Page 5 of 5 FirstFirst 12345
Results 41 to 46 of 46

Thread: Theo Dơi Vụ Án TS Cù Huy Hà Vũ

  1. #41
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    3 tổ chức nhân quyền kêu gọi phóng thích tiến sĩ Cù Huy Hà Vũ



    Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ trong phiên xử tại một ṭa án ở Hà Nội ngày 4/4/11


    Tổ chức quan sát Bảo vệ những người đấu tranh cho nhân quyền, cơ quan kết nối giữa hai tổ chức nhân quyền quốc tế gồm Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền, FIDH, có trụ sở ở Paris và Tổ chức Quốc tế chống Tra tấn, OMCT, có trụ sở tại Geneve cùng với Ủy ban Bảo vệ Quyền làm người Việt Nam vừa gửi thỉnh nguyện thư tới giới lănh đạo Việt Nam, Tổng thư kư Liên hiệp quốc, và Cao ủy nhân quyền Liên hiệp quốc kêu gọi trả tự do cho tiến sĩ Hà Vũ ngay lập tức và vô điều kiện.

    Thỉnh nguyện thư chung của ba tổ chức vừa kể đề ngày 7/4 nói rằng bản án 7 năm tù dành cho tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ là một tṛ chế nhạo công lư, có động cơ chính trị, và dựa trên những luật lệ sai trái thường được dùng để bịt miệng những người bất đồng chính kiến tại Việt Nam.

    Ông Vơ Văn Ái, Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Quyền làm người Việt Nam, một trong ba tổ chức kư tên trong thỉnh nguyện thư này, cho đài VOA biết thêm chi tiết:

    “ Vụ án của ông Cù Huy Hà Vũ đă gây chấn động thế giới v́ theo công luận quốc tế, đây là một vụ xử án phi pháp. Ông Hà Vũ không có tội ǵ cả, và ngay cả phiên ṭa cũng phạm lỗi về tố tụng theo Bộ luật tố tụng h́nh sự, điều 241. V́ vậy, ba tổ chức ở Châu Âu là Tổ chức quan sát Bảo vệ những người đấu tranh cho nhân quyền gồm Liên đoàn Quốc tế Nhân quyền và Tổ chức Quốc tế chống Tra tấn cùng với Ủy ban Bảo vệ Quyền làm người Việt Nam đă kư một lá thư chung để báo động về t́nh trạng phi pháp trong vụ xử ông Cù Huy Hà Vũ hôm 4/4 tại Hà Nội.

    Các tổ chức này đều trực thuộc Liên hiệp quốc, làm việc tại Geneva và Paris. Dĩ nhiên, việc lên tiếng này một lần nữa nói lên sự phi pháp trong một phiên ṭa rất khôi hài, và Hà Nội đă vi phạm tất cả những luật pháp của chính nhà nước trong vụ xử ông Hà Vũ.”

    Lá thư cũng nêu rơ vụ án Cù Huy Hà Vũ là một ví dụ nữa cho thấy t́nh trạng đàn áp, vi phạm các quyền căn bản của con người vẫn đang tiếp diễn tại Việt Nam và đi ngược lại với những cam kết của chính quyền Hà Nội với quốc tế khi tự nguyện tham gia kư kết vào Công ước quốc tế của Liên hiệp quốc về Nhân quyền.

    VOA

  2. #42
    Member
    Join Date
    31-07-2010
    Posts
    546
    Hăy so sánh phiên toà xử cụ Phan Bội Châu của thực dân Pháp tại VN cách đây 86 năm với phiên toà vừa qua của CHHV .


    VỀ VỤ XỬ PHAN BỘI CHÂU TẠI TOÀ ĐỀ H̀NH

    NGÀY 23-11-1925

    Hồ Hải



    Sào Nam Phan Bội Châu



    Sau khi thoát khỏi nhà lao Quảng Đông của chính quyền quân phiệt Quảng Đông (năm 1917), nhà chí sỹ cách mạng Phan Bội Châu bắt tay vào cải tổ Việt Nam Quang phục Hội (thành lập 1912) thành Việt Nam Quốc dân Đảng, phỏng theo Quốc dân Đảng của Tôn Trung Sơn, nhưng công việc đang dở dang th́ bị mật thám Pháp bắt cóc tại Thượng Hải ngày 30-6-1925. Thực dân Pháp giải về nước và đưa ra xử ở toà Đề h́nh, phố Hàng Vôi, Hà Nội ngày 23-11-1925.

    I- SƠ LƯỢC DIỄN BIẾN VÀ NỘI DUNG PHIÊN TOÀ

    Ngay từ khi có tin Cụ bị bắt, báo chí Bắc Trung Nam đă sôi nổi đưa tin và kiến nghị. C̣n không khí ngày xử án được Đặng Thai Mai ghi trong hồi kư[1] như sau: “Sinh viên các trường Cao đẳng Sư phạm, Trường Thuốc, Trường Lục lộ đă trốn học để đi xem phiên toà”; “khi chúng tôi bước vào pḥng toà án, th́ người ta đă chật ních cái pḥng dành cho người đến xem phiên toà”; “Cụ được hai tên lính sen đầm dẫn vào và ngồi trên ghế bị cáo. Cụ đă già rồi, năm ấy 60 tuổi”.

    1. Buổi sáng Toà đọc bản cáo trạng, hỏi cung và cho cụ Phan tự bào chữa

    Cáo trạng của Chánh án Bride gồm 8 điều:

    1) Khi ở Xiêm và Trung Hoa có lấy tang vật, lấy lời hứa, lấy uy bức, và thủ mưu với tên Phạm Văn Tráng, liệng bom giết quan tuần phủ Nguyễn Duy Hàn, ngày 12-4-1913 ; 2) Cùng trong thời kỳ ấy, địa hạt ấy đă cấp hung khí tức trái bom cho tên Tráng làm việc ấy ; 3) Xui giục và thủ mưu với tên Nguyễn Khắc Cần, liệng bom ở hàng cơm Hà Nội Hôtel ngày 29 Avril (tháng 4) 1913, giết hai ông quan tư Tây là Mongrand và Chapuis ; 4) Cùng trong thời kỳ ấy, địa hạt ấy, cấp bom cho tên Cần làm việc ấy ; 5) Cùng thời kỳ ấy, địa hạt ấy, dự vào âm mưu xui giục nhân dân Bắc Kỳ và Trung Kỳ làm loạn để phá hoại chính phủ bảo hộ ; 6) Cùng thời kỳ ấy, địa hạt ấy, cấp khí giới cho nhân dân về âm mưu ấy ; 7) Cùng thời kỳ ấy, địa hạt ấy, có mưu những việc bạo động để cốt quấy rối sự trị an trong nước và sinh ra nhiều sự rối loạn về chính trị ; 8) Cùng thời kỳ ấy, địa hạt ấy có dự vào việc những hội đảng, mục đích là để làm hại sinh mạng, tài sản tư nhân.

    Cụ Phan đă tự biện hộ như sau (tóm tắt):

    Nước Nam là một nước chuyên chế, người dân Nam từ lâu rất khổ cực. Những tưởng mở mày mở mặt” khi người Pháp sang bảo hộ, ai ngờ từ đó đến giờ đă hai chục năm mà chính sách không hề thay đổi. Đó là lư do Cụ buộc phải chống lại chính quyền đô hộ Pháp. Cụ nói:

    “Tôi là người nước Nam, tôi biết yêu nước Nam, muốn thức tỉnh dân tộc Việt Nam, thấy thế nên sinh ra cái tư tưởng phản đối chính trị. Nếu trong tay tôi có mấy vạn hải quân, mấy mươi vạn lục quân, binh tinh, lương túc, súng đạn đủ nhiều th́ có lẽ tôi hạ chiến thư, đường đường chính chính đánh lại chính phủ thật đấy. Thế nhưng tôi là một kẻ thư sinh, túi không có một đồng tiền, tay không có một tấc sắt, không lấy vơ lực mà phản đối lại được, vậy tôi chỉ dùng văn hóa, nghĩa là trước thư lập ngôn để cổ động nhân dân, yêu cầu Chính phủ cải lương chính trị. Chẳng dè Chính phủ ngờ vực tôi, bắt tôi, tôi phải trốn ra ngoại quốc để hành động cho đạt mục đích của tôi”.

    Về phương pháp, Cụ chỉ nhận ḿnh hoạt động tuyên truyền, không nhận ḿnh chủ trương bạo động. Cụ nói: “Tôi có chiêu tập các bạn đồng chí, gom tiền, gom sức, phái người đi du học, và làm sách làm vở gửi về cho nhân dân. Việc làm của tôi là dùng cái lưỡi và ngọn bút, mục đích của tôi là cải lương chính trị, sở chí của tôi là thương dân yêu nước, cử động của tôi là chính đại quang minh. Nếu tôi là người có tội, th́ tôi chỉ có bốn tội sau này:

    1. Chính phủ sang bảo hộ nước Nam, không ai phản đối mà một ḿnh tôi phản đối, lại muốn cho nước Nam độc lập.

    2. Nước Nam xưa nay là chính phủ chuyên chế, mà tôi muốn cho nước Nam thành ra là một dân quốc.

    3. Nhà nước cấm không cho người đi du học ngoại quốc, mà tôi trốn đi và rủ người đi ngoại quốc.

    4. Tôi trước thư lập ngôn để cổ động dân Nam thức dậy, yêu cầu Chính phủ cải lương chính trị, làm hết cái thiên chức khai hóa của ḿnh”.

    Ông Chánh án lại vặn hỏi:

    − Cụ phản đối chính trị của Chính phủ bảo hộ, hay là chính trị nước Nam?

    “Tôi muốn phản đối chính trị của Chính phủ bảo hộ, c̣n như nước Nam có nước đâu mà có chính trị cho tôi phản đối”.

    “Ấy, tội tôi chỉ có thế, Chính phủ chiếu luật gia h́nh, bắt tội tôi thế nào, tôi cũng xin chịu, c̣n những điều trong cáo trạng buộc tội tôi th́ tôi không nhận điều nào cả”.

    Cụ nói tiếp: “Tôi đâu có làm những việc ám muội như toà đă tố cáo. Tôi ở Trung Kỳ ra đây năm 1905, rồi bỏ đi ngoại quốc, tôi chưa từng về nước lần nào”.

    “Thấy đồng bào ngủ say, tôi rung chuông cho đồng bào thức dậy, nhưng v́ dậy vội quá, thần hồn nát thần tính, làm những việc bạo động, th́ cái đó không phải lỗi ở tôi”

    “Tôi cổ động là cổ động cho đồng bào biết hợp quần, biết ái quốc, biết yêu cầu cải lương chính trị, chớ có cổ động nhân dân làm loạn đâu? Vả lại nếu là kẻ có ư muốn làm loạn th́ tôi cứ ở ngay trong nước theo Đề Thám cũng có thể làm được, có cần ǵ phải bỏ vợ bỏ con, bỏ nhà bỏ cửa mà trốn đi ngoại quốc làm ǵ? Năm 1913 tôi nghe tin buộc tội tôi vào tội tử h́nh th́ tôi vẫn đi lại ở ThượngHải, có sợ ǵ đâu, v́ tôi biết là tôi vô tội”.

    Ông chánh án nói:

    − Hội đồng Đề h́nh chỉ xét lại cái án năm 1913 xử vắng mặt Cụ vào tử h́nh mà thôi, c̣n việc từ năm 1913 về sau th́ không cần nói đến; vậy những tội kia Cụ có nhận hay không th́ nói.

    Cụ đáp:

    − Tôi chỉ nhận có bốn tội như tôi đă nói, ngoài ra tôi không có tội ǵ khác.

    2. Buổi chiều là cuộc tranh luận. Chánh án Bride tiếp tục phân tích tội trạng của Phan Bội Châu. Ta thấy chính quyền thuộc địa Pháp nắm rất rơ từng hoạt động của Cụ Phan, kể từ khi chiêu tập bạn đồng môn định khởi nghĩa ở Nghệ An lúc c̣n là anh học tṛ nghèo vô danh, đến việc viết Lưu Cầu huyết lệ tân thư cổ động danh sỹ và nhân dân đánh Pháp, ra Bắc vào căn cứ Hoàng Hoa Thám, rồi vận động Cường Để và thanh niên xuất dương (phong trào Đông du), rồi qua lại với Tôn Thất Thuyết, với Lưu Vĩnh Phúc ở Quảng Đông, việc cầu cứu Xiêm, Đức như thế nào,… Điều đáng chú là: Trong các chứng cứ kết tội, Chánh án Bride chỉ lướt qua hoạt động thuộc về tuyên truyền trong một nửa câu: “Bao nhiêu sách cụ viết ra toàn truyền bá cái tư tưởng cừu thù người Pháp…”. Các tội của Cụ là theo cáo trạng cũng như trong phân tích của Bride là nằm ở những hành động sai người đánh bom và kêu gọi làm loạn.

    Cụ Phan tiếp tục tự bào chữa. Cụ thừa nhận tất cả các hoạt động tuyên truyền của ḿnh và kết luận: “Trước sau tôi vẫn chủ trương chỉ dùng văn hoá mà phản đối chính trị, văn hoá không xong th́ tôi mới dùng đến vơ lực. Chính trị c̣n một ngày bất lương, tôi c̣n một ngày phản đối”. C̣n các cuộc bạo động, cụ coi ḿnh chỉ trách nhiệm “phân nửa”, nghĩa là xét riêng về mặt luân lư thôi, như anh không biết dạy em, để em phạm tội, bố không biết dạy con, để con phạm tội, chứ về mặt pháp luật, không thể là tội của anh, của bố.

    Hai trạng sư người Pháp (do chính Toà cử) không những bênh vực cụ Phan mà c̣n tố cáo thực dân Pháp và công khai bày tỏ ḷng cảm mến cụ Phan.

    Trạng sư Larre nói: “Cái lịch sử của cụ Phan là cái lịch sử chính sách thuộc địa của nước Pháp ở Đông Dương trong 25 năm gần đây. Cụ là một người theo chủ nghĩa đảng cách mạng, động ḷng trắc ẩn, nặng t́nh yêu nước thương ṇi. Lại bị kích thích bởi những điều hà ngược của một triều đ́nh chuyên chế, những điều nhũng lạm của phường tham quan ô lại; việc học th́ chậm chạp, h́nh pháp lại dă man, nhân dân trong nước biết bao nỗi ê chề, đau đớn”. Trạng sư kết luận: “Cụ là người thuần khiết trong những người thuần khiết”, “Cụ vĩ đại hơn hết thảy những người trong dân tộc Việt Nam”.

    Trạng sư Bona c̣n mănh liệt hơn. Mở đầu đă là những lời ca ngợi nhiệt thành:

    “Tôi cảm ơn Hội đồng đă cho tôi tám ngày để xem xét 300 bản hồ sơ. Công việc của tôi là rất khó, rất lấy làm nặng nề, nhưng tôi cũng rất là thoả măn v́ đă được căi hộ một người mà tôi hâm mộ”.

    “Cụ Phan là người quả không hổ là kẻ ái quốc chân chính. Dẫu tôi là người Pháp, đối với cụ Phan, tôi cũng phải hâm mộ. Tôi hâm mộ là hâm mộ cái thân thế quang minh, cái tính t́nh cao thượng, cái nghị lực bất di, bất khuất, đă từng tỏ ra trong các việc làm của đời Cụ”.

    Trạng sư Bona lược lại cuộc đời cách mạng đầy hăng hái và đúng đắn của cụ Phan. Với các hành động mà ngày nay gọi là “quá khích”, Trạng sư cho rằng: “Ở Tàu, Cụ có những bạn đồng chí, hơn Cụ về ḷng nhiệt thành, nghĩa là hơn Cụ về sự cuồng dại, và người ta đă buộc cho Cụ những tội của các tay đồng chí ấy. Người ta lấy những giấy thông tư của các toà lănh sự, những toà sứ thần ra làm bằng chứng, trong những thông tư ấy lại đầy những tin tức của các tay do thám, nghĩa là những tay chỉ biết hám tiền, t́m đủ mọi phương sách buộc tội người để ních cho chặt túi”.

    Với những hành động mà ngày nay ta gọi là “đánh bom liều chết” hay “khủng bố” có liên quan đến cụ Phan, Trạng sư Bona bác bỏ với lư do:

    “Bảo rằng có những lời cung khai của những kẻ can phạm trong năm 1913 ư? Bao nhiêu trách nhiệm đều muốn đổ cho một người vắng mặt, v́ người đó không thể chống căi được, cái đó là thói thường của thiên hạ... Bảo rằng Cụ đă gây ra những sự nhiễu loạn về chính trị ư? Cụ chỉ là một kẻ đă gieo hạt giống mà thôi. Những hạt giống ấy gặp gió đưa đi, th́ Cụ biết đâu được sự sinh mầm kết quả”.

    Kết luận, Trạng sư nói: “Cái lư tưởng của cụ Phan, nói tóm lại, là muốn đem đến một tinh thần mới mà sửa đổi lại chính trị ở nước ḿnh”. Theo Trạng sư, tinh thần ấy hoàn toàn phù hợp với lời của Toàn quyền Varenne (vừa được bổ nhiệm) đọc tại Auvergne: “Nếu cái chính sách của ta ở Đông Dương không kịp đem đến một tinh thần mới là cái tinh thần hoà b́nh, công chính, cải lương mà sửa đổi lại, th́ chỉ nay mai là gặp những biến động chẳng khác ǵ ở Maroc. Xem một câu ấy th́ biết được ông Toàn quyền Varrenne với cụ Phan Bội Châu, nếu có ngày gặp tất tâm hợp ư đầu”.

    Cụ phan đứng lên nói thêm:

    “Tôi cảm ơn Hội đồng đă đem tôi ra trước mặt công chúng xét xử, lại cử hai trạng sư biện hộ. Giá với chính thể Nam triều (triều đ́nh Huế - HH) th́ nguyên một tội phản đối cũng đủ đáng chết c̣n làm ǵ có trạng sư căi hộ, và cũng c̣n đầu đâu để ra trước Hội đồng”.

    3. Kết thúc, Toà tuyên phạt cụ Phan: trong tám tội có một tội đáng tử h́nh, các tội c̣n lại đáng khổ sai chung thân, nhưng Toà lượng thứ, kết phạt “khổ sai chung thân”. Cụ Phan vẫn nhất định không nhận và chống án. Toà chấp thuận và đưa vụ án lên Hội đồng Bảo hộ. (Vụ án kết thúc lúc 9 giờ tối).

    II- HẬU PHIÊN TOÀ VÀ MẤY NHẬN XÉT

    Ngày 5-12-1925, Varenne chính thức sang nhậm chức tại Đông Dương. Hàng loạt kiến nghị được gửi đến đ̣i thả cụ Phan Bội Châu. Ngày Varenne đến Hà Nội được mô tả: “Trên con đường đi từ các phố lớn đến Phủ Toàn quyền, giữa một đoàn hộ tống kéo dài của bọn quan Tây, quan Nam (…), học sinh, sinh viên, thương gia, người lao động đứng đen nghịt trên các vệ đường giăng ngang những băng vải to với hai ḍng chữ: “Chào mừng nhà chính trị xă hội chủ nghĩa Varenne. Ân xá cho Phan Bội Châu! Đả đảo chủ nghĩa thực dân tàn bạo!” (Đặng Thai Mai, Sđd). Mấy hôm sau, Varenne đến nói chuyện với sinh viên các trường cao đẳng. Sinh viên đă biến cuộc giao lưu này thành cuộc đấu tranh đ̣i tự do dân chủ cho Đông Dương. Nguyễn Khánh Toàn (về sau là Chủ nhiệm Uỷ ban KHXH Việt Nam) thay mặt sinh viên đọc một bài “diễn văn nảy lửa, diễn văn đốt nhà” (chữ của Đặng Thai Mai). Ngày 11-12-1925, Hội đồng Bảo hộ xem xét lại vụ án và Varenne đă kư lệnh ân xá cho cụ Phan Bội Châu và quan Trung Kỳ cho xe đến đón Cụ về Kinh (Huế).

    Qua vụ án, ta thấy có mấy điều đáng chú ư:

    1. Chính quyền thực dân chỉ kết tội hoạt động chống đối bằng vũ trang, không kết tội các hoạt động tuyên truyền. Ngay cả vấn đề vũ trang, chủ trương phải gắn với hành động (chủ trương đă thành hiện thực), th́ mới thành tội (xem lại cáo trạng). Những người do ảnh hưởng văn chương tuyên truyền của Cụ mà bạo động th́ đó cũng không phải là tội của Cụ. (Xem lại lời tự bào chữa của Cụ và của các trạng sư)

    2. Một phiên toà của chính quyền thực dân xử một nhà cách mạng “đầu sỏ” của một dân tộc thuộc địa, một người mang tư tưởng giải phóng dân tộc rất mạnh, nghĩa là nguy hiểm bậc nhất cho nhà cầm quyền, thế mà đă diễn ra rất nghiêm túc, rất đúng luật. Đặc biệt, các bên tôn trọng lẫn nhau, ngoài lư cũng rất có t́nh, do phía Pháp kính trọng một người Việt Nam yêu nước. Chính cụ Phan cũng chỉ phản đối một số chứng cứ kết tội (thực t́nh th́ Cụ cũng có liên quan các vụ bạo động chống Pháp nhưng xét bằng chứng th́ chưa đủ), chứ c̣n tinh thần của vụ án, Cụ cũng “tâm phục khẩu phục” lắm (xem lời cảm ơn ở trên). Sau khi Varenne kư lệnh ân xá, Cụ c̣n có lời Tuyên cáo mà nội dung chủ yếu là cảm kích trước tinh thần khoan dung của chính quyền Bảo hộ và tấm ḷng quư mến của nhân dân dành cho Cụ. Ví dụ:

    “Ngày nay là ngày thứ nhất tôi được tái kiến quốc dân đồng bào ta, mà lại là ngày thứ nhất tôi đă chết đi mà lại sống lại”

    “Tiếng oan đă vạch trời kêu thấu, sống thừa may c̣n đất trùng lai, thuộc về hai phương diện: Chính phủ vẫn có cái đặc ân nhân từ, khoan đại, nhưng mà ḷng tinh thành ái quần, ái chủng của anh chị em ta, thật là thần quỷ cũng kinh, đá vàng cũng vỡ, v́ thế cho nên tôi đối với hai phương diện đều lấy làm cảm kích lắm lắm”.

    Và từ đây Cụ đổi hẳn chủ trương bạo động sang ôn hoà: “Tôi muốn đổi phương châm, chú lực vào cái phương diện sao cho quốc dân ngày thêm tiến bộ, nhưng nghĩ rằng nếu muốn cho tŕnh độ quốc dân ngày thêm tiến bộ, th́ phải bắt tay lo đường giáo dục mới được, mà muốn cải lương giáo dục, nếu không có thợ hay thầy giỏi th́ cậy ai chỉ vẽ. Người Pháp chính là những bậc thầy, thợ t́nh cờ gặp gỡ trời đưa sang cho ta đấy”.

    3. Khi xét xử cũng như sau khi xét xử, chính quyền c̣n căn cứ vào ư nguyện của nhân dân chứ không cứng nhắc vào các điều luật. Từ tử h́nh, giảm c̣n chung thân, rồi cuối cùng tha bổng là cả một sự thay đổi lớn. Có thể suy nghĩ một hướng khác là chính quyền mỵ dân, nhưng nếu chỉ v́ mỵ dân mà giảm án th́ họ phải lo sợ sự chống đối sẽ “được đà” chứ? Tuy nhiên, họ đă nghĩ xa hơn: yên dân th́ mới cai trị được lâu dài, chứ không th́ “già néo đứt dây”, càng đàn áp, càng gặp sự chống đối mạnh hơn.

    Và như vậy th́ được cho họ nhiều hơn là cho người có tội.

    Và c̣n rất nhiều điều nữa, xin độc giả tự rút ra.

    ---------

    Ghi chú: Các trích dẫn và tư liệu trên ngoài phần đă chú đều lấy từ Phan Bội Châu toàn tập, tập 7, Chương Thâu sưu tầm, san định, NXB Thuận Hoá, 2000 ; Dương Kinh Quốc, Việt Nam những sự kiện lịch sử (1858 – 1918), NXB Giáo dục, 2003 ; Dương Trung Quốc: Việt Nam những sự kiện lịch sử (1919 – 1945, NXB Giáo dục, 2005.

    [1] Đặng Thai Mai, Hồi kư, NXB Tác phẩm mới, 1985


    *Bài viết do tác giả Hồ Hải (không phải BS. Hồ Hải - Tp Hồ Chí Minh) gửi trực tiếp cho Nguyễn Xuân Diện-Blog.

    Xin chân thành cảm ơn tác giả!


    http://nguyenxuandien.blogspot.com/2...nam-truoc.html

  3. #43
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Ư nghĩa vụ án Cù Huy Hà Vũ

    Vụ án của tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ đă thu hút sự chú ư của cộng đồng thế giới, truyền thông quốc tế, và đông đảo người Việt trong và ngoài nước. Ngày diễn ra phiên ṭa, một số bạn trẻ quan tâm đến t́nh h́nh chính trị và pháp luật của Việt Nam đă tới trước cổng ṭa dù biết trước sẽ gặp rắc rối với lực lượng an ninh dày đặc phong tỏa xung quanh Ṭa án Nhân dân Hà Nội, với hy vọng được theo dơi những diễn tiến về phiên xử mà nhà nước gọi là công khai. Họ đă chứng kiến những ǵ từ bên ngoài ṭa án? Cảm nhận của họ về phiên ṭa này ra sao? Và v́ sao họ quan tâm đến nhân vật bất đồng chính kiến này? Trà Mi hỏi chuyện 3 thanh niên trong số đó là Linh, Tài, và Tâm.

    Tâm: Thật ra vụ Cù Huy Hà Vũ em đă t́m hiểu và xem trên báo khá nhiều. Em quan tâm về vụ bauxite Tây Nguyên và vụ Vinashin có liên quan đến Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng th́ cũng liên quan đến Cù Huy Hà Vũ.

    Tài: Em biết đến tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ từ khi vụ Cồn Dầu xảy ra. Em thường theo dơi tin tức về vụ Cồn Dầu và biết ông là người đă lên tiếng cho Cồn Dầu. Từ đó em cảm mến ông.

    Linh: Em đă nghiên cứu và xem rất nhiều bài viết về Cù Huy Hà Vũ liên quan đến vụ kiện Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hay vụ kiện dự án bauxite Tây Nguyên. Em muốn được tới xem một phiên ṭa xét xử một người đấu tranh dân chủ được gọi là “công khai” là như thế nào.

    Trà Mi: Sau khi tới đó rồi, ghi nhận của bạn ra sao?

    Linh: Về phiên ṭa mà họ gọi là xét xử “công khai”, nhưng công an đă giăng dây kín mít. Từ sáng sớm, cảnh sát cơ động đă không cho người dân tiếp cận phiên ṭa. Đó là bất ngờ đầu tiên của em về một phiên ṭa “công khai”. Em thấy nhiều người đến ṭa đă bị công an tấn công và giam giữ.

    Trà Mi: Bạn nói lực lượng an ninh rất đông là khoảng bao nhiêu người? Sự hiện diện của người dân xung quanh phiên ṭa có đông không? Và số người bị tấn công là bao nhiêu?

    Tâm: 7 giờ sáng hôm đó, em cùng luật sư Lê Quốc Quân, anh Sơn, và một số người nữa đi cùng trên một chuyến xe xuống ṭa để xem. Lúc bọn em xuống xe, có hai người quay phim họ quay bọn em. Anh Quân có nói rằng kiểu này th́ trước sau ǵ anh em ḿnh cũng bị bắt. Cho nên, anh em mới kéo nhau sang bên kia đường. Bọn em đi trên vỉa hè khoảng mấy chục mét th́ có 2 người mặc thường phục tới bảo bọn em không được đứng ở đây v́ ở đây có biển cấm. Bọn em đáp rằng sao không thấy một biển cấm nào. Thế là họ đưa dây thừng ra giăng và kéo cảnh sát cơ động tới. Chúng em bất b́nh về việc ḿnh đi trên vỉa hè mà lại bị cấm. Dù bên cạnh cũng có bao nhiêu người đi trên vỉa hè, họ không để ư mà chỉ để ư đến bọn em. Bọn em gồm luật sư Quân, thầy Tặng, anh Sơn, và em, tức là 4 người bị bắt. Sau đó ít phút, cảnh sát cơ động kéo đến khá đông, khoảng 30 người. Sau khi họ bắt được anh Sơn và anh Quân th́ có 2 người cầm dùi cui điện dí vào người em. Họ lôi em vào công an Hàng Bột tra hỏi và thu hồi của em một máy ảnh cùng hai thẻ điện thoại.

    Trà Mi: Nhóm của bạn cách cổng ṭa án bao xa mà bị coi là đi vào khu vực cấm?

    Tâm: Bọn em đi trên vỉa hè đối diện cổng ṭa án. Lúc bọn em bảo rằng không thấy có biển cấm, họ mới cầm biển cấm đưa ra, tức là một bên họ cầm dây thừng họ đuổi người đi. Người tuồng đi tới đâu th́ người cầm biển cấm đi theo tới đó.

    Trà Mi: Biển cấm di động chứ không cố định?

    Tâm: Vâng đúng thế.

    Trà Mi: Xin hỏi anh Tài. Trong lúc sự việc xảy ra với anh Tâm, anh quan sát xung quanh và ghi nhận được những ǵ?

    Tài: Từ tất cả các ngă đường có hướng đi về ṭa án, số người đứng trước hàng rào của cảnh sát th́ khoảng 4 đến 5 trăm người. Cảnh sát kể cả lực lượng cơ động là hơn trăm người.

    Trà Mi: Trước khi tới phiên ṭa này, chắc các bạn cũng đă lường trước sẽ xảy ra những sự cố rắc rối cho bản thân. V́ sao các bạn vẫn quyết định tới đó?

    Linh: Bọn em cũng mến mộ dân chủ, mến mộ những người yêu công lư-sự thật nên bọn em muốn đến xem.

    Tâm: Bọn em cũng đă lường trước rằng đi xuống đó kể cả khi bị bắt cũng chẳng thấy có ǵ đáng sợ cả.

    Trà Mi: Là những người trẻ quan tâm đến phiên xử này, theo các bạn, phiên ṭa có ư nghĩa thế nào đối với thanh niên Việt Nam nói chung và đối với những bạn trẻ có quan tâm đến các vấn đề xă hội nói riêng?

    Linh: Bọn em thật sự thất vọng trước một phiên ṭa như vậy.

    Tài: Em thấy được là luật pháp của Việt Nam bây giờ có thể nói là họ đă thực hiện luật rừng chứ không c̣n là luật pháp.

    Tâm: Em tin tưởng rằng vụ Cù Huy Hà Vũ sẽ góp phần thức tỉnh nhiều thanh niên Việt Nam hơn. Họ sẽ hiểu rơ hơn về pháp luật Việt Nam hiện nay.

    Tài: Vụ án này sẽ góp phần cho người ta biết về thực trạng xă hội của một đất nước độc tài, độc trị. Ngay chính ṭa án c̣n làm sai luật.

    Trà Mi: Liệu những ǵ đang xảy ra với bản thân ông Cù Huy Hà Vũ và những ǵ đang xảy ra xung quanh phiên ṭa này có là lời cảnh cáo đối với những người quan tâm và đ̣i hỏi dân chủ hay chăng?

    Linh: Em tin sẽ có nhiều Cù Huy Hà Vũ hơn nữa, những người dám hy sinh, dám dấn thân cho công cuộc dân chủ ở Việt Nam, cho tự do đích thực. Cuộc cách mạng nào cũng phải đổ máu, nhưng em tin tưởng hoàn toàn ở thắng lợi sau cùng. Ở Việt Nam c̣n rất lâu nữa mới đạt được một nền tự do-dân chủ như ở Hoa Kỳ, nhưng dân Việt Nam sẽ trưởng thành hơn sau khi được biết những vụ án như vụ xử Cù Huy Hà Vũ. Những vụ này gây ra ảnh hưởng rất lớn trên toàn Việt Nam. Và sức ép dư luận quốc tế về vụ án Cù Huy Hà Vũ sẽ làm cho chính quyền Việt Nam phải dè dặt hơn trong việc xét xử các nhà dân chủ khác.

    Trà Mi:
    Ba người bạn tên Linh, Tài, và Tâm vừa chia sẻ với chúng ta những ǵ diễn ra bên ngoài phiên ṭa xét xử tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ cũng như cảm nhận của những người trẻ có quan tâm đến vụ án này. C̣n diễn tiến bên trong pḥng xử có ǵ đáng chú ư? Vụ án này này có ư nghĩa như thế nào về mặt pháp lư và xă hội? Chúng ta hăy nghe ghi nhận của những người hiện diện ngay bên trong pḥng xử án và trực tiếp tham gia phiên ṭa ngày 4/4 là luật sư Trần Đ́nh Triển và luật sư Hà Huy Sơn, hai luật sư bảo vệ cho tiến sĩ Hà Vũ.

    Luật sư Hà Huy Sơn: Ngay trong giai đoạn thủ tục để bắt đầu phiên ṭa, ṭa đă không công bố chứng cứ hay bất kỳ tài liệu nào nên luật sư chúng tôi không thể làm việc được. Cuối cùng chúng tôi đă rời pḥng xử.

    Trà Mi: Luật sư Triển, theo ông, những điều ǵ được coi là đáng chú ư nhất về phiên ṭa này ngoài chi tiết mà luật sư Sơn vừa chia sẻ?

    Luật sư Trần Đ́nh Triển: Đáng lẽ Hội đồng xét xử phải triệu tập người làm chứng, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, và người bị hại tham gia phiên ṭa. Nhưng phiên ṭa này không triệu tập bất cứ ai, chỉ có duy nhất bị cáo tại phiên ṭa. Chúng tôi đă có một văn bản gửi cho các cơ quan chức năng ở Quốc hội, Chánh án Ṭa án Nhân dân Tối cao, và Liên đoàn Luật sư Việt Nam để tránh tiền lệ sau này.

    Trà Mi: Đó là nói về phiên xử ngày 4/4. C̣n về bản án đối với tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ, theo chính quyền, bản án dành cho ông Vũ nói riêng và những bản án đối với những người khác có các hoạt động tương tự không được nhà nước hoan nghênh như ông Vũ, nhằm răn đe và trừng phạt hành vi “xâm hại lợi ích của nàh nước và nhân dân”. Là lực lượng đối trọng bảo vệ công lư, theo các luật, bản án và phiên ṭa của ông Hà Vũ có ư nghĩa ra sao, xét về mặt pháp lư cũng như về mặt xă hội?

    Luật sư Trần Đ́nh Triển
    : Trước hết, đối với điều 88 Bộ Luật h́nh sự của nước Cộng ḥa xă hội chủ nghĩa Việt Nam về tội chống nhà nước, về mặt khoa học pháp lư phải chứng minh được hành vi chống đối đó. Nếu định nghĩa của Hiến pháp Việt Nam rằng nhà nước Việt Nam là nhà nước của dân, do dân, và v́ dân, th́ phải chứng minh được hành vi đó chống nhân dân ở đâu, chống “v́ dân” ở đâu, chống “của nhân dân” ở đâu. Nếu mọi tổ chức khác nằm ở thể chế chính trị khác không phải của nhà nước, th́ hành vi đó không nằm trong việc “chống nhà nước”. Điều 88 phải có một quy định, thông tư liên tịch giữa bộ công an, bộ tư pháp, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Ṭa án nhân dân tối cao. Phải quy định cụ thể về lượng và h́nh xem hành vi nào là hành vi xâm phạm điều 88. Chứ c̣n cứ chung chung như thế này là một điều hết sức nguy hiểm.

    Trà Mi: Xin nghe ư kiến của luật sư Sơn. Hiến pháp Việt Nam công nhận quyền tự do ngôn luận, nhưng điều 88 lại cấm tuyên truyền chống nhà nước, khiến nhiều người hiểu rằng muốn nói ǵ th́ nói nhưng không được nói những ǵ ngược lại với nhà nước. Ư kiến của các chuyên gia luật như luật sư Sơn đây, như thế nào?

    Luật sư Hà Huy Sơn: Tôi thấy điều 88 không định lượng nhưng mang tính định tính, rất khó ứng xử với điều này. Nó mâu thuẫn với quy định của Hiến pháp, mâu thuẫn với điều 19 của Công ước về các quyền dân sự và chính trị mà Việt Nam tham gia năm 1982.

    Luật sư Trần Đ́nh Triển: Trong luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của nước CHXHCN Việt Nam cũng có nêu rằng trong một sự việc quy định về một vấn đề, văn bản nào có xung đột về mặt pháp lư th́ áp dụng văn bản cao hơn. Như vậy, Bộ luật h́nh H́nh sự thấp hơn Hiến pháp mà Hiến pháp quy định quyền tự do ngôn luận. Trong luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Luật tố tụng H́nh sự cũng quy định là nếu luật pháp Việt Nam có những điều trái với các công ước quốc tế mà Việt Nam có kư kết, tham gia th́ thực hiện theo quy ước quốc tế đó. Công ước quốc tế mà luật sư Sơn vừa đề cập đó, Việt Nam đă tham gia. Tuy nhiên, có những phát ngôn xâm phạm đến an ninh quốc gia th́ không chỉ Việt Nam mà nước nào cũng quy định. Vậy th́ những trường hợp nào không được phát ngôn phải quy định, phải có điều cấm để người ta biết được ranh giới để phát ngôn và góp ư kiến. Nhưng ở đây trong luật pháp Việt Nam không quy định rơ cấm là cấm như thế nào, thế nào là vi phạm vào điều 88.

    Trà Mi: Như luật sư Sơn cũng nhận định là có mâu thuẫn giữa luật với Hiến pháp. Trong bối cảnh đó, khi ông tham gia bảo vệ những người dựa trên Hiến pháp để thực hiện quyền tự do ngôn luận mà nhà nước th́ lại dựa trên luật để xét xử, ông có hy vọng thành công trong các phiên ṭa như thế này, hay không?

    Luật sư Hà Huy Sơn: Tôi cũng không hy vọng là sự thành công của nó cao, nhưng tôi có hy vọng làm sáng tỏ những vấn đề mà xă hội quan tâm.

    Trà Mi: Trong cuộc trao đổi trước với chúng tôi, riêng luật sư Triển đă khẳng định là ông sẽ thua dù lúc đó chưa chính thức bắt đầu tham gia vụ án. Như vậy có thể nói kết cục phiên ṭa này đă không nằm ngoài dự kiến của ông?

    Luật sư Trần Đ́nh Triển: Tôi nhận định là không bao giờ có chuyện luật sư biện hộ cho một thân chủ trắng án trong trường hợp bị truy tố theo điều 88 trong bối cảnh điều luật chưa được cụ thể hóa lượng là bao nhiêu.

    Trà Mi: Vừa rồi là ư kiến của một số người trẻ quan tâm và chuyên gia pháp lư về ư nghĩa của bản án 7 năm dành cho tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ về tội tuyên truyền chống phá nhà nước, chiếu theo điều 88 Bộ luật H́nh sự Việt Nam.

    VOA

  4. #44
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Hàng trăm người kư đơn đ̣i thả ông Cù Huy Hà Vũ



    Những người kư tên vào kiến nghị đ̣i trả tự do cho ông Hà Vũ ngay lập tức


    Hàng trăm người trong đó có các tướng lĩnh và trí thức có tiếng đă Bấm kư đơn kiến nghị đ̣i hủy án và trả tự do cho tiến sỹ Hà Vũ.

    Thư kiến nghị gửi các nhà lănh đạo cao cấp nhất của Việt Nam cùng Viện Kiểm sát và Ṭa án Tối cao viết:

    "Phiên ṭa [xử ông Hà Vũ] đă gây ra một làn sóng phê phán và phản đối mạnh mẽ trong nước và trên thế giới v́ cách thức điều hành của thẩm phán đă vi phạm luật tố tụng h́nh sự, không đảm bảo quyền được bào chữa của bị cáo."

    Kiến nghị cũng nói lực lượng an ninh đă "ngăn cấm thô bạo người dân tham dự hoặc theo dơi phiên ṭa, vô h́nh trung xóa bỏ tính công khai của phiên ṭa như đă được chủ tọa phiên ṭa tuyên bố.

    Những người kư tên trong bản kiến nghị đ̣i "xóa bỏ kết quả của phiên ṭa sơ thẩm, xóa bỏ vụ án Cù Huy Hà Vũ và trả tự do cho công dân Cù Huy Hà Vũ."

    Ông Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố Hồ Chí Minh, một trong những người kư tên vào kiến nghị nói với BBC ông không có nhiều hy vọng nhà nước Việt Nam sẽ làm theo kiến nghị.

    "Riêng bản thân tôi kiến nghị th́ tôi cũng kiến nghị để ḿnh có cái tỏ thái độ chứ c̣n hy vọng rằng từ cái kiến nghị này mà Đảng và Nhà nước Việt Nam thay đổi th́ tôi không hy vọng," ông nói

    "Bởi v́ chúng ta thấy rằng ngay cả Đại tướng Vơ Nguyên Giáp, làm một người cách mạng khai quốc công thần như vậy mà thư của Đại tướng Vơ Nguyên Giáp trong vụ bauxite Tây Nguyên, trong vụ phá hội trường Ba Đ́nh vẫn không được trả lời. Nói về văn hóa ứng xử đă là không được rồi.

    "Tôi không hy vọng [kiến nghị sẽ] có hiệu quả nhưng rơ ràng cái hiệu ứng về mặt xă hội th́ ít nhất trong đất nước Việt Nam vẫn c̣n nhiều người có lương tri và nói lên tiếng nói của người ta.

    "Chớ không phải người ta sợ người ta im lặng. Bây giờ phải phá tan cái sợ đi để v́ tất cả, v́ lợi ích của đất nước, của dân tộc để chúng ta t́m đường đi cho đất nước Việt Nam ngày càng phú cường hơn.

    "Nếu không cứ dẫm chân tại chỗ như thế này th́ rất nguy hiểm."
    'Trơ trẽn'


    Ông Đằng từng là Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc thành phố Hồ Chí Minh
    "Nếu xử án thấy ḿnh đúng, ta phải làm công khai minh bạch, làm một cách đàng hoàng.

    "Nhưng mà đây rất tiếc là vụ án kiểu như chạy tang vậy, xử một cách vội vă rồi vi phạm một cách nghiêm trọng các thủ tục tố tụng, làm cho các luật sư phải bỏ pḥng xử ra ngoài.

    "Tôi thấy nó rất trơ trẽn.

    "Thế mà vẫn tiếp tục xử và cuối cùng xử với mức án là bẩy năm tù giam và ba năm quản chế.

    "Tôi đi khắp nơi, gặp rất nhiều người dân, bạn bè trong phong trào sinh viên học sinh cũ rồi nhân sĩ trí thức trước đây cùng làm việc với tôi trong phong trào đấu tranh ở Sài G̣n, th́ ai người ta cũng rất phẫn nộ về việc này.

    "Người ta buồn cho đất nước Việt Nam tại sao lại có những con người như thế, tại sao lại xử sự một cách như thế trong lúc đó th́ nói hội nhập rồi thế này thế kia.


    Ông Đằng cũng nhắc tới lời của giáo sư Ngô Bảo Châu nói rằng "không c̣n ai có thể làm hơn để mất thanh danh và danh dự của nước Việt Nam, của dân tộc Việt Nam".

    Ông nói ông không hài ḷng với các diễn biến trong vụ Cù Huy Hà Vũ ngay từ ban đầu trong đó có việc bắt ông Hà Vũ với 'hai bao cao su đă qua sử dụng'.

    Ông nói: "Với tư cách là một đảng viên tôi cảm thấy xấu hổ, không thể nào đồng t́nh với cách làm, cách xử lư như vậy được."

    Quyền tự do

    Đài BBC cũng nhắc lại với ông Đằng những tuyên bố của Bộ Ngoại giao Việt Nam rằng quyền tự do ngôn luận được "quy định rơ trong Hiến pháp và pháp luật và được đảm bảo trên thực tế" và ông nói:

    "Cái đó là họ nói họ nói lấy được thôi. Họ nói cho có vậy thôi chứ không có lư lẽ ǵ. Họ không biết cái lời nói có ai nghe và có sức thuyết phục không.


    Ông Đằng nói phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nguyễn Phương Nga chỉ "nói lấy được"
    "Nếu một đất nước có luật pháp đoàng hoàng th́ không thể xử vụ án như vừa qua.

    "Như vậy bà Phương Nga bà ấy chỉ nói cho có thôi. Nhiệm vụ của bà ấy bà ấy phải nói thôi.

    "Bất cứ người nào biết suy nghĩ th́ không thể chấp nhận được."

    Ông nói ông tin rằng có rất nhiều người có chính kiến khác với quan điểm chính thức của nhà cầm quyền:

    "Trong hàng ngũ cán bộ đảng viên, chẳng hạn bản thân tôi là cán bộ đảng viên, trên 40 năm tuổi Đảng, tôi vẫn có thái độ của ḿnh, vẫn có chính kiến của ḿnh th́ tôi nghĩ là trong đảng và trong nhà nước Việt Nam cũng có nhiều người như vậy.

    "Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An cũng đă có những ư kiến rất xây dựng về nhiều vấn đề của đất nước

    'Đáng lo'

    Ông Đằng nói với BBC: "Tôi nghĩ những nhà cầm quyền bây giờ th́ họ cứ làm nhưng bên cạnh đó một xă hội dân sự, một xu thế phát triển, không có thế lực nào có thể ngăn cản nổi."

    "Tất nhiên là báo chí công khai bây giờ quá sợ rồi, không đăng được th́ họ có những phương tiện thông tin khác, thí dụ mạng chẳng hạn.

    "Bây giờ rất nhiều người người ta đă nói rồi. Các tập đoàn lợi ích nó đang chi phối chính quyền. V́ vậy mà v́ một lư do nào đó người ta muốn bảo vệ cái ghế, bảo vệ cái vị trí của người ta.

    Nhiều công dân mạng cũng lên tiếng nói rằng ông Cù Huy Hà Vũ bị xét xử một phần v́ đă kiện Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, người họ nói đă đứng đằng sau những ǵ diễn ra.

    C̣n ông Lê Hiếu Đằng nói với BBC:

    "Tôi cho rằng không chỉ riêng ông Thủ tướng đâu mà ở Việt Nam là lănh đạo tập thể.

    "Cái đáng ngại nhất là nếu một tập thể mà suy nghĩ như vậy th́ rất đáng lo cho đất nước."

    Trong khi đó, hôm 10/04, Bấm báo Quân đội Nhân dân có bài nói ông Cù Huy Hà Vũ "có những hành vi vi phạm pháp luật Việt Nam, phải đưa ra xét xử theo đúng các quy định của pháp luật Việt Nam."

    Đây được xem là một trong vài bài b́nh luận hiếm hoi trên báo chí nhà nước sau khi phiên ṭa kết thúc.

    BBC




    Ông Lê Hiếu Đẳng nói không chỉ ông Dũng mà cả một tập thể lănh đạo đứng đằng sau cách hành xử của ngành công an và tư pháp
    "Thành ra người ta cứ khăng khăng thực hiện theo cái ư đồ mặc dầu biết rằng cái đó nó đi ngược lại cái xu thế chung hiện nay.
    Last edited by Tigon; 12-04-2011 at 03:58 AM.

  5. #45
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Nguyên Phó Chủ Tịch Mặt Trận Tổ Quốc VN :Vụ Xử Ông C H Hà Vũ Là " Trơ Trẽn "

    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/av/2..._dang_iv.shtml

    Mời nghe ư kiến của một đảng viên cao cấp ( trên 40 năm tuổi Đảng) nói về vụ xử ông C H Hà Vũ :
    V́ lợi ích đất nước , phải phá tan cái " sợ ", càng ngày càng nhiều người mạnh dạn hơn .

    Hàng trăm người trong đó có các tướng lĩnh và trí thức có tiếng đă kư đơn kiến nghị đ̣i hủy án và trả tự do cho tiến sỹ Hà Vũ.

    Thư kiến nghị gửi các nhà lănh đạo cao cấp nhất của Việt Nam cùng Viện Kiểm sát và Ṭa án Tối cao viết:

    "Phiên ṭa [xử ông Hà Vũ] đă gây ra một làn sóng phê phán và phản đối mạnh mẽ trong nước và trên thế giới v́ cách thức điều hành của thẩm phán đă vi phạm luật tố tụng h́nh sự, không đảm bảo quyền được bào chữa của bị cáo."

    Những người kư tên trong bản kiến nghị đ̣i "xóa bỏ kết quả của phiên ṭa sơ thẩm, xóa bỏ vụ án Cù Huy Hà Vũ và trả tự do cho công dân Cù Huy Hà Vũ."

    Ông Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố Hồ Chí Minh, một trong những người kư tên vào kiến nghị nói với BBC ông không có nhiều hy vọng nhà nước Việt Nam sẽ làm theo kiến nghị.

    BBC

  6. #46
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    LS Lê Quốc Quân và BS Phạm Hồng Sơn được trả tự do

    2011-04-13

    Luật sư Lê Quốc Quân và Bác sĩ Phạm Hồng Sơn, hai người bị cơ quan công an Việt Nam sách nhiễu và bắt đưa đi từ ngày 4 tháng tư đến nay, vừa được trả tự do vào chiều tối ngày 13 tháng tư.


    Trước sức ép của dư luận và sự cương quyết của gia đ́nh cũng như hỗ trợ đồng khắp của toàn thể các giáo dân Công Giáo và đồng bào khắp nơi, Công an buộc phải trả tự do cho Bs Phạm Hồng Sơn và Ls Lê Quốc Quân sau 9 ngày bị tạm giữ.

    Ngay giờ phút này gia đ́nh đă nhận được lệnh thả và đang trên đường đến đồn công an để đón Bs Phạm Hồng Sơn và Ls Lê Quốc Quân.


    Danlambao

    http://danlambaovn
    Last edited by Tigon; 14-04-2011 at 01:26 AM.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 107
    Last Post: 16-03-2013, 05:04 AM
  2. Replies: 0
    Last Post: 26-03-2012, 10:19 PM
  3. Hội thảo khôi phục VNCH theo Hiệp Định Paris 1973
    By Tu_Nhan_Dan_ in forum Tin Việt Nam
    Replies: 3
    Last Post: 24-02-2012, 08:01 AM
  4. Theo dấu Thu phai- Vũ Đ́nh Trường -Cát Bụi đọc
    By VongNgayXanh in forum Tin Việt Nam
    Replies: 0
    Last Post: 30-11-2010, 05:35 PM
  5. Replies: 18
    Last Post: 23-09-2010, 08:27 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •