Results 1 to 2 of 2

Thread: Ngôn Ngữ, Văn Hóa và Chiến Tranh

  1. #1
    Member
    Join Date
    20-09-2011
    Posts
    1,523

    Ngôn Ngữ, Văn Hóa và Chiến Tranh

    Ngôn Ngữ, Văn Hóa và Chiến Tranh
    Giang Tuyết Cần (Jiang Xueqin) – PBD dịch



    Tác phẩm 1984 của George Orwell là quyển sách cổ điển của Tây Phương nói về chủ nghĩa toàn trị, trong khi Đạo Đức Kinh của Lăo Tử là kinh gối đầu của nền văn hóa và tư tưởng Trung Hoa. 1984 được ấn hành vào năm 1949, và Đạo Đức Kinh ra đời trước đó hơn hai ngàn năm.

    Orwell không hề thắc mắc hay để ư ǵ đến Trung Hoa; ông đă viết quyển 1984 để đối phó với chủ nghĩa phát xít và toàn trị của cộng sản, đương nhiên là hiện tượng của thế kỷ 20. Vậy th́ nếu tôi nói rằng 1984 Đạo Đức Kinh là cuộc bàn căi trí thức giữa Orwell và Lăo Tử th́ sao? Và nếu tôi nói rằng chính cái xă hội áp bức(1) trong truyện của George Orwell thực ra lại là cảnh giới lư tưởng(2) của Lăo Tử th́ sao? Đọc hai tác phẩm này sẽ biết được nhiều về lư do tại sao định mệnh của Trung Cộng và Tây Phương có thể đă được an bài trước là sẽ bất đồng với nhau—hay c̣n tệ hơn vậy nữa.

    Hai tác phẩm cổ điển này có những điểm tương đổng thật nổi bật. Kiệt tác của Orwell miêu tả Anh Quốc dưới hệ thống Ingsoc(3) (Xă hội chủ nghĩa tại Anh), được duy tŕ bằng Ngôn Ngữ Mới(4), niềm tin nhị trùng, và khẩu hiệu ‘Chiến Tranh là Ḥa B́nh/Tự Do là Nô Lệ/Ngu Dốt là Sức Mạnh.’ Tất cả ba ư niệm này đều có tương đương trong Đạo Đức Kinh, nhưng được diễn tả theo một cung cách thi vị hơn, tinh tế hơn, và có thể được chấp nhận nhiều hơn: Lăo Tử chính là người tuyên truyền cho Đại Ca(5) vậy.

    Trong bài viết ‘Chính Trị và Anh Ngữ’ của ông, Orwell có nói ngôn ngữ ảnh hưởng rất nhiều đến tư tưởng như thế nào, và trong 1984 ông tiếp tục chủ đề này đến mức lư luận cùng cực: nếu không có ngôn ngữ th́ không thể có tư tưởng. Do đó mà cần phải có Ngôn Ngữ Mới:

    ‘Không ai thấy được mục đích duy nhất của Ngôn Ngữ Mới là nhằm thu hẹp phạm trù tư tưởng hay sao? Cuối cùng chúng ta sẽ làm cho không thể có được tội ác tư tưởng nữa, v́ sẽ không có chữ nào để diễn tả tội ác đó nữa.’

    Ngôn Ngữ Mới có mục đích phá hủy và phủ nhận ngôn ngữ, để tước đi các sắc thái và ư nghĩa tinh tế, cái hay cái đẹp và thanh nhă của một ngôn ngữ. Ngôn ngữ mới này trở thành đơn thuần chỉ để làm việc và trói chặt mọi người: người đó phải làm—mà không thể hỏi hay nghi ngờ hay thay đổi ǵ cả v́ không có chữ nào để diễn tả mối bất đồng như thế.(6)

    Mặc dù Đạo Đức Kinh không hề bàn cụ thể về ngôn ngữ, nhưng thái độ của kinh này đối với ngôn ngữ, cũng như Đại Ca, là thái độ nghi kỵ và thù nghịch.

    Đại Ca và Lăo Tử có cùng một lư luận, quan điểm, và thái độ cơ bản: chấm dứt ngôn ngữ, phá hủy tư tưởng, và phủ nhận bản thân. Đại Ca hiểu rằng niềm tin nhị trùng thực sự có nghĩa là không nghĩ không tin ǵ cả, v́ nếu mọi điều đều là một điều mâu thuẫn th́ không có lư do ǵ để phải tin vào bất cứ điều ǵ cả. Đạo Đức Kinh cũng chỉ là niềm tin nhị trùng, toàn những điều thay đổi không ngừng, bất ổn, và mâu thuẫn khi kinh này ca ngợi những điều thay đổi không ngừng, bất ổn, và mâu thuẫn:

    Khi mà mọi người khắp nơi vừa biết được cái đẹp là đẹp,
    Th́ đă có cái xấu.
    Khi mà mọi người vừa biết được khéo léo,
    Th́ đă có vụng về.


    Trong 1984, nhân vật Winston Smith đ̣i hỏi sự thật và tự do bằng cách nhất quyết đ̣i hỏi phải có lẽ phải, ổn định, và xác định rơ ràng mọi việc. Nhưng cả Đại Ca lẫn Lăo Tử ắt phải ph́ cười và thương hại cái tính bướng bỉnh của Smith. Trong đoạn tới hồi cực điểm của 1984, Smith bị giám đốc nha t́nh báo của Đại Ca là O’Brien bắt được, và viên trùm t́nh báo này ra tay áp dụng phương pháp tra tấn ‘thanh lọc’ để mở mang đầu óc cho một anh Smith bị ảo tưởng và lạc lối. O’Brien muốn Smith phải chối bỏ kư ức và do đó phủ nhận cả bản thân—một khi ư thức về bản thân của Smith đă bị chế ngự th́ anh sẽ tự động phục tùng ‘sự thật’:

    ‘Chỉ có tinh thần có kỷ luật mới có thể nh́n thấy thực trạng, Winston à…Khi anh tự lừa dối ḿnh để nghĩ rằng anh nh́n thấy điều ǵ đó là anh đă mặc nhiên cho rằng mọi người khác cũng nh́n thấy điều đó như anh. Nhưng tôi nói cho anh biết, thực trạng đó không phải ở bên ngoài. Thực trạng nằm trong tinh thần con người chứ không ở chỗ nào khác. Không ở trong tinh thần cá nhân, v́ tinh thần cá nhân có thể sai lầm, và rồi th́ trước sau ǵ cũng sớm tàn: mà chỉ có trong tinh thần của Đảng, là của tập thể và vĩnh viễn bất tử. Bất cứ điều ǵ Đảng bảo là sự thật, th́ điều đó chính là sự thật.’

    Nếu ta đem Orwell để thay thế Winston Smith, đem Lăo Tử thay vào O’Brien, và thay v́ Đảng th́ đó là Đạo của Lăo Tử, đoạn văn này ắt rơ ràng cho thấy phân cách về ư thức hệ giữa Orwell và Lăo Tử—và giữa Tây Phương và Đông Phương.

    Dĩ nhiên, Lăo Tử tinh tế và thi vị hơn O’Brien nhiều, nhưng Lăo Tử tuyên dương sự ngu dốt, thụ động, nhún nhường, và quỵ lụy, và trong một đoạn Lăo Tử c̣n viết theo cùng một cú pháp và luận lư của khẩu hiệu ‘Chiến Tranh là Ḥa B́nh/Tự Do là Nô Lệ/Ngu Dốt là Sức Mạnh’:

    Những lời đáng tin th́ không hùng hồn;
    Những lời hùng hồn th́ không đáng tin.
    Trí giả th́ không phải là bác học;
    Bác học th́ không phải là trí giả.
    Người tinh thông th́ không toàn diện;
    Người toàn diện th́ không tinh thông.
    (Chương 81)

    Lạ đời thay, khi cố miêu tả cảnh địa ngục thống khổ nhất trên đời th́ Orwell đă viết lại Đạo Đức Kinh cho độc giả Tây Phương chăng? Loại triết lư khiến một văn sĩ Tây Phương phải bịt mũi nhăn mặt nhưng trên thực tế lại thường chính đó là nền văn hóa của Trung Hoa.

    Do đó, làm thế nào mà Trung Cộng và Tây Phương lại có thể ḥa hợp với nhau cho được? Không những chỉ v́ các hệ thống giá trị tư tưởng của họ khác nhau mà thôi, như đă thấy trong hai tác phẩm cổ điển này—mà nền tảng hai tư tưởng đó c̣n đối chọi với nhau.
    ___________
    Chú thích của người dịch:

    (1) Dystopia (một nơi đầy áp bức, khốn khổ của con người)
    (2) Utopia (một nơi không tưởng hoàn toàn lư tưởng)
    (3) Orwell đặt ra tên gọi này bằng “ngôn ngữ mới” để nói về ư thức hệ chính trị của chính quyền độc tài toàn trị trong quyển tiểu thuyết 1984 của ông
    (4) Newspeak, tên một ngôn ngữ mới được đặt ra trong 1984
    (5) Big Brother, tên của nhà độc tài bí ẩn trong 1984
    (6) Sắc thái và cái đẹp của tiếng Việt cũng đă bị hủy hoại ở miền Bắc trước năm 1975 và ở miền Nam sau năm 1975 để thay thế bằng một loại ngôn ngữ mới thật thô thiển cốt để tẩy năo mà thay bằng một thứ khẩu hiệu rỗng tuếch ngô nghê lặp đi lặp lại trong mọi hoàn cảnh!

    Source: http://the-diplomat.com/china-power/...lture-and-war/

    Nguồn: http://motgocpho.com/forums/showthre...d=1#post249421

  2. #2
    Member
    Join Date
    20-09-2011
    Posts
    1,523

    Phước Hay Họa? Trung Cộng: Nước Có Niềm Tin Nhị Trùng?


    Giang Tuyết Cần (Jiang Xueqin) - PBD dịch



    Trong bài trước(*) tôi đă nói về mâu thuẫn tư tưởng cố hữu được biểu lộ trong hai áng văn chương cổ điển là 1984 Đạo Đức Kinh và những ǵ mà hai tác phẩm này cho thấy về viễn ảnh Tây Phương ḥa hợp với Trung Cộng.

    Tôi muốn nói thêm một chút bằng cách xét đến hai tác phẩm cổ điển về chiến lược và ngoại giao của Trung Hoa là Tam Quốc Diễn Nghĩa và Tôn Tử Binh Pháp, v́ tư tưởng lừa dối hai mang sâu đậm thật sáng tạo trong hai quyển sách này lên đến mức mà nếu đem so với quyển Hoàng Tử(1) th́ quyển này đọc thấy thật hiền lành như thể là đọc quyển Đắc Nhân Tâm(2) vậy.

    Tam Quốc Diễn Nghĩa là một thiên anh hùng thật dông dài thiếu mạch lạc, nhưng chủ đề là truyện về hai vị tướng, Lưu Bị và đối thủ của ông ta là Tào Tháo, tranh hùng với nhau trong cuối triều nhà Hán. Theo lẽ th́ Lưu Bị tiêu biểu cho đức hạnh và khiêm tốn c̣n Tào Tháo là tiêu biểu cho cơ hội chủ nghĩa và tham vọng. Lưu Bị bị dồn vào vị thế lănh đạo để bảo vệ hoàng đế của ông ta, và khi hoàng đế qua đời th́ bộ hạ cầu khẩn ông ta dựng lại một đế quốc mới. Và, tuy lúc đầu Lưu Bị từ chối nhưng hoàn cảnh và ḷng cương quyết của bộ hạ ông ta đă buộc ông ta phải lên ngôi. 

    Tào Tháo cũng cầm kiếm để bảo vệ hoàng đế của ông ta, nhưng khi thấy có cơ hội th́ ông ta lập quỷ kế ngay để cướp ngôi. Không có ǵ khác biệt giữa hành động của Lưu Bị và Tào Tháo (cả hai đều mưu toan đầy tham vọng và áp dụng mánh khóe để sai khiến và lừa gạt bộ hạ), nhưng chính thái độ đạo đức giả và hai mang của Lưu Bị lại giúp cho ông ta trở thành anh hùng. Theo tiêu chuẩn của Orwell(3) th́ Lưu Bị đă thực hành hoàn toàn thành thạo niềm tin nhị trùng.

    Sau đây là định nghĩa của Orwell về niềm tin nhị trùng:

    ‘Niềm tin nhị trùng có nghĩa là khả năng mang hai niềm tin trái ngược nhau cùng lúc trong đầu một người, và chấp nhận cả hai niềm tin đó. Người trí thức của Đảng biết phải thay đổi kư ức của ḿnh theo hướng nào; do đó y biết là y đang giả dối về t́nh thế hiện thực; nhưng v́ áp dụng niềm tin nhị trùng nên y cũng tự cảm thấy là không hề xúc phạm đến hiện thực.Tiến tŕnh này phải là có ư thức, v́ nếu không th́ sẽ không áp dụng được đủ mức chính xác, nhưng tiến tŕnh này cũng phải là vô thức, v́ nếu không sẽ gây ra cảm nghĩ lừa dối và rồi từ đó sẽ cảm thấy tội lỗi....cố ư nói dối trong khi thực tâm tin vào những lời dối trá đó, quên đi bất cứ sự thật nào đă trở thành bất tiện, và rồi, khi thấy cần thiết trở lại, th́ lôi ra từ trong quên lăng một khi c̣n cần đến, để chối bỏ hiện thực khách quan và trong lúc đó vẫn để ư đến hiện thực đă chối bỏ—tất cả những yếu tố này đều cần thiết phải có chứ không thể thiếu được.'(4)

    Giờ ta hăy đọc một vài chiến lược của Tôn Tử: 

    'Các âm mưu quỷ kế bí mật nên được che giấu công khai hơn là kín đáo, và thái độ thật công khai thường chứa chấp bí mật tột độ.' 

    'Ta che giấu tư tưởng thù nghịch của ta bằng cách tỏ ra hết sức thân thiện bề ngoài. Ta tự làm cho kẻ thù ta phải mến ta, khiến chúng phải tin ta. Khi ta được chúng tin th́ ta có thể bí mật chống lại chúng.'

    'Tự đả thương nhẹ hay đả thương không trí mạng đến bản thân để thu phục ḷng tin của kẻ thù. Đây là phương pháp đặc biệt hay được các điệp viên áp dụng: tức là làm cho ḿnh có vẻ như nạn nhân của chính phe của ḿnh để thu phục cảm t́nh và ḷng tin của kẻ thù.'
    (5)

    Tam Quốc Diễn Nghĩa miêu tả niềm tin nhị trùng tác động như thế nào trong thực tế, và Tôn Tử Binh Pháp là một cẩm nang huấn luyện cách thực hành niềm tin nhị trùng. (Có quá nhiều Lưu Bị trong suốt lịch sử Trung Hoa, nổi tiếng nhất dĩ nhiên là Mao Trạch Đông.) 

    Hăy so sánh các văn bản nền tảng này của đế quốc Trung Hoa với văn bản của đế quốc La Mă, quyển Aeneid của Virgil. Aeneas của thành Troy có hai đức tính chính: anh ta ngoan ngoăn và thành thật. Nhiều người Hoa sẽ xem anh ta là thằng ngốc, và ngay cả tác giả Virgil cũng tả anh ta là thiếu bất cứ động lực hoặc sáng kiến nào của chính ḿnh. Anh ta không phải là một tư tưởng gia mà cũng không phải là một người có khả năng tranh luận, và anh ta chỉ thực sự trở nên sống động và biểu lộ cá tính của ḿnh trên chiến trường và đă gieo mầm phát sinh đế quốc La Mă khi lănh đạo dân thành Troy của anh để chiến thắng các bộ lạc La Tinh dàn trận đánh anh ta.

    Người Mỹ th́ ngưỡng mộ nhất là George Washington, một chiến sĩ đơn giản và thành thật đă sáng lập một quốc gia và để đổi lại công lao đó th́ ông chỉ xin về hưu tại nông trại của ông ở Virginia. Cả Aeneas lẫn George Washington ắt phải lấy làm kinh tởm nếu đọc Binh Pháp Tôn Tử, và nhiều người Hoa chắc sẽ cho cả hai người này là chất phác và ngây thơ. Nhưng cả hai nhân vật này đều là những bậc anh hùng của hai đế quốc vĩ đại nhất trong lịch sử, và không phải ngẫu nhiên mà thành. Một quốc gia tôn sùng Aeneas hay Washington th́ cũng thường tôn sùng công sức làm việc chăm chỉ và ḷng thành thật, bổn phận và danh dự. C̣n một quốc gia tôn sùng Tôn Tử và Mao Trạch Đông th́ trong nhiều trường hợp cũng tôn sùng tính bất lương và hai mang, lừa dối và quỷ kế:

    Trung Cộng đầy dẫy những kẻ mang niềm tin nhị trùng, và Orwell đă cảnh cáo chúng ta là hậu quả cuối cùng của niềm tin nhị trùng là một dân tộc không có khả năng tiến bộ, một nền văn hóa đắm ch́m trong tṛ quỷ thuật hướng nội là lừa dối và hai mang. Do đó, lịch sử lâu đời của Trung Hoa không phải là thực lực quư báu ǵ cả mà chính là một tai ương bị nguyền rủa nặng nề nhất.(6)

    Source: http://the-diplomat.com/china-power/...ethink-nation/
    ____________________ __
    Chú thích của người dịch:

    (*) Bài "Ngôn Ngữ, Văn Hóa và Chiến Tranh" (Language, Culture and War) của cùng tác giả
    (1) Tác giả là Niccoḷ Machiavelli. Có bản dịch là Quân Vương
    (2) How to Win Friends & Influence của Dale Carnegie
    (3) Tác giả Trại Súc Vật1984 nói trên
    (4) Trích từ quyển 1984 của Orwell
    (5) Trung Cộng và Việt Cộng học cùng… binh pháp nham hiểm này!
    (6) Thử ngẫm thêm: phải chăng Việt Nam cũng chịu cùng tai ương đó? Phải chăng người Việt quả có “xấu xí” v́ cũng tôn sùng niềm tin nhị trùng và những quỷ kế trong Tôn Tử Binh Pháp?

    Nguồn

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 279
    Last Post: 21-09-2012, 08:52 AM
  2. Những Chữ Dùng Sai Trong Ngôn Ngữ CSVN
    By Phú Yên in forum Văn Hóa - Nghệ Thuật
    Replies: 5
    Last Post: 15-08-2012, 09:56 AM
  3. Replies: 0
    Last Post: 05-10-2011, 08:20 AM
  4. Replies: 12
    Last Post: 16-08-2011, 03:57 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •