Page 25 of 29 FirstFirst ... 15212223242526272829 LastLast
Results 241 to 250 of 284

Thread: Chương Tŕnh Chiêu Hồi Trong Hồi Kư Của Hồi Chánh Viên Hữu Nguyên

  1. #241
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Anh Thu và tôi nh́n nhau không nói, nhưng cả hai cùng không giấu được sự ngạc nhiên. Thật ra, chúng tôi cũng biết, thấy chúng tôi đến gặp, B́nh phải đoán ra ngay lư do v́ điều đó chẳng có ǵ khó đoán.

    Nhưng khi nghe B́nh nói, chúng tôi vẫn vừa ngạc nhiên vừa mừng. Anh Thu nói giọng có vẻ xúc động:

    - Chúng tôi đến để cảm ơn cán bộ đă giúp đỡ….

    Cán bộ B́nh xua tay:

    - Chẳng có ai ơn nghĩa ǵ với ai cả. Tôi chỉ làm nhiệm vụ cấp trên giao thôi…

    Anh Thu nói ngay:

    - Chúng tôi cũng muốn cảm ơn cấp trên…

    Cán bộ B́nh đứng dậy, ra vẻ đuổi khéo chúng tôi:

    - Các anh muốn cảm ơn thượng cấp chúng tôi th́ tốt nhất là các anh nên rời Trung Quốc sớm chừng nào hay chừng đó…

    Thấy chúng tôi có vẻ ngần ngừ, bỗng nhiên cán bộ B́nh cúi đầu, nói nhỏ:

    - Hẹn gặp các anh ở Hồng Kông… Con vợ tôi nó cũng người Việt như các anh…

    Nghe cán bộ B́nh nói vậy, chúng tôi rất ngạc nhiên. Anh Thu định nói ǵ đó, nhưng cán bộ B́nh đă ngẩng đầu nói lớn, giọng có vẻ sẵng:

    - Lệnh trên là vậy. Các anh đi đi…

    Chia tay cán bộ B́nh, chúng tôi vội vă trở lại “cảng” Bắc Hải báo tin mừng “chiều mai sẽ ra khơi” cho mọi người biết. Tuy vậy, mọi người vẫn bán tín bán nghi. Ngay chúng tôi chính tai nghe cán bộ B́nh nói, nhưng cũng không dám quả quyết trăm phần trăm ngày hôm sau thuyền sẽ rời bến.

    Măi đến trưa hôm sau, ông Đường chủ thuyền mới nhận được lệnh gọi lên pḥng “quản lư cảng Bắc Hải”. Ông đi rồi, cả thuyền chúng tôi ai cũng phập phồng chờ đợi.

    Mọi người đều hy vọng những ǵ chúng tôi thông báo sẽ là sự thật. Quả nhiên, khoảng một tiếng đồng hồ sau, ông Đường trở lại hớn hở báo tin, tất cả mọi người chuẩn bị, đúng 5 giờ chiều, thuyền rời bến!

    Sự thực, việc chuẩn bị cũng không có ǵ. Tất cả đồ đạc, lương thực, thực phẩm của chúng tôi đều có sẵn ở dưới thuyền.

    Điều duy nhất chúng tôi phải làm là t́m kiếm trong tất cả đồ dùng tư trang của ḿnh những thứ ǵ có mang dấu vết của Trung Quốc. Từ giấy tờ, tiền bạc, tem thư, quần áo, kỷ vật, đến đồ ăn thức uống, h́nh ảnh… bất cứ thứ ǵ mua, hay được cho, tặng tại Trung Quốc đều phải gom lại nộp cho nhà chức trách, hoặc tự ḿnh thiêu huỷ.

    Ngoài ra, ông Đường cũng đọc một tờ “huấn lệnh” có cả chục điều bắt chúng tôi phải thi hành.

    Ông Đường cũng cho biết là đến 3 giờ chiều sẽ có cán bộ Trung Cộng xuống thuyền kiểm soát và thu hồi tất cả những thứ có mang dấu ấn của Trung Quốc.

    Ai vi phạm những điều ghi trong “huấn lệnh” sẽ bị chính quyền Trung Cộng lưu giữ vĩnh viễn.

    C̣n tiếp ...

  2. #242
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Đồ đạc của tôi không có ǵ, tiền bạc cũng chẳng có. Chỉ có một số thư từ và cuốn nhật kư, trong đó có những trang lưu niệm bằng tiếng Hoa của ân nhân và bằng hữu ở Đông Hưng, Pḥng Thành, tôi vô cùng trân trọng muốn bảo vệ bằng mọi giá. V́ vậy, ngay từ mấy ngày trước, tôi đă đóng gói tất cả những thứ đó và gửi bảm đảm sang Úc qua đường bưu điện.

    Khoảng 4 giờ chiều hôm đó, hai người Trung Quốc mặc đồ công nhân, lên thuyền đóng cọc và buộc dây cáp. Sau đó, thuyền được lệnh nhổ neo, chạy tới khu tập trung cùng với khoảng hơn một chục chiếc thuyền khác.

    Tại đây, công nhân Trung Cộng lại lên thuyền nối dây cáp của thuyền với dây cáp chính. Sau khoảng một tiếng đồng hồ, hơn chục chiếc thuyền đă được nối liền với sợi cáp chính phía sau chiếc xà lan, và đoàn thuyền bắt đầu chuyến hải hành thẳng hướng tới Hồng Kông, do một chiếc ca nô dẫn đầu.

    Nh́n đoàn thuyền ngon lành rẽ sóng giữa một vùng trời nước mênh mông, mặt biển phẳng ĺ như gương, phản chiếu ánh hoàng hôn vàng rực cả đất trời, tôi vô cùng cảm khái khi nghĩ tới những nguy hiểm, những may mắn đă trải qua; những hạnh phúc, hy vọng đang chờ đợi tôi ở phía trước; những khổ đau, đói khát, cùng cực phẫn uất, mà mấy chục triệu người Việt, trong đó có thân nhân bằng hữu của tôi, đang phải gánh chịu tại quê nhà.

    Lúc đó, tôi đâu có biết được, những khổ đau của những người Việt vượt biển vượt biên đang diễn ra qua muôn ngàn bi kịch trên biển đông, trong rừng rậm, núi cao… và ngay dưới mỗi mái nhà ở ngay trên quê hương Việt Nam.

    Lúc đó, vào giữa năm 1979, tôi cũng không thể ngờ được, tất cả những thảm kịch tôi đă chứng kiến trên quê hương Việt Nam, chỉ là bắt đầu của cả một đại bi kịch, v́ trong suốt gần 30 năm sau đó, dưới sự ḱm kẹp đàn áp của những người cộng sản vô thần, những thảm kịch diễn ra đối với dân tộc tôi ngày càng kinh hoàng, ghê rợn hơn, khủng khiếp hơn…

    Tối hôm đó, đoàn thuyền của chúng tôi được xà lan của Trung Cộng kéo thẳng một mạch từ Bắc Hải đến hải phận Hồng Kông khoảng hơn 10 tiếng đồng hồ. Suốt chuyến đi, chúng tôi không hề gặp một trở ngại nào, ngoại trừ một số người bị say sóng nhẹ.

    Riêng tôi, chiều hôm đó, sau khi chiêm ngưỡng hoàng hôn trên biển cả trong tâm trạng của một người sắp thực sự được tự do, cho đến khi màn đêm buông phủ, tôi quay vô coi mấy người đánh cờ tướng so tài cao thấp, rồi mấy anh em ngồi uống trà, tán gẫu đến khoảng nửa đêm th́ tôi quay ra ngủ.

    Không nhớ ngủ được bao lâu th́ tôi bị thức giấc v́ tiếng loa the thé:

    - Trật tự, trật tự. Yêu cầu bà con trật tự. Trật tự.

    Tôi vội vă ngồi dậy th́ thấy ở giữa thuyền có một người đàn ông đội chiếc mũ giống mũ công an Trung Cộng, nhưng không có sao, một tay cầm túi vải khá to, tay kia cầm chiếc loa bằng sắt tây đang ḥ hét:

    - Yêu cầu mọi người ai ngồi đâu, ngồi yên đó. Không đi lại lộn xộn cho chúng tôi làm việc.

    C̣n tiếp...

  3. #243
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Y nói tiếng Việt xong, liền nói tiếng Hoa, cả tiếng Quảng lẫn tiếng Phổ thông. Xem ra lối ăn nói và cách làm việc của y rất thành thạo.

    Anh Thịnh ngồi bên cạnh tôi th́ thầm:

    - Y đi thu tiền của Trung Cộng đấy. Ai có tiền Trung Cộng th́ lấy hết ra trao cho y… Bao giờ sắp đến hải phận Hồng Kông cũng có tṛ thu tiền này…

    Tôi ngạc nhiên hỏi anh:

    - Ḿnh sắp đến hải phận Hồng Kông rồi sao?

    Anh Thịnh gật đầu:

    - Chừng khoảng hơn tiếng nữa.

    Lúc đó, tôi mới giật ḿnh nhận ra, cả đoàn thuyền đă chạy chậm hẳn lại. Chiếc ca nô dẫn đầu đoàn thuyền, bây giờ chạy song song với thuyền chúng tôi với tốc độ rất chậm. Đèn pha trên chiếc ca nô quét ngang quét dọc sang thuyền chúng tôi và các thuyền khác.

    Tiếng người đàn ông đội mũ lại vang lên:

    - Mọi người chú ư, chú ư! Tất cả những ai có tiền bạc, giấy tờ, h́nh ảnh ǵ của Trung Quốc, hăy tự nguyện trao cho chúng tôi ngay bây giờ. Tôi xin nhắc lại, đây là lần cuối cùng. Bất cứ ai giấu diếm tiền bạc hay giấy tờ ǵ của Trung Quốc, đều bị cảnh sát Hồng Kông phát hiện và khi đó cả thuyền sẽ bị đuổi về. Khi đó, chính phủ và nước cộng ḥa nhân dân Trung Hoa chúng tôi cũng sẽ không tiếp nhận quư vị mà trả quư vị về cho cộng sản Việt Nam…

    Y vừa nói thao thao bất tuyệt bằng cả ba thứ tiếng vừa cầm chiếc túi vải chậm răi đi đến từng bàn tay đang chĩa ra để hứng những đồng tiền, giấy tờ, h́nh ảnh đủ loại…

    Phần đứng trước viễn ảnh sớm muộn ǵ cũng được đặt chân lên Hồng Kông, phần đinh ninh một người sơ sót sẽ làm cả thuyền liên luỵ, nên mọi người trên thuyền đều tận t́nh đốc thúc nhau trút hầu bao, lấy tất cả tiền bạc giấy tờ h́nh ảnh của Trung Quốc bỏ vô chiếc túi vải….

    Sau khoảng mươi phút đồng hồ, việc thu nhặt tiền bạc Trung Quốc trên thuyền chấm dứt, cũng là lúc, đoàn thuyền gần như dừng hẳn. Người đàn ông liền hô lớn bằng tiếng Hoa rồi khoát tay ra hiệu cho một thanh niên lực lưỡng đang đứng ở mũi thuyền.

    Lập tức, người thanh niên cúi xuống tháo sợi dây cáp nối giữa các thuyền. Sau đó, người đàn ông dơ cao chiếc đèn pin hướng về phía chiếc ca nô bấm ám hiệu. Chiếc ca nô liền quay mũi tiến về phía chiếc thuyền của chúng tôi. Khi đến gần, chiếc ca nô liền chuyển hướng, nhẹ nhàng chạy sát thành chiếc thuyền với tốc độ thật chậm, để người đàn ông và anh thanh niên từ trên thuyền nhảy sang ca nô… Sau đó chiếc ca nô tăng tốc chạy tiếp đến chiếc thuyền kế tiếp…

    Ngay khi chiếc ca nô đi khỏi, ông Đường liền hô to một tiếng. Người thợ máy liền cho nổ máy, cả thân thuyền rung lên dữ dội và con thuyền bắt đầu lao về phía trước, tiếp tục cuộc hành tŕnh trực chỉ Hồng Kông.

    C̣n tiếp...

  4. #244
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Không khí trên thuyền lúc này rất phấn khởi, mọi người đều cười nói vui vẻ, khiến tôi có cảm tưởng như đi trẩy hội đúng hơn là vượt biển đi tỵ nạn.

    V́ chỉ c̣n có hơn một tiếng đồng hồ nữa là tới hải phận Hồng Kông nên hầu hết mọi người đều không ngủ, chuyện tṛ nở như pháo ran.

    Mấy anh em chúng tôi đều tươi cười, chỉ có Hùng con của anh Tiến th́ buồn rười rượi. Thấy Hùng buồn bă như vậy, chúng tôi cũng chạnh ḷng nghĩ đến anh Tiến. Anh Thu vỗ vai Hùng an ủi:

    - Cháu cứ yên trí đi. Ba cháu sớm muộn ǵ cũng sẽ gặp cháu ở Mỹ.

    Hùng mỉm cười gượng gạo, mặt buồn như mếu, thẫn thờ không nói. Tôi ngạc nhiên hỏi anh Thu:

    - Anh Tiến chịu ở lại Trung Quốc để “trường kỳ kháng chiến” chống cộng sản Việt Nam cho đến thắng lợi cuối cùng, làm sao mà anh bảo anh ta có thể đi Mỹ được?

    Anh Thu cười:

    - “Trường kỳ kháng chiến” cái ǵ. Cậu cứ tin tôi đi, cái “chính phủ Việt Nam lâm thời” đó chỉ sống sót ba bảy hai mốt ngày thôi. Hai thằng cộng sản cùng điếm thối với nhau th́ chúng có thù nhau mấy chăng nữa cũng chỉ là tạm thời. Cậu phải hiểu, về mưu trí thủ đoạn, th́ thằng Tàu không tài nào qua mặt được thằng cộng sản Việt Nam. Nhưng về sức mạnh th́ muôn năm thằng Việt cộng không bằng phần mười thằng Trung cộng. Đă vậy, hai thằng lại chung biên giới với nhau cả ngàn cây số, th́ sớm muộn ǵ thằng cộng sản Việt Nam cũng là vệ tinh của thằng cộng sản Trung Quốc. Rồi cậu coi, lăo Tiến trước sau ǵ cũng lại khăn gói vượt biển sang Hồng Kông tỵ nạn cho coi.

    Lời nói của anh Thu lúc đó thật có lư. Nhưng khi ấy tôi lại tin tưởng anh Tiến sẽ làm được một cái ǵ trong “chính phủ Việt Nam lâm thời”, chứ không khi nào anh Tiến lại cuốn gói đi tỵ nạn tiếp ở Hồng Kông như lời anh Thu nói. V́ vậy, tôi không đồng ư:

    - Em th́ em nghĩ anh Tiến giỏi tiếng Anh, tiếng Pháp, có kiến thức, có tham vọng chính trị, suy nghĩ chuyện ǵ cũng chín chắn, có trước có sau. Em nhớ anh ấy vẫn thường nói, đời thường cũng như chính trường, giống hệt như chơi cờ tướng… người cơ trí phải biết nghĩ trước hàng chục nước, để khi thắng th́ biết tận lực khai thác thế thắng mạnh như chẻ tre, ồ ạt như nước lũ chảy về chỗ trũng; mà khi thua th́ cũng có thể lui về thế thủ vững như núi.

    Anh Thu cười:

    - Cậu hiểu Tiến làm sao bằng tôi được. Tiến là người nói giỏi, gặp chuyện vừa vừa hạng trung th́ hoàn thành xuất sắc. Nhưng đụng chuyện lớn sẽ gẫy liền à. Cậu có biết Mă Tốc bị Khổng Minh chém đầu v́ thua ở Nhai Đ́nh không? Tiến cũng giống Mă Tốc ở chỗ đó…

    Chuyện Mă Tốc bị chém đầu, ai đọc truyện Tam Quốc cũng đều biết. Nhưng so sánh anh Tiến với Mă Tốc th́ tôi thấy không đúng. Tuy vậy, tôi lặng im không nói ǵ. Lúc đó tôi đâu có ngờ, mấy năm sau, quả nhiên “chính phủ Việt Nam lâm thời” do Trung Cộng nặn lên tan như bọt xà pḥng, và anh Tiến đă vượt biển sang Hồng Kông xin tỵ nạn, sau đó, đoàn tụ với con của anh tại Mỹ


    C̣n tiếp...

  5. #245
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Sau khi chuyện tṛ về anh Tiến được một lúc, tôi thấy người hơi mệt, liền ngả ḿnh nghỉ ngơi một chút. Giữa lúc đang thiu thiu ngủ, bỗng tôi nghe có tiếng la:

    - Hồng Kông, Hồng Kông, bà con ơi. Hồng kông kia rồi….

    Tôi giật ḿnh ngồi dậy, dụi mắt, giữa tiếng xôn xao la hét, huưt sáo ầm ĩ của mọi người trong thuyền. Nhưng chỉ vài tích tắc sau, tôi ngạc nhiên khi thấy tất cả mọi người trong thuyền đều im lặng cùng nh́n về một hướng.

    Tôi đứng dậy bước ra mạn thuyền nh́n theo và trong ḷng vui mừng khôn tả khi thấy cả thành phố Hồng Kông vô cùng tráng lệ, với những ṭa nhà chọc trời rực rỡ ánh đèn muôn hồng ngh́n tía đă hiện ra ở chân trời.

    Trời lúc đó hăy c̣n tối đen, mặt biển lại yên tĩnh phẳng lặng như gương, nên thành phố Hồng Kông tráng lệ soi ḿnh trên mặt biển trông thật diễm tuyệt, không bút giấy nào tả xiết.

    Giống như tất cả mọi người, tôi im lặng say sưa ngắm thành phố Hồng Kông, biểu tượng của tự do và thịnh vượng đang ngày càng lớn dần. Sau những phút im lặng chiêm ngưỡng, mọi người lại ồn ào bàn tán sôi nổi.

    Tuy lúc đó, không một ai biết tương lai của ḿnh sẽ ra sao, nhưng ai cũng vui mừng tin tưởng, cuộc đời của ḿnh sẽ đổi thay, trở nên tốt đẹp hơn.

    Riêng tôi, một người tù vượt ngục, đang bị cộng sản truy lùng, phải sống ngoài ṿng pháp luật, th́ nay đứng trước h́nh ảnh tráng lệ của thành phố Hồng Kông, tôi đă xúc động đến rơi lệ…

    Khoảng nửa giờ trôi qua, trời bắt đầu hửng sáng và thành phố Hồng Kông cũng hiện ra càng ngày càng rơ. Chiếc thuyền của chúng tôi cũng vẫn tiếp tục rẽ sóng băng băng tiến về phía Hồng Kông. Ngó ra chung quanh, tôi cũng thấy hai chiếc thuyền xa xa. C̣n những chiếc thuyền khác th́ quá xa, chỉ thấy những h́nh thù nhỏ xíu trên biển…

    Thuyền của chúng tôi chạy tiếp được khoảng 15 phút th́ bỗng nhiên mọi người la hét, xôn xao mà tôi không hiểu v́ lư do ǵ.

    C̣n đang ngạc nhiên th́ ông Đường ào ào từ phía pḥng lái ở phía sau chạy ra phía trước hối hả báo tin:

    - Tàu tuần cảnh Hồng Kông!

    C̣n tiếp...

  6. #246
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Tôi giật ḿnh nh́n ra, th́ thấy không xa, một chiếc tàu sắt đang phăng phăng rẽ sóng lao tới. Trên tàu có quốc kỳ của Anh, của Hồng Kông và mấy loại cờ nữa không biết là cờ ǵ, cùng bay phấp phới. Không đầy mấy phút sau, tầu tuần cảnh Anh đă tiến đến gần thuyền của chúng tôi. Tiếng loa vọng lên rơ mồn một bằng tiếng Anh và tiếng Hoa:

    - Chú ư! Chú ư! Đây là lực lượng tuần duyên Hồng Kông. Thuyền của quư vị đang xâm phạm trái phép hải phận Hồng Kông. Chúng tôi ra lệnh thuyền của quư vị đứng lại. Nếu trái lệnh, chúng tôi bắt buộc phải có hành động động đối phó ngay lập tức. Chúng tôi xin nhắc lại, chúng tôi ra lệnh thuyền của quư vị đứng lại…

    Ông Đường chủ thuyền vội vă bảo tài công tắt máy. Lập tức tiếng máy im bặt, chiếc thuyền khựng lại, nhưng vẫn trôi từ từ về phía trước theo quán tính. Tất cả mọi người trên thuyền cũng đều im lặng, gương mặt ai cũng có vẻ căng thẳng chờ đợi…

    Chiếc tàu tuần cảnh cũng giảm tốc độ khi đến gần thuyền chúng tôi. Trên boong tầu tôi thấy có 4 người lính mặc đồ rằn ri, súng ống nai nịt gọn gàng, trông rất oai nghiêm. Tuy nhiên, nh́n sắc diện của họ tôi ngạc nhiên khi thấy họ không phải là người Hoa. Sau này tôi mới biết, đó là lực lượng lính đánh thuê người Hồi Quốc được chính phủ Anh thuê mướn làm nhiệm vụ bảo vệ ăn ninh trật tự cho Hồng Kông.

    Một người cầm chiếc loa điện loại xách tay, hướng loa về phía thuyền chúng tôi nói:

    - Chú ư! Chú ư! Đây là lực lượng tuần duyên Hồng Kông. Xin quư vị cho biết, thuyền của quư vị có phải là thuyền tỵ nạn đi từ Việt Nam?

    Nghe hỏi vậy, chúng tôi rất ngạc nhiên. Nhiều người trên thuyền chúng tôi lập tức reo ḥ, vỗ tay ầm ĩ, thay cho câu trả lời. Th́ ra, trong thời gian mấy năm qua, thuyền tỵ nạn Việt Nam đă lũ lượt đổ vào Hồng Kông, nên tất cả các lực lượng tuần cảnh Hồng Kông đều quá quen thuộc mỗi khi gặp những chiếc thuyền như thuyền của chúng tôi.

    Người cầm loa lại nói:

    - Chú ư! Chú ư! Đây là lực lượng tuần duyên Hồng Kông. Chúng tôi yêu cầu mọi người trên thuyền im lặng, và cử ra một người trả lời các câu hỏi của chúng tôi.

    Trong chớp mắt, ông Đường chủ thuyền đă chỉ định một thanh niên lực lưỡng thay mặt mọi người. Người cầm loa nói tiếp:

    - Chú ư! Chú ư! Đây là lực lượng tuần duyên Hồng Kông. Chúng tôi hỏi, quư vị trả lời. Nếu đúng, quư vị dơ tay phải. Nếu không đúng, quư vị dơ tay trái. Quư vị đă rơ chưa? Nếu rơ, dơ tay phải…

    Người thanh niên nhanh chóng dơ tay phải.

    - Thuyền của quư vị chở người tỵ nạn ra đi từ Việt Nam, có đúng vậy không?

    Người thanh niên dơ tay phải.

    - Trên thuyền của quư vị có bất cứ loại vũ khí nào không? Nếu có, dơ tay phải, nếu không dơ tay trái.

    Người thanh niên dơ tay trái.

    - Trên thuyền của qúy vị có ai ốm đau, cần cấp cứu không? Nếu có dơ tay phải, nếu không dơ tay trái?

    Người thanh niên vội dơ tay trái…

    Cuộc đối đáp cứ như vậy diễn ra trong 10 phút đồng hồ. Sau đó, người cầm loa ra lệnh cho thuyền chúng tôi phải thu hồi tất cả mọi loại dao, kéo, bất kể dài ngắn, to nhỏ. Kế đến, người cầm loa dơng dạc tuyên bố:

    - Chú ư! Chú ư! Đây là lực lượng tuần duyên Hồng Kông. Thuyền của qúy vị là thuyền chở người tự nhận ḿnh là tỵ nạn đi từ Việt Nam. Nhưng hiện tại, trong thời gian chờ đợi cứu xét tư cách tỵ nạn của quư vị, quư vị sẽ bị đối xử như là những người xâm nhập hải phận Hồng Kông bất hợp pháp. Bây giờ, quư vị cho thuyền đi theo tàu của chúng tôi đến nơi tập trung những thuyền xâm nhập trái phép hải phận Hồng Kông….

    Sau đó, tàu tuần cảnh Hồng Kông chạy trước, thuyền của chúng tôi chạy theo sau, cùng tiến vô hải cảng Hồng Kông….

    C̣n tiếp...

  7. #247
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Thành phố Hồng Kông hiện ra ngày càng lớn và rơ, với tất cả vẻ sầm uất nhộn nhịp, khiến tất cả mọi người trên thuyền đều háo hức, nôn nao, xôn xao ầm ĩ, không bút nào tả xiết. Chúng tôi vui mừng và ngạc nhiên khi thấy tàu bè ra vô hải cảng Hồng Kông liên tục. Trên bầu trời th́ phi cơ đủ loại của các hăng hàng không cất cánh và hạ cánh liên tục.

    Khi chúng tôi thấy xe cộ chạy qua lại như mắc cửi trên đường phố Hồng Kông th́ cũng là lúc thuyền của chúng tôi được hướng dẫn chạy vô một khu có đông đúc thuyền bè đủ loại của người tỵ nạn Việt Nam.

    Tôi ước lượng ở đó phải có khoảng 200 tới 300 chiếc thuyền.

    Xa xa trên mặt biển, về phía bên tay phải là một chiếc tàu sắt khổng lồ nằm nghiêng hẳn về một bên. Sau này tôi mới biết đó là tàu Thiên Vận (Skyluck), chuyên chở mấy ngàn người Việt tỵ nạn. Khi tàu cập bến Hồng Kông vào đầu tháng 2 năm 1979 th́ bị từ chối, nên những người trên tàu đă đục tàu cho nước vô. Kết quả, chính quyền Hồng Kông bắt buộc phải để cho mọi người lên bờ, và cứu xét tư cách tỵ nạn.

    Nghe đâu tầu này đă rời Việt Nam vào ngày 24 tháng 1 năm 1979, trên đường đi tàu đă chuyển vàng sang tàu United Faith ngoài hải phận quốc tế trước khi nhập cảng Hồng Kông.

    Ngoài tàu Thiên Vận, chúng tôi c̣n thấy nhiều tàu sắt khác chở người tỵ nạn cũng nằm lác đác trên mặt biển, hoặc trên băi cát. Riêng một chiếc tàu sắt loại trung b́nh th́ vẫn buông neo ở biển, trên thuyền vẫn có đông đảo khoảng vài trăm người Việt.

    Phần đông những người này trông có vẻ trí thức, ăn mặc sang trọng, sống cách biệt với những người tỵ nạn ra đi từ các làng chài lưới ở Miền Bắc. Sau này tôi mới biết đó là chiếc tàu sắt chở người vượt biên đi từ Hà Nội, Hải Pḥng.

    Sau khi thuyền của chúng tôi thả neo xong, một chiếc ca nô chở một toán khoảng 10 cảnh sát Hồng Kông sắc phục chỉnh tề, súng ống gọn gàng, lên thuyền chúng tôi khám xét. Nh́n cảnh sát Hồng Kông chúng tôi phải công nhận họ ăn mặc rất đẹp, làm việc rất chuyên cần, cẩn thận và lịch sự nhưng rất kiên quyết.

    Sau một hồi lục lọi, kiểm tra tỷ mỉ, cuối cùng, cảnh sát Hồng Kông chỉ thu được có vài con dao nhỏ mũi nhọn, một chiếc giáo bằng tre đầu vót nhọn, và gần chục quả đấm sắt. Những quả đấm sắt này là loại vũ khí tự vệ được thanh niên Miền Bắc, nhất là ở Hải Pḥng, Hà Nội hay sử dụng.

    Khám xét xong, toán cảnh sát Hồng Kông yêu cầu thuyền chúng tôi cử ra ba người lên trên bờ làm việc. Lập tức ông Đường chủ thuyền cùng với anh Thu, người biết tiếng Anh, Pháp, có tŕnh độ nhất trên thuyền, và anh Thịnh, một người rất tháo vát và biết chút ít tiếng Anh, đi theo toán cảnh sát xuống ca nô.

    Khoảng 1 tiếng đồng hồ sau, ba người trở lại thuyền, và một cuộc họp quy tụ tất cả mọi người trên thuyền được tổ chức để nghe anh Thu tŕnh bầy bằng tiếng Việt và ông Đường dịch lại bằng tiếng Hoa. Mọi người ai cũng hí hửng và nôn nóng chờ đợi…

    Mở đầu, anh Thu nói:

    - Thưa quư ông bà, anh chị em. Ba anh em chúng tôi đại diện mọi người trên thuyền lên gặp chính quyền Hồng Kông th́ họ cho biết, giống như tất cả những thuyền chở người tỵ nạn Việt Nam nhập cảnh Hồng Kông, thuyền của chúng ta cũng bị họ coi là nhập cảnh trái phép. V́ vậy, chúng ta có thể bị trục xuất khỏi lănh thổ Hồng Kông, nếu chúng ta không được Liên Hiệp Quốc công nhận tư cách tỵ nạn…

    Nghe đến đó, mọi người xôn xao ḥ hét, bàn tán. Không ai nghe ai cả. Mấy lần anh Thu dơ tay cho mọi người im lặng nhưng không được. Thấy vậy, anh Thịnh nhảy lên chiếc thùng gỗ nhỏ, vỗ tay thiệt lớn, rồi quát lên bằng tiếng Hoa, mọi người mới im lặng dần. Chờ thật yên lặng, anh Thu nói tiếp:

    - Tôi yêu cầu mọi người trật tự lắng nghe tôi nói xong. Sau đó ai có ư kiến ǵ th́ dơ tay…

    Một hai người dơ tay muốn nói, anh Thu xua tay:

    - Chờ tôi nói xong đă, quư vị hăy dơ tay. Như tôi đă nói, Liên Hiệp Quốc sẽ cứu xét tư cách tỵ nạn của chúng ta. Nếu được, chúng ta sẽ được lên bờ vô trại tỵ nạn ở, chờ các quốc gia khác phỏng vấn rồi đón nhận. C̣n những ai không được Liên Hiệp Quốc công nhận là người tỵ nạn th́ họ phải bị tống vô trại giam chờ trục xuất. Tuy nhiên, xin mọi người đừng lo, v́ đó chỉ là thủ tục hành chánh… Cho đến nay, hầu hết những ai đi tỵ nạn bằng thuyền khi cập bến Hồng Kông đều được Liên Hiệp Quốc công nhận ngay tư cách tỵ nạn.

    C̣n tiếp...

  8. #248
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Mọi người ồ lên vỗ tay hoan hô rầm trời. Tiếng la ó, ḥ hét ầm ĩ… Chờ một lúc lâu, mọi người yên lặng trở lại, anh Thu mới nói về những đ̣i hỏi của chính quyền Hồng Kông và Liên Hiệp Quốc về trật tự, an ninh, kỷ luật…. Sau đó, anh cho biết, việc đầu tiên chúng tôi phải làm là kê khai họ tên, ngày tháng năm sanh, nơi sinh, quê quán, họ tên thân nhân và địa chỉ của thân nhân hiện đang ở ngoại quốc, cùng lư do vượt biên tỵ nạn… Chúng tôi cũng phải bầu ra một nhóm “hỏa thực” chuyên lo đi lấy cơm nước, thực phẩm (đường, sữa, ḿ gói, cá hộp…) và hoa quả của nhà thầu rồi đem về thuyền chia đều cho mọi người.

    Ngay trưa hôm đó, chúng tôi được ăn bữa cơm đầu tiên do “đầu bếp Hồng Kông” nấu. Cơm trắng, ăn thoải mái. Thức ăn th́ ba món đàng hoàng, toàn với thịt gà. Món mặn là thịt gà kho, rồi giá xào với ḷng gà, và canh bí nấu với xương gà. Ăn xong có tráng miệng bằng trái cây, nho cam táo. Đang sống thiếu thốn ở Việt Nam và Trung Quốc, nay được ăn như vậy, chúng tôi đều vui mừng nghĩ ḿnh thật là đế vương. Lúc đó, chúng tôi đâu có ngờ, trong suốt thời gian sau đó, chúng tôi cứ phải ăn hoài ba món đó. Chúng tôi ăn nhiều đến độ phát khiếp mỗi khi ngửi thấy mùi thịt gà là rùng ḿnh, nghẹn họng, nuốt cái ǵ cũng không vô. Nhiều người phải xin muối để ăn với cơm chứ ăn thịt gà th́ nuốt cơm không vô. Lư do khiến chúng tôi phải ăn thịt gà, nhất là ḷng gà, v́ những thứ này là đồ phế thải không phải trả tiền, nhà thầu lấy từ các xưởng làm thịt gà khổng lồ trên đất Hồng Kông.

    Chiều hôm đó, ăn cơm xong, chúng tôi ghi tên tuổi của ḿnh trên những tờ giấy đă in sẵn, kẻ thành từng cột. Như tôi đă kể cùng các bạn, trong thời gian vượt ngục và vượt biên, tôi phải dùng nhiều giấy tờ giả với tên giả khác nhau. Khi sang đến Trung Quốc, một nước theo chế độ cộng sản, cộng với những lo ngại có gián điệp của cộng sản Việt Nam trà trộn, nên tôi đă chọn tên Phạm Thái Lai. Nay được đặt chân lên Hồng Kông, tôi thấy cần phải khai tên thật của ḿnh, v́ mấy lẽ. Lẽ đầu tiên là ở Hồng Kông, vùng đất của tự do, tôi không c̣n lo sợ như ở Trung Quốc. Điều thứ hai là một khi khai tên thật, hồ sơ bảo lănh của tôi cùng giấy tờ căn cước trước 1975 ở Miền Nam cũng như Miền Bắc sẽ hoàn toàn ăn khớp. Thêm vào đó, tôi nghĩ, đây là cơ hội cuối cùng cho tôi được lấy lại tên thật một cách dễ dàng, thoải mái. Tương lai, sau khi đến được quốc gia đệ tam, nếu tôi muốn lấy lại tên thật sẽ khó khăn, phức tạp hơn. Nhưng tôi không ngờ, việc tôi khai tên thật lại tạo khó khăn cho tôi ngay giờ phút đầu tiên ở Hồng Kông.

    Khi tôi bước đến cạnh chiếc bàn nhỏ nơi anh Thu đang ghi chép tên của mọi người để khai tên Nguyễn Hữu Chí, mọi người đều ngạc nhiên trố mắt nh́n tôi, nhất là ông Đường, anh Thu và anh Thịnh. Anh Thu đang ghi tên, vội bỏ kính xuống nh́n tôi, hỏi giọng ngạc nhiên:

    - Cậu tên là Phạm Thái Lai sao bây giờ khai Nguyễn Hữu Chí?

    Tôi b́nh tĩnh phân bua ngắn gọn:

    - Em tên thật là Nguyễn Hữu Chí. Đi vượt biên dùng giấy tờ giả nên phải ghi tên giả là Phạm Thái Lai.

    Anh Thu lắc đầu:

    - Sao suốt thời gian gặp tôi ở Trung Cộng, cậu không nói? Bộ cậu không tin tụi tôi sao?

    Tôi chậm răi nói:

    - Không phải em không tin các anh. Nhưng ở đó em đâu có tin Trung Cộng. Hơn nữa, khi đó người Việt đầy rẫy, lỡ có tụi gián điệp Việt cộng trà trộn th́ sao.

    - Cậu nói vậy th́ tôi tin. Nhưng cậu từ Trung Quốc đi với tên Phạm Thái Lai, bây giờ lại khai là Nguyễn Hữu Chí th́ đâu có được. – Quay qua ông Đường, anh Thu hỏi – Tôi nói vậy có phải không ông chủ thuyền?

    Ông Đường không nh́n tôi, nhưng gật đầu:

    - Dạ bác Miền Nam nói như vậy rất đúng…

    Anh Thịnh cũng ngọt ngào đỡ lời:

    - A Lồi nên ghi tên Phạm Thái Lai đi cho xuôi chèo mát mái cho cả thuyền. Khai tên khác là cả thuyền bị lôi thôi. Lỡ ra là họ trục xuất tất cả về Việt Nam th́ khổ…

    Tôi cương quyết nói:

    - Tôi th́ tôi nghĩ khi ḿnh rời khỏi Trung Quốc, chẳng có một giấy tờ nào ghi tên tôi là Phạm Thái Lai. Trong người tôi bây giờ cũng chẳng có giấy tờ ǵ chứng tỏ tôi là Phạm Thái Lai. Như vậy bây giờ tôi muốn khai tên ǵ chả được…

    Ông Đường lắc đầu:

    - Nỉ nói vậy là không đúng đâu lớ. Tuy ḿnh không có giấy tờ ǵ nhưng trong thuyền này ai cũng biết nỉ là Phạm Thái Lai. Bây giờ nỉ khai là Nguyễn Hữu Chí, lỡ có người trong thuyền họ méc với chính quyền th́ có phải rắc rối cho nỉ không nào.

    Thấy mọi người đều phản đối như vậy, tôi càng cương quyết hơn:

    - Tên thật của tôi là Nguyễn Hữu Chí. Tôi dùng tên giả để vượt biên. Bây giờ tôi muốn khai lại tên thật, tại sao quư vị lại phản đối? Tôi khai tên ǵ, tôi sẽ chịu trách nhiệm với tên đó. Ai không đồng ư với tôi, cứ việc báo cho chính quyền họ biết.

    Anh Thu nhẹ nhàng:

    - Vẫn biết là cậu khai tên ǵ th́ cậu phải chịu trách nhiệm. Nhưng nếu cậu không cân nhắc kỹ lưỡng, việc cậu làm sẽ ảnh hưởng đến cả thuyền.

    Anh Thịnh cũng nói thêm vô:

    - Thôi th́ bây giờ a Lồi cứ khai tên Phạm Thái Lai đi, để cả thuyền được chấp nhận tư cách tỵ nạn đă. Sau đó, a Lồi muốn khai lại tên cũng đâu có khó.

    Tôi lắc đầu:

    - Tôi không thể nào khai tên giả được. Tên giả chỉ dùng trong chế độ cộng sản. C̣n ở đây, tự do dân chủ, tại sao tôi phải tiếp tục dùng tên giả. Vả lại, quư vị đă nghe anh Thu nói rồi đó, ngay dưới bản kê khai tên tuổi này cũng đă ghi rơ ḍng chữ Hoa, Anh, là ai man khai sẽ bị tước bỏ tư cách tỵ nạn. Như vậy tại sao quư vị lại cứ buộc tôi phải khai gian là thế nào.

    Ông Đường và anh Thu nh́n nhau hỏi ư. Cuối cùng anh Thu đeo kính nói, giọng lạnh lùng:

    - Rồi, nếu cậu đă muốn vậy th́ tôi ghi xuống đây là Nguyễn Hữu Chí…

    Tôi nói gọn:

    - Cảm ơn anh.

    Ông Đường xen vô:

    - Nếu a Lồi đă nhất quyết như vậy th́ bác Miền Nam cứ ghi tên ǵ mà anh ấy muốn. Nhưng chúng tôi bắt buộc phải có bổn phận tŕnh với nhà chức trách đầu đuôi nội vụ.

    Tôi suy nghĩ một thoáng rồi nói:

    - Tôi không phản đối điều đó. Ông cứ việc báo cáo, làm tṛn bổn phận của ông, rồi tôi sẽ lên gặp họ tŕnh bầy đầu đuôi. Tôi có đủ bằng chứng và giấy tờ để chứng minh với họ tên thật của tôi.

    Anh Thịnh ngạc nhiên:

    - Giấy tờ của anh đâu?

    - Giấy tờ của tôi hiện ở Úc. Tôi đă gửi cho thân nhân của tôi từ khi tôi c̣n ở Việt Nam, trước khi tôi vượt biên…

    Ngay chiều hôm đó, phái đoàn đại diện thuyền chúng tôi gồm anh Thu, ông Đường và anh Thịnh lại lên bờ nộp danh sách các thuyền nhân. Tôi đoán là phái đoàn ba vị đă báo cáo t́nh trạng tên thật tên giả của tôi. Quả nhiên, khoảng hai tiếng đồng hồ sau, một chiếc ca nô ghé thuyền tôi và tôi được lệnh theo họ lên bờ. Tới bờ, một người cảnh sát sắc phục nói tiếng Việt rất sơi, dắt tôi vô một căn pḥng trong dẫy nhà tiền chế chạy dài. Trong pḥng chỉ có hai người. Một ông người Hồng Kông mặc đồ cảnh sát, tướng tá bệ vệ, tuổi ngoài 50, ngồi sau chiếc bàn rộng bằng gỗ đen như mun. Đằng sau là h́nh Nữ Hoàng phóng to, choán cả bức tường. Ngồi bên tay phải của ông là một phụ nữ xinh đẹp, gương mặt tươi sáng, phúc hậu, tuổi khoảng trên dưới 25, mặc y phục người Hoa, nói tiếng Việt rất sơi làm thông ngôn.

    Người đàn ông lịch sự mời tôi ngồi, rồi mời tôi uống nước. Sau đó, người phụ nữ lên tiếng, giọng Miền Nam ngọt ngào, lịch sự:

    - Trước hết tôi xin giới thiệu với anh Chí, đây là Trần tiên sinh, trưởng pḥng giám cảnh, đặc trách việc kiểm soát các thuyền nhân khi nhập cảnh Hồng Kông. C̣n tôi tên là Hoa, đảm trách việc thông ngôn ở đây. Hôm nay Trần tiên sinh mời anh lên đây để được nghe anh giải thích lư do v́ sao anh lại đổi tên từ Phạm Thái Lai thành Nguyễn Hữu Chí.

    Chỉ tay vào chiếc máy ghi âm, cô Hoa tiếp lời:

    - Để bảo đảm những lời giải thích của anh và việc dịch thuật của tôi được chính xác, chúng tôi phải ghi âm toàn bộ buổi nói chuyện hôm nay.

    Một cách ngắn gọn, tôi tŕnh bầy tên thật của tôi là ǵ, v́ sao tôi mang tên Phạm Thái Lai, và những nguyên nhân nào khiến tôi quyết định lấy tên thật trở lại. Trong khi tôi nói, cô Hoa vừa ghi âm, vừa ghi chép. Sau khi tôi giải thích xong, cô quay sang phía Trần tiên sinh, rồi vừa nh́n vào trang giấy, vừa nói lại bằng tiếng Hoa. Trần tiên sinh nghe xong, liền nói lại bằng tiếng Hoa khoảng 5 phút đồng hồ. Cô Hoa cặm cụi ghi chép, xong quay sang hỏi tôi:

    - Tên Nguyễn Hữu Chí là tên cha mẹ anh đặt từ khi nào?

    Tôi đáp:

    - Từ khi mới đẻ. Đó cũng là tên trong giấy khai sanh của tôi.

    Cô Hoa hỏi tiếp:

    - Anh có giấy khai sanh đó không?

    Tôi gật đầu:

    - Giấy khai sanh th́ tôi không có. Nhưng tôi có bản tuyên thệ xin giấy thế v́ khai sanh và giấy thế v́ khai sanh do phường Phú Nhuận, tỉnh Gia Định cấp vào năm 1972. Giấy đó hiện không có ở đây, nhưng tôi có thể yêu cầu người nhà gửi tới đây trong ṿng hai tuần lễ.

    Câu chuyện đến đây trở nên phức tạp, và tôi phải dài ḍng kể lại lư do v́ sao tôi phải làm giấy tuyên thệ để xin giấy thế v́ khai sanh ở trong Nam thay v́ ở ngoài Bắc. Rồi tôi phải giải thích tôi mang tên Phạm Thái Lai từ khi nào. Ngoài tên Phạm Thái Lai, tôi c̣n dùng những tên giả nào khác. Thân nhân của tôi ở ngoại quốc là những ai, ở đâu, làm ǵ, họ có biết tên thật của tôi hay không…


    C̣n tiếp...

  9. #249
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Sau buổi làm việc về tên thật tên giả, tôi cũng vô cùng lo lắng không biết ḿnh có gặp trở ngại ǵ không. Về thuyền, ngồi nghe anh Thu, anh Thịnh và một số người phàn nàn, bàn ra tán vào, tôi càng thêm hối hận, nghĩ bụng, biết vậy, tôi cứ khai tên Phạm Thái Lai th́ lại đỡ rắc rối.

    Nhưng rồi mọi lo ngại của tôi cũng trôi qua, sau khi tôi nhận được giấy tờ của gia đ́nh gửi qua. Và đó là lần duy nhất ban an ninh trại tỵ nạn Hồng Kông thẩm vấn tôi về tên thật tên giả.

    Trong những ngày sống trên thuyền chờ đợi được lên bờ, chúng tôi nh́n quang cảnh thành phố Hồng Kông, ai cũng ham. Nhất là nh́n cảnh Hồng Kông về đêm, rực rỡ muôn hồng ngh́n tía trong muôn vạn ánh đèn màu, chúng tôi ai cũng khao khát được đặt chân lên đường phố Hồng Kông, được hút một điếu thuốc thơm, được ăn một tô phở,… trong một tiệm ăn nào đó.

    Sau mấy đêm khao khát, bàn hươu tán vượn, một đêm nọ, Hải, Cường và Tuấn là những người bơi giỏi, rủ tôi cùng bơi vào Hồng Kông. Cả ba đều là người Việt gốc Hoa, nói tiếng Quảng rất giỏi, Hải lại có mấy ngàn đồng tiền Hồng Kông, nên chuyến “đột kích” của chúng tôi trót lọt.

    Khoảng cách từ thuyền đến bờ chỉ độ nửa cây số, nên chúng tôi b́ bơm bơi độ khoảng nửa tiếng là tới bờ. Lên bờ, cả ba đều ướt như chuột, quần áo lôi thôi lếch thếch, trông chẳng giống ai. Vậy mà khi chúng tôi ghé vô một quán nhỏ bên đường, trong quá có mấy thực khách, những chẳng một ai thèm để ư.

    Đúng là xă hội tự do, chẳng ai phải theo dơi ai hay dè chừng ai.

    Sau khi ăn uống no say, Hải mua mấy cây thuốc lá, bọc kín trong chiếc túi plastic để mang về thuyền, bán lại bằng tiền đô hoặc đổi bằng vàng. Sau này, khi lên trại tỵ nạn, tôi càng khâm phục khả năng buôn bán tháo vát của Hải. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, ở bất môi trường nào, kể cả tù tội, Hải đều có tiền, có hàng cho bất cứ ai cần, để rồi qua đó, Hải luôn luôn kiếm được những món tiền lời kếch xù.

    Chúng tôi ở trên thuyền được khoảng 3 tuần lễ th́ được lên bờ, lần lượt lên xe về trại tỵ nạn Kai Tak North. Trại tỵ nạn này nằm ngay cạnh phi trường Kai Tak nên chúng tôi thường xuyên nh́n thấy phi cơ lên xuống tấp nập, xe cộ ra vào phi trường như mắc cửi.

    Chỉ nh́n số lượng phi cơ lên xuống, ai cũng thấy nền kinh tế vô cùng trù phú của Hồng Kông.

    Anh Thịnh, người Hải Pḥng có cái thú, mỗi buổi sáng, ngồi hút thuốc lào rồi đếm phi cơ lên xuống.

    Lâu lâu, anh lại vỗ đùi reo lên, “Mẹ tụi tư bản giỏi thiệt. Phi cơ ở Hồng Kông c̣n nhiều hơn xe hơi ở Hà Nội!”

    Trại tỵ nạn Kai Tak North có hàng chục dẫy nhà tiền chế, trong mỗi nhà có hai dẫy giường 3 tầng bằng sắt chạy dài có thể chứa được cả một, hai trăm người. Mặt giường bằng gỗ ép, mỏng nhưng rất cứng và rộng răi, có thể nằm 2 người thoải mái.

    Cơm nước có nhà thầu lo. Chúng tôi cứ mười người một nhóm, phân công nhau đi lấy cơm, thức ăn về chia nhau ăn. Cơm th́ thoải mái, nhưng thức ăn th́ ăn đi ăn lại toàn ḷng gà xào rá, nên ai cũng ngán.

    Đối với những người có tiền th́ mua thức ăn, nấu nướng thoải mái v́, mỗi nhà tiền chế đều có khu nấu nướng ở ngay bên hông. Ngoài ra, hàng quán mọc lên như nấm dọc theo các dẫy nhà, bán đủ các loại quà bánh, món ăn, với đủ hương vị, Việt Hoa, Bắc Trung Nam…

    C̣n tiếp...

  10. #250
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Thời gian đầu, chúng tôi sống như những người tù bị giam lỏng. Toàn trại Kai Tak North được rào kín bằng dây kẽm gai. Tuy nhiên, cảnh sát Hồng Kông canh pḥng lơ là, nên chúng tôi vẫn ra ngoài đi chơi, ăn uống, xem phim, hoặc mua bán đồ ăn, thức uống đem vô.

    Khoảng hơn tháng sau, chúng tôi được quyền đi làm kiếm thêm tiền, trong khi Liên Hiệp Quốc vẫn nuôi ăn ở với số tiền tài trợ y như cũ. Tôi đoán, thời gian đó, nhu cầu cần thợ của các hăng xưởng ở Hồng Kông lên rất cao, nên Cao Uỷ Tỵ Nạn LHQ và chính quyền Hồng Kông đă chấp thuận cho chúng tôi đi làm.

    Tôi nhớ, mỗi buổi sáng, ai muốn đi làm, cứ ra cổng trại đứng, xe của các hăng xưởng đổ đến, đón người đi làm, chở tới tận hăng, đến chiều lại chở về tận cổng trại. Có những hăng xưởng trả tiền công ngay trong ngày, làm ngày nào lănh tiền ngày đó. Hôm nay làm hăng này, không thích, mai chọn hăng khác, tha hồ. Có những hăng xưởng trả lương tuần, làm tuần nào trả lương tuần đó, không giữ lại một ngày nào. Tuần này làm hăng này, tuần sau nghe bạn bè rủ rê lại đi hăng khác làm. Ở Hồng Kông c̣n có một cái thú nữa là gọi điện thoại local thoải mái, không phải trả tiền, mà điện thoại th́ có khắp mọi nơi.

    Khi được phép đi làm, tôi rất mừng. V́ hoàn cảnh của tôi đă vượt ngục vượt biên, lại không có tiền bạc ǵ, nên trên suốt chặng đường đào tẩu luôn luôn được sự giúp đỡ của thân nhân, bạn bè và cả những người không hề quen biết. Tất cả những người đó đều nghèo túng, cực khổ, nên khi được những người đó bất chấp nguy hiểm, giúp đỡ, tôi vô cùng cảm động, lúc nào cũng tâm tâm niệm niệm, một khi ra nước ngoài, có điều kiện đi làm là sẽ làm ngày làm đêm để kiếm tiền gửi về, đền đáp phần nào những ân sâu nghĩa nặng mà tôi đă may mắn được hưởng.

    Công việc đầu tiên của tôi là vác những bao xi măng 50 kí lô từ dưới đất lên những cao ốc. Chủ nhân cứ tính bao trả tiền. Vác được bao nào lên, chủ trả tiền ngay bao đó. Vác 50 kí lô leo lên một tầng lầu tôi đă thấy bở hơi tai, chân tay lẩy bẩy, chỉ muốn té. Vậy mà ngày đầu tiên tôi phải vác lên đến tận tầng 12! Vác lên đến tầng 4, tôi đứng thở dốc, chỉ muốn xỉu, nhưng nghĩ đến những người thân yêu, những ân nhân đang khốn khổ ở quê nhà, tôi cắn răng leo tiếp. Ngày đầu tiên, cả 8 tiếng đồng hồ, tôi vác được có 3 bao. Ngày thứ hai, thê thảm hơn, chân tay, xương cốt đau nhức, tôi vác được có 2 bao. Sang ngày thứ ba cũng vậy. Đến ngày thứ năm, khá hơn, tôi vác được 3 bao như ngày đầu. Ngày tiếp theo tôi vác được 4 bao. Từ đó, tôi tự đặt kỷ lục, mỗi ngày phải vác tăng hơn ngày trước một bao. Đến ngày thứ 15, tôi vác ngon lành, 12 bao! Nhanh hơn cả công nhân Hồng Kông tới 4 bao.

    Giữa lúc đang tính cố gắng đến cuối tháng sẽ vác nhiều gấp đôi người khác, th́ Cường rủ tôi đi làm cho một hăng chuyên lắp ráp Radio Cassette Players cho xe hơi. Cho đến bây giờ tôi vẫn c̣n biết ơn sự giúp đỡ của Cường, v́ nếu khi đó không có Cường, chắc tôi vẫn tiếp tục làm nghề vác xi măng suốt mấy tháng ở Hồng Kông và xương sống tôi sẽ gẫy giống như Huấn “lé” và Hải “mập”.

    Cường người Đà Lạt, cao ráo, có bề ngoài nho nhă, thư sinh, nhưng cởi áo ra th́ bắp thịt chỗ nào cũng cuồn cuộn, trông hệt như kiến càng. Cường chơi thể thao thường xuyên, nhất là nhảy dây, chơi xà, hít đất bằng một tay ngon lành,… nên Cường rất nhanh nhẹn và can đảm. Chính mắt tôi đă thấy có lần Cường đang ngồi đánh cờ với tôi ở trên trên chiếc giường trên cùng, bỗng nhiên cả người Cường như một thỏi cao su, bật lên cao, tay bám vào xà ngang bằng thép, rồi bay sang chiếc giường cách đó hơn chục thước, can một vụ ẩu đả giữa mấy tay du đăng.

    Cường nói tiếng Hoa, Anh, Pháp giỏi, nên quen với Trần “sếnh sáng” và được làm ở ban trật tự, chuyên tuyển người khỏe mạnh đi làm ở các hăng xưởng ở Hồng Kông. Nhờ có Cường giới thiệu, tôi được vô làm hăng lắp ráp Radio Cassette Players. Làm ở đây lương cao, lănh lương tuần và công việc làm dây chuyền thoải mái, nhưng đ̣i hỏi phải nhanh tay, lẹ mắt.

    Pḥng làm việc của tôi có khoảng 20 người, phần đông là phụ nữ. Chúng tôi ngồi quây quần quanh một chiếc bàn dài 15 thước, người nào làm phần việc của người đó. Đầu tiên, lấy sản phẩm được người bên trái làm xong đă đặt sẵn ở trên bàn, rồi lắp những bộ phận mà chủ đ̣i hỏi. Làm xong, đặt sản phẩm của ḿnh sang bên phải để người bên phải lắp tiếp những bộ phận khác, rồi ḿnh lấy tiếp sản phẩm khác ở bên tay trái… Cứ như vậy cho đến hết ngày.

    Phần mới được làm quen với đời sống kỹ nghệ, phần sung sướng khỏi phải mang vác nặng leo cầu thang, phần nghĩ đến người thân hạnh phúc khi nhận được sự giúp đỡ, nên tôi làm việc rất tích cực và rất chịu khó. Lúc đầu, mỗi khi lắp các con ốc vào chiếc Radio Cassette Players, nếu không khéo, ốc xiết quá đà, tay tôi sẽ bị chảy máu. C̣n nếu ốc xiết không chặt, phải tháo ra xiết lại cho đủ ṿng. Làm chậm, số máy bên tay trái của ḿnh sẽ ùn lên thành đống trong khi người bên phải không có máy làm phải ngồi chờ. Khi đó, đă lúng túng lại càng thêm lúng túng. Nhưng sau mấy ngày chịu khó ở lại t́nh nguyện làm thêm giờ cho quen việc mà không lấy tiền công, tôi quen việc nên làm nhanh dần. Cho đến khi phải nghỉ hăng để lên đường đi Úc, tôi đă làm nhanh đến độ kiêm luôn việc của cả người bên trái lẫn người bên phải, nên chủ hăng rất thích. Nhờ chịu khó làm việc như vậy, nên khi chia tay, ban giám đốc hăng đă trao cho tôi một giấy giới thiệu rất tốt, giúp tôi khi tới Úc kiếm được việc làm rất nhanh chóng.

    * * *

    Sau thời gian khoảng 6 tháng ở Hồng Kông, làm việc kiếm tiền và mua được gần chục thùng đồ gửi về Việt Nam, tôi được gia đ́nh bà chị ở Úc bảo lănh và được lên đường sang Úc vào đúng mùa Giáng Sinh năm 1979…. Như vậy là sau 8 năm trời, kể từ khi rời động Ông Đô, phía tây thị xă Quảng Trị, bắt đầu chuyến đi “T́m Tự Do”, cuối cùng tôi đă thực sự đặt chân đến nước Úc tự do. Trên chặng đường đi t́m tự do đó, tôi cũng đă thực sự được tự do gần 4 năm ở trên đất Miền Nam, trước khi bị mất tự do sau ngày 30-4-75. Bốn năm đó tuy ngắn ngủi, nhưng đă giúp tôi thấy được xă hội Miền Nam tự do, dân chủ như thế nào, cuộc sống của người dân Miền Nam hạnh phúc ra sao. Vẫn biết, người dân Miền Nam được sinh ra và lớn lên trong xă hội Miền Nam vẫn ngày đêm than văn, không hề thỏa măn với tự do dân chủ của Miền Nam, để rồi trong đó có những người v́ ngây thơ, đứng núi này trông núi nọ, chạy theo bánh vẽ tự do dân chủ do cộng sản nặn ra, đă vô bưng theo cộng sản, hoặc nằm vùng cho cộng sản; nhưng bản thân tôi nhờ sinh ra và lớn lên trong chế độ cộng sản, nên tôi hiểu, tự do dân chủ của Miền Nam quả thật là thiên đường cho những người như tôi.

    Trải qua những năm tháng sống ở Miền Nam, điều tôi thấy thiêng liêng và cao quư chính là tấm ḷng đôn hậu, chất phác, nhân ái chan hoà của người dân Miền Nam, dù là người Miền Trung, Miền Nam hay Miền Bắc. Thể chế chính trị và văn hóa xă hội của Miền Nam thời trước 1975 đă để lại cho người dân Miền Nam những giá trị nhân bản vô cùng cao quư, khiến người Miền Nam biết yêu thương đùm bọc nhau, nhường cơm xẻ áo cho nhau, sẵn sàng cứu giúp những người khốn khó, cô quả, những kẻ hoạn nạn.

    Cũng trong những tháng năm sống ở Miền Nam, và sau này sống ở Úc, càng sống tôi càng thấy xót xa thương cảm cho những người thân yêu của tôi, những bằng hữu của tôi, những ân nhân của tôi… phải sống lay lắt, tàn lụi trong đói khổ, đau đớn thiếu thốn trăm bề trên đất Miền Bắc. Nhưng thê thảm hơn cả những đau đớn đói khổ thiếu thốn về vật chất, người dân Miền Bắc sống trong chế độ cộng sản, c̣n phải chịu đựng những cực h́nh về tinh thần, những dầy ṿ về t́nh cảm, những chà đạp về nhân phẩm, khiến t́nh bằng hữu, nghĩa gia đ́nh bị thui chột, và tất cả những ǵ được coi là đạo đức, luân lư, lễ giáo, đức tin… trong xă hội Miền Bắc, đều chỉ có thể tồn tại một cách thoi thóp, leo lét, trong sự che giấu và sợ hăi, hoặc chỉ có thể tồn tại trong lương tâm của những tù nhân ch́m ngập trong ṿng lao lư của cộng sản.


    http://baovecovang.wordpress.com/201...1-h%e1%ba%bft/
    Last edited by Tigon; 12-06-2012 at 12:22 AM.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 16-05-2012, 04:42 PM
  2. Replies: 0
    Last Post: 04-04-2012, 06:55 AM
  3. Nữ cận vệ đồng trinh của Gaddafi
    By Vinh Phan in forum Thế Giới Đó Đây
    Replies: 0
    Last Post: 28-05-2011, 05:18 AM
  4. Một Chữ T́nh - Hồ Biểu Chánh
    By Camlydalat in forum Thơ Văn Sưu Tầm
    Replies: 0
    Last Post: 16-12-2010, 01:52 PM
  5. Replies: 0
    Last Post: 07-09-2010, 07:42 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •