Page 2 of 2 FirstFirst 12
Results 11 to 15 of 15

Thread: Tự Hào Dân Tộc - Hậu Duệ Việt Nam Cộng Hòa

  1. #11
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Tự Hào Dân Tộc - Hậu Duệ Việt Nam Cộng Hòa

    Nữ dược sĩ Việt 70 tuổi, bỏ ra $35 ngàn chạy ‘marathon,’ mang Cờ Vàng đến Nam Cực
    Apr 29, 2020 cập nhật lần cuối Apr 30, 2020

    Dược Sĩ Phạm Ngọc Quế (trái) cùng một bạn đồng hành giương lá cờ VNCH tại Nam Cực. (H́nh nhân vật cung cấp)
    Ngọc Lan/Người Việt

    WESTMINSTER, California (NV) – Bị “bứng” khỏi Sài G̣n ngay thời khắc quê hương “đổi chủ,” nữ dược sĩ trẻ vừa tốt nghiệp đại học chưa lâu khi đó, luôn mang trong ḷng nỗi bồi hồi khó tả mỗi khi nh́n thấy lá Cờ Vàng, nhất là những năm đầu sau khi tới Mỹ.

    Để rồi ở tuổi 70, với hơn nửa đời người sống nơi đất khách, người dược sĩ về hưu đó đă thực hiện được ước mơ của đời ḿnh: Mang lá cờ VNCH đến tận Antarcica, miền cực Nam trái đất, qua một cuộc chạy “marathon,” như một cách biểu hiện t́nh yêu đối với quốc gia – dù rằng VNCH không c̣n tồn tại trên bản đồ thế giới từ 45 năm qua.

    Nữ dược sĩ đó là Phạm Ngọc Quế, hiện sống ở Houston, Texas.

    Rời quê hương trong ngỡ ngàng, hoang mang

    “Gia đ́nh tôi không ai đi lính, nhà chỉ có mấy chị em gái, nên thật sự không ai biết phải làm ǵ trong thời điểm lộn xộn đó. Tôi nhớ sáng ngày 30 Tháng Tư, 1975, tôi vẫn mở cửa nhà thuốc tây ở Khánh Hội để bán. Khi thấy mọi người cứ tràn vào mua nước suối, ḿ gói, sữa Guigoz, tôi hỏi sao phải mua nhiều những thứ này, th́ họ nói ‘Chị không biết ǵ à? Ngoài kia có tàu Trường Xuân chở mọi người đi Mỹ.’ Thế là tôi bỏ tiệm chạy,” bà Quế nhớ lại thời khắc lịch sử cách nay 45 năm.

    Bà chạy về gọi người nhà. Một cuộc tranh luận diễn ra trong gia đ́nh khi cha bà nhất định không chịu đi.

    Bà kể: “Bố tôi nói không muốn đi, v́ ông đă di cư từ Bắc vô Nam, đă bỏ hết của cải rồi, giờ bắt ông bỏ nữa ông không đành ḷng. Rồi mọi người khóc lóc đủ thứ hết. Sau cùng, mẹ tôi chiều theo các con, nhưng nói trước nếu ra bến tàu không leo lên được th́ sẽ quay về.”


    Dược Sĩ Phạm Ngọc Quế chạy “marathon” tại Perth, Úc. (H́nh nhân vật cung cấp)
    Tại Khánh Hội, nơi chiếc tàu Trường Xuân đang neo, đông nghịt người. Xe hơi, xe máy bị người ta vứt lại la liệt. Mạnh ai nấy tranh nhau leo lên tàu nhưng không phải ai cũng lên được. Đó là những h́nh ảnh đập vào mắt cô dược sĩ trẻ Phạm Ngọc Quế trong những giờ phút cuối cùng ở Việt Nam, theo lời kể.

    Theo lời bà, do may mắn gặp được ông chú họ ngay bến tàu, ông có được thuyền nhỏ giúp đưa luôn mẹ và các chị em bà ra tàu lớn, đi t́m vùng đất tự do mới, khi mà “tôi ra đi chỉ có đúng bộ quần áo trên người thôi.”

    Rạng sáng ngày 1 Tháng Năm, 1975, chiếc tàu Trường Xuân do tỷ phú Trần Đ́nh Trường làm chủ, rời Sài G̣n, mang theo trên đó khoảng 4,000 người bỏ lại quê hương.

    Tàu Trường Xuân sau đó được một chiếc tàu buôn của Đan Mạch cứu, tiếp tế thức ăn, nước uống. Sau đó, tất cả được đưa đến Hồng Kông, như lời bà Quế nói: “Chúng tôi là nhóm tị nạn đầu tiên đến đây.”

    Chưa đầy một năm ở Hồng Kông, gia đ́nh bà được phái đoàn Mỹ đến phỏng vấn, và được đưa sang tiểu bang Louisiana, qua sự bảo lănh của người d́ ruột đă sang Mỹ trước đó.

    Học tiếp để làm dược sĩ tại Mỹ

    “Lúc mới sang Mỹ, tôi đi làm thông dịch viên v́ cũng biết chút tiếng Anh, đồng thời nộp đơn vào một số trường đại học nhưng trường nào cũng bắt học lại từ đầu chứ không chấp nhận tín chỉ (credit) nào hết, trong khi tôi đă là dược sĩ,” bà Quế nhớ lại.

    Sau đó, theo lời chỉ dẫn của bạn bè, bà Quế nộp đơn vào đại học University of Texas ở Austin.


    Dược Sĩ Phạm Ngọc Quế cầm lá Cờ Vàng cùng người bạn Lưu Phát Tấn ở Amsterdam, Ḥa Lan. (H́nh nhân vật cung cấp)
    “Có lẽ do ḿnh gặp được ông trưởng khoa và mấy ông thầy thương người Việt Nam nên họ gọi tôi qua Texas phỏng vấn. Lúc đó mới chân ướt chân ráo tới, cũng chẳng biết phỏng vấn là làm cái ǵ. Khi qua, ông trưởng khoa kêu vào văn pḥng nói chuyện và cho biết tôi đă xong một cái phỏng vấn. Ông chỉ qua gặp mấy thầy khác hỏi vài câu nữa là xong thủ tục cho cuộc phỏng vấn thứ hai, để được nhận vào trường dược học tiếp năm thứ ba,” bà kể.

    Vẫn bằng giọng nói nhỏ nhẹ của người “Hà Nội 54,” bà Quế tiếp tục kể lại câu chuyện những ngày đầu đi học tại Mỹ với nhiều kỷ niệm khó quên.

    “Lúc đó tiếng Anh ḿnh bập bẹ đủ sống thôi, nhưng để vào học năm thứ ba đại học dược th́ ḿnh lạng quạng lắm. Tôi nhớ khi đó vô lớp tôi không ghi ghép được bài giảng, tôi ngồi khóc. Một cô sinh viên lớn tuổi trong lớp thấy tội nghiệp nên mỗi lần cô ghi chép xong th́ cô cho ḿnh ghi chép lại để học. Năm đó tôi ‘pass’ với sáu con ‘C,’” bà kể cùng tiếng cười chứa đầy niềm hạnh phúc.

    Bà tiếp: “Qua được mùa học đó th́ những mùa sau tôi đỡ hơn. Tôi cũng được ‘Dean’s List’ (danh sách khen thưởng trưởng khoa) mà lúc đầu tôi c̣n không biết là ǵ nữa.”

    Bà Quế học ở Austin, sau đó đi thực tập ở Galveston, và “làm việc tại đó khoảng sáu năm th́ chuyển lên Houston làm tổng cộng là 25 năm th́ tôi về hưu, khi mới 59 tuổi. Tôi về hưu sớm v́ lúc đó đă đủ điểm rồi, sau đó tôi đi làm bán thời gian ở một vài nhà thương cho đến năm 2015 th́ tôi về hưu hoàn toàn.”

    Bắt đầu tập chạy bộ ở tuổi về hưu

    “Tôi về hưu lúc 66 tuổi, khi đó cũng buồn, th́ có cô bạn rủ tập chạy bộ cho khỏe người,” bà cho biết.

    Bà tham gia nhóm những người lớn tuổi chạy có huấn luyện viên hướng dẫn.


    Tại mức đến ở Singapore, Dược Sĩ Phạm Ngọc Quế vui mừng với tấm huy chương. (H́nh nhân vật cung cấp)
    “Tôi thuộc nhóm già nên vừa đi vừa chạy chứ không phải chạy không. Lúc đầu tôi trong nhóm chạy 2 phút đi 1 phút, rồi chạy 3 phút đi 1 phút, chạy 5 phút đi 1 phút. Cứ vừa chạy vừa đi như vậy. Ngày đầu tiên chỉ chạy 2 dặm, xong dần dần tăng lên. Họ huấn luyện cho ḿnh chạy ‘half marathon’ tức 13.1 dặm rồi ‘full marathon.’ Chạy cũng vừa phải thôi, vừa chạy vừa nói chuyện được,” bà nói về cách tập chạy.

    Bắt đầu tập chạy từ Tháng Tám, 2015, và chỉ hai tháng sau, bà ghi danh tham gia cuộc chạy 10 dặm đầu tiên.

    “Sau cuộc thi đó là tôi mê liền cô ơi, dù lúc đó ḿnh cũng chạy lọng cọng lọng cọng vậy. Nhưng cảm giác lúc ḿnh chạy đến đích và được người ta đeo vô cổ cho cái huy chương nó khoái ǵ đâu,” bà lại cười vang nụ cười hạnh phúc.

    Từ cuộc chạy đầu tiên, tiếp đến năm sau đó cứ trung b́nh hơn một tháng bà Quế lại ghi danh chạy mỗi khi có những nơi tổ chức chạy trong tiểu bang Texas.

    Cho đến Tháng Tư, 2018, bà cùng một người bạn Philippines, cũng có sinh nhật trong tháng, ghi danh tham dự cuộc chạy “half marathon” ở Madrid, Tây Ban Nha.

    “Đó là lần chạy ở ngoại quốc đầu tiên của tôi,” bà nói.

    Đến sinh nhật năm 2019, cũng Tháng Tư, bà Quế lại tham gia chạy “full marathon” 26.2 dặm (khoảng 42 cây số) ở Paris, Pháp.

    Tháng Bảy, 2019, bà Quế lại ghi danh tham gia cuộc đi bộ bốn ngày “International Four Days Marches Nijmegen” ở Nijmegen, Ḥa Lan, có hàng chục ngàn người tham dự.

    “Cuộc đi bộ này diễn ra trong bốn ngày liên tiếp, mỗi ngày chạy 30 cây số, tức khoảng 18 dặm. Tôi ghi danh tham gia thử v́ nghĩ nếu tôi có đủ sức đi được th́ tôi sẽ ghi danh tham gia hành tŕnh 8 ngày có tên ‘Triple 8 Quest’ đến Nam Cực,” bà Quế cho biết.


    Dược Sĩ Phạm Ngọc Quế (thứ ba từ trái) cùng bạn đồng hành ở Ai Cập. (H́nh nhân vật cung cấp)
    Hành tŕnh mang Cờ Vàng đến Nam Cực

    Sau khi ở Ḥa Lan về, bà Quế cảm thấy có đủ tự tin để ghi danh tham gia chương tŕnh “Triple 8 Quest” do công ty Marathon Adventures, nơi chuyên tổ chức các cuộc chạy “marathon” khắp thế giới, tổ chức vào Tháng Giêng, 2020.

    Những người tham dự “Triple 8 Quest 2020” sẽ chạy tám cái “marathon” hoặc tám cái một nửa “marathon,” hoặc tám cái “ultra marathon,” mỗi cái 50 cây số, liên tục diễn ra tại tám lục địa trong tám ngày liên tiếp.

    Lịch tŕnh ngày thứ nhất, 21 Tháng Giêng, ở Auckland, New Zealand. Ngày thứ hai ở Perth, Úc. Ngày thứ ba ở Singapore. Ngày thứ tư ở Cairo, Ai Cập. Ngày thứ năm ở Amsterdam, Ḥa Lan. Ngày thứ sáu ở Garden City, New York. Ngày thứ bảy ở Punta Arenas, Chile. Ngày thứ tám, 28 Tháng Giêng, ở King George Island, Nam Cực.

    Bà nói: “Cảm thấy đây là cơ hội để Cờ Vàng được tung bay ở Nam Cực, tôi ghi danh tham dự. Tôi chọn chạy tám ‘half marathon,’ mỗi ngày 13.1 dặm, trong tám ngày.”

    “Khi biết tôi tham gia hành tŕnh này, ai cũng ngăn cản hết, ai cũng nói tôi ‘điên,’ vừa là do số tiền bỏ ra đến cả $35,000, vừa là v́ nghe những nơi đến sợ nguy hiểm. Thực ra vấn đề tiền th́ ít thôi v́ tôi sống một ḿnh, chồng tôi mất từ năm 1989, tiền bạc không chật vật, nhưng các con tôi hơi lo lắng về vấn đề sức khỏe khi nh́n thấy lộ tŕnh tôi đi. Tôi th́ muốn đi, dù thực sự trong ḷng cũng hơi lo lo, sợ không chạy được hay ốm dọc đường th́ cũng khổ,” bà Quế chia sẻ.

    Để chuẩn bị cho hành tŕnh này, ngoài chuyện mỗi ngày tập chạy nơi công viên gần nhà, bà Quế c̣n phải tập ăn thêm thịt, ăn nhiều hơn b́nh thường, v́ như bà nói: “Trước đây tôi ít ăn thịt, mà cũng ăn ít lắm, v́ lúc nào cũng sợ mập mặc áo dài không đẹp, riết thành thói quen. Nhưng để chuẩn bị tham gia hành tŕnh này, sợ không ăn th́ không đủ sức, nên tôi cố tập ăn nhiều hơn.”

    Bà kể: “Hành trang tôi chuẩn bị phải sẵn sàng cho đủ bốn mùa v́ khí hậu mỗi nơi mỗi khác. Chỉ riêng đồ dùng cho Nam Cực, gồm giầy chạy và quần áo ấm để chạy, cũng như để ngủ qua đêm trong lều tạm, đă chiếm nguyên một vali hành lư.”


    Dược Sĩ Phạm Ngọc Quế và lá cờ VNCH tại Chile. (H́nh nhân vật cung cấp)
    Bà cho biết: “New Zealand, Úc, Singapore là đang mùa Hè, trời rất nóng và hầm, rất khó chịu, vừa chạy vừa thở hồng hộc, mồ hôi chảy nhễ nhại, ướt đẫm. Nhưng ngày 24 Tháng Giêng đến Ai Cập th́ khí hậu hơi lạnh, trên lộ tŕnh chạy rất nhiều bụi, và có nhiều chó hoang chạy lung tung, may mà không ai bị chó cắn.”

    “Châu Âu và Bắc Mỹ vào Tháng Giêng rất lạnh, nhiệt độ sấp sỉ 25-35 độ F. Punta Arenas, Chile, th́ rất lạnh, gió mạnh, và thổi ngược chiều nên chạy cũng khá vất vả,” bà nói.

    Nói về sinh hoạt trong hành tŕnh tám ngày liên tục đó, bà cho biết: “Sáng dậy lúc 4-5 giờ sáng, thay đồ, ăn điểm tâm xong là xe van chở tới địa điểm. Chạy. Xong về khách sạn, ăn trưa, xe van đưa ra phi trường, làm thủ tục lên máy bay, gởi hành lư, lên máy bay, t́m đúng chỗ ngồi, ăn, ngủ hoặc chỉ nằm duỗi hai chân cho đỡ mỏi. V́ bay xuyên lục địa nên chuyến bay nào cũng ít nhất 10 tiếng, dài nhất 20 tiếng. Đó là lư do tôi phải mua vé hạng nhất hay hạng thương gia, mặc dù rất đắt tiền, nhưng lại rất cần thiết để có được giường nằm thoải mái. Tới nơi xuống máy bay, lấy hành lư, về tới khách sạn cũng đă 9-10 giờ tối. Tắm rửa, soạn sẵn đồ nghề cho sáng hôm sau, chợp mắt 2-3 tiếng lại thức dậy lúc 4-5 giờ sáng, và lặp lại như thế.”

    Tuy nhiên, theo bà Quế: “Cuộc chạy ở Nam Cực là cam go nhất, khó chạy nhất trong cuộc hành tŕnh ‘Triple 8 Quest,’ và cũng vất vả hơn tất cả các cuộc chạy ‘marathon’ cũng như ‘half Marathon’ mà tôi từng chạy. Nhưng có gian nan như thế mới cảm nhận được sự hiên ngang của lá cờ quốc gia khi phần phật tung bay trong gió lạnh của miền Nam Cực.”

    “Lộ tŕnh chạy toàn đá trộn sỏi. Đá to bằng trái bưởi, trái quưt, tṛn và ướt nên rất trơn, vô ư giẫm lên sẽ ngă. Cũng có loại h́nh tam giác, nhọn và sắc, nếu mang loại giầy không thích hợp sẽ bị đâm vào chân. Khó hơn nữa là đồi cao. Tôi được huấn luyện chạy lên đồi và chạy xuống những dốc ở Houston, tưởng chỉ có vài ba cái đồi, nhưng không ngờ suốt 13.1 dặm chỉ toàn đồi và dốc. Leo lên cũng khổ, đi xuống phải rất thận trọng nếu không sẽ ngă hoặc bị đá nhọn đâm chân. Dù đang là mùa Hè ở Nam Cực, thời tiết vẫn lạnh dưới 0 độ C và gió tàn bạo. Quá mệt mỏi và đuối sức, tôi đă mấy lần muốn bỏ cuộc, nhưng nhờ bạn đồng hành khích lệ, động viên tinh thần, nên cuối cùng tôi cố gắng về được tới đích,” bà Quế nói một cách hănh diện.


    Hành tŕnh chạy “marathon” của Dược Sĩ Phạm Ngọc Quế để mang lá Cờ Vàng xuống Nam Cực. (H́nh nhân vật cung cấp)
    Khi được hỏi, “Điều bà cảm thấy xứng đáng nhất trong chuyến đi đó là ǵ?” bà Quế nói ngay: “Là được đem lá cờ Việt Nam Cộng Ḥa đến cắm ở Nam Cực, nơi tận cùng của trái đất. Mục đích chính là như vậy.”

    Bà cười nói thêm: “Số tiền $35,000 là tôi dành dụm để mua một chiếc xe mới, giờ bỏ ra xài rồi th́ thôi đi tiếp xe cũ vậy. Nhưng mà xứng đáng lắm.”

    Nói về mục tiêu kế tiếp của ḿnh, người dược sĩ về hưu cho biết: “Tôi đă ghi tên tham gia nhóm ’50 States,’ tức là chạy hết 50 tiểu bang trong nước Mỹ. Sau chuyến ‘Triple 8 Quest’ trở về ngày 30 Tháng Giêng th́ một tuần sau đó tôi đă chạy ở Louisiana, rồi hai tuần sau nữa lại chạy ở Tennessee.”

    “Như vậy, tính đến giờ tôi đă chạy ở Texas, Florida, New York, Louisiana, và Tennessee, mới có năm tiểu bang thôi, c̣n đến 45 tiểu bang nữa mới hết nước Mỹ. Tôi dự tính một tháng chạy khoảng hai nơi, nhưng t́nh h́nh dịch bệnh này nó cột gị rồi,” bà nói.

    Vẫn bằng giọng nói thanh tao và tiếng cười khiến người nghe luôn cảm thấy vui lây, bà Quế nói thêm: “Giờ tôi đă 70 tuổi rồi, cũng phải tính đến ngày tôi sẽ ra đi. Kế hoạch chạy qua 50 tiểu bang hăy c̣n dài, cũng có thể tôi không sống đủ để hoàn thành hành tŕnh này. Nhưng đó là mục tiêu của tôi.” (đ.d.)

  2. #12
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Tự Hào Dân Tộc - Hậu Duệ Việt Nam Cộng Hòa

    Chuẩn Tướng Lập Thể Flora được vinh thăng thiếu tướng
    Quân đội Mỹ có thêm một thiếu tướng gốc Việt
    May 3, 2020 cập nhật lần cuối May 3, 2020

    Tân Thiếu Tướng Lập Thể Flora được vợ (phải) và con gái gắn lon mới. (H́nh: Virginia National Guard)
    RICHMOND, Virginia (NV) – Chuẩn Tướng Lập Thể Flora vừa được vinh thăng thiếu tướng tại một buổi lễ tổ chức ở căn cứ Virginia National Guard Sgt. Bob Slaughter Headquarters, Richmond, Virgina, hôm Thứ Bảy, 2 Tháng Năm, theo tin từ Vệ Binh Quốc Gia Virgina cho biết.

    Như vậy, ông Lập Thể Flora là thiếu tướng người Mỹ gốc Việt thứ nh́ trong lịch sử quân đội Hoa Kỳ.

    Thiếu tướng gốc Việt đầu tiên trong quân đội Mỹ là ông Lương Xuân Việt, hiện là tư lệnh Lục Quân Mỹ tại Nhật, và làm việc ở căn cứ Camp Zama, chỉ huy 2,500 binh sĩ, nhân viên dân sự, và các gia đ́nh quân nhân khắp 16 trại lính tại Nhật và đảo Okinawa.

    Ông Việt cũng là chuẩn tướng gốc Việt đầu tiên trong lịch sử quân đội Mỹ.

    Trở lại lễ thăng cấp của Thiếu Tướng Flora, v́ t́nh h́nh bệnh dịch COVID-19, nên buổi lễ được tổ chức một cách rất giới hạn, chỉ có gia đ́nh, và một số binh sĩ và tướng lănh có trách nhiệm.

    Thiếu Tướng Timothy P. Williams, tư lệnh Vệ Binh Quốc Gia Virginia, là người đọc lời tuyên thệ thăng cấp cho tân Thiếu Tướng Lập Thể Flora, trước sự chứng kiến của vợ và con gái ông.

    Sau đó, chính phu nhân và con gái của vị tân thiếu tướng gắn lon cho ông Flora.

    Ông Lập Thể Flora được đề cử thăng cấp thiếu tướng ngày 5 Tháng Sáu, 2019, theo danh sách của Ủy Ban Quốc Pḥng Thượng Viện Hoa Kỳ, mă số PN840.


    Tân Thiếu Tướng Lập Thể Flora (phải) đọc lời tuyên thệ trước Thiếu Tướng Timothy P. Williams. (H́nh: Virginia National Guard)
    Theo trang nhà của Vệ Binh Quốc Gia Hoa Kỳ, trước khi lên thiếu tướng, ông Flora là phụ tá chỉ huy lực lượng Vệ Binh Quốc Gia tiểu bang Virginia, đóng tại Sanston, nằm ở phía Đông thủ phủ Richmond, từ Tháng Năm, 2016.

    Từ Tháng Tám, 1988, ông công tác tại nhiều đơn vị Lục Quân và Vệ Binh Quốc Gia khắp tiểu bang Virginia, qua nhiều chức vụ và cấp bậc khác nhau.

    Ngoài ra, ông từng tham gia một số chiến trường ở ngoại quốc.

    Từ Tháng Chín, 2001 đến Tháng Tư, 2002, ông là thiếu tá phụ trách huấn luyện và tác chiến cho Sư Đoàn 29 Bộ Binh Mỹ ở Bosnia.

    Từ Tháng Tám, 2006 đến Tháng Chín, 2007, ông là trung tá chỉ huy một đơn vị Bộ Binh Mỹ tại Kosovo.

    Từ Tháng Chín, 2011 đến Tháng Tám, 2012, ông là đại tá chỉ huy của lực lượng mặt đất của Lục Quân Quốc Gia Afghanistan.

    Ông Lập Thể Flora được thăng cấp chuẩn tướng vào ngày 23 Tháng Năm, 2016.

    Thiếu Tướng Flora tốt nghiệp trung học Cave Spring, Roanoke, Virginia, năm 1983.

    Sau đó, ông tốt nghiệp cử nhân sinh học tại Virginia Military Institute, Lexington, Virginia, và tốt nghiệp cao học nghiên cứu chiến lược tại United States Army War College, Carlisle, Pennsylvania.

    Ngoài ra, ông cũng được huấn luyện quân sự qua hai chương tŕnh “Army Senior Leader Development Program-Basic” (ASLDP-B) và “Dual Status Commanders Course” (NORTHCOM).

    Trên trang Facebook của ḿnh, Chuẩn Tướng Lập Thể Flora cho biết ông từng làm việc tại ba công ty ITT Night Vision, ITT Exelis, và Puolustusvoimat.

    Theo Wikipedia, Chuẩn Tướng Châu Thể Lập có tên Việt Nam là Châu Lập Thể, sinh năm 1962 tại Việt Nam, và là con trai của một binh sĩ Hải Quân QLVNCH, hy sinh trong cuộc chiến Việt Nam, khi ông Thể mới 2 tuổi. Mẹ ông phải nuôi tất cả sáu người con.

    Năm 11 tuổi, ông phải đi làm trong một xí nghiệp để giúp gia đ́nh.

    Năm 1980, năm năm sau khi cuộc chiến Việt Nam kết thúc, ông cùng một số anh em trốn lên rừng và sau đó vượt biên bằng đường biển, được một chiếc tàu cứu, và vào một trại tị nạn ở Indonesia.

    Một năm sau, ông được gia đ́nh ông John và bà Audrey Flora nhận làm con nuôi và đưa về định cư tại Mỹ.


    Tân Thiếu Tướng Lập Thể Flora phát biểu sau khi được thăng cấp. (H́nh: Virginia National Guard)
    Như vậy, quân đội Hoa Kỳ hiện có năm vị tướng gốc Việt. Đó là:

    1-Thiếu Tướng Lương Xuân Việt (Lục Quân)

    2-Thiếu Tướng Lập Thế Flora (Vệ Binh Quốc Gia)

    3-Chuẩn tướng William H. Seely III (Thủy Quân Lục Chiến)

    4-Phó Đề Đốc Nguyễn Từ Huấn (Hải Quân)

    5-Chuẩn Tướng John Edwards (Không Quân)

    Hiện chưa biết nhiệm vụ sắp tới của Thiếu Tướng Lập Thể Flora là ǵ, và ông đang chờ thông báo chính thức từ Bộ Quốc Pḥng. (Đ.D.)

  3. #13
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Tự Hào Dân Tộc - Hậu Duệ Việt Nam Cộng Hòa

    Vơ Thuật và Vơ Đạo Việt Nam, truyền thống và hiện tại


    Vơ sư Trần Nguyên Đạo (P)
    Anh Vũ
    Việt Nam tự hào là một đất nước có nền vơ thuật được h́nh thành và phát triển qua cả ngh́n năm cùng với lịch sử dựng nước và giữ nước. Vơ thuật Việt Nam chỉ thực sự phát triển mạnh và h́nh thành các môn phái kể từ những năm đầu của thế kỷ trước. (Tạp chí phát lần đầu ngày 27/01/2013).



    Đến nay, tại Việt Nam bắt đầu h́nh thành được một hê thống vơ cổ truyền, tập hợp nhiều môn phái đa dạng. Tuy nhiên, sự phát triển vẫn mang nặng tính tự phát và vẫn c̣n nhiều việc phải làm để vơ thuật Việt Nam mở mang, xứng tầm với truyền thống ngàn năm của ḿnh.

    Để t́m hiểu thêm về nền vơ thuật Việt Nam ngày nay, tạp chí Thể thao phỏng vấn Vơ sư Trần Nguyên Đạo, tổng thư kư Hội đồng Vơ sư Vovinam Việt Vơ Đạo Thế giới, tại Paris.

  4. #14
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466

    Tự Hào Dân Tộc - Hậu Duệ Việt Nam Cộng Hòa

    10 sĩ quan gốc Việt tốt nghiệp Học Viện Hải Quân Mỹ
    May 19, 2020 cập nhật lần cuối May 20, 2020

    Mười tân sĩ quan gốc Việt tốt nghiệp Học Viện Hải Quân Hoa Kỳ năm 2020. (H́nh: Học Viện Hải Quân Hoa Kỳ)
    ANNAPOLIS, Maryland (NV) – Có 10 tân sĩ quan gốc Việt tốt nghiệp Học Viện Hải Quân Hoa Kỳ năm nay, theo thông cáo báo chí từ học viện ở thành phố Annapolis, Maryland, hôm 11 Tháng Năm.

    Đó là Kevin Duy Nguyễn, Justin Hùng Nguyễn, Miahnna Nguyễn, James Trương, Bryant Phan, Christopher Phạm, Prescillia Tạ Trương, Joachim Anh Hoàng Phạm Hà, Brian Tất, và Emily Feng (mẹ gốc Việt, cha gốc Hoa).

    Đặc biệt, cô Emily Feng hiện có một em gái đang học tại học viện đầy uy tín này, và một cô em khác sẽ vào trường này vào mùa Hè năm nay.

    Cả hai chị em đều là thành viên đội tuyển bơi lội của Học Viện Hải Quân Hoa Kỳ.

    Lễ ra trường sẽ được thực hiện trong Tháng Năm, và được chia ra làm năm đợt, trong ṿng 10 ngày, từ 11 đến 21 Tháng Năm, mỗi đợt 210 tân sĩ quan, theo Trung Tá Alana Garas, phát ngôn viên học viên, nói với báo Navy Times.

    Lư do phải chia ra làm nhiều đợt v́ nhà trường phải bảo đảm lệnh cách ly v́ COVID-19.

    Lễ tốt nghiệp cũng được thực hiện qua Internet một lần vào ngày 22 Tháng Năm để cha mẹ và người thân có thể xem trực tuyến.

    Các biện pháp thực hiện lễ tốt nghiệp tại Học Viện Hải Quân Hoa Kỳ năm nay được thực hiện sau khi có ư kiến của Thống Đốc Larry Hogan và các giới chức địa phương trong việc phối hợp chống COVID-19.

    Các biện pháp cũng giống như lễ ra trường của Học Viện Không Quân và Học Viện Tuần Duyên.

    Năm nay, có khoảng 1,000 tân sĩ quan tốt nghiệp Học Viện Không Quân, và lễ tốt nghiệp được tổ chức hôm 18 Tháng Tư tại sân vận động Falcon ở thành phố Colorado Springs, Colorado.

    Trong khi đó, Học Viện Tuần Duyên sẽ làm lễ tốt nghiệp cho 258 khóa sinh, trong đó có 102 nữ. Lễ tốt nghiệp của trường này sẽ được tổ chức qua Internet vào ngày 20 Tháng Năm. (Đ.D.)

  5. #15
    Member
    Join Date
    24-05-2016
    Posts
    6,466
    TT Trump đề cử 2 người gốc Việt làm chánh án ở Washington, DC
    May 27, 2020 cập nhật lần cuối May 28, 2020

    Ṭa Thượng Thẩm Washington, DC. (H́nh minh họa: thedcline.org)
    WASHINGTON, D.C. (NV) – Ṭa Bạch Ốc đưa ra thông cáo hôm 14 Tháng Năm, cho biết Tổng Thống Donald Trump đề cử hai người gốc Việt làm chánh án cho Ṭa Thượng Thẩm Washington, DC.

    Theo thông cáo, hai người được đề cử là ông Danny Lâm Nguyễn và John C. Trương.

    Ông Danny Lâm Nguyễn tốt nghiệp cử nhân và cao học tại đại học UCLA và tốt nghiệp bằng luật tại đại học Georgetown University.

    Sau khi lấy bằng luật, ông làm phụ tá cho Chánh Án Reggie B. Walton. Sau đó, ông làm luật sư cho văn pḥng công tố liên bang ở Washington, DC, chuyên phụ trách các vụ bạo hành trong gia đ́nh và tấn công t́nh dục.

    Hiện nay, ông Danny đang làm luật sư cho Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ, chuyên giải quyết những vụ gian lận tài chánh.

    Ông John C. Trương tốt nghiệp cử nhân tại đại học USC ở Los Angeles. Sau đó, ông tốt nghiệp cao học và lấy bằng luật tại đại học American University ở Washington, DC.

    Sau khi lấy bằng luật, ông làm phụ tá cho Chánh Án Ricardo M. Urbina của Ṭa Thượng Thẩm Washington, DC. Ông c̣n làm giáo sư phụ tá cho trường luật của đại học George Washington University.

    Sau đó, ông làm luật sư đại diện cho các giới chức liên bang và các tổ chức của chính phủ tại ṭa án liên bang.

    Hiện nay, ông John đang làm luật sư tranh tụng cho văn pḥng công tố liên bang ở Washington, DC, giúp người khác lấy lại tiền sau khi bị lường gạt. (TL) [đ.d.]

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •