Page 6 of 29 FirstFirst ... 234567891016 ... LastLast
Results 51 to 60 of 284

Thread: Chương Tŕnh Chiêu Hồi Trong Hồi Kư Của Hồi Chánh Viên Hữu Nguyên

  1. #51
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Tôi móc túi, lấy tờ giấy gấp tư bọc cẩn thận trong một tờ giấy bóng, đưa cho anh. Để cho tờ giấy có vẻ đúng là giấy thật, tôi đă cố t́nh làm cho nó nhàu nát một chút, dính mồ hôi một chút, và có vẻ cũ một chút.

    Cầm tờ giấy đưa gần về ngọn đèn, anh tôi chăm chú đọc. Nh́n ánh mắt của anh tôi đọc đi rồi đọc lại, coi kỹ con dấu và chữ kư, tôi biết, anh tôi không t́m ra dấu vết nào là giả, nhưng v́ biết tính t́nh của tôi, nên anh vẫn bán tín bán nghi.

    Sau khi coi kỹ xong, anh ngẩng mặt nh́n tôi hỏi một câu thừa thăi:

    - Giấy công tác này là thứ thiệt?

    Tôi hỏi ngược lại:

    - Anh có thấy chỗ nào giả không?

    Anh nh́n thẳng vào mắt tôi:

    - Chú nói thật với anh, chú đào ngũ hay chú đi công tác?

    Tôi trả lời chắc như đinh đóng cột:

    - Anh đọc giấy là anh biết, em đi công tác...

    Anh tôi lắc đầu:

    - Đọc giấy tôi không tin. Tôi muốn chú trả lời anh một cách thành thực...

    - Em đă trả lời anh rồi đó.

    - Tôi muốn chú nói lại một lần nữa.

    - Vâng, em nhắc lại với anh một lần nữa, em đi công tác.

    - Chú phải biết, là các "đồng chí" trong xă ủy, xă đội sẽ "làm việc" với chú, chứ không phải chuyện chơi đâu.

    - Anh cứ yên tâm, em sẽ xuống nhà chủ tịch xă tŕnh giấy tờ công tác đàng hoàng và em sẽ "làm việc" với họ.

    Anh gật đầu, có vẻ thoả măn. Với tay lấy b́nh nước, rót vào ly, đẩy ly về phía tôi, anh nói:

    - Chú uống nước đi. Tha lỗi cho anh, v́ lo cho chú, nên quên cả mời chú uống nước.

    Tôi cầm ly nước, uống một hơi cạn ly. Tính uống ly nữa, th́ anh tôi sực nhớ tới bức điện tín, vội hỏi:

    - Ủa, chú nói chú đi công tác, vậy sao có bức điện tín từ đơn vị đánh về nói chú đào ngũ?

    Tôi cũng làm ra vẻ ngạc nhiên không kém:

    - Anh đă coi kỹ bức điện tín đó chưa?

    - Th́ chính mắt anh coi rất kỹ. Điện tín như vậy làm sao mà giả được. Chính bưu điện ở đây gửi tới tận nhà "đồng chí" chủ tịch xă.

    - Em không nói bức điện tín là giả, nhưng em nói người đánh điện tín phải là giả.

    - Chú nói vậy là thế nào, anh không hiểu?

    - Có nghĩa là người đánh bức điện tín là một tên nào đó, không phải là "thủ trưởng" trong đơn vị của em.

    - Nhưng tại sao người đó lại biết rơ họ tên, địa chỉ của chú?

    - Ư em muốn nói là người đánh bức điện tín đó có thể là một người trong đơn vị em, nhưng không phải là cấp chỉ huy trong đơn vị.

    - Tại sao người trong cùng đơn vị của chú lại làm chuyện đó?

    - Có thể v́ họ ghét em, hay v́ một lư do nào đó, em không biết. Anh biết mà, đánh điện tín, th́ ai ra bưu điện đánh chả được, muốn viết thế nào chả xong, miễn sao có tiền trả. Anh cứ yên tâm đi, chuyện này khi về đến đơn vị, em sẽ làm rơ trắng đen mọi chuyện, rồi cho anh biết.


    C̣n tiếp...

  2. #52
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Nghe tôi nói với giọng quả quyết và nét mặt đầy tin tưởng,b́nh tĩnh, anh thấy có lư, nên gật gù nói:

    - Bây giờ thế này, chú đi xa về chắc là đang đói. Nhưng việc này rất quan trọng, phải giải thích "đả thông tư tưởng" làm sao để các "đồng chí lănh đạo" hiểu rơ. V́ vậy, để mừng chú về chơi, anh sẽ bảo chị ở nhà nấu cơm chờ. C̣n bây giờ anh với chú đi xuống nhà "đồng chí" chủ tịch xă để tŕnh bầy vấn đề. Chú thấy thế nào?

    - Anh nói vậy rất đúng. Em đi với anh ngay bây giờ để anh yên tâm, tránh phiền phức cho anh và gia đ́nh ḿnh...

    Anh tôi vội vă quay ra, hạ chiếc xe đạp treo lơ lửng dưới mái nhà bằng hai sợi dây, bê chiếc xe qua bậu cửa, qua hè rồi xuống đến sân. Tôi bước ra theo anh....

    Ngay lúc đó, có tiếng chó sủa, nh́n ra ngơ, trong bóng tối, chỉ có chút ánh sáng từ ngọn đèn hoa kỳ ở trong nhà chiếu ra mờ mờ, tôi thấy thấp thoáng bốn, năm bóng đen đang đi vô.

    Tiếp đó, tiếng chào hỏi ầm ĩ, ra vẻ thân mật xuồng xă nhưng vẫn không giấu được sự trịnh thượng của những người chức sắc cho chế độ.

    V́ mới xa quê chưa bao lâu, nên tôi nhận ra ngay, bốn, năm bóng đen bước vô nhà là chủ tịch xă, bí thư xă uỷ, xă đội trưởng và hai người du kích có trang bị súng ống đàng hoàng.

    Th́ ra, có thể uỷ ban xă đă cho cho người theo dơi nhà anh tôi từ mấy ngày qua, hoặc ngay khi tôi về đă có người trông thấy, vội báo cho uỷ ban xă biết. Lập tức, họ vội kéo đến nhà tôi với ư định bắt tôi ngay tại trận về tội đào ngũ.





    (C̣n tiếp...)


    Câu chuyện đang đến hồi gay cấn , th́ không hiểu v́ lư do ǵ , thiếu mất một đoạn .

    Tigon đă vào Google , search tất cả những trang mạng có đăng tập hồi kư này , nhưng đâu cũng mất khúc đó .

    Thôi th́ các bạn cứ tưởng tượng theo óc suy đoán của ḿnh . Có điều là anh bộ đội Chí này ma lanh lắm , không dễ ǵ bị tóm đâu .

    Bây giờ sang đoạn kế , Chí trở lại thăm Mẹ

    Tigon
    Last edited by Tigon; 24-05-2012 at 09:57 PM.

  3. #53
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Khoảng cuối tháng 5 năm 1975, tôi từ biệt Mẹ lên đường trở lại Miền Nam, để tính chuyện vượt biển, vượt biên ra ngoại quốc. Đêm cuối cùng, cả hai Mẹ con tôi đă thức trắng trong đau thương và nước mắt. Tôi được nghe Mẹ tôi kể lại những kỷ niệm u buồn, xót xa của Mẹ trong quá khứ..

    . Hai Mẹ con tôi đă ôm nhau mà khóc trên chiếc giường độc nhất, trong căn nhà chỉ có duy nhất một pḥng vừa là pḥng ăn, pḥng ngủ, pḥng tiếp khách. Qua những đau khổ chắp nối, không theo thứ tự thời gian, không gian của Mẹ, tôi thấm thía nổi khổ đau của của những người phụ nữ Việt Nam....

    Sinh ra và lớn lên trên một đất nước nông nghiệp lạc hậu, liên tục có chiến tranh, đất nước đó lại có hủ tục "trọng nam khinh nữ", "chồng chúa vợ tôi"... suốt mấy ngàn năm, nên người phụ nữ Việt Nam phải gánh chịu không biết bao nhiêu nỗi khổ đau chồng chất. C̣n hạnh phúc nếu có đến với họ, cũng chỉ mong manh và hiếm muộn như những tia nắng yếu ớt hiện ra trong chốc lát của mùa đông băng giá...

    Không biết bao nhiêu người phụ nữ Việt Nam, thuở ấu thơ đă từng xót xa khóc cho thân phận những người phụ nữ trong truyện Tắt Đèn của Ngô Tất Tố, Chân Trời Cũ của Hồ Dzếnh, Bỉ Vỏ của Vũ Trọng Phụng, Nửa Chừng Xuân của Khái Hưng, Đoạn Tuyệt của Nhất Linh,... để rồi khi lớn lên, nước mắt của họ lại tiếp tục lă chă rơi cho muôn ngàn nỗi khổ đau bi phẫn mà chồng con, và chính bản thân họ phải gánh chịu trên khắp mọi nẻo đường của đất nước.

    Nhưng thê thảm hơn, cay nghiệt hơn, vào giữa thế kỷ 20, cùng với sự xuất hiện của bóng ma cộng sản trên quê hương Việt Nam, số phận của người Việt Nam nói chung, người phụ nữ nói riêng, đă rơi xuống xuống mức tận cùng của khổ đau, đói khát và chết chóc. Chính mắt tôi đă chứng kiến những người vợ, những người mẹ ở quê tôi phải chịu trăm đắng ngh́n cay với muôn vàn khổ đau do chế độ cộng sản gây nên. Đó là những người cô gái tuổi con rất trẻ nhưng vĩnh viễn không được đến trường học chỉ v́ lư lịch gia đ́nh; những bà mẹ có chồng con phải đi bộ đội, ở nhà quần quật một nắng hai sương, bán lưng cho trời bán mặt cho đất quanh năm suốt tháng, vẫn không đủ ngô khoai, rau cỏ để nuôi sống gia đ́nh.

    Trong những năm đi trọ học xa, chính mắt tôi đă chứng kiến cảnh những bà mẹ, lưng c̣ng tóc bạc, quần áo rách rưới, nét mặt hằn nỗi khổ đau, khóc lóc thảm thiết ở giữa chợ chỉ v́ mang ra chợ bán mấy cây mía, ngọn rau, củ khoai,... được trồng ngay trên mảnh đất bé xíu của nhà ḿnh, nhưng vẫn bị cán bộ lương thực nhà nước tịch thu, đập phá...

    Tôi biết, tất cả những nỗi khổ đau tôi đă chứng kiến, chỉ là muối bỏ biển so với muôn triệu nỗi khổ đau mà những người phụ nữ Việt Nam phải gánh chịu trong chế độ cộng sản. Và tất cả những khổ đau đó vào thời điểm 1975 trở về trước, quả thực không thấm vào đâu so với những thảm cảnh người phụ nữ Việt Nam tiếp tục gánh chịu từ 1975 cho đến nay.

    Trong suốt mấy chục năm dài kể từ khi cộng sản chiếm được Miền Nam, đă bao nhiêu người phụ nữ Việt Nam phải khóc khi đi thăm chồng, con trong các trại cải tạo?

    Bao nhiêu người vợ, người mẹ, phải khóc trong tử biệt sinh ly khi chồng con của họ bị cộng sản hành quyết, chôn sống, tống tù?

    Bao nhiêu phụ nữ Việt Nam phải chết trên đại dương, trong rừng sâu, trên đường vượt biển, vượt biên, t́m tự do?

    Bao nhiêu người mẹ đă phải khóc khi con gái của họ mới trên dưới mười tuổi đă bị xuất cảng sang nước ngoài làm điếm?

    Bao nhiêu cô gái Việt đă phải khóc khi mang thân làm vợ những ngoại nhân ở miền đất lạ cách quê nhà cả vạn cây số, trong khi ngôn ngữ th́ bất đồng, phong tục lại không biết?...

    Chính những đau thương này khiến tôi nhận ra, nếu đất nước Việt Nam đau thương của tôi trong thời Pháp thuộc đă có những bi kịch như chị Dậu trong Tắt Đèn của Ngô Tất Tố; vợ Tràng trong Vợ Nhặt của Kim Lân,... th́ ở cuối thể kỷ 20, dưới sự cai trị của những người cộng sản, những bi kịch của người phụ nữ Việt c̣n hiện ra muôn phần thê thảm trên khắp địa cầu.

    Những khổ đau đó thật muôn h́nh vạn trạng, không bút mực nào kể xiết, và dù cho cả thế giới này có tưởng tượng, cũng không thể nào tưởng tượng hết những khổ đau mà người con gái Việt phải gánh chịu khi phải lấy những người chồng què cụt nơi đất khách, hay phải làm điếm tại gia cho cả ba thế hệ của một gia đ́nh "tam đại đồng đường"...

    Khi trở lại Miền Nam, tôi không thể ngờ được, chuyến đi ra Bắc chớp nhoáng của tôi đă khiến chính gia đ́nh bà chị nghi ngờ tôi là VC nằm vùng, hay nói đúng hơn, gia đ́nh bà chị đă nghi tôi là hồi chánh giả.


    Dĩ nhiên, lúc đó, trong không khí của một thành phố bị cộng sản chiếm đóng, mọi chuyện nghi ngờ đều được gia đ́nh bà chị giữ kín, không hề nói cho tôi biết.

    Cho đến gần một năm sau, khi tôi bị cộng sản bắt giam tại Trung tâm thẩm vấn hỗn hợp Việt Mỹ ở Tô Hiến Thành, chị tôi vô thăm tôi trong tù, mới vừa khóc vừa ân hận nói về những nỗi nghi ngờ của chị đối với tôi trong quá khứ.

    Nghe chị nói, tôi không buồn giận ǵ. Trái lại, tôi thầm cảm ơn chị, v́ qua đó tôi thấm thía được một điều, trong cuộc sống, khi những người chung quanh thực sự có những nghi ngờ hay hiểu lầm về tôi, phần lớn là do chính tôi gây ra.

    Làm sao chị tôi không nghi ngờ tôi cho được, khi cộng sản mới chiếm Sàig̣n không đầy một tuần lễ, tôi đă có đầy đủ giấy tờ để trở về Miền Bắc, rồi khoảng hơn một tháng sau, tôi lại ung dung trở lại Miền Nam, mà không hề gặp phải bất cứ sự khó khăn nào?

    Th́ ra trong cuộc sống, nhiều lúc tôi chỉ biết hành xử theo t́nh cảm, sở thích của ḿnh, mà quên mất rằng, qua những việc làm đó, những người thân chung quanh ḿnh có thể đánh giá sai về ḿnh.


    Trước 30-4-1975, tôi được ở trong một căn pḥng nhỏ thuộc Bộ Dân Vận Chiêu Hồi ở 272 Hiền Vương. Sau khi cộng sản chiếm Miền Nam, tôi bị cộng sản đuổi ra ngoài, nên phải trở về sống với gia đ́nh bà chị.

    Trong cảnh đổi đời lúc đó, phần v́ thiếu thốn trăm thứ, phần muốn che mắt thế gian, nên bà chị đă cho mướn tầng dưới làm quán nhậu. Và đây là đầu dây mối nhợ khiến tôi bị cộng sản bắt, vào khoảng giữa năm 1976.


    C̣n tiếp...

  4. #54
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Giống như hầu hết người Miền Nam lúc đó, ngay sau khi trở lại Miền Nam vào tháng 6 năm 1975, tôi đă nôn nóng t́m đường vượt biên, nhưng không thành công. Trong hoàn cảnh lúc đó, tôi không tiền bạc, lại chẳng quen biết ai, những người thân của tôi đều gặp cảnh khốn khó, nên tôi thấy không thể có tiền, vàng, để đi theo đường biển, mà chỉ có con đường vượt biên bằng đường bộ qua ngả Đông Hà, Quảng Trị, là nơi trước đây tôi ít nhiều quen thuộc.

    Quyết định như vậy, nhưng khi nguy hiểm chưa đến chân, tôi vẫn sống lay lắt chờ thời, chứ không dám lên đường vượt biên để phải đối diện với những nguy hiểm chết chóc.

    Suốt thời gian gần một năm trời, tôi cố gắng né tránh mọi giao tiếp với công an, bộ đội trong khu vực, mỗi khi họ ghé vô quán ăn nhậu.

    Vào một buổi chiều nọ, đi đâu về không nhớ, tôi phải đi qua tầng dưới là quán nhậu trước khi leo cầu thang lên pḥng của tôi. Bước vào quán, tôi thấy ngay trong quán lúc đó, người ăn nhậu không nhiều.

    Ở bàn trong cùng có ba người tuổi trung niên đang ngồi nhậu, nhưng rất lặng lẽ.

    Góc ngoài cùng có khoảng 5, 6 người vừa mặc đồ bộ đội, vừa mặc độ thường, đang ăn nhậu ầm ĩ, căi lộn huyên náo.

    Trong chiếc bàn nhỏ ở phía trong quầy tính tiền, ông anh rể của tôi đang ngồi nhâm nhi với ông chủ quán. Chủ quán là một người đàn ông trạc tuổi trung niên, giàu nghệ sĩ tính, có gương mặt phúc hậu vui vẻ, thích giao du bằng hữu, nên rất hợp tính ông anh rể của tôi.

    Trông thấy tôi, ông chủ quán liền kéo tôi ngồi xuống làm một ly. Uống xong ly rượu, chưa kịp cầm đũa, tôi bỗng nghe thấy trong bàn nhậu của mấy người bộ đội có người lớn tiếng chửi rủa thi sĩ Nguyễn Bính là "nhà thơ phản động" thời Văn Nhân Giai Phẩm.

    Với tôi, nhà thơ Nguyễn Bính là một thần tượng trong số những thần tượng của tôi thời tiền chiến. Thời gian ở Miền Bắc, suốt hai mươi năm sống trong sự ḱm kẹp của cộng sản, nhưng tôi cũng đă đọc lén nhiều sách cấm trong đó có những tập thơ của Nguyễn Bính.

    Tôi cũng c̣n được đọc những bài thơ của Nguyễn Bính được những người ái mộ chép tay, bí mật chuyền cho nhau coi. Trong những năm đầu thập niên 1960, tôi và một số bạn học đă chầu chực ở pḥng văn hóa xă Nhân Hoàng, huyện Lư Nhân, để được thấy mặt Nguyễn Bính, v́ nghe phong phanh ông có về đó họp, nhưng không gặp.

    Sau này, vô Miền Nam, tôi mới được đọc và học thuộc ḷng thật nhiều thơ văn của ông, trong đó có bài trường thi Hoa Và Rượu. Tôi cũng biết, trong chương tŕnh học của học sinh cấp 1, 2 và 3 tại Miền Bắc có những bài thơ rất "đỏ" đi theo đúng đường lối của đảng cộng sản, được Nguyễn Bính sáng tác từ năm 1954, sau khi ông "tập kết" ra Miền Bắc. Nhưng điều đó không hề làm suy giảm ḷng ái mộ của tôi dành cho ông.

    V́ vậy, khi nghe những người bộ đội phỉ báng ông, tôi đă giận mất khôn, bước sang bàn của họ, tranh luận, bảo vệ ông bằng tất cả vốn liếng hiểu biết và tấm ḷng ái mộ của tôi dành cho ông.

    Tôi không thể ngờ được, những người bộ đội trong bàn nhậu bữa đó là thành phần an ninh thuộc lực lượng quân quản được điều động về phường Phú Nhuận. Trong khi tôi ba hoa phô trương tất cả sự hiểu biết của tôi về thi sĩ Nguyễn Bính, về đời sống đói khổ của Miền Bắc mà chính tôi mắt thấy tai nghe, cùng đời sống tự do của Miền Nam, ưu đăi văn nghệ sĩ, trong đó có cả những văn nghệ sĩ đi theo cộng sản Miền Bắc,... tôi đă gieo rắc những nghi ngờ trong đầu óc của những người bộ đội đó

    C̣n tiếp...

  5. #55
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Ngay sau khi bàn nhậu tan, cả ông anh rể lẫn ông chủ quán đều lo lắng cho tôi. Khi vô trong nhà, anh tôi mắng tôi ngu dốt, không thức thời, hơi đâu mà tranh hơi tranh tiếng với tụi nó. Tôi lúc đó cũng lo lắng, nhận ra sự dại dột của ḿnh. Nhưng tất cả đă muộn.

    Ngay tối hôm sau, khoảng 12 giờ đêm, tôi vừa từ nhà người bạn ở cư xá Chu Mạnh Trinh về đến nhà, đă thấy đằng trước nhà một toán bộ đội súng ống đầy đủ. Tôi biết ngay, hậu quả của sự ba hoa dại dột của tôi đă hiện ra trước mắt. Thấy tôi, một người bộ đội bước lại chặn hỏi:

    - Anh có phải là Nguyễn Hữu Chí?

    Tôi đáp:

    - Dạ, phải.

    - Mời anh sang ủy ban phường có chút chuyện.

    Lúc đó, những người bộ đội đă đứng vây chung quanh tôi. Tất cả đều thản nhiên, sẵn sàng đối phó nếu tôi có hành động phản kháng. Tôi tuyệt vọng t́m cách câu giờ:

    - Bây giờ quá khuya, các anh có thể để đến sáng mai tôi sang được không?

    - Chúng tôi có lệnh mời anh sang ngay bây giờ.

    - Như vậy, các anh cho tôi vô nhà đi tiểu chút được không?

    Người bộ đội khôn ngoan trấn an tôi:

    - Anh yên tâm, đi sang đó một chút rồi về ngay...

    Không c̣n cách nào khác, tôi lặng lẽ đi theo họ. Hai người bộ đội đi trước. Tôi đi theo sau. Những người bộ đội c̣n lại đi sau cùng.

    Con đường từ nhà bà chị đến uỷ ban phường Phú Nhuận chỉ có khoảng 5 phút đi bộ, nên tôi c̣n đang bối rối kinh hoàng, chưa kịp nghĩ kế thoát thân, th́ đă thấy ḿnh bước vô pḥng làm việc của uỷ ban phường. Ngay khi bước vô, tôi đă thấy không khí vô cùng căng thẳng, v́ ở đó, đă có mấy người bộ đội, súng ống đầy đủ đang đứng chờ sẵn.

    Uỷ ban phường lúc đó, đèn điện sáng trưng. Trong căn pḥng rộng thênh thang có kê một chiếc bàn dài ngay chính giữa. Trên mặt bàn là một đống c̣ng số 8, mấy cuộn dây dù. Đằng sau bàn là mấy chiếc ghế trống.

    Ngồi ở mấy chiếc ghế giữa là hai người mặc đồ thường phục và một người mặc đồ bộ đội.

    Phía bên trái và bên phải có mấy chiếc ghế trống, để người tới làm việc ngồi chờ.

    Phía bên trong có một pḥng nhỏ, có cửa sổ bằng kính, nên tôi thấy có hai người đang cặm cụi làm việc.

    Tôi theo hai người bộ đội bước vào pḥng làm việc của uỷ ban phường. Bốn, năm người bộ đội đi theo sau, đứng ở ngoài. Tất cả những người bộ đội ở trong pḥng đều đứng sang hai bên.

    Trước mặt bàn làm việc có hai chiếc ghế, nhưng không một ai mời tôi ngồi. Không khí căng thẳng trong pḥng, và thái độ không thân thiện của họ, khiến tôi hiểu số phận của tôi tối nay lành ít dữ nhiều.

    Khi tôi bước vô pḥng, hai người ngồi bên thản nhiên cắm cúi làm việc. Người ngồi ở giữa, mặc thường phục, ngẩng lên nh́n tôi, rồi đứng dậy, cầm một tờ giấy trên bàn, hỏi, giọng lạnh lùng:

    - Anh là Nguyễn Hữu Chí?

    Tôi đáp:

    - Vâng
    .
    - Từ xưa đến nay, anh có nhận tiền của CIA để tham gia hoạt động tuyên truyền đánh phá cách mạng phải không?

    Tôi ngạc nhiên:

    - Thưa xưa nay tôi chưa bao giờ nhận tiền của CIA.

    - Chúng tôi có đầy đủ bằng chứng là anh có nhận tiền để làm việc cho những đài phát thanh "phản động" là đài VOA và đài Gươm Thiêng.

    Tôi điếng người. Th́ ra trong thời gian nhận lời Trung uư Hiệu, cộng tác với đài VOA, mỗi lần nhận tiền thù lao, tôi có kư tên và ghi địa chỉ đầy đủ. Khi cộng sản chiếm được Sàig̣n, chúng đă thu hồi được tất cả những hồ sơ lưu trữ ở Cư Xá Thành Tín, trong đó có đầy đủ tên tuổi và địa chỉ của tôi.

    Thấy tôi im lặng, người cán bộ phường nói tiếp:

    - Bây giờ yêu cầu anh đứng nghiêm chỉnh nghe tôi đọc lệnh tạm giam của Uỷ ban Quân quản.

    Lệnh tạm giam ngắn gọn chỉ có mấy hàng. V́ lâu ngày tôi không c̣n nhớ rơ, nhưng đại khái có câu, "quyết định bắt giữ" tôi vô thời hạn, và lệnh cho ủy ban phường Phú Nhuận thực thi quyết định này.

    Đọc xong lệnh bắt giữ, người cán bộ phường hỏi:

    - Anh có hỏi ǵ không?

    Tôi trả lời gọn lỏn, không giấy giếm sự mệt mỏi, chán nản:

    - Không.

    Người cán bộ phường nói tiếp:

    - Yêu cầu ảnh bỏ lên mặt bàn tất cả những ǵ anh có trong người.

    Tôi lặng lẽ lấy bóp, chùm ch́a khóa, ít đồng bạc lẻ... để lên bàn. Sau đó, người cán bộ phường gật đầu ra hiệu cho hai người bộ đội bước đến khám xét người tôi một lần nữa. Khám xét xong, một tên lấy chiếc c̣ng số 8 c̣ng hai tay tôi lại, rồi lấy sợi dây dù trói chặt hai khuỷu tay tôi.

    Cùng với nỗi đau của chiếc c̣ng số 8 xiết chặt vào hai cổ tay, tôi tê dại cả người, và hối tiếc cho những ngày tháng sống vật vờ, lần lữa, không đủ can đảm để t́m đường vượt biên

    . Bây giờ th́ mọi chuyện đă quá muộn màng. Tôi đă chui vô rọ, và không sớm th́ muộn họ sẽ phanh phui ra hồ sơ hồi chánh của tôi. Khi đó, nếu tôi không bị tử h́nh, th́ cũng sẽ mục xương trong lao tù cộng sản...

    (C̣n tiếp...)

  6. #56
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Toán bộ đội áp giải tôi tối hôm đó chỉ có 4 tên. Hai tên đi phía trước, hai tên đi phía sau. Đường đi từ uỷ ban phường sang đến nhà làng Phú Nhuận không đầy cây số nếu đi thẳng đường Vơ Duy Nguy, nhưng toán bộ đội đă chọn con đường hẻm, đi tắt ra đường Vơ Tánh, gần tiệm Phở Huỳnh, quẹo trái xuống ngă tư Phú Nhuận rồi quẹo phải khoảng 500 thước là tới.

    Trên đường đi, nh́n những cảnh vật quen thuộc, ngày ngày tôi vẫn dửng dưng đi qua, nhưng sao khuya hôm đó, tôi thấy tất cả thân quen, tha thiết như có t́nh người.

    Góc dưới là đường Trương Tấn Bửu, ở đó có một dăy quán nhậu nổi tiếng, bên cạnh trường Chánh Tâm là trường của người Hoa.

    Dọc bên kia đường Vơ Tánh là Phở Quyền. Xế lên một chút ngay cạnh con hẻm nhỏ không tên, trước ngày 30 tháng 4 năm 1975, ngày nào cũng như ngày đó, luôn luôn có một chiếc xe sinh tố, người bán là một thiếu nữ người Miền Nam, tóc để đuôi gà, tuổi 16, 17, trông thật dễ thương, mà tôi đă trồng cây si suốt bao nhiêu tháng năm trong âm thầm và hạnh phúc...

    Ngay sau ngày cộng sản chiếm được Sàig̣n, cùng với không biết bao nhiêu mất mát và khổ đau của Miền Nam, quán sinh tố đó cũng biến mất cùng với cô chủ... Nhưng mỗi lần có dịp đi qua đó, tôi vẫn bâng khuâng với nhân dáng cũ, khung cảnh xưa, hiện về trong tâm trí...

    Trên đường bị áp giải, tôi đă nhiều lần muốn liều ḿnh chạy trốn, nhưng lại không dám, v́ đường phố quá vắng vẻ. Ở Miền Bắc, chạy trốn khi đường phố vắng vẻ, sẽ dễ thoát, v́ nếu đường phố đông đúc, người chạy trốn dễ bị dân chúng chặn bắt giao cho công an.

    Trái lại, ở Miền Nam, một người chạy trốn khi đường phố đông đúc bao giờ cũng dễ thoát, v́ dân chúng thường khéo léo t́m cách giúp đỡ. Trái lại, nếu chạy trốn khi đường phố vắng vẻ th́ nguy hiểm v́ người chạy trốn dễ bị ăn đạn.

    Hơn nữa, lúc đó, tay tôi không những bị c̣ng, tôi c̣n bị trói giật cánh khuỷu về phía sau bằng một sợi dây dù, một đầu dây nằm trong tay tên bộ đội đi phía sau. Dù cho tôi có giật được sợi dây dù khỏi tay tên bộ đội, rồi chạy, tôi cũng khó thoát, v́ bị trói phía sau, khi chạy, rất dễ bị mất thăng bằng.

    Khoảng 20 phút sau, tôi bước vô nhà làng Phú Nhuận. Tên bộ đội cởi trói lấy lại sợi dây dù, mở khoá chiếc c̣ng số 8, rồi đẩy tôi vô một căn pḥng chật hẹp, mỗi bề khoảng 5 thước, trong đó đă có khoảng hai chục người bị giam giữ.

    Dưới ánh đèn điện vàng vọt, tôi thấy mọi người nằm, ngồi ngổn ngang ngay trên sàn. Tất cả đều thản nhiên, im lặng, như say ngủ. Không một ai ngó ngàng hay hỏi han ǵ tôi.

    Tôi thở dài mệt mỏi, chán nản, rồi ngồi ngay xuống cạnh chiếc cửa sắt, hai tay ôm gối, lo lắng không biết tương lai của ḿnh sẽ đen tối đến thế nào.


    C̣n tiếp...

  7. #57
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Một người đàn ông đang nằm trên sàn nhà, ngay trước mặt tôi, bỗng nhỏm dậy, với chiếc điếu thuốc lào tự chế bằng ống nhôm. Ngay khi ông ngồi dậy, một người khác, nằm cạnh ông cũng vội thức dậy, móc gói thuốc lào kính cẩn đưa cho ông.

    Ông cầm gói thuốc lào, vừa vê vê cho vào nơ điếu, vừa nh́n tôi với ánh mắt có cái ǵ đó, rất khó hiểu. Ông trạc tuổi ngoài 40, cởi trần để lộ những bắp thịt cuồn cuộn, hai vai vuông vức và bộ ngực to như cánh phản, rất cân đối với chiếc đầu to, cổ bự và ngắn, mái tóc đen rậm, cứng như rễ tre và bộ râu quai nón xồm xoàn.

    Ngay khi ông đưa chiếc điếu lên miệng, người đàn ông ngồi cạnh đă bật quẹt, dí lửa vào nơ điếu, nhịp nhàng và quen thuộc, như đă làm hàng trăm lần...

    Ông rít một hơi thuốc lào thật dài, thật sâu, khiến nơ điếu đỏ rực như cục than hồng, chiếc điếu kêu lên những tiếng kêu ṛn ră, khoái trá, rồi ông buông chiếc điếu sang bên, ém khói, ngửa mặt lên trần nhà phun khói thuốc cuồn cuộn, làm căn pḥng dưới ánh đèn vàng vọt trở nên lung linh mờ ảo như trong sương khói.

    Từ bé đến lớn, suốt mấy chục năm trời, tôi đă từng thấy không biết bao nhiêu người hút thuốc lào, nhưng chưa thấy người nào hút thuốc một cách điệu nghệ và tài hoa như ông.

    Cái phong thái ngồi vững như núi, cùng vóc dáng vai hùm lưng gấu và hai cánh tay dài như tay vượn, cộng với gương mặt cương nghị, bộ râu quai nón xồm xoàm, cử chỉ hút thuốc thật đĩnh đạc, hơi thuốc hút vô thật sâu, thật dồi dào gần như vô tận,... của ông khiến tôi, tuy đang trăm ngàn mối lo lắng, cũng phải say sưa ngắm nghía ông với tất cả sự ngưỡng mộ.

    Nh́n ông, tôi chợt nhớ đến truyện "Chữ Người Tử Tù" mà nhà văn Nguyễn Tuân đă phác hoạ, h́nh ảnh người tử tù Huấn Cao, oai hùng và ngang tàng, phóng tay viết đại tự trên tấm lụa trắng tinh, dưới ánh đuốc bập bùng, c̣n viên quản ngục th́ vừa say sưa ngắm nghía, vừa khúm núm xuưt xoa....

    Th́ ra, lao tù, nơi muôn phần gian nan nguy hiểm, lại là chỗ rèn tâm luyện chí và là cơ hội để cho con người thể hiện cái hùng tài, đởm lược của ḿnh trước kẻ thù...

    Sau một lúc im lặng, nh́n tôi qua khói thuốc, ông hỏi nhỏ, giọng thân mật:

    - Tao tên Hoàng. C̣n chú mày tên ǵ?

    Tôi nh́n ông rụt rè, rồi gọn lỏn:

    - Thưa, tôi tên Chí.

    - Chí hay Trí?

    - Chí, "Chí ch".

    - À, "chí chấy". Chú mày làm ǵ mà bị bắt vậy?

    - Tôi cũng không biết.

    Người đàn ông gật gù:

    - Ừ, đổi đời mà chú mày. Thời thế này, tụi nó bắt người đâu cần có lư do... Nhưng thà làm cái ǵ rồi bị tụi nó bắt vẫn khoái hơn là bị bắt oan!...

    "Thà làm cái ǵ rồi bị tụi nó bắt vẫn khoái hơn là bị bắt oan!" Ông nói đúng quá. Ừ, giá mà ḿnh làm một cái ǵ thật ngoạn mục rồi bị chúng bắt, th́ vẫn có đă hơn không nhỉ?

    Tôi tự hỏi, nhưng tôi im lặng nh́n ông, không nói ǵ. Gương mặt quắc thước và ánh mắt của người đàn ông đầy vẻ cương nghị, lời nói của ông ngang tàng, chứng tỏ ông là người khắc tinh với cộng sản. Nhưng trong hoàn cảnh của tôi lúc đó, tôi thấy im lặng là tốt nhất.

    C̣n tiếp...

  8. #58
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Thấy tôi im lặng, người đàn ông chỉ gật gù mà không nói ǵ thêm. Ông thở dài rồi nằm xuống ngủ. Trong khoảnh khắc ban đầu, tôi có cảm t́nh với ông, nhưng tôi không dám để lộ t́nh cảm của ḿnh. Lúc đó tôi không thể ngờ được trong những ngày tháng sau đó, trong một hoàn cảnh đặc biệt, cuộc đời của ông đă ảnh hưởng tới cuộc đời tù tội của tôi.

    Sau mấy tiếng đồng hồ ngủ chập chờn trong lo âu và buồn phiền, tôi giật ḿnh thức giấc khi nghe tiếng xích sắt loảng xoảng. Một tên bộ đội mở khóa, gọi tôi ra ngoài làm việc. Bước vô pḥng làm việc, tôi thấy chỉ có một tên bộ đội già, đeo lon đại uư. Sau khi bảo tôi ngồi xuống chiếc ghế trước mặt, y đẩy về phía tôi hai tờ giấy rồi nói, giọng lạnh băng:

    - Tối qua anh bị bắt khẩn cấp nên không mang theo tư trang nội vụ ǵ. Bây giờ anh cần những thứ ǵ th́ viết vào tờ giấy này, chúng tôi sẽ cho người đưa thư này đến tận nhà để gia đ́nh anh lo liệu đưa cho anh. Nhớ là anh chỉ được ghi những tư trang nội vụ cần thiết, không được ghi đồ ăn, sách vở, dao kéo. C̣n tờ giấy này, anh ghi rơ tên họ, địa chỉ và tóm tắt lư lịch của anh trước và sau 1975, anh làm ǵ, ở đâu, nhưng chủ yếu là trước 1975. Anh cầm hai tờ giấy này sang bàn bên kia ngồi viết. Viết xong đưa lại cho tôi. Nhớ là phải thành thật, th́ mới được "cách mạng khoan hồng".

    "Cách mạng khoan hồng", bốn chữ đó tôi đă nghe cả ngàn lần, và đă hiểu sự gian trá, xảo quyệt của nó. Tôi hiểu, tôi phải t́m mọi cách che giấu lư lịch hồi chánh của tôi cho đến khi nào không c̣n che giấu được. Trong thời gian c̣n che giấu được, tôi phải t́m mọi cách vượt ngục, trước khi mọi chuyện quá muộn màng.

    Tối hôm đó, khoảng 12 giờ khuya, tôi bị c̣ng tay, giải ra xe, cùng với 6 người khác, trong số đó có ông Hoàng và người đàn ông ngủ cạnh ông. Lúc đầu, trong danh sách chuyển tù, chỉ có ông Hoàng, không có người đàn ông kia. Nhưng không hiểu sao, sau khi ông Hoàng to tiếng căi lộn ǵ đó với tên đại uư bộ đội mà tôi không nghe được rơ, th́ người đàn ông ngủ cạnh ông, được đi theo ông.

    Chúng tôi mỗi người đều bị c̣ng tay bằng c̣ng số 8. Sau đó, một sợi dây dù dài, buộc dính cả bảy người chúng tôi thành một chùm. Như vậy, tôi thấy vô phương có thể chạy trốn một ḿnh.

    Sau thời gian khoảng nửa tiếng xe chạy, chúng tôi đến trại tù sau này được biết là Trung tâm Thẩm vấn Hỗn hợp Việt Mỹ ở đường Tô Hiến Thành. Ngay khi xuống xe, cảnh vật đầu tiên đập vào mắt tôi là dưới ánh đèn pha sáng choang chiếu sáng rực cả trung tâm, hai chiếc cổng sắt lớn, hàng dẫy pḥng giam xây cất dọc theo các cạnh h́nh chữ nhật, mỗi pḥng đều có cửa sắt kiên cố, và số bộ đội canh gác đông đúc, súng ống lăm lăm...

    Bảy người chúng tôi bị giải vô một căn pḥng ngay bên phải cổng sắt. Ngay khi bước vào pḥng, tôi đă bị ánh đèn pha cực mạnh chiếu thẳng vào mắt, nên không nh́n thấy ǵ trong bóng tối, phía sau ánh đèn. Chúng tôi phải xếp hàng ngang, tư trang nội vụ để trước mặt, và tất cả phải lột bỏ quần áo, kể cả quần lót. Mỗi người có một tên bộ đội bước đến kiểm soát tư trang, nội vụ.

    Tất cả những thứ được coi là nguy hiểm như sách báo, giấy tờ dù là giấy trắng, muỗng chén lon ly... bằng kim loại, đều bị vứt sang bên. Sau đó, chúng tôi phải há miệng kêu "a... a..." rồi phải chổng mông để cho các tên bộ đội kiểm soát xem có giấu giếm ǵ trong cổ họng, hay hậu môn không.

    Việc kiểm tra tư trang, thân thể quá tỉ mỉ, lại diễn ra trong đêm khuya, giữa bầu không khí im ĺm đến rợn người, trong khi bên ngoài, thỉnh thoảng có tiếng quát, tiếng súng ống vang lên lách cách, tạo cho chúng tôi cảm giác của những con thú, bị xa bẫy, càng ngày càng bị những móng vuốt của bẫy xiết chặt, vô phương đào thoát. Cũng trong dịp này, tôi được nh́n thấy vóc dáng của ông Hoàng rơ ràng hơn. Ông cao hơn hẳn tất cả những người tù chúng tôi một cái đầu. Thân h́nh ông thật đẹp, trông cân đối và vững vàng như một bức tượng Hy Lạp.

    Sau khi bị khám xét hành lư và thân thể, chúng tôi được giải vô các pḥng giam riêng biệt. Riêng ông Hoàng không hiểu sao, vẫn được đi cùng với người đàn ông ngủ cạnh ông. Măi sau này, tôi mới biết, cả hai người đều được giam riêng trong một pḥng chỉ có hai người. C̣n tôi, bị giam vô một pḥng, trong đó đă có một người bị giam là ông già Thế.

    Tất cả các pḥng giam tại Trung tâm Thẩm vấn đều giống nhau, mỗi pḥng vuông vức mỗi chiều hơn hai thước, chỉ đủ chỗ cho hai người nằm. Pḥng kín như bưng, cầu tiêu ở ngay trong pḥng, và chỉ có một ô cửa sổ nhỏ hẹp bằng bàn tay ở phía sau, trên cao để thông hơi. Cánh cửa duy nhất bằng sắt, có khoá kiên cố, và một ô nhỏ, đủ để người bên ngoài nh́n vô theo dơi người tù bên trong. Bên ngoài ô nhỏ có một miếng sắt, người ở bên ngoài có thể đóng mở tuỳ ư.

    Ông Thế là một chuyên viên ngân hàng, từng làm việc ở Ngân Hàng Thương Tín. Tuổi ông đă ngoài 60, nhưng trông ông già cỡ 70 tuổi. Ông cao, gầy, đầu hói không có một sợ tóc. Ông có kinh nghiệm rất nhiều về tội ác và thủ đoạn của người cộng sản, nên mặc dù không biết ḿnh bị bắt v́ tội ǵ, ông rất bi quan, tin chắc ông vĩnh viễn sẽ không c̣n ngày đoàn tụ với gia đ́nh.

    Trong những ngày tháng bị giam tại Trung tâm, ông thương tôi như con, và chỉ bảo tôi rất nhiều về nghệ thuật sống trong tù. Ông cũng chỉ dậy tôi về cờ tướng. Đúng như cái tên của ông, ông đánh "cờ thế" rất cao. V́ bị giam trong Trung tâm suốt thời gian dài, không có việc ǵ làm, nên ông và tôi chỉ biết đánh cờ tướng. Được ông chỉ bảo tận t́nh, tôi tiến bộ trông thấy.

    Lúc đầu, ông chấp tôi cặp xe, cặp pháo và con mă, sau ông chỉ chấp tôi có con xe, nhưng thỉnh thoảng tôi vẫn có ván thắng được ông. Ông nói, tôi đánh cờ không thể giỏi được, dù tôi có học đánh cờ cả đời, v́ khi đánh, tâm tôi hay "phù động". Ông bảo trong đánh cờ, điều tối kỵ là "tâm phù động". Khi tâm đă phù động, th́ trí óc mất minh mẫn, lú lấp tất cả những nước cờ hay mà khi b́nh thường, một người có thể nh́n ra rơ ràng.

    (C̣n tiếp...)

  9. #59
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Quân lao G̣ Vấp được chia là ba khu nhà xây chạy dài là khu A, B và C.

    Mỗi khu có 3 pḥng giam riêng biệt cùng chung một mái nhà, nhưng ngăn cách bằng bức tường xây thiệt cao, trên trần có rào kẽm gai.

    Mỗi pḥng giam đều có hai cánh cửa bằng sắt, dầy và nặng. Ở giữa cửa sắt có một ô nhỏ, mỗi chiều khoảng 15 phân, có cửa để mở, đóng bằng cách kéo sang phải hay trái. Khỉ mở, cửa đủ rộng để cho tù ngó hai con mắt ra ngoài, hoặc tù có thể dí mũi hít thở không khí tươi mát bên ngoài trong những ngày nóng bức.

    Trong mỗi pḥng giam đều có cầu tiêu ở ngay phía sau. Ngoài sân, giữa các pḥng giam cũng có hàng rào kẽm gai ngăn cách.

    Toán của tôi 5 người được giải vô pḥng giam A-2 thuộc khu A.

    Sau này tôi được biết, A-1 giam giữ tù h́nh sự thuộc loại quân phạm (bộ đội phạm tội cướp trộm, hủ hoá, tham nhũng...).

    A-2 giam giữ tù chính trị, mà phần lớn là hồi chánh viên.

    Riêng A-3, lúc đó cộng sản giam giữ mấy chị bên Phượng Hoàng.


    Chạy dọc theo Khu A, cách một cái sân có chiều ngang khoảng 10 thước là nhà ăn, rồi đến một dẫy bể nước thấp ngang hông, dành cho tù tắm, và cuối cùng là nhà bếp. Ngay dưới gốc cây bă đậu trong khu A-3 có một cái giếng đường kính khoảng 2 thước, thỉnh thoảng tù có thể quay lấy nước đem vô trong pḥng giam, tắm rửa "tự túc".

    Chữ "tự túc" được tù dùng có nghĩa là tắm ngoài quay định của trại. Thời gian đó, tù chỉ được ban chỉ huy trại cho phép tắm mỗi tuần một lần ở khu bể nước, và mỗi lần chỉ được phép tắm có 10 phút.

    Tất cả tù bị giam tại quân lao G̣ Vấp khi đó đều nằm trong dạng giam cứu, sẽ có nhân viên ở pḥng quân pháp xuống thẩm vấn, phân loại trước khi gửi đi trại giam Kà Tum.

    Cả trại giam G̣ Vấp lẫn trại giam Kà Tùm đều trực thuộc lực lượng quân quản của quân đội cộng sản, nên gác tù th́ có vệ binh, cai quản theo dơi tù th́ có quản giáo, và thẩm vấn phân loại tù th́ có nhân viên ở pḥng quân pháp.

    Tại quân lao G̣ Vấp, thỉnh thoảng tù cũng bị đi lao động, nhưng chủ yếu, khi bị đưa đi Kà Tum, tù mới phải lao động liên miên tuần lễ 6 ngày, mỗi ngày 12 tiếng, để sản xuất khoai ḿ, chuối, khai thác gỗ, đóng giường tủ, bàn ghế... để mang lại tiền bạc cho pḥng quân pháp của cộng sản.

    Thời gian đó, cả nước Việt Nam đang trải qua những ngày tháng kinh hoàng, thiếu thốn, đói khát, nhất là dân chúng ở Miền Bắc th́ nạn đói càng ghê gớm hơn. Ngay cả vệ binh quản giáo canh gác tù cũng thiếu thốn.

    Nhiều người cho biết, giai đ́nh của họ ở ngoài Bắc phải ăn cả củ chuối, thân chuối, thậm chí phải tranh ăn cả rơm, cỏ với trâu ḅ. Nhiều nơi dân bị chết đói la liệt.

    Chính quản giáo Trường nói cho chúng tôi biết, Trung Cộng ép buộc cộng sản Việt Nam phải trả lại những món nợ mà họ đă cho cộng sản Việt Nam vay mượn trong thời kỳ xâm lăng Miền Nam. Mà món duy nhất cộng sản Việt Nam có thể gom góp để trả cho Trung Cộng là gạo. Ngoài ra không có thứ nào khác Trung Cộng chịu nhận. Hậu quả của t́nh trạng trả nợ này đă khiến kinh tế Miền Bắc kiệt quệ và cả nước phải khốn cùng.

    Trong hoàn cảnh đói khát chung của cả nước như vậy, những người tù chúng tôi trong quân lao G̣ Vấp càng thấy đói khát thê thảm. Những người tù nào có gia đ́nh thăm nuôi th́ c̣n đỡ, c̣n những ai không có thân nhân, th́ đành cắn răng chịu đựng mọi sự khốn khổ, và chỉ trong thời gian ngắn không đầy hai tháng trời, tôi đă thấy thân h́nh của tôi chỉ c̣n là bộ xương bọc da.

    Mỗi ngày, tù chỉ được ăn có hai bữa "cơm". Mỗi bữa, vỏn vẻn hai lưng chén bo bo độn, một tí rau luộc, một ít nước rau và chút nước muối. Nhưng nếu đói khát hành hạ thể xác người tù một phần, th́ sự tuyệt vọng trong hoàn cảnh tù đầy hành hạ người tù gấp mười phần.


    Trong pḥng giam A-2 lúc đó đều là hồi chánh viên mà phần đông là gốc Miền Nam. Tại đây tôi đă được gặp lại một số anh em hồi chánh tôi đă quen biết trước như anh Duy "đầu bạc" tài hoa có máu văn nghệ viết chữ rất đẹp, anh Nở người Việt từ bên Căm Bốt về, anh Ân người gốc Hoa tính t́nh điềm đạm, chân thật, chất phác.

    Vô tù cùng lúc với anh Nở là anh Dzoăn B́nh, một kư giả nổi tiếng về những thiên phóng sự chiến trường thời trước 1975. Cả hai anh trước bị giam ở trại tù cải tạo Long Khánh, sau cùng bị chuyển về quân lao G̣ Vấp, v́ bị xếp loại hồi chánh viên.

    Sự thực, anh Dzoăn B́nh v́ ḷng yêu nước nên năm 1945, đang sống ở Hà Nội, anh đă trốn gia đ́nh đi theo vệ quốc đoàn, nhưng sau này bị cộng sản xếp vào thành phần "tạch tạch sè" (tiểu tư sản) và anh cũng sớm nhận ra sự tàn ác, bất nhân của VC nên anh đă "dinh T", rồi vô Nam năm 1954.

    Không ngờ 30 năm sau, khi cộng sản bắt được anh, anh thẳng thắn khai hết từ đầu đến đuôi nên chúng xếp anh vào dạng hồi chánh, đưa về quân lao G̣ Vấp.

    C̣n tiếp...

  10. #60
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Trước 1975, mỗi tuần tôi có đến đài phát thanh Sàig̣n hai lần để thu chương tŕnh phát thanh của Bộ Dân Vận Chiêu Hồi, nên có quen cô Dzoăn Phượng, con gái của anh Dzoăn B́nh. Cô được nhận vô làm xướng ngôn trong đài phát thanh sau khi bà Đàm Chi Lan, vợ của anh Dzoăn B́nh qua đời.

    Thời đó, tôi thấy anh Dzoăn B́nh rất phong độ, trẻ trung, tinh anh, thường mặc bộ đồ dân vận 4 túi, đeo kính cận, để hàng ria mép con kiến, đi chiếc xe vespa đến đón Dzoăn Phượng, nhưng không bao giờ được hân hạnh tṛ chuyện với anh.

    Đến khi gặp anh trong tù, anh già đi trông thấy, hàm răng giả của anh lại bị mất, người anh lại cao nên trông càng thêm gầy g̣, ốm yếu. Thoạt thấy anh, tôi không tài nào nhận ra anh. Về sau nghe anh Nở nói chuyện, tôi mới biết anh là kư giả Dzoăn B́nh, người tôi đă đem ḷng quư trọng một cách âm thầm từ khi tôi được đọc những phóng sự chiến trường của anh, tại thư viện của Bộ Thông Tin ở đường Phan Đ́nh Phùng.

    Gặp được anh trong tù, tôi mừng quá, nằm lắng nghe anh kể chuyện thâu đêm. Sáng ra, anh bảo tôi đưa cho anh cây viết và mảnh giấy, rồi anh viết nguệch ngoạc mấy câu thơ, đến nay tôi vẫn c̣n nhớ:

    Gặp nhau mái tóc c̣n xanh,
    Mà nụ cười cằn cỗi
    Đường đời sao sớm mỏi
    Chuyện ḿnh vừa nói đă thương nhau.
    Phải chăng mưa gió giăi dầu
    Thời gian sẽ thấy lại màu áo xưa?


    Trong suốt thời gian tôi bị giam giữ trong trại tù cộng sản khoảng hơn một năm trời, anh Dzoăn B́nh quả thực là bóng mát, là nguồn nước giếng khơi, cho cuộc đời của tôi. Anh dậy dỗ tôi rất nhiều điều. Kiến thức của anh uyên bác, hiểu biết của anh về xă hội Miền Nam gần như vô tận, nên chỉ gần gũi anh một thời gian không đầy một năm, tôi đă được anh kể cho nghe không biết bao nhiêu chuyện về giới nhà văn, nhà báo, nghệ sĩ Miền Nam.

    Từ những nhà văn, nhà báo lăo thành được anh kính trọng đến những câu chuyện tưởng như huyền thoại về cuộc đời nghiện ngập và cái thú "yên sĩ phi lư thuần" của anh. Anh rất kính trọng văn tài và tư cách của nhà văn Nguyễn Mạnh Côn.

    Anh cũng tỏ ra có biệt nhăn khi nhắc đến ḍng họ Nguyễn Ngọc là ông Nguyễn Ngọc Trác, Nguyễn Ngọc Linh, Nguyễn Ngọc Bích, Nguyễn Ngọc Phách. Sau này, trôi nổi sang Úc, được gặp gỡ một số nhà văn, nhà báo lăo thành của Miền Nam, các vị kể cho tôi nghe, thời kỳ làm kư giả cho Việt Tấn Xă, anh Dzoăn B́nh viết bài đụng chạm đến một vài nhân vật có lai lịch lớn, nhưng đă được ông Nguyễn Ngọc Linh, giám đốc Việt Tấn Xă, tận t́nh bênh vực và giúp đỡ, nên anh đă ấp ủ măi măi ân t́nh đó.

    Một người b́nh thường khi bị cộng sản bắt đi tù cải tạo đă khốn khổ vô cùng. Nhưng anh Dzoăn B́nh khi vô tù cải tạo c̣n khốn khổ hơn nhiều, v́ anh nghiện thuốc phiện, hay nói theo ngôn ngữ của anh là "hít tô phe". Cũng v́ nghiện, nên một ngày nọ, anh đem đổi gói thuốc lào để lấy mấy hạt mă tiền khô, đem về nghiền ra rồi pha nước uống. Tôi không biết uống hạt mă tiền vô trong người thế nào, nhưng những người tù cải tạo ở trại Kàtum mỗi khi về quân lao G̣ Vấp, người nào cũng có một túi vải nho nhỏ, trong có vài hạt mă tiền. Tù nhân vẫn đồn đại là dùng hạt mă tiền có thể cường dương bổ thận, trị phong thấp, nhức mỏi, tê bại. Tôi không biết chuyện này thực hư thế nào, nhưng đă có lần nếm thử một tí th́ thấy đắng vô cùng.

    Tối hôm đó, anh Dzoăn B́nh uống hạt mă tiền vô được khoảng nửa tiếng, th́ cả người anh co giật thật khủng khiếp. Cả mấy người chúng tôi xúm vô giữ anh mà giữ không nổi. Kinh hoảng quá, chúng tôi phải đập cửa sắt pḥng giam rầm rầm, rồi la hét ầm ĩ, quản giáo mới chịu mở cửa để cho anh ra ngoài cấp cứu. May mắn, lần đó anh thoát nạn.

    V́ quen biết Dzoăn Phượng từ hồi trước 1975, nên anh Dzoăn B́nh rất tin tưởng và thương yêu tôi.

    V́ tin tưởng tôi nên anh đă bàn với tôi cách vượt ngục với sự trợ giúp của Dzoăn Phượng.

    Thời đó, thỉnh thoảng chúng tôi vẫn phải ra khu gia cư, ngay phía bên ngoài quân lao G̣ Vấp để lao động. Công việc th́ không nhiều, không nặng nhọc, nhưng tuần nào cũng có toán phải ra ngoài đó lao động, dọn dẹp nhà cửa, làm đường xá....

    C̣n tiếp...

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 17 users browsing this thread. (0 members and 17 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 16-05-2012, 04:42 PM
  2. Replies: 0
    Last Post: 04-04-2012, 06:55 AM
  3. Nữ cận vệ đồng trinh của Gaddafi
    By Vinh Phan in forum Thế Giới Đó Đây
    Replies: 0
    Last Post: 28-05-2011, 05:18 AM
  4. Một Chữ T́nh - Hồ Biểu Chánh
    By Camlydalat in forum Thơ Văn Sưu Tầm
    Replies: 0
    Last Post: 16-12-2010, 01:52 PM
  5. Replies: 0
    Last Post: 07-09-2010, 07:42 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •