Page 8 of 11 FirstFirst ... 4567891011 LastLast
Results 71 to 80 of 108

Thread: Chế Độ Cộng Sản tại VN Sụp Đổ: Có thể ...Tính theo ngày?!!

  1. #71
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Chế Độ Cộng Sản tại VN Sụp Đổ: Có thể ...Tính theo ngày?!!
    Bộ trưởng Công an: 'Nguy cơ khủng bố và bạo loạn ở Việt Nam rất lớn.

    '
    Tại tờ tŕnh về dự án Luật pḥng chống khủng bố tŕnh Quốc hội sáng 29/10, Bộ trưởng Bộ Công an Trần Đại Quang đưa ra nhận định, do diễn biến phức tạp của t́nh h́nh an ninh thế giới, khu vực và trong nước, nguy cơ tiềm ẩn khủng bố ở Việt Nam trong thời gian tới là rất lớn.

    Theo nội dung tờ tŕnh, sau vụ khủng bố ngày 11/9/2001 tại Mỹ, t́nh h́nh khủng bố quốc tế và khu vực diễn biến phức tạp, lan rộng ra khắp các châu lục, đe dọa nghiêm trọng ḥa b́nh, ổn định và gây hậu quả nặng nề cho nhiều quốc gia trên thế giới. Theo thống kê của Bộ Công an, chỉ tính từ năm 2001 đến nay, trên thế giới đă xảy ra 5.774 vụ khủng bố, làm 48.173 người thiệt mạng, 86.045 người bị thương và gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng khác.
    Riêng ở Việt Nam, mặc dù chưa xảy ra vụ khủng bố nào do các tổ chức khủng bố quốc tế gây ra, tuy nhiên, từ năm 2000 đến nay đă có 04 vụ khủng bố do đối tượng phản động lưu vong người Việt câu kết với các đối tượng phản động, đối tượng h́nh sự khác trong nước thực hiện được phát hiện, điều tra, xử lư. Cơ quan an ninh cũng phát hiện hàng trăm đối tượng phản động lưu vong người Việt xâm nhập nội địa, mang theo hàng tấn thuốc nổ, vũ khí và phương tiện kỹ thuật nhằm sử dụng thực hiện khủng bố, phá hoại.


    Diễn tập về chống bạo loạn, khủng bố tại Điện Biên ngày 20/10 vừa qua.

    Bộ trưởng Trần Đại Quang cho rằng, các hoạt động khủng bố quốc tế thường nhằm vào lợi ích của các nước lớn và đồng minh của các nước này. Ở đâu có sự hiện diện và lợi ích của các nước lớn cũng như đồng minh, ở đó có thể xuất hiện các hoạt động khủng bố.


    “Trong thời gian tới, với xu thế hội nhập quốc tế ngày càng mạnh mẽ, Việt Nam tiếp tục mở rộng và quan hệ đầy đủ, toàn diện hơn với nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có các nước lớn. Khi đó các hoạt động khủng bố nhằm vào lợi ích của các nước lớn, các nước có thù địch với các đối tượng khủng bố tại Việt Nam có thể xảy ra và đe dọa nghiêm trọng, trực tiếp đến an ninh, trật tự của Việt Nam”, Bộ trưởng Trần Đại Quang nói.


    Bộ trưởng Trần Đại Quang cũng cho rằng, công tác đấu tranh, cơ quan an ninh cũng đă có cơ sở để nhận định các đối tượng phản động người Việt trong và ngoài nước, các thế lực thù địch tiếp tục lợi dụng những vấn đề nhạy cảm, phức tạp của xă hội như tôn giáo, dân tộc, các mâu thuẫn nảy sinh từ mặt trái của quá tŕnh đổi mới, phát triển để gia tăng hoạt động chống phá, trong đó có thể sẽ sử dụng các hành động khủng bố như một phương thức thực hiện. Trong điều kiện như vậy, để nâng cao hơn nữa năng lực đấu tranh pḥng, chống khủng bố, đ̣i hỏi cần thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp mà hoàn thiện cơ sở pháp lư về pḥng, chống khủng bố là một giải pháp trọng tâm, cơ bản.


    Người đứng đầu Bộ Công an cho biết Luật Pḥng, chống khủng bố góp phần thể chế hoá các quan điểm, chủ trương của Đảng về công tác bảo vệ an ninh quốc gia, giữ ǵn trật tự, an toàn xă hội nói chung và pḥng, chống khủng bố nói riêng.


    “Việc xây dựng, ban hành Luật Pḥng, chống khủng bố là một bước tiến trong quá tŕnh tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật trong lĩnh vực bảo đảm an ninh, trật tự, góp phần thực hiện các điều ước quốc tế liên quan đến pḥng, chống khủng bố mà Việt Nam là thành viên” – Bộ trưởng Trần Đại Quang nhận định.
    Nguyễn Dũng

    (Infonet)

  2. #72
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Chế Độ Cộng Sản tại VN Sụp Đổ: Có thể ...Tính theo ngày?!!
    MONG G̀ Ở TƯƠNG LAI ĐẢNG TA ?MONG G̀ Ở TƯƠNG LAI ĐẢNG TA ?



    Quanlambao - Sau cuộc tắm rửa vĩ đại của Đảng cộng sản Việt Nam, hay cái gọi là Hội nghị Trung ương 6, trước và sau Hội nghị, toàn dân ta được tận hưởng cảm giác từ ṭ ṃ, hả hê, phấn khích, hy vọng, rồi bẻ bàng.

    Ṭ ṃ, v́ trước khi đại hội Đảng 6 diễn ra, cuộc chiến diễn ra vô cùng khốc liệt giữa một bên là lực lượng ủng hộ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng(NTD) và phần c̣n lại, gọi là anti-NTD. Mới đầu chỉ là cuộc bút chiến giữa các blog tự do, sau đó là sự bắt bớ hàng loạt quan chức, viên chức, doanh nghiệp của cả 02 bên.

    Toàn dân hả hê, phấn khích v́ bây lâu nay, ḿnh ăn măi một món ăn nhạt nhẽo từ 700 trang web và báo chính thống, th́ lại được cung cấp một mâm đầy ú các sơn hào hải vị thông tin, từ những thông tin bí mật “hậu cung” cho đến các số liệu, tư liệu, giả có, thật có mà cái giả và thật điều khủng khiếp như nhau.
    Hy vọng, v́ toàn dân mong cái gọi là “Đảng ta” tự soi rọi lại ḿnh, kiên quyết cải tổ, triệt bỏ đám sâu dân mọt nước để từng bước tiến tới dân chủ, tự do và phát triển.

    Bẻ bàng, v́ hóa ra, với bao nhiêu tai tiếng và sự yếu kém về năng lực lănh đạo, NTD vẫn qua ải và tại vị ít nhất cho đến hết giữa nhiệm ḱ, cả Bộ Chính trị quyền hành tối thượng không ra được một ư kiến chung về nhân vật NTD, cả 175 UVTW Đảng, đỉnh cao trí tuệ đại diện cho hơn 90 triệu người dân, ngồi trơ tráo suốt nửa tháng mà không hề có một ư kiến chất vấn ra hồn nào trước những yếu kém của Chính phủ và cá nhân NTD.

    Kẻ bàng quan th́ thờ ơ bất cần, người tâm huyết th́ thất vọng. V́ trước đó không lâu, Tổng Bi thư Nguyễn Phú Trọng(NPT) đă phát động một cuộc đại cải cách, dưới tên gọi là Nghị quyết Trung ương 4 để toàn Đảng tẩy rửa ung nhọt, tắm táp sạch sẽ. Kết quả cuộc hội nghị làm cho mọi người thất vọng v́ hóa ra mọi người bị Đảng cho ăn một quả lừa, mọi chuyện vẫn như cũ, ung nhọt thối, vẫn ḥan thối.

    Nh́n lại cuộc tắm táp vừa qua, ta có thể thấy đây là cuộc đấu tranh nội bộ giữa liên minh NPT – TTS (Chủ tịch nước Trương Tấn Sang) và NTD. Kết thúc cuộc chiến, nhận định về thế và lực của hai bên với 03 thủ lĩnh nổi bậc như sau:

    1. Nguyễn Tấn Dũng:

    Cuộc chiến này Nguyễn Tấn Dũng đạt được thắng lợi vẻ vang. Có thể nhận xét NTD là điển h́nh của một tay lưu manh chính trị đúng nghĩa, Dũng mănh đến mức liều lĩnh và có phần tàn bạo. Học hành không tới đâu, năng lực quản lư yếu kém, lại tham lam. Nhưng NTD vô cùng lọc lỏi và đầy thủ đoạn. Được sự trợ giúp của công cụ chính quyền chuyên chính là quân đội, công an và cả một bè lũ tài phiệt vây quanh, với tiền và quyền có sẵn, trong thế bị tấn công quyết liệt, NTD chủ động pḥng ngừa và phản công quyết liệt. NTD không chừa một thủ đoạn nào để mua chuộc, dụ dỗ, đe dọa tất cả những người mà y cho là có thể, có khả năng ảnh hưởng đến quyền lực chính trị của ḿnh.

    NTD điên cuồng giữ địa vị không chỉ v́ tham quyền cố vị, mà NTD biết, một khi y rời khỏi vị trí, sẽ là đại họa cho y và cả thân nhân, nô bộc; tài sản sẽ mất đi, thậm chí cái mạng cũng khó giữ. Do bản chất dốt nát, tham tàn nên quây quanh y không hề có trung thần lương tướng mà chỉ có một bè lũ kền kền theo đóm ăn tàn, những đệ tử lưu manh vừa lợi dung NTD để kiếm chác vừa sẵn sàng phản chủ để đoái công chuộc tội với chủ mới.

    Ở Nguyễn Tấn Dũng ta thấy thấp thoáng h́nh bóng của Boris Elsin với con gái Tatyana Dyachenko, Tướng an ninh Lebev, trùm tài phiệt Berezovsky…. Nhưng NTD chỉ là con khỉ đột bắt chước Boris Elsin dáng vẻ bên ngoài, chứ không thể nào có cái mà Boris Elsin có, quyền lực tuyệt đối, sắc sảo thông minh, cương quyết và bản lĩnh.

    Cú đột phá ngoại mục đem lại một chiến thắng tạm thời cho NTD là cuộc gặp giữa NTD và Phó Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh vào ngày 20/9/2012 tại thành phố Nam Ninh, tỉnh Quảng Tây. Bất kể NTD đă hứa ǵ, nói ǵ nhưng đó là dấu hiệu cảnh báo cho đối thủ, “ta được ủng hộ của thiên triều”. Mà cả một bộ sậu Đảng cộng sản Việt Nam, làm chuyện ǵ chẳng liếc ngang xem Thiên triều phản ứng ra sau. Rơ ràng sau đó, hôm mùng 2/10, tức là chỉ một ngày sau khi Hội nghị trung ương 6 khai mạc, Đại sứ Trung Quốc Khổng Huyễn Hựu có đến gặp phó Thủ tướng thường trực kiêm Ủy viên Bộ chính trị Nguyễn Xuân Phúc. Cuộc gặp gỡ năy có thể hiểu như động thái gởi một thông điệp ngầm cho Bộ Chính trị. Sau Hội nghị 6, dù đạt thắng lợi một cách chiến thuật, nhưng măi măi, NTD ô danh là Việt gian bán nước mạt hạng, hèn hạ và tan vỡ giấc mộng Tổng thống.

    2. Trương Tấn Sang:

    Xuất thân từ gia đ́nh có truyền thống cách mạng, TTS cũng đă từng vào sinh ra tử chứ không phải tham gia “cách mạng cải lương” như NTD. Ḥa b́nh lập lại, TTS cũng kinh qua nhiều vị trí lănh đạo chủ chốt của đất nước như Bí Thư Thành ủy HCM, Trưởng ban Kinh tế Trung ương.

    Nh́n lại sự nghiệp chính trị, có thể nói con đường hoạn lộ của TTS là không được bằng phẳng cho lắm so với vị Chủ tịch tiền nhiệm là Nguyễn Minh Triết. Nhưng ở TTS chúng ta thấy có thể toát lên sự nhẫn nại để chờ thời cơ. Chúng ta cũng có thể nhận xét TST là người Trí trá, rất giỏi biện luận, sắc sảo thông minh nhưng lại có tính đa nghi và thiếu ân uy. Trong mối quan hệ chính trị đầy phức tạp, khi chọn chúa để thờ th́ ai cũng mong sẽ đạt được cái ǵ đó, danh, vị hay tiền tài. Nhưng TTS không thể cho họ cái mà họ cần, thậm chí, lúc họ lâm nguy, cần lắm một bàn tay cứu giúp, nhưng TST không thể làm điều đó, mà cũng không muốn làm, đó là bài học của Osin HĐ, của chị em bà Nghị ĐTHY, ĐTT. Chính v́ vậy, TST không thể xây dựng quanh ḿnh một lớp đệ tử trung thành, những chiến hữu sẵn sàng vào sinh ra tử.

    Thứ hai, Trong một cuộc nội chiến cam go, dù không nói ra, nhưng ai cũng biết đó là cuộc chiến giữa TTS và NTD. Nhưng TTS không hề có hành động ǵ thể hiện chính kiến của ḿnh, ngoài một bài phát biểu tràng giang đại hải ám chỉ bóng gió. Trong thời điểm gây cấn nhất, giữa hội nghị 6, TST cũng ngồi im thin thít trước sự tung hoành của NTD trong khi đó, đáng lẽ TTS phải là người chủ động đăng đàn, định hướng dư luận. Sau cuộc chiến, TTS lại đi khắp nơi bêu riếu lu loa về cái gọi là “đồng chí X” mà không dám nói đồng chí X là ai. TTS thiếu cái dũng cần thiết của một vị lănh tụ, đó là dám đương đầu với áp lực, dám nói, dám làm, đúng việc, đúng lúc, đúng nơi.

    3. Nguyễn Phú Trọng

    Nguyễn Phú Trọng thực sự đáng kính trọng với vai tṛ một học giả, một trí thức đúng nghĩa và một trí tuệ uyên thâm. Ông đă trải qua hàng chục năm trời học tập, nghiên cứu và vận dụng chủ nghĩa Mac-Lenin vào chính thể Việt Nam. Có thể nói vào thời điểm này, cả nước Việt Nam không ai có kiến thức uyên bác về chủ nghĩa xă hội và kinh tế chính trị Mac Lenin như NPT. Tuy nhiên, NPT không thể là một nhà chính trị đúng nghĩa, một lănh đạo mà nhân dân Việt Nam đang mong đợi hiện nay.

    Lư do đầu tiên là ông thiếu kinh nghiệm thực tiễn lănh đạo kinh tế chính trị của đất nước. Thời gian làm Bí thư Thành ủy Hà Nội trong suốt 06 năm từ 2000 đến 2006 nhưng NPT không tạo dấu ấn về kinh tế xă hội cho thành phố TW này mà thậm chí khi quay về Trung ương với vai tṛ Chủ tịch Quốc Hội, Nguyễn Phú Trọng c̣n mang cả về danh hiệu đáng rầu ḷng: “Trọng Lú”.

    Lư do thứ hai, ông đă thấm nhuần chủ nghĩa Mac Lenin sâu sắc đến nổi ông sẽ không chấp nhận mọi sự thay đổi về ư thức hệ của dân tộc Việt Nam. Trong bối cảnh Chủ nghĩa Mac-Lenin đă quá lạc hậu và không được chấp nhận ngay tại chính quốc mà nó được sinh ra, NPT lại coi đó là cứu cánh của nền kinh tế chính trị Việt Nam th́ thật là một sự mĩa mai và đáng buồn cho dân tộc. Chính v́ sự kiềm tỏa về ư thức hệ nên NPT lầm tưởng sự thần ḱ của nền kinh tế Trung Quốc như là một tấm gương để Việt Nam noi theo và và ngộ nhận tinh thần quốc tế vô sản sẽ là tiền đề để Đảng công sản Trung quốc sẽ giúp đỡ Đảng Cộng sản Việt Nam.

    NPT có tấm ḷng nhân ái, ưu tư và lo cho vận mệnh của Đảng Cộng sản Việt Nam. Ông mạnh dạn đẩy mạnh cuộc chỉnh đốn Đảng với mong muốn ngây thơ là uốn nắn và cải tạo giới đảng viên cầm quyền trở thành những vị quan phụ mẫu thanh liêm đức độ. Nhưng ông hoàn toàn không muốn cải tạo xă hội theo hướng nâng cao quyền làm chủ của nhân dân và sự độc lập của hệ thống tư pháp . Đó là cái Nhân của một vị vua phong kiến điển h́nh. Bài phát biểu bế mạc HN TW 6, theo cách nh́n nhận của nhiều người là quá sầu bi, ủ đột và “mếu máu”; đó là sự tâm trạng một ông lăo mặc dù muốn đem lại đều tốt cho mọi người nhưng không thể được do lực bất ṭng tâm.

    NPT chắc chắn sẽ thành công với vai tṛ một nhà lư luận và nghiên cứu về Chủ nghĩa Mac-Lenin mang tầm vóc thế giới. Nhưng sự phức tạp về chính trị Việt Nam lại đẩy ông lên một vị trí mà một quyết định của ông sẽ ảnh hưởng đến hàng triệu người dân Việt Nam đó là điều ông không muốn và chắc chắn dân tộc Việt Nam cũng không mong đợi ông sẽ đem lại sự khởi sắc cần thiết xứng đáng với vị thế và tầm vóc dân tộc.

    Tóm lại, trong cuộc tam phái phân tranh này, NTD đại diện cho giới tài phiệt với mục tiêu là vơ vét và bóc lột tài nguyên của đất nước, sức lực của nhân dân. Nguyễn Phú Trọng đại diện cho đại đa số Đảng viên, muốn cải tổ và phục hồi uy tín của Đảng nhằm duy tŕ quyền lănh đạo đất nước. C̣n Trương Tấn Sang, trong một chừng mực có thể chấp nhận, đang được nhân dân mong mỏi sẽ là vị lănh tụ phục vụ v́ quyền lợi của nhân dân và đất nước Việt Nam. Mỗi nhân vật có những điểm mạnh và yếu khác nhau.

    Dù kết quả Hội nghị 6 như thế nào đi chăng nữa, mọi thứ không hoàn toàn như cũ, có chăng cuộc khủng hoảng sẽ tạm thời lắng dịu để chờ thời cơ bộc phát mạnh mẽ hơn gấp bội. Những kết luận có thể rút ra từ Hội nghị Trung ương 6 là:

    1. Đảng Cộng sản Việt Nam đă bước đến chổ khủng hoảng sâu sắc và toàn diện về hệ tư tưởng, vẫn măi loanh hoanh dưới cái gọi là kinh tế thị trường định hướng XHCN và sự kiên định lập trường về “ CNXH là tất yếu lịch sử của Cách mạng Việt Nam” trong khi cái mồ ma CNXH và CNCS đă bị chôn vùi ở chính cái nơi mà nó được sinh ra.

    2. Nước Việt Nam dưới sự lănh đạo của Đảng Cộng sản đă phơi bày những tử huyệt, đó là sự khống chế về hệ ư thức và tư tưởng và chính trị của Tàu cộng, đội ngũ cán bộ nhà nước các cấp hoàn toàn lạc hậu,không theo kịp với tiến bộ xă hội, năng lực điều hành, quản lư nền kinh tế vĩ mô yếu kém, tham nhũng diễn ra khắp nơi, nhu nhược trong an ninh quốc pḥng, tàn bạo và ngu xuẫn trong đối nội trị an.

    3. Cuộc đấu tranh nội bộ đă đi đến mức không thể cứu văn, quan hệ địch – ta, bạn - thù, gian – nịnh đă rơ, ḥa hoăn là để tạm thời nhằm tranh thủ thời cơ tập hợp lực lượng cho trận chiến cuối cùng.

    4. Sự suy giảm ngiêm trọng về niềm tin của tuyệt đại bộ phận Đảng viên và quần chúng nhân dân vào Chủ trương của Đảng, Chính sách Nhà nước, những quyết định của các cấp lănh đạo Trung ương và địa phương. Những tuyên bố, hành động của các lănh đạo cấp cao đều bị mổ xẽ, suy xét dưới cặp mắt hoài nghi và mĩa mai.

    Sau cuộc chỉnh đốn của Đảng, dù phe nào chiến thắng đi chăng nữa th́ kẻ thua cuộc vẫn là nhân dân và đất nước Việt Nam. Bởi v́, suy cho cùng, cuộc đấu tranh này chỉ đem lại thắng lợi cho phe nay, hay phe kia chứ không thể đem lại điều cốt lơi mà nhân dân Việt Nam mong đợi, đó là một xă hội thực sự tự do dân chủ, một đất nước thực sự phồn vinh và một quốc gia độc lập tự cường, đáng tự hào.

    Bấy lâu nay, Đảng ta, với sự trợ giúp của lực lượng lư luận, tuyên giáo, tuyên huấn hùng hậu tự ru ngủ ḿnh và ru ngủ dân tộc Việt Nam cái thuyết chính danh về vai tṛ lịch sử của Đảng Cộng sản. Rằng, Đảng Cộng Sản Việt Nam là lực lượng duy nhất lănh đạo nhân dân ra giành được độc lập th́ tất yếu khách quan sẽ có sứ mệnh lịch sử dẫn dắt dân tộc Việt Nam đến thế giới đại đồng, phồn vinh. Đảng ta huyênh hoang với những chỉ số về tăng trưởng và tự hào rằng đó là thành tựu của Đảng ta và chỉ có Đảng ta mới làm được.

    Thế nhưng Đảng ta cũng không giấu nổi sự lo sợ về tương lai lănh đạo của Đảng với nhận định “một bộ phận không nhỏ Đảng viên các cấp suy thoái về đạo đức nghiêm trọng”, và rất nhiều Đảng viên lăo thành không c̣n tin vào lư tưởng cộng sản nói chung và sự lănh đạo điều hành của Trung ương Đảng hiện nay. Đảng ta cuống cuồng nghiên cứu và xuất bản hàng loạt tập san, hàng loạt chuyên đề về thành tựu của Đảng Cộng Sản, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Đạo Đức Lê Hồng Phong... và bắt buộc toàn bộ Đảng viên và cả nhưng công, viên chức không Đảng nghiền ngẩm học tập. Đảng viên các cấp phải định kỳ chen chúc nhau ngồi nghe đám tuyên giáo lăi nhải về công ơn trời biển của Đảng, về bản lĩnh chính trị và sự đoàn kết thống nhất vô vụ lợi của Bộ Chính trị….

    Đảng ta đang cố tô son, trát phấn, bơm mông, lắp ngực cho một bà già lẩm cẩm gần 70 mươi tuổi, chi mong và chực chờ xuống lỗ, hoang tưởng và nghĩ ai cũng hoang tưởng như ḿnh bà già đó là cô gái đang tuổi xuân th́.

    Gạt bỏ những tranh căi về vai tṛ lịch sử của Đảng đối với đất nước Việt Nam th́, theo thực tế khách quan, mọi chính thể dù hùng mạnh như thế nào, cũng sẽ đến lúc hoàn thành sứ mạng lịch sử của nó để nhường đường cho những chính thể khác tốt hơn. Mọi người tôn vinh Lư Thái Tổ, như là vị vua của một triều đại Việt Nam hùng cường. Nhưng không ai luyến tiếc Triều Lư khi Lư Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Cảnh. Nhà Trần với những bậc lănh đạo kiệt xuất như Trần Thái Tông, Trần Nhân Tông và Đức Thánh Trần Hưng Đạo vẫn măi ngự trị trong trái tim của dân Việt Nam, nhưng vẫn chấm dứt sứ mệnh lịch sử khi bị Hồ Quư Ly tiếm quyền. Không ai phủ nhận công lao của Thái Tổ Lê Lợi, nhưng mọi người vẫn phát xét ông với góc nh́n công tội phân minh và Triều Hậu Lê đưới sự lănh đạo của cháu ông là Lê Chiêu Thống lại mang tiếng cơng rắn cắn gà nhà, măi măi là hồn ma bóng quế tha phương cầu thực.

    Hơn bao giờ hết, để thực sự vẫn măi là một h́nh tượng đẹp đẽ và đáng tự hào, Đảng ta nên làm một cuộc nhận xét công bằng: 67 năm h́nh thành và phát triển công lao là ǵ, tội lỗi như thế nào và tổ chức một cuộc trưng cầu dân ư về vai tṛ lănh đạo của Đảng và tương lai nào cho đất nước Việt Nam. Chí có thế mới xây dựng được khối đại đoàn kết toàn dân tộc đến mục tiêu tự do, dân chủ, v́ tiến bộ xă hội, đưa Việt Nam từng bước thoát khỏi tŕ trệ về ư thức xă hội, yếu kém trong tăng trưởng kinh tế, nhu nhược trong an ninh, quốc pḥng.

    “Đảng là nhất thời, Dân là vạn đại”.
    Xuân Lâm

  3. #73
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Chế Độ Cộng Sản tại VN Sụp Đổ: Có thể ...Tính theo ngày?!!
    Chỉnh đốn Đảng hay là phải xóa bỏ Đảng ?



    dangcongsanvietnamsu pdo2014
    Just another WordPress.com site


    Việc TƯ ra nghị quyết 04 và chỉ thị 15 của BCT “một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng” đă đáp ứng ḷng mong mỏi của các Đảng viên, nhất là đảng viên lâu năm. Nhưng c̣n nhiều vấn đề đáng bàn để nghị quyết thực sự đáp ứng được yêu cầu của thực tế. Tôi xin nêu mấy ư kiến về nguyên nhân và giải pháp, mong được trao đổi rộng răi.

    I. Nguyên nhân:

    Sự thật là Đảng đă hiểu sai và làm sai với khái niệm về “đảng cầm quyền”, đă để Đảng đứng trên dân tộc và nhân dân, những biểu hiện t́nh trạng đó như sau:

    1- Đă tạo ra một hệ thống chính trị lạm quyền, lộng quyền, chuyên quyền, cường quyền, độc quyền, đặc quyền đặc lợi…Ví dụ: Bộ Chính trị lại quyết định phá hội trường Ba Đ́nh là trụ sở của Quốc hội; hoặc như vụ cưỡng chế đất đai ở Hải pḥng, lại là ông Thành, Bí thư Thành ủy đứng ra giải quyết cả các sai phạm về dân sự, h́nh sự…

    2- Đảng tự coi là siêu chính phủ, siêu quốc hội: Những việc như sinh đẻ có kế hoạch, chống AIDS, xây dựng văn hóa giao thông, khen thưởng cấp nhà nước … th́ lại do Ban Bí thư ra chỉ thị.

    Trên thế giới, mỗi nước có một nguyên thủ quốc gia nhưng ở VN th́ có 4 nguyên thủ (Chủ Tịch nước, Tổng Bí thư, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng), trong đó Tổng bí thư có quyền cao nhất, đi nước ngoài tự quyền kư hiệp định với nhiều điều khoản lợi người hại ta. Về nhân sự cấp cao th́ Đảng đă chỉ định ai làm chủ tịch nước, ai làm chủ tịch quốc hội, nhưng quốc hội th́ sáu tháng sau mới tiến hành “bầu ra”các nhân sự đó.

    3- Quan hệ giữa Đảng và nhân dân hiện nay là quan hệ giữa chủ và tớ, thống trị và bị trị: ngày 26-3-2012, ông Cường, báo cáo viên của Ban Tuyên huấn TƯ đến nói chuyện ở CLB Thăng Long có nói: Đảng ta coi nhân dân như củ khoai tây, đă khiến các cụ ngồi nghe phải phản ứng. Vậy ông Cường nói có sự chỉ đạo nào của “trên” không?

    C̣n người nông dân VN,cách đây 80 năm khi đi theo Đảng, họ được Đảng nêu khẩu hiệu hứa hẹn “người cày có ruộng”, vậy mà đến nay, người nông dân vẫn là người làm thuê có thời hạn (20 năm). Hơn nữa đất thuê có thể bị thu hồi bất cứ lúc nào, lúc khiếu kiện th́ công an xua đuổi, bắt bớ… Dân mất đất, vô nghề nghiệp kéo nhau ra thành phố t́m việc th́ vẫn là kiếp làm thuê…

    Người công nhân làm thuê cho chủ tư bản nước ngoài bị áp, bức bóc lột nặng nề, họ đấu tranh với chủ, không những Đảng ta không bênh vực, lại c̣n cho công an bắt bớ giam cầm (mới đây nhất: anh kỹ sư Lê Văn Tạch phát đơn kiện Toyota Việt Nam đưa ra bán cho dân VN những xe có lỗi kỹ thuật, mất an toàn. Ṭa án của Đảng đă không xem xét lỗi của phía Toyota mà đă kết luận anh Tạch “làm phiền” tổng giám đốc Toyota và xử anh Lê Văn Tạch thua kiện).

    Người trí thức có đầu óc suy nghĩ độc lập (tiêu biểu như các vị Hoàng Tụy, Nguyễn quang A, Phạm Chi Lan, Lê Đăng Doanh, Nguyễn Trung, Nguyễn Huệ Chi, Nguyên Ngọc…) hễ cứ có ư kiến nào khác với “trên” là bị liệt vào hạng “phản động” hoặc là “bị thế lực thù địch lợi dụng”. Ông Nguyễn Văn Hưởng, thượng tướng, nguyên Thứ trưởng Bộ Công an, nay là cố vấn cho thủ tướng đă nói thẳng “phản biện là phản động”(! ?).

    Một vấn đề hết sức bức xúc là: nhân dân phản đối TQ xâm chiếm quần đảo Hoàng Sa, đảo Gạc ma, bắn giết ngư dân, cắt cáp tàu ta…th́ công an “nhân dân” lại bắt bớ, đánh đập, giam hăm, vu cáo là theo “thế lực thù địch” và gây rối trật tự (trong khi không có bất kỳ bằng chứng nào đáng gọi là “gây rối”). Vậy “thanh bảo kiếm của Đảng” đứng về phía nhân dân hay đứng về phía Trung Quốc, kẻ đă trắng trợn đưa ra dă tâm độc chiếm biển Đông?

    4- Đảng càng nắm quyền th́ bộ máy càng gia đ́nh trị (dân ta đă khái quát bằng công thức 5C: con cháu các cụ cả), cồng kềnh, chồng chéo, kém hiệu lực, chạy chức chạy quyền…Càng cố kết quyền lực tuyệt đối th́ càng tham nhũng tuyệt đối, nên càng chống tham nhũng th́ tham nhũng càng nhiều, càng nặng. Càng cải cách hành chính th́ càng hành là chính một cách tinh vi khắc nghiệt hơn. Hậu quả là khoảng cách giàu nghèo càng rộng càng xa.

    5- Càng nắm quyền lực th́ càng độc quyền: độc quyền kinh tế (mệnh lệnh cho lăi suất ngân hàng, độc quyền quản lư vàng, độc quyền điều hành tập đoàn siêu lớn, độc quyền điện nước xăng dầu…); độc quyền văn hóa xă hội: độc quyền thông tin, độc quyền ngôn luận, độc quyền báo chí, thậm chí độc quyền yêu nước, độc diễn trong bầu cử các chức vụ tối cao. Ngay trong nội bộ Đảng cũng thể hiện rơ sự độc đoán thông qua 19 điều cấm đảng viên (mà trong đó có những điều vi phạm Hiến pháp, vi phạm Điều lệ Đảng). Có đảng viên đă cay đắng nói rằng: Đảng ta đă biến đảng viên thành tín đồ chỉ biết tụng kinh cầu nguyện, trên đầu lúc nào cũng có ṿng kim cô (trừ các lănh đạo các cấp của đảng).

    Một số t́nh h́nh không b́nh thường nói trên cho thấy rơ là đến nay Đảng đă tự tha hóa, tự chuyển hóa để chỉ c̣n phục vụ cho một nhóm lợi ích. Đảng đă tự đánh mất ḿnh, tự mất tín nhiệm trước nhân dân, trước dân tộc, hoàn toàn không phải do thế lực thù địch nào chống phá.

    Dưới đây, xin đưa ra một số giải pháp, mong muốn Đảng thật sự chỉnh đốn để thực hiện di chúc của Bác Hồ: “Phải giữ ǵn Đảng ta thật trong sạch, xứng đáng là người lănh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”.

    II. Giải pháp

    1- Phát động toàn dân xây dựng Đảng: ngày nay, chỉ cần các vị lănh đạo của Đảng chịu khó vi hành ra các chợ, quán xá b́nh dân hoặc nơi đỗ xe ôm, xe tắc-xi, lân la hỏi chuyện th́ dân sẽ nói ngay ông Tấn Dũng có nhà thờ họ ở Kiên Giang hoành tráng thế nào, ông Sinh Hùng có mấy biệt thự, cổng nhà Bí thư Thành ủy Hải Pḥng thế nào, quan to nào có con đi học bên Tây… Không thể cấm tiệt các mạng Internet, điện thoại di động, đài báo nước ngoài loan những tin đó, nên nhiều việc động trời trong cung cấm dù có muốn giấu cũng không thể giấu được với người dân. Tất nhiên, những người dân tốt, những đảng viên, cán bộ (nhất là cán bộ về hưu) đều nóng ḷng, sốt ruột muốn xây dựng góp ư với Đảng chứ đâu muốn nói lung tung. Nhưng muốn nhân dân thực sự đóng góp ư kiến th́ phải có một số tiền đề:

    + Cấp trên phải công khai nói thật, nói hết các vấn đề tồn tại của bản thân, của Đảng bộ ḿnh. Thực hiện đúng câu “Đảng viên đi trước, làng nước theo sau”.

    + Phải bảo vệ người dân nói thật, nói thẳng, không dọa nạt, khống chế, trả thù.

    + Có định kỳ để nhân dân góp ư kiến phê b́nh, chất vấn, gắn dân với Đảng, Đảng với dân.

    2- Ban hành luật về lănh đạo của Đảng: Trong thời đại nhà nước pháp quyền, mọi tổ chức xă hội đều đă có luật, vậy không có lư ǵ Đảng cầm quyền hoạt động mà không được điều chỉnh bằng luật.

    Theo tôi, luật về đảng cần có mấy vấn đề quan trọng căn bản như sau :

    a/ Quan hệ với nhân dân (thông qua tổ chức Mặt trận):

    Nên tách Mặt trận Tổ quốc thành một khối riêng v́ Mặt trận là trung tâm của các tầng lớp không phân biệt chính kiến, tôn giáo, dân tộc, sắc tộc, trong ngoài nước…thay mặt nhân dân tham gia công việc của nhà nước, tương đối độc lập. Chủ tịch Mặt trận không nhất thiết là ủy viên TƯ Đảng, tốt nhất là một nhân sỹ có uy tín. Mặt trận có quyền phản biện, có quyền giám sát v.v… để đề cao vai tṛ của nhân dân. Mặt trận là đại diện của toàn dân nên Đảng là một bộ phận trong Mặt trận, cùng phối hợp với Mặt trận phát huy mọi trí tuệ, sức lực của toàn dân cho mục tiêu dân giàu nước mạnh, xă hội dân chủ công bằng văn minh…

    Mọi tổ chức của Đảng phải bảo đảm quyền dân chủ thực sự của dân đă ghi trong Hiến pháp; mọi chủ trương chính sách phải tranh thủ ư kiến của dân thông qua các hội quần chúng rộng răi, khi cần có thể trưng cầu dân ư hoặc họp kiểu Hội nghị Diên Hồng…

    Đổi mới luật bầu cử để thực hiện “dân cử, dân chịu trách nhiệm”, tránh kiểu “Đảng cử dân bầu”, hiệp thương h́nh thức. Cần tổ chức cho dân trực tiếp bầu Chủ tịch nước.

    Giải quyết mâu thuẫn chính quyền và nhân dân, tuyệt đối không coi dân là địch để tiến hành đàn áp bắt bớ trái luật. Phải nói rơ trách nhiệm cá nhân về các chủ trương, mệnh lệnh trong khi giải quyết các sự cố chính trị.

    b/ Quan hệ với Quốc hội:

    Tạo cơ chế để Quốc hội thực sự là cơ quan quyền lực cao nhất, không phải là tổ chức ‘vỗ tay’ theo mọi sự ‘chỉ tay’ của Đảng. Cần tăng tỉ lệ ứng viên đại biểu quốc hội do các hội quần chúng, các tổ chức xă hội dân sự giới thiệu, không đ̣i hỏi Đảng viên phải chiếm tuyệt đại đa số trong quốc hội như hiện nay, để quốc hội thực sự là đại diện cho gần 90 triệu nhân dân.

    c/ Quan hệ với Nhà nước pháp quyền:

    Trong tổ chức Nhà nước pháp quyền có 2 bộ phận:

    + Bộ máy Nhà nước.

    + Các tổ chức xă hội dân sự.

    - Bộ máy Nhà nước: cần tinh giản gọn nhẹ, tuyển dụng công chức nhất thiết phải thông qua các cuộc thi chặt chẽ để tránh chạy chức chạy quyền. Quy định chức năng trách nhiệm rơ ràng công khai cho từng chức danh. Làm rơ trách nhiệm quyền hạn, ranh giới giữa bộ máy Đảng và Nhà nước, chống hiện tượng Đảng lấn sân bao biện theo lối ‘siêu chính phủ’.

    Phó thủ tướng, bộ trưởng một số bộ không nhất thiết là đảng viên.

    - Các tổ chức xă hội dân sự: Cần để người dân được tự đứng ra lập các tổ chức với nguồn lực tự thân để giải quyết các nhu cầu của cộng đồng mà Nhà nước v́ bận quá nhiều việc, phải giải quyết quá nhiều việc lớn quan trọng nên không quan tâm được hết. Nhà nước chỉ cần quản lư sao cho các tổ chức xă hội dân sự hoạt động không trái Hiến pháp, pháp luật. Không bắt buộc thành viên các tổ chức xă hội dân sự phải là Đảng viên. Đảng không nên ḱ thị, định kiến, ngăn cản việc thành lập các tổ chức đó, thêm nữa phải lắng nghe các tổ chức đó phản ánh những thông tin, những tín hiệu phê phán những chính sách không phù hợp thực tế và bất lợi cho cộng đồng (Hiện nay, số cán bộ về hưu khá đông, c̣n có sức khỏe, có tŕnh độ, có tâm huyết, rất thuận cho sự ra đời và phát triển của xă hội dân sự).

    3- Đổi mới Hiến pháp: Cần hết sức tránh ‘ám ảnh’ rằng Hiến pháp là công cụ của nhà cầm quyền, nhất là của đảng cầm quyền, chỉ có người dân mới phải tuân thủ Hiến pháp…Cần mạnh dạn sửa đổi những bất hợp lư trong Hiến pháp, ví dụ như quy định không công nhận quyền sở hữu đất của tư nhân. Quy định đó đă gây nhiều cản trở cho phát triển kinh tế, ổn định đời sống nhân dân một thời gian dài, hiện cũng đang gây bất ổn trong xă hội.

    4- Sửa đổi Điều lệ Đảng:

    + Quy định rơ hoạt động chất vấn thành một điều trong nhiệm vụ đảng viên.

    + Tổ chức cho đại hội Đảng trực tiếp bầu Tổng bí thư.

    + Tổ chức cho đại hội trực tiếp bầu Ủy ban kiểm tra, quy định quyền hạn Ủy ban kiểm tra ngang với Ban CHTW để có đủ thẩm quyền kiểm tra từ Tổng bí thư đến các tổ chức Đảng các cấp.

    + Thêm điều khoản về bắt buộc công khai tài chính vào chương 11 .v.v..

    Mong muốn thiết tha của tôi là làm sao qua chỉnh đốn lần này, Đảng sẽ trở lại chính ḿnh, trở lại là Đảng đích thực của chủ tịch Hồ Chí Minh, không c̣n một bộ phận “không nhỏ”nào chạy theo quyền lực, lợi lộc riêng để đối đầu với nhân dân; không c̣n bộ phận nào bán rẻ đất nước, bán rẻ lợi ích chính đáng của dân tộc, và để bản thân tôi không c̣n phải xấu hổ với người xung quanh v́ ḿnh là đảng viên.

    Hà Nội, tháng 4-2012
    http://dangcongsanvietnamsupdo2014.w...i-xoa-bo-dang/

  4. #74
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Chế Độ Cộng Sản tại VN Sụp Đổ: Có thể ...Tính theo ngày?!!
    Đảng Cộng Sản Việt Nam là Đảng của ai?

    Hôm thứ Hai vừa qua, khoảng 1,000 đại biểu của đảng Cộng Sản Việt Nam, trong đó có các thành viên Bộ Chính trị, đă khai mạc một phiên họp tại Hà Nội để bàn về những phương cách nhằm giải quyết các vấn đề tham nhũng, t́nh trạng bất b́nh đẳng gia tăng và t́nh trạng suy thoái về tư tưởng chính trị và đạo đức.


    Tại hội nghị này, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng nói rằng “đây là điều đáng lo ngại nhất và cũng là nguy cơ lớn nhất đối với một đảng cầm quyền.” Ông Trọng cũng cho rằng t́nh trạng bất b́nh đẳng ngày càng tăng về thu nhập tạo ra một mối đe dọa lớn đối với sự hậu thuẫn dành cho đảng Cộng Sản, trong lúc có những cán bộ đảng viên “giàu lên rất nhanh” và có “cuộc sống cách xa người lao động”. Ông Trọng đă nêu lên câu hỏi “Mai kia Đảng này sẽ là Đảng của ai?”. Để t́m hiểu thêm quan điểm của giới hoạt động dân chủ Việt Nam đối với những nỗ lực của đảng đương quyền nhằm chỉnh đốn và xây dựng đảng, ban Việt ngữ VOA đă tiếp xúc với Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang, chủ biên Bán nguyệt san Tổ Quốc và là một nhà tranh đấu dân chủ nổi tiếng ở Hà Nội, và được ông cho biết một số ư kiến như sau.

    VOA: Xin chào Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang và xin cám ơn ông có nhă ư dành cho chúng tôi cuộc phỏng vấn này. Chắc ông cũng biết, trong diễn văn khai mạc hội nghị cán bộ toàn quốc hôm thứ Hai tại Hà Nội, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng của đảng CSVN có đề cập tới vấn đề chênh lệch giàu nghèo ngày càng tăng trong xă hội và thừa nhận rằng "Bây giờ trong Đảng cũng có sự phân hóa giàu-nghèo, có những người giàu lên rất nhanh, cuộc sống cách xa người lao động..." Ông Trọng cũng nêu lên câu hỏi "Mai kia Đảng này sẽ là đảng của ai? Có giữ được bản chất là đảng cách mạng của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động, của dân tộc không?" Thưa ông, là một người dấn thân tranh đấu cho công cuộc dân chủ hóa VN trong nhiều năm qua ông nghĩ như thế nào về trăn trở, thắc mắc đó của người đứng đầu đảng đương quyền ở Việt Nam?



    Nguyễn Thanh Giang: Hăy thử hỏi: “Ai gây nên sự phân hóa giàu nghèo rất nhanh ở Việt Nam” Phân hóa rất nhanh và rất khủng khiếp! Xin trả lời: “Chính là Đảng Cộng Sản Việt Nam!” Bắt đầu công cuộc đổi mới Đảng đă dóng dả kêu gọi: “Đảng viên cũng phải biết làm giàu”. Lúc ấy tôi đă phàn nàn: Sao lại thế! Lẽ ra, Đảng phải tạo ra được một sân chơi phẳng để trên đó ai muốn làm giàu th́ làm giàu, ai muốn làm khoa học th́ cứ làm khoa học, ai muốn đi tu th́ cứ thành nhà sư…Sao lại đưa “làm giàu” lên thành lẽ sống, thành lư tưởng chung của mọi người cho được!

    Để tạo điều kiện cho những người có quyền - có thế làm giàu cực nhanh, Đảng đưa ra hai chủ trương thuộc phạm trù “ Kinh tế thị trường định hướng Xă hội chủ nghĩa ”. Một là: Kinh tế quốc doanh là chủ đạo; mà doanh nghiệp nhà nước là những cái bồ sứt cạp không đáy để Đảng rót vô tội vạ tài sản của cải vào những cái mồm quan chức đảng viên há toang hoác ở phía dưới. Hai là: Đất đai là tài sản của nhà nước. Nhà nước không thấy đâu, chỉ thấy các quan đem ruộng đất biếu tặng, chia chác cho nhau hoăc móc ngoặc với bọn tư bản lưu manh cướp đất của nông dân, thí cho họ vài trăm ngh́n để bán với giá vài chục triệu.

    Hỏi Đảng Cộng Sản Việt Nam là của ai ư? Trước đây Đảng đă từng là của Lê Duẩn- Lê Đức Thọ. Bây giờ là của một số ông ở Bộ Chính trị. Mai kia không khéo th́ là của Cộng sản Trung Quốc!

    Chắc chắn Đảng này không phải của giai cấp công nhân. Càng không phải của nhân dân, của dân tộc. Cách đây hơn chục năm, trong bài “Thử bàn về giai cấp công nhân Việt Nam”, tôi đă chứng minh hết sức rơ ràng và rất thuyết phục rằng ở Việt Nam chưa hề có giai cấp công nhân như định nghĩa của Mác. Tôi biết nhiều ông trong Bộ Chính trị, kể cả Nguyễn Phú Trọng đă đọc. Họ đọc và không thể không hiểu. Nhưng rồi họ cứ nói bừa, nói lấy được thôi mà. Đảng của giai cấp công nhân mà sao công nhân theo Đảng rơi xương đổ máu, đầm đ́a nước mắt mồ hôi suốt bao năm trường nhưng đến nay vẫn nghèo khổ hơn công nhân ở các nước tư bản rất nhiều. Bị bóc lột thậm tệ, uất ức không chịu được phải đ́nh công, biểu t́nh th́ bị chủ tư bản nước ngoài trừng trị, bị Đảng ngăn cấm!

    VOA: Thưa ông, trong bài diễn văn hôm thứ hai, ông Nguyễn Phú Trọng cũng đề cập tới điều gọi là "âm mưu diễn biến ḥa b́nh" của các "thế lực thù địch" để xóa bỏ sự lănh đạo của Đảng CS. Ông ấy nói rằng "kích động vấn đề dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo là bốn đ̣n đột phá khẩu, bốn mũi xung kích để chọc thủng mặt trận tư tưởng chính trị" mà các thế lực đó đang t́m cách thực hiện. Xin ông vui ḷng cho thính giả đài VOA được biết ư kiến của ông về nhận định vừa kể của ông Trọng.


    Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang, Chủ biên Bán nguyệt san Tổ Quốc
    Nguyễn Thanh Giang: Thế lực nào mà dùng bốn mũi xung kích: dân chủ, nhân quyền, dân tộc, tôn giáo làm mục tiêu, làm vũ khí tiến công trên mặt trận tư tưởng-chính trị th́ thế lực ấy là vương đạo, là thuận ư Chúa, tâm Phật, là đại diện cho trào lưu tiến bộ, là thực sự v́ nhân dân, v́ đất nước và thuộc về nhân loại. Đảng nào chống lại thế lực ấy mới chính là thế lực thù địch của nhân dân nước họ và của nhân loại. Sao lại phải chống “ Diễn biến Ḥa b́nh”. Cần phải diễn biến ḥa b́nh để luôn đổi mới thực sự, luôn cải tổ cải tạo mà tiến lên theo con đường Ḥa b́nh chứ không nhất thiết cứ “Đường vinh quang (phải) xây (bằng) xác quân thù”!

    Trước đây, cụm từ ''các thế lực thù địch'' và ''diễn biến ḥa b́nh'' thường xuất hiện dầy đặc trong các phát biểu của các nhà lănh đạo cũng như trong các văn bản chính thức của các hội nghị Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam. Từ Hội nghị Trung ương lần thứ 2 (tháng 7 năm 2011) người ta thấy cụm từ trên đă dần bớt xuất hiện. Và nó đă hoàn toàn biến mất trong các phát biểu khai mạc, bế mạc lẫn thông báo chính thức của Hội nghị Trung ương lần thứ 3 kết thúc hôm 10/11/2011.

    Vậy mà sang Trung Quốc, được xui khôn xui dại thế nào, ông Nguyễn Phú Trong đă nắm tay Hồ Cẩm Đào hô lớn: ''...Hai nước đang đứng trước nhiều vận hội mới để phát triển. Song cũng đang đứng trước nhiều khó khăn thử thách, nhất là sự chống phá quyết liệt của các thế lực thù địch.'' Thế là từ sau đó “các thế lực thù địch” lại được hồi sinh mănh liệt. Tháng 8 vừa qua, biểu t́nh chống Trung Quốc xâm lấn bị quy là “thế lực thù địch” để trấn áp, dẹp bỏ. Rồi đây người ta sẽ tận dụng cụm từ này không chỉ để trừng trị “cánh Dân chủ” mà c̣n triệt hạ các ư kiến bất đồng từ các quan chức đă hưu trí và kể cả những người đương chức không thuộc phe cánh.

    VOA: Thưa ông, trong bối cảnh kinh tế tŕ trệ và người dân ngày càng mất tin tưởng ở chính quyền v́ nạn tham nhũng lan tràn, ông Nguyễn Phú Trọng đă nói tới nhu cầu chỉnh đốn, xây dựng đảng và cho rằng tất cả các cán bộ đảng viên giờ đây cần phải "đấu tranh mạnh mẽ chống tham nhũng, hư hỏng, tiêu cực; xử lư nghiêm những hành vi vi phạm kỷ luật Đảng, pháp luật của Nhà nước." Ông nhận định ra sao về ư kiến của ông Trọng, và theo ông, cách thức có hiệu quả để chống tham nhũng ở VN hiện nay là ǵ?

    Nguyễn Thanh Giang: V́ sao phải Chỉnh Đốn Đảng? V́ Đảng đă Đốn quá rồi, không Chỉnh th́ chết. Nhưng, liệu có Chỉnh được không? Khó lắm! Chẳng mấy hy vọng, hay, không hy vọng ǵ. Từ lâu chính quyền đă phải thừa nhận tham nhũng là quốc nạn. Hô chống măi, mà tham nhũng cứ thành quốc nạn lớn hơn.

    Ai tạo ra tham nhũng? Chính là Đảng Cộng Sản Việt Nam. Đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng mở đường cho tham nhũng. Tham nhũng từ đâu mà chóng trở nên tư bản nhanh nhất, kếch xù nhất.

    Vụ án Đoàn Văn Vươn gây xôn xao dư luận về nạn tham nhũng ở Việt Nam
    Xin thưa rằng: từ đất. Quan ăn đất th́ chóng phưỡn bụng hơn cả. V́ sao ăn đất dễ nhất, béo bở nhất. V́ chủ trương, chính sách của Đảng cho phép như thế. Ở các nước tư bản, quan chức không được cái đạo đức cộng sản nhưng họ có làm thế được đâu. Cho nên muốn chống tham nhũng th́ không thể măi học tập đạo đức Hồ Chí Minh, mà chủ trương, chính sách, luật pháp phải đủ đúng đắn, kín kẽ, sao cho không ai muốn tham nhũng, không ai cần tham nhũng, không ai dám tham nhũng, không ai có thể tham nhũng. Mèo nào chẳng thèm mỡ. Đảng hăy đừng đem mỡ đặt trước miệng mèo. Đưa mỡ vào miệng mèo rồi diệt mèo th́ Đảng càng có tội. Chuyện ông Đoàn Văn Vươn đấy. Nếu Luật Đất Đai không mơ hồ, không bất hợp lư, không rối rắm th́ mấy ông cán bộ ở Tiên Lăng, ở Hải Pḥng đâu có thể lợi dụng để làm bậy được. Cho nên thay v́ xử mấy ông cán bộ Tiên Lăng, và có thể cả gia đ́nh ông Vươn nữa th́ trước hết phải xử mấy ông ngoan cố duy tŕ măi cái đường lối sai lầm của ĐCSVN đă. Làm như vậy th́ mới tránh phát sinh biết bao nhiêu vụ oan ức như Đoàn Văn Vươn đă xảy ra và sẽ c̣n xảy ra.



    Dẫu sao tôi cũng tạm hoan nghênh ông Nguyễn Phú Trọng đang thêm một lần hô hào Chỉnh Đốn Đảng và chúc ông thành công.

    VOA: Xin cám ơn Tiến sĩ Nguyễn Thanh Giang đă có nhă ư dành cho chúng tôi cuộc phỏng vấn này. Xin chúc ông mọi sự tốt đẹp và mong có dịp hầu chuyện với ông trong một ngày gần đây.

  5. #75
    Member
    Join Date
    13-06-2011
    Posts
    4,171
    Quote Originally Posted by Anenf View Post
    Chế độ CS tại VN sụp đổi, có thể tính theo từng ngày >> bác nào có thể dự đoán cho em là bao giờ không? ngày nào? bao nhiêu ngày?
    Nếu dự đoán đúng chính xác ngày, tháng, năm th́ c̣n ǵ Thiên ư nữa ..

    Con ngừời chỉ có khả năng Thắng Thiên về phương diện dự đoán "đại khái" vậy thôi ( như đoán bảo Sandy lên cấp Super chạy đi đây đó là giơi rồi chớ không đoán nổi hậu quả chính xác trước được) chớ về phần chính xác vẩn là do bàn tay theo ư Trời .

    Cho nên câu hỏi trên, nên bắc thang lên hỏi Ông Giời th́ Ông Giời sẽ trả lời chính xác nhất :D.

    Nếu con người đoán và trả lời chính xác th́ họ ùa vào Casino "trả lời" cho casino dẹp tiệm luôn . Lúc đó không c̣n chổ cho nạn cờ bạc phát triển nữa .(Casino trên thế giới bị dẹp hết rồi th́ c̣n chổ đâu cho thiên hạ đ̣i phát triễn đây )


    .
    Em thấy, nếu chỉ mong chờ chế độ tự sụp đổ th́ khó lắm, mà nghĩ rằng hải ngoại, dân chủ trong nước... làm những ǵ để sụp th́ c̣n khó hơn.
    "Biết khó nhưng vẩn mong" , chính là bản năng căn bản của con ngừơi muốn cầu tiến .

    "Biết khó rồi chả thèm mong" .chính là bản năng căn bản của con ngừơi muốn cầu bại , cầu lùi ...vv

    Lúc thiên hạ phát minh ra truyền h́nh th́ nó có màu trắng đen lúc đó ai mong nó có màu mè th́ khó lắm, phải khg ? Nhưng thiên hạ vẩn "mong" thế là chúng ta có TV màu .Lúc có TV màu rồi chúng ta lại mong nó có dạng ốm nhom ốm nhách hơn ,ít nặng cân hơn, dĩ nhiên lúc đó ai có ư nghĩ đó xem như là khó khăn vô cùng, nhưng rồi sao? Chúng ta có TV dạng "duyên dáng việt nam mảnh khảnh thiếu ăn" .

    Sau đó chúng ta lại mong nó có h́nh nỗi 3D, lúc đó th́ càng khó hơn , nay th́ sao ? Nhân loại lại mong tiếp muốn coi h́nh 3D mà khỏi cần đeo mắt kiến chi cho mỏi tai mơi mắt ...th́ chờ xem ..

    Điều này chứng minh nếu chúng ta thấy khó quá mà không mong chi hết th́ chúng ta măi măi ở chổ coi cái TV nó mập ù,ú nần tướng tá thô kịch như phu nhân Ba Dũng , màn ảnh th́ tṛn quay bốn gốc như lổ mũi vợ Tấn Sang cho tới ngày hôm nay vậy thôi

    Ai cũng biết muốn dẹp tiệm chế độ Washington DC th́ rất khó hơn tự làm giàu trên lảnh thổ Mỹ , Nhất là một chế độ có quân sự hạng super Power, chuyên lảnh đạo thế giới tự do bao gồm NATO .

    Thế mà vẩn có người mong cho chế độ WDC dẹp tiệm ..đó sao ? (lịch sữ cũng đă từng chứng minh chính chế độ Hn thưỡ xưa cũng là bè đảng có ư mong mơi như vậy sao? Mới chủ trương "đánh cho Mỹ cút", làm cho loại người như Al Qaeda trên thế giới mong mơi cho chế độ WDC "dẹp" vổ tay khen quá chừng chừng coi hcm như là vị "anh hùng" của chúng )

    Chế độ Hanoi so với chế độ WDC có đụợc cái ǵ ngang hàng đây !! Mà dám đua đ̣i muốn tránh khỏi sự "mong mơi dẹp tiệm" này .

    Impossible .

    Bắt buộc con người phải có sự mong hoài hoài, mong măi măi ..

    Và sự mong mỏi này không có bất cứ sự tuyên truyền nào có thể thay đổi được ..

    Có ai có đủ sức tuyên truyền kiu tụi khối HỒi giáo Ả Rập bỏ qua ư nghĩ mong mơi chính quyền WDC dẹp tiệm, th́ giơ tay lên ..(chẳng những chúng không bỏ qua c̣n mong mơi thêm nữa qua hành động Banghazi đó sao ? Chỉ nói theo facts )

    Do you understand that ?

    Cho nên mười mấy cha khùng trong BCT trung ương nên ăn chay, tập làm quen với nếp sống có hoàn cảnh lúc nào cũng có người mong mỏi mong nuốn "ḿnh bị dẹp" mà sống tiếp cuộc đời dằn vật này đi cho hết kiếp ..V́ đó là thực tế măi măi không bao giờ thay đổi được .
    Last edited by Viet xưa; 03-11-2012 at 05:04 AM.

  6. #76
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Đáp số chung của chế độ độc Đảng: Tham nhũng và độc tài!
    Tham nhũng có thể khiến đảng sụp đổ.
    Quanlambao




    - Tổng bí Thư Trung Quốc và Tổng bí Thư Việt Nam đều dúc kết một câu: TBT 'Tham nhũng có thể khiến đảng sụp đổ'. Tại sao không một lănh tụ nào trên thế giới lo ngại tham nhũng sẽ làm sụp đổ Đảng của ḿnh mà chỉ có hai nước TQ và VN? Câu trả lời có lẽ cả thế giới đều biết: Đó là hệ quả tất yếu, là đáp số chung của CHẾ ĐỘ ĐỘC ĐẢNG!

    Quyền lợi của Đảng hay Quyền lợi dân tộc trên hết? Bất cứ người dân yêu nước nào cũng sẽ trả lời "Quyền lợi dân tộc luôn phải đặt trên hết"! Đó là lư do v́ sao Rommey đă gọi điện chúc mừng Obama từ rất sớm để chấp nhận sự thất bại của ḿnh! Đó cũng là lư do v́ sao ở tất cả các nước tiên tiến trên Thế giới, dù cho có nhiều Đảng phái song bao giờ họ cũng t́m được tiếng nói chung cho những vấn đề Quốc sách của Quốc gia. Không những chỉ có lư luận mà cả thực tiễn sinh động đă chứng minh hàng trăm năm qua, đa nguyên, đa Đảng là sự tiến bộ của loài người, là con đường tất yếu của mọi Quốc gia phát triển và là sự lựa chọn của bất cứ ai yêu Tổ Quốc, yêu đất nước của ḿnh!

    Báo Trung Quốc đăng tin 8/10 người dân Trung Hoa mong muốn có cải tổ! Nói trắng ra là họ cũng mong muốn có được mô h́nh như các nước phương Tây: Đa Nguyên, Đa Đảng! Song v́ nỗi ám ảnh bởi tù tội, nhục h́nh, bị cướp hết tài sản, bị lột trần, bi đ̣n thù tanh tưởi nếu dám mở miệng nói đến hai chữ 'đa Đảng'!

    Ở Việt Nam cũng tương tự, nếu cho trưng cầu dân ư, chắc chắn có đến 99% người dân Việt Nam mong muốn được đa Đảng, thậm chí ngay một bộ phận đảng viên ĐCS cũng đă thấy sự mục ruỗng của cái đảng mà họ đang tham gia v́ không c̣n sự lựa chọn nào khác.

    Vậy th́ tại sao Đảng cộng sản vẫn tiếp tục sử dụng quyền lực độc tôn của ḿnh để bảo vệ lợi ích độc tôn của Đảng? Rơ ràng họ đă hy sinh quyền lợi dân tộc. Những ngôn từ hoa mỹ "Đảng cộng sản là sự lựa chọn của nhân dân", "Đảng viên Đảng CSVN là đầy tớ trung thành của nhân dân"... chỉ là những lời nói xáo rỗng do chính họ tung ra để che dấu một sự thật: Sự phản kháng của nhân dân đối với chế độ độc Đảng đang ngày càng gia tăng.

    Vai tṛ lịch sử của Đảng lao động Việt Nam dẫn dắt đất nước dành độc lập dân tộc là to lớn và nhân dân Việt Nam sẽ luôn tự hào về những trang sử hào hùng đó, vẫn luôn ghi nhớ công ơn của những bậc tiền bối đă mang lại 'độc lập dân tộc', song 'Tự do và Hạnh phúc' th́ nhân dân Việt Nam chưa khi nào có được.

    Ngài Tổng bí thư Lê Duẩn đă đổi tên Đảng thành Đảng Cộng sản, đă xoá bỏ hai Đảng Dân chủ và Xă hội với lư do đă hoàn thành sứ mệnh! Đó chính là những cái mốc ô nhục của Lịch sử Việt nam! Kể từ ngày đó, Đảng lao động đă không c̣n là những tinh tú thật sự đại diện cho quyền lợi của dân tộc. Say sưa với chiến thắng, kiêu ngạo với những kỳ tích do chính nhân dân làm nên, Đảng cộng sản đă biến chất thành một Đảng độc tôn, Đảng của những kẻ cơ hội, những kẻ muốn 'có tấm vé đi tàu suốt 05 năm' trên con đường quan lộ! Bằng chứng: Dù có phạm tội với nhân dân, với đất nước nhưng Thủ Tướng Nguyễn Tấn Dũng và phe cánh vẫn nghiễm nhiên được Đảng bao che, bưng bít, thậm chí c̣n không dám nêu rơ danh tính cho toàn dân được biết.

    Rơ ràng chính cái áo giáp bất khả xâm phạm "Uỷ viên Trung ương Đảng', 'Uỷ viên Bộ Chính trị' là nơi nuôi dưỡng tội phạm, nuôi dưỡng những kẻ trùm tham nhũng, nuôi dưỡng những kẻ bán rẻ lợi ích Quốc gia, bán rẻ nhân dân, cam chịu suốt đời làm nô lệ cho giặc Tàu mà cha ông ta và nhân dân đă phải đổ bao xương máu viết lên những trang sử hào hùng dành độc lập cho dân tộc!

    Việt Nam hôm nay đă bị đẩy trở lại thời kỳ Độc Đảng, u mê, tăm tối và nhân dân buộc phải chịu sự thống trị của một Đảng cầm quyền. Bác Hồ cũng không đặt tên Đảng là 'Cộng sản', Bác đă lấy tên Đảng lao động thể hiện nguyện vọng và ư chí của toàn dân và hơn thế nữa Bác Hồ đă đặt tên đất nước "Việt Nam dân chủ cộng hoà"! Chính Lê Duẩn - kẻ cuồng tín vĩ mô đă đổi thành 'Cộng hoà xă hội chủ nghĩa Việt Nam'!

    Tội lỗi này của Lê Duẩn ngàn đời dân tộc Việt Nam nguyền rủa. Chính v́ hành động tội lỗi của Lê Duẩn mà Việt Nam đă bị kéo lùi lại hàng trăm năm, người dân Việt đang phải oằn oại trước bạo tàn, trước sự bóp chết dân chủ, trước sự đàn áp vô lối, trước những quyết định vi hiến của Chính Phủ và cũng phải chiu nỗi nhục nh́n đất nước đang bị Thủ Tướng đă trở thành tay sai đắc lực thực hiện mọi đ̣i hỏi của Trung Nam Hải mà không thể làm ǵ!

    Vai tṛ lịch sử của Đảng cộng sản đă chấm dứt, đă đến lúc dân tộc ta cần có các Đảng phái chính trị khác cùng tham gia lănh đạo đất nước để mang lại 'Tự do và Hạnh phúc' thật sự cho nhân dân!

    Thực tiễn và viễn cảnh Việt Nam:
    Nếu chỉ có một Đảng duy nhất th́ măi măi họ chỉ bảo vệ lợi ích của Đảng trên hết mà hy sinh cả lợi ích Dân tộc, lợi ích Quốc gia như thực tế Đảng CSVN đă và đang làm.

    Nếu chỉ có một Đảng, có khác ǵ một ḿnh một chợ và không phải chỉ có một Hội nghị Trung Ương 6, mà sẽ c̣n nhiều những cái Hội nghị TƯ 6, thậm chí c̣n tồi tệ hơn dù đi ngược lại ư chí, nguyện vọng của toàn dân.

    Nếu chỉ có độc Đảng, măi măi tiếng nói, nguyện vọng chính đáng của nhân dân Việt Nam chỉ như tiếng kêu vô vọng của con chim đa đa mà chẳng có một ai trong cái độc Đảng kia thèm đếm xỉa đến như thực tiễn sinh động đă chứng minh điều đó.

    Nếu chỉ có độc Đảng, măi măi người dân vô tội Việt Nam c̣n chịu sự áp bức, bất công, bị bịt miệng bởi các thế lực cường quyền, ác bá đang thống trị đất nước. Những loại như Nguyễn Văn Hưởng, như Nguyễn Văn B́nh, như Nguyễn Tấn Dũng sẽ tiếp tục sinh sôi nảy nở. Đó chính là sản phẩm độc đáo của chế độ độc Đảng mà ra!

    Nếu chỉ có độc Đảng, đó là cái hố bùn tăm tối mà dân tộc ta măi buộc phải dấn sâu vào! Là cái bể tự hoại bốc mùi xú uế khắp nơi khiến bạn bè thế giới nh́n Việt Nam như những con hủi và cũng chính v́ nó đă tước mất cái quyền ngẩng cao đầu tự hào là người Việt Nam của cả dân tộc ta!

    Đă đến lúc nhân dân Việt Nam cần phải quyết định vận mệnh của chính ḿnh, phải bảo vệ quyền lợi của Quốc gia mà không thể để cho chế độ độc Đảng chỉ bảo vệ lợi ích của riêng họ.

    Hăy đấu tranh cho một Việt Nam đa Đảng - Đó là con đường duy nhất đúng đắn để đưa đất nước đến sự thịnh vượng và dân chủ thật sự, để tương lai con cháu chúng ta không phải chịu nỗi thống khổ bởi những tên bạo chúa, đồ tể tham nhũng, những tên ma quỷ - Sản phẩm của chế độ độc Đảng như Nguyễn Tấn Dũng, Nguyễn Văn Hưởng, những Tô Lâm, Phạm Quư Ngọ, Trần Thanh Liêm, Nguyễn Văn B́nh...

    Vận nước đang đứng trước sự thách thức, lợi ích dân tộc đang bị bán rẻ, hăy v́ tương lai của dân tộc Việt Nam, v́ tương lai của con cái chúng ta, hăy đoàn kết một ḷng xiết chặt tay nhau để đấu tranh cho một Việt Nam đa Đảng, một Việt Nam "Độc lập - Tự do - Hạnh phúc'!

    Đàm Đức Đam - Quan làm báo.

    TBT Trung Quốc: Tham nhũng có thể khiến đảng sụp đổ''

    Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước Hồ Cẩm Đào trong bài phát biểu khai mạc đại hội toàn quốc đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC) nói rằng, CPC phải thực hiện những nỗ lực không ngừng để chống tham nhũng, thúc đẩy liêm chính và chống suy đồi.


    Ông Hồ Cẩm Đào phát biểu trong lễ khai mạc đại hội toàn quốc đảng Cộng sản Trung Quốc. Ảnh: THX

    Ông Hồ Cẩm Đào phát biểu trong lễ khai mạc đại hội toàn quốc đảng Cộng sản Trung Quốc. Ảnh: THX

    Theo ông Hồ Cẩm Đào, chống tham nhũng và tăng cường sự liêm chính chính trị là một vấn đề lớn được người dân rất quan tâm chú ư, và cũng là một cam kết chính trị rơ ràng, lâu dài của đảng.

    "Nếu chúng ta thất bại trong việc giải quyết vấn đề này, nó có thể ảnh hưởng tới sự tồn vong của đảng, thậm chí gây ra sự sụp đổ của đảng, của nhà nước”, ông Hồ Cẩm Đào cảnh báo.

    Chủ tịch Trung Quốc nhấn mạnh, CPC phải giữ vững lập trường cứng rắn trong cuộc chiến chống tham nhũng ở mọi lúc, điều tra kỹ lưỡng các trường hợp tham nhũng lớn và nỗ lực làm việc để giải quyết vấn đề tham nhũng đang ảnh hưởng trực tiếp tới người dân.

    "Tất cả những ai vi phạm kỷ luật đảng và luật pháp nhà nước, dù họ là bất kỳ ai, có quyền lực như thế nào, vị trí ra sao, cũng phải bị mang ra trước pháp luật mà không có sự khoan dung”, ông tuyên bố.
    Ông Hồ Cẩm Đào c̣n nhấn mạnh đến sự lănh đạo tập trung của CPC, và nói rằng, không ai được phép tự đặt ḿnh cao hơn tổ chức đảng. Theo ông, sự tập trung lănh đạo của đảng là nguồn gốc sức mạnh của đảng và đảm bảo nền tảng cho phát triển kinh tế xă hội, thống nhất dân tộc và tiến bộ, đảm bảo hoà b́nh và ổn định của Trung Quốc.

    Ông Hồ Cẩm Đào cũng yêu cầu các quan chức lănh đạo của CPC thực hiện nghiêm ngặt kỷ luật tự giác, tăng cường giám sát gia đ́nh và nhân viên của họ. "Quan chức mọi cấp, nhất là quan chức cấp cao phải tuân thủ các quy tắc ứng xử về quản trị sạch và báo cáo mọi vấn đề quan trọng”, ông nói. "Họ cũng phải tự giám sát bản thân, tăng cường giáo dục, giám sát người nhà và nhân viên, không bao giờ nên t́m kiếm đặc quyền nào.

    CPC cũng phải thắt chặt giám sát với việc thực thi quyền lực ở lănh đạo, nhất là các quan chức hàng đầu”.

    Theo nhà lănh đạo Trung Quốc, CPC cần tăng cường cải cách ở các lĩnh vực chủ chốt, cải thiện hệ thống luật pháp chống tham nhũng, quản lư rủi ro để làm sạch chính phủ, tránh xung đột lợi ích, ngăn chặn và đấu tranh chống tham nhũng hiệu quả hơn, khoa học hơn, tăng cường hợp tác quốc tế trong chống tham nhũng...

    Đại hội toàn quốc CPC lần thứ 18 khai mạc sáng nay, 8/11 tại Đại lễ đường Nhân dân, thủ đô Bắc Kinh. Tổng bí thư Hồ Cẩm Đào đă đọc báo cáo "Kiên tŕ đi trên con đường chủ nghĩa xă hội mang nét đặc trưng của Trung Quốc và phấn đấu hoàn thành việc xây dựng xă hội khá giả trên tất cả các khía cạnh".

    Các lănh đạo cấp cao như Giang Trạch Dân, Ngô Bang Quốc, Ôn Gia Bảo, Giả Khánh Lâm, Lư Trường Xuân, Tập Cận B́nh, Lư Khắc Cường, Hà Quốc Cường và Chu Vĩnh Khang đă có mặt tại buổi lễ khai mạc cùng hơn 2.300 đại biểu và các khách mời.

    Cải tổ cơ cấu chính trị, mở rộng dân chủ
    Trong bài phát biểu, ông Hồ Cẩm Đào tuyên bố, Trung Quốc sẽ tiếp tục tiến hành cải tổ cơ cấu chính trị, nhưng không bao giờ sao chép một hệ thống chính trị phương Tây.

    "Chúng ta phải tiếp tục các nỗ lực tích cực và thận trọng để tiến hành cải tổ cơ cấu chính trị, mở rộng dân chủ”. Ông nói rằng, CPC nên nhấn mạnh tầm quan trọng trong việc xây dựng hệ thống, phát huy đầy đủ sức mạnh của hệ thống chính trị xă hội chủ nghĩa và tiếp thu những thành tựu chính trị của các xă hội khác.

    Về mục tiêu tăng trưởng kinh tế đến 2020, Trung Quốc phải tăng gấp đôi GDP và thu nhập b́nh quân đầu người so với năm 2010.

    Thái An (tổng hợp từ THX)

  7. #77
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Đảng cộng sản TQ 18: Bỏ Mác, gạt Lê, quên Mao.... nhưng vẫn kiên định???
    Quanlambao


    - Đảng Cộng sản Trung Quốc phát đi thông điệp với thế giới "Trung Quốc sẽ kiên định bất di bất dịch đi con đường của ḿnh"
    "Chủ đề của Đại hội là: Giương cao ngọn cờ vĩ đại Chủ nghiă xă hội đặc sắc Trung Quốc, lấy Lư luận Đặng Tiểu B́nh, tư tưởng quan trọng "Ba đại biểu" và quan điểm phát triển khoa học làm chỉ đạo, giải phóng tư tưởng, cải cách mở cửa, tập trung sức mạnh, đột phá vượt qua khó khăn, kiên định bất di bất dịch tiến lên trên con đường Chủ nghĩa xă hội đặc sắc Trung Quốc, phấn đấu v́ hoàn thành xây dựng toàn diện xă hội khá giả."

    Chúng ta không c̣n thấy đâu Chủ nghĩa Mác - Lê- nin và tư tưởng Mao Trạch Đông đâu nữa? và bức h́nh của Mao cũng biến mất bí ẩn... Phải chăng là một tín hiệu thay đổi về tư duy của Đảng CS TQ?
    Bất cứ người dân nào cũng biết, Việt Nam luôn luôn 'ngửi phân' của TQ mà không thấy thúi, do vậy có thể hy vọng lần này Việt Nam cũng 'hửi' theo TQ để cho cái ông tổ của Quỷ Sa - tăng Karl Mark và kẻ giáo điều Lê Nin về nơi yên nghỉ vĩnh hằng để nhân dân ta không phải "Mà sao ông lại la cà ở đây"?Để nhân dân ta tự t́m con đường đi của riêng ḿnh!

    - Đại hội 18 Đảng CS Trung Quốc tập trung giải quyết 5 điểm nóng...


    Ngày 8/11, tại Bắc Kinh đă khai mạc trọng thể Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 18.

    Ngày 8/11, tại Bắc Kinh đă khai mạc trọng thể Đại hội đại biểu toàn quốc Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 18 được dư luận quốc tế gọi là tuần "quyết định tương lai" của Trung Quốc. Trong lúc Trung Quốc bước vào giai đoạn quyết định về xây dựng toàn diện xă hội khá giả, đứng trước không ít thách thức, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Hồ Cẩm Đào đọc Báo cáo tại Lễ khai mạc cùng ngày nhấn mạnh rằng, Đảng Cộng sản Trung Quốc sẽ lănh đạo Trung Quốc kiên định bất di bất dịch đi con đường Chủ nghĩa xă hội đặc sắc Trung Quốc.

    Tại Lễ khai mạc sáng ngày 8/11, Tổng Bí thư Hồ Cẩm Đào đă thay mặt Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khoá 17 đọc Báo cáo Công tác trước Đại hội. Là đảng cầm quyền được Hiến pháp Trung Quốc xác định, một trong những nhiệm vụ chính của bản Báo cáo sẽ được Đại hội thảo luận và thông qua này là đề ra phương châm chính sách và biện pháp của Đảng trong 5 năm tới thậm chí dài hơn, dẫn dắt công cuộc xây dựng và phát triển của Trung Quốc.

    "Chủ đề của Đại hội là: Giương cao ngọn cờ vĩ đại Chủ nghiă xă hội đặc sắc Trung Quốc, lấy Lư luận Đặng Tiểu B́nh, tư tưởng quan trọng "Ba đại biểu" và quan điểm phát triển khoa học làm chỉ đạo, giải phóng tư tưởng, cải cách mở cửa, tập trung sức mạnh, đột phá vượt qua khó khăn, kiên định bất di bất dịch tiến lên trên con đường Chủ nghĩa xă hội đặc sắc Trung Quốc, phấn đấu v́ hoàn thành xây dựng toàn diện xă hội khá giả."
    Trải qua nỗ lực bền bỉ trong gần một thế kỷ, Đảng Cộng sản Trung Quốc đă t́m ra con đường xây dựng Chủ nghĩa xă hội đặc sắc Trung Quốc phù hợp t́nh h́nh của Trung Quốc, đă h́nh thành hệ thống lư luận Chủ nghĩa xă hội đặc sắc Trung Quốc, xác lập chế độ xă hội chủ nghĩa đặc sắc Trung Quốc. Tuy nhiên con đường phát triển của Trung Quốc không phải là bằng phẳng, nhiệm vụ thúc đẩy cải cách và phát triển của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong thời gian tới vẫn rất nặng nề. Nh́n lại 10 năm qua, trong khi thu được thành tựu nổi bật th́ những mâu thuẫn và vấn đề cũng không ngừng gia tăng, thậm chí có chiều hướng gay cấn. Bên cạnh đó, theo mục tiêu đề ra hồi đầu thế kỷ này của Đảng Cộng sản Trung Quốc, đến năm 2020 Trung Quốc sẽ xây dựng lên xă hội khá giả toàn diện. Cùng với diễn biến t́nh h́nh trong và ngoài nước, việc làm thế nào để thực hiện mục tiêu này cũng đặt ra một số yêu cầu mới. Trong Báo cáo tại Đại hội lần này, Đảng Cộng sản Trung Quốc đă xác định rơ những yêu cầu này, tức kinh tế phát triển bền vững, việc chuyển đổi mô h́nh phát triển kinh tế thu được tiến triển quan trọng, trên cơ sở tính cân bằng, tính nhịp nhàng và tính bền vững trong phát triển được tăng cường rơ rệt, thực hiện Tổng sản phẩm quốc nội và thu nhập b́nh quân đầu người của thành thị và nông thôn tăng gấp hai lần năm 2010; dân chủ nhân dân không ngừng được mở rộng, quyền lực mềm về văn hoá được tăng cường rơ rệt, mức sống nhân dân được nâng cao toàn diện, công cuộc xây dựng xă hội loại h́nh tiết kiệm tài nguyên, thân thiện với môi trường thu được tiến triển quan trọng.
    Trong Báo cáo của Tổng Bí thư Hồ Cẩm Đào đă bố trí tường tận công tác trong thời gian tới, đề ra các giải pháp cho hàng loạt vấn đề nóng và nan giản đặt ra trong phát triển kinh tế-xă hội của Trung Quốc hiện nay.
    Điểm nóng thứ nhất: Duy tŕ kinh tế phát triển lâu dài, lành mạnh. Báo cáo chỉ rơ, trong thời gian tới Trung Quốc sẽ sâu sắc toàn diện cải cách thể chế kinh tế; thực hiện chiến lược phát triển với động lực là sáng tạo; thúc đẩy điều chỉnh chiến lược về cơ cấu kinh tế; thúc đẩy phát triển nhất thể hoá giữa thành thị và nông thôn; nâng cao toàn diện tŕnh độ của nền kinh tế mở.
    Báo cáo chỉ rơ, Trung Quốc sẽ càng chú trọng hơn quy luật thị trường trong phát triển kinh tế, thúc đẩy ḍng vốn nhà nước đầu tư nhiều hơn vào các ngành nghề trọng điểm và lĩnh vực then chốt liên quan tới an ninh quốc gia và huyết mạch kinh tế quốc tế. Khuyến khích, ủng hộ và hướng dẫn phát triển các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh. Nhà nước c̣n sẽ tăng cường các chính sách ưu tiên nông nghiệp, nông thôn và làm giàu cho nông dân, nâng cao ưu thế tổng hợp và hiệu quả chung trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài.
    Điểm nóng thứ hai: Thúc đẩy cải cách, kiện toàn nền dân chủ. Báo cáo tái khẳng định ư nghĩa quan trọng của việc cải cách thể chế chính trị đối với công cuộc cải cách toàn diện của Trung Quốc, đề ra các biện pháp thực tế giàu tính sáng tạo. Trọng điểm hàng đầu là ủng hộ và bảo đảm cho nhân dân điều hành quyền lực Nhà nước thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân, trong đó nâng cao tỷ lệ của các đại biểu đến từ cơ sở.


    Điểm nóng thứ ba: Cải thiện dân sinh, giữ ǵn công bằng xă hội.

    Bảo đảm và cải thiện an sinh xă hội, để nhân dân chia sẻ thành quả của cải cách mở cửa là một trong những công tác trọng điểm cầm quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong những năm gần đây. Báo cáo tại Đại hội 18 cam kết làm tốt công tác giáo dục được nhân dân hài ḷng, thúc đẩy thực hiện tạo việc làm chất lượng cao, bằng mọi cách tăng thêm thu nhập cho người dân, tính toán tổng thể đẩy mạnh xây dựng hệ thống an sinh xă hội ở thành thị và nông thôn, nâng cao tŕnh độ chăm sóc sức khoẻ cho người dân, tăng cường và sáng tạo mô h́nh mới về quản lư xă hội.
    Tổng Bí thư Hồ Cẩm Đào nhấn mạnh, thực hiện nhân dân cùng chia sẻ những thành quả phát triển cần phải sâu sắc cải cách chế độ phân phối thu nhập.

    Điểm nóng thứ tư: Nêu bật xây dựng văn minh sinh thái.
    Cùng với sự phát triển nhanh chóng của Trung Quốc, áp lực về tài nguyên và môi trường đặt ra cho tăng trưởng kinh tế cũng ngày càng lớn. Về việc này, Báo cáo nhấn mạnh, xây dựng văn minh sinh thái là kế sách lâu dài liên quan tới hạnh phúc của nhân dân và tương lai của dân tộc, cũng góp phần cho an ninh sinh thái của toàn cầu. Tổng Bí thư Hồ Cẩm Đào cho biết:

    "Dựa theo nguyên tắc cân bằng giữa dân số với tài nguyên và môi trường, sự thống nhất giữa hiệu quả kinh tế với hiệu quả xă hội và sinh thái, kiểm soát cường độ khai thác, điều chỉnh kết cấu không gian, để lại không gian tự phục hồi lớn hơn cho thiên nhiên, để lại cho nông nghiệp càng nhiều đồng ruộng màu mỡ hơn, để lại cho con cháu mai sau một miền quê tươi đẹp trời xanh, đất xanh, nước trong xanh".
    Báo cáo cũng cho biết, Trung Quốc sẽ nâng cao khả năng khai thác tài nguyên biển, phát triển kinh tế biển, bảo vệ môi trường sinh thái biển, kiên quyết bảo vệ quyền lợi biển của Nhà nước, xây dựng nước mạnh về biển.

    Điển nóng thứ năm: Tăng cường xây dựng Đảng, kiên quyết chống tham nhũng.
    Báo cáo đă dành nhiều trang để bố trí tường tận việc tăng cường xây dựng của Đảng. Về phát triển dân chủ trong Đảng, Báo cáo chỉ rơ, cần phải bảo đảm vị thế chủ thể của đảng viên, kiện toàn chế độ bảo đảm quyền lợi dân chủ của đảng viên, thực hiện quyền được thông tin, quyền tham gia, quyền bầu cử và quyền giám sát của đảng viên. Báo cáo nhấn mạnh chống tham nhũng, xây dựng nền chính trị liêm khiết là lập trường chính trị kiên tŕ của Đảng. Báo cáo cho biết, sẽ tăng cường giám sát việc điều hành quyền lực của cán bộ lănh đạo, đặc biệt là cán bộ lănh đạo chủ chốt, trước sau như một duy tŕ xu thế cao áp trong trừng trị tham nhũng.
    Về xây dựng quốc pḥng và quân đội, Báo cáo tái khẳng định Trung Quốc thi hành chính sách quốc pḥng mang tính pḥng ngự, mục đích tăng cường xây dựng quốc pḥng là để bảo vệ chủ quyền, an ninh và toàn vẹn lănh thổ quốc gia, bảo đảm cho sự phát triển hoà b́nh của Trung Quốc.
    Báo cáo tái khẳng định, Trung Quốc kiên tŕ tinh thần nguyên tắc hoà b́nh, phát triển, hợp tác và cùng thắng trong quan hệ đối ngoại. Tổng Bí thư Hồ Cẩm Đào cho biết:

    "Chúng ta sẽ cải thiện và phát triển quan hệ với các nước phát triển, mở rộng lĩnh vực hợp tác, giải quyết thoả đáng bất đồng, thúc đẩy xây dựng quan hệ nước lớn kiểu mới phát triển lâu dài, ổn định và lành mạnh. Chúng ta sẽ kiên tŕ phương châm thân thiện với láng giềng, làm đối tác với láng giềng, củng cố láng giềng hữu nghị, sâu sắc hợp tác cùng có lợi, nỗ lực để sự phát triển của ḿnh mang lại lợi ích tốt hơn cho các nước xung quanh."

    ( Theo CRI )

  8. #78
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Văn hóa từ chức phải khởi đầu từ Thủ tướng
    Quỳnh Chi, phóng viên RFA
    2012-11-14

    Trong phiên chất vấn Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa qua, ĐBQH Dương Trung Quốc cho rằng phải hướng tới đoạt tuyệt với việc xin lỗi và thay bằng một văn hóa từ chức và đây là điều mà các quốc gia tiên tiến hay làm.


    Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc chất vấn Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sáng 14/11/2012

    Giữa lúc TT Nguyễn Tấn Dũng đang bị chỉ trích về những sai phạm nghiêm trọng trong kinh tế, phát biểu này được đánh giá là “mạnh mẽ” và lập tức thu hút sự quan tâm trong nước và quốc tế. Trao đổi với Quỳnh Chi cùng ngày sau sau khi cuộc chất vấn kết thúc, GS Nguyễn Minh Thuyết, cựu ĐBQH cho rằng ông Dương Trung Quốc đang thực hiện trách nhiệm của ḿnh:

    GS Nguyễn Minh Thuyết: Tôi có đọc lại bản gỡ băng của Chính phủ th́ tôi thấy rằng ĐHQH Dương Trung Quốc đă đặt vấn đề rất thẳng thắn nhưng cũng rất tế nhị. Ông c̣n viện dẫn một số tiền lệ trong lịch sử. Tôi nghĩ là ĐBQH Dương Trung Quốc đă nói lên ư kiến của số đông người dân. Nói về trách nhiệm của ĐBQH th́ ông đă thực hiện được trách nhiệm của ḿnh. Đặc biệt là so với phát biểu, hoạt động của ĐBQH nhiều nước khác th́ phát biểu của ông Dương Trung Quốc cũng chỉ là thực hiện đúng nhiệm vụ của ḿnh thôi.

    Quỳnh Chi: Văn hóa từ chức ít được nói đến nhiều tại Việt Nam và hiện tượng này cũng ít xuất hiện ở Việt Nam. V́ sao đây là lúc người ta nói đến văn hóa từ chức?

    GS Nguyễn Minh Thuyết: Trong lịch sử Việt Nam cũng đă có rất nhiều người treo ấn từ quan v́ nhiều lư do khác nhau nhưng đều xuất phát từ ḷng tự trọng cao. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, rất nhiều công việc Nhà nước được giao vào tay một số vị mà không hoàn thành đầy đủ công việc của ḿnh; thậm chí có những sai phạm rất lớn đáng lẽ phải chịu trách nhiệm, bị cách chức. Tuy nhiên, đến từ chức c̣n không thấy. Như thế th́ sẽ ảnh hưởng đến công việc quốc gia. V́ vậy mà ĐBQH Dương Trung Quốc và nhiều người đă phải nói đến văn hóa từ chức.

    Quỳnh Chi: Một số người cho rằng chủ trương “phê và tự phê” của ĐCSVN ở một khía cạnh nào đó làm giảm đi sự xuất hiện của văn hóa từ chức. Ông có đồng ư với ư kiến này?

    GS Nguyễn Minh Thuyết: Tôi không nghĩ điều này đúng. Bởi nếu thực hiện đúng nguyên tắc “phê b́nh và tự phê b́nh” một cách nghiêm túc th́ người có khuyết điểm phải tự phê b́nh một cách sâu sắc nhất và phải tự ḿnh áp dụng h́nh thức chế tài thích hợp v́ quyền lợi chung. Một trong những chế tài là từ chức. Nếu “phê b́nh và tự phê b́nh” được thực hiện nghiêm túc th́ dẫn đến kết quả như vậy. Tuy nhiên, theo quan sát cho thấy nhiều người đă không thực hiện nhiệm vụ, thậm chí có những sai phạm lớn mà vẫn không chịu từ chức. Điều này chứng tỏ “phê b́nh và tự phê b́nh” chưa được thực hiện tốt.

    Quỳnh Chi: Thế th́ một văn hóa từ chức có thể mang đến những ảnh hưởng như thế nào?

    GS Nguyễn Minh Thuyết: Quan sát chính trường của rất nhiều nước, nhất là những nước văn minh và dân chủ th́ tôi thấy những người được giao trách nhiệm và thấy ḿnh không đủ sức khỏe hoặc năng lực để đảm nhận công việc, hoặc khi phải chịu trách nhiệm về những sai phạm lớn trong công việc ḿnh phụ trách th́ họ từ chức. Việc này thể hiện ḷng tự trọng cao và cũng giúp có lợi cho công việc. Nước Việt Nam có gần 90 triệu dân, không thiếu ǵ người tài. Nếu ai cứ được cử vào một chức vụ nào đó mà dù làm không được việc mà vẫn “ngồi” đấy cho đến hết khóa thậm chí kéo dài nhiều khóa th́ làm sao chọn được những người tài để gánh vác công việc? Như thế th́ hỏng việc chung của đất nước.
    Phải có người khởi đầu

    000_Hkg8017202-250.jpg
    Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng trong phiên chất vấn tại nghị trường Quốc hội hôm 14/11/2012. AFP photo
    Quỳnh Chi: Nghĩa là ông cũng đồng ư với ư kiến của ông Dương Trung Quốc khi nói rằng văn hóa từ chức là “cho sự tiến bộ của Chính phủ”?

    GS Nguyễn Minh Thuyết: Vâng, tôi đồng ư và tôi cũng tán thành ư kiến của ông Dương Trung Quốc là phải có người khởi đầu.

    Quỳnh Chi: Vậy th́ tại sao sự khởi đầu ấy phải bắt đầu từ thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng?

    GS Nguyễn Minh Thuyết: Trước hết, Thủ tướng là người đứng đầu Chính phủ. Nếu Thủ tướng có những động thái rất quyết liệt và gương mẫu th́ cũng làm gương cho những người khác. Thứ hai, thực sự công việc của Chính phủ có rất nhiều yếu kém, nhiều sai lầm dẫn đến nền kinh tế xuống dốc. Thứ nữa là có khá nhiều tập đoàn kinh tế được mở ra một cách vội vàng nhưng hoạt động yếu kém mà c̣n để xảy ra thất thoát, tham nhũng, thua lỗ, nợ nần chồng chất. Tôi nghĩ phải có người chịu trách nhiệm về vấn đề đó. Và, có rất nhiều quyết định, dự kiến của các bộ, ngành mà khi đưa ra công luận th́ rất là phi lư.

    Quỳnh Chi: Nên hiểu về văn hóa từ chức như thế nào? Nó có thay thế được trách nhiệm pháp lư kể cả đối với những người lănh đạo đất nước và những người giữ các chức vụ cao?

    GS Nguyễn Minh Thuyết: Ở nhiều nước, người ta phải từ chức v́ bên cạnh việc muốn thể hiện ḷng tự trọng, tin thần trách nhiệm đối với công việc của ḿnh, đối với đất nước, đối với nhân dân th́ c̣n v́ một lư do nữa. Đó là nếu không từ chức th́ đằng nào cũng bị cách chức. Cho nên, pháp luật vẫn là tối thượng. Chế tài pháp luật là điều mà trước tiên phải được xem xét, tôn trọng và nh́n nhận.

    Quỳnh Chi: Câu hỏi cuối thưa ông, phát biểu của ông Dương Trung Quốc cùng với b́nh luận của giáo sư khá thẳng thắn. Các ông có quan ngại nó sẽ ảnh hưởng đến cá nhân ḿnh?

    GS Nguyễn Minh Thuyết: Tất cả mọi người đều phải nghĩ đến cuộc sống của ḿnh và lo cho ḿnh. Đó là chuyện tự nhiên. Chúng tôi là những người trí thức th́ không thể nói dối hay che giấu ư kiến của ḿnh. Đặc biệt với trách nhiệm trước nhân dân, tổ quốc th́ chúng tôi thấy là dù có phải như thế nào cũng phải nói lên ư kiến của ḿnh. Dĩ nhiên những ư kiến ấy phải đảm bảo đúng sự thật và pháp luật. C̣n nếu v́ nói những ư kiến thẳng thắn ấy mà bị lănh hậu quả th́ nói thật là những điều ấy chỉ xảy ra ở những nước phát xít và độc tài thôi.

    Quỳnh Chi: Xin cám ơn GS Nguyễn Minh Thuyết.

    Xin được nhắc lại. Trong phiên trả lời chất vấn được truyền h́nh trực tiếp hôm thứ Tư (14 tháng 11) của TT Nguyễn Tấn Dũng, ĐBQH Dương Trung Quốc cho rằng “Đă đến lúc phải đề cao trách nhiệm pháp luật” và khuyến nghị khởi đầu cho sự tiến bộ của Chính phủ hướng đến một văn hóa từ chức. Phát biểu được đưa ra trong bối cảnh có nhiều sai phạm, tuột dốc và bất cập trong hoạt động của Chính phủ và Nhà nước ở lĩnh vực kinh tế và quản lư. Trả lời chất vấn của ông Dương Trung Quốc, TT Nguyễn Tấn Dũng nói rằng vẫn sẽ “tiếp tục nhiệm vụ” của ḿnh.

  9. #79
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Muốn trở thành lănh đạo: Không được giỏi


    Nguyễn Hưng Quốc

    14.11.2012
    Trong bài “Di sản của người tiền nhiệm và mục đích chấn hưng đảng của ông Nguyễn Phú Trọng”, Dân Choa nhận xét:
    “Di sản của người tiền nhiệm Nông Đức Mạnh để lại cho ông Nguyễn Phú Trọng thật khá nặng nề. Cũng phải nhận xét rằng từ trước đến nay chưa có một người đứng đầu đảng cộng sản Việt Nam nào mờ nhạt như ông Mạnh. Thời bấy giờ ứng cử viên nặng kư cho chức Tổng bí thư c̣n có ông Nguyễn Văn An. Ông An là một người có năng lực, có quyền biến và kinh qua nhiều chức vụ cao trong đảng và đặc biệt là nhiều năm làm trưởng ban tổ chức trung ương. Nếu ông An làm Tổng bí thư th́ nhiều người e ngại quyền lực của ông An quá lớn. V́ vậy ông Nông Đức Mạnh được đưa lên nắm chức vụ này như một giải pháp dung ḥa. Tuy không có năng lực và bản lĩnh của một chính khách, nhưng tính t́nh ôn ḥa nên được lưa chọn đứng đầu đảng qua hai nhiệm kỳ. Đáng tiếc là những lúc quốc gia hay đảng cần có chính kiến thực sự của vị Tổng bí thư th́ ông lại vắng bóng. Người ta chỉ thấy ông xuất hiện khi đi uỷ lạo người cao tuổi, họp hành với Ủy ban Dân tộc hay hội thảo về gương đạo đức Hồ Chí Minh. C̣n khi sự vụ lớn của đất nước như sập cầu Cần Thơ, vụ tham nhũng MPU 18, vụ Vinasin… hay chỉ đạo điều hành kinh tế, hoặc bàn về quốc kế an sinh cho đất nước th́ không thấy đâu.”

    Nhận xét của Dân Choa, thật ra, không có ǵ mới. Từ lâu, ở Việt Nam, người ta đă biết và đă nói nhiều về Nông Đức Mạnh như thế: Một, ông là người bất tài; và hai, ông được bầu lên làm Tổng bí thư cũng chính v́ sự bất tài ấy của ông.

    Xin lưu ư: đầu năm 2011, khi Nguyễn Phú Trọng được bầu lên làm Tổng bí thư đảng sau Đại hội XI, nhiều người cũng nhận xét tương tự: Ông lên nắm giữ cái chức vụ được xem là có quyền lực nhất nước ấy chủ yếu v́ ông bất tài, hay nói theo chữ dân gian, vốn làm nên cái hỗn danh của ông: “lú”, “Trọng Lú”.

    Nhiều người có thể ngạc nhiên và không tin. Tuy nhiên, một sự thật tương tự cũng đă và đang diễn ra ở Trung Quốc.

    Trong bài “Tại sao Trung Quốc không thể chọn được những lănh tụ giỏi” (Why China can’t pick good leaders) đăng trên tờ The Diplomat ngày 28 tháng 6 năm 2012, giáo sư Minxin Pei nhận xét:

    Một số người ở phương Tây cho giới lănh đạo Trung Quốc là khôn ngoan, có khả năng, có viễn kiến và quyết đoán. Sự thực khác hẳn. Bằng chứng dựa trên nhiều công tŕnh nghiên cứu về t́nh h́nh chính trị Trung Quốc cho thấy: ở Trung Quốc, người bảo trợ và phe phái chứ không phải tài năng hay thành tích, là những yếu tố hàng đầu trong việc tuyển lựa giới lănh đạo.

    Victor Shih ở Đại học California, San Diego, và các đồng nghiệp, đă nghiên cứu tiểu sử cũng như sự phát triển kinh tế địa phương liên quan đến con đường thăng quan tiến chức của các cán bộ cao cấp ở Trung Quốc, phát hiện ra điều này: Sự thăng tiến của các cán bộ không có quan hệ ǵ đến sự phát triển của địa phương nơi nọ lănh đạo cả. Không phải địa phương nào phát triển mạnh, người lănh đạo ở đó cũng được nâng cấp. Yếu tố chính quyết định việc nâng cấp và tăng chức chính là sự đỡ đầu của một thế lực chính trị nào đó, đặc biệt những người có quyền lực cao nhất ở Trung ương.

    Ngay việc tuyển chọn giới lănh đạo cao nhất nước ở Trung Quốc cũng vậy. Đó là một quá tŕnh thương lượng cũng như tranh chấp đầy căng thẳng giữa một số nhóm quyền lực khác nhau. Ví dụ, theo giới quan sát quốc tế, việc chọn lựa các ủy viên Bộ chính trị trong kỳ đại hội đảng vào tháng 11 này cũng là một trận so găng giữa hai thế lực lớn ở Trung Quốc: phe Hồ Cẩm Đào và phe Giang Trạch Dân. Hai phe giành giật nhau, tố giác nhau, hạ gục tay chân của nhau.

    Cuối cùng, tiêu chuẩn để đề bạt không phải là tài năng hay các thành tích đă đạt được mà là sự trung thành và đặc biệt, sự cân bằng trong việc phân phối quyền lực giữa các phe phái.

    Những ǵ đang xảy ra ở Trung Quốc chắc chắn cũng đang xảy ra ở Việt Nam. Có khi với một mức độ c̣n tệ hại hơn. Ở Trung Quốc, chỉ có sự tranh chấp giữa các phe phái trong nội bộ đảng họ. Ở Việt Nam, ngoài các tranh chấp ấy, c̣n có ảnh hưởng từ bên ngoài, đặc biệt từ Trung Quốc. Người nào được Trung Quốc gật đầu th́ mới được đề bạt. Mà, ai cũng biết, Trung Quốc không dại ǵ gật đầu với một người khôn ngoan, tài năng và quyết đoán.

    Nhớ, năm 1996, lần đầu tiên về lại Việt Nam, trong một buổi nói chuyện gẫu với bạn bè và đồng nghiệp cũ, chúng tôi nhắc đến một người quen chung lúc ấy đang ở trong Trung ương đảng và được bổ làm thứ trưởng. Trước khi rời Việt Nam, tôi biết người ấy khá nhiều. Ấn tượng của tôi về anh, nói chung, rất mờ nhạt. Anh chỉ được một ưu điểm: hiền lành. Không thông minh. Không sắc sảo. Không chứng tỏ một năng lực lănh đạo nào cả.

    Khi tôi tỏ ư ngạc nhiên về sự thăng tiến bất ngờ và nhanh chóng của anh, một người bạn am tường t́nh h́nh trong đảng mới giải thích: Anh ấy thăng tiến nhanh v́ bốn lư do chính: một, có lư lịch cực tốt; hai, có học vị cao; ba, hiền lành; và bốn, bất tài.

    Thoạt đầu, tôi không tin. Người bạn phân tích: nhờ lư lịch tốt nên, một mặt, có quan hệ rộng, mặt khác, dễ được tin cậy. Có học vị là điều quan trọng v́ đó là chỉ tiêu của đảng. Hơn nữa, dạo ấy, những người có học vị cao rất hiếm nên anh ấy càng nổi bật. Hiền nên dễ được ḷng mọi người. Nhưng quan trọng nhất là bất tài. Khi trong đảng có hai phe tranh chấp với nhau, phe nào cũng muốn đưa người của ḿnh vào Trung ương. Nhưng không phải cứ muốn là được. Họ phải tranh thủ sự ủng hộ của phe kia. Cuối cùng hai bên đành tương nhượng với nhau: mỗi bên đề cử một số người. Tương nhượng như vậy nhưng người ta lại sợ nhau. Sợ nhất là nếu phe bên kia đưa người tài năng hay sắc sảo quá có thể gây nên những ảnh hưởng bất lợi cho ḿnh. Bởi vậy, thấy trong danh sách đề cử có người nào thuộc loại ấy là người ta t́m cách gạt đi. Cuối cùng, người ta chỉ đồng ư với những kẻ mà họ cho là vô hại nhất.

    Những người vô hại ấy cũng là những người không có tài cán ǵ đặc biệt cả.

  10. #80
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771
    Các Tập đoàn, Tổng công ty Nhà Nước nợ gần 1,3 triệu tỷ đồng
    VnEconomy


    - Đặc biệt, có đến 30 tập đoàn, tổng công ty tỷ lệ nợ phải trả/vốn chủ sở hữu lớn hơn 3 lần. Trong đó có 8 đơn vị có tỷ lệ trên 10 lần, 10 doanh nghiệp từ 5 – 10 lần, 12 tập đoàn, tổng công ty từ 3 - 5 lần...

    *

    Nhiều con số đáng chú ư về t́nh trạng nợ nần của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước đă được Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đ́nh Huệ “tiết lộ”.

    Tại văn bản chất vấn gửi đến Bộ trưởng, bên cạnh t́nh h́nh nợ trong, ngoài nước của các tập đoàn và tổng công ty nhà nước, đại biểu Quốc hội c̣n muốn biết Nhà nước có phải dùng ngân sách hàng năm để trả nợ thay cho các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hay không, nếu có là bao nhiêu?

    Tính đến thời điểm 31/12/2011, văn bản trả lời chất vấn cho hay tổng số nợ phải trả của tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước là 1.292.400 tỷ đồng, tăng 18,9% so với 2010. Hệ số nợ phải trả/vốn chủ sở hữu b́nh quân năm 2011 là 1,77 lần.

    Đặc biệt, có đến 30 tập đoàn, tổng công ty tỷ lệ nợ phải trả/vốn chủ sở hữu lớn hơn 3 lần. Trong đó có 8 đơn vị có tỷ lệ trên 10 lần, 10 doanh nghiệp từ 5 – 10 lần, 12 tập đoàn, tổng công ty từ 3 - 5 lần.

    Vốn chủ sở hữu/tổng tài sản theo báo cáo hợp nhất là 0,34 lần, tổng nợ phải trả/tổng nguồn vốn b́nh quân tính theo số liệu báo cáo hợp nhất là 0,62 lần.

    Với tổng tài sản/tổng nợ phải trả, theo báo cáo hợp nhất b́nh quân năm 2011 là 1,62 lần, theo Bộ trưởng, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước đang hoạt động phụ thuộc phần lớn vào nguồn vốn vay, dẫn đến chi phí tài chính lớn và khả năng thanh toán nợ đến hạn thấp.

    Cụ thể hơn, ông Huệ cho biết, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đang nợ quá hạn 10.149 tỷ đồng. Văn bản trả lời mở ngoặc đơn giải thích rằng, Thủ tướng Chính phủ đă chỉ đạo thực hiện khoanh nợ khoản tiền mua điện của Petro Vietnam.

    Trong khi đó, Tập đoàn Dầu khí vẫn đang nợ quá hạn 1.731 tỷ đồng (nợ của Công ty TNHH Một thành viên Công nghiệp tàu thủy Dung Quất – nhận bàn giao từ Vinashin). Rồi nợ quá hạn của Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam 467 tỷ đồng, Tổng công ty Xây dựng công tŕnh giao thông 6 là 128 tỷ đồng, Tổng công ty Rau quả nông sản 30 tỷ đồng.

    Theo báo cáo của công ty mẹ, tổng số nợ phải trả là 606.606 tỷ đồng, tăng 22% so với 2010, nợ nước ngoài là 142.853 tỷ đồng, bằng 23,5% tổng nợ phải trả, tăng 14% so với năm 2010.

    Đáng chú ư, Công ty mẹ - EVN nợ nước ngoài lên tới 99.260 tỷ đồng (do vay đầu tư nhà máy điện). Công ty mẹ - Tổng công ty Hàng không Việt Nam là 24.027 tỷ đồng (do vay đầu tư mua máy bay mới). Có đến 18 công ty mẹ, tỷ lệ nợ phải trả/vốn chủ sở hữu lớn hơn 3 lần, trong đó 5 công ty mẹ trên 10 lần.

    Với nợ nước ngoài, Bộ trưởng Huệ cho hay, theo quy định của Luật Quản lư nợ công th́ trong trường hợp doanh nghiệp khó khăn Bộ Tài chính sẽ ứng tiền từ quỹ tích lũy trả nợ để trả nợ thay, không lấy từ ngân sách hàng năm. Các doanh nghiệp phải nhận nợ bắt buộc và có trách nhiệm hoàn trả dần số tiền được ứng cho quỹ.

    Cho tới thời điểm hiện tại, quỹ tích lũy trả nợ đang ứng trả thay cho Tổng công ty giấy Việt Nam, Tổng công ty xây dựng công nghiệp Việt Nam, Tập đoàn Sông Đà, Tổng công ty công nghiệp Xi măng, đều là các doanh nghiệp nhà nước được Chính phủ bảo lănh vay và đang gặp khó khăn trong việc trả nợ với tổng số tiền là 109,7 triệu USD.

    Các dự án trên hiện nay đang thực hiện tái cơ cấu và cam kết sẽ hoàn trả hết số tiền nhận tạm ứng trong 5 năm tới đây, Bộ trưởng cho biết.

    Ḍng cuối cùng văn bản, Bộ trưởng Huệ viết, “Bộ Tài chính xin trả lời đại biểu để thông báo cho cử tri được biết".

    http://vinacorp.vn/news/cac-tap-doan...dong/ct-536528

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 17-03-2012, 03:16 AM
  2. Replies: 3
    Last Post: 01-09-2011, 09:49 PM
  3. Replies: 10
    Last Post: 09-04-2011, 06:32 PM
  4. Replies: 4
    Last Post: 02-03-2011, 12:46 PM
  5. Replies: 6
    Last Post: 04-12-2010, 01:20 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •