Tập Cận B́nh trong chuyến thăm tới tỉnh Giang Tây hôm 20/5. Ảnh: Tân Hoa xă.

Tập kêu gọi dân bắt đầu Vạn lư Trường chinh mới

Chủ tịch Tập kêu gọi người dân tham gia cuộc Vạn lư Trường chinh mới và "bắt đầu tất cả lại từ đầu", dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh ít dần hy vọng sớm đạt được thỏa thuận với Mỹ.
Theo South China Morning Post, tuyên bố trên của ông Tập được phát đi trong chuyến công tác đến tỉnh Giang Tây, nơi Hồng quân Công Nông Trung Hoa thua trận bắt đầu rút quân từ tháng 3/1934.
Sự lựa chọn điểm đến của ông Tập được xem là nhằm khơi dậy tinh thần bền bỉ và đoàn kết trong bối cảnh căng thẳng gia tăng với Washington.
"Chúng ta có mặt ở đây, điểm bắt đầu của Vạn lư Trường chinh để nhớ lại thời điểm Hồng quân Công Nông Trung Hoa bắt đầu hành tŕnh. Chúng ta đang ở đây tham gia vào một cuộc Vạn lư Trường chinh mới và chúng ta phải bắt đầu tất cả lại từ đầu", Chủ tịch Tập nói với đám đông hưởng ứng hôm 20/5.
Tuy không đề cập trực tiếp đến cuộc chiến thương mại hay Mỹ, những nhận xét của ông Tập được coi là tín hiệu cho thấy Bắc Kinh đang kêu gọi người dân Trung Quốc chuẩn bị cho những khó khăn v́ môi trường bên ngoài xấu đi.

Phó thủ tướng Lưu Hạc, người dẫn đầu phái đoàn Trung Quốc đàm phán với Mỹ, cũng đi cùng với ông Tập đến Giang Tây. Ông xuất hiện bên cạnh Chủ tịch Tập trong đoạn phim tư liệu về chuyến đi được phát trên kênh truyền h́nh CCTV.
Cùng ngày 20/5, ông Tập cũng đến thăm một cơ sở khai thác và chế biến khoáng sản hiếm quy mô lớn. Giới quan sát suy đoán rằng Trung Quốc có thể cấm xuất khẩu đất hiếm sang Mỹ để trả đũa trong cuộc chiến tranh thương mại, như nước này đă làm với Nhật Bản một thập kỷ trước.
Vạn lư Trường chinh là cuộc rút quân của Hồng quân Công Nông Trung Hoa, lực lượng tiền thân của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, diễn ra từ năm 1934 đến 1936.
Trong thời gian đó, Hồng quân luôn bị quân của Tưởng Giới Thạch truy kích và phải vượt qua nhiều địa h́nh hiểm trở. Sự kiện này được coi là kỳ tích và thường được gợi lên như biểu tượng của sự đoàn kết, thống nhất Trung Quốc.
Sau ṿng đàm phán thứ 11 tại Washington mà không đem lại kết quả tích cực, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung Quốc đang leo thang căng thẳng khi hai phía không ngừng chỉ trích lẫn nhau và tuyên bố sẽ giáng đ̣n đáp trả.
Ngày 23/5, Cao Phong, người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc, nhấn mạnh "nếu Mỹ muốn tiếp tục đối thoại, họ cần thể hiện sự chân thành và sửa sai. Đàm phán chỉ có cơ hội tiếp tục khi dựa trên cơ sở b́nh đẳng và sự tôn trọng".

Mỹ cảnh báo đợt thuế nhằm vào 300 tỷ USD hàng TQ sau 1 tháng nữa



Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin ngày 22/5 nói vẫn c̣n ít nhất một tháng trước khi Mỹ tăng thuế lên 25% đối với 300 tỷ USD hàng Trung Quốc khác, và “sẽ có một số ngoại lệ".
Phát biểu trước Ủy ban Tài chính của Hạ viện Mỹ, ông Mnuchin nói sẽ có những ngoại lệ, tức các sản phẩm cụ thể không bị tăng thuế, theo South China Morning Post.
“Đối với ṿng tăng thuế thứ tư, nhiều khả năng sẽ không có thêm quyết định nào trong ṿng 30-45 ngày nữa, và sẽ có một quy tŕnh xem xét các ngoại lệ, nếu tổng thống quyết định vẫn tiếp tục tăng thuế”, ông Mnuchin nói.

Trước đó, chính quyền Tổng thống Trump đă tăng thuế từ 10% lên 25% đối với số hàng Trung Quốc khác có trị giá 200 tỷ USD, sau khi đàm phán giữa hai bên ở Washington không đạt được thỏa thuận. Bắc Kinh đáp trả bằng việc tăng thuế với 60 tỷ USD hàng Mỹ.
“Sẽ có một số ngoại lệ. Và tôi dự đoán nhiều doanh nghiệp sẽ chuyển từ Trung Quốc sang các nước khác trong khu vực, v́ vậy giá sản phẩm sẽ không tăng” đối với người tiêu dùng, ông Mnuchin trả lời câu hỏi của Hạ nghị sĩ đảng Dân chủ Cynthia Axne, bang Iowa.
Ông Trump sẽ gặp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh tại hội nghị thượng đỉnh G20 tại Nhật Bản ngày 28-29/6.

“Tôi vẫn hy vọng chúng ta có thể quay trở lại bàn đàm phán. Lănh đạo hai nước nhiều khả năng gặp mặt cuối tháng 6”, ông Mnuchin nói thêm.
Các công ty Mỹ, trong một cuộc khảo sát được công bố ngày 22/5, nói họ đang bị Trung Quốc trả đũa.
Pḥng Thương mại Mỹ tại Trung Quốc và một cơ quan tương tự tại Thượng Hải nói các thành viên của họ đang gặp thêm các chướng ngại, bao gồm bị cơ quan chức năng thanh tra, và phải chờ lâu hơn để làm thủ tục hải quan, xin cấp phép và các hồ sơ khác.
Cũng theo khảo sát, 40,7% trong số 250 công ty được hỏi đang cân nhắc hoặc đă di chuyển các cơ sở sản xuất ra khỏi Trung Quốc.
ZingNews