Page 6 of 23 FirstFirst ... 234567891016 ... LastLast
Results 51 to 60 of 229

Thread: Mật Thư Tội Ác của Chủ Nghĩa Cộng-Sản _Tác giả: Stéphane Courtois et al.

  1. #51
    Member
    Join Date
    01-12-2010
    Location
    Sunshine state, USA
    Posts
    767
    .
    Thành phố Astrakhan nằm trên cửa sông Volga, là địa điểm chiến lược then chốt cuối cùng của người Bônsêvich để ngăn chận sự liên lạc giữa các toán quân của Đô đốc Koltchak ở phía Đông và cánh quân của Tướng Denikine ở hướng Tây Nam. Tháng 3 năm 1919 xảy ra cuộc nổi dậy và cuộc đàn áp kinh hoàng các cuộc đ́nh công của nhân công thợ thuyền. Khởi đầu v́ lư do kinh tế , v́ các tiêu chuẩn cấp phát lương thực. Sau đó với lư do chính trị, đ̣i thả các chính trị phạm.

    Ngày 10 tháng 3, Trung đoàn 45 có nhiệm vụ đàn áp cuộc biểu t́nh, nhưng đă quay súng lại và gia nhập lực lương công nhân thợ thuyền. Họ đập phá trụ sở Bônsêvich, giết chết nhiều cấp lănh đạo đảng. Chủ tịch ủy ban quân quản Serge Kirov của thành phố Astrakhan ra lịnh dùng hết mọi phương tiện để tiêu diệt không nương tay những '' con rận của Bạch quân''. Các đơn vị c̣n trung thành với chính phủ khóa chặt các ngơ vào thành phố, cho truy lùng bắt công nhân và tái chiếm lại thành phố. V́ không đủ chỗ nhốt, họ dùng xà lan chở công nhân và quân nhân , cột vào các cục đá , xô xuống sông Volga cho chết ch́m.

    Ngày 15 tháng 4 , nhà nước mở chiến dịch đánh tư sản. Họ viện lư do , những người tư sản đă xúi giục các cuộc nổi dậy. Trong hai ngày liền, các căn nhà sang trọng của các thương gia, tư sản trong thành phố Astrakhan bị nhà nườc tịch thu và đem chủ gia ra bắn. Có lối 600 người bị bắn và 1000 bị chết ch́m. Từ trước đến nay người ta được biết tại thành phố này chỉ có các cuộc đụng độ giữa phe Hồng và Bạch quân. Gần đây, các tài liệu lấy từ trung tâm văn khố cho biết đó là các cuộc tàn sát công nhân tàn bạo , vĩ đại và xảy ra trước các cuộc tàn sát ở thành phố Kronstadt do người bônsêvich chủ trương.

    Cuối năm 1919 và bước qua năm 1920, v́ phải động viên trên 2000 công nhân cho chiến trường cho nên đă tạo nên một bầu không khí tồi tệ giữa chính quyền Sô Viết và công nhân. Troski đề nghị quân sự hoá các cơ xưởng trong kỳ đại hội đảng lần thứ tư tổ chức vào hồi đầu tháng 3. Theo ông, con người vốn lười biếng.

    Dưới chế độ Tư bản người ta phải làm việc v́ để sinh tồn, v́ lẽ kinh tế thị trường hướng dẫn nhân công.
    Dưới chế độ xă hội chủ nghĩa, sự hữu dụng của công nhân là nguồn năng lực lao động thay thế cho thị trường. Nhà nước có nhiệm vụ hướng dẫn, xử dụng và chỉ huy công nhân. Công nhân phải tuân theo lịnh như quân nhân trong khuôn khổ một nhà nước công nhân, bảo vệ quyền lợi giai cấp vô sản. Đây là căn bản và hướng đi của công cuộc quân sự hóa các lực lượng lao động.

    Một số lănh tụ bônsêvich và nghiệp đoàn chỉ trích quan điểm của Troski. Theo quan điểm này, c̣n có nghĩa là cấm đ́nh công, cấm đào nhiệm trong thời chiến và tăng cường quyền kiểm soát cho các ban giám đốc các xí nghiệp. Từ nay các nghiệp đoàn và các ủy ban công xưởng lệ thuộc vào sự chỉ đạo của cấp trên. Công nhân không được phép rời nhiệm sở. Họ sẽ bị trừng phạt khi vắng mặt hay đi trễ. Hiện tượng vắng mặt và đi trễ xảy ra thường xuyên trước đây v́ công nhân c̣n phải t́m công việc khác làm thêm để có thể nuôi gia đ́nh. Sự kiểm soát giờ giấc, v́ thế gây thêm khó khăn cho công nhân. Họ không kiếm được thêm tiền. Nạn đói đe dọa.

    Trong bản phúc tŕnh đề ngày 6 tháng 12 năm 1919 của cơ quan công an Tcheka gởi về chính phủ đă viết : '' Nhiều công nhân trong nhiều công xưởng luyện kim ở Mạc Tư Khoa tỏ ra thật vọng và bất măn. Họ sẵn sàng đ́nh công, bạo động, nổi dậy nếu chúng ta không giải quyết cấp bách vấn đề tiếp tế lương thực .''

  2. #52
    Member
    Join Date
    01-12-2010
    Location
    Sunshine state, USA
    Posts
    767
    .
    Đầu năm 1920, mức lương hằng trung b́nh của công nhân ở thành phố Petrograd là 7000 đến 12000 rúp. Với đồng lương này không thể nào so với giá thị trường 700 rúp cho một lít sữa, 3000 rúp nửa kư thịt heo, 5000 rúp nửa kư thịt ḅ. Mỗi công nhân được phân chia một số lượng thực phẩm tùy theo loại hạng.

    Cuối năm 1919 ở Petrograd, công nhân làm việc nặng mỗi ngày lănh 250 gram bánh ḿ; mỗi tháng được quyền mua 250 gram đường , 1 kư cá khô và 125 gram dầu ăn.

    Trên lư thuyết, công nhân được chia làm 5 loại bao tử lao động. Hạng nhất là các công nhân làm công việc nặng. Kế đến là quân nhân của Hồng Quân. Trí thức được xếp vào hạng ăn không ngồi rồi, không được cấp phát ǵ cả. Tuy phân chia như vậy nhưng trên thực tế, phứt tạp và bất công hơn nhiều. Trong hạng nhân công c̣n phải chia ra nhiều đẳng cấp. Ưu tiên dành cho các công nhân phục vụ trong các cơ quan thiết yếu cho sự sống c̣n của chế độ.

    Mùa đông 1919-1920, tại Petrograd có tất cả 33 loại phiếu mua thực phẩm. Mỗi phiếu chỉ có giá trị trong một tháng. Với phương pháp tập trung phiếu phân phối thực phẩm, chính quyền Bônsêvich đă xử dụng vấn đề '' đói và no''như là một vũ khí quan trọng để thưởng hay trừng phạt những ai hưởng ứng hay chống lại chính quyền.

    Ngày 1 tháng 2 năm 1920, Troski báo cáo cho Lenine biết, phải cắt giảm số lượng bánh của các công nhân không phục vụ để cung cấp thêm cho các công nhân phục vụ cho ngành vận tải. Nếu cần phải bỏ chết đói hàng ngàn người để cứu chế độ, họ sẵn sàng cho chết đói ngay. Trước t́nh trạng này, những ai c̣n có thân nhân ở miền quê, họ phải trở về quê để xin thêm thực phẩm. Nhưng con số người có thân nhân ở miền quê rất ít.

    Chính sách quân sự hóa lao động các công xưởng kể như thất bại. Năng xuất sản xuất rất thấp. Nhiều cuộc đ́nh công, bỏ việc và bạo động xảy ra liên tục, rồi các cuộc đàn áp thẳng tay.

    Báo Sự Thật-Pravda, số ra ngày 12 tháng 2 năm 1920 cho rằng nhân công đ́nh công là những con muỗi vàng phá hoại. Chỗ đứng của họ là các trại tập trung.

    Theo thống kê chính thức của Bộ Lao Động , 77% các công xưởng đủ loại ở Nga đă tham gia vào các cuộc đ́nh công phá hoại trong sáu tháng đầu của năm. Xí nghiệp quan trọng nhất là các xưởng luyện kim, hầm mỏ, hỏa xa v́ các nơi này chính sách quân sự hóa được thi hành triệt để. Các phúc tŕnh được coi như là tối mật của cơ quan công an chính trị Tcheka gởi về Trung Ương đă nói rơ các vụ đàn áp công nhân chống lại chính sách của nhà nước.

    Các công nhân bị bắt v́ bị truy tố là những phần tử phá hoại, đào ngũ, rồi bị đưa ra ṭa án cách mạng. Tháng 4 năm 1920, tại thành phố Simbirsk có 12 công nhân phục vụ trong ngành sản xuất vũ khí đă bị Ṭa án Cách mạng buộc tội đ́nh công, tuyên truyền chống phá chính quyền Bônsêvich.

    Nếu ta phân tích chính sách '' Cái lưỡi gỗ'', chúng ta cỏ thể biết các công nhân đă ngưng làm việc khi họ chưa được phép. Họ chống đối ban giám đốc khi bị bắt buộc đi làm thêm vào ngày chủ nhật. Họ cũng đă tố cáo những người Cộng sản có quá nhiều đặc quyền , tố cáo tiền lương quá thấp.

  3. #53
    Member
    Join Date
    01-12-2010
    Location
    Sunshine state, USA
    Posts
    767
    .
    Ngày 29 tháng giêng năm 1920, các cuộc đ́nh công lan tràn đến các vùng Tây bá lợi á. Lenine gởi điện văn cho Smirnov, chỉ huy trưởng ủy ban quân sự cách mạng quân khu 5 và khuyến cáo: '' P. đă báo cáo cho tôi hay, công nhân ngành hỏa xa phá hoại và công nhân vùng Ijevsk cũng gây nổi loạn. Tôi lấy làm ngạc nhiên tại sao đồng chí chấp nhận sự việc như vậy. Tại sao đồng chí không ra lịnh đàn áp các vụ phá hoại.''.

    Vào năm 1920, do chính sách quân sự hóa lao động, tại vùng Ekaterinboutg đă xảy ra nhiều vụ đ́nh công. Có 80 nhân công bị bắt hồi tháng 3 và bị giam trong các trại tập trung. Trong tháng 4 có 100 nhân viên hỏa xa phục vụ trên đường xe lửa Riazan - Oural bị kết án .

    Tháng 5, trên đường xe lửa Mạc Tư Khoa - Koursk 120 nhên viên. Xưởng luyện kim Bransk có 152 công nhân bị bắt trong tháng 6. Sự kiện quan trọng hơn hết , đó là vụ đàn áp ngày chủ nhật 6 tháng 6 tại xưởng chế tạo vũ khí Toula. Công nhân xưởng vũ khí từ chối không chịu làm thêm giờ phụ trội. Họ viện cớ ngày chủ nhật là ngày duy nhất để họ trở về miền quê mua thêm thực phẩm. Ban giám đốc nhờ cơ quan an ninh Tcheka đưa nhân viên đến bắt các người thợ. Quân luật được thi hành tại xưởng. Họ thành lập một ủy ban gồm có lănh tụ đảng, đại diện công an, tố cáo âm mưu chống cách mạng do các tên gián điệp Ba Lan chủ mưu cùng với 100 tên mọi rợ [ ám chỉ các thành phần đảng xă hội cách mạng và nhóm Mensêvich].

    Cuộc đ́nh công lan tràn rất nhanh. Kế hoạch đău tranh thay đổi. Cả ngàn nhân công cùng với vợ con đến bao vây văn pḥng của công an và xin được bắt giam luôn. Họ làm như vậy để chứng tỏ lời buộc tội cho họ chống phá cách mạng là vô căn cứ. Bị phản ứng bất ngờ, các chỉ huy công an địa phương không biết giải quyết bằng cách nào và cũng không biết phải báo cáo làm sao với cấp trên. Một ủy ban hỏi cung đă tra hỏi hàng ngàn nhân công và vợ con họ hầu t́m ra thủ phạm chính.

    Muốn được thả ra , được làm việc trở lại và được cấp thẻ lương thực th́ nhân công phải làm tờ tự khai với lời lẽ như sau :
    '' Tôi, kư tên dưới đây là một con chó hôi thúi , phạm tội ác, đă ăn năn trước ṭa án cách mạng và Hồng quân . Tôi đă kê khai các tội của tôi. Tôi hứa sẽ làm việc chăm chỉ trở lại.''

    Không như ở các trung tâm khác, công nhân ở trung tâm Toula chỉ bị kết án nhẹ. 28 người đưa đi trại giam, 200 không cho định cư tại Toula.
    V́ thiếu tay nghề nên ban giám đốc phải giữ lại một số thợ chuyên môn. Việc đàn áp cũng như việc tiếp tế lương thực v́ thế cũng tuỳ thuộc vào từng loại công nhân. Mặt trận chống lại công nhân chỉ là một trong những mặt trận nhỏ của cuộc nội chiến. Mặt trận chính của chính quyền Bônsêvich chính là mặt trận chống lại lực lượng vũ trang nông dân.

    Các tài liệu mật ngày nay phơi bày cho chúng ta thấy trận chiến đàn áp đẫm máu , cuộc chiến bẩn thiểu là cuộc chiến của chính quyền Bônsêvich tấn công những người lính gốc nông dân . Trong cuộc chiến quyết định giữa người Bônsêvich và toàn thể khối nông dân dẫn đến sự h́nh thành một chính sách khủng bố.

    Derjinski chê trách nông dân là những người không hiểu biết đâu là quyền lợi vật chất của họ. Ông coi nông dân là những con thú, cần phải dùng súng đạn để chế ngự. Troski th́ cho rằng phải dùng cây chổi sắt để thanh toán họ như đă thanh toán đẫm máu các'' băng đảng ăn cướp'' ở Ukraine. Các '' băng đảng '' này do các lănh tụ nông dân và lănh tụ Nestor Makhno lănh đạo.

  4. #54
    Member
    Join Date
    01-12-2010
    Location
    Sunshine state, USA
    Posts
    767
    .
    Các cuộc nổi dậy của nông dân bắt đầu từ mùa Hè năm 1918 sang đến mùa Hè 1919. Cuộc nổi loạn mỗi lúc mỗi gia tăng. Cao điểm của nó là vào mùa Đông 1919-1920. Đến lúc này chính quyền Bônsêvich thấy nguy nên họ nhượng bộ. Có hai lư do gây nổi loạn . Thứ nhất là v́ nhà nước trưng dụng lương thực. Kế đến là lịnh bắt nông dân đi lính.

    Tháng giêng 1919, xảy ra các cuộc lùng kiếm lương thực quá bừa băi. Trung ương cho tái tổ chức. Mỗi tỉnh, quận, xă, tổ hợp nông dân bắt buộc phải đóng cho nhà nước một số lương thực nhất định và định kỳ từng mùa. Số lương thực này không chỉ riêng ngũ cốc mà c̣n gồm cả 20 loại khác. Khoai tây, mật ong, trứng gà, bơ, sữa, thịt,..

    Mỗi tổ nông dân đều phải chịu trách nhiệm giao đủ số lương lương thực. Chính quyền địa phương chứng nhận và sẽ trao đổi vật dụng do các nhà máy sản xuất, cần dùng cho cuộc sống hằng ngày. Nhưng đến cuối năm 1920, số lượng cung cấp chỉ bằng 15% nhu cầu. Nhà nước chỉ trả một số tiền tượng trưng theo giá quy định của nhà nước. Trong lúc đó đồng rúp mất 96% giá trị.

    Từ năm 1918 đến năm 1920 chỉ số trưng dụng lương thực tăng lên gấp 3. Khó mà biết con số chống đối của nông dân có tăng theo tỉ lệ này hay không.

    Lư do thứ hai của các cuộc nổi loạn này là số lính đào ngũ trong trận chiến tranh với Đức. Họ gọi đó là cuộc chiến đế quốc. Các quân nhân gốc nông dân rời bỏ hàng ngũ chạy vào các khu rừng, tổ chức thành ''quân đội xanh'',chống lại chính quyền Bônsevich. Có khoảng 3 triệu lính đào ngũ trong hai năm 1919-1920. Các toán công an lùng bắt trở lại khoảng 500.000 quân nhân trong năm 1919. Qua đến năm 1920, các toán công an phối hợp với ủy ban chống đào ngũ, truy lùng và bắt được 700.000 đến 800.000 lính đào ngũ.

    Một số lính đào ngũ trốn về nông thôn, nơi họ quen biết địa h́nh nên dễ lẫn tránh, trốn thoát các cuộc truy nă. Trước t́nh trạng đào ngũ trầm trọng này, chính quyền phải cho thi hành các biện pháp mạnh. Họ xử bắn hàng ngàn lính đào ngũ và bắt thân nhân của các quân nhân này giữ làm con tin. Chính sách '' bắt làm con tin'' được áp dụng từ mùa hè năm 1918. Theo lịnh của Lenine kư ngày 15 tháng 2 năm 1919 , các toán công an địa phương bắt '' các con tin'' đi quét tuyết trên các đường xe lửa. Nếu không thi hành chu toàn, công an có quyền đem họ ra xử bắn.

    Ngày 12 tháng 5 năm 1920, Lenine ra chỉ thị cho các ủy ban cách mạng tỉnh phải chống lại việc đào ngũ. Các quân nhân đào ngũ được gia hạn một tuần lễ để ra tŕnh diện. Bất kỳ ai giúp đở hay che chở các đào binh đều bị kết án như là những con tin và sẽ bị trừng phạt. Tuy vậy, mức độ đào ngũ cũng không thuyên giảm. Cuộc chiến dẹp quân đào ngũ đă diễn ra rất tàn ác, gay go, đẫm máu và kéo dài có nơi đến 4, 5 năm.

  5. #55
    Member
    Join Date
    01-12-2010
    Location
    Sunshine state, USA
    Posts
    767
    .
    Ngoài lư do bị trưng thu tài sản, bị bắt đi lính, giới nông dân c̣n cho rằng các ủy viên cộng sản là những người ngoại lai. Cán bộ cộng sản đă xâm phạm vào quyền lực nội bộ của địa phương. Họ lư luận đơn giản rằng chính sách tịch thu lương thực của cộng sản khác với chính sách cải cách điền địa của người bônsêvich năm 1917. Ở nông thôn, sau các hành động bạo tàn của Bạch quân, rồi kế tiếp chính sách trưng dụng của Hồng quân đă làm họ vô cùng khốn khổ.

    Ban kế hoạch của cơ quan t́nh báo công an chia lực lượng vơ trang nông dân ra làm hai loại. Loại tổ chức từng nhóm nhỏ vài trăm người và tổ chức định kỳ. Loại thứ hai đông hơn, có khi lên đến hàng chục ngàn nông dân tham đự. Loại này được tổ chức có kế hoạch, có đường lối chính trị do các lănh tụ cách mạng xă hội lănh đạo. Họ có khả năng chiếm đóng các vùng rộng lớn ở nông thôn cũng như ở thành phố.

    Đầu tháng 4 năm 1919, lính đào ngũ và nông dân nổi dậy chống chính sách của nhà nước về việc bắt lính, thu mua lương thự và trưng dụng tài sản tại vùng Lebiadinski thuộc tỉnh Tambov. Họ trương khẩu hiệu '' Đả đảo cộng sản! Đả đảo Sô Viết ''. Dùng vũ lực, các toán nông dân phá 4 trụ sở Uỷ ban hành chánh cách mạng và dùng cưa ,cưa 7 cán bộ cộng sản cho đến chết. Lực lượng tiếp trợ của cộng sản cùng với tiểu đoàn 212 công an đến dẹp tan nhóm nông dân nổi loạn . 60 người bị bất và 50 người bị bắn tại chổ. Khu hoàn toàn bị phá hủy.

    Ngày 11 tháng 6 năm 1919, vào lúc 16 giờ 15, tỉnh Voronej báo về trung ương :'' T́nh h́nh trở lại b́nh thường. Cuộc nổi lọan ở Novokhopersk đă bị đè bẹp. Phi cơ của chính phủ đă san bằng thị trấn Trechia nơi bọn phản loạn nông dân khởi xướng. Cuộc tảo thanh vẫn c̣n tiếp tục.

    Ngày 23 tháng 6 năm 1919, cuộc nổi loạn của lính đào ngũ ở Volost Petropavlovskaia đă bị đàn áp. Thân nhân của các đào binh bị bắt làm con tin. Khi chúng ta đem một thân nhân ra xử bắn th́ đào binh của thân nhân này từ trong rừng ra đầu hàng. Chúng ta đă xử bắn 34 đào binh để làm gương.''

    Ba bản phúc tŕnh kể trên được lấy ra trong hàng ngàn bản phúc tŕnh khác trong thư khố của cơ quan chính trị công an Tcheka vừa mới cho phép công chúng tha khảo. Điều này đă nói lên sự kinh hoàng trong trận chiến của chính quyền Bônsêvich chống lại giới nông dân. Phương cách của chính quyền cộng sản áp dụng là bắt thân nhân của những người lính nông dân đào ngũ đem đi xử bắn và dùng phi cơ san bằng nhà cửa, làng xóm của nông dân. Bất kỳ ai che chở đào binh đều bị xử bắn , nhà cửa bị tiêu diệt.

  6. #56
    Member
    Join Date
    01-12-2010
    Location
    Sunshine state, USA
    Posts
    767
    .
    Từ ngày 15 tháng 10 đến ngày 30 tháng 11 năm 1918, trong 12 tỉnh ở Nga đă xảy ra 44 cuộc nổi loạn loại nhỏ có vài trăm người tham đự. Có 2320 người bị bắt giam, 620 người bị giết chết và 982 người bị xử bắn. Đồng thời cũng có 480 cán bộ cộng sản và 112 nhân viên của các toán trưng thu bị giết chết.

    Trong tháng 9 năm 1919, tổng kết 48375 lính đào ngũ trong 10 tỉnh của nước Nga. Bị bắt lại 7325, giết chết 1826 và đem xử bắn 2230 người. Phía chính quyền chết 430. Đó là chưa kể con số thương vong của thường dân.

    Cao điểm của các cuộc nổi loạn xảy ra ở các thời điểm và tại các vùng khác nhau. Vùng Trung lưu sông Volga và Ukraine vào tháng 3 đến tháng 8 năm 1918. Vùng Samara, Oufa, Kazan, Tambov từ tháng 2 đến tháng 8 năm 1920.

    Từ cuối năm 1920 đến giửa năm 1921, nông dân ở các vùng Ukraine, lưu vực sông Don, Kouban, bị đàn áp nặng nề. Ngọn lửa chống đối của nông dân tàn lụi khi nạn đói khủng khiếp của thế kỷ thứ 20 bắt đầu bao trùm trên toàn nước Nga.

    Hai vùng đất ph́ nhiêu Samara và Simbirk đă cung cấp 1/5 lương thực cho toàn nước Nga vào năm 1919. Và cũng chính nơi này và cũng vào thời điểm này, các cuộc nổi loạn chính thức bùng nổ. Một lực lượng nông dân vơ trang với chồng 30.000 tay súng đă chiếm đóng nhiếu thị trấn trong một thời gian khá lâu. Chính quyền Sô Viết mất tỉnh Samara. Cuộc nổi loạn này đă giúp cho Bạch quân của Đô đốc Koltchak tiến chiếm vùng Volga. Sau đó Hồng quân đến tiếp viện và đánh bật lực lượng nông dân, tái chiếm tỉnh Sanara. Nông dân đ̣i bỏ chính sách trưng thu; đ̣i cho tự do thương mại; đ̣i tự do bầu cử và đ̣i chấm dứt giai cấp cai trị của cộng sản.

    Ngọn lửa của cuộc nội chiến ở tỉnh Samar vừa tạm lắn xuống, th́ tại Ukraine bùng nổ dữ dội. sau khi kư ḥa ước với Đức và quân Đức Hung rút khỏi đất nga vào cuối năm 1918, chính quyền cộng sản dồn nỗ lực đàn áp nông dân Ukraine.

    Đây là 2 vùng trù phú nhất của nước Nga thời Nga Hoàng. Chính vùng này đă cung cấp thực phẩm nuôi những người '' vô sản'' ở Petrograd và Mạc Tư Khoa. V́ phải cung cấp với chỉ tiêu quá cao, cộng thêm vào đó bị quân Đức- Hung tịch thu trước khi rút đi, dân Ukraine không c̣n đủ lương thực để sống chờ đến vụ mùa năm tới. Dân Ukraine không đủ ăn. Trước đó vùng Ukraine bị tái phân chia đất đai theo chính sách mới của nhà nước năm 1917, nay lại bị quốc hữu hóa, kế hoạch canh tác thay đổi, . Nông dân trở thành người làm công. Họ bất măn và chống lại chính quyền. Họ học nhiều kinh nghiệm chiến đău trong thời kỳ bị quân Đức- Hung chiếm đóng.

  7. #57
    Member
    Join Date
    01-12-2010
    Location
    Sunshine state, USA
    Posts
    767
    .
    Đầu năm 1919, Ukraine có chừng vài chục ngàn nông dân vơ trang. Các cấp chỉ huy có nhiều kinh nghiệm gốc Ukraine như Simon Petlioura, Nestor Makhno, Hryhoryiv và Zeleny. Họ chủ trương lấy đất cho nông dân, cho tự do thương mại, cho bầu cử tự do các Xô Viết, không bị chi phối bởi những người ở thủ đô Mạc Tư Khoa và những tên Do Thái. Họ coi dân thành phố Mạc Tư Khoa , bônsêvich và người Do thái là một.

    Tất cả nhửng thành phần này sẽ bị đuổi ra khỏi Ukraine. Sự kiện này giài thích tại sao các cuộc nổi dậy và đàn áp đă diễn ra trong một thời gian quá lâu giữa những người bônsêvich và lực lương nông dân. Hơn thế nữa, nông dân cũng chống lại Bạch quân v́ họ không muốn tái lập chính sách đại điền chủ như xưa.

    Cuộc nổi loạn lớn nhất xảy ra hồi tháng 4 năm 1919 chống lại các toán trưng thu nông sản của chính quyền. Có 93 cuộc bạo động xảy ra ở tỉnh Kiev, Tchernigov, Poltava và Odessa. Trong 20 ngày đầu tháng 7 , công an ghi nhận có 210 vụ chống đối với trên 100.000 nông dân vơ trang và hàng trăm ngàn người dân ủng hộ.

    Dưới quyền của lănh tụ Hryhoryiv có trên 20.00 tay súng mà phần lớn là thuộc các đơn vị Hồng quân ngă về phía nông dân. Với 50 khẩu đại bác, 700 súng đại liên, họ đă chiếm đóng các thành phố phía nam Ukraine như Tcherkassy, Kherson, Nikolaiev và Odessa trong tháng 3 và tháng 4. Họ thành lập tai các vùng này các cơ quan hành chánh tự trị với khẩu hiệu : Tất cả chính quyền thuộc Sô Viết của dân Ukraine. Đất Ukraine của người Ukraine, không có người Bônsêvich cũng không có người Do thái.

    Dưới tay lănh tụ Zeleny cũng có khoảng 20.000 tay súng , kiểm soát gần hết tỉnh Kiev, ngoại trừ thành phố. Họ tổ chức thanh toán người Do Thái sinh sống trong các thành phố.

    Lănh tụ Nestor Makhno chủ trương tinh thần quốc gia, xă hội và vô chính phủ. Dưới trướng ông phục vụ vài chục ngàn tay súng. Ông chống lại sự nhúng tay của chính quyền vào nội bộ của nông dân. Ông đ̣i quyền tự trị cho nông dân, dựa trên căn bản các Sô Viết do dân bầu ra.
    Hàng trăm cuộc nổi loạn của nông dân đă đóng vai tṛ quyết định ở hậu phương của Hồng quân. Nhờ đó, bạch quân của Tướng Denikine mới đạt được một số chiến thắng.

    Bạch quân xuất phát từ phía nam Ukraine vào ngày 19 tháng 5 năm 1919. Họ tiến quân mạnh mẻ đánh phá Hồng quân, trong khi lực lượng này đang bận tay đối phó với nông dân.

  8. #58
    Member
    Join Date
    01-12-2010
    Location
    Sunshine state, USA
    Posts
    767
    .
    Ngày 12 tháng 6, Bạch quân chiếm Kharkov; ngày 28 tháng 8 chiếm Kiev và ngày 30 tháng 9 chiếm Voronej.
    Trong lúc tháo chạy, Hồng quân ra lịnh giết hàng loạt các con tin mà họ c̣n bắt giữ. Khi rút qua các làng mạc có quân du kích nông dân, Hồng quân cũng như lực lượng vơ trang công an ra tay tàn phá nhà cửa và đàn áp gắt gao dân chúng địa phương và hành quyết vô số lính đào ngũ.

    Đầu năm 1920, trừ một vài đơn vị nhỏ Bạch quân dưới quyền của Tướng Wrangel đang ẩn núp trong vùng Crimee, toàn thể Bạch quân đều tan ră. Cuộc chiến bấy ǵơ chỉ là các cuộc đụng độ giữa nông dân và Hồng quân cho đến cuối năm 1922.

    Trong tháng 2 và tháng 3 năm 1920 xảy ra cuộc nổị loạn lớn từ vùng sông Volga đến Oral trong các tỉnh Kazan, Simbirsk và Oufa. ................ Chỉ trong vài ngày, hàng ngàn nông dân nổi loạn bị giết, hàng trăm nhà thêu rụi.

    Sau vụ đàn áp mau lẹ lực lượng nông dân '' chỉa ba'', cuộc nội loạn lan tràn xuống các vùng dọc sông Volga., rồi đến vùng Tambov, Penza, Samara, Saratov và Tsaritsyne. Lănh tụ Bônsêvich, Tướng Anton-Ovssenko , chỉ huy các cuộc đàn áp nông dân vùng Tambov xác nhận chương tŕnh trưng thu năm 1920-1921 sẽ dẫn đến nạn đói lớn. Các toán trưng thu chỉ để lại cho mỗi người khoảng 16 kư lúa ḿ, 24 kư khoai tây sống trong một năm. Với số lượng thực này họ chỉ có thể sống trong một năm. Nó khởi đầu cho cuộc chiến đău sống c̣n của nông dân từ mùa hè năm 1920. Cuộc đău tranh diễn ra liên tục và kéo dài trong hai năm.

    Cuộc đău tranh lớn thứ ba diễn ra trong vùng Ukraine giữa chính quyền và nông dân trong năm 1920. Hồng quân đánh bại Bạch quân và tái chiếm các thành phố của Ukraine từ tháng 12 năm 1919 đến tháng 2 năm 1920. Nhưng nông thôn vẫn c̣n trong tay nông dân. Khác với toán quân'' Ó Đen '', lực lượng nông dân này phần lớn là lính đào ngũ có mang theo vũ khí tối tân dưới quyền lănh đạo của Tướng Makhno.

    Vào mùa hè năm 1920, quân số lên đến 15.000 trong đó có 2500 kỵ binh. Họ có 100 khẩu đại liên, 20 súng đại bác và 2 xe thiết giáp. Họ tổ chức thành hàng trăm nhóm từ vài chục đến vài trăm tay súng. Họ mănh liệt chống lại các cuộc tấn công của quân chính phủ.

  9. #59
    Member
    Join Date
    01-12-2010
    Location
    Sunshine state, USA
    Posts
    767
    .
    Chính quyền Bônsêvich vào đầu tháng 5 năm 1920 bổ nhiệm ông Felix Dzerjinski làm tư lệnh chiến trường hậu tuyến Đông nam. Cũng nên biết, ông Dzerjinski la chỉ huy trưởng lực lượng công an chính trị Tcheka. Ông ở lại Kharkov hai tháng để tổ chức 24 đơn vị An ninh nội chính đặc biệt của cộng ḥa Nga. Đơn vị này bao gồm các tóan kỵ binh và các phi đội có khả năng săn đuổi các tổ chức nổi loạn. Nhiệm vụ của họ là trong ṿng 3 tháng phải giải quyết xong các nông dân chống chính phủ.

    Trên thực tế, các cuộc hành quân b́nh định phải kéo dài hơn 2 năm, từ mùa hè năm 1920 đến mùa thu năm 1922. Hàng chục ngàn nông dân cũng như quân chính phủ bị giết chết.

    Kế đến là giai đoạn tiêu diệt người Cosaque trú ngụ dọc sông Don và Kouban. Đó là nhóm dân riêng biệt nằm định cư trong một khu vực đặc biệt.
    Đây là lần đầu tiên, tân chính quyền thi hành chính sách phân loại, tiêu diệt và lưu đày tập thể đông đảo một sắc dân. Đây không phải là cuộc trả đũa mang tính chất quân sự. Chính sách này đă được hoạch tính từ lâu. Nhiều nghị định hành chính do các nhân vật lớn trong chính quyền Xô Viết ban hành. Như các ông Lenine, Ordjonikidze, Syrtov, Sokolnikov, Reingold.

    Năm 1919, chính quyền thất bại trên nhiều mặt trận. Qua năm 1920, Hồng quân tái chiếm các vùng dọc sông Don và Kouban. Chiến dịch tiêu diệt người Cosaque tái diễn tàn bạo và ác liệt hơn lần trước.

    Tháng chạp năm 1917 tất cả quy chế họ được hưởng dưới chế độ Nga Hoàng đều bị băi bỏ. Người Bônsêvich xếp dân Cosaque vào loại quân cướp, kẻ thù của giai cấp. Dân Copsaque đồng loạt đứng dưới cờ của lănh tụ tinh thần Krasnov. Ông ta liên minh với Bạch quân ở phía nam nước Nga vào mùa Xuân 1918.

    Măi đến tháng 2 năm 1919, Hồng quân mới tổng tấn công vào Ukraine và miền Nam nước Nga. Các toán tiền phương của Hồng quân xâm nhập được vùng đất của dân Cosaque dọc theo sông Don . Liền ngay sau đó, Hồng quân cho thi hành một số biện pháp, nhằm tiêu diệt các đặc tính của dân vùng này. Họ tịch thu ruộng đất sở hữu của người Cosaque phân chia cho các người khai hoang gốc Nga, là những người không được hưởng quy chế của người Cosaque. Họ ra lịnh dân Cosaque phải giao nạp vũ khí. Không thi hành mệnh lệnh bị tử h́nh. Hội đồng hành tỉnh, hội đồng điền địa bị giải tán và đặc ra ngoài ṿng pháp luật.

    Một nghị quyết đă được Bộ chính trị đảng cộng sản bí mật soạn thảo từ ngày 24 tháng giêng năm 1919, nhằm tiêu diệt dân Cosaque.: '' Xét v́ cuộc nội chiến chống người Cosaque, v́ nhu cầu tối hậu chính trị trong cuộc chiến mất c̣n, phải áp dụng một cuộc khủng bố toàn diện chống lại các người Cosaque giàu có. Biện pháp tiêu diệt phải được được áp dụng cho tới người cuối cùng''.

  10. #60
    Member
    Join Date
    01-12-2010
    Location
    Sunshine state, USA
    Posts
    767
    .
    Reingold, chủ tịch Ủy ban cách mạng vùng sông Don được lệnh phải áp dụng trật tự Bônsêvich trên vùng dân Cosaque sinh sống. Ông ta nh́n nhận : '' Chúng tôi có khuynh hướng tiêu diệt toàn bộ người Cosaque, không phân biệt loại nào. ''

    Trong ṿng vài tuần lễ, từ 15 tháng 2 đến 15 tháng 3 năm 1919, các toán công an đặc biệt đă bắn chết 8000 người Cosaque. Ở mỗi thị trấn, chính quyền Bônsêvich thiết lập một toà án nhân dân . Họ chỉ cần vài phút kết tội, tuyên án tử h́nh các phần tử mà họ cho là phản cách mạng. Đứng trước hành động quá tàn bạo này, dân Cosaque chỉ c̣n có một con đường sống duy nhất là kết hợp với nhau chống lại tân chính quyền. Cuộc nổi dậy bắt đầu ngày 11 tháng 3 năm 1919 tại thị trấn Veshenski.

    Được tổ chức khéo léo, họ kêu gọi động viên tất cả nam giới tuổi từ 16 đến 55. Họ gởi các điện văn đến các vùng dọc sông Don, đến các vùng lân cận tỉnh Voronej, kêu gọi dân chúng chống lại bônsêvich. Điện văn viết: '' Chúng tôi không chống lại các Xô Viết. Chúng tôi đ̣i hỏi có bầu cử tự do. Chúng tôi chống lại các người cộng sản, các hợp tác xă, các người Do thái, chính sách trưng thu, các cuộc hành quyết do công an chủ trương.''
    Vào đầu tháng 4 năm 1919, lực lượng Cosaque lên đến 30.000 chiến sị vơ trang thiện chiến. Họ tấn công vào phía sau lưng của Hồng quân, trong khi cánh quân này đang giao tranh với các đơn vị Bạch quân của Tướng Denikine ở vùng phía nam của Nga.

    Đầu tháng 6, quân Cosaque bắt tay được quân Bạch nga trong vùng sông Don. Dân Cosaque được giải phóng khỏi bàn tay '' ô nhục'' của Mạc Tư khoa, của Bônsêvich, của Do thái. Nhưng người bônsêvich lật ngược lại t́nh thế. Họ phản công mạnh vào tháng 2 năm 1920. Vùng đất của dân Cosaque bị tái chiếm lần thứ hai. Cuộc đàn áp tái diễn với mức độ khủng khiếp hơn lần trước bội phần. Nhà nước bônsêvich ra lịnh trưng thu hàng trăm ngàn tấn nông phẩm. Một con số vượt mức sản xuất của nông dân. Họ ra lịnh tịch thu tất cả dụng cụ , vật dụng , kể cả cái ấm nấu nước của dân Cosaque. Trước t́nh thế này, ai c̣n có thể cầm súng chống lại nhà nước đều gia nhập vào lực lượng Cosaque.

    Bị chận đứng ở Crimee, Tướng Wrangel mưu toan thoát khỏi ṿng vây của Hồng quân, t́m cách bắt liên lạc với các toán Cosaque ở Kouban , ngày 17 tháng 8 năm 1920 ông cho 5000 quân đổ bộ ở Novorossiski . Dưới sức tấn công của ba cánh quân: Bạch quân, quân Cosaque và phe nông dân nổi loạn, Hồng quân phải rút ra khỏi thị trấn Ekaterinodar. Tướng Wrangel tiến quân và phía nam Ukraine.

    Nhưng cuộc chiến thắng của Bạch không kéo dài được lâu. Hồng quân đưa quân vào trận, tràn ngập quân của Tướng Wrangel. Tháng 10, quân của Tướng Wrangel rút lui về Ukraine. Cuộc tháo chạy rất hỗn loạn, làm cản trở cuộc thoái quân. Hồng quân tái chiếm vùng Crimee. Đây là giai đoạn cuối cùng của cuộc chiến giữa hai cánh Hồng và Bạch quân. Cuộc thảm sát lớn nhất đă diễn ra tại đây. Hơn 50.000 thường dân bị quân bônsêvich tàn sát.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •