cô A Mi Hiem (H' Bak R' Cam) vợ và các con của tù nhân Y Rit Niê
Mỗi năm khi đến ngày quốc tế nhân quyền, người ta thường nhắc đến và tôn vinh những người đấu tranh cho nhân quyền, những người tù lương tâm đang bị giam giữ trong các nhà tù. Trong bài viết và cũng là lá thư này, tôi nhắc đến vợ, con, bố mẹ của những người tù lương tâm ở Việt Nam. Tại sao tôi gọi họ là những người tù lương tâm bởi những ǵ họ nói, họ viết, họ làm đều xuất phát từ lương tâm và trách nhiệm của họ với nhân dân và đất nước.
Họ không có các mục đích cá nhân hay mục đích chính trị trong lời nói, bài viết hay việc làm của họ. Những ǵ họ nói, họ viết, họ làm đều là các quyền con người về chính trị được ghi nhận trong Hiến pháp Việt Nam năm 1992. Được Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị ghi nhận và bảo vệ. Được chính phủ Việt Nam thường xuyên tuyên bố tôn trọng và bảo đảm thực thi trong cuộc sống.
Người đầu tiên tôi muốn nhắc tới là chị Thu Trang, vợ của người tù lương tâm Phạm Văn Trội. Từ khi chồng bị bắt, gánh nặng của cả gia đ́nh đặt lên đôi vai của chị. Hàng ngày phải đi làm, vừa đi và về hơn 40 km. Nuôi hai con c̣n nhỏ, đứa lớn chưa đầy 10 tuổi, đứa nhỏ 4 tuổi, c̣n người mẹ chồng hơn 80 tuổi, đau ốm thường xuyên.
Hàng tháng chị vẫn phải thăm nuôi người chồng bị giam cầm ở nhà tù Nam Hà. Vài tháng một lần chị phải chở hai con nhỏ bằng xe gắn máy vượt chặng đường hàng chục km để đưa con đến thăm cha. Khi tôi gặp chị, sâu thẳm bên trong là nỗi buồn của người phụ nữ xa chồng, nhưng ánh mắt chị vấn toát lên nghị lực, niềm tin để tiếp tục chăm sóc con nhỏ, mẹ già chờ ngày người chồng yêu thương trở về.
Hai đứa trẻ tuy thiếu vắng sự chăm sóc của người cha, nhưng chúng rất ngoan và nghe lời mẹ. Chúng không bị mặc cảm mà trái lại rất tự hào về người cha của ḿnh. Chị và cậu con trai đă từng tham gia biểu t́nh chống giặc ngoại xâm, cả hai mẹ con bị bắt, bị bỏ đói. Nhưng họ đều không sợ hăi bởi họ tin vào những ǵ người chồng, người cha của họ đă làm là đúng đắn.
Và họ chỉ góp một phần nhỏ bé của ḿnh vào điều đó mà thôi. Người mẹ già hơn 80 tuổi, ngày đêm mong ngóng con trai trở về để chăm sóc bà những ngày tháng cuối đời. Nước mắt của bà cụ đă cạn khô, chỉ c̣n lại tiếng sụt sùi khi nói chuyện với tôi về người con trai của cụ.
Người thứ hai tôi muốn nhắc đến là chị Nguyễn Thị Lành, vợ của mục sư, người tù lương tâm Nguyễn Trung Tôn. Gia đ́nh mục sư Tôn ở một vùng quê nghèo của tỉnh Thanh Hóa. Từ khi ông bị bắt, việc nuôi dưỡng, chăm sóc ba con nhỏ và bố mẹ già tuổi trên 80 đặt trên vai chị Lành. Chị phải vừa làm việc ruộng, vừa chạy chợ buôn bán vất vả để nuôi con, nuôi bố mẹ chồng, và hàng tháng phải tới thăm nuôi chồng bị giam ở Nghệ An.
Những lúc con cái, bố mẹ chồng ốm đau, chị phải gồng ḿnh để vừa chăm sóc người ốm, vừa chạy chợ kiếm tiền. Nhưng chị vẫn tin tưởng và hết ḷng ủng hộ cho chồng mà không chút oán trách. Bố của mục sư Nguyễn Trung Tôn đă gọi điện cho tôi, cụ nói:
“Thằng Tôn có tội t́nh ǵ đâu mà người ta giam cầm nó, ông già yếu quá rồi, ông mong nó trở về để nó nh́n thấy ông lần cuối, và ông cũng thấy nó lần cuối trước khi ông trở về với Chúa. Con ơi! Hăy cầu nguyện Chúa cùng ông để Chúa sớm đưa nó trở về.” Tôi đă cầu nguyện cùng ông với hai hàng nước mắt.
Người thứ ba tôi muốn nhắc đến là chị A mi Hiêm, người phụ nữ dân tộc Ê Đê. Chị cũng như trên một trăm người phụ nữ Ê Đê, Gia Rai, Ba Na khác. Họ là vợ của những người tù lương tâm đang bị giam cầm trong các nhà tù ở Hà Nam, Thanh Hóa, Phú Yên, …
Trước khi những người chồng của họ bị bắt, th́ mọi công việc trong gia đ́nh đều do người chồng đảm trách. Gần mười năm nay, họ phải thay chồng làm việc vất vả để nuôi con, nuôi bản thân và thỉnh thoảng phải gửi chút quà để động viên người chồng đang ở trong tù.
Hôm tôi gọi điện thoại cho chị A mi Hiêm, chị trả lời trong tiếng khóc nức nở: “Em có ba đứa con nhỏ, đứa lớn đang ở nhà một ḿnh, em đang ở bệnh viện chăm sóc hai đứa nhỏ bị ốm. Tiền học đóng cho con chưa có, nhà trường dọa đuổi học, tiền thuốc thang, viện phí cũng không. Chồng em viết thư về xin chút tiền để bồi dưỡng thêm v́ tiêu chuẩn ăn của nhà tù không đủ dinh dưỡng. Anh ơi hăy cầu nguyện cho em!...” Tôi chỉ biết cầu nguyện cho chị trong nước mắt.
Đây chỉ là ba trong số hàng trăm người vợ và hàng trăm người con của những người tù lương tâm mà tôi không thể nêu lên hết.
Ngày quốc tế nhân quyền, chúng ta nhắc đến quyền của những người phụ nữ. Họ cần có người chồng ở bên cạnh để yêu thương, che trở, an ủi, động viên và chia sẻ những niềm vui cũng như nỗi buồn. Ngày quốc tế nhân quyền, chúng ta nhắc đến quyền của những trẻ em, chúng cần sự chăm sóc, nuôi nẫng, bảo vệ và giáo dục của người cha. Ngày quốc tế nhân quyền, chúng ta nhắc đến quyền của bậc cha mẹ cao tuổi, họ cần sự chăm sóc, giúp đỡ của con cái lúc tuổi già.
Có khoảng hai trăm người vợ của những người tù lương tâm, có hàng trăm đứa trẻ là con của những người tù lương tâm, có hàng chục người cha, người mẹ cao tuổi của những người tù lương tâm. Họ là người Kinh, người Ê Đê, Gia Rai, Ba Na. Ngày đêm họ mong ngóng người chồng, người cha, người con của họ được trở về. Những người tù lương tâm cần được trả tự do để họ có thể làm trọn bổn phận của người chồng với người vợ, làm tṛn bổn phận của người cha với con cái, làm tṛn bổn phận của người con với cha mẹ. Họ tiếp tục làm tṛn trách nhiệm của họ với nhân dân và Tổ quốc.
Tôi thay mặt cho những người vợ, người con, người cha, người mẹ và nhân danh cá nhân. Tôi kêu gọi ông Chủ tịch nước Trương Tấn Sang. Ông Bộ trưởng Bộ công an, ông Chánh án Ṭa án nhân dân tối cáo, ông Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, bởi truyền thống nhân đạo của người Việt Nam, hăy trả tự do cho tất cả những người tù lương tâm mà các ông đang giam giữ.
Tôi kêu gọi cộng đồng quốc tế, chính phủ các nước, các tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế hăy lên tiếng vận động chính phủ Việt Nam trả tự do cho những người tù lương tâm mà họ đang giam giữ.
Trân trọng cảm ơn tất cả Quí vị.
Luật sư Nguyễn Văn Đài
Hà Nội, ngày 25 tháng 11 năm 2011
* Source: http://tiengnoitudodanchu.org/module...icle&sid=10204
----------------------------------------------
* Ghi chú: Hai số điện thoại miễn phí gọi từ Việt Nam để thông tin & chia sẻ với đài Á Châu Tự Do (RFA) Ở Hà Nội: 0438 0123 14 .
Cư ngụ tại Sài G̣n: 0838 0123 14
* RFA Radio Website: http://www.rfa.org/vietnamese
Bookmarks