Page 24 of 35 FirstFirst ... 1420212223242526272834 ... LastLast
Results 231 to 240 of 347

Thread: ĐIỆP VỤ: TÌNH YÊU KHÁC CHIẾN TUYẾN - MÁU - HẬN THÙ - NUỚC MẮT

  1. #231
    Member
    Join Date
    30-08-2010
    Posts
    3,022

    Chiến Dịch Hoàng Diệu















    Ðệ nhất Tiểu Đoàn Bộ Binh TQLC Hải Quân-QĐQGVN


    Trích nhật ký của Đệ nhất Tiểu đoàn Bộ Binh TQLC Hải quân: Tham dự Chiến Dịch Hoàng Diệu 1955

    "Tại Rừng Sát là khu vực hành quân luôn luôn ngập nước khi thủy triều lên, và có rất nhiều cá Sấu... Quân nhân thuộc Tiểu Đoàn 1 Đổ Bộ ở khu vực thường bị ngập nước đã phải cột võng vào 2 cây Đước.
    Riêng Đại Đội 3 hoạt động ở ven sông, luôn ngập nước nên thường nấu ăn, ăn và ngủ ở trên cây, nấu ăn thì dùng 2 nón sắt 1 cái làm bếp và 1 cái làm nồi, treo trên cành cây,dùng củi đước. Đại đội chỉ đi hoạt đông được khi nước rút xuống."


    **Tôi sẽ cố gắng kết thúc Chiến Dịch Hoàng Diệu ,Chiến Dịch Nguyễn Huệ, và Chiến Dịch Đinh Tiên Hoàng càng nhanh càng tốt để trở lại Điệp vụ : Người Con Gái Tây Đô Nữ Thiếu uý Thanh Hằng , và Thiếu uý N tấn công Mật Khu Đầm Dơi .

    Thật ra khi Viết Điệp Vụ này , Tôi muốn trình bày xuyên qua Điệp vụ nói về nền Đệ nhất cộng hoà, từ buổi bình minh khai sinh Việt nam Cộng Hoà, cho đến kết thúc Điệp vụ là Đảo chánh 1.11.1963 . Xuyên qua Mối tình lịch sử máu , hận thù nước mắt của Vị Trung tá phản tình báo QLVNCH và Nữ Thượng uý Điệp báo CS ,

    Các Anh Chị , và Các bạn có tư liệu thêm về nền Đệ nhất cộng hoà , sự hình thành các Binh chủng QLVNCH: Trên 300 ngàn Chiến binh đã Vị quốc vong thân ,và khoảng năm trăm ngàn thương binh trong cuộc chiến Quốc cộng 21 năm 1954-1975.

    QUÂN LỰC VIỆT NAM CỘNG HOÀ -NỀN ĐỆ NHẤT CỘNG HOÀ CẦN PHẢI TƯỞNG NHỚ VÀ VINH DANH
    Last edited by Nguyen Hung Kiet; 19-01-2011 at 03:48 PM.

  2. #232
    Member
    Join Date
    30-08-2010
    Posts
    3,022

    RUNG SAT SPECIAL ZONE (RSSZ)














    BẢN ĐỒ RỪNG SÁT -NƠI TÀN QUÂN BÌNH XUYÊN TỬ THỦ 1955 - VÀ MẬT KHU CỘNG SẢN SAU 1968


    Rung Sat Special Zone was an area of approximately 1256 square km of tidal swamp including over 4800 km of interlocking streams located approximately 36km south-southeast of Saigon. Its boundaries were Nhà Bè District and Nhơn Trạch District to the north, Long An Province and Go Cong Province to the west, Phước Tuy Province to the east and the South China Sea to the south


































































































    Last edited by Nguyen Hung Kiet; 20-01-2011 at 01:02 PM.

  3. #233
    Member
    Join Date
    30-08-2010
    Posts
    3,022






    ĐẠI TÁ ĐỖ CAO TRÍ 26 TUỔI :LIÊN ĐOÀN TRƯỞNG -LIÊN ĐOÀN NHẢY DÙ QUÂN ĐỘI QUỐC GIA VIỆT NAM






    TIỂU ĐOÀN ND Số 1 QĐQGVN




    TIỂU ĐOÀN ND Số 3 - QĐQGVN



    TIỂU ĐOÀN ND Số 5 -QĐQGVN



    TIỂU ĐOÀN ND Số 6 - QĐQGVN




    TIÊU ĐOÀN YỂM TRỢ ND QĐQGVN










































    BINH ĐOÀN THUỶ QUÂN LỤC CHIẾN -QUÂN ĐỘI QUỐC GIA VIỆT NAM










    TRUNG TÁ LÊ QUANG TRỌNG 1925-1965




    Ðệ nhất Tiểu Đoàn Bộ Binh TQLC Hải Quân-QĐQGVN













    Đại Úy Bùi Phó Chí Roger(1907-1987) Tiểu Đoàn Trưởng :Ðệ nhất Tiểu Đoàn Bộ Binh TQLC Hải Quân









    Bộ Tư lệnh Hành Quân Chiến Dịch Hoàng Diệu thiết lập tại Rạch Cát

    Tư lệnh Hành Quân Chiến Dịch Hoàng Diệu: Đại tá Dương Văn Minh

    Tư lệnh phó -Tham mưu trưởng chiến dịch: Đại tá Nguyễn Khánh (thăng Đại tá 9.1955)

    Tư lệnh Nhẩy Dù : Đại tá Đỗ Cao Trí

    Tư lệnh Thủy quân Lục chiến: Trung tá Lê Quang Trọng

    Tư lệnh Hải quân: Thiếu tá Lê Quang Mỹ

    Tư lệnh Không quân: Thiếu tá Trần Văn Hỗ

    Tham mưu trưởng không quân chiến thuật : Thiếu tá Nguyễn Cao (Thăng thiếu tá 9.1955 - Đại tá tham mưu trưởng Biệt bộ phủ TT 1961, bị giải ngũ sau 1963 )

    Chỉ huy phi đội quan sát :Trung úy Nguyễn Văn Trường


    Ngày 21 tháng 9 năm 1955 Chiến Dịch Hoàng Diệu khởi sự .

    Trước đó, vào tháng 8, trong những hành động gây hấn chống chính phủ,Quốc gia Việt Nam quân đội Bình Xuyên tấn công cả tàu thuyền qua lại trên sông Lòng Tàu. Trong một chuyến tập kích, 7 Chiến sĩ Hải quân Quân đội Quốc gia Việt Nam bị thương, 1 người Pháp tử thương trên Trục lôi hạm Chương Dương. Chiến hạm này đã bị tấn công bất ngờ trên đường đi thử máy đường trường, sau khi được đại kỳ tại hải quân công xưởng. Ngày 5 tháng 8 năm 1955, các quân vận đĩnh LCM Việt Nam bắt đầu hộ tống các tàu giang hành trên sông Lòng Tàu và sông Soài Rạp.

    Ngày 15 tháng 9, Hải quân Quốc gia Việt Nam đã bắt gặp tại khúc quanh Quatre Bras của sông Lòng Tàu 4 tiểu vận đĩnh LCVP của quân đội Bình Xuyên đang được dương vận hạm LST 106 của Pháp tiếp tế quân dụng. Hải quân Pháp giúp đỡ cho các Tiểu vận đĩnh Bình Xuyên chạy thoát.

    Lực lượng Hải quân Quân đội Quốc gia Việt Nam tham dự cuộc hành quân lúc ban đầu gồm có: Soái hạm HQ.01 Chi Lăng, một số giang pháo hạm và giang vận hạm, các Hải đoàn Xung Phong số 21, 6 Đại đội giang thuyền của Binh đoàn TQLC, , và và Đệ nhất Tiểu đoàn bộ binh TQLC/VN
    Nhiệm vụ trước tiên của Hải đoàn Xung phong và Thủy quân lục chiến là tuần soát và chiếm cứ những đồn cũ của Bình Xuyên trên sông Lòng Tàu, giải tỏa đoạn thủy lộ huyết mạch Vũng Tàu Nhà Bè, mở cho sự lưu thông của dân chúng và thương thuyền ra vào Sài Gòn.

    Đại tá Dương Văn Minh cũng có khi đặt Bộ Tư lệnh Lưu động của ông trên Soái hạm Chi Lăng HQ.01 . Từ đó, tư lệnh chiến dịch chỉ huy các cuộc tiến quân của bộ binh và điều khiển các cuộc tác xạ đồng loạt bằng pháo binh vào các cứ điểm của Bình Xuyên. Khi thủy triều dâng cao, nước tràn ngập các hầm trú ẩn, Quân đội Bình Xuyên phải leo lên cây ẩn núp và trở thành mục tiêu cho pháo binh và hải pháo tác xạ bằng đạn nổ chụp .

    "

    Một ngày đẹp trời Tuấn từ miền Trung vô Sài Gòn, chiến dịch Hoàng Diệu đang ở cao điểm. Một số Bác Sĩ Thanh Thương Hội được mời đi tham quan, Tuấn ra nhập ngay phái đòan. Xuống tầu chỉ huy là một thủy đĩnh (LCM de commandemant), Bộ Chỉ Huy có mặt gồm có Đại Tá Dương Văn Minh, tư lệnh, Thiếu Tá Lê Quang Mỹ, Chỉ Huy Trưởng Hải Quân, về sau được bổ nhiệm Tư Lệnh Hải Quân Việt Nam đầu tiên, Thiếu Tá Nguyễn Cao, tham mưu Trưởng Không Quân, ....và một số Sĩ Quan Hải Quân Việt.
    Chiếc tầu chỉ huy đi giữa giòng sông, hai bên bờ nhiều chiếc tầu đổ bộ nhỏ và giang đĩnh của Hải Quân đang yểm trợ bộ binh truy nã tàn Quân Bình Xuyên, tiếng súng nhỏ vẫn nổ lác đác vọng lại từ Rừng Sát. Rừng Sát là an toàn khu, là hậu cứ khi cần phải rút về để bảo toàn lực lượng của Bình Xuyên. Rừng Sát ở miền Nam bao trùm một diện tích rộng từ vùng Đồng Nai gần Vũng Tầu chạy dài đến Cà Mâu, sang tận Vịnh Thái Lan, chiếm một diện tích lên tới 329.000 Ha. Các cây rừng chính gồm Tràm, Vẹt, Bi Rai và Dương Xỉ. Cây rừng một nửa nằm dưới đất, một nửa nằm trong nước mặn. Rừng Sát là nơi sản suất và cung cấp cho miền Nam nhiều than củi.
    Trên tầu Chỉ Huy, một chiếc bàn lớn có trải bản đồ để giữa, các vị sĩ quan bàn luận sôi nổi, thỉnh thoảng chiếc giang đĩnh ghé, vài sĩ quan Hải Quân lên xuống báo cáo. . Mặc dầu tầu chạy trên sông mà ai cũng cảm thấy như mình đang ở ngoài biển cả. Lòng sông rộng, hai bên bờ là những cây Tràm trơ trụi trên sóng nước tạo cho người nhìn ảo ảnh mênh mông.
    Một ngày theo chiến Dịch Hoàng Diệu đáng ghi nhớ "


    Quân Đội Bình Xuyên :lúc này Lực lượng Bình xuyên tại Rừng Sát lên đến 1,500 quân !

    Ngày 2.5 .1955 lúc Hải quân Pháp giúp triệt thoái ra khỏi Sài gòn chì khoảng 300 tàn quân ( trong đó 200 Công an Xung Phong ) điều này chứng tỏ Lực Lượng Tướng Năm Lữa và Ba Cụt tại miền Tây đã tăng viện .

    Lúc này Tướng Năm Lửa Trần Văn Soái , có trên 8 ngàn quân , Trung tá Ba Cụt Lê Quang Vinh trên 3 ngàn quân ! Lực lượng Hải quân Pháp đã vận chuyển quân tăng viện .Tướng Năm Lữa và Ba Cụt tăng viện vì họ hiểu rằng nếu Bình Xuyên bị diệt , thì kế đến là số phận của họ !

    "Tướng Bẩy Viễn đã cung cấp cho Quốc trưởng Bảo Đại khoảng 1 triệu đồng bạc Đông Dương (12 Triệu Pháp quan ) hàng năm. Lợi tức hàng tháng do tổ chức cờ bạc, đĩ điếm và nguồn lợi về thuốc phiện từ Lào về qua tay của Bình Xuyên trước khi đi Hoa Nam, Á Châu, Âu Châu lên tới 200 triệu đồng. ( Tôi và Tổng Thống Ngô Đình Diệm : Hồi ký cuả Trung tướng không quân Edward Geary Lansdale (February 6, 1908–February 23, 1987) was a United States Air Force officer who served in the Office of Strategic Services and the Central Intelligence Agency.. 1955-1958 Đại tá Lansdale là cố vấn của Tổng thống Ngô Đình Diệm).

    Thật ra nguồn thuốc phiện này là do Uỷ ban Kinh Tài của Đảng Lao Động Việt Nam Cung cấp (danh xưng của Đảng CS Việt Nam lúc này ).

    Uỷ ban kinh tài thuốc phiện của Đảng CS VN thành lập năm 1948 , giải thể 1978 tồn tại 30 năm dưới sự chỉ huy của Hoàng Quốc Việt , tên thật Hạ Bá Cang : Uỷ viên Trung ưởng Đảng, Viện trưởng Viện kiểm soát nhân tối cao , là người thân tín của Lê Duẫn -Lê Đức Thọ sau này, chính Ông ra tay hạ sát Đại tướng
    QĐND-VN Nguyễn Chí Thanh 4.7.1967 tại Trung ương cục R ( Cao Nguyên Dậy Lửa tôi đã có đề cập )





    TƯỚNG QUÂN EWARD LANSDALE (1908-1987 ) - ĐẠI TÁ KHÔNG QUÂN -CỐ VẤN TỔNG THỐNG NGÔ ĐÌNH DIỆM 1955-1958 .

    ( HÌNH CHỤP 1959 CHUẨN TƯỚNG - 1963 THIẾU TƯỚNG-GIẢI NGŨ CẤP BẬC TRUNG TƯỚNG)




    HẠ BÁ CANG -HOÀNG QUỐC VIỆT 1905-1992

    Ông sinh ngày 28 tháng 5 năm 1905, tại Đáp Cầu, huyện Võ Giàng, tỉnh Bắc Ninh- mất ngày 25 tháng 12 năm 1992, an táng tại nghĩa trang Mai Dịch, thành phố Hà Nội. ( Nghĩa trang dành cho Cán bộ CS cao cấp có công với Cách mạng !)


    Chủ tịch Tổng Công đoàn Việt Nam, Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bí thư Xứ ủy Bắc Kỳ.

    Tại Đại hội II Đảng Cộng sản Việt Nam (1951), Hoàng Quốc Việt lại được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương Đảng và Bộ Chính trị, Trưởng ban Dân vận-Mặt trận, và giữ cương vị Chủ tịch Tổng Công đoàn Việt Nam.

    Năm 1960, ông trở thành Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao, tham gia Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội trưởng Hội Hữu nghị Việt - Trung. Tháng 12 năm 1976, trong Đại hội IV Đảng Cộng sản Việt Nam, ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương. Ông tiếp tục giữ nhiều chức vụ: Chủ tịch Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (1977), Chủ tịch danh dự Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (1983), Đại biểu Quốc hội từ khóa V-VIII.

    Ông mất ngày 25 tháng 12 năm 1992, an táng tại nghĩa trang Mai Dịch, thành phố Hà Nội.
    Last edited by Nguyen Hung Kiet; 21-01-2011 at 03:36 AM.

  4. #234
    Member
    Join Date
    30-08-2010
    Posts
    3,022

    Chiến dịch Hoàng Diệu









    Chiến dịch Hoàng Diệu khởi sự vào ngày 21/09/1955 và chấm dứt vào ngày 24/10/1955. Đại tá Dương Văn Minh được đề cử làm tư lệnh chiến dịch.


    Chiến dịch Hoàng Diệu diệt Bình Xuyên tại Rừng Sát 1955 .

    Ngày 21-9-1955, Chiến dịch Hoàng Diệu được khai diễn với Lực Lượng Liên Quân do Đại tá Dương Văn Minh , Tổng trấn Sài Gòn-Chợ Lớn, Tổng chỉ huy. Chỉ huy phó Chiến dịch là Trung tá-Đại tá Nguyễn Khánh. Bộ chỉ huy chiến dịch đóng ở Rạch Cát. Nhiệm vụ chính của chiến dịch :

    Tiêu diệt hoàn toàn tàn quân của Bình Xuyên, bằng các cuộc tấn công chiếm đóng các căn cứ và hủy diệt các cơ sở, kho tàng dự trữ của Bình Xuyên.

    Giải tỏa con sông từ Nhà Bè đến Vũng Tàu để cho sự lưu thông của dân chúng và của các tàu buôn được dễ dàng.

    Để tiêu diệt tàn quân Bình Xuyên đóng trong các vùng rừng rậm và lầy lội ở Rừng Sát, trước hết Bộ chỉ huy chiến dịch Hoàng Diệu đã cho phong tỏa toàn thể khu rừng bằng một vòng đai với các cánh quân của Phân khu Miền Đông:
    -Một cánh quân gồm 2 tiểu đoàn của Liên đoàn Biên Hòa, 1 chi đội chiến xa hạng nhẹ tăng cường án ngữ phiá Tây Bắc Rừng Sát ( Thiết giáp Quân Đội Quốc gia Việt Nam , đa số xe bọc sắt có bánh xe cao su, chỉ có rất ít chiến xa M.24 )

    -Một cánh quân thứ 2 gồm 2 tiểu đoàn của Liên đoàn Bà Rịa, 1 chi đội thiết giáp hạng nhẹ tăng cường án ngữ phiá Đông khu rừng.

    -Một đơn vị địa phương thuộc Phân khu Mỹ Tho cũng được điều động đến, phối hợp án ngữ phiá Tây Rừng Sát.

    Trên sông, có hai hải đoàn xung phong và lực lượng Thủy quân Lục chiến tuần soát và chiếm cứ những đồn cũ của Bình Xuyên trên sông Lòng Tảo.

    Lực lượng xung kích tiến sâu vào trung tâm căn cứ địa của Bình Xuyên gồm có:

    - 3 tiểu đoàn của Liên đoàn Nhảy Dù do Thiếu tá Nguyễn Chánh Thi, chỉ huy phó Liên đoàn Nhảy Dù, chỉ huy.

    -Trung đoàn Bộ binh 154 với 2 tiểu đoàn cơ hữu và 2 tiểu đoàn tăng phái do Thiếu tá Đỗ Hữu Độ, Trung đoàn trưởng Trung đoàn 154, chỉ huy.

    -Tiểu đoàn 3 Pháo binh tăng cường 2 đơn vị pháo binh vị trí, và 1 pháo đội của Tiểu đoàn 34 Pháo binh, do Thiếu tá Nguyễn Xuân Thịnh, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 3 Pháo binh, chỉ huy.

    -Một đại đội xuồng M2 công binh dùng làm phương tiện tiếp tế, liên lạc và tải nước ngọt.
    Về không yểm, Bộ chỉ huy Chiến dịch Hoàng Diệu được sử dụng 4 phi cơ quan sát.

    * Cuộc đổ bộ của các đơn vị xung kích

    Sau khi các đơn vị án ngữ thiết lập xong vòng đai bao vây, lực lượng xung kích được tàu Hải quân chở đến các vị trí đã định để đổ bộ vào vùng đất địch quân.

    Các cuộc đổ quân vào Rừng Sát diễn ra trong 2 ngày 23 và 24 tháng 9, diễn ra an toàn, không có các cuộc đụng độ lớn.

    Các cánh quân của Liên đoàn Nhảy Dù đổ bộ xuống miền sông Lòng Tảo và sông Đồng Tranh.

    Các cánh quân của Trung đoàn 154 bộ binh đổ bộ xuống miền sông Vàm Sắt. Trong giai đoạn đầu, các cuộc hành quân diễn ra ở phiá Tây Rừng Sát.

    Các đơn vị đổ bộ men theo các cánh cửa sông tiến vào. Sự di chuyển rất khó khăn, tốc độ di chuyển của các chiến binh không quá 500 mét mỗi giờ vì bị sình lún quá đầu gối. Các cánh quân đi sâu vào khoảng từ 1 đến 2 km rồi tìm chỗ cao đóng quân và kiểm soát các cửa sông lạch.

    Theo lệnh của Bộ chỉ huy chiến dịch, các cánh quân phải phong tỏa các cửa sông lạch. Hàng ngày các cánh quân tuần tiểu sâu vào bên trong để nghe ngóng, đặt các vọng kiểm soát ở cửa sông để ngăn chận không cho bất cứ một thuyền bè nào ở bên ngoài được đi vào bên trong, đồng thời khám xét kỹ những thuyền bè từ trong Rừng Sát đi ra.

    Phần lớn các thuyền bé đi lại trong khu vực này là của dân chúng đi đốn củi đước đem về làm than. Bình Xuyên lợi dụng sự đi lại của các thuyền bè từ trong Rừng Sát đi ra.

    Chiến thuật mà Bộ chỉ huy chiến dịch Hoàng Diệu áp dụng trong cuộc hành quân tại Rừng Sát là bao vây và sử dụng Pháo binh ngày đêm bắn vào các cửa sông, các ngả ba sông rạch có thủy lộ tốt. Trung bình mỗi ngày đêm các đơn vị Pháo binh bắn khoảng 700 quả đạn, phần nhiều là loại đạn nổ cao. Các phi cơ quan sát thường xuyên trên trời và hướng dẫn cho Pháo binh bắn vào những tàu bè của Bình Xuyên xuất hiện trong khu vực Rừng Sát. Nhiều tàu của Bình Xuyên đã bị bắn chìm bởi hỏa lực vòng cầu của Pháo binh.

    ( Trích Quân Sử Việt Nam Cộng Hoà của Đại tá Phạm Văn Sơn : Trưởng khối Quân Sử Bộ Tổng tham mưu QLVNCH .Trưởng phòng 5 BTTM -QLVNCH- Đại tá Sơn đã bỏ mình trong trại cải tạo Hoàng Liên Sơn năm 1978)

    Ngày 27 tháng 9, trận chiến xảy ra ở Rạch Lá, quân Bình Xuyên dùng súng SKZ bắn vào các tàu Hải Quân, một tàu trúng đạn bị chìm. Sau đó, một Đại Đội Thủy Quân Lục Chiến của Đệ nhất Tiểu đoàn Bộ binh TQLC/VN đổ bộ vào chính nơi phát ra tiếng súng, và đã tiêu diệt trọn một trung đội Bình Xuyên.

    Hải Quân cũng đã yểm trợ về giang vận cho các đơn vị Pháo Binh. Một pháo đội 105 ly được tàu LCM di chuyển tới gò An Thịt, một gò cao ráo giữa khu Rừng Sát sình lầy. Pháo đội này thiết lập vị trí Pháo Binh tại gò và từ đó tác xạ khắp cả khu Rừng Sát.


    Căn cứ hỏa lực tại An Thịt :

    "Chiến thuật mà Bộ chỉ huy chiến dịch Hoàng Diệu áp dụng trong cuộc hành quân tại Rừng Sát là bao vây và sử dụng Pháo binh ngày đêm bắn vào các cửa sông, các ngả ba sông rạch có thủy lộ tốt. Trung bình mỗi ngày đêm các đơn vị Pháo binh bắn khoảng 700 quả đạn, phần nhiều là loại đạn nổ cao. Các phi cơ quan sát thường xuyên trên trời và hướng dẫn cho Pháo binh bắn vào những tàu bè của Bình Xuyên xuất hiện trong khu vực Rừng Sát. Nhiều tàu của Bình Xuyên đã bị bắn chìm bởi hỏa lực vòng cầu của Pháo binh".
    Lực lượng hành quân còn tạo được 1 ưu thế chiến thuật khác sử dụng gò An Thịt làm cứ điểm hỏa lực pháo binh. An Thịt là 1 lò cao ráo ở giưã khu Rừng Sát mênh mông sình lầy. Một pháo đội 105 ly được tàu LCM di chuyển tới cứ điểm này, và từ đó, các khẩu đội có thể tác xạ khắp cả khu Rừng Sát. Các đợt hỏa pháo từ căn cứ này đã khiến cho các đơn vị Bình Xuyên tại Rừng Sát không còn nơi an toàn nào nữa.

    *Cuộc phong tỏa trong giai đoạn 1

    Cuộc phong tỏa tiến hành được 1 tuần thì các đơn vị Bình Xuyên lần lần ra đầu hàng. Đơn vị ra đầu hàng đầu tiên đồn đóng quân sâu trong cửa sông Vàm cỏ khoảng 2 km.
    Những tay súng Bình Xuyên quy thuận kể lại rằng từ khi rút về Rừng Sát, họ sống thiếu thốn và xa gia đình nên đều chán nản. Các cấp chỉ huy nghi kỵ lẫn nhau, và chỉ những phần tử hung bạo mới còn ý nghĩ chiến đấu.
    Cũng theo những người này cho biết: tại Rừng Sát,Tướng Bảy Viễn-Trung tá Bảy Môn tổ chức lại lực lượng Bình Xuyên thành 4 tiểu đoàn chiến đấu mang số từ 1 đến 4 với quân số khoảng 1,200 người, 2 đại đội biệt lập và 2 đại đội bảo vệ Bộ chỉ huy khoảng 250 người. Bảy Viễn thường ở trên 1 chiếc tàu ( Cyprès). Những người này còn cho biết khi rút về Rừng Sát, quân Bình Xuyên không thể ở sâu vào bên trong rừng vì vướng sình lầy, không tiện cho việc tiếp tế và phải ở gần sông để dễ quan sát. Các vị trí của Bình Xuyên làm khuất vào bên trong các cửa sông, cửa lạch khoảng từ 10 đến 50 mét dưới các lùm cây. Họ phải ở trên các sàn nhà làm rất mỏng manh để tránh mưa nắng, nước sông và ẩm thấp. Bởi vậy các điểm tác xạ của Pháo binh vào các cửa sông, cửa lạch, dọc theo kinh rạch và ở những ngã ba, ngã tư sông đã rất trúng đích. Vì vậy quân Bình Xuyên mất hết tinh thần, phải ra đầu hàng một cách nhanh chóng.

    Theo ghi nhận của các quân sử gia trình bày trong cuốn Quân sử 4 QL.VNCH, thì tại Rừng Sát, không riêng gì quân Bình Xuyên phải gian khổ, mà các chiến binh Quân đội Quốc gia VN tham dự cuộc hành quân cũng vậy. Binh sĩ hành quân không thể ở mãi dưới sình, muốn nghỉ ngơi, phải chịu vất vả làm các sàn trên cành cây để ở. Đó là chưa nói đến muỗi rừng, tình trạng thiếu nước uống mỗi ngày tại Rừng Sát và phải chịu hai chiều nước lên xuống. Nước lên nhanh và xuống cũng rất nhanh. Khi nước lên chỉ vài giờ sau, nếu binh sĩ không kịp trèo lên cây họ sẽ bị ngập tới đầu, nếu không kịp chuẩn bị các bữa ăn trước thì sẽ bị đói. Chỉ vài giờ sau, các bãi sình đã hết nước, các binh sĩ có thể đi tát, xúc ở những rạch nhỏ để bắt tôm cá một cách dễ dàng.Sự khó khăn khi đóng quân ở Rừng Sát là vậy, cho nên không có một cuộc đụng độ nào lớn xảy ra giưã các đơn vị bộ chiến của hai bên. Các cuộc di chuyển xa phải dùng đến thuyền, tàu chứ không đi bộ được. Như vậy, sống an toàn tại Rừng Sát chỉ thích hợp cho các đơn vị nhỏ, đằng này Bình Xuyên mang cả những đơn vị lớn, cồng kềnh xuống Rừng Sát khiến cho việc hỏa thực và tiếp tế nước ngọt trở nên khó khăn. Không những vậy quân Bình Xuyên còn bị cô lập vì đóng quân trên một địa thế hoàn toàn nước, sình và rừng thì khó có thể có tinh thần để chiến đấu.

    * Giai đoạn 2 của chiến dịch Hoàng Diệu

    Ngày 7-10-1955, các đơn vị của Liên đoàn Nhảy Dù và Trung đoàn 154 Bộ binh được rút ra khỏi phần phía Tây Rưng sát. Khu vực này được xem như bình định xong. Các cánh quân đã chuyển sang các mục tiêu phiá Đông Rừng Sát để mở các cuộc hành quân lục soát. Trong giai đọan này, các đơn vị Nhảy Dù án ngữ và hành quân tại vùng núi Thị Vãi, Trung đoàn 154 với hai tiểu đoàn 22 và 58 được tàu Hải quân chở đến cửa Cần Giờ rồi từ đây tiến ngược theo sông Ngã Bảy lên phía Bắc để mở các cuộc hành quân lục soát hai bên.
    Khi các cuộc hành quân thuộc giai đoạn 2 được mở thì lực lượng Bình Xuyên đã tan rã. Đa số quy thuận, một số nhỏ bị bắt. Các cuộc hành quân lục soát thuộc giai đoạn này đã triệt hạ toàn bộ hệ thống phòng thủ của quân Bình Xuyên tại Rừng Sát, các tàn binh cuối cùng của Bình Xuyên cũng bị bắt hết. Tuy nhiên, Bảy Viễn cùng một số cộng sự viên thân tín như Lai Hữu Tài, Lai Văn Sang,Trung tá Bảy Môn,Trung tá Tư Hiễn cùng con trai là Thiếu tá Lê Paul đã mạo hiểm thoát ra khỏi Rừng Sát, tới quốc lộ 15, mượn xe chạy thoát ra Vũng Tàu, nơi có đông quân Pháp trú đóng để chờ tàu chở về Pháp.

    Bảy Viễn và Lai Hữu Tài đã trốn thoát vô sự. Lai Văn Sang bị 1 tiểu đội tuần tiểu của Tiểu đoàn 520 phát giác ở gần đồn ông Trịnh. Tuy nhiên, Lai Văn Sang đã quăng lại chiếc cặp da để thoát hiểm. Sang ăn mặc thường dân nên khi toán tuần tra xem cặp mới biết chủ nhân là Lai Văn Sang. Lê Paul không chạy thoát theo cha được, bị bắt ở khu rừng Hát Dịch trong khi đang lẩn trốn. Còn trung tá Bình Xuyên Tư Hiển thì bị bắt vào ngày 24-10-1955.

    Trung tá Bảy Môn dẫn toán quân nhỏ khoảng một trung đội xuôi xuống miền Đông Nam Bộ lẫn trốn.

    Về trường hợp Thiếu tá Lê Paul, con trai của Tướng Bảy Viễn đã bị bắt trong trường hợp như sau: Lê Paul trốn ở khu rừng Hát Dịch, sau đó có 1 sĩ quan Bình Xuyên bị Quân đội Quốc gia bắt, đã khai báo nơi ẩn nấp của Lê Paul. Bộ chỉ huy Phân khu miền Đông liền điều động một tiểu đoàn vào sâu trong khu rừng này lùng bắt, đồng thời cho 1 đơn vị khác bao vây vòng ngoài. Khi Lê Paul vưà định vượt 1 con đường mòn để lên Hát Dịch thì bị 1 đại đội do Trung úy Đèo Văn Thống chỉ huy, bắt được. Thật sự, Lê Paul định trốn quanh quẩn ở cạnh Quốc lộ 15 để tìm cơ hội quá giang xe đò ra Vũng Tàu.


    *Kết thúc chiến dịch Hoàng Diệu

    Ngày 24 tháng 10/1955, chiến dịch Hoàng Diệu kết thúc với kết quả được tổng kết như sau:


    1,Tổn thất của Bình Xuyên:

    -20 chết
    -221 bị bắt
    -1,119 quy thuận
    - Vũ khí:11 súng SKZ, 6 súng cối 81 ly, 10 súng cối 60 ly, 14 bazooka, 4 đại bác 20 ly, 35 đại liên, 110 trung liên, 343 tiểu liên, 1,046 súng trường, 4 súng phóng lựu và 33 súng lục.
    -30 vưà ghe, vưà tàu
    - 1 đài phát thanh.

    2,Tổn thất của Quân đội Quốc gia:

    -10 chết
    -59 bị thương
    -1 tàu bị bắn chìm, 4 tàu bị hư hại


    ( Theo tài liệu của Khối Quân sử/ Phòng 5/Bộ Tổng tham mưu QL.VNCH , tham khảo tài liệu của Học giả Vương Hồng Anh , và Quân sử Lục quân Hoa Kỳ )














    ĐẠI PHÁO M101A1 105 LY -105mm Light Howitzer QUÂN ĐỘI QUỐC GIA VIỆT NAM


    Thời điểm chiến dịch Hoàng Diệu 1955.QUÂN ĐỘI QUỐC GIA VIỆT NAM chỉ có 3-4 Tiểu đoàn Pháo binh

    Tiểu đoàn 3 Pháo Binh tham dự chiến dịch Hoàng Diệu.

    Thiếu tá Nguyễn Xuân Thịnh Tiểu đoàn trưởng, sau này Thiếu Tướng Chỉ huy trưởng pháo binh QLVNCH


    **Năm 1953, Quân đội Quốc gia có 148.000 người, gồm 95.000 quân chính qui và 53.000 Bảo an Địa phương. Các đơn vị gồm có:

    59 tiểu đoàn Bộ binh
    2 tiểu đoàn Nhảy dù
    2 tiểu đoàn Ngự lâm quân
    8 tiểu đoàn Sơn cước

    Về cơ giới có:

    6 chi đoàn thám thính xa
    1 tiểu đoàn pháo binh và 8 pháo đội biệt lập
    6 đại đội vận tải
    6 đại đội truyền tin
    2 Giang đoàn Tuần giang
    Last edited by Nguyen Hung Kiet; 22-01-2011 at 05:34 AM.

  5. #235
    Member
    Join Date
    30-08-2010
    Posts
    3,022

    QUÂN SƯ BẤT ĐẮC DĨ HỖ HỮU TƯỜNG - BÍ ẨN KHO TÀNG BÌNH XUYÊN

    QUÂN SƯ BẤT ĐẮC DĨ HỖ HỮU TƯỜNG ! - BÍ ẨN KHO TÀNG BÌNH XUYÊN !





    VÀNG 24



    TINH THỂ VÀNG






    KIM CƯƠNG -HỘT XOÀN






    ĐỒNG BẠC MỆNH GIÁ 100 ĐỒNG ĐÔNG DƯƠNG =1200 FRANC (MỘT NGÀN 2 TRĂM PHÁP KIM ) 1955

    MẶT TRƯỚC :3 CÔ GÁI VIỆT MIÊN LÀO

    1 ĐỒNG ĐÔNG DƯƠNG =12-- 17 franc.

    1948 giá chính thức 1 ĐỒNG ĐÔNG DƯƠNG = 17 FRANC (PHÁP KIM)





    GIANG ĐOÀN XUNG PHONG 21 - VÀ LỰC LƯỢNG THUỶ QUÂN LỤC CHIẾN - NHẨY DÙ QUÂN ĐỘI QUỐC GIA VIỆT NAM TRUY TÌM KHO TÀNG BÌNH XUYÊN ; TÌM THẤY MỘT PHẦN KHO TÀNG : 20 KG VÀNG ?, KHOẢNG 20 TRIỆU TIỀN ĐÔNG DƯƠNG ?.



    I -QUÂN SƯ BẤT ĐẮC DĨ TIỂU THUYẾT GIA HỖ HỮU TƯỜNG :


    Trước ngày Triệt thoái :2.5 .1955 .

    Bộ Chỉ huy Bình Xuyên :

    Tướng Bảy Viễn - Đại tá Thái Hoàng Minh Tham mưu trưởng , Trung tá Bảy Môn , Trung tá Tư Hiển , Thiếu tá Lê Paul ( con trai Tướng Bảy Viễn ), Anh em Lại Văn Sang , Lại Văn Tài . Quân sư Hồ Hữu Tường.

    Đại tá Thái Hoàng Minh , Ông muốn qui thuận chính phủ quốc gia , sát nhập Quân Bình Xuyên vào Quân đội Quốc Gia Việt Nam, ngay từ tháng 4.1955. Nhưng vấp phải sự phản đối kịch liệt ,của Tướng Bảy Viễn , và Trung tá Bảy Môn. Tướng Bảy Viễn hạ lệnh : Trung tá Bảy Môn , Thiếu tá Lê Paul thảm sát Đại tá Thái Hoàng Minh.
    Trung tá Bảy Môn trở thành Tham mưu trưởng Quân Bình Xuyên khi triệt thoái .


    Về Rừng Sát sau cái Chết Tướng Trịnh Minh Thế , lợi dụng một số tín hữu Cao Đài bất mãn , Tướng Bảy Viễn với sự trợ giúp của Pháp đã mời Tướng Cao Đài Nguyễn Văn Thành làm Cố vấn quân sự cho mình !

    Quân đội Cao Đài có 3 Tướng Lãnh : Trung tướng Nguyễn Văn Thành , Thiếu tướng Trịnh Minh Thế , Thiếu tướng Nguyễn Thành Phương Tư lệnh 15 ngàn quân tại Tây Ninh.

    Tướng Nguyễn Văn Thành là Tướng đầu tiên của Cao Đài, lúc này Ông đã lớn tuổi , vì thế từ 1954 Chỉ huy Quân Cao Đài là Tướng Thế và Tướng Phương . Trước đây Pháp yêu cầu Quốc Trưởng Bảo Đại phong Tướng Nguyễn Văn Thành là Trung tướng 3 sao Quân đội Quốc gia Việt Nam , cùng cấp với Trung tướng Nguyễn Văn Hinh Tổng tham mưu trưởng .Trung tướng Tổng Tư lệnh Quân đội Cao Đài để lôi kéo Tôn giáo Cao Đài .Vi thế Tướng Thành có cảm tình với Pháp . Nay Tướng Thế đã chết , nên Tướng Nguyễn Văn Thành chấp nhận ra Rừng Sát làm Cố Vấn Quân sự cho Tướng Bảy Viễn , Tướng Thành cùng đi với người bạn là Ông Trần Văn Ân .

    Vì vậy tại Rừng Sát ,Tướng Bảy Viễn có 3 Quân Sư : Trung tướng Nguyễn Văn Thành ,Nhà Văn Hồ Hữu Tường , và Nhân Sĩ Trần Văn Ân.


    Vào cuối Giai đoạn 1 của Chiến dịch Hoàng Diệu 7.10.1955 , khi biết khó cố thủ,Tướng Bảy Viễn cử 1 phái đoàn gồm 3 Quân Sư : Hồ Hữu Tường, Tướng Nguyễn Văn Thành và Trần Văn Ân ra thương thuyết.

    Đại tá Dương Văn Minh, Chỉ huy trưởng chiến dịch Hoàng Diệu, đã được chỉ thị của Tổng thống Lâm thời Ngô Đình Diệm, không chấp nhận, buộc đối phương đầu hàng vô điều kiện. Cuộc thương thuyết bất thành, Tướng Nguyễn Văn Thành và ông Trần Văn Ân xin hồi chánh. Riêng ông Hồ Hữu Tường, một mình trở lại Rừng Sát ,để tường trình cho Tướng Bảy Viễn, cuộc thương thuyết đã thất bại !


    Theo một tài liệu của Học giả Vương Hồng Anh :Quân sư Tiểu thuyết gia Hồ Hữu Tường bị Quân đội Quốc gia Việt Nam bắt vào ngày 24.10.1955 cùng với Ông Trịnh Khánh Vàng , Nguyễn Hữu Thuần : Bộ tham mưu Quân Bình Xuyên .

    Một tài liệu khác thì cho rằng ông trốn về Vũng Tàu , sau đó lưu vong qua Pháp .

    Và hiện tại tôi cũng chưa có tài liệu thứ ba để khẳng định 2 tài liệu trên là đúng hay sai.

    Chỉ biết rằng Văn Học Việt Nam vắng bóng Nhà Văn Hồ Hữu Tường, một Nhà văn viết truyện tình cảm về người Nam Bộ : Văn phong Tình cảm nhẹ nhàng .

    Các Anh Chị trên Diễn đàn có biết tác phẩm nào của Nhà Văn Hồ Hữu Tường xuất bản sau 1955 không ?

    Nếu có thì có lẽ Học giả Vương Hồng Anh nói đúng .



    II- BÍ ẨN KHO TÀNG CHÂU BÁU BÌNH XUYÊN

    Nói đến kho tàng Châu báu khổng lồ Bình xuyên , là nói đến 2 nhân vật : Trung Bảy Môn -Võ Văn Môn : Tham mưu trưởng Bình Xuyên và Đại tướng Big Minh.

    Nhưng có một điều lạ ở đây , sách báo đệ nhị cộng hoà , và ngày nay tại hải ngoại chỉ nói đến Tướng Big Minh , mà không một dòng đề cập đến Trung tá Bảy Môn, hay vì Ông ta là Đại tá CS , mà không muốn đề cập !

    Về phía buộc tội Tướng Big Minh biển thủ tài sản : đầu tiên năm 1971 , khi Tướng Big Minh định ra ứng cử TT .

    Thượng nghị sĩ Luật sư Nguyễn Văn Chức ( đang sống tại Texas) trên báo Hoà Bình do Linh mục Trần Du chủ trương, tác giả VIP KK Luật sư Nguyễn Văn Chức viết về tin đồn này..



    Luật Sư Lâm Lễ Trinh nguyên Bộ trưởng Nội vụ thời Đệ nhất cộng hoà (1956-1960), Đại sứ VNCH 1960-1964 cũng đề cấp đến chuyện này :

    "...Với tư cách Bộ Trưởng Nội Vụ, tác giả bài này được chỉ thị đích thân điều tra mật về trường hợp tẩu tán kho vàng Bảy Viễn chứa trong một thùng kẽm lớn, theo phúc trình của Đại Tá Nguyễn Văn Y, Tỉnh Trưởng Chợ Lớn, Phụ Tá Hành Quân cho Ông Minh trong cuộc tảo thanh Rừng Sát. Người viết có mời Tướng Minh đến để giải thích. Vì lý do chính trị, hồ sơ tạm xếp."

    Mới đây Hồi ký "Can Trường Trong Chiến Bại" của Phó Đề đốc Hải quân Hồ Văn Kỳ Thoại , cũng đề cập đến "Vụ Vàng Tiền Bình Xuyên" nơi trang 28, 29, 30, 31

    Về phía phản bác binh vực Tướng Big Minh : Thiếu tá Trịnh Bá Lộc : Tuỳ viên trung thành của Tướng Big Minh (1958-1975) đã hết lời binh vực Tướng Minh bằng những lập luận , chứng minh trưng dẫn tài liệu khá thuyết phục !

    Vậy Sự thật thế nào đây ?



    1960 Tướng Big Minh có 2 Sĩ quan tuỳ viên thân tín : Đại Úy Nguyễn Lễ Trí , Trung uý Trịnh Bá Lộc , và Cận vệ : Đại uý Nguyễn Văn Nhung.
    Chức vụ cuối cùng của Đại Úy Nguyễn Lễ Trí là Đại Tá Cục Trưởng Cục Xã Hội QLVNCH, hiện ông đang định cư ở California. Ông Trí là em rể cuả Bà Dương Văn Minh cũng là thuộc cấp của Đại tá -Thiếu tướng Dương Văn Minh từ các chiến dịch Hoàng Diệu, Nguyễn Huệ ,Đinh Tiên Hoàng , Thoại Ngọc Hầu 1955-1956.


    Trích đoạn : Đệ nhất Tiểu đoàn bộ binh TQLC/VN Hải quân tìm thấy Kho tiền Đông Dương :

    "Tiểu Đoàn cũng có chạm súng lẻ tẻ với tàn quân Bình xuyên trong những ngày cuối cùng của Chiến dịch Hoàng Diệu, nhưng đã tịch thu được một số tiền rất lớn của Bẩy Viễn chôn dấu tai Rừng Sát. Tiền nhiều quá phải dùng giang đĩnh LCVP thuộc Giang đoàn xung phong của Đại Úy Nguyễn Kiên Hùng vận chuyển tiền tịch thu được ra tàu Hải quân ở ngoài sông Lòng Tảo. Không biết Bộ Chỉ Huy hành quân đem số tiền này đi đâu, và chia chác ra làm sao. Khi Đại Đội 3 (tôi :Thiếu uý Ngô Văn Định) báo cáo tìm được nơi chôn dấu tiền ,thì các ông Đại tá Dương Văn Minh, chỉ huy chiến dịch, Thiếu tá Phạm Văn Liễu Tham mưu trưởng : Thủy Quân Lục Chiến đã có mặt ngay tại địa điểm đào thấy tiền chứa trong mấy chục cái lu sành bằng cỡ như thùng xăng 200 lít. Chấm dứt Hành quân trở về hậu cứ Tiểu đoàn có nhận được một ngân khoản, Đại Úy Tiểu Đoàn Trưởng đã chia đồng đều cho mỗi anh em là 47 đồng."
    Last edited by Nguyen Hung Kiet; 22-01-2011 at 06:22 AM.

  6. #236
    Member
    Join Date
    30-08-2010
    Posts
    3,022

    BÍ ẨN KHO TÀNG BÌNH XUYÊN

    BÍ ẨN KHO TÀNG BÌNH XUYÊN .




    VÀNG 24








    KIM CƯƠNG -HỘT XOÀN






    ĐỒNG BẠC MỆNH GIÁ 100 ĐỒNG ĐÔNG DƯƠNG =1200 FRANC (MỘT NGÀN 2 TRĂM PHÁP KIM ) 1955

    MẶT TRƯỚC :3 CÔ GÁI VIỆT MIÊN LÀO


    Thực tế Kho tàng Bình Xuyên chia làm 4 phần :

    Phần thứ 1 : Kho tàng do 3 bà vợ chính thức của Tướng Bảy Viễn nắm giữ :

    Ðó là bà Lúa, con gái Hội đồng Ðống ở Ða Phước, bà Hà Thị Tám, nguyên thư ký kế toán hãng thuốc lá MIC và bà Hoa.


    Phần thứ 2 : Tiền Đông Dương chôn dấu , Đệ nhất Tiểu đoàn Bộ Binh TQLC/VN , phát hiện ra .


    Phần thứ 3 : Tiền Đông Dương ,và Vàng do Liên đoàn Nhẩy Dù phát hiện ngày 23.10.1963 ,trong đó có cặp ngà voi khổng lồ rất quí giá , sau này trưng bày tại phòng khánh tiết Dinh Độc Lập .


    Phần thứ 4 : Vàng , Kim Cương và Tiền Đông Dương do Trung tá Bảy Môn Chôn dấu , tẩu tán .


    I- Phần thứ nhất :Kho tàng do 3 bà vợ chính thức của Tướng Bảy Viễn nắm giữ .
    Tướng Bảy Viễn có rất nhiều vợ không chính thức .


    Sáng 23.10.1955 khi Lực lượng Thuỷ Quân Lục Chiến , và Liên đoàn Nhẩy Dù siết vòng vây quyết tâm bắt sống toàn bộ : Bộ Chỉ huy Bình Xuyên ,thì máy truyền tin reo lên , Lại Văn Tài bắt máy :Tiếng Đại tá tình báo Savani vang lên thật rõ: "Hai ông Tài - Sang đưa Thiếu tướng cắt đường rừng ra Phú Mỹ"


    Lập tức Tướng Bảy Viễn , Lại Văn Tài , Lại Văn Sang cùng toán hộ vệ cắt đường rừng tiến ra Phú Mỹ .

    Lại Văn Sang đi phía sau , suýt bị bắt phải quăng cạp táp để thoát thân , bộ ba thoát hiểm trong đường tơ kẻ tóc, tất cả toán hộ vệ đều bị tiêu diệt .

    Tại Phú Mỹ, ba người chui vô một lô cốt do Lính Pháp xây trước đây. Lại Văn Sang dùng máy truyền tin liên lạc với Pháp ở Vũng Tàu. Sau đó xe nhà binh Pháp đưa cả ba về Bà Rịa, từ đó lên trực thăng ra Vũng Tàu. Sáng hôm sau Pháp đưa ba người sang Lào bằng Phi cơ Quân Sự và từ đó qua Paris trên máy bay Air France.

    Ngày 7.11.1955, Bảy Viễn tới Thủ đô Paris âm thầm như một du khách, không có cuộc đón tiếp chính thức nào vì Chính phủ Pháp giữ bí mật chuyện yểm trợ Bình Xuyên và các lực lượng giáo phái .

    Chính phủ Pháp coi Tướng Bảy Viễn ,Lại Văn Tài , Lại Văn Sang là những người bạn tốt với Nước Pháp ! ( Quốc trưởng Bảo Đại cũng vậy ). Những người này được chính phủ Pháp cấp nhà cửa và trợ cấp hàng tháng.

    Nhưng Tướng Bảy Viễn an thân mà không an lòng vì mấy bà vợ còn kẹt lại ở Việt Nam, phải nhờ Chính phủ Pháp can thiệp .

    Cao uỷ Pháp tại Đông Dương -: Henri Hoppenot diện kiến Tổng thống Việt Nam Cộng Hoà , để can thiệp cho ba bà vợ chính thức được qua Pháp đoàn tụ với Bảy Viễn .

    Ngô Tổng thống đặt điều kiện :

    Tất cả tài sản của 3 Bà Vợ Bảy Viễn : Tiền trong ngân hàng Đông Dương , Vàng , Kim Cương là tiền làm ăn phi pháp tại Việt Nam , phải sung vào ngân quĩ quốc gia , để xây dựng Viện Mồ Côi, trường học cho Thanh Thiếu niên Việt Nam .

    Sau cùng cả 3 bà Vợ :Bà Lúa , Bà Hoa ,Bà Hà Thị Tám , đồng ý hiến :tất cả tài sản .
    Ba Phu nhân cùng con cái được chính phủ Việt Nam Cộng Hoà cho phép xuất cảnh qua Pháp để đoàn tụ với Ông chồng yêu quí tại Paris !


    Tác phẩm : "Le Maitre de Cholon" của Pierre Darcourt . Nhà xuất bản Hachette năm 1977


    Phần Thứ 2 và 3: Binh đoàn Thuỷ Quân Lục Chiến , và Liên đoàn Nhẩy Dù phát hiện : Kho tàng


    Trong phần trước đã đề cập đến Đệ nhất tiểu đoàn bộ binh TQLC/VN phát hiện Kho tàng Tiền Đông Dương , với sự có mặt của Đại tá Dương Văn Minh : Tư lệnh Chiến Dịch Hoàng Diệu .


    Nay nói về Liên đoàn Nhẩy Dù phát hiện Kho tàng :


    Trận đánh quyết liệt trong ngày cuối cùng của Chiến Dịch :23.10.1955, tất cả bộ chỉ huy Bình Xuyên đều bị bắt sống. Khi chiếm Tổng hành dinh Bảy Viễn tại Rừng Sát, Đại đội Nhẩy Dù của Trung úy Nguyễn Văn Tâm- Tiểu Đoàn số 1 ND tình cờ phát hiện một kho bạc lớn . Một binh sĩ dùng báng súng đập vở vách một phòng (vách làm bằng ván ép) từ trong tuôn ra những gói vuông dài như gạch. Lượm lên mới biết đó là nhưng gói bạc của Bảy Viễn chưa kịp gửi kho bạc.. Cặp ngà voi dài trên thước rưỡi , và một thùng kẽm . Số bạc quá nhiều, vì thế Trung úy Nguyễn Văn Tâm gọi máy truyền tin báo cho Đại tá Tư lệnh Đỗ Cao Trí , lập tức Đại tá Trí gọi truyền tin cho Đại tá Tư lệnh Chiến Dịch : Dương Văn Minh .

    ( Ký giả chiến trường Hilaire Du Berrier )
    Last edited by Nguyen Hung Kiet; 23-01-2011 at 09:17 AM.

  7. #237
    Member
    Join Date
    30-08-2010
    Posts
    3,022

    TƯỞNG BẢY VIỄN NHỮNG NGÀY CUỐI ĐỜI - CÁI CHẾT CON TRAI THIẾU TÁ LÊ PAUL - ĐẠI TÁ DƯƠNG VĂN MINH-TRUNG TÁ BẢY MÔN

    TƯỞNG BẢY VIỄN NHỮNG NGÀY CUỐI ĐỜI - CÁI CHẾT CON TRAI THIẾU TÁ LÊ PAUL - ĐẠI TÁ DƯƠNG VĂN MINH-TRUNG TÁ BẢY MÔN








    TƯỚNG BẢY VIỄN- LÊ VĂN VIỄN :LÃNH CHUÁ SÀI GÒN CHỢ LỚN 1948-1955




    TƯỚNG BẢY VIỄN 1954 - ĐƯỢC QUỐC TRƯỞNG BẢO ĐẠI NHẬN LÀM EM KẾT NGHĨA BÀO ĐỆ -SAU KHI BIẾU QUỐC TRƯỞNG 500 NGÀN MỸ KIM (NỬA TRIỆU DOLLARS ), MỘT SỐ TIỀN CỰC LỚN THỜI BẤY GIỜ





    CẶP NGÀ VOI QUÍ GIÁ CUẢ KHO TÀNG BÌNH XUYÊN TẠI PHÒNG KHÁNH TIẾT - DINH ĐỘC LẬP NĂM 1964

    Trong một buổi tiếp tân tại Dinh năm 1964.



    Từ trái qua phải: Dương Văn Minh,Quốc trưởng



    Đại sứ Cabot Lodge, ( cúi xuống )

    Tổng trưởng Bùi Tường Huân, Thiếu tướng -Phó thủ tướng Đặc trách Văn Hoá :Đỗ Mậu . Người đứng sau Tướng Minh là Lãnh Tụ Đại Việt Nguyễn Tôn Hoàn -vừa lưu vong tại Pháp về đang vận động giữ chức Phó Thủ tướng VNCH ?

    Tất cả bộ sậu này đã phá nát VNCH trong 2 năm 1964-1965 và -Hậu quả 1965-1975 chìm đắm trong tham nhũng -lính ma lính kiểng -thuốc phiện- bức tử Việt Nam Cộng Hoà, bức tử Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà
    30.4.1975.

    Phần Thứ 4 : Kho tàng Bình Xuyên :

    Trung tá Bảy Môn Tham mưu trưởng Quân Bình Xuyên là người nhận nhiệm vụ tẩu tán kho tàng Bình Xuyên , ngoài 2 phần chôn dấu mà Thuỷ Quân Lục Chiến , và Nhẩy Dù Quân đội Quốc gia Việt Nam , kiếm được , còn một phần lớn Vàng , và Kim Cương , và Tiền Đông Dương , , mà Trung tá Bẩy Môn đả kịp thời tẩu tán mang theo khi triệt thoái về Miền Đông Nam Bộ, lúc này Cán Bộ CS , đã bắt liên lạc với Trung tá Bảy Môn , ngay khi còn tại Rừng sát . Nhưng Trung tá Bảy Môn, Mê Tiền và Gái hơn chủ nghĩa CS.

    Chính phần kho tàng thứ 4 này ảnh hưởng đến cái chết Thiếu tá Lê Paul 27 tuổi con trai Tướng Bảy viễn 4.1956,làm Tướng Bảy Viễn đau buồn trong những ngày tháng cuối đời .

    Trích tài liệu Hà Nội :

    "Mấy tháng trước, Việt Minh đã thấy trước tình hình căng thẳng giữa Diệm và Bình Xuyên nên đã đưa cán bộ chi viện. Sau Hiệp định Genève 1954, hai cán bộ Bảy Khánh và Chín Ðạo được giao nhiệm vụ liên hệ với Mười Lực, Bảy Môn, Năm Chàng để kéo Bình Xuyên của Bảy Viễn theo đường lối của ta. Năm Yên, một cán bộ tình báo móc nối với Bảy Môn, thuyết phục Bảy Môn giao một đại đội trong tiểu đoàn 3 cho Ba Chậm chỉ huy. Ðại đội của Ba Chậm sẽ là ngòi pháo khoét sâu mâu thuẫn giữa nhà Ngô và Bình Xuyên.
    Mâu thuẫn giữa hai bên lên tới cực điểm, Bảy Viễn ra lệnh cho Bảy Môn nổ trước. Kế hoạch đánh Diệm đã được bàn thảo cẩn thận. Các cầu nối qua cù lao Chánh Hưng được bí mật gài mìn, khi hữu sự là châm điện cho nổ. Chiều ngày 28.4, Bảy Môn cho các súng cối nổ, mục tiêu là dinh Ðộc Lập và các bót công an, cảnh sát của tên Mai Hữu Xuân vừa ngả theo Diệm.



    Rút ra Rừng Sác là một sai lầm lớn của Bình Xuyên: Nước uống rất khan hiếm, bị bao vây lâu ngày, số nước dự trữ cạn kiệt, gây khó khăn cho mấy ngàn binh sĩ. Mặt khác, súng cối từ các tàu chiến hải quân nã vào, không có công sự vửng chắc , bộ binh thiệt hại nặng....
    Trong tình hình nguy kịch như vậy, hai cán bộ Việt Minh là Bảy Khánh và Chín Ðạo đã dũng cảm xé rừng tìm gặp Bảy Môn và vạch cho thấy con đường sống còn là liên kết với bộ đội miền Ðông (số này không tập kết ra Bắc, có nhiệm vụ bảo vệ dân phòng khi Diệm không thi hành Hiệp định Genève). Bảy Môn vui mừng báo cáo với Bảy Viễn và lập tức Bảy Viễn phái Bảy Môn mời hai đại diện cao cấp của Việt Minh tới hội kiến. Biết hai tên Tài, Sang không tán thành bắt tay Cộng sản, Bảy Viễn không cho chúng dự cuộc họp quan trọng này.
    Bảy Khánh và Chín Ðạo vô cùng ngạc nhiên khi Bảy Môn đưa hai anh lên chiếc xà lan mới toanh do Pháp tặng Bảy Viễn để làm chỉ huy sở trong rừng Sác. Bên cạnh Bảy Viễn là Trịnh Khánh Vàng, người phụ trách Ðài phát thanh
    Bình Xuyên ngày đêm ra rả chửi nhà Ngô.
    Bảy Khánh vô đề ngay:
    - Ðại diện Hội Liên Việt Nam Bộ, chúng tôi theo dõi các hoạt động của Mặt trận Quốc gia Toàn lực Cao-thiên-hòa-bình mà Bình Xuyên là lực lượng đầu tàu. Theo tinh thần Hiệp định Genève, chúng tôi không thể công khai viện binh cho anh Bảy, nhưng chúng tôi có thể giúp anh Bảy hai cán bộ quân sự xuất sắc là Ba Thu và Tư Thước. Anh Ba Thu sẽ là chính trị viên Tiểu đoàn 3 , còn anh Tư Thước sẽ đảm trách liên lạc
    giữa các anh và chúng tôi. đồng thời sẽ đưa bộ đội Bình Xuyên lên miền Ðông nếu các anh bị quân Diệm bao vây lâu ngày, lương khô cạn kiệt:
    Hai bên soạn một thông cáo chung đại ý nêu rõ quân dội Bình Xuyên là của nhân dân có nhiệm vụ chống đế quốc Mỹ và tay sai Ngô Ðình Diệm.
    Ba Thu và Tư Thượt tới nơi thật đúng lúc.
    Diệm mở chiến dịch Hoàng Diệu đánh bật Bình Xuyên ra Rừng Sác. Sáu tiểu đoàn của Bình Xuyên bị kẹt trong vòng vây. Tinh thần binh sĩ xuống thấp trước các đợt pháo kích ác liệt. Chỗ nhược của Bình Xuyên là vợ con binh sĩ cùng theo rất đông, gây trở ngại cho việc chiến đấu.
    Bốn tiểu đoàn Hòa Hảo vừa chi viện cho quân đội Bình Xuyên không quen trận mạc, ra quân lần đầu gặp hỏa lực quá ác liệt nên bỏ súng chạy. Ðể chấn chỉnh tinh thần ba quân, Bảy Môn đưa thiếu tá Bảy, chỉ huy Tiểu đoàn Hoà Hảo ra Hội đồng Quân sự xét xử.
    Tư Thước đứng ra xin:
    - Quân đội Hoà Hảo tuy thành lập lâu nhưng thiếu trận mạc. Trận đấu quá ác liệt. Binh sĩ chưa quen chiến trường Rừng Sác, hoảng loạn bỏ chạy, Thiếu tá Bảy không tài nào giữ được. Xin cho Thiếu tá Bảy lập công chuộc tội. .
    Vòng vây tàu chiến ( Q ĐQGVN) siết chặt Binh sĩ Bình Xuyên hết nước uống và phải ăn cơm gạo sấy. Tinh thần càng lúc càng xuống.
    Ba Thu bàn với Bảy Môn:
    - Ðã tới lúc ta xé rừng đưa binh sĩ lên miền Ðông. Tình thế nguy ngập lắm rồi.
    Bảy Môn đề nghị Bảy Viễn cho tiểu đoàn 3 mở đường máu làm bàn đạp để đưa hết lực lượng lên chiến khu miền Ðông.
    Bảy Viễn do dự vì hai cận thần họ Lại không đồng ý.

    Những cuộc thì thầm to nhỏ giữa Bảy Viễn với chính khách Hồ Hữu Tường , Trần Văn Ân , Trịnh Khánh Vàng càng làm hai anh em họ Lai điên tiết. Từ khi chạy ra Rừng Sác, Bảy Viễn không hỏi ý kiến chúng nữa mà cứ thì thầm bàn tính với đám chính khách xôi thịt. Khi biết Bảy Viễn cầu cứu Việt Minh, . Không dám cự Bảy Viễn, Nam Tài chĩa mũi nhọn Bảy Môn:

    - Các anh tính sao mà đưa tiểu đoàn 3 lên rừng ? Các anh tính liên minh với Việt Minh à ? Các anh quên chúng ta suýt chết vì Việt Minh Cộng sản mấy năm trước sao ?
    Bảy Môn quật lại:
    - Anh lấy tư cách gì can thiệp vào việc chỉ huy của tôi ? Chẳng lẽ tiểu đoàn 3 đành khoanh tay chịu chết trong vòng vây như các anh? Tôi phải mở đường máu để sau đó đưa hết lực lượng Bình Xuyên thoát vây, dù cho anh có chống đối. Tôi đã được sự đồng tình của anh Bảy.

    Năm Tài chạy tìm Bảy Viễn hỏi.
    Bảy Viễn xác nhận:
    - Tôi cho phép Bảy Môn đưa tiểu đoàn 3 xé rừng lên Phú Mỹ. Phái tìm cách phá vây. Pháp không giúp gì được ta thì ta phải tự cứu lấy ta.
    Năm Tài lo sợ:
    - Nhưng ông Bảy quên Việt Minh đã cố tình hãm hại chúng ta trước đây sao ?
    Bảy Viễn cười:
    - Làm sao ta quên được. Nhưng mỗi thời một khác. Giờ đây thằng Diệm đang quơ dao kề cổ chúng ta, mà Việt Minh cho người tới đưa chúng ta ra khỏi vòng vây, ngu sao không chộp lấy! Còn chuyện đối xử với nhau sau này như thế nào thì hồi sau phân giải. "

    "Theo tài liệu Hà Nội " ngày nay trong nước ,trên sách báo lập lại luận điệu sách báo Đệ nhị cộng hoà ca ngợi Anh hùng Bảy Viễn, :KHÍ KHÁI , ANH HÙNG CHỐNG LẠI BẠO CHUÁ NHÀ NGÔ HUNG ÁC , BẠO TÀN ! SỰ THẬT ĐAU LÒNG RẤT NHIỀU TUỔI TRẺ TẠI VIỆT NAM LẠI TIN , VÌ ĐÂY LÀ SÁCH BÁO ĐỆ NHỊ CỘNG HOÀ !

    LỖI NÀY TẠI AI ĐÂY ?

    ( QUÂN SỬ HÀ NỘI LẠI CÓ LƯƠNG TÂM , NHƯNG CÓ BAO NHIÊU NGƯỜI ĐƯỢC ĐỌC ?)


    Trích Quân Sử Hà Nội :

    "GIÂY PHÚT CUỐI CÙNG :Tổng thống "Việt Nam Cộng hoà

    Trước khi nhận định toàn bộ về con người Ngô Đình Diệm và chế độ của ông ta chúng tôi xin ghi lại những giây phút cuối cùng của cuộc đời một Tổng thống "Việt Nam Cộng hoà". Nhân dịp tiếp các phái đoàn quân chính trong ngày 26-10-1963, Tổng thống Diệm, bằng một giọng ai oán, thoáng buồn ông nói: " Chế độ này tuy còn nhiều khuyết điểm, cũng còn hơn nhiều chế độ khác... Người ta chê là độc tài nhưng chỉ ngại còn những thứ độc tài khủng khiếp hơn. Tôi tiến thì theo tôi, tôi lui thì bắn tôi, tôi chết thì trả thù cho tôi". Trong thời gian này tinh thần của Tổng thống Diệm đang trải qua cơn dao động cực độ. Những nhân vật gần ông đều nhận thấy ông trở nên nóng nảy bất thường, hay thở dài, nét mặt đăm chiêu thoáng buồn. Có lẽ Tổng thống Diệm đã linh cảm được tai hoạ sắp đến với ông ta, gia đình và chế độ. Ông Ngô Đình Nhu lại càng biểu hiện một cách mau chóng. Ông Nhu già hẳn đi, nét mặt chảy dài. Bức hình của ông Nhu đăng trên tuần báo Express số 909 - (15-12-1968) chính là mấy bức hình chụp vào những ngày cuồi cùng trong đời ông. Khuôn mặt ông Nhu càng in một vẻ căm giận cùng với vẻ đẹp của đường nét điêu khắc.Tuy nhiên ông Nhu vẫn giữ được vẻ điềm tĩnh và sẵn sàng đối phó... Sáng sớm ngày 30-10-1963 ông Diệm lững thững đi xuống vườn hoa trước cửa dinh Gia Long, ngắm mấy chậu non bộ nhỏ mới đắp xong và đặt dưới gốc cây. Ông bận bộ đồ xám nhạt, đội mũ len chống chiếc ba toong như khi đi thăm địa điểm dinh điền. Ông ngắm vài phút ngó lên bức ảnh lớn của ông treo cao đằng sau bàn giấy của ông Đổng Lý Bộ phủ Tổng thống rồi mỉm cười lên lầu. "





    SÁNG 1.11.1963 TỔNG THỐNG VIỆT NAM CỘNG HOÀ MẠN ĐÀM VỚI ĐÔ ĐỐC 4 SAO: HARRY D. FELT.

    NGÀY CUỐI CÙNG CUẢ TỔNG THỐNG VIỆT NAM CỘNG HOÀ : NGÔ ĐÌNH DIỆM


    Trích đoạn Big Minh và kho tàng Bình Xuyên của Quân Sử Hà Nội để rộng đường Dư luận :

    " Nhưng tại sao tướng Minh lại "kỵ" ông Nhu và cho rằng ông Nhu "ghen ghét" với mình ? Theo báo chí có một phần lý do thầm kín như thế này: Sau vụ thanh toán Bình Xuyên tại Sài Gòn và Rừng Sát, dân chúng loan truyền "huyền thoại" nhằm suy tôn tướng Minh, là tướng Minh tịch thu được bao nhiêu vàng bạc đều đem nộp cho Tổng thống. Lại có một nguồn tin khác trong giới chỉ huy quân sự tại Sài Gòn dạo ấy là, khi tướng Minh là Tư lệnh hành quân đi dẹp Bình Xuyên, tịch thu được rất nhiều "bao bố” giấy bạc. Nhiều bao bạc bị rơi xuống nước nên ướt đẫm . Số giấy bạc này được mang về phơi khô và “ủi" cho phẳng phiu ngay tại dinh Tỉnh trưởng Chợ lớn.
    Sau đó, không hiểu được đem đi đâu và chia phần cho những ai ? Có điều rõ rệt là chính quyền hồi đó không nhận được một đồng xu nào trong số bạc lớn này nếu có. Tuy vậy, chính quyền cũng không thấy lên tiếng về vụ tướng Minh đem nộp vàng bạc của Bình Xuyên cho Tổng thống Diệm cũng như số bạc lớn trên đây nếu có thì bỏ vào túi riêng của những ai ? Phải chăng vì thế mà có sự tránh né ".


    Thiếu tá Trịnh Bá Lộc tuỳ viên trung thành Tướng Big Minh , thì trưng dẫn tài liệu sau đây : "1945-1954 Việc Từng Ngày - Hai Mươi Năm Qua”, của Ông Đoàn Thêm:
    nơi cuối trang 191 và đầu trang 192:

    . . . .

    3.3.1956 - . . .

    "- Thiếu-Tướng Dương-văn-Minh họp báo nói về các chiến-dịch miền Tây và sự hợp tác của Tướng Trần Văn Soái. Tướng Minh cho biết trong chiến-dịch Hoàng-Diệu, đã tịch thâu 20 kí vàng và 16 triệu 1/2 bạc, số tiền này sẽ dùng để xây cất một Cô-Nhi-Viện Quốc-Gia "

    * Chú thích : 1 kg Vàng khoảng hơn 26 Lượng Vàng một chút .

    20 Kg khoảng 520 Lượng (Cây) Vàng, không thấm béo vào đâu kho tàng của Bình Xuyên.

    Tài sản của 3 Phu nhân Tưởng Bảy Viễn còn vượt xa lắc con số này !

    Thời điểm này 1 cây vàng chỉ có 15 đến 20 dollars . 1955 :1 gói thuốc lá 7 cents, hiện tại 5 dollars , 1955: 1 galon xăng :3 cents , hiện tại gần 3 dollars ). Vậy mà Tướng Bảy Viễn biếu Quốc trưởng đến 500 ngàn Dollars năm 1954 , để Quốc trưởng nhận làm nghĩa đệ dù Bảo Đại kém 5 tuổi .( Bảo Đại sinh : 1912, Bảy Viễn sinh 1907).

    Chính Phần Tài sản thứ tư do Trung tá Bảy Môn nắm giữ , và Chiến lợi phẩm Tài sản thất thoát , gây nên cái chết của Thiếu tá Bình Xuyên Lê Paul 27 tuổi con trai đầu của Tướng Bảy Viễn : 14.4.1956.


    Ba bà vợ chính thức được qua Pháp đoàn tụ với Bảy Viễn( Ðó là bà Lúa, con gái Hội đồng Ðống ở Ða Phước, bà Hà Thị Tám, nguyên thư ký kế toán hãng thuốc lá MIC và bà Hoa). Nhưng việc con trai là Thiếu tá Bình Xuyên Lê Pau kẹt trong vòng vây bị QĐQGVN bắt giam 23.10.1955 làm Bảy Viễn ăn không ngon ,ngủ không yên. Tất cả tướng tá Bình Xuyên cùng các chính khách salon đều bị bắt, . Một lần nữa Bảy Viễn nhờ Chính phủ Pháp can thiệp !


    Và một lần nữa Ông Cao Uỷ Pháp tại Đông Dương : Henri Hoppenot phải diện kiến Tổng thống Việt Nam Cộng Hoà Ngô Đình Diệm , để can thiệp cho Thiếu tá Bình Xuyên Lê Pau được qua Pháp đoàn tụ với Bảy Viễn .

    Ngô Tổng thống cũng đặt điều kiện : Lê Paul phải chỉ chỗ chôn dấu tài sản còn lại, để sung vào quĩ quốc gia Việt Nam : tài trợ cho Giáo dục Việt Nam , nhất là xây trường học tại nông thôn, và những khu Định Cư người Bắc di cư .

    Thật ra khi Lê Paul bị bắt giam , An ninh VNCH đã thẩm tra về phần Tài sản Kho Báu chôn dấu .

    Lê Paul trả lời không biết !( Thật sự Ông ta không biết ! ) An Ninh VNCH không tin, ngay 3 Ba bà vợ của Bảy Viễn , tài sản khổng lồ , mà Ông Thiếu tá Bình Xuyên- Thế tử của Lãnh chúa lại Vô sản hay sao ?

    Nhưng không thể dùng biện pháp tra tấn, vì Pháp can thiệp, đòi đối xử theo qui chế tù binh !



    Tướng Bảy Viễn cho Ngô Tổng thống biết : Tất cả tiền gửi nhà băng tại Ngân hàng Đông Dương mà Ông ta đứng tên ,sẽ giao hết cho chính phủ VNCH để xin lại Lê Paul.

    Chính phủ VNCH trả lời : tiền trong nhà băng mà Tướng Bảy Viễn đứng tên tại Ngân hàng Đông Dương , tất nhiên thuộc về Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa. Chính phủ Việt Nam Cộng Hòa sẽ thả Lê Paul, cho phép xuất cảnh rời Việt Nam qua Pháp đoàn tụ, chỉ khi nào Bảy Viễn chỉ chỗ chôn dấu tài sản kho tàng còn lại trong nước. !

    Tướng Bảy Viễn bí ! Vì Trung tá Bảy Môn đã theo Cộng Sản, Bảy Môn là người tẩu tán phần tài sản này.

    Làm sao Bảy Môn có thể giao nộp kho tàng để chuộc Le Paul đây !

    Nếu Bảy Môn không mê kho tàng thì đã qua Pháp rồi , đâu còn chui rúc trong Rừng Sát giáp miền Đông Nam Bộ .

    3.1956

    Tất cả Sĩ quan Bình Xuyên và Chính khách salon bị bắt, tại Tổng hành dinh Bình Xuyên tại Rừng Sát ,trong ngày 23.10.1955 (có lẽ có nhà văn Hồ Hữu Tường ) đều bị đưa ra tòa lãnh án , một số phải ra Côn Ðảo. Riêng Lê Paul thì bị tách ra giam riêng trong Phú Lâm, để chờ Bảy Viễn trả lời. Trong thời gian này Cao uỷ Pháp , và Đại tá tình báo Savani cử người thăm viếng Lê Paul thường xuyên vì sợ an ninh VNCH , tra tấn lấy khẩu cung .

    Có lẽ Bảy Viễn đã thú thật với Cao Uỷ Pháp,và cầu cứu Đại tá Savani : phần kho tàng tài sản còn lại ,Trung tá Bảy Môn chôn dấu tẩu tán , không thể thoả mãn điều kiện của chính phủ Việt Nam Cộng Hoà.

    Vì thế Đại tá Savani sắp xếp Điệp Vụ giải thoát Thế tử Bình Xuyên : Lê Paul.
    Last edited by Nguyen Hung Kiet; 25-01-2011 at 01:09 AM.

  8. #238
    Member
    Join Date
    30-08-2010
    Posts
    3,022

    Điệp Vụ Giải Thoát Thế Tử Bình Xuyên : Lê Paul 14.4.1956 -Tướng Bảy Viễn Nhửng Năm Tháng Cuối Cùng



    Tướng Bảy Viễn -Lê Văn Viễn (1907-1970) :Lãnh Chúa Sài Gòn Chợ Lớn 1948-1955
    hình chụp năm 1955

    Điệp Vụ : Giải thoát Thế tử Bình Xuyên Lê Paul- 14.4.1956

    Theo Kế Hoạch của Đại tá tình báo Cáo già Savani . Bảy Viễn chấm dứt liên lạc với chính phủ Việt Nam Cộng Hoà . Coi như mình coi trọng tài sản kho tàng hơn tính mạng con trai .

    Chính Phủ Việt Nam Cộng Hoà sẽ Xử án : Thiếu tá-Thế tử Bình Xuyên Lê Paul, . Trên đường áp giải Thế tử Bình Xuyên đến nơi xử án , Đại tá tình báo Cáo già Savani sẽ ra tay giải thoát Thế tử !

    (Vì trong nhà giam Phú Lâm kiên cố không thể ra tay được ! không lẽ Quân Pháp tấn công nhà giam VNCH, chuyện không tưởng !)

    Quả nhiên Chính Phủ VNCH, thấy Bảy Viễn chấm dứt liên lạc, coi trọng tài sản kho tàng hơn tính mạng con trai !.Vì thế Chính Phủ VNCH quyết định xử án : Thế tử-Thiếu tá Bình Xuyên Lê Paul 27 tuổi với tội danh phản loạn vào ngày 14.4.1956 tại Phú Định ..

    Ngày 14.4.1956 , xe cảnh sát VNCH đưa Thế tử Lê Paul ra khỏi bót Phú Lâm, chạy về Phú Ðịnh...

    Trước đó 3 ngày :11.4.1956 Đại tá Savani (Par Le Colonel SAVANI) đã được tin mật báo, từ viên Tân trung tá tại Bộ Tổng tham mưu : vào ngày 14.4.1956 : Toà án Quân Sự VNCH sẽ xử án Thế tử -Thiếu tá Bình Xuyên về tội danh phản loạn . (Thế tử Lê Paul đeo lon Thiếu tá Quân Đội Quốc gia Việt Nam !)

    Đại tá Savani đã lên kế hoạch Điệp vụ Giải thoát Thế tử Bình Xuyên !

    Ông ta cấp tốc bỏ tiền mướn: một số người dân anh chị Chợ Lớn thuộc bang hội Hoa Kiều, trang bị súng ống cho Họ ,giả dạng làm tàn quân Lính Bình Xuyên . Ông ta cũng cấp tốc điều một số Lính Dù Pháp từ Vũng Tàu lên .

    Đồng thời cũng mật báo cho Lê Paul biết :sẽ giải thoát vào ngày 14.4.1956.

    Binh nghiệp Đại tá tình báo SAVANI , .ông ta Phục vụ tại Đông Dương -Việt Nam từ 27.6.1939 khi còn là Thiếu uý đến 21.7.1956 Đại tá :17 năm quân ngũ tại Việt Nam-Đông Dương

    "Par Le Colonel SAVANI :

    Quelle Ecole et quel site sont-ils ainsi chantés ?

    Le site ? c'est Dalat, capitale du Langbian, sur les plateaux sud de l'ancien Annam, à plus de 1 500 m d'altitude, station climatique du Sud-Indochine : l'Ecole ? c'est, ou plutôt c'était, l'Ecole des Enfants de Troupes Eurasiens ouverte le 1er septembre 1939, le jour même où, en Europe, le Temple de Janus ouvrait, toutes grandes, ses portes.

    L'histoire de cette Ecole est bien mal connue."L'Historique des Enfants de Troupe et des Ecoles Militaires Préparatoires" ne lui consacre qu'une ligne qu'elle partage avec l'école "indigène" du Cap Saint-Jacques avec laquelle elle ne peut être comparée.

    Et pourtant ! Malgré sa brièveté, son existence a été très mouvementée. Née sur les plateaux du Lang-Bian, elle s'installe ensuite au Cambodge, erre entre le Cambodge et le Laos, se regroupe à Saigon avant de se retrouver à Dalat d'où elle quitte pour débarquer à Fréjus et finir à Autun, non loin des monts marvandiaux.

    La création de l'Ecole (arrêté du 27 juin 1939 du Gouverneur Général de l'Indochine) entrait dans le cadre de la Fondation Brevie d'aide aux enfants eurasiens.

    Cette Ecole était destinée à recevoir les enfants nés sur le territoire de l'Union Française, de père français et de mère indochinoise, ou de père indochinois et de mère française et les enfants nés de mère indochinoise et de père légalement inconnu, mais présumé français.

    Les postulants devaient avoir huit ans au moins et seize au plus le 1er janvier de leur candidature.

    "Favoriser le recrutement pour les Troupes de l'Union Française de cadres français, originaires du pays, connaissant la langue et les coutumes locales et adaptés aux conditions de vie et de climat particuliers à l'Indochine", la raison d'être de l'Ecole de Dalat.

    Sa mise sur pied est confiée au Lieutenant SAVANI, du Régiment de Tirailleurs Annamites, ancien Enfant de Troupe d'Autun. Les bâtiments mis à sa disposition à Dalat, sont ceux du Centre de Repos Militaire relogé dans un camp nouvellement construit.

    Le 1er septembre 1939, l'Ecole reçoit ses premiers élèves. Ils arrivent, soit des Ecoles d'Enfants de Troupe Annamites de Phu-Lang-Thuong (Tonkin) et du Cap Saint-Jacques où ils constituaient, depuis un an, des groupes distincts, soit de certains établissements de la Fondation Brévie, soit de leur famille. En tout, une cinquantaine de jeunes Eurasiens venant de chacune des "cinq fleurs de l'Indochine".

    Le "démarrage" est laborieux; les locaux sont vétustes, peu "fonctionnels", dépourvus d'eau courante et d'éclairage électrique. Les jeunes Eurasiens renâclent devant la stricte discipline qui leur est imposée, dans tous les domaines. Peu à peu, cependant, tout s'organise : Les difficultés s'estompent ; les vieux bâtiments sont améliorés, l'eau coule dans les robinets. Dans les études et doctoirs, les lampes Titus, au manchon fragile laisse la place aux ampoules électriques. De nouvelles construction s'édifient. Les éleves décapitent une colline pour construire leur stade. Besoin n'est plus d'imposer la sévère discipline, elle est librement acceptée par tous.

    En 1942, l'Ecole est en plein épanouissement, avec son effectif prévu de 150 élèves ! Elle a fait sa place et quelle place : Les succès scolaires obtenus dépassent ceux des autres écoles publiques. Dans le domaine sportif, l'Ecole a son fanion qui lui est remis par le Général Commandant Supérieur elle a sa chanson, son insigne dessiné par l'élève MIEZE, sa devise "s'instruire pour servir".

    Les manifestations de sa chorale dirigée par un Tchèque, professeur de musique, puis par l'Aumônier de l'Ecole, sa clique, ses défilés et les fêtes folkloriques organisées par les élèves, attirent un public de plus en plus nombreux et enthousiaste. Au cours des inspections, l'Amiral, les Généraux, les personnalités civiles sont frappés par la tenue de l'Ecole, la belle allure de ses élèves dans leur uniforme bleu Louise et par leur magnifique santé physique et morale.

    L'Ecole a pris un bon départ et son avenir s'annonce plein de promesses.

    Mais la guerre se rapproche de la péninsule indochinoise qui n'en avait pas encore ressenti les effets meurtriers. Les bombardements aériens s'intensifient, surtout au Tonkin et, fin 1943, l'évacuation des étudiants de cette région est décidée. Dalat est choisi pour recevoir les réfugiés. L'Ecole est réquisitionnée. Avec une immense tristesse, le Capitaine POULET, qui a succédé au Capitaine SAVANI en août 1943, doit, au début de 1944, prononcer sa dissolution et assister à la dispersion des élèves dans différents établissements de Hué, Saigon et Phnom-Penh.

    En octobre 1944, l'Ecole est reconstituée à Kompong-Chnang (Cambodge) dans des conditions rappelant celles de son début à Dalat. Malgré tout, cadres et élèves, heureux de se retrouver, reprennent avec ardeur et entrain l'oeuvre momentanément interrompue.

    Mais des évènements plus graves encore surviennent.

    Dans la nuit du 8 au 9 mars 1945, les japonais déclenchent dans toute l'Indochine, leur coup de force tendant à annihiler l'Armée française et à prendre en mains l'administration du pays. Le camp de Kompong-Chnang est encerclé et les cadres logeant à l'extérieur faits prisonniers. Sous l'impulsion du Sergent-Chef GUATARI, seul gradé présent à l'Ecole, les élèves se préparent à résister et à recevoir le baptême du feu ; les dispositions de combet sont prises. Quand les attaquants nippons se présentent, ils sont précédés des cadres prisonniers, mains liés derrière le dos. Tirer dans ces conditions entraîneraient le massacre d'êtres chers. GUATERI donne alors l'ordre de détruire armement et munitions, mission confiée au Caporal GRAVELLE, ancien élève, qui s'en acquitte parfaitement.


    Cadres et élèves prennent le chemin de la captivité. Six mois durant, ils vivront la vie des camps de concentration, subissant sévices, mauvais traitements et épreuves avec courage et un moral exemplaire. Quelques jours avant l'Armistice, l'Enfant de Troupe Pierre ESPONA parvient à s'évader, emportant sous sa chemise kakie et enroulé autour de son torse, le Fanion de l'Ecole. Cet exploit lui vaudra de recevoir, au début de 1946, la Médaille Militaire et la Croix de Guerre avec Palme, décernées par le Général LECLERC. ESPONA sera le plus jeune Médaillé Militaire de l'Armée française.

    A près la fin des hostilités, l'Ecole est d'abord regroupée à Kompong-Chnang ; puis en septembre 1946, elle retrouve avec émotion, ses bâtiments de Dalat. Après une courte période de réorganisation, elle reprend son aspect et son rythme de jadis. Sous la direction des différents Commandants qui se succèdent à sa tête : Lieutenant GUERIN (1946-1947), Capitaine LEONARDI (1947-1948), Capitaine JEANBLANC (1948- 1949), Capitaine CHEVAL (1949-1952), Chef de Bataillon LAUNAY (1952-1954), Chef d'Escadron TAVERNIER (1954-1955), son extension et son embellisement sont méthodiquement poursuivis.

    En 1954, la jeune Armée vietnamienne a besoin de cantonnements pour installer ses Ecoles et ses Unités. La belle Ecole d'Enfants de Troupe lui convient ; elle lui est "transférée" et les élèves déménagent une fois de plus. Une caserne du Cap Saint-Jacques leur offre l'hospitalité. Sous l'impulsion du Chef d'Escadrons PROTHIN, puis du Capitaine MORGAND, malgré de nombreuses difficultés matérielles, elle ne tarde pas à retrouver sa vitalité et son "panache".

    Mais ses pérégrinations ne sont pas terminées.

    L'Ecole d'Enfants de Troupe française n'a plus sa place dans le Viêt-nam indépendant. Son transfert en Métropole est décidé et a lieu en février 1956. Après un court séjour d'acclimatation à Fréjus, l'Ecole se reforme à Autun où elle conserve, quelques années durant, son particularisme avant de se fondre complètement dans l'Ecole qui la recevait.

    Avant de quitter l'Indochine, pour poursuivre en France sa tâche, l'Ecole a été l'objet de la part du Général Commandant en Chef en Indochine, de la citation suivante :

    "Créée en 1939, l'Ecole d'Enfants de Troupe de Dalat a fourni, chaque année, aux Troupes de l'Union Française, un contingent de gradés de qualité.

    "Attaqués à Kompong-Chnang le 9 mars 1945 et emmenés en captivité par les japonais, les cadres et élèves, malgré les traitements inhumains qui leur étaient infligés, en ont imposé à leurs vainqueurs du moment, par leur attitude digne et leur comportement courageux. Libérée le 16 septembre 1945, l'Ecole s'est immédiatement remise au travail et de plus belle, a repris sa mission de former, avec les jeunes Eurasiens qui lui étaient confiés, des gradés dont beaucoup se sont distingués sur les champs de bataille d'Indichine."

    L'Ecole a vécu vingt ans à peine.

    Malgré son existence brève, elle a "donné" ce qu'on attendait d'elle. Elle a formé des cadres qui, sur les champs de bataille d'Indochine et d'Algérie, se sont montrés dignes de leurs camarades métropolitains. Elle a ses gloires, elle a ses Morts. L'Ecole n'est plus, mais l'idéal qu'elle poursuivait demeure entretenu par tous ceux qui fidèles à sa devise : "S'instruire pour Servir", continuent à servir avec honneur après avoir été "instruit" par elle.

    Le Colonel SAVANI

    de Marseille




    Binh nghiệp Đại tá tình báo SAVANI , :Ông ta Phục vụ tại Đông Dương -Việt Nam từ 27.6. 1939 khi còn là Thiếu uý đến 21.7.1956 Đại tá. 17 năm tại Việt Nam-Đông Dương .
    Last edited by Nguyen Hung Kiet; 25-01-2011 at 01:07 AM.

  9. #239
    Member
    Join Date
    30-08-2010
    Posts
    3,022

    Điệp Vụ Giải Thoát Thế Tử Bình Xuyên 14.4.1956 THẤT BẠI !



    BỘ TƯ LỆNH QUÂN VIỄN CHINH PHÁP TẠI VIỆT NAM-ĐÔNG DƯƠNG 23.9.1945-21.7.1956



    HUY HIỆU -LOGO A.E.T.D




    ĐẠI TÁ CUẢ QUÂN ĐỘI PHÁP


    pour les colonels des armes à pied
    pour les colonels des Chasseurs.



    ĐẠI TÁ SAVANI TRƯỞNG PHÒNG NHÌ BỘ TƯ LỆNH QUÂN VIỄN CHINH PHÁP TẠI ĐÔNG DƯƠNG





    CẤP BẬC TRUNG UÝ QUÂN ĐỘI PHÁP
    Précédé par
    Sous-lieutenant





    TRUNG UÝ JEAN CHỈ HUY ĐIỆP VỤ GIẢI THOÁT THẾ TỬ BÌNH XUYÊN -LÊ PAUL (1929--14.4.1956)








    TIỂU ANH HÙNG VIỆT NAM CỘNG HOÀ- GIÚP CÁC CHIẾN SĨ CẢNH SÁT VNCH PHÁ VỠ ĐIỆP VỤ 14.4.1956 . THẾ TỬ 27 TUỔI BÌNH XUYÊN TỬ THƯƠNG !





    HUY HIỆU CẢNH SÁT QUỐC GIA VIỆT NAM






























    BẢNG SỐ XE JEEP CẢNH SÁT QUỐC GIA



    Kaiser Jeep M715 1 1 / 4 tấn




    Sáng 14.4.1956 Thế tử Bình Xuyên - Thiếu tá Lê Paul thức dậy rất sớm ! ( Gọi là Thế tử vì con trai trưởng của Lãnh chúa Bảy Viễn , Thái tử là con trai trưởng của vua , Thế tử con của Chúa, trong lịch sử Việt Nam Chúa Trịnh , Chúa Nguyễn con trai gọi Thế tử , Công tử (con thứ) , Con gái gọi là Quận chúa !).

    Thế tử Lê Pau là con trai đầu với người Vợ trước của Lãnh chúa Bảy Viễn, thưở Lãnh chúa còn hàn vi .

    3 vợ sau này Lãnh chúa cưới sau 1946 .Lãnh chúa Bảy Viễn cưới Cô thôn nữ : Lúa con gái rượu của Đại điền chủ Hội đồng Ðống ở Ða Phước năm 1946 khi người đẹp 18 tuổi chỉ hơn Lê Paul đúng một tuổi , còn 2 bà thứ phi sau Cô Hoa , Cô Tám đều thua tuổi Thế tử Lê Paul.

    Thế tử -Thiếu tá Lê Paul , có một người em gái độc nhất đã thành hôn với một Sĩ quan Quân Đội Quốc gia VN, hay gọi Tư Bền sau này là Sĩ quan Cấp tá QLVNCH .

    Thật ra hai anh em Thiếu tá Lê Paul cũng không có tài sản giàu có bao nhiều ! 3 bà Dì trẻ đẹp tranh nhau vơ vét làm của riêng, phần khác Lãnh chúa dự trử tiền bạc , châu báu để mưu việc lớn nuôi quân,thực hiện ước mơ là chiếm ghế Thủ tướng Quốc Gia VN !. Vì vậy Lãnh chúa mới Biếu Quốc trưởng Bảo Đại chút ít gọi là : Nửa triệu Mỹ Kim , để được nhận làm Bào đệ , dễ thăng tiếng sau này .

    Sau đây nói huyền thoại Lãnh chúa Bãy Viễn cưới cô Thôn nữ :Lúa 18 tuổi xinh đẹp , con Đại Điền Chủ 1946.

    Lãnh chúa hơn Bố Vợ 1 tuổi :

    "

    Vài ngày sau khi ông Ủy viên quân sự Lê Văn Viễn tới bàn chuyện ủy lạo bộ đội Binh Xuyên, ông Hội Ðồng Ðống nhận được món quà bất ngờ. Ðó là một cái hộp giống như hộp bánh biscuit hiệu I U gói giấy hồng có thắt nơ đỏ, ngoài đề: Người gửi: ủy viên quân sự Lê Văn Viễn. Người nhận: ông Hội Ðồng Ðống, làng Ða Phước.

    Mở hộp ra, mắt ông Hội đồng chớp lia: Một khẩu súng lục mới toanh nạp đạn đầy đủ.

    Ông Hội đồng rất mê súng. Từ lâu ông mê khẩu súng lục mà bọn cò Tây đeo xệ bên hông, coi oai thấu trời. Ông mê có một cái "giò heo" để lấy le với làng tổng. Nay cầm cây súng Colt có khoe hình con ngựa, nước thép sáng xanh, chưa có dấu tay ai sờ mó, ông mừng quá réo to lên: "Lúa ơi con đâu?".

    Lúa từ sau bếp chạy ra : " Gì đó ba ? "

    - Coi nè, thằng Ủy viên quân sự Lê Văn Viễn tặng cho ba nè .

    Ông Hội đồng quơ lấy cây súng khoe với cô con gái rượu.

    Nhưng cô Lúa lùi lại, đưa hai tay lên, hét to:

    - Ý ! ý đồ chết người, con sợ lắm !

    Ông Hội đồng cười lớn:

    - Cái gì mà sợ ! Ðây là võ khí để phòng thân. Thời buổi lộn xộn, mình là dân có máu mặt, là mục tiêu của bọn cướp. Tư Ty ở cầu ông Thìn hay là đám Mười Nhỏ bên Xóm Cỏ . Thằng ủy viên quân sự tặng mình khẩu súng này thật là biết ý mình quá. Cho vàng cũng không mừng bằng !

    Trong khi ông Hội đồng săm soi khẩu súng, cô Lúa nhìn cái hộp và thấy một tấm danh thiếp in dòng chữ: Lê Văn Viễn, Ủy viên quân sự. Lật phía sau thấy có mấy hàng viết tay: Cháu xin cưới cô Lúa và đây là sính lễ đầu tiên kính dâng Bác !.



    - Ba đọc tờ giấy này đi ba .

    Ông Hội Ðồng giật mình khi biết thằng Ủy viên quân sự không tặng mình khẩu súng khơi khơi mà có điều kiện: bác phải gả con gái rượu của bác cho cháu. Thật là một lối cầu hôn lạ đời ! "


    Lập tức ông quay lại nhìn con gái:

    - Ðêm trước nó xuống bếp mồi thuốc ,nó nói gì với con mà bây giờ xin hỏi cưới?

    - Có nói gì đâu ba ? Ông ta chỉ hỏi thăm chuyện này chuyện nọ vậy thôi. Hỏi cho có chuyện để làm quen vậy mà.

    Ông Hội đồng lo ngại:

    - Con nghĩ gì về việc cầu hôn này. Ba lo lắm, nếu con không ưng thì mệt với nó. Ngày xưa nó là dân giang hồ, vào tù ra tội, còn ngày nay nó là Ủy viên quân sự (Vệ quốc Quân chống Pháp của thủ lãnh Bình Xuyên Ba Dương-Dương Văn Dương ). Thời nào nó cũng có súng...

    Cô Lúa nói nhỏ:

    - Lúc nào ba cũng sợ nhưng người có súng. Nhưng theo con nghĩ thì có hai loại người cầm súng. Có loại cướp của giết người mà cũng có loại trừ gian diệt địch. Ông ủy viên quân sự có lẽ thuộc về loại sau...

    Ông Hội đồng gật gù:

    - Nếu nó biết tu tỉnh như vậy thì tốt. Nói vậy là con...đồng ý ưng nó, phải không?

    Cô Lúa gật. ông Hội đồng thở phào:

    - Vậy là đỡ cho ba lắm. Nếu con không ưng thì ba biết ăn nói làm sao với nó đây !.

    Thế là một tuần sau Bảy Viễn nghiễm nhiên là rể quý ông Hội đồng Ðống- Đại điền chủ ."



    Thế tử Lê Paul trầm ngâm bên tách cà phê nóng , với bao thuốc lá con Mèo đã vơi hơn một nữa !.
    Dù đang bị giam giữ tại Phú Lâm, Thế tử được đối xử khá đàng hoàng , vì dù sao cũng là Thiếu tá Quân Đội Quốc Gia Việt Nam, chưa ra toà án Quân sự , lại được Cao uỷ Pháp quan tâm. Cô em gái Phu nhân Trung uý Bền thường xuyên bới xách thăm nuôi anh trai !

    Thế tử Lê Paul biết hôm nay sẽ ra toà án Quân Sự , trên đường đến toà án sẽ được Pháp giải cứu , và sẽ qua Paris đoàn tụ với Phụ thân.

    Nhưng khuôn mặt Thế tử -Thiếu tá Lê Paul 27 Tuổi, hình như không được vui lắm, lộ vẻ đượm buồn !.
    Người cảnh sát trực đi ngang qua nhìn vào buồng giam , Ông ta cũng nghĩ rằng có Thế tử Bình Xuyên, đang lo ra Toà sáng hôm nay !

    Nhưng có lẽ Thế tử nghĩ rằng ngày hôm nay là ngày cuối cùng tại Sài Gòn , sẽ không bao giờ gặp lại em gái , viễn cảnh đến Pháp phải làm lại từ đầu , lại ở chung với 3 bà Dì . Giữa Thế tử và 3 mẹ kế lại không hoà thuận cho lắm ! . Có lẽ vì bất hoà giữa 2 anh em Thế tử và 3 mẹ kế đồng tuổi , thậm chí nhỏ tuổi hơn 2 anh em !. Vì vậy Bảy Viễn không giao Tài sản cho Thế tử giữ mà giao cho Trung tá Bảy Môn -Võ Văn Môn.

    Vì sợ đến tai : ba bà vợ yêu quí xinh đẹp, sẽ tạo ra bất hoà trầm trọng giữa Họ và Thế tử !


    Đúng 7 giờ sáng :2 ngưới Hiến binh mở cửa buồng giam , dùng còng số 8 khoá 2 tay Thế tử Lê Paul, áp giải ra Xe ...

    Để áp giải Thế tử -Thiếu tá Bình Xuyên, một nhân vật quan trọng đến Toà án , Cảnh sát và An ninh Việt Nam Cộng hoà sử dụng đến 3 chiếc xe :

    Một Hiến binh dùng xe Mô tô đi đầu , kế đến một chiếc Jeep trên xe một vị Trung uý cảnh sát chỉ huy việc áp giải, và người tài xế

    Theo sau là Chiếc xe bít bùng chở Thế tử Bình Xuyên, có 2 cảnh sát viên giám sát.

    (Có lẽ vì coi Bình Xuyên là phản loạn , nên những tù binh bị bắt trong ngày 23.10.1955 tại rừng Sát đều do Cảnh sát Quốc gia Việt Nam Cộng Hoà giam giữ , chứ không phải An Ninh Quân Đội VNCH giam !

    Sau 26.10.1955 Ngô Tổng thống thay đổi Quốc hiệu Quốc gia Việt Nam thành Việt Nam Cộng Hoà ).

    Cũng vào lúc này ở giữa đoạn đường Phú Lâm và Phú Định địa điểm Toà án Quân sự VNCH, một tiểu đội 14 người giả dạng lính Bình Xuyên toàn dân anh chị , trang bị súng tiểu liên Thompson, 2 khẩu Bazooka 60 ly. Cách đó không xa là Lực lượng Đặc Nhiệm một tiểu đội Lính Dù Pháp 11 người do Trung uý Jean chỉ huy . Chuẩn bị mai phục sẵn sàng trong những bụi rậm lùm cây . Ngày đó Sài Gòn vùng ngoại ô còn hoang vu , đầm lầy , ruộng . Theo kế hoạch 7 :15 sáng trực thăng của quân Viễn Chinh Pháp từ Vũng Tàu, sẽ đáp xuống bốc Lực lượng Đặc Nhiệm của Trung Uý Jean và Thế tử Lê Paul .( Điều này chứng tỏ Đại tá Savani không những biết rõ giờ xử án , địa điểm , mà còn biết rõ giờ giấc áp giải, ?)




    BAZOOKA :SÚNG CỐI 60 LY- PHÁP ĐỂ TIÊU DIỆT XE ĐI ĐẦU ÁP GIẢI



    TIỂU LIÊN THOMPSON









    ĐỊA ĐIỂM XỬ ÁN TẠI PHÚ ĐỊNH CÓ LẼ SAU KHI XỬ ÁN ĐƯA THẾ TỬ LÊ PAUL RA CÔN ĐẢO- NẾU KHÔNG CHỊU CUNG KHAI ĐỊA ĐIỂM KHO TÀNG !

    (VÌ BẢY VIỄN KHÔNG CHỊU NÓI THẬT VNCH LÀ DO BẢY MÔN CHIẾM GIỮ KHO TÀNG , CÓ LẼ CÒN NUÔI HY VỌNG TRUNG TÁ BẢY MÔN SẼ DÙNG TÀI SẢN MUA CHUỘC MỘT SỐ NGƯỜI ĐỂ QUẬT NGƯỢC THẾ CỜ ! )


    Đoàn xe áp giải Thế tử Bình Xuyên vừa di chuyển trên đường Phú Lâm, hướng về Phú Định nơi Toà án Quân Sự thiết lập ,di chuyển khoảng 10 phút, xe Mô tô của người hiến binh dẫn đầu ..

    Bất thình lỉnh xuất hiện một em bé chăn trâu : lao ra từ con đường đất nhỏ , đứng dang tay chận chiếc Mô tô của người Hiến binh VNCH.

    Người Hiến Binh vội thắng xe lại quát lớn :

    -Cậu nhỏ muốn chết hả ?

    Em bé chăn trâu chỉ tay về trước mặt :

    -Thưa chú đằng kia khoảng nửa cây số ,có nhóm nguời Hoa , mặc áo quân Lính Bình Xuyên, súng ống đầy đủ, có cả súng lớn nữa ,Cháu chăn trâu gần đó nghe họ nói chuyện : Họ muốn giải cứu con trai của Tướng Bảy Viễn , sẽ bị áp giải ngang đây để ra Toà Án, cháu thấy có cả Lính rằn ri Tây nữa ! Cháu vội băng đường nhỏ ra đây để báo..

    Em bé chăn Trâu vừa nói xong , vừa chạy biến vào con đường đất nhỏ của đám ruộng rau muống.

    Đúng lúc đó Chiếc Jeep của Vị Trung uý Cảnh sát chỉ huy vừa chạy đến, người Hiến Binh VNCH vội báo lại cho Vị Trung uý Cảnh Sát .

    Vị Trung uý tái mặt, trên xe lại không có máy truyền tin !

    (Thời bấy giờ máy truyền tin rất ít , chỉ có những đơn vị tác chiến cấp Đại đội trưởng mới có, hay những sĩ quan cấp tá Tác chiến mới có máy truyền tin trang bị trên xe Jeep !)

    Vị Trung uý Cảnh sát quyết định thật nhanh, ra lệnh đoàn xe quay ngược trở lại lại Bót Phú Lâm.

    Đúng lúc đó cửa xe bít bùng bật mỡ , Người Cảnh sát Áp giải Thế tử Bình Xuyên bước xuống !

    Vị Trung uý Cảnh sát ngạc nhiên !

    Nhân Viên Cảnh sát :

    Thưa trung uý , Phạm nhân muốn đi tiểu tiện !

    Vị Trung uý thoáng nghi ngờ, nhưng gật đầu,.. ông ta bước đến sát chiếc xe Jeep, gần khẩu súng trường Carbin M1...

    Nay nói về Thế tử Bình Xuyên -Thiếu tá Lê Paul, trên đường áp giải có lẽ tâm trạng rất hồi hộp, bất thình lình xe dừng lại ( do Xe Jeep trước dừng lại , Vị trung uý Cảnh sát chỉ huy , nói chuyện với người Hiến Binh ) lại không nghe tiếng súng nổ. Linh cảm có có điều bất trắc ! quyết định thật nhanh , Thế tử yêu cầu nhân viên cảnh sát áp giải :cho xuống đường đi tiểu tiện !

    Thế tử Bình Xuyên bước vội qua vệ đường, hướng đến lùm cây , vừa đến sát lùm cây , vội phóng người chạy băng lên phía trước mặt , xa xa là thửa ruộng rau muống, nhưng đã trễ , Vị Trung uý cảnh sát chỉ huy đã nghi ngờ từ đầu , 3 tiếng nổ chát chúa của Súng trường Carbin M.1 vang lên. Vị Thế tử -Thiếu tá Bình Xuyên, ngã xuống khi 27 tuổi chưa vợ con ! .

    Trong lúc đó có lẽ tại Phú Định , Cô Em Gái, cùng Phu quân Trung uý Bền đang chờ Thế tử ra Toà, nhưng mãi mãi sẽ không bao giờ trông thấy Thế tử -Người anh trai : Thiếu tá Lê Paul !

    ( Trung uý Bền hình như sau này là Đại tá Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà : Trương Văn Bền )
    Last edited by Nguyen Hung Kiet; 26-01-2011 at 07:30 AM.

  10. #240
    Member
    Join Date
    30-08-2010
    Posts
    3,022

    TƯỚNG BẢY VIỄN NHỮNG NĂM THÁNG CUỐI CÙNG 1956-1970



    Tướng Bảy Viễn -Lê Văn Viễn (1904-1970) :Lãnh Chúa Sài Gòn Chợ Lớn 1948-1955

    Từ khi Con trai Thiếu tá Lê Paul chết , Bảy Viễn sống trong niềm ray rứt và hối hận, tiếc dĩ vãng ngày xưa, người con gái thì đang sống tại Sài gòn, Bảy Viễn cũng hối hận là đã ra tay thảm sát Đại tá Thái Hoàng Minh Tham mưu trưởng Bình Xuyên cũng là anh em Cậu Cô ruột với Thế tử Lê Paul , và con gái mình .Chỉ vì Đại tá Minh muốn sát nhập Quân Đội Bình Xuyên vào Quân Đội Quốc gia Việt Nam năm 1955 . (Phụ thân Đại tá Minh là anh ruột của mẹ Thế tử Le Paul và Phu nhân Trung uý-Đai tá Bền )

    Bây giờ mọi chuyện đã muộn màng !Cuộc đời con người dễ thay đổi từ cực này sang cực khác !

    Bảy Viễn ngẫm nghĩ và thấy số phận của mình cũng giống như Cựu hoàng Bảo Ðại !



    Trong thời gian lưu vong tại Paris ,Bảy viễn đã hết thời oanh liệt, uy quyền như trước ,vì vậy tình cảm 3 cô vợ trẻ đối với Bảy Viễn cũng cũng không còn như ngày xưa !

    Họ qua Pháp định cư đoàn tụ với Bảy Viễn, phải hiến tất cả tài sản cho chính phủ Việt Nam Cộng Hoà, cũng chưa hẳn là Yêu thương Bảy Viễn 100%. Vì 3 Cô Vợ trẻ biết rằng , nếu không đi định cư , trước sau Chính phủ VNCH , cũng tịch thu tài sản của mình thôi ! vì tài sản này là bất chính ! .

    Giờ này hàng ngày Bảy Viễn chỉ khoái ngồi quán cà phê vỉa hè Paris đọc báo, theo dõi tình hình Sài Gòn. , Bảy Viễn nhớ thời oanh liệt ngày xưa ,thương nhớ các đàn em ngày xưa , người Cố vấn Quân Sư Tiểu thuyết gia Hồ Hữu Tường, các chính khách ; Trần Văn Ân, Trịnh Khánh Vàng , đã theo mình vào rừng Sát .


    Thấm thoát mấy năm trôi qua,Tổng thống Ngô Đình Diệm trị vì ,và Nền Đệ nhất Cộng Hoà đã trôi qua 9 năm thì bị đảo chính 1.11.1963

    Anh em Tổng thống Đệ Nhất Cộng Hoà bị thảm sát trong thiết vận xa M113 trên đường từ nhà thờ Cha Tam trong Chợ Lớn về Sài Gòn, còn cố vấn Ngô Ðình Cẩn cũng bị đảng Đại Việt Xử tử 1964 ( Trung tá Dương Hiếu Nghĩa Lãnh tụ Đại Việt , là Chánh án Toà án Quân Sự tuyên án tử hình Cố vấn Ngô Ðình Cẩn với những tội danh không có thật !)


    Bảy Viễn thấy sự đời như một giấc mơ, vinh đó rồi nhục đó. Có ai vinh quang bằng Ngô chí sĩ, từ Thủ tướng lên Tổng thống, hạ bệ Quốc trưởng Bảo Ðại . rồi cuối cùng ..


    Một sáng mùa xuân năm 1964 , giữa thời tiết mùa đông lạnh giá Paris, Ông già Bảy Viễn trong áo ấm dày , đang ngồi co ro bên ly Cà Phê nóng Vĩa hè Paris, với điếu thuốc trên tay , lật nhìn tờ báo mắt sáng lên khi đọc được dòng tin :

    "Theo một số tù Côn Ðảo được phóng thích trước đây thì Trần Văn Ân đứng ra kêu gọi tập hợp các sĩ quan gốc Bình Xuyên (đã trở lại đời sống dân sự ) lập lại quân đội Bình Xuyên để giúp chính phủ quân nhân chống cộng "


    Hay tin này,Ông già Bảy Viễn mừng quýnh. Suy nghĩ mấy ngày, Bảy Viễn kêu cô Con gái con Bà Hoa, Vợ thứ 2 (hình như là Bà Vợ trẻ duy nhất còn lại của Ông )viết thư cho Tổng thống Mỹ Lyndon B.Johnson hứa sẽ bảo đảm an ninh cho Sài Gòn và con đường 15 nối Sài Gòn -Vũng Tàu như trước đây. Viết xong, hy vọng sẽ được trả lời niềm nở. Nhưng hoài công.

    Thấy Ông chồng già cứ đi tới đi lui và thở dài, bà Hoa nạt Ông Chồng già :

    - Năm 1960, ông đã viết thư cho Tổng thống Eisenhower một lần rồi, người ta có trả lời vốn gì cho ông đâu ! Bây giờ lại viết cho Tổng thống Johnson, xin ông đừng hy vọng mà uổng công....

    Ông già Bảy Viễn bực mình gắt:

    - Sao bà biết người ta không trả lời cho tôi ?


    Bà Hoa nói:

    Chính Phủ Mỹ phải tham khảo các Tướng lãnh trước khi trả lời Ông , mà Dương Văn Minh , Nguyễn Khánh là những người đã phò Ngô Ðình Diệm đánh Bình Xuyên của ông, làm sao lại dám để Mỹ đưa ông về ? ông thấy chưa? Mà dù ông có về thì đâu còn ai giúp ông đánh CS nữa, Các anh Mười Lực, Năm Chang sau bao nhiêu năm lưu đày ngoài Côn Ðảo đã mệt mỏi lắm rồi, Trần Văn Ân mời lập lại bộ đội Bình Xuyên mà họ có nhận cộng tác đâu. Theo tôi nghĩ, họ sáng suốt hơn ông. Con người chỉ có một thời, cái thời đã qua rồi, khó mà trở lại !.


    Từ đó Ông già Bảy Viễn sống trong sự ray rứt, hối hận, tiếc thời gian vàng son , oanh liệt ngày xưa mà cuộc đời con người dễ thay đổi từ cực này sang cực khác !

    Năm 1970, Bảy Viễn mất tại thủ đô Paris, . Tuy nhiên, thân thế và cuộc đời ông được nhiều nhà báo Pháp đề cập đến .


    Tư Liệu Tham Khảo:

    - Bay Viên, le mai tre de Cholon của Pierre Darcourt.


    Ký giả Pierre Darcourt là ký giả Pháp sống nhiều năm tại Sài Gòn 1950-1975 vì vậy,Ký giả Pierre Darcourt rất am hiểu các nhân vật chính tri , Tướng lãnh Việt Nam Cộng Hoà. Thêm một lợi thế là ký giả Pierre Darcourt được Phòng Nhì Pháp và Sở Mật Thám Pháp cung cấp tư liệu về các nhân vật mà ký giả cần viết về Việt Nam.

    - Background to Betrayal của Hilaire du Berrier.

    - La guerre d lndochine của Lucien Bodard


    - Tài liệu của Quân Sử Hà Nội , và Quân Sử Lục Quân Hoa Kỳ .
    Last edited by Nguyen Hung Kiet; 27-01-2011 at 04:48 AM.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 2 users browsing this thread. (0 members and 2 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 188
    Last Post: 30-03-2012, 01:31 AM
  2. ÂN HẬN DO THIẾU HIỂU BIẾT & VỀ TÍNH DỤC thái san
    By ttv2007 in forum Thơ Văn Tự Sáng Tác
    Replies: 0
    Last Post: 10-12-2011, 06:40 PM
  3. Replies: 7
    Last Post: 07-06-2011, 08:03 AM
  4. thụyvi : NHỮNG MỆNH PHỤ NỔI TIẾNG NƯỚC TÔI
    By Nguyễn thị Sàigòn in forum Tin Việt Nam
    Replies: 5
    Last Post: 27-04-2011, 11:47 AM
  5. Replies: 9
    Last Post: 14-09-2010, 06:53 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •