủng v́ rừng này âm u quá, không có ánh nắng, mà dưới suối lại có rất nhiều con vắt, con này giống như con đĩa nhưng nhỏ bằng cây đinh 5 phân thôi, con vắt này cắn rất độc, ai lội qua suối cũng bị nó leo lên chân, ḅ lên ḿnh, lên cổ để hút máu, nó có thể chui xuyên qua vớ để hút máu chân, có khi chui vô giày rất nhiều, mà đang lúc di chuyển dưới suối với trang bị nặng nề đâu ai c̣n để ư đến việc gỡ những con vắt, nên khi dừng quân nhiều người cởi giày ra thấy lưng một giày máu và vớ cũng ướt đẫm máu v́ những vết cắn của con vắt, con cũng bị vắt cắn khá nhiều, nhưng nh́n thấy là bắt ngay, con này rất là dai và trơn nên tay ướt cũng khó bắt, v́ cứ lo bắt vắt nên con vấp mấy tảng đá té như điên, về đêm trời cũng vẫn mưa, con và bác Chinh bứt lá cây lót xuống đất nằm nghỉ mệt chứ không sao ngủ được v́ đồ đạc, mền, khăn, cái ǵ cũng ướt, ở đây là xứ muỗi sốt rét nhưng không ai mang mùng cả, con cũng vậy, nếu có đem mùng theo cũng không mang nổi và cũng không có chỗ để, v́ ba lô của ai cũng có 10 ngày gạo và đồ đạc, súng đạn, hơn nữa xài mùng bất tiện lúc bị đột kích.

    Binh chủng Địa phương quân th́ hầu hết chỗ nào cũng sướng, nhưng ở Kontum th́ khác hẳn, không phải đóng đồn hay giữ cầu, hoặc phè phỡn ở thôn ấp như B́nh Dương chẳng hạn, hoặc Địa phương quân ở Vùng 4, mỗi lần hành quân là vào nhà dân nhậu nhẹt ăn uống.

    Địa phương quân ở Kontum chỉ được mỗi cái là khỏi lo vấn đề bị bắn sẻ v́ ở đây toàn cây cối và dă thú chứ không 1 bóng người, quanh năm suốt tháng chỉ sống với núi rừng, chỉ có thể quay về xum họp với gia đ́nh trong đêm trường thanh vắng, nhưng cũng chưa hẳn hưởng 1 giấc chiêm bao trọn vẹn v́ c̣n phập phồng lo sợ cho chính bản thân ḿnh và các binh sĩ thuộc hạ, ḿnh phải gánh nặng trách nhiệm trên vai. Có lẽ số con phải khổ v́ con đă tự ư chọn Kontum nên không than van với ai được, nhưng đối với gia đ́nh con phải nói hết những sự thật phủ phàng cũng như những diễn tiến mà chính con gặp phải để Ba Má khỏi bận tâm, hoang mang v́ con.


    C̣n tiếp...
    Last edited by Tigon; 25-04-2013 at 04:22 AM.

  10. #200
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Đời sống ở đây nói đúng ra là nó gian nan hơn quân trường gấp bội. Trong cuộc hành quân cả Tiểu đoàn trưởng, Tiểu đoàn phó, ông nào cũng phải mang ba lô, lương thực và súng đạn, v́ ở đây mỗi người đều tự lo cho ḿnh cả, hành quân trong rừng 10 ngày tiếp tế 1 lần và mỗi cuộc hành quân từ 1 tháng trở lên, tệ hại nhất là vấn đề ăn uống, mỗi ngày chỉ ăn được 1 ca gạo, có khi với khô, có khi với muối, v́ đồ ăn phải tự túc , có gởi tiền, tiếp liệu mới mua, c̣n gạo mỗi lần tiếp tế 10 ca, 1 tháng 3 lần và trừ lương 3.000 đồng 1 tháng, hành quân như vậy muốn ăn thêm nhiều cơm cũng không được, v́ sức người chỉ mang được 10 ca gạo với các đồ trang bị khác.

    Lúc đầu mang gạo nặng quá, leo núi không nổi, con cho tụi nó bớt, đến gần 1 tuần sau con ăn hết sạch, không c̣n ǵ để ăn nữa, v́ trong rừng này không có cái ǵ ăn được cả, may nhờ bác Chinh c̣n gạo chút đỉnh, ổng phải chia cho con nên 1 ngày mỗi người chỉ ăn được 1 chén cháo với muối hột để chờ ngày tiếp tế, lần đầu tiên ăn muối không quen nên tay chân bủn rủn, leo lên 1 ngọn đồi phải nghỉ hàng chục lần! Kontum là nơi cuối cùng, không c̣n đâu hơn nữa, mặc dầu t́nh h́nh đă yên đến 9-10 phần, ở đây ngoại trừ lính người Thượng ra, th́ lính người Kinh toàn là những tên năm cha bảy chú, những tù giết người vừa ở quân lao ra, tên nào tên nấy đều mặt rằn dữ tợn; c̣n con, không hiểu ma quỷ dẫn đường thế nào mà ra đây đề bị đày ngang xương, lăng xẹt; con nghe tụi lính kể lại nỗi khổ trong quân lao, con thấy c̣n sướng hơn đi hành quân ở đây nữa, v́ ở đó ăn uống đầy đủ, đi đứng thong thả, không làm ǵ hết, thân nhân có thể thăm bất cứ lúc nào và muốn tắm rửa ngày mấy lần cũng được.

    Bây giờ con mới thấy ở quân trường là sướng, v́ tất cả những ǵ đều có cán bộ lo cả, lúc đó cứ tưởng đi học băi là cực, những ngọn đồi ở Thủ Đức cao nhất chỉ có 30m thôi, nhưng đồi ở đây thấp nhất cũng 900m hoặc 1000m trở lên, và bây giờ ḿnh là 1 cán bộ th́ ngược hẳn lại, tự ḿnh phải lo cho ḿnh và cho các binh sĩ. Và lúc c̣n đi học lại là những lúc sung sướng nhất đời, v́ c̣n sum họp với gia đ́nh, c̣n hưởng được không khí ấm cúng với nệm ấm chăn êm, và ăn uống như vậu là đầy đủ quá, ấy thế mà c̣n chê khô, mắm nữa chớ!

    Nhưng bây giờ thui thủi 1 ḿnh ở nơi lam sơn chướng khí với biết bao nhiêu tử thần đang chờ chực, nhiều khi đóng quân gần con suối mát trong xanh, nhưng không dám xuống tắm v́ sợ ăn B40 v́ chiến trường ở đây chỉ tiêu thụ B40 và lựu đạn thôi! Hơn nữa tắm suối thế nào cũng bị vắt cắn có khi muỗi cắn c̣n nhiều hơn vắt nữa, cả 2 loài con nào cắn cũng bị sốt rét cả, chứng bệnh sốt rét này nguy hiểm vô cùng và người mắc bệnh này dễ chết nhất! Trường hợp bệnh nhẹ th́ không chết nhưng khống có thuốc ǵ chữa khỏi cả, suốt đời cứ nóng nóng lạnh lạnh măi, có lần con xuống suối múc lên 1 lon guigoz nước thật trong nhưng chưa uống vội, con đun sôi lên thấy những bọt nước đỏ ngầu như máu! Con phải vớt bỏ những bọt nước và để lắng những cặn đỏ mới sớt nước ra quậy với thuốc lọc nước rồi mới uống, ngoài ra con rất cẩn thận bôi thuốc muỗi khi ngủ nên tuy ăn uống cực khổ con vẫn khỏe mạnh như thường, nước suối ở đây rất độc, nó thấm qua những lớp lá cây và phân thú rừng, và nhiều nơi thây người chết nhiều quá chôn không kịp để nằm ngổn ngang trên mặt đất cũng bị nước thấm qua, bây giờ t́nh h́nh rất yên nhưng thỉnh thoảng đi ngang qua những đống xương người và những cái sọ ngổn ngang và mấy con quạ trên cây kêu kên những tiếng rợn người.

    Thắm thoát 1 tuần lễ ăn muối đă qua, đến ngày 20-11-73 có 1 đoàn trực thăng đến tiếp tế, các binh sĩ được tiếp tế gạo và khô, mắm, c̣n cán bộ từ Hạ sĩ quan trở lên chỉ tiếp tế gạo thôi, c̣n đồ ăn phải tự túc, tức là có gởi tiền mặt cho tiếp liệu mới có. Như vậy con chỉ có gạo thôi, c̣n ông Chinh có đồ ăn ở gia đ́nh gởi lên nên con ăn đồ ăn chung với nhau.

    Trong kỳ tiếp tế này, trực thăng có đổ quân thêm 1 số nữa, trong đó có thằng bạn cùng Đại đội con ở Thủ Đức, từ hôm tŕnh diện Tiểu khu Kontum nó bệnh rất nặng không đi đâu được, khai bệnh cũng không được luôn, nên kỳ tiếp tế nó bốc đi, đến nơi nó không nhảy xuống được mà máy bay cũng không đáp hẳn xuống đất, tới chừng máy bay cất lên cao khoảng 3m, nó bị đạp văng xuống đất, cả ba-lô, súng đạn cũng văng theo luôn! Ông Tiểu đoàn phó trông thấy cũng lắc đầu, cứ tưởng nó bị xóc cây nhọn vào người rồi! xuống tới nơi nó nằm liệt giường không đi đâu được, nhưng cũng may nó chỉ bị cây xướt rách áo thôi! Sau đó ông Tiểu đoàn trưởng ra lệnh có đám lính Thượng chặt sát gốc những gốc cây nhọn lởm chởm trong băi đáp, nhưng v́ băi đáp rộng quá nên chặt suốt ngày cũng chẳng được bao nhiêu.

    Từ ngày lănh tiếp tế, bộ chỉ huy nhẹ đuợc đóng quân tại chỗ 5 ngày liền, và bắt đầu từ đó trời cũng hết mưa, 1 trận mưa sái mùa do 1 cơn băo đưa đến! và bây giờ con mới đi theo đường ṃn, theo mấy ông người Thượng xuống 1 hố sâu dưới chân đồi, cách chỗ đóng quân 300m, ở đó có 1 con suối rất trong, lúc đó con có thể tắm rửa, bứt lá tàu bay và lá cây dến ở 2 bên bờ suối về nấu canh, có khi theo mấy ổng bứt măng le về ăn, và lấy nước uống cũng ở đây, măng le là những cây tre non chưa trổ lá, nó là những mục măng rất già, cao khoảng 4-8m, người ta chặt những cây đó xuống rồi bẻ những phần mềm trên ngọn ăn được, đôi khi mấy ổng cũng ném lựu đạn bắt cá, nhưng suối nhỏ quá, cũng không được bao nhiêu, mỗi quả lựu đạn chỉ được chừng 1 kg cá nhỏ thôi, ở đây tụi Thượng kiếm ăn rất giỏi, tụi nó làm bẫy bắt chuột, đào hang bắt heo đất, tụi nó ăn thịt không chừa con nào hết, nào cóc, nhái, rắn, rết tụi nó làm nốt, và thịt rừng mỗi ngày có ăn đều đều, bắt được con nào tụi nó cũng thui rồi mới làm thịt.

    C̣n tiếp...

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Tháng Tư Nghiệt Ngă 1975 - Sài g̣n Thất Thủ
    By alamit in forum Quân Sử Việt Nam Cộng Ḥa
    Replies: 60
    Last Post: 01-03-2013, 10:19 AM
  2. Replies: 16
    Last Post: 03-09-2011, 09:02 AM
  3. Ngày 30 tháng Tư 1975: Một cái nh́n mới
    By Tu_Nhan_Dan_ in forum Tin Việt Nam
    Replies: 0
    Last Post: 27-04-2011, 10:56 PM
  4. Những ngày của tháng 4 – 1975 & trọn bộ DVD phim VƯƠT SÓNG
    By nguoibatcao in forum Ngược Ḍng Lịch Sử
    Replies: 7
    Last Post: 19-04-2011, 01:50 AM
  5. Replies: 6
    Last Post: 07-12-2010, 12:21 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •