Page 17 of 17 FirstFirst ... 71314151617
Results 161 to 163 of 163

Thread: Chuyện Bên nhà VN

  1. #161
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    “Tắm tiên”!

    Đoàn Dự ghi chép




    I.”Tắm tiên” ở băi sông Hồng
    Đi dọc theo cây cầu Long Biên, Hà Nội, đến khoảng giữa cầu th́ có hai đường nhánh đổ dốc xuống, một đường bên trái, một đường bên phải, dẫn xuống một băi bồi phía dưới nằm giữa sông Hồng. Băi bồi này rất dài, uốn lượn như một dải đất rộng suốt từ đầu băi An Dương thuộc quận Tây Hồ cho tới gần cầu Thăng Long thuộc huyện Từ Liêm, quá cầu Long Biên tới 11 cây số.

    Từ trên cầu nh́n xuống, băi bồi xanh ngắt cây bắp trong mùa nước thấp. Đó cũng là nơi sinh sống của hàng trăm gia đ́nh dân chài lênh đênh trên những căn “nhà thuyền” làm bằng lưới sắt đúc với xi măng thay cho gỗ, dập dềnh trên mặt sông theo mùa nước, trải dài dọc theo băi bồi giữa ḷng Hà Nội. Đến mùa nước cao, băi ngập, nên không có dân cư ở đó.



    Ở băi bồi sông Hồng này có một băi tắm khỏa thân (nude) theo cách gọi của người Tây phương, c̣n người Việt Nam th́ gọi là băi “tắm tiên”. Hầu hết các “ông tiên” tắm ở đây – già trẻ lớn bé đủ cả – đều là người Hà Nội.

    Trái lại với những lời đồn đại ác ư về tệ nạn xă hội ở các băi đó, sự thật hầu hết họ đều là những người tử tế. Trong vài năm gần đây, băi trở thành một khu “du lịch chốc lát” cho nhiều thị dân đủ mọi lứa tuổi, tới để tránh sự ồn ào, bụi bặm và để tận hưởng những thú vui đơn giản giữa gịng sông Hồng. Họ tới đây rồi... tồng ngồng như thời c̣n ăn lông ở lỗ, ngụp lặn với gịng nước mát trong tháng hè nhưng lại ấm áp trong mùa đông nếu cứ ngâm ḿnh dưới nước, không phơi da thịt ra trước gió.



    Đứng trên cầu Long Biên nh́n xuống, xa xa về phía băi tắm, thấy những người tắm thấp thoáng, nhỏ li ti như những hạt mè. C̣n ở nơi đây, họ nhấp nhô những tấm thân trần trụi với các can nước bằng nhựa dùng làm phao cứu sinh, buộc dây ḷng tḥng ngang bụng, hay nằm ngổn ngang, đắp cát phơi nắng trên băi. Toàn là những tiên ông... đực rựa với nhau cả!

    Băi “tắm tiên” trên dải đất ở giữa gịng sông Hồng này xuất hiện từ bao giờ không ai biết. Những người “tắm tiên” lớn tuổi sinh ra ở Hà Nội, sống quanh khu vực quận Hoàn Kiếm cũng chỉ nhớ mang máng từ hồi c̣n trẻ họ đă ra đấy tắm rồi.

    Những ngày hè, cứ khoảng sau 4 giờ chiều, khi nắng đă bắt đầu dịu th́ các “tiên ông” ở trần, mặc quần soọc hay quần xà lỏn, túc tắc đạp xe đạp từ các nơi đổ về đây, đặt chiếc xe đạp nằm lăn xuống cát, cởi nốt cái ǵ c̣n lại trên ḿnh ra, bỏ đại lên trên chiếc xe đạp rồi thủng thỉnh thả bộ dọc theo băi sông, gặp mấy người đá banh hay đánh bóng chuyền th́ nhào vô chơi chung, chẳng cần biết họ là ai, quen hay lạ. Đánh banh chán, hễ có người bỏ cuộc, xuống bơi, những người khác cũng vứt trái banh, xuống ngụp lặn, bơi ra xa hay gần tùy sức của ḿnh.



    “Dịch vụ” độc nhất dưới băi là một cái quán sơ sài, che bằng vải nhựa. Bà chủ quán là một phụ nữ đứng tuổi. Bà đă bán ở đây lâu nên thuộc tên từng vị khách, người này thích ăn trứng vịt lộn, người kia thích hút thuốc lào, uống nước trà nóng, bà nhớ hết. Tính bà xuề x̣a, vui vẻ, sẵn sàng cho ông này ông kia thiếu vài ngàn bạc khi họ bị kẹt, không cần ghi sổ nhưng chẳng ai ăn quịt của bà, hôm sau đến là họ tự động trả.

    Dân tới đây “tắm tiên” th́ tênh hênh măi tít ngoài xa, song khi đă ghé vào quán th́ chẳng ai bảo ai, đều có mặc quần đàng hoàng, ít nhất là chiếc quần soọc khô, có tiền trong túi. Với giá 8 ngàn đồng một cái trứng vịt lộn, họ ăn hai cái cũng chỉ mới hết có 16 ngàn (tức cỡ 80 xu Mỹ), bởi vậy họ không cần mang nhiều tiền, túi có vài ba chục ngàn, muốn vứt chiếc quần soọc ở đâu cũng được, toàn người lịch sự, chẳng ai ăn cắp của họ.

    Một vị “dị nhân” lớn tuổi ở đây có biệt danh là ông Vũ-yoga. Nhà ông ở quận Ba Đ́nh. Gương mặt ông có vẻ khắc khổ, mái tóc đă bạc, để dài giống như người rừng. Ngày ngày ông đạp xe đạp đến đây đều đặn như chiếc đồng hồ. Thân h́nh ông dong dỏng cao, có thể gọi là gầy nhưng lại rất khỏe, chẳng bao giờ đau yếu phải bỏ cuộc. Tính ông ít nói, h́nh như ông hơi tiết kiệm, chẳng bao giờ thấy ông ghé vào quán, nhưng mọi người rất quư mến ông. Họ gọi ngầm ông là “dị nhân” bởi v́ trên giỏ xe của ông luôn luôn có một chai nước lọc cỡ chừng 1 lít. Mỗi lần ông đến, trước khi cởi quần áo – thân h́nh ông gầy, ông có mặc áo chứ không để trần lúc đi đường – ông uống hết cả chai nước đó. Cởi quần áo xong, ông gấp gọn lại để sang bên cạnh và bắt đầu ngồi thiền trên băi cát. Ông ngồi xếp bằng, hai mắt nhắm hờ, hai tay bắt quyết đặt trên đầu gối. Ông ngồi thật thẳng, trông ông như một pho tượng. Ngồi thiền khoảng chừng nửa giờ, ông bắt đầu mở mắt và tập yoga. Các động tác yoga của ông nhuần nhuyễn và thuần thục đến nỗi ông có thể nằm ngửa, giơ hai chân lên trời, chống hai tay xuống đất, rồi dần dần chỉ c̣n cái đầu là chống xuống cát c̣n hai tay th́ khép theo thân. Toàn cơ thể ông dựng đứng như một cây cột và ông cứ để thế khá lâu, lúc nào muốn hạ xuống th́ mới từ từ hạ xuống. Ông cũng có thể ngồi khom khom, vắt hai chân lên cổ ở phía sau gáy, hai tay chống ra phía sau rồi từ từ ngả người về đằng sau giống như một chiếc ghế bành. Ông tập một lúc lâu, khá nhiều động tác mà động tác nào cũng vừa công phu vừa rất kỳ lạ. Cho đến khi buồn “ti ti” (mắc tè), th́ ông thôi tập, “ti” vào chiếc vỏ chai đó. Lúc trước ông uống một lít nước nhưng bây giờ ông “ti” chưa tới một lít. “Ti” xong, ông đổ nước tiểu vào ḷng bàn tay và bắt đầu xoa lên người, xoa hết chai nước tiểu, đợi một lát cho nó khô xong ông bắt đầu xuống tắm. Ông bảo làm như vậy rất khỏe, không bao giờ bị bệnh tật. “Bác có biết trong nước tiểu có ǵ không?”. “Biết chứ, có ammôniăc. Mà ammôniăc là thứ điều ḥa thần kinh. Người ta bị bệnh đa số là do thần kinh gây ra. Các cụ ta ngày trước chưa có thuốc an thần, các bà đẻ thường uống nước tiểu của trẻ con cho khỏe”. Mấy cậu thanh niên muốn nhờ ông dạy các động tác tác yoga, ông sẵn sàng dạy nhưng chẳng ai đủ kiên nhẫn tập được như ông.



    Mọi sự bon chen trong xă hội dường như bị xóa mờ đối với những con người ở nơi đây. Có không ít “hảo hán” xăm trổ đầy ḿnh nhưng khi đă xuống tới đây đều trở thành hiễn lành, lịch sự. Như vậy, phải chăng chính môi trường đă tạo nên cách cư xử của con người?

    Cách đây ít lâu, ở phía xa xa nơi băi giữa cũng có sự hiện diện của một vài cô gái trẻ. Họ cũng tắm nhưng thường là để nguyên cả quần. Hễ có cậu thanh niên nào bất ngờ bơi đến, các cô kêu ré lên, hai tay ôm ngực, dầm ḿnh thật sâu xuống nước rồi vừa cười vừa té nước đuổi cậu ta đi.

    Cũng có lần xuất hiện mấy cô khách “Tây” có lẽ là nhà báo hay khách du lịch, bởi v́ họ có mang theo máy ảnh, ṭ ṃ xuống băi “tham quan”. Cánh đàn ông nhà ta mắc cỡ, mau mau lẩn ḿnh xuống nước chứ các cô “Tây” th́ không mắc cỡ. Họ c̣n đ̣i chụp h́nh các vị “tắm tiên” đó nữa. Các vị giơ tay ra hiệu đồng ư nhưng đề nghị họ phải chụp thật xa trong lúc họ đang bơi hay đang ngâm ḿnh dưới nước không trông rơ mặt.

    Trước đây, có những ư kiến cho rằng việc “tắm tiên” dưới băi sông Hồng như vậy là vô văn hóa, nhà nước Việt Nam cần phải ngăn cấm, không cho phép những kẻ kém văn minh này làm mất thuần phong mỹ tục của thành phố. Có người c̣n thận trọng mượn lời một vị giáo sư tiến sĩ nói rằng con người đă tiến bộ từ thời kỳ đồ đồng đồ đá, không một mảnh vải che thân, bao nhiêu ngàn năm mới có được sự văn minh như ngày nay, “tắm tiên” với thân thể không che đậy trước mắt người khác như vậy là xấu xa, có khuynh hướng đưa con người trở lại đời sống hoang dă...!

    Kệ, ai muốn nói ǵ th́ nói, giữa băi sông Hồng chẳng ai ra đó mà cấm, dân “tắm tiên” ngày một đông hơn và trong số những người “trần trụi, hoang dă, thiếu văn minh” như thế có không ít những người là giáo sư, giáo viên, kỹ sư, học sinh, sinh viên, nhà văn, nhà báo... Trước đây, họ trần trụi khi mới ra đời th́ bây giờ họ lại trần trụi trên dải đất giữa ḷng sông Hồng. V́ trần trụi như thế nên họ ḥa đồng với nhau, không hề phân biệt người này người khác!



    II. Sơn nữ “tắm tiên”ở Phú Thọ

    Núi rừng Tây Bắc từ lâu vẫn luôn có vẻ đẹp huyền bí, mang sức lôi cuốnkhông phải chỉ bởi vẻ hoang sơ của nó mà c̣n có cả sự “hoang sơ” của con người. Những cô gái dân tộc ngực trần khỏa ḿnh dưới nước, hồn nhiên như thể chỉ có trời và đất, là h́nh ảnh đẹp và quyến rũ nhất của núirừng.

    Những năm trở lại đây, sự “văn minh”ở dưới miền xuôi đă lan tràn tới tận các bản làng xa xôi, khiến nhiều phong tục tập quán của đồng bào mất dần đi, trong đó có tục “tắm tiên”. Bây giờ, kiếm được một con suối có những cô sơn nữ đang đùa giỡn với làn nước trong vắt là điều hiếm có.



    Một phong tục đang mất dần

    Với những người ham thích khám phá th́ một lần được chiêm ngưỡng vẻ đẹp tinh khôi của các sơn nữ “tắm tiên” quả là một điều hạnh phúc.

    Mỗi buổi chiều tà, khi ánh hoàng hôn vừa tắt, những cô gái dân tộc rủ nhau ra con suối trong mát để xua đi những bụi bặm, mệt nhọc sau một ngày lên nương làm việc vất vả.

    Những bộ quần áo được trút bỏ một cách nhẹ nhàng, mái tóc dài đen nhánh được búi lên cao, thân h́nh tuyệt vời của các côlần lượt được gịng suối tinh khiết ôm ấp. Những làn da trắng ngần nhấp nhô, huyền ảo trong làn nước mát lạnh của núi rừng khiến trông các cô như được vẽ trong những bức tranh thủy mặc.

    Tuy nhiên, tục lệ ấy đang mai một dần và sắp biến mất bởi sự “văn minh” của xă hội lây lan tới các bản làng. Những con đường nhựa chạy tới miền núi. Những tour du lịch đưa các đoàn khách nước ngoài hay khách trong nước từ đồng bằng đổ lên tham quan miền sơn cước. Các cô sơn nữ nay cũng “văn minh” hơn, thay v́ ra suối tắm, họ đem nước về nhà, tắm kín đáo để tránh con mắt của những kẻmuốn... khám phá thân h́nh sơn nữ! Bây giờ, người ta nói chỉ ở bản Bến Thân mới có thể gặp được các con suối có các cô sơn nữ “tắm tiên”, và nếu khéo th́ có thể chụp được một số tấm h́nh.

    Bản Bến Thân thuộc xă Đồng Sơn, nằm cách trung tâm huyện Tân Sơn của tỉnh Phú Thọ khoảng 40 cây số.

    Bản nằm ở chân núi, đường đi là những con dốc ngoằn ngoèo, xuyên qua những cánh rừng rậm um tùm. Cáccon suối ở đây vẫn trong vắt, mát lạnh và chảy miệt mài ngày đêm không ngừng nghỉ. Ngày trước, nhiều nhiếp ảnh gia đă lặn lội đến đây chụp được những bức ảnh để đời về vẻ đẹp của các cô sơn nữ, c̣n bây giờ th́... khó quá, các cô biến đâu mất cả!

    Ŕnh rập suốt ngày sau những phiến đá, chuẩn bị đi chuẩn lại bao nhiêu lần chiếc máy ảnh có zoom mang theo để... chụp trộm, nhưng chàng nhà báo vẫn chẳng thấy có cô sơn nữ nào xuất hiện.Hỏi dân chúng quanh vùng th́ họ nói bây giờ các cô không dám ra đây tắm nữamà chỉ đến giặt quần áo thôi.Xe máy, xehơi chởkhách du lịch qua lại tối ngày, làm ǵ c̣n ai dám tắm. Có chăng phải đi tới bản Cỏi, nơi xa xôi và hẻo lánh nhất trong huyện th́ mới mong thấy được.



    Vẻ đẹp sơn nữ tắm tiên giữa núi rừng

    Bản Cỏi thuộc xă Xuân Sơn, cũng thuộc huyện Tân Sơn của tỉnh Phú Thọ nhưng rất xa xôi, hẻo lánh. Những con dốc thật cao và dài nối tiếp nhau, mất rất nhiều thời giờphóng viên mới đặt chân được tới nơi. Thật đúng như những ǵ người dân nói, bản Cỏi hết sức hoang vu và êm đềm, những nếp nhà sàn đơn độc nằm lọt thỏm trong rừng rậm cùng với núi non trùng điệp.



    Bản là nơi cư ngụ của dân chúng thuộc sắc tộc Dao Tiền (người Dao có đeo các ṿng ngày trước là những chuỗi tiền đồng th́ gọi là Dao Tiền, c̣n người Dao đội khăn đỏ, đeo thắt lưng màu đỏ, gọi là Dao Đỏ, Dao mặc đồ xanh gọi là Dao Thanh Y v.v...), nằm giáp với tỉnh Sơn La và huyện Đà Bắc của tỉnh Ḥa B́nh. Cả bản hiện có 84 gia đ́nh, sinh sống bằng nghề trồng lúa, bắp, khoai, sắntrên rẫy và một số nghề phụ như bắt cá dưới suối, hái măng, nuôi trâu ḅ, gà lợn... Kinh tế của bản nói chung c̣n rất nghèo nàn và lạc hậu. Nơi này có lẽ chưa có dấu chân của những người “văn minh” đặt tới, nên xem ra c̣n rất êm ả, thanh b́nh.

    V́ trong bản không có nhà nghỉ cho thuê, nên anh chàng nhà báo phải vào xin trọ nhờ tại nhà một gia đ́nh người dân ở đầu bản. Biết “chàng” là nhà báo lặn lội từ dưới xuôi lên, họ rất niềm nở, nói rằng muốn ở bao lâu cũng được, ăn uống cùng gia đ́nh, có ǵ ăn nấy, không cần tiền bạc. Thật lạ, dân chúng th́ nghèo nhưng lại có ḷng hiếu khách đến thế!

    T́m gặp ông trưởng bản Cỏi. Ông là người Dao Tiền nhưng cái tên Đặng Vĩnh Phúc lại rất giống tên người Kinhvà nói tiếng Kinh rất thạo. Nhà báo được ông cho biết, tắm suối là nét văn hóa có từ hàng ngàn năm nay. Trước đây, cứ sau mỗi buổi lao động trên nương, phụ nữ bản Cỏi lại rủ nhau xuống suối tắm.Tắm suối không phải chỉ để gột rửa bụi bặm, ngâm ḿnh trong gịng nước mát cho thư thái mà c̣n là thời gian để họ chuyện tṛ tâm sự, chia sẻ mọi điều trong cuộc sống.

    Hiện nay, hầu hết phụ nữ ở bản Cỏi vẫn c̣n giữ tục tắm suối, chỉ có một vài gia đ́nh có điều kiện xây được nhà cao cửa rộng th́ có pḥng tắm riêng, không ra suối tắm nữa. Tuy nhiên, các cô thường đi tắm khi trời đă nhá nhem tối, không trông rơ mặt người, chứ ít ai tắm giữa thanh thiên bạch nhật.Và họ thường tắm ở các con suối sâu trong núi đá, ở bản Cỏi th́ nhiều chỗ tắm lắm, muốn t́m cũng khó.

    Nhen nhúm hy vọng sẽ được tận mắt chứng kiến vẻ đẹp hoang sơ, hiếm hoi nơi núi rừng, phóng viênnói với ông chủ nhà t́m cách dẫn đi “săn vẻ đẹp cửa sơn nữ”.

    May mắn trong gia đ́nh anh nhà báo ở nhờ có cậu con trai tên Lương, năm nay 18 tuổi. Trong lúc nói chuyện, cậu ta khoe: “Ở bản Cỏi này chẳng chỗ nào mà cháu không biết. Suối các cô ấy tắm th́ hơi xa, măi tít tận trongHang Đất, đường gập ghềnh xe máy không đi được, phải đi bộ lâu lắm”. Rồi cậu cười, nói thêm: “Với lại đi ŕnh xem người ta tắm th́ ngại lắm, lỡ người ta biết là ê mặt”. Phóng viên phải thuyết phụcrằng ḿnh “ŕnh” để về viết báo, cậu ta mới đồng ư chiều sẽ đưa đi.

    Khoảng4 giờ chiều, hai người đi bộ từ nhà đi về phía núi. Con đường có những phiến đá to ụ, lởm chởm, đi bộ c̣n khó chứ nếu đi xe máy th́ chịu, dắt cũng không nổi. Vừa đi Lương vừa cho biết ở bản Cỏi có nhiều chỗ có sơn nữ tắm nhưng chỉ cái suối chỗ Hang Đất này mới có thể chụp h́nh được v́ ở đây xa, các cô phải đến đây tắm lúc trời c̣n sớm chứ những chỗ gần, các cô tắm lúc nhá nhem tối, không chụp h́nh được.

    Mất gần một giờ đi bộ hai người mới đi đến nơi. Sau khi chọn địa điểm “phục kích”, nhà báo và cậu thanh niên ngồi núp sau một tảng đá lớn, chiếc máy ảnh đă sẵn sàng, hễ “kẻ địch” tới là... chụp!

    Và rồi, “kẻ địch” tới thật, có lẽ tới năm sáu cô, tiếng cười tiếng nói líu lo, các cô nói toàn tiếng Dao, coi bộ vui vẻ lắm.

    Tới nơi, các cô không thể ngờ được là có người đang núp nên thản nhiên cởi áo, cởi cả cái “underwear” nịt ngực là một đoạn vải khá dài quấn nhiều ṿng quanh ngực chứ không phải hai chiếc “bánh bao” của các cô gái ở dưới xuôi. Các cô cẩn thận xếp áo và “underwear” trên bờ suối, của ai người nấy để riêng rồi bắt đầu cởi chiếc váy đen có hoa văn cột lên đầu có lẽ để khỏi ướt tóc. Ôi chao, cơ thể cô nào cô nấy trắng ngần, đầy đặn, thật đúng là “Rơ ràng trong ngọc trắng ngà, dầy dầy sẵn đúc một ṭa thiên nhiên”. Phóng viên bấm máy lia lịa v́ sợ sẽ không c̣n có dịp thu h́nh những nét đẹp đó nữa.



    Trên đường về, nhà báo hỏi Lương, sơn nữ tắm suối c̣n các “sơn nam” th́ tắm ở đâu? Lương trả lời: “Đàn ông trong bản cứ tiện đâu tắm đấy nhưng không bao giờ tắm gần chỗ tắm của phụ nữ, và tuyệt đối không ai nh́n trộm các cô tắm cả. Đấy, chú thấy, các cô thoải mái trút bỏ quần áo, tha hồ đùa nghịch với nhau dưới nước chứ nếu có người nh́n trộm th́ các cô đă chẳng dám tự nhiên như vậy”.

    Về nhà, mở máy ảnh coi lại những tấm h́nh rất đẹp, phóng viên tự hỏi phong tục “tắm tiên” ở bản Cỏi sẽ c̣n lưu giữ được đến bao giờ, hay sẽ bị biến đi bởi những cặp mắt “miền xuôi” nh́n trộm và... chụp h́nh trộm như của phóng viên chẳng hạn!



    III. “Tắm tiên” ở đảo Ngọc, Phú Quốc

    Trên đường từ sân bay về khách sạn tại Phú Quốc, người tài xế taxi tên Thành bắt chuyện với khách khá rôm rả. Sau một vài câu thăm ḍ, Thành bắt đầu quảng cáo về những băi tắm thơ mộng, hoang sơ bậc nhất của đảo này. Sau cùng Thành gợi ư: “Ở những băi cát dài trắng tinh, phẳng ĺ và hoang vắng mà được tắm cùng các “tiên nữ” th́ hết sẩy. Mấy đại gia ra đây đều nhờ em t́m giúp các “tiên nữ” là người địa phương v́ phải thưởng thức “đặc sản” chính gốc Phú Quốc mới thú”.



    Cứ “Alô” là có ngay!

    Thành khoe trong danh bạ điện thoại của ḿnh có số của khoảng 30 “tiên nữ”. Tất cả đều là... gái nhà lành (?), người gốc Phú Quốc cũng có mà từ đất liền ra làm ăn cũng có. Giá cả cho một “tiên nữ” đi tắm với khách th́ vô chừng, có em đ̣i hỏi thẳng thừng, có em th́ tùy ḷng hảo tâm của khách, nhưng thường từ 500 ngàn tới 1 triệu tùy thời gian dài hay ngắn, dáng dấp, độ tuổi, nhan sắc và em ... “phục vụ” tới mức nào!

    “Tụi em biết nhu cầu của mấy anh mà, tuyệt đối không đưa hàng là gái bia ôm, gái gọi đâu, toàn “rau sạch”, gái “sinh thái” cả” - Thành quả quyết.

    Thành cho biết trong danh sách của ḿnh đang có hai em 19 tuổi, là học sinh một trường trung cấp dạy nghề ở Rạch Giá, cũng là dân Phú Quốc chính hiệu, chân dài và xinh như người mẫu, có điều giá đi tắm khá cao, phải một “vé” (tức 100 Mỹ kim).

    C̣n cả chục cô bán quán, bưng cà phê, làm tóc, làm thời vụ bóc tôm, ướp cá... cho các cơ sở chế biến hải sản ở thị trấn Dương Đông th́ chỉ cần chi năm sáu trăm ngàn đồng nhưng họ “hay mắc cỡ nên tắm không thoải mái lắm”.



    Thành tư vấn thêm: “Để riêng tư, các anh nên bao nguyên một tàu du lịch, vừa kín đáo lại vừa có người phục vụ, chả thiếu thứ ǵ. Nếu không thích “em út” ở Dương Đông th́ các anh có thể liên hệ trực tiếp với chủ tàu để t́m “tiên nữ” ở các xă đảo, nhà quê hơn, chơn chất hơn và cũng... “sinh thái” hơn”.

    Để chứng minh, Thành đưa điện thoại cho khách nói chuyện trực tiếp với một người tự xưng là chủ tàu. Đầu dây bên kia, giọng một người đàn ông đứng tuổi nói rành rọt: “Nếu các anh không chọn được người từ đất liền qua th́ lính của tụi em sẽ t́m các cô gái trên các đảo thuộc quần đảo An Thới. Trẻ, da rám nắng, chân dài, chịu chơi hết ḿnh và bơi cũng giỏi. Hễ ưng ư, mấy anh trích hoa hồng 200 ngàn đồng cho tụi em”.

    Song hành cùng nhóm đại gia trên băi biển hôm ấy là một nhóm đại gia khác gồm 12 người do ông Lê Sắc, nông dân phất lên từ nghề nuôi cá tra ở Cần Thơ, làm trưởng nhóm. Ông Sắc cho biết cứ cách vài tuần ông lại thuê tàu chở cả nhóm ra đảo Ḥn Thơm chơi.

    Tại một quán cà phê gần băi biển, đại gia này sẽ điện cho các tài xế xe ôm, xe taxi để tuyển lựa hàng ưng ư là gái “sinh thái” và bốc lên tàu ngay sau đó. Trong máy điện thoại của ông lưu cỡ 20 số điện thoại của các “c̣” cung cấp “hàng”.

    “Ngoài cánh xe ôm, taxi, tui biết khoảng chục đầu mối cung cấp gái “sinh thái” cho khách tắm tiên. Gái quê rặt, dân biển, c̣n ngây thơ, đen gịn, xinh xắn mà rất an toàn. Họ sẽ điều đến tận nơi cho ḿnh ở các đảo có băi tắm hoang vắng” - ông Sắc khỏe.



    Tiên nữ “giáng trần”!

    Sáng hôm sau, ông Năm cùng hai người bạn đều là các đại gia nổi tiếng trong lănh vực bất động sản ở Sài G̣n đến Băi Sao, được xem là một trong những băi biển thơ mộng nhất của Phú Quốc. Như đă thỏa thuận hôm trước với người tài xế taxi, “hàng” được đưa tới là ba cô gái trẻ người địa phương.

    Ông Năm chi hơn 1 triệu đồng, bao một taxi chạy gần 30 cây số từ trung tâm thị trấn Dương Đông cập Băi Sao, rồi bao trọn gói một “du thuyền” (tàu du lịch) cỡ lớn với giá 3.5 triệu đồng để du hí một ṿng vùng biển An Thới. Đại gia này mua thêm 5kg ghẹ, 3kg mực và 4kg ṣ để lai rai trên boong tàu.

    Ba cô gái ngoài 20 tuổi, tự giới thiệu tên là Thủy, Diễm và Lan, ḥa nhập rất nhanh. Các cô nói cười vui vẻ làm huyên náo cả boong tàu. Hai cô tự giới thiệu ḿnh là nhân viên chạy bàn tại một quán ăn ở Dương Đông, cô c̣n lại cho biết đang làm thời vụ cho một cơ sở chế biến hải sản ở bên An Thới. Các cô người th́ có sở trường ca cổ, người th́ pha tṛ rất khéo và tửu lượng cả ba cô đều rất khá.

    Mỗi khi các cô nhơng nhẽo, các đại gia như hưng phấn hẳn lên, bia lon Heineken bật rôm rốp. Khui gần hết một thùng bia, đủ để “say là chết trong ḷng một tí”, ông Năm kéo sát cô gái vào ḷng, th́ thầm to nhỏ. Cô gái chỉ cười rồi e lệ cúi đầu...

    Cả nhóm bước xuống một chiếc xuồng nhỏ vào tham quan di tích Giếng Tiên (giếng nước ngọt duy nhất ở băi biển) rồi thả bộ dọc băi cát trắng ven bờ. Đến khu vực vắng người, bao quanh là những băi đá nhô cao, ông Năm cùng hai ông bạn dắt tay ba cô gái vào một khe đá. Họ cởi hết quần áo vứt lên mỏm đá cao rồi d́u nhau dầm ḿnh xuống biển để... “tắm tiên”!

    Những thân h́nh không mảnh vải che thân quấn riết lấy nhau và cười khúc khích. Trong ba cô, cô gái tên Lan tỏ ra bạo dạn nhất, ṿng ra sau lưng kỳ cọ cho ông Năm, đại gia này lim dim mắt tỏ vẻ măn nguyện. Thỉnh thoảng họ chơi tṛ té nước, “ṃ cua bắt ốc” rồi ré lên cười sảng khoái. Hơn một giờ sau, họ nắm tay nhau nằm dài trên băi cát, tiếp tục nhâm nhi bia và hải sản.

    Sau đó, ba cặp “tiên nữ và đại gia” bỗng dưng mất hút một cách khó hiểu. Ông Tương, một phụ bếp nhiều năm làm việc trên chiếc tàu này, cười lém lỉnh: “Tắm tiên là vậy đó. Ở đây tuần nào mà chẳng có gần chục tốp đại gia từ Sài G̣n, Cần Thơ, Rạch Giá, Cà Mau... ra đây câu cá, “tắm tiên”. Họ đưa cả xe hơi từ đất liền ra rồi tự tổ chức tour riêng. Có đại gia cứ vài tuần ra đây một lần, mỗi lần lại tuyển một em mới, bao tàu đi chơi 3-4 ngày trên biển. Đi chơi “khép kín” như thế vừa bí mật, riêng tư lại vừa có thể che mắt thiên hạ”.



    Cũng theo ông Tương, trước đây tắm tiên ở Phú Quốc chỉ là bạn bè, người thân tự tắm với nhau hoặc cánh mày râu mang theo “hàng xách tay” của ḿnh ra du hí. Nhưng gần đây, dịch vụ này rộ lên mà “hàng” phải là gái “sinh thái”, dân địa phương mới đúng gu của các đại gia khoái của lạ.

    Ông này kể cách đây hai tháng, có một “tiên nữ” đang tắm cùng đại gia, suưt chết đuối v́ sặc nước. May mắn là nhóm bạn của ông này cùng các “tiên nữ” khác bơi gần đó đă cứu kịp.

    Một lúc sau, trời đổ mưa, biển nổi sóng, nhóm đại gia và kiều nữ vẫn say sưa tắm. Sau hơn hai giờ, ba cô gái bước lên bờ, vớ lấy chiếc khăn tắm quấn hờ ngang ngực. Xong việc, họ thuê một chiếc xuồng nhỏ trở lại “du thuyền”. Ba cô trong ba bộ đồ ướt sũng nước, để lộ hết nội y hằn trong làn áo mỏng, bước lên tàu với khuôn mặt tái mét, người run bần bật v́ lạnh.

    Họ tiếp tục khui bia và “dzô dzô” đến xế chiều. Chiếc taxi chở cả nhóm ghé qua cửa hàng trưng bày sản phẩm ngọc trai trên đường về lại Dương Đông. Các cô bước vào một lát rồi hớn hở bước ra, trên tay mỗi người đều xách một giỏ đồ.

    Lan lấy hai chiếc bông tai và một dây chuyền có gắn ngọc trai đeo lên tai và cổ, tự hào khoe: “Đẹp không? Hết 1.5 triệu đấy! Bù lại cho nguyên một ngày chịu lạnh”.



    Không cho phép tắm tiên

    Ông Huỳnh Quang Hưng (Phó chủ tịch UBND huyện đảo Phú Quốc) cho biết: “Gần đây nghe nói một số băi tắm tại các ḥn đảo ở Phú Quốc có chuyện “tắm tiên”. Có trường hợp khách du lịch đi với bạn gái ra đảo tắm, cũng có trường hợp “tắm tiên” trá h́nh do tài xế taxi và các chủ tàu du lịch môi giới. Các hoạt động đó diễn ra lén lút nên khó phát hiện. Chúng tôi đă chỉ đạo cho các đơn vị có liên quan tiến hành kiểm tra để chấn chỉnh việc này”. Rồi ông nói thêm: “Về mặt quản lư nhà nước, chúng tôi không cho phép “tắm tiên” v́ chuyện này không phù hợp với văn hóa của người Việt”.

  2. #162
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Trở lại ngày xưa

    - Saigon cô nương



    Tết vừa qua, mọi người bắt tay cho công việc năm mới. T́nh h́nh kinh tế ở Việt Nam cũng như thế giới vẫn tiếp tục khó khăn. Trong nước, giá cả nguyên liệu, nhiên liệu tiếp tục tăng trong khi thị trường tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước bị thu hẹp. Sức mua của người dân cũng như thị trường xuất khẩu giảm, hàng hóa tồn đầy kho ở một số ngành như: điện gia dụng, xe hơi, xe máy, vật liệu xây dựng, nhà đất...



    Từ giữa năm 2011, bất động sản đă lâm vào t́nh trạng ế ẩm. Ngày nào thiên hạ chen lấn mua nhà, mua đất, thậm thụt, luồn lách để mua được một suất “ngoại giao”... Trong sở làm, nhân viên văn pḥng suốt ngày chụm đầu toàn bàn chuyện mua bán nhà đất. Bỏ bao công sức để vứt bao bố tiền đổi lại một quyển sổ đỏ, sổ hồng, thậm chí một tờ giấy mua bán viết tay không hề được công chứng... Hí hửng cầm tờ giấy “nhà đất” chắc mẩm chỉ cần trao tay là tiền chênh lệch đếm mệt nghỉ. Một người được đánh giá thành đạt trong xă hội là người có mấy mảnh đất, bao căn hộ, vài cái nền... Nay th́ ngược lại, bao thảm cảnh xảy ra khi quá nhiều bất động sản nằm ỳ đó trong khi nợ vay lăi mẹ đẻ lăi con chồng chất mà không bán được tài sản...

    Anh Châu là con trai duy nhất nên được hưởng di sản căn nhà hương hỏa. Lúc cao điểm nhà đất, anh mê mải mua đi bán lại, từng sở hữu một căn hộ Phú Mỹ Hưng. Thế nhưng tới căn nhà cách đây mấy năm th́ anh kẹt cứng v́ con đường mới mở không phát triển như anh tiên đoán. Vốn đă dốc hết nhưng nhà lại hạ giá và không bán, không cho thuê. Giá hạ một nửa vẫn không ai mua, vị trí vắng vẻ, giao thông chưa mở nên không ai thèm ngó nói ǵ đến thuê. Chẳng biết xoay xở cách nào, anh đành chạy xe ôm chờ t́nh thế mà nhiều người cho là khó xoay đổi khi cung vượt quá cầu. Giờ đây mỗi ngày ngồi chờ khách ngoài cột đèn ngă tư, anh ước ao trở về căn nhà hương hỏa nằm ở mặt tiền một con đường tuy nhỏ, nhưng chỉ cần cho thuê mặt bằng cũng có thể sống thoải mái mà không cần lo âu, vất vả cực thân.

    Một đại gia làng phim ảnh miền Nam và là diễn viên nổi tiếng cũng bị rùm beng đ̣i nợ v́ đầu tư nhiều quá vào bất động sản, bạn thân bỗng dưng khẩn cấp đ̣i nợ, khiến vợ chồng tạm thời (!) chia tay để bảo toàn gia sản (!). Bất động sản khiến nhiều người đảo điên v́ dốc hết tiền của vào đó. Nay nh́n đất mọc cỏ, nhà bỏ hoang trong khi ngân hàng réo nợ hằng tháng.

    Công nghiệp sản xuất đ́nh trệ, gây nợ nần, nhiều ông chủ bỏ của chạy lấy người hoặc bị bắt...

    Như bà Diệu Hiền, đại gia ngành thủy sản miền Tây chạy sang Mỹ chữa bệnh để ông chồng ra mặt giải quyết nợ nần.

    Như ông Phạm Văn Thụ, đại gia làng sắt thép Hải Pḥng, vừa bị bắt giam cùng con trai v́ tội “lừa đảo, chiếm đoạt tài sản”. Ông từng được bao tổ chưc tín dụng săn đón, mời chào cho vay, có lúc với lăi suất 24%/năm, đến khi 100% khoản nợ đă thành nợ quá hạn, ông bị mười hai ngân hàng truy tố ra ṭa. Đó là kết quả của việc giá sắt thép giảm c̣n một nửa mà lại không tiêu thụ được.

    Ông Đặng Thành Tâm - một đại biểu Quốc hội- là người giàu nhất nước năm 2007 và trong danh sách ‘top ten’ mấy năm gần đây ở giá trị cổ phiếu. Ông là chủ tịch hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc của nhiều tập đoàn... Sau thời gian đi chữa bệnh đến mức không thể đi họp Quốc hội, ông xuất hiện với gương mặt phờ phạc, râu tóc bạc phơ v́ ngân hàng không cho vay tiếp trong lúc gặp khó khăn về kinh tế, mang nợ 500 triệu Mỹ kim.

    Là chủ của công ty Phát triển Đô thị Kinh Bắc, công ty Đầu tư và Công nghiệp Tân Tạo, công ty Công nghệ Viễn thông Sài G̣n... giờ ông chỉ mơ được trở về ngày xưa, làm ít, nợ ít, không phải lúc nào cũng gánh nỗi lo nợ nần. “Ước như thế chả khác nào bảo ḿnh trở về với máng lợn sứt mẻ, nhưng máng đó là của ḿnh c̣n tốt hơn sống trong lâu đài xa hoa nhưng không phải của ḿnh, lại canh cánh nỗi lo”.

    Nổi bật cuối năm là chuyện của tập đoàn vận tải Mai Linh của ông Hồ Huy. Có nguy cơ hai mươi tám ngàn lao động bị mất việc và tám trăm người góp vốn bị mất vốn.

    Lúc góp vốn nhận chia lợi tức từ 18 đến 25% một năm th́ ai nấy hỉ hả nhưng đến lúc thất bại, công ty muốn vỡ nợ th́ thiên hạ ùn ùn đến đ̣i tiền về để... chữa bệnh, xây nhà, đi du học... “Tôi chỉ cho vay chứ không góp vốn”- một bà phân trần.

    Mọi người đồn ông Hồ Huy lấy danh nghĩa phát triển xe taxi nhưng thật ra gom tiền đầu cơ bất động sản nên mới bị chết ngắc, trong lúc ông này vẫn hết sức thanh minh chỉ mở rộng vận tải, du lịch thôi. Mọi người nh́n nhau than thở sao ḿnh cả tin quá vậy không biết.

    Chuyện cho vay góp vốn này giống nước hoa Thanh Hương ngày xưa ghê. Bao nhiêu vụ vỡ nợ cũng chỉ v́ ham lăi khủng. Cứ thấy tiền cho vay lăi cao là nhắm mắt đưa đầu vào không chút nghi ngờ.

    Sản xuất, thương mại đ́nh trệ v́ sức tiêu thụ trong và ngoài nước giảm sút, thị trường bất động sản đóng băng... Giới chủ đau đầu, người lao động lao đao...

    Bởi vậy, nhiều người mong trở lại... ngày xưa.

    Ông Đặng Thành Tâm ước trở về thời máng lợn hơn là sống trong lâu đài mà nơm nớp lo nợ...

    Ông Hồ Huy mong sao ngược lại thời gian, hồi đó mua một trăm triệu, bán ngay lại bảy, tám chục triệu là biện pháp thông minh nhất, chịu lỗ một chút mà tháo vốn c̣n hơn đâm lao rồi cứ theo lao không dừng nổi. Hăng xưởng c̣n sản xuất hy vọng mua vào bán ra chứ đất đai nhà cửa th́ vốn chôn đó mờ mịt chẳng thấy con đường hy vọng nào hứa hẹn mở ra.

    Thành thử không lạ khi lúc này giám đốc, chủ doanh nghiệp t́m tới bác sĩ tâm thần nhiều quá.

    Không phải chỉ dân giàu mới mơ tới ngày xưa mà cả dân nghèo cũng đăm chiêu nhớ tiếc dĩ văng.

    Bà Nho nhớ lại thời bao cấp... sung sướng làm sao! Mọi người đều b́nh đẳng như nhau. Ai cũng như ai đồng hạng. Mỗi tháng bao nhiêu kư gạo, mấy trăm gờ-ram thịt, mấy bánh xà bông, cây kem đánh răng... Lâu lâu được phân phối khúc vải hay cái bóng đèn, chiếc lốp xe... th́ cả nhóm phải làm thăm. Bốc trúng thăm lănh món hàng hớn hở như trúng xổ số. Nhất là Tết đến lănh được thêm kư thịt, kư đường hay gói mứt dừa nhai găy răng là cả nhà ăn tết lớn.

    Có đâu kèn cựa, mất ăn mất ngủ v́ lo giá vàng lên, giá đô xuống. Mới đây có tin đồn Chủ tịch BIDV bị bắt, khiến chứng khoán giảm mạnh. Vụ này kẻ nào tung tin đồn kiếm lợi hàng trăm tỉ. Người dân đổ xô đi mua vàng và tỉ giá USD th́ tăng vọt.

    Cứ lâu lâu lại có tin đồn ông chủ tịch ngân hàng này bị bắt, ông giám đốc ngân hàng kia bỏ trốn, làm thiên hạ lại vội vă ùn ùn đi rút tiền và thị trường chứng khoán tụt dốc không phanh.

    Nhớ hồi chưa có thị trường chứng khoán, nếu không buôn bán làm ăn th́ tiền bạc của cải cất giữ trong tủ sắt khóa lại ngày ngày ra vô nh́n thấy yên ổn trước mắt hay gửi ngân hàng tiền lời chút ít nhưng bảo đảm vốn liếng an toàn (!)

    Đừng trở lại xưa quá như vậy, xưa vừa vừa thôi... khoảng cách đây mấy năm khi chứng khoán đang lên hương. Ra sàn vài bữa là tiền chảy vào như nước. Cho nên anh kỹ sư nọ bỏ việc lương cao, về nhà huy động vốn của gia đ́nh, họ hàng, bạn bè chơi chứng khoán. Chẳng ai biết đó là ǵ, chỉ biết đưa tiền ra chớp mắt lấy lăi về. Chứng khoán xuống mau chóng chỉ trong thời gian rất ngắn khiến anh kỹ sư phát bệnh tâm thần. Trong bệnh viện, anh là bệnh nhân được thăm viếng nhiều nhất. Đó là những người vét của cải dành dụm đưa hết cho anh, nay cứ phải đến bệnh viện thăm chừng anh khỏe chưa đặng về tiếp tục chứng khoán, không mong lời lăi nữa, chỉ cầu kéo vốn về đồng nào hay đồng đó.

    Hay là hồi trước cứ đau ốm là đường hoàng đi bác sĩ, bệnh viện. Tuy thuốc men thiếu thốn nhưng chữa được tới đâu hay tới đó. Giờ cứ đau là nghe hàng chục triệu, hàng trăm triệu. Dân nghèo sợ lắm, bán sạch sành sanh ruộng đất nhà cửa đến trắng tay mà bệnh vẫn không hết.

    Mơ tới ngày xưa rơ nhất là các bà... nội trợ tối ngày than thở cá ướp urê, tôm bơm rau câu, rau tưới thuốc trừ sâu..., đồ hộp quá đát. Vào nhà hàng, quán ăn th́ lo thịt thối. Thịt gà, thịt lợn, đồ ḷng... hư hỏng nhập cảng từ muôn nẻo vào Việt Nam rồi chui sâu mọi ngơ ngách hàng quán. Những gia đ́nh cẩn thận th́ trồng rau sạch trên sân thượng, gửi dưới quê mang lên gà quê, cá quê. Nhưng như vậy th́ mệt quá, đă kiếm ăn cực nhọc, thời giờ đâu làm mấy chuyện nhiêu khê đó. C̣n những gia đ́nh mua gạo Nhật, thịt Úc, gà Brasil, rau Hà Lan, nấm Đại Hàn... th́ không kể. Cho nên bà nội trợ cứ mong trở lại hồi nẳm, những ngày xách giỏ ra chợ nhiều tiền mua tươi, ít tiền mua héo mà không phải thắc mắc ǵ về nguồn gốc thực phẩm cả.

    Cũng không phải chỉ người già mà ngay cả người trẻ cũng mơ về ngày xưa.

    Anh Thành tốt nghiệp đại học mấy năm nay, lêu bêu làm nhân viên tiếp thị, bán hàng cho siêu thị... Nói chung cứ đổi nghề xoành xoạch. Trường học mở tràn lan, ai cũng là cử nhân, kỹ sư, ra trường cho lắm mà không sao kiếm được việc làm đúng ngành học. Chẳng những thế, nhiều tỉnh c̣n tuyên bố không nhận sinh viên tốt nghiệp đại học tư. Vậy chứ tại sao mấy trường tư đó được cấp phép mở trường làm chi.

    Thành thử anh chàng ngồi mơ màng đầy ganh tỵ v́ hồi nảo hồi nào, nhà nước tuyển bao nhiêu sinh viên, ra trường phân công làm công chức hết bấy nhiêu, chẳng ai thất nghiệp nằm dài như bây giờ cả. Đâu có chuyện công nhân làm cho tư nhân cuối năm nơm nớp bị chủ xù lương, đầu năm lo ngay ngáy mất việc.

    Chi nên ai nấy đều mơ: Bao giờ cho đến... ngày xưa!!!

  3. #163
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Khi niềm tin đă mất

    - Văn Quang




    “Tháng giêng là tháng ăn chơi”, đó là chuyện đáng nói nhất ở Việt Nam vào lúc này. Trong đó lễ hội ở khắp các đ́nh chùa miếu mạo là những nét chính, một phong tục từ ngàn xưa cha ông ta đă để lại. Nhưng không phải người dân Việt Nam nào cũng có cơ hội được đi lễ hội. Cuộc sống vô cùng khó khăn chật vật, hầu hết những người lao động chưa hết tết đă phải lao vào kiếm sống. Chỉ những người dư dả chút đỉnh hoặc nhà khá giả, nhà giàu mới đủ khả năng đi lễ hội. Một ḍng người chảy xuôi ngược từ tỉnh này qua tỉnh khác, từ Nam ra Bắc rồi lại từ Bắc vô Nam, đến với lễ hội.

    Theo thống kê, hiện nay ở Việt Nam có khoảng 8.000 lễ hội, trong đó phần lớn là lễ hội dân gian, có ảnh hưởng tới đời sống văn hóa của số đông người dân. Mỗi lễ hội đều có cốt cách, sắc thái riêng để thu hút khách thập phương đến với hội làng ḿnh.

    Ước tính năm nay số người đi lễ hội tăng hơn nhiều so với mọi năm. Như số khách đi chùa Hương năm nay so với năm 2012 tăng khoảng 8%, khoảng 1,5 triệu lượt, và kéo dài tới 3 tháng. C̣n rất nhiều các lễ hội khác số khách cũng đều tăng đáng kể.





    V́ sao số người đi lễ hội ngày càng nhiều?

    Một sự thật hiển nhiên là con người khi chẳng c̣n biết tin vào cái ǵ th́ chỉ c̣n biết gửi hết niềm tin vào những giấc mơ hư ảo. Từ tiền tài, bổng lộc, bằng cấp, sức khỏe cho đến t́nh duyên, đều trông cậy vào “một phép lạ nhiệm mầu” từ trên trời rơi xuống. Mục đích vật chất, vị lợi, cầu xin thánh thần phù hộ cho đủ thứ cần thiết thực dụng đă biến cửa đền chùa thành một nơi phàm tục nhất. Nơi con người mong có thật nhiều lợi lộc mà chẳng cần làm ǵ.

    Tôi cần phải xác định ngay đây không phải là vấn đề tín ngưỡng và cũng không phải tất cả mọi người đến lễ hội đều có một mục đích như nhau. Cũng có người đến lễ hội nhân dịp du xuân theo đúng ư nghĩa nhớ về nguồn cội hoặc chỉ để vui chơi “xem cho biết”.

    Nhưng cũng có những người chen lấn, giành giựt cành lộc, giẫm đạp xin ấn đền Trần; trèo tường, chui cửa chùa Bái Đính; hay ăn xin, rải tiền, cướp chiếu, xin nước thánh... đang khiến nhiều lễ hội không c̣n là lễ hội mà là nơi người ta cố chen lấn để mua thần bán thánh. Bởi trong cuộc đời thường họ đă quá vất vả cũng không thể nào khá hơn được nữa.

    Bao nhiêu lợi lộc trong cuộc sống thực tế đă bị đánh cắp hay đúng hơn bị ăn cướp mất rồi. Từ thằng du côn, dân anh chị có số má đến anh có một tí quyền lực đều có thể và đă vơ vét hết công việc kiếm ăn ngay từ trong ngơ hẹp của người lương thiện. Vậy thần thánh tượng trưng cho quyền lực mơ hồ hư ảo chính là nơi cho họ cái hy vọng cuối cùng.

    C̣n anh giàu muốn giữ của hay muốn giàu hơn, quan nhỏ muốn làm quan lớn. Đi lễ chùa, cầu Trời khấn Phật chính là cái “điểm tựa” thứ hai của họ. Ngoài đời có đàn anh, có phe nhóm che chắn, nhưng để “bảo đảm an toàn” hơn, họ cần có thêm một điểm tựa tâm linh mà họ nghĩ rằng không ai có thể phá đám được. V́ thế, họ sẵn sàng lao vào các nghi thức trời ơi, các tṛ mê tín giữa lễ hội, giành giựt cho bằng được dịp may hiếm có này. Họ sẵn sàng nhét tiền thật, “tiền tươi” vào bất cứ chỗ nào trong pho tượng Phật, cùng lắm th́ nhét dưới cái bệ gạch Phật đang ngồi. Chẳng biết Phật có thể xài tiền dương gian hay không, họ vẫn cứ hối lộ. Dường như hối lộ đă biến thành một thói quen, bởi lâu nay muốn làm bất cứ cái ǵ cũng phải có tiền đi trước. Không tiền th́ đến bệnh viện cũng chỉ nằm ngoài hành lang chứ đừng ḥng cấp cứu. Thế nên hối lộ thần thánh biến thành “chuyện tự nhiên như người Hà Nội”. Họ làm với tất cả cái gọi là “ḷng thành”, nhưng chính “ḷng thành” dúi tiền vào tay Phật đă phản bội giá trị đích thực của Thần Thánh.



    Văn hóa dân tộc hay kinh doanh?

    Lễ và hội ở khắp các vùng quê xưa kia là đáp ứng nhu cầu văn hóa tâm linh vui chơi giải trí của dân cư sống bằng nông nghiệp là chính, theo thời vụ mùa màng và gắn bó với đất đai tự nhiên. Vui chơi ngày xuân để đền bù suốt 12 tháng làm lụng vất vả. Cúng bái đầu năm là để nhớ ơn tổ tiện, nhớ công đức người dựng làng, dựng nước nên mới có Bàn Thờ Tổ, có Thánh Hoàng Làng, chứ không phải cứ có lễ hội Thánh Hoàng Làng mới được ăn xôi, ăn “oản”. Tiếc rằng cái ư nghĩa đáng trân trọng đó đă bị người đời nay phản bội. Một số nơi tổ chức lễ hội là để kiếm thêm tiền cho địa phương hay cho chính các quan chức địa phương. Rồi các con buôn ở khắp nơi cũng nhào đến lễ hội để kiếm ăn, chặt chém, bói toán lừa bịp đủ kiểu, kể cả ăn cắp vặt. Người đi lễ hội cứ ngay ngáy đề pḥng đủ chuyện từ ăn uống, di chuyển đến mua sắm lễ và… chuẩn bị “xung phong” vào nơi nào được coi là linh ứng nhất. Cho nên không chỉ người tổ chức lễ hội phản bội cha ông mà nhiều du khách cũng tham gia tṛ chơi này. Mượn danh nghĩa “Văn hóa dân tộc”, “Uống nước nhớ nguồn”...nhiều nơi tổ chức lễ hội rầm rộ, nhưng thật ra là để “kinh doanh” hơn là “truyền thống” làm cho ư nghĩa thực của lễ hội dần dần bị mai một!

    Ở đây tôi chỉ điểm lại vài lễ hội chính đă và đang diễn ra tại Việt Nam trong tháng Giêng này.



    Những cảnh chướng tai gai mắt ở lễ hội

    Lễ hội lớn nhất và lâu nhất, phải kể đến là lễ hội chùa Hương. Đă từ nhiều năm lễ hội này đă để lại nhiều điều tai tiếng. Từ sáng ngày 15/2, đă có hàng ngàn du khách từ khắp nơi đổ về dự lễ khai hội chùa Hương năm 2013. Ngay trong sáng ngày khai hội, một số h́nh ảnh chưa được đẹp mắt vẫn c̣n tồn tại như t́nh trạng ứ đọng gần như vô tổ chức tại khu vực cáp treo, khiến du khách phải chật vật chen lấn. Các nhà hàng, quán ăn ở chùa Hương vẫn bày bán đủ các loại thịt động vật cho khách hành hương về đất Phật, trông thật chướng mắt. Trong động Hương Tích, tiền lẻ, gạo, muối trắng bị rải ở nhiều nơi.

    Một điểm đáng nói là hiện tượng các chủ đ̣ “chặt chém” du khách đi đ̣ trên suối Yến đă giảm đáng kể. Một du khách phải trả 85.000 đồng (gồm 35.000 đồng tiền xuống đ̣, 50.000 đồng tiền vé thắng cảnh) th́ người chèo đ̣ chỉ “xin” thêm 15.000 đồng gọi là “tiền bồi dưỡng” – một từ ngữ rất quen ở Việt Nam. Tuy nhiên, rất đông du khách phàn nàn về việc bị các quán, hàng ăn “chém đẹp”. Như một bát ḿ tôm trứng, hay một bát phở ḅ tái (thực chất là thịt heo) có giá từ 55.000 đến 60.000 đồng, một chai nước C2 cũng có giá từ 15.000 đến 18.000 đồng, một hột vịt lộn cũng có giá 15.000 đồng... Thật ra, hiện tượng chặt chém trong những ngày lễ tết đă trở thành một “thói quen” ở khắp nơi. Ngay như ở sân bay Nội Bài - Hà Nội, giá cũng tăng vô tội vạ. Du khách đành “chịu trận”.



    Khai ấn đền Trần, lễ hội của quan

    Cách đây năm bảy năm, hầu như người ta chỉ biết đến lễ khai ấn đền Trần, nhưng nay th́ huyện Hưng Hà, Thái B́nh cũng phát ấn, rồi Yên Tử, Quảng Ninh cũng đóng dấu khai ấn, và cả đền thờ ở tuốt Thanh Hóa cũng phát ấn nhà Trần.

    Xưa kia lễ hội là việc của cộng đồng, người dân địa phương đến chơi hội, cùng nhau tổ chức những tṛ chơi thú vị đầy tính cách dân gian, không tốn kém như đu dây, ném vịt, bịt mắt đập nồi đất hoặc nam nữ ca hát đối đáp chung vui. Nhưng nay chính quyền nhiều địa phương muốn nâng lễ hội lên “tầm cao mới”, họ phân công cán bộ, lập ban tổ chức rồi cố gắng mời thật nhiều quan chức, càng có vị trí cao càng tốt về dự lễ. Người ta truyền tai nhau là nơi nào linh thiêng th́ lănh đạo mới về! Lănh đạo được đón tiếp rất long trọng, hầu hạ chu đáo.

    Trước khi lễ hội đền Trần diễn ra, ban tổ chức khẳng định sẽ trả lại lễ hội cho cộng đồng, nhưng đáng tiếc, trong số 1.000 người được cấp thẻ vào đền trong giờ thiêng, quan chức và người nhà chính quyền địa phương chiếm nhiều nhất.

    Các vị lănh đạo chính quyền cũng có tín ngưỡng, cũng có quyền được đi lễ. Nhưng Lễ làng th́ có dính dáng ǵ đến các quan chức nhà nước mà họ phải làm đ́nh đám. Nếu các quan muốn tham dự th́ nên đến với tư cách cá nhân, đừng lạm dụng quyền quan chức mà đến lễ hội để thể hiện ḿnh, ăn nhậu rồi lại bắt nghệ sĩ phục vụ. Điều này không thể chấp nhận được!

    Trong đêm khai ấn đền Trần (Nam Định), không chỉ đua nhau ném tiền vào kiệu rước, hàng ngàn người c̣n chen nhau chui vào đền, giành giựt hoa và cành lộc trên ban thờ mang ra ngoài khiến buổi lễ trở nên hỗn loạn.

    Khi đền Trần bắt đầu phát ấn, để có được một lá ấn, người dân phải trả ít nhất 15.000 đồng và theo quy định mỗi người chỉ được mua từ 1 đến 2 lá. Tuy nhiên, những người vô tổ chức cũng nhiều không kém. Người ta không ngần ngại trèo qua đầu người khác để xông vào đ̣i mua ấn trước.

    Nhiều người chui vào mua tuồn ra cho “anh em” bên ngoài rồi lại chui vào mua tiếp.

    Từ đó, t́nh trạng lộn xộn liên tiếp diễn ra bởi trong số này có nhiều người vào lấy ấn với mục đích ra cửa bán lại cho người ngại xếp hàng. Hàng ngàn người cứ hùng hục xô đẩy, giẫm đạp lên nhau để giành giựt cơ hội mua bằng được lá ấn nhằm thăng quan tiến chức. Trong khi bổng lộc, may mắn chưa thấy đâu, nhiều người bị xô ngă, mất trộm, bị rạch túi.



    Những cảnh nhếc nhác ở lễ hội khác

    Tương tự, hàng ngàn người đổ về xin lộc bà Chúa Kho ngày đầu năm khiến nơi này đông nghẹt. Đâu đâu cũng thấy những mâm lễ đầy ắp tiền, vàng mă ghi đầy đủ tên tuổi, địa chỉ, sao chiếu mạng của chủ nhân. Cảnh khấn thuê, c̣ mồi đốt vàng hương, lấy tiền công đức... vẫn diễn ra.

    Dọc đường dẫn vào đền bà Chúa Kho, người già, trẻ em, người khuyết tật nằm bất động hay lê lết xin tiền du khách. Nhiều trẻ em bị ép buộc, lạm dụng để kiếm tiền, trước sự bất lực của Ban quản lư di tích.

    T́nh trạng lộn xộn, ư thức kém c̣n diễn ra ngay tại di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội). Mặc dù Ban quản lư di tích đă căng hàng rào không cho khách sờ đầu rùa đội bia đá nhưng nhiều phụ huynh vẫn cố t́nh bế con qua hàng rào để vào sờ đầu rùa mong học giỏi. Con cứ việc chơi, chuyện học hành đỗ đạt đă có Thánh lo!

    Du khách c̣n bắt chước, đua nhau ném tiền lẻ vào khu vực bia đá. Thậm chí, nhiều người c̣n gấp nhỏ tiền nhét vào miệng rùa đá cầu may.

    Với mong muốn sinh con trai, hàng ngàn thanh niên đă đổ về huyện Tam Dương (Vĩnh Phúc) để cướp chiếu trong lễ “đúc Bụt”. Nhiều người cướp được một sợi chiếu cói cũng cảm thấy may mắn.

    C̣n Hội làng Lim - Bắc Ninh, xưa nay vốn nổi tiếng về hát quan họ. Một thứ văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc với các “liền anh liền chị chân quê” tŕnh diễn cho khách thập phương vui hội rất đặc sắc, không nơi nào có. Nhưng năm nay lại có nhiều dư luận ́ xèo về cách nhận tiền “boa” của khách.

    Bạn NVM cho biết: Hành động của các “liền anh, liền chị” ở hội Lim giống như mấy ca sĩ nghiệp dư pḥng trà nhận tiền boa. Nếu có khác là ở các pḥng trà, khán giả có thể nhét tiền boa vào áo lót, khe ngực của ca sĩ. C̣n các “liền anh, liền chị” ở đây th́ ngửa tay ra để nhận tiền.



    Lễ hội ở Sài G̣n

    Trở lại với thành phố Sài G̣n, ngày 24/2, người Sài G̣n tấp nập đổ về các ngôi chùa. Các ngôi chùa lớn như Giác Lâm (Q.Tân B́nh), Vĩnh Nghiêm (Q.3), Xá Lợi (Q.3),... từ sớm đă đông người lễ Phật, cầu an, cầu siêu, cầu lộc năm mới.

    Ngày rằm, các vật phẩm cúng được bán với giá cao gấp ba lần ngày thường. Gặp khách nơi xa đến, người bán cứ ấn đồ cúng vào tay khách bảo cứ vào chùa cúng cho kịp giờ tốt rồi ra tính tiền, nhiều người cả tin mang vào cúng xong khi trở ra bị tính tiền giá... trên trời. Bà Lê Thị Mành từ B́nh Dương đến núi Sam viếng chùa than văn: “Chỉ chục kư gạo, chục kư muối với hai ốp nhang, hai bó hoa mà bị chặt tới 2 triệu đồng”.

    Quanh các ngôi chùa, có đội “c̣” luôn bám theo khách gạ gẫm đến các am miếu trên núi xem bói, mua chim thả phóng sinh, mua bùa chú, cúng giải hạn cầu may... May mắn đâu chưa thấy nhưng đă thấy khá nhiều trường hợp bị kẻ gian móc túi, lừa gạt...



    Văn hóa hỏng mất rồi

    - Độc giả Phạm Xuân Nguyên sau khi đi lễ hội chùa Hương về đă cay đắng thốt lên: “Thật khủng khiếp khi chứng kiến cảnh đền chùa, di tích trong những ngày lễ hội: một băi rác khổng lồ, một đống chen chúc, xô đẩy, một pḥng trưng bày lộ thiên tạp pí lù của tham vọng kỳ quặc của con người. Đem bạc dán dắt đầy ḿnh tượng là một trong những hành động khó chịu điển h́nh nhất của lễ hội không chỉ xuân này.

    Đi hội tội người, tội cả thánh thần tiên Phật, tội cả văn hóa tâm linh tinh thần. Văn hóa lễ hội của chúng ta hỏng mất rồi. Nó hỏng trong cái hỏng chung của văn hóa tinh thần của người Việt ta lâu nay. Bây giờ có ai đi hội để ngắm nh́n thưởng lăm cái đẹp, cái hay của những di tích đ́nh chùa nữa đâu. Người ta cứ đi cứ đến cứ vái cứ cúng nhưng về hỏi là đi đâu, nơi đó sự tích thế nào, kiến trúc ra sao, có ǵ hay ǵ đẹp th́ lại chẳng biết, chẳng thèm biết.

    Tiếc rằng hết năm này qua năm khác, vẫn không thấy chính quyền địa phương có được các biện pháp quản lư cụ thể và hữu hiệu nào để ngăn chặn những điều bát nháo cứ xảy ra ngang nhiên tại những nơi thiêng liêng của người Việt!

    Nh́n những điều tồi tệ vẫn xảy ra ngay ở lễ hội chùa Hương và một số nơi khác mà thấy buồn cho sự xuống cấp của đạo đức, văn hóa và nếp sống của nhiều người Việt ngày nay...”

    Lễ hội văn hóa bát nháo, nhạt nḥa bản sắc, c̣n lễ hội tâm linh th́ lôm côm, sặc mùi thực dụng. Tưởng đâu năm nay, vấn nạn này bớt được phần nào nhưng lại có phần tồi tệ hơn. Mùa lễ hội vẫn c̣n tiếp tục diễn ra sôi nổi đến hết “tháng ăn chơi” trên khắp cả nước.



    Cần phải loại bỏ tổ chức phi văn hóa

    Để kết luận cho bài này, xin mượn lời bàn của một ông già có tên Yamaha:

    - “Hăy loại bỏ vĩnh viễn những lễ hội khuyến khích văn hóa cướp giựt, không khuyến khích con người cố tâm rèn tài luyện đức, chỉ mong muốn thu gặt mà không bỏ công sức. Về nhân cách, những con người đó đang tự biến bản thân ḿnh thành một loại ăn mày, một loại cái bang.

    Ở Mỹ, hằng năm người ta tổ chức những lễ hội tôn vinh những cố gắng của con người là chính. Việt Nam ta trong những năm qua tệ nạn cướp giật ngày càng nhiều, các vụ tranh cướp khai thác trộm tài nguyên phát triển, tham nhũng, giả dối, ngày càng có khuynh hướng tăng lên, cẩu tặc, đinh tặc, mua quan bán chức, chạy bằng cấp, chạy chức quyền và bao nhiêu chuyện tệ hại khác gia tăng. Có lẽ xuất phát từ những mơ mộng mông lung, muốn không làm mà có ăn như những lễ hội vay tiền bà chúa Kho, cướp ấn đền Trần... mà ra. Theo tôi những nhà lănh đạo hăy mạnh dạn dẹp bỏ những lễ hội không văn hóa như thế. Tương lai một dân tộc không thể dựa vào sự xin xỏ, sự cướp bóc hay mộng mơ đánh quả. Mà phải từ sự miệt mài phấn đấu của từng cá nhân. Ngay cả tương lai một con người, một gia đ́nh cũng vậy. Đó là những hiện tượng báo trước sự suy vong của con người, gia đ́nh và đất nước. Cần phải quyết liệt ngăn chặn ngay. Cần phải kỷ luật những người tổ chức các lễ hội phi văn hóa ấy”.

    - Bạn Quang Ḥa đưa ra kết luận gọn hơn:

    “Mấy ngày sau Tết, mỗi lẫn xem TV, tôi không hiểu v́ sao thay v́ cổ vũ cho đồng bào cố gắng lao động sản xuất, dường như các phương tiện truyền thông cố t́nh kéo Tết thật dài ra và quảng cáo ghê gớm cho lễ hội. Ngưới ta cứ nói “đậm đà bản sắc dân tộc”. Tôi nói, muốn biết văn hóa nước ta giờ đây nó bát nháo, xuống cấp như thế nào, cứ đến lễ hội mà xem”.



    Chắc chắn tôi không phải b́nh luận ǵ thêm khi niềm tin đă bị đánh mất th́ tất cả cùng theo nhau xuống dốc. Nhưng cách đi t́m niềm tin đích thực không phải là dựa vào người khác hoặc bất cứ một thế lực hư ảo nào, không phải ngồi đó mà than văn, chờ đợi trong mơ hồ mà phải do chính con người tạo nên bằng chính nghị lực, sự kiên tŕ và dũng cảm của ḿnh.



    Văn Quang

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 2 users browsing this thread. (0 members and 2 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 1
    Last Post: 27-09-2011, 01:31 AM
  2. Replies: 5
    Last Post: 19-07-2011, 07:35 PM
  3. Replies: 0
    Last Post: 02-11-2010, 11:33 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •