Tổng Thống Ngô Đ́nh Diêm và Tổng thống Eisenhower năm1957
Trước khi qua đời , Bà Nhu có một cuộc sống kín đáo, đơn sô, nặng về tôn giáo, qua lại giữa Paris và Rome, tất cả con cái đều thành tài. Trưởng nữ Ngô Đ́nh Lệ Thủy chết trong một tai nạn lưu thông sau 1975. Sự bất hạnh không ngớt đeo đuổi gia đ́nh nhà Ngô. Thời gian gần đây, bà Nhu thay bà Luyện để tổ chức hằng năm tại Paris một lễ cầu hồn cho TT Diệm và ông Nhu. Trong số ít người c̣n lui tới với bà Nhu, có vợ chồng cựu bộ trưởng Lao Động Hùynh Hữu Nghiă. Ông Nghĩa qua đời năm vừa rồi.
Về tin đồn Đức Cha Thục làm kinh tài (khai thác lâm sản, mua thương xá Tax, làm chủ nhà sách Albert Portail..v.. v..), ông Đức cho rằng TT Diệm tin TGM Thục không làm điều ǵ quấy, ngài phải kiếm tiền nuôi sống trường Đại học Đà Lạt do Ngài thành lập. Trải qua một cuộc đời sóng gió và gặp nhiều hiểu lầm với Toà Thánh Vatican sau 1975, TGM Ngô Đ́nh Thục được Giáo Hoàng phục hồi chức tước, về hưu ở Hoa Kỳ và đă ra đi b́nh yên tại một Viện dưỡng lăo công giáo thuộc tiểu bang Missouri.
Ông Quách Ṭng Đức xác nhận ông Ngô Đ́nh Nhu chẳng những là lư thuyết gia mà c̣n là bộ óc của Đệ Nhứt Cộng Hoà , “l’homme indispensable, nhân vật cần thiết.” Ông xuất thân từ École des Chartes Paris, trầm tỉnh, ít nóí, lạnh nhạt bên ngoài, thích nghiên cứu lịch sử, có nhiều sách hơn đồng chí.
Trong lối ba năm chót của chế độ, dù giữ quyền quyết định cuối cùng trong mọi việc, TT Diệm thường phê chuyễn các hồ sơ chánh trị quan trọng qua cho ông Nhu để lấy ư kiến, không kể những cuộc gặp mặt thảo luận riêng hằng ngày. Ông Nhu làm việc âm thầm, cần mẩn, hút thuốc liên hồi (mỗi lần nửa điếu, do sự can ngăn của bà Nhu) trong một văn pḥng không rộng, đầy ngập sách vở, ánh sáng mờ mờ, ở tầng dưới Dinh Độc Lập, có gắn máy lạnh và interphone với bên ngoài. Ông thường phê vào các công văn với một cây bút ch́ mỡ màu xanh lá cây.
Ông là cha đẻ của Đảng Cần Lao, dựa vào thuyết Nhân Vị, Personnalisme, đúc kết hai xu hướng của triết gia công giáo Emmanuel Mounier (1905-1950) và Jacques Maritain (1882-1973). Ông phát động và thực hiện kế hoạch quốc pḥng Ấp Chiến Lược từng gây khiếp đảm cho CS Bắc Việt. Quốc sách này được thành lập bởi Nghị định số 11-TTP của Tổng Thống và ông Nhu là Chủ tịch Ủy ban Liên bộ đặc trách Ấp Chiến Lược.
Ông Nhu cũng cho thành lập Phong trào Thanh niên và Thanh nữ Cộng hoà giao cho Cao Xuân Vỹ phụ trách. Ông đẩy mạnh tổ chức Lao động ở Việt nam và nâng đở Trần Quốc Bửu. Đại tá CIA Lansdale (người đă ủng hộ Magsaysay trở thành Tổng Thống Phi Luật Tân năm 1952) giúp ông móc nối với Lực Lượng Kháng Chiến Cao Đài để đưa tướng Tŕnh Minh Thế về với Quốc gia. Ngồi chức Tổng Bí Thư đảng Cần Lao (tổ chức theo mô h́nh đảng Cộng Sản, với một Quân ủy trong Quân đội), có một lúc ông Nhu là dân biểu Quốc Hội. Ông không bao giờ tháp tùng Tổng Thống trong các cuộc kinh lư. Săn bắn là thú tiêu khiển yêu chuộng của ông và đồng thời là cơ hội t́m nơi yên tịnh để suy nghĩ.
Ông Đại Sứ Luyện, gốc kỹ sư, tánh t́nh cởi mở, thích giao du với bạn bè mỗi khi về Việt Nam nhưng không có nhiều ảnh hưởng v́ không xen vào vấn đề nội trị. Ông là bạn học của cựu hoàng Bảo Đại, sống taị Luân đôn và đại diện Việt Nam Cộng Hoà ở nhiều xứ Âu châu và Phi châu. Sau khi vợ trước qua đời, ông Luyện tục huyền với em vợ và có rất đông con. Bà Luyện sống ở ngoại quốc nhiều hơn và ít khi xuất hiện. Sau 1963, ông Luyện dạy toán tại một trường tư thục Paris, sau đó sang Phi Châu làm việc một thời gian, t́nh trạng khá chật vật khi về hưu. Ông có qua Hoa Kỳ vài lần để thăm Đức TGM Thục, không c̣n liên lạc với bà Nhu và ông đă quá văng ở Pháp,
Cho đến cuối năm 1961, vai tṛ của ông Ngô Đ́nh Cẩn, Cố vấn lănh đạo Miền Trung, trái lại, rất hệ trọng về mặt an ninh và đoàn thể. Ông Cẩn không ăn học cao nhưng nắm vững t́nh h́nh địa phương, có óc tổ chức, luôn luôn trang phục theo lối Việt, áo dài, khăn đống, ăn trầu, (từ đó biệt danh “Ông Cố Trầu”), độc thân, thích hút thuốc Cẩm Lệ, đan rổ, làm vườn, nuôi thú, nuôi chim.
Ảnh hưởng của ông lan vào Miền Nam với những điệp vụ mang danh nghĩa chiêu hồi của Đoàn Công tác Đặc biệt do Dương Văn Hiếu quán xuyến, sự hiện diện của Nguyễn Văn Hay trong cương vị phó TGĐ tại Tổng nha Cảnh sát Công An Sàig̣n và các hoạt động của cánh Cần Lao do nha sĩ thân tín Phan Ngọc Các điều khiển.
Sau 1.11.1963, viên lănh sự Mỹ Helble taị Huế không cho Cẩn và thân mẫu được tị nạn chánh trị taị Toà lănh sự trong khi trước đó, cơ quan USAID Sàig̣n chứa chấp Trí Quang nhiều ngày.
Lúc vừa bị bắt, ông Cẩn có chỉ cho tướng Đổ Cao Trí tịch thu tại nhà ông ở Phú Cam, dưới gầm giường, “một bao bố và một va-li đựng quư kim” (đọc hồi kư Ḍng họ Ngô Đ́nh của Nguyễn Văn Minh, bí thơ của N Đ Cẩn, trang 307). Ông Cẩn bị Hội Đồng Nhân Dân Cách Mạng, thời Nguyễn Khánh, xử tử vào lúc 6 giờ 30 chiều ngày 9.5.1964 taị sân sau khám Chí hoà, Sàig̣n. Luật sư bào chửa là Vơ Văn Quan. Cố vấn Cẩn tỏ ra b́nh tỉnh tại pháp trường, tuyên bố tha thứ cho các người tuyên án ông và xin đừng bị bịt mắt nhưng không được chấp nhận. Nếu gia đ́nh thỏa thuận lấy của đổi mạng, ông Cẩn có thể đă thóat chết. Vụ tống tiền này đă được cố nghị sĩ Trần Trung Dung và cố trung tướng Lâm Văn Phát xác nhận với người viết sau 1975.
Được hỏi về tin đồn có sự cạnh tranh ảnh hưởng chánh trị giữa Nhu và Cẩn, ông Quách Ṭng Đức nói chỉ nghe nói phong thanh. Vào tháng 10.1963, ông Cẩn nhận được lệnh của TT Diệm ngưng mọi hoạt động về đoàn thể và đóng cửa Văn pḥng Cố vấn chỉ đạo ở ngoài Trung gồm có Hồ Đắc Trọng và đại úy Nguyễn Văn Minh. H́nh như sự hiện diện của TGM Ngô Đ́nh Thục tại Huế đă bó tay ông Cẩn phần nào. Ông Cẩn không dám phê b́nh chị dâu tuy không ưa bà Nhu. Trong phạm vi cá nhân, ông Cẩn giữ liên lạc tốt với Thượng Tọa Trí Quang nhưng điều này không giúp giải quyết cuộc khủng hoảng Phật Giáo. Hoa Kỳ và Cộng Sản đă nhúng tay quá sâu.
Người viết có yêu cầu ông Quách Ṭng Đức cho biết trong gia đ́nh họ Ngô, ai là người gây tiếng tăm bất lợi cho chế độ. Suy nghĩ một phút, ông Đức đáp: TGM Thục và bà Nhu. Đặc biệt trong giai đọan Phật Giáo. Đức Cha ảnh hưởng quá nặng ngoài lănh vực tôn giáo. Bà Nhu xen quá sâu vào chính trị, điều ít thấy trong giới phụ nữ Việt Nam .
Ngó từ bên ngoài, năm anh em Ngô Đ́nh rất khắn khít, mỗi người giúp tay tích cực xây dựng chế độ trong một lănh vực. Sự đoàn kết ấy được diễn tả trong huy hiệu Đệ Nhứt Cộng Hoà : năm cành trúc kết thành một bó, dưới khẩu hiệu “Tiết Trực Tâm Hư.” Tuy nhiên, mỗi nhân vật có cá tánh riêng, nhận định không luôn luôn nhất thống, đôi khi c̣n mâu thuẩn. Đó là hậu quả khó thể tránh trong một chế độ dựa vào gia tộc để lănh đạo. Phe chống đối cũng như Hoa Kỳ và Cộng Sản đều khai thác triệt để và dễ dàng nhược điểm này.
Dư luận cho rằng trong năm chót của chế độ, trước cuộc binh biến 1.11.1963, ông Nhu – trên thực tế – là một “Tổng Thống không ngôi” v́ có nhiều quyền lực, làm lu mờ vai tṛ của ông Diệm nhưng quyền bính hiến định vẫn ở trong tay ông Diệm bị tấn công tứ phiá, bên trong lẫn ngoài nước. Không có một văn kiện chánh thức nào bổ nhiệm ông Nhu lẫn ông Cẩn làm Cố vấn Chánh phủ. Chính các đoàn thể chánh trị ở Miền Trung mời ông Cẩn làm “Cố vấn Chỉ đạo” và dành cho ông danh xưng này. Có lúc dư luận cảm thấy ông Diệm cần ông Nhu hơn là ông Nhu cần ông Diệm. TT Diệm không thể tách rời khỏi ông Nhu đóng vai tṛ “l’âme damnée, linh hồn đày đọa.” Đó là đầu mối thảm trạng xảy ra cho hai người vào giờ phút chót.
TT Diệm tưởng lầm có thể dùng uy tín cá nhân để bảo vệ sanh mạng của bào đệ. TT Diệm cũng tưởng lầm khối tướng lănh chấp nhận điều đ́nh với ông.
Phần đông tướng lănh kính nể TT Diệm nhưng tất cả ngán sợ ông Nhu v́ ông Nhu lắm mưu mô, nhiều bản lănh. Sự ngán sợ đă trấn áp ḷng nể trọng và dẫn đến quyết định hy sinh vị nguyên thủ quốc gia. 3 giờ trưa ngày 1 tháng 11, lúc tiếng súng đang nổ lớn, TT Diệm điện thọai cho đại sứ Lodge: Một cuộc điện đàm ngắn ngủi, đầy phẩn nộ trong khuôn khổ ngoại giao. Khi hay hai ông Diệm, Nhu thoát khỏi Dinh Gia Long đêm1.11.1963, nhóm phản lọan “run en phát rét” và một tướng cầm đầu định “trở cờ,” theo sự tiết lộ của Tổng Thống Thiệu trước khi qua đời với người viết. Conein thúc phe phản lọan phải bắt sống cho kỳ được hai ông Diệm, Nhu.
Conein nói suồng să: “On ne fait pas l’omelette sans casser les oeufs, Không thể rán trứng mà không đập bể trứng!” theo Trần Văn Đôn kể lại trong Hồi kư.
TT Diệm không chiụ ra lệnh cho một số đơn vị vơ trang trung thành phản công quân đảo chánh v́ muốn tránh cảnh nồi da xáo thịt, làm suy giảm tiềm năng kháng Cộng. 4 giờ sáng ngày 2.11.1963, hai tư lệnh Quân khu thân tín ở Vùng I và II là tướng Đổ Cao Trí và Nguyễn Khánh tuyên bố ủng hộ Hội đồng Cách Mạng.
Hy vọng cuối cùng tan biến. Hai giờ sau, Tổng Thống cho phép đại úy Đổ Thọ, sĩ quan tùy viên, điện thoại cho chú y là đại tá Đổ Mậu yêu cầu cho xe đến đón tại Nhà thờ Cha Tam Chợ lớn. Lúc 6 giờ và 6 giơ 45 sáng ngày 2.11.63, TT Diệm đích thân điện thoại cho các tướng Minh, Đôn và Khiêm để t́m giải pháp cho cuộc khủng hoảng. Dương Văn Minh chỉ định Mai Hữu Xuân, Nguyễn Văn Quang, Dương Ngọc Lắm, Dương Hiếu Nghĩa và Nguyễn Văn Nhung (tên vệ sĩ đă từng thủ tiêu xác của Ba Cụt) đi đón, với chỉ thị riêng thanh toán hai ông Diệm, Nhu, trước khi về tới Bộ Tổng tham mưu.
Thái thú Cabot Lodge nhắm mắt trước vụ mưu sát bỉ ổi này mà ông có dư quyền chận lại nếu muốn. Đây là một vết nhơ không bao giờ rửa sạch trong lịch sử đại cường Hoa Kỳ. Tổng Thống Kennedy (lănh tụ đảng Dân Chủ) quá yếu đuối, để cho thuộc hạ lật đổ ông Diệm một cách vô trách nhiệm, với sự a tùng của viên đại sứ đồ tể Cabot Lodge (thuộc đảng Cộng Hoà). Mai Hữu Xuân (đồ đệ của tên C̣ khát máu Pháp Bazin) sống cô đơn, qua đời tại vùng Bắc Californie v́ bịnh tim, nhiều hôm sau lối xóm mới khám phá được, báo cho cảnh sát. Đại tá Quang (gốc Đaị Việt và cấp trên của Dương Văn Minh trong Quân đội Pháp) thăng thiếu tướng, một thời gian ngắn th́ chết v́ bịnh lao phổi.
Ông Nhu có thiện cảm với Pháp hơn với Mỹ, yếu tố văn hóa/ giáo dục ảnh hưởng nặng. Ông Diệm lại e dè với Pháp (qua kinh nghiệm thất vọng thời làm quan dưới triều thực dân) nhưng rốt cuộc, oái oăm thay, ông trở thành nạn nhân của Mỹ mà ông nghĩ là văn minh và nhân đạo hơn!
C̣n tiếp...
Bookmarks