● Tham gia Cải Cách Ruộng Đất
1953, sau khi dự Hội nghị Vienne về, ông phải tham gia Cải Cách Ruộng Đất. Đối thoại của ông với Hoà Khánh:
- Luật sư có đi tham gia Cải Cách Ruộng Đất?
- Có. Hồi ấy, tất cả mọi cán bộ đều phải về các địa phương để tham gia Cải Cách Ruộng Đất. Tôi cũng phải đi.
- Luật sư về địa phương nào?
- Phủ Nho Quan.
- Công việc của các cán bộ cụ thể là làm ǵ?
- Để phụ với nhân dân tổ chức các cuộc Cải Cách Ruộng Đất thôi.
Trầm ngâm một lát, luật sư Nguyễn Mạnh Tường kể tiếp: Chính trong những đợt đi xuống địa phương ấy tôi mới thấy rơ, thấy hết sự tàn bạo của nó. Lại im lặng. Chúng tôi cũng im lặng chờ đợi. Giọng của luật sư Nguyễn Mạnh Tường trầm trầm, buồn buồn:
"Đầu tiên, về Phủ Nho Quan, chúng tôi được học tập theo lệnh từ trên là tại địa phương này có cả thảy 80% dân chúng thuộc thành phần địa chủ. Tôi điếng cả người. Phẫn nộ, thấy ngay cách làm việc như vậy là rất trái khoa học. Khoa học nào cũng phải sử dụng phương pháp quy nạp, phải căn cứ trên quá tŕnh điều tra thực tế cẩn thận, từ thực tế mà đúc kết thành nhận định.
Đằng này th́ mấy ông từ trung ương cứ tưởng tượng ra các chỉ tiêu rồi ra lệnh xuống bắt các địa phương phải thực hiện. Cán bộ địa phương muốn hoàn thành công tác th́ phải kích thôi. Có nhiều gia đ́nh nghèo xơ nghèo xác, ở trong một căn nhà hẹp có hai gian, tài sản đâu chỉ được một hai mẫu ruộng thế mà cũng bị ghép váo thành phần địa chủ. Để cho đủ số lượng mà! Tội lắm. Oan ức nhiều không sao kể hết được.
- Luật sư có tham gia vào cuộc xử án nào không?
- Không. Người ta đâu có cần luật sư. Ḿnh đi là cốt để rèn luyện quan điểm, rèn luyện lập trường thôi, chứ đâu phải để xử án hay biện hộ cho ai.
- Thế th́ ai làm chánh án, luật sư trong các vụ đấu tố?
- Chẳng có chánh án, luật sư ǵ cả. Phiên ṭa được tổ chức ở một băi sân rộng đâu đó trong làng. Mấy anh thuộc thành phần bần cố nông ngồi ngất ngưởng trên bàn để luận tội, c̣n mấy người bị gọi là địa chủ th́ bị xích cổ, trói chân, trói tay, quỳ mọp giữa sân...
- Có cả chuyện xích cổ ư?
- Có. Suốt "phiên toà", hết bần cố nông này lên tiếng chửi th́ đến bần cố nông khác lên chửi tiếp. Xong rồi đến lượt hành h́nh địa chủ, vậy thôi.
- Luật sư có bao giờ can thiệp vào những sự đấu tố dă man như vậy không?
- Có mà muốn chết à? Không. Có chẩy nước mắt th́ cũng rán mà giấu đi.
- Có địa chủ nào được quyền tự biện hộ, tự thanh minh cho ḿnh không?
- Không. Lúc đó, ai cũng hồn kinh phách tán cả rồi, mặt mũi xanh rờn, đứng c̣n không nổi nữa th́ nói ǵ đến chuyện tự biện hộ. Mà ai cho? Cứ bị khép vào thành phần địa chủ là coi như đă chết"[52].
Bối cảnh Phủ Nho Quan sẽ được đưa vào tiểu thuyết Une voix dans la nuit - Tiếng vọng trong đêm, và cũng là nền tảng của bài diễn thuyết Qua những sai lầm trong Cải Cách Ruộng Đất, xây dựng quan điểm lănh đạo tại Mặt Trận Tổ quốc ngày 30/10/1956.
Còn tiếp ...
Bookmarks