Page 21 of 29 FirstFirst ... 11171819202122232425 ... LastLast
Results 201 to 210 of 284

Thread: Chương Tŕnh Chiêu Hồi Trong Hồi Kư Của Hồi Chánh Viên Hữu Nguyên

  1. #201
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Tôi vội vă hỏi:

    - Thưa cán bộ, tôi cần ít giấy bút để viết thư cho gia đ́nh ở ngoại quốc.

    Cán bộ Ngô gật đầu:

    - Đồng chí X sẽ mang giấy bút ngay cho “đồng chí”. Cũng báo để đồng chí biết, với tiêu chuẩn “trung táo”, “đồng chí” được lănh mỗi tháng 15 đồng tiêu vặt. Ngoài ra, đồng chí X cũng sẽ trao cho “đồng chí” một bản nội quy của chiêu đăi trạm… “Đồng chí” cố gắng thi hành thật tốt…

    Sau khi cán bộ Ngô đi khỏi, cán bộ X mang giấy bút cho tôi. X cũng là người Việt gốc Hoa, nói tiếng Việt rất sơi nên vừa là thông ngôn, vừa là nhân viên an ninh có trách nhiệm bảo vệ (hay nói đúng hơn là theo dơi) tôi.

    Chiều hôm đó, tôi cặm cụi viết hơn chục lá thư gửi cho những người thân ở Úc, Mỹ và Việt Nam. Riêng những thư gửi về Việt Nam, tôi phải gửi qua Úc, Mỹ, và nhờ người thân ở đó chuyển về. Khi đi gửi thư, tôi tế nhị trao cho cán bộ X, đinh ninh ông

    này sẽ giữ lại để kiểm duyệt trước khi gửi. Không ngờ, X đưa tiền cho tôi và chỉ đường ra bưu điện để tôi tự gửi. Tôi không biết như vậy, bưu điện sẽ có biện pháp kiểm duyệt thư của tôi, hay quả thực, Trung Cộng đă cho phép tôi được tự do thư tín?

    Chiều hôm đó, tôi được ăn bữa cơm “trung táo” đầu tiên trong cuộc đời. Ngày xưa khi đi bộ đội, tôi vẫn nghe đến mấy chữ “tiểu táo, trung táo, đại táo”, nhưng không bao giờ nghĩ là sẽ có ngày được ăn tiêu chuẩn “trung táo”, nhất là được ăn trên đất Trung Cộng.

    V́ tôi chỉ có một ḿnh, nên nhà bếp dọn cho tôi một mâm riêng. Bữa cơm “trung táo” khá thịnh soạn, có 5 món, đủ cả thịt cá, rau canh, và trái cây tráng miệng. Các món ăn làm rất ngon, lạ miệng nhưng v́ thiếu nước mắm nên giảm ngon phân nửa. Th́ ra, người Hoa quen chấm x́ dầu, ít dùng nước mắm.

    Mấy ngày sau, quen biết với các chị nấu bếp, thấy các chị rất dễ dăi và hiền lành, tôi hỏi xin “mắm sủi” (nước mắm), các chị liền mua riêng cho tôi một chai nước mắm. Từ đó, biết tôi thích ăn nước mắm, bữa cơm nào các chị cũng cho một chén trong đó có chút nước mắm để chấm.

    Thời gian này tôi cũng bắt đầu bập bẹ học tiếng Hoa. V́ học hành không trường lớp, nên có nhiều chuyện tức cười. Một trong những chuyện đến nay tôi vẫn c̣n nhớ là chuyện “chí nhục ngạo ngổ”. Khi ở chiêu đăi trạm, những từ ngữ tiếng Hoa đầu tiên tôi được các chị nấu bếp dậy là các món ăn, trong đó có chữ “chí nhục” là thịt heo.

    C̣n chữ “ngạo” là cắn, “ngổ” là tôi, th́ tôi đă biết lơm bơm từ trước. Một ngày nọ, đến chơi một gia đ́nh người Hoa ở ngay cạnh bến xe Đông Hưng. V́ người Hoa ở đấy có thói quen nuôi heo thả rông trong nhà như nuôi chó, nên có một con heo chạy xồng xộc lại cắn tôi.

    Tôi giật ḿnh vội la lên, “chí nhục ngạo ngổ!” khiến mọi người trong nhà cười ồ thích thú. Sau đó, mọi người mới giải thích cho tôi hiểu, nói “chí ngạo ngổ” là heo cắn tôi, c̣n nói “chí nhục ngạo ngổ” là sai v́ làm sao “thịt heo” lại biết cắn người được.

    Đông Hưng là một thị trấn nhỏ, nhưng v́ nằm ngay bên bờ sông Ka Long là biên giới tự nhiên giữa hai nước Việt Hoa, nên buôn bán sầm uất, cửa hàng, cửa tiệm san sát. Mỗi tuần có hai phiên chợ, dân chúng từ khắp các vùng quê lân cận đổ về đông như kiến, chen chúc mua bán đủ các mặt hàng nông lâm thổ sản, trong đó có những thứ lạ lùng, chúng tôi chưa từng nghe thấy bao
    giờ .

    C̣n tiếp...

  2. #202
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Mức sống của người dân Trung Cộng tại Đông Hưng cũng nghèo túng, nhưng khá hơn người dân Miền Bắc Việt Nam rất nhiều. Nh́n chung, họ được ăn no, mặc ấm, nhưng rất hiếm các mặt hàng tiêu dùng, các sản phẩm kỹ nghệ.

    Cả thị trấn có một cửa hàng bách hóa tổng hợp tương đối lớn, nhưng hầu hết các mặt hàng chỉ để trưng làm mẫu chứ không bán. Ngoài ra, một tiệm sách và một rạp chiếu phim chỉ bán sách và chiếu phim tuyên truyền của Trung Cộng.

    Sau này, khi chuyển về Pḥng Thành, tôi mới được xem một số phim của Ấn Độ và một phim của Mỹ có phụ đề tiếng Hoa.

    Người Hoa ở vùng Đông Hưng, Pḥng Thành rất thật thà, chất phác, tốt bụng và lạc hậu. Ngoại trừ những người dân sống ở ngay thị trấn Đông Hưng, Pḥng Thành, c̣n dân chúng ở quê sống trong tăm tối, xa cách với mọi tiện nghi văn minh như điện nước, thậm chí có những người cả đời không hề biết chụp h́nh, ăn phở là ǵ.

    Suốt thời gian ở chiêu đăi trạm Hồng Kỳ, cán bộ Ngô rất tận t́nh giúp đỡ tôi. Ông rất hiền lành và tốt bụng, thường xuyên chỉ bảo tôi mọi chuyện và bất cứ khi nào tôi cần cái ǵ, hỏi ông, ông đều cố gắng giải quyết. V́ vậy, tôi rất có cảm t́nh với ông, coi ông như một ân nhân. Măi sau này, gặp ba của Liên, tôi mới biết, ông là đại tá t́nh báo của công an Trung Cộng, nói thông thạo 5 ngôn ngữ, kể cả tiếng Anh.

    Hôm đó là ngày có chợ phiên. Tôi đang dạo phố ở Đông Hưng, t́nh cờ tôi gặp lại cô Liên cùng đi với ba má. Chắc qúy độc giả c̣n nhớ Liên là cô bé đă cho tôi đi nhờ xe đạp vô thị xă Móng Cái trước đây. Hôm đó, chia tay ở tiệm ăn, cả hai đều chúc tụng và hẹn ḥ sẽ gặp lại nhau ở Trung Quốc. Lúc ấy hẹn ḥ vậy cho vui, chứ đâu có ngờ, bây giờ chúng tôi gặp lại nhau thật.

    Gặp tôi, Liên rất hồn nhiên, vui vẻ, hai má ửng hồng, mắt sáng long lanh, trông rất dễ thương. Bố Liên tên là Phùng, khoảng ngoài 50, thân h́nh cao to, hai bàn tay như hai chiếc quạt, gương mặt xương, dài như mặt ngựa, lại rỗ huê, nhưng có bộ râu quai nón trông rất oai hùng và cặp lông mày chổi xể hung tợn, bất cứ ai chỉ nh́n một lần là nhớ suốt đời.

    Sau này, ở Cabramatta tôi có gặp một ông người Hoa cũng có lông mày y hệt như vậy, khiến tôi ngạc nhiên, cứ nh́n ông chằm chằm… nhưng cho tôi miễn nói tên của ông ở đây.

    Mẹ của Liên, tên là Hoa, th́ nhỏ nhắn, óng ả, dịu dàng, với mái tóc dài buông xơa, khác hẳn những người phụ nữ Trung Hoa kết tóc đuôi sam.

    Khí hậu lúc đó khá lạnh, nên bà mặc áo bông dầy sụ, nhưng bà cao phải thước sáu hoặc hơn, nên trông vẫn thấy nét duyên dáng đài các. Tôi thấy người phụ nữ như bà thật hiếm có trong xă hội “phụ nữ ba đảm đang” phải làm việc như trâu ở Miền Bắc. Về sau tôi mới biết, bà là con gái út của ông Tổng Lâm, người giầu có nổi tiếng nhất nh́ ở tỉnh Bắc Ninh thời Pháp.

    Nghe Liên giới thiệu tôi là người Việt gốc Hoa nhưng không biết nói tiếng Hoa, tôi ngượng quá vội nói:

    - Thú thiệt với anh, tôi là người Việt trăm phần trăm… Nhưng v́ lúc đó ở Móng Cái…

    Tôi đang lúng túng t́m cách nói thực hoàn cảnh của ḿnh th́ ông Phùng cười ha hả, đưa bàn tay khổng lồ của ông vỗ vỗ vai tôi, nói một cách hào sảng:

    - Nhằm nḥ ǵ ba chuyện lẻ tẻ đó… Chú mày khỏi thanh minh thanh nga. Thời buổi loạn ly, lang sói ở khắp mọi nơi, ai mà chả phải nói dối… Đi, đi… đi nhậu thịt chó với anh mày một bữa…

    Rồi chẳng cần biết tôi có đồng ư hay không, miệng ông nói, tay ông đẩy tôi đi về phía trước… Thấy thái độ thân thiện, cởi mở của ông, tôi không nỡ chối từ, vội đi theo ông.

    Tại Đông Hưng, thịt chó là món ăn được bầy bán rất phổ biến. Những quán bán thịt chó xuất hiện nhan nhản dọc theo các căn phố. Quán không hề có biển, có chữ ǵ, chỉ có một hai con chó da trắng hếu, treo lủng lẳng trước cửa là đủ thu hút khách.

    Nhất là vào những ngày có chợ phiên th́ những quán bán thịt chó xuất hiện càng nhiều. Đi khoảng vài chục thước là có một quán bán ngay bên đường, mùi thịt nướng, mùi rựa mận thơm lừng không gian.

    Những quán bán bên vệ đường này chỉ có ba, bốn chiếc ghế đẩu nhỏ, cao hơn gang tay, nên phần đông thực khách đều đứng hoặc ngồi xổm chung quanh, ăn uống x́ xụp, rất tự nhiên, bất kể người qua lại, bụi bặm, ruồi muỗi…

    Đi qua nhiều quán thịt chó, ông Phùng đều lắc đầu tỏ ư chê, mà tôi không biết ông chê cái ǵ. Có điều, tôi ngạc nhiên khi thấy có rất nhiều ở chợ quen biết ông, chào hỏi ông vồn vă. Có người gặp ông th́ ôm hôn thắm thiết, có người ông bắt tay, có người ông vỗ vai bồm bộp, có người ông chỉ hừ hừ trong cổ họng, tay phẩy nhẹ rồi đi.

    Đi hết khu phố chợ, quẹo vô con đường nhỏ dẫn đến bờ sông Ka Long, chúng tôi bước vô một tiệm ăn nhỏ, từ ngoài vào trong đều trần thiết bằng gỗ đen như mun. Chủ quán là một người Hoa ḿnh ve xác hạc, nhưng cao lênh khênh, đầu đội một cái mũ nhỏ xíu dính sát da đầu, trông rất dị tướng.

    Thấy ông Phùng, ông không chào hỏi ǵ, chỉ quay lưng dắt hai người chúng tôi vô một chiếc pḥng nhỏ, có cửa sổ trông xuống ngay sông Ka Long. V́ lúc trước, vợ ông Phùng và Liên đă đi chợ, nên bây giờ chỉ có ông Phùng và tôi ngồi nhậu .

    C̣n tiếp...

  3. #203
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Trong pḥng ăn nhỏ chỉ kê có một chiếc bàn, mấy chiếc ghế và một ḷ than hồng khá lớn đặt ngay giữa pḥng. Nhờ có ḷ than, nên không khí trong pḥng ấm cúng, mặc dù

    gió sông lộng thổi và trời đă vào đông. Ngồi trong quán, nh́n ra mặt sông, thấy sương mù lăng đăng, và những chiếc thuyền đánh cá hiện ra khi tỏ khi mờ giữa biển sương mù, trông thật thơ mộng, thoát tục.

    Bên kia sông, thị trấn Móng Cái hiện ra trong vẻ tịch mịch, xa xăm, lạ lùng và hiền lành làm sao. Vậy mà đằng sau vẻ hiền lành vô hại đó, không biết bao nhiêu bi kịch đă xảy ra, bao nhiêu người đă chết trong âm thầm, bao nhiêu gia đ́nh đă phải ly tán… Ngay cả bản thân tôi cũng đă từng có những giờ phút kinh hoàng tưởng chết trong thị trấn đó. Bây giờ nghĩ lại, chuyện mới xảy ra ngày hôm qua hôm kia, mà sao tưởng chừng như trong mơ…

    Có lẽ ông Phùng là khách quen thuộc của quán, nên chẳng thấy ông gọi đồ ăn ǵ, vậy mà một lát sau, đă thấy một cậu bé tuổi khoảng 15, 16, đầu húi cua, mày thanh mắt sáng, da trắng trẻo, bưng lên một mâm mấy món nhậu nóng hổi, khói bốc nghi ngút. Cậu bé lặng lẽ đặt các món ăn lên bàn, rồi cúi gập người chào ông Phùng, sau đó quay sang tôi, cậu cũng cúi gập người chào, rất lễ độ. Lăo Phùng cười ha hả, rồi kéo cậu bé vào ḷng th́ thầm chuyện ǵ đó, tôi nghe lơm bơm nhưng không hiểu. Cậu bé bẽn lẽn lắc đầu, mặt đỏ ửng, liếc mắt nh́n tôi, trông thiệt đáng yêu…

    Khi cậu bé đi khỏi, ông lăo chủ quán xuất hiện tay ôm b́nh rượu quấn lá chuối, mấy chiếc ly đá và một gói rau thơm đủ loại. Lăo lặng lẽ đặt các thứ lên bàn rồi cúi đầu chào ông Phùng nhưng miệng không thốt một lời, trước khi lăo quay gót. Chờ lăo đi khỏi, ông Phùng nói:

    - Lăo A Thọng này bị câm từ khi mấy vợ con lăo chết đuối?

    Tôi ngạc nhiên:

    - Chết đuối cả mấy vợ con?

    Ông Phùng gật đầu:

    - Cả vợ và 3 đứa con. Chết ngay trên ḍng sông Ka Long này. Trước nhà của lăo ở bên Móng Cái. Ngày xưa lăo đi lính cho Pháp đóng đến quan hai, quan ba ǵ đó, nên từ sau năm 1954, lăo bị nhà nước Việt Nam bắt đi tù trước sau tới mươi lần. Lần nào lâu th́ một hai năm, ngắn th́ vài tháng. V́ thế lăo hận cộng sản Việt Nam lắm…

    Chỉ tay vào b́nh rượu ngâm rắn, ông Phùng nói:

    - Cái loại tam xà tửu này của A Thọng nổi tiếng từ Trà Cổ đến Hải Pḥng, v́ uống nhiều uống ít đều không sao. Tam xà tửu của thiên hạ th́ chỉ uống một chét hạt mít là đủ. Uống nhiều sẽ ngộ độc. C̣n của A Thọng th́ uống đến say cũng chẳng bị hành hạ ǵ cả. Thế mới lạ…

    Về khoản rượu tôi không rành, nên ngồi im nghe ông Phùng nói. Nhậu nhẹt lai rai được vài ly, ông Phùng hỏi chuyện tôi vượt biên như thế nào. Tôi kể lại đầu đuôi cho ông nghe. Nghe xong, ông hỏi:

    - Chú mày có biết cán bộ Ngô là người thế nào không?

    Tôi thưa không biết rơ. Ông Phùng gật đầu tiếp:

    - Tay đó là một sĩ quan t́nh báo cao cấp của Trung Cộng, cấp bậc đại tá. Y có trách nhiệm tiếp xúc, thẩm tra, theo dơi, báo cáo tất cả những Hoa kiều về nước có hành tung khả nghi. Hoa kiều về nước đi “nông xường” (nông trường) hay được ở lại thành phố làm ăn là do y quyết định hết.

    Tôi ngạc nhiên:

    - Nhưng tôi thấy ông ta đối xử rất tốt với tôi.

    Ông Phùng gật đầu:

    - Chuyện đó anh biết, anh biết. Nhưng chú mày phải hiểu cư xử tốt của một viên đại tá t́nh báo Trung Cộng không thể nào xuất phát từ t́nh người thuần tuư. Hắn đối tốt với chú mày là để khai thác tin tức và sử dụng khi cần.

    Tôi ngẫm nghĩ lời ông nói và thấy ông nói đúng. Tuy nhiên, tôi nghĩ ḿnh th́ có ǵ để cho họ khai thác hoặc sử dụng? Tôi chưa kịp nói ư nghĩ này của ḿnh th́ ông Phùng đă tiếp, như đi guốc trong bụng tôi:

    - Chú mày tưởng chú mày chỉ là một người Việt vượt biên quèn nên không có ǵ để cho họ khai thác, sử dụng hay sao? Lầm, chú mày lầm. Trong t́nh thế căng thẳng giữa hai quốc gia hiện nay, nhà nước Trung Cộng rất cần những người Việt thuần tuư như chú mày.

    Tôi ngạc nhiên:

    - Ủa, Trung Cộng cần những người như tôi để làm ǵ?

    - Để làm ǵ hả? Để đưa chú mày lên đài phát thanh phát biểu, phản tuyên truyền; hay cho chú mày vô lính, phát động một cuộc chiến tranh trừng phạt cộng sản Việt Nam. Chú mày phải biết, những người Việt gốc Hoa như tụi tao hay những người lính Trung Cộng mà có lên tiếng chửi nhà nước Việt Nam th́ nghe đâu có đă bằng chính những người Việt 100% như chú mày chửi.

    Tôi đồng ư:

    - Ông nói như vậy cũng đúng. Nhưng c̣n chuyện chiến tranh, ông nghĩ Trung Cộng liệu có đánh cộng sản Việt Nam không?

    Ông Phùng nốc cạn ly rượu, không biết đó là ly thứ mấy, rồi xuống giọng th́ thầm:

    - Chuyện đó tao bảo đảm với chú mày sẽ xảy ra. Thằng bé con tính đánh thằng khổng lồ th́ cùng bất đắc dĩ mới phải đánh. C̣n thẳng khổng lồ như thằng Trung Cộng mà đánh thằng tí hon Việt Cộng, th́ đánh lúc nào chả được. Nhất là cả hai thằng đều du côn du kề, ít học và man rợ như nhau. Chú mày cứ tin tao nói đi, sớm muộn ǵ Trung Cộng cũng đánh Việt Cộng. Và khi đó, những người như chú mày là nhà nước Trung Cộng rất cần trong đoàn quân chinh phạt Việt Cộng…

    Tôi ngao ngán lắc đầu:

    - Thưa ông, tôi vượt biên tỵ nạn để t́m tự do chứ không phải để cơng rắn cắn gà nhà.

    Ông Phùng gật đầu:

    - Tao đồng ư với chú mày điều đó. Nhưng chú mày đến Trung Quốc rồi th́ chú mày phải ở lại đây, chứ chú mày tính đi đâu?

    - Tôi chỉ ở Trung Quốc tạm thời vài tháng, rồi tôi sẽ đoàn tụ với gia đ́nh ở Úc, Mỹ…

    Ông Phùng cười hô hố:

    - Ha… ha… Chuyện đoàn tụ gia đ́nh của chú mày c̣n khuya. Ngay cả người Trung Quốc có thân nhân ở ngoại quốc bảo lănh mà c̣n phải dài cổ chờ 5, 10 năm, th́ chú mày đủ hiểu những người như chú mày sẽ phải chờ đợi bao lâu.

    Tôi ngạc nhiên không tin:

    - Chờ đợi 5, 10 năm?

    Ông Phùng gật đầu quả quyết:

    - Đúng như vậy. Chú mày không tin sao? Chính gia đ́nh ông bác của anh mày (ông vừa nói vừa vỗ vào ngực bành bạch) có bố mẹ ruột ở bên Anh mà lo bảo lănh suốt cả 7 năm trời nay vẫn chưa xong…

    - Ủa tôi tưởng ông là người Hoa sống ở Móng Cái?

    - Anh nói với chú em anh sống ở Móng Cái hồi nào? Anh chỉ đi lại buôn bán ở bên đó thôi. Gia đ́nh anh ở Hải Pḥng. Nhưng anh buôn bán ở Đông Hưng, Pḥng Thành, Móng Cái. Mẹ của con Liên mà chú em gặp đó là vợ thứ tư của anh đó. Bà là người Việt hoàn toàn. C̣n ba mụ vợ khác của anh đều là người Hoa…


    C̣n tiếp...

  4. #204
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Th́ ra là vậy. Hèn chi, tôi thấy vợ chồng của ông có vẻ ǵ là lạ. Hai người đă có con 15, 16 tuổi mà trông vẫn đầu mày cuối mắt, t́nh tứ nồng đượm tựa như mới cưới…

    Ông Phùng nói tiếp:

    - Chú mày đă đến Trung Quốc th́ cứ yên tâm ở lại đây cỡ 10 năm là ít, rồi mới tính đến chuyện đi ra nước ngoài, đoàn tụ gia đ́nh. V́ tiêu chuẩn đầu tiên để chú mày có thể đoàn tụ gia đ́nh là chú mày phải là công dân của nước Trung Quốc. Không là công dân Trung Quốc th́ lấy tư cách ǵ để Trung Quốc cấp giấy xuất cảnh cho chú mày?

    Tôi lắc đầu:

    - Ông nói vậy nghe có lư, nhưng tôi đến Trung Quốc là xin tỵ nạn chính trị chứ không phải xin định cư ở Trung Quốc.

    Ông Phùng gật đầu:

    - Rồi, chú mày xin tỵ nạn ở Trung Quốc, có đúng không nào? Vậy nếu Trung Quốc chấp nhận, th́ Trung Quốc phải có bổn phận cho chú mày định cư ở Trung Quốc, nhập tịch Trung Quốc. Sau khi có quốc tịch Trung Quốc, chú mày mới liên lạc với thân nhân ở ngoại quốc để họ bảo lănh đoàn tụ. Đó, mọi việc phải tiến hành tŕnh tự theo đúng luật pháp như vậy…

    Tôi ngạc nhiên, nhưng phải thú nhận những ǵ ông Phùng nói là có lư. Tôi hỏi:

    - Ông làm ǵ ở Trung Quốc mà biết rơ như vậy?

    Ông Phùng cười:

    - Th́ anh đă nói là anh đi buôn bán làm ăn mà. Chắc chú em thấy anh ăn mặc lam lũ nên nghĩ anh là dân vô học? Nói thực, anh mày là dân vô học thực, nhưng ông anh con ông bác của anh hiện làm ở sở ngoại kiều Pḥng Thành…

    - Làm ở sở ngoại kiều mà ông ta không lo được cho ḿnh đoàn tụ với gia đ́nh ở bên Anh?

    Ông Phùng vỗ hai bàn tay đánh đốp một cái, nghe to như tiếng pháo, làm tôi giật ḿnh. Ông nói:

    - Th́ chính hắn c̣n khó khăn như vậy, nói chi chú mày.

    Tôi thắc mắc:

    - C̣n nếu Trung Quốc không chấp nhận cho tôi tỵ nạn chính trị th́ sao?

    - Nếu vậy th́ Trung Quốc có quyền trục xuất chú mày, và chú mày phải rời Trung Quốc trong một thời hạn nhất định. Khi đó, nếu có quốc gia nào nhận cho chú mày nhập cảnh th́ chú mày tới quốc gia đó. C̣n không, th́ chú mày sẽ bị giải giao cho Việt Cộng.

    Tôi bần thần cả người. Nếu đúng như lời ông Phùng nói, tôi phải ở lại Trung Cộng cả chục năm nữa hay sao? Tôi hỏi tiếp:

    - Tại sao những người tỵ nạn đến các quốc gia như Hồng Kông, Mă Lai, Thái Lan, Nam Dương… th́ họ được gia đ́nh bảo lănh, đoàn tụ nhanh chóng là thế nào?

    Ông Phùng cười ha hả:

    - Chú mày phải hiểu, những nơi đó khác, c̣n Trung Quốc khác. Những nơi đó được LHQ công nhận là những đệ nhị quốc gia, có trách nhiệm tiếp nhận người tỵ nạn đến tự đệ nhất quốc gia là Việt Nam, để rồi chuyển tiếp những người tỵ nạn đó đến định cư tại các quốc gia đệ tam. C̣n Trung Quốc th́ không được hưởng tiêu chuẩn là đệ nhị quốc gia, mà phải là đệ tam quốc gia, có nghĩa là Trung Quốc không có quyền chuyển tiếp người tỵ nạn mà phải định cư người tỵ nạn…

    - Như vậy có nghĩa tôi không thể được định cư ở Úc, Mỹ như là những người tỵ nạn chính trị.

    Ông Phùng lắc đầu:

    - Không, không tài nào được, nếu chú em từ Trung Quốc đến Mỹ, Úc. Nếu chú em muốn định cư ở Mỹ, Úc như là những tỵ nạn chính trị, th́ trước hết, chú mày phải đến những quốc gia đó hoặc đến các ṭa đại sứ, lănh sự của họ để xin tỵ nạn. C̣n đây là lănh thổ của Trung Quốc, và như chú mày đă nói đó, chú mày viết đơn cho ông Hoa Quốc Phong, xin được tỵ nạn chính trị tại Trung Quốc th́ Trung Quốc lấy tư cách ǵ cho chú mày sang định cư ở Mỹ, Úc.

    Tôi tuyệt vọng:

    - Như vậy là không c̣n cách nào ngoái cách chờ 10 năm?

    Ông Phùng trầm ngâm rồi gật đầu:

    - 10 năm hoặc hơn.

    Tôi thở dài không nói và chán nản chẳng buồn nhấc chén đũa. Ông Phùng nh́n tôi một lúc, rồi tiếp:

    - Dĩ nhiên là c̣n một cách khác…

    Tôi nh́n ông chờ đợi. Ông nh́n tôi và nói chậm răi:

    - Chú em phải trốn sang Hồng Kông.

    Tôi thảng thốt:

    - Trốn sang Hồng Kông ?

    Ông Phùng gật đầu:

    - Trốn sang Hồng Kông, khai ḿnh là người tỵ nạn đi từ Việt Nam. Khi đó, chính quyền Hồng Kông sẽ chấp nhận cho chú em vô trại tỵ nạn chờ đi định cư ở Mỹ, Úc, đoàn tụ với gia đ́nh.


    C̣n tiếp...

  5. #205
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Tôi thấy có tia hy vọng, dù là rất mong manh:

    - Mà làm cách nào để có thể trốn đi Hồng Kông?

    Ông Phùng nghiêng b́nh tam xà tửu. Tửu lượng của ông thật khủng khiếp. Cả b́nh rượu gần hai lít, tôi chỉ uống có ba, bốn ly là cùng, c̣n ông uống liên tục, nay đă gần cạn. Ngửa cổ uống hết ly rượu một hơi, ông nói:

    - Từ Việt Nam sang đến đây khó khăn là thế mà chú mày c̣n đi được, th́ từ đây đi Hồng Kông đâu có khó khăn ǵ. Hoa kiều ở đây họ đi rần rần, bộ chú mày không biết chuyện đó sao?…

    - Từ Việt Nam sang đây tuy khó khăn, nguy hiểm, nhưng tôi vẫn thoát được đến đây là nhờ cùng ngôn ngữ. C̣n ở đây đi Hồng Kông đối với tôi khó khăn vô cùng, v́ tôi không biết nói tiếng Hoa…

    Ông Phùng gật đầu:

    - Chú em nói điều đó có lư chứ không phải không. Nhưng bất đồng ngôn ngữ không phải là điều quan trọng cản trở chú em đi từ Bắc Hổi đến Hồng Kông. V́ nếu chú mày lên Bắc Hổi, chú mày sẽ thấy ở đó, người Hoa nói rặt tiếng Việt không à.

    Nghe ông Phùng nói vậy, tôi mừng quá, vội năn nỉ:

    - Ông biết vậy, xin chỉ dùm tôi, tôi sẽ đội ơn ông vô cùng.

    Ông Phùng xua tay:

    - Không có ơn nghĩa ǵ cả. Anh hùng thấy người hoạn nạn là giúp, chớ ơn nghĩa ǵ mà chú em kể lể làm cho nó giảm hào khí giang hồ đi… Cứ từ từ, anh sẽ nói đường đi nước bước cho chú mày. C̣n nghe hay không là tuỳ chú mày…


    Khi ông Phùng dốc b́nh rượu rót vừa được một ly cuối cùng, th́ ông chủ quán A Thọng bước vô, lặng lẽ đặt trên bàn b́nh rượu thứ hai, giống hệt b́nh rượu trước. Tôi ngạc nhiên, v́ không thấy ông gọi thêm rượu ǵ mà sao chủ quán biết mang rượu vô thật đúng lúc. Hiểu được sự ngạc nhiên của tôi, ông Phùng xua tay:

    - Ngạc nhiên hả? Chuyện nhỏ mà. Chú em đừng có tṛn mắt ra nh́n như vậy. Anh của chú vô đây nhậu thường xuyên nên lăo biết thói quen của anh, vậy thôi.

    Châm thêm chút rượu vào chiếc ly c̣n trên lưng của tôi, ông dục tôi cạn ly. Tôi uể oải nhắp một chút rồi lo lắng chờ đợi. Ông Phùng ngửa cổ cạn ly, khà một tiếng khoái trá, rồi tiếp:

    - Chú em biết không, trước đây ta đi buôn từ Việt Nam, suốt một dẻo Hải Pḥng, Tiên Yên, Móng Cái, qua đến Trung Quốc, từ Đông Hưng đến Pḥng Thành, Bắc Hổi, Quảng Châu, Hồng Kông… ta đi nhẵn cả. Nhưng trong gần đó nơi, chú mày muốn đến Hồng Kông th́ phải đến Bắc Hổi, v́ chỉ có Bắc Hổi là nơi chú mày có thể đến được.

    - Tại sao không đi thẳng Quảng Châu? Tôi nghe nói Quảng Châu ngay cạnh Hồng Kông…

    Ông Phùng xua xua tay:

    - Chú lặng im nghe ta nói. Về cái khoản đường xá ở Trung Quốc, chú em không biết tí ti ǵ. C̣n ta th́ cả một miền duyên hải từ đây lên Hồng Kông ta rất rành. V́ vậy, chú mày không biết th́ hỏi, ta sẽ giảng giải cho mà nghe.

    Tôi ngồi lặng im. Ông Phùng nh́n tôi một lúc rồi thong thả:

    - Chú mày không thể đi Quảng Châu v́ mấy lẽ. Cái thứ nhất là từ đây đi Quảng Châu cả mấy ngàn cây số, tiền bạc, xe cộ, ăn ngủ rất khó khăn, mà chú mày th́ bất đồng về ngôn ngữ. C̣n Bắc Hổi th́ từ đây đi chỉ bằng phần mười đường. Cái thứ hai là ở Bắc Hổi có rất nhiều người Việt tỵ nạn tụ tập, trong đó hầu hết là người Việt gốc Hoa, và có cả người Việt thuần tuư nữa.

    Tôi ngạc nhiên:

    - Ông nói ở Bắc Hổi có cả người Việt?

    Ông Phùng gật đầu:

    - Người Việt trăm phần trăm. Họ là những người vượt biên đi từ Việt Nam đến Hồng Kông. Trên đường đi họ phải ghé vô Bắc Hổi tránh băo, hoặc mua thêm lương thực, xăng nhớt… trước khi đi chặng chót thẳng tới Hồng Kông.

    Tôi hỏi tiếp:

    - Ông nói họ đi từ Việt Nam là từ những tỉnh nào?

    - Đủ hết, Đà Nẵng, Nha Trang, ra đến Hải Pḥng, Móng Cái, rồi cả Hà Nội nữa. Chú em biết không, anh nghe nói hiện ở Hồng Kông có cả mấy chiếc tàu sắt chở cả mấy ngàn người ở Hà Nội, Sàig̣n,… đang neo ở Hồng Kông, chờ chính phủ Hồng Kông cho phép vô trại tỵ nạn.

    Tôi băn khoăn:

    - Vậy chính phủ Trung Quốc chấp nhận cho thuyền bè tỵ nạn Việt Nam ghé Bắc Hổi hay sao?

    Ông Phùng gật đầu và giải thích:

    - Chú em phải hiểu Trung Quốc v́ bất đắc dĩ mà nhận mấy trăm ngàn người Việt gốc Hoa chứ trong thâm tâm, Trung Quốc không muốn tiếp nhận họ. Trung Quốc coi họ là dân có đầu óc tư bản đế quốc, ăn trắng mặc trơn quen rồi, nên nếu để họ ở Trung Quốc, họ lười lao động, như vậy sẽ nuôi ong tay áo, rất bất lợi cho xă hội.

    V́ thế, chính phủ Trung Quốc ngấm ngầm khuyến khích Hoa kiều cũng như người Việt gốc Hoa sau khi về Trung Quốc, nên t́m đường vượt biên sang Hồng Kông. Và Bắc Hổi chính là cửa ngơ để người Hoa ở Trung Quốc có thể trà trộn trở thành người Việt tỵ nạn vượt biên sang Hồng Kông… Đó là lư do khiến Trung Quốc nhắm mắt làm ngơ cho thuyền bè người tỵ nạn Việt Nam ghé vô Bắc Hổi.

    Nói đến đó, ông Phùng bỗng hạ giọng:

    - Nói thiệt cho chú em biết, chính quyền Trung Cộng không những cho phép thuyền nhân Việt Nam ghé Bắc Hổi mà họ c̣n bí mật tiếp tế lương thực, xăng nhớ, và cho tàu, kéo thuyền của người tỵ nạn tới thẳng hải phận Hồng Kông nữa đó.

    Sau buổi ăn nhậu và nghe ông Phùng nói chuyện, tôi thấy buồn vô hạn. Nhưng dù sao, lúc đó, tôi cũng c̣n bán tín bán nghi những điều ông ta nói. Sau này, khi nhận được những văn thư từ chối không cho nhập cảnh của chính phủ Úc, Mỹ, tôi mới thấy lời ông nói là chí lư.

    Tôi cũng rất ngạc nhiên không hiểu tại sao ông Phùng lại biết nhiều hiểu nhiều đến như vậy. Cho đến năm 2005, Liên ở Anh Quốc có t́m tôi qua internet và được một người Việt ở Sydney cho cô biết địa chỉ email của tôi.

    Khi liên lạc được với tôi, Liên cho biết, Liên có gia đ́nh bà d́ mở tiệm ăn ở ngay tiểu bang NSW, nên nhờ vậy tôi mới hiểu rơ hơn về ông Phùng và người vợ Việt Nam của ông. Nhưng đó là chuyện mấy chục năm sau này. Hôm đó, sau khi hàn huyên câu chuyện về thị trấn Bắc Hổi, ông Phùng có mời tôi ghé lại trung tâm tạm cư của người Hoa hồi hương ở ngay Đông Hưng để gặp ông và hai mẹ con Liên.

    Lâu ngày tôi không c̣n nhớ tên trung tâm tạm cư này, nhưng đại khái, thời gian đó ở Đông Hưng, để tiếp nhận hàng chục ngàn người Hoa từ Việt Nam về, cho họ ở tạm trước khi phân loại đưa về nông trường, hoặc đi thành phố,… chính quyền Trung Quốc đă lập nên mấy trung tâm tạm cư ở ngay ngoại ô thị trấn Đông Hưng.

    Khi tôi đến trung tâm hồi cư của người Hoa nơi có gia đ́nh ông Phùng ở tạm, tôi thấy cả một biển người đông như kiến tụ tập quanh một vùng hoang vu, có hai, ba ngọn đồi và rừng cây lá thấp. Dưới chân những ngọn đồi này là những ḍng suối quanh co trông rất thơ mộng

    . Nhưng lúc ấy, dọc theo ḍng suối, trên những triền đồi thoai thoải, không biết bao nhiêu là lều, lán, tăng, vơng, đủ loại, đủ kiểu, to nhỏ khác nhau. Cảnh nấu nướng, giặt giũ quần áo, người đi ngược, kẻ đi xuôi, huyên náo ầm ĩ cả một vùng


    C̣n tiếp...
    Last edited by Tigon; 02-06-2012 at 07:29 AM.

  6. #206
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Tôi đang bơ vơ, bỡ ngỡ không biết làm sao t́m được lều của ông Phùng th́ bỗng nghe có người hát nho nhỏ bài Hạ Trắng… Vừa ngạc nhiên vừa mừng, tôi đi lại phía căn lều có tiếng hát. Trời lúc đó đă mùa đông lạnh lẽo, thêm gió ở triền đồi thổi lồng lộng, khiến cái lạnh càng thêm tê tái… Nh́n vào lều, tôi thấy có có mấy người đang quây quần quanh đống lửa, than đỏ hồng. Chỉ nh́n thoáng qua cách ăn mặc tôi cũng nhận ra có hai người từ Miền Nam, một người tuổi khoảng 50, thấp và nhỏ con, nét mặt xương, mắt to và sáng, tóc muối tiêu; một người tuổi khoảng 15, vóc dáng thư sinh, nước da trắng trẻo g̣ má ửng hồng, môi đỏ tựa thoa son, trông như con gái. C̣n lại mấy người đang nói chuyện um xùm, nhưng nghe giọng, tôi biết ngay họ người Hải Pḥng. Lui vào phía trong, cách biệt hẳn đám đông ồn ào bên ngoài là một người đàn ông, tuổi trạc 50, vận có một chiếc áo phong phanh, thái độ bất cần đời, nhưng đầy vẻ hào hoa phong lưu, và có nét mặt hao hao giống cậu bé 15 tuổi… Nh́n ông, tôi cũng đoán ngay, ông là người Miền Nam và là người Việt. Thấy tôi, người đàn ông vẫn thản nhiên và say sưa hát nho nhỏ bài Hạ Trắng… Mắt ông nh́n ra ngoài, nhưng có vẻ như nh́n vào một vùng xa xăm nào đó, không hề hiện hữu trước mắt…

    Quần áo tôi mặc lúc đó do Chiêu Đăi Trạm Hồng Kỳ cung cấp mới mấy ngày hôm trước, tất cả đều mới tinh và cũng có 4 túi, giống hệt như đồng phục của cán bộ Trung Cộng hay mặc, nên khi đi vô trại hồi hương của người Hoa, ai nh́n tôi cũng nghĩ tôi là cán bộ Trung Cộng. Mấy người đang ngồi sưởi ở phía ngoài thấy tôi đều đon đả chào hỏi bằng tiếng Hoa. Tôi lúng túng bập bẹ trả lời bằng mấy tiếng Quảng mới học… Sau đó, nh́n người đàn ông mà tôi nghĩ là người Miền Nam, tôi hỏi bằng tiếng Việt:

    - Xin lỗi anh cho tôi hỏi, anh có phải là người Việt từ Miền Nam?

    Anh đó gật đầu, nh́n tôi, ánh mắt không giấu vẻ ṭ ṃ và ngạc nhiên. Tôi vội tự giới thiệu:

    - Thưa anh, tôi tên Lai, cũng người Việt ra đi từ Miền Nam…

    Anh hỏi ngay:

    - Anh là Phạm Thái Lai?

    Tôi ngạc nhiên:

    - Ủa, sao anh biết?

    Anh đứng ngay dậy đưa tay bắt, miệng nói đon đả: “Tụi tôi vẫn nghe mấy ông cán bộ Tàu cộng nói về anh. Nghe nói anh được ở khách sạn, ăn uống tiêu chuẩn “trung táo” sướng lắm phải không? Tôi là Thu…”

    Đưa tay chỉ về phía người đàn ông đang ngồi phía trong, anh Thu tiếp:

    - C̣n kia là Tiến, trước là trưởng ty kiến thiết Hậu Nghĩa. C̣n cậu này là Đức, con của Tiến… Rồi mời anh vô đây làm ly trà cho ấm bụng rồi tha hồ tṛ chuyện…

    Gặp được các anh, tôi mừng quá. Thú thiệt, sau bao nhiêu ngày tháng xa rời Miền Nam, trên đường vượt biên đi qua bao nhiêu thành phố, thị xă, gặp không biết bao nhiêu người Việt trên đất Bắc, trong đó có cả những thân quen ruột thịt của tôi, nhưng ngoại trừ những người thân yêu nhất tôi tin tưởng, c̣n lại lúc nào tôi cũng thủ cẳng, v́ hiểu rằng, guồng máy tuyên truyền của chế độ cộng sản, sau mấy chục năm đă biến mỗi người dân lương thiện ở Miền Bắc thành những người công an. V́ vậy, đây là lần đầu tiên, sau thời gian hơn một năm trời xa Miền Nam, tôi được tṛ chuyện một cách thoải mái, phơi bầy tất cả những điều tâm huyết của ḿnh.

    Anh Tiến khi biết tôi là Lai, cũng tươi cười niềm nở tṛ chuyện. Qua câu chuyện tôi được biết anh là kiến trúc sư, trước ở đường Phạm Hồng Thái, Sàig̣n. C̣n anh Thu làm kế toán cho nha kiến thiết, có người chị ruột c̣n kẹt ở Hải Pḥng sau 1954, nên đă rủ hai bố con anh Tiến ra Bắc thăm người chị.

    Rồi hoàn cảnh run rủi, cả ba người liền trà trộn với người Hoa vượt biên sang Trung Cộng chót lọt từ mấy tháng trước, mà chẳng mất một lạng vàng nào.

    Hai anh cũng cho biết, có ư t́m đến chiêu đăi trạm Hồng Kỳ để thăm tôi, nhưng v́ ngôn ngữ bất đồng nên chưa thể nhờ người đưa đi…

    Nhân dịp này, tôi cũng mách nước hai anh, viết đơn cho chính phủ Trung Cộng xin tỵ nạn chính trị để được đối xử thoải mái hơn.

    Tôi cũng trao đổi với các anh về những khó khăn trong việc đi định cư ở các quốc gia đệ tam như Mỹ, Úc… mà tôi đă nghe ông Phùng nói.

    Tuy nhiên, các anh tin tưởng, với vị thế của các anh trong quá khứ, cộng với tư cách tỵ nạn chính trị, và mối quen biết tại hải ngoại, các anh sẽ không gặp khó khăn trong việc xuất cảnh đến một cuộc gia đệ tam.

    Trong những tuần lễ kế tiếp, của cuối năm 1978, mâu thuẫn giữa Trung Cộng và Việt Cộng ngày càng gia tăng, khiến t́nh h́nh biên giới Trung Việt tại Đông Hưng càng thêm căng thẳng. Xem ra, viễn ảnh một cuộc chiến tranh tại biên giới hai nước đang ngày càng cận kề…

    Vào một buổi chiều gần Giáng Sinh, bỗng dưng cán bộ Ngô đến gặp tôi. Sau vài câu thăm hỏi xă giao, cán bộ Ngô cho biết:

    - Hôm nay tôi đến để báo cho “đồng chí” biết, v́ vấn đề an ninh tại Đông Hưng không bảo đảm, nên cấp trên quyết định cho đồng chí “sơ tán” về Pḥng Thành, cách đây 50 cây số (lâu ngày tôi không nhớ chính xác, nên tạm coi là 50 cây số).

    V́ trước đây ông Phùng đă nói cho tôi biết, Pḥng Thành gần với Bắc Hổi, nên khi nghe cán bộ Ngô nói chuyển về Pḥng Thành, tôi rất mừng. Giả vờ ngây ngô, tôi thăm ḍ:

    - Thưa cán bộ, tôi thấy t́nh h́nh an ninh ở đây bảo đảm lắm. Có cho ăn kẹo, Việt Cộng cũng không dám gây hấn với Trung Cộng…

    Cán bộ Ngô gật đầu:

    - Chuyện đó th́ chắc chắn không xảy ra. Nhưng trung ương đang có kế hoạch “sơ tán” toàn bộ mạng lưới dân cư, kinh tế, hành chánh, dọc theo biên giới trong phạm vi sâu 20 cây số…

    Nghe cán bộ Ngô nói vậy, tôi ngạc nhiên nghĩ, chẳng lẽ Trung Cộng phải lo sợ, đề pḥng một cuộc tấn công từ phía Việt Cộng? Lúc đó tôi đâu có biết, Trung Cộng đang ráo riết chuẩn bị cho cuộc tấn công Việt Nam để “dậy cho Việt Cộng một bài học”.

    Sực nhớ lời của ông Phùng nói về Bắc Hổi, tôi ướm thử:

    - Thưa cán bộ, tại sao không cho chúng tôi sơ tán thẳng lên Bắc Hổi?

    Cán bộ Ngô ngạc nhiên:

    - Sao “đồng chí” biết Bắc Hổi?

    - Tôi nghe mấy người Hoa về nước họ rủ nhau lên Bắc Hổi để vượt biên sang Hồng Kông, nên hỏi cán bộ vậy thôi.

    Cán bộ Ngô gật đầu, nói giọng nghiêm trang:

    - Nước cộng ḥa nhân dân Trung Hoa luôn luôn tôn trọng quyền tự do đi lại của mọi công dân. Ai muốn đi Bắc Hổi là quyền của của họ. Nhưng bất cứ ai vượt biên sang Hồng Kông là họ vi phạm luật pháp và họ sẽ bị trừng trị.

    Tôi rụt rè:

    - Như vậy chúng tôi có quyền đi Bắc Hổi được không?

    Cán bộ Ngô gật đầu:

    - “Đồng chí” có toàn quyền đi bất cứ nơi đâu trên lănh thổ Trung Hoa, không một ai ngăn cấm, miễn hồ đừng có những hành động phạm pháp.

    Chủ Nhật tuần đó, anh Thu, hai bố con anh Tiến và tôi đi chơi phố lần cuối, và chúng tôi chứng kiến những đơn vị bộ đội đầu tiên của Trung Cộng đổ về thị trấn Đông Hương, trong khi dân chúng, công nhân viên chức tại thị trấn, đang huyên náo “sơ tán”.

    Ngày hôm sau, tôi cùng “sơ tán” với cả chiêu đăi trạm Hồng Kỳ. Trên đường “sơ tán” bằng xe tiến về Pḥng Thành, chúng tôi chứng kiến không biết cơ man nào là binh lính, xe tăng, đại pháo… của Trung Cộng đang rầm rộ tiến về phía Đông Hưng….


    C̣n tiếp ...

  7. #207
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Pḥng Thành là một thị trấn có diện tích rộng hơn Đông Hưng, nhưng không khí buôn bán không sầm uất, thịnh vượng bằng.

    Cả thị trấn có một rạp hát, một cửa hàng bách hóa tổng hợp trong đó hầu hết các mặt hàng đều có tấm biển nhỏ ghi hàng chữ “hàng mẫu không bán, miễn hỏi”, một bến xe, một tiệm sách, vài tiệm ăn.

    Thị trấn chỉ thực sự có sinh khí từ 10 giờ sáng đến 5 giờ chiều. Ngoài ra, thị trấn rất hoang vu, lạnh lẽo, đường phố vắng ngắt, với vài bóng điện lu mờ tỏa ánh sáng vàng vọt. Riêng những buổi chợ phiên th́ đông đúc, tấp nập và huyên náo vô cùng.

    Ngay khi về Pḥng Thành, tôi được chuyển về sống với hai cha con anh Hoàng Văn Tiến và anh Nguyễn Văn Thu, tại một khu nhà riêng biệt, ngay cạnh ḍng suối rất thơ mộng chảy qua thị trấn. Tại đây, chúng tôi được cung cấp gạo, thực phẩm và tiền để tự lo liệu mọi chuyện nấu nướng, ăn uống.

    Mấy ngày sau, một nhóm người khác cũng đến ở với chúng tôi. Nhóm này có hơn chục người. Trưởng gia là bà Nguyễn Thị Trà, ngoài 50 tuổi, một thương gia thành công trước 1975. Đi với bà có cô con gái tên Dung, ngoài 20 tuổi và con trai tên Tuấn (?) 19 tuổi, em gái của bà Trà là chị Giang, 36 tuổi, và con gái của chị mới có 9 tuổi.

    Tất cả những người này đều sống ở Sàig̣n. Ngoài ra, c̣n có ông em của bà Trà ở Hải Pḥng, lâu ngày tôi quên mất tên, cùng với hai con trai của ông là B́nh 25 tuổi và Hải 23 tuổi….

    Theo lời kể của bà Trà th́ gia đ́nh bà rời Sàig̣n từ đầu tháng 1 năm 1979, đến Hải Pḥng trú ngụ ở nhà người em một thời gian, rồi cả gia đ́nh bà và gia đ́nh người em trà trộn với người Hoa, vượt biên qua Đông Hưng xin tỵ nạn chính trị ngày 15/2, sau tôi đúng 4 tháng rưỡi.

    Bà Trà trước sống ở Lê Văn Duyệt, Sàig̣n, có một người con gái tên là Hạnh, lấy chồng Mỹ tên là Richard Calvarado th́ phải. Không hiểu trước 1975, ông này làm ǵ, nhưng vào thời điểm 1979, bà Trà cho biết, con rể của bà đang là giám đốc kế hoạch cho cơ quan United Way tại San Antonio, Texas.

    Khi cả gia đ́nh bà lớn bé già trẻ 14 người đến sống chung với chúng tôi, ai ai cũng rất vui mừng, mọi chuyện vui buồn của quê hương đất nước, của mỗi cuộc đời sau năm 1975 đều được mọi người chia sẻ, tâm t́nh thoải mái.

    Đúng là tha phương ngộ đồng hương cũng hạnh phúc không kém ǵ cố tri. Phần bà Trà là người giầu có, thêm tiền bạc của con rể con gái từ Mỹ gửi sang, phần bà tiêu pha hào phóng, xứng đáng là bà chị cả của “đại gia đ́nh tỵ nạn”, nên chúng tôi thường xuyên thưởng thức những bữa ăn thịnh soạn do bà khoản đăi.

    Bà thường đi chợ cùng với một người thông ngôn, để chính tay bà chọn những con gà, vịt, cá, tôm… to nhất và ngon lành nhất. Mua về, em gái bà là chị Giang và Dung con gái bà, cùng vô bếp nấu nướng với sự “tả phù hữu bật” của hai người cháu là B́nh và Hải.

    C̣n chúng tôi, anh Tiến và anh Hải đều ngoài 50 tuổi, được bà Trà coi như em, nên được ngồi tṛ chuyện với “Chị”. Riêng tôi gọi bà là bác xưng cháu, nhưng được bà rất thương yêu, nhất định không cho tôi nhúng tay vào bất cứ công việc ǵ.

    Khi được biết, bà Trà có người con rể Mỹ đang làm giám đốc một công ty Mỹ, ba anh em chúng tôi đều nghĩ bà sẽ có cơ hội đi Mỹ nhanh hơn. V́ vậy, hai bố con anh Tiến và anh Thu đă chấp thuận đứng tên chung trong đại gia đ́nh của bà Trà khi nộp đơn xin đi Mỹ. Riêng tôi vẫn một ḿnh một đơn xin đi Úc.

    Thời gian này tôi đă liên lạc được với gia đ́nh ở Úc. V́ vậy, một mặt gia đ́nh lo làm giấy tờ bảo lănh cho tôi, mặt khác, gia đ́nh cũng đă gửi tiền, quà, quần áo lạnh cho cả 4 anh em chúng tôi. V́ Pḥng Thành là một thị trấn nhỏ, dân chúng sống rất lạc hậu, nên mỗi khi 4 người chúng tôi diện những bộ đồ lạnh của Úc đi dạo phố là cả một đám đông con nít vây quanh và đi theo, gây nên nhiều chuyện cười chảy nước mắt.

    Một kỷ niệm vui buồn lẫn lộn nhưng thật ư nghĩa và đáng nhớ nữa là chuyến viếng thăm người em gái của anh Thu.

    Anh Thu trước quê ở Hải Pḥng. Năm 1954, anh di cư vào Nam, sau làm kế toán cho Nha Kiến Thiết.

    Cuối năm 1978, anh trở về Hải Pḥng thăm thân nhân, họ hàng, mới được biết tin về người em gái bị bắt cóc rồi bị bán sang Trung Quốc từ năm 1945.

    Nay chị ta đă lấy chồng và sống ở một vùng thôn quê hẻo lánh, lâu ngày tôi quên mất tên, cách Pḥng Thành khoảng bốn chục cây số. V́ vậy, anh Thu muốn tất cả chúng tôi cùng ghé thăm gia đ́nh người em của anh vài ngày.

    C̣n tiếp...

  8. #208
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Sau thời gian bàn bạc, xin phép cán bộ Ngô, chúng tôi lên đường đi thăm cô em của anh Thu. Sau chặng đường đi xe đ̣ từ Pḥng Thành đến thị trấn Sàng Pú (?), chúng tôi phải đi bộ khoảng trên dưới 10 cây số từ Sàng Pú đến làng, v́ đường này không có bất cứ phương tiện chuyên chở công cộng nào.

    Điều ngộ nghĩnh nữa là theo lời dặn của cô em, anh Thu đă mua 4, 5 cặp ngỗng làm quà cho gia đ́nh. Vậy là 4 anh em chúng tôi, trong 4 bộ đồ lạ lẫm không giống ai, lùa cả chục con ngỗng đi trên con đường quanh co của vùng sơn cước dẫn tới nhà em của anh Thu.

    Thôn xóm của em gái anh Thu ở là một thôn xóm cách biệt hẳn văn minh của đô thị, dù là đô thị của Trung Hoa. Cả thôn không có đèn điện, không có bất cứ dụng cụ ǵ liên quan tới điện và cơ giới. Nhà nhà đều làm bằng đất trộn rơm, đắp thành từng tảng lớn chung quanh nhà, trên mái th́ lợp rơm hoặc cỏ tranh.

    Trong nhà đồ đạc hầu như không có ǵ. Không bàn ghế, giường tủ.

    Mọi người ngủ ngay trên nền đất ẩm thấp, được lót sơ sài bằng ổ rơm, hoặc chiếu. Bếp đều đắp bằng đất, và tất cả mọi chuyện nấu nướng đều bằng chiếc chảo gang to đen ś.

    Nấu cơm xong, rỡ ra rá hoặc ra chiếc mâm bằng gỗ, rồi cũng chiếc chảo gang đó tiếp tục đun nước, nấu đồ ăn. Đồ ăn thường là canh muối nấu với đủ các loại rau hái ở ngoài vườn. Vật dụng duy nhất trong nhà mang dấu vết của “văn minh” là tờ lịch có h́nh Hoa Quốc Phong và bức tranh Mao Trạch Đông đang đứng dơ tay giữa Thiên An Môn.

    V́ thôn xóm lạc hậu như vậy, nên chuyến viếng thăm của chúng tôi quả là một sự kiện gây chấn động cả thôn xóm.

    Cả xóm lũ lượt đổ tới coi h́nh dáng “ngoại nhân” và những bộ quần áo lạ lẫm, mầu sắc sặc sỡ.

    Nhiều người, nhất là con nít, chỉ thích rụt rè đưa tay sờ mấy chiếc áo len rực rỡ h́nh ảnh và màu sắc của tụi tôi. Khi cô em của anh Thu giới thiệu người này sẽ đi Mỹ, người kia sẽ đi Úc,… mọi người đều trầm trồ ngưỡng mộ, xuưt xoa khao khát ước mơ.

    Lúc đó, trong con mắt của người dân Trung Hoa nói chung và dân làng ở đó nói riêng, các quốc gia tự do phương tây, nhất là nước Mỹ, Úc, giống như thiên đàng hạ giới, họ chỉ được nghe mà chưa được thấy.

    Em của anh Thu tên là Đông, một cái tên nghe thật héo hắt u buồn, đầy lạnh lẽo sầu khổ, giống như một tiền định cho cuộc đời của chị.

    Theo lời kể của anh Thu, chúng tôi được biết, tuổi của chị lúc đó chưa tới 50, nhưng nh́n chị già hơn tuổi. Nét mặt của chị lúc nào cũng đầy vẻ đăm chiêu, chịu đựng, cam phận. Riêng cặp mắt cuả chị th́ đẹp và buồn vô cùng.

    Cả cuộc đời của tôi, cho đến bây giờ khi viết những ḍng chữ này, tôi đă từng thấy không biết bao nhiêu nỗi sầu đau ẩn hiện trên ánh mắt của không biết bao nhiêu người, nhưng tôi chưa hề thấy cặp mắt người phụ nữ nào sũng buồn như mắt của chị.

    Kể từ ngày gặp chị cho đến nay đă ngót 30 năm, vậy mà bất cứ lúc nào, kể cả lúc tôi đang vui mừng hạnh phúc cùng người thân, hay say sưa bù khú bên ly rượu cùng bạn hữu,… hễ tôi bất chợt nhớ đến ánh mắt sũng buồn của chị, là tôi lại thấy ḷng ḿnh nao nao buồn và không nén được tiếng thở dài…

    Ngay buổi tối hôm đó, bên ánh lửa bập bùng, trong nước mắt và bằng giọng nghẹn ngào sụt sùi, chị ngồi kể lại cho chúng tôi nghe cuộc đời của chị, từ khi chị bị bắt vào năm chị mới 15, 16 tuổi, rồi bị bán sáng Trung Quốc làm vợ một người đàn ông Trung Hoa ở thôn quê vùng sơn cước này suốt hơn 30 năm.

    Hơn 30 năm đó, chị đă phải chịu đựng không biết bao nhiêu nỗi khổ đau, chị đă khóc không biết bao nhiêu nước mắt, trong nỗi cô đơn của một người con gái phải ly biệt quê hương, nhớ thương cha mẹ, anh chị em,… và phải sống giữa những người hoàn toàn xa lạ, bất đồng về ngôn ngữ, phong tục, tập quán…

    Suốt thời gian hơn 30 năm, chị được về thăm quê có một lần vào năm 1969. Nhưng lần đoàn tụ và hội ngộ đó cũng đầy đau khổ và nước mắt. Chị khóc khi thấy cha mẹ, anh chị em, quá túng thiếu, nghèo khổ.

    Chị ở Trung Quốc khổ v́ đói cơm, v́ nhớ nhung, nhưng cha mẹ anh chị em của chị ở Việt Nam th́ ngay cả những thứ ăn độn như khoai, sắn, rau, củ chuối… cũng không có mà ăn.

    Thiệt xa th́ đau ḷng v́ nhớ, đến khi gặp rồi th́ thêm xót xa đau đớn v́ thương. V́ vậy, khi chia tay về Trung Quốc, chị lại càng khóc thương, sầu khổ nhiều hơn mỗi khi nhớ đến người thân c̣n ở Việt Nam

  9. #209
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Cũng may, người chồng của chị rất thương yêu chị. Lớn hơn chị gần chục tuổi, nhưng ông có một thân h́nh cường tráng gân guốc, gương mặt quắc thước.

    Ông ngồi bên cạnh chị vững vàng như tảng đá tạc, im ĺm hút thuốc bằng chiếc ống vố dài gần nửa thước.

    Suốt từ đầu đến cuối chuyện, ông chỉ lim dim cặp mắt mà nói rất ít, nhưng bàn tay ông xiết chặt bàn tay của vợ đă biểu lộ ḷng yêu thương vợ tha thiết của ông.

    Điều kỳ diệu là tuy xa quê nhà từ năm 15, 16 tuổi, nhưng chị Đông nói và viết tiếng Việt rất giỏi.

    Không những vậy, chị c̣n dậy cho các con nói và viết tiếng Việt thông thạo. V́ vậy, chúng tôi rất ngạc nhiên khi thấy các cháu con của chị đem cho chúng tôi coi những tập vở trong đó chép toàn những bài ca dao và thơ của Nguyễn Bính.

    Chị Đông và các cháu không những thuộc ḷng những câu ca dao và thơ của Nguyễn Bính mà con biết hát quan họ bài “Trống Cơm” và bài “Người ở đừng về”.

    Th́ ra, sống xa tổ quốc suốt mấy chục năm trời, tấm ḷng thương quê nhớ nước của người thiếu phụ chỉ c̣n biết bấu víu vào những câu hát dân ca, những câu ca dao và những vần thơ của Nguyễn Bính, để duy tŕ ngôn ngữ Việt giữa một vùng thâm sơn cùng cốc của một đất nước mênh mông, dân cư đông đúc, có cả tỷ người nói tiếng Hoa.

    Nói ra thiệt xấu hổ, tất cả mấy anh em chúng tôi, sinh ra và lớn lên trên quê hương Việt Nam suốt cả đời người, vậy mà không một ai thuộc lời hay biết hát bất kỳ một bài hát quan họ nào cho trọn vẹn, ngoại trừ anh Thu nhớ bập bơm vài câu trong bài “Trống Cơm”. C̣n ca dao và thơ Nguyễn Bính th́ anh Tiến và tôi cũng nhớ được một ít, nhưng không thuộc ḷng từ đầu đến cuối như chị Đông.

    Chúng tôi cảm động nhất khi nghe mấy mẹ con hát quan họ bài “Người ở đừng về”. Nghe hát xúc động quá, chúng tôi lấy giấy bút ra chép rồi cũng nghêu ngao hát theo, vừa hát vừa rưng rưng lệ: “Người ơi người ở đừng về. Người về em vẫn khóc thầm. Đôi bên vạt áo ướt đầm như mưa”….

    Sau mấy ngày thăm viếng, cuối cùng chúng tôi phải từ giă mọi người, v́ cán bộ Ngô chỉ cho phép chúng tôi đi có một tuần lễ. Chị Đông và mấy người con, cháu năn nỉ xin đi theo chúng tôi lên phố để chụp một tấm h́nh lưu niệm.

    Đoạn đường chỉ ngắn ngủi có 10 cây số, nhưng là một kỷ niệm tuyệt vời… Sáng sớm hôm đó, chúng tôi đi trên những con đường quanh co của miền sơn cước, ẩn hiện giữa cả một biển sương mù, vừa đi vừa thấy thấp thoáng núi cao, rừng rậm, sông sâu, khiến tôi có cảm giác như được đi trên những con đường thỉnh kinh của thầy tṛ Tam Tạng, Tôn Ngộ Không trong Tây Du Kư.

    Trong cảnh sơn thuỷ hữu t́nh đó, chúng tôi cùng nhau hát vang bài quan họ “Người ở đừng về”: “Người ơi người ở đừng về. Người về em vẫn trông theo. Trông nước nước nước chảy, trông bèo bèo trôi”…

    Những câu hát đó măi măi ngân nga trong ḷng chúng tôi. Quả thật, chân bước đi rồi nhưng ḷng chúng tôi vẫn quay trở lại… với cảnh với người… Và bây giờ khi viết những ḍng chữ này, ḷng tôi vẫn bồi hồi khi nhớ lại những ngày tháng ấm cúng tuyệt vời, đầy t́nh nghĩa giữa những người xa quê hương, để rồi thấy thật thấm thía câu thơ, “Khi ta đến, đất là nơi ta ở. Khi ta đi, đất bỗng hóa tâm hồn”…

    Thị trấn Sàng Pú (?) là một thị trấn nhỏ, nghèo, dân cư thưa thớt. Cả thị trấn chỉ có một tiệm h́nh duy nhất, với chiếc máy h́nh cổ lỗ sĩ. Nhưng con và cháu của chị Đông đều rất hồi hộp v́ đây là lần đầu tiên họ được chụp h́nh.

    Sau khi chụp h́nh xong, chúng tôi mời chị Đông và mấy người con, cháu đi ăn ở tiệm ăn “tổng hợp”. Giống như hầu hết các tiệm ăn “tổng hợp” trong chế độ cộng sản, tiệm ăn ở Sàng Pú cũng nghèo nàn, bẩn thỉu và chỉ có hai món ăn là bánh bao và một loại phở. Nước uống chỉ có một loại nước chanh đường, không có đá.

    Chị Đông th́ không có xa lạ ǵ những món ăn trong tiệm, nhưng với mấy người con, người cháu cuả chị, th́ đây là lần đầu tiên họ được ăn phở



    C̣n tiếp...

  10. #210
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Sau khi ăn uống xong, chúng tôi mua ít bánh bao, khăn mặt, xà bông thơm làm quà, rồi bịn rịn chia tay chị Đông vào buổi trưa hôm đó tại bến xe Sàng Pú.

    Ngồi trên xe, chúng tôi với tay qua cửa sổ bắt tay nhau lần cuối. Ai cũng sụt sùi rưng rưng lệ….

    Khi xe vừa nổ máy, tôi thấy chị Đông và mấy người con, cháu đều ôm nhau khóc ngất.

    Chúng tôi cũng khóc… Xe chuyển bánh, ngoái nh́n lại phía sau, tôi thấy qua màn lệ, chị Đông và mấy người con, cháu, vừa ôm nhau khóc, vừa vẫy tay, vẫy tay…

    Rồi tất cả mờ dần, mờ dần, và khuất hẳn, để lại trong ḷng mỗi người chúng tôi nỗi bâng khuâng, buồn bă khôn tả… Trĩu nặng niềm tâm sự của ly biệt, tất cả chúng tôi ngồi trên xe không ai nói với ai một lời, trên suốt chặng đường trở lại Pḥng Thành

    ***
    Cuộc sống của chúng tôi ở Pḥng Thành thật êm đềm. Phong cảnh Pḥng Thành thơ mộng, sơn thuỷ hữu t́nh và người dân địa phương chất phác, tốt bụng, giầu ḷng thương người.

    Tuy vốn liếng tiếng Hoa của tôi thật ít ỏi, nhưng nhờ học thuộc ḷng một số câu, mồm miệng lại nhanh nhảu, nên được nhiều gia đ́nh người Hoa thương, giúp đỡ rất tận t́nh.

    Tôi c̣n nhớ một câu Quan thoại tôi thuộc ḷng thời gian đó, “Tráng lại ủa lỳ hối Trung Của, ủa x́ x́ hên chệt nỉ”, có nghĩa, “Tương lai tôi rời xa Trung Quốc nhưng tôi luôn luôn nhớ ông /bà /cô /bác /anh /chị…”.

    Mỗi khi tôi nói câu này, những người lớn tuổi hay đàn ông con trai th́ vỗ tay tán thưởng cười nói vui vẻ; c̣n phụ nữ, nhất là các cô gái người Hoa th́ đỏ mặt, ngượng ngùng, v́ họ coi chữ “luôn luôn nhớ” hàm ư yêu đương trai gái.

    Người dân Pḥng Thành sinh sống bằng đủ thứ nghề, nhưng nghề tạo cho tôi nhiều thương tâm nhất là nghề “tả sẹc” (đập đá). V́ chảy qua Pḥng Thành có một ḍng sông lớn, vào mùa nước cạn, hai bờ sông tràn ngập các loại sỏi đủ cỡ to nhỏ.

    Người dân ra sông gánh sỏi đem về chất đống trước nhà, rồi vợ chồng, con cái, bất cứ ai, hễ có th́ giờ là ra ngồi đập những viên đá sỏi vụn ra thành từng miếng nhỏ gọi là đá răm. Sau đó, những viên đá răm được đổ gọn thành từng thước khối, chờ người ở công xưởng lái xe đến đo mua, trả tiền, rồi chở đi.

    Kỹ thuật đập đá ở Pḥng Thành rất đơn giản và nguy hiểm. Nếu đá sỏi loại lớn, th́ người đàn ông trong gia đ́nh dùng những chiếc búa tạ đập ra thành những miếng nhỏ. Sau đó, ông bà già, phụ nữ, trẻ em trong gia đ́nh, dùng những chiếc búa nhỏ đập cho những miếng đá đó thành đá răm, để dùng trong các công tŕnh xây cất.


    C̣n tiếp...

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 16-05-2012, 04:42 PM
  2. Replies: 0
    Last Post: 04-04-2012, 06:55 AM
  3. Nữ cận vệ đồng trinh của Gaddafi
    By Vinh Phan in forum Thế Giới Đó Đây
    Replies: 0
    Last Post: 28-05-2011, 05:18 AM
  4. Một Chữ T́nh - Hồ Biểu Chánh
    By Camlydalat in forum Thơ Văn Sưu Tầm
    Replies: 0
    Last Post: 16-12-2010, 01:52 PM
  5. Replies: 0
    Last Post: 07-09-2010, 07:42 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •