TÀI LIỆU CHI TIẾT CHO CÁC BẠN TRẺ MUỐN T̀M HIỂU LỊCH SỬ :
HIỆP ĐỊNH GENÈVE 20/07/1954 CHIA ĐÔI LĂNH THỔ VIỆT NAM
Sinh viên Sài g̣n biểu t́nh phản đối Hiệp định Geneva, treo cổ h́nh nộm De Gaulle và Hồ Chí Minh
Hiệp định Genève (20-7-1954)- Phần I
1- Diễn tiến đưa đến Hội nghị Genève
Chiến tranh Triều Tiên hay Cao Ly (Korea) kết thúc bằng hiệp ước đ́nh chiến được kư kết ở Panmunjon (Bàn Môn Điếm), ngày 27-7-1953, chia Triều Tiên thành hai vùng Bắc và Nam Triều Tiên, ranh giới là vĩ tuyến 38. Đây chỉ là hiệp ước đ́nh chiến, chứ không phải là ḥa ước giữa các bên lâm chiến. Dầu vậy, hiệp ước và giải pháp chia hai nước Triều Tiên được một số nước, kể cả Pháp, xem là mẫu mực để giải quyết vấn đề Đông Dương.
Ngày 4-8-1953 Liên Xô đề nghị họp hội nghị ngũ cường gồm Anh, Pháp, Hoa Kỳ, Liên Xô và Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Hoa (CHNDTH) vào tháng 9-1953 để tiếp tục giải quyết những tranh chấp ở Triều Tiên, đồng thời tại khu vực Á Châu, trong đó nóng bỏng nhất là vấn đề Việt Nam.
Đề nghị nầy bị Hoa Kỳ bác bỏ ngày 2-9-1953. Trong cuộc họp tay ba Anh, Pháp và Hoa Kỳ trong ba ngày kể từ 16-10-1953, cả ba nước đưa ra tuyên bố không chấp nhận đề nghị của Liên Xô, chủ yếu v́ các cường quốc Tây phương không muốn thừa nhận CHNDTH là một cường quốc ngang hàng với họ. Lúc đó, CHNDTH chưa được vào Liên Hiệp Quốc (LHQ). Chiếc ghế thường trực tại Hội đồng Bảo an LHQ do Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) nắm giữ.
Lúng túng trong chiến tranh Việt Nam, ngày 27-10-1953, thủ tướng Pháp là Joseph Laniel tuyên bố sẵn sàng t́m kiếm cơ hội tái lập ḥa b́nh ở Đông Dương. Ông được quốc hội Pháp ủng hộ để thương thuyết và đi đến một giải pháp chính trị. Ra trước thượng viện Pháp ngày 12-11-1953, thủ tướng Laniel lập lại ư kiến trên thêm một lần nữa. Laniel hy vọng kế hoạch hành quân của đại tướng Henri Navarre tại Việt Nam sẽ có thể đem lại thành công trên chiến trường, để có thể thương thuyết trong thế mạnh.
Đề nghị của Laniel được phía cộng sản đáp ứng ngay. Trong một cuộc phỏng vấn của báo Expressen (Norway = Na Uy) vào cuối tháng 10-1953, Hồ Chí Minh cho biết rằng chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa (VNDCCH) do đảng Lao Động (LĐ) và mặt trận Việt Minh (VM) điều khiển, sẵn sàng t́m hiểu các đề nghị của Pháp và chỉ thương thuyết với Pháp, chứ không nói chuyện với chính phủ Quốc Gia Việt Nam (QGVN) do cựu hoàng Bảo Đại làm quốc trưởng.
Về phía Liên Xô, vừa trả lời cho tam cường Tây phương, vừa trả lời cho đề nghị của thủ tưóng Pháp (Laniel), ngoại trưởng Mikhailovich Molotov tuyên bố ngày 26-11-1953 đồng ư tham dự hội nghị tứ cường Anh, Pháp, Hoa Kỳ, và Liên Xô, nhưng dành quyền sẽ triệu tập hội nghị ngũ cường sau đó. Măi đến ngày 29-11-1953, bài phỏng vấn Hồ Chí Minh mới được báo Expressen công bố, và được Nhân Dân Nhật Báo ở Bắc Kinh đăng lại ngày 1-12-1953, kèm theo bài xă luận hoàn toàn ủng hộ lập trường của VM.
Ngày 6-12-1953, theo quyết định của các cố vấn CHNDTH, quân đội VM bắt đầu mở cuộc tấn công Điện Biên Phủ.(1) Một tuần sau, Hồ Chí Minh tuyên bố chấp nhận thương thuyết với Pháp ngày 14-12-1953. Hỗ trợ ư kiến của Hồ Chí Minh, ngày 26-12-1953, Liên Xô đưa ra đề nghị họp tứ cường tại Berlin ngày 25-1-1954, và được các nước Anh, Pháp, Hoa Kỳ chấp thuận.
Vào ngày nói trên (25-1-1954), hội nghị tứ cường vừa khai mạc tại Berlin, th́ ngoại trưởng Liên Xô, Mikhailovich Molotov, đề nghị mời CHNDTH cùng họp để giải quyết các vấn đề tranh chấp trên thế giới. Măi đến ngày 18-2-1954, ư kiến của Liên Xô mới được ba nước tây phương đồng ư. Cộng Ḥa Nhân Dân Trung Hoa được mời tham dự hội nghị Genève, sẽ bắt đầu từ ngày 26-4-1954 để bàn về các vấn đề Triều Tiên và Đông Dương.
Hội nghị ngũ cường Anh, Pháp, Hoa Kỳ, Liên Xô, CHNDTH tại Genève chính thức khai mạc ngày 26-4-1954, một ngày bàn về Đông Dương, một ngày bàn về Triều Tiên. Liên Xô đề nghị mở rộng những nước tham dự bằng cách mời thêm các phe lâm chiến ở Đông Dương. Ư kiến nầy được chấp thuận tại phiên họp ngày 2-5-1954. Như thế, về vấn đề Đông Dương, hội nghi Genève sẽ có tất cả là 9 phái đoàn tham dự: Anh, Pháp, Hoa Kỳ, Liên Xô, CHNDTH, QGVN, VNDCCH (VM), Lào và Cambodge (Cambodia).
Hội nghị Genève về Đông Dương với sự tham dự của 9 phái đoàn, chính thức khai mạc ngày 8-5-1954. Một ngày trước đó, cứ điểm Điện Biên Phủ tại Việt Nam của liên quân Pháp-Việt bị thất thủ vào tay quân đội VM ngày 7-5-1954.
C̣n tiếp...
Bookmarks