Việt Báo Thứ Bảy, 9/11/2010, 12:00:00 AM
5 Đại Sứ Gửi Thư VN: Kinh tế Đi trật WTO, Cổ Phiếu VN Sụt Giá, Rơi Tự Do; WTO Tố VN Kinh Tế Thiếu Nhất Quán, Thiếu Minh Bạch...

HANOI (VB) -- Tài chánh VN dao động lớn: thông tấn Reuters cho biết chứng khoán Việt Nam sụt tới mức thấp nhất trong một tuần lễ.
Reuters hôm Thứ Sáu nói rằng trị giá cổ phiếu Việt Nam chỉ số VNI sụt giảm 2.7%, tới mức thấp nhất kể từ ngày 1-9-2010.
Bản tin trên báo Tuổi Trẻ hôm Thứ Sáu nhan đề “Chứng khoán bị bán tháo” cho biết cổ phiếu VN đă rớt vào t́nh trạng ‘rơi tự do.”
Báo Tuổi Trẻ viết:
“...sáng nay (10-9) thị trường chứng khoán lại xuống dốc mạnh. Chỉ số VN-Index giảm mất 12,29 điểm (tương đương 2,65%) về c̣n mức 451,39 điểm.
Khối lượng giao dịch phiên này tăng gần 5 triệu cổ phiếu chuyển nhượng, đạt mức hơn 53 triệu cổ phiếu; tương ứng giá trị giao dịch 1.329,4 tỉ đồng.
Nhiều mă cổ phiếu lớn bị bán ra mạnh ngay từ đầu phiên đă kéo thị trường rơi tự do. Hầu hết cổ phiếu ngành ngân hàng sáng nay cũng giảm mạnh. Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần, chỉ có 26 mă tăng giá. Trong đó, một số mă tăng giá trần như: VPH, BTT, NBB, TDC, VNH...
Tại sàn Hà Nội, chỉ số HNX-Index đảo chiều giảm 5,09 điểm (tương đương 3,74%) c̣n mức 131,15 điểm. Tổng khối lượng giao dịch tại thị trường Hà Nội phiên này tăng hơn 10 triệu cổ phiếu, đạt mức 57,7 triệu cổ phiếu; tương ứng tổng giá trị giao dịch 1.369,5 tỉ đồng.
Áp lực thị trường nghiêng về bên bán nhiều hơn đă khiến thị trường điều chỉnh giảm mạnh. Trong khi đó, bên mua vẫn cố chờ mua chứng khoán giá thấp.”
Đặc biệt, báo Sài G̣n Tiếp Thị (SGTT) có bản tin cho thấy quốc tế quan ngại về t́nh h́nh kinh tế VN. Bản tin có nhan đề “5 vị đại sứ đề nghị hoăn thi hành thông tư quản lư giá” ghi nhận:
“Theo nguồn tin của SGTT, đại sứ các nước: Hoa Kỳ, Úc, Canada, New Zealand, liên minh châu Âu tại Việt Nam vừa gửi một bức thư cho bộ trưởng Tài chính đề nghị hoăn thực thi thông tư quản lư giá số 112 do bộ này mới ban hành...
Theo như nội dung bức thư, các ông đại sứ “bày tỏ sự thất vọng” về những nội dung trong thông tư mới dù trước đó đại sứ các nước này, khi trao đổi với bộ Tài chính đă không đồng t́nh. Đại sứ các nước nói trên cho biết đă gửi thư cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng bày tỏ quan điểm cho rằng, việc thực thi cơ chế giá mới theo dự thảo thông tư (nay vẫn được giữ nguyên) khiến Việt Nam đi chệch khỏi định hướng cơ chế thị trường, làm gia tăng quan ngại về sự tuân thủ các cam kết WTO của Việt Nam.
Theo các vị đại sứ này, thông tư mới của bộ Tài chính sẽ không khuyến khích các nhà đầu tư mới và ảnh hưởng tiêu cực đến việc làm, làm gia tăng gánh nặng về hành chính và chi phí cho các công ty (nước ngoài) ở Việt Nam. Bức thư chung c̣n nêu quan điểm cho rằng, nếu bộ Tài chính ban hành thông tư với mục đích chống lạm phát th́ để đạt mục tiêu chống lạm phát cần thực hiện các giải pháp khác...(...)
Thông tư 112/2010/TT-BTC do bộ Tài chính ban hành bắt đầu có hiệu lực từ 1.10, theo đó Chính phủ sẽ có quyền áp đặt những biện pháp kiểm soát giá lên một loạt các sản phẩm được sản xuất bởi các công ty tư nhân và nước ngoài. Các mặt hàng này bao gồm các nguyên liệu đầu vào công nghiệp như ximăng, thép, gas, phân bón, vắcxin, thức ăn chăn nuôi, than đá, và các mặt hàng thiết yếu hàng ngày như muối, sữa bột, đường, gạo, giấy, sách giáo khoa và vé tàu.”
Trong khi đó, Đài RFI từ Paris cũng nêu quan ngại từ quốc tế, nhưng phía VN đă bác bỏ. Bản tin RFI loan:
“Trong báo cáo hàng năm về kinh tế Việt Nam, được công bố hôm thứ tư 8/9 vừa qua, Quỹ Tiền tệ Quốc tế, IMF, đă chỉ trích sự thiếu nhất quán và thiếu minh bạch trong chính sách kinh tế của Việt Nam và cho rằng điều này có thể tác động tiêu cực đến tăng trưởng, hệ thống tài chính, cũng như sự tin cậy của thị trường.
Bên cạnh đó, theo giới chuyên gia IMF, chính phủ Việt Nam đề ra quá nhiều mục tiêu đă làm cho thị trường nghi ngờ về khả năng thực hiện những mục tiêu này.
Trả lời phỏng vấn tờ Financial Times hôm qua, Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Gia Khiêm đă bác bỏ những lời chỉ trích nói trên của Quỹ Tiền tệ Quốc tế, cho rằng đây là một báo cáo «thiếu chính xác»...”

source: http://www.vietbao.com/?ppid=45&pid=4&nid=164010