Page 2 of 2 FirstFirst 12
Results 11 to 15 of 15

Thread: Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa: Ngàn Đời Tri Ân

  1. #11
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa: Ngàn Đời Tri Ân

    Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa: Ngàn Đời Tri Ân

    Nụ cười xuân - Để biết ơn Thương Binh VNCH
    P2


    Sau khi ông Khanh qua đời, thấy bà Phượng chỉ thui thủi một ḿnh, các con của Bà mời Bà về sống cùng; nhưng Bà từ chối v́ không muốn con của Bà phải “rơi” và t́nh cảnh “Mẹ mày, Mẹ tao”! Khi người cháu gọi bà Phượng bằng Cô, sống bên Việt Nam, nhờ Bà bảo lănh cho Hữu - con của người cháu - được sang Mỹ du học, các con của Bà lo mọi thủ tục cần thiết để Hữu được sang Mỹ, sống với Bà để Bà bớt cô quạnh và Cha Mẹ của Hữu khỏi phải lo tiền trọ cho Hữu.

    Cách nay vài tuần, biết chương tŕnh mừng Xuân của Hội Ái Hữu Nhảy Dù có Diễm Liên - ca sĩ mà bà Phượng rất thích - tŕnh diễn, con của Bà mua vé tặng Bà và căn dặn Hữu phải đưa Bà đi và đón Bà về.

    Cài seat belt xong, bà Phượng hỏi Hữu:

    - Sau khi đưa Bà đến chỗ đại hội Nhảy Dù, con đi đâu?

    - Con đến nhà bạn gái của con, gần đó. Khi nào bà Cô cần về, bà Cô “điện” cho con.

    - Bà nói hoài, con ở đây lâu rồi, đừng nói tiếng Việt của cộng sản Việt Nam (csVN) nữa.

    - Ở Việt Nam hơn 90 triệu dân Việt, “nước ngoài” chỉ vài triệu người Việt; vậy th́ tại sao phải nói tiếng Việt theo người “nước ngoài”?

    - V́ tiếng Việt của người Việt di tản là tiếng Việt trong sáng, đúng văn phạm.

    - Tiếng Việt “di tản” là tiếng Việt như thế nào?

    - Là một câu tiếng Việt không thừa cũng không thiếu.

    - Tỷ dụ?

    - Tỷ dụ: Hai người đưa nạn nhân đến bệnh viện. Đó là một câu đơn giản và đúng nhất. C̣n tiếng Việt của csVN th́: Cặp đôi đưa nạn nhân đi viện.

    - Hai câu ấy đồng nghĩa mà.

    - Tại sao đă “cặp” lại c̣n “đôi” mà lại thiếu chữ “bệnh”? Viện ǵ? Viện dưỡng lăo, viện tâm thần, viện bào chế?

    - Tại bà Cô “dị ứng” với csVN cho nên bà Cô phân tích nọ kia chứ ai nghe họ cũng hiểu.

    - Tiếng nói và chữ viết của một dân tộc là biểu tượng văn hóa của dân tộc đó. Khi nói sai văn phạm, người nghe có thể không để ư; khi viết, nên thận trọng.

    - Con biết mà! Dù thế giới có khen csVN phát triễn tốt đẹp đến thế nào đi nữa th́ bà Cô cũng “chê thê chê thảm” thôi.

    - Hữu à! Thế giới khen csVN phát triển v́ thế giới chỉ căn cứ vào số cao ốc, dinh thự, khu kỹ nghệ, lăng tẩm “hoành tráng” - mà thế giới không hề biết chủ nhân các khu kỹ nghệ, dinh thự đó là người Tàu và lăng tẩm là của quan chức csVN - chứ thế giới không hề biết đích thực người dân Việt Nam phải sống như thế nào!

    - Nước nào cũng có nhiều giai cấp chứ đâu phải chỉ Việt Nam thôi đâu, bà Cô!

    - Đúng! Nhưng không có nước nào trên thế giới mà người dân cứ bị cướp đất hết vùng này đến vùng khác; hết đợt này đến đợt kia như Việt Nam cộng sản.

    - Chính phủ có bồi thường mà.

    - Chính phủ bồi thường có thỏa đáng hay không, đó là một chuyện; c̣n phương cách hành xử của nhà cầm quyền csVN đối với người dân lại là chuyện khác.

    - Con quan niệm, đời ḿnh, ḿnh lo; csVN làm ǵ kệ mẹ nó. Nhưng trong sự kiện Đồng Tâm con có thấy csVN hành xử điều ǵ quá đáng đâu.

    - Nhân sinh quan và thái độ sống của con - cũng như của đa số người trẻ bên Việt Nam - như vậy cho nên csVN mới tồn tại cho đến ngày nay! C̣n sự kiện Đồng Tâm, con nghĩ như thế nào khi nhà cầm quyền csVN bất ngờ đưa cả ngàn cảnh sát cơ động, quân đội vũ trang tấn công vào Đồng Tâm lúc bốn giờ sáng 09- 01- 2020 để chiếm đất của dân? Cuộc cướp đất này đưa đến hệ quả: Cụ Lê Đ́nh Ḱnh - 84 tuổi, có 57 năm tuổi đảng và cũng là thủ lănh của dân làng Đồng Tâm chống nhà cầm quyền csVN chiếm đất - hơn 20 người dân bị bắt, bị đánh đập; thương vong về phía nhà cầm quyền csVN gồm có: Đại tá Nguyễn Huy Thịnh, thượng úy Phạm Công Huy và trung úy Dương Đức Hoàng Quân. Đó có phải là điều quá đáng hay không?

    Im lặng. Nhớ cảnh Ba và các em trai - sau tháng Tư 75 - đi tù c̣n Mẹ và các em gái bị đuổi đi kinh tế mới, tài sản bị csVN tịch thu, bà Phượng uất, nói tiếp:

    - Điều đáng đề cập trong sự kiện Đồng Tâm không những ở chỗ đảng và nhà cầm quyền csVN dùng bạo lực để giữa khuya “đánh úp”, cướp đất của dân mà điều mỉa mai nhất trong sự việc này là: Theo báo của Sở Tư Pháp Saigon th́, ngày 10- 01- 2020, Tổng Bí Thư kiêm Chủ Tịch Nước csVN Nguyễn Phú Trọng đă kư quyết định truy tặng huân chương chiến công hạng nhất cho đai tá Thịnh, thượng úy Huy và trung úy Quân; v́ “Cả 03 người đă lập nhiều chiến công đặc biệt xuất sắc trong chiến đấu và phục vụ chiến đấu, góp phần vào sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xă hội và bảo vệ tổ quốc.” Cuối cùng, theo bản tin của RFA, ngày 17- 01- 2020, csVN đă ra lệnh cho lực lượng 47 - khoảng hơn 10,000 người, chuyên tấn công không giang mạng - tổng tấn công, ngăn chận thông tin vụ Đồng Tâm, không để tin lọt ra ngoài. Sau đó, Bộ Công An csVN phong tỏa tất cả tài khoản mà người Việt Nam trong và ngoài nước gửi về phúng điếu cụ Lê Đ́nh Ḱnh. Con chờ đó rồi sẽ thấy. CsVN sẽ tổ chức Đại Thắng Đồng Tâm như csVN từng tổ chức Đại Thắng Mậu Thân năm 1968 và Đại Thắng Mùa Xuân 1975...

    Bà Phượng vừa nói đến đây, xe dừng ngay trước cửa Marriott Hotel. Hữu thở dài nhè nhẹ v́ vừa thoát được nhiều điều chàng không hề biết; v́ csVN bây giờ đă thuê người viết sách “phịa” ra những chuyện cướp đất thời Pháp, thời Mỹ, thời VNCH - như người csVN từng “phịa” chuyện anh hùng nhí, cán bộ gái 13, 14 tuổi ôm súng trường bắn hạ máy bay Mỹ - mà chưa bao giờ csVN để cập đến điều luật Người Cày Có Ruộng do Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu ban hành.

    Trước khi bà Phượng rời xe, Hữu dặn:

    - Khi nào bà Cô muốn về, gọi con trước 10 phút, nhen!

    - Okay.

    Nh́n đồng hồ tay, biết ḿnh đến trễ, bà Phượng đi nhanh về pḥng khánh tiết. Đến gần cửa, bà Phượng nghe tiếng nhạc rộn ràng trong điệu “cha cha cha” rồi giọng Tenor vang dội cả hội trường:

    “Đầu xuân năm đó anh ra đi
    Mùa xuân này đến anh chưa về...” (3)

    Sau khi được đưa vào bàn, bà Phượng chào mọi người cùng bàn rồi nh́n lên sân khấu. Một “ông Nhảy Dù” đang hát. Tiếng hát và nhân dáng của “ông Nhảy Dù” như khơi lại trong hồn bà Phượng h́nh ảnh của Trọng; đồng thời cũng gợi lại niềm đau của mối t́nh đầu không trọn! Cứ mỗi lần h́nh bóng Trọng hoặc nỗi đau xưa trở về là mỗi lần bà Phượng cúi đầu, âm thầm tạ lỗi với ông Khanh.

    Tiếng vỗ tay rộn ră cùng nhiều tiếng “bis... bis...” vang lên. “Ông Nhảy Dù” rời sân khấu, trở về bàn. Khi “ông Nhảy Dù” đi qua bàn bà Phượng ngồi, một vị khách níu tay, khen:

    - Hay quá Trọng ơi!

    Bà Phượng giật ḿnh, quay về phía phát ra câu nói. Lúc năy ông Trọng sang bàn này hàn huyên với người bạn cùng khóa Vơ Bị Dalat với ông; thấy bàn này có bốn cặp. Bây giờ thấy phụ nữ này lẻ loi, ông Trọng vừa cảm ơn bạn vừa nh́n bà Phượng trong khi bà Phượng quay mặt hướng khác, sau khi nhận ra ông Trọng. Ông Trọng đến cạnh, hỏi nhỏ:

    - Xin lỗi, có phải bà là Phượng bạn của Uyên không ạ?

    Bà Phượng lắc đầu, nói “xin lỗi” rồi đứng bật dậy, lấy điện thoại, vừa đi ra cửa vừa bấm số, gọi Hữu.

    Đứng nơi góc pḥng đợi, bà Phượng cảm nhận được nỗi xót xa, tủi hờn đối với người xưa và sự ân hận dày ṿ đối với ông Khanh. Bất ngờ Bà nghe giọng của ông Trọng:

    - Xin lỗi Phượng, cho tôi giải thích với Phượng một lần rồi thôi. Tôi hứa sẽ không bao giờ khuấy động cuộc sống hạnh phúc của Phượng.

    Im lặng. Ông Trọng tiếp:

    - Anh nhà đâu mà Phượng đi một ḿnh?

    - Ông nhà tôi không c̣n nữa!

    - Xin chia buồn với Phượng. Ông ấy và Phượng rất đẹp đôi.

    Bà Phượng xoay người, nh́n Trọng, nhạc nhiên:

    - Làm thế nào ông biết ông nhà tôi?

    - Có lẽ Phượng đă không thấy một thương binh Nhảy Dù, chống đôi nạn gỗ đứng lặng lẽ cạnh gốc cây bàng, bên kia đường, xeo xéo nhà Ba Mẹ vào hôm đám cưới của Phượng. Đúng không?

    Thật nhanh, bà Phượng nh́n hai chân của ông Trọng và nhớ lại: Khi ba chiếc xe Traction đen đưa dâu từ từ rời nhà Ba Mẹ th́ anh thương binh Nhảy Dù khập khểnh đi vào hẽm nhỏ! Bà Phượng đáp:

    - Tôi không hiểu ǵ cả.

    Ông Trọng bấm số điện thoại, nói:

    - Loan! Cậu cần vợ chồng cháu và Ba Má cháu ra pḥng đợi ngay.

    Sau khi hai cụ già và vợ chồng Loan cùng các con xuất hiện, chào bà Phượng, Trọng nh́n Loan:

    - Loan! Cậu nhờ con giải thích với Bác này về tấm h́nh của con và Cậu chụp chung tại Đà Nẵng, năm xưa.

    Loan ngần ngừ v́ quá bất ngờ. Ông Trong lấy trong ví một tấm h́nh cũ, trao cho bà Phượng:

    - Phượng nh́n kỹ đi, xem Loan và người trong ảnh có bao nhiêu điều khác biệt?

    Nh́n tấm ảnh, nh́n Loan, chợt nhớ hai chữ Trọng- Loan được Trọng viết sau tấm ảnh, Bà Phượng chợt hiểu, nước mắt tuôn dài! Loan d́u bà Phượng đến xa-lông dài rồi mời Bố Mẹ và ông Trọng ngồi cạnh bà Phượng. Ông Trọng làm như vô t́nh, hơi kéo ống quần bên trái lên một tư. Thấy chân trái của ông Trọng được gắn prosthesis, bà Phượng chỉ thốt được tiếng “Trời!” rồi ôm mặt, khóc:

    Vừa khi đó, Hữu xuất hiện, ngơ ngác nh́n mọi người trong khi ông Trọng nói với bà Phượng:

    - Tôi có lỗi với Phượng. Nhưng sự quyết định của tôi đến từ t́nh yêu. Đời Phương rực rỡ như ánh nắng mai; tôi không nở làm khổ Phượng, đưa Phượng vào t́nh cảnh phải chọn lựa giữa một thương binh và Ba Mẹ.

    Loan kéo Hữu ra xa, kể lại sự việc tấm ảnh cậu Út Trọng và cháu Loan - con đầu ḷng của bà chị cả của Trọng - chụp năm xưa, sau khi Trọng bị thương tại Quảng Trị. Nghe xong, Hữu đến bên bà Phượng:

    - Bà Cô! Con hiểu chuyện rồi. Đây là mối t́nh tuyệt đẹp. Con xin mời bà Cô và mọi người qua pḥng ăn riêng của khách sạn để hàn huyên. Ở đây hoặc trong pḥng khánh tiết ồn lắm, không thể nói chuyện thoải mái được.

    Bà Phượng hướng ánh mắt về ông Trọng:

    - Con nên hỏi ư ông Trọng trước.

    Ông Trọng nh́n Hữu:

    - Cảm ơn cháu đă hiểu tôi. Tôi có rất nhiều điều muốn nói với bà Cô của cháu; v́ mai tôi phải trở về Việt Nam.

    Bà Phượng ngạc nhiên:

    - Không phải anh ở Mỹ à?

    Ông Trọng lắc đầu. Bà Phượng tiếp:

    - Sorry, từ năy giờ quên hỏi thăm “bà đầm” của anh và các cháu.

    Lúc này Mẹ của Loan mới lên tiếng:

    - Có chịu lấy vợ đâu mà có “bà đầm” và các cháu!

    Bà Phượng lặng lẽ nh́n ông Trọng trong khi Hữu đến quày tiếp tân lo việc đặt pḥng ăn riêng.

    Trong giờ phút đầm ấm như trong gia đ́nh, vừa thưởng thức bữa ăn ngon vừa hàng huyên, ông Trọng cho bà Phượng và Hữu biết rằng Gia Đ́nh Mũ Đỏ đă giúp Ông món quà vô giá; ông không phải chống nạn nữa! Vợ chồng Loan tặng vé máy bay và lo thủ tục để ông sang Mỹ du Xuân.

    Bà Phượng im lặng, quẹt nước mắt. Hữu cũng bị xúc động mạnh. Tự dưng ư tưởng lăng mạng thoáng qua, Hữu đứng lên, dơng dạc: “Kính thưa quư Cụ, kính thưa bà Cô của con, kính thưa ông Trọng, hôm nay, bất ngờ biết được cuộc t́nh đẫm lệ và lăng mạn của bà Cô và ông Trọng, con vô cùng xúc động! Con ước chi bà Cô của con và ông Trọng có thể cùng nhau đi đến cuối đời”.

    Bà Phượng hốt hoảng:

    - Hữu! Con nói tầm bậy! Bà già rồi.

    - Người ta già hơn bà Cô nhiều mà người ta c̣n đi t́m t́nh yêu; c̣n mối t́nh của bà Cô và ông Cậu đẹp như trong xi- nê mà tại sao bà Cô và ông Cậu lại không nuôi dưỡng mối t́nh đó?

    - Con cho Bà biết ai già hơn Bà mà c̣n có bồ? Chỉ đi.

    Hữu lấy điện thoại, t́m bản tin mà Hữu đă đọc cách nay vài hôm, vội đọc rơ từng chữ:

    - Đây là một câu trong bản tin của Yahoo News, ngày 17- 01- 2020: “…Matthew McConaughey has confirmed his 88- year- old mother is due to go on a date with Hugh Grant's 91- year- old father next week after The Gentlemen stars previously proposed matchmaking their parents”.

    Mọi người đều vỗ tay, cười. Bà Phượng vừa cười mỉm vừa nh́n ông Trọng và bắt gặp nụ cười thật tươi cùng niềm vui ngời lên trong mắt Ông...

    Chú thích:

    (1). Nhớ Một Chiều Xuân của Nguyễn Văn Đông.
    (2). Nhảy Dù Hành Khúc, không thấy tên tác giả.
    (3). Đồn Vắng Chiều Xuân của Trần Thiện Thanh.

    23.01.2020


    Điệp Mỹ Linh
    danlambaovn.blogspot .com

  2. #12
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa: Ngàn Đời Tri Ân

    Hội H.O. Cứu Trợ Thương Phế Binh & Quả Phụ VNCH ghi đến ngày 12 Tháng Tư, 2020
    Apr 18, 2020 cập nhật lần cuối Apr 18, 2020

    Hội H.O. Cứu Trợ Thương Phế Binh & Quả Phụ VNCH
    (Disabled Veterans and Widows Relief Association)
    Non Profit Corporation No. 3141107 EIN: 26-4499-492
    P.O. Box 25554, Santa Ana, CA 92799
    Điện thoại: (714) 837-5998, (714) 371-7967, (714) 553-3478, (714) 553-5790, (714) 482-7656, (714) 788-4753
    Email: HHOTPBQPVNCH@gmail.c om
    Website: www.camonanhtb.com, www.1giadinh1thuongphebinh.net

    Ân nhân Đại Nhạc Hội kỳ 12:

    -B. Trần T Loan, $20
    -Nguyễn Tấn Tho, Stockton, CA, $2,000
    -Nguyễn Ngọc, San José, CA, $200
    -Lê Xuân Tùng (Mũ Đỏ), Marina, CA, $100
    -Tâm Ngộ, San José, CA, $100
    -Nguyễn Hà, San José, CA, $25
    -Ô.B. Lê Văn Ngô, San José, CA, $100
    -Hội Phụ Nữ San Francisco, San Francisco, CA, $100
    -Khóa 4/72 TĐ, San José, CA, $100
    -Trương Minh, San José, CA, $100
    -B. Lê Ngọc Ên, mẹ của Phương Hà SJ, San José, CA, $100
    -Bạn của Phượng, $50
    -Ẩn Danh, $200
    -Chị Linh (gửi qua mẹ Thanh Tùng), $270
    -Thùng Tiền Ca Sĩ Gia Huy & 1100 check, $2,680
    -Ô.B. BS Nguyễn Trọng Nhi (Family Accupunture), San José, CA, $200
    -Bùi Kim Khuy, San José, CA, $100
    -Norcal Contruction Group Corporation, San José, CA, $250
    -Ô.B. Trần Thùy Yến, San José, CA, $100. (C̣n tiếp)

    Thương phế binh VNCH đă được giúp đỡ:

    -Phan Ra, Khánh Ḥa, SQ: 76/406616/B2/ĐPQ. Cụt chân phải.
    -Nguyễn Nho, Khánh Ḥa, SQ: 59/800278/HS1/TQLC. Cụt 1/3 đùi phải.
    -Nguyễn Minh, Phú Yên, SQ: 74/412761/B1/CLQ. Cụt 1/3 chân trái.
    -Nguyễn Văn Thiết, B́nh Thuận, SQ: 47/617337/B2/ĐPQ. Cụt 1/3 chân trái.
    -Phạm Lùn (Phạm Châu), Phú Yên, SQ: 51/656008/B1/ĐPQ. Cụt chân phải.
    -Triệu Văn Thời, Tây Ninh, SQ: 73/104062/HS/CLQ. Găy tay trái, bàn tay trái co rút.
    -Nguyễn Quang Huyền, Cần Thơ, SQ: 59/124626/TS/CLQ. Găy chân trái.
    -Nguyễn Văn Ríp, Đồng Tháp, SQ: 72/506419/B2/CLQ. Bị thương ở đầu.
    -Ngô Công Hóa, Đồng Nai, SQ: 73/200280/HS/CLQ. Găy chân phải.
    -Phạm Hưng Thạnh, An Giang, SQ: 500692/TS/CLQ. Liệt tay phải.
    -Nguyễn Văn Lập, Đồng Nai, SQ: 60/176846/HS/TG. Găy chân trái.
    -Trương Phú Thêm, Đồng Nai, SQ: 37/273423 TĐ123/ĐPQ. Cụt bốn ngón chân trái.
    -Nguyễn Văn Cắm, Long An, SQ: 74/125807/CLQ. Bị thương ở lưng.
    -Nguyễn Văn Mum, Long An, SQ: 55/E06090/NQ. Cụt bốn ngón bàn chân trái.
    -Dương Văn Lùng, Tiền Giang, SQ: 51/447376 ĐPQ. Găy hai chân.
    -Lương Thanh Đông, Sài G̣n, SQ: 61/214915. Bị thương ở bụng.
    -Nguyễn Văn Hoa, Sài G̣n, SQ: 66/100487. Bị thương ở mặt.
    -Hồ Tấn Thời, Đồng Nai, SQ: 60/700267 TThủ. Cụt chân phải.
    -Nguyễn Tưởng, Bà Rịa-Vũng Tàu, SQ: 632540. Cụt chân trái.
    -Nguyễn Văn Uyển, Đồng Nai, SQ: 375833/NQ. Cụt tay phải.
    -Ngô Chánh Thiện, B́nh Phước, SQ: 70A/700077. Găy chân phải.
    -Trương Khải Liêng, Đồng Nai, SQ: 372716/NQ. Cụt chân phải.
    -Đoàn Văn Vàng, Trà Vinh, SQ: 70/124800/TS/CLQ. Liệt hai chân.
    -Nguyễn Văn Năng, Đồng Nai, SQ: 55/180641/CLQ. Mù mắt phải.
    -Nguyễn Văn Thiệt, Đồng Nai, SQ: 64/193403/CLQ. Cụt bàn chân trái.
    -Hà Văn Liêu, Đồng Nai, SQ: 115493/NQ. Mù mắt trái.
    -Vơ Văn Phó, Vĩnh Long, SQ: 54/109282/HS/BĐQ. Găy liệt tay phải.
    -Đặng Tỉnh, Long An, SQ: 67/408415/CLQ. Mù mắt phải. (C̣n tiếp) [qd]

  3. #13
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa: Ngàn Đời Tri Ân

    Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa: Ngàn Đời Tri Ân
    Ước vọng cuối đời của các Thương phế binh Việt Nam Cộng Ḥa và con cái họ!
    RFA
    2020-04-21

    Ảnh minh họa. Một TPB VNCH đến tham dự chương tŕnh Tri ân TPB-VNCH năm 2019, do Ḍng Chúa Cứu Thế tổ chức tại Sài G̣n.

    Những nạn nhân của cuộc chiến
    Cũng là những thanh niên cầm súng với lư tưởng cho quê hương Việt Nam thanh b́nh, độc lập và cũng để lại một phần thân thể nơi chiến trường đẫm máu như Khe Sanh, Đồi Charlie…nhưng rất nhiều thanh niên ở miền Nam Việt Nam không được Chính phủ Hà Nội, sau ngày 30/4/1975 ghi nhận bởi v́ họ là các Thương phế binh Việt Nam Cộng Ḥa (TPB VNCH).

    Không những vậy, các TPB VNCH c̣n bị phân biệt đối xử, ngược đăi v́ họ bị chính quyền mới xếp vào thành phần “ngụy quân, ngụy quyền” và “có nợ máu với nhân dân”.

    Ông Quang, một cựu quân nhân TPB VNCH, vào tối ngày 21/4 chia sẻ với RFA rằng thoắt đó mà đă 45 năm ông rời bỏ quê nhà ở Tây Ninh, lê la khắp đất Sài G̣n với thân h́nh không lành lặn bị cụt hai chân, bán vé số sinh sống qua ngày và c̣n chắt mót từng đồng bạc lẻ gửi về quê nuôi 4 đứa con thơ dại.

    Ông Quang tâm t́nh số phận thế nào th́ cũng đành chịu vậy. Tuy nhiên, ông luôn cảm thấy xót xa cho cuộc đời 4 đứa con ḿnh không được may mắn. Vợ của ông Quang bỏ đi từ rất lâu v́ không chịu nỗi cảnh gia đ́nh khổ cực. Bản thân ông lại lây lất bữa đói bữa no nơi chốn thị thành, trong khi 4 người con của ông lớn lên như những cây cỏ dạị, làm thuê làm mướn qua ngày ở thôn quê.

    Sau 45 năm đất nước không c̣n chiến tranh, ông Quang, 72 tuổi đời, sức đă ṃn, đầu đă bạc trắng phau nhưng vẫn bươn chải bán vé số để c̣n phụ giúp cho thế hệ cháu của ḿnh.

    “Con của thằng thứ ba bị tai nạn và bị liệt hai cái chân. Vợ nó cũng bỏ nó rồi nên tôi bán vé số để giúp cho thằng đó.”

    Có lẽ phần nào đó được an ủi hơn hoàn cảnh của ông Quang, ông Đoàn Đ́nh Hồng, cựu quân nhân TPB VNCH ở Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk ngậm ngùi nhớ lại ông cưới vợ trong thời gian gia đ́nh ông từ Huế dời vào vùng kinh tế mới hồi đầu thập niên 80 thế kỷ trước. Vợ của ông là một phụ nữ tảo tần, chịu thương chịu khó gánh vác công việc kiếm tiền thay chồng, v́ ông bị cụt hai chân nên chỉ có thể quanh quẩn ở nhà lo cơm nước và chăm sóc hai đứa con nhỏ. Mỗi ngày vợ ông Hồng nhận tiền công là 2kg gạo và cả nhà quây quần bên nồi cơm trắng nhiều nhất được nấu từ 1,5 lon gạo. Mặc dù thế, gia cảnh của TPB VNCH Đoàn Đ́nh Hồng cũng không được đầm ấm trọn vẹn. Ông Hồng kể về biến cố của gia đ́nh:

    Con của thằng thứ ba bị tai nạn và bị liệt hai cái chân. Vợ nó cũng bỏ nó rồi nên tôi bán vé số để giúp cho thằng đó
    -Ông Quang, TPB VNCH
    “Ngày xưa là khu kinh tế mới chỉ có rừng núi hoang vu thôi. Hồi đó, vợ tôi bị sốt rét rừng ác tính. Ḿnh th́ ở xa thành phố, không có phương tiện xe đi. Hồi đó đi bệnh viện th́ phải hai người khiêng trên một cái vơng và đi bộ. Từ chỗ này ra đến bệnh viện khoảng 15 cây số. Khi đưa ra bệnh viện th́ bà xă không qua được và đă mất. Khi bà xă mất rồi th́ tôi ở vậy với hai đứa con và cũng nhờ vào gia đ́nh, bà con cḥm xóm giúp đỡ. Cuộc sống khó khăn lắm, tôi không có điều kiện cho con cái đi học. Hai đứa nó chỉ học hết cấp một thôi.”

    Thế hệ tiếp nối không tương lai
    Cô Hồng Gấm, con gái của cựu quân nhân TPB VNCH, ông Đoàn Đ́nh Hồng, cho biết cô cũng cố gắng thu vén cho cuộc sống hiện tại của gia đ́nh:

    ‘Hiện tại anh trai đi làm tóc thuê cho người ta, c̣n em ở nhà cũng may vá lặt vặt. Một tháng cũng được 4-5 triệu đồng. Trong gia đ́nh có 5,6 người th́ nói chung đủ hay thiếu cũng do ḿnh thôi.”

    Cô Hồng Gấm, 34 tuổi, đă lập gia đ́nh và có hai cháu trai song sinh đang học lớp 9. Cô bộc bạch rằng ḿnh không được học hành nhiều nên cố gắng lo cho con với mong muốn tương lai các cháu được tốt hơn. Thế nhưng, cô Hồng Gấm lo lắng rằng gia đ́nh sẽ rất chật vật khi hai cháu bắt đầu lên học cấp 3 trong niên học tới.

    Cách đây gần 5 năm, hồi trung tuần tháng 12/2015, năm vị Dân Biểu Hoa Kỳ gửi thư kêu gọi Ngoại trưởng John Kerry xem xét để tái định cư cho các cựu sĩ quan TPB VNCH c̣n sót lại ở Việt Nam. Vào dịp này, Đài RFA đă liên lạc với gia đ́nh của cựu Chuẩn úy Nguyễn Văn Đức, một TPB VNCH ở Tiền Giang và được nghe em Nguyễn Thị Trúc An, con gái út của ông Đức, khi đó học lớp 11, chia sẻ rằng nếu như ba của em qua Mỹ th́ em mong được đi theo v́ “sợ ba ở một ḿnh, không ai lo”.


    Cựu quân nhân TPB VNCH, ông Đoàn Đ́nh Hồng. Courtesy: Ông Đoàn Đ́nh Hồng cung cấp.Chúng tôi liên lạc lại với em Trúc An vào tối ngày 21/4/2020 và em chia sẻ ước mơ học bác sĩ hay y tá để chăm sóc sức khỏe cho ba của em đă không thực hiện được.
    “Tại v́ em thấy cha không có tiền rồi càng lên cao th́ tiền đóng càng nhiều nên em nghỉ học. Em xin làm việc ở công ty và làm luôn tới bây giờ.”

    Trúc An vào làm việc trong một nhà máy gia công giày ở tỉnh Vĩnh Long. Em nói với RFA rằng em chưa bao giờ dám than phiền một tiếng về đời sống công nhân cực khổ với ba mẹ v́ sợ họ buồn.

    “Dạ cực lắm! Ngồi may suốt. Nhiều khi muốn đi vệ sinh cũng đi không được v́ hàng gấp. Muốn đi vệ sinh th́ phải gọi cán bộ vào thay cho ḿnh, phải đi thiệt nhanh v́ chỉ có 5 phút. Có lúc may mà bị ứ hàng quá th́ phải tranh thủ giờ nghỉ trưa để ngồi may. Được lănh lương cố định nhưng người ta quy định bao nhiêu người trong một tiếng đồng hồ phải may được mấy trăm đôi. Nếu ḿnh không may được mức quy định đó th́ cuối tháng bị chấm điểm ‘C’ và bị trừ lương mấy trăm ngàn. Quy định bây giờ lại càng nhiều hơn lúc trước. Lúc trước một tiếng quy định may 200 đôi, c̣n bây giờ quy định may 250 đôi.”

    Mong muốn sau cùng
    Nguyễn Thị Trúc An, 23 tuổi, lập gia đ́nh được 1 năm và có một cháu nhỏ. Em chia sẻ rằng cuộc sống cực mấy em cũng cố gắng để thực hiện điều mà em hằng ấp ủ.

    “Cha lúc này yếu lắm. Cái chân c̣n nguyên của cha vẫn c̣n một miếng miểng trong đầu gối. Bây giờ càng ngày nó càng lộ ra. Trời lạnh th́ bị nhức. Với lại ngay phần đầu cái chân cụt của cha bị nhức lắm. Em nói với cha là tiền bảo hiểm xă hội của em, sau này em nghỉ làm, em lấy số tiền đó để đi trị vết thương của cha.”

    Cha lúc này yếu lắm. Cái chân c̣n nguyên của cha vẫn c̣n một miếng miểng trong đầu gối. Bây giờ càng ngày nó càng lộ ra. Trời lạnh th́ bị nhức. Với lại ngay phần đầu cái chân cụt của cha bị nhức lắm. Em nói với cha là tiền bảo hiểm xă hội của em, sau này em nghỉ làm, em lấy số tiền đó để đi trị vết thương của cha
    -Nguyễn Thị Trúc An
    Trong khi đó, ba của Trúc An, ông Nguyễn Văn Đức nói với RFA rằng vợ chồng ông đă làm tṛn trách nhiệm với 3 đứa con gái. Giờ đây con cháu đề huề, và mỗi đứa con c̣n báo hiếu cho ba mẹ già vài trăm ngàn mỗi tháng tiền thuốc men nên ông không trông mong ǵ hơn nữa.

    Ông Quang, người TPB VNCH bán vé số ở Sài G̣n cũng đồng chia sẻ rằng không mong muốn ǵ cho bản thân, nhưng ông vẫn canh cánh cầu cho dịch bệnh COVID-19 qua mau để ông có thể nhanh chóng đi bán vé số trở lại cho cuộc sống sinh nhai và phụ giúp chút ít cho con cháu.

    “Bán đă từ lâu mấy chục năm nay rồi. Cuộc sống có dư th́ cũng cho con cháu. Nói chung v́ là con của ḿnh mà nó khổ sở th́ ḿnh cũng phải giúp. Ngày nào cũng bán th́ có bao nhiêu xài bấy nhiêu, vậy thôi. Rồi đùng một cái bùng phát bệnh dịch cả tháng nay chúng tôi không bán buôn ǵ được.”

    Những cựu quân nhân TPB VNCH Đài RFA tiếp xúc được đều tâm t́nh rằng họ đă đến tuổi gần đất xa trời và mong ước cuối đời là được trút hơi thở sau cùng trong giấc ngủ, để được thanh thản về với đất mẹ và họ cũng mong mỏi thế hệ con cháu của họ sẽ được ḥa nhập với cộng đồng, được có cuộc sống trong tương lai sáng sủa hơn và không c̣n bị mang danh là con, cháu của những người “lính ngụy”.

  4. #14
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Thương Phế Binh Việt Nam Cộng Hòa: Ngàn Đời Tri Ân

    Thương binh VNCH: ‘chạnh ḷng’ ngày 30/4, ‘khốn đốn’ v́ Covid-19
    01/05/2020




    Các thương phế binh của Việt Nam Cộng ḥa nằm trong nhóm người dễ bị tổn thương nhất v́ dịch bệnh Covid-19 ở Việt Nam trong khi họ gần như đă bị gạt ra bên lề sự phát triển của đất nước tṛn 45 năm sau ngày hai miền được thống nhất, theo t́m hiểu của VOA.

    Việt Nam vừa ra khỏi ba tuần cách ly xă hội kể từ ngày 1/4 để chống dịch Covid-19 và kỷ niệm ngày ‘Giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước’ theo cách gọi của chính quyền trong nước vào ngày 30/4.

    Trong khi đó, các thương phế binh của miền Nam trước đây, vốn bị tật nguyền, mất sức lao động và phải làm các công việc như bán vé số, đi bán dạo hay lượm ve chai, đang phải vật lộn v́ mất kế sinh nhai trong mùa dịch.

    ‘Tủi thân’

    Ông Trần Văn Tỷ, 69 tuổi, hiện đang thuê trọ ở đường Tôn Thất Thuyết, Quận 4, thành phố Hồ Chí Minh, là một trong số đó. Hiện ông đang đẩy xe bán bánh tiêu dạo để kiếm tiền sống qua ngày. Trước năm 1975, ông Tỷ thuộc Sư đoàn 18 Bộ binh, Trung đoàn 48, Tiểu đoàn 1 của Quân lực Việt Nam Cộng ḥa. Đôi chân ông trúng đạn bị thương hồi năm 1973 trong một trận đánh ở Cẩm Mỹ, Long Khánh, ông nói với VOA.

    “Ngày 30/4 đối với tôi là một ngày buồn – ngày buồn của các chiến sỹ Việt Nam Cộng ḥa,” ông nói. “Thậm chí tôi không đi bán, tôi ở nhà buồn nguyên ngày.”

    “45 năm qua nhiều khi tôi cảm thấy uất ức trong ḷng: Tại sao ḿnh đổ máu, hy sinh một phần thân thể mà bây giờ thành ra như vầy,” ông than thở.

    Ông Tỷ nói ông thường lên mạng để t́m lại những kư ức ngày xưa của Quân lực Việt Nam Cộng ḥa, trong đó có cuộc diễn binh có sự tham gia của cố Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu.

    “Tôi coi trên mạng thấy diễn hành ngày trước có tất cả các binh chủng, từ thủy quân lục chiến cho đến bộ binh. Tôi coi mà nước mắt tôi chảy. Tại sao những anh em ḿnh ngày xưa oai phong lẫm liệt mà giờ này tan ră hết trơn. Tôi đau không có cái ǵ mô tả được,” ông bày tỏ với VOA.

    “Tại sao đạn không bắn trúng đầu cho tôi chết luôn đi mà trúng ngay gị,” ông nói thêm và khẳng định rằng ‘lễ 30/4 (của chính quyền) không liên can ǵ đến tôi’.

    Theo lời ông th́ do lệnh cách ly xă hội mấy tuần nay ông ở nhà nên ‘không biết năm nay họ có làm lễ ăn mừng không’.

    “Mấy ngày nay tôi cũng hơi ngạc nhiên. Thường mấy năm trước c̣n chừng nửa tháng đến 30/4 bật vô tuyến lên thấy chiếu phim tài liệu của mấy ổng không hà. Từ ngày có dịch Covid-19 đến nay không thấy chiếu ǵ hết mà cũng ít có ai nhắc nhở về 30/4,” ông cho biết.

    ‘Cố gắng gồng gánh’

    Về cuộc sống của vợ chồng ông trong mùa dịch bệnh, ông cho biết là ‘khó khăn lắm’. Ông nói mặc dù có lệnh cách ly xă hội, nhưng vẫn phải cố đẩy xe đi bán bánh v́ ‘không đi bán th́ không có tiền trả tiền nhà’.

    Ông cho biết thêm là ông đang nợ 2 tháng tiền nhà, mỗi tháng trên 1 triệu, trong khi mấy tuần rồi đi bán rất ế ẩm v́ ‘ai cũng ở trong nhà’.

    “Hồi sớm mơi vợ chồng tôi ăn ḿ gói trừ cơm. Thỉnh thoảng cũng phải ăn bánh tiêu ế,” ông nói. “Cũng thèm ăn món này món kia nhưng không dám mua v́ sợ thâm vào tiền trả tiền nhà.”

    Theo lời ông Tỷ th́ trước kia ông đi bán vé số nhưng nghề này đ̣i hỏi phải đi rất nhiều nên đôi chân ông ‘chịu không nổi’. Sau đó ông chuyển qua đẩy xe bánh tiêu đi bán – mặc dù có thu nhập ít hơn nhưng chân ông đỡ đau hơn.

    “Tôi đi bán từ 6h sáng, đi đến chừng 12h trưa là về. Khi đó đuối sức rồi nên không đi bán nổi nữa,” ông nói thêm và cho biết vợ ông làm công nhân bên Quận 7 mỗi tháng được 4-5 triệu nhưng do ốm đau nên phải nghỉ thường xuyên.

    Ông nói đi bán mùa dịch ông cũng sợ dính bệnh ‘nhưng v́ miếng cơm manh áo nên ḿnh phải liều gan’ và cho biết ông luôn luôn phải đeo khẩu trang khi đi bán.

    Những khi xảy ra chuyện đột xuất như ốm đau th́ ông Tỷ nói ‘ông vay mượn đầu này đắp đầu kia rồi mai mốt đi bán lấy tiền trả lại’ và rằng ông ‘c̣n mảnh đạn ở dưới chân nhưng phải chịu v́ không có tiền mổ’.

    Về sự giúp đỡ của những người xung quanh, ông nói ‘hai vợ chồng ông rất cô độc ở thành phố không có bà con, anh em, bạn bè ǵ hết nên phải tự thân mà sống’.

    “Tôi và vợ tôi có đi nhà thờ Tin Lành. Bên đó họ có cho 10 kg gạo, 1kg đường, chai dầu ăn,” ông nói về sự giúp đỡ ông nhận được trong mùa dịch.

    C̣n về sự giúp đỡ của chính quyền, ông Tỷ nói ông ‘không nhận được một hạt gạo hay một đồng bạc nào. Những người có hoàn cảnh cơ nhỡ trong xóm ông ‘đều được tổ trưởng đến đưa giấy biểu ra phường nhận hỗ trợ’ nhưng người tổ trưởng đó ‘không kêu ông’.

    “Cây ATM gạo tôi có nghe nói mà không biết chỗ nào. Tôi có nghe khách mua bánh nói là phải xếp hàng dài. Trong khi đó tôi bán bánh tiêu hổng lẽ tôi đẩy xe lại đó xếp hàng rồi xe bánh tiêu tôi để đâu? Nếu tôi chờ th́ chờ biết chừng nào trong lúc ḿnh bán buôn như vậy,” ông bày tỏ.

    Tương tự, những hàng quán phát cơm từ thiện ông nói ông cũng không đến được v́ không thể đứng xếp hàng với xe bánh tiêu.

    “Ngay bữa bắt đầu cách ly có bà bán cà phê thấy tôi tội nghiệp sao hổng biết bả cho tôi được 10 gói ḿ. Tôi nhận được tôi mừng lắm,” ông kể.

    Ông nói hy vọng lớn nhất giờ đây là chương tŕnh trợ giúp của nhà thờ Ḍng Chúa Cứu thế mà ông đă từng được tham dự một lần chương tŕnh ‘Tri ân thương phế binh Việt Nam Cộng ḥa’. Tuy nhiên, ông nói ông bị ‘thiệt tḥi’ v́ biết được chương tŕnh trợ giúp của nhà thờ này ‘quá muộn’ nhờ vào một người đi đường nói cho ông biết. Do đó, ông chỉ ‘hưởng được sự tri ân một lần duy nhất từ hồi 1975 đến giờ’.

    “Tới giờ tôi biết nhà thờ Ḍng Chúa Cứu thế, chỗ pḥng Công lư-Ḥa b́nh (cũ) đă bị dời đi hết,” ông than thở.

    ‘Bị nḥm ngó’

    Ông Tỷ nói mặc dù ông không bị chính quyền địa phương làm khó dễ ǵ trong cuộc sống nhưng ‘hàng xóm th́ hay để ư’ v́ biết ông là người của chế độ cũ.

    “Hôm trước vui miệng tôi khoe ḿnh được hưởng chương tŕnh tri ân của nhà thờ, có người nói ‘ông coi chừng có ngày công an làm việc với ông này kia’,” ông kể và cho biết ông đi đâu ‘cũng bị để ư.’

    “Họ ám chỉ tôi là thương phế binh chỉ chờ cơ hội biểu t́nh để quấy rối trật tự,” ông nói thêm.

    Hoài niệm về thời kỳ của Việt Nam Cộng ḥa, ông Tỷ kể ngày xưa ông vốn là ‘Việt kiều ở Campuchia được chính quyền miền Nam cho tàu qua rước về vào năm 1970 sau khi chính quyền Lon Nol đàn áp và giết hại người Việt’. Khi đó, cả gia đ́nh ông được chính quyền cấp nhà, nuôi ăn, cung cấp thuốc men trong 18 tháng. V́ lẽ đó mà cả nhà ông đều tham gia quân lực Việt Nam Cộng ḥa, ông cho biết.

    “Tôi không bao giờ quên được thời kỳ đó. Đến ngày tôi đi lính cũng vậy. Tôi ăn cơm của nhà binh, sống nhờ lương của quân lực Việt Nam Cộng ḥa,” ông nói thêm.

    “Những năm qua tôi bật điện thoại lên thăm chừng hoài để coi ở hải ngoại ḿnh có giữ được quân lực Việt Nam Cộng ḥa đến đâu để ḿnh thấy ḿnh mừng,” ông chia sẻ.

    Khi được hỏi so sánh cuộc sống bây giờ với trước kia, ông Tỷ nói: “Hồi đó có chiến tranh, nhà nước (Việt Nam Cộng ḥa) không mấy lo cho dân đầy đủ. Bây giờ không có chiến tranh, nhà nước cũng có điều kiện lo cho người nghèo, người tàn tật. Nhưng không phải ai cũng được.”

    “Sài G̣n bây giờ phồn hoa hơn ngày xưa nhưng cũng có nhiều giai cấp lắm,” ông cho biết. “Có người có vốn, có khả năng, có thân thích người ta làm giàu. Nhưng cũng có nhiều người tha phương cầu thực làm đủ thứ việc như phụ hồ, bán vé số, chạy xe ôm.”

    ‘Ngày đau buồn’

    Từ Giáo xứ Thống Nhất thuộc xă Phú Cường, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai, ông Nguyễn Ngọc Tốt, 68 tuổi, nguyên là lính thủy quân lục chiến, nói với VOA rằng ngày 30/4 ‘gợi cho ông nhiều đau buồn’.

    “Đă 45 năm rồi, ngày này đối với tôi vẫn là ngày ḿnh bị mất nước – ngày đau buồn,” ông thổ lộ. “C̣n người dân đâu có biết ǵ, họ vẫn vui vẻ ăn nhậu với nhau vào ngày này.”

    Cũng giống như ông Tỷ, ông Tốt nói ông buồn v́ ‘ngày xưa một thời oanh oanh liệt liệt mà bây giờ phải lâm cảnh ngộ như vầy’.

    Tuy nhiên, ông Tốt, người từng tham gia các chiến trường miền Tây, Hạ Lào rồi Khe Sanh ở Quảng Trị vào năm 1972 và có mảnh pháo trong đầu, nói do năm nay trong nước không tổ chức ŕnh rang ăn mừng ngày 30/4 nên ông cũng cảm thấy ‘bớt chạnh ḷng’.

    Ông cho biết ông ‘có cảm giác mặc cảm’ khi có người vẫn gọi ông là ‘ngụy quân, ngụy quyền’. “Nhưng tôi nói đất nước đă thống nhất rồi th́ không có ngụy quân, ngụy quyền ǵ hết v́ tất cả đă là anh em một nhà,” ông nói.

    Hiện tại ông Tốt đi bán vé số kiếm sống. Tuy nhiên, do những ngày cách ly xă hội, vé số bị ngưng bán, ông phải ở nhà ‘sống cầm hơi’.

    “Tôi không đi bán được, ở nhà có gạo với nước tương nấu ăn,” ông nói và cho biết cả vợ và người con trai của ông đều bệnh tật.

    Ông cho biết khi chính quyền có chính sách hỗ trợ những hộ khó khăn v́ dịch bệnh, trưởng ấp nơi ông ở có ‘đến nhà cho phiếu biểu ra xă lănh đồ’. Khi đó, ông được cho ‘thùng ḿ gói, chục kư gạo, nước tương, bột ngọt, đường, dầu ăn’.

    Ngoài ra, những người dân xung quanh ‘cũng cho gạo, cho đồ ăn, lâu lâu có người cho 100, 200 ngàn đồng’.

    “Coi như gạo trong gia đ́nh ăn có bao nhiêu đâu. Cô bác người ta cho đồ ăn, ngoài chợ người ta kêu cho cá, mắm các thứ,” ông nói.

    Những lúc đi khám bệnh không có tiền ông nói ‘có khi phải mượn lối xóm nhưng có khi người ta không cho mượn mà cho luôn’.

    Cũng giống như ông Tỷ, ông Tốt cũng có xuống nhà thờ Ḍng Chúa Cứu thế để nhận quà Tết và ‘khám bệnh từ thiện’.

    Hiện ông Tốt đang ở nhà t́nh thương do Ủy ban xă cấp cho những hộ nghèo. Ông kể rằng chính quyền xuống thấy nhà ông nghèo, muốn sập nên mới đưa ông vô danh sách được cấp nhà t́nh thương.

    Theo lời ông th́ mặc dù vé số đă được phép bán lại từ ngày 29/4, nhưng ông đợi đến sau lễ mới đi bán lại v́ ‘mấy ngày lễ không có khách nhiều’.

    Ông cho biết đi bán vé số trong mùa dịch ông cũng ‘rất lo’ v́ ‘lỡ mà dính bệnh một cái là thua luôn’.

    Trong lúc chính quyền Việt Nam dồn sức chống dịch để làm nên ‘Chiến thắng mùa Xuân mới’, ông Tốt nói rằng ông sẽ ‘mừng’ nếu Việt Nam đẩy lui được dịch bệnh.

  5. #15
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466
    Hội H.O. Cứu Trợ Thương Phế Binh & Quả Phụ VNCH ghi đến ngày 24 Tháng Năm, 2020
    May 30, 2020 cập nhật lần cuối May 30, 2020

    Danh sách mạnh thường quân và thương phế binh Việt Nam Cộng Ḥa đă được giúp đỡ hằng tuần đến ngày 24 Tháng Năm, 2020.
    Hội H.O. Cứu Trợ Thương Phế Binh & Quả Phụ VNCH
    (Disabled Veterans and Widows Relief Association)
    Non Profit Corporation No. 3141107 EIN: 26-4499-492
    P.O. Box 25554, Santa Ana, CA 92799
    Điện thoại: (714) 837-5998, (714) 371-7967, (714) 553-3478, (714) 553-5790, (714) 482-7656, (714) 788-4753
    Email: HHOTPBQPVNCH@gmail.c om
    Website: www.camonanhtb.com, www.1giadinh1thuongphebinh.net

    Ân nhân Đại Nhạc Hội kỳ 12:

    -Nguyễn D. Thanh, San José, CA, $200
    -Nguyễn Văn Sáu, Campbell, CA, $200
    -Ca Đoàn Lavang T́nh Thương, $25
    -Trương Tuấn, San José, CA, $210
    -Trần Tina, San José, CA, $300
    -ABC Cargo & Travel, Inc., San José, CA, $500
    -The South Vietnamese Navy Veterans (Hội Bạch Đằng), San José, CA, $500
    -Huỳnh Lương Thiện, San Francisco, CA, $500
    -Tony Đinh Century 21 Ral Estate Alliance, San José, CA, $500
    -Lee Tax & Financial, San José, CA, $500
    -Lee’s Sandwiches, San José, CA, $500
    -Vance Insurance Services Center, Inc., San José, CA, $500
    -EIM Insurance Services, Inc., San José, CA, $500
    -Nguyễn Duy Thái & Vơ Tướng, Milpitas, CA, $1,000
    -Lực Lương5 SQTĐ QLVNCH, San José, CA, $1,000
    -Nữ ca sĩ Thùy Nga, $500
    -Tiệm Vàng Kim Việt, $500
    -Ông Bà Phạm Quang Khánh, $100
    -Ông Bà Tom Nguyễn, $100
    -Ông Bà Mai Nguyễn, $100
    -Ông Bà Quang Ngô, $50
    -Tiệm Sửa Kính Xe Kenny Vân Lê, $100
    -Nguyễn Việt Dũng, $100
    -Nguyễn Văn Trung, $100
    -Nguyễn Trí Dũng, $100
    -Ông Bà Ngô Đức Giang và Nguyễn Thị Ư, $100
    -Phu Nhân Cố Thiếu Tướng Bùi Thế Lân, Bà Vũ Tuyết Khanh, $100
    -Ông Bà Nghiêm Nguyễn, $150. (C̣n tiếp)


    Thương phế binh VNCH đă được giúp đỡ:

    -Lê Văn Đặng, Sài G̣n, SQ: 59/195228/B1/CLQ. Găy tay trái.
    -Phan Văn Hai, Sài G̣n, SQ: 72/112046/B1/CLQ. Bị thương cùi chỏ trái
    -Dương Văn Tư, Vĩnh Long, SQ: 58/502049/HS1/CLQ. Cụt ba ngón chân trái.
    -Trương Minh Hào, Sài G̣n, SQ: 72/136659/B2/CLQ. Bị thương cổ tay trái.
    -Thạch Som, Trà Vinh, SQ: 41/176281/B1/CLQ. Liệt chân trái.
    -Đoàn Văn Lực, Sài G̣n, SQ: 72/113795/B2/TĐ30/BĐQ. Cụt hai ngón chân phải.
    -Kiên Sương, Cần Thơ, SQ: 71/506013/HS/CLQ. Bị thương bụng.
    -Trương Văn Mười Nhỏ, Vĩnh Long, SQ: 75/111103/B2/CLQ. Găy chân trái.
    -Trần Văn Ngoán, Hậu Giang, SQ: 50/533326/B2/ĐPQ. Cụt ba ngón chân phải.
    -Tăng Thế (Thi), Trà Vinh, SQ: 72/511272/B1/ĐPQ. Mổ bụng, bao tử, ruột.
    -Huỳnh Văn Việt, Kiên Giang, SQ: 53/601385/B1/ĐPQ. Găy chân trái.
    -Lê Văn Sánh (Ánh), Vĩnh Long, SQ: 43/602585/B1/ĐPQ. Bị thương ở bụng.
    -Lê Văn Hổi, Long An, SQ: 303447/NQ. Mù 1 mắt. Bị thương ở đầu.
    -Lê Văn Nho, Tiền Giang, SQ: 68/004057/TrU/CLQ. Găy tay trái.
    -Lê Văn Thành (Mấu), Long An, SQ: 71/118384/B2/CLQ. Mù mắt phải. Bị thương ở đầu.
    -Đặng Văn Điềm, Sài G̣n, SQ: 55/770644/B2/ĐPQ. Mù mắt phải. (C̣n tiếp) [qd]

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 5
    Last Post: 18-07-2013, 01:01 AM
  2. PHẬT NGỌC HOÀ B̀NH - PHẬT TỬ BẤT B̀NH.
    By Hoang Le in forum Tin Cộng Đồng
    Replies: 7
    Last Post: 18-10-2010, 02:40 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •