Page 38 of 42 FirstFirst ... 28343536373839404142 LastLast
Results 371 to 380 of 412

Thread: Tường thuật OLYMPIC 2012 tại LONDON

  1. #371
    Member
    Join Date
    01-12-2010
    Location
    Sunshine state, USA
    Posts
    767

    Highlights: BMX Crashes

    Watch some of the crashes in BMX Cycling

    DN thâu từ NBC:
    <embed width="540" height="520" type="application/x-shockwave-flash" src="http://v6.tinypic.com/player.swf?file=iqlr na&s=6"><br><font size="1"><a href="http://tinypic.com/player.php?v=iqlrna& s=6">Original Video</a> - More videos at <a href="http://tinypic.com">TinyPic </a></font>

  2. #372
    Member
    Join Date
    02-05-2012
    Posts
    642

    Mỹ vẫn đứng đầu bảng

    Nation Medalists Total

    United States See names 41 26 27 94
    China See names 37 25 19 81
    Russia See names 15 21 27 63
    Great Britain See names 26 15 17 58
    Germany See names 10 18 14 42
    Japan See names 5 14 16 35
    Australia See names 7 14 10 31
    France See names 9 9 12 30
    South Korea See names 13 7 7 27
    Italy See names 7 6 8 21
    Netherlands See names 6 5 8 19
    Canada See names 1 5 12 18
    Hungary See names 8 4 3 15
    Spain See names 2 9 3 14
    Ukraine See names 3 1 9 13
    New Zealand See names 4 3 5 12
    Brazil See names 2 2 8 12
    Kazakhstan See names 6 0 4 10
    Islamic Republic of Iran See names 4 5 1 10
    Jamaica See names 3 4 3 10
    Cuba See names 3 3 4 10
    Belarus See names 3 3 4 10
    Poland See names 2 2 6 10
    Romania See names 2 5 2 9
    Denmark See names 2 4 3 9
    Kenya See names 2 3 3 8
    Czech Republic See names 2 3 3 8
    Colombia See names 1 3 4 8
    Sweden See names 1 3 3 7
    Azerbaijan See names 0 2 5 7
    North Korea See names 4 0 2 6
    Ethiopia See names 3 0 3 6
    South Africa See names 3 1 1 5
    Turkey See names 2 2 1 5
    Mexico See names 0 3 2 5
    Croatia See names 2 1 1 4
    Georgia See names 1 2 1 4
    Argentina See names 1 1 2 4
    Slovenia See names 1 1 2 4
    Ireland See names 1 0 3 4
    Slovakia See names 0 1 3 4
    India See names 0 1 3 4
    Mongolia See names 0 1 3 4
    Switzerland See names 2 1 0 3
    Norway See names 1 1 1 3
    Tunisia See names 1 1 1 3
    Lithuania See names 1 0 2 3
    Belgium See names 0 1 2 3
    Armenia See names 0 1 2 3
    Uzbekistan See names 0 0 3 3
    Dominican Republic See names 1 1 0 2
    Latvia See names 1 0 1 2
    Egypt See names 0 2 0 2
    Malaysia See names 0 1 1 2
    Thailand See names 0 1 1 2
    Chinese Taipei (Taiwan) See names 0 1 1 2
    Estonia See names 0 1 1 2
    Serbia See names 0 1 1 2
    Bulgaria See names 0 1 1 2
    Indonesia See names 0 1 1 2
    Trinidad and Tobago See names 0 0 2 2
    Moldova See names 0 0 2 2
    Qatar See names 0 0 2 2
    Greece See names 0 0 2 2
    Singapore See names 0 0 2 2
    Grenada See names 1 0 0 1
    Algeria See names 1 0 0 1
    Bahamas See names 1 0 0 1
    Venezuela See names 1 0 0 1
    Finland See names 0 1 0 1
    Botswana See names 0 1 0 1
    Guatemala See names 0 1 0 1
    Cyprus See names 0 1 0 1
    Portugal See names 0 1 0 1
    Hong Kong See names 0 0 1 1
    Bahrain See names 0 0 1 1
    Puerto Rico See names 0 0 1 1
    Morocco See names 0 0 1 1
    Saudi Arabia See names 0 0 1 1
    Kuwait See names 0 0 1 1
    Tajikistan See names 0 0 1 1
    Afghanistan See names 0 0 1 1

    Totals 256 258 314 828

    http://www.nbcolympics.com/medals/20...ngs/index.html

  3. #373
    Member
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    333

    Công nhận đẹp thiệt.

    Quote Originally Posted by Dean Nguyen View Post
    Sao hỏng nói trước? Đời là một chữ ..."dành" mà. Thôi trễ quá rùi.
    Nè, c̣n một người đẹp dân New Zealand cũng làm thao thức triệu con tim những tên có máu ...dê.
    Nàng tên là Samatha Harrison:


    New Zealand's Samantha Harrison falls on the pitch during a women's field hockey preliminary match against South Africa at the 2012 Summer Olympics. (July 31, 2012) Photo Credit: AP
    Nhưng "nàng" Jackie cũng là dân New Zealand...
    Mà gái New Zealand h́nh như cũng gần thành "sư tử Hà Đông " của VN.(Ai hỏng tin cứ nghe Jackie hi hi ha ha là sởn tóc gáy)
    Thôi huynh "dành" hết đi ! Đệ rét nhắm rùi.
    MN.

  4. #374
    Member Dr_Tran's Avatar
    Join Date
    23-03-2011
    Location
    Northeast US
    Posts
    8,654
    Cô em cũng đẹp ác chiến:



    Thêm nhiều h́nh:

    http://www.zimbio.com/photos/Samanth...ey/FolfWdaWVyP

  5. #375
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Quote Originally Posted by Dr_Tran View Post
    Cô em cũng đẹp ác chiến:


    Những năm về trước ( lâu rồi ) , các nữ thể tháo gia , như quần vợt , đánh vơ , bóng chuyền ...hầu hết là có tài nhưng kém sắc .

    Bây giờ th́ khác , ngược lại với ngày xưa , nhiều nàng đẹp và hấp dẫn đến đỗi phái nam ( như các ông VL đây ) phải ngẩn ngơ mà xem tranh ...tài .

    Có vậy chứ , tài - sắc vẹn toàn mới làm khách mộ điệu thêm say mê :o .

    Tigon

  6. #376
    Member TuDochoVietNam's Avatar
    Join Date
    11-08-2010
    Location
    Texas
    Posts
    1,399
    Trong đám Tàu cũng có nhiều cô xinh đẹp. Nhưng sao tôi thấy ghét lạ! Cứ mong cho chúng thua!

    Nhân tiện, xin hỏi các anh chị nào nhớ các h́nh ảnh post trên VL sau vụ báo Người Việt. TRong đó có h́nh những tay nghệ sĩ, văn sĩ... bên này ṃ về VN ăn nhậu, chụp h́nh với tên Chủ tịch Hội Nghệ Sĩ (hay ǵ đó) bên VN.
    Xin cho biết trong thread nào. Tôi rất cần copy lại các h́nh đó.
    Xin cám ơn.

  7. #377
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Tường thuật OLYMPIC 2012 tại LONDON

    Tường thuật OLYMPIC 2012 tại LONDON
    Từ con bé da màu xấu xí tới ngôi vị nhà vô địch thế vận Con sóc biết bay.

    NgyThanh




    Một ngôi sao vừa xuất hiện


    Trong mấy ngày qua, khoảng chừng 1 tỉ người trên địa cầu chúng ta đă chong mắt xem vận động viên Hoa Kỳ Gabrielle Douglas săn huy chương vàng thế vận hội 2012 tại Luân Đôn, nhưng không ai buồn vui lẫn lộn bằng Dena Walker. Nữ huấn luyện viên Walker là bà thầy mà con bé Gabby đành chia tay ở thành phố Virginia Beach của ḿnh, vượt chiều ngang một nửa đất nước Hoa Kỳ, t́m tới West Des Moines ở tiểu bang Iowa 2 năm về trước, để lùng t́m danh sư cho cuộc dấn thân đầu tư cuộc đời vào ngành thể dục dụng cụ. Bà Walker nói bà vẫn chưa hiểu được tại sao Douglas bỏ bà hồi mùa thu 2010, đúng một tháng sau khi con bé lọt vào danh sách đội tuyển quốc gia. Trường huấn luyện thể thao Excalibur của bà đă từng cho ra ḷ 11 vận động viên của đội tuyển quốc gia Hoa Kỳ, và bà cho rằng không cần phải rời xa Virginia Beach, bé Douglas mới chen chân được vào cuộc tranh tài thế vận. Ngoài ra, bà c̣n lo ngại cho khoản tiền học 20 ngàn đô mà bà nói là mẹ của Gabby c̣n thiếu của bà.



    Ngày 2/08/2012, bà Walker đă rút lại câu nói ấy, hai năm sau khi Douglas miệt mài dưới sự d́u dắt của danh sư Kiều Lương, đạt tới đỉnh vinh quang với huy chương vàng thế vận môn thể dục toàn năng nữ. Bà nói: “Tôi không nghĩ như thế nữa. Tôi không nhằm bôi bác thầy tṛ họ, nhưng muốn ngỏ lời cảm ơn, v́ họ đă mang tôi đi quá xa so với những ǵ tôi ước lượng.” Nhưng Gabrielle Douglas cho rằng cần đi xa hơn nữa: “V́ thế tôi đă quyết định dời chỗ ở. Có một cái ǵ đó thôi thúc trong đầu tôi, bảo với tôi rằng, nếu thực sự tôi muốn đoạt huy chương thế vận, tôi phải được huấn luyện tốt hơn”.



    Việc chuyển tiếp công tŕnh huấn luyện khởi sự lúc bà Walker mời giáo sư Kiều tới tham quan trường đào tạo của bà, nơi Gabrielle đă tập luyện 8 năm qua. Chỉ nội trong một buổi chiều ngắn ngủi của ông, bé Gabrielle sửng sốt v́ mức cải tiến của cú nhảy Amanar mà ông giúp cho em đạt được. Cú nhảy Amanar là một loại h́nh vừa nhảy lùi vừa xoay hai ṿng rưỡi từ lưng ngựa xuống đất rất khó thực hiện, do nữ vận động viên Simona Amanar của đội tuyển Romania biểu diễn lần đầu tại thế vận hội Sydney năm 2000 – tính đến tháng 10/2010 chỉ mới có thêm 25 người khác trên thế giới thực hiện được. Phía Kiều Lương, ông nói con bé có nhiều triển vọng, nhưng ông không chú ư nó lắm giữa hàng trăm đứa bé khác tại trường Excalibur, cũng như ông không trông đợi một ngày kia con bé đến gơ cửa trường huấn luyện của ông để xin thọ giáo, và ông có vỏn vẹn 21 tháng để biến nó thành một nhà vô địch thế vận. Ông nói với bà Natalie Hawkins, mẹ của Gabrielle Douglas, rằng ông rất ngần ngại nhận bé làm đệ tử, v́ thời gian tính tới thế vận hội Luân Đôn đă quá sít sao, sợ ông không kham nổi. Ông bảo ông nhận là v́ không thể từ chối, nhưng ông không dám tin vào những ǵ mà ông cho là cần thiết để Gabrielle tập huấn và triển khai.



    Tối thứ Năm 2/8/2012, quốc kỳ Mỹ đă được trang trọng kéo lên ở vị trí cao nhất tại thế vận hội Luân Đôn trong khi quốc ca Hoa Kỳ được cử hành, để mừng tấm huy chương vàng thứ nh́ mà Gabrielle Douglas mang về cho nước Mỹ. Hôm thứ Tư khi ở Ohio, tổng thống Obama gọi điện thoại chúc mừng tay bơi Michael Phelps khi anh chàng phá kỷ lục tổng số 18 huy chương thế vận hội các hạng của nữ vận động viên Liên Xô Larisa Semyonovna Latynina từ hồi 1964, tức ngót nửa thế kỷ trước. Trước đó, từ trên chiếc Air Force One đang bay, ông cũng điện thoại chúc mừng đội tuyển thể dục dụng cụ nữ Hoa Kỳ, nhưng vị tổng thống da đen đầu tiên vẫn chưa có dịp nói chuyện trực tiếp với siêu sao thế vận cùng màu da, chỉ lớn hơn con gái đầu Malia của ông hai tuổi rưỡi. Chỉ sau 21 tháng, cô bé 16 tuổi đi từ vị trí vô danh đến địa vị làm bà Oprah Winfrey phải ca tụng bằng lời nhắn Twitter của ḿnh, và tổng thống Obama nhắc tên trong chuyến đi vận động tranh cử cũng như trong thông điệp truyền thanh vào cuối tuần sau chiến công lừng lẫy của Con Sóc. Tên tuổi nàng cũng được lặp đi lặp lại trên môi những kẻ ái mộ thể thao thế vận, về công dân da đen Hoa Kỳ thứ nh́ lọt vào đội tuyển quốc gia của Mỹ kể từ sau thần tượng của bé là Dominique Dawes.



    Trong mỗi kỳ đại hội thể thao toàn cầu, giới tiếp thị lùng kiếm những tài năng mới để kư các hợp đồng quảng cáo kếch xù. Năm nay họ đă tập trung chú ư vào hai đối tượng môn bơi lội là Michael Phelps và Ryan Lochte, nhưng cố vấn báo chí Joe Favorito cho biết tên tuổi của cô bé da đen bỗng nghiễm nhiên vượt lên, chói sáng, trở thành trọng tâm chiến dịch, với các hợp đồng dễ dàng có đơn vị tiền với 7 hàng số chờ đợi chữ kư. Joe Favorito nói: “Là một vận động viên mới 16 tuổi, cô bé có cả bầu trời vô tận để sải cánh tung bay. Em ẩn chứa những đặc điểm tiềm tàng mà các nhà tiếp thị chúng tôi đang lùng kiếm. Em c̣n trẻ. Em quá mới mẻ với mọi người. Em là một h́nh ảnh mới lạ, trong khi cả nước Mỹ đang khao khát mong chờ sự xuất đầu lộ diện của các anh hùng. Chúng tôi đang nh́n vào bể bơi nhưng lại kết thúc với một khuôn mặt về môn thể dục dụng cụ, và khuôn mặt ấy nổi bật một cách kinh hồn”.



    Điều hợp viên đội tuyển quốc gia Hoa Kỳ Martha Karolyi nói: “Tôi chưa từng thấy một lực sĩ nào nổi bật lên như sấm chớp, từ một vận động viên trung b́nh lên tới tột đỉnh nghề nghiệp, trong một thời gian ngắn như thế”. Cô Martha Karolyi chính là tác giả đă chế ra cái biệt hiệu “Con Sóc Biết Bay” để đặt cho Gabby Douglas. Bay lượn từ xà thấp qua xà cao vừa nhào lộn xoay chuyển giữa không trung như một con thú rừng nhanh gọn, Gabby đă làm vận động trường rung chuyển v́ những tràng pháo tay và những tiếng la ó tán thưởng sau những cú nhảy chính xác, điêu luyện và nghẹt thở của em trên ngựa gỗ cũng như trên xà lệch. Khi màn ảnh ghi nhận số điểm 62,232 của em, thầy Kiều Lương nói huy chương vàng kể như là của em rồi. Nhưng Gabby vẫn phải chờ thêm năm phút dài như 5 thế kỷ nữa mới có thông báo chính thức, v́ ban tổ chức thế vận và các vị giám khảo c̣n chờ kết quả thi đấu của Viktoria Komova của Nga – người nữ vận động viên đứng hạng nh́ trong cuộc tranh tài vô địch thế giới hồi năm ngoái. Màn tranh tài của Komova cũng không thiếu phần sôi nổi, ngoạn mục, và ấn tượng. Biểu diễn xong, cô bé Nga đứng như trời trồng giữa vận động trường, mắt nh́n cḥng chọc vào màn h́nh ghi điểm, các đầu ngón tay ấn mạnh xuống làn môi, trong khi cô bạn đồng đội Aliya Mustafina xoa bóp bờ vai cho em, để trấn an. Khi con số điểm tổng cộng của em được đèn báo lên, Komova gục đầu xuống, nước mắt tuôn trào, nhanh chân chạy tới ghế ngồi. Em đă thua Gabby chỉ một phần ba điểm; điểm của em thật sát nút: 61 điểm lẻ 973.



    Đoạt huy chương vàng thế vận môn thể dục toàn năng nữ, Gabby trở thành nữ vận động viên Hoa Kỳ thứ ba giật được giải vô địch trong ba kỳ đại hội thể thao thế vận liên tục. Đây là huy chương vàng thứ nh́ mà em giành được trong kỳ Thế Vận Luân Đôn 2012; cái thứ nhất trước đó 2 đêm là huy chương vàng toàn đội mà Hoa Kỳ đoạt được kể từ sau thế vận hội Atlanta 1996. Bạn đọc c̣n nhớ Mary Lou Retton chứ? Gabby Douglas đang ở tư thế sẵn sàng để được nước Mỹ công kênh lên vai như một siêu sao rực sáng ngang ngửa với người nữ vận động viên đầu tiên trên trái đất giật được huy chương vàng thế vận môn thể dục toàn năng nữ mà không là công dân của một nước cộng sản Đông Âu. Hiện Mary Lou Retton là thành viên trong Hội đồng Thể dục Thể thao của Tổng thống Hoa Kỳ, người vừa ṿ tai bứt tóc v́ mừng vui: “Quư vị không phải chờ lâu đâu, rồi sẽ thấy nước Mỹ rước nữ hoàng Gabby về nước như thế nào”. Bạn đọc cũng c̣n nhớ Đại lộ Madison ở thành phố New York chứ? Kể từ thập niên 1920, cái tên Đại lộ Madison – con phố một chiều xe chạy suốt từ Công trường Madison ở phía nam lên đến Cầu Madison ở phía bắc – đồng nghĩa với nền kỹ nghệ quảng cáo và tiếp thị khổng lồ của Hoa Kỳ. Sau chiến công của cô bé da đen, người ta đang nói tới nụ cười dung dị và khả ái của bé thừa sức làm Đại lộ Madison ngất lịm đi, và cá tính của em có thể c̣n vĩ đại hơn cả thành quả mà em vừa gặt hái. Khi nhắc lại hai chục ngàn tiền nợ nơi bà Walker, báo chí quốc tế b́nh luận rằng gia tài của em bây giờ không chỉ là giá trị tiền mặt của 2 tấm huy chương vàng nữa.



    Nh́n lại 2 năm trước đây, Gabby nói với mẹ là em muốn rời Virginia Beach để lên Iowa thụ giáo với thầy Kiều Lương – người đă chỉ dạy cho Shawn Johnson, nữ vận động viên đoạt huy chương vàng tại thế vận hội Bắc Kinh năm 2008. Nhưng bà mẹ đă nói không và không. Bà không thể nào đồng ư cho đứa con gái út mới 14 tuổi xa nhà ngót một ngàn rưỡi dặm đường. May trong nhà có hai người chị Arielle và Joy đánh giá rất đúng về em gái ḿnh, đă bằng mọi cách thuyết phục và đấu lư với bà mẹ, đưa ra một ngàn lẻ một lư do tại sao nên để cho Gabby đi, với một lư do để phải ở lại nhà: mọi người trong gia đ́nh sẽ thương nhớ em. Bà Hawkins đuối lư, nhưng không chịu thua cuộc ngay sau nhiều hôm thao thức: “Đúng là tôi khùng điên. Cho con bé đi là tôi phải xa viên ngọc bích của ḿnh. Nhưng nó cứ nằng nặc mỗi ngày...” Ở trong nhà, người mẹ đơn lẻ làm nghề đ̣i nợ để nuôi 4 đứa con đă thiếu trước hụt sau, kiêng thứ nầy nhịn thứ khác để cầm cự cuộc sống qua ngày, bằng những coupon giảm giá cắt ra từ quảng cáo do bưu tá vất vào thùng thư.



    Nhưng bàn tay thượng đế đang sắp xếp mọi chuyện. Cách nhà bà Natalie Hawkins một nửa bề ngang nước Mỹ, một gia đ́nh khác cũng đang nát óc để làm một cái quyết định lớn. Sau khi cầu nguyện trong giờ kinh tối, bà Missy và ông Travis Parton ở Iowa quyết định mở cửa nhà ḿnh cho con bé lực sĩ mà Kiều Lương giới thiệu đến tạm trú, v́ gia đ́nh Gabby không kham nổi chi phí thuê nhà cho em. Quyết định này đến vừa ngay sau đám táng của mẹ Missy, nên trong nhà vừa có một pḥng trống. Không chỉ cho con bé da đen tới ở miễn phí, gia đ́nh da trắng này c̣n mua thẻ hồ tắm cho Gabby đi bơi, mang nó theo mỗi dịp hội hè đ́nh đám, và đích thân dạy cho nó lái xe nữa.

    Để trở thành nhà vô địch thế vận môn thể dục toàn năng nữ cuối tuần qua, phần Gabby Douglas phải chia tay với tất cả những ǵ làm thành tổ ấm của em. Em phải khăn gói xa ĺa mẹ, hai đứa chị và thằng anh, cũng như tạm biệt hai con chó cưng vẫn thường ngủ chung trên giường của bé. Ngoài ra, bé phải tạm gác những bước chân sáo trên băi biển quê nhà và thú vui lướt ván trên sóng, để làm người da đen đầu tiên xuất hiện ở thành phố Des Moines mà Kiều Lương gặp gỡ. Dù mọi người chung quanh t́m mọi cách để em thấy Des Moines là nhà của ḿnh, nhưng Gabby không thể chối căi ḿnh là thiểu số da đen hiếm hoi trong thành phố. Không những em là trường hợp vận động viên da đen họa hoằn trong thế giới thể dục dụng cụ mặc nhiên là của dân da trắng, không ít lần em thấy ḿnh bị lạc lơng, như khi nghe nhạc rap, để rồi phải giả lả với người khác, “Bạn không biết loại nhạc này sao? OK, Tôi rất tiếc...” hoặc làm người khác ngạc nhiên, “Nhạc đồng quê đó, Gabby không biết nhạc đồng quê à?”, làm bé phải co rúm lại.



    Nhưng những dị biệt này không kéo dài quá lâu. Gabby kể là em và gia đ́nh Parton t́m cách vượt qua, bằng những lời pha tṛ tích cực. Ví dụ: “Xem ḱa, có một người da đen khác ở cuối phố ḱa. Đă bảo rồi mà, ít ra tiểu bang Iowa c̣n có một người da đen thứ nh́, chứ có phải một ḿnh Gabby đâu!” Cuộc sống và những ngày tập luyện cứ thế trôi qua êm đềm. Ở trường, em luôn cười đùa v́ thầy Kiều Lương muốn thế. Về nhà, Gabby là “chị cả” của mấy đứa nhỏ nhà Parton.

    Phần bà Hawkins, cho con gái đi, nhưng tới cách đây chừng một năm, bà mẹ c̣n chứng kiến vận động viên Jordyn Wieber vẫn giữ chức vô địch, c̣n con ḿnh trèo lên xà th́ té ngửa té xấp. Một lần kia, nỗi nhớ nhà làm con bé muốn bỏ cuộc. Gabby gọi về Virginia, nói với mẹ, “Mẹ ơi, lẽ ra mẹ phải ở bên con khi con khổ luyện như thế nầy, hoặc mẹ phải cho con gái nhỏ bé của mẹ quay về...” để bị bà mẹ nghiêm khắc sửa lưng, “Không. Đời có ǵ dễ đâu con. Con phải phấn đấu và phải loại bỏ ư nghĩ bỏ cuộc.” Chính sự can đảm của người mẹ đă góp phần vào vinh quang ngày nay của con bé c̣n mê thức ăn Ư Đại Lợi và Mễ Tây Cơ không kém ǵ xà lệch và xà ngang. Cũng may, trong cuộc tranh tài vô địch thế giới, Gabby có mặt trong đội tuyển Mỹ và “ăn theo” một tấm huy chương vàng. Tới tháng Ba năm nay, Gabby vượt qua nhà vô địch Jordyn Wieber vừa là thần tượng của ḿnh. Tới giải tiền Olympic tháng trước, cô bé đă đánh bại nhà vô địch thế giới Jordyn Wieber ở hạng mục cá nhân để mọi người nh́n nhận rằng nàng chưa hẳn đă thua kém ai. Gabby bay nhảy vững vàng, c̣n Jordyn bị lỗi lầm nho nhỏ ở những chỗ nầy, những điểm dưới mức toàn vẹn ở những phút giây kia, cộng chung thua Gabby vừa 0.233 điểm. Khi tổng số điểm được thông báo, Jordyn mặt trơ như phỗng đá, cúi gục đầu, nhặt ba lô quàng lên vai, bỏ ra khỏi pḥng thi đấu, không buồn vẫy tay chào và cảm ơn ban giám khảo, những cổ động viên, và đồng đội Hoa Kỳ của ḿnh. Rồi đến khi áp dụng điều lệ thế vận chỉ cho mỗi quốc gia đưa hai vận động viên tranh tài với thế giới, ủy ban thế vận quốc gia đương nhiên phải chọn Gabby để bước lên sàn thi đấu.

    Đêm trước khi rời làng thế vận để tới điểm dự thi, bà Hawkins gọi cho con gái, dặn ḍ, “Mẹ đặt hết tin tưởng vào con gái của mẹ.” Gabby đáp, “Con cũng tự tin vào con”. Đó là tất cả những ǵ em Gabby cần trang bị tinh thần, trước khi bước ra nơi thi đấu với người tứ xứ. Em đă khởi đầu buổi tối của ḿnh bằng cách đáp chững chạc xuống sàn sau một cú nhảy tuyệt vời, và cứ thế mà dẫn điểm, không nhường bước cho một ai – lồng lộng như một v́ sao. Gabby quên béng đi là nếu chiến thắng, em sẽ là nhà vô địch Hoa Kỳ gốc Phi châu đầu tiên của môn thể dục dụng cụ toàn năng phái nữ. Khi lănh xong huy chương vàng, em mới thủ thỉ: “Tôi có một lợi điểm, là nhỏ con, lại da đen, nên chẳng ai buồn nghĩ là tôi sẽ thắng.” Vâng, bé đă thắng, để đêm thứ Năm, bé nghiễm nhiên đặt bàn tay lên trái tim, và cho phép mọi công dân Hoa Kỳ trên trái đất, trắng hay đen hay da màu ǵ, cũng đều được vinh dự chia sẻ với em niềm tự hào đất nước – khi thế giới chiêm ngưỡng quốc kỳ Mỹ được kéo lên, trong tiếng nhạc quốc ca ngự trị vận động trường. Ở khán đài kế cận, người thân thích của nhà tân vô địch Gabby Douglas – gồm gia đ́nh mẹ và anh chị từ Virginia cộng với gia đ́nh bố mẹ nuôi Travis Parton với các em gái từ Iowa – nước mắt lưng tṛng.



    Trong cuộc tranh tài gay go, huấn luyện viên Kiều Lương nhắc đi nhắc lại học tṛ ḿnh đứng để ư tới bảng điểm. Nhưng Gabby là đứa học tṛ cứng đầu. Chính cô bé nh́n nhận là cô cứ quay lại nh́n bảng điểm sau mỗi hạng mục thi đấu: xà đơn, xà kép, xà lệch, cầu thăng bằng, nhảy cầu, nhảy ngựa, ṿng tre... Với số điểm 15,033 mà Gabby đạt, đối thủ Nga Komova cần tới 15,36 điểm hay cao hơn nữa, mới đánh bật được vận động viên Hoa Kỳ. Kết quả là Komova bị Gabby bỏ lại quá xa, nên Con Sóc Biết Bay nghiễm nhiên lấy chức vô địch, và cái huy chương vàng, về cho Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ. Sau chiến công này, cô bé tâm sự: “Cuối cùng mọi thứ đều được đền đáp xứng đáng”.



    “Cơm cha, áo mẹ, công thầy...”

    Trở ngại đầu tiên của huấn luyện viên Kiều Lương (??) khi mới tới định cư ở Mỹ vào năm 1991 là cái tên Liang Qiao phiên âm rất khó đọc cho người Âu Mỹ. Anh đă nhanh chóng đổi lại thành Liang Chow, cũng vẫn có nghĩa là Kiều Lương, nhưng dễ hơn cho người đọc, nhất là khi họ cần t́m tới trường dạy khiêu vũ và thể dục dụng cụ mang họ Kiều ở tiểu bang Iowa. Không chỉ có lực sĩ thế vận mới có những hành tŕnh tới thành công từ chông gai, Kiều Lương tạo dựng uy tín và tăm tiếng của một huấn luyện viên đẳng cấp quốc tế của ngày hôm nay cũng bằng thập phần trầy vảy tróc vi.

    Nói không ngoa, Kiều Lương đă trải qua toàn thể cuộc đời ḿnh trong một pḥng thể dục nào đó, nơi này hay nơi kia. Anh bắt đầu được uốn nắn thân thể bằng môn thể dục dụng cụ lúc mới 5 tuổi, khi người lớn nhận ra khả năng đầy hứa hẹn của anh về nhào lộn. Lớn lên, anh đă lăn lộn nhiều nơi trên thế giới, để học tập, để thi đấu, và để thắng các giải vô địch. Là thành viên của đội tuyển quốc gia Trung Quốc, trong giải Vô dịch Thế giới năm 1989, anh chiếm được một huy chương đồng, rồi năm kế tiếp, anh đă đoạt giải Vô địch Thế giới dành cho các danh thủ hàng đầu.



    Bùi tai với lời đề nghị của bà cô ruột vừa lấy bằng tiến sĩ của Viện đại học Iowa tại thành phố Des Moines, Kiều Lương mang vốn liếng nghề nghiệp sang gặp cô để kiếm đất dụng vơ. V́ thế, chẳng có ǵ đáng ngạc nhiên nếu anh ta phải xuất hiện trong một pḥng tập thể dục khác nữa. Nhưng chính Kiều Lương ngạc nhiên, v́ tại Trung Quốc, anh được nhà nước bao cấp, lo sóc cho vận động viên như anh từ miếng cơm, cái mặc, tới nhà ở và xe đón xe đưa. Tới Mỹ, anh như trên trời rơi xuống. Chẳng ai nói cho anh biết trước rằng qua Mỹ anh phải tự lo lấy mọi điều. Anh thú nhận, với nụ cười tự chế giễu chính ḿnh: “bên Trung Quốc, tôi ngủ trong kư túc xá, c̣n nhà nước lo liệu thực phẩm, xe buưt. Thành thử mấy tuần đầu khi mới tới Mỹ, tôi cứ hỏi, thức ăn của tôi đâu?” Ngay sau khi Kiều Lương c̣n lạ nước lạ cái ở Iowa, bà cô nhận được chỗ làm tốt bên tiểu bang Maine, bỏ vợ chồng anh thể tháo gia lại với một nền văn hóa xa lạ và không nơi nương tựa. Hóa ra trên đời chuyện khó tin nào cũng có thể xảy ra, làm Kiều Lương rơi vào cái bẫy rập cuộc sống. Khi c̣n bên nhà, anh được nhà nước đề nghị một chân huấn luyện viên quốc doanh tại thủ đô Bắc Kinh nhưng anh từ khước để đi Mỹ. Giờ vào chân tường, anh không thể hồi cư và xin lại việc làm ấy. Càng khó khăn hơn v́ anh chỉ biết vài ba chữ tiếng Anh, “ngôn ngữ’ mà anh thông thạo là thể dục dụng cụ, nên anh chấp nhận làm phụ tá huấn luyện viên cho các nam sinh tại Viện đại học Iowa ngay nơi ḿnh đang chân ướt chân ráo. Làm thầy, nhưng, anh không có chữ để nói với học tṛ. Cùng đường, anh tự biến ḿnh thành một tập sinh để cùng tranh tài với đồ đệ, qua đó, họ nhận ra được cái tinh hoa trong phong thái của anh khi thi thố tài năng.



    Thấy anh thành công với các sinh viên nam, người huấn luyện viên đội nữ đề nghị anh nên dạy môn này toàn thời gian, và nên nhận đào tạo vận động viên nữ. Thế là vợ chồng anh nhận lời, để kiếm thêm lợi tức và tự lo liệu với cuộc sống mới. Chị Lị Văn vợ anh vốn cũng là một vận động viên trước khi rời quê hương. Anh chị nhận thấy có cơ hội thành công hơn nếu họ chọn các vận động viên tương lai đến tập huấn khi c̣n rất nhỏ, khi các bé gái c̣n uyển chuyển, dễ tiếp nhận các kỹ năng mới hơn. Anh chị cũng t́m cách thử thời vận bằng cách kéo nhau đi t́m đất hứa mới. Họ sang California, nhưng không bằng ḷng với cái xô bồ xô bộn bên ấy. Họ bay lên Seattle, thấy cũng chẳng khác ǵ dưới Cali. Chạy đủ nơi, họ đă khăn gói trở lại với Iowa. Anh kể: “Tôi thấy Iowa mới đúng là chỗ của ḿnh. Tôi thích con người ở đây, và thích cả môi trường ở đây”. Được một người bạn huyến khích và hỗ trợ, anh sang lại một nhà kho nhỏ làm trường đào tạo, khai trương vào năm 1998. Chỉ sau 5 năm, anh thấy tù túng chật chội, nên lại phải dời nhà. Lần nầy là dọn tới một cơ sở huấn luyện thể dục thể thao rộng 11 mẫu tây, được xây dựng trên một thửa ruộng trước kia trồng ngô.

  8. #378
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Tường thuật OLYMPIC 2012 tại LONDON

    Tường thuật OLYMPIC 2012 tại LONDON
    Từ con bé da màu xấu xí tới ngôi vị nhà vô địch thế vận Con sóc biết bay.
    P2



    NgyThanh




    Từ máy bay ngơ ngáo bước xuống phi trường Des Moines 2 thập niên trước, Kiều Lương ngày nay là ông chủ 44 tuổi của một trường dạy khiêu vũ và thể dục dụng cụ nổi tiếng trên thế giới. Năm 2008, anh trở về Trung Quốc, không để van xin lại công việc mà anh chê thủa trước, nhưng trong tư cách là huấn luyện viên trưởng của đội tuyển nữ Hoa Kỳ, vừa là thầy kèm riêng cho Shawn Johnson, cô bé đă giật được huy chương bạc thế vận môn thể dục toàn năng nữ trong kỳ tranh tài tại thế vận hội Bắc Kinh.

    Học mà chơi, chơi mà học. Kiều Lương duy tŕ trường huấn luyện của ḿnh trong một không khí vui nhộn hơn là giáo điều, khuôn khổ, dù học tṛ của anh chị là một đứa bé bé ḅng bong, hay đang là một lực sĩ chuyên nghiệp. Khi nào cũng cười, khi nào cũng đùa. Cái không khí vui nhộn nầy đă giữ chân Shawn Johnson, một vận động viên chào đời ở Des Moines, tại trường của Kiều Lương xấp xỉ hai thập niên. Cô bé kể: “Thầy Kiều Lương với tôi như t́nh cha con. Chúng tôi sống với nhau kể cũng khá lâu”. Khi thấy h́nh ảnh thân thiện giữa Shawn và thầy Kiều Lương, cô bé Gabrielle cảm nhận được sự nồng ấm và gần gũi, để có thể làm quyết định lớn. Đến với Kiều Lương, cô bé không hối tiếc, v́ “thầy khám phá được những tiềm năng thể dục dụng cụ trong mỗi chúng tôi mà chính chúng tôi không nhận thấy được”. Đó chính là cái khác đời của thầy Kiều. Anh quan niệm rằng bộ môn thể dục dụng cụ chính là vị thầy vĩ đại; anh đánh giá cao thời gian mà anh trải cuộc sống vào môn thể thao với kỷ luật tự giác, với triển vọng và tính kiên cường để không những trui rèn thể dục, mà c̣n nhằm rèn luyện cả cuộc sống của ḿnh nữa. Anh nói: “Tôi nghĩ thể dục dụng cụ luyện tôi thành người. Không tuân thủ những bài học đ̣i hỏi khổ luyện trong thể dục dụng cụ, chắc cơ thể tôi đă tự hủy hoại”.

    Có lẽ đó là lư do tại sao anh truyền đạt tinh thần thượng vơ ấy lại cho học tṛ của anh. Trong trường đào tạo của Kiều Lương, anh dành tất cả nỗ lực để thúc đẩy các lực sĩ mưu cầu không những chiến thắng, nhưng phải thắng với sự hài ḷng, trên bước đường dẫn tới bục nhận vinh quang. Đó chính là điều mà con bé Gabby mưu t́m. Trong suốt quá tŕnh thi đấu ở Luân Đôn, Gabby hơn một lần t́m tới thầy Kiều để nhận sự ủi an và chỉ dẫn. Mỗi lần như thế, Kiều Lương luôn bắt đệ tử ḿnh tách sự chú ư của cô bé nhắm vào cuộc tranh tài, mà cứ nghĩ là em đang phải thực hành các bài học gian khổ ở Iowa, và phải vượt qua hàng chục bước giáo tŕnh huấn luyện trước sự giám khảo của thầy ḿnh, thay v́ là của ban giám khảo thế vận. Kiều Lương nhắc đi nhắc lại với Gabby Douglas: “Nếu em thể hiện việc thi đấu của em theo đúng bài bản do thầy hướng dẫn, và làm thật tốt, tức là em đă tuân giữ qui ước giữa thầy tṛ ḿnh. C̣n nếu em làm hỏng, th́ đó là lỗi do thầy dạy dở. Vậy th́ em chẳng có ǵ phải lo cả.”

    Tại Luân Đôn, huấn luyện viên Kiều Lương lại xuất hiện trên sàn thi đấu thế vận, với một vận động viên đầy tự tin, đầy khả năng và nhất quán để giành ngôi vị vô địch thế vận môn thể dục toàn năng nữ mà tuyển thủ nào cũng khao khát. Là một người thầy, ngoài tư cách là nhà d́u dắt, huấn luyện viên c̣n phải đặt cho bản thân ḿnh giá trị chuyên môn tối cao trước số phận thành bại của người đệ tử. Riêng với Kiều Lương, anh c̣n tự áp đặt cho ḿnh giá trị cá nhân sâu thẳm hơn. Từ cương vị ấy và bằng tinh thần ấy, anh nói với học tṛ ḿnh: “Nếu các em có tài và có sức, rồi các em chịu khó tập luyện, nhất định các em sẽ đạt mục tiêu – cho dù các mục tiêu ấy có vẻ như không thể thực hiện được”.

    Kiều Lương không chỉ nói ra để bắt học tṛ ḿnh làm tại Trường Thể Dục Dụng Cụ Kiều Lương. Anh đă nói ra những ǵ mà anh đă tự bắt ḿnh phải làm. Trong quá tŕnh nghề nghiệp, vận động viên Kiều Lương đă đoạt không dưới 30 huy chương vàng quốc tế. Năm 1990, anh giật giải vô địch môn thể dục toàn năng nam trong cuộc thi Vô địch Thế giới lần thứ 14. Cùng năm ấy, anh đoạt luôn chức vô địch Á vận hội. Năm trước đó, trong giải Vô địch Thế giới 1989, anh giành được huy chương đồng.



    Vận động viên của nước cộng sản

    Nếu đem chuyện gia đ́nh da trắng Travis Parton ở Iowa lo sóc cho cô bé lọ lem da đen Gabrielle Doiuglas kể cho công dân các nước cộng sản, họ sẽ không tin.

    Kư giả Joohee Cho tường thuật trên đài truyền h́nh ABC rằng để thúc ép các vận động viên phải chiến thắng, chính phủ B́nh Nhưỡng dùng tủ lạnh và xe hơi thay huy chương, và trại cải tạo với lao động khổ sai làm bản án cho vận động viên thua cuộc. Sau khi thi đấu, người chiến thắng thường mở miệng đọc một luận điệu tuyên truyền rập khuôn nhau. Nhà vô địch cử tạ Kim Ân Quốc (Kim Un-Guk) của Bắc Hàn sau khi phá kỷ lục thế vận với 153 kg (337 pao), đă kính cẩn dành chiến công cho lănh tụ đảng ở quê nhà: “Tôi giành được giải vô địch là nhờ Lănh tụ Tối cao Rực rỡ Kim Chính Ân cho tôi sự can đảm và sức mạnh”. Đến lượt ḿnh khi đoạt uy chương vàng giải nhu đạo 52 kg, nữ lực sĩ môn đô vật An Cầm Ái (An Kum-Ae) nhanh chóng sao ư chính bổn: “Tôi không thể nào hạnh phúc hơn khi có thể dâng hiến huy chương vàng của tôi cho lănh tụ vĩ đại Kim Chính Ân muôn vàn kính yêu”.

    Cũng chẳng có ǵ để ngạc nhiên, v́ lực sĩ trong xă hội Bắc Hàn được tôn kính như thành phần tinh nhuệ của xă hội; họ được đăi ngộ, huấn luyện và trợ cấp bởi ngân sách nhà nước, ở tầm mức quốc gia. Được đặc tuyển do Ủy ban Thể thao Đảng Cộng sản, các lực sĩ quốc doanh được huấn luyện ngay từ tấm bé, và được chỉ định vào các trường đặc biệt, nơi họ được lo ăn lo mặc và tiền bạc để tiêu dùng. Hằng tuần, song song với các bài tập thể dục thể thao, họ được giáo dục ư thức hệ 4 tiếng đồng hồ để gieo mầm trung thành với lănh tụ. Về nước chuyến nầy, hai nhà vô dịch Kim Ân Quốc và An Cầm Ái sẽ được tưởng thưởng một số tiền lớn, một căn chung cư, một xe hơi, cùng với tivi và tủ lạnh. Nhưng quan trọng hơn nữa là họ sẽ được gắn nhăn hiệu “anh hùng” hay “lực sĩ nhân dân” – là thứ dùng làm cần câu cơm và đổi đời phú quí rất chóng. Ngược lại, nếu họ thua, nhất là thua các đối thủ từ những quốc gia không đội chung trời như Hoa Kỳ hay Nam Hàn, họ sẽ bị đưa vào biệt giam, chờ khi ủy ban của đảng khảo sát lại quá tŕnh thi đấu của mỗi vận động viên. Nếu một cá nhân bị kết luận là “bất trung” với lănh tụ tối cao, lực sĩ ấy kể như “khê” cuộc đời, bị trục xuất khỏi các đoàn thể thể thao, và bị đày tới các mỏ than để cải tạo lao động – như trường hợp xảy ra cho đội tuyển túc cầu Bắc Hàn sau khi họ bị Brazil đá thủng lưới 2 trái trong trận tranh Cúp vô địch Thế giới ngày 15/06/2010.

    Ở TQ, nhà nước áp dụng bài bản của Liên Xô trong việc phát triển lực sĩ, khởi đầu bằng việc công an địa phương lên danh sách các trẻ em có năng khiếu, để nhà nước trung ương bốc vào các ḷ huấn luyện kiểu dạy trẻ bụi đời, nhằm đào tạo một thế hệ lực sĩ trung thành, phục vụ cho bộ máy tuyên truyền của đảng. Các bài báo có kèm h́nh ảnh chứng minh sự kiện dùng tra tấn vào công tác huấn luyện thể thao tại TQ đang lưu hành rộng răi trên mạng, gây những cảm xúc đau ḷng cho người xem từ các cộng đồng quốc tế.

    Tại thế vận hội Luân Đôn năm nay, nữ vận động viên Ngô Mẫn Hà của TQ chiếm huy chương vàng môn nhảy cầu mềm 3 mét, trở thành người đầu tiên chiếm chức vô địch trong ba kỳ thế vận hội liên tiếp. Nhưng buổi lễ đăng quang của nàng đă bị hỏng kiểu, khi bố mẹ cô tiết lộ hai hung tin: ông bà nội của cô đă qua đời 1 năm trước ngày thi đấu, c̣n riêng bà mẹ đang chống trả với chứng ung thư vú từ 8 năm nay. Điều đó tố cáo chính phủ cộng sản TQ coi thành tích nặng hơn giá trị con người, dành quyền kiểm soát tất cả các khía cảnh riêng tư của công dân, chỉ v́ mục tiêu biến đất nước TQ thành siêu cường lực sĩ của thế giới. Năm nay 26 tuổi, hằng ngày Ngô Mẫn Hà phải ráo riết tập luyện ở trường huấn luyện nhảy cầu, từ lúc mới lên 6. Đến tuổi 16, cô bị cách ly gia đ́nh để tới viện đào tạo thể dục thể thao của nhà nước. Cô không được gặp gia đ́nh, không được đến lớp học như mọi học sinh khác; chỉ tập nhảy cầu và nhảy cầu, mỗi ngày như mọi ngày, trong thập niên qua, như một cái máy. Bố của cô, ông Ngô Dư Minh, nói với thông tấn xă Tân Hoa: “Tất cả đó đều là những lời nói dối chân thành. Từ bao năm nay, chúng tôi biết là con gái chúng tôi không c̣n thuộc về chúng tôi nữa”. Họ quyết định bưng bít những bí mật khủng khiếp ấy để khỏi làm ảnh hưởng đến quá tŕnh tập luyện và thi đấu của cô tại thế vận hội Luân Đôn 2012.

    Trường hợp của Ngô Mẫn Hà chỉ là một chương trong ngôi nhà mồ chứa một ngàn lẻ một chuyện thương tâm bí sử khác của nước TQ. Ngày 20/08/2008, nữ vận động viên cử tạ Tào Lỗi của TQ bước lên bục nhận huy chương vàng vô địch tại thế vận hội Bắc Kinh, với những giọt nước mắt mừng vui lẩn lộn. Trước ngày thi đấu hai tháng, bố của cô từ quê nhà gọi phôn cho huấn luyện viên Mă Văn Huy báo tin mẹ cô qua đời. Tin này được giấu đi, để cô không bị phân tâm, và hỏng cuộc tỉ thí. Ngay sau khi đăng quang, cô vội vàng bay về Hồ Bắc để chịu tang muộn cho mẹ ḿnh.

    Ở TQ, việc áp dùng nhục h́nh vào chương tŕnh đào tạo vận động viên kể như công khai, khỏi cần bưng bít. Điển h́nh là huấn luyện viên Vương Đức Hiển, người không chỉ nổi tiếng tàn bạo trong cương vị huấn luyện viên trưởng đội tuyển điền kinh nữ TQ, mà c̣n lừng danh với bộ đồ nghề dạy học gồm dùi cui điện và các kiểu dây da dùng làm roi đánh đập học tṛ mỗi khi không vừa ư, với chủ tâm muốn nổi cộm, thích tự đề cao cá nhân, làm mọi người khiếp sợ. Hành động của Hiển dẫn tới các vụ kiện bởi các tuyển thủ đội điền kinh quốc gia như Ngải Đông Mai. Riêng Tôn Anh Kiệt, trong suốt 11 năm nằm dưới kiểu huấn luyện của Hiển, có lần cô bị đánh ngă xuống gầm bàn, rạn xương đ̣n 2 lần. Trên lưng cô không c̣n chỗ nào không bị sẹo, bầm tím hoặc rướm máu. Lần nặng nhất hồi năm 2000, lúc bị Hiển đánh sưng mặt, găy mũi.

    Diệp Thi Văn – cô bé vừa thắng hai huy chương vàng môn bơi 200 mét phối hợp và 400 mét nữ tại Olympic Luân Đôn – cũng là một nạn nhân của chủ nghĩa dân tộc cực đoan tại Trung Quốc. Từ lúc mới 7 tuổi, em bị tách rời khỏi gia đ́nh ở Hàng Châu, để được đưa vào trường thể thao Trần Kinh Luân, và bị cưỡng bức phải khổ luyện môn bơi lội, liền tù t́ từ sáng đến tối.

    Đảng CS Trung quốc đầu tư hàng triệu Mỹ kim chỉ với một mục đích: săn lùng huy chương vàng thế vận hội. Ngân sách TQ dành cho thể thao kể từ năm 2001 trở đi đă tăng gần gấp đôi, mỗi năm là 714 triệu Mỹ kim, so với trước đó chỉ có 428 triệu. Điều trớ trêu là để đào tạo cho được một nhà vô địch thế vận, đảng phải dùng tới cực h́nh và chấp nhận lổ vốn khi nuôi cơm hàng trăm ngàn đứa khác rồi xôi hỏng bỏng không. Trong khi đó, những trẻ em nào được đảng CS đặc tuyển đi học thể thao, th́ phải bỏ dở việc học chữ nghĩa ở trường lớp b́nh thường. Do đó, nhật báo Thể thao Trung quốc thống kê rằng 80% các lực sĩ khi mất sức phải giải nghề đều tự xếp ḿnh vào thành phần thất nghiệp.

    Tới thăm Trường Huấn luyện Thể dục Thập Sát Hải ở Bắc Kinh, khách sẽ chứng kiến dưới bóng mát của lá cờ TQ to tướng, các bé gái tí hon đang thực hành hít đất như lính quân trường. C̣n các bé trai 6 tuổi với khuôn mặt giống nhau, đứa nào cũng mang dấu vết của động tác tự treo lên giàn quá lâu. Điều đặc biệt là không có đứa nào dám bật khóc, kể cả đám 11 tuổi đang thực tập ráo riết dưới con mắt cú vọ của huấn luyện viên đằng đằng sát khí như đang tra tấn kẻ thù. Được thành lập năm 1958, Thập Sát Hải chỉ là một trong 3 ngàn cơ sở huấn luyện thể dục của nhà nước, đảm đương một chiến lược vô cùng quan trọng về mặt tuyên truyền cho đảng. Chỉ riêng ở trường này, 600 mầm non thể thao tuổi từ 6 đến 18 được huấn luyện sáu ngày trong tuần, sáng học lư thuyết và chính trị, chiều thực hành bốn tiếng đồng hồ trong các môn thể dục dụng cụ, thái cực đạo, bóng chuyền, vũ cầu và bóng bàn.



    Vào bất cứ một trường đào tạo các nhà vô địch tương lai nào khác ở TQ, bạn sẽ dễ dàng bắt gặp h́nh ảnh quen thuộc nầy: hàng hàng lớp lớp con nít tuổi lên năm, trông ngộ nghĩnh đáng yêu trong những bộ quần áo dính liền của chuyên viên nhào lộn, miệng đứa nào cũng thiếu một vài cái răng sữa sau những lần té. Chúng tuân phục các khẩu lệnh răm rắp như lính quân trường, mặt không buồn, không vui. Giải thích điều nầy, Lưu Hồng Tân, hiệu trưởng một trường thể dục ở thủ đô nói chẳng khác ǵ lời Mao Chủ tịch phán, “Hy sinh là cần thiết để trở thành một nhà vô địch.”

  9. #379
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Lưu Hồng Tân, hiệu trưởng một trường thể dục ở thủ đô nói chẳng khác ǵ lời Mao Chủ tịch phán, “Hy sinh là cần thiết để trở thành một nhà vô địch.”

    Cộng Sản Trung Quốc đă đánh cắp niềm vui tuổi trẻ của những đứa bé đáng thương , để đổi lấy cái danh dự hăo cho quốc gia họ .

    tigon

  10. #380
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Mỹ thắng xa Trung Công

    Nation Medalists Total

    *United States --- 44 29 29 102
    *China --------- 38 27 22 87
    *Russia ---------- 21 25 32 78
    *Great Britain --- 28 15 19 62
    *Germany --------- 11 19 14 44
    *Japan ------------ 6 14 17 37
    *Australia -------- 7 16 12 35
    France See names 10 11 12 33
    South Korea See names 13 7 7 27
    Italy See names 8 7 8 23
    Netherlands See names 6 6 8 20
    Ukraine See names 5 4 9 18
    Canada See names 1 5 12 18
    Hungary See names 8 4 5 17
    Spain See names 3 9 4 16
    Brazil See names 3 4 8 15
    New Zealand See names 5 3 5 13
    Islamic Republic of Iran See names 4 5 3 12
    Jamaica See names 4 4 4 12
    Cuba See names 4 3 5 12
    Belarus See names 3 4 5 12
    Kazakhstan See names 6 0 4 10
    Poland See names 2 2 6 10
    Czech Republic See names 3 3 3 9
    Romania See names 2 5 2 9
    Denmark See names 2 4 3 9
    Kenya See names 2 3 4 9
    Azerbaijan See names 2 2 5 9
    Colombia See names 1 3 4 8
    Ethiopia See names 3 1 3 7
    Mexico See names 1 3 3 7
    Sweden See names 1 3 3 7
    North Korea See names 4 0 2 6
    South Africa See names 3 2 1 6
    Georgia See names 1 3 2 6
    Turkey See names 2 2 1 5
    Ireland See names 1 1 3 5
    India See names 0 1 4 5
    Norway See names 2 1 1 4
    Croatia See names 2 1 1 4
    Lithuania See names 1 1 2 4
    Slovenia See names 1 1 2 4
    Argentina See names 1 1 2 4
    Uzbekistan See names 1 0 3 4
    Trinidad and Tobago See names 1 0 3 4
    Slovakia See names 0 1 3 4
    Mongolia See names 0 1 3 4
    Switzerland See names 2 1 0 3
    Serbia See names 1 1 1 3
    Tunisia See names 1 1 1 3
    Thailand See names 0 2 1 3
    Armenia See names 0 1 2 3
    Belgium See names 0 1 2 3
    Finland See names 0 1 2 3
    Dominican Republic See names 1 1 0 2
    Latvia See names 1 0 1 2
    Egypt See names 0 2 0 2
    Chinese Taipei (Taiwan) See names 0 1 1 2
    Puerto Rico See names 0 1 1 2
    Bulgaria See names 0 1 1 2
    Malaysia See names 0 1 1 2
    Indonesia See names 0 1 1 2
    Estonia See names 0 1 1 2
    Moldova See names 0 0 2 2
    Greece See names 0 0 2 2
    Qatar See names 0 0 2 2
    Singapore See names 0 0 2 2
    Algeria See names 1 0 0 1
    Bahamas See names 1 0 0 1
    Grenada See names 1 0 0 1
    Venezuela See names 1 0 0 1
    Botswana See names 0 1 0 1
    Cyprus See names 0 1 0 1
    Gabon See names 0 1 0 1
    Guatemala See names 0 1 0 1
    Portugal See names 0 1 0 1
    Montenegro See names 0 1 0 1
    Bahrain See names 0 0 1 1
    Morocco See names 0 0 1 1
    Saudi Arabia See names 0 0 1 1
    Kuwait See names 0 0 1 1
    Afghanistan See names 0 0 1 1
    Hong Kong See names 0 0 1 1
    Tajikistan See names 0 0 1 1

    Totals 287 289 344 920

    http://www.nbcolympics.com/medals/20...ngs/index.html

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 2
    Last Post: 17-07-2012, 12:54 AM
  2. Replies: 1
    Last Post: 02-03-2012, 10:17 AM
  3. Replies: 0
    Last Post: 01-03-2012, 01:09 AM
  4. Replies: 14
    Last Post: 27-07-2011, 01:58 AM
  5. Replies: 4
    Last Post: 15-12-2010, 01:17 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •