Page 39 of 55 FirstFirst ... 2935363738394041424349 ... LastLast
Results 381 to 390 of 549

Thread: 30 Tháng Tư Trong Ḷng Người Việt Hải Ngoại

  1. #381
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Youtube Tháng Tư đen : Vũng Tàu thời 1960-1970



    Published on Apr 12, 2012 by linda77snow

    Hoàng hôn trên băi biển / Duy Khánh tŕnh bày
    Biễn nhớ / ḥa tấu

  2. #382
    Member
    Join Date
    15-10-2010
    Posts
    1,590

    Nói Với Con Yêu Nhân Ngày 30 Tháng 4

    Nguyễn Ngọc Duy - Hân

    Kính tặng những Tấm Ḷng tha thiết với Quê Hương và mến yêu Màu Cờ Tổ Quốc

    Con yêu của ba,
    Bây giờ đă quá nửa đêm. Ba biết con đang ch́m trong giấc ngủ êm đềm của tuổi thơ. Nhưng riêng ba th́ không ngủ được. Con có biết tại sao không? Hôm nay là ngày gần cuối tháng 4. Cũng như mọi năm, cứ mỗi lần đến gần ngày 30 tháng 4 là trong ḷng ba xao xuyến lạ thường. Ban ngày khi làm việc, ba không chăm chú vào công việc như b́nh thường, nhưng hay lơ đăng, nhớ nhung về thời dĩ văng. Ban đêm, dù rất mệt mỏi sau nhiều giờ làm việc cực nhọc, nhưng ba cứ thao thức, tâm trí cứ măi trôi bềnh bồng về những h́nh ảnh đă xảy ra trong thời gian cuối tháng 4 của một năm xa xưa, cách đây đă hơn 30 năm trời.

    Năm ấy ba chưa tṛn 16 tuổi, đang c̣n cắp sách đến trường, nhưng ba cũng đă đủ khôn để hiểu biết sự việc xảy ra chung quanh ḿnh. Ba c̣n nhớ rơ, t́nh h́nh chiến sự dai dẳng, kéo dài đă nhiều năm giữa hai miền Nam Bắc Việt Nam đột nhiên gia tăng dữ dội. Càng về gần cuối tháng 4 th́ càng có thêm nhiều tin buồn, miền Nam cứ tiếp tục di tản, bỏ mất từ thành phố này đến thành phố khác, bắt đầu từ các tỉnh miền Trung. Đồng Bào không chịu ở lại để sống với kẻ xâm lăng, ùa nhau chạy về hướng các tỉnh miền Nam để lánh nạn, và thảm cảnh đă xảy ra: kẻ xâm lăng tràn đến, thấy đồng bào bỏ đi th́ điên tiết, đem súng đạn ra bắn giết, đem cả súng đại pháo bắn vào đoàn người vô tội đang di chuyển trên quốc lộ, trên băi biển chờ lên tàu. Da thịt đồng bào tan nát, văng văi khắp nơi. Xác chết không toàn thây nằm đầy không đếm xuể. Dưới băi biển th́ máu nhuộm đỏ nước, thây trôi ngập tràn. Ôi! Cảnh hăi hùng này tưởng chỉ t́m thấy trong hỏa ngục, nhưng đă xảy ra cho hàng ngàn vạn đồng bào thân yêu trên chính mảnh đất ruột thịt của họ.

    Con biết không, một số người may mắn sống sót, chạy vô được trong miền Nam , mừng rỡ tưởng ḿnh thoát nạn. Nhưng họ lầm. Quân xâm lăng có bao giờ chịu buông tha. Họ tiếp tục đuổi theo, tấn công, bắn giết đồng bào vô tội, và cuối cùng, đă cưỡng chiếm cả miền Nam vào ngày 30 tháng 4 năm 1975, lấy mất đi hoàn toàn sự tự do của người dân miền Nam.
    Một số người ngây thơ, nghĩ rằng sau khi "giải phóng" được miền Nam, kẻ thắng trận đă nguôi được sự hung tàn, sẽ nghĩ chuyện xây dựng lại quê hương, và nới tay với đồng bào ruột thịt của chính họ. Nhưng những người này cũng lầm lớn. Họ đă lùa hàng trăm ngàn người vào trại "cải tạo", tiêu diệt lần ṃn cả một thế hệ nơi rừng sâu nước độc. Họ dùng bao nhiêu kế sách để đoạt lấy tài sản của dân qua các lần đổi tiền và "cải tạo tư sản".

    Nhiều người đă bỏ lại gia đ́nh, sản nghiệp, chạy ra nước ngoài để t́m lấy tự do. Riêng ba bị kẹt lại và phải sống nhiều năm dưới sự cai trị của chế độ mới. Nhưng cũng nhờ thế mà ba đă học được nhiều điều, và thấy thêm được bộ mặt của họ. Cuối cùng th́ ba cũng đi thoát, và đến được bến bờ tự do như một số đồng bào may mắn khác. Nhưng phần lớn đồng bào vẫn c̣n ở lại để tiếp tục chịu sự thống trị tàn ác, bóc lột không thương tiếc của người đồng chủng. Tính đến hôm nay, ba đă sống nơi xứ sở tự do này được gần 30 năm. Thời gian dài gần cả nửa đời người, nhưng không khi nào ḷng ba nguôi thương nhớ quê hương mà v́ hoàn cảnh, ba đành phải dứt ruột ra đi. Ba vẫn luôn ngậm ngùi thương cho mấy mươi triệu đồng bào bao nhiêu năm sống cảnh đọa đày trên chính quê hương của ḿnh. H́nh ảnh bao đồng bào chết tan nát, tức tưởi trên đường tị nạn v́ súng đạn, đại pháo và sự hận thù cuồng điên của họ vẫn c̣n ghi rơ trong tâm trí của ba, và càng hiện ra mănh liệt hơn mỗi khi ngày 30 tháng 4 trở về.

    Con yêu,
    Chắc bây giờ con hiểu được v́ sao đă khuya mà ba không thể ngủ. Không ngủ được th́ cũng chẳng sao, ba dùng cơ hội này để ghi tâm sự gởi cho con. Ba cũng thức để cầu nguyện, xin ơn trên thương đến đồng bào bất hạnh của ḿnh.

    C̣n một điều nữa ba cũng muốn tâm t́nh với con. Đúng ra phải nói là ba muốn xin lỗi con. Từ lúc con c̣n rất nhỏ, mỗi năm ba mẹ đều dắt con đi dự Lễ Chào Cờ ngày 30 tháng 4. Ngày đánh dấu giai đoạn đen tối của dân tộc ta. Trước kia, khi con c̣n nhỏ, th́ con chỉ biết đi theo ba mẹ, chứ không thắc mắc ǵ.

    Nhưng khi con lớn thêm được mấy tuổi và biết suy nghĩ kha khá, con thường hỏi "con có phải đi chào cờ không?" Câu trả lời của ba luôn luôn là "có chứ" và không cần giải thích ǵ thêm.

    Vài năm kế đó, th́ câu hỏi của con có đổi khác "tại sao con phải đi chào cờ?". Câu hỏi của con làm ba không vui, nên ba hay lấy quyền làm ba mà nói át con "ba nói đi th́ con cứ đi, tại sao phải thắc mắc?". Rồi năm ngoái, câu hỏi mới của con lại làm cho ba suy nghĩ nhiều hơn "con nghe người ta nói đi chào cờ là làm chính trị. Con không thích chính trị, con ở nhà được không ba?".
    Lúc đầu nghe con hỏi như vậy, ba thấy bối rối và hơi bực ḿnh, nhưng rồi ba nghĩ lại, và cố gắng giải thích cho con hiểu sự khác biệt giữa việc làm chính trị và việc đi dự lễ chào cờ. May quá, con đă kiên nhẫn ngồi nghe ba giảng giải, con hiểu ra được chào cờ là bổn phận của mọi thành phần công dân trong một nước, không phải việc dành riêng cho những người làm chính trị. Hơn nữa, trong hoàn cảnh đặc biệt của người tỵ nạn tha hương như chúng ta, việc chào cờ c̣n mang thêm ư nghĩa tưởng nhớ về quê hương, tỏ ḷng biết ơn ông bà tổ tiên và góp phần ǵn giữ lá cờ mà cha ông ta đă hy sinh bao xương máu để gầy dựng nên. Con nói "cám ơn ba, bây giờ con hiểu rồi. Từ nay con không bao giờ thắc mắc nữa. Con sẽ đi chào cờ với ba mẹ mỗi năm".

    Con ơi, con có biết lời nói đơn sơ đó của con đă làm ba vui sướng lắm không? Con đă giúp ba trút bỏ được bao nhiêu ưu tư trong ḷng. Ba cũng chợt thấy ân hận sao bao nhiêu năm qua ba đă không chịu nhẹ nhàng giải thích cho con hiểu, mà cứ làm ngơ trước những thắc mắc của con. Ba đă quên rằng dù con c̣n nhỏ, nhưng con cũng cần được tôn trọng, cần được hướng dẫn một cách đúng đắn để con hiểu được, và tự nguyện chấp nhận chứ không nên bị cưỡng ép.

    Năm ấy, con đă làm hơn điều đă hứa với ba. Chẳng những con đi chào cờ, con c̣n rủ thêm các bạn của con đi rất đông, và cùng nhau đứng trên sân khấu để hát quốc ca nữa. Con thật đă làm ba vừa vui vừa hănh diện v́ con nhiều lắm đó.

    Con ạ,
    Điều cuối cùng ba muốn nói với con: ngày rời quê hương, ba ra đi với hai bàn tay trắng. Trên vai ba không có túi hành trang, trong túi ba không có một đồng bạc. Ngay cả khi đến xứ sở này để làm lại cuộc đời mới, ba cũng đă bắt đầu từ con số không. Nh́n bề ngoài th́ ba nghèo lắm đó con. Nhưng thực sự th́ khi ra đi ba có mang theo trong tim ḿnh một số hành trang.
    Đó là một chút ḷng thành với quê hương, và màu cờ của tổ quốc con ạ.
    Nhờ đó, lúc nào ba cũng thấy cuộc đời ḿnh c̣n ư nghĩa v́ ba có tài sản, tài sản tinh thần đó con.

    Ba đă được thừa hưởng những thứ này như di sản quư báu nhất từ ông bà của con. Ba đă trân quư chúng như chính mạng sống của ḿnh. Nếu không may bị mất đi, th́ cuộc sống của ba sẽ không c̣n ư nghĩa nữa.

    Bây giờ, ba thấy con đă khôn lớn, nên người. Ba muốn trao di sản quư báu ấy lại cho con. Ba mong con hăy nhận lấy, hăy trân trọng, hăy giữ ǵn kỹ lưỡng, và nếu cần, hăy hy sinh tất cả những ǵ con có, ngay cả chính bản thân con, để bảo vệ những giá trị này.

    Thế hệ của những người đi trước ba đă qua đi, thế hệ của ba mẹ rồi sớm muộn cũng sẽ không c̣n nữa, cho nên ba thấy ngay từ bây giờ con và các bạn trẻ của con cần phải chuẩn bị để tiếp nhận lấy trách nhiệm của ḿnh, tiếp nối truyền thống của cha ông và bảo vệ Lá Cờ Vàng, biểu tượng của Tự Do và T́nh Người mà Tổ tiên và bao nhiêu người đă nằm xuống để giữ ǵn cho đến ngày hôm nay. Có như thế, dù mai sau con có lưu lạc đến đâu, hay gặp phải hoàn cảnh đen tối như thế nào, con cũng sẽ thấy ḷng ḿnh ấm áp, v́ hănh diện ḿnh là một người Việt Nam yêu Quê Hương, yêu Giống Ṇi và yêu Màu Cờ Tổ Quốc.

    Ba của con,
    Nguyễn Ngọc Duy - Hân

    “Ai người yêu nước lại đây

    Hướng về Quê Mẹ, chung tay dựng cờ”

    NND



    Bài viết nhận đươc qua email.
    Last edited by Tiếng Xưa; 20-04-2012 at 08:42 PM.

  3. #383
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Mời xem : Tàu vượt biên


    Hăy nghe những nhân chứng kể chuyện....


    "Toi da khoc khi toi thay canh vuot bien de tim TU DO. Toi rat la` quy' trong 2 chu TU DO tu` luc toi con` be va hieu duoc khi dat nuoc mien Nam da bi. cha dap boi CS. Cac ban o trong dat nuoc VN song va lon len chac ko hieu ro lam ..hay~ vao xem youtube nhin phia tu do va CS so sanh 2 ben xem the nao? nguoi tu do co long han thu hay la dang CS da day. cac tre em lon' len co long han. thu..hay~ nhin xem nguoi theo dang? CS ngheo hay la dan giau? CS da~ dan dat' con em nguoc tanh con nguoi
    tuanb nguyen 1 week ago "
    "


    http://www.youtube.com/watch?v=9VFvN...eature=related

  4. #384
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    30 Tháng tư nào con cũng cứ ngẩn ngơ

    TS. Đặng Huy Văn
    (Giảng viên đại học tại Hà Nội)
    Gửi tới Dân Lam` Báo


    -

    Tôi t́nh cờ gặp một người bán dạo trên đường phố Sài G̣n kể cho nghe câu chuyện đời của anh ấy. Nhân dip kỉ niệm lần thứ 37 ngày 30/4/1975, ngày hai ba con anh ấy bị thất lạc nhau, tôi xin trân trọng gửi tới quí vị độc giả một bài viết về cái ngày đáng ghi nhớ đó với hi vọng anh ấy có thể gặp lại được người ba ruột yêu dấu của ḿnh nếu may mắn ba của anh đang được sống đâu đó trong các cộng đồng người Việt ở hải ngoại.
    .
    Ba d́u con dọc theo Đường Tự Do ra thẳng Bến Bạch Đằng[1]
    Khoảng 2 giờ sáng ngày 30 tháng Tư 37 năm rồi, con vẫn nhớ!
    Giữa hàng ngàn người chạy di tản cùng bà già trẻ nhỏ
    Đang cố níu bám trên cầu tàu chờ chiến hạm quay sang
    Con bị lạc ba giữa những tiếng c̣i hụ hú vang
    Từ những con tàu nhổ neo ra khơi không bao giờ trở lại
    Ba có lên được không trên chuyến tàu hôm ấy
    Hay đă quay xuống t́m con rồi bị kẹt lại trên bờ?
    Ba đă chạy về đâu khi đứa con tàn tật ngây thơ
    Không có cơm để ăn, không c̣n nhà để ở?
    Con ḅ lết đến sáng đêm rồi một người đàn bà quay lại đỡ
    Đưa về nhà chăm nom và nuôi con đến bây giờ
    30 tháng Tư nào con cũng cứ ngẩn ngơ
    Đau nhớ lời ba: “Ông nội con theo Việt Minh đánh Pháp
    Rồi đội cải cách ruộng đất về xử bắn ông ở Đại Từ[2]
    Ba phải trốn di cư vào Nam theo giáo dân ở Bùi Chu!”[3]
    Nay ba sống ở nơi nào có c̣n nhớ Mậu Thân xưa?
    Lúc cả nhà ta đang yên giấc trong đêm Mùng Một Tết
    Một quả đạn rơi trúng giừơng làm má và em con bị chết
    Con nằm kế bên, một chân bị đứt ngang tàn phế đến bây giờ!
    Nếu không được má nuôi cưu mang và sắm cho xe bán dạo
    Th́ con trai ba chắc đă không c̣n sống được để mong chờ
    Thương má nuôi, chồng đă bị mất tích khi vượt tù Côn Đảo[4]
    Cứ 30 tháng Tư về má lại tủi thân, ngồi khóc tựa trẻ thơ!
    Đi bán dạo đến nơi nào con cũng cố hỏi ḍ
    Để xem ba có c̣n sống qua những tháng năm cải tạo?
    Hay đă chung số phận với hàng vạn thuyền nhân gặp băo?[5]
    Nhưng con vẫn thầm mong ba đang sống an lành ở một nơi xa
    Con ao ước sẽ có một ngày được về tận quê ta
    Để xây cất lại mồ mả của tổ tiên cùng của ông bà nội
    Nhưng Đại Từ quá xa má nuôi già không đi nổi
    Ḿnh con đi khó khăn nên chưa thể về, xin tạ tôi cùng ba!
    Con cũng hay qua G̣ Dưa thăm em và cầu nguyện má[6]
    Phù hộ cho ba sống lâu để c̣n về gặp con và thăm lại quê nhà!
    Nhưng nếu không may ba đă măi măi không trở về được nữa
    Xin hăy báo mộng cho con để con lo hương khói nghe ba!
    Hà Nội, 20/4/2012
    Đặng Huy Văn
    ____________________ __
    GHI CHÚ:
    [1] Bến Bạch Đằng là một quân cảng của Hải Quân VNCH trước ngày 30/4/1975.
    [2] Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, nơi mở đầu chiến dịch Cải Cách Ruộng Đất của miền Bắc, 1954-1956.
    [3] Bùi Chu là một giáo phận ở Nam Định, nơi giúp đỡ cho những người muốn di cư vào Nam, 1954-1955.
    [4] Côn Đảo là một nhà tù của Pháp, sau này là của VNCH dùng để giam giữ tù nhân chính trị.
    [5] Từ 1975-1990 đă có trên 40 vạn thuyền nhân VN bị chết trên biển do bị băo tố và hải tặc.
    [6] G̣ Dưa là một nghĩa trang thuộc phường B́nh Chiểu, quận Thủ Đức, Saigon

    http://danlambaovn.blogspot.com/2012...urce=BP_recent
    Last edited by Tigon; 21-04-2012 at 04:07 AM.

  5. #385
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    TS Mai Thanh Truyết - "Đất nước lâm nguy"


    Published on Apr 19, 2012 by HaiNgoaiPhiemDam

    TS Mai Thanh Truyết - "Đất nước lâm nguy".Hội luận với GS Phạm Cao Dương và Phan Đại Nam SBTN (S. hoangvinhcali5).

  6. #386
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Lễ Thượng Kỳ VN tưởng niệm Quốc Hận tại New Orleans

    Uỷ Ban Điều Hợp Trân trọng thông báo:

    Văn pḥng Nghị viên Hội đồng thành phố New Orleans – đă chuấp thuận cho cộng đồng Việt Nam được tổ chức Lễ Thượng Kỳ Việt Nam tưởng niệm ngày 30 tháng 4 vao Ngày Thứ Năm 3 tháng 5, 2012

    Vào lúc 10 giờ sang (xin quí vị có mặt tại pḥng họp hội đồng thành phố trễ nhất 9 giờ 40 phút trước giờ khai mặc :

    Chương tŕnh:

    - Phần cầu nguyện (chúng tôi đang lien lạc mời LM Hoàng Nam)
    - Lễ chào Quốc kỳ VN – Hoa Kỳ -
    - Phút mặc niệm.

    Để cố gắng giữ ǵn ngày tưởng niệm với Hội đồng thành phố NO – Chúng tôi trân trọng kêu gọi quí vị cố gắng bỏ chút th́ giờ đến tham dự

    Phu Nguyen
    (504) 722-0115

    * Ngoài thông cáo này , các buổi lễ tưởng niệm 30/04 cũng đă được dự định trong ngày Chủ Nhật cuối tháng 4 tại New Orleans và vài vùng phụ cận có đông người Việt ( như Morgan City ...)

  7. #387
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Vượt Biển : Hành Tŕnh T́m Tự Do


    Uploaded by MrBinhBet on Nov 23, 2010

    Hành Tŕnh T́m Tự Do
    Thân gởi những thuyền nhân năm xưa để nhớ lại những ngày Vượt Biển kinh hoàng, Chúng ta là những người may mắn đả đến bờ bến TỰ DO và tưởng Niệm những người đả chết trong ḷng biển " Trong đó có những bạn bè và những người thân bên gia đ́nh vợ của tôi "

    http://www.youtube.com/watch?v=Ry1CY...eature=related

  8. #388
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    NGÀY GIỖ CHỒNG

    “Anh yêu,


    Đêm đă về khuya mà em vẫn c̣n ngồi bên mâm cơm cúng anh ban chiều giờ nầy đă lạnh ngắt. Anh ơi, đêm khuya vắng lặng và hoang vu vô cùng. Ước ǵ giờ nầy có anh bên em nhỉ, dù chỉ là một bóng ma để em nh́n lại nụ cười kiêu hănh trên môi anh cho vơi đi những ngày nhớ thương.
    Anh, sau ngày anh chết trong trại tù cải tạo, người ta không cho em biết đích xác ngày chết của anh và người ta cũng không nhớ đă vùi dập thân xác anh nơi nào để chỉ cho em đem về chôn cất nên em chọn ngày 30-4, ngày đau thương của đất nươc để làm“Ngày Giỗ Chồng”.

    Anh c̣n nhớ tấm ảnh anh chụp ngày ra trường không? Bộ quân phục ủi hồ thẳng nếp trông anh thật là oai. Sau ngày anh chết, em chọn tấm ảnh đó lồng khung kính để thờ nhưng chỉ được hai tuần lễ th́ công an đến nhà đập nát khung h́nh và xe tấm ảnh anh ra từng mảnh.

    Họ c̣n bắt em lên tŕnh diện trụ sở để nghe họ giáo dục. Theo sự giáo dục của họ th́ các anh là những người bán nước, mang nợ máu với đồng bào không xứng đáng được nhân dân thờ phượng. Chắc anh cũng biết em đau đớn đến ngần nào trước những lời sỉ nhục của họ đối với linh hồn anh và các chiến hữu, đồng đội của anh.

    Đó chỉ là một trong vô số những điều phi lư mà em và đồng bào Miền Nam phải giả lơ cho qua những ngày đen tối của đất nươc. V́ vậy bàn thờ của anh bây giờ đơn sơ lắm. Chi có một tấm h́nh nhỏ xíu chụp lúc anh đứng ở khuôn viên Đại Họa Sư Phạm Sài G̣n khi anh đang theo hoc ở đó và một cái lọ đổ đầy cát để cắm nhang. Anh hiện diện trong nhà rất khiêm nhường nhưng h́nh bóng anh tỏa khắp trong nhà, ngoài ngơ. Em tin tưởng linh hồn anh vẫn quấn quít bên em để an ủi, để vỗ về và để nuôi nấng trong em ngọn lửa ấm áp của t́nh yêu chúng ta.

    Trong bóng đêm dưới ngọn đèn dầu leo lét, em lật từng trang thư ngày cũ... những trang thư phải xé dọc, xé ngang bỏ hết những địa danh anh đă từng tham chiến, bỏ hết những từ ngữ nhà binh để chỉ c̣n thuần là xấp thư t́nh của hai kẻ yêu nhau hầu tránh những sự soi mói của những kẻ cầm quyền để mà c̣n giữ được cho đến bây giờ. Gia tài của em đó! Em hằng gối đầu, nâng niu mở ra đọc mỗi lần thương nhớ anh.

    Anh đă không phụ ḷng người mẹ hiền gạt nước mắt trao đứa con vừa khôn lớn cho đất nước. Anh cũng không phụ ḷng mái trường Vơ Bị đă đào tạo anh trở thành người trai thời chiến, anh cũng không phụ ḷng những đồng đội, chiến hữu của anh và anh cũng không phụ ḷng đồng bào Miền Nam trao cho anh trách nhiệm ngăn chận, chống giữ làn sóng đỏ xâm lăng từ Miền Bắc cho nên cuối cùng chịu chung số phận lao tù cộng sản. Và anh đă chết trong lao tù cộng sản, chết một cách âm thầm, tức tưởi, không mồ mả. Nhưng hề ǵ, đă có hồn thiêng sông núi ấp ủ ru anh, phải không anh?

    Làm sao em quên được những chuyến viếng thăm anh ở quân trường. Gặp anh với cái đầu hớt cao nhẵn bóng, gương mặt sạm nắng, thân h́nh đen đúa chẳng giống ai. Nh́n anh, vừa hănh diện vừa thương anh để rồi mỗi cuối tuần em phải xách, phải mang, phải vác đi thăm nuôi và để biết những cơ cực đầu tiên khi có người yêu là lính. Sau đó, anh ra trường và ra đơn vị em lại lần ṃ đi thăm anh. Từ những địa danh lạ hoắc, xa lắc xa lơ đến những tiền đồn heo hút đều không cản được đôi chân nhỏ bé của em. Tự điển trong tim em đă ghi thêm những từ ngữ nhà binh dễ thương, dễ nhớ. Em đă thuộc địa lư nhiều hơn mỗi khi anh lê bước chân chiến binh đến những địa danh mới và đêm đêm chùn ḷng lo sợ cho anh khi những tiếng pháo kích nổ vang rền, hỏa châu sáng rực bầu trời, tiếng đại bác vọng về xa xa. Đời linh dăi dầu sương gió với những bữa cơm ăn không được no, đêm ngủ không trọn vẹn, t́nh đồng đội gắn bó. Em đă tập quen dần những khổ cực, vui buồn của các anh. Đêm đêm, không chỉ riêng em mà hầu hết những bà mẹ già, những người vợ, người yêu của lính âm thầm khấn vái cho các anh được b́nh an và cầu nguyện cho ḷai quỷ đỏ phương Bắc hồi tâm từ bỏ tham vọng thôn tính Miền Nam để cho đất nước được thanh b́nh. Chỉ tội nghiệp cho thế hệ của chúng ḿnh sinh ra trong thời chiến, lớn lên chưa vui trọn niềm vui đă phải đối diện với bom đạn, chết chócvà ḷng lúc nào cũng lo lắng không yên.

    Em nhớ đến ngày cưới của hai đứa ḿnh, một ḿnh em lo toan mọi thứ từ cái thiệp mời, đến cái áo cưới. Đă thế cận ngày mà chưa thấy anh về, em rất giận anh, nhiều lúc thấy tủi thân. Nhưng kịp nghĩ lại những gian khổ của các anh, đến những giấc ngủ không tṛn, đến những bữa ăn vội vă với cơm sấy, ḿ Quân Tiếp Vụ, thiếu thốn đủ mọi thứ em lại trách em quà ích kỷ, hẹp ḥi. Sau đám cưới bốn ngày anh lại vác ba-lô lên đường để lại ḿnh em chiếc bóng. Rồi con ra đời anh vẫn biền biệt, ngày phép càng lúc càng vắng v́ chiến cuộc đang leo thang. Em ngày ngày bồng con tựa cửa trông chồng mà ḷng héo hắt liên tưởng đến Ḥn Vọng Phu và chia xẻ nỗi ḷng với người chinh phụtrong Chinh Phụ Ngâm.

    Má bảo anh gàn, không chịu để cho má chạy chọt lo lót hầu khỏi phải đi lính hoặc được làm việc ở văn pḥng gần nhà mà lại thản nhiên nhận lệnh thuyên chuyển đi xa. Nhưng em hiểu anh lắm, em vẫn biết anh cũng thèm thuồng được ôm ấp đứa con yêu, thèm cái không khí hạnh phúc gia đ́nh bên vợ con và thèm cái thảnh thơi của lính văn pḥng, của dân thành phố nhưng anh đă không làm vậy v́ đất nước chưa yên.

    Chiến tranh vẫn tiếp diễn, em vẫn ôm con ṃn mỏi đợi chờ. Cho đến một ngày em ẵm con lên đơn vị thăm anh. Anh sững sờ vài giây, rồi ào tới ôm con mắt rướm lệ sung sướng v́ đă được làm cha. Sau giây phút vui mừng đó, em thoáng thấy trong đôi mắt anh vẻ lo âu bởi v́ nơi anh đóng quân bất an và em nghe anh cất tiếng thở dài nhè nhẹ. Em không đành ḷng chút nào v́ nếu số phải chết, em cầu nguyện cho chúng ḿnh cùng chết bên nhau chứ đừng xui khiến cảnh kẻ ở người đi. Ở trại gia binh hàng ngày dù thiếu thốn không yen ổn nhưng mẹ con em vẫn vui hơn khi được gần gũi anh và chia xẻ với anh những khổ cực, lo âu. Nhiều đêm đang ngủ phải giật ḿnh ẵm con chạy vội xuống giao thông hào tránh pháo kích. Trong cái lặng thinh của đêm vắng, tiếng đạn pháo kích xé gió vun vút trên đầu nghe thật hăi hùng, tiếp theo là những tiếng nổ kinh hồn. Đất, cát, sỏi, đá, mảnh vụn rơi lào xào trên mái tôn trai gia binh lẫn với tiếng người la khóc,
    ánh lửa chập chờn... Máu đổ, nước mắt rơi, vành khăn trắng trên thân h́nh tiều tụy, người thiếu phụ lảo đảo ngă quị bên nấm mồ chưa đắp. Ai đó anh? Một đồng đội vừa mới ngă xuống đêm qua đă làm anh nghiến răng đau đớn. Lo sợ, anh lại xua đuổi mẹ con em về thành phố...
    Rồi lịch sử đưa đất nước đến ngày bất hạnh 30-4, Miền Nam bi bức tử! Nh́n các anh vất áo, vất súng chạy thoát thân, mắt dáo dác không dám nh́n người chung quanh, em cơ hồ thấy tim ḿnh vỡ tan từng mảnh. Lại c̣n xót xa hơn khi thấy quân trang, vũ khí của các anh vứt bỏ đầy đường, đầy phố. Em là người vợ lính c̣n thấy đau đớn như vậy không biết những người lính như các anh chua xót đấn chừng nào. Em bất lực đứng nh́n những người “chiến thắng” trong những bộ đồ rộng thùng th́nh, thô kệch, nón cối, dép râu chà đạp lên lá quốc kỳ màu vàng ba sọc đỏ, lá cờ thân yêu của chúng ta mà ngày nào
    các anh đă oai hùng cắm trên cổ thành Quảng Trị làm cho những ngướ ở hậu phương rưng rưng xúc động.
    Lệnh tŕnh diện học tập cải tạo được ban ra, các anh lại khăn gói lên đường để đi vào cảnh tù tội. Nỗi ḷng của kẻ vào tù năo nề bao nhiêu th́ nỗi ḷng của những người mẹ già, người vợ, người con của lính c̣n ở lại cũng xót xa bấy nhiêu. Sau ngày anh chết trong tù, có lần em đi ngang qua một trại cải tạo gặp một đoàn tù đang bị dẫn đi lao động. Họ tàn tạ, thiểu năo, lê thê, lếch thếch đi hết muốn nổi. Thân h́nh họ ốm yếu, gương mặt họ xanh xao, hốc hác, áo quần tả tơi v́ thiếu ăn, thiếu mặc và bị đọa đày nhưng đôi mắt họ sáng long lanh như những v́ sao biểu lộ sự can trường, bất khuất của họ. Họ là những đồng đội, chiến hữu của anh, những người hùng ngă ngựa đang bị đọa đày đó. Nh́n họ, em chợt nghĩ đến anh, thương anh. Em như muốn nhào ra ôm chầm lấy họ mà gào thét lớn rằng: “Các anh ơi! Tôi yêu thương tất cả các anh trọn đời như tôi yêu thương chính chồng tôi vậy” Rồi em khóc. Và bây giờ em lại khóc. Khóc cho người đă chết và khóc cho những người đang quằn quại chờ chết!
    Đêm đă gần tàn mà em vẫn c̣n thao thức không sao ngủ được. Giờ nầy trên đất nước điêu linh không chỉ riêng em không ngủ được mà c̣n hằng triệu triệu người con dân Việt cũng đang thao thức, uất hận, khóc thầm cho số phận của quê hương. Sau ngày 30-4 người dân chỉ biết nh́n nhau qua ánh mắt u buồn, qua nụ cười xót xa, cay đắng. Nụ cười đă tắt hẳn trên môi của người dân, nếu có th́ chỉ “Cười là những tiếng khóc khô không lệ”thôi anh ạ.
    Nước Việt Nam ḿnh ngày nay, những kẻ cầm quyền th́ độc tài, tham nhũng, kềm kẹp, đàn áp, bắt bớ, giam cầm, hà khắc,bất công, bóc lột. C̣n người dân th́ bầm dập, tả tơi, lầm than, đói khổ, bất măn, uất hận, căm hờn. Đó là những từ ngữ chính xác nhất để mô tả Việt Nam ta ngày nay, đất nước mà anh và các chiến hữu của anh đă xông pha ǵn giữ.
    Anh yêu, trời đă gần sáng. Thôi em xin vĩnh biệt anh! Em măi măi yêu anh và măi măi yêu những đồng đội, chiến hữu của anh, những người lính Việt Nam Cộng Ḥa mà sự chiến đấu can trường, anh dũng của họ đă làm nóng cháy từng trang Quân Sử của Miền Nam!”.


    Lê Thương
    Quốc Hận 30-4


    Richmond - Virginia

    Posted by :victorydr@yahoo.com


    D Đ Chinhnghiaviet

  9. #389
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Vượt Biển t́m tự do BẰNG BÈ của GĐ bà Mary Nguyễn

    Một trong những người đầu tiên vượt biên : Ngay` 23 tháng 9 năm 1975




    Uploaded by MrLecongnhan on Aug 28, 2010

    Phần âm thanh do đài RFA thực hiện ."Vượt Biên Bằng Bè. Chuyến vượt biên bằng bè vào tháng 9/1977 của gia đ́nh bà Mary Nguyễn đă gây kinh ngạc kèm theo sự thán phục của những kư giả VOA, BBC và nhiều cơ quan truyền thông quốc tế. Và, những bài phóng sự vượt biên bằng bè đă châm ng̣i cho phong trào vượt biên t́m tự do của hàng triệu người trong suốt 20 năm sau đó. "Đi bè c̣n đi được, chẳng lẽ đi bằng tàu không đến được bến tự do hay sao?"(Giao Chỉ San Jose)

    http://www.youtube.com/watch?v=NQQsd...eature=related

  10. #390
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Kinh hoàng : Khắp nơi - Dân chạy tránh giặc cọng sản

    Vũng Tàu Ngày 9 tháng 4 năm 1975




    Dân chúng chen chúc t́m lối thoát tại các bến tàu




    Ngày 21 – 4 - 1975, người dân Sài G̣n lũ lượt kéo nhau chạy ra Vũng Tàu tị nạn


Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 10-02-2012, 05:17 AM
  2. Replies: 3
    Last Post: 15-11-2011, 11:27 PM
  3. Replies: 10
    Last Post: 27-10-2011, 08:54 AM
  4. Replies: 2
    Last Post: 23-09-2010, 06:41 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •