Page 3 of 3 FirstFirst 123
Results 21 to 26 of 26

Thread: Không đau không phải là người Việt Nam!

  1. #21
    Member
    Join Date
    25-01-2011
    Posts
    4,929

    Trung Quốc lại điên cuồng đập phá tàu cá ngư dân Quảng Ngăi gặp nạn



    Chiếc máy nhắn tin trị giá 28 triệu đồng của chủ tàu Nguyễn Văn Lâm bị lính Trung Quốc đập phá hỏng (Ảnh: Dân Việt).

    CTV Danlambao - Rạng sáng ngày 2/12/2013, tàu cá số hiệu Qng-92046 của ngư dân Quảng Ngăi đă bị lính Trung Quốc đập phá gây hư hỏng toàn bộ máy móc khi tàu cập bến đảo Phú Lâm (thuộc chủ quyền Việt Nam) để cấp cứu cho một ngư dân đang bị tai nạn nguy hiểm đến tính mạng.

    Trả lời báo Dân Việt sau khi về đến đất liền, chủ tàu cá là ông Nguyễn Văn Lâm nói:

    “Khi vừa cập bến đảo Phú Lâm th́ chúng tôi bất ngờ bị phía Trung Quốc khống chế. Lấy lư do đây là căn cứ quân sự của Trung Quốc nên không được sử dụng các thiết bị vô tuyến, phía Trung Quốc hùng hục đập phá máy móc bao gồm 1 máy nhắn tin, 1 máy định vị, 1 bộ đàm, 1 máy ḍ, 1 máy radio trong ánh mắt ngỡ ngàng của tất cả ngư dân.

    Thấy mạng sống của anh Xiện như “chỉ mành treo chuông” nên chúng tôi chấp nhận tất cả chỉ mong sao cho họ cứu anh Xiện. Sau khi đập phá máy móc xong, phía Trung Quốc mới bắt đầu băng bó vết thương và cho anh Xiện uống thuốc. Khi thấy anh Xiện đă qua cơn nguy kịch, chúng tôi cho tàu về đất liền''.

    Trước đó, ngày 1/12, một thuyền viên trên tàu Qng-92046 tên Nguyễn Văn Xiện đă bị chân vịt chém vào cổ trong lúc gỡ lưới bị mắc. Vụ tai nạn khiến nạn nhân bị vết chém dài 15 cm, mất nhiều máu, hôn mê, gây nguy hiểm đến tính mạng.

    Chủ tàu Nguyễn Văn Lâm liền liên lạc với các cơ quan chức năng Việt Nam để trợ giúp khẩn cấp. Trung tâm Phối hợp t́m kiếm cứu nạn hàng hải khu vực 2 đă hướng dẫn tàu đi vào đảo Phú Lâm để cấp cứu người bị nạn.

    Đến 3 giờ sáng ngày 2/12/2013, toàn bộ tàu cá cùng 7 ngư dân cập bến đảo Phú Lâm th́ bị lính Trung Quốc đập phá toàn bộ máy móc, thiệt hại ước tính 70 triệu đồng.

    Sáng ngày 3/12, tàu trở về đất liền. Ngư dân Nguyễn Văn Xiện đă được đưa đi cấp cứu tại bệnh viện Quảng Ngăi.

    Cùng nói về vụ việc, nhưng tờ báo Quân Đội Nhân Dân trong bản tin 'Phối hợp cấp cứu nạn nhân trên tàu QNg 92046' lại hèn hạ đến mức không nói đến việc tàu cá ngư dân bị lính Trung Quốc đập phá.

    Tờ báo thuộc Cơ quan Quân ủy Trung ương trong bản tin nêu trên chủ yếu khoe khoang thành tích 'cứu nạn' của Văn pḥng Ủy ban Quốc gia t́m kiếm cứu nạn, kèm theo câu kết cực kỳ trơ trẽn: 'Sau khi nhận được đề nghị của phía Việt Nam, các cơ quan chức năng Trung Quốc đă đồng ư tiếp nhận và cấp cứu ngư dân bị nạn nói trên.'

    Vụ việc diễn ra sau đúng một tuần ủy viên bộ chính trị Nguyễn Thiện Nhân dẫn theo 3000 đoàn viên thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh sang Trung Quốc để ăn chơi, nhảy nhót tưng bừng, tham gia cái gọi là 'Liên hoan Thanh niên Việt – Trung'.

    Được biết, vào ngày 3/12/2013 vừa qua, Cục Kiểm ngư Việt Nam thông báo đă 'khai thông kỹ thuật đường dây nóng' với phía Trung Quốc.


    Phú Lâm là một trong những đảo lớn nằm trong quần đảo Hoàng Sa, thuộc chủ quyền Việt Nam. Toàn bộ quần đảo Hoàng Sa hiện đang bị quân đội Trung Quốc chiếm đóng sau khi thủ tướng Việt Nam Dân Chủ Cộng Ḥa là Phạm Văn Đồng kư công hàm bán nước 1958 giao trọn Hoàng Sa – Trường Sa cho Trung Quốc.

    CTV Danlambao
    danlambaovn.blogspot .com

    (http://danlambaovn.blogspot.com/2013...l#.UqC8pCel7cs)

  2. #22
    Member
    Join Date
    25-01-2011
    Posts
    4,929

    Uất ức – biển ta ơi!

    Ghi chép của Phạm Thanh Nghiên

    “…Lẽ ra, vụ việc này đă phải trở thành một sự kiện nghiêm trọng trong quan hệ quốc tế, cần phải làm sáng tỏ. Nhưng do chính quyền bưng bít thông tin, nên đă hơn ba năm trôi qua, hầu hết người dân vẫn không hay biết…”
    Khởi hành lúc 8 giờ từ Hà Nội, đúng 12 giờ trưa, hai chúng tôi mới đến được Thanh Hoá. Cho đến hôm nay, tôi cũng khó lư giải tại sao một người vốn mắc bệnh “say xe” như tôi lại có thể ngồi ĺ trên ô-tô hơn 4 giờ đồng hồ như vậy. Phải rồi, đây không phải là một chuyến đi du lịch, một chuyến viếng thăm ai đó thông thường. Mà tôi đi t́m gặp người thân các nạn nhân bị sát hại trong chuyến ra khơi định mệnh ba năm về trước với ước muốn được chia sẻ…
    Tháng 1 năm 2005, mười sáu con người cùng đi đánh cá trên một chiếc thuyền, tám người vĩnh viễn ra đi, tám người c̣n lại trở về với nỗi kinh hoàng tột độ. Thủ phạm gây ra tội ác, không ai khác là bọn Tàu tặc – kẻ mà chính quyền Việt Nam luôn luôn ca ngợi là người đồng chí tốt, người làng giềng tốt của nhân dân Việt Nam. Một chuyến đi đặc biệt và ư nghĩa như vậy có lẽ đă nâng đỡ tôi, xua đi nỗi mệt nhọc thường xuyên mà tôi hay bị khi thực hiện những chuyến đi xa.
    Việc t́m kiếm không mấy dễ dàng. Chúng tôi chỉ được biết họ thuộc hai xă Hoằng Trường và Hoà Lộc. Sau khi ăn trưa tại một quán ven đường, con trai người chủ quán chở chúng tôi bằng xe tắc-xi đến xă Hoằng Trường với chặng đường ngót ba mươi cây số. Số tiền phải trả cho chuyến tắc-xi gấp gần ba lần số tiền đi từ Hà Nội về Thanh Hoá. Đến Hoằng Trường, hai người chúng tôi bắt đầu cuộc hành tŕnh bằng đôi chân trên con đường đất ghồ ghề gần 10km, t́m tới nhà của các ngư phủ bị nạn.
    Càng đi sâu vào làng, cái nghèo của làng chài càng hiện rơ. Khác hẳn những h́nh dung trước kia của tôi về một phiên chợ tấp nập của miền quê biển. Ở đây, chợ chiều vắng ngắt, vài quán lá lụp xụp, hàng hoá nghèo nàn…
    Khi chính quyền Trung Quốc liên tục lấn chiếm lănh thổ Việt Nam, giết hại ngư dân lương thiện của chúng ta đang đánh cá trong vịnh Bắc Bộ, hàng trăm thanh niên, sinh viên, văn nghệ sĩ trí thức trong nước đă biểu t́nh chống lại tội ác của chính quyền Trung Quốc, đồng thời ở bất cứ đâu trên thế giới này có người Việt Nam sinh sồng đều có những cuộc biểu t́nh phản đối Trung Quốc, th́ ở Việt Nam mọi thông tin đều bị Nhà Nước giữ kín. V́ thế chúng tôi thấy cần phải t́m ra những điều khuất lấp để cung cấp cho độc giả những sự thực mà báo chí trong nước cố t́nh bưng bít, bị cho là “nhạy cảm”. Cho tôi nói lời xin lỗi gia đ́nh các nạn nhân, nếu sau khi gặp gỡ chúng tôi và kể ra sự thật mà bị chính quyền gây rắc rối. Tôi xin cảm ơn những người đă giúp đỡ chúng tôi trong thời gian chúng tôi t́m hiểu và muốn làm sáng tỏ sự kiện đau xót này. Thật ra, những việc làm này hết sức b́nh thường ở những đất nước có tự do thông tin, nhưng lại là điều cấm kỵ trong một thể chế thiếu tự do, dân chủ và đang nấp trong ống tay áo hung thủ.
    ***
    Đầu tiên, chúng tôi dự định t́m gặp ông trưởng thôn, nhờ ông đưa đến nhà các nạn nhân. Nhưng nghĩ lại, trưởng thôn chẳng qua cũng là “cánh tay nối dài của đảng”, ít có xác suất được giúp đỡ, mà biết đâu lại bị gây khó dễ! Cuốc bộ chừng vài cây số, chúng tôi ghé vào quán của một bà lăo bán quà vặt. Quán là mấy tấm liếp dựng tạm. Bàn là một tấm gỗ kê bằng gạch, bày bán đủ thứ lặt vặt: trái cây, bánh kẹo. Bà lăo chủ quán tên là Thao, có mái tóc trắng như cước. Thấy chúng tôi loay hoay t́m ghế ngồi, bà lăo ân cần: “Cô cậu kê tạm mấy viên gạch, lót giấy báo này mà ngồi!”. Biết chúng tôi ở xa đến, t́m gặp người nhà các nạn nhân bị tàu chiến Trung Quốc bắn chết, bị thương ba năm trước, mấy người phụ nữ ngồi gần đấy xúm đến. Họ kể về nỗi khổ của các nạn nhân, họ kể khổ cho chính cả họ. Bà Thao đứng lên, một lát sau bà trở lại với một cậu thanh niên c̣n rất trẻ: “Đây là cháu anh Lê Văn Xuyên, ngư dân bị tàu Trung Quốc bắn chết. Cậu này sẽ đưa hai cháu đi.”. Như là trách nhiệm của ḿnh, bà c̣n ghi vào cuốn sổ tay của tôi “danh sách” những người bị nạn trên biển. Tự nhiên tôi ước ao, giá như ở cái làng chài này có những cán bộ biết thương xót cho đồng loại như bà Thao, chắc hẳn nỗi đau của gia đ́nh các nạn nhân được vơi đi chút ít. Chúng tôi đến nhà anh Lê Văn Xuyên gần 5 giờ chiều. Ngôi nhà tuềnh toàng như bao gia đ́nh nông thôn Việt nam khác. Trùm lên căn nhà là không khí lạnh lẽo. Tôi thường sờ sợ khi bước chân vào gia đ́nh có người chết trẻ. Lần này th́ khác. Tôi không thấy sợ mà thay vào đó là nỗi đau xót, như họ là người thân của ḿnh vậy. Chị Thanh, vợ anh Xuyên đưa tôi sang nhà thân nhân Nguyễn Văn Ṭng. Rồi lần lượt các chị tiếp chân đưa chúng tôi đến từng gia đ́nh một. Họ có chung một cảnh nghèo; một nỗi đau, Và chung một nỗi uất ức.

    Chuyện ba năm trước:

    “Thuyền ra biển được hai ngày th́ gặp tầu chiến Trung Quốc. Họ rượt đuổi chúng tôi. Chúng tôi không hiểu tại sao họ rượt đuổi. Đây là ngư trường chúng tôi vẫn hành nghề từ bao năm nay. Trước đó, họ không bắn pháo hiệu hay có bất cứ tín hiệu ǵ cảnh cáo trước, càng không có bất cứ biểu hiện ǵ để chúng tôi tin là họ sẽ tấn công chúng tôi cả.”. Anh Nguyễn Văn Dũng, một trong tám người sống sót kể lại.
    “Hôm đó là sáng ngày 8 tháng 1 năm 2005…”. Trương Đ́nh Thái, kể lại với một tâm trạng vẫn c̣n kinh hăi: Chúng bắn vào các đồng nghiệp của em, sau đó xả hơi cay vào các nạn nhân. Tám người chết, c̣n em và chủ tầu bị thương. Khi tôi gặng hỏi để biết chi tiết hơn, Tháí không thể nói ǵ thêm: Hồi em được chúng thả về, Thi thoảng em la hét, ai hỏi em cũng nói không biết ǵ. Những tràng súng bắn quá gần và xác đồng nghiệp đổ vật xuống bong thuyền khiến em bị chết lâm sàng. Vết thương của em nặng, gia đ́nh phải vay mượn tiền để mang em ra Hà Nội mổ lại. Bây giờ vẫn đau. Thật không dễ quên đi quá khứ kinh hoàng, không phải ai cũng đủ can đảm để kể lại. C̣n đang bối rối th́ đột nhiên Thái bất ngờ nói với tôi: “Chị ơi, họ làm sống em chị ạ”. Phút chốc tôi rùng ḿnh. Nh́n gương mặt của Thái, tôi linh cảm cụm từ “làm sống” là thế nào.



    Anh Trương Đ́nh Thái (bên phải) bị bắn trọng thương


    Sau khi thực hiện tội ác, chúng trói những người c̣n sống lại và cho tám xác chết vào tám túi ni – lông. Anh Dũng kể thay cho Thái: “Lúc tàu Trung Quốc đuổi th́ tôi cũng biết, nhưng đang ở dưới khoang thuyền. Khi tôi lên, cảnh tượng thật hăi hùng, người chết, người bị thương, người bị c̣ng tay. Tôi là người cuối cùng bị c̣ng”. Anh Dũng c̣n cho biết thêm: lên thuyền của các anh có bảy tên lính hải quân Trung Quốc cao lớn, tên nào tay cũng lăm lăm một khẩu súng. Buổi chiều, chúng đưa các anh về đảo Hải Nam, cho mỗi người một tô ḿ, sau đó nhốt mỗi người vào một buồng riêng biệt. Hai ngừơi bị thương th́ chúng “làm sống”, tức là xử lư vết thương không dùng thuốc gây tê. Sau một vài phút để trấn tĩnh trở lại, Thái nói: “Chúng dùng dao khoét vào đùi em, lấy viên đạn ra; em bị bắn 2 phát, một phát vào đùi phải đau đớn vô cùng. Khi chúng khoét xong, cho em tô ḿ. Sáng hôm sau chúng lôi em đi lấy cung”.



    Anh Nguyễn Văn Dũng sống sót trở về


    Khoảng hai, ba hôm sau khi thuyền ngư dân Thanh Hoá bị tàu chiến Trung Quốc tấn công th́ người của Bộ ngoại giao Việt Nam sang. Họ có hai người, không có nhà báo đi theo để đưa tin. Họ xin chính quyền Trung Quốc gặp các ngư dân Việt Nam đang bị giam giữ và khuyên: “Các anh cố gắng ở lại cải tạo cho tốt, đừng căi lời người ta. Chúng tôi sẽ cố gắng đưa các anh về trước tết”. Những ngư dân này không hiểu họ phạm tội ǵ, tại sao lại “ cố gắng cải tạo cho tốt” ?
    Chúng tôi gặng hỏi các nhân chứng xem phía Trung Quốc đă tra hỏi những ǵ, nhưng các anh nói không thể nhớ hết được. Sự việc đă trôi đi ba năm, đọng lại những ǵ bây giờ chỉ là nỗi sợ hăi. Họ chỉ nhớ những buổi đi cung bị bức bách, căng thẳng. Một, hai ngày đầu chúng đưa ngư phủ ta đi cung một đến hai lần, mỗi lần chừng một tiếng. Nhưng hai, ba ngày sau (khi có người của Bộ ngoại giao Việt Nam), chúng gọi họ đi cung nhiều hơn. Mỗi ngày hai đến ba lần, mỗi lần hai, ba tiếng. Có một người dịch sang tiếng Việt. Khi kết thúc buổi cung các ngư phủ chúng ta đều phải kư vào một biên bản bằng chữ Tàu mà không ai biết nội dung là ǵ..Anh Dũng nói: “ Chúng tôi không thể không kư v́ chúng đă ép cung, tôi chậm kư bị chúng đánh liền”.
    Cho đến bây giờ không ai trong số c̣n sống được biết: tại sao thuyền đánh cá của họ bị tàu chiến Trung Quốc tấn công. “ Chúng tôi đơn thuần chỉ đi đánh cá trên vùng biển quê hương ḿnh! Từ khi đảng và nhà nước cho vay vốn để đóng thuyền lớn, khuyến khích đánh cá xa bờ, chúng tôi đă khai thác ngư trường này từ chục năm trước, bây giờ cũng vậy. Những tranh chấp vùng nào đó trên biển Đông giữa hai nhà nước chúng tôi đâu được thông báo!”
    Sau ba mươi mốt ngày, những người c̣n sống được về Việt Nam, tám người khác phải trở về trong tám b́nh tro.

    Nỗi đau của những người thân

    Khi chúng tôi đến nhà anh Nguyễn Hữu Biên, một thanh niên mới đi biển lần đầu đă bị tàu chiến Trung Quốc bắn chết, đau đớn và căm phẫn vẫn hằn rơ trên gương mặt bà nội và mẹ của Biên. Bà Lê Thị Tăm đem tấm h́nh của con trai ra cho chúng tôi xem. Biên c̣n trẻ quá, mới hai mươi tuổi. Cái hồn oan này đang lẩn quất ở đâu? Là oan hồn thứ bao nhiêu của dân tộc nối tiếp những oan hồn “lên rừng t́m ngà voi xuống biển ṃ ngọc trai”, mà sử sách Việt Nam đă ghi từ ngh́n năm trước? Bà nội của Biên đă ngoài tám mươi, run rẩy lê từng bước tiễn chúng tôi ra cửa: “Trung Quốc có bao giờ thôi nghĩ đến chuyện xâm lược nước ta đâu, có bao giờ ngừng giết người Việt Nam ta đâu”. Ôi! Một cụ già nhà quê ngoài tám mươi tuổi c̣n nhận biết ra được cái sự thật này, các vị lănh đạo đảng và Nhà Nước chẳng lẽ lại không biết ư? Phúc hay là họa cho dân tộc chúng ta đây?



    Nguyễn Hữu Biên tử nạn lúc 20 tuổi


    Giấy báo tử ngày 4.2.2005 báo về cho gia đ́nh có xác nhận ngày chết cuả các nạn nhân là 8.1.2005 (tức là gần một tháng sau mới cớ giấy báo tử về nhà). Giấy báo tử được kư tên và đóng dấu bởi bà Lănh sự Bùi Thị Tuyết Minh. Tuy nhiên, trong phần nguyên nhân chết th́ để trống, trong khi sự thực các anh bị tàu Trung Quốc tấn công, bắn giết. Điều này đă được xác định, và chính quyền xă khi đến báo tin cho các gia đ́nh cũng khẳng định.



    Giấy chứng tử do Lănh Sự Quán VN tại Trung Quốc cấp


    Lẽ ra, vụ việc này đă phải trở thành một sự kiện nghiêm trọng trong quan hệ quốc tế, cần phải làm sáng tỏ. Nhưng do chính quyền bưng bít thông tin, nên đă hơn ba năm trôi qua, hầu hết người dân vẫn không hay biết. Chúng tôi đến nhà anh Lê Xuân Trọng. Vợ anh đă qua đời trong một cơn bạo bệnh khi sinh bé Lê Thị Thuỳ Trang được tám tháng tuổi. Bé Trang được mười ba tháng tuổi th́ anh Trọng bị cướp mất mạng sống. Nghe nhắc đến bố mẹ, bé Trang oà khóc. Tôi ôm nó vào ḷng, nước mắt trào theo. Có thể, ngoài cảm nhận sự côi cút vô lư này, bé không thể hiểu điều ǵ vượt quá tầm của một đứa trẻ mới hơn bốn tuổi. Nỗi đau dồn hết vào ḷng ông bà nội.
    Sau khi anh Trọng bị bắn chết, ông bà nội cháu đề nghị chính quyền cho bé Trang được hưởng trợ cấp hàng tháng. Bắt đầu từ năm 2006, bé được hưởng trợ cấp hai trăm ngàn đồng mỗi tháng, (năm 2005 không được ǵ v́ c̣n phải làm thủ tục). Cuối năm vừa rồi, ông trưởng thôn nói với ông bà Kính rằng, cần đề nghị “lên trên” để tăng tiền trợ cấp cho bé. Chưa kịp mừng th́ đă… chưng hửng, số tiền bé Trang nhận được tháng đầu tiên năm 2008 đă bị cắt giảm xuống c̣n một trăm hai mươi ngàn đồng. Bà Kính than văn: “Không hiếu sao lại thế. Đấy, chúng tôi vừa nhận một trăm hai mươi ngàn đó cô.” Ông Kính chua chát: “Không đủ tiền ăn sáng cho cháu cô chú ạ”. Ông bà mời chúng tôi ở lại dùng bữa tối và nghỉ qua đêm. Chúng tôi cảm ơn và từ chối v́ đă nhận lời bà Thao. Ông Kính hẹn sáng hôm sau sẽ đưa chúng tôi sang Hoà Lộc, gặp những người c̣n lại. Quả thật, nếu không có cháu Tùng con anh Ṭng dẫn đường, chúng tôi không biết xoay sở ra sao. Đồi núi, trời tối, đường vắng và thưa người qua lại. Chúng tôi lănh nhận sự nguy hiểm đang đe doạ hai thanh niên trẻ muốn biết sự thật và mong có cơ hội nói lên sự thật ở một môi trường thông tin v́ sự thật.
    Sáng hôm sau, chúng tôi trở lại nhà ông Kính. Ông có chuyến đi biển gấp nên không thể thực hiện lời hẹn. Từ Hoằng Trường đến Hoà Lộc không có đường bộ, phải đi bằng đ̣. Ông đưa chúng tôi đến bến sông. Chủ đ̣ nấn ná, chờ thêm khách cho đủ chuyến. Ông Kính th́ thầm với chủ đ̣, chúng tôi được sang sông. Đây là băi sông Hoằng Trường (c̣n có tên gọi khác là Lạch Trường).
    Sang đến Hoà Lộc, hai chúng tôi lại tiếp tục cuốc bộ theo một hướng đạo già. Ông tên là Nguyễn Văn Nhiễm, ngoài sáu mươi tuổi, dáng người nhỏ nhắn và nhanh nhẹn. Ông là cán bộ Chi hội Nông dân thôn Hoà Phú, cũng là một đảng viên. Dám đấu tranh chống tiêu cực nên cũng bị… ghét. Trên đường đi, Ông nói: “các cháu làm thế là rất đúng. Tặng quà, giúp đỡ cho ai th́ cứ trao tận tay họ. Đừng có qua chính quyền xă hay thôn làm ǵ, nhiêu khê, rườm rà. Mà có khi người dân chẳng nhận được ǵ”.



    Cháu bé Quỳnh Trang mồ côi bố mẹ may mắn có ông bà nội nuôi dưỡng


    Trong số những gia đ́nh chúng tôi đă gặp, hoàn cảnh của gia đ́nh tử nạn Trần Nghiệp Hùng là quá éo le. Năm 2003, vợ anh chết đuối ngoài biển (phụ nữ cũng phải đi đánh cá). Năm 2005, anh Hùng bị hải quân Trung Quốc bắn chết. Một năm sau khi anh mất, hai đứa con anh là Trần Nghiệp Mạnh và Trần Thị Thúy đều phải vào trại trẻ mồ côi. Chị Quân (chị ruột nạn nhân Trần Nghiệp Hùng) buồn rầu tâm sự: “Chẳng ai muốn cháu ḿnh phải vào trại trẻ mồ côi, nhưng v́ khó khăn quá, ai cũng nghèo. Chồng tôi chết gần năm nay. Cô em gái tôi cũng phận goá bụa. Chú ấy cũng chết do tai nạn khi đi biển, bà cụ nhà tôi năm nay đă tám mươi hai tuổi, nay cụ ở với người con này, mai lại ở với người con khác. Bà cụ cũng tội, con trai, con dâu, con rể cứ bỏ cụ mà đi”.



    Gia tài của ngư dân Lê Văn Xuyên để lại

    Thỉnh thoảng, trên các phương tiện thông tin cũng phản ánh những tiêu cực trong việc cứu trợ người dân bị nạn: chuyện ăn chặn hàng cứu trợ, chuyện cứu đói bằng gạo mục…. Tôi c̣n nhớ trong một bản tin thời sự tối của Đài truyền h́nh Việt Nam có đưa một tin cười ra nước mắt: người ta cứu đói cho dân bằng… kem đánh răng và xà pḥng thay v́ một thứ ǵ ăn được. Các đoàn thể, cá nhân có hảo tâm đă không c̣n tin vào chính quyền. Họ không muốn ḷng tốt của ḿnh trở thành miếng mồi béo bở cho các ông quan to quan nhỏ. V́ thế, thay v́ qua chính quyền, họ tự tay mang quà cho đồng bào. Như ṿi bạch tuộc, rất dài, rất dai và rất giỏi, cánh tay ăn chặn vẫn vươn tới được. Câu chuyện ông Nhiểm, chị Quân kể sau đây là một bằng chứng.
    Đoàn từ thiện chùa Giác Minh, Tân Vạn – Biên Hoà lặn lội ra tận Thanh Hoá cứu trợ cho người dân sau trận băo lũ năm 2006. (Tiếc rằng ông Nhiễm không nhớ Pháp danh của vị Thượng Tọa nào). Các nhà sư đă tận tay trao số tiền cho đồng bào, mỗi suất hai trăm ngàn đồng. Nhiều gia đ́nh trong xă đă được chùa Giác Minh cứu trợ. Con dâu ông, trên đường về nhà đă bị người của chính quyền xă chặn lại, số tiền bị cướp trắng. Chị giải thích rằng đây là tiền của các nhà sư cho chị, không phải tiền “chính sách” hay của chính quyền. Nói thế nào cũng không được. Đau nhất là ông Nhiễm. Các nhà sư tin tưởng, nhờ ông chuyển giúp phần quà cho một số gia đ́nh khác. Ngay tối hôm đó, chính quyền xă cử người đến cướp toàn bộ số tiền với lư do “gom vào một mối để phát cho dễ, cho công bằng” .
    Ông không thể không đưa v́ họ nhân danh chính quyền. Nhiều người khác cũng bị tương tự. Không ai được trả lại xu nào dù đó là tiền cứu trợ nhân đạo. Chưa hết, hơn hai tháng sau, ông Nhiểm nhận được một lá thư, ngoài b́ thư ghi tên người gửi là Đoàn từ thiện chùa Giác Minh, Tân Vạn – Biên Hoà. Trong đó có một tấm vé số trúng giải, trị giá giải thưởng là hai mươi nhăm triệu đồng (một số tiền rất lớn), và ghi rơ là tặng riêng cho ông. Ông Nhiễm sung sướng mang tấm vé số đi lĩnh giải. Người ta trả lời ông: “đă quá thời hạn lĩnh giải” và c̣n trách ông “sao bây giờ bác mới đến lĩnh”?. Ông Nhiễm khẳng định với chúng tôi: “Tôi tin ai đó đă bóc thư ra xem và cố t́nh giữ lại, không đưa ngay cho tôi”. Không biết cảm giác của ông lúc trở về nhà, trên tay cầm tấm vé số trúng giải vô giá trị như thế nào? Ai được hưởng toàn bộ số tiền cướp được của ông Nhiễm và những người dân khốn khổ cần phải được cứu sống? Đoàn từ thiện chùa Giác Minh có biết việc này? Qua các nhân vật được tiếp xúc, chúng tôi biết người nung nấu đưa vụ việc ra ánh sáng công luận chính là ông Kính. Ông là người biết rơ chủ trương “hoà nhập, hoà đồng, vươn ra biển lớn” của chính phủ. Ông nói hoà nhập vào thế giới văn minh không chỉ về kinh tế mà c̣n về nhiều vấn đề khác. Vụ việc thuyền đánh cá của ngư dân Thanh hoá bị tàu chiến Trung Quốc tấn công, ngư phủ Thanh hoá bị giết hại là vi phạm luật pháp quốc tế. Ông có dự định vận động các nạn nhân c̣n sống sót và thân nhân các nạn nhân đă chết làm đơn tập thể gửi đến đại sứ quán Trung Quốc, yêu cầu phải làm rơ và phải có trách nhiệm đối với các nạn nhân. Ông hy vọng báo chí vào cuộc. Ra Hà Nội, ông t́m gặp đại diện báo Tuổi Trẻ. Tiếp ông là một kư giả có cái tên rất gợi: Hoà Đồng. Phải rồi! Đúng như ông nghĩ: muốn giải quyết vụ việc hăy hoà đồng với nhân loại về phương diện truyền thông trước đă. Nhưng ông sững sờ khi kư giả Hoà Đồng khuyên ông dẹp bỏ vụ việc, đào sâu chôn chặt vụ việc, theo đuổi chỉ bất lợi cho cá nhân ông và không giải quyết được vấn đề ǵ! Thật buồn cho truyền thông Việt Nam!
    Cho đến bây giờ, khi tiếp xúc với chúng tôi, ông Kính vẫn nung nấu dự định cũ. Khi chúng tôi đề cập đến đề tài này th́ nhận thấy những nét lo sợ xuất hiện trên gương mặt của thân nhân các nạn nhân. Nhưng không phải chỉ nạn nhân và thân nhân của những nạn nhân lo sợ mà những người không liên đới cũng lo sợ. Họ đang nằm trong một hàng dô-mi-nô lo sợ. Người dân sợ chính quyền cơ sở, chính quyền cơ sở sợ chính quyền trung ương, chính quyền trung ương sợ chính quyền thiên triều bởi 8 chữ vàng: “ Láng giềng, hữu nghị…”
    ***
    Lẽ ra, chúng tôi c̣n tiếp tục t́m gặp các nhân chứng, các gia đ́nh nạn nhân c̣n lại. Nhưng chuyến đi buộc phải kết thúc. Có tin báo công an đang lùng sục chúng tôi. Trưa hôm đó, hai người chúng tôi bí mật rời khỏi Thanh Hoá. Bao nhiêu nỗi uất ức, mệt mỏi dồn nén từ hôm trước được dịp bung ra. Suốt chặng đường về, không ai nói với ai lời nào. Tôi biết người bạn đồng hành cũng đang nghĩ về chuyến đi vừa qua như tôi. Chúng tôi sẽ không bao giờ quên 24 giờ vào một ngay đầu tháng 3 năm 2008 ở đây. Có thể nào một ngày nào đó, trên vùng biển Việt Nam sẽ vắng bóng những con thuyền đánh cá Việt Nam. Không chỉ là nỗi lo cầm chắc thua lỗ v́ giá xăng dầu phi mă, mà c̣n là nỗi lo cho chính mạng sống của ngư phủ khi ra biển. Cùng thời gian với chúng tôi đi Thanh Hoá, báo An ninh thế giới (một tờ báo chuyên xuyên tạc, bôi đen các nhà hoạt động dân chủ, nhân quyền Việt Nam) đă phải thừa nhận sự thực là Trung Quốc xâm chiếm lănh hải Việt Nam. Bài báo cũng liệt kê các vụ hải quân Trung Quốc bắt cóc đ̣i tiền chuộc, giết ngư phủ Việt Nam, và khẳng định các ngư phủ Việt Nam không hề xâm phạm lănh hải Trung Quốc. Nhưng để biện hộ cho bản chất nhu nhược của chính quyền cộng sản VN, bài báo trích lời của một nhân viên an ninh cấp tỉnh: “Chúng tôi đă cố làm hết sức ḿnh để bảo vệ các ngư dân, nhưng v́ biển cả mênh mông quá, không có cách nào can thiệp, giúp đỡ được!”
    Xót xa thay! Biển cả mênh mông, hay trách nhiệm đối với sinh mệnh công dân bị coi nhẹ?
    Chính quyền cộng sản Trung Quốc đă gây nợ xương máu với người Việt Nam!
    Cùng với việc để mất Hoàng Sa, mất nhiều đảo ở Trường Sa, mất hàng vạn cây số vuông ở biên giới phía Bắc, ở vịnh Bắc bộ, mất sinh mạng của con dân trên biển, chính quyền cộng sản Việt Nam nợ nhân dân Việt Nam ḷng ái quốc!

    Tháng 3 năm 2008
    Phạm Thanh Nghiên

    ( http://bacaytruc.com/index.php?optio...c-gi&Itemid=53 )

  3. #23
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Phương Uyên bị Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm đuổi học

    http://www.vietlandnews.net/forum/sh...ad.php?t=25413



    Không đau không phải là người Việt Nam !

  4. #24
    Member
    Join Date
    25-01-2011
    Posts
    4,929

    Nhà nước Việt Nam 'giúp' Trung Quốc hại lúa gạo dân Việt

    SÀI G̉N (NV) - Chính quan chức CSVN mà người ta gọi bóng gió là “lợi ích nhóm” bị tố cáo làm tay sai đắc lực cho Trung Quốc để giết dần ṃn giới nông dân và lúa gạo của Việt Nam.


    Giáo sư Vơ Ṭng Xuân, một chuyên viên lúa gạo kỳ cựu của Việt Nam. (H́nh: Lao Động)

    “Một lư do quan trọng hơn là nhiều quan chức lại đứng đằng sau lưng những công ty nhập khẩu lúa giống Trung Quốc để kiếm lợi ích cá nhân, khuyến cáo nông dân nên trồng lúa Trung Quốc không nên trồng giống lúa Việt Nam.”
    Giáo sư Vơ Ṭng Xuân, một chuyên viên lúa gạo kỳ cựu của Việt Nam, nói như vậy trong cuộc phỏng vấn của báo Đất Việt hôm Thứ Bảy 30/11/2013. Như thế, đây là thêm bằng chứng nhà cầm quyền độc tài đảng trị ở Bắc Kinh như con bạch tuộc khổng lồ với cả trăm cả ngàn cái ṿi vươn sang Việt Nam lũng đoạn tất cả mọi mặt của nền kinh tế và sản xuất của nước này.
    Trong cuộc phỏng vấn của tờ Đất Việt, ông Vơ Ṭng Xuân cho hay, tuy Việt Nam là một nước nông nghiệp và lấy trồng lúa làm chính, nhưng khác với trước kia, từ mấy năm trở lại đây, Trung Quốc khống chế phần lớn từ khâu sản xuất lúa giống, phân bón, thuốc trừ sâu và cả tiêu thụ gạo.
    Tin tức cho hay từ 50% đến 70% nhu cầu lúa giống, phân bón và thuốc trừ sâu của nông dân Việt Nam đều nhập cảng từ Trung Quốc. Không phải các chuyên viên Việt Nam không nghiên cứu được lúa giống thích hợp, phẩm chất cao nhưng có những viên chức nhà nước lại nằm đằng sau việc đốc thúc người dân sử dụng lúa giống Trung Quốc.
    Chính sách “tam nông” của nhà cầm quyền CSVN rầm rộ tuyên truyền mà giới nông dân Việt Nam chẳng được hưởng ǵ ngoài sự đói khổ. Nguyên nhân đầu tiên, theo ông Xuân, là lúa giống của Việt Nam sản xuất không được quảng cáo “tiếp thị” mạnh bằng giống Trung Quốc, nhưng như trên ông nói, giống lúa Trung Quốc được tiêu thụ mạnh hơn chỉ v́ “được sự hỗ trợ của chính quyền khuyến khích dân mua giống lúa đó”.



    Cánh đồng gieo cấy với lúa giống Trung quốc ở huyện Yên Định tỉnh Thanh Hóa. (H́nh: Tuổi Trẻ)

    Trong cuộc phỏng vấn, ông Vơ Ṭng Xuân không nói rơ ra sự “hỗ trợ của chính quyền” là ai, cơ quan nào, nhưng ngày 23/8/2013 vừa qua, báo Tuổi Trẻ cho hay Tổng giám đốc Công ty CP Giống cây trồng Nghệ An Nguyễn Ngọc Dũng nói với kư giả báo này: “Chúng tôi sử dụng loại giống, bộ giống nào là do hướng dẫn của Sở NN&PTNT.”
    Đại đa số nông dân thuộc các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An đă theo lệnh của nhà cầm quyền mua lúa giống Trung Quốc để trồng chỉ v́ chúng cho sản lượng cao hơn, dù phải mua giá đắt hơn lúa giống nội địa. Trong khi đó, phẩm chất gạo từ lúa giống Trung Quốc ăn không ngon và hàm lượng dinh dưỡng thấp, theo bản tin Tuổi Trẻ vừa kể.
    Tờ báo này dẫn nguồn tài liệu của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn nói tỉ lệ lúa giống nông dân mua để trồng có khoảng 65% nhập cảng từ Trung Quốc.



    Tỉ lệ lúa giống đang được sử dụng tại Việt Nam có tới 65% xuất xứ từ Trung quốc, theo tài liệu của Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn. Trung tâm Khuyến nông quốc gia. (H́nh đồ họa: Tuổi Trẻ)

    Việt Nam tùy thuộc phần lớn vào nguyên vật liệu của Trung Quốc để gia công hàng dệt may, giày dép, đồ điện tử xuất cảng. Báo chí trong nước đă báo động nhiều lần về sự khống chế của nông sản Trung Quốc từ củ hành, củ gừng đến củ khoai, trái cây, nay th́ đến nông sản căn bản là lúa gạo cũng không thoát bàn tay phương Bắc.
    Ở mặt sản xuất th́ như thế, theo nhiều bài báo gần đây, có nhiều dấu hiệu cho thấy thị trường mua bán lúa gạo của Việt Nam cũng ngày càng phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc. Cho đến Tháng 10-2013, trong tổng số gạo xuất cảng 5.8 triệu tấn, khoảng 3 triệu tấn đă được xuất sang thị trường Trung Quốc. Trong đó, xuất cảng “chính ngạch” chỉ chiếm 1.8 triệu tấn, c̣n xuất “tiểu ngạch” lên tới 1.2 triệu tấn.
    Xuất cảng “tiểu ngạch” qua biên giới với các hợp đồng nhỏ lẻ, theo các nguồn tin, có nhiều thiệt hại cho phía Việt Nam, từ thất thu thuế, đến giới thương gia trong nước bị ép và bị bỏ ngang hợp đồng mà không hề bị chế tài, bồi thường. Đến giữa tháng 8, số lượng hợp đồng với tổng số gạo 938,000 tấn đă bị “hủy hợp đồng”, con số do Hiệp Hội Lương Thực quốc doanh đưa ra, hầu hết là hợp đồng kư với thương lái Trung Quốc.
    Cho tới nay, xuất khẩu và thu mua lúa gạo trong nước nằm hầu trong trong sự thao túng của Tổng Công Ty Lương Thực Miền Nam và Tổng Công Ty Lương Thực Miền Bắc, tức hai đại công ty quốc doanh với gần 100 công ty con chân rết của chúng.
    Hai đại gia này chỉ tung tiền nhà nước ra mua khi có hợp đồng rồi bán lại kiếm lời, bất chấp quyền lợi của nông dân. Đă có rất nhiều bài viết về sự điêu đứng khốn khổ của nông dân trong chính sách độc quyền lúa gạo của nhà nước.
    “Xuất khẩu gạo hiện nay của ta đang đi ngược chiều thế giới, các nước họ cạnh tranh giá cao với chất lượng gạo tốt, nhưng doanh nghiệp của ta th́ lại đi cạnh tranh giá rẻ, gạo chất lượng thấp. Dù sao doanh nghiệp vẫn không lỗ, v́ anh bán thấp th́ mua thấp, thiệt đâu nông dân chịu”. Tiến sĩ Lê Văn Bảnh, Viện trưởng Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long, nói trên tờ Đất Việt ngày 11/8/2013. (TN)

  5. #25
    Member
    Join Date
    25-01-2011
    Posts
    4,929

    Trung cộng vào đất ḿnh

    Đăng ngày: 05.12.2013

    VRNs (05.12.2013) - Sài G̣n – Có những ǵ như là bùi ngùi… khi đọc chuyện về những miền đất một thời của ḿnh, rồi bây giờ đă trở thành đất của Trung Cộng.

    Thí dụ, Quảng Châu, Quảng Tây của TRUNG CỘNG, nơi quê hương ḍng giống Bách Việt của một thời, trước khi cha ông ḿnh tiến về phương Nam để mở đất. Và rồi văn hóa của tộc Việt nơi Lưỡng Quảng trở thành thiểu số, trong khi dân tộc Kinh tràn về miền đất một thời của dân tộc Champa, tức sắc tộc Chăm, và rồi đi xa hơn để chiếm đất của Khmer Krom.

    Lịch sử có những đau đớn: thành công của sắc tộc này, là thảm bại của sắc tộc khác.

    Nhưng đó là thời chưa có Liên Hiệp Quốc, chưa có bất kỳ ṭa án quốc tế nào về phân xử lănh thổ, lănh hải – và ngay cả khi có các phiên ṭa quốc tế này, khi quân TRUNG CỘNG tràn vào trấn áp Tây Tạng, đè ép Tân Cương… th́ thế giới cũng chào thua.

    Với Việt Nam, vấn đề là, chính nhà nước Hà Nội đă mở cửa đón dân Tàu tràn vào VN.

    Nhà báo Minh Diện trong bài viết “Những Mảnh Ghép Vênh Vẹo” trên blog Bùi Văn Bồng đă kể nhiều chuyện “vênh vẹo” khi về thăm quê ở Miền Trung, trong đó có ghi lời anh Lưu, cựu Hiệu trưởng một trường phổ thông trung học, khi đưa nhà báo Minh Diện thăm ḍng sông Cô Giang.

    Lời văn bùi ngùi như sau:

    “…Ḍng sông này chảy qua mấy thôn trong xă, ngày xưa nước trong xanh, giờ đổi màu đen kịt. Ông Lưu nói, nước đổi mầu mấy năm nay rồi, từ khi xuất hiện cái nhà máy cán thép Chen-Lee của TRUNG CỘNG.

    Cái nhà máy ấy, ban ngày cách xa khoảng nửa cây số có thể nh́n thấy ba ống khói màu nâu đậm nhô lên trên các mái tôn hoen rỉ, nhả khói đen x́, c̣n ban đêm, cách vài cây số cũng nh́n thấy từng quầng lửa đỏ rực bốc cao lên trời.

    Ngày ngày những chiếc xe Container, xe tải bịt kín ra vào nhà máy. Những con đường bị vằm nát, khói bụi mù mịt. Người dân quanh vùng chỉ biết cái nhà máy của Trung Cộng , trên đất đai tổ tiên ông bà ḿnh như vậy!

    Nguyễn Thanh cùng học với tôi hồi cấp hai, đi bộ đội, sau giải phóng chuyển ngành sang công an, mới về hưu, hiện đang sinh sống cách nhà máy Chen-Lee không xa, mà cũng không được biết ǵ hơn người dân b́nh thường.

    Theo bà con quanh khu vực, năm năm trở lại đây số người mắc bệnh ung thư ruột, ung thư gan trong thôn tăng đột biến. Chỉ trong năm 2012 đă có mười người ở hai thôn Cổ Lạc và Mỹ Lạc tử vong v́ ung thư. Phải chăng do bà con uống nước sông Cô Giang bị nhiễm chất độc từ nhà máy cán thép Chen-Lee thải ra?

    Tôi gặp Quân, một công nhân trẻ từng làm việc ở nhà máy Chen-Lee.

    Nước da xanh xám, hai mắt lơm sâu, Quân dè dặt nói với tôi:

    - Tuy làm việc cho nhà máy ấy gần 5 năm, nhưng cháu chỉ là công nhân khuân vác ṿng ngoài, phải qua ba ṿng, ba trạm gác mới vào ṿng trong. Chưa bao giờ cháu dám bén mảng tới đó. Bọn bảo vệ người Trung Quốc sẵn sàng dùng dùi cui cao su đánh vào đầu công nhân Việt nếu vô t́nh xâm phạm vùng cấm. Theo cháu biết th́ không có bất kỳ công nhân Việt Nam nào được lọt vào ṿng trong. Ở đó toàn công nhân Trung Quốc đầu trọc. Chúng được tuyển chọn, đưa từ Trung Cộng sang. Hầu hết có vợ con, thành lập một khu tập thể, treo cờ Trung Cộng, cấm người Việt lai văng…

    Theo lời Quân, số công nhân của nhà máy Chen-Lee khoảng hơn một ngàn. Trước kia có khoảng hai trăm người Việt Nam, bây giờ không c̣n ai. Quân là người cuối cùng bị sa thải cách đây một tháng.

    Bọn chủ nhà máy kỳ thị chủng tộc, hay chúng làm chuyện phi pháp, nên giữ bí mật tuyệt đối như thế? Câu hỏi đó giành cho những người có trách nhiệm. Điều có thể khẳng định là, nhà máy Chen-Lee đă gây ô nhiễm môi trường một cách khủng khiếp.

    Quân nói với chúng tôi:

    Nó chở phế liệu từ Trung Cộng sang, nấu nhôm, sắt thành phẩm chở về Trung Cộng, c̣n các chất phế thải đổ hết xuống sông…”

    Nhiều chuyện vênh vẹo khác cũng được nhà báo Minh Diện kể lại chi tiết, xin mời độc giả đọc thêm ở trang http://bongbvt.blogspot.com/ – nơi đó, ḿnh đọc và rơi nước mắt lúc nào không ngờ.

    Có phải VN sẽ mất thêm đất, và TRUNG CỘNG sẽ có thêm một tỉnh Quảng ǵ ǵ nữa chăng? Hay VN sẽ mất gọn như Tây Tạng, như Tân Cương?

    Nguyễn Tánh chuyển tin

    (http://www.chuacuuthe.com/2013/12/tr...-vao-dat-minh/)

  6. #26
    Member
    Join Date
    25-01-2011
    Posts
    4,929

    Bọn Chệt chặt đầu em bé Việt Nam.




    TRỜI ƠI LÀ TRỜI ! EM NHỎ LỚP 4 NÀY CÓ TỘI TÌNH GÌ!

    Sự dă man của những con người trong các chế độ cs trị.
    Bắt hai người Trung Quốc giết hại dă man bằng cách chặt đầu cháu bé lớp 4
    Chiều 27.1, nguồn tin từ cơ quan công an cho biết công an huyện Văn Lăng (Lạng Sơn) vừa bắt giữ hai người Trung Quốc vừa gây ra vụ án giết người tại Việt Nam.
    Hai người này đă nhiều lần sang Việt Nam đ̣i nợ nhưng bố cháu bé trốn. Do đó, hai đối tượng trên đă ra tay bắt cóc và giết hại bằng cách chặt đầu cháu bé. Hai đối tượng này c̣n t́m cách moi tim nạn nhân nhưng không thành.
    Sau đó, hai nghi phạm trên đang bị tạm giữ tại UBND xă Bắc La để chờ cơ quan có thẩm quyền xử lư.
    nhưng con nghỉ họ không xử đâu v́ sợ người anh láng giềng buồn

    Bùi Chí Tâm

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 8
    Last Post: 06-06-2013, 10:16 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •