Đây là một phần trích trong cuốn sách "Thủ Đoạn Chính Trị" của Vũ Tài Lục. Mục đích cho các thành viên và độc giả một quan niệm đấu tranh chính trị dựa theo kinh nghiệm và những diễn biến thăng trầm của lịch sử nhân loại. Rất mong qua phần trích này chúng ta những người có hoài băo đấu tranh cho một Việt Nam giàu mạnh sẽ nh́n chung rằng:
1) Muốn thực thi hay cải cách điều ǵ, chúng ta cần phải có quyền lực.
2) Muốn có quyền lực th́ phải thắng, muốn thắng th́ phải giỏi, phải mạnh, và phải có mưu trí thủ đoạn.
3) Thiểu số có tổ chức có cùng ư hướng cai trị đa số vô tổ chức, kém ư chí và kém khả năng.
4) 85 triệu dân Việt Nam đang thống khổ dưới ách thống trị của đảng cộng sản không phải v́ họ kém ư chí và kém khả năng.
5) Bọn Việt Cộng nh́n ra điều này và chúng đang dùng mọi nỗ lực để chống sự đoàn kết và sinh hoạt đoàn thể.
Nếu có chung được những quan niệm trên, chúng ta có thể vạch ra con đường đấu tranh thực tiễn hữu hiệu song song với những bài phản biện bài xích cộng sản trên diễn đàn.
Nguyễn Kiến-Hưng
Tự cổ xưa học thuật phương Đông đă đặt nặng vấn đề biết: “Tri vi tam đạt đức chi thủ” (sự biết đứng đầu cả ba đạt đức). Chỉ có nắm được vững vàng sự biết th́ mới dành được cái thế độc văng độc lai (dịch hệ từ) có nghĩa là làm mưa làm gió. Trang Tử bảo: “Tri xuất hồ tranh”. Bởi đấu tranh nên cần phải biết, có biết mới thắng. Tri kỷ tri bỉ bách chiến bách thắng. Chính trị theo nghĩa của chữ policy của giống Anglo Saxons là quan niệm và chương tŕnh hành động của một cá nhân, một đoàn thể hay một chính trị th́ sự biết kia lại càng là vấn đề sinh tử.
Thợ nào được th́ ăn cơm vua
Đơn giản như câu hát vui của bày trẻ nhỏ chơi tṛ kéo cưa lừa xẻ.
“Thợ nào được th́ ăn cơm vua.
Thợ nào thua th́ về bú tí...”
Đơn giản như bài thơ ngụ ngôn La Fontaine nói về phần con sư tử.
Chính trị là một luật tắc duy nhất hiệu quả (efficacité) không phải kẻ tốt là kẻ thắng mà là kẻ khoẻ, kẻ giỏi, kẻ khôn khéo mới là kẻ thắng. Những người loại trên không bao giờ được tha thứ, họ sẽ bị đưa vào ṭa án Nuremberg để nghe bản án treo cổ, họ sẽ như Tô Tần về nhà, vợ dọn cho bát cơm nguội với quả cà thiu. Cái cười của chàng Chiêu Lỳ Phạm Thái với lời nói ngạo nghễ: “Ha ha chí lớn trong thiên hạ không chứa đầy hai mắt mỹ nhân”, chỉ là cái cười tiểu thuyết.
Hiệu quả của chính trị là đoạt được quyền lực, duy tŕ và mở rộng quyền lực.
Người ta không thể nói: Tất cả sự thành công của chính trị đều tốt lành. Nhưng người ta có thể nói: tất cả những chính trị muốn tốt lành th́ phải đưa dẫn đến thành công. Đành rằng thành công không tuyệt đối thánh thiện hóa được hết thảy tuy nhiên thất bại lúc nào cũng như lúc nào là tội ác xấu xa.
Chính trị hoàn toàn là câu chuyện đả thiên hạ tố hoàng đế, nghĩa là dành đoạt quyền lực. Cuộc tranh đoạt ấy được diễn tiến trên ba chiến trường:
1- Giữa những kẻ đă có quyền lực trong tay và kẻ chưa có quyền lực. Kẻ có t́m cách giữ, kẻ không t́m cách đoạt.
2- Giữa những người cùng có quyền lực, nhưng muốn quyền lực ḿnh lớn hơn lấn áp người khác.
3- Giữa các tập đoàn lớn như các quốc gia các dân tộc.
Quyền lực
Lịch sử và những biến động lịch sử dĩ nhiên do nhiều động cơ kết hợp lại. Tuy vậy cái trục để cho động cơ kia xoay chung quanh vẫn là một sự thực: thiểu số có tổ chức có cùng ư hướng cai trị đa số vô tổ chức, kém ư chí và kém khả năng. Vận động hay biến động chính trị đều chuyển vào trọng tâm của tham vọng quyền lực. Hay nói khác đi, biến chuyển lịch sử đều chỉ là vận động của quyền lực.
V́ quyền lực mang tác dụng tuyệt đối nên tính chất của quyền lực là chuyên đoán và bài tha.
Con người sống trong xă hội thường xuyên t́m cách lấn át nhau mà tranh đoạt phần hơn phần tốt. T́nh trạng lấn át và chống lại lấn át đó gọi là xung đột. Giải quyết cuối cùng cho những mối xung đột này là: hoặc Giáp phải cướp được bộ phận hay toàn bộ phần hơn phần tốt từ tay Ất hay Bính, Đinh, v.v. Nếu Giáp chỉ mới cướp được ít thôi, cơ hội khác đến Giáp sẽ cướp thêm. Ở xă hội văn minh, người ta đă cố sức lập luận biện minh và t́m cách trong sạch hóa, thánh thiện hóa những sự giải quyết xung đột nhưng chúng vẫn không hề thoát ra khỏi h́nh thái kể trên.
Muốn giải quyết xung đột th́ phải có quyền lực, chính trị là cuộc đấu tranh giành quyền lực, đấu tranh không có đất cho thỏa hiệp b́nh đẳng, kết quả của đấu tranh nhất định phải hơn thua, hoặc chuyển đổi từ tay người này sang tay người kia, từ tập thể này qua tập thể khác. Nếu có thỏa hiệp nào th́ đấy là sách lược. Nếu mới tranh đoạt được một phần mà đă ngừng th́ đấy là giai đoạn hoăn xung.
Hành động tranh đoạt thường thường quyết định do bạo lực. Ngay như các vấn đề tôn giáo, bản thân tôn giáo vốn răn dạy chống bạo lực, thế mà đến khi tranh đoạt quyền lực tín ngưỡng th́ máu cũng vẫn chảy. Trong sử sách đă từng có bao nhiêu cuộc thánh chiến tàn sát.
Bạo lực có hai loại:
a) - Bạo lực tâm lư.
b) - Bạo lực vật lư.
Bạo lực tâm lư gồm những hoạt động thuyết giáo tuyên truyền, lư luận, v.v...
Bạo lực vật lư gồm những vũ khí chiến tranh, tiền bạc, tổ chức mật vụ, bộ máy chính quyền v.v...
Cả hai đều có chung một tác dụng chấn áp đối phương. Bạo lực tâm lư cần sự yểm trợ của bạo lực vật lư mới gây hiệu quả mạnh mẽ, ngược lại bạo lực tâm lư cũng khiến cho bạo lực vật lư đạt mục tiêu dễ dàng hơn.
Nói thêm một lần nữa về vấn đề quyền lực
Con người trong xă hội v́ muốn lấn át nhau, mà thành xung đột. Muốn thắng lợi phải có quyền lực. Như vậy quyền lực đă bước qua hai giai đoạn, khởi đầu nó chỉ là thủ đoạn để giải quyết xung đột, rồi nó trở thành mục đích của mọi mối xung đột và rốt cuộc nó biến ra vai chủ giốc của tất cả mọi cuộc đấu tranh chính trị. Bây giờ nói đến chính trị là phải nói ngay đến chính quyền.
Đào sâu để t́m hiểu vai tṛ của nó. Từ đơn giản đến phức tạp quá tŕnh phát triển của quyền lực có những công thức sau đây:
Xung đột xă hội đ̣i hỏi một giải pháp.
Vậy là X (xung đột) → G (giải pháp)
Muốn giải quyết xung đột th́ phải thông qua quyền lực.
Vậy là X → Q (Quyền lực) → G.
Nh́n công thức thứ hai th́ quyền lực chỉ là một thủ đoạn để giải quyết xung đột xă hội. Nhưng do sự lớn lên không ngừng và giá trị vạn năng của nó, nên quyền lực được mục đích hóa. Nắm được quyền là được tất cả phương tiện để giành sự thắng lợi trong việc tranh đoạt. Khi quyền lực được mục đích hóa th́ nó trở thành đầu mối của mọi mối xung đột. Hăy giành lấy quyền lực đă, rồi th́ xung đột sẽ được giải quyết.
Vậy là: Q → X → R → Q’’
Quyền lực khởi sơ vốn là thủ đoạn để giải quyết xung đột xă hội, nhưng khi nó biến ra mục đích th́ nó lại là đầu mối của xung đột, xung đột giành giá trị xă hội lui về địa vị thứ yếu. Xung đột hoàn toàn là xung đột quyền lực.
Vậy là: Q → x → Q’’ → X → Q’’ ’’
Bookmarks