Page 23 of 25 FirstFirst ... 1319202122232425 LastLast
Results 221 to 230 of 243

Thread: NGÀY ẤY ...30 THÁNG TƯ , 1975

  1. #221
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Ngày cuối cùng của một Tư lệnh tại căn cứ Tân Cảnh, Mùa Hè 72

    Posted on April 27, 2013 by Mỹ Đức

    Mặt trận Tân Cảnh và tư lệnh chiến trường:

    Từ thiếu tướng Lê Ngọc Triển đến đại tá Lê Đức Đạt

    Trước những tín hiệu báo động về các cuộc chuyển quân ồ ạt của CSBV vào tháng 2/1972, bộ Tư lệnh Quân đoàn 2 đă tăng cường lực lượng pḥng thủ ở mặt trận phía Bắc tỉnh Kontum: trung đoàn 47 Bộ binh/Sư đoàn 22 Bộ binh cùng với bộ Tư lệnh Tiền phương Sư đoàn, và một thành phần Tiếp vận từ B́nh Định lên khu vực Tân Cảnh Dakto Tại Tân Cảnh, bộ tư lệnh Tiền phương đóng chung với bộ chỉ huy trung đoàn 42 Bộ binh-một trong 4 trung đoàn cơ hữu của sư đoàn- đă đóng quân tại đây từ trước. Căn cứ này gần ngă ba Quốc lộ 14 và Tỉnh lộ 512.

    Toàn bộ cuộc chuyển quân hoàn tất vào ngày 8 tháng 2/1972. Đến ngày 1 tháng 3/1972, thiếu tướng Lê Ngọc Triển-tư lệnh Sư đoàn 22 Bộ binh bàn giao chức vụ chỉ huy sư đoàn này cho đại tá Lê Đức Đạt tư lệnh phó Sư đoàn để về bộ Tổng Tham mưu nhận chức tham mưu phó Hành quân.

    Ngay sau khi nhận chức tư lệnh, Đại tá Đạt đă điều động các pḥng tham mưu chính lên Tân Cảnh, bộ Tư lệnh Tiền phương trở thành bộ Tư lệnh Hành quân Sư đoàn. Theo lời kể của cựu đại tá Trịnh Tiếu, nguyên trưởng pḥng 2 Quân đoàn 2 và của một số sĩ quan cao cấp Sư đoàn 22 Bộ binh, khi đảm nhận chức vụ tư lệnh Sư đoàn, đại tá Lê Đức Đạt đă không có được yểm trợ của cố vấn trưởng Quân đoàn 2 Paul Vann như ông ta đă dành cho đại tá Lư Ṭng Bá, tân tư lệnh Sư đoàn 23 Bộ binh, lại c̣n bị vị cố vấn này gây nhiều khó khăn trong chỉ huy và điều hợp các đơn vị.

    Như chúng tôi đă tŕnh bày sơ lược trong loạt bài “Chiến trường Việt Nam, 30 năm nh́n lại”, do bất b́nh với trung tướng Ngô Dzu, tư lệnh Quân đoàn 2, đă không sắp xếp nhân sự giữ chức tư lệnh Sư đoàn 22BB theo ư của cố vấn trưởng, ông Paul Vann đă từ chối yêu cầu của tướng Dzu về kế hoạch dội B 52 “dập nát” hai sư đoàn Cộng quân đang bao vây Sư đoàn 22 Bộ binh, dẫn đến hậu quả là sư đoàn này đă bị bức tử.

    Theo các tài liệu tổng hợp, chi tiết về chuyện bất đồng này đă diễn ra như sau: vào tháng 2/1972, ông Paul Vann với chức danh cố vấn trưởng Quân đoàn 2 đă yêu cầu trung tướng Ngô Dzu phải thay thế hai vị tướng đang giữ chức tư lệnh hai sư đoàn của Quân đoàn 2: thiếu tướng Lê Ngọc Triển tư lệnh Sư đoàn 22 Bộ binh và chuẩn tướng Vơ Văn Cảnh-tư lệnh Sư đoàn 23 Bộ binh (tướng Cảnh thăng thiếu tướng vào tháng 4/1974 khi đang giữ chức vụ phụ tá đặc biệt của Tổng trưởng Nội vụ). Lư do Ông Paul Vann đưa ra là hai vị tướng này đă lớn tuổi cần được thay thế bởi các sĩ quan trẻ hơn.

    Vị cố vấn trưởng Quân đoàn đề nghị đại tá Lư Ṭng Bá và đại tá Lê Minh Đảo thay tướng Triển và tướng Cảnh. Sự tiến cử của ông Paul Vann đă không được trung tướng Ngô Dzu đồng ư. Tướng Dzu nói với ông Paul Vann rằng việc bổ nhiệm tư lệnh Sư đoàn là do Tổng thống VNCH quyết định, hơn nữa hai tướng Triễn và Cảnh không phạm lỗi ǵ, nên không thể đề nghị thay đổi được. Tuy nhiên ông Paul Vann làm áp lực đ̣i trung tướng Dzu phải thay thế hai vị tư lệnh Sư đoàn. Tướng Ngô Dzu hỏi tại sao ông Paul Vann lại nằng nặc đề cử đại tá Bá và đại tá Đảo mà ông đề cử một số đại tá trẻ và giỏi đang phục vụ tại Quân đoàn 2, vị cố vấn trưởng này trả lời:

    Đại tá Lư Ṭng Bá và đại tá Lê Minh Đảo là các sĩ quan trẻ, năng động và kinh nghiệm chiến trường mà tôi đă biết tại Quân đoàn 3. (Ông Paul Vann nguyên là trung tá Cố vấn trưởng Sư đoàn 7 Bộ binh trong thời gian 1961-1962, thời kỳ tướng Huỳnh Văn Cao c̣n là đại tá tư lệnh Sư đoàn, sau đó, ông giải ngũ và về Hoa Kỳ. Năm 1966 ông trở lại Việt Nam, từ 1967-1969, với tư cách là quan chức dân chính cao cấp của Hoa Kỳ, ông chỉ huy cơ quan CORDS tại Vùng 3 chiến thuật, khi được bổ nhiệm làm cố vấn trưởng Quân đoàn 2, ông được hưởng quyền lợi ngang hàng với một thiếu tướng Hoa Kỳ).


    C̣n tiếp...

  2. #222
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Cuối cùng, do t́nh h́nh quân sự ngày càng nghiêm trọng, đ̣i hỏi sự yểm trợ về Không quân của Hoa Kỳ qua trung gian của Cố vấn Quân đoàn, trung tướng Ngô Dzu đành phải thỏa măn gấp các điều kiện của ông Paul Vann, tuy nhiên vị tư lệnh Quân đoàn 2 cũng chỉ thỏa măn một nửa số điều kiện của ông Paul Vann: ông đề nghị Tổng thống VNCH bổ nhiệm đại tá Lư Ṭng Bá giữ chức tư lệnh Sư đoàn 23 Bộ binh thay v́ tư lệnh Sư đoàn 22 Bộ binh như đề nghị ban đầu của ông Paul Vann, và đại tá Lê Đức Đạt-tư lệnh phó Sư đoàn 22 BB giữ chức tư lệnh Sư đoàn này.

    Giải pháp 50% của trung tướng Ngô Dzu vẫn không làm vừa ḷng ông Paul Vann, ông rất giận tướng Dzu v́ đă không cử đại tá Lê Minh Đảo làm tư lệnh Sư đoàn 22 Bộ binh khi đại tá Bá đă được đề nghị chỉ huy Sư đoàn 23 Bộ binh. Do đó, ông Paul Vann đă trút tất cả sự bức tức lên đại tá Đạt. Theo giải thích của cựu đại tá Trịnh Tiếu th́ sở dĩ tướng Dzu cử đại tá Lê Đức Đạt v́ đại tá đang là tư lệnh phó Sư đoàn lên thay tư lệnh Sư đoàn là điều hợp lư, hơn nữa đại tá đại tá Đạt rất thân với đại tướng Cao Văn Viên, nên tướng Dzu nghĩ rằng khi đại tá Đạt lên làm tư lệnh mặt trận th́ đại tướng Viên sẽ yểm trợ tối đa cho đại tá Đạt. (Cũng cần ghi nhận rằng trong khoảng thời gian 1965, khi đại tướng Cao Văn Viên c̣n là thiếu tướng tư lệnh Quân đoàn 3 & Vùng 3 chiến thuật th́ đại tá Đạt là tỉnh trưởng/tiểu khu trưởng Phước Tuy với cấp bậc trung tá).

    Ngày cuối cùng của đại tá Lê Đức Đạt và bộ Tư lệnh Sư đoàn 22 BB

    Trở lại với chiến trường Tân Cảnh, trước khi Cộng quân mở cuộc tấn công cường tập vào căn cứ này, lực lượng bố pḥng tại đây gồm có trung đoàn 42 Bộ binh, hai pháo đội 105 và 155 ly, một chi đội M 41 và một chi đội M-113, một đại đội Công Binh chiến đấu. Ngày 23 tháng 4/1972, lực lượng Cộng quân gồm các đơn vị của sư đoàn 2 CSBV phối hợp với các đơn vị đặc công, thiết giáp CQ thuộc B3 đă khởi động cuộc tấn công ở ṿng đai Tân Cảnh.

    Trong ngày 23 tháng 4/1972, Cộng quân đă pháo kích dồn dập vào căn cứ. Địch quân mở một trận hỏa công bằng đủ loại pháo, trong đó có hỏa tiễnddây điều khiển Sagger 13 để làm tê liệt các chiến xa và công sự chiến đấu của lực lượng trú pḥng. Từng chiến xa M 41 đang nằm trên các vị trí pḥng ngự để bảo vệ Trung tâm Hành quân Sư đoàn đều bị trúng đạn. Tiếp đó, vào 10 giờ 30, trung tâm Hành quân cũng bị trúng đạn địch bắn trực xạ, hệ thống truyền tin bị hủy hoại, một số quân nhân thương vong.

    Buổi trưa, với sự giúp đỡ của các cố vấn Hoa Kỳ, một trung tâm Hành quân tạm thời đă được thiết lập chung với trung tâm Hành quân Sư đoàn 22 Bộ binh với các máy móc truyền tin lấy từ hệ thống dành cho các Cố vấn. Thế nhưng, đại tá Lê Đức Đạt tư lệnh Sư đoàn đă từ chối cùng với các sĩ quan Hoa Kỳ trong ban Cố vấn Sư đoàn đến làm việc tại trung tâm Hành quân mới, ông ở lại bộ chỉ huy cũ đă bị tan hoang cùng với vị đại tá Tôn Thất Hùng, tư lệnh phó, vài sĩ quan thân tín trong bộ Tham mưu cùng với một máy truyền tin liên lạc.

    Buổi chiều, đại tá Lê Đức Đạt cho lệnh các pháo đội của Sư đoàn phản pháo vào các vị trí t́nh nghi là pháo binh của địch đặt súng, nhưng không có kết quả. Cùng lúc đó, từ trung tâm Hành quân mới, các cố vấn Hoa Kỳ đă hướng dẫn Không quân thực hiện phi vụ không yểm, oanh kích vào các mục tiêu của Cộng quânddựa theo báo cáo của các cố vấn trung đoàn. Nỗ lực của các cố vấn Hoa Kỳ vẫn không có hiệu quả do thời tiết quá xấu đă hạn chế phần quan sát, ngoài ra hệ thống pḥng không dày dặc của địch đă bắn chận các oanh tạc cơ và chiến đấu cơ của Không quân Việt-Mỹ.

    Gần tối, một thành phần đặc công CSBV đă xâm nhập vào ṿng đai phi đạo của căn cứ và đặt chất nổ phá hủy một băi đổ đạn dược gần đường baỵ Trong khi đó, Cộng quân tiếp tục pháo kích dữ dội vào khu vực trung tâm của căn cứ. Vào nửa đêm, các đơn vị của trung đoàn 42 pḥng thủ quanh ṿng đai căn cứ quan sát thấy 15 chiến xa địch di chuyển theo hướng Nam đến Tân Cảnh. Trong t́nh h́nh nguy kịch, nên Sư đoàn 22 khó tiến hành một kế hoạch nào kịp thời để ngăn chận Cộng quân, ngoài trừ một trận pháo ở mức độ nhỏ của Pháo binh và đợt phản pháo dữ dội nhưng không có kết quả của đối phương, trong khi đó hai chiếc cầu trên Quốc lộ 14 ở hướng Nam đến Tân Cảnh vẫn để nguyên vẹn nên chiến xa của địch đă di chuyển dễ dàng trên lộ tŕnh chuyển quân.

    Khoảng 2 giờ sáng ngày 24 tháng 4/1972, 15 chiến xa T 54 của Cộng quân bao vây căn cứ Tân Cảnh, vào lúc này 10 chiến xa M 41 và M 113 bảo vệ bộ Tư lệnh đă bị địch bắn cháy 8 chiếc, 2 chiếc c̣n lại thuộc Thiết đoàn 22 đă ở trong t́nh trạng bất khiển dụng v́ bị đứt dây xích. Nhận thấy t́nh h́nh vô vọng, đại tá Kaplan-cố vấn trưởng Sư đoàn-đă liên lạc khẩn cấp yêu cầu cố vấn trưởng Quân đoàn 2 bay lên cứu ông và toán cố vấn. Khoảng 4 giờ sáng, ông Paul Vann lái trực thăng trinh sát đặc biệt OH-58 Kiowa loại mới nhất của Hoa Kỳ đáp xuống một băi đáp rất nhỏ bên cạnh băi ḿn để bốc đại tá Kaplan.

    Trước khi trực thăng đáp xuống, đại tá Kaplan đă đến báo cho đại tá Lê Đức Đạt và yêu cầu ông cùng lên trực thăng ứng cứu của ông Paul Vann nhưng đại tá Đạt đă từ chối. Vị tư lệnh Sư đoàn 22 Bộ binh đă biết rơ t́nh h́nh rất bi đát, thế nhưng ông vẫn không yêu cầu trung tướng Ngô Dzu cho trực thăng bay lên cứu.

    Đại tá Đạt ra lệnh cho tất cả các quân nhân c̣n lại trong căn cứ t́m cách thoát ra ngoài căn cứ trước khi trời sáng. Ông bắt tay vĩnh biệt các sĩ quan, và đại tá Hùng tư lệnh phó. Và ông đă ở lại với Tân Cảnh. Theo lời kể của đại tá Kaplan và một số nhân chứng, đại tá Lê Đức Đạt đă tự sát sau khi căn cứ bị Cộng quân tràn ngập.

    Về các sĩ quan trong bộ Tư lệnh Sư đoàn 22 Bộ binh vượt thoát ra ngoài căn cứ, một số đă bị địch bắt. C̣n đại tá Tôn Thất Hùng đă thoát được ra ngoài nhưng bị thương, Ông đă cố chạy vào một buôn Thượng gần đó. Nhờ nói được tiếng Thượng rất rành, nên đă được một gia đ́nh người Thượng che dấu, chăm sóc, sau đó dẫn đường đưa ông về đến tỉnh lỵ Kontum sau 15 ngày đi loanh quanh trong rừng. (Ba tháng sau, đại tá Hùng cùng gia đ́nh lên Pleiku để đền ơn gia đ́nh người Thượng này, vào lúc đó đang sống trong trại tỵ nạn bằng một số tiền và vàng rất lớn). Riêng với đại gia đ́nh Sư đoàn 22 Bộ binh, ngày 24 tháng 4/1972 là ngày mà vị tư lệnh Mặt trận Tân Cảnh mùa Hè 72 đă vĩnh viễn ở lại với chiến trường.

    Vương Hồng Anh


    http://baovecovang2012.wordpress.com...uong-hong-anh/

  3. #223
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Chiến Sĩ Vô Danh / Nha Kỹ Thuật Biệt Kích Hắc Long, Lôi Hổ



    Mờ trong bóng chiều
    Một đoàn quân thấp thoáng
    Núi cây rừng
    Lắng tiếng nghe h́nh dáng
    Của người anh hùng
    Lạnh lùng theo trống dồn
    Trên khu đồi nương
    Im trong chiều buông.

    Ra biên khu trong một chiều sương âm u
    Âm thầm chen khói mù
    Bao oan khiên đang về đây hú với gió
    Là hồn người Nam nhớ thù.
    Khi ra đi đă quyết chí nuôi căm hờn
    Muôn lời thiêng c̣n vang
    Hồn quật cường c̣n mang đến phút chiến thắng
    Sầu hận đời lấp tan.

    Gươm anh linh đă bao lần vấy máu
    C̣n xác xây thành, thời gian luống vô t́nh.
    Rừng trầm phai sắc
    Thấp thoáng tàn canh
    Hỡi người chiến sĩ vô danh...

  4. #224
    Member
    Join Date
    25-01-2011
    Posts
    4,929

    Kissinger Xác Nhận "Hoa Kỳ Tự Trói Tay Để Thua CSVN Chứ Không Do VNCH”

    Apr 26, 2013 - 10:53 PM -



    Sau hơn ba mươi bảy năm VNCH bị sụp đổ tính từ ngày 30-4-1975, nhưng tới nay vẫn c̣n nhiều tác giả ngoại quốc khi viết về cuộc chiến trên,vẫn cứ dựa vào các tài liệu tuyên truyền của cộng sản, nên thường lư luận một chiều, đôi lúc thật hàm hồ bừa băi. Chính những cuốn sách này, đă khiến cho ai khi đọc tới cũng đều có cái cảm tưởng là " Những người lănh đạo nước Mỹ lúc đó toàn ngu xuẩn hay điên rồ ", nên mới bị sa lầy và tháo chạy khỏi miền Nam, vào ngày 30-4-1975 một cách nhục nhă . Riêng đối với người Mỹ qua thói quen tự cao tự đại, sau khi tháo chạy khỏi chiến trường Đông Dương để bị mang tiếng bội tín với thế giới tự do, v́ không giữ được lời hứa " bảo đảm quyền sống tự do của đồng bào Nam VN, Lào, Cambốt ". vẫn cứ phải loay hoay giữa " tự ái và lương tâm " khi muốn giải đáp trước công luận, lư do tại sao " Một cường quốc bách chiến bách thắng như Mỹ lúc đó và ngay cả ngày nay ", lại có thể bị thua trước một đối phương nhỏ bé, lạc hậu như cộng sản Bắc Việt? cho dù đối phương có được Nga, Tàu viện trợ và chống lưng.

    Ngày nay nhờ những khai quật từ các văn khố khắp thế giới, nhất là sự sụp đổ của gần hết khối xă hội chủ nghĩa trong đó có Liên Xô và các nước Đông Âu nhưng quan trọng nhất vẫn là những bản tự khai của các chóp bu tại Bắc Bộ Phủ, cho ta nhận rơ phần nào giải đáp trên, khi đă biết rơ thực chất của cuộc chiến Việt Nam (1955-1975). Tất cả từ đầu cho tới cuối, hoàn toàn

    "không ăn nhập ǵ tới ḷng ái quốc, yêu nước thương dân ", mà báo chí Tây Phương thường gán ghép để có cớ ca tụng Hồ Chí Minh và đảng VC trong suốt cuộc chiến, v́ họ bị tuyên truyền một chiều. Nay sự thật đă bị phanh phui, gây chiến tại Đông Dương lần thứ 2 (1946-1975), thật sự " là không cần thiết lúc đó ".

    V́ đối với Liên Xô thời đó, gây chiến "lại là kế hoạch nô lệ hoá toàn cầu của cộng sản đệ tam quốc tế ". Điều này ngày nay cũng đă được nhiều cán bộ cao cấp của VC như Trần Bạch Đằng, Vơ Văn Kiệt.. xác nhận. C̣n hậu cứ lớn không phải tại Hà Nội, mà ở tận Mạc Tư Khoa, Bắc Kinh, được Hồ Chí Minh cùng đồng đảng mang về bành trướng khắp nước. Sứ mạng của Hồ đă hoàn thành một phần, ít ra là đă nhuộm đỏ được ba nước Việt-Lào-Cao Mên trên bán đảo Đông Dương. Nhưng chiến thắng không phải do quân sự mang tới, mà nhờ vào " sự hèn nhát thụ động, của tập thể quần chúng trong vùng ", v́ sợ sự khủng bố tàn độc của chủ nghĩa cộng sản nên cúi đầu tùng phục, để được yên ổn sống, dù là kiếp sống nô lệ hèn thừa bên lề đường như hiện tại trong thiên đường xă nghĩa VN.

    Do đó, hầu hết đă phó mặc vận mệnh của đất nước, của chính bản thân và gia đ́nh ḿnh cho ai muốn làm lănh tụ cũng được, coi đó như là chuyện không có liên can ǵ tới họ. Tóm lại "Chiến tranh VN vừa qua " là một cuộc chiến vô cùng phức tạp, giống như Pháp năm 1954, người Mỹ đă thua cộng sản trong mặt trận ư chí tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn và tàn nhẫn bất công ngay trên đất nước ḿnh, chứ không phải ở chiến trường Đông Dương. Cũng từ đó, người Mỹ thường nhắc nhớ tới thành ngữ ‘ No more Việt Nam ‘ như một thứ mặc cảm tội lỗi, luôn đè nặng đất nước Hoa Kỳ, cho tới lúc Tổng thống Reagan vào ngày 21-5-1982, khai sinh một nước Mỹ mới, khi tuyên bố chiến lược tấn công, để ngăn chận sự bành trướng của khối cộng sản quốc tế.

    Từ đó người Mỹ mới thôi cúi mặt và bắt đầu phục hồi danh dự cho những chiến binh Hoa Kỳ, đă tham chiến tại VN từ 1955-1975 và gọi đây là một trong những cuộc chiến chính nghĩa vĩ đại nhất, mà nhân dân Hoa Kỳ đă thực hiện được kể từ ngày lập quốc tới nay. Đối với VNCH dù người lính miền Nam đă hy sinh tột đỉnh nhưng cũng chỉ giữ được nửa mảnh đất quê hương từ Bến Hải vào tới Cà Mâu, vỏn vẹn chỉ có hai mươi năm trường kỳ máu lệ.Tất cả " không phải v́ QLVNCH không chịu chiến đấu trước kẻ thù, hoặc Miền Nam không có tướng tài và cấp lănh đạo xứng đáng sau khi Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm bị sát hại hay Chính Phủ VNCH không có chính nghĩa như Thượng Nghị Sĩ Mỹ là Mc.Cain từng tuyên bố trên báo chí..” mà là NƯỚC MẮT NHƯỢC TIỂU VN. Nói đúng hơn, chúng ta đă bị Thực Dân Mới nhân danh Liên Hiệp Quốc, bán đứng trong canh bài phân chia ranh giới chính trị, quân sự giữa hai khối tư bản và cộng sản, đă sắp xếp sẵn sau khi Đệ Nhị Thế Chiến kết thúc. Nhiều nước Đông Âu kể cả Đức cũng chịu chung số phận nhược tiểu như VN và Cao Ly, khi nằm trong thế cờ quốc tế đă định đoạt sẵn. Nhưng may thay Họ đă tự ḿnh tháo gỡ được gông cùm nô lệ cộng sản vào đầu năm 1990, khi Liên Bang Sô Viết và phần lớn khối cộng sản đệ tam quốc tế tan ră.

    Tháng 7-1954, Pháp thua trận Điện Biên Phủ đưa tới thỏa hiệp Genève chia hai đất nước VN, giống như t́nh trạng của Đức và Cao Ly năm 1945. Theo nhận xét của GS người Mỹ Hans Morgenthau, th́ đây là tṛ che đậy sự bất đồng, cũng là sự phân chia sẵn ranh giới chính trị, quân sự giữa khối cộng sản và Tây Phương, sau khi kết thúc đệ nhị thế chiến. Tại Châu Âu, từ năm 1947 Liên Xô xé bỏ cam kết , mặc sức tung hoành, dùng quân sự lần hồi cưỡng chiếm các nước quanh vùng, dựng khối Đông Âu, cô lập trong bức màn sắt . Tây Bá Linh và hai nước đồng minh của Mỹ lúc đó là Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ cũng bị nguy khốn, sắp rơi vào tay cộng sản. Để đối phó với t́nh trạng trên, Tổng Thống Mỹ Truman buộc ḷng phải ban hành chiến lược ‘ Ngăn Chặn’, đồng thời khai sinh chương tŕnh ‘ Marshall’ , viện trợ giúp cho các nước Tây Âu phục hồi kinh tế, quân sự đă bị thế chiến tàn phá. Song song Mỹ và các nước trên thành lập Tổ chức Minh Ước Bắc Đại Tây Dương, nhằm liên kết quân sự, để bảo vệ lẫn nhau và chống lại sự xâm lăng của Liên Xô và khối cộng sản quốc tế.

    Nói chung những nước nào được Mỹ khoanh vùng, th́ được gọi là Đồng Minh và tận t́nh bảo vệ như Cao Ly và Đài Loan ở Viễn Đông. Nhưng dù chiến tranh có xảy ra dưới một h́nh thức nào chăng nửa, kể cả cuộc chiến thế giới tại bán đảo Triều Tiên năm 1950, th́ chủ trương của nước Mỹ qua tuyên bố của Tổng Thống Truman, chỉ để‘ tái lập ḥa b́nh và biên giới sẵn có đă được qui định từ trước’. Đây cũng là chiến lược của Mỹ khi tham chiến tại VN từ 1960-1975, qua nhiều đời tổng thống của lưỡng đảng, chỉ nhằm mục đích " ngăn chận làn sóng đỏ đừng lấn qua ranh giới đă phân chia sẵn ", chứ không phải tới để giúp cho VN " giải phóng khỏi ách nô lệ cộng sản ".V́ vậy cuối cùng để hoàn thành chiến lược, cần phải thương thuyết ḥa b́nh, chứ không phải đánh nhau để kết thúc chiến tranh tại đó, khi người Mỹ đă đạt được chiến lược toàn cầu, có lợi cho quyền lợi của nước Mỹ.

    Điều bất hạnh nhất của dân tộc VN mà bất cứ ai cũng nhận thấy, là đă có chung biên giới với nước Tàu. Đă vậy c̣n bị lọt vào quỷ đạo của người Mỹ, khi Hoa Lục và Bắc Việt bị nhuộm đỏ . Nên vừa nhậm chức Tổng Thống Mỹ, Eisenhower đă tuyên bố không để mất Đông Dương v́ đây là một trong những quân bài Domino toàn vùng Đông Nam Á, mà VN là tiền đồn quan trọng nhất. C̣n John Kennedy, từ lúc c̣n là thượng nghị sĩ vào năm 1956 cũng đă coi VN rất quan trọng trong chiến lược quốc pḥng của Hoa Kỳ, qua các yếu tố địa dư chính trị. V́ vậy khi đắc cử Tổng Thống, Ông đă chọn Miền Nam VN làm một thí điểm tại Châu Á, để thực thi nền dân chủ tự do chống lại chủ nghĩa độc tài khủng bố cộng sản.

    Đây cũng là một cuộc trắc nghiệm đầu tiên sau hai cuộc thế chiến vừa qua, để đo lường về ư thức trách nhiệm cùng bổn phận của siêu cường Mỹ đứng đầu khối tự do.. chống lại chủ nghĩa cộng sản. Nhờ vậy ngày nay người ta mới có được những kết luận rất mẫu mực, về cái gọi là "chính nghĩa mập mờ của người Mỹ tại chiến trường VN ", nói là để giúp dân tộc này chống lại cuộc xâm lăng của Bắc Việt. Tất cả chỉ là " một chiến lược què quặt bất nhất ", do một mặt " th́ sợ dư luận của quần chúng Mỹ phản đối bị mất phiếu..”, mặt khác” cứ ham muốn đạt nhanh chiến thắng tại chiến trường " nhưng lại không cho phép phe ḿnh tấn công tiêu diệt địch quân, với lư do " sợ đụng độ với Trung Cộng". Ngoài ra các vị Tổng Thống có liên quan tới chiến tranh VN như J.Kennedy, Johnson, Nixon và Ford đều chỉ xử dụng những phương tiện nhỏ để đ̣i đạt chiến thắng lớn, nên cuối cùng phải bị sa lầy về mặt đạo đức, làm cho nước Mỹ bị thế giới cười chê về thủ đoạn con buôn chính trị, từ sau tháng 5-1975 tới nay vẫn chưa lấy lại được uy tín cũ đă đánh mất tại VN.

    Nhưng dù tại chiến trường VN trước năm 1975, Hoa Kỳ không hề bị sa lầy vẫn phải đóng kịch tháo chạy v́ mục đích nối kết với Trung Cộng, phá vỡ thế liên hoàn Nga-Hoa đă hoàn thành từ 1972..

    1. Hoa Kỳ Không Bao Giờ Sa Lầy Tại Nam VN


    Sau khi rời khỏi chính trường năm 1977, Ngoại trưởng kiêm cố vấn an ninh quốc gia Kissinger, nhân vật mang tiếng đă manh tâm bán đứng VNCH cho khối cộng sản đệ tam quốc tế, đă lần lượt xuất bản nhiều tập hồi kư chính trị như : Những năm tháng ở Bạch Cung (1979), Niên đại sóng gió (1982) và Bí Lục Kissinger.. đă hé mở nhiều bí ẩn lịch sử cận đại về các thời kỳ chiến tranh lạnh giữa Mỹ-Liên Xô-Trung Cộng, Chiến tranh VN và cuộc thăm viếng Trung Cộng của Tổng thống Mỹ Richard Nixon vào tháng 2-1972, trước khi Hà Nội mở cuộc tấn công mùa hè vào các tỉnh Quảng Trị-B́nh Long và Kon Tum, B́nh Định của VNCH.

    Cũng nhờ những tiết lộ này, mà ngày nay ta mới biết được bộ mặt thật của cặp Nixon-Kissinger, chỉ v́ lợi lộc của riêng ḿnh đă bán đứng đồng minh bạn bè cho kẻ thù. V́ muốn kéo Trung Cộng vào phe cánh, Hoa Kỳ qua Nixon-Kissinger đă chủ động đề nghị viện trợ tối đa cho Tàu tất cả những quân dụng vũ khí chiến lược, kể cả cung cấp vệ tinh để Tàu thu lượm tin tức t́nh báo từ Liên Xô. Theo Bill Burr, chuyên gia nghiên cứu các vấn đề ngoại giao của Mỹ, thuộc Đại Học Washington, cũng là chủ biên hồi kư Bí lục Kissinger, cho biết cuộc đi đêm bí mật của Kissinger tại Bắc Kinh , khởi đầu từ năm 1971 qua đề nghị Hoa Kỳ sẽ thiết lập một chương tŕnh vệ tinh t́nh báo để tặng Trung Cộng.

    Sau đó tại trụ sở LHQ ở New York vào tháng 12-1971, Kissinger đă cho Hoàng Hoa nhiều tin tức liên quan tới quân sự của Liên Xô để chuyển về Tàu. Tuy vậy để che mắt Liên Xô và thế giới, Hoa Kỳ cũng như Trung Cộng luôn đóng kịch ḱnh chống nhau tại bàn hội nghị. Như trường hợp VN, trước khi Tổng thống Nixon chính thức thăm Trung Cộng và sau này, Kissinger đă bí mật tới Bắc Kinh rất nhiều lần để gặp cả Mao-Chu và Trung Cộng cũng đă đáp ứng cho Mỹ thiết lập một trạm t́nh báo quân sự, dọc theo biên giới Nga-Hoa để thu lượm tin tức, theo dơi t́nh h́nh chuyển động của Liên Xô. Tháng 7-1973, một điệp viên CIA tên James Lilley được cử giữ chức trưởng trạm t́nh báo này, cũng là người trực tiếp phụ trách đường dây liên lạc Trung-Mỹ. Tháng 4-1975 theo yêu cầu của Đặng Tiểu B́nh, Tổng thống G.Ford đă viện trợ cho Trung Cộng rất nhiều quân trang dụng chiến lược, trong đó có nhiều thiết bị điện tử dùng để chế tạo vũ khí bom đạn hiện đại. Kissinger c̣n tiết lộ nội dung cuộc họp thượng đỉnh giữa Nga-Mỹ cho Trung Cộng. Tất cả cho thấy mức độ khả tín của người Mỹ trong lúc cùng hợp tác đồng minh, để từ đó chúng ta mới nhận diện rơ ràng " về ư nghĩa của sự sa lầy tại VN ", mà các sử gia trong và ngoài nước thường hay gán ghép cho Hoa Kỳ.

    Đọc lịch sử nước Mỹ, ta thấy dù dân chủ hay cộng ḥa, tổng thống hèn kém như Carter hoặc cứng rắn cỡ Reagan, th́ ưu tiên số 1 của chính phủ cũng vẫn là làm sao cho dân chúng Hoa Kỳ được hưởng thụ nhiều hơn trước, để đảng nọ đảng kia mới c̣n cơ hội tái đắc cử cầm quyền tiếp. Hiểu thêm điều này nữa, mới cảm thấy bớt uất nghẹn khi biết Tổng thống Johnson đă đưa vào VN tới 550.000 quân + 80.000 của các nước Đồng Minh và 150 tỷ đô la chiến phí. Rồi đang lúc VNCH sắp đạt được chiến thắng cuối cùng, qua các trận đại chiến vào Tết Mậu Thân 1968, các cuộc hành quân Toàn Thắng vượt biên giới sang Kampuchia 1970 và nhất là trận Mùa Hè Đỏ Lửa 1972.. th́ Tổng Thống Mỹ là Nixon, kế thừa chiến lược của TT.Johnson lại kư Hiệp ước ngưng bắn Paris 1973 " tháo chạy khỏi VN ", bỏ mặc cho Miền Nam bị toàn khối cộng sản đệ tam quốc tế” cưỡng đoạt vào trưa ngày 30-4-1975”.

    Ngày nay nhờ Quốc Hội Mỹ đă thông qua đạo luật ‘ Quyền tự do tư liệu và thông tin’, nên Thư Viện Quốc Gia Mỹ đă giải cấm những văn kiện tuyệt mật, có liên quan tới cuộc chiến Đông Dương lần 2 (1945-1975), qua nhiều đời Tổng Thống Mỹ liên hệ, từ Truman cho tới Carter.. Nhờ vậy người ngoài mới biết được những bi hài kịch đă diễn ra suốt thời gian Mỹ tham chiến tại VN, ngay trong hậu trường của những chóp bu tại Ṭa Bạch Ốc, mà những nhân vật quyết định vận mạng của VN , phần lớn là Dân Sự hay Chuyên Viên Hành Chánh, trong đó hầu hết chưa một ngày ở trong quân ngũ hay trốn quân dịch như trường hợp của Tổng Thống Bill Clinton sau này.

    Đó là việc quân lực Mỹ chưa bao giờ được phép xử dụng hết khả năng chiến đấu, nhất là hai quân chủng Không và Hải quân Hoa Kỳ, chủ nhân ông của bất cứ chiến trường nào, rất được thế giới nể sợ. C̣n một bí mật khác cũng không kém phần bi thảm, đó là khi Mỹ đưa quân đội ḿnh tới chiến đấu ở VN, th́ cũng đồng lúc tư bản Mỹ tha hồ xuất cảng quân trạng dụng sang Nga, các nước Đông Âu lẫn Tàu. Sau đó các nước này thay nhăn đổi hiệu, rồi lại chuyển tiếp tới Hà Nội, để Bắc Việt chuyển vận vào Miền Nam cho Bộ đội Cộng Sản có phương tiện dồi dào , bắn giết chẳng những QLVNCH mà cả quân Mỹ và các nước đồng minh đang chiến đấu tại chiến trường.

    Nói chung dù có thái độ cứng rắn như Tổng thống Truman, trước chủ nghĩa bành trướng sắt máu của Trùm Đỏ Staline vào năm 1947 hay to miệng nhảy múa chống cộng cùng ḿnh như Tổng thống Nixon, th́ cuối cùng cũng vẫn là cùng thỏa thuận với nhau để chia chiến lợi phẩm trên xác chết của con mồi. Đó là chân lư của nền chính trị con buôn kiểu tư bản Mỹ, vừa la làng xúi giục cũng như viện trợ để đồng minh chống cộng. Rồi cũng Mỹ lại rất tích cực buôn bán đủ thứ kể cả quân dụng vũ khí tối mật quốc pḥng với các nước cộng sản trên.. như hiện tại cuộc giao dịch giữa Mỹ và hai nước Trung Cộng-Đài Loan, ai cũng thấy. Đây cũng là một chứng minh thực tế, để cho bất cứ ai c̣n đang mang ảo tưởng vọng ngoại, trong công cuộc quang phục đất nước khỏi gông cùm cộng sản, xin chớ có hoài công đợi chờ . V́ con đường giải thể chế độ VC hiện nay chỉ có toàn dân VN phải chịu lăn xả hy sinh đổ máu như người Miến, người Tạng..th́ mới hy vọng tháo gỡ được cùm gông, v́ chính họ trong quá khứ đă tự ḿnh mang vào cổ ách nô lệ cộng sản.

    2. Hoa Kỳ Tự Trói Tay Để Thua CS Bắc Việt, Chứ Không Phải Tại VNCH

    Riêng về câu hỏi tại sao siêu cường Mỹ với một bộ máy chiến tranh ghê gớm , lại để cho 55.000 quân sĩ thiệt mạng và mấy trăm ngàn người khác bị thương ? cuối cùng tháo chạy, sau khi chỉ lấy được về nước, một số tù binh bị Bắc Việt cầm tù. Đô đốc Grant Sharp, cựu tư lệnh Quân Lực Hoa Kỳ tại Thái B́nh Dương, đă giải thích‘ cuộc chiến thất bại không phải v́ chống không lại địch quân, mà v́ chính sách của Hoa Thịnh Đốn đă đẻ ra quá nhiều chiến lược, nào leo dần tới đáp ứng, rồi đang mềm dẻo đột nhiên dội bom, sau đó tự ư ngưng và thương thuyết tại bàn hội nghị để đạt chiến thắng. Cuối cùng tự ḿnh trói tay đầu hàng, rồi tháo chạy khỏi chiến trường, dù chẳng hề bị sa lầy hay bị lâm vào tuyệt lộ ’.

    Đây cũng là kết quả như lời cảnh giác của Tướng Maxwell Taylor, nguyên cố vấn quân sự của Tổng Thống J.Kennedy từ năm 1961 ‘ Nếu Hoa Kỳ tới VN với mục đích tối hậu, là giúp cho nước này chống lại sự xâm lăng của cộng sản, th́ cuộc chiến sẽ không có giới hạn, nên chúng ta không thể không đánh thẳng ra Hà Nội, để tiêu diệt sào huyệt của chúng‘.Nhưng tiếc thay đất Bắc nơi phái sinh ra cuộc chiến VN, lại là vùng đất bảo đảm an toàn nhất, mà các tổng thống Mỹ dành cho VC.. Đă vậy TT Johnson c̣n cấm quân Mỹ không được tấn công hay truy sát quân Bắc Việt, tại lănh thổ Lào và Kampuchia giáp ranh với VN. Trong khi đó ai cũng biết trên phần đất này, Hà Nội đang mở đường ṃn HCM, lập các khu hậu cần, mật khu, tích trữ lương thực quân dụng và tập trung quân để tấn công vào lănh thổ VNCH.. Chính cựu Tổng thống Eisenhower cũng lên tiếng thắc mắc là tại sao TT. Johnson lại không dám tấn công thẳng vào đầu nảo của quân Bắc Việt tại Hà Nội, trong lúc đó hầu hết tướng lănh Mỹ th́ phẫn nộ, v́ nhận được lệnh đánh nhau với VC phải đạt chiến thắng nhưng hai tay họ th́ bị trói chặt bởi các luật lệ .

    Có thể dùng thời điểm Tổng Thống Mỹ Eisenhower gởi thư thông báo cho Thủ Tướng Ngô Đ́nh Diệm vào tháng 10-1954 với lời hứa giúp VNCH trở thành một quốc gia mạnh, trường tồn, có khả năng chống lại mưu toan xâm lăng của Bắc Việt.. như là một cột mốc quan trong về sự nhập cuộc của Hoa Kỳ tại VN. Năm 1961 lúc Tổng Thống J.Kennedy nhậm chức, quan điểm của nước Mỹ vẫn không thay đổi về việc Bắc Việt đang xâm lăng VNCH, qua h́nh thức lập Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam.. Tuy nhiên trong thành phần chính phủ Mỹ lúc đó đă có nhiều khuynh hướng, như thay thế Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm hay tăng cường viện trợ, quân sự kể cả gởi quân tới giúp VNCH chiến đấu chống lại sự xâm lăng của Hà Nội. Sự tự tin hiểu biết về t́nh h́nh VN của các tổng thống Mỹ, sau này được các nhà báo Norman Podhoretz, Theodore H.White.. mai mỉa là không nhũn nhặn mà cũng chẳng khôn ngoan chút nào, khi thật sự Hoa Thịnh Đốn lúc đó không hiểu biết cho mấy về cái chiến trường VN nhỏ bé xa xôi tận miền Viễn Đông, thế mà dám đề ra phương thức, chiến lược tràng giang, để giải quyết t́nh h́nh chính trị, xă hội, quân sự, kinh tế của đất nước ấy.

    Điều này măi tới năm 1981 mới thấy một sĩ quan cao cấp Mỹ nêu lên trong tác phẩm của ḿnh ‘ chiến tranh tại VN là chiến tranh du kích, đáng lẽ ngay khi nhập cuộc, quân đội Mỹ phải hiểu rơ thực chất của cuộc chiến, để có chiến thuật chống khuynh đảo, diệt du kích, mà quân đội của các nước khác đều được huấn luyện học hỏi, trước khi nhập trận’.Tóm lại như Nixon đă nhận biết từ năm 1954, cộng sản dùng chiêu bài ‘ chiến tranh giải phóng‘, để mà xâm nhập và khuynh đảo chính trị tại Nam VN, chứ không bao giờ công khai vượt tuyến như tại Triều Tiên năm 1950. Thêm một điểm đặc biệt khác, là lúc đầu những người trí thức và khoa bảng Mỹ gần như thờ ơ không ngó tới việc Hoa Kỳ tham chiến tại VN. Nhưng từ giai đoạn 1967 về sau, nhất là sự kiện cộng sản bị thảm bại trong trận tổng công kích Tết Mậu Thân 1968, th́ giới trên nhập cuộc qua phong trào phản chiến trên đất Mỹ, chống đối và đánh phá chính phủ dữ dội, c̣n hơn VC thứ thiệt ở VN cũng chưa thấy hoạt động công khai dữ dằn như phong trào phản chiến tại Mỹ. Đây là một nghịch lư nổi bật và mai mỉa nhất của Mỹ, trong cuộc chiến VN. Đó là sự kiện công dân Mỹ (như đào hát Jane Fonda chẳng hạn), đă công khai đứng hẳn về phía Hà Nội, cổ vơ cho giặc chống lại quân đội và chính phủ ḿnh, qua các cuộc biểu t́nh phản chiến, cầm cờ máu đốt cờ Mỹ, lên đài phát thanh truyền h́nh chửi bới hay tới tận Hà Nội để hoan hô Hồ Chí Minh.

    Khi than rằng ‘ Chúng ta đă đánh bại chính ta ‘, đó là nhận xét của Tổng Thống Johnson về nước Mỹ và ngay cả bản thân ḿnh, trong suốt thời gian cầm quyền với một sức mạnh quân sự vô địch, nhưng đầu óc lại chỉ nghĩ tới chiến thắng VC bằng chính trị, một chiến lược giá rẻ,mà không một nhà lănh đạo nào của thế giới nghĩ tới sự kỳ quặt này, nhất là khi phải đối mặt với những kẻ sát nhân khủng bố thâm độc như cộng sản quốc tế. Năm 1967 Nixon nhậm chức tổng thống, khiến ai cũng nghĩ tới nước Mỹ sẽ leo thang chiến tranh, v́ ông ta là một nhân vật diều hâu có môn bài . Ông ta cũng giống như TT Kennedy và Johnson, có chung mục tiêu là cả ba đều cương quyết không muốn VNCH phải sụp đổ v́ Bắc Việt xâm lăng.

    Nhưng cả ba đă lầm lẫn chiến lược lúc nhập cuộc. Với TT Kennedy và Johnson, cả hai cùng chủ trương tham chiến trong giới hạn, để không gây xáo trộn tại chính quốc, nên nói ngăn chận nhưng vẫn không cản nổi sự xâm nhập của bộ đội từ bắc vào nam và sự khuynh đảo chính trị tại VNCH. Khi Nixon lên cầm quyền, cũng là lúc nước Mỹ qua vai tṛ của Kissinger, đang đi đêm để nhun nhén sự nối kết Mỹ-Hoa, phá thế liên hoàn Nga-Trung, trong thế cờ thời chiến tranh lạnh giữa ba nước Hoa Kỳ-Liên Xô và Trung Cộng. Bởi vậy Nixon không bao giờ dám leo thang chiến tranh tại VN, vừa phản lại lời hứa ‘ rút quân’ khi ứng cử, vừa làm mất sự thân thiện với Trung Cộng lẫn Nga đang cổ vơ và ủng hộ VC cưỡng chiếm miền Nam. Đó là lư do Nixon trao lại cuộc chiến đang tiếp diễn ác liệt tại chiến trường Nam VN, cho VNCH tự lo liệu, qua danh từ hào nhoáng ‘ Việt Nam Hóa Chiến Tranh ’.

    Sau này qua các hồi kư chính trị của những nhân vật thân cận cao cấp của Chính PhủVNCH như Nguyễn Tiến Hưng, Hoàng Đức Nhă.. ta mới biết được gánh nặng của các nhà lănh đạo VNCH suốt 20 năm tồn tại, từ Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm tới TT Nguyễn Văn Thiệu và Trần Văn Hương.. tất cả đều bị Hoa Kỳ dùng viện trợ và sinh mệnh, để áp lực VN phải thi hành theo đường hướng của Mỹ, nhất là sự kư kết hiệp ước ngưng bắn ngày 27-1-1973. Ngoài ra những bức thơ viết tay của Tổng Thống Nixon và Ford, gửi mật cho TT .Nguyễn Văn Thiệu, với sự trang trọng cam kết, đă nói lên cái gọi là ‘ thực chất của sự mưu t́m ḥa b́nh trong danh dự ’ và trên hết đă phần nào lột trần hai nhân vật ‘ Nixon-Kissinger’,trong vai tṛ chủ động tháo chạy khỏi Miền Nam, để khỏi bị sa lầy.

    Không được đáp ứng theo nhu cầu đ̣i hỏi, TT J.Kennedy đạo diễn tấn tuồng binh biến ngày 1-11-1963 hạ sát TT hợp pháp của VNCH là Ngô Đ́nh Diệm, để gây xáo trộn chính trị suốt ba năm, rồi kết luận miền Nam thiếu lănh đạo. TT Nixon và cố vấn an ninh quốc gia Kissinger, dùng đủ mọi thủ đoạn, kể cả hành động đê tiện là đe doạ ám sát TT Nguyễn Văn Thiệu, để hoàn thành cho được bản hiệp ước ngưng bắn Paris 1973, mới có cớ hợp thức cho phép bộ đội miền Bắc có mặt tại miền Nam. Nói là ‘ Việt Nam Hóa Chiến Tranh ‘ nhưng lại cắt viện trợ, ngưng cung cấp quân trang dụng như lời hứa, khiến cho QLVNCH lâm vào t́nh trạng kiệt quệ, phải bỏ nhiều phần lănh thổ v́ không có phương tiện để pḥng thủ.

    Rồi trong lúc Bắc Việt xua hết lực lượng, tấn công cưỡng chiếm VNCH, th́ người Mỹ tháo chạy trong danh dự, suốt đêm trên nóc nhà bằng trực thăng, qua sự đùm bọc bảo vệ an ninh của QLVNCH lúc đó .

    Cuối cùng từ ấy đến nay, vẫn không ngớt đổ tội cho QLVNCH là không chịu chiến đấu, nên quân đội Mỹ phải sa lầy và Miền Nam mới bị sụp đổ.

    Nhưng giấy làm sao gọí được lửa và chắc là bị lương tâm cắn rứt dầy ṿ chịu không nổi, nên cựu ngoại trưởng Henry Kissinger, trong cuộc hội thảo tại Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ ngày 29-9-2010 đă tự thú "Sự thảm bại tại VN vào ngày 30-4-1975 là do Hoa Kỳ gây nên, chứ không phải VNCH".

    Lời phát biểu trên của Kissinger, tuy quá muộn màng v́ thời gian dài hơn 1/3 thế kỷ nhưng có c̣n hơn không, v́ ít ra ông cũng c̣n đủ can đảm đứng ra gián tiếp thay mặt cho nước Mỹ để trả lại sự công bằng và danh dự cho QLVNCH.

    Viết từ Xóm Cồn Hạ Uy Di
    Tháng Tư Đen Quốc Hận 2012
    Mường Giang

    (http://motgocpho.com/forums/showthre...-Do-VNCH%C2%94)
    Last edited by Nhân Dân Tự Vệ; 28-04-2013 at 12:53 AM.

  5. #225
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Người Vợ Tù cải tạo (Tiếng hát Hạt Sương Khuya)



  6. #226
    Member Nguyễn Mạnh Quốc's Avatar
    Join Date
    25-03-2011
    Posts
    4,374

    Ngày ấy ;.. 30 tháng Tư.. 1975.. v́ đồng minh hay v́....

    đọc bài của t/v NDTV... nmq chợt nhớ đến dư luận thời 72-75...
    1/ sau khi mở cuộc đấu thầu thăm ḍ dầu khí ở ngoài khơi VN.. và đến khi thăm ḍ xong điểm "Bông hồng.."... một hăng trúng thầu phát biểu rằng..; dầu c̣n non.. chưa khai thác được !! th́ sau đó chiến cuộc thay đổi đi đến hoà đàm Paris 1972-73...rồi lúc đó lại có tin đồn rằng.. ;.. Mỹ thay đổi chiến lược... đổi vùng dầu khí VN để giữ vùng dầu khí Trung đông ??

    2/ trong thời gian(1950-1966)) thân cận với bố nuôi; ông Bernard có đôi lần nói đến Cao nguyên VN và dân tộc thiểu số tây nguyên.. và ông nói.. tây bắc quan trọng.. v́ muốn giữ được xâm lăng từ Tàu tràn xuống phải có montagnards làm lực lượng cản trở (barrage), cũng như để bảo vệ được vùng đất giáp biển cũng phải có vùng đệm..
    v́ vậy.. nhờ lực lượng Pháp thực dân mạnh nên ép Tàu( nhà Thanh) kư nhiều hoà ước tốt cho Đông dương.. cho việc tạo dựng một hàng rào bằng các đồn điền plantations.. và các nhà thờ Thiên chúa giáo.. ngăn chặn ngoại lai xâm lấn đến Đông dương( Việt /Mên/ Lào) ; thuộc địa& bảo hộ của Pháp.
    Cho đến nay, nmq nghiệm thấy; nếu mất miền Bắc- Tây Bắc.VN. ( các sắc dân thiểu số).. Tàu cộng dễ dàng tràn xuống phía Nam... cho đến Singapore.

    Những điều trên là nmq chỉ được nghe, thật hay giả th́ c̣n phải nhờ đến những tài liệu, văn bản lưu trư giải khai...
    riêng vùng biên giới, nhờ chuyến giải giao cuốc bộ ra Bắc, dọc theo đường ṃn mà nmq biết đến các địa danh Attopeu, Savanakhet.. mangbuk, Daksut,Plateau GI..Dakto.. Ashau, Aluoi.. Lao bao.. Khe sanh ngược lên Boloven, cánh Đồng Chum, Sầm Nưa, Siêm Rệp.. đến cực bắc Mường tè, Mộc châu, đèo cổ ngựa..
    . nh́n thấy cả một công tŕnh tạo dựng để bảo vệ bán đảo Đông dương.
    Tất cả bài gơ trên đây; chỉ là ư kiến, suy nghĩ cá nhân của nmq ./. nmq

  7. #227
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Phi Đoàn 219 Long Mă Kingbee Trực Thăng KĐ51CT -


  8. #228
    Member
    Join Date
    25-01-2011
    Posts
    4,929

    Ai đă lái các máy bay A-37 ném bom xuống Tân sơn Nhất ngày 28/04/1975 ?

    Ngày 28/04/1975. 5 phi cơ A-37 của Không Lực VNCH cất cánh từ phi trường Phan Rang thả bom tại phi trường Tân sơn Nhất.
    Có một bài viết gần đây về ngày 30/04/1975 đưa ra một nhận xét của một quan chức cao cấp Hoa Kỳ nhận định là các phi công lái A-37 thả bom phi trường Tân sơn Nhật ngày hôm dó cũng chính là các phi công VNCH bất măn v́ lệnh lui binh của TT Thiệu nên hợp tác với bọn Việt Cộng

    Bài viết về tên Việt Cộng nằm vùng Nguyễn thành Trung sẽ cho biết sự thật như sau :

    Ném bom dinh Độc Lập


    Ngày 8 tháng 4 năm 1975, lúc 8 giờ 30 phút sáng, Nguyễn Thành Trung nhận được mệnh lệnh xuất kích từ sân bay Biên Ḥa (lúc này thuộc chính quyền Việt Nam Cộng ḥa), lái máy bay ném bom dinh Độc Lập. Lần đầu ném 2 quả bom rơi không trúng mục tiêu, lần cắt bom thứ hai có trúng đích nhưng chỉ có một quả nổ. Ông tiếp tục dùng súng 20 ly bắn vào kho xăng Nhà Bè, rồi lái máy bay đáp xuống an toàn trên đường băng dă chiến bằng đất với đường đáp chỉ 1.000m ở sân bay tỉnh Phước Long (nay là tỉnh B́nh Phước) trong khi F5E yêu cầu một đường băng hạ cánh đến 3000 m.

    Phi đội Quyết Thắng

    Ngày 22 tháng 4 năm 1975, ông được điều ra sân bay Đà Nẵng để hướng dẫn các phi công miền Bắc lái máy bay A-37 (Phi đội Quyết Thắng) do quân Giải phóng chiếm được và huấn luyện trong ṿng 1 tuần. Chiều ngày 28 tháng 4 năm 1975, theo lệnh của bộ chỉ huy chiến dịch Hồ Chí Minh, Nguyễn Thành Trung dẫn đầu phi đội gồm 5 chiếc A-37 từ sân bay Thành Sơn (Phan Rang) cất cánh thẳng hướng Sài G̣n, ném bom sân bay Tân Sơn Nhất, làm phá sản kề hoạch di tản bằng máy bay của Mỹ[5], rồi cả phi đội hạ cánh an toàn xuống sân bay Thành Sơn (Phan Rang).


    (http://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1...%C3%A0nh_Trung)

    Xin nhấn mạnh Là phi công Nguyễn thành Trung là Việt cộng nằm vùng chứ không phải phản bội. Hắn ta có người anh lớn tập kết, cha hắn là huyện ủy Việt cộng tại Châu thành, Bến Tre.. nhưng hắn ta vẫn được học đại học khoa học SG; được ghi danh khóa sĩ quan không quân cuả VNCH và được đào tạo lái F-5 tại Hoa Kỳ theo chính sách không xét lư lịch gia đ́nh của chính phủ VNCH

    Chính phủ VNCH không hề có chính sách xét đến lư lịch gia đ́nh của các công dân khi học đại học và tuyển mộ vào các trường sĩ quan. Do đó Cộng Sản có cơ hội gài người của chúng vào guồng máy của chính quyền VNCH khá nhiều. Rút kinh nghiệm này -để tồn tại - bọn VC đưa ra chính sách xét lư lịch để tránh đào tạo lầm người " không cộng sản " trong guồng máy chính quyền của chúng

  9. #229
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Tôi dự tính sẽ tạm ngưng thread này sau ngày Quốc Hận , cho đến tháng Tư năm sau ( 2014).

    Nhưng v́ VL bị phá hoại , đóng cửa hết 1 tuần , thread này sẽ bù lại bằng cách tiếp tục một tuần nữa ;

    Mời các bạn theo dơi
    Last edited by Tigon; 04-05-2013 at 02:40 AM.

  10. #230
    Member
    Join Date
    25-01-2011
    Posts
    4,929

    NẾU CHƯA ĐỌC, CẦN ĐỌC NGAY NẾU ĐỌC RỒI, NÊN ĐỌC LẠI.

    Ngày 30/4 Giải Phóng Ư ? Độc Lập Ư ?

    Bùi Tín
    Phát biểu nhân kỷ niệm ngày 30-4-2008
    Nhân dịp đánh dấu kỷ niệm lần thứ 33 ngày Quốc Hận 30-4 năm nay, cựu Đại tá VC Bùi Tín, hiện đang sống tại Pháp, đă trả lời phỏng vấn của một số nhà báo trong và ngoài nước. Bài phát biểu của ôngđă làm cho mọi người hết sức ngạc nhiên. Có lẽ đây là lần đầu tiên ông Bùi Tínđă nói thật và nói thẳng bằng những lời thật chân thành của ông vào cuối cuộcđời ḿnh cũng như cụ Hoàng Minh Chính.
    Trân trọng kính mời bạn đọc theo dơi.


    33 năm đă trôi qua, theo tôi, với khoảng cách thời gian dài để có thể suy ngẫm sâu sắc và nhận ra sự thật lịch sử, mọi người Việt Nam, kể cả những người Cộng sản, cần đính chính một nhận thức sai lầm nguy hiểm đă bị những người lănh đạo cộng sản áp đặt theo kiểu cưỡng hiếp mọi người dân phải thừa nhận. Họ chủ trương đưa quân từ miền Bắc vào miền Nam chiến đấu từ 1960 đến 1975 là chính nghĩa nhằm giải phóng và thống nhất đất nước, và ngày 30-4 là ngày Toàn thắng Vĩ đại.
    Giống như xưa kia Giáo hội La mă cưỡng bức mọi người phải thừa nhận trái đất là một mặt phẳng, ai nói khác là phạm trọng tội, là nói sai chân lư. Có người đă chịu hoả thiêu để khẳng định rằng : “Không ! Trái đất không phẳng ! Nó h́nh cầu và nó quay !” Nay ai cũng nhận ra Chân lư ấy. Có điên mới nói khác.
    Hôm nay tôi sẵn sàng nói to cho mọi người nghe rơ : Đất nước ViệtNam ta sau ngày 30-4-1975 không hề được giải phóng, cũng không hề được thống nhất. Ngày 30-4, đảng cộng sản thắng, toàn dân vẫn thua, vẫn bị thống trị bởi độc quyền đảng trị.
    Đảng cộng sản đă thực hiện chính sách chiếm đóng và thống trị miền Nam, bỏ tù và quản thúc hàng triệu người dân, tướcđoạt của cải của dân qua đổi tiền và cải tạo, thải loại ngay Mặt trận Dân tộc Giải phóng, gây thảm cảnh hàng triệu thuyền nhân. Như thế mà là giải phóng, là thống nhất ư ?
    Sau 30-4-1975, chỉ riêng đảng cộng sản cầm quyền, không cho ai lập hội, không cho một tư nhân nào ra báo, không cho tự do ứng cử và bầu cử, thế mà gọi là giải phóng dân tộcư ? Là tự do ư ?
    C̣n nay th́ đảng giàu, giàu sụ, dân nghèo, nghèo rớt. Thống nhất kiểu ǵ vậy ? Phát triển kiểu ǵ vậy ?
    Một nước “độc lập” mà buộc phải kư những hiệp ước bất b́nh đẳng, để bị mất đất, mất biển hàng trăm, hàng ngh́n kilômét vuông, mất đảo, mất vô vàn tài nguyên hải sản; rồi người nước ngoài muốn đuốc của họ đến nước ta, vào lúc nào, ở đâu là do họ quyết định; bộtrưởng ngoại giao của họ lại c̣n sang thủ đô ta để giao nhiệm vụ cho bộ trưởng ngoại giao, cho thủ tướng và cho chủ tịch quốc hội phải bảo vệ đuốc của họ cho triệt để, và c̣n cho an ninh vũ trang của họ vào tham gia đàn áp nhân dân nếu có biểu t́nh ôn hoà… th́ thử hỏi nước ấy độc lập ở chỗ nào ? Có chủ quyền ởchỗ nào ? Những người lănh đạo của ta có c̣n chút thực quyền, có c̣n chút tựhào dân tộc ǵ nữa đâu ! Người Việt chân chính tự trọng không xử sự như thế !
    Đây là điều mỗi người Việt ta ở trong hay ngoài nước hăy suy nghĩ cho kỹ nhân ngày 30-4 năm nay.
    Tôi mong tuổi trẻ trong nước trau dồi tư duy độc lập, tự suy nghĩ bằng cái đầu tỉnh táo của chính ḿnh, và đọc bài luận văn ngắn của nhà triết học Pháp trứ danh Jean – Francois Revel : “Hồ Chí Minh: Sự tước đoạt ḷng yêu nước”. Bài luận văn sắc sảo chỉ thẳng ra sự thật phũ phàng, là ông Hồ và đảng CS đă lợi dụng ḷng yêu nước của nhân dân Việt Nam để phục vụ cho một mưu đồ phe đảng của ông ta, để thoả măn mục tiêu thống trị thế giới của Quốc tế Cộng sản III. Chữ “détournement” theo tiếng Pháp có nghĩa khá rộng là “tước đoạt”, “lấy trộm, lấy cắp”, “của người khác xoáy làm của ḿnh”, “chuyển thành, biến thành của ḿnh”.
    Đọc xong, tôi ngấm sâu ư nghĩa của từ”tước đoạt”, và cảm thấy ḿnh như bị mất cắp, mà mất cắp cái ǵ quư lắm, vô giá. Cả tuổi trẻ đầy lư tưởng và nghị lực, cả mấy chục năm bị đánh lừa, bị móc túi, bị gạ gẫm, đến gần cuối đời mới tỉnh ra, mà thương hại, mà tiếc thay cho bao nhiêu người vẫn chưa tỉnh !
    Giả thử trong cuộc đời thường, một người bị mất cắp chiếc xe máy, chiếc đồng hồ đắt tiền, chiếc nhẫn vàng kỷ niệm ngày cưới… hẳn là tiếc nuối vô cùng, xót xa hằng tháng. Thế mà biết bao ngườiđă bị lừa cả cuộc đời, có khi mất cả mạng sống, và hàng triệu triệu anh chị em, ḍng họ, đồng bào ḿnh cũng bị lừa hàng nửa thế kỷ ! Một cuộc ăn cắp, lường gạt khổng lồ. Hăy chỉ cho nhau kịp thấy đi, để mà tiếc, mà xót xa, mà đ̣i lại quyền sống tự do cho mỗi người, mở ra cuộc đấu tranh mới giành lại độc lập thật sự và thống nhất thật sự cho Tổ quốc.
    30-4 năm nay, tôi vui vẻ nhẹ nhàng lắm. Tôi có thêm biết bao bạn quư, từ khi là nhà báo tự do 18 năm nay. Bạn trong nước, ngoài nước, bạn già, bạn trẻ, bạn rất trẻ. Tôi viết không theo lệnh ai, không phải đưa ai duyệt, chỉ có theo lương tâm và trí tuệ, không sùng bái ai, chỉ sùng bái sự thật. Tuổi già tự do thế này thật đáng sống. Khó khăn vật chất mà sướng vô kể.
    Tôi bỏ hết danh vọng hăo, chức tước phù du, huân chương mai mỉa, tự hổ thẹn từng cao ngạo vô duyên về chuyện vào dinh Độc lập sớm, xế trưa ngày 30-4, vớ vẩn lạc điệu cả, cá nhân lầm lạc, ngộ nhận hết.
    Để làm ǵ cơ chứ ? Để đất nước ra nông nỗi này ư ? Độc lập, không ! Tự do, không ! Chủ quyền, không ! Về mặt nào cũng đứng dưới 100 nước khác!
    30 tháng 4 năm nay, tự thâm tâm, tôi chỉ có một lời kêu gọi với các bè bạn và đồng chí cũ của tôi, hăy quư trọng ḷng yêu nước thương dân của chính ḿnh, nếu bạn thấy ḷng yêu nước ấy đă bị aiđó “xoáy” mất để dùng vào mục đích đáng nghi ngờ và đen tối, th́ hăy lên tiếng tố cáo và tự tách ḿnh khỏi tṛ lừa bịp và đánh cắp trắng trợn ấy !
    Bạn hăy tự phục hồi ḷng yêu nước hương dân trọn vẹn của ḿnh để cùng mọi người Việt Nam tỉnh táo và tử tế đấu tranh cho một Tổ quốc Việt Nam thật sự độc lập, thật sự tự do, dựa vững vào Lịch sử Dân tộc và Thời đại.
    Kính chào các bạn.
    Paris 28-04-2008
    Bùi Tín

    (https://vuongthuc.wordpress.com/2013...lap-u-bui-tin/)

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Tháng Tư Nghiệt Ngă 1975 - Sài g̣n Thất Thủ
    By alamit in forum Quân Sử Việt Nam Cộng Ḥa
    Replies: 60
    Last Post: 01-03-2013, 10:19 AM
  2. Replies: 16
    Last Post: 03-09-2011, 09:02 AM
  3. Ngày 30 tháng Tư 1975: Một cái nh́n mới
    By Tu_Nhan_Dan_ in forum Tin Việt Nam
    Replies: 0
    Last Post: 27-04-2011, 10:56 PM
  4. Những ngày của tháng 4 – 1975 & trọn bộ DVD phim VƯƠT SÓNG
    By nguoibatcao in forum Ngược Ḍng Lịch Sử
    Replies: 7
    Last Post: 19-04-2011, 01:50 AM
  5. Replies: 6
    Last Post: 07-12-2010, 12:21 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •