Page 3 of 5 FirstFirst 12345 LastLast
Results 21 to 30 of 49

Thread: Đảng CS Việt Nam đàn áp Tôn giáo / Vi phạm nhân quyền

  1. #21
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Ngày Nhân quyền Quốc tế, Nhân quyền tại Việt Nam?
    Quỳnh Chi, phóng viên RFA, Bangkok
    2012-12-10

    Ngày 10 tháng 12 hằng năm được Liên Hiệp Quốc công nhận là ngày Quốc tế Nhân quyền. Nhân ngày này, nhiều người trong nước chia sẻ với đài RFA về suy nghĩ, nguyện vọng của họ.


    Nhân quyền tại VN mang tính lư thuyết hơn thực tế

    Nói chuyện với đài RFA nhân ngày Quốc tế Nhân quyền, MS Nguyễn Hồng Quang (cố vấn ban điều hành tổng giáo hạt Mennonite) nói rằng ông luôn theo dơi vấn đề nhân quyền trên thế giới và tại Việt Nam. Ông cho rằng nhân quyền Việt Nam được ghi nhận trên hiến pháp năm 1946 – là hiến pháp mà các hiến pháp thay đổi sau này cũng theo tinh thần đó. Tuy nhiên, ông lưu ư rằng vấn đề thực hiện trong thực tế th́ “c̣n khập khiểng”.

    Cùng ư kiến với MS Nguyễn Hồng Quang, blogger Nguyễn Anh Dũng cho rằng nhân quyền tại Việt Nam mang tính lư thuyết hơn thực tế:

    “Theo lư thuyết và báo chí Việt Nam th́ họ nói là nhân quyền Việt Nam được đảm bảo. Trong Sách Trắng 2005 của Bộ Ngoại giao Việt Nam th́ cũng nêu lên nhiều điều tốt đẹp về nhân quyền Việt Nam. Nhưng đó chỉ là cách nói. Trăm nghe không bằng một thấy. Thực ra nhân quyền ở Việt Nam gần như bị bỏ rơi”.

    Theo lư thuyết và báo chí Việt Nam th́ họ nói là nhân quyền Việt Nam được đảm bảo. Trong Sách Trắng 2005 của Bộ Ngoại giao Việt Nam th́ cũng nêu lên nhiều điều tốt đẹp về nhân quyền Việt Nam. Nhưng đó chỉ là cách nói. Trăm nghe không bằng một thấy

    blogger Nguyễn Anh Dũng

    Từng là giảng viên lâu năm của trường Cao đẳng Kinh tế Công nghiệp Hà Nội và cũng từng là cựu chiến binh Việt Nam, ông Dũng cho biết ḿnh luôn trăn trở với những vấn đề của xă hội và đất nước. Ông chọn cách trở thành một blogger để có thể cùng với các ng̣i bút khác phản ánh một cách thực tế và gần gũi t́nh trạng đất nước, trong đó có t́nh trạng nhân quyền. Ông phàn nàn rằng mặc dù vấn đề nhân quyền là thuộc phạm vi toàn cầu, được các công ước Liên Hiệp Quốc công nhận nhưng thông tin về ngày này lại không được nhắc đến nhiều trên các phương tiện truyền thông Việt Nam. Ông tỏ thái độ bức xúc và cho rằng những phản ánh của người dân cần được tôn trọng:

    Những nhà đấu tranh cho dân chủ ở Việt Nam đều bị bắt giam


    Rất nhiều nhà đấu tranh cho dân chủ ở Việt Nam bị bắt giam

    “Blogger chúng tôi cũng có những trăn trở bởi đôi khi ư kiến chúng tôi không trùng với ư những người cầm quyền nên đôi khi sẽ gặp khó khăn. Những ǵ chúng tôi viết đều là công khai. Nếu chính quyền thấy chưa đúng th́ đối thoại. Nhưng những tâm tư của chúng tôi đối với đất nước th́ phải được tôn trọng”.

    “Nhân ngày QTNQ, tôi mong sao nhân quyền được tôn trọng ở mọi nước mọi nơi, đặc biệt là Việt Nam”.

    Thời gian gần đây, chính phủ Việt Nam bị quốc tế và người dân trong nước chỉ trích v́ nghị định mới về quản lư internet mà nhiều người cho rằng thắt chặt hơn và nhắm cộng đồng mạng cùng giới blogger.

    Không chỉ giới blogger mới lên tiếng chỉ trích t́nh trạng nhân quyền Việt Nam, Linh mục Đinh Hữu Thoại, thuộc Ḍng chúa Cứu thế nói rằng trong lúc trên thế giới diễn ra những hoạt động cho ngày nhân quyền th́ tại Việt Nam, hành động đàn áp người biểu t́nh hôm Chủ nhật vừa qua là một biểu hiện của việc vi phạm nhân quyền.

    “Về tự do tôn giáo th́ ngày càng trầm trọng hơn”, ông nói.


    Người dân tập trung tỏ ḷng yêu nước phản đối TQ lấn chiếm lănh hải lănh thổ cũng bị ngăn cấm và bắt giam (Blog nxd)
    Vị Linh mục này phàn nàn rằng Nghị định Chính phủ số 92 về Quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo, kư hôm 8.11.2012 có những điều khoản khắt khe hơn nghị định cũ và hạn chế hoạt động của cộng đồng Công giáo nói riêng và tôn giáo nói chung.

    Linh mục Đinh Hữu Thoại cho rằng giáo hội không được tự do bổ nhiệm giám mục trong khi vấn đề nhân sự lẽ ra phải hoàn toàn phụ thuộc vào giáo hội. Ông nói thêm rằng đối với giáo dân vùng sâu vùng xa đặc biệt là vùng miền núi th́ việc hành đạo gặp rất nhiều khó khăn bởi chính quyền can thiệp.

    Nhân quyền tại Việt Nam đang đi thụt lùi

    Chính phủ Việt Nam thường lên tiếng bác bỏ những đánh giá tiêu cực của U ̉y ban Tự do Tôn giáo Quốc tế Hoa kỳ về t́nh trạng tự do tôn giáo ở Việt Nam cũng như bác bỏ những chỉ trích của quốc tế cho rằng t́nh trạng nhân quyền Việt Nam tồi tệ.

    Theo số liệu thống kê, 6 tôn giáo lớn gồm Phật giáo, Thiên chúa giáo, Tin lành, Cao đài, Ḥa hảo, Hồi giáo có số tín đồ lên tới hơn 20 triệu người, bằng ¼ dân số Việt Nam. Tuy nhiên, con số này dường như chưa đủ gây ấn tượng với những nhà hoạt động tôn giáo không chịu sự quản lư của Nhà nước. Ông Vơ Văn Thanh Liêm, trụ tŕ Quang Minh tự ở Chợ Mới, An Giang nhận xét:

    Tôi mong quốc tế hăy làm sáng tỏ t́nh trạng nhân quyền Việt Nam. Người Việt Nam đang khao khát nhân quyền cũng như một người đang khát nước

    Ông Vơ Văn Thanh Liêm

    “Tự do của ĐCSVN th́ người nào theo Đảng là tự do c̣n không th́ mất tự do”.

    Vị trụ tŕ này cho biết, ông bị đi tù ba lần tổng cộng 13 năm và bị bắt và tha 30 lần mà nguyên nhân sâu xa là v́ muốn giữ sự thuần túy của Phật giáo Ḥa hảo. Hiện ông cũng bị cô lập không cho tiếp xúc với đa số các huynh đệ tu hành khác. Ông cho rằng ngày Quốc tế Nhân quyền là ngày ông kêu gọi quốc tế quan tâm và làm sáng tỏ t́nh trạng nhân quyền Việt Nam:

    “Tôi mong quốc tế hăy làm sáng tỏ t́nh trạng nhân quyền Việt Nam. Người Việt Nam đang khao khát nhân quyền cũng như một người đang khát nước”.

    Tháng trước, Phó GĐ phụ trách khu vực Châu A´ của tổ chức Human Rights Watch – ông Phil Robertson vừa viết bài viết so sánh t́nh trạng nhân quyền của Việt Nam và Miến Điện – quốc gia một thời bị đánh giá là một trong những nơi có t́nh trạng nhân quyền tồi tệ nhất khu vực; trong đó ông cho rằng t́nh trạng nhân quyền tại Việt Nam đang đi thụt lùi. Những người quan tâm đến nhân quyền cho rằng để ngăn chặn t́nh trạng xuống dốc, cần cải thiện nhân quyền Việt Nam. LM Đinh Hữu Thoại khuyến nghị:

    “Công dân có quyền b́nh đẳng trước pháp luật. Không thể áp dụng một luật khác nữa lên người Công giáo hay người có tôn giáo. Những luật đó tôi mong phải bỏ đi. Thêm nữa, những ban giám sát tôn giáo nên bỏ đi v́ không cần thiết. Lúc đó chúng tôi mới có thể tự do được”.

    LM Đinh Hữu Thoại nhấn mạnh, những qui định như Nghị định 92 làm ông có cảm giác rằng điều này không công bằng cho những người có tôn giáo khi họ bị chi phối bởi nhiều luật hơn một công dân b́nh thường. C̣n MS Nguyễn Hồng Quang th́ đề nghị một ư kiến khác:

    “Ṭa bảo hiến là một bước về cơ sở pháp lư và những người thụ hưởng nhân quyền phải đấu tranh đ̣i nhân quyền. Thứ ba cần nhận thức hiểu tầm quan trọng của nhân quyền để từ đó đấu tranh. Kể cả những người làm chính quyền họ cũng cần nhân quyền cho họ”.

    “Tôn trọng nhân quyền là xu thế của văn hóa, lương tâm nhân loại nên chúng tôi đặt nhiều hy vọng mặc dù trong bối cảnh trong nước chúng tôi gặp nhiều áp lực để thực hiện quyền công dân. Tôi cho rằng chế độ một đảng tại Việt Nam cuối cùng rồi cũng đi theo xu thế đó. Tôi hy vọng thế”.

    Nhiều tổ chức quốc tế, các tôn giáo, và những người quan tâm đến chính trị tại Việt Nam vẫn lên tiếng nói rằng quyền con người không được tôn trọng tại Việt Nam. Phía Chính phủ Việt Nam cho rằng những thành phần này là “không thân thiện”. Mới đây, Việt Nam cũng lên tiếng phản bác lại Dự luật Nhân quyền Việt Nam mà Hạ viện Hoa Kỳ biểu quyết thông qua hôm 11 tháng 9, nhấn mạnh rằng Quốc hội Hoa Kỳ có cái nh́n sai lệch về t́nh trạng nhân quyền Việt Nam.

  2. #22
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    TNT «Triệu Con Tim, Một Tiếng Nói» đến Genève
    Tường An, thông tín viên RFA, Paris
    2012-12-11

    Đúng vào ngày Quốc Tế Nhân Quyền vừa qua, phái đoàn của Nhạc sĩ Trúc Hồ đă đến trụ sở của Hội Đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc tại Genève để trao Thỉnh Nguyện Thư «Triệu Con Tim, Một Tiếng Nói ».

    Photo by Tường An/RFA

    Nhạc sĩ Trúc Hồ, ông Marcelo Daher và bà Denise Ryan, thuộc ban bảo vệ quyền con người và tự do phát biểu của LHQ.

    Thông tin đa chiều

    Trong chiến dịch thỉnh nguyện thư ( TNT) «Triệu Con Tim, Một Tiếng Nói» bắt đầu từ ngày 15/10 và chấm dứt ngày 10/12. Phái đoàn của nhạc sĩ Trúc Hồ đă có mặt tại Hội Đồng Nhân quyền LHQ tại place de Nation, Genève ngày thứ hai 10/12/2012, đúng vào ngày Quốc tế Nhân quyền để trao Thỉnh Nguyện Thư «Triệu Con Tim, Một Tiếng Nói » với 125.000 chữ kư đến bà Laura Dupuy Lasserre, chủ tịch Hội Đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc. Đây cũng là chặng cuối của cuộc vận động Nhân quyền lần này, kết thúc chiến dịch « Triệu Con Tim, Một Tiếng Nói » khởi đầu cách đây gần hai tháng.

    Phái đoàn gồm 6 người đến từ Hoa kỳ, Pháp, Thụy sĩ đă tiếp xúc với bà Laura Dupuy Lasserre để trao hồ sơ Nhân quyền Việt Nam trong đó có Thỉnh Nguyện Thư với 125.000 chữ kư. Trong dịp này, phái đoàn cũng đến palais Wilson để tiếp xúc với bà Denise Ryan, ông Marcelo Daher thuộc ban bảo vệ quyền con người và tự do phát biểu của LHQ.

    Anh Trần Đức Tuấn Sơn, là người đă tiếp xúc với Bộ ngoai giao Pháp ngày 6/12 để trao TNT và cũng có mặt trong phái đoàn đến HDNQ LHQ hôm nay cho biết diễn tiến sự việc cũng như cảm tưởng của anh qua 2 cuộc tiếp xúc như sau :

    Chúng ta cũng cần phải thông tin cho họ rất là thường xuyên, đầy đủ về t́nh trạng đàn áp các bloggers, các nhạc sĩ, các vị lănh đạo tinh thần
    Anh Trần Đức Tuấn Sơn

    “Hôm nay chúng tôi đă được tiếp đón bởi bà Laura Dupuy Lasserre; chủ tịch của HĐNQ LHQ, bà đă tiếp đón chúng tôi trong văn pḥng của bà ta trong Palais de Nation. Chúng tôi có dịp trao cho bà Lasserre 125.000 chữ kư của TNT «Triệu Con Tim, Một Tiếng Nói » Bà Lasserre đă rất cám ơn chúng ta đă nêu vấn đề Nhân quyền của Việt Nam đối với bà, và bà cũng đă hứa là sẽ quan tâm hơn nữa về vấn đề Nhân quyền tại Việt Nam.

    Sai hai lần tiếp xúc với chính giới ngoại quốc, lần đầu tiên là Bộ Ngoại giao Pháp, và hôm nay là với LHQ, tôi thấy rằng họ cũng quan tâm rất nhiều đến t́nh trạng vi phạm Nhân quyền tại Việt Nam đang xảy ra. Và họ cũng cần chúng ta thông tin rất nhiều, v́ nếu không th́ họ chỉ nhận được thông tin 1 chiều thôi, có nghĩa là từ nhà cầm quyền CSVN là họ luôn luôn tôn trọng Nhân quyền. Chúng ta cũng cần phải thông tin cho họ rất là thường xuyên, đầy đủ về t́nh trạng đàn áp các bloggers, các nhạc sĩ, các vị lănh đạo tinh thần”.

    Chiến dịch « Triệu Con Tim, Một Tiếng Nói » do nhạc sĩ Trúc Hồ khởi xướng ngày 15/10, chấm dứt ngày 10/12 với mục đích thu thập chữ kư dưới h́nh thức Thỉnh Nguyện Thư để trao cho HĐNQLHQ, tiếp tục tố cáo các vi phạm Nhân quyền của nhà cầm quyền Việt Nam đồng thời cảnh báo dư luận thế giới về t́nh trạng Nhân quyền tại Việt Nam . Cho đến hôm nay th́ chiến dịch đă thu thập được trên125.000 chữ kư từ 59 quốc gia trên thế giới và 126 đoàn thể, cộng đồng, đảng phái, cơ quan truyền thông tham gia ủng hộ. Kết quả này không chỉ nói lên sự thành công về mặt số lượng chữ kư mà c̣n thể hiện được tinh thần đoàn kết của người Việt khắp nơi trên thế giới trong công cuộc đấu tranh cho Nhân quyền tại VN. Nhạc sĩ Trúc Hồ nói :

    “Khi mà Trúc Hồ chọn « Triệu Con Tim, Một Tiếng Nói » đó là mục đính đầu tiên là tạo sự đoàn kết của người Việt trên toàn thế giới cho dù chúng ta đang ở Hoa Kỳ, Canada, Âu Châu và ngay cả Việt Nam . Đây là 1 chiến dịch mà chúng ta có thể liên kết được tất cả các Cộng đồng, hội đoàn, đảng phái trong và ngoài nước. Trước khi mà chúng ta thuộc về một đảng phái nào, một cộng đồng nào th́ chúng ta là người Việt Nam , con dân Việt Nam nên chúng ta phải có trách nhiệm với đất nước Việt Nam. Chúng ta phải cùng nhau tiếng nói, cùng một tấm ḷng để chúng ta tranh đấu cho người Việt Nam có được quyền căn bản làm người."

    Mục tiêu của TNT là thu thập 100.000 chữ kư trong ṿng hai tháng, nhưng cho tới ngày TNT này tới tay HĐNQ LHQ th́ con số chữ kư đă lên đến trên 125000. Đặc biệt trong đó có trên 5000 chữ kư đến từ Việt Nam. Sự kiện này mang một ư nghĩa đặc biệt theo như chia sẻ của nhạc sĩ Trúc Hồ :

    « Điều đó nói lên được rằng người trong nước đă vượt qua được sự sợ hăi, kiềm kẹp của chế độ, mặc dù khi họ nói lên một sự thật ǵ đó, biểu lộ ḷng yêu nước, biểu t́nh chống ngoại xâm, chống Trung cộng th́ họ cũng bị bắt những họ đă không sợ nữa, th́ đó là một điều rất tốt. Người Việt Nam chúng ta ở hải ngoại có trách nhiệm phải luôn luôn sát cánh với họ. Chúng ta ở hải ngoại phải có bổn phận lo lắng cho họ vể tinh thần, vật chất để cho người Việt Nam đang tranh đấu trong nước biết rằng người Việt Nam ở hải ngoại luôn luôn lúc nào cũng ở bên họ để họ không cảm thấy cô đơn»
    Đoàn kết người Việt khắp nơi


    NS Trúc Hồ trao TNT cho bà Laura Dupuy Lasserre, chủ tịch Hội Đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc hôpm 10/12/2012. Phto by Tường An/RFA
    Dưới sự vận động của đài SBTN, kết hợp với các tập thể người Việt tại hải ngoại, chiến dịch đă thu thập được 125.000 chữ kư trong 1 thời gian phải nói là kỷ lục. Điều đó cho thấy sự hiện diện của truyền thông là một sức mạnh không thể không có trong cuộc vận động cho Dân chủ Nhân quyền tại Việt Nam. Ông Vơ Thành Nhân, giám đốc đài SBTN , chi nhánh Washington DC nhận xét :

    «Vấn đề Nhân quyền trong nước, lư do là do chúng ta thiếu truyền thông cho nên trong nước cũng ít biết đến 1 số những việc mà các nhà Dân chủ đấu tranh trong nước hoạt động. Ở hải ngoại chúng ta phải phổ biến tin tức và phải đóng vai tṛ truyền thông như thế nào đó mà đem được tin tức đến cho người ở hải ngoại trước. Nếu chúng ta làm truyền thông mà chúng ta đem được những thông tin hữu ích và vận động những công tác đấu tranh chính trị hữu ích th́ chắc chắn chúng ta sẽ dành được thắng lợi trong tương lai.

    Tại v́ hiện nay truyền thông trong nước bị bưng bít, chỉ có cán bộ đảng mới được làm truyền thông thôi, chứ như anh Điếu Cày mà làm truyền thông th́ phải 12 năm tù. Chúng ta rất là nghẹn ngào khi thấy những người làm truyền thông trong nước bị giam cầm do đó những người làm truyền thông ở hải ngoại phải làm sao cho tiếng nói ḿnh được lớn lên. Ngày hôm nay chúng tôi nghĩ rằng truyền thông đă đi qua giai đọan đó, tức là chúng tôi đă đến được với những cơ quan công quyền, đến với những quốc gia mà người ta nghĩ rằng không ngờ truyền thông đă đến với họ. Và ngày hôm nay chúng tôi có mặt tại Geneva đă làm được cái sứ mệnh đó. »

    Tiếp theo cuộc vận động chữ kư cho TNT we are the people với 150.000 ngàn chữ kư tháng 3 vừa qua, bây giờ là 125.000 chữ kư cho chiến dịch « Triệu Con Tim, Một Tiếng Nói » chắc chắn là cuộc đấu tranh cho Dân chủ Nhân quyền không dừng ở đây. Nhạc sĩ Trúc Hồ cho biết dự định trong tương lai :

    Chiếc dịch chỉ là 1 viên gạch đầu tiên thôi. Đây là 1 thành công để người Việt Nam chúng ta đoàn kết để cùng tranh đấu cho 1 việc ǵ đó.
    Nhạc sĩ Trúc Hồ

    «Chiếc dịch chỉ là 1 viên gạch đầu tiên thôi. Đây là 1 thành công để người Việt Nam chúng ta đoàn kết để cùng tranh đấu cho 1 việc ǵ đó. Truyền thông có 1 lợi điểm là truyền thông không thuộc đảng phái nào hết, Trúc hồ không thuộc đảng phái nào hết, Trúc Hồ chọn vị trí ở giữa để chúng ta nói lên sự thật. Có thể là nhờ vị trí ḿnh đứng nên các hội đoàn, các đảng phái, tất cả mọi người tin tưởng là ḿnh không thuộc 1 phe phái nào hết.

    Sau khi tiếp xúc với HĐNQ LHQ th́ Trúc Hồ mới nhận ra được 1 điều là chúng ta cần phải có hồ sơ, càng nhiều hồ sơ càng tốt. Tất cả những người Việt Nam chúng ta trong nước và ở hải ngoại hăy cùng lập những hồ sơ vi phạm Nhân quyền để chúng ta mang tới những cơ quan có trách nhiệm về Nhân quyền như LHQ, Human Rights Watch, th́ đó là chuyện chúng ta phải làm bây giờ.»

    Báo cáo của Hội Ân xá quốc tế 2012 vẫn c̣n cho thấy t́nh trạng Nhân quyền tại Việt Nam vẫn c̣n bị vi phạm. Tổ chức phóng viên vẫn c̣n giữ Việt Nam trong danh sách 12 quốc gia là kẻ thù của internet. Theo phái đoàn TNT «Triệu con tim, một tiếng nói » th́ cho tới khi nào mà quyền tự do ngôn luận c̣n bị bóp nghẹt ở Việt Nam, cho tới khi nào quyền biểu t́nh của những người dân yêu nước c̣n bị đàn áp như cuối tuần vừa qua tại Sài G̣n và Hà Nội th́ tại hải ngoại, việc lên tiếng với thế giới về bức tranh Nhân quyền u ám tại Việt Nam vẫn c̣n là trách nhiệm của những người c̣n gọi nhau là đồng bào.

  3. #23
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Blogger Huỳnh Trọng Hiếu bị cấm xuất cảnh
    Ḥa Ái, phóng viên RFA
    2012-12-17

    Tối hôm qua, 16/12, Huỳnh Trọng Hiếu trong khi làm thủ tục xuất cảnh tại sân bay Tân Sơn Nhất để đến Hoa Kỳ nhận giải thưởng nhân quyền Hellman - Hemmett cho thân phụ là ông Huỳnh Ngọc Tấn và chị gái là cô Huỳnh Thục Vy đă bị câu lưu không cho xuất cảnh.

    File photo

    Blogger Huỳnh Trọng Hiếu (trái) và chị gái là blogger Huỳnh Thục Vy, ảnh chụp trước đây.

    Huỳnh Trọng Hiếu dành cho đài ACTD cuộc phỏng vấn với phóng viên Ḥa Ái về vụ việc vừa xảy ra. Mời quư vị cùng theo dơi.
    Vi phạm quyền công dân

    Ḥa Ái: Xin chào Huỳnh Trọng Hiếu. Trước tiên, Trọng Hiếu có thể cho biết về mục đích của chuyến đi Hoa Kỳ lần này là ǵ?


    Họ hăm dọa, đe dọa tôi rất nhiều thứ: “Ở đây chứ không phải ngoài kia và anh không có quyền yêu cầu bất kỳ điều ǵ hết. Chúng tôi không cho anh đi là không cho anh đi”.

    Blogger Huỳnh Trọng Hiếu

    Huỳnh Trọng Hiếu: Dạ thưa chị Ḥa Ái, giải Hellman-Hammett được Tổ chức Nhân quyền Quốc tế trao giải ở tại New York và em định qua Mỹ 2 tuần để nhận giải, gặp gỡ những người đă vận động cho gia đ́nh em trong những lần bị khó khăn, trong những lần gia đ́nh bị chế độ Cộng Sản trù dập và chuẩn bị bắt bớ. Đồng thời em cũng muốn có mối quan hệ rộng răi với những người đă giúp đỡ gia đ́nh em, đă đăng tải những bài viết của ba, của chị hai và của em nữa, thưa chị.

    Ḥa Ái: Khi làm thủ tục xuất cảnh ở sân bay Tân Sơn Nhất vào tối Chủ nhật, 16/12 th́ Hiếu gặp phải rắc rối nào?

    Huỳnh Trọng Hiếu: Dạ, hôm qua khi em làm thủ tục chuẩn bị xuất cảnh th́ bên Hải quan đă chặn hồ sơ của em lại và sau đó em được đưa vào một pḥng làm việc riêng. Tại pḥng làm việc riêng này, người ta t́m mọi cách để tŕ hoăn chuyến bay. Ban đầu người ta nói thẳng với em là “anh không được phép đi, chúng tôi không cho anh đi”. Em chờ khoảng nửa tiếng đồng hồ đến 45 phút th́ em ra về. Bởi v́ em nghĩ đây là một cách tŕ hoăn để cố t́nh làm trễ chuyến bay. Em nói là “bây giờ các ông không cho tôi xuất cảnh và cố t́nh làm trễ chuyến bay của tôi th́ chính các ông là người chịu trách nhiệm. Tuy là tôi bị cấm, tôi không có bất kỳ một văn bản nào chứng minh là các ông làm điều đó nhưng vấn đề này sẽ được đưa lên công luận quốc tế và tôi bất chấp các ông có làm điều ǵ hay các ông suy nghĩ như thế nào”.

    Ḥa Ái: Và Hiếu có được họ đồng ư cho về nhà không?

    Huỳnh Trọng Hiếu: Em đă phản đối. Sau đó có 2 người công an mà em đă quen mặt bởi v́ trong những lần làm việc với họ khi mà trong cái vụ vi phạm hành chính. Họ mới dẫn em đến 1 pḥng làm việc riêng. Pḥng làm việc này hoàn toàn cách ly với pḥng làm việc bên ngoài. Có một người giới thiệu anh ta tên là Quân và anh kia giới thiệu tên là B́nh.


    Biên bản công an cấm xuất cảnh Blogger Huỳnh Trọng Hiếu. Citizen photo.

    Họ làm việc với em với thái độ là rất thiếu tôn trọng, thiếu sự lễ phép thiếu lịch sự, có thể nói là với thái độ một cách rất côn đồ. Ban đầu người ta phủ đầu em bằng cách là người ta muốn sử dụng bạo lực với ḿnh. Họ hăm dọa, đe dọa em rất nhiều thứ: “Ở đây chứ không phải ngoài kia và anh không có quyền yêu cầu bất kỳ điều ǵ hết. Chúng tôi không cho anh đi là không cho anh đi”. Anh B́nh là người đóng vai côn đồ trong vụ này c̣n anh Quân tương đối ḥa nhă nhưng anh ta cũng tỏ một thái độ rất là lưu manh. Anh ta nói là “ở đây chúng tôi thích dùng luật rừng th́ dùng luật rừng. Anh đừng nghĩ ở đây tôi chưa cầm viết th́ anh có thể cầm viết, tôi chưa nói mà anh có thể nói. Ở đây tôi thích làm ǵ th́ làm được chưa?”

    Ḥa Ái: Vậy trong buổi làm việc tại pḥng cách ly, cảm giác của Hiếu thế nào và kết thúc buổi làm việc, chắc chắn là Hiếu đă bị trễ chuyến bay, nhưng cuối cùng th́ ra sao?


    Việc cấm tôi xuất cảnh do tôi vi phạm trong lănh vực thông tin và truyền thông th́ luật rất là mập mờ.

    Blogger Huỳnh Trọng Hiếu

    Huỳnh Trọng Hiếu: Toàn bộ buổi nói chuyện đó trong 2 tiếng đồng hồ, họ cố t́nh làm cho em lo lắng lo sợ và đánh vào vấn đề tinh thần rằng khi ai đó chống lại chế độ Cộng Sản, chống đối Đảng Cộng Sản th́ họ sẽ bị cắt liên lạc với bên ngoài, họ sẽ bị trù dập với mọi h́nh thức. và họ đưa ra cho em một văn bản. Trong văn bản này thông báo là “anh Huỳnh Trọng Hiếu bị tạm thời cấm xuất cảnh trong thời gian này v́ lư do vi phạm hành chính”. Vé máy bay và hộ chiếu của em bị người ta tịch thu. Và họ không nói ǵ về họ sẽ trả tiền vé máy bay và họ sẽ giải quyết vấn đề này như thế nào hết, thưa chị.

    Ḥa Ái: Qua vụ việc nhận biên bản tạm thời bị cấm xuất cảnh và không có ghi rơ thời hạn trong bao lâu, Hiếu sẽ có hành động ǵ, Hiếu có ư định thưa kiện không?

    Huỳnh Trọng Hiếu: Dạ việc cấm em xuất cảnh do em vi phạm trong lănh vực thông tin và truyền thông th́ luật rất là mập mờ. Thực sự vụ vi phạm hành chính đó có chấm dứt hay không mà nó cứ treo lơ lửng như vậy, cho nên để phân xử vấn đề này có lẽ sẽ khó khăn nhưng chắc chắn là em sẽ đưa vấn đề này ra kiện. Bởi v́ vấn đề này ảnh hưởng đến tương lai của em, ảnh hưởng đến công việc của em hiện tại và đă vi phạm một cách nghiêm trọng quyền tự do đi lại của công dân Việt Nam. Sáng nay em sẽ chụp h́nh văn bản đó và đăng tải trên internet để cho tất cả mọi người biết được lư do tại sao người ta không cho xuất nhập cảnh.

    Ḥa Ái: Cảm ơn Huỳnh Trọng Hiếu đă dành thời gian chia sẻ thông tin này với quư độc giả của đài ACTD.

  4. #24
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Nhân Quyền và Cơ Cấu của Hạnh Phúc
    Đỗ Thái Nhiên

    Hạnh phúc là ǵ? Nói tới hạnh phúc, người ta thường nghĩ tới nhóm chữ: Độc Lập, Tự Do, Hạnh Phúc. Ba thuật ngữ vừa kể là ba mặt của một khối tam giác đều. Thiếu đi một mặt, khối tam giác biến mất.

    Độc lập là lời khẳng định: "Xin đừng ai chạm tới tôi”. Để thể hiện độc lập, con người cần tự do, muốn làm ǵ th́ làm. Độc lâp và tự do là đôi cánh của hạnh phúc. Tuy nhiên, hạnh phúc là hạnh phúc trong xă hội và với xă hội. Không có xă hội, không thể có hạnh phúc. V́ vậy hạnh phúc của một người phải “hợp tấu” với hạnh phúc của muôn người. Đó là “mạng lưới” của hạnh phúc.

    Thế nào là cơ cấu của hạnh phúc?

    Nhằm giúp cho ư niệm “cơ cấu của hạnh phúc” trở nên cụ thể và dễ hiểu, trước tiên, chúng ta hăy nghĩ tới cơ cấu của mạng lưới giao thông trên các xa lộ. Muốn cho mạng lưới này được vận hành ổn định:
    1) Đường xá, cầu cống phải kiến tạo vững chắc và an toàn. 2) Luật lệ giao thông cần qui định với những tiên liệu đầy đủ chi tiết, hợp lư và nghiêm minh. 3) Tài xế lái xe đủ sức khoẻ, có bằng lái xe hợp pháp. 4) Các loại xe lăn bánh trên xa lộ cần đạt mức toàn hảo về mặt cơ khí. Bốn thành tố vừa nêu tạo thành cơ cấu của mạng lưới giao thông. Bây giờ hăy nói tới cơ cấu của hạnh phúc.

    Không thể có loại hạnh phúc của cá nhân sống đơn độc trên núi lạnh, trong rừng sâu. Đời người chỉ ổn định chừng nào hạnh phúc cá nhân và hạnh phúc xă hội thường hằng giao thoa nhưng cũng thường hằng không va chạm, không xâm lấn lẫn nhau. Làm thế nào có được hai cái “thường hằng” kia? Trả lời câu hỏi này, con người đứng trước bức tranh cơ cấu của hạnh phúc. Mạng lưới hạnh phúc là mối liên hệ song phương và xoay chiều giữa hạnh phúc cá nhân và hạnh phúc xă hội nh́n một cách tổng quát. Đó là tranh sơ phác của hạnh phúc. Chi tiết hoá tranh sơ phác để nhận ra những cơ phận tinh vi giúp cho hạnh phúc cá nhân và hạnh phúc xă hội có khả năng hợp tấu. Đó là tranh chân dung của hạnh phúc, c̣n gọi là cơ cấu của hạnh phúc. Bảo vệ sự ổn định cho cơ cấu của hạnh phúc là đối tượng tối cao mà vận động của xă hội nhằm đạt tới. Muốn vậy, xă hội phải nhờ tới bàn tay của luật pháp: “ở đâu có xă hội, ở đó có luật pháp”. Luật pháp là công cụ duy nhất hữu hiệu trong việc điều hành ḍng sống của xă hội, điều hành cơ cấu của hạnh phúc.

    Trước khi có luật pháp, xă hội loài người đă có tâm lư yêu chuộng công bằng và lẽ phải, đă có phong tục, tập quán. Như vậy, phong tục tập quán là h́nh chụp cơ cấu của hạnh phúc. Một cách căn bản nhất, luật pháp chính là phong tục tập quán được pháp lư hoá. Nh́n thực trạng xă hội, con người h́nh dung được luật pháp. Ngược lại, đọc luật pháp, con người thấy được thực trạng xă hội. Năm 1993 tại Vienna, Aó quốc, 170 quốc gia cùng với 1000 tổ chức phi chính phủ (NGO) đă cùng nhau biểu quyết: luật quốc tế nhân quyền bao gồm Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền 1948 và hai Công ước Quốc Tế Nhân Quyền về Dân Sự-Chính Trị và về Kinh Tế-Xă Hội 1966. Bài viết này xin chọn Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền 1948 như một văn kiện nhân quyền căn bản để đặt câu hỏi: Bằng cách nào luật quốc tế nhân quyền tổ chức và điều hành cơ cấu của hạnh phúc cho từng cá nhân và cho toàn xă hội?

    Luật quốc tế nhân quyền bao gồm 30 (ba mươi) điều khoản đă truyền đi hai loại mệnh lệnh: lệnh cấm làm và lệnh buộc phải làm. Mặt khác, khi tuyên xưng Quyền sống tự do và b́nh đẳng của con người (điều 1), Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền mặc nhiên đ̣i hỏi mỗi người có Nghĩa Vụ phải tôn trọng quyền sống tự do và b́nh đẳng của những người chung quanh. Với “nội dung kép” như vừa tŕnh bày, mặc dầu mang tên gọi là Tuyên Ngôn Nhân Quyền nhưng trong thực chất, văn kiện pháp lư này có hàm ư đồng loạt minh xác nghĩa-vụ-làm-người và quyền-làm-người.

    Với văn thức hai loại mệnh lệnh, với nội dung kép, với sự đồng thuận mạnh mẽ của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền 1948 đă nêu bật bốn thành tố sau đây trong bức tranh cơ cấu của hạnh phúc:

    1) Nghĩa vụ làm người:

    Đă là con người, một cách bẩm sinh, ai cũng muốn thực thi nghĩa vụ làm người, đó là sự thể hiện nhân cách. V́ vậy điều (1) Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền (TNQTNQ) xác định: “ Mọi người sinh ra tự do và b́nh đẳng về phẩm cách và quyền lợi, có lư trí và lương tri và phải đối xử với nhau trong t́nh bác ái”. Phẩm cách của con người chẳng là ǵ khác hơn là nỗ lực liên tục và bền bỉ thượng tôn nhân tính của chính ḿnh và của những người chung quanh. Thông qua lư luận của triết học chọn con người làm tiền đề và nhất là thông qua những ghi nhận thực tại đời người lấy ra từ Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền, nhân tính gồm bốn yếu tính:

    -Tính thứ nhất là tính xây dựng và sống với gia đ́nh. Nam nữ trung thành song phương và b́nh đẳng trên mọi lănh vực của đời sống. Điều (16) TNQTNQ: “ (a) Đến tuổi thành hôn, thanh niên nam nữ có quyền kết hôn và lập gia đ́nh mà không bị ngăn cấm v́ lư do chủng tộc, quốc tịch hay tôn giáo. Họ có quyền b́nh đẳng khi kết hôn, trong thời gian hôn thú cũng như khi ly hôn. (b) Hôn thú chỉ có giá trị nếu có sự thuận t́nh hoàn toàn tự do của những người kết hôn. c) Gia đ́nh là đơn vị tự nhiên và căn bản của xă hội và phải được xă hội và quốc gia bảo vệ.”

    -Tính thứ hai là tính tự vệ: Khi quyền sống bị xâm phạm, con người không được phép tự ư sử dụng bạo lực để trả đủa. Mọi tranh chấp phải giải quyết bằng thương nghị hoà b́nh hoặc nhờ sự phân xử của toà án. Điều (8): “ Ai cũng có quyền yêu cầu toà án quốc gia có thẩm quyền can thiệp chống lại những hành động vi phạm những quyền căn bản được hiến pháp và luật pháp thừa nhận”

    -Tính thứ ba là tính thoả măn nhu yếu: Mỗi người phải tôn trọng quyền b́nh đẳng về cơ hội ( không bị chèn ép, không bị đối xử bất công) trong hoạt động kinh tế của mọi người. Điều (22): “ Với tư cách là một thành viên của xă hội, ai cũng có quyền hưởng an sinh xă hội, cũng như có quyền đ̣i được hưởng những quyền kinh tế, xă hội và văn hoá cần thiết cho nhân phẩm và sự tự do phát huy cá nhân của ḿnh, nhờ những nỗ lực quốc gia, sự hợp tác quốc tế, và theo cách tổ chức cùng tài nguyên của quốc gia.”

    -Tính thứ tư là tính xă hội: Cá nhân hưởng những tiện ích do xă hội cung ứng. Đáp lại cá nhân có nghĩa vụ hợp tác với xă hội để xây dựng và phát triển xă hội. Điều (21): “ (a) Ai cũng có quyền tham gia chính quyền của quốc gia ḿnh, hoặc trực tiếp hoặc do các đại biểu do ḿnh tự do lựa chọn.(b) Ai cũng có quyền b́nh đẳng tham gia công vụ trong nước.”

    2) Quyền làm người.

    Cha mẹ có nghĩa vụ nuôi dạy con cái, đương nhiên cha mẹ có quyền quở phạt con cái. Quyền là công cụ giúp con người thực thi nghĩa vụ. Quyền và nghĩa vụ là hai mặt của một bàn tay. Như đă tŕnh bày ở trên, nghĩa vụ làm người có tính bẩm sinh, ai cũng như ai. V́ vậy, không phân biệt chủng tộc, màu da, tuổi tác, giới tính, tôn giáo, chính kiến… mọi người đều có quyền làm người như nhau. Tuy nhiên, chế độ độc tài các loại do âm mưu toàn trị để dễ bề tham ô đă viện dẫn các lư do khác nhau nhằm thủ tiêu nhân quyền của người dân. Lư do rằng: Mỗi dân tộc có một nền văn hoá riêng, cần được giải thích nhân quyền theo nghĩa riêng và rằng tuyên ngôn quốc tế nhân quyền là sản phẩm tư tưởng của các nước phương Tây, nó có tính đề cao cá nhân chủ nghĩa, điều này không phù hợp với công việc tổ chức và điều hành xă hội phương Đông. Dĩ nhiên các luận điểm vừa nêu hoàn toàn vô căn cứ, không có dẫn chứng cụ thể và khoa học.

    Xin chớ quên rằng: thủ tiêu quyền làm người đồng nghĩa với hành động ngăn cản con người thực thi nghĩa vụ làm người, nghĩa vụ thượng tôn nhân tính. Sự thể này sẽ nhanh chóng biến quan hệ giữa con người với con người trở thành quan hệ giữa động vật này với động vật kia, quan hệ mạnh được yếu thua, quan hệ “mắt đổi mắt, răng đổi răng”. Lúc bấy giờ nhà cầm quyền độc tài sẽ viện lư do dân trí thấp, lư do “an ninh trật tự công cộng là nhu cầu sống c̣n của xă hội” để biến xă hội loài người thành một chuồng động vật đặt dưới quyền khống chế cực kỳ hà khắc của guồng máy công an trị.

    3)Văn hoá nhân văn.

    Trong trường hợp nhân quyền được tôn trọng toàn phần, nhân tính được thượng tôn: gia đ́nh hạnh phúc, kinh tế vận hành trên nguyên tắc b́nh đẳng cơ hội, mọi va chạm đều được giải quyết trong thương nghị hoà b́nh, cá nhân hợp tác hoà hài với xă hội. Do nhân tính được thượng tôn, do ḷng thương yêu và tôn kính lẫn nhau, người dân tự giác tôn trọng luật pháp của quốc gia. An ninh trật tự xă hội được vận hành trên tinh thần tự giác của người dân là chân ư nghĩa của thiên hạ thái b́nh. Xă hội thái b́nh là môi trường cần yếu giúp văn hoá nhân văn thăng hoa.

    4) Dân chủ nhân quyền.

    Nghĩa vụ làm người là nghĩa vụ bẩm sinh của người dân. Nhân quyền vừa là quyền bẩm sinh của người dân vừa là công cụ giúp người dân thực thi nghĩa vụ làm người. Văn hoá nhân văn thăng hoa là công tŕnh được vươn lên từ tim óc của người dân. Do ba sự kiện “của người dân” vừa nêu, chế độ chính trị điều hành đời sống của quốc gia hiển nhiên phải là chế độ do dân làm chủ. Dân chủ ở đây chắc chắn không là “ dân chủ tập trung” kiểu Cộng Sản, dân chủ “đảng cử, dân bầu”. Dân chủ ở đây là dân chủ tam quyền phân lập, trong đó mọi thao tác dân chủ đều được giải thích minh bạch thông qua sự viện dẫn nghiêm chỉnh từng điều khoản của bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền ngày 10/12/1948. Điều (21) khoản (c) TNQTNQ minh xác: “Ư nguyện của quốc dân phải được coi là căn bản của mọi quyền lực quốc gia, ư nguyện này phải được biểu lộ qua những cuộc tuyển cử có định kỳ và trung thực, theo phương pháp phổ thông đầu phiếu kín, hay theo các thủ tục tuyển cử tự do tương tự”.

    Điều 21, khoản (c) vừa trích dẫn: dân chủ đích thực là phương pháp luận của nhân quyền. Dân chủ biến tư tưởng nhân quyền thành hành động sống cụ thể. Không có dân chủ, không thể có nhân quyền.

    Kết luận.

    Nhân quyền không hề là một tài liệu đề cao cá nhân chủ nghĩa. Nhân quyền là sản phẩm tư tưởng được hợp soạn và/hoặc được nh́n nhận bởi toàn bộ xă hội quốc tế văn minh. Nhân quyền không mảy may gây tác hại cho an ninh trật tự xă hội như các chế độ độc tài xuyên tạc. Ngược lại chính nhân quyền đă sản sinh ra môi trường an ninh trật tự tự giác bằng cách cung cấp cho xă hội lớp người thượng tôn nhân tính, lớp người tự giác. Kỷ luật hoàn toàn dựa vào sự canh chừng của cảnh sát là loại kỷ luật của những xă hội chưa trưởng thành. Xă hội vận hành trong trật tự không v́ tâm lư khiếp sợ công an và toà án mà v́ tính tự giác của con người, đó là xă hội văn minh thượng đẳng.

    Măi cho tới đầu thế kỷ 21 nhân quyền vẫn chỉ là ước mơ chưa thành của loài người. Tuy nhiên, nhân quyền không thể đơn phương vận động và phát triển. Nhân quyền phải gắn bó chặt chẽ với một hạch tâm gồm bốn “điện tử”: nghĩa vụ làm người + quyền làm người + văn hoá nhân văn + dân chủ nhân quyền. Nhân của hạch tâm là hạnh phúc của con người. Bốn điện tử kia không điện tử nào được xem là lănh đạo . Không điện tử nào có khả năng tồn tại bên ngoài hạch tâm. Cả bốn điện tử đều phải hổ tương tác động để cùng nhau vận động và phát triển, cùng nhau lấy hạnh phúc của đời người làm đối tượng để phục vụ. Hạch tâm vừa mô tả được gọi là cơ cấu của hạnh phúc. Có thấy được và hiểu được cơ cấu của hạnh phúc, con người mới có cơ hội và khả năng để cùng nhau thực hiện giấc mơ hạnh phúc: hạnh phúc cho xă hội và cho chính ḿnh. Ư chí biến giấc mơ hạnh phúc trở thành hiện tượng sống cụ thể của đời người chính là lời chúc hạnh phúc mà bài viết này xin trân trọng kính gửi tới mỗi Quư Độc Giả nhân dịp kỷ niệm ngày Quốc Tế Nhân Quyền 10/12/2012 ./.

    Đỗ Thái Nhiên





    Website Editor: webmaster@phanchautr inhdanang.org

  5. #25
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Không được ngụy biện về nhân quyền


    Bùi Tín

    22.12.2012
    Tháng 12 là tháng biểu dương và tôn trọng nhân quyền. Ngày 10/12/1948, tại Paris, trong pḥng họp lớn của Lâu Đài Chaillot - Palais de Chaillot nh́n xuống sông Seine, trước mặt Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc, đệ nhất phu nhân Hoa Kỳ Eleanor Roosevelt long trọng đọc Bản Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền gồm có 30 điều khoản, được nhất trí thông qua trong niềm hân hoan chung.

    Khi được vào Liên Hiệp Quốc từ tháng 9 năm 1977, Việt Nam đă long trọng cam kết tôn trọng các tuyên ngôn, các văn kiện cơ bản của Liên Hiệp Quốc, trong đó Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền là văn kiện cơ bản nhất.

    Năm nay t́nh h́nh vi phạm nhân quyền, chà đạp nhân quyền một cách ngang nhiên và nghiêm trọng nhất đang diễn ra trên đất Việt Nam với những kỷ lục đen mới.

    Chưa bao giờ có nhiều nhà báo, trí thức, blogger, nhà lănh đạo tôn giáo…bị kiểm soát, kiểm duyệt, sách nhiễu, truy tố, và tuyên án nặng nề như hiện nay.

    Luật sư Cù Huy Hà Vũ, Kỹ sư Trần Huỳnh Duy Thức, Tiến sỹ Nguyễn Tiến Trung, Linh mục Nguyễn Văn Lư; các nhà báo Nguyễn Văn Hải, Phan Thanh Hải, Tạ Phong Tần, Hoàng Khương ; các nhạc sỹ Việt Khang và Trần Anh B́nh, sinh viên Nguyễn Phương Uyên, mới chỉ là một số tiêu biểu.

    Trái với mọi cam kết của nhà nước, chính phủ, và Bộ Ngoại giao Hà Nội, việc đàn áp tàn bạo cuộc biểu t́nh ôn ḥa ngày chủ nhật 9/12/ vừa qua ở Hà Nội và Sài G̣n là một hành động ngang ngược thách đố dư luận thế giới đúng vào dịp kỷ niệm bản Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền.

    Do cảm thấy số đông nhân dân vẫn c̣n bị kềm kẹp, lo sợ bị khủng bố, do nhận thấy các nước dân chủ mới chỉ lên tiếng cảnh cáo về những hành động hung bạo của họ với nhân dân, chưa có sự răn đe mạnh mẽ, chưa có sự trừng phạt đích đáng nên họ sinh ra lờn. Họ nghĩ rằng các nước chỉ dọa mồm thôi, các nước vẫn c̣n mê mải làm ăn với Việt Nam để kiếm lời, nên họ vẫn cứ chây ỳ, vi phạm nhân quyền ngày càng táo tợn.

    Nhưng họ đă tính sai do bệnh chủ quan, duy ư chí. Trước hết nhân dân ngày cành tự tin, quật khởi hơn.

    Vừa qua Hạ viện Mỹ đă thông qua dự luật mạnh mẽ hơn về tố cáo chính quyền Việt Nam chà đạp nhân quyền, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cũng ra tuyên bố về sự sa sút rơ rệt trong việc tôn trọng nhân quyền ở Việt Nam. Ngoại trưởng Hillary Clinton c̣n nêu rơ việc tôn trọng nhân quyền là điều kiện không thể thiếu trong tiến tŕnh cải thiện quan hệ Mỹ - Việt. Và Bộ Quốc pḥng Hoa Kỳ cũng nói rơ là sẽ không bán vũ khí sát thương, không nâng cao quan hệ chiến lược Mỹ - Việt chừng nào mà Việt Nam chưa tỏ ra thật sự tôn trọng nhân quyền.

    Mới đây ông Phil Roberston, giám đốc phụ trách khu vực châu Á của tổ chức Nhân quyền Human Rights Watch, cảnh báo rằng t́nh h́nh tôn trọng nhân quyền ở Việt Nam trong năm nay đă suy thoái rất trầm trọng, đến mức tồi tệ.

    Chính v́ thế mà cuộc đối thoại Việt - Mỹ về nhân quyền năm nay lẽ ra đă được thực hiện, nhưng đă giáp cuối năm mà phía Hà Nội vẫn lần lữa, tảng lờ. V́ sao vậy?

    Phiên ṭa xử phúc thẩm 3 nhà báo Tạ Phong Tần, Nguyễn Văn Hải và Phan Thanh Hải được dự định diễn ra vào ngày 28/12/2012 và phiên ṭa xử ông Nguyễn Quốc Quân, một công dân Mỹ, cũng được dự định tổ chức vào cuối năm, sẽ là thước đo xem Hà Nội c̣n ngang tàng, ương ngạnh và ngoan cố đến đâu trong thái độ coi thường nhân dân, coi thường dư luận thế giới. Tất nhiên họ gieo ǵ th́ sẽ được gặt nấy.

    Không thể trơ tráo măi được. Một sự trơ tráo tội lỗi, khi bất cứ chiến sỹ dân chủ nào đụng chạm đến bọn bành trướng đều bị họ trừng phạt không nương tay. Luật sư Cù Huy Hà Vũ vạch mặt bành trướng chiếm đoạt Tây Nguyên; nhà báo Điếu Cày lên tận biên giới Cao Bằng tố cáo bành trướng chiếm Bản Dốc; nhạc sỹ Anh B́nh, Việt Khang đặt lời ca vạch mặt bọn xâm lược – tất cả đều đă bị kết tội và tuyên án hết sức khắc nghiệt.

    Khi một chính quyền đứng hẳn về phía giặc ngoại xâm, kết tội rất nặng các chiến sỹ yêu nước, th́ đó là loại chính quyền ǵ?

    Lẽ ra chính quyền phải đứng về phía nhân dân, bênh vực, bảo vệ nhân dân yêu nước, cùng nhân dân của ḿnh xuống đường chống bành trướng, th́ họ lại đi làm toàn điều trái ngược.

    Trong cuộc đối thoại nhân quyền Việt - Mỹ lần tới, chắc chắn đại biểu Hà Nội lại sẽ lải nhải rằng ở Việt Nam không có tù nhân chính trị, tù nhân lương tâm, tù nhân tôn giáo và rằng mỗi nước có một quan niệm khác nhau về quyền công dân và nhân quyền. Tôi yêu cầu các vị Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, và Bộ trưởng Ngoại giao Phạm B́nh Minh hăy đọc kỹ Điều 30 là điều cuối cùng của Tuyên Ngôn Quốc tế Nhân quyền để đừng có ngụy biện một lần nữa. Cách đây 64 năm các nhà thảo ra văn kiện này đă lường trước là sẽ có người bám víu vào các đặc điểm địa lư - văn hóa - dân tộc để lẩn tránh nghĩa vụ phải thực hiện nghiêm chỉnh bản Tuyên ngôn lịch sử này.

    Điều 30: Không được diễn giải bất kỳ điều khoản nào trong bản Tuyên ngôn này theo hướng ngầm ư cho phép bất kỳ quốc gia, nhóm người hay cá nhân nào được quyền tham gia vào bất kỳ hoạt động nào hay thực hiện bất kỳ hành vi nào nhằm phá hoại bất kỳ quyền và tự do nào nêu trong bản Tuyên ngôn này.(Tuyên ngôn Quốc tế về Nhân quyền – 1948)

    Chỉ riêng điều khoản này đă thừa đủ để đánh sập mọi luận điệu căi chày căi cối về Việt Nam có đặc điểm văn hóa, lịch sử, dân tộc riêng biệt để có cách tôn trọng nhân quyền riêng của ḿnh.

    Thể diện của một quốc gia không cho phép một ai được quyền tiếp tục ngụy biện như thế.

    * Blog của Nhà báo Bùi Tín là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ư của Đài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

  6. #26
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Công an Hà Nội dẹp dạ tiệc mừng Giáng Sinh của CĐ Vinh
    Gia Minh, biên tập viên RFA

    2012-12-23

    Cộng đoàn Sinh viên Vinh tại Hà Nội vào tối hôm qua, ngày 22 tháng 12, tổ chức buổi tiệc mừng Giáng Sinh tại một nhà hàng ở Hà Nội, và buổi tiệc đă bị dẹp bởi một lực lượng ăn mặc thường phục có xe công an hỗ trợ.


    Thánh ca Giáng sinh hát tập thể dưới ánh nến.

    Buổi dạ tiệc bắt đầu từ lúc 7 giờ tối ngày hôm qua, 22 tháng 12, tại nhà hàng ở số 40 đường Phạm Hùng. Đây là sinh hoạt được cho biết b́nh thường hằng năm của cộng đoàn những sinh viên, thanh niên Vinh đang học tập ở Hà Nội, số lượng chừng vài trăm người.

    Cắt điện, bắt giải tán

    Tuy nhiên tin cho biết buổi tiệc diễn ra được chừng một tiếng đồng hồ th́ một nhóm người không mặc sắc phục ập đến xưng danh là công an phường, cùng với một xe công an Mỹ Đ́nh. Nhóm người này đ̣i người trưởng cộng đoàn Vinh xuất tŕnh giấy tờ và yêu cầu giải tán buổi tiệc. Trong khi yêu cầu người trưởng cộng đoàn Vinh xuất tŕnh giấy tờ như thế, th́ những người tự xưng là công an lại không đưa ra bất cứ giấy tờ chứng minh họ đang thi hành công vụ.


    Một số kẻ lạ mặt lén lút đột nhập vào trong khu vực cộng đoàn sinh hoạt và điện tắt phụt. Photo courtesy of JB Nguyễn Hữu Vinh.
    Nhà văn Vơ thị Hảo, một người không Công giáo nhưng có bạn thuộc Cộng đoàn Vinh mời đi tham dự, chứng kiến sự việc và tŕnh bày lại như sau:

    “Thực ra hôm qua không phải đầu tiên họ mời tôi, mà trong những ngày gần Giáng Sinh tôi có cảm hứng muốn gần giáo dân, v́ tôi thấy đó là một tôn giáo rất hay. Tôi rất thân với luật sư Lê Quốc Quân, và tôi hỏi trong dịp này có chương tŕnh ǵ hay không, th́ Lê Quốc Quân nhân tiện mời tôi.

    Tôi đến đó thấy họ là những sinh viên, thanh niên rất trẻ. Họ hát thánh ca, họ múa trong sự rất ḥa b́nh. Họ chỉ hát thánh ca, những bài hát thánh thiện. Những khuôn mặt của họ rất sáng và rất b́nh an, rất chân thành. Không có bất kỳ một lời nào, một cử chỉ nào mà gọi là chẳng hạn như ‘kích động’ hay ‘xúi giục’ …

    Trưởng cộng đoàn vào nói với tôi họ có hai phương án: một là giải tán ngay, hai là bị cắt điện; sau đó ít phút họ cắt điện.

    Ông Nguyễn Hữu Vinh

    Nhưng tôi rất ngạc nhiên, đến một lúc sau đèn tự dưng tắt phụt, trong khi đèn của tất cả phố đó vẫn bật sáng. Sau đó có người hô lên rằng có kẻ nào đó đă vào giở phông viết những lời như ‘kỷ niệm ngày Thiên Chúa Giáng Sinh’, và mọi người kêu lên. Nhưng tôi thấy họ giữ những cử chỉ rất văn minh, lịch sự. Sau đó chủ nhà hàng ra nói mọi người đi ra khỏi nhà hàng đó. Khi đèn tắt th́ tôi thấy những sinh viên đó rất trật tự, họ ngồi xuống và chỉ hát thánh ca thôi. Sau đó một chốc tôi ra về; khi ra về th́ tôi thấy một xe công an đang đỗ ở đó."

    Ông Nguyễn Hữu Vinh, một người tham dự buổi tiệc cũng thuật lại sự việc:

    “Tôi thấy lạ, tôi quan sát, và thấy đám người đó đứng vây xung quanh nhà hàng. Các em bên trong nói đó là công an.

    Khi tôi ra đứng thấy một người không mặc sắc phục hỏi chú trưởng cộng đoàn yêu cầu đưa giấy tờ. Tôi cũng lạ, tôi quay lại hỏi anh không mặc sắc phục ǵ, không đưa giấy tờ giới thiệu anh là ai mà lại đ̣i kiểm tra giấy tờ người khác. Anh ta bảo là công an xă hay công an phường ǵ đó, tôi không nhớ rơ. Tôi bảo anh là công an đi làm mà ăn mặc thế này c̣n đ̣i xem xét giấy tờ người khác.

    Nói thế xong tôi quay trở vào một lúc th́ bị cắt điện, trong khi bốn bề điện vẫn sáng choang. Trưởng cộng đoàn vào nói với tôi họ có hai phương án: một là giải tán ngay, hai là bị cắt điện; sau đó ít phút họ cắt điện.”

    Tại sao?


    Kinh Ḥa b́nh cất lên dưới ánh nến. Photo courtesy of JB Nguyễn Hữu Vinh.
    Trước những sự việc được chứng kiến tận mắt hành xử của những người tự xưng là công an phường đối với các thanh niên Cộng đoàn Vinh tại Hà Nội như thế, nhà văn Vơ Thị Hảo bày tỏ bất b́nh của bản thân:

    “Tôi thấy phẫn nộ. Tôi thấy như vậy là không được, là không công bằng. Mỗi một người Việt Nam chúng ta hăy nh́n lại chúng ta đă công bằng với các tôn giáo chưa. Ngay trong trái tim của nhiều người Việt Nam không hiểu họ, hăy gần họ hơn. Hăy hiểu họ và đừng có sự kỳ thị. Và đương nhiên chính quyền phải đảm bảo việc đó, hăy đảm bảo cho sự công bằng, hăy đảm bảo cho mọi công dân trên đất Việt Nam này được đối xử công bằng. Không thể có những hành động như vậy được.

    Trong khi những nhà hàng ở Việt Nam họ có thể hằng ngày tiếp hằng bao nhiêu cuộc đám cưới, mỗi một cuộc đám cưới như thế có cả ngàn người. Chưa kể họ tiếp hằng trăm khách trong một lúc; trong đó có nhiều thực khách c̣n uống rượu say, nhiều thực khách c̣n văng tục, chửi bậy, đánh nhau th́ lại không sao! Tại sao người ta tập hợp lại hát thánh ca trong sự thân thiện như vậy th́ lại có những cử chỉ ngăn cản như vậy, có hành động tắt đèn như vậy, hành động ngăn cản và đuổi họ ra khỏi nhà hàng như vậy. Tôi không biết ai đứng đằng sau sự việc đó; nhưng ấy là sự kinh khủng, xâm phạm luật cũng như hiến pháp về quyền con người.”

    Tại sao người ta tập hợp lại hát thánh ca trong sự thân thiện như vậy th́ lại có những cử chỉ ngăn cản như vậy, có hành động tắt đèn như vậy, hành động ngăn cản và đuổi họ ra khỏi nhà hàng như vậy.

    Nhà văn Vơ Thị Hảo

    Nhà Văn Vơ Thị Hảo cũng nói lên thái độ và quan điểm của bà đối với vấn đề có tín ngưỡng, niềm tin và không có tín ngưỡng tại một đất nước do Đảng Cộng sản cai trị như ở Việt Nam:

    “Niềm tin là quyền lựa chọn của mỗi con người. Chúng ta hăy tôn trọng những niềm tin khác nhau, không được xâm phạm. Tất nhiên chúng ta không đồng ư việc lợi dụng mê tín dị đoan để làm những việc xấu ảnh hưởng đến mọi người. Nhưng chúng ta phải tôn trọng các niềm tin. Có những niềm tin khác nhau như vậy mới tạo nên thế giới loài người, và niềm tin này có thể tạo ra nguồn sáng tạo này, niềm tin kia sáng tạo ra nguồn sáng tạo kia và một hệ giá trị. Đừng bao giờ bắt phải tin duy nhất một thứ - tôi tin điều này và đừng bắt người khác cũng phải tin như thế.

    Có thể những người Công giáo, những người theo đạo Phật, những đạo ǵ nữa như đạo Hồi… họ không coi Đảng và Nhà Nước là tuyệt vời nhất trên đời, đó là quyền của họ. Nhưng họ phải tôn trọng xă hội, thực hiện đúng hiến pháp, pháp luật; tức là chính quyền chỉ quản lư điều đó thôi. Nếu họ làm trái hiến pháp và pháp luật th́ lúc đó hăy hỏi đến họ; c̣n khi họ làm đúng hiến pháp và pháp luật th́ chúng ta phải bảo vệ những niềm tin tôn giáo.”

    Những người trong cuộc và cả người chứng kiến sự việc diễn ra tại nhà hàng ở số 40 Phạm Hùng, thành phố Hà Nội hồi tối ngày 22 tháng 12 vừa qua đều có chung một thắc mắc là trong khi nhan nhản hằng ngày bao nhiêu cuộc tập trung chè chén, say sưa tại biết bao nhà hàng khắp mọi nơi ở Việt Nam với nhiều hệ lụy bất ổn xă hội đều không bị công an gây khó dễ, tại sao một nhóm thanh niên, sinh viên tổ chức tiệc, hát múa những bài Thánh Ca trong tinh thần hết sức ḥa b́nh th́ lại bị cấm cản bất minh như thế?

  7. #27
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Nghị định mới về tôn giáo của Việt Nam gây quan ngại



    Nhà thờ Sapa ở Việt Nam


    Trà Mi-VOA

    03.01.2013
    Tổ chức Đoàn kết Thiên Chúa Giáo Toàn thế giới (CSW) có trụ sở tại Anh ngày 2/1 ra thông cáo bày tỏ quan ngại sâu sắc về tính chất mơ hồ và giới hạn của Nghị định 92/2012 của Việt Nam có hiệu lực từ đầu năm nay liên quan đến quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng.

    Nghị định này được Hà Nội ban hành tháng 11 năm ngoái để thay thế cho Nghị định 22 hồi năm 2005, quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo.

    Tổ chức CSW nói Nghị định mới đề ra các điều kiện đăng kư hoạt động tín ngưỡng bao gồm nhiều giới hạn về sinh hoạt tôn giáo đi ngược lại với các cam kết của Công ước Quốc tế về Quyền Dân sự và Chính trị công dân mà Việt Nam đă kư kết, đặc biệt là điều khoản 18 liên quan đến quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo.

    Một viên chức phụ trách cổ vơ tự do tôn giáo khu vực Đông Á thuộc CSW phát biểu với VOA Việt ngữ:

    "Tổ chức chức Đoàn kết Thiên Chúa Giáo Toàn thế giới cùng với nhiều tổ chức khác lâu nay kêu gọi Việt Nam sửa đổi tu chính Nghị định 92. Chúng tôi thừa nhận cần phải có nghị định hướng dẫn cụ thể pháp lệnh tôn giáo của Việt Nam, nhưng chúng tôi cho rằng Nghị định này nhằm để kiểm soát các tổ chức tôn giáo và sinh hoạt của họ thay v́ là bảo vệ quyền tự do tôn giáo và tín ngưỡng. Hành động kiểm soát sinh hoạt tôn giáo này xâm phạm nghiêm trọng quyền căn bản của con người."

    Tổ chức chức Đoàn kết Thiên Chúa Giáo Toàn thế giới cùng với nhiều tổ chức khác kêu gọi Việt Nam sửa đổi tu chính Nghị định 92...Hành động kiểm soát sinh hoạt tôn giáo này xâm phạm nghiêm trọng quyền căn bản của con người...
    Tổ chức Đoàn kết Thiên Chúa Giáo Toàn thế giới CSW.
    Theo giới hoạt động bảo vệ nhân quyền, Nghị định 92 của Việt Nam là một bước thụt lùi so với Nghị định 22 trước đó 7 năm.

    Luật sư Nguyễn Văn Đài, một nhà bất đồng chính kiến được nhiều người biết tới và cũng là một tín đồ Tin Lành đấu tranh cho tự do tôn giáo và nhân quyền tại Việt Nam, nhận xét rằng những qui định về việc đăng kư hoạt động và sinh hoạt tôn giáo trong Nghị định 92 là trái với quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo đă được qui định tại điều 70 Hiến pháp và không phù hợp với thực tiễn của các tổ chức tôn giáo ở Việt Nam. Ông viện dẫn một điều khoản trong Nghị định yêu cầu tổ chức tôn giáo phải sinh hoạt tôn giáo ổn định trên 20 năm kể từ ngày được chính quyền xă chấp thuận sinh hoạt tôn giáo th́ mới được đăng kư hoạt động tôn giáo.

    Tổ chức Đoàn kết Thiên Chúa Giáo Toàn thế giới kêu gọi chính quyền Việt Nam bảo đảm rằng quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo được bảo vệ đầy đủ bằng luật pháp.

  8. #28
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Mỹ cam kết thúc đẩy nhân quyền tại Việt Nam
    Việt Hà, phóng viên RFA

    2013-01-03

    Đầu năm mới 2013, đại diện Bộ ngoại giao Hoa Kỳ đă có một buổi gặp gỡ cởi mở với đông đảo cộng đồng người Việt tại Mỹ và báo giới để nêu lên những quan ngại về t́nh h́nh nhân quyền tại Việt Nam.


    Bác sĩ Nguyễn Quốc Quân, Chủ tịch Ủy ban yểm trợ cao trào nhân bản (phải) và ông Daniel Baer, Phó phụ tá Ngoại trưởng, đặc trách dân chủ, nhân quyền và lao động, tại buổi gặp gỡ cộng người Việt tại Falls Church, tiểu bang Virginia, Hoa Kỳ, ngày 02/01/2013.

    Qua buổi gặp gỡ, Bộ ngoại giao Hoa Kỳ cũng cho biết những kế hoạch sẽ xúc tiến trong năm mới để đẩy mạnh dân chủ nhân quyền ở đất nước vốn từng là cựu thù và nay đang có tiềm năng trở thành đối tác chiến lược quan trọng của Mỹ ở châu Á Thái B́nh Dương.
    Chia sẻ thông tin

    Vào chiều ngày 2 tháng giêng, tại tư gia của bác sĩ Nguyễn Quốc Quân, Chủ tịch Ủy ban yểm trợ cao trào nhân bản, tại Falls Church, tiểu bang Virginia, đă diễn ra buổi tiếp tân gặp mặt giữa ông Daniel Baer, Phó phụ tá Ngoại trưởng, đặc trách dân chủ, nhân quyền và lao động, với cộng đồng người Việt tại hải ngoại quan tâm đến vấn đề nhân quyền trong nước.

    Mục đích của buổi tiếp tân nhằm chia sẻ thông tin giữa Bộ Ngoại giao với cộng đồng người Việt tại hải ngoai về vấn đề nhân quyền trong nước. Bác sĩ Nguyễn Quốc Quân, người tổ chức buổi tiếp tân cho chúng tôi biết:


    Nhân quyền là vấn đề trung tâm của lănh đạo Mỹ không chỉ bởi đó là xuất phát của chúng ta mà c̣n là mục đích mà chúng ta hướng tới.

    Ông Daniel Baer

    “Tôi nhận thấy là cộng đồng người Mỹ gốc Việt đa số là lo lắng không thỏa măn lắm với t́nh h́nh nhân quyền càng tồi tệ ở Việt Nam và họ cảm thấy là họ không được biết nhiều về chính sách của Mỹ với Việt Nam. V́ thế chúng tôi muốn làm nhịp cầu để có sự liên hệ giữa cộng đồng người Mỹ gốc Việt với Bộ Ngoại giao và ṭa đại sứ và quốc hội Hoa Kỳ để chúng ta biết được đường lối của họ th́ chúng ta mới có kế hoạch hoạt động hữu hiệu được.”

    Ngay trong phần mở đầu bài phát biểu ngắn khoảng hơn 10 phút, ông Daniel Baer đă khẳng định tầm quan trọng của vấn đề nhân quyền tại các nước trong chính sách ngoại giao của Mỹ:

    “Nhân quyền là vấn đề trung tâm của lănh đạo Mỹ không chỉ bởi đó là xuất phát của chúng ta mà c̣n là mục đích mà chúng ta hướng tới.”

    Sau khi khẳng định cam kết cổ vũ cho nhân quyền trên thế giới, ông Daniel Baer đă dành phần lớn thời gian bài phát biểu và trả lời câu hỏi về những dự định của Mỹ trong năm 2013 để cổ vũ cho nhân quyền tại Việt Nam. 3 điểm chính được ông nói tới, đồng thời cũng là những quan ngại từ lâu nay về t́nh h́nh nhân quyền ở Việt Nam, bao gồm tự do internet, tự do báo chí, tự do tôn giáo và quyền của người lao động.

    Ông cho biết Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đă chú ư nhiều hơn đến những thay đổi trong việc thắt chặt kiểm soát internet thời gian qua tại Việt Nam:

  9. #29
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Cập nhật phiên xử 14 người yêu nước tại Nghệ An




    Công an chốt chặn bên ngoài phiên ṭa tại Nghệ An (Ảnh: CTV Danlambao)

    TP Vinh bị phong tỏa, CA dày đặc bên ngoài khu vực ṭa án

    Lúc 08h20', tin từ CTV tại Vinh gửi về ghi nhận: Theo quan sát, hiện tại lực lượng dân pḥng và công an được bố trí đông hơn dân. Bất chấp những hành vi bao vây, đe dọa, lúc này số lượng người dân đội mũ trắng đến ủng hộ và tham gia phiên ṭa ngày càng đông.

    Trong số 14 người yêu nước ra ṭa hôm nay, có 8 người là các thanh niên công giáo hiện đang sống ở Nghệ An. Được biết, thân nhân những người này cùng đông đảo bà con trong các giáo xứ đang tiếp tục kéo về phiên ṭa ủng hộ những người con ưu tú của quê hương ḿnh.

    Trước đó, đêm và rạng sáng nay, công an Nghệ An bất ngờ bố ráp các khách sạn tại Vinh. Một số blogger từ Hà Nội vào đă bị vây bắt như anh Lă Việt Dũng, hai blogger Người Buôn Gió và Nguyễn Lân Thắng cũng đang bị bao vây.

    *

    Danlambao - Sáng nay, 8/1/2013, 14 thanh niên yêu nước sẽ ra ṭa tại Nghệ An. Mặc dù đă được thông báo là phiên ṭa công khai, nhưng ngay từ tối hôm qua, lực lượng CA đă được huy động trực chiến 100% sẵn sàng đàn áp những người đến tham dự phiên ṭa.

    Bất chấp những hành vi ngăn chặn, khủng bố của CA, theo t́n từ CTV Danlambao tại Vinh gửi về cho biết: Lúc 7h50 phút sáng nay, khoảng trên 100 người dân đă bắt đầu tập trung thành công trước phiên ṭa. Hầu hết mọi người cùng đội mũ trắng.

    Lúc 08h05: Quán cafe góc đường Nguyễn Thị Minh Khai - Hồng Bàng từ chối đón khách. Đă có một phụ nữ bị bắt đưa đi. Công an đă bố trí rào chắn cách toà án 200m nhằm ngăn chặn người dân đến gần ủng hộ tinh thần 14 người yêu nước.

    Trước đó, lúc 7h sáng, khoảng cài chục người đă nỗ lực tập trung lực lượng, nhưng lập tức bị công an, dân pḥng lao vào xé lẻ.

    Mọi cửa ngơ dẫn vào trung tâm TP Vinh gần như bị phong tỏa, đặc biệt là khu vực chung quanh ṭa án tỉnh Nghệ An dày đặc công an ch́m nổi, dân pḥng... Riêng đoạn đường Nguyễn Thị Minh Khai dẫn đến ṭa án đă bị cô lập từ rất sớm, với ít nhất hơn 200 người mặc sắc phục chốt chặn tại một số giao lộ.


    Dân pḥng tập trung gần khu vực ṭa án

    danlambaovn.blogspot .com

  10. #30
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Phiên toà sơ thẩm xét xử các thanh niên Công giáo
    Quỳnh Chi, phóng viên RFA, Bangkok
    2013-01-08

    Sáng nay, ngày 8 tháng 1 năm 2013, ṭa án Nhân dân tỉnh Nghệ An bắt đầu xét xử phiên sơ thẩm 14 thanh niên Công giáo với cáo buộc “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân” theo điều 79 BLHS Việt Nam.

    Ảnh: Báo Tuổi Trẻ

    Anh Đặng Xuân Diệu trước ṭa.


    Bị kết tội: “hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”

    Khoảng 8g30, phiên ṭa bắt đầu, mỗi bị cáo chỉ được có khoảng 1 hoặc 2 người thân được vào dự. Thân nhân bị cáo không được cấp giấy tham dự phiên ṭa, thay vào đó, họ được nhận “Giấy xin vào dự phiên ṭa”. Thậm chí có những thân nhân bị cáo cũng không được vào dự như cha mẹ anh Trần Minh Nhật – không được vào buổi sáng với lư do không có giấy của ṭa.

    Người thân mô tả các bị cáo gầy và xanh xao hơn nhưng xuất hiện với tinh thần và thái độ khá vững vàng, lạc quan. Buổi sáng, 11 trong số 14 người được thẩm vấn và đọc cáo trạng. Các bị cáo đều phủ nhận việc ḿnh làm vi phạm pháp luật Việt Nam, nói rằng những hoạt động của ḿnh thể hiện tinh thần yêu nước. Tham dự phiên ṭa, chị Kim Chi, em dâu Nguyễn Đ́nh Cương thuật lại:

    “Họ thừa nhận là họ có tham gia những khóa huấn luyện đó nhưng nói là không phải nhằm lật đổ chế độ mà để bảo vệ dân. Họ cũng nói là tham gia khóa học nhưng không nói có phải là thành viên đảng Việt Tân hay không. Một số người cũng phủ nhận những cáo buộc trong cáo trạng”.

    Khoảng 11g30, phiên ṭa tạm nghỉ trưa và tiếp tục vào lúc 13g30. Buổi chiều, một số thân nhân lớn tuổi của các bị cáo được vào dự xét xử. Tất cả các bị cáo đều được đọc cáo trạng. HĐXX đưa ra mức án mức án đề nghị cao nhất là 17 năm, thấp nhất là 2 năm. Trong đó, Paulus Lê Sơn bị đề nghị mức án 16-17 năm, là mức đề nghị cao nhất trong các bị cáo. Lê Sơn bị cáo buộc “viết và phát tán nhiều tài liệu chống Nhà nước”.


    Công an và dân pḥng ra sức đàn áp thậm chí đánh đập để ngăn chặn người đến tham dự phiên toà gọi là công khai. Ảnh chuacuuthe



    HĐXX đề nghị mức án cho Paulus Lê Sơn là 16-17 năm; Đặng Xuân Diệu 14-15 năm; Hồ Đức Hoà th́ 12-13 năm... c̣n có những đề nghị cho các người khác là 6-7 năm; 5-6 năm. Thấp nhất là 2-3 năm

    Ông Đỗ Văn Phẩm

    Ông Đỗ Văn Phẩm, cậu Lê Sơn thuật lại:

    "Buổi chiều HĐXX đề nghị mức án cho Paulus Lê Sơn là 16-17 năm; Đặng Xuân Diệu 14-15 năm; Hồ Đức Hoà th́ 12-13 năm... c̣n có những đề nghị cho các người khác là 6-7 năm; 5-6 năm. Thấp nhất là 2-3 năm".

    Cũng theo lời ông Phẩm, không khí phiên ṭa diễn ra sôi nổi và quyết đoán nhưng không gay gắt. Bốn LS đă ra sức bảo vệ các bị cáo và yêu cầu trả tự do vô điều kiện cho họ. Riêng anh Trần Minh Nhật tự bào chữa cũng tŕnh bày được suy nghĩ của ḿnh.

    Ngăn chặn đàn áp không cho đến gần toà

    Ngày thứ nhất của phiên ṭa kết thúc muộn lúc gần 18 giờ. Lúc đó, các LS vừa tŕnh bày xong phần tranh luận của ḿnh.

    Bên ngoài ṭa án, bắt đầu từ lúc gần 4 giờ chiều, gần đến lúc Ṭa tuyên án đề nghị, xảy ra xô xát giữa lực lượng công an và các giáo dân bên ngoài. Một vài người bị bắt đưa lên xe công quyền, trong đó có em trai Nguyễn Đ́nh Cương. Trước đó, các giáo dân vẫn tiếp tục nắm tay nhau cầu nguyện. Anh Đạt, anh trai bị cáo Trần Minh Nhật thuật lại:

    “Họ đánh bằng dùi cui dă man. Một số người bị dập tay chân, đổ máu. Bà Hóa, mẹ Nguyễn Đ́nh Cương bị ngất xỉu”.

    Họ đánh bằng dùi cui dă man. Một số người bị dập tay chân, đổ máu. Bà Hóa, mẹ Nguyễn Đ́nh Cương bị ngất xỉu

    Anh Đạt


    Bà Nguyễn Thị Hóa, mẹ anh Nguyễn Đ́nh Cương bị công an và côn đồ đánh trọng thương đến ngất xỉu và phải chụp CT để kiểm tra chấn thương. Ảnh: chuacuuthe
    Người nhà Nguyễn Đ́nh Cương cũng xác nhận với RFA rằng bà Hóa đang phải cấp cứu trong bệnh viện và em Nguyễn Đ́nh Cương đang bị bắt v́ bảo vệ mẹ.

    Mười bốn thanh niên Công giáo này nằm trong số 17 thanh niên Công giáo bị bắt từ tháng 7 đến tháng 12 năm 2011. Trước đó, phiên ṭa sơ thẩm và phúc thẩm của ba người đă diễn ra với cáo buộc vi phạm điều 88 BLHSVN – tuyên truyền chống Nhà nước.

    Nhóm thanh niên này chủ yếu là người theo đạo Công giáo, đa số thuộc giáo phận Vinh. Trong đó, bà Đặng Ngọc Minh và hai con là Nguyễn Đặng Minh Mẫn và Nguyễn Đặng Vĩnh Phúc đều bị xét xử trong phiên ṭa hôm nay với cùng tội danh.

    Bản cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao nói Hồ Đức Ḥa là thành viên của đảng Việt Tân, một tổ chức ở hải ngoại bị Nhà nước Việt Nam cho là “khủng bố”. Và bản cáo trạng cũng cáo buộc Hồ Đức Ḥa lôi kéo những người khác gia nhập đảng Việt Tân. Những người khác cũng bị cáo buộc hoặc là thành viên của đảng này, hoặc tham gia các lớp học “bất bạo động” do đảng này tổ chức.

    Từ sáng sớm, thân nhân và các linh mục thuộc giáo phận, giáo hạt mà các thanh niên trên sinh hoạt tôn giáo đă bắt đầu đến phiên ṭa được thông báo là “công khai”. Có nhiều đoàn người từ khoảng 20 đến 100 người là thân nhân các bị cáo đến từ những vùng khác nhau bao gồm đoàn giáo dân Yên Ḥa, đoàn Đà Lạt, đoàn giáo dân Nghi Lộc, đoàn giáo dân Yên Đại, Xuân Mỹ...

    Hầu hết các đoàn xe bị ngăn chặn trên đường mặc dù khởi hành từ sáng sớm. H́nh ảnh cập nhật trên facebook của các giáo dân cho thấy đa số những người đi đến phiên ṭa đều đội nón trắng, tượng trưng cho ḥa b́nh. Một số người bị giật nón và phải đi bộ từ nơi cách phiên ṭa khoảng 6 cây số để tiến về phiên ṭa.

    Công an ngăn cản không cho thân nhân bị cáo tiếp cận phiên ṭa. Những người giáo dân mong muốn được chứng kiến phiên ṭa để xem công lư và pháp luật được thực thi ra sao

    blogger Binh Nh́

    Khu vực xung quanh phiên ṭa được rào chắn kỹ lưỡng với nhiều cảnh sát mặc đồng phục và thường phục. Các cửa ngơ vào Tp. Vinh cũng có các chốt canh của công an. Từ sáng, chiếc loa bên ngoài ṭa án rao giảng các qui định của pháp luật về an toàn giao thông. Trong khi đó khu vực ṭa án cũng xuất hiện một số bảng cấm di động nhằm không cho phép quay phim, chụp ảnh. Trước và trong khi phiên ṭa diễn ra, nhiều giáo dân bên ngoài nắm tay hát kinh ḥa b́nh và cầu nguyện.

    Khoảng 10 giờ sáng, t́nh h́nh có lúc căng thẳng khi linh mục JB Nguyễn Đ́nh Thục bị ngăn cản khi cùng giáo dân cầu nguyện ở khu vực gần ṭa án – số nhà 119 Nguyễn Thị Minh Khai. LM Giuse Phạm Ngọc Quang, và LM FX Đinh Văn Minh cũng đến phiên ṭa để cùng cầu nguyện cho các bị cáo.

    Ngoài người nhà bị cáo, phiên ṭa được sự quan tâm của đông đảo giới blogger, những người quan tâm đến chính trị và đặc biệt là các con chiên Công giáo và Tin lành. C̣n về phía lực lượng công quyền cũng được huy động đông đảo. H́nh ảnh, tin tức liên tục được cập nhật để tường tŕnh về diễn biến xung quanh phiên ṭa.

    Theo blogger Binh Nh́, số giáo dân và thân nhân của các bị cáo có khoảng 500 người. Trừ một số được vào dự phiên xử, những người c̣n lại tập trung tại nơi cách ṭa án khoảng 150 mét:

    “Công an ngăn cản không cho thân nhân bị cáo tiếp cận phiên ṭa. Những người giáo dân mong muốn được chứng kiến phiên ṭa để xem công lư và pháp luật được thực thi ra sao. Và tôi cũng vậy, chưa bàn đến việc họ thực sự có tội hay không”.

    Xin được nhắc lại, mười bốn người bị đưa ra ṭa hôm nay bao gồm: Hồ Đức Ḥa, Đặng Xuân Diệu, Lê Văn Sơn, Nguyễn Đặng Minh Mẫn, Nguyễn Đ́nh Cương, Đặng Ngọc Minh, Nguyễn Văn Duyệt, Nguyễn Văn Oai, Nông Hùng Anh, Nguyễn Xuân Anh, Hồ Văn Oanh, Thái Văn Dung, Trần Minh Nhật, và Nguyễn Đặng Vĩnh Phúc.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 09-03-2012, 04:43 AM
  2. Replies: 0
    Last Post: 21-12-2011, 06:52 AM
  3. Replies: 0
    Last Post: 15-07-2011, 10:25 AM
  4. Replies: 1
    Last Post: 09-05-2011, 09:27 AM
  5. Replies: 1
    Last Post: 07-01-2011, 11:03 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •