Page 53 of 174 FirstFirst ... 34349505152535455565763103153 ... LastLast
Results 521 to 530 of 1737

Thread: Những vấn đề đang xảy ra : Từ chuyện CHHV đến vụ Giàn Khoan của TC

  1. #521
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    NHỮNG VẤN ĐỀ ĐANG XẢY RA : TỪ CHUYỆN CHHV ĐẾN VỤ GIÀN KHOAN CUẢ TC


    Làm chủ t́nh h́nh

    Phản ứng mạnh mẽ của Việt Nam chắc chắn cũng đă nằm trong dự liệu của Trung Quốc.



    Các lãnh đạo Asean không muốn mất lòng Trung Quốc trên vấn đề Biển Đông

    Mỹ can thiệp, Asean dính líu và Việt Nam ngả về phía Mỹ là ba nỗi sợ của Bắc Kinh khi đưa giàn khoan HD-981 ra Biển Đông.

    Về phía Mỹ th́ Bắc Kinh biết rơ vào lúc này Washington không thể làm được ǵ nhiều để giúp Hà Nội ngoài hỗ trợ tinh thần.

    Về phía Asean th́ Bắc Kinh biết rằng với tư cách là đối tác thương mại lớn nhất của khối, các nước Asean sẽ hết sức thận trọng để tránh làm tổn thương quan hệ với Trung Quốc.

    Về phía Việt Nam, với quan hệ khắng khít giữa hai Đảng Cộng sản trong những năm qua, Bắc Kinh chắc hẳn nắm rơ suy nghĩ của Hà Nội.

    Điều Bắc Kinh sợ nhất là Hà Nội ngả về phía Washington để họ thêm một mối họa ở phía Nam, nhưng một khi họ đă đưa giàn khoan ra th́ có nghĩa họ tin rằng Hà Nội dù có bị o ép thế nào đi nữa th́ cũng không t́m kiếm liên minh với Mỹ

    Chỉ có điều với hành động này th́ họ đă hủy hoại quan hệ với Việt Nam. Việt Nam sẽ không c̣n là ‘láng giềng thân thiện’ với Trung Quốc được nữa. Tuy nhiên, v́ mục đích lớn ở Biển Đông, Bắc Kinh sẵn sàng hy sinh.

    Trong cái mục đích lớn đó, đảo th́ họ đã nắm được một phần nhưng đường lưỡi ḅ th́ đây mới là bước đi quan trọng đầu tiên để hiện thực hóa.

    Nếu như Trung Quốc lùi trước sức ép của Việt Nam th́ trước mắt người dân trong nước chính quyền là hèn nhát không đủ sức bảo vệ chủ quyền, trước dư luận quốc tế lập luận chủ quyền của họ không vững và nhất là đường lưỡi ḅ mới tiến được một bước đă phải lùi th́ sau này sẽ vô vàn khó khăn.

    Biển Đông là cánh cửa để Trung Quốc bành trướng ra ngoài và là ch́a khóa để làm bá chủ ở Đông Á nhất là khi họ đã bị chặn bởi các nước lớn khác ở các hướng bắc, đông và tây nam.




    Trung Quốc đang muốn biến đường lưỡi bò trên bản đồ thành sự thật

    C̣n tiếp...
    Last edited by Tigon; 01-06-2014 at 02:16 AM.

  2. #522
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    NHỮNG VẤN ĐỀ ĐANG XẢY RA : TỪ CHUYỆN CHHV ĐẾN VỤ GIÀN KHOAN CUẢ TC


    Chậm mà chắc

    Năm 1947, đường lưỡi ḅ lần đầu tiên xuất hiện trên bản đồ Trung Hoa.

    Lúc đó, người Trung Quốc c̣n chưa có ǵ trên Biển Đông. Gần 70 năm sau, họ đă có ‘thành phố Tam Sa’ – tức là đă có chỗ đứng vững chắc để từ đó vươn ra Biển Đông.

    Ai dám chắc sau 70 năm hoặc 100 năm nữa toàn bộ Biển Đông không trở thành ao nhà của Trung Quốc?

    Từ chỗ không có ǵ đến có được như thế phải thấy tầm nh́n và sự khôn ngoan của Trung Quốc trên Biển Đông: họ xác định đó là công việc lâu dài, tiến dần từng bước một, tranh thủ thời cơ, sẵn sàng dùng vũ lực, sức mạnh đến đâu hiện thực chủ quyền đến đó.

    Mặc dù có yêu sách đường chín đoạn từ rất lâu nhưng phải đến tận năm 2009 họ mới chính thức tŕnh ra quốc tế. Chứng tỏ Bắc Kinh giỏi giấu ḿnh chờ thời cơ đến mức nào.

    Tuy nhiên điều này cũng cho thấy sự không trong sáng trong đ̣i hỏi chủ quyền của họ. Nếu có chủ quyền thật sự th́ cần ǵ đợi thời cơ mới đưa ra?

    Và cái cách mà họ vẽ đường chín đoạn trong tất cả các bản đồ của họ hiện nay, mặc dù chỉ là chủ quyền trên giấy, là nhằm in sâu vào tâm trí mọi người để rồi đến lúc ai cũng mặc nhiên thừa nhận ‘chủ quyền không thể chối căi’ của Trung Quốc.

    Họ cũng rất biết lợi dụng t́nh h́nh khi tranh thủ tối đa những lúc Việt Nam rối ren hay gặp t́nh h́nh quốc tế bất lợi để ra tay chiếm đảo.

    Với một đất nước đă quen với ván cờ quyền lực và đấu tranh chính trị trong hàng ngàn năm th́ Việt Nam không phải là đối thủ của họ trong cuộc đấu trí trên Biển Đông.

    Họ có tầm nh́n cả trăm năm, có chiến lược thực hiện rơ ràng và nhất là luôn ở thế tấn công trong khi Việt Nam nằm ở thế bị động chống đỡ các bước đi của họ.

    Trước phía nhiều mưu chước như Trung Quốc, Việt Nam chẳng khác nào một đứa trẻ ngây ngô liên tục bị gài bẫy.

    Cái bẫy lớn nhất chính là công hàm năm 1958 công nhận Tuyên bố về lănh hải của Trung Quốc mà trong Tuyên bố này có khẳng định chủ quyền đối với ‘Tây Sa’ và ‘Nam Sa’.

    Bắc Việt lúc đó chỉ nghĩ đến cái lợi trước mắt là sự giúp đỡ của Trung Quốc chứ không lường được cái hại sau này trong khi Trung Quốc mưu tính chuyện lâu dài về sau.

    Công luận quốc tế không cần biết ông Đồng suy nghĩ thế nào hay bối cảnh ra sao khi k‎y cái công hàm đó. Chỉ biết giấy trắng mực đen rành rành Việt Nam công nhận chủ quyền của Trung Quốc.

    Đành rằng ông Đồng không thể đem cho cái mà Chính phủ của ông không có, nhưng ông có thể thừa nhận quyền sở hữu của người khác đối với tài sản mà ông không có đó.

    Và khi đă thừa nhận của người khác th́ bây giờ sao lại nói ngược là của ḿnh được?

    Rơ ràng Việt Nam tin vào t́nh đồng chí c̣n Trung Quốc đă lợi dụng t́nh đồng chí đó.

    Quan hệ quốc tế luôn dựa trên nền tảng lợi ích quốc gia - không có chỗ cho ‘tinh thần quốc tế vô sản trong sáng’. Bắc Kinh đă không đổ xương máu cho Hà Nội nếu không có lợi ích của ḿnh trong đó.

    Bắc Việt đă quá ngây thơ khi tin tưởng người đồng chí phương Bắc hơn đồng bào của ḿnh ở miền Nam. Họ đă để ‎y thức hệ chi phối chính sách ngoại giao của ḿnh.

    Chính v́ ý thức hệ mà khi Việt Nam hụt hẫng sau khi Liên Xô sụp đổ đă bất chấp những kinh nghiệm đau thương trong quá khứ lại t́m đến Trung Quốc làm chỗ dựa. Và đất nước lại bị đặt trước miệng cọp.

    Cũng v́ ý thức hệ mà Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng khi sang thăm Trung Quốc đă chấp nhận lời khuyên lấy ‘đại cục’ làm trọng, tức là đặt lên trên tranh chấp.

    Khi đưa giàn khoan ra Biển Đông, Bắc Kinh có nghĩ đến ‘đại cục’ không?

    Các lãnh đạo Trung Quốc tin rằng Việt Nam sẽ không thoát khỏi 'đại cục' với họ?

    Rơ ràng ‘đại cục’ đó không phải để ràng buộc Bắc Kinh mà là để Bắc Kinh ràng buộc Hà Nội.

    Thậm chí khi Bắc Kinh đă phá vỡ cam kết của lănh đạo hai Đảng th́ Thường Vạn Toàn vẫn tự tin nhắc nhở Phùng Quang Thanh về ‘đại cục’.

    Và cho đến giờ cũng chính y thức hệ đă khiến Việt Nam mắc kẹt trong ‘đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, không liên minh với ai’

    Mạnh như Nhật mà c̣n cần hiệp ước an ninh với Mỹ, có vũ khí hạt nhân như Anh, Pháp vẫn cần Mỹ đồng minh trong khối Nato.

    Trong khi đó, Việt Nam hiện nay vừa nhỏ yếu vừa bị đe dọa nghiêm trọng th́ cứ nói là ‘độc lập, tự chủ’ mà thực ra chỉ thiệt cho ḿnh mà thôi.

    Thử cho Mỹ vào Cam Ranh xem? Bắc Kinh không sợ mới lạ.

    Mỹ rất muốn nhưng Việt Nam ‘độc lập, tự chủ’ không làm được.

    Chính v́ thế Việt Nam mất đi một lá bài lợi hại trong cuộc đối đầu vốn dĩ không cân sức.

    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/foru...analysis.shtml
    Last edited by Tigon; 01-06-2014 at 02:17 AM.

  3. #523
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    NHỮNG VẤN ĐỀ ĐANG XẢY RA : TỪ CHUYỆN CHHV ĐẾN VỤ GIÀN KHOAN CUẢ TC


    V́ sao VN vẫn tŕ hoăn kiện TQ?



    Việt Nam vẫn e ngại làm mất ḷng Trung Quốc và muốn giữ quan hệ hữu nghị, theo nhà b́nh luận

    Việt Nam vẫn 'chần chừ' chưa kiện Trung Quốc ra các cơ quan tài phán quốc tế về vụ giàn khoan Hải Dương 981 cũng như vụ Hoàng Sa bị 'cưỡng chiếm' là do lănh đạo c̣n 'e ngại' động chạm tới 'quan hệ hữu nghị với Trung Quốc' và thiếu một sự thống nhất 'quyết tâm' trong nội bộ lănh đạo từ Đảng tới Quốc hội, theo một nhà nghiên cứu từ trong nước.

    T́nh trạng thiếu thống nhất về 'quyết tâm' chính trị này này cũng làm Việt Nam 'bỏ lỡ' cơ hội phối hợp lập trường với Philippines khi nước này kiện Trung Quốc về vụ bản đồ đường lưỡi ḅ, theo một chuyên gia luật quốc tế, cựu Phó Vụ trưởng Ban Biên giới chính phủ của Việt Nam.


    Trao đổi với BBC hôm 27/5/2014 từ Hà Nội, PGS. TS. Hoàng Ngọc Giao, hiện là Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách pháp luật & Phát triển (thuộc Vusta) nêu nghi vấn về lư do Việt Nam 'chần chừ'.

    Ông Giao nói: "Phải chăng là do phải níu kéo quan hệ '16 chữ vàng và tinh thần 4 tốt', phải níu kéo quan hệ giữa hai Đảng Cộng sản, để làm sao đó một mặt cố gắng đấu tranh bảo vệ chủ quyền, nhưng mặt khác vẫn giữ quan hệ đó?

    "Theo tôi quan điểm đó chưa chắc đă được ḷng dân, bởi lẽ đối với dân tộc Việt Nam, chủ quyền quốc gia, lănh thổ là thiêng liêng, dân tộc Việt Nam đă bao nhiêu thế kỷ chịu nhiều chiến tranh chỉ để bảo vệ chủ quyền lănh thổ đó.

    "Thế th́ bây giờ đường lối chính trị của một Đảng không khẳng định điều đó, mà lại vẫn níu kéo v́ quan hệ, tôi e rằng sẽ không được sự ủng hộ của nhân dân.

    "Và điều đó sẽ không thuận lợi trong việc mà hiện nay Việt Nam, trong t́nh h́nh nước sôi, lửa bỏng như thế này, toàn dân quyết tâm bảo vệ chủ quyền mà lại có sự chần chừ."

    C̣n tiếp...

  4. #524
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    'C̣n thiếu mạnh mẽ'


    Nhà nghiên cứu b́nh luận rằng trong khi các phát ngôn của Thủ tướng Chính phủ Việt Nam ở các diễn đàn tại Philippines mới đây tỏ ra hợp 'ḷng dân', th́ lập trường từ Quốc hội và Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam 'c̣n thiếu mạnh mẽ'.

    Ông nói: "Qua những ǵ Thủ tướng đă thể hiện qua Hội nghị Thượng đỉnh Asean vừa rồi, cũng như qua những lời tuyên bố của Thủ tướng tại Philippines, cho thấy các tuyên bố của Thủ tướng phản ánh được ḷng dân.

    "Nó thể hiện ư chí quyết tâm, bản lĩnh kiên cường của người dân, và v́ thế cho nên với những ǵ tôi biết, nhân dân Việt Nam rất ủng hộ tuyên bố khẳng định lập trường của Việt Nam trong câu chuyện Trung Quốc xâm lấn ở Biển Đông và rất ủng hộ Thủ tướng.

    "Tuy nhiên, những phản ứng từ các cơ quan liên quan, kể cả Đảng và Quốc hội, th́ dường như thông qua báo chí, chúng ta thấy, chưa được mạnh mẽ, ở mức cần phải có, chưa được mạnh mẽ."

    Mặt khác theo nhà nghiên cứu, Việt Nam cần có một lập trường rơ ràng, kiên định và sự tôn trọng về quyền được hiến định của người dân về mặt quyền biểu t́nh của họ và không nên tùy tiện lúc th́ 'động viên' khi cần, lúc th́ lại 'ngăn cấm'.

    Ông Giao nói: "Theo tôi, quyền biểu t́nh là quyền đă được hiến định, tức là đă được Hiến pháp ghi nhận, v́ thế cho nên chính quyền không nên sử dụng quyền biểu t́nh như một công cụ chính trị.

    "Không nên như vậy, luôn luôn phải tạo điều kiện để quyền này được thực hiện, không thể có lúc th́ động viên đi biểu t́nh, lúc th́ lại ngăn cấm biểu t́nh, cái đó là không ổn, nó không phù hợp với Hiến pháp."

    Nhà nghiên cứu cho rằng chính quyền, trong đó có Quốc hội và các đại biểu quốc hội có trách nhiệm phải xây dựng và ban hành càng sớm càng tốt luật biểu t́nh, một điều mà ông cho rằng vừa tốt cho người dân, vừa tốt cho nhà nước và cả việc đấu tranh bảo vệ chủ quyền lănh thổ của Việt Nam.


    'Bỏ lỡ cơ hội'

    Xem xét nguyên nhân Việt Nam được cho là đă bỏ lỡ cơ hội để phối hợp lập trường với Philippines khi quốc gia láng giềng Đông Nam Á này yêu cầu tài phán quốc tế đánh giá 'đường lưỡi ḅ của Trung Quốc' trên Biển Đông, và đến nay vẫn chưa quyết định cùng tham gia cùng Philippines 'kiện Trung Quốc', ông Giao b́nh luận:

    "Vấn đề là quyết tâm của Chính phủ Việt Nam tới mức nào, chứ đáng nhẽ khi Philippines tiến hành khởi kiện và đưa yêu cầu này ra, th́ chính phủ Việt Nam lúc ấy nên đă cùng với Philippines để tham gia vụ kiện này.

    "Nhưng có lẽ do Chính phủ Việt Nam vẫn đang kiên nhẫn, kiên tŕ, hy vọng rằng Trung Quốc sẽ không có những hành vi thô bạo để xâm chiếm các khu vực thuộc vùng biển của Việt Nam, và có lẽ chính v́ lẽ đó, Chính phủ Việt Nam chưa quyết định tham gia cùng Philippines,

    "Sợ rằng, e ngại rằng nếu tham gia cùng với Philippines, rất có thể thúc đẩy nhanh việc xâm lấn của Trung Quốc xuống phía Nam, vào các vùng biển của Việt Nam.

    "Và hy vọng quan hệ song phương tốt đẹp có thể giúp cho được việc Trung Quốc sẽ không có những hành động xâm chiếm vùng biển của Việt Nam.

    "Thế nhưng rất tiếc, thực tế cuộc sống đă cho thấy tính toán đó đă sai lầm. Trung Quốc không bao giờ từ bỏ mưu toan và ư đồ bá chủ cũng như các bước đi của họ tiếp theo để xâm lấn, thôn tính xuống phía Nam Trường Sa và ở trong Biển Đông."

    Ông Giao nói: "Ở thời điểm này, trước t́nh h́nh như thế, tôi hy vọng Chính phủ Việt Nam sẽ có một quyết đoán, có một quyết định cùng với Philippines, hợp tác với Philippines, trong vụ kiện mà Philippines đă đưa ra trước trọng tài quốc tế

    "Theo tôi, đấy cũng là một động thái về mặt pháp lư có thể nói là rất cần thiết để tăng cường sức mạnh trong việc đẩy lùi giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi vùng biển của Việt Nam, cũng như đối phó lại với những hành vi xâm chiếm của Trung Quốc."

    Gần đây, một số nhà quan sát châu Á quốc tế cũng bày tỏ quan ngại về động thái của Trung Quốc xung quanh vụ giàn khoan ở Hoàng Sa. Hôm 23/5, GS. Jean-Francois Huchet, nhà nghiên cứu Trung Quốc đương đại từ Viện INALCO, Paris nói với BBC rẳng Trung Quốc có thể đang mắc 'sai lầm'.

    Ông nói: "Trung Quốc hiện nay đang muốn mở rộng vùng ảnh hưởng của ḿnh và đẩy lui, đẩy hẳn Hoa Kỳ ra khỏi châu Á, để họ có thể thống lănh khu vực, không chỉ về mặt kinh tế như trong 20 năm trở lại đây, mà c̣n thống trị về mặt quân sự và bảo vệ các nguồn năng lượng.

    "Cho nên đây không chỉ là vấn đề về dầu lửa, câu chuyện đi xa hơn thế rất nhiều, thế nhưng Trung Quốc có thể đang phạm một sai lầm khi họ đang muốn bước đi quá nhanh trong vấn đề này."

    C̣n một nhà nghiên cứu khác, TS. Jean-Francois Sabouret, nguyên Giám đốc Mạng lưới Châu Á (Réseau Asie) từ Paris cho rằng Trung Quốc có thể sẽ lấn tới trong vụ giàn khoan nếu Việt Nam 'đơn độc':

    "Nếu họ, Trung Quốc thấy Việt Nam có sự hậu thuẫn, chẳng hạn được sự bảo vệ rơ ràng từ Nga hay Mỹ, th́ có lẽ họ c̣n phải nghĩ lại, nhưng nếu Việt Nam hoàn toàn đơn độc, th́ thế nào?

    "Việt Nam nên khẩn trương chuẩn bị một kịch bản ứng phó xung đột chớp nhoáng, thậm chí là chiến tranh," nhà nghiên cứu nói với BBC.



    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/viet..._delayed.shtml

  5. #525
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    NHỮNG VẤN ĐỀ ĐANG XẢY RA : TỪ CHUYỆN CHHV ĐẾN VỤ GIÀN KHOAN CUẢ TC


    Kiện TQ như thế nào th́ hiệu quả nhất?'

    Tiến hành hành động pháp lư như thế nào là 'hiệu quả nhất', nếu Việt Nam cuối cùng quyết định thưa kiện Trung Quốc ra các cơ quan tài phán quốc tế, theo PGS. TS. Hoàng Ngọc Giao, nguyên Phó Vụ trưởng Ban Biên giới Chính phủ.

    Trong một cuộc trao đổi tuần này với BBC, chuyên gia công pháp quốc tế cho rằng Việt Nam cần phối hợp kiện đơn phương Trung Quốc với các bên khác nhau ở khu vực vốn có xung đột hoặc lợi ích liên quan trong các tranh chấp biển đảo với Trung Quốc.

    Nhà nghiên cứu cũng tŕnh bày quan điểm v́ sao theo ông Việt Nam không nên kiện riêng vụ 'giàn khoan' mà nên phối hợp luôn cả hai vụ việc: kiện giàn khoan và kiện chủ quyền biển đảo, như với Hoàng Sa, ra các cơ quan tài phán quốc tế.

    Mời quư vị theo dơi phần I cuộc trao đổi với PGS. Hoàng Ngọc Giao tại link dưới :

    http://www.bbc.co.uk/vietnamese/mult...l-action.shtml

    ( Đồng ư hay không , mời nghe cho biết )

  6. #526
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Quote Originally Posted by Mau_Than_68 View Post
    Chỉ có một giải pháp duy nhứt : Khoét cái ung nhọt CSVN vứt xuống biển cho cá "xực" . Sau đó mới tính chuyện thằng Tàu .

    Xuống đường phải liên tục ngày đêm . Địa điểm không phải là Toà đại sứ Tàu cộng mà là chỗ mấy thằng bán nước làm việc , đ̣i chúng phải trả VN lại cho người VN yêu nước . Nếu làm được ... may ra VN có tương lai .
    Hay lắm .

    Xuống đường phải liên tục ngày đêm . Địa điểm không phải là Toà đại sứ Tàu cộng mà là chỗ mấy thằng bán nước làm việc , đ̣i chúng phải trả VN lại cho người VN yêu nước

  7. #527
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    NHỮNG VẤN ĐỀ ĐANG XẢY RA : TỪ CHUYỆN CHHV ĐẾN VỤ GIÀN KHOAN CUẢ TC


    Ngư dân bị tàu TQ đâm về tới đất liền, phản bác Bắc Kinh .




    Các ngư phủ Đà Nẵng và chiếc tàu đánh cá mà họ nói là bị phía Trung Quốc đâm ch́m gần giàn khoan dầu gây tranh căi đă được đưa về đảo Lư Sơn (Quảng Ngăi).

    Vụ va chạm đă khiến 10 ngư dân rớt xuống biển, khiến 2 thuyền viên bị thương nhẹ, nhưng hiện giờ sức khỏe đă hồi phục.

    VOA Việt Ngữ đă có cuộc trao đổi với thuyền trưởng Đặng Văn Nhân, ngay sau khi ông và các thuyền viên khác được đưa trở về đất liền an toàn. Trước hết, ông Nhân kể lại sự việc đă xảy ra.

    Ông Đặng Văn Nhân: Lúc 1600 giờ, tàu Trung Quốc tới tông tàu của Việt Nam, tàu 90152. Lần đầu là tông bên phải, mạn phải, và lần sau tông luôn mạn trái, làm tàu 90152 bị lút (đắm). Nói chung là Trung Quốc đông lắm, rất đông, nhưng mà có 3 chiếc xuống dí tàu ḿnh. C̣n những tàu khác hỗ trợ ở phía sau. Tàu của ḿnh lúc đó cách giàn khoan 17 hải lư. Trên tàu của ḿnh lúc đó có 9 thuyền viên và một thuyền trưởng. Tàu ḿnh đang đánh bắt hải sản ở trên khu vực của Việt Nam mà.

    Một ngư dân được chăm sóc y tế khi trở về nhà, sau khi chiếc thuyền của anh đă bị tàu Trung Quốc đâm gần quần đảo tranh chấp Hoàng SaxMột ngư dân được chăm sóc y tế khi trở về nhà, sau khi chiếc thuyền của anh đă bị tàu Trung Quốc đâm gần quần đảo tranh chấp Hoàng Sa
    VOA: Khi sự việc xảy ra như vậy, anh em ở trên tàu có cảm thấy lo lắng, lo sợ ǵ không?

    Ông Đặng Văn Nhân: Anh em trên tàu không lo lắng ǵ hết, chủ yếu là quan sát anh em để xem anh em c̣n đủ hay không thôi, chứ không có sợ Trung Quốc. Sợ nhất là mạng người của mấy anh em trên tàu. Không sợ Trung Quốc. Chúng tôi lấy lại tinh thần để t́m mấy anh em cho đầy đủ 10 ngư dân xong xuôi rồi mới tính chứ đâu có sợ ǵ đâu. Không sợ ǵ hết.

    VOA: Thưa ông, phía Trung Quốc họ lại nói rằng chính tàu của Việt Nam đă tự ư đi vào vùng biển quanh giàn khoan dầu và đâm vào tàu của Trung Quốc. Ông phản ứng ra sao trước cáo buộc này?

    Ông Đặng Văn Nhân: Trung Quốc rất ngang ngược. Chủ quyền biển của nước ta mà nó qua, nó tự đâm chứ tàu của chúng tôi đâu có dám đâm tàu đó. Tàu đó là tàu sắt không à. Tàu sắt nó đâm ḿnh chứ ḿnh tàu gỗ, tí ti, đâu có đâm được. Tôi là ngư dân, tới đánh bắt hải sản ở khu vực vùng biển đảo của Việt Nam mà họ ngang ngược, họ tới họ đâm tàu, cố giết anh em ngư dân của chúng tôi trên biển mà.

    VOA: Kế hoạch của ông sau này như thế nào, và ông có tiếp tục ra khơi không?

    Ông Đặng Văn Nhân: Kế hoạch của chúng tôi là mong các cơ quan chức năng ở trên giúp khắc phục tàu thuyền nhanh nhất để cho chúng tôi ra lại biển để đánh bắt hải sản và giữ vùng biển đảo của Việt Nam. Chúng tôi tiếp tục ra khơi, bám biển để giữ chủ quyền biển đảo cho thế hệ sau này con cháu nó noi theo.





    Một ngư dân được chăm sóc y tế khi trở về nhà, sau khi chiếc thuyền của anh đă bị tàu Trung Quốc đâm gần quần đảo tranh chấp Hoàng Sa



    http://www.voatiengviet.com/content/...h/1925060.html
    Last edited by Tigon; 01-06-2014 at 03:36 AM.

  8. #528
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    NHỮNG VẤN ĐỀ ĐANG XẢY RA : TỪ CHUYỆN CHHV ĐẾN VỤ GIÀN KHOAN CUẢ TC

    Thứ bảy, 31/05/2014

    Trí thức Việt Nam gửi thư ngỏ về t́nh h́nh khẩn cấp của đất nước



    Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Hải Dương-981 gần quần đảo Hoàng Sa


    Hơn một trăm nhà trí thức Việt Nam vừa ra thư ngỏ gửi đến đồng bào trong và ngoài nước cùng các đảng viên Đảng Cộng Sản Việt Nam, bày tỏ quan tâm về “t́nh thế hiểm nghèo khi chủ quyền quốc gia bị xâm phạm”, tiếp theo sau những sự cố dồn dập xảy từ đầu tháng Năm, trong cuộc tranh chấp với Trung Quốc ở Biển Đông.

    Trang mạng boxit.com đăng bức thư ngỏ có chữ kư của nhiều trí thức cả trong lẫn ngoài nước. Trên danh sách này có tên nhiều nhà hoạt động, nhà văn nhà thơ, nhà báo và một số đảng viên Đảng Cộng Sản Việt Nam. Danh sách này c̣n có chữ kư của một số lănh đạo tôn giáo và quân đội, trong đó có Thiếu Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh.

    Bức thư ngỏ tố cáo mưu đồ lấn chiếm Biển Đông và “hành vi xâm lược bằng vũ lực, ngang nhiên vi phạm luật pháp và các cam kết quốc tế” mà Trung Quốc đă kư kết.

    Bức thư ngỏ này được soạn thảo bởi nhóm trí thức đă khởi xướng kiến nghị 72 và kư tuyên bố quyền thực thi quyền chính trị và dân sự.

    Trong một cuộc phỏng vấn dành cho Ban Việt ngữ-VOA, một trong những người đă kư vào thư ngỏ, Tiến sĩ Nguyễn Quang A, cho biết thông điệp chính của lá thư ngỏ này:

    “Cái thông điệp nổi bật là phải dứt bỏ 4 tốt và 16 chữ vàng, mối quan hệ lệ thuộc vào Trung Quốc, đấy là cái thứ nhất. Thứ hai là, chỉ có xây dựng một hệ thống dân chủ thực sự, một nền dân chủ và một nền pháp trị thực sự, tức là không c̣n độc đảng, không c̣n toàn trị th́ Việt Nam mới có cơ chống ngoại xâm, bởi v́ Việt Nam hiện bây giờ đang trơ trọi, tuy rằng trong nước, Tivi vẫn nói rằng nhân dân thế giới ủng hộ, nhưng mà thực sự là bất chấp sự kêu gọi của ông Thủ Tướng, những nước mà lên tiếng mạnh mẽ cũng chỉ nói một cách chiếu lệ mà thôi bởi v́ một nước độc đảng, một chế độ độc tài khó mà thuyết phục được những người khác làm bạn.”

    Tiến sĩ Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu IDS và từng là Chủ tịch Hội Tin Học Việt Nam, nói rằng đă đến lúc Đảng Cộng Sản Việt Nam nên gạt sang một bên 16 chữ vàng và 4 chữ tốt trong quan hệ với Trung Quốc.

    Nhưng liệu t́nh h́nh thực tế trong nước đă chín muồi cho các đảng chính trị khác sẵn sàng hoạt động hay chưa, Tiến sĩ Nguyễn Quang A nói:

    “Tôi nghĩ rằng nếu mà người dân thúc ép và bản thân những người cầm quyền cũng hiểu được điều đấy và có một thay đổi về mặt pháp luật, hợp thức hóa các đảng chính trị khác hoạt động th́ tôi nghĩ rất là nhanh chóng họ có thể tự tổ chức được, chứ không có ǵ là quá khó khăn cả.”

    Bức thư ngỏ nói chính quyền Việt Nam vẫn trấn áp các cuộc biểu t́nh khi người dân muốn bày tỏ ư chí muốn bảo vệ chủ quyền quốc gia và chống xâm lược trước dă tâm muốn thôn tính Biển Đông của Bắc Kinh

    Nhóm khởi xướng bức thư ngỏ nói rằng t́nh h́nh nguy hiểm hiện nay là một thách thức, nhưng có thể là “một cơ hội lớn cho dân tộc chấn hưng theo con đường dân tộc và dân chủ”.
    Bức thư kêu gọi người Việt Nam ở trong và ngoài nước hăy đoàn kết và kiên quyết đấu tranh để bảo vệ độc lập và chủ quyền quốc gia.

    Nguồn: boxit.com, VOA Interview

    http://www.voatiengviet.com/content/...c/1925947.html


    Last edited by Tigon; 01-06-2014 at 09:23 AM.

  9. #529
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    Việt - Trung khẩu chiến về công hàm Phạm Văn Đồng .

    Thứ bảy, 31/05/2014





    Hà Nội mới lên tiếng ‘kiên quyết bác bỏ những phát biểu sai sự thật của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc’ sau khi bị Bắc Kinh cáo buộc ‘xuyên tạc lịch sử, bác bỏ thực tế và nuốt lời’ liên quan tới quần đảo mà Trung Quốc gọi là Tây Sa, c̣n Việt Nam gọi là Hoàng Sa, cũng như về công hàm Phạm Văn Đồng.

    Trong email trả lời VOA Việt Ngữ, Bộ Ngoại giao Việt Nam thêm một lần nữa khẳng định ‘chủ quyền không tranh căi của ḿnh đối với quần đảo Hoàng Sa’.

    Người phát ngôn Lê Hải B́nh nói: “Trung Quốc đă sử dụng vũ lực chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Hành động của Trung Quốc đă vi phạm các quy định của luật pháp quốc tế, việc chiếm giữ bằng vũ lực không thể đem lại chủ quyền cho Trung Quốc ở quần đảo Hoàng Sa”.

    Tuyên bố của ông B́nh được đưa ra hôm 27/5 một ngày sau khi phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Tần Cương nói rằng một cuộc họp báo của Việt Nam, trong đó có đề cập tới công thư của cố thủ tướng Phạm Văn Đồng, là ‘lố bịch và nực cười’.

    Ông Tần nói thêm rằng ‘trước giữa những năm 1970, phía Việt Nam đă công khai và chính thức thừa nhận rằng quần đảo Tây Sa thuộc về Trung Quốc’, và rằng ‘năm 1956, các giới chức hàng đầu của Bộ Ngoại giao việt Nam đă nói rơ với Đại biện lâm thời của Đại sứ quán Trung Quốc ở Việt Nam rằng quần đảo Tây Sa là thuộc Trung Quốc’.

    Người phát ngôn này tuyên bố:

    “Năm 1958, chính phủ Trung Quốc thông báo rằng vùng lănh hải của nước Cộng ḥa Nhân dân Trung Hoa rộng 12 hải lư và chỉ rơ rằng nguyên tắc này áp dụng đối với từng tấc đất của Trung Quốc, trong đó có quần đảo Tây Sa. 10 ngày sau thông báo trên, Thủ tướng Việt Nam lúc đó là Phạm Văn Đồng đă gửi một công hàm tới Thủ tướng Chu Ân Lai và bày tỏ rằng phía chính phủ Việt Nam thừa nhận và tôn trọng thông báo của chính phủ Trung Quốc về lănh hải”.

    Trong một cuộc họp báo 3 ngày trước đó ở Hà Nội hôm 23/5, Việt Nam cho rằng Trung Quốc đă ‘viện dẫn sai lệch’ công thư của Thủ tướng Việt Nam Phạm Văn Đồng gửi cho Bắc Kinh năm 1958.

    Ông Trần Duy Hải, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới Quốc gia, nói rằng công thư của ông Đồng ‘hoàn toàn không đề cập tới vấn đề lănh thổ cũng như là chủ quyền, và không đề cập tới hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa’.

    “Nội dung công thư chỉ ghi nhận và tán thành việc Trung Quốc mở rộng lănh hải 12 hải lư, và đồng thời chỉ thị cho các cơ quan của Việt Nam tôn trọng giới hạn 12 hải lư mà Trung Quốc tuyên bố. Việc công thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng không đề cập tới hai quần đảo này, quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng phù hợp với thực tế lúc đó, là quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa nằm dưới vĩ tuyến 17 và thuộc quyền quản lư của Việt Nam Cộng ḥa mà được Pháp chuyển giao trên thực tế năm 1956, phù hợp với hiệp định Geneve năm 1954 mà Trung Quốc cũng là một bên tham gia”.

    Trong khi đó, ông Tần Cương lại nói rằng ‘bấy lâu nay, các tài liệu chính thức, sách giáo khoa và bản đồ của Việt Nam đều cho thấy quần đảo Tây Sa thuộc về Trung Quốc’ và nói thêm rằng Việt Nam ‘có một mức độ khả tín thấp’.

    Báo chí trong nước đă cho đăng toàn văn công hàm Phạm Văn Đồng, trong đó có đoạn:

    “Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của Chính phủ nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa quyết định về hải phận của Trung Quốc. Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lư của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa trên mặt biển”.

    Tiến sỹ Tạ Văn Tài, luật sư và cựu giảng viên trường luật Harvard, cho rằng công hàm Phạm Văn Đồng ‘không có hiệu lực pháp lư’:

    “Nó chỉ là một tuyên bố đơn phương, cho nên nó không có giá trị của một hiệp ước nhượng đất là cái thủ tục bó buộc theo hiến pháp năm 1946 của Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa, áp dụng vào thời điểm 1958 bởi v́ rằng khi ông Đồng tuyên bố, ông không thể nhân danh chủ tịch nước, mới là người có quyền kư hiệp ước về nhượng đất. Và ngay cả Chủ tịch nước Hồ Chí Minh cũng phải có nghị viện, tức là quốc hội, phê chuẩn hiệp ước th́ mới có giá trị. Vả lại, khi đọc kỹ th́ thấy rằng công hàm đó chỉ nói về việc công nhận 12 hải lư lănh hải của Trung Quốc. Hồi đó nó [Trung Quốc] đ̣i cái đó v́ họ ngại cái hạm đội đi sát vào Trung Quốc từ eo biển Đài Loan, nhất là từ hai đảo Kim Môn và Mă Tổ mà Trung Hoa Dân quốc kiểm soát. Thành ra nó chỉ có hiệu lực thừa nhận 12 hải lư, chứ không phải nói đến hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Luận cứ thứ hai, ông Đồng không đại diện cho miền nam Việt Nam là quốc gia riêng biệt. Có hai quốc gia thời đó theo tiêu chuẩn quốc gia là Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa và Việt Nam Cộng ḥa. Hiệp định Geneve đă giao việc quản lư hai quần đảo đó cho miền nam Việt Nam th́ ông Đồng không có đủ tư cách ǵ mà nói về vấn đề hai quần đảo đó, nhượng đất hai quần đảo đó”.

    Ông Tài nói thêm rằng nếu đôi bên không thể ‘tiếp tục căi lư’ trên các diễn đàn quốc tế th́ vụ việc cần phải được đưa ra Ṭa án Quốc tế.

    Nhưng chuyên gia luật này cũng cho rằng việc kiện ra ṭa ‘rất khó’ v́ Bắc Kinh từ trước tới nay ‘không đồng ư ra ṭa nên chỉ c̣n đánh nhau trên mặt trận ngoại giao mà thôi’.

    Những người bất đồng chính kiến ở hải ngoại bấy lâu nay dùng công hàm này để cáo buộc Hà Nội đă thực hiện điều họ gọi là ‘bán nước’, nhưng phía Việt Nam luôn bác bỏ điều này.

    Sau việc Trung Quốc đưa giàn khoan khổng lồ vào vùng biển mà Việt Nam tuyên bố là thềm lục địa của ḿnh, đẩy hai nước láng giềng vào thế đối đầu, giới lănh đạo Việt Nam đă có các tuyên bố được một số nhà quan sát cho là ‘không kiêng nể’ khi nói về mối quan hệ với Bắc Kinh.

    Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng từng tuyên bố ‘không đánh đổi chủ quyền lấy hữu nghị viển vông' cũng như cho báo giới biết rằng Hà Nội có thể xem xét hành động pháp lư chống lại các hành động của Trung Quốc ở biển Đông.


    http://www.voatiengviet.com/content/...g/1925103.html

  10. #530
    Member Tigon's Avatar
    Join Date
    13-08-2010
    Posts
    22,674
    CHUYỆN CUỐI TUẦN : Công hàm... làm cong hàm !!!

    Sau hai ṿng đàm phán không chính thức với mục đích nếu không đạt được Hiệp ước Liên minh Quân sự với Hoa Kỳ th́ ít ra cũng được phép mua vũ khí từ Mỹ, Đại diện CSVN đành về nước tay không với gói quà 18 triệu đô viện trợ cho Cảnh sát Biển.

    Hôm trước khi ra sân bay về nước, Đại diện CSVN có ngơ lời mời người đối tác phía Mỹ một buổi cơm tối thân mật tại một nhà hàng Tàu trong vùng Virginia. Nhà hàng này nổi tiếng với món Vịt Bắc Kinh và có rất nhiều Tổng thống Mỹ ghé qua ăn và chụp h́nh lưu niệm. Vừa bước vô cửa người đại điện Mỹ nói chào một cách dí dỏm:

    - Ông cũng khéo chọn lựa chứ? Mỹ gặp Việt trong nhà hàng Trung Quốc?

    Đại diện CSVN cười và giải thích:

    - Nhà hàng này có chủ là người Đài Loan. Cứ xem như kẻ thù của kẻ thù là bạn.

    Đại diện Mỹ buột miệng ra một câu tiếng Việt:

    - Thế ra là nhà hàng của “Thế lực THÙ (của) ĐỊCH” à?

    Đại diện CSVN phá lên cười:

    - Gớm. Ông cũng rành tiếng Việt đấy chứ?


    - Tôi học tiếng Việt ở Mỹ, học tiếng lóng tiếng láy ở Sài G̣n khi c̣n làm tùy viên văn hóa bên đó trước năm 1975. Sau này vẫn theo dơi thời sự và trao đổi trên Facebook. Chúng ta có thể thảo luận bằng tiếng Việt để khỏi mất th́ giờ. Ông muốn gặp tôi lần cuối chắc là có câu hỏi ǵ cho tôi?

    Đại diện CSVN vào thẳng vấn đề:

    - Hai ṿng đàm phán qua ông đă kết luận chúng tôi không thể có Liên minh Quân sự với Mỹ v́ Trung Quốc sẽ cản trở. Chúng tôi không có đủ ngân sách để mua vũ khí tự túc. Xem ra giải pháp quân sự lúc này với Trung Quốc không khả thi. Thế th́ giải pháp pháp lư, ông nghĩ có khả thi hay không? Ư tôi muốn nói rằng đưa Trung Quốc ra Ṭa án Quốc tế để kiện như Philipines đang làm th́ có khả thi không?

    - Cơ hội rất ít, thưa ông. Và các ông nên cân nhắc cẩn thận về các bằng chứng tŕnh trước ṭa. V́ nếu ṭa phán quyết các ông THUA th́ con đường tương lại c̣n gian nan hơn nữa. Phán quyết mới nhất của ṭa cấp quốc tế xem ra là bản án tử h́nh cho các ông tại Biển Đông. Khi ấy các ông bị đẩy ra bên lề mọi tranh chấp sau này của các nước trong vùng đối với Biển Đông.

    - Nhưng nếu chúng tôi liên kết kiện với Phi hay các nước khác?

    - Tôi cũng nhận thấy các ông đang có hướng này. Khi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ghé thăm Phi hôm qua. Nhưng khả năng Phi liên kết với ông trong vụ kiện rất thấp v́ khi Phi kiện các ông không ủng hộ. Bây giờ các ông tham gia với BẰNG CHỨNG BẤT LỢI hơn th́ dĩ nhiên Phi khó chấp nhận.

    - Chúng tôi có đầy đủ các bằng chứng THUẬN LỢI từ thời Thực dân Pháp đến Việt Nam Cộng Ḥa rằng Việt Nam có đă xác định chủ quyền trên hai quần đảo này liên tục cả trăm năm cơ mà. Sao ông lại nói BẤT LỢI?

    - Các ông đang trưng dẫn bằng chứng của những chế độ đă qua mà không hề có bằng chứng xác nhận chủ quyền cấp quốc tế từ chế độ của các ông. Xem ra khó thuyết phục ṭa án. Các ông có thể trưng dẫn h́nh ảnh thời thơ ấu trong một căn nhà, những câu chuyện tuổi thơ ở đó, trong khi người ta tŕnh ra GIẤY BÁN NHÀ của bố các ông, th́ dĩ nhiên ṭa án không thể cho các ông vào nhà được.

    - Ư ông muốn nói đến Công Hàm Phạm văn Đồng năm 1958?

    - Đúng. Các ông biết Công Hàm này đă lâu nhưng có nhiều bằng chứng cho thấy các ông cố NÉ TRÁNH nó. Trong khi ngược lại gần đây Trung Quốc lại trưng công hàm này ra trước quốc tế. Xem ra họ có nắm đàng cán về vụ này!

    Đại diện CSVN cười sặc sụa:

    - Công hàm đó KHÔNG CÓ HIỆU LỰC ông ơi. Phạm văn Đồng dù có nói thẳng là “giao Trường Sa và Hoàng Sa cho Trung Quốc” th́ cũng không có hiệu lực. Đó chỉ là Đ̉N NGOẠI GIAO … KHÔN NGOAN của chúng tôi để nhận viện trợ từ Trung Quốc mà đánh Mỹ. Năm 1958 chúng tôi không có chủ quyền ở Hoàng Sa, Trường Sa.

    Chờ cho người đại diện CSVN cười xong, uống một ngụm nước, th́ đại diện Mỹ mới từ tốn lên tiếng:

    - Đối với luật pháp Tây Phương chúng tôi th́ chúng tôi phân biệt rất rơ sự tách biệt giữa “khế ươc buôn bán” và “chủ quyền”.

    - Ư ông nói là các ông có thể bán những ǵ các không có cơ à. Thật là HOANG ĐƯỜNG và TRẺ CON.

    - Chuyện có thật ông à. Khế ước buôn bán là giao kết giữa hai hay nhiều bên về chuyển nhượng một cái ǵ đó nó có thể trong hiện tại hay trong tương lai để đổi lấy giá trị tiền bạc hay vật chất có thể giao hôm nay hay giao vào một thời điểm trong tương lai. Như vậy vào năm 1958 các ông hứa bán một cái ǵ đó các ông không có ngay lúc đó, và lời hứa sẽ giao hàng ngay khi các ông có. Vấn đề là phía Trung Quốc tin như vậy và ủng hộ các ông biến điều đó thành hiện thực. Đổi lại họ cung cấp viện trợ cho các ông gần cả tỉ đô la về vật chất và con người để tiến hành chiến tranh chống chúng tôi.

    Năm 1958 các ông không có CHỦ QUYỀN nhưng các ông đă làm KHẾ ƯƠC, th́ khi các ông có chủ quyền các ông phải thực hiện khế ước buôn bán đó.

    - Thế các ông có trường hợp buôn bán kiểu đó trong thực tế không?

    - Có chứ ông. Trong sở hữu chứng khoán, thị trường thế giới có cái gọi là “future options”. Ông không dám mua chứng khoán đó v́ ông sợ thua lổ, ông có thể trả tiền với LỜI HỨA sẽ mua và công ty đó phải giao “chủ quyền” chứng khoán đó cho ông trước thời điểm nào đó, dù nó lên hay xuống thấp hơn giá trị ông trả. Rồi ông cần tiền ông vẫn có thể bán LỜI HỨA đó cho người khác và cứ thế cho đến khi thời điểm hứa đó đến th́ người cuối cùng phải … THỰC HIỆN. Cái đó là buôn bán thứ ông không có chủ quyền …

    Đại diện CSVN nghiêm mặt lại biện hộ:

    - Nhưng ông không đọc thấy trong ngôn từ Thủ Tướng Phạm văn Đồng rất KHÔN NGOAN không hề đề cập để chuyện “giao chủ quyền” như cái ví dụ mà ông nêu. Ông ta chỉ nói …

    “có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lư của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa trên mặt biển”

    Đại diện Mỹ cười rồi nói:

    - Các ông đă có lịch sử CÔNG NHẬN công hàm này. Đó là vào năm 1974 khi Trung Quốc tấn công Hoàng Sa thuộc chủ quyền VNCH. Các ông đă “tôn trọng hải phận của Trung Quốc trong mọi quan hệ trên mặt biển” nên các ông hoàn toàn để mặc cho Trung Quốc hành động chiếm chủ quyền … TƯƠNG LAI của các ông. Thế th́ sao các ông có thể biện minh trước ṭa rằng một văn bản không hiệu lực lại được tôn trọng?

    - Chúng tôi cũng như các ông thôi. Hạm đội 7 các ông nằm đó đâu có động tĩnh ǵ!

    - Hoa Kỳ bị ràng buộc bỡi Thông cáo chung Thượng Hải với Trung Quốc và Hiệp định Paris, phải rút quân và trả lại quyền tự quyết cho VNCH.

    Đại diện Mỹ ngừng một lát rồi nói tiếp:

    - Tôi xem công hàm Phạm văn Đồng nhiều lần và phải công nhận vào thời điểm năm 1958, ông Đồng hay ai đó soạn cho ông Đồng kư công hàm này là “khôn liền” ngay lúc đó mà không có … “khôn lâu”.

    - Ư ông là?

    - Ngôn từ trong công hàm này vào năm 1958 rất là KHÔN NGOAN. V́ các ông BÁN VỊT TRỜI mà thu được gần cả tỉ đô la viện trợ của Trung Quốc cho một món hàng tương lai không biết có chiếm được hay không. Ví như một người muốn đi cướp nhà người khác không có súng, không có tiền, đi hứa với thằng cướp khác “khi nào tao cướp được nhà đó th́ tao tôn trọng quyền của mày được trồng rau ở sân sau”. Khi cướp được th́ phải thực hiện lời hứa đó.

    Đại diện CSVN mỉa mai:

    - Nếu “khôn lâu” như ông trong trường hợp đă lỡ kư LỜI HỨA đó th́ ông phải làm sao?

    - Nếu tôi là các ông mà tôi bắt buộc phải viết công hàm đó để có viện trợ th́ tôi vẫn viết như thế …

    - Huề tiền!

    - Tôi vẫn nhận gần cả tỉ đô la để đánh Hoa Kỳ và kéo nó đến bàn Hội Nghị Paris năm 1973 để nó phải rút quân …

    Đại diện CSVN phá liên cười:

    - Ông khôi hài quá, thế mà lại “dạy ngoại luộc trứng”

    Đại diện Mỹ vẫn từ tốn nói tiếp:

    - CSVN kư công hàm Phạm văn Đồng là khôn liền ngay năm 1958 nhưng ai đó quyết định xé hiệp định Paris chiếm Miền Nam năm 1975 là ĐẠI NGU để Trung Quốc nó …. (xin lỗi tôi hay có tật nói láy)

    Chiếm Miền Nam là biến công hàm đó thành hiện thực và đối diện gần 1 tỉ đô la nợ Trung Quốc, là từ bỏ 4 đến 6 tỉ đô la bồi thường chiến tranh của Hoa Kỳ … Việt Nam bỏ cơ hội thành một nước Đức và nước Nhật sau thế chiến thứ hai.

    Đại diện CSVN hết kiên nhẫn ngắt lời:
    - Ông có khiếu kể chuyện cổ tích. Xin phép trở lại trọng tâm. Thế th́ có giải pháp nào cho chúng tôi trong bế tắc này không?

    Đại diện Mỹ nh́n quanh rồi pha tṛ:
    - Có t́nh báo Hoa Nam Cục ở đây không?

    Rồi ông nói tiếp:
    - Theo tôi th́ các ông phải tuân thủ công hàm Phạm văn Đồng v́ 1974 các ông đă tuân thủ th́ hôm nay phải tuân thủ để yên cho Trung Quốc đặt giàn khoan.

    - Không c̣n cách nào hết sao?

    - Chỉ c̣n cách mà tôi đă nói với các ông hôm đầu tiên.

    - Cách ǵ ông nhắc lại đi.

    - Một cách vô cùng giản dị, không cần viện trợ của Hoa Kỳ, chẳng cần ủng hộ của thế giới, mà lại đoàn kết, ḥa hợp ḥa giải với mọi thành phần người Việt trong và ngoài nước và quan trọng là vô hiệu hóa công hàm Phạm văn Đồng.

    - Làm cách nào?

    - Ngay ngày mai ...
    Đổi lại tên nước thành Việt Nam Cộng Ḥa.
    Lấy lại tên Sài G̣n và dời thủ đô về đó
    Lấy CỜ VÀNG làm quốc kỳ

    Có như thế th́ trước diễn đàn thế giới. VNCH chỉ VẮNG MẶT … 39 năm chứ KHÔNG CHẾT. Công hàm Phạm văn Đồng chỉ là tờ “giấy lộn” v́ tên cướp có vô nhà nhưng chủ nhà về lại và đă đuổi cổ nó ra … Trời Việt lại … HỪNG ĐÔNG.

    Đại diện CSVN vuốt mồ hôi lạnh trên trán:

    - Chỉ đơn giản thế thôi sao?

    Vịt Bắc Kinh trên bàn đă NGUỘI LẠNH, lớp mỡ trắng đă bắt đầu đóng viền quanh dĩa v́ không ai c̣n đoái hoài đến nó.

    Đại diện Mỹ vỗ vai đại diện CSVN nói một câu tiếng Anh:

    - All road lead to Rome (Đường nào cũng về La Mă)

    Hăy trả cho Ceazar những ǵ của Ceazar.

    Các ông chỉ có một ĐƯỜNG BINH … cầm bài chi lâu cho nó … ƯỚT.


    Nguồn FB

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 3
    Last Post: 27-11-2012, 06:59 AM
  2. Replies: 5
    Last Post: 13-06-2012, 11:28 AM
  3. Replies: 1
    Last Post: 19-03-2012, 02:54 AM
  4. Replies: 41
    Last Post: 11-08-2011, 08:48 PM
  5. Replies: 0
    Last Post: 21-07-2011, 04:28 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •