Page 6 of 8 FirstFirst ... 2345678 LastLast
Results 51 to 60 of 74

Thread: Chiến Tranh ... từ Biển Đông ?

  1. #51
    GPD.
    Khách
    Quote Originally Posted by TonNuJacqueline View Post
    Jackie chẳng phải là người Huế người Huyết ǵ hết! Daddy hồi nhỏ mê gái, nên bỏ nhà theo mommy dô Nam. Jackie là người Nam rặt. Chưa biết Huế là cái con kiwi ǵ hết anh ơi.

    Jackie hổng biết Đường HÀNG ĐOÁT nhưng đoán rằng tụi nó đă đổi qua thành đường Trịnh Công Sơn. Ở đó có nhiều quán nhậu "đẳng cấp" "đặc sản" lắm: nhậu thịt chó, nhậu thịt mèo, nhậu thịt chuột cống, nhậu chuột đồng. Vừa nhậu, vừa la lối, vừa tè xuống lề đường, vừa nghe "nhạc Trịnh".

    Rất là "văn hóa" ạ!
    Vị là xong rùi. Hông phải ngươi Huế th́ thui. Mấy bữa trước thấy mấy nguời nói vậy. Tính hỏi thăm mấy người Huế cũ. Có chi nhớn mô. Câu trả lời sai "tụi nó đă đổi qua thành đường Trịnh Công Sơn".
    Gần 30 năm xa Huế nhiều lúc nhớ...

  2. #52
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Tranh chấp Biển Đông: Ưu tiên trong nghị tŕnh thượng đỉnh ASEAN



    Tổng thống Mỹ Barack Obama theo dự kiến sẽ đề cập đến tranh chấp Biển Đông khi tới Campuchia vào đầu tuần tới để dự thượng đỉnh Đông Á lần thứ 7 kéo dài hai ngày.

    Giới phân tích cho rằng an ninh hàng hải ở Biển Đông một lần nữa sẽ trở thành chủ đề thảo luận trọng tâm hàng đầu tại các cuộc họp cấp cao dịp này.

    Ông Ian Storey, phân tích gia về an ninh khu vực thuộc Viện nghiên cứu Đông Nam Á tại Singapore, nói các động thái dành chủ quyền gần đây của Trung Quốc khiến nhiều nước Châu Á-Thái B́nh Dương quan ngại và các nước đang trông chờ một sự đảm bảo chiến lược từ Hoa Kỳ.

    Tổng thống Hoa Kỳ tham dự thượng đỉnh Đông Á lần này có phần chắc sẽ tái khẳng định rằng Mỹ có lợi ích căn bản trong quyền tự do hàng hải ở Biển Đông đồng thời kêu gọi ASEAN và Trung Quốc thống nhất một bộ quy tắc ứng xử.

    Theo giới phân tích, thượng đỉnh ASEAN và các cuộc họp cấp cao liên quan tại Campuchia từ ngày 15 đến 20 tháng này thật sự là một trắc nghiệm cho các nước Đông Nam Á trong việc đương đầu với các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.

    Thách thức đối với ASEAN hiện nay là gầy dựng một tiếng nói chung trước các mâu thuẫn ở vùng biển đầy tranh chấp này.

    Vấn đề chính nằm ở lập trường không dứt khoát của Campuchia trong cương vị nước chủ tọa Thượng đỉnh ASEAN năm nay. Dù Phnom Penh cam kết bám sát Nguyên tắc 6 điểm của ASEAN về vấn đề Biển Đông, nhưng các nước thành viên Đông Nam Á đang trông chờ Campuchia đưa ra quan điểm quốc gia tại thượng đỉnh lần này.

    Phân tích gia Storey cho rằng dù không muốn để xảy ra bế tắc như tại thượng đỉnh hồi tháng 7, nhưng Campuchia, một đồng minh thân cận của Bắc Kinh, sẽ không ủng hộ các động thái nào có thể khiến Trung Quốc bực bội.

    Đáp lại, Campuchia khẳng định đă góp phần quan trọng trong việc đảm bảo ḥa b́nh, hữu nghị, và hợp tác trong khu vực.

    Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao CampchIa, ông Kao Kim Hourn, nhấn mạnh:

    “Trong khung làm việc của ASEAN có một thông lệ là chúng ta có thể đồng ư là không đồng quan điểm về nhiều vấn đề. Rơ ràng là trong cương vị Chủ tịch ASEAN, Campuchia đă cố gắng giải quyết nhiều vấn đề khó khăn, đặc biệt là các vấn đề nhạy cảm. Điều tối quan trọng là chúng ta có một vị trí có chừng mực, v́ nh́n chung, nếu chúng ta không thể nhất trí về một điểm nào đó, chúng ta không thể đưa nó vào một văn kiện chung.”

    Giám đốc điều hành Viện nghiên cứu Hợp tác và Ḥa b́nh của Campuchia, ông Chheang Vannarith, nói:

    “ASEAN không có một cơ chế để giải quyết xung đột. ASEAN chỉ là một cơ chế giúp thỏa hiệp và ngăn ngừa leo thang xung đột mà thôi.”

    Bộ trưởng thông tin, Khieu Kanharith của Campuchia cho rằng sự tham dự của Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama và Thủ tướng Ôn Gia Bảo của Trung Quốc tại thượng đỉnh ASEAN lần thứ 21 và các thượng đỉnh liên quan phản ánh vai tṛ quan trọng của ASEAN trên trường quốc tế.

    Trước thềm thựơng đỉnh ASEAN, Ngoại trưởng Shanmugam của Singapore đă cảnh báo về các nguy cơ có thể phát sinh từ tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông.

    Ông Shanmugam thúc giục lănh đạo các nước chớ nên đánh giá thấp các hậu quả, rủi ro v́ tranh chấp có thể sẽ phức tạp thêm lên do sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc tại một số nước.

    Trong vài năm gần đây, Biển Đông đă trở thành một điểm nóng.
    ​​Trong vài năm gần đây, Biển Đông đă trở thành một điểm nóng. Nhiều cơ quan quốc tế xem khu vực này là một điểm nóng toàn cầu có thể gây nên các mâu thuẫn mới và rộng hơn tại Châu Á.

    Biển Đông có tầm quan trọng không những đối với khu vực mà c̣n với cả thế giới v́ nguồn tài nguyên dồi dào và là một trong những thủy lộ quốc tế bận bịu nhất toàn cầu, với hơn 100 đảo nhỏ và băi đá trải dài 158 dặm vuông, bao gồm quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa mà Việt Nam có tuyên bố chủ quyền.

    Việt Nam, Singapore, và Philippines đă tỏ ư mong muốn Hoa Kỳ tiếp tục hiện diện trong khu vực. Việt Nam đă mở cửa Vịnh Cam Ranh đón các tàu hải quân Mỹ tới thăm. Singapore sẽ cho Mỹ dùng cảng của Singapore làm căn cứ cho các tàu cận chiến duyên hải của Hoa Kỳ. Philippines và Mỹ tái khẳng định Hiệp ước Pḥng thủ chung bằng Tuyên bố Manila kư kết hồi tháng 11 năm ngoái.

    Hiện Indonesia là thành viên ASEAN duy nhất có thể làm trung gian ḥa giải tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông giữa các nước Đông Nam Á với Trung Quốc.

    Nguồn: AFP, Xinhua, Zambo Times, Xinhua, CNA

  3. #53
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Đông Nam Á chưa thể h́nh thành một chiến lược khu vực



    10 nước ASEAN không được trang bị tốt để bảo vệ các lợi ích của ḿnh liên quan tới các cường quốc Châu Á-Thái B́nh Dương như Hoa Kỳ và Trung Quốc.

    Những lợi ích đó bao gồm từ các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông tới các nhu cầu về thương mại và giao tiếp nhiều hơn trong khu vực.

    Đó là báo cáo của trung tâm nghiên cứu quan hệ quốc tế thuộc Trường Kinh tế London vừa công bố.

    Báo cáo phân tích cách từng nước ASEAN đáp ứng trước các lợi ích chiến lược khác nhau của Hoa Kỳ và Trung Quốc. Kết quả cho thấy đa số các nước ASEAN có quan điểm ôn ḥa về các lợi ích của Mỹ, nhưng nh́n chung, mong muốn của ASEAN về các nguồn lợi từ quan hệ song phương kể cả tăng cường mậu dịch với Trung Quốc có thể làm giảm thế mạnh thương lượng của Đông Nam Á.

    Các nước láng giềng và thân cận của Trung Quốc trong khu vực dù hoan nghênh sự giao tiếp của Hoa Kỳ tại Châu Á, nhưng đa phần muốn duy tŕ quan hệ thân mật với Trung Quốc, nền kinh tế lớn nhất Châu Á. Và trong nhiều trường hợp, các nước ASEAN phải cẩn trọng cân bằng lợi ích của Trung Quốc tại Biển Đông, nếu không, sẽ đối diện với nguy cơ xảy ra xung đột, như trường hợp của Philippines chẳng hạn.

    Báo cáo của trung tâm nghiên cứu quan hệ quốc tế thuộc Trường Kinh tế London nói các nước Đông Nam Á tới nay chưa thể h́nh thành một chiến lược khu vực.

    Báo cáo cho rằng ASEAN phải tăng cường sức mạnh để đại diện lợi ích chiến lược tập thể, bằng không, khu vực Đông Nam Á có nguy cơ giao nộp tương lai của ḿnh cho hai cường quốc Mỹ-Trung.

    Bản báo cáo được đưa ra giữa lúc ASEAN đang tổ chức thượng đỉnh thường niên và một loạt các cuộc họp liên quan tại Campuchea bắt đầu từ ngày 18/11, với sự tham dự của Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama, Thủ tướng Ôn Gia Bảo của Trung Quốc, và lănh đạo các nước Nhật, Nam Triều Tiên, Australia, và Ấn Độ.

    Nguồn: Wall Street Journal/The Star

  4. #54
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Các nước ASEAN thảo luận về tranh chấp tại Biển Đông



    Cảnh sát Campuchia đứng gác trước Cung Ḥa b́nh trước thềm Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN và các hội nghị liên quan tại Phnom Penh, Campuchia, 17/11/2012

    [Pin It]


    Irwin Loy

    17.11.2012
    PHNOM PENH — Một bộ trưởng ngoại giao của ASEAN nói những nước liên hệ chính yếu trong cuộc tranh chấp tại Biển Đông cần phải giữ những đường dây thông tin chính thức mở rộng, ngay cả khi một thỏa thuận được chờ đợi lâu nay về cách thức giải quyết những tranh căi trên biển vẫn c̣n ngoài tầm tay.

    Bộ trưởng Ngoại giao Indonesia Marty Natalegawa đề nghị là Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á và Trung Quốc mở một “đường dây nóng” để làm dịu bất cứ những đối đầu nào trong khu vực tranh chấp tại Biển Đông.

    Ông nói cơ chế an toàn này nên được thiết lập ngay cả khi ASEAN và Trung Quốc, tuyên bố chủ quyền trên một khu vực rộng lớn Biển Đông, vẫn c̣n xa rời trong việc đồng ư về một Bộ Qui tắc Ứng xử bị tŕ hoăn lâu nay, về cách giải quyết những đ̣i hỏi đối nghịch nhau.

    Bộ trưởng Marty Natalegawa nói:

    “Điều Indonesia hiện đang t́m kiếm là trong khi chúng ta đang làm việc về một Bộ Qui tắc Ứng xử là cam kết về phần ASEAN và Trung Quốc mở một đường dây liên lạc nóng để nếu có những biến cố trong tương lai, dù Bộ Qui tắc Ứng xử chưa hoạt động, chúng ta có thể cam kết có liên lạc và đối thoại nếu xảy ra những tranh chấp.”

    Đề nghị này là một chỉ dấu khác mà các quan sát viên vẫn nghĩ đến: Trung Quốc và ASEAN vẫn c̣n xa cách trong việc thực hiện bất cứ sự đồng thuận nào về cách thức chấm dứt tranh chấp.

    Bốn thành viên ASEAN - Philippines, Malaysia, Brunei và Việt Nam - tuyên bố chủ quyền một phần Biển Đông. Tuy nhiên việc Trung Quốc đ̣i chủ quyền trên nhiều phần của thủy lộ này chứng tỏ đây là một điểm nóng với ASEAN. Bốn nước thành viên ASEAN đă thúc đẩy Trung Quốc giải quyết tranh chấp với toàn bộ khối này, nhưng Trung Quốc thích giải quyết những tranh chấp với từng quốc gia một.

    Bộ trưởng Natalegawa nói ngay cả một Bộ Qui tắc Ứng xử chưa có được trong những ngày tới, một số tiến bộ cần phải đạt được trong hội nghị các nhà lănh đạo dự trù bắt đầu vào ngày Chủ Nhật.

    Hiện nay ASEAN dường như đang tiến sang một lănh vực khác: tuyên ngôn về nhân quyền sâu rộng trong vùng. Các nhà lănh đạo sẽ kư một văn kiện vào ngày Chủ Nhật. Tuy nhiên những tổ chức nhân quyền nói tuyên ngôn này không đáp ứng những tiêu chuẩn quốc tế và chỉ trích tính cách bí mật của tiến tŕnh soạn thảo.

    Những chỉ trích, gồm cả những cơ quan theo dơi nhân quyền của Liên Hiệp Quốc, đặc biệt báo động về những điều đề cập đến trong dự thảo trước là nhân quyền có thể tùy thuộc vào “bối cảnh của quốc gia và vùng” và những khác biệt về “nền tảng văn hóa và tôn giáo.”

    Bộ trưởng ngoại giao Indonesia Natalagawa giảm nhẹ những lo ngại này.

    “Bối cảnh của vùng không được khắc vào đá. Nó tiến hóa. Hăy tưởng tượng bối cảnh quốc gia của Miến Điện cách đây hai năm. Rất là khác biệt đối với bối cảnh của quốc gia này ngày nay. Do đó khi chúng ta đề cập đến từ ngữ bối cảnh vùng, đó chỉ đơn giản mô tả một thực tế là tuyên ngôn về nhân quyền phải được thi hành tại quốc gia liên hệ. Đây không phải là một nỗ lực làm giảm bớt cam kết, v́ vùng này tiếp tục thay đổi và rất năng động.”

    Các nguyên thủ quốc gia bắt đầu các cuộc họp vào ngày Chủ Nhật. Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama dự trù đến hội nghị cuối ngày thứ Hai.

    VOA

  5. #55
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Không để vấn đề biển Đông làm lu mờ Thượng đỉnh ASEAN 21
    Quốc Việt, thông tín viên RFA
    2012-11-18

    Vấn đề biển Đông vẫn là đề tài nóng khiến nhà báo từ khắp nơi đến theo dơi Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 21 tại thủ đô Phnom Penh của Campuchia muốn khai thác. Lănh đạo của Hiệp hội quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) muốn vấn đề này nhanh chóng được giải quyết bằng cách ḥa b́nh và ôn ḥa.


    Tổng thư kư ASEAN Surin Pitsuwa trả lời báo chí tại Hội nghị Bộ trưởng ASEAN ngày 17/11/2012.

    Bộ trưởng Ngoại giao từ các nước trong khu vực Đông Nam Á đă và đang cố gắng t́m kiếm tiếng nói chung để hàn gắn sự rạn nứt trong khu vực liên quan đến tranh chấp biển Đông với Trung Quốc, nhằm có được sự thống nhất trước Hội nghị thượng đỉnh ASEAN với Trung Quốc diễn ra vào ngày 19/11.

    Ông Surin Pitsuwan, Tổng thư kư của ASEAN phát biểu rằng Hội nghị lần này sẽ là cơ hội để các nước ASEAN tăng cường hợp tác với các nước đối tác trong khu vực Đông Á. Nhưng vấn đề nóng ở đây vẫn là tranh chấp biển Đông giữa Trung Quốc với các nước thành viên của ASEAN.
    T́m tiếng nói chung

    Theo ông, tranh chấp biển Đông không thể thờ ơ được, điều này không chỉ lănh đạo các nước ASEAN mà nước đối tác đến tham dự Hội nghị cũng phải chú trọng và đóng góp ư kiến cho vấn đề này. Ông nói sẽ giải quyết vấn đề biển Đông cùng nhau.

    Ông Surin Pitsuwan phát biểu: “Chúng tôi mong rằng chúng ta có thể cùng nhau giải quyết vấn đề này. Chúng tôi hy vọng nếu có bất cứ điều ǵ chúng ta có thể làm để giúp đỡ xây dựng nền văn hóa mới, thói quen mới làm việc cùng nhau, chúng tôi muốn giúp đỡ.”

    Cuộc họp Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN diễn ra ngày 17/11 là để thảo luận, rà soát, mở đường cho các nhà lănh đạo ASEAN, với hy vọng sẽ thúc đẩy các chính sách chuyển tiếp về nhân quyền và tự do thương mại.

    Tổng thống Mỹ Barack Obama, Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo, và các quốc gia đối tác khác có kế hoạch tham gia Hội nghị thượng đỉnh Đông Á trong hai ngày bắt đầu từ ngày 19 đến ngày 20/11.

    Chúng tôi mong rằng chúng ta có thể cùng nhau giải quyết vấn đề này.

    Ô. Surin Pitsuwan

    Nước thành viên ASEAN bao gồm Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei, cũng như Đài Loan có liên quan đến các cuộc đàm phán cho thấy quan hệ ngoại giao các nước trong khu vực giảm mạnh do tranh chấp biển Đông.
    Nhưng ông Surin Pitsuwan không tin đó là nguyên nhân làm cho các nước phải đối đầu với nhau.

    Ông nói: “Tôi không nghĩ tranh chấp này làm các nước phải đối đầu với nhau. Tôi nghĩ rằng nó sẽ không trở thành xung đột. Nhưng dựa vào Hội nghị Thượng đỉnh này tôi tin rằng mọi việc đều có thể giải quyết bởi v́ họ đủ hiểu là cần phải làm ǵ.”

    C̣n Ngoại trưởng Indonesia Marty Natalegawa cho biết trước thềm Hội nghị thượng đỉnh rằng Indonesia sẽ tiếp tục thúc giục lănh đạo các nước liên quan kiềm chế và sớm đạt được thỏa thuận Bộ quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC). Bộ quy tắc ứng xử nhằm mục đích thúc đẩy sự tự tin, ngăn chặn sự cố ở biển Đông và cũng quản lư và giải quyết sự cố nếu chúng xảy ra.

    Ngoại trưởng Marty Natalegawa cho biết: “Những ǵ Indonesia đang chờ đợi, đó là chúng ta thống nhất kết quả về xây dựng các thành tố của COC và chúng ta tiến hành thỏa thuận COC, làm cơ sở để trao đổi giữa ASEAN với Trung Quốc. Indonesia đề xuất lập đường dây nóng để liên lạc khẩn cấp nhằm kiềm chế nguy cơ xung đột trên biển Đông.

    Trong quá tŕnh đàm phán COC, các bên liên quan cần thực hiện đầy đủ DOC, đảm bảo ḥa b́nh, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải, nhất là tăng cường hợp tác.”
    Ôn ḥa, trên cơ sở luật pháp


    Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN tại Campuchia, ngày 17/11/2012. Photo by Quốc Việt/RFA.
    Trong khi đó, nhà Ngoại giao Trung Quốc nói Hội nghị thượng đỉnh ASEAN không nên bị lu mờ bởi một tranh chấp về biển Đông, một t́nh h́nh được kiểm soát và các nước liên quan có thể giải quyết.

    Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Phó Oánh khẳng định rằng tranh chấp vẫn b́nh yên, trước khi các nhà lănh đạo Đông Nam Á cũng như Thủ tướng Ôn Gia Bảo và Tổng thống Mỹ Barack Obama tham dự Hội nghị tại Campuchia.

    Bà nói vấn đề biển Đông không giống như thế giới nghĩ là rất nguy hiểm, rất hỗn loạn. Trong thực tế, trong vài năm qua, Trung Quốc và các nước xung quanh biển Đông đă kiểm soát tranh chấp thành công và không để cho có xung đột.

    Bà Phó Oánh nói: "Khu vực này có thể kiểm soát và đối phó với cuộc khủng hoảng thông qua các cuộc hội đàm và các cuộc đàm phán dẫn đến ḥa b́nh và ổn định trong khu vực, với những điều kiện này có thể có phát triển kinh tế.

    Giải quyết tranh chấp vẫn dựa vào cuộc đàm phán với các nước liên quan trực tiếp Trung Quốc. Trung Quốc và ASEAN tin rằng có thể duy tŕ ḥa b́nh và ổn định ở biển Đông. Chúng tôi đă chứng minh đă có thể làm được điều này."

    Các vấn đề là phải giải quyết thông qua ḥa b́nh, giải quyết trên cơ sở luật pháp quốc tế, công ước luật biển năm 1982. Thực hiện hiệu quả Tuyên bố về cách ứng xử của các bên trên biển Đông (DOC) và tiến tới xây dựng Bộ quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC).

    NT Phạm B́nh Minh

    C̣n Bộ trưởng Ngoại giao Phạm B́nh Minh từ chối b́nh luận nhưng trước đó ông thúc giục các nước tôn trọng luật biển năm 1982 và cương quyết giải quyết ḥa b́nh các tranh chấp.

    Ngoại trưởng Phạm B́nh Minh: “Việt Nam là thành viên của ASEAN, tham gia toàn bộ để xây dựng cộng đồng ASEAN, cùng đóng góp vào để xây dựng cộng đồng ASEAN vào năm 2015. Vấn đề biển Đông vẫn là một trong những vấn đề được trao đổi trong [Hội nghị] v́ đây là vấn đề chung, quan tâm chung của các nước trong khu vực. [Vấn đề biển Đông] không giải quyết song phương.

    Các vấn đề là phải giải quyết thông qua ḥa b́nh, giải quyết trên cơ sở luật pháp quốc tế, công ước luật biển năm 1982. Thực hiện hiệu quả Tuyên bố về cách ứng xử của các bên trên biển Đông (DOC) và tiến tới xây dựng Bộ quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC).”

    Đối với nước Chủ tịch Campuchia, lănh đạo xứ này khẳng định biển Đông không c̣n là vấn đề tại Hội nghị thượng đỉnh, đặc biệt là Bộ quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC) v́ nhiều thành tố đă được thỏa thuận.

    Tuy nhiên, lănh đạo của Lào th́ lại yêu cầu Campuchia không đem vấn đề biển Đông ra thảo luận. Tại cuộc gặp với Bộ trưởng Quốc pḥng Campuchia Tea Bann, người đồng cấp Lào Douangchay Phichith lấy lư do rằng việc thảo luận tranh chấp biển Đông tại Hội nghị sắp tới sẽ khiến một số thành viên trong khối không hài ḷng.

    Tổng thư kư của ASEAN Surin Pitsuwan nói ASEAN phải cố gắng và tăng tốc hơn nữa để hoàn thành COC để giải quyết tranh chấp trong khu vực. Trong lúc chờ đợi COC ra đời, các nước có tranh chấp phải hết sức kiềm chế và tránh xung đột, đồng thời tôn trọng Tuyên bố về ứng xử của các bên ở biển Đông (DOC).

  6. #56
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    ASEAN yêu cầu Trung Quốc khởi sự đàm phán về Biển Đông



    Từ trái sang phải: Tổng thống Myanmar Thein Sein, Tổng thống Philippines Benigno Aquino, Thủ tướng Singapore Lư Hiển Long, Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Campuchia Hun Sen, Thủ tướng Brunei Hassanal Bolkiah, Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono, Thủ tướng Lào Thongsing Thammavong, Thủ tướng Malaysia Najib Razak và Tổng Thư kư ASEAN Surin Pitsuwan.


    19.11.2012
    Các nước Đông Nam Á ngày 18/11 thể hiện sự đoàn kết hiếm thấy trước các tuyên bố giành chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông, yêu cầu Bắc Kinh khởi sự các cuộc thảo luận chính thức về việc soạn thảo một bộ quy tắc ứng xử mang tính ràng buộc pháp lư càng sớm càng tốt nhằm ngăn ngừa bạo động tại khu vực có tranh chấp.

    AP dẫn nguồn tin từ Tổng Thư kư ASEAN, Surin Pitsuwan, cho hay lănh đạo 10 nước ASEAN bao gồm Việt Nam đă thống nhất quyết định này hôm 18/11 nhân thượng đỉnh thường niên của khối tại Phnom Penh, Campuchia.

    Tranh chấp Biển Đông mà nhiều người lo ngại có thể sẽ gây ra một cuộc chiến kế tiếp ở Châu Á là chủ đề bao trùm các cuộc thảo luận tại các cuộc họp cấp cao đang diễn ra ở Campuchia.

    Các nước thành viên ASEAN đă đệ nạp những chi tiết muốn bao gồm trong một bộ quy tắc ứng xử và sẵn sàng ngồi xuống thảo luận với Bắc Kinh liên quan đến việc soạn thảo thỏa thuận này. Ông Surin cho biết các cuộc thảo luận quan trọng ấy có thể khởi sự ngay sau khi thượng đỉnh ở Campuchia kết thúc.

    Nước chủ nhà Campuchia dự kiến tŕnh bày quyết định tập thể của khối ASEAN với Thủ tướng Ôn Gia Bảo của Trung Quốc trong hai ngày họp thượng đỉnh 19 và 20/11.

    Chưa rơ Bắc Kinh sẽ phản hồi thế nào. Các nhà ngoại giao ASEAN cho hay chưa nhận được tín hiệu rơ ràng từ giới chức Trung Quốc.
    Hôm 18/11, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Tần Cương, tuyên bố Bắc Kinh không muốn tranh chấp Biển Đông ngăn trở quan hệ giữa ASEAN với Trung Quốc cũng như cản trở thành công của thượng đỉnh Đông Á ở Campuchia.

    Trung Quốc trước nay nhất mực đ̣i thương lượng về tranh chấp Biển Đông với từng nước một có liên quan.

    Theo lịch tŕnh, Thủ tướng Trung Quốc, ông Ôn Gia Bảo, ngày 19/11có các cuộc hội đàm chính thức với lănh đạo các nước ASEAN.

    Giới ngoại giao Philippines cho hay Philippines đă mời các nước ASEAN có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông bao gồm Việt Nam, Brunei, và Malaysia tham dự các cuộc thảo luận riêng rẽ vào cuối năm nay hay đầu năm sau tại Manila. Ngoại trưởng Philippines, Albert Rosario, nói nước ông đang cố gắng thực hiện việc này.

    Reuters dẫn lời một nhà ngoại giao Philippines cho biết các cuộc gặp ấy nhằm giải quyết các vấn đề như các vùng đặc quyền kinh tế chồng chéo nhau giữa các nước có tranh chấp.

    Nguồn: AP, Reuters, CNA

  7. #57
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Biển Đông và bất đồng trong khối ASEAN
    Việt Hà, phóng viên RFA
    2012-11-21

    Vấn đề biển Đông tại hội nghị thượng đỉnh ASEAN – Trung Quốc một lần nữa cho thấy những bất đồng trong khối ASEAN khi Campuchia phát biểu ngược với quan điểm của các nước thành viên trong khối về vấn đề này.

    Việt Hà phỏng vấn chuyên gia về Đông Nam Á, ông David Brown nhân sự kiện này.

    Việt Hà: Thưa ông, ông có ngạc nhiên khi nghe về những bất đồng giữa các nước ASEAN về vấn đề biển Đông tại thượng đỉnh lần này, giữa lúc có nhiều hy vọng ban đầu là các nước có thể đạt một đồng thuận nào đó đối với vấn đề này, và nhất là với sự có mặt của Tổng thống Mỹ Barack Obama?

    David Brown: Tôi hoàn toàn không ngạc nhiên. Có một sự khác biệt cơ bản giữa các nước thành viên khối ASEAN, giữa các nước muốn ưu tiên đặt vấn đề biển Đông lên và những nước coi đây là một sự đi sai hướng nguy hiểm khỏi những vấn đề khác. Tổng Thư kư ASEAN hôm trước có phàn nàn rằng tranh chấp chủ quyền trên biển Đông đă cản đường của khối 10 nước trong việc đạt được những tiềm năng khác của khối.

    Có lẽ đă đến lúc chúng ta phải nh́n nhận là hành động hung hăng của Trung Quốc trên biển Đông là vấn đề mà ASEAN không thể giải quyết. Khối đă tổ chức nhiều cuộc thảo luận với các đối tác đối thoại của ḿnh nhưng không mang lại kết quả ǵ và chỉ cho thấy là nó đang gặm ṃn dần tính hiệu quả khối của ASEAN.

    Việt Hà: Sau Thượng đỉnh ASEAN Trung Quốc, nước chủ nhà Campuchia, đồng thời cũng là chủ tịch luân phiên của khối đă ra tuyên bố nói rằng ASEAN thống nhất không quốc tế hóa vấn đề biển Đông. Ngay lập tức Philippines đă lên tiếng phản đối nhưng chúng ta không thấy phía Việt Nam lên tiếng một cách chính thức về vấn đề này. Ông nhận định thế nào về việc này?

    David Brown: Việt Nam thường lên tiếng nhẹ nhàng hơn so với Philippines nhưng tốt hơn cả là nên chuẩn bị để đối phó với sự khiêu khích từ Trung Quốc. Chắc chắn là Hà Nội cũng không đồng ư với tuyên bố của Campuchia về vấn đề này.

    Việt Hà: Sự kiện này xảy ra khi ông đang ở Việt Nam tham dự một hội thảo quan trọng về biển Đông của Học viện Ngoại giao. Mọi người ở đó nói ǵ về thượng đỉnh lần này?

    David Brown: Có rất nhiều thất vọng v́ một lần nữa ASEAN dường như đă cho thấy không có khả năng xây dựng một nền tảng cho đối thoại mang tính xây dựng và giải quyết xung đột. Những người tham dự hội thảo tại thành phố Hồ Chí Minh chủ yếu là các chuyên gia nghiên cứu. Họ hiểu được mong ước của ASEAN là muốn đóng vai tṛ trung tâm trong vấn đề này. Phần đông thừa nhận cản trở lớn nhấn chính là cách hành xử không hợp lư của Trung Quốc.

    Tuy nhiên, có một vài người chắc sẽ đồng ư với tôi rằng đă đến lúc các nước ASEAN đang bị cách hành xử của Trung Quốc đe dọa, mà tôi gọi là 6 nước, nên ngồi lại với nhau, sử dụng luật quốc tế để giải quyết các vấn đề về chủ quyền và hàng hải giữa họ với nhau, rồi sau đó cùng nhau làm việc với Trung Quốc trên cơ sở vững chắc đó.

    Việt Hà: Năm nay ASEAN kỷ niệm 10 năm kư kết Bản tuyên bố về ứng xử của các bên trên biển Đông, một vài người có thể hy vọng là khối này sẽ có được một Bộ quy tắc về ứng xử nào đó trong năm nay để kỷ niệm dịp này. Theo ông điều này có khả thi?

    David Brown: Cô nói về một Bộ quy tắc ứng xử nào đó, th́ đấy cũng là một cách nói rằng có thể ASEAN sẽ đạt được sự đồng thuận đối với một văn bản rất không thực chất và không đưa ra được một cơ sở nào hướng tới tương lai. Theo tôi tốt hơn cả là ASEAN nên bỏ nỗ lực này sang bên và 6 nước thành viên có liên quan trực tiếp nhất nên làm việc chặt chẽ với nhau hơn nữa.

    Việt Hà: Ông đánh giá thế nào về vai tṛ chủ tịch luân phiên ASEAN của Campuchia trong năm nay?

    David Brown: Nói về khẳng định của ASEAN rằng khối này đóng vai tṛ trung tâm trong việc điều ḥa các vấn đề an ninh khu vực th́ vai tṛ chủ tịch của Campuchia trong năm nay đă thực sự là một thảm họa. Đó không phải chỉ bởi nước này là công cụ của Trung Quốc trong nhóm. Các quy định nội bộ cơ bản của khối ASEAN là khối phải đạt được sự đồng thuận tối thiểu cho một vấn đề nào đó cũng đă không thành công.

    Việt Hà: Cảm ơn ông đă dành cho chúng tôi phỏng vấn này.

  8. #58
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Máy bay Trung Quốc đáp xuống tàu sân bay lần đầu tiên



    Hàng không mẫu hạm đầu tiên của Trung Quốc Liêu Ninh



    25.11.2012
    Hăng tin Tân Hoa Xă cho hay một máy bay phản lực chiến đấu thuộc quân chủng Hải quân Trung Quốc lần đầu tiên đă đáp xuống an toàn trên tàu sân bay mới.

    Hôm Chủ nhật, Tân Hoa Xă nói rằng cuộc thực tập đáp máy bay này đánh dấu một điểm son của loại máy bay phản lực chiến đấu J-15, sản xuất tại Trung Quốc.

    Chiếc tàu sân bay mang tên Liêu Ninh là do Trung Quốc mua lại của Ukraina vào năm 1998 và bỏ ra nhiều năm để tân trang.

    Chiếc Liêu Ninh bước vào hoạt động ngày 25 tháng 9 vừa qua.

  9. #59
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Biển Đông và báo chí: một bước leo thang
    Nam Nguyên, phóng viên RFA
    2012-11-30

    Theo dơi thời sự trong nước trong hai tuần lễ vừa qua điều cảm nhận chung dễ thấy, báo chí dường như đă leo một nấc thang trong mặt trận truyền thông bảo vệ chủ quyền lănh thổ và vạch trần tham vọng bá quyền của Trung Quốc.

    RFA file

    Báo chí Việt Nam đă tận dụng thông tin nước ngoài đồng loạt phản đối Trung Quốc in h́nh bản đồ “đường lưỡi ḅ” lên hộ chiếu


    Tải xuống - download

    Việt Nam có những thay đổi vào đúng thời điểm

    Ông Nguyễn Quốc Thái, nguyên Tồng Thư kư báo Doanh Nghiệp, từ Saigon nhận định:

    “Sau hội nghị vừa qua ở Đông Nam Á, chính phủ Việt Nam có những thay đổi có thể dễ dàng nhận ra. Đó là những tuyên bố, những chọn lựa, những hành động cụ thể như không đóng dấu thị thực nhập cảnh vào những hộ chiếu của Trung Quốc có in h́nh lưỡi ḅ.

    Theo tôi đây là thái độ tích cực và cứng rắn hơn thời gian trước đây. Trên mặt trận báo chí, theo cá nhân tôi th́ có mạnh hơn. Trước đây những vấn đề nhạy cảm như thế này, một bài hay một tin đăng trên báo chắc chắc phải rất đắn đo có thể phải nhận chỉ thị từ trên. Nhưng những bài những tin viết về những sự việc liên quan đến Biển Đông gần đây, cụ thể vụ hộ chiếu có in h́nh lưỡi ḅ tôi thấy báo chí Việt Nam có dấu hiệu tích cực hơn.”

    Về vấn đề nới lỏng có chừng mực trong các đề tài vạch trần tham vọng lănh thổ của Trung Quốc, ông Nguyễn Quốc Thái nhận định rằng báo chí nằm trong một hệ thống được chỉ đạo chặt chẽ, bất cứ một tờ báo nào được phát hành ở Việt Nam đều thuộc một cơ quan nào đó của nhà nước. Từ phóng viên cho tới tổng biên tập, tất cả đều là công chức, v́ thế những vấn đề liên quan tới chính trị ngoại giao thường có sự chỉ đạo

    chặt chẽ từ trên xuống. Là một người kư tên trong Tuyên Bố phản đối hành động Trung Quốc in bản đồ h́nh lưỡi ḅ trên hộ chiếu công dân, Ông Nguyễn Quốc Thái tiếp lời:

    Sau hội nghị vừa qua ở ĐNÁ, chính phủ Việt Nam có những thay đổi có thể dễ dàng nhận ra. Đó là những tuyên bố, những chọn lựa, những hành động cụ thể như không đóng dấu thị thực nhập cảnh vào những hộ chiếu của TQ có in h́nh lưỡi ḅ

    Ông Nguyễn Quốc Thái

    “Vụ hộ chiếu Trung Quốc in h́nh lưỡi ḅ th́ đến ngày hôm nay (29/11) đă có hơn 300 nhân sĩ trí thức, công dân các thành phần khác đă có phản ứng về vấn đề này. Nhưng không có một tờ báo chính thức nào đưa tin về bản Tuyên Bố đó…chúng tôi vẫn hành động với lương tâm và trách nhiệm của ḿnh đối với đất nước.”

    Sự kiện nhiều quốc gia cùng lên tiếng phản đối Trung Quốc về vụ in bản đồ trên hộ chiếu công dân, bao gồm đường ‘lưỡi ḅ’ và những vùng lănh thổ tranh chấp khác, cho thấy Việt Nam đang có lợi thế và Hà Nội có vẻ chọn đúng thời điểm thích hợp.

    Trên thực tế, bắt đầu từ tháng 5/2012 cho tới nay Trung Quốc đă in và cấp phát khoảng 6 triệu hộ chiếu điện tử có in h́nh bản đồ với đường chủ quyền 9 điểm, bao trùm toàn bộ Biển Đông, quen gọi là đường lưỡi ḅ. Bản đồ này c̣n bao gồm cả các vùng lănh thổ tranh chấp với Ấn Độ.

    6 tháng sau, Việt Nam là quốc gia có phản ứng chính thức đầu tiên vào ngày 22/11, Vn Express và tất cả báo điện tử trong nước đồng loạt đưa tin về phát biểu của ông Lương Thanh Nghị, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam. Theo đó Việt Nam khẳng định việc Trung Quốc đưa đường 9 đoạn mà họ đ̣i hỏi trên Biển Đông vào mẫu hộ chiếu mới là sai trái, Hà Nội yêu cầu Bắc Kinh hủy bỏ nội dung không phù hợp này.

    Sau phản ứng chính thức từ Hà Nội, đến ngày 24/11 hầu hết các báo điện tử đều đưa tin Cửa khẩu Lào Cai

    không đóng dấu thị thực nhập cảnh hơn 100 hộ chiếu có in h́nh lưỡi ḅ của du khách Trung Quốc. Thay vào đó, những du khách tŕnh loại hộ chiếu này sẽ phải trả một khoản lệ phí để được cấp thị thực rời. Sau Lào Cai là cửa khẩu Móng Cái Quảng Ninh và Lạng Sơn cũng cho báo chí biết là đă hành động tương tự. Ngoài ra theo báo điện tử Thanh Niên, Đồn Biên pḥng Cửa khẩu Quốc tế Lào Cai đă đóng dấu hủy lên những thị thực được đóng trước đó vào hộ chiếu do h́nh lưỡi ḅ in mờ và cấp phát thị thực rời.

    Sau khi các báo đồng loạt đưa tin sự kiện công an một số cửa khẩu từ chối đóng dấu vào hộ chiếu mà cấp thị thực rời, nhiều người c̣n nghi ngờ đây chỉ là những hành động đối phó trong thẩm quyền của công an một số cửa khẩu. Tuy vậy đến chiều ngày 29/11, trong cuộc họp báo thường kỳ chính phủ ở Hà Nội, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn pḥng chính phủ Vũ Đức Đam xác nhận: việc không đóng bất cứ con dấu nào của Việt Nam trên hộ chiếu Trung Quốc có in bản đồ h́nh lưỡi ḅ là một quyết định chính thức của chính phủ.

    Báo Người Lao Động Online trích lời Bộ trưởng Vũ Đức Đam nói rằng, giải pháp của Việt Nam là cấp thị thực trên một tờ rời. Như vậy, một mặt vẫn tạo điều kiện cho người Trung Quốc vào Việt Nam làm việc, du lịch, đảm bảo việc giao lưu giữa nhân dân hai nước, một mặt vẫn thể hiện rơ chính kiến của Việt Nam về vấn đề này.

    Việc không đóng bất cứ con dấu nào của Việt Nam trên hộ chiếu Trung Quốc có in bản đồ h́nh lưỡi ḅ là một quyết định chính thức của chính phủ

    Ông Vũ Đức Đam

    Tận dụng thông tin nước ngoài tạo thêm lợi thế


    Ngay sau khi Việt Nam chính thức phản kháng Trung Quốc về việc in bản đồ đường chủ quyền 9 đoạn lên hộ chiếu, nhiều nước đă vào cuộc. Báo chí Việt Nam đă tận dụng thông tin nước ngoài cho chiến dịch bảo vệ chủ quyền biển đảo bằng ng̣i bút.

    VnExpress ngày 24/11 mô tả cách hành động đáng chú ư của Ấn Độ, New Delhi không sử dụng con đường phản đối ngoại giao mà gần như ăn miếng trả miếng. Với hộ chiếu có in h́nh bản đồ Trung Quốc bao gồm cả 2 vùng Aksai Chin và Arunachal Pradesh ở vùng biên giới Ấn Trung mà New Delhi công bố chủ quyền, Ấn Độ không cấp visa rời mà dán visa có in h́nh bản đồ Ấn Độ có phần lănh thổ Aksai Chin và Arunachal Pradesh vào hộ chiếu của người Trung Quốc muốn nhập cảnh Ấn Độ. Visa được dán chặt vào hộ chiếu chứ không phải là một loại thị thực rời như cách làm của Việt Nam và Philippines.

    Phải biến vấn đề này thành vấn đề quốc tế chứ ḿnh không thể cứng được bởi v́ Việt Nam chỉ thiệt mà thôi bởi v́ không có lợi ǵ trong cuộc đọ sức không cân xứng này

    Tiến sĩ Phùng Liên Đoàn

    Tuổi Trẻ Online ngày 28/11 trích thông báo chính thức của Bộ Ngoại giao Philippines cho biết bản đồ có đường 9 đoạn in trên hộ chiếu Trung Quốc bao phủ cả khu vực gồm có một phần lănh thổ và vùng hàng hải của Philippines. Philippines sẽ không đóng dấu chứng thức nhập cảnh vào hộ chiếu điện tử của Trung Quốc. Thay vào đó, Philippines sẽ đóng dấu trên một thị thực rời. Biện pháp này được áp dụng nhằm tránh gây hiểu lầm rằng Philippines công nhận đường chín đoạn mỗi khi con dấu Philippines đóng vào hộ chiếu điện tử Trung Quốc.

    Phát biểu với Đài ACTD Tiến sĩ Phùng Liên Đoàn một chuyên gia khoa học hạt nhân hiện sống và làm việc ở Hoa Kỳ nhận định là Việt Nam cần quốc tế hóa vấn đề Biển Đông. Ông nói:

    “Tôi nghĩ ḿnh là nước nhỏ, yếu mà lại gần Trung Quốc nhất nên họ sẽ đối xử với ḿnh bằng nhiều chuyện như đă rồi. Giống như những trận đánh tại biên giới hay Hoàng Sa, Trường Sa thành ra ḿnh phải hết sức mềm mỏng và phải t́m rất nhiều người bạn quốc tế. Phải biến vấn đề này thành vấn đề quốc tế chứ ḿnh không thể cứng được bởi v́ Việt Nam chỉ thiệt mà thôi bởi v́ không có lợi ǵ trong cuộc đọ sức không cân xứng này.”

    Tuổi Trẻ Online ngày 28/11 đưa tin “Dư luận tiếp tục phản đối hộ chiếu đường lưỡi ḅ” tờ báo đă tŕnh bày ư kiến của một số học giả quốc tế tham dự cuộc Hội thảo Việt Nam học đang diễn ra tại Hà Nội. Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng giảng dạy tại Đại học George Mason Tiểu bang Virginia Hoa Kỳ nhận định là, Việt Nam đă có phản ứng hợp lư. Giáo sư Hùng mô tả việc Trung Quốc in h́nh bản đồ lưỡi ḅ lên hộ chiếu, một việc làm chưa từng có tiền lệ, là một phép thử “mềm nắn rắn buông”. Nếu họ làm bá chủ bằng quyền lực mềm không được th́ sẽ bằng cách “cứng”: lấn từng bước nhỏ để tạo sự đă rồi. Trong trường hợp này, Trung Quốc dùng một một hành động tượng trưng để thể hiện yêu sách chủ quyền và v́ thế, Việt Nam đáp lại bằng một hành động tượng trưng khác.

    Báo Tuổi Trẻ Online cũng ghi nhận ư kiến GS Carl Thayer thuộc Học viện Quốc pḥng Úc, theo đó GS cho rằng chủ trương in bản đồ lưỡi ḅ lên hộ chiếu đă được Bắc Kinh chuẩn bị từ lâu. Việc in một bản đồ có vùng tranh chấp trên hộ chiếu là việc chưa từng có quốc gia nào thực hiện. GS Carl Thayer hy vọng Trung Quốc sẽ suy xét lại chính sách Biển Đông, nhưng thực tế phải chờ xem. Việc Mỹ lên tiếng không công nhận bản đồ đường chín đoạn in trong hộ chiếu Trung Quốc sẽ làm cho Trung Quốc bực bội, nhưng đó là tín hiệu rơ ràng là Mỹ vẫn đang theo dơi sát sao t́nh h́nh ở Biển Đông.

  10. #60
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Quan ngại lệnh mới của Trung Quốc, cần củng cố ASEAN
    Quỳnh Chi, phóng viên RFA, Bangkok
    2012-12-06

    Trong khi chính quyền trung ương Bắc Kinh chưa lên tiếng chính thức về lệnh mới của chính quyền tỉnh Hải Nam liên quan việc xét tàu thuyền nước ngoài đi vào vùng mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông th́ Hoa Kỳ và nhiều nước trong khu vực Châu Á tỏ ra quan ngại.

    AFP

    Nhiều tàu hải giám (haijian) tối tân của TQ được đưa vào tăng cường kiểm soát Biển Đông trong các tháng gần đây


    Phản ứng trước quy định kiểm tra tàu thuyền của TQ

    Từ khi cơ quan lập pháp tỉnh Hải Nam thông qua qui định mới này, chính quyền trung ương chưa chính thức phản hồi hay nêu rơ chi tiết khiến luật mới c̣n khá mơ hồ đối với nhiều nước. Trao đổi với RFA qua email, ông Beginda Pakpahan, giảng viên khoa Quan hệ Quốc tế của truờng ĐH Indonesia, đồng thời đang làm công tác nghiên cứu tại Viện Công lư Toàn Cầu (Indonesia) đánh giá:

    “Tuyên bố này sẽ làm dấy lên quan ngại giữa các nước Đông Nam Á, Đông Á và làm tăng thêm căng thẳng giữa Trung Quốc với các nước có tuyên bố chù quyền chồng lấn như Việt Nam, Philippines cùng các nước khác”.

    Hồi cuối tuần qua, Philippines cho biết cũng đă gởi công hàm yêu cầu Bắc Kinh nói rơ về qui định mới của tỉnh Hải Nam. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Philippines cũng không quên nhấn mạnh rằng lệnh mới của Trung Quốc là sự đe dọa trực tiếp đến cộng đồng quốc tế, vi phạm UNCLOS 1982 và cản trở tự do hàng hải. Tiếp theo sau lệnh mới của Trung Quốc, Manila bổ nhiệm đại sứ Trung Quốc mới mà theo giới quan sát,nhân vật ngoại giao này là “kỳ cựu” và “có lập trường cứng rắn”.


    Đường màu đỏ trên bản đồ là vùng biển h́nh “lưỡi ḅ” mà Trung Quốc tự vẽ để giành chủ quyền vùng biển Đông và khu vực băi cạn Scarborough. Unclos
    Đường màu đỏ trên bản đồ là vùng biển h́nh “lưỡi ḅ” mà Trung Quốc tự vẽ để giành chủ quyền vùng biển Đông và khu vực băi cạn Scarborough. Unclos

    Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm giữa tuần cũng nói đă chuyển một kháng nghị thư cho đại diện sứ quán Trung Quốc về một loạt các sự việc xảy ra gần đây, ư muốn nói đến việc Trung Quốc cho in hộ chiếu đường lưỡi ḅ, sự cố tàu B́nh Minh 02 và lệnh mới của tỉnh Hải Nam về việc cho phép cảnh sát biển tỉnh Hải Nam kiểm tra và trục xuất tàu thuyền nước ngoài.

    Tuyên bố này sẽ làm dấy lên quan ngại giữa các nước Đông Nam Á, Đông Á và làm tăng thêm căng thẳng giữa Trung Quốc với các nước có tuyên bố chủ quyền chồng lấn như Việt Nam, Philippines cùng các nước khác

    ông Beginda Pakpahan

    Giữa lúc này, Tư lệnh Hải quân Ấn Độ, đô đốc D.K Joshi cũng tuyên bố nếu cần thiết sẽ đưa tàu chiến Ấn Độ đến khu vực. Trong khi đó, trả lời Reuters tại Bắc Kinh hôm 5 tháng 12, Đại sứ Hoa Kỳ tại Bắc Kinh - ông Gary Lock nói rằng Washington đang yêu cầu Trung Quốc giải thích rơ hơn về phạm vi áp dụng, mục đích cũng như mức ảnh huởng của qui định mới. Trước đó chưa đầy 1 tuần, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ - bà Victoria Nuland cũng khẳng định tương tự trước báo giới.

    Viết trên Washington Times trong tuần này, đô đốc Hải quân Hoa Kỳ hiện đă về hưu, ông James. A. Lyons b́nh luận rằng tuyên bố của chính quyền Hải Nam “không thể chấp nhận được” và đáng bị lên án mạnh mẽ.

    Không chỉ riêng các nước có tranh chấp chủ quyền với Bắc Kinh hay các nước bênh vực cho tự do hàng hải trên biển Đông lên tiếng quan ngại về lệnh mới của Trung Quốc, các nước không nằm trong khu vực tranh chấp như Singapore, Indonesia cũng bày tỏ quan ngại về động thái mới của chính quyền cấp tỉnh của Trung Quốc.


    Tàu Hải giám Trung Quốc tuần tiểu thường xuyên chặn bắt tàu cá Việt Nam.
    Trong khi Bộ Ngoại giao Singapore công khai quan ngại và yêu cầu các bên tuân thủ luật pháp quốc tế, Indonesia bày tỏ sự lo lắng ngay khi lệnh mới được truyền thông Trung Quốc loan tin.

    ASEAN cần duy tŕ đoàn kết trước Trung Quốc

    Hôm thứ Sáu tuần trước, Tổng Thư kư ASEAN, Tiến sĩ Surin Pitsuwan, nói kế hoạch của Trung Quốc là diễn tiến mới “rất nghiêm trọng”, nhấn mạnh rằng động thái này sẽ làm t́nh huống leo thang.

    Indonesia mặc dù không nằm trong danh sách các nước có tranh chấp ở Biển Đông nhưng nước này đóng vai tṛ trung gian giữa Trung Quốc và các nước thành viên ASEAN. Mọi nỗ lực hàn gắn khối Indonesia cho thấy ASEAN được đánh giá là một trong những phương tiện dàn xếp các bất đồng xảy ra tại khu vực. Cũng trong cuộc trao đổi với RFA qua email, ông Beginda Pakpahan cho rằng nếu muốn tạo ra một môi trường tích cực trên Biển Đông th́ các bên liên quan phải thực hiện được hai hành động: thứ nhất là trên Biển Đông và thứ hai là trên bàn ngoại giao. Ông nói:

    Các bên có liên quan có thể hợp tác với nhau trên những vùng tranh chấp. Thêm vào đó, khối ASEAN cần củng cố khi nói chuyện với Trung Quốc nhằm đạt được các mục đích đặt ra

    ông Beginda Pakpahan

    "Tại Biển Đông, tôi cho là các bên liên quan cần làm giảm căng thẳng, xây dựng ḷng tin nhằm duy tŕ ḥa b́nh và ổn định trong khu vực. Trung Quốc cần giải thích cho các nước trong khối ASEAN những ǵ đang xảy ra nhằm tránh làm t́nh huống căng thẳng leo thang”.

    Về phương diện ngoại giao, ông Beginda Pakpahan cho rằng ASEAN và Trung Quốc cần một cách tiếp cận hữu hiệu hơn:

    “Trên bàn ngoại giao, Trung Quốc và ASEAN có thể tiếp tục t́m một sự đồng thuận hữu hiệu hơn trong vấn đề Biển Đông. Trung Quốc và ASEAN đă kư với nhau bản Tuyên bố về Ứng xửa giữa các bên trên Biển Đông. Đây là nền tảng cho COC. Các bên có thể thương thuyết về tất cả các vấn đề và quan ngại liên quan đến Biển Đông. Sau đó, các bên có liên quan có thể hợp tác với nhau trên những vùng tranh chấp. Thêm vào đó, khối ASEAN cần củng cố khi nói chuyện với Trung Quốc nhằm đạt được các mục đích đặt ra”.

    Mặc dù người đứng đầu văn pḥng ngoại giao tỉnh Hải Nam, ông Ngô Sĩ Tồn hôm thứ Tư cho Reuters biết là lệnh mới này không phải là sáng kiến của Bắc Kinh nhưng cũng nói thêm là chính quyền Hải Nam chắc chắn đă báo cáo lên cấp trên và tham kiến những cơ quan có trách nhiệm.

    Lệnh mới cũng được ông Ngô Sĩ Tồn cho biết là áp dụng lên cả khu vực đường lưỡi ḅ, cho phép cảnh sát Hải Nam kiểm soát tàu nước ngoài tại khu vực 12 hải lư xung quanh các ḥn đảo mà Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền. Theo thông tin ban đầu, đầu năm sau, lệnh mới này sẽ được áp dụng.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 4
    Last Post: 01-03-2012, 10:24 AM
  2. Replies: 0
    Last Post: 05-10-2011, 08:20 AM
  3. Đừng tin Mỹ giải mật hồ-sơ chiến tranh VN
    By nguoibatcao in forum Tin Việt Nam
    Replies: 2
    Last Post: 16-08-2011, 04:44 AM
  4. Replies: 0
    Last Post: 25-08-2010, 07:25 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •