Page 7 of 9 FirstFirst ... 3456789 LastLast
Results 61 to 70 of 83

Thread: Thời sự Thế giới

  1. #61
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Vượt Thoát



    - Nguyễn đạt Thịnh

    Ngày 06 tháng Sáu năm 1993 - 18 năm sau cuộc dứt áo bỏ đi của trên 2 triệu người Việt Nam - Phó giáo sư Cao Công, người gốc Hoa, giảng dạy tại Viện Đại học Nottingham, Anh quốc, dùng lại những chữ “bỏ phiếu bằng chân” để mô tả việc chiếc thương thuyền Golden Venture chở 300 người Trung Hoa đến bờ biển thành phố Nữu Ước rồi cho con thuyền đắm tại đó.
    Không ai chết đuối v́ con thuyền được đánh đắm đúng chỗ để Coast Guard Mỹ nhanh chóng vớt mọi người lên, đưa vào bờ.


    Gọi là thương thuyenà, nhưng Golden Venture lớn hơn những chiếc tàu ma, trị giá vài chục tỉ Mỹ kim của công ty đóng tàu Việt Cộng Vinashin; khách đóng tuồng boat people mặc đồ lớn, thắt cà vạt, chỉnh tề, và sau khi mỗi người đóng cho chủ tàu 30,000 Mỹ kim, họ vẫn c̣n thừa tiền để ăn Vịt Bắc Kinh và dẩm chẩu mỗi bữa cơm chiều trong chuyến hải hành đến Mỹ.
    Thu góp 9 triệu Mỹ kim, người tổ chức chuyến đi đă tính đúng chỗ đánh đắm chiếc thương thuyền Golden Venture (chuyến mạo hiểm hoàng kim), nhưng lại không tính đúng lúc, v́ ngày 26 tháng Hai 1993 - 130 ngày trước ngày đắm thuyền của 300 người Hoa - một nhóm khủng bố gồm 7 người Ả Rập - Ramzi Yousef, Mahmud Abouhalima, Mohammad Salameh, Nidal A. Ayyad, Abdul Rahman Yasin, Ahmad Ajaj và Khaled Sheikh Mohammed - đă đem 1,336 pao thuốc nổ vào Ṭa Cao Ốc Bắc của World Trade Center (Trung Tâm Thương Mại Quốc Tế), mưu đồ đánh cho cao ốc này sập nghiêng về phía Cao Ốc Nam để phá tan cả 2 cao ốc của Trung Tâm Thương Mại Quốc Tế, tại Nữu Ước.

    Việc phá hoại thất bại nhưng cũng giết chết 6 người và làm bị thương trên 1,000 người khác, ngoài việc làm khổ 300 thuyền nhân giả, đắm tàu giữa lúc dư luận Mỹ khe khắt với người di dân.
    Cho đến nay - 20 năm sau - toàn bộ hành khách trên thương thuyền Golden Venture vẫn không người nào trở thành thường trú nhân tại Hoa Kỳ cả: đa số bị trả về Trung Quốc, một số tù tội, và một số khác sống lẩn trốn với đồng hương của họ tại Hoa Kỳ.
    Mưu đồ Golden Venture thất bại v́ thiếu may mắn một phần, phần khác v́ người tổ chức chuyến đi coi thường khả năng nhận xét của người Mỹ, tưởng người Mỹ khờ khạo không phân biệt được người tị nạn thật với họ, những người đóng tuồng tị nạn.
    Chuyến đi thất bại này không thui chột thèm muốn vượt thoát ra khỏi vùng đất quê hương địa ngục của người Hoa, mà chỉ giúp họ hiểu rơ là khó khăn không chỉ đầy rẫy ở đầu đi (Trung Quốc) mà khó khăn cũng rất nhiều tại đầu đến. Do đó, họ chuẩn bị kỹ lưỡng để bảo đảm quốc gia họ chọn để tá túc không xua đuổi họ, như Hoa Kỳ xua đuổi 300 “người tị nạn” trên tàu Golden Venture.
    Chưa đầy một tháng trước, vào trung tuần tháng Mười 2012, cô Chen Kua, 30 tuổi, vừa đến Úc trong một chuyến bay nửa đêm, để khởi đầu một cuộc sống không một bảo đảm tiện nghi vật chất nào cả. Trong lúc cuộc sống của cô tại Trung Quốc có những tiện nghi mà nhiều người Hoa không có như: một căn apartment riêng, một việc làm lương lớn trong một doanh nghiệp ngoại quốc.
    Trả lời về nguyên nhân khiến cô quyết định rời bỏ cố hương, Chen Kua nói ra khỏi Trung Quốc cô được tự do sinh con, nuôi con, dạy con và đi nhà thờ, “Sống trong nước tôi chỉ được sinh con, nuôi con và dạy con theo những huấn thị của nhà nước, và đi nhà thờ dưới cặp mắt ḍ xét của cán bộ. Sống bên Úc, không ai quan tâm đến việc làm hằng ngày của tôi”.
    Một người Hoa đang sống tại Úc lên tiếng đồng ư với cô là được sống vô danh, giữa một xă hội thân thiện, lịch sự là thèm muốn lớn và chính đáng của mọi người; thèm muốn chỉ được nhận diện trong một xă hội thù nghịch, ŕnh rập lẫn nhau như Trung Hoa.
    Trong năm 2010, Trung Quốc mất đi 508,000 công nhân có khả năng như cô Chen Kua; so với số người Hoa bỏ nước ra đi trong năm 2000, th́ mức gia tăng lên đến 45%.
    Chỉ riêng năm 2011, Hoa Kỳ đă thu nhận 87,000 người Hoa đến Mỹ định cư; 17,000 nhiều hơn số di dân một năm trước. Số người mới đến giúp gây sinh động trong thị trường địa ốc; được nhận vào diện di cư chính thức, họ đem nhiều tiền vào Mỹ, mua nhà, mướn tiệm buôn tại những khu trung lưu.
    Ngoài những lư do chính trị, những người Hoa mới di dân vào Hoa Kỳ c̣n kể đến việc xuống thang của những giá trị vật chất và tinh thần, như ô nhiễm môi trường, đảo lộn cuộc sống văn hóa.
    Di dân người Hoa xác nhận trong 2 thập kỷ vừa rồi, cuộc sống vật chất của họ trở thành tiện nghi hơn, nhưng họ mất đi cái cảm giác ấm áp xóm riềng như ngày họ mới lớn. Mất mát lớn nhất là mất tin tưởng vào tương lai, nhất là tương lai của thế hệ sau, thế hệ con của họ.
    Giáo sư Cao Công nói, “Họ không tin là chính phủ hiện tại sẽ vững vàng, sẽ tồn tại”. Ông nói nhiều người Hoa coi cuộc di cư của họ chỉ là một nhu cầu nhất thời, họ đi, nhưng rồi họ sẽ trở về, ngày đất nước thôi nhiễu nhương. Họ vẫn yêu thương quê hương và sẽ trở về ngày t́nh h́nh tốt hơn.
    Một doanh nhân sinh sống ở Thượng Hải nói ông đầu tư vào thị trường địa ốc Nữu Ước để đủ điều kiện xin thẻ xanh, làm thường trú nhân của Hoa Kỳ; nhưng những cuộc thăm viếng của công an, hỏi han ông về việc đầu tư này khiến ông quyết định dùng thẻ xanh để xin chiếu khán vào Mỹ.
    “Thẻ xanh là bùa hộ mệnh,” doanh nhân này nói. “Sống trong nước tôi cảm thấy bất an, không biết chuyện ǵ sẽ xay ra ngày hôm sau. Quyền cao, chức trọng đến như ông Bo Xilai mà 'đùng một cái' chồng mất chức, vợ tù tử h́nh, con không trở về nước nữa”.
    Vợ chồng bà Wang Ruijin, thư kư làm việc cho một công ty truyền thông tại Bắc Kinh, thúc đẩy cô con gái 23 tuổi gửi đơn xin theo học cao học tại Tân Tây Lan. Bà sẵn sàng vay mượn để có tiền gửi con đi với hy vọng cô sẽ tạo được một đầu cầu di cư cho cả gia đ́nh.
    “Là người Hoa mà tôi cảm thấy Trung Quốc không c̣n là quê hương của tôi nữa,” bà Wang nói. “Chúng tôi không thích tham nhũng, cũng không thần thế. Chúng tôi chỉ muốn một cuộc sống b́nh thường, thanh thản”.

    Ba triệu người Việt hải ngoại đang thoải mái trong “cuộc sống b́nh thường, thanh thản” của họ. Trong những gia đ́nh trẻ, ngày ngày chồng đi làm, vợ đi làm, con đi học; cuối tuần cả nhà kéo nhau đi chơi ngoài trời, ngoài biển, đi ăn những món khoái khẩu, đi xem những cảnh lạ mắt. Vợ chồng chắt chiu để dành vào quỹ “học đại học” cho con.
    Cuộc sống của người cao niên lại càng thanh thản hơn: sau vài chục năm làm việc, họ hồi hưu với số tiền hưu rủng rỉnh thừa thăi cho một cuộc sống ít nhu cầu hơn ngày c̣n trẻ; quư vị ông nội, bà ngoại tiếp tục giúp con bằng cách thương cháu, đưa chúng đi học, đón chúng về, bê-bi-xít cho những đứa c̣n nhỏ.
    Không quên được cảnh địa ngục trên quê hương, các cụ vẫn hội họp với nhau t́m cách giúp đỡ đồng bào quốc nội, đấu tranh cho những người bị đàn áp, giúp đỡ những nạn nhân bị thiên tai hay bị nhân hại.
    Ba mươi bảy năm sau cuộc vượt thoát thần thoại 1975, tinh thần vượt thoát vẫn tiếp tục, dù phải chiều theo thủ tục di dân của quốc gia nhận người di dân. H́nh thức vượt thoát phổ biến nhất hôm nay là một chàng hoàng tử đẹp trai từ hải ngoại về nước, cơng nàng công chúa mắc nạn bay ra khỏi địa ngục đỏ.
    Dù không bỏ phiếu bằng chân nữa, nhưng thế hệ Việt Nam vượt thoát thứ nh́, thứ ba vẫn tiếp tục truyền thống không sống chung với quỷ dữ.
    Sau cuộc vượt thoát bằng pháo cưới, họ đang cùng nhau xây dựng thiên đường hạnh phúc bằng sức làm việc của tuổi trẻ, trong một môi trường lành mạnh, không đ̣i hỏi bè phái hay hối lộ.

    Nguyễn đạt Thịnh

  2. #62
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Triền Miên Ứng Chiến


    Nguyễn đạt Thịnh
    Thoibao Online



    Ứng chiến là t́nh trạng một đơn vị quân đội sẵn sàng súng đạn để ứng phó với hành động tấn công của địch; ứng chiến cũng c̣n là t́nh trạng "một 'chăm' em ơi, chiều nay 'một chăm phần chăm'," người quân nhân Việt Nam Cộng Ḥa, và những người lính Mỹ, đồng minh với họ, ăn trong trại, ngủ trong trại, mệt mỏi suốt từ tết Mậu Thân cho đến ngày mất nước.


    Họ triền miên ứng chiến, mệt mỏi trong thế thụ động chờ địch tấn công, và điều đáng buồn là, đối với quân đội Hoa Kỳ, t́nh trạng thụ động chờ địch đó vẫn c̣n kéo dài cho đến ngày hôm nay, mặc dù chính khách Mỹ đă cuốn cờ bỏ chạy ra khỏi chiến trường Việt Nam từ năm 1973 -40 năm trước.
    Thế thụ động chờ địch của quân đội Hoa Kỳ trong những ngày chia khó, chia khổ với người lính Việt Nam dễ thấy hơn thế thụ động hiện nay, v́ ngày đó, quân Mỹ bị đặt trong thế thụ động chiến thuật, ngờ ngờ trước mắt: anh lính Mỹ nằm bên trong căn cứ hỏa lực, anh lính Việt Nam Cộng Ḥa lặn lội bên ngoài lùng đánh địch, hoặc đóng quân bên ven làng, bảo vệ nông dân. Mỗi khi đơn vị Việt Nam chạm địch, cố vấn Mỹ tháp tùng đơn vị Việt Nam, gọi hỏa lực Mỹ yểm trợ.

    Thế triền miên ứng chiến đă có từ trước khi Hoa Kỳ tham chiến tại Việt Nam; người lớn tiếng báo động t́nh trạng triền miên ứng chiến của quân đội Hoa Kỳ là thống tướng Dwight D. Eisenhower, một trong 2 vị danh tướng trong lịch sử Hoa Kỳ. Ông nắm quyền tư lệnh quân đội Đồng Minh tại Âu Châu, đánh bại quân quốc xă Đức năm 1945, trong lúc Đức chiếm gần hết các quốc gia châu Âu và Liên Bang Sô Viết. Vị danh tướng thứ nh́ là thống tướng Douglas McArthur, người đánh bại lực lượng quân phiệt Nhật, lúc đó cũng đang tung hoành đánh chiếm nhiều quốc gia Á Châu.


    Thắng trận, tướng Eisenhower được người Mỹ bầu làm tổng thống; và trước ngày giă từ Bạch Cung sau 2 nhiệm kỳ, ông cảnh cáo nhu cầu phải đem quân đội Hoa Kỳ ra khỏi thế triền miên ứng chiến. Ông tŕnh bầy với quốc dân là sau Thế Chiến Thứ Nh́, quân đội Mỹ vẫn trong thế ứng chiến chờ địch tấn công, trong lúc những quốc gia đồng minh với Mỹ -như Pháp, Anh, Trung Hoa đều đă cho binh sĩ giải ngũ, để tập trung nỗ lực vào việc tái thiết xứ sở của họ bị chiến tranh tàn phá; ngay cả hai quốc gia bại trận -Đức và Nhật- cũng cặm cụi tạo dựng lại sức mạnh kỹ nghệ, không c̣n bị chi phối bởi nhu cầu sản xuất súng đạn, chiến hạm, thiết giáp, oanh tạc cơ, khu trục cơ nữa.
    Eisenhower nói Hoa Kỳ không thể thường xuyên động viên một phần tiềm năng quốc gia vào việc sản xuất vũ khí và duy tŕ một quân đội đông đảo để trên chân một kẻ thù lúc nào cũng sẵn sàng tấn công Hoa Kỳ và đồng minh của Hoa Kỳ.
    Ngay sau Thế Chiến Thứ Nh́, kẻ thù đó là Cộng Sản; Hoa Kỳ đối đầu với Cộng Sản tại Trung Hoa, Việt Nam, Cuba, và nhiều quốc gia khác, những chiến trường mà Hoa Kỳ thua nhiều hơn thắng. Sau những giao tranh trực tiếp hay gián tiếp với Cộng Sản, Hoa Kỳ lâm chiến với những lực lượng khủng bố tại Iraq và A Phú Hăn. Họ cũng không thắng trên 2 chiến trường này. Và giờ này địch thủ của Hoa Kỳ là Trung Cộng.
    Trong bài diễn văn giă từ quần chúng để bước ra khỏi cuộc sống công bộc quốc gia, Eisenhower cảnh báo là nỗ lực quân sự vẫn c̣n chiếm một tỉ lệ ngân sách khá lớn, và đó là t́nh trạng "triền miên ứng chiến" chỉ có Hoa Kỳ là quốc gia duy nhất trên thế giới phải gánh vác.
    Trong ngân sách 2011, chi phí quốc pḥng chỉ c̣n có 700 tỉ mỹ kim, 5% tổng sản lượng quốc gia -so với tỉ lệ 14% năm 1953, ngày Eisenhower bắt đầu nhiệm kỳ thứ nhất làm tổng thống Hoa Kỳ.
    Eisenhower thấy con số chi phí quốc pḥng trong thời b́nh đó, là quá đáng và vô lư. Ông nói, "đồng tiền bỏ ra để sản xuất mỗi khẩu súng, để hạ thủy mỗi chiến hạm, hoặc để bắn đi mỗi hỏa tiễn đều là những đồng tiền đánh cắp của những người không được ăn đủ no, không được mặc đủ ấm. Sở phí để đóng một oanh tạc cơ thừa đủ để xây trên 30 thành phố Hoa Kỳ, mỗi thành phố một ngôi trường tối tân; hoặc xây 2 nhà máy điện, mỗi nhà máy mang công xuất cung cấp điện lực cho 60,000 cư dân, hoặc xây cất và trang bị tối tân cho 2 bệnh viện, hoặc tân tạo thêm 50 miles đường xa lộ đúc bê tông. Hoa Kỳ trả cái giá của nửa triệu thùng lúa, để sản xuất một khu trục cơ, hoặc trả cái giá đủ xây cất 3,000 căn nhà cho 8,000 người có chỗ ở, để đóng một tuần dương hạm.

    Ngày c̣n là một vị tướng 5 sao, Eisenhower, chống đối chiến lược thụ động và triền miên ứng chiến; ngày trở thành tổng thống, ông đ̣i hỏi một chính sách giúp Hoa Kỳ chủ động chiến lược, để không phải tham dự cuộc thi đua vơ trang với một cường quốc khác -ngày đó là Nga, và hiện nay là Trung Cộng.
    Ưu tư của Eisenhower được giáo sư Aaron B. O’Connell -người giảng dạy sử học tại trường the United States Naval Academy- trường Cao Đẳng Hải Quân Hoa Kỳ- viết lại.
    Cũng c̣n là một cựu sĩ quan TQLC Mỹ, O'Connell viết, "Những người thiếu uy tín quân sự không dám lên tiếng khuyến cáo cắt ngân khoảng quốc pḥng, mà chỉ những quân nhân như thống tướng Eisenhower, hay đô đốc Mike Mullen, mới dám chỉ trích những tiêu pha lớn lao và không cần thiết trên địa hạt quốc pḥng.
    Eisenhower đề cập đến "the lingering sadness of war” (nỗi buồn đeo đẳng của chiến tranh); ông khiếp đảm về số nợ lên đến nhiều trillion mỹ kim mà Hoa Kỳ gánh vác để có tiền đem đốt vào những cuộc chiến tranh chưa xẩy ra, và có thể tránh được.
    Nhưng 60 năm sau Thế Chiến Thứ Nh́, "hội chứng chiến tranh" cũng vẫn c̣n nguyên đó khiến cả kẻ thua lẫn người thắng cuộc bầu cử 2012, cùng không dám đề cập đến việc giảm chi quốc pḥng, trong lúc ngân sách quốc pḥng 2012 là con số từ 1,030 tỉ đến 1,415 tỉ mỹ kim.

    Cả Hoa Kỳ lẫn Trung Cộng đều không dám đơn phương phá vỡ cuộc thi đua vơ trang, nhưng với một quân lực vài chục lần mạnh hơn đối thủ, Hoa Kỳ có thể đề nghị và dễ dàng được Trung Cộng đồng ư giới hạn cuộc thi đua này, như Nga đă đồng ư với Hoa Kỳ, ngưng cuộc thi đua sản xuất vũ khí nguyên tử.
    Hiệp ước không cho Trung Cộng sử dụng sức mạnh quân sự để bành trướng lănh thổ, lănh hải, có thể đạt được, nếu các thương thuyết gia quân sự Hoa Kỳ tận dụng viễn ảnh Hoa Kỳ có thể tiêu diệt mọi vũ khí tấn công của Trung Cộng, để tránh cuộc thi đua vơ trang đang tạo thâm thủng cho ngân sách Hoa Kỳ.
    Chấm dứt thi đua vơ trang là việc Trung Cộng chấp nhận thế trên chân có thật của Hoa Kỳ hiện nay, và chấm dứt những tranh chấp giữa Trung Cộng với những lân quốc như Nhật, Nam Hàn, và các quốc gia Đông Nam Á.
    Chấm dứt thi đua vơ trang c̣n chấm dứt cả t́nh trạng triền miên ứng chiến, vô cùng tốn kém của Hoa Kỳ, tạo ra một dư thừa ngân sách, giúp giải quyết t́nh trạng nợ nần mà không cần cắt giảm quyền lợi của người nghèo -giải pháp của đảng Cộng Ḥa- hoặc đánh thuế nặng người giầu -giải pháp của đảng Dân Chủ- để có tiền trả nợ.
    Nếu trên chiến trường Việt Nam ngày trước, đại tướng Westmoreland đă không t́m ra được bí quyết chiến lược, chiến thuật giúp đem quân Mỹ và quân Việt Nam Cộng Ḥa ra khỏi thế triền miên ứng chiến, th́ hôm nay, trên chiến trường quốc tế hy vọng tổng tư lệnh Barack Obama -người chưa mặc quân phục một ngày nào cả- có cái nh́n chính lược đủ rộng để thấy điểm yếu của Trung Cộng và điểm mạnh của Hoa Kỳ, ép Trung Cộng chấm dứt cuộc thi đua vơ trang, hầu giải quyết chiến tranh mà không chờ chiến tranh xẩy ra.
    Chỉ có sự ổn định quân sự đó mới giải quyết được t́nh trạng bị động, triền miên ứng chiến của quân đội Hoa Kỳ, và tránh được cuộc thi đua vơ trang mà Nga đă thua v́ đuối sức kinh tế. Ngày đó Nga gục ngă, và Hoa Kỳ thắng cuộc v́ kinh tế Mỹ mạnh hơn kinh tế Nga.Thế mạnh vô địch trên địa hạt kinh tế đó, ngày nay Hoa Kỳ không c̣n nữa.
    Nguyễn đạt Thịnh

  3. #63
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Việt Nam- Miến Điện trên bàn cờ Hoa Kỳ và Trung Quốc
    Vũ Nhật Khuê (Danlambao)




    - Tổng thổng Obama công du đến Miến Điện gây nên nhiều suy đoán lẫn ngỡ ngàng. Ngỡ ngàng nhất có lẽ là nhà cầm quyền cộng sản Việt Nam. Lần này th́ Việt Nam hết độc quyền " làm giá" trước các chiến lược của Hoa Kỳ. Các quan thầy Trung Quốc của Việt Nam th́ họ không bất ngờ mấy về chính sách bao vây Trung Quốc của Hoa Kỳ. Trong chiến lược bao vây quốc gia đông nhất thế giới này th́ các nước có đường biên giới với Trung Quốc luôn được Hoa Kỳ quan tâm.

    Khi Miến Điện c̣n trong chế độ độc tài th́ Việt Nam luôn được Hoa Kỳ ưu ái hơn. Dù rằng cũng độc tài nhưng Việt Nam có chữ La Tinh, không có Hồi Giáo, có hơn 1 triệu Việt kiều là công dân Mỹ. Vậy là nhà nước cộng sản thay nhau nâng giá. Và bây giờ th́ coi như họ biết giá trị thật của họ ở đâu khi Hoa Kỳ chọn Miến Điện là đồng minh chiến lược. Nhất là hiện nay Trung Quốc luôn chèn ép Việt Nam về Biển Đông.

    Miến Điện cũng có đường biên giới với Trung Quốc như Việt Nam và Lào. Nhưng khi Hoa Kỳ chọn Miến Điện th́ họ lợi nhiều hơn. Chú Sam luôn thực dụng trong tính toán. Họ đi với Miến Điện họ có cơ hội tiếp cận với đối thủ của họ là 2185 km đường biên giới hơn hẳn của Lào (505km) và Việt Nam (1281km) cộng lại. Cùng với những quốc gia đồng minh của Hoa Kỳ có đường biên giới với Trung Quốc khác như Ấn độ, Mông Cổ... coi như là quá đủ với chú Sam.

    Khi Hoa Kỳ bắt tay với Miến Điện và Việt Nam có là thuộc địa Trung Quốc th́ Trung Quốc vẫn bị bao vây. Bởi các quốc gia khác trong khối ASEAN từ lâu họ đă là đồng minh của Hoa Kỳ.

    Giờ đây Việt Nam sẽ hết mùa lên giá với Hoa Kỳ. Khổ nỗi vừa bị mất giá lại vừa bị Trung Quốc o ép đủ điều. Với tầm nh́n ngắn và hẹp cùng với đầu óc tư duy nhiệm kỳ th́ Việt Nam sớm vào ngơ cụt. Các cường quốc họ đă nhận ra điều này từ lâu. Nhu cầu năng lượng tăng cao cùng với mộng bá quyền th́ Trung Quốc sẽ không để cho Việt Nam có thời gian hát hết bài "trăm năm cô đơn".

    Từ một vị thế có lợi hơn Miến Điện về mọi mặt giờ đây Việt Nam ngậm ngùi đứng nh́n Miến Điện cất cánh. Người cộng sản không phải quá ngu để không nhận ra bài học này. 3 triệu đảng viên cộng sản Việt Nam có lựa chọn khác với Miến Điện là sự sống c̣n của tổ quốc dân tộc là trên hết. Phần c̣n lại 87 triệu người Việt Nam không có lựa chọn nào ngoài việc sợ hăi bất lực.

    Không ai có thể giải quyết vấn đề của ḿnh bằng chính ḿnh. Người Miến đi sau nhưng về đích dân chủ và tự do trước người Việt. Tôi không tin rằng 87 triệu người Việt luôn cam chịu để cho 3 triệu đảng viên cộng sản bịt mắt, bịt miệng nắm tay dẫn đi ḷng ṿng. V́ ngày nay ai cũng thấy nỗi đau mất nước của người Tây Tạng. Và rằng cái sợ mất nước nó ghê gớm hơn là sợ hăi những tṛ trả thù hèn hạ của 3 triệu đảng viên cộng sản bán nước hiện nay.


    Vũ Nhật Khuê
    danlambaovn.blogspot .com

  4. #64
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Hộ chiếu 'lưỡi ḅ' TQ: Đài Loan phản đối, Ấn Độ trả đũa
    Đến lượt Đài Loan phản đối hộ chiếu « lưỡi ḅ » của Trung Quốc




    Tú Anh (RFI) - Tổng thống Trung Hoa Dân Quốc ( Đài Loan) phản đối chính quyền Hoa lục cấp hộ chiếu mới, trên đó hai danh lam thắng cảnh của Đài Loan được ghi là của Trung Quốc. Hộ chiếu mới của Trung Quốc với biểu thị yêu sách tại biển Đông đă bị Philippines và Việt Nam lên án, và đang bị Ấn Độ trả đũa.

    Hôm nay 23/11/2012, tại Đài Bắc, Tổng thống Mă Anh Cửu lên án Trung Quốc « đơn phương gây tác hại cho sự ổn định nguyên trạng giữa hai bờ eo biển mà phải vất vả lắm mới thiết lập được ». Đây là phản ứng của Đài Loan về thủ đoạn mới của Trung Quốc trong chiến lược lấn chiếm lănh thổ của các lân bang.

    Từ hôm qua, hộ chiếu mới của Trung Quốc với đường « lưỡi ḅ » chiếm lĩnh 80% biển Đông đă bị Philippines và Việt Nam phản đối. Ở vùng biển Hoa Đông, hộ chiếu Trung Quốc ghi hai thắng cảnh nổi tiếng của Đài Loan gồm Nhật Nguyệt đàm (hồ Thanh Thủy) và Thanh Thủy nhai (núi Thanh Thủy) như là hai địa danh của Trung Quốc. Bên cạnh lời phản đối của Tổng thống Mă Anh Cửu, Cơ quan Hoa lục Sự vụ của Đài Loan nhấn mạnh Trung Hoa Dân Quốc là « một nước độc lập và có chủ quyền ».
    Trang trong cuốn hộ chiếu mới của Trung Quốc, có h́nh "lưỡi ḅ" (hay đường 9 đoạn), thể hiện yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đối với toàn bộ Biển Đông - REUTERS/Stringer

    Ấn Độ trả đũa Trung Quốc

    Mưu thâm bá quyền của Trung Quốc đang gặp phản ứng tương xứng từ Ấn Độ. Theo đài truyền h́nh NDTV của Ấn Độ, một cuộc xung khắc mới về lănh thổ đă nổ ra giữa hai cường quốc đông dân nhất địa cầu. Chính phủ New Delhi thông báo với công luận là Trung Quốc đang cấp phát hộ chiếu mới trên đó bang Arunachal Pradesh và một vùng lănh thổ bang Kashmir (Akssai Chin) được ghi là của Trung Quốc.

    Từ lâu nay, Trung Quốc đă miễn visa cho du khách hai bang Arunachal Pradesh và Sikkim với lập luận hai bang này là của Trung Quốc. Chính sách này bắt đầu thực hiện với dân chúng Ấn Độ ở hai bang Jammu và Kashmir với lư do tương tự.

    Theo đài truyền h́nh Ấn NDTV th́ chính phủ chưa phản đối chính thức. Trên thực tế th́ Ấn Độ đang chuẩn bị trả đũa theo kiểu « ăn miếng trả miếng ». Người Trung Quốc sang thăm Ấn Độ với hộ chiếu bá quyền sẽ nhận ngay tại hải quan con dấu nhập cảnh có bản đồ khẳng định đường biên giới của Ấn Độ.

    Tú Anh
    http://www.viet.rfi.fr/chau-a/201211...cua-trung-quoc

  5. #65
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Về chuyến công du TT Hoa Kỳ Barack Obama



    Nhị Khê



    Chỉ mười hai ngày sau khi đắc cử nhiệm kỳ hai, Chúa Nhật 18/11/2012, TT Hoa Kỳ Barack Obama lên đường đi thăm 3 nước Đông Nam Á: Thái Lan, Miến Điện và Cam Bốt, nhằm tăng cường ảnh hưởng của Hoa Kỳ ở Châu Á – Thái B́nh Dương, kềm chế dă tâm bành trướng và xâm lược Biển Đông của Trung Cộng. Sau khi công du Thái Lan một ngày, TT Obama dừng chân ở Miến Điện 6 tiếng đồng hồ, lại lên đường đi Cam Bốt tham dự Hội nghị Thượng đỉnh các nước Đông Nam Á. Tuy chỉ dừng chân ở Miến Điện mấy tiếng đồng hồ, TT Obama đă làm một số việc có ư nghĩa, chứng tỏ Hoa Kỳ khẳng định và khen ngợi bước chập chững của Miến Điện trên con đường dân chủ hóa, cải cách chính trị và kinh tế.

    Mở rộng bàn tay thân hữu



    Ngày 19/11, TT Obama đến Miến Điện thực hiện chuyến công du đầu tiên của một vị TT Hoa Kỳ đang tại chức. Tuy vậy, ông chỉ đến thành phố Rangoon, không đến Naypyidaw là thủ đô Miến Điện. TT Thein Sein phải đến Rangoon đón tiếp ông. Khi đoàn xe của ông chạy trên đường phố Rangoon, dân chúng Miến Điện đứng chật hai bên đường chào đón TT Hoa Kỳ công du Miến Điện. Nhiều người hô to: “Hoa Kỳ... Obama... tự do!”

    Trong một giờ hội đàm với TT Thein Sein, TT Obama ca ngợi Miến Điện thu được một số thành quả trên con đường dân chủ hóa, cải cách chính trị và kinh tế. Ông cam kết tiếp tục ủng hộ Miến Điện cải cách chính trị, kinh tế và ủng hộ TT Thein Sein chống lại phe cứng rắn trong chính phủ. Khi Miến Điện tiến hành cải cách chính trị, phe này đă quấy phá khiến cho Thein Sein nhức đầu. Hội đàm xong, hai vị tổng thống dự buổi họp báo chung. Ông nói với các nhà báo, tiến tŕnh dân chủ và cải tổ kinh tế ở Miến Điện có thể dẫn tới cơ hội phát triển không lường trước.

    Sau đó, nguyên thủ Hiệp chủng quốc lại gặp nhà lănh đạo dân chủ Aung San Suu Kyi tại nhà riêng ở Rangoon. Sau khi chuyện tṛ thân mật, khôi nguyên giải Nobel Ḥa B́nh năm 1991 và khôi nguyên giải Nobel Ḥa B́nh năm 2009 đă tổ chức họp báo. TT Obama nói với các nhà báo rằng, trong năm qua, ông thấy được những dấu hiệu đáng phấn khởi tại Miến điện. Từ việc bà Aung San Suu Kyi được trả lại tự do, được bầu vào Quốc hội, đến Liên minh Quốc gia v́ Dân chủ của bà được trở lại hoạt động trên chính trường... TT Obama c̣n nói, lần đầu tiên một vị Tổng thống đương nhiệm của Hoa Kỳ tới thăm Miến Điện, không có nghĩa là nước Mỹ hậu thuẫn chính phủ nước này, chỉ thừa nhận những tiến bộ Miến Điện đạt được trong tiến tŕnh cải cách chính trị.

    Khi nói chuyện với TT Obama tại nhà riêng của ḿnh, bà Aung San Suu Kyi tỏ ra cẩn thận đối với tiến tŕnh dân chủ hóa ở Miến Điện. Bà nói: “Trong giai đoạn cải cách khó khăn nhất, chúng tôi đă thấy thành công ở trước mắt. Tuy nhiên, cũng phải hết sức cẩn thận, không để những ‘ảo tưởng thành công’ trong quá tŕnh dân chủ hóa mê hoặc!”.

    Sau khi nói chuyện với bà Aung San Suu Kyi, TT Obama đến đọc diễn văn tại Đại học Rangoon. Trước hàng ngàn cử tọa, ông nói tới đây để giữ lời cam kết và “mở rộng bàn tay thân hữu”. Ông ca ngợi những “ánh sáng tiến bộ vừa lóe ra”. Nhưng cũng nói thêm, “con đường dân chủ của Miến Điện chỉ mới bắt đầu”, c̣n phải đi lâu dài, không nên để nó bị dập tắt, phải làm sao cho nó trở thành “Sao Bắc Đẩu tỏa sáng” chiếu đến người dân trong cả nước.

    TT Obama cho biết, mục đích của chuyến công du này là: “Giúp đỡ Miến Điện tiếp tục dân chủ hóa! Tôi xin cam kết với người dân Miến Điện rằng, chúng tôi có ḷng tin sẽ tiếp tục ủng hộ các bạn. Nếu chúng tôi thấy cải cách ngày càng tiến triển, quan hệ giữa hai bên chúng ta sẽ ngày càng khăng khít. Lúc đó chúng tôi sẽ hết ḷng giúp đỡ để tiến tŕnh dân chủ hóa của các bạn thành công tốt đẹp”.

    TT Obama lại nói, tuy dân chủ ở Miến Điện phát triển chưa đầy đủ, nhưng “Hoa Kỳ ủng hộ các bạn”. Ông c̣n nói tới vấn đề tịch thu đất đai, quyền tự do hội họp, tự do ngôn luận, kêu gọi chấm dứt bạo động và các vụ đụng độ đẫm máu mới đây giữa các tín đồ Phật giáo và Hồi Giáo Rohingya ở bang Rakhine.

    Nhiều người nhận xét, TT Obama chọn Đại học Rangoon làm nơi diễn thuyết rất có ư nghĩa. Năm 1988, các giáo sư và sinh viên Đại học Rangoon từng băi khóa để phản đối nhà cầm quyền Miến Điện. Chính phủ quân sự đóng cửa hầu hết các trường đại học ở Rangoon để đàn áp cuộc băi khóa của giáo sư và sinh viên. Ngày 27/07/1988, Tổng hội Sinh viên Miến Điện tuyên bố sinh viên học sinh toàn quốc biểu t́nh. Ngày 08/08/1088, khoảng 500 ngàn người đă xuống đường biểu t́nh phản đối chính phủ quân phiệt Miến Điện đàn áp sinh viên học sinh và trí thức. Nhà cầm quyền Miến Điện lập tức ra lệnh quân đội nổ súng bắn vào đoàn người biểu t́nh. Lúc bấy giơ, bà Aung San Suu Kyi từ Anh Quốc về Rangoon chăm sóc mẹ già bị bệnh nặng và lănh đạo cuộc vận động dân chủ. Cuối tháng 08/1988 bà đă diễn thuyết trước 500 ngàn người tại chùa Shwedagon.

    TT Barack Obama cũng giải thích lư do tại sao chọn Đại học Rangoon làm nơi đọc bài diễn văn quan trọng nhất của chuyến công du. Ông nói: “Tôi đến đây v́ sự kính nể đối với trường Đại học Rangoon. Đây là ngôi trường đầu tiên từng xảy ra những vụ chống đối chế độ thực dân. Đây là nơi Tướng Aung San làm chủ bút một tờ tạp chí trước khi lănh đạo cuộc đấu tranh giành độc lập. Đây là nơi ông U Thant học về thế giới trước khi lănh đạo thế giới ở Liên Hiệp Quốc. Ở đây, học thuật đă sống mạnh ở thế kỷ trước và sinh viên đ̣i hỏi quyền làm người của ḿnh. Gần đây, Quốc hội Miến Điện đă thông qua nghị quyết phục hồi lại trường đại học này. Trường này cũng phải giành lại sự vĩ đại của chính ḿnh, lư do v́ tương lai của đất nước Miến Điện do nền giáo dục dẫn dắt tuổi trẻ quyết định”.

    Lựa chọn của TT Obama được trí thức và dân chúng Miến Điện hưởng ứng. Giảng đường trường Đại học Rangoon không đủ chỗ, trong khi TT Obama diễn thuyết, phía ngoài có nhiều ngàn người tụ tập tại cửa chính chăm chú lắng nghe. Nhiều người nói hy vọng bài diễn văn tạo ra mầm mống cho sự phục hồi trường đại học từng nổi tiếng một thời.

    Trong dịp TT Obama công du Miến Điện, Hoa Kỳ tuyên bố giúp nước này 170 triệu Mỹ kim. Số tiền này sẽ trao cho Miến Điện làm 2 lần, chủ yếu dùng vào việc xây dựng cơ chế dân chủ và cải thiện giáo dục. Đồng thời tuyên bố mở cửa Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ - USAID đă bị đóng cửa cách đây 20 năm.

    Một quan chức cao cấp của Hoa Kỳ không lộ rơ danh tính cho biết: “Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ có nhiệm vụ đưa ra tín hiệu quan trọng, nước Mỹ có thể dùng h́nh thức viện trợ khen ngợi những hành động chính đáng của chính phủ và nhân dân Miến Điện, bởi v́, Hoa Kỳ hy vọng những cuộc cải cách này mang lại quyền lợi cho tầng lớp nhân dân ở hạ tầng cơ sở”.

    Linh hoạt khi dùng tên gọi nước Miến Điện

    Từ đầu thế kỷ 12, tên gọi nước Miến Điện là “Myanma” bắt nguồn từ tên địa phương Myanma Naingngandaw. Một tên gọi khác là “Burma”, bắt nguồn từ Brahmadesh trong tiếng Phạn, có nghĩa là “mảnh đất của Brahma”, vị thần Hindu của mọi sinh vật. Từ ngày trở thành thuộc địa của Anh Quốc, “Burma” là tên gọi chính thức của Miến Điện. Năm 1989, chính phủ quân sự nước này đổi tên gọi nước Miến Điện từ “Burma” thành “Myanmar”. Nhưng các nhà dân chủ Miến Điện, trong đó có bà Aung San Suu Kyi, vẫn gọi là “Burma”. Mùa hè năm 2012, trong dịp đi thăm các nước Châu Âu, bà Aung San Suu Kyi gọi nước Miến Điện là “Burma”, đă bị chính phủ Miến Điện khiển trách. Tuy vậy, bà vẫn nói: “Sử dụng tên gọi nào tùy theo sự lựa chọn của mỗi người”.

    Trước kia cũng như hiện nay, Hoa Kỳ phản đối chính phủ quân phiệt độc tài Miến Điện, gọi Miến Điện là “Burma”, không gọi tên “Myanmar” chính phủ quân sự đổi cách đây trên 20 năm. Trong cuộc hội đàm với TT Thein Sein, TT Obama gọi nước Miến Điện là “Myanmar” thay cho tên gọi “Burma”. Khi nói chuyện với bà Aung San Suu Kyi, ông lại dùng tên “Burma” gọi nước Miến Điện.

    Tờ Washington Post loan tin, bất luận lỡ miệng hay cố t́nh dùng tên đó, việc TT Obama nói tới tên “Myanmar” đă được quan chức cao cấp Miến Điện khẳng định và hoan nghênh. Ông Ko Ko Hlaing, cố vấn của TT Thein Sein, nhận xét: “TT Obama dùng chữ rất hay, chứng tỏ ông đă thừa nhận chính phủ chúng tôi”.

    Ben Rhodes, phụ tá Cố vấn An ninh trong chuyến đi của TT Obama, cũng xác nhận đó là “cử chỉ thân thiện ngoại giao” đối với các chủ trương cải cách dân chủ của TT Thein Sein. Có điều, ông Rhodes vẫn cho hay: “Điều này không thay đổi lập trường của Hoa Kỳ vẫn gọi Miến Điện là ‘Burma’. TT Obama đă linh hoạt khi dùng hai tên ‘Myanmar’ và ‘Burma’ để nói chuyện. Khi nói chuyện với TT Thein Sein, Tổng thống dùng tên ‘Myanmar’, đến lúc nói chuyện với bà Aung San Suu Kyi, ông chỉ dùng từ ‘Burma’”.

    Ngoài diễn thuyết ở trường Đại học Rangoon, TT Obama c̣n cùng Ngoại trưởng Hillary Clinton đi chân trần thăm chùa Shwedagon, nổi tiếng là trung tâm Phật giáo Miến Điện tọa lạc ở thành phố Rangoon, dâng hoa lễ Phật. Chính tại ngôi chùa này, năm 1988 lănh tụ dân chủ Aung San Suu Kyi đă diễn thuyết trước 50 vạn người biểu t́nh.

    Trong lịch sử Hoa Kỳ, TT Obama là vị TT tại chức đầu tiên công du Miến Điện, cũng là vị TT Hoa Kỳ đầu tiên xuất thân ở Thái B́nh Dương, chào đời ở Hawaii, lớn lên ở Indonesia, thuở c̣n thơ thường đến các ngôi chùa Hồi giáo. Thân phụ Obama theo đạo Hồi, thân mẫu là tín đồ Công giáo. Năm 2008 ra tranh cử và trở thành TT da đen đầu tiên của Hoa Kỳ. Nhiều người vui mừng cho rằng rốt cuộc nước Mỹ đă rửa sạch lịch sử xấu xa về nô lệ da đen. Sau khi đắc cử TT, Obama chú trọng thúc đẩy các vấn đề chính trị, quân sự và kinh tế, đưa ra chiến lược trở về Châu Á. Nửa cuối năm 2011, chính phủ ông tích cực phát huy chiến lược trở về Châu Á, hợp tác với các nước Đại Hàn, Nhật Bản, Phi Luật Tân, Indonesia, Tân Gia Ba, Úc Đại Lợi, Tân Tây Lan, Ấn Độ... kềm chế dă tâm xâm lược Biển Đông của Trung Cộng. Chính sách về TBD của ông đă đập tan ư đồ tiến về phía nam đại dương, làm chủ Thái B́nh Dương và Ấn Độ Dương, trở thành cường quốc đại dương của bọn bành trướng Đại Hán. Sau ngày đắc cử nhiệm kỳ hai, ông lập tức công du 3 nước Thái Lan, Miến Điện và Căm Bốt, gặp gỡ các nhà lănh đạo các nước Đông Nam Á. Chuyến thăm Miến Điện của Barack Obama được toàn thế giới chú ư đến, v́ ông là vị TT Hoa Kỳ đă tích cực giúp đỡ và thúc đẩy Miến Điện tiến hành dân chủ hóa, bước đầu giành được những thành công về ư thức hệ như chúng ta đă thấy.

  6. #66
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Xu hướng sử dụng ma túy gia tăng trong vùng Đông A´ và Đông Nam A´
    Quỳnh Chi, phóng viên RFA, Bangkok

    2012-12-12

    Theo báo cáo của Văn pḥng Ma túy và Tội phạm Liên Hiệp Quốc - UNODC, việc sử dụng ma túy tổng hợp đang gia tăng trong vực Đông và Đông Nam A´. Tham dự buổi giới thiệu báo cáo trên tại Bangkok, Thái Lan hôm thứ Tư, Quỳnh Chi tường tŕnh

    AFP

    Cảnh sát chống ma túy tịch thu 34 ba lô có chứa tổng cộng hơn 4 triệu viên methamphetamine tại Văn pḥng Cảnh sát Hoàng gia Thái Lan ngày 02-03-2012.


    Tải xuống - download

    Thị trường lớn nhất của ma túy tổng hợp

    Sau cần sa, ma túy tổng hợp (như hàng đá hay thuốc lắc) được dùng nhiều thứ nh́ trên thế giới. Với số dân chiếm khoảng 1 phần 3 tổng dân số toàn cầu, vùng Đông và Đông Nam A´ được xem là thị trường lớn nhất của ma túy tổng hợp.

    Phát biểu tại buổi giới thiệu báo cáo, ông Gary Lewis, đại diện khu vực Đông Á và Đông Nam Á của Văn pḥng Ma túy và Tội phạm Liên Hiệp Quốc - UNODC nói rằng ông sẽ tŕnh bày về t́nh trạng ma túy tổng hợp trong khu vực; nhưng đó là những tin không tốt:

    “Hôm nay chúng ta sẽ tŕnh bày về ma túy tổng hợp. Đáng tiếc là chúng ta có những thông tin không tốt”.

    Từ cuối thập niên 90 thế kỷ trước, việc sản xuất, buôn bán trái phép ma túy tổng hợp đă gia tăng đáng kể trong khu vực. Xu hướng này được UNODC cho biết vẫn tiếp tục gia tăng trong năm ngoái.


    Một cánh đồng trồng thuốc phiện ở vùng biên giới Thái Lan và Miến Điện đang được phá huỷ. AFP


    Báo cáo được thực hiện bởi chương tŕnh SMART của UNODC dựa trên thông tin được cung cấp bởi 15 nước trong vùng Châu Á – Thái b́nh Dương và bao gồm cả Việt Nam.

    Với số dân chiếm khoảng 1 phần 3 tổng dân số toàn cầu, vùng Đông và Đông Nam A´ được xem là thị trường lớn nhất của ma túy tổng hợp

    ông Gary Lewis

    Việc sử dụng ma túy tổng hợp, đặc biệt là hàng đá - methamphetamine tăng trong hầu hết các nước trong vùng Đông và Đông Nam A´, bao gồm cả Việt Nam. Theo thống kê của cơ quan LHQ này, chỉ trong năm ngoái, có khoảng 122 triệu viên methanphetamine bị tịch thu, chủ yếu là tại Trung Quốc, Thái Lan, Miến Điện và Lào. Tính từ năm 2007 đến nay, lượng hàng đá dạng viên bị bắt giữ tăng 5 lần trong khu vực. Chỉ tính trong vùng này thôi, số hàng đá bị bắt giữ trong mấy năm qua chiếm gần một nửa tổng số lượng toàn cầu. Năm 2011, chiều hướng này vẫn không giảm.

    Mức độ phổ biến của việc sử dụng ma túy tổng hợp trong vùng Đông và Đông Nam A´ được ước lượng là từ 0,2 đến 1,3% dân số trong lứa tuổi từ 15 đến 64. Trong ṿng vài năm trở lại đây, số người từng sử dụng ma túy tổng hợp ở khu vực Đông và Đông Nam A´ khoảng từ 3 triệu 700 ngàn đến 19 triệu người.


    Preeyanooch Phuttharaksa (23 tuổi, sinh viên Thái Lan) bị TAND TPHCM tuyên tử h́nh ngày 26-6 do vận chuyển 3,1 kg ma túy vào Việt Nam. Photo: Hanh Duyen


    Pḥng chống ma tuư phải kèm với điều trị người nghiện

    Báo cáo mới của UNODC cũng cho biết việc sản xuất ma túy trái phép trong vùng được nói đang ở mức cao trong khi những năm qua, cơ quan chức năng bắt được số lượng lớn cocain tại các nước trong vùng Đông A´ và Đông Nam A´, bao gồm Việt Nam. Điều này, theo UNODC, cho thấy các tay buôn cocain đang t́m đến các thị trường mới. Và các nước như Cambodia, Philippines, Việt nam, Hong Kong, Trung Quốc được xem là những địa điểm trung chuyển mới cho việc buôn bán ma túy.

    Đặc biệt, báo cáo của UNODC cũng nói là khu vực Đông và Đông Nam A´ đang trở thành thị trường tiêu thụ ma túy của các nhóm tội phạm có tổ chức từ Châu Phi và Iran.

    Có nhiều thứ cần phải làm bao gồm cả chương tŕnh pḥng chống ma túy. Những chương tŕnh này ở khu vực th́ không đồng đều và thiếu thốn. Ngoài ra, c̣n phải có cách trị tốt hơn cho những người nghiện

    ông Gary Lewis

    Nhằm đưa ra khuyến nghị để giúp khắc phục t́nh trạng việc sản xuất, sử dụng ma túy gia tăng như hiện nay, ông Gary Lewis đưa ra 4 khuyến nghị, trong đó tập trung vào Miến Điện là một trong những điều quan trọng nhất:


    Ngày 30 tháng 10, 2012 Việt Nam vừa tuyên án tử h́nh đối với Amodia Teresita Palacio, người Philippine, 61 tuổi, v́ tội buôn lậu thuốc gây nghiện methamphetamine. Courtesy An ninh thủ đô
    “Đầu tiên, tập trung vào khu vực và Miến Điện”, ông nói.

    Miến Điện là nước sản xuất thuốc phiện với số lượng lớn thứ hai trên thế giới sau Afghanistan. Cho nên, tập trung giảm thiểu số lượng đất trồng thuốc phiện tại Miến Điện sẽ giúp giảm số lượng ma túy trong vùng. Thêm vào đó, ông Gary khuyến cáo rằng cần tăng cường các h́nh thức chế tài, h́nh phạt trong luật pháp cũng như chính sách quản lư. Ông cũng khuyến nghị các cơ quan nên đẩy mạnh hơn nữa công tác pḥng chống ma túy.

    Khi được RFA hỏi liệu công tác quản lư, pḥng chống ma túy sẽ gây trở ngại như thế nào đối với các nước trong khu vực, ông Gary nhận xét:

    “Đầu tiên, các chính phủ trong vùng sẽ gặp khó khăn trong việc hợp tác với nhau khi mà có nhiều sản phẩm ma túy đến từ Miến Điện và Trung Quốc – là hai nước ở cùng khu vực”.

    “Có nhiều thứ cần phải làm bao gồm cả chương tŕnh pḥng chống ma túy. Những chương tŕnh này ở khu vực th́ không đồng đều và thiếu thốn. Ngoài ra, c̣n phải có cách trị tốt hơn cho những người nghiện”, vẫn theo ông Gary Lewis.

    Trong phần báo cáo riêng về Việt Nam, kết quả nghiên cứu của UNODC cho thấy thị trường ma túy tổng hợp tại Việt Nam vẫn tiếp tục gia tăng và trở nên đa dạng. UNODC cũng ghi chú rằng các thông tin không được Việt Nam cung cấp một cách đầy đủ và thúc giục chính phủ cần đẩy mạnh hơn nữa công tác thu thập thông tin liên quan đến t́nh trạng sử dụng, buôn bán và sản xuất trái phép ma túy.

  7. #67
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Mỹ lên án vụ phóng hỏa tiễn của Bắc Triều Tiên



    Tin tức trên truyền h́nh về vụ phóng hỏa tiễn của Bắc Triều Tiên, ngày 12/12/2012.


    12.12.2012
    Hoa Kỳ đă cùng với các nước khác lên án vụ phóng hỏa tiễn của Bắc Triều Tiên mà họ gọi là một hành động “khiêu khích cao độ”.

    Phát ngôn viên Hội đồng An ninh Quốc gia Tommy Vietor nói rằng vụ phóng này đe dọa an ninh khu vực và là một sự vi phạm trực tiếp đối với các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc không cho Bắc Triều Tiên sử dụng kỹ thuật phi đạn đạn đạo.

    Ông Vietor tuyên bố Hoa Kỳ sẽ tiếp tục “cảnh giác trước sự khiêu khích của Bắc Triều Tiên và giữ vững cam kết đối với an ninh của các nước đồng minh trong khu vực.”

    Ông Vietor nói rằng Washington sẽ làm việc với Liên hiệp quốc để thực hiện “những hành động thích đáng.”

    Tổng thư kư Liên hiệp quốc Ban Ki Moon chỉ trích Bắc Triều Tiên về việc làm ngơ trước điều mà ông gọi là “những lời kêu gọi mạnh mẽ và nhất trí” của cộng đồng quốc tế.

    Ông Moon cho biết ông lo ngại về những hậu quả tiêu cực của vụ phóng này đối với ḥa b́nh và ổn định của khu vực.

    Tại Brussels, Tổng thư kư NATO Anders Fogh Rasmussen nói rằng hành động đó có thể gây thêm bất ổn cho bán đảo Triều Tiên và kêu gọi Bắc Triều Tiên “chu toàn những nghĩa vụ theo luật pháp quốc tế.”

    Trong khi đó, Liên hiệp Âu Châu đă dọa áp dụng thêm các biện pháp chế tài đối với B́nh Nhưỡng.

    Ủy viên chính sách đối ngoại của liên hiệp này, bà Catherine Ashton, cho biết Liên hiệp Âu Châu đang xem xét một phản ứng thích đáng, bao gồm “những biện pháp hạn chế bổ sung.”

    Trung Quốc, đồng minh chính và là đối tác thương mại lớn nhất của Bắc Triều Tiên, đă bày tỏ “hối tiếc” về vụ phóng.

    Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hồng Lỗi nói rằng B́nh Nhưỡng nên tuân hành các nghị quyết “liên hệ” của Liên hiệp quốc, nhưng ông nói thêm rằng nghị quyết của Liên hiệp quốc nên có tính chất “thận trọng và chừng mực.”

    Một bài b́nh luận trước đó của Tân Hoa Xă nói rằng Bắc Triều Tiên “có quyền thực hiện công tác thám hiểm không gian cho mục đích ḥa b́nh”. Bài b́nh luận kêu gọi các bên b́nh tĩnh.

    Bộ ngoại giao Nga đă bày tỏ “sự hối tiếc sâu sắc” về hành động của Bắc Triều Tiên và nói rằng điều đó đi ngược với ư kiến của cộng đồng quốc tế.

    Ngoại trưởng Anh William Hague đă phổ biến một thông cáo để mạnh mẽ chỉ trích Bắc Triều Tiên về điều mà ông gọi là “đặt vụ phóng này lên trên việc cải thiện cuộc sống của người dân.”

  8. #68
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Độc tài của đám đông




    – Nguyễn đạt Thịnh

    Sau vô vàn khó khăn trong một cuộc biểu t́nh kéo dài 18 ngày – bắt đầu ngày 25 tháng 01, và thành công ngày 11 tháng Hai 2011 – người Ai Cập mới vật ngă được nhà độc tài Hosni Mubarak, với cái giá khiếp đảm là 846 người biểu t́nh bị giết và 6,000 người bị thương.

    Hàng triệu người thuộc mọi giới, mọi nghề, mọi tôn giáo đă chung sức, đă chấp nhận hy sinh để tạo ra cái kỳ công chính trị này. Họ say sưa với thành quả cuộc cách mạng dân tộc mà họ đổ rất nhiều máu, tốn rất nhiều công sức mới tạo ra được.



    Bị hạ bệ, ông Mubarak c̣n bị truy tố về tội không ra lệnh chấm dứt cuộc tàn sát người biểu t́nh bất bạo động, và lănh bản án chung thân tù giam. Bản án chung thân này sẽ không c̣n kéo dài bao lâu nữa, v́ ông đă 85 tuổi, và đang bệnh nặng.

    Dân tộc Ai Cập thoải mái trong bầu không khí chính trị tự do sau 30 năm sống dưới ách độc tài; họ nô nức kéo nhau đi bầu quốc hội lập hiến, không nghĩ đến thành quả đương nhiên của cuộc bầu cử này là một quốc hội với tuyệt đại đa số nghị sĩ, dân biểu, theo Hồi Giáo và thuộc đảng Huynh Đệ Hồi Giáo.

    Hồi Giáo là quốc giáo của Ai Cập cũng như của nhiều nước Ả Rập khác, nhưng người Ai Cập lại không muốn một chính phủ nặng tính tôn giáo điều hành việc nước, căn cứ vào một bản hiến pháp quá gần với đạo pháp.

    Toàn bộ dân biểu không theo đạo Hồi trong quốc hội lập hiến đứng dậy, bỏ họp để phản đối những người bạn đồng viện của họ bác bỏ những khoản hiến pháp bảo vệ quyền tự do cá nhân của công dân Ai Cập mà họ viết ra.

    Nhưng con số những dân biểu tín đồ Hồi Giáo quá đông, nên túc số vẫn thừa để thông qua bản Hiến Pháp nặng tính đạo pháp. Bản hiến pháp này đang tạo tác dụng xé đôi dân tộc Ai Cập – một bên là những tín đồ Hồi Giáo thỏa măn coi bản hiến pháp vừa soạn thảo là thành quả đương nhiên của 18 ngày họ đấu tranh tại công trường Tahrir; bên kia là những người Ai Cập không theo Hồi Giáo, bất măn lên án tân Tổng thống Ai Cập Mohamed Morsi và các chính khách Hồi Giáo đă cướp công của họ.

    Đạo sĩ Sheik Yasser Borhami, người nổi tiếng tích cực bênh vực thuyết “Hồi Giáo cầm quyền”, tuyên bố: “Tân hiến pháp không tạo ra một chính phủ dân chủ cực đoan với quyền hạn cấm đoán những điều Thượng Đế cho phép, và cho phép những điều Thượng Đế cấm đoán”.

    Nói cách khác, Ai Cập sẽ sống trong luật pháp tôn giáo – quan niệm thoái hóa đă bị loại bỏ từ năm 1642 sau triều đại của Hồng Y Richelieu cai trị nước Pháp.

    Chưa đầy 2 năm sau ngày cách mạng thành công, người Ai Cập lại kéo nhau ra công trường Tahrir đối diện với sức đàn áp của tân chính phủ Hồi Giáo của Tổng thống Morsi; trong những khẩu hiệu họ trương cao, có nhiều khẩu hiệu viết: “Morsi, cạo râu đi ông sẽ giống Mubarak”.

    Công trường Tahrir, cái nôi cách mạng Ai Cập

    Ngày 22 tháng 11, Tổng thống Morsi kư ban hành sắc lệnh tự cho ḿnh quyền hạn tuyệt đối khiến Hội Đồng Tư Pháp (một tổ chức tương đương với Tối Cao Pháp Viện của Hoa Kỳ) không c̣n quyền phán đoán về hành động của ông nữa.

    Ngày 30/11, quốc hội Hồi Giáo cấp tốc hoàn thành bản dự thảo hiến phán; ngày 01/12 Tổng thống Morsi quyết định đem bản dự thảo này ra trưng cầu dân ư và sau khi được đa số quần chúng chấp nhận bản dự thảo sẽ được chính thức coi là hiến pháp mới của Ai Cập.

    Ngày 02/12, Hội Đồng Tư Pháp tuyên bố họ tẩy chay cuộc trưng cầu dân ư đó; ngày 05/12 người biểu t́nh chống chính phủ đụng độ với người biểu t́nh ủng hộ chính phủ ngay trước dinh tổng thống.

    Ngày 08/12 Morsi tuyên bố hủy bỏ sắc lệnh tự ban cho ḿnh quyền hạn tuyệt đối; và ngày 10/12 ông cho lực lượng quân đội có quyền bắt giam thường dân.

    Ngày 11/12, nhiều người bịt mặt xả súng bắn vào những lều trại căng trên công trường Tahrir gây thương tích cho 9 người biểu t́nh. Bất chấp biến cố này, người Ai Cập vẫn ồ ạt đổ về thủ đô Cairo biểu t́nh đ̣i Tổng thống Morsi hủy bỏ cuộc trưng cầu dân ư cho đến ngày bản dự thảo hiến pháp được tu chính.

    Những lănh tụ chống đối tên tuổi như khoa học gia Mohamed ElBaradei và Amr Moussa kêu gọi mọi người tham gia biểu t́nh đ̣i bản hiến pháp phải phản ánh quyền sống của toàn bộ công dân Ai Cập chứ không chỉ bảo vệ quyền lợi và quan điểm của khối đa số.

    Khẩu hiệu biểu t́nh đ̣i hỏi hiến pháp phải là sản phẩm của WE, THE PEOPLE (Chúng tôi, Toàn dân) chứ không chấp nhận đó là sản phẩm WE, THE MAJORITY (Chúng tôi, Khối đa số).

    Một số luật gia thế giới khuyến cáo người Ai Cập nên tạm chấp nhận bản hiến pháp vừa được dự thảo, để việc tu chính lại cho những quốc hội kế tiếp.

    Nội dung dự thảo có 5 điểm chính:

    1. Giới hạn tổng thống chỉ được tại chức 2 nhiệm kỳ, mỗi nhiệm kỳ 4 năm.

    2. Bảo vệ công dân chống lại những cuộc bắt bớ, giam giữ thiếu bằng cớ; và chống lại việc tra tấn.

    3. Sharia – luật Hồi Giáo – được coi là căn bản của luật pháp.

    4. Tự do tôn giáo giới hạn vào Hồi Giáo, Thiên Chúa Giáo và Do Thái Giáo.

    5. Mọi công dân đều b́nh đẳng trước pháp luật.

    Lật đổ nhà độc tài Mubarak là việc người Ai Cập có thể làm trong 18 ngày, sau khi 846 người biểu t́nh chấp nhận hy sinh mạng sống, nhưng lật đổ chính phủ Trung Cộng là việc người Trung Hoa đă thất bại, mặc dù hàng ngàn sinh viên cũng chấp nhận hy sinh tính mạng cho Dân Chủ.

    Cuộc đấu tranh chống độc tài của đám đông tại Ai Cập là việc làm có thể hiểu v́ đám đông tín đồ Hồi Giáo tại đó quả có đông thật.

    Nhưng hai chế độ độc tài tại Trung Quốc và Việt Nam không dựa vào đám đông mà dựa vào sức mạnh có tổ chức và được vơ trang của thiểu số đảng viên Cộng Sản – thiểu số so với tổng số dân chúng.

    Người Tàu và người Ai Cập đem đấu tranh dân chủ ra công viên thực hiện, người Việt Nam chúng ta, kể cả khối người Việt hải ngoại không trực tiếp bị kềm kẹp, cho đến giờ này vẫn chưa tập họp được thành một khối có thực lực để thúc đẩy cuộc đấu tranh tiến xa hơn những nỗ lực cá nhân của từng vị anh hùng Dân Chủ, vô cùng can đảm, nhưng đơn lẻ.

    Nguyễn đạt Thịnh

  9. #69
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Thông tấn Cộng sản lại mắc lỡm



    Kim Jong UnHôm 18/12, một bản tin ngắn của hăng tin chính thức Bắc Hàn KCNA loan báo “Đồng chí Kim Jong Un thân ái” đă được tạp chí Time của Hoa Kỳ chọn là nhân vật của năm 2012 với 5,6 triệu phiếu bầu trực tuyến. Thế nhưng chỉ ít lâu sau, một số thông tin từ Mỹ đă tiết lộ rằng sự kiện là kết quả này do tin tặc đột nhập vào địa chỉ web của tạp chí Time, sắp xếp lại kết quả b́nh bầu để ngạo báng tân lănh đạo Bắc Hàn.

    Chuyện khởi đầu từ khi tạp chí Time công bố danh sách 40 ứng viên có thể được chọn làm “person of the year” năm 2012. Danh sách này có các gương mặt trong mọi lănh vực như Kim Jong Un, Bạc Hy Lai, Bashar al Assad, hay là Barack Obama, Mitt Romney, Hillary Clinton, Ngải Vị Vị, Jon Stewart, Michael Phelps, …

    Cuộc b́nh chọn được tiến hành theo hai giai đoạn: trước hết độc giả bầu online cho đến ngày 12/12, với kết quả được công bố ngày 13/12. Tuy nhiên ban biên tập của Time có quyết định tối hậu, công bố vào hôm 19/12.

    Từ cuối tháng 11, khi cuộc b́nh chọn trên mạng được mở ra cho công chúng, diễn đàn trên mạng 4Chan – của nhóm tin tặc (hacker) nổi tiếng Anonymous – đă dồn sức kêu gọi cư dân mạng tác động trên kết quả b́nh bầu của tuần báo Time, bằng cách dồn phiếu cho Kim Jong Un.

    Trong kết quả bầu phiếu online công bố ngày 13/12 vừa qua, Kim Jong Un đứng đầu danh sách với 5.635.941.

    Thế nhưng, theo như nhận xét của trang web gizmodo.com, chuyên theo dơi các diễn biến trong lănh vực công nghệ thông tin, th́ món quà của các hacker – tức tin tặc – trong mạng lưới 4Chan dành cho Kim Jong Un là một thông điệp lên án nhà độc tài B́nh nhưỡng.

    Khi lấy chữ đầu của 14 ‘nhân vật’ ở các thứ hạng đầu rồi ghép vào nhau, người ta sẽ được hàng chữ KJU GAS CHAMBERS. KJU là chữ tắt của Kim Jong Un, c̣n GAS CHAMBERS là các buồng hơi ngạt, nơi Đức Quốc Xă đă sử dụng để tàn sát người Do Thái trong Thế Chiến II.

    TB Online

  10. #70
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Từ vụ nổ súng ở Dunblane tới vụ thảm sát ở Newtown


    Vị Nhân



    Ngày 14/12 là ngày họa cho mầm non thế giới? Tân hoa xă loan tin một người đàn ông cầm dao sấn vào một trường tiểu học ở Hà Nam, Trung Quốc và tấn công 22 trẻ nhỏ và một người lớn trước khi bị bắt.

    C̣n ở Mỹ th́ xảy ra vụ tàn sát trẻ thơ ở Newtown, Connecticut. Tại sao lứa tuổi thơ ngây không khả năng kháng cự lại là đích của nhiều cuộc bạo hành? Câu hỏi khiến nhiều nhà giáo dục và xă hội băn khoăn t́m câu giải đáp.



    Vụ thảm sát ở Dunblane, Tô Cách Lan

    Vào ngày 13 tháng Ba 1996, Thomas Hamilton, 43 tuổi, rời nhà ở 7 Kent Road ở Dunblane, Scotland với một ư nghĩ sắt đá trong đầu: giết người. Vào lúc 9:30 sáng, hắn lái xe tới trường tiểu học Dunblane với một chiếc ḱm bấm, bốn khẩu súng lục và hơn 700 viên đạn. Tới nơi, hắn cắt dây điện thoại trên một cột điện thoại ở gần và rút súng ra đi vào trường qua cửa phụ không đóng. Bất ngờ hắn sấn vào pḥng thể dục nơi học sinh 5 và 6 tuổi đang học và nổ súng. Trước hết hắn bắn các giáo viên rồi quay súng sang bắn trẻ nhỏ đang hoảng hốt nép vào sau bàn ghế hay chui vào pḥng để đồ. Tiếng la hét, kêu gào bi đát vang lên và thây người đổ xuống trên vũng máu đào loang lổ khắp nơi mỗi lúc một rộng.

    Sát thủ máu lạnh bước ra khỏi pḥng tập thể dục và vào hành lang đi tới các lớp học khác. Học tṛ chưa kịp ngạc nhiên th́ súng lại nổ gịn. Nhiều nạn nhân chết chưa kịp la. Hamilton lại quay về pḥng thể dục và bắn tiếp. Sau đó hắn kề ṇng súng vào miệng và bóp c̣. Hắn nát đầu nên không nh́n thấy cảnh thê thảm, xác trẻ phơi thây bên sách vở, bút mực và đồ chơi, ở một nơi được coi là an toàn nhất cho trẻ thơ trong thời kỳ đầy bạo hành và chết chóc.

    Tai hại quá sức tưởng tượng v́ có tới 16 trẻ thơ và một giáo viên bị giết. Ngoài ra gần 20 người bị thương. Nơi miền quê yên tĩnh và hiền ḥa sau vụ thảm sát thay đổi hoàn toàn v́ chỉ nghe thấy tiếng nổ hay thấy người cầm súng là mọi người bàng hoàng lo ngại, lại nhớ tới người thân yêu đă tức tưởi ra đi v́ một nguyên nhân bạo hành hoàn toàn vô nghĩa. Nếu có nguyên nhân chăng th́ nó nằm trong đầu của Hamilton nhưng sát thủ đă đă hóa ra tro bụi v́ sáu ngày sau vụ bạo hành thi thể hắn đă được hỏa táng.

    Sau vụ thảm sát các nhà điều tra mới biết sát thủ ngay từ nhỏ đă gặp cảnh ngộ ngang trái. Cha mẹ chỉ kết hôn chưa đầy hai năm trời th́ ly dị trong khi Hamilton đang nằm trong bụng mẹ. Đứa bé ra đời phải nhận ông bà làm cha mẹ và mẹ ruột làm chị. Lớn lên ham hoạt động và thích súng đạn và có lúc Hamilton trở thành một huynh trưởng hướng đạo trong vùng Dunblane, dẫn dắt đàn sói con sinh hoạt, làm quen và mạo hiểm nơi thiên nhiên hoang dă. Nhưng v́ dư luận cha mẹ kêu ca rằng khả năng lănh đạo của hắn nhiều khuyết điểm nên Hamilton bị đẩy ra khỏi đoàn. Hamilton quay sang kinh doanh mấy lần nhưng thất bại và hắn cho rằng bản thân đă bị cảnh sát và chính trị gia trong vùng kỳ thị gây dư luận xấu cho hắn, dẫn tới việc hắn thất bại trong kinh doanh và làm nản ḷng chăn dắt thiếu nhi mà hắn tâm nguyện. Phải chăng v́ giận cá chém thớt, Hamilton đă trút căm phẫn vào trẻ nhỏ?


    Vụ thảm sát ở Newtown

    Mười hai bé gái và tám bé trai đă thiệt mạng, trong đó có một cô bé mới làm lễ sinh nhật lần thứ bảy 4 ngày trước khi bị bắn chết. Những cái tên được người thân nhắc lại trong tiếng nấc Charlotte, Jack, Daniel, Josephine, Noah, và Grace...

    Tất cả nạn nhân mặc những bộ đổ xinh xắn nhất, với nụ cười tươi tắn nhất, hàng chục cặp mắt trong xanh nh́n vào tương lai xán lạn, những cặp môi tươi sẵn sàng ca bản nhạc Giáng Sinh, bỗng nhiên bị đốn ngă bởi một sát thủ c̣n bạch diện thư sinh. Sát thủ 20 tuổi này sấn vào trường tiểu học Sandy Hook Elementary,đă bắn hạ bầy thỏ trong thiên đường cùng với 6 phụ nữ trong một vụ bạo hành phá vỡ không khí hiền ḥa của một cộng đồng ở Connecticut. Giám đốc pháp y là Bs. H. Wayne Carver II, trước khi cho biết tên các em xấu số, nghẹn ngào nói với báo chí sau khi sơ khám tử thi nạn nhân vụ bạo động ghê gớm xảy ra vào ngày thứ Sáu 14/12/2012: “Chúng mới học lớp một”. Y sĩ quá xúc động trước cảnh “tệ hại nhất mà tôi phải chứng kiến” trong những năm hành nghề pháp y, chỉ tiết lộ vài chi tiết về nạn nhân. Nhiều em bị sát hại bởi nhiều phát đạn xé vỡ tấm thân như mầm non mới nảy. Sau này cha mẹ tới nhận diện tử thi đành phải nh́n ảnh thay v́ nh́n xác để tránh cho họ cảm xúc quá độ.

    Sandy Hook Elementary School tọa lạc tại Sandy Hook, Conn., một vùng có nhiều cây cối, cảnh sắc ngoạn mục, dân cư đông đúc và trù phú, cách New Yok City chừng bảy, tám chục dặm về phía đông bắc. Trường học được xây vào năm 1956, chuyên dạy học sinh mẫu giáo tới lớp bốn với khoảng 700 học sinh và 39 giáo viên.

    Cảnh sát cho biết sát thủ là Adam Lanza, trước khi gây cơn gió tanh mưa máu ở học đường đă hạ sát mẹ bằng những phát súng vào mặt, rồi mới lái xe của mẹ tới trường, nơi bà ta là giáo viên phụ giảng, để bạo hành.

    Sau khi tàn sát đă tay, sát thủ chĩa súng vào ḿnh lẫy c̣ và chết, mang theo tội ác hắn mới gây ra. Adam không nói một lời khi nổ súng nên khó biết v́ đâu nên nỗi.

    Tại hiện trường, cảnh sát t́m thấy hai khẩu súng lục Glock và Sig Sauer và một khẩu súng trường cỡ ṇng .223 ở sau xe của sát thủ. Được biết súng này đều hợp pháp với tên chủ nhân là Nancy Lanza, 52 tuổi, mẹ của sát thủ, một phụ nữ trung lưu và có uy tín ở Sandy Hook.

    Tin tức điều tra tiết lộ Adam Lanza, sau khi giết mẹ vào sáng sớm thứ Sáu, đă lọt vào trường lúc 9:40 sáng, khi lớp học mới bắt đầu và nổ súng. Cảnh sát cho biết vụ nổ súng xảy ra ở hai pḥng trong một khu cao ốc của nhà trường, trong đó có một pḥng mẫu giáo. Cũng may khi tiếng súng nổ ran và cả trường náo loạn th́ có nhiều giáo viên nhanh trí đă đẩy một số học sinh vào pḥng chứa đồ và pḥng tắm, c̣n một số th́ t́m cách đưa các em thoát hiểm ra ngă sau.

    Cảnh sát cho biết Adam Lanza mang theo rất nhiều đạn, mặc áo giáp, vận đồ đen, trông chẳng khác một chiến binh lâm trận. Hắn sớm tự sát nếu không thảm kịch c̣n kinh hoàng hơn nhiều.

    Những nạn nhân trưởng thành ở độ tuổi từ 27 tới 56, một số trúng đạn do bảo vệ trẻ em trong đó có vị hiệu trưởng là Dawn Hochsprung. Nhân chứng cho biết bà hiệu trưởng can đảm đă dùng thân ḿnh che chở cho học sinh và bị Adam Lanza bắn chết. Một giáo viên khác cũng đă bị nạn khi che chở cho học sinh, đó là cô giáo Victoria Solo, 27 tuổi.

    Nguyên nhân nào khiến một thanh niên không có tiền án, con nhà giáo lại ra tay tàn sát trẻ thơ vô tội?

    Tin cho biết Adam Lanza trước đây là một học sinh thông minh, học hành xuất sắc nhưng bản tính rụt rè, ưa cô độc, thường tránh người khác và không hề có bạn bè khi học trung học tại Newtown. Gia cảnh của sát thủ cũng không thuận ḥa v́ cha mẹ sớm ly dị từ 2008. Adam sống với mẹ trong một căn nhà rộng và âm thầm trong cộng đồng Sandy Hook. Hắn c̣n một người anh 24 tuổi là Ryan Lanza ở Hoboken, New Jersey và cảnh sát cho rằng anh ta vô can trong vụ tàn sát ở Newtown. Người anh khai rằnghai anh em mấy năm qua không hề gặp mặt (dù khi bạo hành Adam đă mang theo giấy tờ của anh).

    Có người cho rằng Adam Lanza bị một chứng bệnh tâm lư có tên là Asperger. Chứng Asperger là một h́nh thức dạng tự kỷ (autism) nhẹ và thường biểu lộ bằng chứng trạng vụng về trong hành động, lắp bắp trong ngôn ngữ. Những người bị chứng này thường rất thông minh nhưng dễ cáu giận, nhưng không có bằng chứng chứng tỏ người bệnh thích bạo động. Một chuyên viên tâm lư ở trung học Newtown nơi Adam Lanza từng theo học, cho biết Adam là kẻ bất thường về tâm sinh lư, biểu hiện bằng nhiều lúc không có cảm giác và xúc cảm của người b́nh thường.

    Nhưng tại sao Adam Lanza lại nhằm trẻ thơ vô tội để nhả đạn? Có giả thuyết cho rằng sát thủ muốn nhắm vào một giáo viên trường mầm non và 20 trẻ thơ ngây ở quanh cô là nạn nhân bị họa lây, v́ hắn muốn gây tổn hại tới mức cao nhất những ǵ cô ta coi trọng. Dù sao dư luận chỉ là giả thuyết c̣n phải đợi cuộc điều tra kết thúc mới t́m được lư do giải thích hai chữ “tại sao”.

    Chỉ biết cơn tang tóc trong mùa lễ lớn hằng năm sắp tới làm mọi người bùi ngùi, buồn bă. Cơn ác mộng Columbine, Colorado năm 1999 (13 người thiệt mạng và hai sát thủ vong thân), Virginia Tech, Virginia (32 người thiệt mạng) năm 2007 lại trở về ám ảnh tâm trí kẻ hiền lương.

    Mới đây, Tổng thống Obama đă tới chia buồn với gia đ́nh nạn nhân ở Newtown và tuyên bố: “Không thể khoan nhượng cảnh này tái diễn nữa!” Trước đó ở Washington Tổng thống Mỹ cố nén nước mắt và cho biết tin bạo hành làm ông đau ḷng: “Phần lớn kẻ thiệt mạng là trẻ em, những đứa bé xinh xắn trong độ tuổi 5 và 7. Các em c̣n trọn cả cuộc đời trước mắt. Sinh nhật. Tốt nghiệp. Cưới hỏi. Có con cái riêng ḿnh”. Ông cam kết sẽ có biện pháp ráo riết để chặn đứng nạn nổ súng giết người vô tội.

    Mất gà mới rào giậu. Ở Mỹ lại tái diễn cuộc tranh luận về việc kiểm soát vũ khí lưu hành trong dân chúng.

    TB Online

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 17
    Last Post: 21-02-2013, 03:10 AM
  2. Replies: 6
    Last Post: 07-05-2012, 01:31 PM
  3. Replies: 0
    Last Post: 17-02-2012, 01:47 PM
  4. Replies: 4
    Last Post: 29-11-2011, 02:00 PM
  5. Replies: 2
    Last Post: 12-04-2011, 10:53 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •