Page 76 of 471 FirstFirst ... 266672737475767778798086126176 ... LastLast
Results 751 to 760 of 4709

Thread: SAIGON THUỞ ẤY ...

  1. #751
    Member
    Join Date
    15-10-2010
    Posts
    1,590
    Thưa cùng các bác.

    Qua thread này TX đã biết đươc rất nhiều điều mà hồi đó chưa kịp có dịp học lịch sử cuả thành phố Sàigòn - mà cũng có ai viết kịp cho mình học?- nhưng với những mẩu chuyện thực đươc các "anh chị lớn" như bác Mậu_Than68, bác LêThi, bác Tigon, bác Cảthộn, VânNương, và các bác khác kể lại mới thật là lý thú và xúc động làm sao!

    Rất cảm ơn sự quan tâm chia sẻ những kỷ niệm, hồi ức cuả thế hệ đi trước, đã cho thế hệ đàn em đươc có dịp cùng chung bước về vùng trời kỷ niệm cuả chúng ta.
    Thân kính.

  2. #752
    Member
    Join Date
    15-10-2010
    Posts
    1,590

    Xe lửa ngaỳ xưa....

    Tiếp theo...

    Công Viên Tao Đàn-Vườn Bồ Rô


    Sau lưng dinh Đôc Lập nay là Hội trường Thống Nhất là công viên Tao Đàn, người xưa gọi là vườn ông Thượng (đức Thượng công Lê Văn Duyệt, có người cho là toàn quyền Maurice Long-không đúng) hay là vườn Bồ Rô. Ngày xưa cả dinh và vưỡn nằm trong khuôn viên dinh Toàn Quyền. Năm 1869 người Pháp cho xây con đường Miss Clavell (đường Huyền Trân Công Chúa) tách khu vườn khỏi Dinh. Ba mặt c̣n lại là rue Chasseloup-Laubat (trước 75 là Hồng Thập T&#7921... về phía bắc, rue Verdun (Trần Cao Vân) về phía tây, và rue Taberd ( Nguyển Du) về phía nam. Người Pháp gọi khu vườn là “Jardin de la Ville” hay Jardin Maurice Long (toàn quyền Pháp)

    Trong khuôn viên vườn có khu Câu lạc bộ Thể thao (Cercle Sportif Saigonais) năm 1902 gồm sân đá banh (túc cầu hay bóng đá), hồ bơi, và sân quần vợt. Sân đá banh đó lúc bấy giờ là sân duy nhất đủ tiêu chuẩn đón những đội banh ngoại quốc đến, người viết đă có dịp xem trận đá đèn giữa đội AJS Saigon và đội banh người Áo (Austria) , lâu quá không c̣n nhớ đến kết quả nhưng kỹ niệm này vẩn hằng sâu trong tâm tưởng.

    Tiện đây cũng nên biết trường trung học đầu tiên được Pháp xây dựng gọi là Chasseloup-Laubat nằm trên đường Chasseloup Laubat (trước 75 Hồng Thập Tự, sau 75 Nguyễn thị Minh Khai) sau đổi thành Jean Jacques Rousseau rồi Lê Quư Đôn tới ngày nay.



    Trường Chasseloup-Laubat thời Pháp


    Trường Lê Quư Đôn năm 2009

    Tưởng cũng nên nhắc lại trên đường Phan Đ́nh Phùng (nay Điện Biên Ph&#7911... có trường nữ trung học đầu tiên ở Saigon-trường Gia Long được xây cất 1913 , xưa gọi là trường Áo tím, v́ nữ sinh mặc áo dài màu tím đi học. Trường thay đổi nhiều tên chính thức nhưng người Nam luôn gọi là trường Gia Long

    Trường Gia Long đầu thập niên 1920


    Trường Nguyển thi minh Khai 2011

    Đi về phía Đông Nam (phía đường Lê Lợi) là 2 hai ṭa nhà lịch sử quan trọng. Pháp Đ́nh Sài G̣n- c̣n gọi là ṭa Thượng thẩm Sài G̣n nằm trên đường Công Lư (nay Nam Kỳ Khởi Nghĩa)

    Pháp Đ́nh Saig̣n trên đường Công Lư

    Góc đường Công Lư và Gia Long có dinh Gia Long , nơi đây là chỗ ở dành cho thượng khách viếng thăm VNCH, trước đó là dinh thự của Thủ hiến Cochinchina


    Trước 75, dinh Gia Long được dùng làm trụ sở Tối Cao Pháp Viện


    Còn tiếp...
    Lần sau sẽ tới "Thảo Cầm Viên Sàigòn".
    Theo : http://maivantran.com

  3. #753
    Member
    Join Date
    15-10-2010
    Posts
    1,590

    Xe lửa ngaỳ xưa....với Thảo Cầm Viên, Nhà Thờ Đức Bà

    Tiếp theo...

    Thảo cầm viên hay gọi theo... giới nhi đồng là "Sở Thú".
    Sở Thú nằm trên đường Nguyên Bỉnh Khiêm, cuối đường Thống Nhất về phía Đông, đối diện với Dinh Toàn Quyến, tức Dinh Độc Lập cũ.


    Bên trong khuôn viên của Thảo Cầm Viên có Viện Bảo Tàng Quốc Gia và đền thờ Hùng Vương


    Đèn Thờ Vua Hùng Vương trong Thảo Cầm Viên thập niên 60


    Bảo tàng Viện trong Thảo Cầm Viên thập niên 60

    Nhà Thờ Đức Bà

    Trên đường -Thống Nhất- về phía dinh Độc Lập (nay Hội trường Thống Nhất) có nhà thờ Đức Bà được bắt đầu xây dựng năm 1877 và được khánh thành 1880, nhưng măi đến năm 1895 mới xây thêm hai tháp chuông.


    Nhà thờ đức Bà xưa và nay

    Phía trước nhà thờ Đức Bà có tượng Bá Đa Lộc (giám mục D’ Adran) và Hoàng tử Cảnh hướng về đường Tự Do (nay Đồng Khởi) được đặt tại đây 1902, bên tay phải giơ bản hiệp ước Versailles 1787, bảo đảm viện trợ của nước Pháp cho vua Gia Long.
    (http://www.diendan.org/phe-binh-nghien-cuu/ba-111a-loc/).

    Phía sau nhà thờ Đức bà có bùng binh và tượng Gambetta

    Còn tiếp....

  4. #754
    Member
    Join Date
    15-10-2010
    Posts
    1,590
    Tiếp theo...
    Tượng Gambetta trên đường Norodom , mặt quay về phía sau lưng của nhà thờ Đức bà , phía sau lưng của Gambetta là đường Duy Tân (nay Phạm Ngọc Thạch). Con đường “trả lại em yêu” Duy Tân cây dài bóng mát của một thời sinh viên thơ mộng, mơ mộng. Nơi đây có hồ Con Rùa, có Viện Đại Học Ságon, đại học Luật khoa nơi Tô Lai Chánh đă từng làm chủ tịch sinh viên Liên khoa trong biến cố đau buồn của lịch sử Việt Nam 1963


    Hồ Con Rùa thời Pháp thuộc đầu thế kỷ 20


    Hồ Con Rùa 1968


    Hồ con Rùa 2010???!!!

    Sau khi ghé thăm con đường lịch sử Norodom-Thống Nhất , chúng ta trở lại trạm xe điện trên đường Mạc Đĩnh Chi để ra chợ Bến Thành.

    Xe điện chạy dọc theo Cường Để, dọc theo bến Bạch Đằng (nay Tôn Đức Thắng) quẹo phải vào đường Hàm Nghi (De La Somme), chạy ngang trước chợ Bến Thành rồi về ga Ság̣n


    Ga Sàigon 1881


    Dấu tích đường xe điện trên đường Trần Hưng Đạo thời đệ nhất Cộng Hoà trước 1963 (nh́n về phía chợ Bến Thành )

    Xe lửa vẫn chưa ...về ga, còn tiếp...

    Theo http://maivantran.com

  5. #755
    Member Nguyễn Mạnh Quốc's Avatar
    Join Date
    25-03-2011
    Posts
    4,374
    Quote Originally Posted by TiếngXưa View Post
    Tiếp theo...
    Tượng Gambetta trên đường Norodom , mặt quay về phía sau lưng của nhà thờ Đức bà , phía sau lưng của Gambetta là đường Duy Tân (nay Phạm Ngọc Thạch). Con đường “trả lại em yêu” Duy Tân cây dài bóng mát của một thời sinh viên thơ mộng, mơ mộng. Nơi đây có hồ Con Rùa, có Viện Đại Học Ságon, đại học Luật khoa nơi Tô Lai Chánh đă từng làm chủ tịch sinh viên Liên khoa trong biến cố đau buồn của lịch sử Việt Nam 1963


    Hồ Con Rùa thời Pháp thuộc đầu thế kỷ 20


    Hồ Con Rùa 1968


    Hồ con Rùa 2010???!!!

    Sau khi ghé thăm con đường lịch sử Norodom-Thống Nhất , chúng ta trở lại trạm xe điện trên đường Mạc Đĩnh Chi để ra chợ Bến Thành.

    Xe điện chạy dọc theo Cường Để, dọc theo bến Bạch Đằng (nay Tôn Đức Thắng) quẹo phải vào đường Hàm Nghi (De La Somme), chạy ngang trước chợ Bến Thành rồi về ga Ság̣n


    Ga Sàigon 1881


    Dấu tích đường xe điện trên đường Trần Hưng Đạo thời đệ nhất Cộng Hoà trước 1963 (nh́n về phía chợ Bến Thành )

    Xe lửa vẫn chưa ...về ga, còn tiếp...

    Theo http://maivantran.com
    Nh́n những tấm h́nh xa xưa, nmq xin cảm ơn người có công sưu tầm. Và cũng muốn nhắc đến chút kỷ niệm lịch sử; đó là hôm nay: 17 thang 5 , cũng là ngày kỷ niêm Điện biên phủ thất thủ 17-05-1954. Một dấu mốc lịch sử đi đến hội nghị các bên tham chiến ở Geneve và kêt cục là Hiệp ước Geneve ra đời 20-07-1954 chia đôi đất Việt. Đó là lư do; tai sao chúng ta có mặt trên đất nước người. nmq

  6. #756
    Member
    Join Date
    15-10-2010
    Posts
    1,590
    Tiếp theo...

    Từ ga Sài G̣n cũng có tuyến đường chạy đến chợ Phú Nhuận, Chợ Tân Định. Đường rầy xe điện trong ảnh đi cạnh ṭa nhà Quốc Hội trước 75, chạy từ đường Nguyển Huệ (Charner) Lê Lợi (Bonnard )


    Đường rầy xe lửa-lớn nhỏ trên đường Hàm Nghi

    Xuống ga Saigon đi về đường Lê Lợi, con đường t́nh sử, con đường xưa em (anh) đi, con đường của những buớc chân chiều chủ nhật và thành ngữ bát phố. Chiếu cuối tuần nào cũng thế là chiều của riêng ḿnh, của học sinh sinh viên, của em hậu phương anh tiền tuyền , của những tà áo như cánh bướm muôn màu, của những bộ đồng phục chải chuốt, của mọi người không phân biệt giai cấp của quán kem Mai Hưong, Bạch Đằng, Pole Nord , của nước mía Viển Đông hay chỉ một ṿng ngắm cảnh.

    Trưóc 75, cơ sở nghỉ từ trưa thứ bảy, chiều nào thiên hạ cũng đổ xô ra đường, mỗi người t́m vui trong cái ồn ào náo nhiệt cho riêng ḿnh Thú vui tùy túi tiền, ngay cả hoà ḿnh vào ḍng người bát phố chỉ cần một cây kem hay môt ly nước mia, kẻ vào nhà hàng Thanh Thế , Kim Sơn , Thanh Bạch , kẻ giàu sang có máu mặt vào Continental, Caravelle, kẻ ngắm nh́n mẫu hàng mới trong Passage Eden để ước mơ, để ước ǵ mua được tặng nàng.


    thời Pháp Thuộc, địa điểm nhà hàng Caravelle là khách sạn Terrasse


    Nhà Hàng Continental thời Pháp Thuộc 1931

    Cũng có những người t́m vui trong sách vở với nhà sách Khai Trí, Vỉnh Bảo trên đường Lê Lợi , hay nhà sách Xuân Thu đường Tự Do. Nhà sách này chuyên bán những loại sách đặc biệt, sách ngọại quốc , nhà sách có gắn máy lạnh, giá cao, khách lai văng thường là người ngoại quốc hoặc dân sang, thời Pháp thuộc nơi đây là tiệm thuốc Tây Pharmacie Normale. Sinh viên học sinh có chút vốn Anh ngữ th́ vào thư viện Abraham Lincoln ở góc đường Nguyễn Huệ và Lê Lợi vừa thoải mái đọc sách v́ thư viện có gắn máy lạnh. Vào thời Pháp chổ này là hăng vừa bán và sửa xe hiệu Citroen Bannier (1930)



    Tiệm thuốc Tây Pharmacie Normale (nay nhà sách Xuân Thu đường Tự Do)

    Còn tiếp...

    @Chị Tigon, em sẽ cố gắng post hết tài liệu naỳ để trả "đất" Sàigòn lại cho chị nhe.

  7. #757
    Member
    Join Date
    17-06-2011
    Posts
    1,526
    Last edited by Mau_Than_68; 19-05-2012 at 10:04 AM.

  8. #758
    Member
    Join Date
    17-06-2011
    Posts
    1,526

    Sân trường Taberd , VC dùng làm nơi tập trung



    trong ngày đưa Sĩ Quan VNCH đi cải tạo

  9. #759
    Member
    Join Date
    15-10-2010
    Posts
    1,590
    Quote Originally Posted by Mau_Than_68 View Post
    Lasan Taberd:



    Vườn hoa cuả trường. Sau này không biết còn như vậy không?
    http://www.taberd1975.com/ThuCa/ThuCa.htm


    NGHE 1000 bai nhac từ TABERD's WEBSITE



    Cám ơn bác Mậu_Thân_68 đã giới thiệu website Taberd, nhiều hình ảnh và tài liệu rất hay.
    Có vậy nhiều ngừơi mới thấy đươc bên trong trường Taberd đẹp như thế nào, nghe nói rất nhiều nhưng đâu có dịp vào đươc bên trong.
    Tiếc là mấy tấm hình bác post không mở được, TX xin post vài tấm xem sao, cũng lấy từ trang web đó thôi.

    Lại "tiếc" lần nữa là hình lấy từ web naỳ bị mất rồi, các bạn ạ.
    Thôi ta cứ vào site Taberd xem cho tiện việc!
    Last edited by Tiếng Xưa; 19-05-2012 at 07:46 PM.

  10. #760
    Member
    Join Date
    15-10-2010
    Posts
    1,590

    Xe lửa ngaỳ xưa....

    Tiếp theo...


    Thương Xá TAX thời Pháp trước 1948


    Thương xá TAX khoảng 1966 với tiệm kem có máy lạnh Pole Nord

    Đầu đường Nguyễn Huệ (Charner) có dinh Xă Tây-sau 1954 gọi là Ṭa Đô Chánh


    Dinh Xã Tây 1908


    Toà Đô Chánh 1955

    Toà Đô Chánh 1955 và ông Trần Văn Hương là vị Đô Trưởng đầu tiên . Cũng nên nhắc lại cụ Trần văn Hương là chính trị gia sanh ở Vỉnh Long nổi tiếng thanh liêm và trong sạch, Trần Văn Hương (1902-1882) là cựu thủ tướng hai lần (1964–1965 và 1968–1969), sau đó phó Tổng Thống (thời Tổng Thống Nguyễn văn Thiệu (1971-1975, và rồi Tổng Thống 7 ngày 21/4/75 đến 28/4/75. Sau 30/4/75 ông nhất định ở lại Sài G̣n, không chịu xuất ngoại tỵ nạn chính trị và chết ở Sài G̣n năm 1982.


    Toà Đô Chánh ngaỳ nay, sau khi "bị" sơn quết lại, trở thanh Ủy ban nhân dân thanh Hồ.

    Còn tiếp...

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 7 users browsing this thread. (0 members and 7 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 26-03-2012, 08:51 PM
  2. Replies: 50
    Last Post: 27-02-2012, 04:26 PM
  3. Ở đâu không có Madison, ở đó có Little Saigon.
    By NguyễnQuân in forum Tin Cộng Đồng
    Replies: 10
    Last Post: 15-08-2011, 04:43 AM
  4. Ở ĐÂY CÓ ĐẤU TRANH LÀ Ở ĐÂY CÓ BỊ BẮT
    By hatka in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 0
    Last Post: 02-04-2011, 04:48 AM
  5. Replies: 0
    Last Post: 12-03-2011, 08:05 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •