Page 3 of 8 FirstFirst 1234567 ... LastLast
Results 21 to 30 of 74

Thread: Chiến Tranh ... từ Biển Đông ?

  1. #21
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Chiến Tranh ... từ Biển Đông ?

    Chiến Tranh ... từ Biển Đông ?
    Điểm yếu của Trung Quốc trên Biển Đông





    (Tamnhin.net) - Lâu nay người ta nói nhiều đến sức mạnh quân sự của Trung Quốc, chính sách bành trướng của Bắc Kinh trên Biển Đông, o ép các nước trong khu vực. Vậy th́ Trung Quốc không có điểm yếu nào về vấn đề Biển Đông sao? Xin thưa là có.



    Nếu Trung Quốc sử dụng quân sự trong xung đột với các nước trong khu vực về vấn đề Biển Đông, xét về lâu dài sẽ “hại nhiều hơn lợi”.
    Đó là khẳng định của Ngô Phi-tiến sĩ phát thanh truyền thông Đại học Matxcơva, chuyên gia nghiên cứu quan hệ quốc tế và an ninh chiến lược.

    Theo chuyên gia này, Trung Quốc có 2 vấn đề lớn nhất đối với các đảo ở Biển Đông: một là, Trung Quốc không có điều luật bảo vệ lợi ích của ḿnh tại Biển Đông, Trung Quốc chủ yếu dựa vào hiệp thương song phương với các nước liên quan, một khi các nước này nuốt lời, Trung Quốc cũng không có biện pháp nào chống lại; hai là, Trung Quốc chưa đối mặt với vấn đề Mỹ đề xuất “phi quân sự hóa Biển Đông”, song Mỹ lại đóng quân hoặc có liên minh quân sự với Philippines, Thái Lan hay Singapore, nếu như sau này Trung Quốc khống chế toàn bộ Biển Đông, Mỹ và Trung Quốc sẽ ở vào trạng thái đối đầu quân sự toàn diện tại đây.

    Cựu Tư lệnh Bộ chỉ huy Thái B́nh Dương của Mỹ Joseph Wilson Prueher cho biết lần này Biển Đông xuất hiện vấn đề, Mỹ chủ yếu là bên quan sát, và quan tâm chính của Mỹ có 3 điểm: Thứ nhất, thái độ của các nước Đông Nam Á đối với Trung Quốc như thế nào?

    Trong tương lai các nước Đông Nam Á có liên minh phát triển lực lượng quân sự với Mỹ hay không? Thứ hai, liệu Triều Tiên có nhân lúc bạo loạn lần này gây ra khủng hoảng trên bán đảo Triều Tiên hay không? Mức phối hợp của lănh đạo Kim Jong Un với Mỹ có cao hơn thời kỳ ông Kim Jong-Il hay không? Thứ ba, năng lực của Trung Quốc khi đồng thời khống chế bán đảo Triều Tiên và Biển Đông như thế nào? Sự khảo sát của Mỹ đến nay cơ bản đều đă có câu trả lời đầy đủ.

    Những nước cùng khai thác tài nguyên Biển Đông.



    Trong vấn đề Biển Đông, nếu không thể giải quyết một cách căn bản, th́ Trung Quốc chỉ có thể áp dụng chiến tranh quy mô vừa và nhỏ để giải quyết các vấn đề gặp phải trên biển.

    Trung Quốc đang ở vào giai đoạn kinh tế phát triển nhanh, quân sự cũng trong giai đoạn được nâng cao, vậy trong bối cảnh Mỹ và các nước Đông Nam Á chưa thấy rơ được “lá bài tẩy” của Trung Quốc, liệu Trung Quốc có sử dụng lực lượng quân sự của ḿnh để biến thành thách thức hay không?

    Sau khi trỗi dậy hoàn toàn, liệu Trung Quốc có sử dụng biệp pháp quân sự trong vấn đề Biển Đông hay không? Điều này đang trở thành tiêu chí chủ yếu để Trung Quốc xử lư các công việc quốc tế trong tương lai.

    Nếu b́nh tĩnh xử lư th́ giới hạn đỏ của biện pháp này nằm ở đâu? Mềm nắn rắn buông? Trong quá tŕnh phát triển cải cách kinh tế trước đây, Trung Quốc chưa hề dấy binh tại Biển Đông.

    Trước năm 2008 dưới thời Trần Thủy Biển, khi đối mặt với thách thức Đài Loan độc lập, Trung Quốc cơ bản giao lưu với Quốc Dân đảng và Dân Tiến đảng là chính, giới hạn cuối cùng của Trung Quốc đối với Đài Loan không rơ ràng, giới hạn cuối cùng của việc sử dụng vũ lực cũng chưa rơ ràng, sau khi luật chống Đài Loan độc lập ra đời, “lá bài tẩy” của Trung Quốc mới dần hiện rơ, điều kiện Trung Quốc tấn công Đài Loan là chỉ cần “Đài Loan tuyên bố độc lập, hoặc nội bộ Đài Loan xuất hiện vấn đề, nội loạn”.

    Ba năm gần đây, vấn đề của Trung Quốc tại Biển Đông chủ yếu là thái độ ngoại giao luôn lặp lại. Lúc đầu, lợi ích cốt lơi của Trung Quốc chủ yếu liên quan vấn đề Tây Tạng, Tân Cương và quan hệ hai bờ.

    Mặc dù rất nhiều tổ chức nhân quyền Mỹ quấy rối Tây Tạng và Tân Cương, một số tổ chức chính trị Mỹ cũng quấy nhiễu vấn đề Đài Loan, song Chính phủ Mỹ luôn giữ thái độ không can thiệp đối với vấn đề Tây Tạng và Tân Cương, trong vấn đề Đài Loan cũng chủ yếu dừng lại ở Đạo luật quan hệ Đài Loan. Mặc dù trong rất nhiều trường hợp Trung Quốc cho rằng Mỹ thực hiện chính sách hai mặt, song cơ bản Mỹ vẫn không thách thức lợi ích cốt lơi của Trung Quốc.

    Sau khi Trung Quốc đưa Biển Đông vào lợi ích cốt lơi của ḿnh, các nước Đông Nam Á 3 năm gần đây đẩy mạnh việc nhập khẩu vũ khí, Ấn Độ và Đông Nam Á đều có lí do tốt nhất để nhập khẩu vũ khí, khiến lực lượng quân sự các nước này bắt đầu lớn mạnh.

    Lợi ích của Mỹ liên quan tới vấn đề Biển Đông cũng rất rơ ràng, giới cấp cao Mỹ từng nhấn mạnh Mỹ sẽ là khách hàng lớn nhất đối với dầu lửa và khí đốt tự nhiên ở Biển Đông trong tương lai.

    Trung Quốc từng đưa ra “gác lại tranh chấp, cùng nhau khai thác”, song liệu Trung Quốc có đóng quân tại các đảo ở Biển Đông, để sau đó phát triển các đảo băi thành căn cứ tiếp tế cho các chiến hạm hay không?

    Nếu có, nó sẽ tạo ra mối đe dọa đối với quân đội Mỹ đồn trú tại Philippines và Đông Nam Á. Các vấn đề này cho thấy cả Trung Quốc và Mỹ đều chưa rơ giới hạn cuối cùng của đối phương trong quá tŕnh đàm phán.

    Nếu như Trung Quốc sử dụng quân sự đối với các đảo ở Biển Đông, bao gồm cả đảo Hoàng Nham, xét về lâu dài th́ “hại nhiều hơn lợi”, chủ yếu là bởi điều kiện chiến tranh vẫn chưa chín muồi.

    Do đang trỗi dậy nên trong quan hệ đối ngoại, Trung Quốc thường quen dùng phương thức ngoại giao tiền bạc, mua chuộc và buôn bán, song vấn đề lớn nhất của ngoại giao tiền bạc nằm ở chỗ quan chức ngoại giao Trung Quốc khó có hiểu biết sâu sắc về t́nh h́nh nội chính của quốc gia địa phương, hoặc sau khi hiểu sâu rồi, do “ăn sổi”, chỉ thiên về bên chấp chính, khi phe chống đối giành chính quyền lại có sự thay đổi mang tính căn bản về chính sách đối với Trung Quốc.

    Nhân tố tâm lư tiềm tàng của dân chúng Trung Quốc khi muốn áp dụng biện pháp quân sự tại Biển Đông nằm ở chỗ: Trung Quốc trỗi dậy, về chính trị và kinh tế có đủ năng lực xử lư những xung đột với các nước xung quanh, nếu như Trung Quốc hiện vẫn chưa đủ sức mạnh thách thức Nhật Bản, th́ cũng đủ khả năng ra đ̣n đối với Philippines tại Biển Đông, sau này thậm chí cũng có thể ra đ̣n với nước khác.

    Tuy nhiên, nếu tấn công Philippines, hành động này lập tức sẽ mang lại cơ sở vững chắc để các nước Đông Nam Á liên kết với nhau về chính trị và kinh tế để đối phó với Trung Quốc, đồng thời cũng khiến các nước này bắt đầu tính đến việc làm thế nào phát triển một liên minh Đông Nam Á không có Trung Quốc, và tất nhiên cũng mang lại cho các nước lư do tuyệt vời để đẩy mạnh việc nhập khẩu vũ khí.

    Sai lầm lớn nhất của ngoại giao Trung Quốc kể từ sau năm 1949 là quay mặt gây chuyện với Liên Xô khiến ngoại giao Trung Quốc luôn ở vào cục diện bị động, cho đến tận sau chuyến thăm của Nixon, Trung Quốc mới từng bước chuyển ḿnh.

    Sau năm 2012, nếu như Trung Quốc quay lại gây chuyện với các nước ASEAN, điều này liệu có lặp lại kịch bản của Liên Xô đánh Afghanistan năm xưa hay không, tức Trung Quốc bắt đầu đi vào giai đoạn suy thoái? Một bài học lịch sử c̣n nguyên giá trị với người Trung Quốc.

    Theo petrotimes.vn

  2. #22
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Chiến Tranh ... từ Biển Đông ?

    Chiến Tranh ... từ Biển Đông ?
    Trung Quốc mời Đài Loan chia chác ‘chiếc bánh dầu khí’ Biển Đông


    Đất Việt
    Trung Quốc đại lục đề nghị Đài Loan cùng nhau thăm ḍ các vùng biển giàu tài nguyên ở Biển Đông, phớt lờ các nước tuyên bố chủ quyền khác trong khu vực.

    Về vấn đề này, Asia Times Online ngày 13/6 đăng bài viết của nhà báo Jens Kastner ở Đài Bắc, trong đó nhận định đề nghị này quả là hấp dẫn nhưng cũng là một “quả bom chính trị” nguy hiểm đối với chính quyền của Tổng thống Mă Anh Cửu.

    Phó chủ nhiệm Văn pḥng Các vấn đề Đài Loan Phạm Lệ Thanh
    mời gọi Đài Loan. Ảnh gov.cn

    Mới đây, Phó chủ nhiệm Văn pḥng Các vấn đề Đài Loan của Quốc vụ viện Trung Quốc (Chính phủ Trung Quốc) bà Phạm Lệ Thanh nói: “Việc Trung Quốc đại lục và Đài Loan bắt đầu cùng nhau thăm ḍ Nam Hải (Biển Đông) là một ư tưởng tốt. Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh căi ở Nam Hải (Biển Đông) cũng như các vùng biển lân cận và cả hai bên bờ Eo biển Đài Loan phải chia sẻ trách nhiệm bảo vệ những vùng biển này”.Xét về khía cạnh kinh tế, đề nghị này quả là hấp dẫn đối với vùng lănh thổ Đài Loan vốn “đói” nguyên, nhiên liệu. Thế nhưng, chính quyền của Tổng thống Mă Anh Cừu sẽ phải cảnh giác khi sờ vào “củ khoai tây chính trị nóng bỏng” này.

    Trong khi Mỹ tự cung tự cấp 70% tổng số năng lượng tiêu thụ và Trung Quốc trên 80%, lượng dầu khí tự khai thác của Đài Loan chỉ đáp ứng có 0,6% nhu cầu tiêu thụ năng lượng của vùng lănh thổ này.

    Nguồn nhiên liệu duy tŕ sự tồn tại của nền kinh tế Đài Loan được lấy từ Vịnh Ba Tư, Tây Phi hoặc từ Trung Quốc đại lục. Nếu v́ bất kỳ lư do nào đó khiến nguồn cung này bị gián đoạn, hoạt động kinh tế ở Đài Loan sẽ nhanh chóng sụp đổ. Ngoài ra, phát triển điện hạt nhân là một sự lựa chọn vô cùng khó khăn đối với Đài Loan, v́ ḥn đảo này nằm trên “Vành đai lửa Thái B́nh Dương” dễ xảy ra động đất mạnh.

    Chính v́ vậy đề nghị chia sẻ “chiếc bánh năng lượng” ở Biển Đông của Bắc Kinh quả là hấp dẫn đối với Đài Bắc.

    Giống như Trung Quốc đại lục, Đài Loan cũng tuyên bố chủ quyền khoảng 3,5 triệu cây số vuông ở Biển Đông. Theo những ước tính của Trung Quốc đại lục, trữ lượng dầu khí ở những vùng biển mà Trung Quốc đại lục, Đài Loan, Philippine, Việt Nam, Malaysia và Brunei tuyên bố chủ quyền (toàn bộ hoặc từng phần) đủ thỏa măn nhu cầu hiện nay của Trung Quốc đại lục tới hơn 60 năm.

    Đài Loan hiện kiểm soát đảo Thái B́nh (Itu Aba), đảo lớn nhất trong Quần đảo Trường Sa của Việt Nam ở khu vực được cho là giàu dầu khí. Mặc dù tuyên bố đ̣i hỏi chủ quyền ở Biển Đông của Đài Bắc dựa trên Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS), nhưng Đài Loan lại không phải là một bên tham gia kư kết UNCLOS. Không có một nước nào trong khu vực công nhận Đài Loan là một quốc gia độc lập mà chỉ coi ḥn đảo này là một vùng lănh thổ thuộc Trung Quốc đại lục. Nói cụ thể về khía cạnh ngoại giao, Đài Loan không được mời tham dự cơ cấu giải quyết tranh chấp đa phương do ASEAN khởi xướng.

    Giàn khoan dầu khí biển sâu của CNOOC đi vào hoạt động hồi tháng 5/2012.
    Ảnh china,org,cn

    Với sự hậu thuẫn của giàn khoan biển sâu khổng lồ đầu tiên của Trung Quốc đă bắt đầu đi vào hoạt động hồi tháng 5 vừa qua, Công ty dầu khí ngoài khơi quốc gia CNOOC (China National Offshore Oil Corporation) của Trung Quốc đại lục và Công ty lọc dầu CPC (CPC Corporation) của Đài Loan đang t́m cách thăm ḍ xa hơn xuống tận phía Nam Biển Đông – nơi Việt Nam, Philippine, Trung Quốc đại lục và Đài Loan tuyên bố chủ quyền.Theo giới phân tích, Đài Bắc có nhiều khả năng tỏ ra rất thận trọng trước khi chấp nhận đề nghị chia sẻ “chiếc bánh năng lượng” ở Biển Đông của Trung Quốc đại lục.

    Nhà phân tích Hoàng Khuê Bác (Huang Kwei-Bo), cộng tác viên của Trung tâm Nghiên cứu Chính sách Đông Bắc Á của Viện Brookings, tin rằng chính quyền Mă Anh Cửu “sẽ rất thận trọng và kiềm chế” trước lời đề nghị này. Ông cho rằng đề nghị nói trên của Trung Quốc đại lục có thể kết liễu những tham vọng ngoại giao của Đài Bắc trong khu vực. Theo ông, cho đến nay, thái độ của Đài Loan đối với tranh chấp lănh thổ là khá kiềm chế.

    Nhà phân tích Steve Tsang (Tằng Nhuệ Sinh), Viện trưởng Viện Chính sách Trung Quốc của ĐHTH Nottingham, nói việc Bắc Kinh t́m kiếm sự hợp tác của chính quyền Mă Anh Cửu về đ̣i hỏi chủ quyền ở Biển Đông là “một quả bom chính trị” khiến cho Đài Bắc vô cùng khó xử. Ông nói thêm: “Nếu là chính quyền Mă Anh Cửu, tôi sẽ làm tất cả những ǵ mà tôi có thể… để thuyết phục Bắc Kinh không thúc đẩy vấn đề lên mức như vậy”.

    Ông Steven Tsang cũng nghi vấn tính hợp pháp của đề nghị CNOOC-CPC lúc đầu hợp tác ở những vùng biển chỉ có Bắc Kinh và Đài Bắc tuyên bố chủ quyền, rồi sau đó chuyển đến những vùng biển đang tranh chấp với một số nước ASEAN. Ông cho rằng Mỹ sẽ không hoan nghênh việc Trung Quốc đại lục và Đài Loan hợp tác thăm ḍ dầu khí ở Biển Đông, trong khi phớt lờ quyền lợi của các nước tuyên bố chủ quyền khác.



    Chau Xuan Nguyen & all posts
    Tập hợp những bài viết về Kinh tế của tác giả Châu Xuân Nguyễn.

  3. #23
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Chiến Tranh ... từ Biển Đông ?

    Chiến Tranh ... từ Biển Đông ?
    Bộ luật mới làm gia tăng căng thẳng giữa Việt Nam, Trung Quốc



    Luật Biển của Việt Nam, thông qua tuần trước, đă châm ng̣i cho một đợt căng thẳng nữa với Trung Quốc có liên quan đến lănh hải đang có tranh chấp ở Biển Đông. Từ Hà Nội, thông tín viên VOA Marianne Brown gởi về bài tường thuật sau đây.

    Khi Quốc Hội Việt Nam thông qua Luật biển vào ngày 21 tháng này, Trung Quốc đă có phản ứng tức thời và quyết liệt.

    Bộ luật xác nhận những khẳng định chủ quyền của Việt Nam ở quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa, vùng đất được cho là giàu trữ lượng khoáng chất và dầu hỏa, mà lân quốc lớn hơn cũng đ̣i chủ quyền. Bắc Kinh nói luật này là bất hợp pháp và đă triệu tập đại sứ Việt Nam Nguyễn văn Thơ đến để phản đối.

    Các chuyên gia phân tích nói rằng hành động này hướng nhiều vào việc thu hút công luận Việt Nam hơn là vào gây khó chịu cho Trung Quốc. Năm ngoái, hàng trăm người biểu t́nh đă xuống đường trong nhiều tuần lễ trong những cuộc phản đối hiếm khi xảy ra tại Việt Nam, để chống lại thái độ hung hăng của Trung Quốc nhắm vào các tàu thăm ḍ dầu khí của Việt Nam.

    Ông Nguyễn Quang Thạch, một cư dân Hà Nội, đă tham dự các cuộc biểu t́nh năm ngoái. Ông nói ông hoan nghênh bộ luật mới.

    Ông Thạch cho biết: “Tôi rất hài ḷng bởi v́ chúng ta biết được sự phân định lănh hải và đó là một cách tốt để gửi một thông điệp cho các nước khác là chúng ta có luật pháp và luật lệ.”

    Vụ đối đầu với Trung Quốc đă mau chóng leo thang. Cùng ngày Việt Nam thông qua Luật Biển, Bộ Ngoại giao Trung Quốc thông báo đă tăng mức độ quản trị trên ba nhóm đảo trong vùng Biển Đông lên cấp quận, đặt dưới sự kiểm soát của thành phố Tam Sa.

    Trụ sở chính quyền sẽ ở trên đảo Woody, thuộc quân đảo Hoàng Sa, một khu vực mà Trung Quốc đă chiếm từ tay của chính quyền lúc đó là Nam Việt Nam vào năm 1974.

    Thành phố Tam Sa đă được h́nh thành một thời gian, theo bà Jennifer Richmond, giám đốc ở Trung Quốc của công ty chuyên gia an ninh Stratfor, một cách để tạo điều kiện thuận lợi cho việc đưa ra phản ứng về bộ luật mới của Việt Nam.

    Bà Richmond nói: “Thành phố Tam Sa không phải là một khái niệm mới. Thực ra theo tôi họ đă bắt đầu nghĩ tới việc này từ hồi thập niên 1950 và 1960. Như vậy điều họ làm là họ đă luôn có một khu vực hành chính cấp quận. Điều họ đang t́m cách thực hiện lúc này là biến nó thành một cơ quan hành chính cấp quận kèm theo việc đ̣i chủ quyền.”

    Bà Richmond nói thông cáo được đưa ra như một phản ứng đối với bộ luật mới, nhưng không hướng hoàn toàn vào Việt Nam. Thay v́ thế, bà nói một phần đó là một hành động ngoại giao nhắm vào công chúng Trung Quốc vào lúc nước này đang chuẩn bị cho một cuộc chuyển tiếp lănh đạo.

    Phó chủ tịch Tập Cận B́nh dự trù sẽ tiếp quản chức vụ lănh đạo đảng Cộng Sản của ông Hồ Cẩm Đào vào cuối năm nay. Trong khi đó, mối quan tâm chính của chính phủ là duy tŕ sức mạnh và được coi như là thống nhất để bảo đảmg công cuộc chuyển tiếp được càng êm thắm càng tốt. Bà Richmond nói sách lược này không phải chỉ Trung Quốc mới có.

    Bà Richmond cho biết: “Việt Nam, Philippines và Trung Quốc, nhất là Việt Nam và Trung Quốc, là bậc thầy trong việc làm như thế. Khi họ có những vấn đề trong nước đè nặng lên họ, nhiều khi họ sẽ tạo ra những t́nh huống quốc tế để làm nguôi ngoai cho nhà nước.”

    Bà nói có nhiều phần chắc sẽ xảy ra thêm các vụ xung đột với Trung Quốc về lănh hải. Tuy nhiên, bà Richmond nói có phần chắc các xung đột này mang tính nhất thời hơn là thực tế.

    Ngay sau thông báo về luật mới của Việt Nam đă xảy ra một vụ xung đột nữa. Hôm thứ bảy, công ty Quốc doanh Dầu khí của Trung Quốc, tức CNOOC, đă mời các công ty nước ngoài đấu thầu về một cuộc thăm ḍ năng lượng trong 3 lô ở ngoài khơi Việt Nam.

    Bộ Ngoại giao Việt Nam gọi động thái này là bất hợp pháp và nói các lô mà Trung Quốc dành ra hoàn toàn nằm trong đặc khu kinh tế và thềm lục địa 200 hải lư của Việt Nam, do Luật Biển của Liên Hiệp Quốc quy định.

    Bà Richmond nói các hành động đă gây thêm căng thẳng, nhưng nằm trong một khuôn thức quá quen thuộc của những lời hăm dọa qua lại và nâng cao mức độ tranh căi.




    VOA

  4. #24
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Chiến Tranh ... từ Biển Đông ?

    Chiến Tranh ... từ Biển Đông ?
    Trung Quốc có thể lập cơ quan quân sự tại Tam Sa



    Quân đội Trung Quốc đang nghiên cứu việc thiết lập các cơ quan chỉ huy quân sự tại thành phố mới thành lập ở Biển Đông, Tam Sa. Đó là tuyên bố của phát ngôn nhân Bộ Quốc pḥng Trung Quốc được báo chí nước này loan tải ngày 28/6.

    Theo giới phân tích, đây là một chỉ dấu mạnh mẽ chứng tỏ quyết tâm của Bắc Kinh trong việc bảo vệ chủ quyền lănh hải trước những hành động khiêu khích của các nước láng giềng.

    Ông Trương Hải Văn, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu các vấn đề về biển thuộc Cục hải dương quốc gia Trung Quốc, nói rằng Tam Sa có thể trở thành mục tiêu của một số nước có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông và do đó sự hiện diện quân sự của Bắc Kinh tại đây là cần thiết để bảo vệ các quyền lợi của Trung Quốc bao gồm quyền đánh bắt, nghiên cứu khoa học và phát triển các nguồn tài nguyên hàng hải.

    Ông Trương cho biết sau khi thành lập Tam Sa, chính quyền địa phương sẽ đề ra một loạt các kế hoạch phát triển khu vực này, và vẫn theo lời ông, cần có sự bảo vệ của quân đội để thực thi các kế hoạch đó.

    Thành phố Tam Sa được Quốc Vụ viện Trung Quốc phê chuẩn thành lập ngày 21/6 để quản lư hành chính ba quần đảo ở Biển Đông bao gồm Trung Sa, và Tây Sa, Nam Sa - tức Hoàng Sa, Trường Sa theo cách gọi Việt Nam.

    Việc làm này của Trung Quốc được xem như một hành động đáp trả trước việc Quốc hội Việt Nam trong cùng ngày 21/6 thông qua Luật Biển, qua đó nêu rơ Hoàng Sa-Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.

    Nguồn: Xinhua / China Daily

  5. #25
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Chiến Tranh ... từ Biển Đông ?

    Chiến Tranh ... từ Biển Đông ?
    Trung Quốc khởi sự các cuộc tuần tra sẵn sàng tác chiến ở Biển Đông



    Bộ Quốc pḥng Trung Quốc loan báo Bắc Kinh đă bắt đầu các cuộc tuần tra sẵn sàng tác chiến trong vùng biển xung quanh nhóm các quần đảo có tranh chấp ở Biển Đông, một hành động mới nhất làm leo thang căng thẳng trong khu vực dồi dào tài nguyên này.

    Tại cuộc họp báo thường kỳ ngày 28/6, phát ngôn nhân Bộ Quốc pḥng Trung Quốc, Cảnh Nhạn Sinh, nhấn mạnh quân đội Trung Quốc đă thành lập một hệ thống tuần tiễu sẵn sàng tác chiến tại các vùng biển do Bắc Kinh quản lư nhằm bảo vệ chủ quyền, an ninh, và các quyền lợi quốc gia.

    Trang web của Bộ Quốc pḥng Trung Quốc đăng tải phát biểu của người phát ngôn Cảnh Nhạn Sinh nói rằng quyết tâm và ư chí của Bắc Kinh trong việc bảo vệ chủ quyền lănh thổ cũng như bảo vệ các quyền và lợi ích hàng hải quốc gia là kiên định và không ǵ lay chuyển được.

    Những lời tuyên bố mạnh mẽ này được đưa ra đáp lại các cuộc tuần tiễu trên không của Việt Nam ở quần đảo Trường Sa hồi giữa tháng này.

    Hôm 15/6, Việt Nam loan báo Trung đoàn Không quân tiêm kích 940 lần đầu tiên đưa máy bay chiến đấu Su-27 ra tuần tra bảo vệ chủ quyền biển đảo ở Trường Sa.

    Đáp câu hỏi rằng Trung Quốc phản ứng ra sao trước việc này, phát ngôn nhân Bộ Quốc pḥng Trung Quốc nói hành vi đơn phương của Việt Nam gây căng thẳng thêm t́nh h́nh tranh chấp ở Biển Đông, đồng thời khẳng định rằng Bắc Kinh cương quyết phản đối mọi hành động quân sự khiêu khích.

    Cũng liên quan đến tranh chấp Biển Đông, Bộ Ngoại giao Việt Nam ngày 27/6 đă trao công hàm cho đại sứ quán Trung Quốc tại Hà Nội chính thức phản đối việc Tổng công ty Dầu khí Hải Dương Trung Quốc rao mời thầu quốc tế tại 9 lô dầu khí mà Hà Nội khẳng định nằm trong đặc khu kinh tế 200 hải lư và thềm lục địa của Việt Nam.

    Nguồn: TWN / Reuters / Xinhua

  6. #26
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Chiến Tranh ... từ Biển Đông ?

    Chiến Tranh ... từ Biển Đông ?
    Đội tàu hải giám TQ đối đầu tàu Việt Nam?
    RFA-04-07-2012


    Đội bốn tàu hải giám của Trung Quốc tiếp tục hoạt động tại quần đảo Trường Sa, khu vực Biển Đông của Việt Nam.

    Screen capture/CNTV

    Theo China TV tàu Việt Nam đa bỏ đi sau khi gặp đội tảu hải giám TQ.

    Truyền thông Trung Quốc hôm nay loan tin là vào ngày thứ tám của chuyến làm việc, một trong bốn chiếc hải giám Trung Quốc là chiếc 83, chính thức thừa nhận có một tàu của Việt Nam mà họ thấy được khi đến khu vực trung tâm của quần đảo Trường Sa vào ngày hôm qua.
    Bản tin tiếng Anh của Đài Truyền h́nh Trung Quốc trích dẫn tường thuật của phóng viên có tên Hoàng Dũng đi trên chiếc hải giám 83 c̣n nói rằng đội tuần tra thấy một số đảo và đá hiện đang bị chiếm bởi lực lượng nước ngoài, mà điển h́nh là Việt Nam. Theo lời người phóng viên này số mà Việt Nam chiếm là 29 đảo và đá tại đó.
    Bản tin c̣n nói là họ gặp một tàu Việt Nam chạy nhanh qua và khi được hỏi th́ tàu trên thông báo là tàu cảnh sát biển Việt Nam số hiệu 5012. Phía Trung Quốc phát loa yều cầu tàu Việt Nam rời khỏi khu vực, và 10 phút sau th́ chiếc tàu đó giảm tốc và rời đi.
    Xin được nhắc lại đội bốn tàu hải giám của Trung Quốc khởi hành từ thành phố Tam Sa từ hôm 26 tháng 6 trong chuyến hải hành được nói dài 4500 kilomet. Hôm qua bốn chiếc hải giám của Trung Quốc được cho biết tiến hành diễn tập đội h́nh gần đảo đá Chữ Thập của Việt Nam trong quần đảo Trường Sa.

  7. #27
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Chiến Tranh ... từ Biển Đông ?

    Chiến Tranh ... từ Biển Đông ?
    Vấn đề Biển Đông sẽ được thảo luận tại Diễn đàn Khu vực ASEAN



    Tấm bảng chào mừng phái đoàn dự hội nghị ở Campuchia


    Duy Ái

    08.07.2012


    Vấn đề Biển Đông sẽ được mang ra thảo luận tại cuộc họp cấp cao của Diễn đàn Khu vực ASEAN ở Phnom Penh vào tuần tới, bất chấp sự phản đối của Trung Quốc. Các giới chức Đông Nam Á cho biết như thế trong lúc căng thẳng ở Biển Đông tiếp tục tăng cao với một vụ chạm trán giữa các tàu thuyền của chính phủ Trung Quốc và Việt Nam gần quần đảo Trường Sa.

    Chính phủ Trung Quốc mới đây đă nhắc lại lập trường đàm phán song phương về vụ tranh chấp Biển Đông và nói rằng không nên để cho hội nghị cấp cao của Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF), tổ chức ở thủ đô của Campuchia vào tuần sau, bị lợi dụng cho mục tiêu mà họ gọi là “mưu toan quốc tế hóa tranh chấp Biển Đông”.

    Phát biểu tại cuộc họp báo hồi đầu tuần này ở Bắc Kinh, phát ngôn viên Lưu Vị Dân của Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng “phía Trung Quốc tin rằng Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ARF là một diễn đàn quan trọng để nâng cao sự tin tưởng lẫn nhau và tăng cường hợp tác, chứ không phải là nơi thích hợp để thảo luận vấn đề Biển Nam Trung Hoa.”

    Mặc dù vậy, các giới chức Đông Nam Á nói rằng vấn đề Biển Đông sẽ là một đề tài chính trong các cuộc họp diễn ra từ ngày 8 đến ngày 12 tháng này ở Phnom Penh.

    Bản tin ngày 7 tháng 7 của hăng thông tấn PNA của Philippines trích lời phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Raul Hernandez nói rằng “mục đích của ARF là để cho các nước thành viên thảo luận và tham khảo ư kiến về các vấn đề chính trị và an ninh liên quan tới các quyền lợi và những mối quan tâm chung”, như vụ tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.

    Các giới chức Hoa Kỳ cũng dự trù thảo luận về vụ tranh chấp biển đảo này và bày tỏ ư định thúc đẩy cho việc đạt được một bộ qui tắc hành xử để ngăn chận những hành vi xâm lấn hoặc những vụ đối đầu quân sự trong khu vực.

    Các giới chức ở Hà Nội dự kiến cũng sẽ đề cập tới vấn đề này sau khi đă phản đối việc Trung Quốc mời thầu thăm ḍ dầu khí trong vùng biển mà Việt Nam cho là thuộc chủ quyền của ḿnh.

    Một số người e rằng Campuchia có thể không muốn nêu vấn đề Biển Đông tại hội nghị Phnom Penh để lấy ḷng Trung Quốc, là nước đă được Bắc Kinh cung cấp nhiều viện trợ trong những năm gần đây.

    Tuy nhiên, các nhà ngoại giao Đông Nam Á cho rằng Campuchia không thể ngăn không cho các nước khác nêu lên những mối quan tâm chính đáng của họ tại cuộc họp quan trọng này.

    Tin tức ở Philippines cho biết sau cuộc họp nội các hôm thứ 5 Tổng thống Benigno Aquino đă có quyết định về cách thức giải quyết vụ tranh chấp với Trung Quốc ở băi cạn Scarborough (Trung Quốc gọi là đảo Hoàng Nham), nhưng quyết định đó tạm thời sẽ được giữ kín

    Các nhà phân tích cho rằng có phần chắc quyết định này sẽ được chính thức loan báo tại hội nghị Phnom Penh vào tuần sau.

    Những ư kiến trái ngược nhau về nghị tŕnh của hội nghị ARF được đưa ra vài ngày sau khi các chiếc tàu của chính phủ Trung Quốc và Việt Nam chạm trán với nhau gần quần đảo Trường Sa.

    Một bản tin của Đài truyền h́nh Trung ương Trung Quốc cho biết 4 chiếc tàu “Hải giám” Trung Quốc đă chặn đuổi “một chiếc tàu công vụ” của Việt Nam khi tàu này tiến tới gần các tàu Trung Quốc lúc đó đang thực hiện điều mà Bắc Kinh gọi cuộc tuần tiểu thường lệ để “bảo vệ chủ quyền và thu thập chứng cớ” ở vùng biển có tranh chấp giữa Trung Quốc, Đài Loan, Việt Nam, Philippines, Malaysia, và Brunei.

    Tuy nhiên, một bản tin của hăng thông tấn chính thức của Việt Nam nói rằng tàu Việt Nam đă đuổi các tàu hải giám của Trung Quốc ra khỏi lănh hải thuộc chủ quyền Việt Nam.

    Các nhà quan sát cho rằng bất kể là tàu Trung Quốc đuổi tàu Việt Nam hay tàu Việt Nam đuổi tàu Trung Quốc th́ vụ việc này cũng cho thấy tính chất cấp bách của việc có được một bộ qui tắc hành xử Biển Đông, thường được gọi tắt là COC.

    Ông Justin Logan, một nhà nghiên cứu của Viện Cato ở Washington, cho đài VOA biết rằng nhiều người đang hy vọng có được tiến bộ về vấn đề COC tại hội nghị Phnom Penh. Ông Logan nói thêm như sau:

    "Sẽ có một số áp lực, đặc biệt là đối với Hoa Kỳ, v́ chúng ta là những người hô hào cho bộ qui tắc hành xử này. Nhưng bên cạnh đó cũng sẽ có áp lực lên khối ASEAN nói chung để họ đưa ra một điều ǵ đó mà tất cả các bên đều có thể chấp nhận được."

    Trong lúc giới hữu trách Bắc Kinh hồi gần đây đă có những hành động mà nhiều người xem là có tính chất liều lĩnh hơn trong việc tranh giành chủ quyền ở Biển Đông, một nhà nghiên cứu của Trung Quốc nói rằng chính phủ nên tránh xảy ra xung đột quân sự với các nước khác đ̣i chủ quyền ở vùng biển này.

    Trong bài viết đăng trên tờ China Daily hôm thứ sáu, ông Chử Hạo của Viện Nghiên cứu Nam và Đông Nam Á thuộc Viện Quan hệ Quốc tế Đương đại Trung Quốc, nói rằng một vụ xung đột như vậy sẽ đẩy Việt Nam, Philippines và có thể là toàn bộ các nước ASEAN vào ṿng tay đang mở rộng của Mỹ, làm cho thành quả của những nỗ lực ngoại giao của Trung Quốc ở Đông Nam Á trong nhiều thập niên qua tan thành mây khói.

    Ông Logan của Viện Cato cũng cho rằng giới lănh đạo ở Trung Nam Hải nên có thái độ hoà hoăn hơn trong vấn đề Biển Đông:

    "Tôi nghĩ rằng Trung Quốc sẽ có lợi hơn nếu họ không hành động theo kiểu khuất phục trước Hoa Kỳ hay là tránh ra nơi khác. Họ chỉ cần thối lui một chút để cho các nước trong khu vực có thể theo đuổi mục tiêu của ḿnh là có được một mối quan hệ tốt đẹp với Trung Quốc song song với việc có được một mối quan hệ tốt đẹp với Hoa Kỳ."

    Trong khi đó, các giới chức ở Washington lại một lần nữa bày tỏ mong muốn hợp tác với Trung Quốc trong nhiều vấn đề toàn cầu và khu vực, kể cả vấn đề Biển Đông, nơi mà Ngoại trưởng Hillary Clinton đă tuyên bố Hoa Kỳ có quyền lợi quốc gia.

    Trợ lư ngoại trưởng Mỹ đặc trách Á châu Thái b́nh dương, ông Kurt Campell, mới đây cho báo chí biết rằng thông điệp hợp tác sẽ được nêu lên tại hội nghị ARF ở Phnom Penh:

    "Đây là một thông điệp rất quan trọng cần phải đưa ra. Bởi v́ tôi nghĩ rằng khối ASEAN thường có một mối lo ngại là vùng Đông Nam Á hoặc những vùng khác ở Á châu sẽ trở thành một khu vực có sự cạnh tranh nguy hiểm về chiến lược giữa Hoa Kỳ với Trung Quốc."

    Ông Campbell cho biết như thế trong lúc Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ loan báo Ngoại trưởng Clinton sẽ đến dự hội nghị Phnom Penh trong chuyến du hành tới 5 nước Đông Á là Nhật Bản, Mông Cổ, Việt Nam, Lào, và Campuchia.

    Ông Campbell nói thêm rằng việc tăng cường các mối quan hệ kinh tế, thương mại với các nước ASEAN sẽ là một phần trọng yếu trong chuyến du hành này:

    "Có một điều vô cùng quan trọng đối với Hoa Kỳ là đưa ra một số sáng kiến cụ thể về kinh tế cho vùng Đông Nam Á, và điều đó cũng sẽ nêu bật một sự cam kết đáng kể của Hoa Kỳ đối với những hoạt động doanh thương trong khu vực."

    Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ hôm mồng 5 tháng 7, khi đến Hà Nội ngày 10 tháng 7 Ngoại trưởng Clinton sẽ hội kiến các nhà lănh đạo Việt Nam và chứng kiến lễ kư kết một số thỏa thuận về trao đổi giáo dục và các hợp đồng thương mại, và gặp gỡ các đại diện của cộng đồng doanh thương Hoa Kỳ và Việt Nam.

    VOA

  8. #28
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Chiến Tranh ... từ Biển Đông ?

    Chiến Tranh ... từ Biển Đông ?
    Trung Quốc đưa 30 chiếc tàu cá đến Trường Sa, tuyên bố hội nghị ngoại giao hữu ích
    RFA

    2012-07-13

    Trung Quốc cho biết mặc dù vẫn c̣n những bất đồng, nhưng cuộc họp giữa Bắc Kinh và các vị ngoại trưởng ASEAN được coi là hữu ích. Cùng lúc, đoàn tàu đánh cá tối tân của Trung Quốc được đưa đến Trường Sa.

    Phát ngôn viên Lưu Vị Dân của Bộ Ngoại Giao Trung Quốc nhấn mạnh sự kiện trong những năm qua cả ASEAN và Bắc Kinh đều nỗ lực xây dựng thịnh vượng, ḥa b́nh, ổn định cho khu vực.

    Ông Lưu không nói ǵ đến những tranh căi liên quan đến cuộc tranh chấp chủ quyền Biển Đông dang xảy ra giữa Trung Quốc và một số nước ASEAN, cũng như thái độ được xem là hung hăng của Bắc Kinh đối với Philippines và Việt Nam trong thời gian gần đây.

    Và cùng lúc, Trung Quốc đă đưa một đoàn tầu đánh cá gồm 30 chiếc đến quần đảo Trường Sa.

    Tân Hoa Xă loan báo tin này, nói thêm: đây là một trong những đoàn tầu lớn nhất được đưa tới vùng đảo đang tranh chấp chủ quyền, với đoàn thủy thủ rất chuyên nghiệp và đoàn tầu cũng được trang bị những dụng cụ tối tân nhất.

    Tân Hoa Xă cho hay có cử phóng viên đi theo đoàn tầu để liên tục cập nhật về hoạt động đánh bắt cá, đồng thời tầu tuần tra và các căn cứ hải quân Hoa Lục được đặt trong t́nh trạng luôn luôn sẵn sàng để đối phó với những t́nh huống bất ngờ có thể xảy ra, ám chỉ những va chạm với nước đang tranh chấp chủ quyền với Bắc Kinh.

    Tin báo chí Việt Nam nói rằng đoàn tầu đánh cá này sẽ hoạt động ở khu vực gần đảo Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

  9. #29
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Chiến Tranh ... từ Biển Đông ?

    Chiến Tranh ... từ Biển Đông ?
    Đài Loan tái khẳng định chủ quyền tại Trường Sa-Hoàng Sa




    VOA

    Bộ Ngoại Giao Đài Loan lên tiếng tái xác nhận chủ quyền của họ tại 4 nhóm đảo trên Biển Đông, kêu gọi các nước láng giềng tự chế và tránh các hoạt động xâm phạm chủ quyền của Đài Loan tại vùng biển có tranh chấp này.

    Báo Taiwan Today ngày 23/7 trích thuật phát biểu của một giới chức không nêu tên thuộc Bộ Ngoại giao Đài Loan khẳng định rằng xét về mặt lịch sử, địa lư, và luật quốc tế, quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa, Trung Sa, và Đông Sa và các vùng biển lân cận rơ ràng là một phần không thể tách rời của lănh thổ Đài Loan.

    Cùng ngày, tờ Taipei Times trích dẫn thông cáo của Bộ Ngoại giao Đài Loan nói Việt Nam không có quyền thắc mắc về quyền tài phán hành chính của Đài Loan tại đây, cũng như về dự án mở rộng đường băng của Đài Loan trên đảo Ba B́nh (tức đảo Thái B́nh theo cách gọi Đài Loan).

    Thông cáo đăng tải ngày 20/7 nói các bên không có cơ sở để thắc mắc về những biện pháp hành chính của Đài Loan trên đảo Ba B́nh thuộc chủ quyền Đài Loan.

    Tuyên bố này được đưa ra sau khi chính phủ Việt Nam kêu gọi Đài Loan ngừng các hoạt động trên Biển Đông trong đó có dự án mở rộng 500 mét đường băng trên đảo Ba B́nh, ḥn đảo lớn nhất thuộc quần đảo Trường Sa.

    Việt Nam nói dự án này của Đài Loan vi phạm chủ quyền Việt Nam và luật quốc tế, đặc biệt là Công ước liên hiệp quốc về luật biển năm 1982.

    Đáp lại, Bộ Ngoại giao Đài Loan nói Đài Loan không công nhận bất kỳ tuyên bố chủ quyền nào của các nước tại nhóm đảo vừa kể và vùng biển lân cận trên Biển Đông.

    Bộ Ngoại giao Đài Loan cũng kêu gọi tất cả các nước tuân thủ luật quốc tế và tránh các hành động làm phương hại tới ḥa b́nh, ổn định của khu vực.

  10. #30
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Chiến Tranh ... từ Biển Đông ?

    Chiến Tranh ... từ Biển Đông ?
    Trung Quốc đang đẩy căng thẳng biển Đông đến bờ vực xung đột




    Nếu không có một sự đồng thuận về một cơ chế giải quyết, căng thẳng trên biển Đông rất dễ leo thang trở thành một cuộc xung đột vũ trang”

    Căng thẳng biển Đông có thể leo thang thành một xung đột với những động thái leo thang bất chấp công luận, phá vỡ hệ thống nguyên tắc luật pháp và thông lệ quốc tế sau những ǵ Trung Quốc đă và đang gây ra thời gian qua.



    Trung Quốc tổ chức cái gọi là ra mắt lănh đạo "thành phố Tam Sa" hay c̣n gọi là "bộ máy cai trị biển Đông" một cách trắng trợn, bất chấp mọi nguyên tắc luật pháp quốc tế

    Triển vọng giải quyết tranh chấp lănh hải trên biển Đông dường như bị “thu nhỏ lại” sau thất bại của Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN về việc đưa ra bản Quy tắc ứng xử của các bên trên biển Đông (COC) có tính ràng buộc, chi phối hoạt động của các bên liên quan.

    Nhóm nghiên cứu Khủng hoảng quốc tế (ICG) vừa đưa ra những nhận định trên sau động thái thành lập hệ thống chính quyền và chính thức ra mắt cái gọi là “thành phố Tam Sa” mà phía Trung Quốc dàn dựng và biểu diễn.

    “Nếu không có một sự đồng thuận về một cơ chế giải quyết, căng thẳng trên biển Đông rất dễ leo thang trở thành một cuộc xung đột vũ trang”, Giám đốc chương tŕnh ICG châu Á, ông Paul Quinn Judge cho hay.



    Chuyên gia Paul Quinn Judge, Giám đốc chương tŕnh ICG châu Á

    Theo chuyên gia này, chính v́ ASEAN không tạo thành được một bản quy chế có tính ràng buộc, gắn kết các chính sách, các khiếu nại tranh chấp chủ quyền lănh hải trên biển Đông sẽ không thể được thi hành trong khi Bắc Kinh (ngông cuồng) đ̣i hỏi 90% diện tích biển Đông là của ḿnh.

    Trong lịch sử, khu vực biển Đông đă không ít lần dậy sóng bởi những hành động leo thang từ phía Trung Quốc. Căng thẳng bắt đầu quay trở lại từ hồi giữa năm ngoái khi Philippines và Việt Nam lên án Trung Quốc ngày càng hung hăng hơn trong các tuyên bố về biển Đông.

    Ngày 10/4 vừa qua là một mốc thời gian quan trọng đánh dấu bước leo tháng mới của Trung Quốc với cuộc đối đầu giữa Manila và Bắc Kinh trên băi cạn Scarborough trong hơn 2 tháng ṛng ră liên tục.

    Và Trung Quốc trong tuần này đă gây ra sự tức giận hơn nữa đối với khắp các bên trong khu vực biển Đông khi thông báo nước này đă lập kế hoạch để xây dựng một đơn vị quân sự cấp sư đoàn đồn trú (trái phép, vô hiệu) trên đảo Phú Lâm, quần đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam).


    4 tàu Hải giám Trung Quốc tiến hành cái gọi là tuần tra, diễn tập trái phép trên vùng biển chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Trường Sa trước thềm Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN tại Phnom Penh, Campuchia

    Nhiều nhà ngoại giao, giới học giả, phân tích quốc tế đều quy trách nhiệm về sự đổ vỡ vừa rồi của Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN cho nước chủ nhà Campuchia với vai tṛ Chủ tịch luân phiên ASEAN. Chỉ v́ t́m cách bảo vệ lợi ích (phi pháp, phi lư) của Trung Quốc mà đă gây ra sự rạn nứt trong quan hệ nội khối lần đầu tiên trong lịch sử khu vực.

    ICG đă đưa ra một bản báo cáo đánh giá vào hôm qua, thứ Ba ngày 24/7 cho rằng Trung Quốc đă “t́m mọi cách khai thác” những chia rẽ trong ASEAN bằng cách cung cấp ưu đăi cho các thành viên của khối, đổi lại các thành viên này sẽ hỗ trợ những đ̣i hỏi của Trung Quốc trong tranh chấp biển Đông.

    “Chính sự thiếu thống nhất giữa các bên tranh chấp - đối thủ của Trung Quốc cùng với sự yếu kém của các khuôn khổ đa phương trong khu vực đă cản trở việc t́m kiếm một giải pháp cho biển Đông”, báo cáo ICG cho hay.

    Cũng trong bản báo cáo này, ICG nhận định rằng Trung Quốc và các bên tranh chấp đă tiếp tục mở rộng sức mạnh hải quân để bảo vệ bờ biển một phần là do áp lực chính trị trong nước, nhất là yếu tố chủ nghĩa dân tộc đang gia tăng, điều đó có thể dẫn tới một sự cố leo thang mới.

    ICG cũng đưa ra một giải pháp nhằm tháo ng̣i nổ căng thẳng trên biển Đông, đó là các bên cùng hợp tác khai thác tài nguyên, chủ yếu là dầu khí.


    Trung Quốc đă chuẩn bị dàn khoan lớn, tàu lọc dầu lớn chưa từng có, tàu cá "khủng" đưa ra biển Đông là một chủ định tính toán từ trước nhằm tranh thủ vơ vét tài nguyên giữa lúc tranh tối tranh sáng

    Nhưng gần như ngay lập tức, ICG cũng khẳng định khả năng này là rất mong manh sau những động thái vừa rồi của Trung Quốc. Chính sự thất bại của hiệp định hợp tác thăm ḍ địa chấn ba bên trên biển Đông gồm Trung Quốc, Philippines và Việt Nam bị phá vỡ trong năm 2008 là một minh chứng.

    Trước t́nh h́nh đó, không chỉ Việt Nam mà ngay cả Philippines cũng vô cùng phẫn nộ trước những động thái leo thang của Trung Quốc. Manila đă triệu Đại sứ Trung Quốc tại Philippines đến để phản đối.

    Đồng thời, trong bài phát biểu về t́nh h́nh phát triển đất nước trước Quốc hội Philippines ngày 23/7, Tổng thống Aquino một lần nữa khẳng định, Philippines sẽ đấu tranh đến cùng trước âm mưu độc chiếm biển Đông của Trung Quốc.

    Mặc dù nhấn mạnh một giải pháp ngoại giao, nhưng Tổng thống Philippines cũng cho biết trọng tâm của chính phủ thời gian tới là nâng cao năng lực quốc pḥng, đồng thời kêu gọi người dân tiếp tục ủng hộ và chung sức với chính phủ trong cuộc đấu tranh với Trung Quốc như thời gian vừa qua.


    Tổng thống Philippines Aquino phát biểu trước Quốc hội hôm 23/7

    Nhà kinh tế học, Nghị sĩ, Tiến sĩ Walden Bello đảng Akbayan và là thành viên Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Philippines cho rằng, để giải quyết vấn đề biển Đông trong bối cảnh Trung Quốc gây hấn không hề dễ, Philippines sẽ không chỉ nắm lấy một cơ hội mà sẽ kết hợp giữa ngoại giao và khả năng quân sự, nhưng nhấn mạnh về các giải pháp ngoại giao.

    Đánh giá vai tṛ của Mỹ trong chiến lược củng cố năng lực quốc pḥng của Philippines và những nỗ lực đấu tranh với âm mưu Bắc Kinh muốn độc chiếm biển Đông, Tiến sĩ Walden Bello cho rằng Mỹ đóng vai tṛ quan trọng trong chính sách pḥng thủ của Manila, nhưng không phải vị trí thống lĩnh, ít nhất trong thời gian này.

    Nội các Philippines thống nhất quan điểm không lấy Mỹ làm đối trọng để đối đầu với Trung Quốc bởi một khi làm như vậy th́ những vụ tranh chấp lănh thổ trong khu vực trở thành một cuộc xung đột giữa các siêu cường.

    Lănh đạo Philippines trước hết nhấn mạnh vào năng lực tự thân, tự lực cánh sinh, thứ hai là đoàn kết rộng răi và chặt chẽ với các nước láng giềng trong việc đối phó với âm mưu của Trung Quốc.


    Tiến sỹ Walden Bello

    Về những thất bại vừa rồi của Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN khi Campuchia t́m mọi cách cản trở đưa vấn đề nội dung vào Tuyên bố chung của hội nghị, rất nhiều người cảm thấy thất vọng, Tiến sĩ Walden Bello cho biết, ông cũng thất vọng, nhưng Philippines không từ bỏ hy vọng.

    Để đối phó với âm mưu của Trung Quốc muốn biến biển Đông thành ao nhà, hơn lúc nào hết, các bên liên quan cần đoàn kết rộng răi và chặt chẽ trong ngôi nhà chung ASEAN, chí ít là thống nhất được quan điểm về nguyên tắc xử lư vấn đề tranh chấp biển Đông thông qua đối thoại, không sử dụng vũ lực.

    Rơ ràng là những phát ngôn mang tính chất kích động, hiếu chiến của một nhóm học giả diều hâu Trung Quốc và những động thái lấn lướt leo thang đang diễn ra trên thực địa khiến các bên lo ngại.

    Tuy nhiên, thời điểm này cũng là thời điểm chuyển giao thế hệ lănh đạo ở Trung Quốc vào cuối năm nay, và các phe phái trong nội bộ giới lănh đạo Trung Quốc bằng cách này hay cách khác có gắng tỏ ra cứng rắn trong phát ngôn và hành động để tranh thủ phiếu bầu cũng là điều dễ hiểu.



    Những viên tướng hiếu chiến, học giả "diều hâu" như La Viện tự nhận (giữa), Kiều Lương (trái) và Kim Nhất Nam (phải) liên tục tung bài cổ súy chiến tranh phải chăng là một ngón "đ̣n gió" trong các phe phái lănh đạo ở Trung Quốc tung ra thời gian qua với không dưới 1 mục đích?

    Sau khi chuyển đổi xong thế hệ lănh đạo, nhiều khả năng Bắc Kinh sẽ lựa chọn cách tiếp cận linh hoạt hơn đối với vấn đề biển Đông. Giới lănh đạo Trung Quốc xưa nay vẫn rất rất khôn khéo và nguy hiểm trong việc sử dụng truyền thông, dư luận để tạo làn sóng tâm lư áp đảo đối phương.

    Việc họ tuyên bố thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” và đi theo đó là 1 bộ máy hành chính, tất nhiên các bên liên quan cần phản đối mạnh mẽ thông qua đường ngoại giao, nhưng phải nỗ lực hết sức kiểm soát t́nh h́nh, không để bùng lên một cuộc đối đầu quân sự trên biển Đông.

    Trong bối cảnh thế giới ngày càng quan tâm đặc biệt đến biển Đông và Trung Quốc là 1 thành viên của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, 1 nước thành viên phê chuẩn Công ước biển Liên Hợp Quốc 1982 và luôn tuyên bố chiến lược phát triển “trỗi dậy ḥa b́nh”, việc Bắc Kinh hùng hổ chủ động gây chiến với các bên liên quan sẽ khó xảy ra.

    Tuy nhiên, cũng phải luôn đề cao cảnh giác, có biện pháp đối phó kiên quyết, mềm dẻo, hiệu quả đối với những sự vụ nhỏ lẻ mà Bắc Kinh cố t́nh gây ra trên biển Đông như căng thẳng trên băi cạn Scarborough, đưa 30 tàu cá ra Trường Sa đánh bắt trái phép, tuyên bố mời thầu phi pháp 9 lô trong thềm lục địa Việt Nam hay những tuyên bố về hoạt động của cái gọi là “thành phố Tam Sa”.

    Cần phải lên tiếng rộng răi, mạnh mẽ, kiên quyết, đặc biệt nhấn mạnh sự thống nhất, đoàn kết nội khối giữa các bên tranh chấp và ASEAN, tranh thủ tối đa sự ủng hộ của các bên thứ 3 trong vấn đề biển Đông.

    Thông thường, trước thềm mỗi hội nghị, diễn dàn quan trọng có thể đề cập tới biển Đông, Trung Quốc đều leo thang trên thực địa. Các bên cần hết sức lưu ư, đồng thời tố cáo mạnh mẽ và vạch trần những ngón đ̣n thâm hiểm đó của Bắc Kinh và âm mưu lâu dài, xuyên suốt muốn độc chiếm biển Đông thành ao nhà.

    theo gd

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 4
    Last Post: 01-03-2012, 10:24 AM
  2. Replies: 0
    Last Post: 05-10-2011, 08:20 AM
  3. Đừng tin Mỹ giải mật hồ-sơ chiến tranh VN
    By nguoibatcao in forum Tin Việt Nam
    Replies: 2
    Last Post: 16-08-2011, 04:44 AM
  4. Replies: 0
    Last Post: 25-08-2010, 07:25 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •