Results 1 to 5 of 5

Thread: Thơ Tự Do

  1. #1
    Member
    Join Date
    10-08-2010
    Posts
    264

    Thơ Tự Do


    THƠ TỰ DO

    Thơ tự do có nhiều thể loại, như thơ 4 chữ, thơ 5 chữ, thơ 6 chữ, thơ 7 chữ, thơ 8 chữ v.v...
    V́ là thể "tự do" cho nên mặc dù cũng có bảng luật cho mỗi loại thơ kể trên nhưng người làm thơ đôi khi cũng không theo sát cho lắm, v́ vậy mới gọi là "tự do", nghĩa là không g̣ bó theo luật lệ một cách nghiêm khắc.
    Cũng bởi thơ theo luật có vẻ khắt khe làm cho người ta cảm thấy bị g̣ bó, khó diễn tả hết ư cho nên muốn thoát khỏi sự ràng buộc đó mà mới nghĩ ra phải có sự "tự do" hơn, từ đó thơ tự do được ra đời.
    Nhưng thật ra các thể thơ gọi là "tự do" đă có từ xưa trước khi có thơ luật (luật thi), đă thịnh hành vào thời nhà Hán bên Tàu mà các thi gia gọi là Hán Thi để phân biệt với Đường Thi.
    Từ khi có Luật Thi (thơ luật) vào đời nhà Đường bên Tàu (gọi là Đường Luật) th́ các thể loại thuộc vào Hán Thi được gọi là Cổ Thi hay Thơ Cổ Phong tức là thơ làm theo phong cách xưa.
    Thơ Cổ Phong chính là Thơ Tự Do đời sau nầy ở Việt Nam (thời xưa không có cái khái niệm về tự do nên không có thuật ngữ tự do dành cho thơ). Cho nên người ta muốn phá bỏ cái luật lệ cái khuôn khổ của Thi Luật (thơ làm theo luật) để nghĩ rằng làm ra cái mới hơn cái tốt hơn (hay nói cách khác là làm một cuộc "cách mạng" về thơ), nhưng té ra lại đi ngược trở về cái cũ đă có rồi mà v́ có những khuyết điểm nên người xưa mới bỏ đi và xếp vào loại thơ cổ hay cổ thi. Tưởng đâu phá bỏ để làm cái mới hơn nhưng lại đi lùi về cái cũ xưa chẳng mới lạ ǵ.
    Tóm lại, Thơ Tự Do cũng chỉ là một h́nh thức làm sống lại Thơ Cổ Phong mà đă thịnh hành vào đời nhà Hán bên Tàu.

    Ghi chú: Cổ phong tức Cổ thể hay cổ thi là một thể thơ cổ có từ nhiều thời đại trước đời nhà Đường. Về sau trở thành tên gọi chung tất cả thơ ngũ ngôn, thất ngôn... mà không theo luật, gồm ngũ ngôn cổ thi, thất ngôn cổ thi, tam ngôn thi, tứ ngôn thi, lục ngôn thi... không theo niêm luật như thơ Đường luật.
    Thơ cổ phong khác với thơ luật ở chỗ thơ chỉ cần vần chứ không cần phải theo luật bằng, trắc.Tuy không theo luật bằng trắc nhưng vần vẫn phải thích ứng với quy luật âm thanh, có nhịp bằng trắc xen nhau cho dễ đọc.
    So với thơ luật, thơ cổ phong phóng túng hơn, ít bị trói buộc trong niêm luật. Vả lại, thể cổ phong vốn cũng đă có từ các thời Hán, Tùy, trước, nên về sau lối thơ luật thịnh hành hơn cả.
    Thơ tự do ngày nay chính là thơ cổ phong ngày xưa như đă dẫn giải trên.


  2. #2
    Member
    Join Date
    10-08-2010
    Posts
    264

    Thơ Bảy Chữ

    Thơ tự do bảy chữ v́ nhái theo thơ thất ngôn tứ tuyệt (Đường luật) nên khi đọc lên nghe na ná như thơ thất ngôn tứ tuyệt, bởi vậy có nhiều người vẫn nhầm lẫn v́ không nắm vững các luật thơ.
    Luật thơ của thơ tự do bảy chữ c̣n rắc rối hơn luật thơ thất ngôn tứ tuyệt nhiều (v́ có nhiều bảng luật hơn).
    Sau đây HTL sẽ cùng các bạn nghiên cứu trước các bảng luật thơ tự do bảy chữ thường gặp nhất.

  3. #3
    Member
    Join Date
    10-08-2010
    Posts
    264

    Thơ Bảy Chữ (tiếp theo)

    1. Liên vận:
    Liên vận là vần liền, giống như thơ 3 vần của tứ tuyệt luật thi.
    Sau đây là bảng luật thơ.

    A. Luật trắc vần bằng:

    t-T-b-B-T-T-B (vần)
    b-B-t-T-T-B-B (vần)
    b-B-t-T-B-B-T
    t-T-b-B-T-T-B (vần)


    Thí dụ:

    Nếu biết rằng tôi đă lấy chồng (vần)
    Trời ơi người ấy có buồn không (vần)
    Có thầm nghĩ tới loài hoa vỡ
    Tựa trái tim phai tựa máu hồng (vần)
    (TTKH)

    B. Luật bằng vần bằng:

    b-B-t-T-T-B-B (vần)
    t-T-b-B-T-T-B (vần)
    t-T-b-B-B-T-T
    b-B-t-T-T-B-B (vần)


    Thí dụ:

    Một mùa thu trước mỗi hoàng hôn (vần)
    Nhặt cánh hoa rơi chẳng thấy buồn (vần)
    Nhuộm ánh nắng tà qua mái tóc
    Tôi chờ người đến với yêu đương (vần)
    (TTKH)

    Ghi chú:
    Chữ B-T lớn là luật thơ, nên tuân theo.
    Chữ b-t nhỏ có thể làm bằng hay trắc cũng được, không nhất thiết phải tuân theo bảng luật thơ.

  4. #4
    Member
    Join Date
    10-08-2010
    Posts
    264

    Thơ Bảy Chữ (tiếp theo)

    2. Cách vận:
    Cách vận là vần cách, giống như thơ 2 vần của tứ tuyệt luật thi.
    Sau đây là bảng luật thơ.

    A. Luật trắc vần bằng:

    t-T-b-B-B-T-T
    b-B-t-T-T-B-B (vần)
    b-B-t-T-B-B-T
    t-T-b-B-T-T-B (vần


    Thí dụ:

    Thuở ấy ḷng tôi phơi phới quá
    Hồn thơ nguyên vẹn một trời hương (vần)
    Nhưng nhà nghệ sĩ từ đâu lại
    Êm ái trao tôi một vết thương (vần)
    (TTKH)

    B. Luật bằng vần bằng:

    b-B-t-T-B-B-T
    t-T-b-B-T-T-B (vần)
    t-T-b-B-B-T-T
    b-B-t-T-T-B-B (vần)


    Thí dụ:

    Đẹp ǵ một mảnh t́nh tan vỡ
    Đă bọc hoa tàn dấu xác xơ (vần)
    Tóc úa giết dần đời thiếu phụ
    Th́ ai trông ngóng chẳng nên chờ (vần)
    (TTKH)

    Ghi chú:
    Chữ B-T lớn là luật thơ, nên tuân theo.
    Chữ b-t nhỏ có thể làm bằng hay trắc cũng được, không nhất thiết phải tuân theo bảng luật thơ.

    (c̣n tiếp)

  5. #5
    Member
    Join Date
    10-08-2010
    Posts
    264

    Bài thơ minh họa cho thể thơ bảy chữ:

    T́nh buồn

    Chiều nh́n biển vắng lúc hoàng hôn
    Tiếng sóng lao xao chợt thoáng buồn
    Băi cát đ́u hiu khơi nỗi nhớ
    Một thời mơ mộng với yêu đương

    Sương thấm bờ vai buốt lạnh lùng
    Thu về ảm đạm nhuộm rừng phong
    Nắng chiều vàng vọt pha màu cát
    Sóng biển nhấp nhô thoáng chạnh ḷng

    Thỏ thẻ nàng hay nói với tôi
    Cuộc đời không có được ngày vui
    Duyên ḿnh hư ảo như mây khói
    Chắc sẽ có ngày đổ vỡ thôi

    Bốn mắt nh́n nhau biết nói ǵ
    Ngậm ngùi lưu luyến phút chia ly
    T́nh yêu ngang trái nhiều ngăn cách
    Dù nhịp tim ḷng chẳng giảm suy

    Cay đắng t́nh ta đă lỡ làng
    Đôi bờ ân ái lỡ yêu đương
    Xa nàng tôi khổ tôi buồn lắm
    Thôi hết thầm mơ pháo nhuộm đường

    Lá đổ mấy mùa mấy độ thu
    Ḷng mang t́nh hận đến bao giờ
    Mênh mông nỗi nhớ vô cùng nhớ
    Ngoài mặt làm ngơ giả hững hờ

    Chẳng trọn cùng nhau suốt cuộc đời
    Mong nàng thấu hiểu được t́nh tôi
    Từ đây đến chết ḷng tôi vẫn
    Ghi khắc trong tim chỉ một người

    Hồi tưởng ngày xưa ḿnh quen biết
    Nhớ nhau lại nhớ áng thơ xưa
    Thơ c̣n ấp ủ mà tim vỡ
    Thơ viết tươi màu máu thắm pha

    Nàng vẫn thường than thở với tôi
    Đôi bờ ngăn cách quá xa xôi
    Tay nào với tới niềm mơ ước
    Trời hỡi t́nh ta lỡ mất rồi

    Biển vắng hoàng hôn nhạt nắng mờ
    Thu tàn thu đến lại tàn thu
    Bao mùa thu chết t́nh không chết
    Bến cũ c̣n mong một chuyến đ̣

    Em bảo rằng em chẳng lấy chồng
    Thương nàng chung thủy chịu pḥng không
    Nhưng đời cay nghiệt đành ôm hận
    Khóc cuộc t́nh tan lệ thắm hồng

    Nguyễn Phương

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 0
    Last Post: 13-12-2011, 01:36 PM
  2. DrTran có thực sự truy được thông tin thành viên ?
    By Gánh Hàng Hoa in forum Thư Bạn Đọc
    Replies: 24
    Last Post: 05-10-2011, 10:12 AM
  3. Replies: 7
    Last Post: 17-09-2011, 08:33 AM
  4. Replies: 1
    Last Post: 24-03-2011, 04:27 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •