Page 5 of 5 FirstFirst 12345
Results 41 to 45 of 45

Thread: Cảm Nghĩ Nhân Ngày 2 Tháng 11 :

  1. #41
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Chứng từ của một nhân viên ngoại giao đoàn thuộc ṭa đại sứ Anh về cái chết của anh em ông Diệm-Nhu

    Trong Những huyền thoại & và sự thật về chế độ Ngô Đ́nh Diệm, tác giả Vĩnh Phúc có dành một chương nói về việc đi nhận xác hai ông Diệm Nhu do ông Nguyễn Văn Thành, 20 tuổi, cháu họ ông Diệm và Nhu, kể lại. Tôi cũng có dịp điện thoại nói chuyện với tác giả Vĩnh Phúc (ngày 25-11-2010) để ông nói rơ thêm về những điều đă ghi trong sách. Theo ông Nguyễn Văn Thành kể lại trong sách một cách khá trung thực là ngày 2-11-1963, Tổng tham mưu có điện thoại cho ông bà Trần Trung Dung đến nhận xác ông Diệm-Nhu tại nhà thương St Paul, góc đường Tú Xương và bà Huyện Thanh Quan.

    “Cũng theo ông Nguyễn Văn Thành có 5 người đi nhận diện xác là: ông bà Trần Trung Dung, Nguyễn Văn Thành và một người em gái của đức cha Nguyễn Văn Thuận (sau là Hồng y Nguyễn Văn Thuận) và chồng bà này. Theo ông Nguyễn Văn Thành c̣n nhớ lại th́ mặt tổng thống Diệm bị bầm, không hiểu có bị đánh hay không. Về sau, Thành nhớ rằng ông Nhu bị bắn từ phía sau ra phía trước, v́ có vết phá ra đằng trước trán. Thành lục t́m trong túi hai ông th́ thấy có hai chuỗi hạt có thánh giá, một khăn mùi xoa. Thành lấy chiếc khăn trong túi ông Nhu, thấm máu với chủ ư giữ lại làm kỷ vật để trao cho bà Nhu. Rồi Thành đưa khăn đó cho bà em đức cha Thuận. Khi mọi người bước vào nhà xác th́ thấy xác ông Nhu được đặt trên chiếc băng ca quân đội để dưới đất. C̣n xác ông Diệm để nằm trên cái bệ xi măng, trên bệ có một tảng đá và bức tượng.”

    (Trích tóm lược Vĩnh Phúc, Những huyền thoại & sự thật về chế độ Ngô Đ́nh Diệm, trang 324-326).

    Nhân đây, người viết xin nói rơ tên người em gái LM Nguyễn Văn Thuận và người đàn ông đi theo. Em gái LM Thuận là bà Nguyễn Thị Niềm (đă quá văng) và người chồng bà Niềm là một nhân viên ngoại giao trong ṭa đại sứ Anh ở thời điểm 1963. Tên ông là Brian Smith. Hai nhân vật ở Huế xác nhận với người viết có biết ông Brian Smith, có đi dự lễ đám cưới của ông Brian Smith với bà Ngô Kim Yến. Bà Ngô Kim Yến không có quan hệ họ hàng với gia đ́nh ông Ngô Đ́nh Diệm.

    Qua trung gian một người cháu của bà Ngô Kim Yến, người viết được biết ông Brian Smith qua cuộc điện đàm ngày 19-11-2010. Người viết đă được nghe ông Brian Smith nhắc lại một vài sự việc về hai cái chết của ông Diệm Nhu. Ông Smith rất thông thạo tiếng Pháp mà c̣n tỏ ra biết nhiều chuyện. Ông dù lớn tuổi, nhưng c̣n đủ minh mẫn và sáng suốt, nhưng ông vẫn nói một cách chừng mực.

    Ông cho biết ông lúc ấy ông có vợ Việt Nam tên Nguyễn Thị Niềm, cháu gái của TT Ngô Đ́nh Diệm, em gái LM Nguyễn Văn Thuận (đều là con bà Ngô Đ́nh Thị Hiệp - DCVOnline). Vào đúng thời điểm 1963, ông bà vừa mới sinh được cháu gái tên là Chi Lan.

    Chi Lan đă trưởng thành, lập gia đ́nh từ mấy năm nay rồi. Phần bà Ngô Kim Yến nói tiếng Huế rất là Huế. Không biết mặt, nhưng nghe giọng nói thanh thoát nhẹ nhàng, thoải mái th́ như nhắc nhở cả một thời xứ Huế với biết bao kỷ niệm. Hai ông bà qua câu chuyện có vẻ rất hạnh phúc.
    Có lẽ đây là một buổi hạnh ngộ kỳ lạ trong đời may mắn gặp được ông một lần. Ông Brian Smith, đưa người viết từ ngạc nhiên này sang ngạc nhiên khác, qua việc kể lại các sự việc một cách tự nhiên. Ông lấy vợ Việt Nam đă là một chuyện, lại có cơ duyên lấy cháu Tổng thống Diệm, chia sẻ gánh nặng oan nghiệt về hai cái chết của hai người bác và sau này một lần nữa lại lấy bạn gái của bà Niềm.

    Một cách định mệnh, một nhà ngoại giao ngoại quốc lại dính dáng vào những giai đoạn lịch sử bi kịch của VN với vai tṛ một người trong cuộc.

    Rồi bất ngờ nghe ông kể về việc đi thăm nhận dạng hai xác chết của TT Ngô Đ́nh Diệm và ông Ngô Đ́nh Nhu như thế nào. Trên đời sao lại có những hạnh ngộ như thế và hôm nay, tôi được nghe ông nói chuyện qua điện thoại.

    Sau khi nghe tin anh em ông Ngô Đ́nh Diệm bị thảm sát, với tư cách người của Ngoại giao đoàn đồng thời là bà con gần nhất của gia đ́nh TT Ngô Đ́nh Diệm. Ông đă cùng với ông Trần Trung Dung đến nhận dạng hai xác chết ngay khi c̣n để trong thiết vận xa.

    Theo ông Brian Smith th́ t́nh trạng các tướng lănh lúc bấy giờ là hốt hoảng, sợ hăi. Quả thực họ quá sợ hăi, xấu hổ và t́m cách che đậy. Ông Brian Smith nhấn mạnh trường hợp tướng Tôn Thất Đinh không dám đến nhận diện xác chết hai ông Diệm- Nhu v́ xấu hổ.

    Ông Brian Smith nói tiếp, “tôi có chụp nhiều bức h́nh hai cái xác ông Diệm và ông Nhu cho thấy họ đă chết như thế nào.Thật không vui vẻ ǵ khi phải nh́n hai xác chết của hai ông. Họ không đáng phải nhận một cái chết ghê tởm như thế. Thật là man rợ. Tôi không bao giờ có thể quên được những h́nh ảnh đó. Tôi chỉ muốn xác nhận ở đây rằng, họ đă bị đánh đập, bị đâm nhiều nhát dao với các thương tích trên mặt và trên cơ thể và sau đó bị kết liễu bằng những phát đạn. ”

    Cũng theo ông Brian Smith, lúc đó ít có ai dám tới gần xác chết của hai anh em ông Diệm-Nhu. “Nhưng tôi là một nhà ngoại giao th́ khác. Vả lại, tôi c̣n đến thăm xác chết hai ông với tư cách người thân cận nhất trong gia đ́nh ông Diệm. Question de famille.”

    Ông nhắc lại đôi lần là ông c̣n giữ nhiều bức h́nh do chính ông đă chụp hai ông ở trong thiết vận xa. Nhưng hiện nay ông để tất cả ở bên Luân Đôn. Khi nào về lại Luân Đôn sẽ gửi sau.


    Xin dừng câu chuyện về ông Brian Smith ở đây đến khi có các bức h́nh đó. Thật rất mong muốn và hy vọng sẽ nhận được những bức ảnh đó.

    Nếu nhận được những bức h́nh đó th́ th́ đây là những bức ảnh (lịch sử) quư giá nhất về sự kiện và của giai đoạn đó mà chúng ta đă đọc/xem được từ trước đến nay. Những tấm h́nh đó đồng thời giúp soi sáng thêm về hai cái chết bí ẩn của họ.

    C̣n tiếp...

  2. #42
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Đến đây, xin dành cho tướng Lê Minh Đảo đôi lời giải thích.

    Theo tướng Lê Minh Đảo, sau 1-11-1963, ông được điều động về làm tỉnh trưởng Long An và vào khoảng tháng 12, Thiếu tá Nguyễn Văn Nhung có xuống thăm ông. Trong dịp này, Thiếu tá Nhung có tiết lộ về việc giết đại tá Lê Quang Tung đồng thới xác nhận việc chôn cất ở đâu. Thiếu tá có cho biết ông ta đang đeo cái đồng hồ của đại tá Tung. Nhung đă đâm nhiều nhát mà ông Tung không chết ngay; xác đă chôn cùng cả thẻ bài quân đội tại nghĩa trang người Hoa.

    Để kết thúc phần này, xin đưa ra lời kể lại của tướng Lê Minh Đảo như phần kết luận của l người đă được nghe Nguyễn Văn Nhung kể lại về vụ giết hai anh em ông Diệm-Nhu và giết hai anh em đại tá Tung như thế nào.

    Vụ giết hai anh em ông Diệm-Nhu



    Không Như Dương Hiếu Nghĩa
    Nguồn: OntheNet


    Có hai xe thiết giáp và hai sĩ quan có trách nhiệm “thanh toán” ông Nhu và có thể ông Diệm. Đó là các sĩ quan Dương Hiếu Nghĩa và Nguyễn Văn Nhung. Định mệnh an bài cả hai anh em lại được lên ngồi cùng một xe. Chỉ có Đại úy Nhung ngồi trên tháp một xe M113. Thiếu tá Dương Hiếu Nghĩa th́ ngồi trên xe jeep. Trong thâm tâm th́ thiếu tá Nghĩa có thể cũng muốn tránh công việc bội bạc đó nên đă đùn cho Nguyễn Văn Nhung “chuyên môn” hơn. Đại úy Nhung kể là lúc xe dừng ở cổng xe lửa, ông đă mở nắp xe và dùng súng bắn ông Nhu trước, sau đó bắn đến ông Diệm. Bắn xong, Nhung c̣n chui vào xe và dùng dao đâm cả hai anh em. Cứ theo những chi tiết kể lại ở đây th́ bắn trước, đâm sau và không có vụ tra khảo ǵ cả!

    Việc thanh toán hai anh em ông Diệm-Nhu là có quyết sẵn và từ trước rồi.

    Về vụ giết đại tá Lê Quang Tung và thiếu tá Triệu

    Đại uư Lê Minh Đảo xác nhận lời Đại tá Cao Văn Viên kể lại, ông bị giam chung với đại tá Lê Quang Tung và măi đến hai giờ là đúng; Nhung mới dùng dao găm đâm đại tá Lê Quang Tung. Buổi tối cùng ngày, Thiếu tá Triệu mới vào và cũng bị trói tay, sau đó bị thanh toán bằng dao găm đến chết. Thiếu tá Triệu có phần khỏe nên công việc có phần vất vả hơn.

    Sau đó Nhung dùng xe chở họ đi ra cổng số 4, sau bộ TTM trên một con đương đất đỏ dẫn ra một nghĩa trang người Hoa. Đến nơi, Nhung đă vội vă vùi thây họ mà tay vẫn c̣n bị c̣ng và vùi thây hai anh em ở đó.

    Như thế, cứ theo lời kể của tướng Lê Minh Đảo trên th́ cả 4 người đều do một bàn tay Nhung thanh toán.


    Do được Thiếu tá Nguyễn Văn Nhung kể về địa điểm chôn xác đại tá Lê Quang Tung nên sau này có dịp xuống Marseille vào năm 2003 cùng với Trung tá Lê Văn Trang, Tướng Lê Minh Đảo có gặp ông Cầu (nguyên chuẩn úy. Sĩ quan tiếp liệu của lực lượng đặc biệt) là con rể của ông Lê Quang Tung, Tướng Đảo có nhắc tới địa điểm chôn cất mà Thiếu tá Nhung đă kể cho ông.

    Người viết c̣n được biết chính đại tá Hà Mai Việt nay cũng phủ nhận những ǵ đă cùng viết với Tướng Hoàng Văn Lạc, trong cuốn Nam Việt Nam,1954-1975 Những sự thật chưa hề nhắc tới.

    Những tâm t́nh của Lê Quang Phúc, con trai đại tá Lê Quang Tung



    Đại tá Lê Quang Tung (TL LLĐB) và Đại tá Hồ Tấn Quyền (Tư lệnh Hải Quân) bị phe đảo chánh giết ngày 1/11/1963
    Nguồn: © vietlyhuong.blogspot .com

    Đây có thể là lần đầu tiên ông Lê Quang Phúc trao đổi những ǵ liên quan đến cái chết của thân phụ ông, Đại tá Lê Quang Tung, mà ông giữ kín trong ḷng từ bao nhiêu năm nay. Ít lắm cũng gần nửa thế kỷ im lặng, ẩn nhận và chịu đựng.

    Những tâm t́nh này cũng giúp soi sáng một phần không ít vào cái chết oan nghiệt và bí ẩn của thân phụ ông mà cho đến nay, chết thế nào, ai giết và chôn cất ở đâu cũng không rơ.

    Buổi nói chuyện điện thoại giữa chúng tôi diễn ra đầu tháng sáu, 2010, sau đó người viết bài có gặp ông Lê Quang Phúc trọn một ngày để nói chuyện và bổ túc những chi tiết chưa rơ. Và những ngày gần đây thường liên lạc để so sánh, phân tích những dư luận khác nhau liên quan đến cái chết của đại tá Lê Quang Tung.

    Theo ông Lê Quang Phúc, lúc đó ông 15 tuổi nên cũng hiểu biết được một số sự việc liên quan đến cái chết của thân phụ ông. Buổi sáng 1-11-1963, (ngày lễ chư thánh nên đại tá Lê Quang Tung được nghỉ ở nhà, không đi làm) thân phụ ông có nhận được một cú điện thoại từ tướng Tôn Thất Đính, một đồng chí và người bạn thân thiết của gia đ́nh mời đại tá Lê Quang Tung lên Tổng Tham mưu họp. Đại tá Tung đă từ chối sau khi lớn tiếng với tướng Tôn Thất Đính và vẫn mặc bộ đồ Pyjama ở nhà, ông đă quyết định không đi họp. Nhưng sau đó, tướng Trần Thiện Khiêm lại gọi điện thoại đến nhà mời đi họp. Không biết tướng Khiêm nói những ǵ và lần này đại tá Tung đă đổi ư và lên xe jeep đi họp.

    Quyết định đi họp lần này đưa đến cái chết oan nghiệt sau đó v́ lời mời của tướng Trần Thiện Khiêm.

    Buổi chiều cùng ngày, vào khoảng 3 giờ chiều, th́ Tổng thống Diệm gọi đến nhà (trong nhà có đường giây điện thoại của phủ tổng thống) và chính Lê Quang Phúc trả lời điện thoại. Ông Phúc sau đó đă trao điện thoại cho mẹ ông nói chuyện với tổng thống. Sau khi mẹ ông tŕnh với Tổng thống là Đại tá Tung đă đi họp ở TTM được biết những lời nói cuối cùng của tổng thống là, “Vậy là không xong rồi.” Và Tổng thống cúp điện thoại.

    Câu nói cuối cùng của tổng thống Diệm: Vậy là không xong rồi có thể bao hàm hai nghĩa: Hoặc ông Lê Quang Tung có thể bị mua chuộc và theo nhóm đảo chánh, hoặc đúng hơn là ông đại tá Tung đă bị rơi vào bẫy của đám tướng đảo chánh và ông Diệm cảm thấy mất hết mọi nguồn hy vọng.

    Cũng kể từ đó, gia đ́nh hoàn toàn không nhận được tin tức ǵ của Đại tá Tung. Ngày hôm sau, một số sĩ quan thân tín của Đại tá Tung đem xe bọc sắt đến nhà và yêu cầu cả gia đ́nh phải đi tạm lánh nơi nhà bà con.

    Theo ông Lê Quang Phúc, không biết bằng cách nào, LM Nguyễn Văn Thuận lúc đó là bề trên chủng viện ngoài Huế, chắc là có sắp đặt trước, đă gửi LM Etcharren vào Sài G̣n t́m được gia đ́nh đại tá Tung và đưa ba người con trai đi ra Huế nhập tu.

    Phần các người con gái th́ được gửi lên Thủ Đức tại ḍng nữ tu Đức Bà truyền giáo (Notre Dame Des Missions).

    Sau cái chết của Đại tá Tung, gia đ́nh ông kể như tan nát, mỗi người mỗi nơi. Phần căn nhà của họ th́ sau đó đă bị quân đội trưng dụng. Theo lời kể lại của các hạ sĩ quan phục dịch tại nhà Đại tá Tung th́ họ đă đến chở cả tủ thờ bằng gỗ cẩm lai mang đi mất.

    Kể từ đó, Lê Quang Phúc và hai người em trai sống tại chủng viện Huế và suốt đời không quên ơn những người đă cưu mang gia đ́nh ông trong lúc hoạn nạn. Sau khi đỗ tú tài hai th́ Lê Quang Phúc được gửi lên học tại Giáo Hoàng Học viện Piô 10 cho đến 1975.

    Trong suốt thời gian sống ẩn tích, Lê Quang Phúc bị gậm nhấm về nỗi hận oán muốn ra khỏi chủng viện để đăng lính bởi v́ trong ḷng ông vẫn mang những nỗi oán hận khôn nguôi những kẻ ám hại cha ḿnh.

    Nhưng LM Nguyễn Văn Thuận, hơn ai hết hiểu tâm trạng của Lê Quang Phúc, đă khuyên ông không nên đi lính và xóa bỏ hận thù.

    Một cơ hội nữa là chính vị trung tá Mỹ từng là cố vấn cho đại tá Lê Quang Tung đă thay mặt tổ chức đến nhà và yêu cầu đưa cả gia đ́nh sang Mỹ để cho các con đại tá Tung có cơ hội ăn học. Một lần nữa, LM Nguyễn Văn Thuận cản không cho đi Mỹ nói, “Chúng tôi không để các con chị đói đâu mà.”

    Sự ngăn cản này nó có lư do nội tại của nó mà người trong cuộc hiểu được. Xem ra ông Lê Quang Phúc cũng không tiếc nuối ǵ việc bỏ lỡ một cơ hội sang Mỹ học hành cho riêng ḿnh.

    Nh́n lại quăng đời bị ám ảnh bởi quá khứ đen tối về một cái chết đầy oan nghiệt của thân phụ, nếu không có được sự giúp đỡ nuôi ăn học trong nhiều năm, số phận con cái đại tá Lê Quang Tung đă hẳn không được như ngày hôm nay.

    Trách nhiệm những người đă giết đại tá Lê Quang Tung v́ thế càng trở nên nặng nề về một hậu quả kéo dài sau đó nhiều năm liên quan đến số phận không may cho cả một gia đ́nh với một bày con nhỏ, đứa lớn nhất mới 15 tuổi.

    Họ đă sống âm thầm, ẩn kín ṛng ră mấy chục năm nay. Họ không có một lời than phiền, không một lời tố cáo, lên án ai.

    Và đến nay mới có dịp được tŕnh bày.

    Theo ông Lê Quang Phúc, không phải là ông không có dịp để nói. Có người muốn được tiếp cận để ông bày tỏ. Nhưng cách này cách khác ông đă từ chối. Qua nhiều lần tiếp xúc với ông, người viết phải nh́n nhận ông đă đủ trưởng thành, suy nghĩ đă chín chắn, chừng mực và nhất là trong một thái độ khoan ḥa, rộng lượng và nhân bản.

    Tôi cũng sơ sót và chưa kịp hỏi được nỗi ḷng của bà Lê Quang Tung như thế nào? Bởi v́ tôi đă có lần được nghe bà đại tá Hồ Tấn Quyền nói về cái chết của chồng bà và những kẻ chịu ơn Đại tá Hồ Tấn Quyền đă phản bội ra sao? Cuộc sống gia đ́nh một Đại tá đông con nói về số lương bổng để thấy những người sĩ quan thanh liêm sống thanh đạm đến làm tôi ngạc nhiên và mủi ḷng. (Theo bà Hồ Tấn Quyền lương của Đại tá Tư lệnh Hải Quân [8/1959-1/11/1963] lúc đó khoảng trên 8 ngàn đồng – DCVOnline).

    Phần bà Tung, theo lời kể của Lê Quang Phúc, đă đi gơ cửa từng tướng lănh một để năn nỉ họ chỉ chỗ chôn xác chồng bà. Nhưng, từ Tướng Tôn Thất Đính, Trần Thiện Khiêm đến Nguyễn Khánh, tất cả đều t́m cách thối thác. Nghĩa là không biết ai giết mà cũng không biết chỗ chôn cất ở đâu.

    Đó cách đối xử của hàng tướng lănh đảo chánh với gia đ́nh một sĩ quan mới ngày hôm trước c̣n là “huynh đệ chi binh” chỉ v́ không cùng chính kiến nên bị giết chết và mất xác.

    Việc trốn tránh trách nhiệm này là một điều khó chấp nhận được.

    Phần Lê Quang Phúc, cái chết của cha hẳn đă ám ảnh suốt cuộc đời trai trẻ của ông. Ông tâm sự, nhiều lúc như hoang tưởng, ông vẫn tin rằng cha ông c̣n sống và có thể được người Mỹ cứu thoát và gửi đi công tác ở một chỗ nào đó không ai được biết. Ngay các sĩ quan thân cận đại tá Tung hay ông Lê Thành Ư, nhiều người vẫn c̣n nuôi mối hy vọng và mong một ngày trở về của vị Đại tá.

    Nhưng cho đến hôm nay th́ phải đành chấp nhận một sự thật là Đại tá Lê Quang Tung đă bị ám hại và đă bị chôn vùi nay không có hy vọng t́m ra chỗ chôn xác chết.

    Qua tâm t́nh bày tỏ th́ hiện nay ông Lê Quang Phúc không c̣n mang tâm trạng oán hận các vị tướng lănh trên nữa. Nhưng ông đồng thời cho rằng sau mấy chục năm bây giờ mới được tướng Lê Minh Đảo chỉ địa điểm chỗ chôn cất th́ xem ra quá muộn.

    Trên thực tế, có thể nay nhà cửa đă được xây cất kín và không có cách chi đào mộ đi t́m dấu tích hai xác anh em ông Lê Quang Tung.

    Vả lại đối với ông Lê Quang Phúc th́ việc chỉ địa điểm chôn thân phụ ông không c̣n là điều quan trọng nữa.

    Cha ông đă chết một cách oan uổng và nói cho cùng chôn cất ở đâu cũng thế thôi.

    Điều chính yếu, ông Lê Quang Phúc cho rằng, các vị tướng lănh trong vụ đảo chánh năm 1963 nợ gia đ́nh ông một lời giải thích.

    Lời giải thích là nên cho biết ai là người ra lệnh giết chết thân phụ ông và ai là người trực tiếp đă hạ sát đại tá Lê Quang Tung và chỉ chỗ chôn cất xác hai anh em họ.

    Nhưng món nợ đối với gia đ́nh Lê Quang Tung cũng là một món nợ chung cho toàn thể quân đội VNCH và nhân dân miền Nam.

    Không thể nào những người có trách nhiệm trực tiếp cứ tránh né, giữ im lặng măi được. Với vài vị hiện c̣n sống như Đại tướng Trần Thiện Khiêm, Đại tá Dương Hiếu Nghĩa, đă quá muộn, sự thật cần được nói ra.

    Riêng trường hợp tướng Lê Minh Đảo th́ ông Lê Quang Phúc cho rằng không có đủ yếu tố để buộc bất cứ trách nhiệm nào cho vị đại úy tùy viên của tướng Lê Văn Kim.

    Tâm tư của ông Lê Quang Phúc cho đến lúc này là trong sáng, minh bạch và công bằng của một người con đối với cha ḿnh và đối với những ai đă sát hại cha ông.

    Phần người viết chỉ có một ư kiến nhỏ sau đây.

    Cuộc đảo chính 1-11-1963 tự nó mất tính chính nghĩa v́ có âm mưu, bảo kê và tiền của người Mỹ.

    Và cũng kể từ đó không có bất cứ tướng lănh nào có đủ tư cách người thừa kế có quyền uy có tầm vóc để cho dân chúng và quốc tế kính nể và tôn trọng nữa.

    Không ai thay thế được ông Ngô Đ́nh Diệm trong vai tṛ Tổng thống miền Nam Việt Nam.

    Đó là một điều sau nhiều năm xáo trộn người ta mới dần nhận ra được điều đó.


    © DCVOnline

    http://www.motgoctroi.com/

  3. #43
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Toongr Thống Ngô Đ́nh Diệm và Miền Nam Việt Nam


  4. #44
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Các công tác B́nh Định Miền Nam


  5. #45
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674

    Cái Chết Của T T Ngô D́nh Diệm : Cơ Hội Bằng Vàng Cho CS Tiến Chiếm Miền Nam


Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 12-12-2011, 09:47 AM
  2. Replies: 12
    Last Post: 16-08-2011, 03:57 AM
  3. Replies: 0
    Last Post: 24-04-2011, 05:08 AM
  4. Replies: 0
    Last Post: 25-01-2011, 12:35 PM
  5. Tưởng nhớ các nạn nhân ngày 11 tháng 9
    By quansu in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 0
    Last Post: 12-09-2010, 02:13 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •