Page 10 of 25 FirstFirst ... 6789101112131420 ... LastLast
Results 91 to 100 of 249

Thread: THỜI ĐIỂM VÀ CHIẾN THUẬT TẤN CÔNG SYRIA

  1. #91
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    06.09.2013

    Nhận diện các nhóm nổi dậy ở Syria và lập trường của Hoa Kỳ



    H́nh ảnh từ một đoạn video của Mạng lưới tin tức Shaam cho thấy các thành viên của Đạo Binh Syria Tự do đang nhắm mục tiêu là các lực lượng chính phủ ở Aleppo, Syria, 22/7/2013


    Quân nổi dậy tại Syria gồm nhiều nhóm khác nhau, có nhiều chủ trương khác nhau, chỉ gặp nhau ở một điểm, lật đổ chính phủ của Tổng thống Bashar al-Assad.

    Đạo Binh Syria Tự do, nhận ḿnh không trực thuộc một đảng chính trị hay tôn giáo nào, là nhóm đông nhất và có nề nếp nhất. Ước lượng vào khoảng 50.000 thành viên, nhóm này gồm nhiều quân nhân và công chức bất măn với chế độ Assad.

    Hai nhóm dựa vào đạo Hồi là Mặt Trận Giải Phóng Syria và Mặt trận Hồi giáo Syria. Thành viên hai nhóm này ít hơn Đạo Binh Syria Tự do.

    Nhóm chủ trương thánh chiến Jabhat al-Nusra thề trung thành với Ayman al-Zawahiri, lănh tụ của al-Qaida thế chỗ của Osama bin Laden; và thề trung thành với nhánh al-Qaida bên Iraq. Nhóm này ngày càng đông, nhờ có hàng ngàn thành viên của Đạo Binh Syria Tự do chạy sang.

    Nhóm Jabhat al-Nusra được xem là có kinh nghiệm chiến trường nhiều nhất và được tổ chức tốt nhất. Hoa Kỳ xem nhóm này là một tổ chức khủng bố.

    Tại các buổi điều trần tuần này trước Quốc hội, Ngoại trưởng Hoa Kỳ John Kerry bênh vực cho chính sách can thiệp có giới hạn của Tổng thống Obama. Ông nói phe nổi dậy ôn ḥa ở Syria ngày càng có thêm ảnh hưởng, phe cực đoan chỉ chiếm từ 15 đến 20%.

    Từ nhiều tháng qua, chính phủ Mỹ định trang bị vũ khí cho Đạo Binh Syria Tự do nhưng lại ngại cuối cùng số vũ khí lại lọt vào tay các phần tử khủng bố.

    Hoa Kỳ cũng không muốn sa lầy vào cuộc nội chiến của Syria.



    http://www.voatiengviet.com/content/...y/1744925.html

  2. #92
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Nếu Hoa Kỳ bắn hỏa tiễn vào phá các cơ sở vơ khí hóa học ?

    Nghe b́nh luận trên TV , nếu Mỹ pháo vào các cơ sở chứa vũ khí hóa học , khí độc bay ra sẽ làm hại dân chúng quanh vùng và có thể cả các nước lân bang .

  3. #93
    Member
    Join Date
    19-08-2010
    Posts
    831
    Quote Originally Posted by Tigon View Post
    Nếu Hoa Kỳ bắn hỏa tiễn vào phá các cơ sở vơ khí hóa học ?

    Nghe b́nh luận trên TV , nếu Mỹ pháo vào các cơ sở chứa vũ khí hóa học , khí độc bay ra sẽ làm hại dân chúng quanh vùng và có thể cả các nước lân bang .
    Nếu Hoa Kỳ quyết định trừng phạt Syria, th́ quan tâm hàng đầu của họ là tránh không đụng đến những kho vũ khí hoá học. Nhưng một trừơng hợp có thể xảy ta là: chính phủ Syria cố t́nh phá huỷ kho vũ khí hóa học rồi vu khống cho Hoa Kỳ.

    Phe chính phủ Syria c̣n đang dự định dùng người dân để làm bia đỡ đạn, nhằm ngăn chận sự tấn công của Liên Quân nếu chiến tranh xảy ra.

  4. #94
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Cập nhật: 05:06 GMT - thứ bảy, 7 tháng 9, 2013

    Mỹ - Nga tiếp tục bất đồng về Syria




    Diễn văn của lãnh đạo các nước tại hội nghị G20 một lần nữa cho thấy bất đồng sâu sắc xung quanh vấn đề Syria.

    Tổng thống Nga Vladimir Putin nhấn mạnh quan điểm chống lại bất kỳ cuộc tấn công nào, với lư do điều này sẽ làm mất ổn định khu vực.

    Trong khi đó, Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama cho rằng hành động quân sự là cần thiết để đáp lại việc chính phủ Syria sử dụng vũ khí hóa học.

    Tuyên bố chung của Hoa Kỳ và 10 nước khác đă kêu gọi phản ứng mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế.

    Hoa Kỳ cáo buộc quân đội Tổng thống Bashar al-Assad đă giết chết 1.429 người bằng khí độc ở khu vực ngoại ô Damascus vào ngày 21/8.

    Ông Assad thì đổ trách nhiệm cho quân nổi dậy.

    Trung Quốc và Nga, hai nước vốn chống lại nghị quyết về Syria tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, nhấn mạnh rằng mọi hành động quân sự không được phép của Liên Hiệp Quốc đều là bất hợp pháp.

    Ông Putin nói các cuộc thảo luận về vấn đề Syria vào tối thứ Năm đă kéo dài qua nửa đêm.

    Ông cũng cho biết đă có đàm thoại riêng với Tổng thống Obama về chủ đề này.

    Cả hai đă lắng nghe ư kiến của nhau, nhưng không đạt được thống nhất.

    Ông Putin cũng nói ông tin rằng phần lớn người dân ở những nước mà chính phủ ủng hộ cho hành động quân sự đều chống lại điều này.

    Trong lúc đó, Tổng thống Pháp Francois Hollande, một trong những người ủng hộ mạnh mẽ hành động can thiệp quân sự, nói ông sẽ đợi kết luận từ các thanh tra vũ khí của Liên Hiệp Quốc trước khi đưa ra quyết định.

    Kết quả điều tra từ các thanh tra Liên Hiệp Quốc sẽ phải chờ đến tuần sau ngày 15/9 mới được công bố, thậm chí có thể trễ hơn.

    C̣n tiếp...
    Last edited by Tigon; 07-09-2013 at 11:48 PM.

  5. #95
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    'Kích động'



    Pháp và Hoa Kỳ là hai quốc gia sẵn sàng tham chiến tại Syria ở hội nghị G20

    Phát biểu ở cuối hội nghị, ông Obama nói hiện nay đă có sự đồng ư rằng vũ khí hóa học đă được sử dụng tại Syria.

    Ông cũng nói hầu hết các lănh đạo có mặt tại hội nghị đồng ư rằng trách nhiệm gần như chắc chắn thuộc về chính quyền Assad.

    Ông Obama nói cần phải hành động, ngay cả khi Hội đồng Bảo an đă bị tê liệt, bởi cộng đồng quốc tế cần duy trì đồng thuận về việc chống sử dụng vũ khí hóa học.

    Tuy nhiên, ông Putin gọi việc sử dụng vũ khí hóa học là "sự kích động của các nhóm dân quân muốn nhận được sự ủng hộ từ bên ngoài".

    Thủ tướng Anh David Cameron nói Anh quốc đă "công bố các bằng chứng bổ sung, thu thập từ các mẫu đất và quần áo, nêu bật hiện trạng tội ác chiến tranh" ngày 21/8.

    Ông Cameron cũng nhận định rằng nếu xét mức độ chia rẽ của cộng đồng quốc tế, "khó có thể đạt được thỏa thuận tại hội nghị".

    Tuy nhiên ông cũng nói thêm rằng nếu như quốc tế chỉ có thể phản ứng trước vấn đề Syria thông qua Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, thì "trách nhiệm đạo đức và chính sách đối ngoại của Anh quốc sẽ phải tính tới khả năng Nga có thể phủ quyết".

    Trong khi Anh quốc, Canada và Thổ Nhĩ Kỳ đã ủng hộ cho lời kêu gọi hành động của ông Obama tại hội nghị G20, cho tới nay mới chỉ có duy nhất lănh đạo Mỹ và Pháp sẵn sàng đưa quân tham chiến tại Syria.

    Các phóng viên có mặt ở St Petersburg nói đa số đại diện các quốc gia có mặt tại hội nghị G20 có quan điểm chống lại một cuộc can thiệp quân sự của Hoa Kỳ.

    Tuyên bố chung của các nước Mỹ, Úc, Canada, Pháp, Ư, Nhật, Nam Hàn, Ả Rập Saudi, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ và Anh quốc đă kêu gọi "một phản ứng mạnh mẽ từ cộng đồng quốc tế" về vấn đề Syria.

    Trả lời các phóng viên ngày thứ Sáu 6/9, ông Obama không nói rơ ông sẽ làm ǵ nếu Quốc hội Hoa Kỳ quyết định chống lại hành động quân sự trong cuộc bỏ phiếu dự kiến sẽ diễn ra vào tuần sau.

    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/worl...ct_syria.shtml

  6. #96
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Thứ bảy, 07/09/2013

    Ngoại trưởng Kerry t́m kiếm sự ủng hộ của EU về vấn đề Syria



    Ngoại trưởng Mỹ John Kerry nói chuyện với Cao ủy EU phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại, bà Catherine Ashton, ở Vilnius, 7/9/2013

    Nhà ngoại giao hàng đầu của Mỹ đang họp với các vị ngoại trưởng Âu châu để t́m cách tranh thủ sự ủng hộ cho hành động quân sự của Mỹ chống lại Syria.

    Ngoại trưởng John Kerry hôm nay đă thực hiện những cuộc thảo luận không chính thức với các vị tương nhiệm tại thủ đô Vilnius của Lithuania, là nước đang giữ chức Chủ tịch luân phiên của EU.

    Các vị tương nhiệm của ông Kerry có ư kiến bất đồng về vấn đề Syria, trong đó có nhiều người đang kêu gọi Hoa Kỳ khoan hành động cho tới khi các thanh sát viên Liên Hiệp Quốc báo cáo về vụ tấn công bằng vũ khí hóa học ở Syria.

    Cuộc thảo luận hôm nay diễn ra sau cuộc họp thượng đỉnh của khối G20 tại thành phố St. Petersburg của Nga, nơi Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama đă tham gia nhiều cuộc họp song phương với các nhà lănh đạo của những nền kinh tế lớn nhất thế giới. Ông nhận được sự ủng hộ của Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ và một số nước khác, nhưng Tổng thống Nga Vladimir Putin vẫn kiên quyết phản đối việc tấn công chính phủ của Tổng thống Syria Bashar al-Assad.


    Ông Obama sẽ trực tiếp tŕnh bày lư lẽ của ông về những vụ tấn công có giới hạn nhắm vào Damascus trong bài diễn văn được truyền h́nh ngày thứ ba tuần sau. Nhà lănh đạo Mỹ, đă trở về Washington tối thứ sáu, từng nói rằng chính phủ Assad đă vi phạm một lệnh cấm quốc tế và đă giết hại thường dân một cách dă man. Ông nói những hành động như vậy cần phải được đáp trả.

    Trước đó trong ngày hôm qua, ông Obama tuyên bố tại St. Petersburg rằng việc tấn công Syria có mục đích giảm thiểu khả năng vũ khí hóa học của chính phủ ở Damascus, nhưng thế giới phải tiếp tục làm việc cho một cuộc chuyển tiếp ở Syria để phục hồi ổn định, thịnh vượng, ḥa b́nh và tính chất hợp pháp của nước này.

    Các giới chức cho biết họ có bằng chứng cho thấy hơn 1.400 người bị giết hại bằng hơi độc trong vụ tấn công ngày 21 tháng 8 tại các khu vực ở ngoại ô Damascus mà cư dân là những người ủng hộ phe chống đối chính phủ.



    http://www.voatiengviet.com/content/...a/1745185.html

  7. #97
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Thứ bảy, 07/09/2013

    Các nước lớn không t́m được đồng thuận trừng phạt Syria




    Tổng thống Nga Vladimir Putin (phải), Tổng thống Indonesia Susilo Bambang Yudhoyono (giữa), và Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama (trái) tại hội nghị G20 ở St.Petersburg 6/9/2013. REUTERS/Sergey Guneev/RIA Novosti/


    Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Nga kết thúc hôm thứ Sáu vẫn c̣n chia rẽ trong việc ủng hộ Hoa Kỳ trừng phạt Syria v́ nước này đă sử dụng vũ khí hóa học cách nay hai tuần tại Damascus.

    Vào lúc cuối hội nghị, Ṭa Bạch Ốc Hoa Kỳ ra tuyên bố có sự ủng hộ của Tổng thống Obama và các nhà lănh đạo của Australia, Nga, Canada, Pháp, Italy, Nhật Bản, Nam Triều Tiên, A-rập Xê-út, Tây Ban Nha và Thổ Nhĩ Kỳ.

    Tuyên bố có đoạn nói rằng “Thế giới không thể chờ đợi một quy tŕnh thất bại, kéo dài bất tận chỉ dẫn đến thêm đau khổ cho nhân dân Syria và bất ổn khu vực. Chúng tôi ủng hộ các nỗ lực của Hoa Kỳ và các nước khác nhằm thực thi nghiêm ngặt lệnh cấm sử dụng vũ khí hóa học.”

    Tổng thống Obama nói bước kế tiếp của ông là sẽ trực tiếp kêu gọi nhân dân Mỹ trong bài diễn văn truyền h́nh vào thứ Ba. Trước đó, ông đă xin Quốc hội cho phép không kích các mục tiêu quân sự của Syria.

    Tổng thống Obama nói với báo chí có mặt tại St. Petersburg:

    “Không đáp ứng trước sự vi phạm quy định của quốc tế này sẽ đánh đi một tín hiệu cho các nước xấu, các chế độ toàn trị, và các tổ chức khủng bố rằng họ có thể sử dụng vũ khí có sức hủy diệt hàng loạt mà không phải lănh hậu quả. Đó không phải là một thế giới mà chúng ta muốn sống.”

    http://www.voatiengviet.com/content/...a/1745024.html

  8. #98
    Member
    Join Date
    19-08-2010
    Posts
    831
    Đây là vài đoạn videos đă được cơ quan t́nh báo Hoa Kỳ tiết lộ vào Thứ Năm tuần qua, trong đó có nhiều nạn nhân ở Syria bị ảnh hưởng bởi độc khí Sarin:

    http://www.cnn.com/2013/09/07/politi...l?c=homepage-t

  9. #99
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Cập nhật: 12:11 GMT - thứ bảy, 7 tháng 9, 2013

    Cuộc đấu tay đôi Nga – Mỹ ở G20


    Cả Nga và Mỹ đều tự nhận chiến thắng ở đấu trường G20 về Syria, nhưng không dễ xác định ai đi theo đội nào..

    Ai đă ủng hộ Nga và ai ủng hộ Mỹ?

    Các bài liên quanMỹ - Nga tiếp tục bất đồng về SyriaKhối G20 chia rẽ về vấn đề SyriaG20 bất đồng về khủng hoảng tại Syria
    Chủ đề liên quanSyriaTheo Tổng thống Vladimir Putin, không có sự chia rẽ 50/50 mà dư luận đă nghiêng về Nga.

    Ông nói rằng, tại bữa tiệc tối bàn về Syria, chỉ bốn nước – Pháp, Thổ Nhĩ Kỳ, Canada và Saudi Arabia (cộng một thủ tướng Anh đă bị quốc hội bác bỏ) - ủng hộ Mỹ.

    C̣n đi theo Nga, ông nói, là bảy nước: Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Argentina, Brazil, Nam Phi và Italy.

    Nhưng không phải mọi quan điểm của tổng thống Nga về Syria đều được các lănh đạo G20 tán thưởng.

    Tại St Petersburg, c̣n ai khác nữa công khai tuyên bố như Putin rằng “cái gọi là tấn công vũ khí hóa học” chỉ là “sự khiêu khích của phe nổi dậy, hy vọng nhận được thêm ủng hộ từ giới bảo trợ nước ngoài”?

    Khi có tuyên bố quyết liệt như thế, nhà lănh đạo Nga không chừa chỗ cho sự nhân nhượng và có lẽ khiến ông trông như hơi bị cô lập.

    Trong khi đó, Tổng thống Barack Obama cũng tuyên bố có ủng hộ của đa số người tham dự G20.

    Quả thực 11 nước đă ủng hộ tuyên bố chung của Nhà Trắng:

    * Lên án cuộc tấn công vũ khí hóa học của Syria
    * Đồng t́nh rằng bằng chứng cho thấy chính phủ Syria có tội
    *Kêu gọi quốc tế phản ứng mạnh mẽ


    Ngoài Mỹ ra c̣n là hai nhà lănh đạo nhiệt liệt tán thưởng hành động quân sự: Tổng thống Pháp và Thủ tướng Anh.

    Các nước khác kư vào là các đồng minh của Mỹ: Úc, Canada, Nhật, Hàn Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ, Saudi Arabia, Tây Ban Nha, Italy. Hai nước cuối cùng này không hiểu sao lại được liệt vào cả hai quan điểm trái ngược.

    Nhưng đáng nói, danh sách ủng hộ Obama không có Thủ tướng Đức Angela Merkel (có lẽ bà thấy rủi ro quá khi mà bầu cử liên bang đến gần).

    Tuyên bố chung này cũng cẩn thận bỏ đi trọng tâm tranh căi trong kế hoạch Mỹ: không kích trừng phạt Syria, do Mỹ dẫn dắt và có thể không cần Liên Hiệp Quốc ủng hộ.

    V́ thế không rơ ai ủng hộ ai.



    Tổng thống Pháp Hollande nói sẽ chờ kết quả điều tra của LHQ

    Hai lập trường của Mỹ và Nga thể hiện hai góc trái ngược, trong khi ở giữa là các quan điểm mơ hồ.

    Ngay cả tổng thống Pháp bắt đầu đưa ra các điều kiện để Pháp tham dự tấn công:

    *Tấn công chỉ nhắm vào cơ sở quân sự của Syria
    *Chỉ khi thanh tra LHQ đă có thời gian để báo cáo
    * Nếu Hội đồng Bảo an LHQ không chấp thuận, th́ phải có sự ủng hộ rộng răi của quốc tế

    Rơ ràng Tổng thống Obama rời St Petersburg trong vị thế bị yếu đi một chút.

    Ông không mở rộng được liên minh quốc tế ủng hộ hành động quân sự.

    Nay ông đối diện thêm vấn đề: việc một số lănh đạo G20 không thích thú dùng vũ lực khi thiếu LHQ có thể tác động tiêu cực đến quần chúng Mỹ vốn đă trong tâm trạng lung lay. Như thế nó cũng tác động đến mong muốn dùng quân sự với Syria tại Quốc hội Mỹ.

    Có lẽ Obama sẽ được Quốc hội ủng hộ.

    Có lẽ, theo thời gian, Mỹ và các đồng minh sẽ xây dựng được liên minh quốc tế mà họ cần.

    Nhưng cũng có thể mấy tháng nữa khi ta nh́n lại G20, ta sẽ nói đây là khoảnh khắc khi mong muốn quốc tế can thiệp v́ mục tiêu nhân đạo đă trở nên dao động. Rằng đây là điểm bước ngoặt cho thấy phần c̣n lại của thế giới không c̣n muốn Mỹ làm cảnh sát quốc tế khi các định chế khác thất bại, bất chấp khủng hoảng có lớn đến đâu hay sự tàn bạo có nghiêm trọng thế nào.

    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/worl...g20_duel.shtml

  10. #100
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Tấn công Syria sẽ tăng giá dầu?



    Các nhà phân tích sợ cuộc xung đột Syria sẽ gây tác động tới việc khai thác, vận chuyển dầu

    Trong lúc các chính trị gia tại Hoa Kỳ và châu Âu đang bàn tới khả năng tấn công quân sự vào Syria, th́ sự bất định ở nước này và viễn cảnh có thêm bất ổn ở Trung Đông đang tác động tới các thị trường tài chính.

    Trong những ngày gần đây, giá dầu tăng lên mức cao nhất kể từ sáu tháng qua.

    Dầu thô Brent tăng vọt 6%, đạt 117 đôla một thùng hôm thứ Tư, trong lúc hồi tháng Sáu chỉ có giá chưa tới 100 đôla.

    Các phân tích gia từ ngân hàng Societe Generale cho rằng giá dầu có thể c̣n lên tới 125 đôla nếu như Syria bị tấn công, và sẽ là 150 đôla nếu như hành động quân sự gây gián đoạn cho việc sản xuất dầu trong khu vực.

    Mức giá này sẽ cao hơn cả mức đỉnh điểm 147 đôla hồi khủng hoảng tài chính hồi 2008.

    Bank of America Merrill Lynch dự đoán giá dầu sẽ tăng ở mức 120-130 đôla một thùng.

    Các nhà đầu tư lo ngại rằng bất kỳ sự can thiệp nào của phương Tây vào Syria có thể cũng sẽ đẩy các nước láng giềng dính dáng sâu hơn, và cuộc xung đột có thể sẽ vượt ra ngoài biên giới Syria.

    'Thảm họa khu vực'



    Hiện chưa rơ Iran sẽ phản ứng ra sao nếu Syria bị tấn công quân sự

    Khi đó, có thể Iraq sẽ bị cuốn vào. Iraq vốn là nơi sản xuất ra lượng dầu đáng kể, ba triệu thùng mỗi ngày, tức chiếm 3% tổng nhu cầu tiêu thụ thế giới.

    Các nhóm Hồi giáo cực đoan từ Iraq, đặc biệt là các chi nhánh al-Qaeda địa phương, nay đang hoạt động ở miền bắc Syria.

    Đồng thời, t́nh trạng xung đột phe phái đang ngày càng dâng cao tại Iraq trong những tháng gần đây, khiến hàng trăm người thiệt mạng và gây lo sợ về việc nội chiến giữa người Shia và người Sunni sẽ lại tiếp diễn.

    Hiện người ta cũng chưa đoán được là Iran sẽ phản ứng ra sao trước các cuộc tấn công quân sự.

    Lănh tụ tối cao của Iran, Ali Khamenei nói một cuộc tấn công của phương Tây sẽ là "thảm họa cho khu vực".

    Việc đáp trả, nếu xảy ra, sẽ đe dọa tới cả sản lượng của Iran, đạt mức 2,7 triệu thùng mỗi ngày, lẫn t́nh h́nh ở Eo biển Hormuz.

    Tuy nhiên, bất chấp những rủi ro về nguy cơ có các cuộc tấn công quân sự, các phân tích gia chuyên về dầu khí chỉ ra rằng giá dầu đă tăng lên một thời gian trước khi mối đe dọa quân sự đối với Syria trở nên rơ ràng như hiện nay.

    Nguyên nhân là do sự gián đoạn sản xuất, nhất là ở Libya, nơi mà các nhóm dân quân có vũ trang vẫn đang kiểm soát hầu hết các vùng trong cả nước.

    Trong lúc đó, nhu cầu về dầu tăng lên ở Mỹ và châu Âu, vốn đang phục hồi sau thời gian suy thoái, và cả nhu cầu từ Trung Quốc cũng tăng.

    Gary Ross, quan chức điều hành của hăng tư vấn năng lượng Hoa Kỳ, PIRA, gọi t́nh h́nh hiện nay là "t́nh trạng giữ cân bằng khắt khe nhất trong thị trường dầu thế giới mà tôi từng chứng kiến từ trước tới nay".

    Một số phân tích gia khác tỏ ra lạc quan hơn và cho rằng nếu như giá dầu tăng một cách đáng kể th́ đó cũng chỉ là t́nh trạng tạm thời.

    "Quan điểm của chúng tôi là hành động quân sự sẽ không gây mất ổn định ở toàn vùng Trung Đông, và điều đó có nghĩa là nguy cơ dầu tăng giá đă bị thổi phồng quá mức," phân tích gia Eugen Weinberg từ ngân hàng Commerzbank của Đức nói.


    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/busi...il_price.shtml

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Đảng dùng trẻ em để giết ngướ (military use of children)
    By Dac Trung in forum Ngược Ḍng Lịch Sử
    Replies: 22
    Last Post: 18-01-2014, 11:26 AM
  2. Jon Stewart on Fox News' Election Night Meltdown
    By FatDuck in forum Giao Lưu - Giải Trí
    Replies: 6
    Last Post: 15-11-2012, 10:49 PM
  3. Replies: 0
    Last Post: 01-07-2011, 10:57 PM
  4. Replies: 12
    Last Post: 10-01-2011, 07:08 PM
  5. Replies: 76
    Last Post: 10-01-2011, 10:42 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •