Page 7 of 88 FirstFirst ... 345678910111757 ... LastLast
Results 61 to 70 of 876

Thread: Dr. Tran và tinh thần của NỀN ĐỆ TAM CỘNG H̉A

  1. #61
    Member
    Join Date
    26-09-2010
    Posts
    114

    Đệ Tam...

    Quote Originally Posted by Dr_Tran View Post
    Dear DVC, ĐỆ TAM CỘNG H̉A KHÔNG PHẢI LÀ MỘT TỔ CHỨC CHÍNH TRỊ.

    Mà cũng không phải là 1 đảng phái tranh đấu cho Dân chủ VN.

    Mà Đệ Tam Cộng Ḥa là một thời đại, một phong trào, một trang sử mới.

    Tôi ghi ví dụ: Cộng Ḥa Pháp hiện nay thuộc Đệ Ngũ Cộng ḥa, thành lập năm 1958. TẤT CẢ MỌI PHE PHÁI CHÍNH TRỊ, KỂ CẢ ĐẢNG CỘNG SẢN PHÁP, đều đang thuộc Đệ Ngũ Cộng Ḥa.

    Một NỀN CỘNG H̉A th́ được tiêu biểu bằng MỘT BẢN HIẾN PHÁP.

    HAI NỀN CỘNG H̉A TRƯỚC ĐÂY, tại Miền Nam đều có 2 bản Hiến pháp kèm theo, và tại miền Bắc cũng vậy.

    Nay ĐỆ TAM CỘNG H̉A THỐNG NHẤT 2 nền Cộng ḥa tại Miền Bắc, và 2 nền Cộng ḥa tại Miền Nam.

    Và HIẾN PHÁP của ĐỆ TAM CỘNG H̉A là HIẾN PHÁP 7, theo sau 4 bản Hiến pháp tại miền Bắc (2 bản chính, 2 bản tu sửa), và 2 bản Hiến pháp tại miền Nam.

    ------------------------------------

    ĐỆ TAM CỘNG H̉A CÔNG NHẬN CỜ VÀNG, VÀ CỜ ĐỎ.

    Các lá cờ này có thể Tương hữu với nhau (mutually co-existent). Không lá cờ nào loại bỏ lá cờ nào.

    Phe nào không công nhận sự tồn tại của phe kia th́ họ độc quyền, và chối bỏ sự thật.

    Phe CS đang độc quyền và chối bỏ sự thật, không lẽ phe cờ Vàng cũng muốn như vậy?

    Và dân chúng tranh đẩu lật đổ 1 nền độc tài, để dựng nên 1 nền độc tài KHÁC?

    ------------------------------------

    KHÔNG ĐƯỢC, bênh cờ ḿnh th́ okay, dẹp cờ bên kia th́ KHÔNG ĐUỢC.

    Một cách giải quyết cho các trường hợp đ̣i treo cờ Đỏ, là treo cả cờ Đỏ và cờ Vàng song song nhau.

    Sau này sẽ BẦU CHỌN cờ Thống nhất quốc gia. Cờ tôi ghi ra trên đây chỉ là MỘT LỜI ĐỀ NGHỊ mà thôi.

    Muốn phe kia bị thua th́ phải qua tranh đấu bất bạo động, và muốn như vậy th́ phải có LUẬT CHƠI, và đây là LUẬT TRONG HIẾN PHÁP 7:

    ĐIỀU 13: Quyền lực chính trị sẽ bao gồm mọi thành phần và đa phương. Không một đảng chính trị nào có quyền ngăn cấm một đảng chính trị khác tham gia vào tiến tŕnh dân chủ trong khi đảng chính trị kia tuân thủ luật pháp đầy đủ.
    Với tất cả ḷng khả kính, tôi xin thưa với Dr. Trần: Nếu cho rằng "Đệ Tam Cộng Hoà" Việt Nam không phải là một đảng phái tranh đấu cho dân chủ VN, và rằng Đệ Tam Cộng Ḥa là một thời đại, một phong trào, một trang sử mới, th́ đây là một sai lầm nghiêm trọng nhất về: 1) học thuyết chính trị (political doctrine); 2) tài lănh đạo quốc gia (national leadership); 3) khả năng và tŕnh độ hiểu biết, sự nhận thức, viễn kiến hoặc chính kiến, bản lĩnh của một chính trị gia; 4) phương diện chính trị nói chung; và 5) sự nghiệp chính trị của bất cứ một phần tử hay cá nhân nào. Để t́m hiểu đặc tính của một thể chế cộng hoà đích thực chứ không phải những cái cộng hoà nguỵ tạo như của CSVN và Tàu Cộng, chúng ta có thể mổ xẻ định nghĩa dưới đây:

    A republic is a country whose government is elected by the people. Như vậy, "cộng hoà" là quốc gia có chính phủ do dân bầu lên (theo thể thức phổ thông đầu phiếu, chứ không phải giả vờ rầm rộ tổ chức bầu cử các cấp chính quyền từ hạ tầng cơ sở đến trung ương như CSVN mà không có một người dân hay đại diện của một đảng phái đối lập nào được tự do ra tranh cử; bọn CSVN cũng không cần phải đếm phiếu hay kiểm phiếu bầu ǵ cả, v́ kết quả của các cuộc bầu cử này đă được Đảng CSVN ấn định khá lâu trước khi cử tri đi làm bổn phận công dân bị bắt buộc của họ). Việc dân chúng được tự do bầu lên chính phủ của một cộng hoà đích thực cho thấy rằng nền cộng hoà thuộc loại này được xây dựng trên nền tảng dân chủ (democracy), hay nói dễ hiểu hơn, đây là một thể chế dân chủ đích thực. Thật vậy, đây chính là một thể chế do dân làm chủ theo đúng ư nghĩa của nó: "By definition, democracy is government by the people." Bọn Cộng Sản dùng những vở hài kịch qua cái gọi là những cuộc bầu cử như vậy là chỉ đánh đánh lừa những cử tri đă bị chúng giáo dục theo lối tẩy năo (brainwash) hay qua chính sách ngu dân của chúng mà thôi. Nhưng trong thời đại hiện nay, chiêu này không c̣n có thể lừa gạt được ai cả; ngược lại, bọn Cộng Sản tự chúng vạch trần bộ mặt xảo trá và lưu manh của chúng.

    Một cộng hoà đích thực cũng được đặt trên nền tảng tự do (freedom), v́ các cử tri có toàn quyền tự do (hiến định) để chọn người thay mặt cho ḿnh tại quốc hội và chính phủ: "By definition, freedom is the right to choose among the alternatives." V́ thế, nếu phải vâng lệnh bạo quyền để đi bỏ phiếu cho các cán bộ ngu dốt và đần độn của CSVN th́ cử tri đâu có tự do đâu! Họ chỉ bị bắt buộc đi bầu mà thôi! Như vậy, nếu không có tự do và dân chủ th́ không thể xây dựng một nền cộng hoà chân chính. Nói một cách khác, nếu một nhóm người nào đó đứng ra thành lập một thể chế cộng hoà nào đó, cho dù nó có lư tưởng đến đâu chăng nữa hoặc nó có thể đáp ứng trọn vẹn những nguyện vọng chính đáng của mọi tầng lớp nhân dân, mà không lấy tự do và dân chủ làm nền tảng, th́ cái nền cộng hoà này không khác ǵ một cái bọt biển, đó là chưa nói đến tính bất hợp hiến (illegitimacy) của nó. Cộng hoà thuộc loại này rất có thể sẽ bị coi là một mưu đồ bất chính của một phe phái nào đó, một nhóm người không biết ǵ về chính trị, bất tài, bất nhân, bất nghĩa, gian ác, xảo trá, ích kỷ và tham lam.

    "Cộng ḥa" không phải và không thể là "một thời đại, một phong trào, một trang sử mới," v́ nó là một thực thể chính trị và là nền tảng của một dân tộc. Nó bao gồm nhiều nhân tố như truyền thống, văn hoá, phong tục, tập quán, ngôn ngữ, thuần phong mỹ tục, v.v..., của một dân tộc từ thế hệ này sang thế hệ khác, chứ không thể là những giai đoạn lịch sử như "một thời đại, một phong trào, một trang sử mới." Thật vậy, thời đại (era) Internet, phong trào (movement) phụ nữ b́nh quyền, một trang sử mới (a historical period) chỉ là những biến cố (occurrences) có tính cách giai đoạn, chứ không thể là một cộng hoà, v́ người dân không thể lấy những biến cố hay giai đoạn này làm nền tảng để xây dựng đất nước hoặc để hành xử quyền công dân của họ!

    Hơn thế nữa, trong thực tế, một dân tộc bị trị không thể thay thế bạo quyền sở tại bằng một hay nhiều chính đảng (đảng phái chính trị). Trong trường hợp này, không ai có thể dùng chính đảng này để thay thế một chính đảng kia. Không ai có thể dùng chính đảng của ḿnh để giải phóng một dân tộc khỏi sự giày xéo hay thống trị của một bạo quyền như CSVN. Chỉ có cách mạng dân chủ VN mới là lực lượng có thể giải phóng dân tộc VN khỏi ách độc tài và tàn bạo của CSVN. Điều này đ̣i hỏi dân tộc VN trước hết phải đứng lên làm cách mạng để lật đổ bạo quyền CSVN như nhân dân Tusinia, Ai Cập vừa mới làm. Khi đất nước được giải phóng bởi các lực lượng cách mạng dân chủ VN, th́ chúng ta mới có thể tham gia chính quyền dân chủ: làm chính trị hay tham chính để giành quyền hành và quyền lănh đạo cho đảng phái của ḿnh. Giai đoạn này sẽ cho phép chúng ta viết hiến pháp mới, hay sửa đổi cái hiến pháp cũ, để tiến hành xây dựng thể chế cộng hoà mới, với sự chấp thuận của nhân dân, như Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng Ai Cập vừa mới thực hiện. Trong giai đoạn này, chúng ta phải vận dụng tài trí của ḿnh để đánh bại các đảng đối lập qua những cuộc bầu cử tự do, dân chủ và công bằng qua h́nh thức phổ thông đầu phiếu. Trong chính trị, đây là giai đoạn gay go nhất cho những người làm chính trị, v́ họ phải có những đường lối đấu tranh thật tinh vi và vượt bực đối phương về mọi mặt. V́ thế, người ta gọi chính trị là công cuộc đấu tranh nhằm giành quyền hành và quyền lănh đạo (politics is a struggle for power and leadership ). Tiến tŕnh này cho thấy cách mạng đi trước, tức thay cũ đổi mới, rồi chính trị mới theo sau. Thêm vào đó, cách mạng không thể tránh dùng bạo lực (violence), v́ bạo quyền có xe tăng, đại pháo, chiến hạm, tàu ngầm, súng cao xạ, chiến đấu cơ, AK-47, thuốc độc, dao gâm, mă tấu, công an, mật vụ, muôn vàn cách bắt cóc và thủ tiêu, chứ không thể đấu tranh cách mạng bằng lư thuyết suông (political rhetoric) tại nhà hay tại hăi ngoại. Các chiến sĩ hay thành phần lănh đạo cách mạng tiên phong (pioneers) phải là những phần tử thật sự được tôi luyện và trưởng thành trong đấu tranh, như anh thư Lê Thị Công Nhân, nam anh hùng Cù Hà Huy Vũ, cha Nguyễn Vă Lư, v.v..., chứ không thể là những phần tử khoa bảng trí thức đứng ra thành lập cộng hoà này nọ trên computer hay tại mấy tiệm phở hoặc đi du thuyết đó đây, đó là chưa nói đến những sự gian nguy mà họ đă và đang cam chịu trong ḷng địch. Tuy nhiên, đấu tranh trên b́nh diện kinh tế và tài chánh nhằm làm sụp đổ bạo quyền CSVN, như không bán dollars và vàng lá cho CSVN, giới hạn hay không gởi ngoại tệ về cho thân nhân ở VN qua hệ thống ngân hàng nhà nước, không hợp tác với CP CSVN bằng bất cứ h́nh thức nào (như con số hơn 20,000 VK đang làm ở VN), v.v..., cũng là một hành động đấu tranh cách mạng, dù chúng ta không cần đến bạo lực để đạt được mục đích của ḿnh. Vâng, chúng ta không thể lật đổ một chế độ độc tài và man rợ CSVN bằng một nền cộng hoà chỉ có trên giấy tờ hoặc máy vi tính. Bọn CSVN cũng sẽ không bao giờ xuôi tay để cho chúng ta tiếp thu chính quyền chỉ v́ chúng ta sẽ tha tội cho chúng cũng như không đụng đến số tài sản khổng lồ mà chúng đă cướp đoạt hay chiếm đoạt từ những người dân lành VN. C̣n những cái gọi là hai nền cộng hoà ở Bắc VN đều chỉ là mấy cái chiêu bài bẩn thỉu (dirty labels) của bọn CS Bắc Việt mà thôi, v́ chúng chỉ là hai cái cộng hoà nguỵ tạo không lấy tự do và dân chủ làm nền tảng.

    Bên cạnh đó, tự ư đứng ra thành lập một cộng hoà cùng với lá quốc kỳ theo sự mô phỏng riêng của ḿnh mà không để ư đến bản quốc ca th́ chẳng khác nào "xây nhà trên mặt biển" hay "vạch lưng cho người thấy thẹo." Đây chỉ là một điều hoang tưởng; bè lũ CSVN sẽ cười vào mặt chúng ta! Với tôi, th́ không ai có quyền và tư cách để thay thế lá cờ vàng ba sọc đỏ và bản quốc ca của VNCH, vốn là linh hồn của dân tộc VN tự do trong hơn 100 năm qua, nhất là của những chiến sĩ dưới nền đệ nhất và đệ nhị VNCH, đă hy sinh cho màu cờ và bản quốc ca chính nghĩa này! Tôi cũng tin rằng quốc dân Việt Nam sẽ không cho phép chúng ta làm như vậy!

    Nói tóm lại, cái "Đệ Tam Cộng Hoà" mà Dr. Tran đang cổ vỏ chỉ có thể là một sản phẩm trí tuệ của một phe nhóm nào đó thôi, chứ nó không thể là cái ǵ cả! Xây nhà mà không có nền th́ chẳng khác nào nấu cơm mà chẳng có gạo, một h́nh thức lừa gạt chính ḿnh. Mọi ư kiến phản bác lập luận của tôi về vấn đề này đều được "welcomed" cả!

    P.S.: Trong loạt bài "Bọn Việt Tân Bỏ Chạy Đi Đâu Hết Rồi" với hơn 4,000 views vào cuối năm ngoái, tôi có vài lần thách thức mấy tên trong bộ chính trị CSVN cũng như các lư thuyết gia, chủ nhiệm học viện chính trị, v.v... của chúng ra mặt đấu tranh tư tưởng, đấu tranh chính trị, đấu tranh ư thức hệ, đấu tranh giai cấp với tôi, nhưng chẳng có con quỉ nào dám ló đầu ra cả, chứ đừng nói chi đến lư thuyết gia hay tên đầu nậu Hoàng Văn Điềm của cái mặt trận phở ḅ này!

    Ít ḍng góp ư...

    Hạ Nhân
    Last edited by Hạ Nhân; 28-03-2011 at 09:56 AM.

  2. #62
    Member Dr_Tran's Avatar
    Join Date
    23-03-2011
    Location
    Northeast US
    Posts
    8,654

    ĐỆ TAM CỘNG H̉A phải do NHÂN DÂN VIỆT NAM bầu chọn, và ít nhất phải 2/3 đồng ư mới được CHÍNH THỨC THÀNH LẬP

    Quote Originally Posted by Hạ Nhân View Post
    Bên cạnh đó, tự ư đứng ra thành lập một cộng hoà cùng với lá quốc kỳ theo sự mô phỏng riêng của ḿnh mà không để ư đến bản quốc ca th́ chẳng khác nào "xây nhà trên mặt biển" hay "vạch lưng cho người thấy thẹo." Đây chỉ là một điều hoang tưởng; bè lũ CSVN sẽ cười vào mặt chúng ta! Không ai có quyền và tư cách để thay thế lá cờ vàng ba sọc đỏ và bản quốc ca của VNCH, vốn là linh hồn của dân tộc VN tự do trong hơn 100 năm qua, cho dù bạn là ai đi nữa!
    Dear Hạ Nhân, bạn lại hiểu lầm, ĐỆ TAM CỘNG H̉A phải do NHÂN DÂN VIỆT NAM bầu chọn, và ít nhất phải 2/3 đồng ư mới được CHÍNH THỨC THÀNH LẬP.

    Cờ, bản Quốc ca cũng vậy, PHẢI DO NHÂN DÂN VIỆT NAM BẦU CHỌN.

    Tôi đề nghị HIẾN PHÁP 7, CỜ ĐẠI VIỆT DÂN QUỐC, VÀ QUỐC CA - hiện tôi đề nghị bài "Việt Nam Việt Nam" của Phạm Duy.



    Xin nhắc lại lần thứ 1000: đây chỉ là các lời ĐỀ NGHỊ, bạn không đồng ư th́ chỉ có giá trị 1/90.000.000, và bất cứ ai khác đồng ư cũng vậy.

    Quyết định cuối cùng sẽ do NHÂN DÂN VIỆT NAM phán quyết.

    Tôi không có tham vọng có hơn 80% người VN bầu chọn, theo tôi, nếu cho là 60 triệu người VN đủ điều kiện đi bầu (18 tuổi trở lên, không đang bị ở tù, không bệnh tâm thần quá nặng, v.v...) th́ tôi hy vọng có 48 triệu người ủng hộ là tốt, trong số đó có thể TẤT CẢ 48 triệu người ĐỀU không thích phần nào đó của HP7.

    Chỉ cần trên 40 triệu người chọn là được. Tôi chấp nhận có 19.999.999 người như bạn.

    -----------------------------------------

    ĐỆ TAM CỘNG H̉A và HIẾN PHÁP 7 do tôi đề ra chỉ là 1 trong hàng chục, thậm chí hàng TRĂM nền Cộng ḥa, bản Hiến pháp, mà ai cũng có thể ĐỀ NGHỊ, chính bạn cũng có thể đề ra NỀN CỘNG H̉A, BẢN HIẾN PHÁP bạn muốn, rồi sau này sẽ đem ra cho NHÂN DÂN VIỆT NAM BẦU CHỌN.

    Không ai có thể cấm các lời ĐỀ NGHỊ ôn ḥa cả.



    ĐIỀU 3: Quốc kỳ sẽ có ba sọc đỏ, trắng, xanh dương theo chiều thẳng đứng, với
    Trống Đồng Ngọc Lũ màu đồng tại trung tâm, trên nền sọc trắng.
    Ba màu sọc từ trái sang phải tượng trưng cho Tự do, Sự thật, và B́nh đẳng.
    Trống Đồng Ngọc Lũ, đại diện các giá trị tâm linh của dân tộc ta, nằm tại
    trung tâm điểm của mọi việc.


    VĂN BẢN TIẾNG VIỆT:
    http://images.vietnamthirdrepublic.m...nmid=261053967

    FLASH TIẾNG VIỆT:
    http://images.vietnamthirdrepublic.m...nmid=273667183

    TEXT IN ENGLISH:
    http://images.vietnamthirdrepublic.m...nmid=273667183

    FLASH IN ENGLISH:
    http://images.vietnamthirdrepublic.m...nmid=273667183
    Last edited by Dr_Tran; 28-03-2011 at 08:58 AM.

  3. #63
    Member
    Join Date
    24-03-2011
    Posts
    77
    Dear Bác DR Trần

    Tôi cũng như nhiều thanh niên Việt Nam khác rất ủng hộ Nền Đệ Tam Cộng Ḥa và Hiến Pháp 7,điều này là một bước giúp Nhân Dân ta thoát Á ,văn minh,tiến bộ..cũng như giúp đem lại cuộc sống của tất cả người dân tốt hơn các nước Đông Nam Á khác.

    @DVC
    Thưa với bác là mới mất điện th́ đă xảy ra việc "Bị cắt điện hàng trăm người vây UBND huyện " http://vnexpress.net/gl/xa-hoi/2010/06/3ba1d4bf/
    Đó là mất điện mà dân đă như vậy rồi...Vậy mất tiền,vàng qua kết kim kết hối,giá cả tăng cao,với hàng triệu người thất nghiệp không có việc làm,hàng chục ngh́n HS Sinh Viên ra trường năm nay không có việc?,nền kinh tế co cụm,xăng không có đủ để chạy xe máy,máy bơm nước cho nông nghiệp thủy sản cafe...VV...Vậy bác nghĩ người dân Việt Nam họ sẽ ngồi nhà như những con cừu ..để nghe cán bộ CSVN giáo huấn chăng?
    Đó là chưa kể các cán bộ nhà nước, sĩ quan công an ,sĩ quan quân đội,họ chỉ biết lĩnh lương và tham nhũng,ăn nhậu tối ngày..và những người này đều là thành phần có tiền nhà cao cửa rộng ,nên tinh thần "chống phản động,bạo loạn" rất kém bây giờ những người này đă khác 30,20 năm trước đây rất kém...có vấn đề ǵ xảy ra chắc chạy trước tiên !!!
    Ngay cả trong BCT ,Trung ương Đảng,Quốc Hội..cũng chẳng ai tin vào Chủ Nghĩa Cộng Sản cả..kể cả 3 Dũng...Vào CS cũng chỉ là vỏ bọc để họ tham nhũng,chấm mút ,chứ chẳng có lư tưởng ǵ ráo.
    Theo một số thông tin tôi được biết th́ 3 Dũng cùng bộ sậu đă chi 300 Triệu USD cho bên Tổng cục 2 và một số Tổng cục Bên CAM,chủ yếu là phục vụ cho công tác nghe trộm..như vậy có thể thấy rằng ngay trong bản thân nội bộ họ CS cũng đă chia rẽ sâu sắc.
    Ngoài ra tôi có nghe tin đồn bên VP Quốc Hội rằng sắp tới có thể ,ngoài ĐCS c̣n có 1 số đảng phái khác cùng hoạt động..

  4. #64
    nghiep
    Khách

    Đệ Tam Cộng Hoà là nối tiếp Đệ Nhị Cộng Hoà VNCH tiếp tục công cuộc chống cộng xây dựng dân chủ...

    Quote Originally Posted by Dr_Tran View Post
    Xin nhắc lại lần thứ 1000: đây chỉ là các lời ĐỀ NGHỊ, bạn không đồng ư th́ chỉ có giá trị 1/90.000.000, và bất cứ ai khác đồng ư cũng vậy.
    Quyết định cuối cùng sẽ do NHÂN DÂN VIỆT NAM phán quyết.
    Tui cũng đề nghị đây!
    Đệ Tam Việt Nam Cộng Hoà là nối tiếp Đệ Nhị VNCH bản Hiếp Pháp 1967. Quốc Kỳ: Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ. Quốc ca: Tiếng Gọi Thanh Niên.




    HIẾN PHÁP VIỆT NAM CỘNG HOÀ
    (năm 1967)

    QUỐC HỘI LẬP HIẾN Chung quyết trong phiên họp Ngày 18 tháng 3 năm 1967

    -------o0o--------

    LỜI MỞ ĐẦU


    Tin tưởng rằng ḷng ái quốc, chí quật cường, truyền thống đấu tranh của dân tộc bảo đảm tương lai huy hoàng của đất nước.

    Ư thức rằng sau bao năm ngoại thuộc, kế đến lănh thổ qua phân, độc tài và chiến tranh, dân tộc Việt Nam phải lănh lấy sứ mạng lịch sử, tiếp nối ư chí tự cường, đồng thời đón nhận những tư tưởng tiến bộ để thiết lập một chánh thể Cộng Ḥa của dân, do dân và v́ dân, nhằm mục đích đoàn kết dân tộc, thống nhất lănh thổ, bảo đảm Độc Lập Tự Do Dân Chủ trong công bằng, bác ái cho các thế hệ hiện tại và mai sau.

    Chúng tôi một trăm mười bảy (117) Dân Biểu Quốc Hội Lập Hiến đại diện nhân dân Việt Nam, sau khi thảo luận, chầp thuận Bản Hiến Pháp sau đây :

    CHƯƠNG I: Điều khoản căn bản
    ĐIỀU 1
    1- VIỆT NAM là một nước CỘNG H̉A, độc lập, thống nhất, lănh thổ bất khả phân
    2- Chủ quyền Quốc Gia thuộc về toàn dân
    ĐIỀU 2
    1- Quốc gia công nhận và bảo đảm những quyền căn bản của mọi công dân
    2- Quốc Gia chủ trương sự b́ng đẳng giữa các công dân không phân biệt nam nữ, tôn giáo, sắc tộc, đảng phái. Đồng bào thiểu số được đặc biệt ,nâng đỡ để theo kịp đà tiến hóa chung của dân tộc
    3- Mọi công dân có nghĩa vụ góp phần phục vụ quyền lợi quốc gia dân tộc
    ĐIỀU 3
    Ba cơ quan Lập Pháp, Hành Pháp và Tư Pháp phải được phân nhiệm và phân quyền rơ rệt. Sự hoạt động của ba cơ quan công quyền phải được phối hợp và điều ḥa để thực hiện trật tự xă hội và thịnh vượng chung trên căn bản Tự Do, Dân Chủ và Công Bằng Xă Hội
    ĐIỀU 4
    1- Việt Nam Cộng Ḥa chống lại chủ nghĩa cộng sản dưới mọi h́nh thức
    2- Mọi hành vi nhằm mục đích tuyên truyền hay thực hiện chủ nghĩa cộng sản đều bị cấm chỉ

    ĐIỀU 5
    1- Việt Nam Cộng Ḥa chấp nhận các nguyên tắc quốc tế pháp không trái với chủ quyền quốc gia và sự b́nh đẳng giữa các dân tộc
    2- Việt Nam Cộng Ḥa cương quyết chống lại mọi h́nh thức xâm lược và nỗ lực góp phần xay dựng nền an ninh và ḥa b́nh thế giới

    CHƯƠNG II: Quyền lợi và Nghĩa vụ công dân
    ĐIỀU 6
    1- Quốc Gia tôn trọng nhân phẩm
    2- Luật pháp bảo vệ tự do, sinh mạng, tài sản và danh dự của mọi công dân
    ĐIỀU 7
    1- Quốc Gia tôn trọng và bảo vệ quyền an toàn cá nhân và quyền biện hộ
    2- Không ai có thể bị bắt bớ, giam giữ nếu không có mệnh lệnh hợp pháp của cơ quan có thẩm quyền luật định, ngoại trừ trường hợp quả tang phạm pháp
    3- Bị can và thân nhân phải được thông báo tội trạng trong thờ hạn luật định. Mọi sự câu lưu phải đặt dưới quyền kiểm soát của cơ quan Tư Pháp
    4- Không ai có thể bị tra tấn, đe dọa hay cưỡng bách thú tội. Sự nhận tội v́ tra tấn. Đe dọa hay cưỡng bách không được coi là bằng chứng buộc tội
    5- Bị can phải được xét xử công khai và mau chóng
    6- Bị can có quyền được luật sư biện hộ dự kiến trong moi giai đoạn thẩm vấn kể cả trong cuộc điều tra sơ vấn
    7- Bị can về các tội Tiểu H́nh, chưa có tiền án quá ba (3) tháng tù về các tội phạm cố ư, có thể được tại ngoại hầu tra nếu có nghề nghiệp và địa chỉ chắc chắn. Nữ bị can về các tội tiểu h́nh. Có nghề nghiệp và địa chỉ chắc chắn, nếu có thai trên ba (3) tháng
    8- Bị can được suy đoán là vô tội cho đến khi bản án xác nhận tội trạng trở thành nhất định.
    Sự nghi vấn có lợi cho bị can
    9- Bị can bị bắt giữ oan ức, sau khi được tuyên bố vô tội, có quyền đ̣i Quốc Gia bồi Thường thiệt hại trong những điều kiện luật định
    10- Không ai có thể bị câu thúc thân thể v́ thiếu nợ
    ĐIỀU 8
    1- Đời tư, nhà cửa và thư tín của công dân phải được tôn trọng
    2- Không ai được quyền xâm nhập, khám xét nơi cư trú và tịch thâu đồ vật của người dân, trừ khi có lệnh của Ṭa Aùn hoặc cần bảo vệ an ninh và trật tự công cộng trong phạm vi luật định
    3- Luật pháp bảo vệ tánh cách riêng tư của thư tín, những hạn chế, nếu có phải do một (1) đạo luật qui định
    ĐIỀU 9
    1- Quốc Gia tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tự do truyền giáo và hành đạo của mọi công dân miễn là không xâm phạm đến quyền lợi quốc gia, không phương hại đến an ninh, trật tự công cộng và không trái với thuần phong mỹ tục
    2- Quốc Gia không thừa nhận một tôn giáo nào là Quốc Giáo. Quốc Gia vô tư đối với sự phát triển của các tôn giáo
    ĐIỀU 10
    1- Quốc Gia công nhận quyền tự do giáo dục
    2- Nền giáo dục cơ bản có tính cách cưỡng bách và miễn phí
    3- Nền giáo dục Đại Học được tự trị
    4- Những người có khả năng mà không có phương tiện sẽ được nâng đỡ để theo đuổi học vấn
    5- Quốc Gia khuyến khích và nâng đỡ các công dân trong việc nghiên cứu và sáng tác về khoa học, văn học và nghệ thuật
    ĐIỀU 11
    1- Văn hóa giáo dục phải được đặt vào hàng quốc sách trên căn bản dân tộc, khoa học và nhân bản
    2- Một ngân sách thích đáng phải được dành cho việc phát triển văn hóa giáo dục
    ĐIỀU 12
    1- Quốc Gia tôn trọng quyền tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, báo chí và xuất bản, miễn là sự hành xử các quyền này không phương hại đến danh dự cá nhân, an ninh quốc pḥng hay thuần phong mỹ tục
    2- Chế độ kiểm duyệt không được chấp nhận, ngoại trừ các bộ môn điện ảnh và kịch trường
    3- Một đạo luật sẽ ấn định qui chế báo chí
    ĐIỀU 13
    1- Mọi công dân đều có quyền tự do hội họp và lập hội trong phạm vi luật định
    2- Mọi công dân đều có quyền bầu cử , ứng cử và tham gia công vụ trên căn bản b́nh đẳng theo điều kiện và thể thức luật định
    3- Quốc Gia tôn trọng các quyền chính trị của mọi công dân kể cả quyền tự do thỉnh nguyện, quyền đối lập công khai bất bạo động và hợp pháp
    ĐIỀU 14
    Mọi công dân đều có quyền tự do cư trú, đi lại, xuất ngoại và hồi hương, ngoại trừ trường hợp luật pháp hạn chế v́ lư do y tế, an ninh và quốc pḥng
    ĐIỀU 15
    1- Mọi công dân đều có quyền, có bổn phận làm việc và được hưởng thù lao tương xứng để bảo đảm cho bản thân và gia đ́nh một đời sống hợp với nhân phẩm
    2- Quốc Gia nỗ lực tạo công việc làm cho mọi công dân
    ĐIỀU 16
    Quyền tự do nghiệp đoàn và quyền đ́nh công được tôn trọng trong phạm vi và thể thức luật định
    ĐIỀU 17
    1- Quốc Gia công nhận gia đ́nh là nền tảng của xă hội. Quốc Gia khuyến khích, nâng đỡ sự thành lập gia đ́nh, săn sóc sản phụ và thai nhi
    2- Hôn nhân được đặt căn bản trên sự ưng thuận, sự b́nh đẳng và sự hợp tác giữa vợ chồng
    3- Quốc Gia tán trợ sự thuần nhất gia đ́nh
    ĐIỀU 18
    1- Quốc Gia nỗ lực thiết lập chế độ an ninh xă hội
    2- Quốc Gia có nhiệm vụ thiết lập chế độ cứu trợ xă hội và y tế công cộng
    3- Quốc Gia có nhiệm vụ nâng đỡ đời sống tinh thần và vật chất của các chiến sĩ quốc gia, bảo trợ và dưỡng dục các quốc gia nghĩa tử
    ĐIỀU 19
    1- Quốc Gia công nhận và bảo đảm quyền tư hữu
    2- Quốc Gia chủ trương hữu sản hóa nhân dân
    3- Sở hữu chủ các tài sản bị truất hữu hoặc trưng dụng v́ lư do công ích phải được bồi thường nhanh chóng và thoả đáng theo thời giá
    ĐIỀU 20
    1- Qsuyền tự do kinh doanh và cạnh tranh được công nhận nhưng không được hành xử để nắm giữ độc quyền, độc chiếm hay thao túng thị trường
    2- Quốc Gia khuyến khích và tán trợ sự hợp tác kinh tế có tánh cách tương trợ
    3- Quốc Gia đặc biệt nâng đỡ những thành phần xă hội yếu kém về kinh tế
    ĐIỀU 21
    Quốc Gia chủ trương nâng cao đời sống nông dân và đặc biệt giúp đỡ nông dân có ruộng đất canh tác
    ĐIỀU 22
    Trên nguyên tắc quân b́nh giữa nghĩa vụ và quyền lợi, công nhân có quyền cử đại biểu tham gia quản trị xí nghiệp, đặc biệt về những vấn đề liên quan đến lương bổng và điều kiện làm việc trong phạm vi và thể thức luật định
    ĐIỀU 23
    1- Quân Nhân đắc cử vào các chức vụ dân cử, hay tham chánh tại cấp bậc trung ương phải được giải ngũ hay nghỉ giả hạn không lương, tuỳ theo sự lựa chọn của đương sự
    2- Quân Nhân tại ngũ không được sinh hoạt đảng phái
    ĐIỀU 24
    1- Quốc Gia công nhận sự hiện hữu của các sắc tộc thiểu số trong cộng đồng Việt Nam
    2- Quốc Gia tôn trọng phong tục tập quán của đồng bào thiểu số. Các ṭa án phong tục phải được thiết lập để xét xử một số các vụ án phong tục giữa các đồng bào thiểu số
    3- Một đạo luật sẽ qui định những quyền lợi đặc biệt để nâng đỡ đồng bào thiểu số
    ĐIỀU 25
    Mọi công dân đều có nghĩa vụ bảo vệ Tổ Quốc và chánh thể Cộng Ḥa
    ĐIỀU 26
    Mọi công dân đều có nghĩa vụ bảo vệ Hiến Pháp và tôn trọng luật pháp
    ĐIỀU 27
    Mọi công dân đều có nghĩa vụ thi hành quân dịch theo luật định
    ĐIỀU 28
    Mọi công dân đều có nghĩa vụ đóng thuế theo luật định
    ĐIỀU 29
    Mọi sự hạn chế các quyền công dân căn bản phải được qui định bởi một đạo luật có ấn định rơ phạm vi áp dụng trong thời gian và không gian. Tuy nhiên trong mọi trường hợp, tánh cách thiết yếu của các quyền công dân căn bản vẫn không được vi phạm.

    CHƯƠNG III: Lập Pháp
    ĐIỀU 30
    Quyền Lập Pháp được quốc dân ủy nhiệm cho Quốc Hội.
    Quốc Hội gồm hai viện :
    - Hạ Nghị Viện
    - Thượng Nghị Viện
    ĐIỀU 31
    Hạ Nghị Viện gồm từ một trăm (100) đến hai trăm (200) Dân Biểu
    1- Dân Biểu được bầu theo lối phổ thông đầu phiếu trực tiếp và kín theo thể thức đơn danh, trong từng đơn vị lớn nhất là tỉnh
    2- Nhiệm kỳ Dân Biểu là bốn (4) năm. Dân Biểu có thể được tái cử
    3- Cuộc bầu cử tân Hạ Nghị Viện sẽ được kết thúc chậm nhất là một (1) tháng trước khi pháp nhiệm cũ chấm dứt
    ĐIỀU 32
    Được quyền ứng cử Dân Biểu những công dân :
    1- Có Việt tịch từ khi mới sanh, hoặc đă nhập Việt tịch ít nhất bảy (7) năm, hoặc đă thủ đắc hoặc hồi phục Việt tịch ít nhất năm (5) năm tính đến ngày bầu cử
    2- Đủ hai mươi lăm (25) tuổi tính đến ngày bầu cử
    3- Được hưởng các quyền công dân
    4- Ở trong t́nh trạng hợp lệ quân dịch
    5- Hội đủ những điều kiện khác dự liệu trong đạo luật bầu cử Dân Biểu
    ĐIỀU 33
    Thượng Nghị Viện gồm từ ba mươi (30) đến sáu mươi (60) Nghị Sĩ
    1- Nghị Sĩ được cử tri đoàn toàn quốc bầu lên trong một cuộc phổ thông đầu phiếu trực tiếp và kín theo thể thức Liên Danh đa số. Mỗi Liên Danh gồm từ một phần sáu (1/6) đến một phần ba (1/3) tổng số Nghị Sĩ
    2- Nhiệm kỳ Nghị Sĩ là sáu (6) năm, mỗi ba (3) năm bầu lại phân nửa (1/2). Nghị Sĩ có thể được tái cử
    3- Các Nghị Sĩ trong pháp nhiệm đầu tiên sẽ được chia làm hai nhóm đều nhau, theo thể thức rút thăm. Nhóm thứ nhất có nhiệm kỳ sáu (6) năm, nhóm thứ hai có nhiệm kỳ ba (3) năm
    4- Cuộc bầu cử các tân Nghị Sĩ phải được tổ chức chậm nhất là một (1) tháng trước khi phân nửa (1/2) tổng số Nghị Sĩ chấm dứt pháp nhiệm
    ĐIỀU 34
    Được quyền ứng cử Nghị Sĩ những công dân đủ ba mươi (30) tuổi tính đến ngày bầu cử, hội đủ các điều kiện dự liệu trong đạo luật bầu cử Nghị Sĩ và các điều kiện qui định ở Điều 32
    ĐIỀU 35
    1- Trong trường hợp khống khuyết Dân Biểu v́ bất cứ nguyên nhân nào, cuộc bầu cử thay thế sẽ được tổ chức trong hạn ba (3) tháng, nếu sự khống khuyết xảy ra trên hai (2) năm trước ngày chấm dứt pháp nhiệm
    2- Trong trường hợp khô&ng khuyết Nghị Sĩ v́ bất cứ nguyên nhân nào, cuộc bầu cử thay thế sẽ được tổ chức chung với cuộc bầu cử phân nửa (1/2) tổng số Nghị Sĩ gần nhất
    ĐIỀU 36
    Các thể thức và điều kiện ứng cử, bầu cử Dân Biểu và Nghị Sĩ, kể cả Dân Biểu đồng bào Thiểu số, sẽ do những đạo luật quy định
    ĐIỀU 37
    1- Không thể truy tố, tầm nă, bắt giam hay xét xử một Dân Biểu hay Nghị Sĩ v́ những sự phát biểu và biểu quyết tại Quốc Hộ
    2- Trong suốt thời gian pháp nhiệm, ngoại trừ trường hợp quả tang phạm pháp, không thể truy tố, tầm nă, bắt giam hay xét xử một Dân Biểu hay Nghị Sĩ, nếu không có sự chấp thuận của ba phần tư (3/4) tổng số Dân Biểu hay Nghị Sĩ
    3- Trong trường hợp quả tang phạm pháp, sự truy tố hay bắt giam sẽ được đ́nh chỉ nếu có sự yêu cầu của Viện sở quan
    4- Dân Biểu và Nghị Sĩ có quyền bảo mật về xuất xứ các tài liệu tŕnh bày trước Quốc Hội
    5- Dân Biểu và Nghị Sĩ không thể kiêm nhiệm một chức vụ công cử hay dân cử nào khác
    6- Dân Biểu và Nghị Sĩ có thể phụ trách giảng huấn tại các trường đại học và cao đẳng kỹ thuật
    7- Dân Biểu, Nghị Sĩ và người hôn phối không thể tham dự những cuộc đấu thầu hay kư hợp đồng với các cơ quan công quyền
    ĐIỀU 38
    1- Trong trường hợp can tội phản quốc hay các trọng tội khác, Dân Biểu hay Nghị Sĩ có thể bị Viện sở quan truất quyền
    2- Sự truất quyền phải được hai phần ba (2/3) tổng số Dân Biểu hay Nghị Sĩ đề nghị
    3- Quyết định truất quyền phải được ba phần tư (3/4) tổng số Dân Biểu hay Nghị Sĩ chấp thuận
    4- Đương sự được quyền biện hộ trong mọi giai đoạn của thủ tục truất quyền
    ĐIỀU 39
    Quốc Hội có thẩm quyền :
    1- Biểu quyết các đạo luật
    2- Phê chuẩn các hiệp ước và hiệp định quốc tế
    3- Quyết định việc tuyên chiến và nghị ḥa
    4- Quyết định việc tuyên bố t́nh trạng chiến tranh
    5- Kiểm soát chính phủ trong việc thi hành chánh sách Quốc Gia
    6- Trong phạm vi mỗi viện, quyết định hợp thức hóa sự đắc cử của các Dân Biểu hay Nghị Sĩ
    ĐIỀU 40
    1- Mỗi viện với một phần ba (1/3) tổng số Dân Biểu hay Nghị Sĩ có quyền yêu cầu Thủ Tướng hay các nhân viên chính phủ ra trước Viện sở quan để trả lời các câu chất vấn về sự thi hành chánh sách quốc gia
    2- Chủ tịch Uũy Ban của mỗi viện có quyền yêu cầu các nhân viên chánh phủ tham dự các phiên họp của Uũy Ban để tŕnh bày về các vấn đề liên quan đến Bộ sở quan
    ĐIỀU 41
    Thượng Nghị Viện có quyền mở cuộc điều tra về sự thi hành chánh sách quốc gia và yêu cầu các cơ quan công quyền xuất tŕnh các tài liệu cần thiết cho cuộc điều tra này
    ĐIỀU 42
    1- Quốc Hội có quyền khuyến cáo thay thế từng phần hay toàn thể Chánh phủ với đa số hai phần ba (2/3) tổng số Dân Biểu và Nghị Sĩ
    2- Nếu Tổng Thống không có lư do đặc biệt để khước từ, sự khuyến cáo sẽ có hiệu lực
    3- Trong trường hợp Tổng Thống khước từ, Quốc Hội có quyền chung quyết sự khuyến cáo với đa số ba phần tư (3/4) tổng số Dân Biểu và Nghị Sĩ. Sự khuyến cáo sau này của Quốc Hội có hiệu lực kể từ ngày chung quyết
    ĐIỀU 43
    1- Dân Biểu và Nghị Sĩ có quyền đề nghị các dự án luật
    2- Tổng Thống có quyền đề nghị các dự thảo luật
    3- Các dự án luật và dự thảo luật, gọi chung là dự luật phải được đệ nạp tại văn pḥng Hạ Nghị Viện
    4- Trong mọi trường hợp Hạ Nghị Viện chấp thuận hoặc bác bỏ một dự luật. Viện này đều chuyển dự luật sang văn pḥng Thượng Nghị Viện trong thời hạn ba (3) ngày tṛn
    5- Nếu Thượng Nghị Viện đồng quan điểm với Hạ Nghị Viện, dự luật sẽ được chuyển sang Tổng Thống để ban hành hoặc sẽ bị bác bỏ
    6- Nếu Thượng Nghị Viện không đồng quan điểm với Hạ Nghị Viện, dự luật sẽ được gởi về văn pḥng Hạ Nghị Viện trong thời hạn ba (3) ngày tṛn, kèm theo quyết nghị có viện dẫn lư do
    7- Trong trường hợp sau này, Hạ Nghị Viện có quyền chung quyết dự luật với đa số hai phần ba (2/3) tổng số Dân Biểu
    8- Nếu Hạ Nghị Viện không hội đủ đa số hai phần ba (2/3) nói trên, quan điểm của Thượng Nghị Viện được coi là chung quyết
    9- Thời gian thảo luận và biểu quyết một dự luật tại Thượng Nghị Viện chỉ có thể bằng phân nửa (1/2) thời gian thảo luận và biểu quyết tại Hạ Nghị Viện. Thời gian thảo luận và chung quyết một dự luật tại Hạ Nghị Viện chỉ có thể gấp đôi thời gian thảo luận và biểu quyết tại Thượng Nghị Viện
    ĐIỀU 44
    1- Các dự luật được Quốc Hội chung quyết sẽ được chuyển sang Tổng Thống trong thời hạn ba (3) ngày tṛn
    2- Thời gian ban hành là mười lăm (15) ngày tṛn kể từ ngày Tổng Thống tiếp nhận dự luật
    3- Trong trường hợp khẩn cấp do Quốc Hội thẩm định, thời hạn ban hành là bảy (7) ngày tṛn
    4- Nếu Tổng Thống không ban hành trong các thời hạn kể trên, dự luật đă được Quốc Hội biểu quyết đương nhiên thành luật và sẽ được Chủ Tịch Thượng Nghị Viện ban hành
    ĐIỀU 45
    1- Trong thời hạn ban hành, Tổng Thống có quyền gởi thông điệp có viện dẫn lư do yêu cầu Quốc Hội phúc nghị một hay nhiều điều khoản của dự luật
    2- Trong trường hợp này, Quốc Hội sẽ họp khoáng đại lưỡng viện để chung quyết dự luật vớ đa số quá bán (1/2) tổng số Dân Biểu và Nghị Sĩ. Nếu Quốc Hội chung quyết bác bỏ lời yêu cầu phúc nghị của Tổng Thống, dự luật đương nhiên thành luật và được chuyển sang Tổng Thống để ban hành
    ĐIỀU 46
    1- Dự thảo ngân sách được đệ nạp tại văn pḥng Hạ Nghị Viện trước ngày ba mươi tháng chín (30-09)
    2- Dân Biểu và Nghị Sĩ có quyền đề nghị các khoản chi mới nhưng đồng thời phải đề nghị các khoản thu tương đương
    3- Hạ Nghị Viện phải biểu quyết dự thảo ngân sách trước ngày ba mươi tháng mười một (30-11) và chuyển bản văn đă được chấp thuận đến văn pḥng Thượng Nghị Viện chậm nhất là ngày một tháng mười hai (1-12)
    4- Thượng Nghị Viện phải biểu quyết dự thảo ngân sách trước ngày ba mươi mốt tháng mười hai (31-12)
    5- Trong thời hạn nói trên, nếu Thượng Nghị Viện yêu cầu Hạ Nghị Viện phúc nghị một hay nhiều điều khoản trong dự thảo ngân sách, thủ tục qui định tại điều 43 phải được áp dụng. Trường hợp này Tổng Thống có quyền kư sắc luật cho thi hành từng phần ngân sách tương đương với một phần mười hai (1/12) ngân sách thuộc tài khoá trước cho đến khi Hạ Nghị Viện chung quyết xong dự thảo ngân sách
    ĐIỀU 47
    1- Mỗi Viện họp những khóa thường lệ và những khóa ba^’t thường
    2- Hằng năm mỗi viện họp hai khóa thường lệ. Một khóa họp bắt đầu ngày thứ Hai đầu tiên trong tháng Tư dương lịch, một khóa họp bắt đầu ngày thứ hai đầu tiên trong tháng Mười dương lịch. Mỗi khóa họp thường lệ không thể lâu quá chín mươi (90) ngày. Tuy nhiên Hạ Nghị Viện có thể triển hạn khóa họp để chung quyết dự thảo ngân sách
    3- Mỗi viện có thể triệu tập các khóa họp bất thường khi có sự yêu cầu của Tổng Thống hoặc một phần ba (1/3) tổng số Dân Biểu hay Nghị Sĩ. Nế khóa họp bất thường do Tổng Thống yêu cầu triệu tập, nghị tŕnh khóa họp do Tổng Thống ấn định
    ĐIỀU 48
    1- Quốc Hội họp công khai trừ khi quá bán (1/2) tổng số Dân Biểu hay Nghị Sĩ hiện diện yêu cầu họp kín
    2- Trong các phiên họp công khai, biên bản tường thuật toàn vẹn cuộc thảo luận và các tài liệu tŕnh bày tại Quốc Hội sẽ được đăng trên Công Báo
    ĐIỀU 49
    1- Mỗi viện bầu Chủ Tịch và các nhân viên văn pḥng
    2- Mỗi viện thành lập các Uũy Ban thường trực và các Uũy Ban đặc biệt
    3- Mỗi viện trọn quyền ấn định nội quy
    4- Văn pḥng hai (2) viện ấn định thủ tục liên lạc và sinh hoạt giữa hai (2) viện
    ĐIỀU 50
    1- Chủ Tịch Thượng Nghị Viện triệu tập và chủ tọa các phiên họp khoáng đại lưỡng viện
    2- Trường hợp Chủ Tịch Thượng Nghị Viện bị ngăn trở, Chủ Tịch Hạ Nghị Viện sẽ thay thế Chủ Tịch Thượng Nghị Viện trong nhiệm vụ này

    CHƯƠNG IV: Hành Pháp
    ĐIỀU 51
    Quyền Hành Pháp được Quốc Dân ủy nhiệm cho Tổng Thống
    ĐIỀU 52
    1- Tổng Thống và Phó Tổng Thống cùng đứng chung một liên danh, được cử tri toàn quốc bầu lên theo lối phổ thông đầu phiếu trực tiếp và kín
    2- Nhiệm kỳ của Tổng Thống và Phó Tổng Thống là bốn (4) năm. Tổng Thống và Phó Tổng Thống có thể được tái cử một lần
    3- Nhiệm kỳ của Tổng Thống và Phó Tổng Thống chấm dứt đúng mười hai (12) giờ trưa ngày cuối cùng tháng thứ bốn mươi tám (48) kể từ ngày nhậm chức và nhiệm kỳ của tân Tổng Thống và tân Phó Tổng Thống bắt đầu từ lức ấy
    4- Cuộc bầu cử tân Tổng Thống và tân Phó Tổng Thống được tổ chức vào ngày chúa nhật bốn (4) tuần lễ trước khi nhiệm kỳ của Tổng Thống tại chức chấm dứt
    ĐIỀU 53
    Được quyền ứng cử Tổng Thống hoạc Phó Tổng Thống những công dân hội đủ các điều kiện sau đây :
    1- Có Việt tịch từ khi mới sanh ra và liên tục cư ngụ trên lănh thổ Việt Nam ít nhất mười (10) năm tính đến ngày bầu cử
    Thời gian công cán và lưu vong chánh trị tại ngoại quốc được kể như thời gian cư ngụ tại nước nhà
    2- Đủ ba mươi lăm (35) tuổi tính đến ngày bầu cử
    3- Được hưởng các quyền công dân
    4- Ở trong t́nh trạng hợp lệ quân dịch
    5- Hội đủ những điều kiện khác dự liệu trong đạo luật bầu cử Tổng Thống và Phó Tổng Thống
    ĐIỀU 54
    1- Tối cao Pháp viện lập danh sách ứng cử viên, kiểm soát tánh cách hợp thức của cuộc bầu cử và tuyên bố kết quả
    2- Các ứng cử viên được hưởng đồng đều phương tiện trong cuộc vận động tuyển cử
    3- Một đạo luật sẽ qui định thể thức ứng cử và bầu cử Tổng Thống và Phó Tổng Thống
    ĐIỀU 55
    Khi nhậm chức, Tổng Thống tuyên thệ trước quốc dân với sự chứng kiến của Tối cao Pháp viện và Quốc Hội : “Tôi long trọng tuyên thệ trước quốc dân sẽ bảo vệ Tổ Quốc, tôn trọng Hiến Pháp, phục vụ quyền lợi quốc gia dân tộc và tận lực làm tṛn nhiệm vụ Tổng Thống Việt Nam Cộng Ḥa ”
    ĐIỀU 56
    1- Nhiệm kỳ của Tổng Thống và Phó Tổng Thống có thể chấm dứt trước hạn kỳ trong những trường hợp :
    a- Mệnh chung
    b- Từ chức
    c- Bị truất quyền
    d- Bị bệnh tật trầm trọng và kéo dài không c̣n năng lực để làm tṛn nhiệm vụ. Sự mất năng lực này phải được Quốc Hội xác nhận với đa số ba phần tư (3/4) tổng số Dân Biểu và Nghị Sĩ sau các cuộc giám định và phản giám định y khoa
    2- Trong trường hợp nhiệm vụ của Tổng Thống chấm dứt trên một (1) năm trước kỳ hạn, Phó Tổng Thống sẽ tạm thời đảm nhiệm chức vụ
    Tổng Thống trong thời hạn ba (3) tháng để tổ chức cuộc bầu cử tân Tổng Thống và tân Phó Tổng Thống cho nhiệm kỳ mới
    3- Trong trường hợp nhiệm vụ Tổng Thống chấm dứt dưới một (1) năm trước kỳ hạn, Phó Tổng Thống sẽ đảm nhiệm chức vụ Tổng Thống đến hết nhiệm kỳ, ngoại trừ trường hợp Tổng Thống bị truất quyền
    4- Nếu v́ một lư do ǵ Phó Tổng Thống không thể đảm nhiệm chức vụ Tổng Thống, Chủ Tịch Thượng Nghị Viện sẽ đảm nhiệm chức vụ này trong thời hạn ba (3) tháng để tổ chức bầu cử tân Tổng Thống và tân Phó Tổng Thống
    ĐIỀU 57
    Tổng Thống ban hành các đạo luật trong thời hạn qui định ở điều 44
    ĐIỀU 58
    1- Tổng Thống bổ nhiệm Thủ Tướng; theo đề nghị của Thủ Tướng, Tổng Thống bổ nhiệm các nhân viên Chánh Phủ
    2- Tổng Thống có quyền cải tổ toàn bộ hay một phần Chánh Phủ, hoặc tự ư, hoặc sau khi có khuyến cáo của Quốc Hội
    ĐIỀU 59
    1- Tổng Thống bổ nhiệm với sự chấp thuận của Thượng Nghị Viện :
    a- Các trưởng nhiệm sở ngoại giao
    b- Viện Trưởng các viện Đại Học
    2- Tổng Thống thay mặt Quốc Gia trong việc giao thiệp với ngoại quốc, tiếp nhận ủy nhiệm thư của các đại diện ngoại giao
    3- Tổng Thống kư kết và sau khi được Quốc Hội phê chuẩn, ban hành các hiệp ước và hiệp định quốc tế
    ĐIỀU 60
    Tổng Thống là Tổng Tư Lệnh tối cao Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa
    ĐIỀU 61
    1- Tổng Tống ban các loại huy chương
    2- Tổng Thống có quyền ân xá và ân giảm h́nh phạt các phạm nhân
    ĐIỀU 62
    1- Tổng Thống hoạch định chánh sách quốc gia
    2- Tổng Thống chủ tọa Hội Đồng Tổng Trưởng
    ĐIỀU 63
    1- Tổng Thống tiếp xúc với Quốc Hội bằng thông điệp. Vào mỗi khóa họp thường lệ và mỗi khi thấy cần, Tổng Thống thông báo cho Quốc Hội biết t́nh h́nh quốc gia và chánh sách đối nội, đối ngoại của Chánh Phủ
    2- Thủ Tướng và các nhân viên Chánh Phủ có thể tham dự các phiên họp của Quốc Hội hoặc của các Uũy Ban để tŕnh bày và giải thích về các vấn đề liên quan đến chánh sách quốc gia và sự thi hành chánh sách quốc gia
    ĐIỀU 64
    1- Trong các trường hợp đặc biệt, Tổng Thống có thể kư sắc luật tuyên bố t́nh trạng báo động, giới nghiêm hay khẩn trương trên một phần hay toàn lănh thổ
    2- Quốc Hội phải được triệu tập chậm nhất mười hai (12) ngày kể từ ngày ban hành sắc luật để phê chuẩn, sửa đổi hoặc bải bỏ
    3- Trong trường hợp Quốc Hội bải bỏ hoặc sửa đổi sắc luật của Tổng Thống, các t́nh trạng đặc biệt đă được ban hành sẽ chấm dứt hoặc thay đổi hiệu lực
    ĐIỀU 65
    Trong t́nh trạng chiến tranh không thể tổ chức bầu cử được, với sự chấp thuận của hai phần ba (2/3) tổng số Dân Biểu và Nghị Sĩ, Tổng Thống có quyền lưu nhiệm một số các cơ quan dân cử và bổ nhiệm một số tỉnh trưởng
    ĐIỀU 66
    1- Phó Tổng Thống là Chủ tịch hội đồng văn hóa giáo dục, hội đồng kinh tế xă hội và hội đồng các Sắc Tộc thiểu số.
    2- Phó Tổng Thống không thể kiêm nhiệm một chức vụ nào trong Chánh phủ
    ĐIỀU 67
    1- Thủ Tướng điều khiển Chánh Phủ và các cơ cấu hành chánh quốc gia
    2- Thủ Tướng chịu trách nhiệm về sự thi hành chánh sách quốc gia trước Tổng Thống
    ĐIỀU 68
    1- Tổng Thống, Phó Tổng Thống và các nhân viên Chánh Phủ không thể kiêm nhiệm một chức vụ nào thuộc lănh vực tư, dù có thù lao hay không
    2- Trong mọi trường hợp người hôn phối của các vị này không được tham dự các cuộc đấu thầu hoặc kết ước với các cơ quan công quyền
    ĐIỀU 69
    1- Hội Đồng An Ninh Quốc Gia có nhiệm vụ :
    - Nghiên cứ các vấn đề liên quan đến an ninh quốc pḥng
    - Đề nghị các biện pháp thích ứng để duy tŕ an ninh quốc gia
    - Đề nghị tuyên bố t́nh trạng bắo động, giới nghiêm, khẩn trương hoặc chiến tranh
    - Đề nghị tuyên chiến hay nghị ḥa
    2- Tổng Thống là Chủ Tịch Hội Đồng An Ninh Quốc Gia
    ĐIỀU 70
    1- Nguyên tắc địa phương phân quyền được công nhận cho các tập thể địa phương có tư cách pháp nhân như : xă, tỉnh, thị xă và thủ đô
    2- Một đạo luật sẽ qui định sự tổ chức và điều hành nền hành chánh địa phương
    ĐIỀU 71
    1- Các cơ quan quyết định và các vị chỉ huy các cơ quan chấp hành các tập thể địa phương phân quyền sẽ do cử tri bầu lên theo lối phổ thông đầu phiếu trực tiếp và kín
    2- Riêng ở cấp xă, xă trưởng có thể do hội đồng xă bầu lên trong số các hội viên hội đồng xă
    ĐIỀU 72
    Các vị chỉ huy các cơ quan chấp hành của các tập thể địa phương phân quyền là :
    - Xă trưởng ở cấp xă
    - Tỉnh trưởng ở cấp tỉnh
    - Thị trưởng ở cấp thị xă Đô trưởng ở thủ đô
    ĐIỀU 74
    Chánh Phủ bổ nhiệm bên cạnh các Đô Trưởng, Thị Trưởng, Xă Trưởng hai (2) viên chức có nhiệm vụ phụ tá về hành chánh và an ninh cùng các nhân viên hành chánh khác
    ĐIỀU 75
    Nhân viên các cơ quan quyết nghị và các vị chỉ huy các cơ quan chấp hành của các tập thể địa phương phân quyền có thể bị Tổng Thống giải nhiệm trong trường hợp vi phạm Hiến Pháp, luật pháp quốc gia hay chánh sách quốc gia.

    CHƯƠNG V: Tư Pháp
    ĐIỀU 76
    1- Quyền Tư Pháp độc lập, được ủy nhiệm cho Tối Cao Pháp Viện và được hành xử bởi các Thẩm Phán xử án
    2- Một đạo kuật sẽ qui định sự tổ chức và điều hành ngành Tư Pháp
    ĐIỀU 77
    Mọi Ṭa Án phải do một đạo luật thiết lập với một thành phần Thẩm Phán xử án và Thẩm Phán công tố chuyên nghiệp và theo một thủ tục tôn trọng quyền biện hộ
    ĐIỀU 78
    1- Thẩm Phán xử án và Thẩm Phán công tố được phân nhiệm rơ rệt và có qui chế riêng biệt
    2- Thẩm Phán xử án quyết định theo lương tâm và pháp luật dưới sự kiểm soát của Tối Cao Pháp Viện
    3- Thẩm Phán công tố theo dơi sự áp dụng luật pháp để bảo vệ trật tự công cộng dưới sự kiểm soát của Bộ Tư Pháp
    ĐIỀU 79
    Thẩm Phán xử án chỉ có thể bị giải nhiệm trong trường hợp bị kết án, vi phạm kỷ luật hay bất lực về tinh thần hoặc thể chất
    ĐIỀU 80
    1- Tối Cao Pháp Viện gồm từ chín (9) đến mười lăm (15) Thẩm Phán. Tối Cao Pháp Viện do Quốc Hội tuyển chọn và Tổng Thống bổ nhiệm theo một danh sách ba mươi (30) người do Thẩm Phán Đoàn, Công Tố Đoàn và Luật Sư Đoàn bầu lên
    2- Thẩm Phán Tối Cao Pháp Viện phải là những Thẩm Phán hay Luật Sư đă hành nghề ít nhất mười (10) năm trong ngành Tư Pháp
    3- Nhiệm kỳ của Thẩm Phán Tối Cao Pháp Viện là sáu (6) năm
    4- Thành phần cử tri thuộc Thẩm Phán Đoàn, Công Tố Đoàn và Luật Sư Đoàn phải đồng đều
    5- Một đạo luật sẽ qui định sự tổ chức và điều hành Tối Cao Pháp Viện
    ĐIỀU 81
    1- Tối Cao Pháp Viện có thẩm quyền giải thích Hiến Pháp, phán quyết về tánh cách hợp hiến hay bất hợp hiến của các đạo luật, sắc luật; tánh cách hợp hiến và hợp pháp của các sắc lệnh, nghị định và quyết định hành chánh
    2- Tối Cao Pháp Viện có thẩm quyền phán quyết về việc giải tán một chánh đảng có chủ trương và hành động chống lại chánh thể Cộng Ḥa
    3- Trong trường hợp này, Tối Cao Pháp Viện sẽ họp khoáng đại toàn viện, các đại diện Lập Pháp hoặc Hành Pháp có thể tham dự để tŕnh bày quan điểm
    4- Những quyết định của Tối Cao Pháp Viện tuyên bố một đạo luật bất hợp hiến hoặc giải tán một chánh đảng phải hội đủ đa số ba phần tư (3/4) tổng số Thẩm Phán Tối Cao Pháp Viện
    ĐIỀU 82
    Tối Cao Pháp Viện có thẩm quyền phán quyết về các vụ thượng tố các bản án chung thẩm
    ĐIỀU 83
    Tối Cao Pháp Viện có ngân sách tự trị và có quyền lập qui để quản trị ngành Tư Pháp
    ĐIỀU 84
    1- Hội Đồng Thẩm Phán có nhiệm vụ :
    - Đề nghị bổ nhiệm, thăng thưởng, thuyên chuyển và chế tài về kỷ luật các Thẩm Phán xử án
    - Cố vấn Tối Cao Pháp Viện về các vấn đề liên quan đến ngành Tư Pháp
    3- Hội Đồng Thẩm Phán gồm các Thẩm Phán xử án do các Thẩm Phán xử án bầu lên
    4- Một đạo luật sẽ qui định sự tổ chức và điều hành Hội Đồng Thẩm Phán

    CHƯƠNG VI: Các Định Chế Đặc Biệt
    Đặc Biệt Pháp Viện
    ĐIỀU 85
    Đặc Biệt Pháp Viện có thẩm quyền truất quyền Tổng Thống, Phó Tổng Thống, Thủ Tướng, các Tổng Bộ Trưởng, các Thẩm Phán Tối Cao Pháp Viện và các Giám Sát Viện trong trường hợp can tội phản quốc và các trọng tội khác
    ĐIỀU 86
    1- Đặc Biệt Pháp Viện do Chủ Tịch Tối Cao Pháp Viện giữ chức Chánh Thẩm và gồm năm (5) Dân Biểu và năm (5) Nghị Sĩ
    2- KHI Chủ Tịch Tối Cao Pháp Viện là bị can, Chủ Tịch Thượng Nghị Viện giữ chức Chánh Thẩm
    ĐIỀU 87
    1- Đề nghị khởi tố có viện dẫn lư do phải được quá bán (1/2) tổng số Dân Biểu và Nghị Sĩ kư tên. Quyết định khởi tố phải được đa số hai phần ba (2/3) tổng số Dân Biểu và Nghị Sĩ biểu quyết chấp thuận
    Riêng đối với Tổng Thống và Phó Tổng Thống đề nghị khởi tố có viện dẫn lư do phải được hai phần ba (2/3) tổng số Dân Biểu và Nghị Sĩ kư tên Quyết định khởi tố phải được đa số ba phần tư (3/4) tổng số Dân Biểu và Nghị Sĩ biểu quyết chấp thuận
    2- Đương sự phải đ́nh chỉ nhiệm vụ từ khi Quốc Hội biểu quyết truy tố đến khi Đặc Biệt Pháp Viện phán quyết
    3- Đặc Biệt Pháp Viện phán quyết truất quyền theo đa số ba phần tư (3/4) tổng số nhân viên. Riêng đối với Tổng Thống và Phó Tổng Thống phán quyết truất quyền theo đa số bốn phần năm (4/5) tổng số nhân viên
    4- Đương sự được quyền biện hộ trong mọi giai đoạn của thủ tục truy tố
    5- Sau khi bị truất quyền, đương sự có thể bị truy tố trước các ṭa án có thẩm quyền
    6- Một đạo luật sẽ qui định sự tổ chức, điều hành và thủ tục trước Đặc Biệt Pháp Viện
    Giám Sát Viện
    ĐIỀU 88
    Giám Sát Viện có thẩm quyền :
    1- Thanh tra, kiểm soát và điều tra nhân viên các cơ quan công quyền và tư nhân đồng phạm hay ṭng phạm về mọi hành vi tham nhũng, đầu cơ, hối mại quyền thế hoặc phương hại đến quyền lợi quốc gia
    2- Thẩm tra kế toán đối với các cơ quan công quyền và hợp doanh
    3- Kiểm kê tài sản các nhân viên các cơ quan công quyền kể cả Tổng Thống, Phó Tổng Thống, Thủ Tướng, Dân Biểu, Nghị Sỉ, Chủ Tịch Tối Cao Pháp Viện
    4- Riêng đối với Chủ Tịch Giám Sát
    5- Viện và các Giám Sát Viên, việc kiểm kê tài sản do Tối Cao Pháp Viện đảm trách
    ĐIỀU 89
    1- Giám Sát Viện có quyền đề nghị các biện pháp chế tài về kỷ luật đối với nhân viên phạm lỗi hoặc yêu cầu truy tố đương sự ra trước ṭa án có thẩm quyền
    2- Giám Sát Viện có quyền công bố kết quả cuộc điều tra
    ĐIỀU 90
    1- Giám Sát Viện gồm từ chín (9) đến mười tám (18) Giám Sát viên, một phần ba (1/3) do Quốc Hội, một phần ba (1/3) do Tổng Thống và một phần ba (1/3) do Tối Cao Pháp Viện chỉ định
    2- Giám Sát viên được hưởng những quyền hạn và bảo đảm cần thiết để thi hành nhiệm vụ
    ĐIỀU 91
    Giám Sát Viện có ngân sách tự trị và có quyền lập qui để tổ chức nội bộ và quản trị ngành giám sát.
    Một đạo luật sẽ qui định sự tổ chức và điều hành Giám Sát Viện
    Hội Đồng Quân Lực
    ĐIỀU 92
    1- Hội Đồng Quân Lực cố vấn Tổng Thống về các vấn đề liên quan đến Quân Lực, đặc biệt là việc thăng thưởng, thuyên chuyển và trừng phạt quân nhân các cấp
    2- Một đạo luật sẽ qui định sự tổ chức và điều hành Hội Đồng Quân Lực
    Hội Đồng Văn Hóa Giáo Dục
    ĐIỀU 93
    1- Hội Đồng Văn Hóa Giáo Dục có nhiệm vụ cố vấn Chánh Phủ soạn thảo và thực thi chánh sách văn hóa giáo dục
    Một Lâm Viện Quốc Gia sẽ được thành lập
    2- Với sự chấp thuận của Quốc Hội, Hội Đồng Văn Hóa Giáo Dục có thể cử đại diện thuyết tŕnh trước Quốc Hội về các vấn đề liên hệ
    3- Các dự luật liên quan đến văn hóa giáo dục có thể được Hội Đồng tham gia ư kiến trước khi Quốc Hội thảo luận
    ĐIỀU 94
    1- Hội Đồng Văn Hóa Giáo Dục gồm :
    - Một phần ba (1/3) hội viên do Tổng Thống chỉ định
    - Hai phần ba (2/3) hội viên do các tổ chức văn hóa giáo dục công và tư, các hiệp hội phụ huynh học sinh đề cử
    2- Nhiệm kỳ củ Hội Đồng Văn Hóa Giáo Dục là bốn (4) năm
    3- Một đạo luật sẽ qui định sự tổ chức và điều hành Hội Đồng Văn Hóa Giáo Dục
    Hội Đồng Kinh Tế Xă Hội
    ĐIỀU 95
    1- Hội Đồng Kinh Tế Xă Hội có nhiệm vụ cố vấn chánh phủ về những vấn đề kinh tế và xă hội
    2- Với sự chấp thuận của Quốc Hội, Hội Đồng Kinh Tế Xă Hội có thể cử đại diện thuyết tŕnh trước Quốc Hội về các vấn đề liên hệ
    3- Các dự luật kinh tế và xă hội có thể được Hội Đồng Kinh Tế Xă Hội tham gia ư kiến trước khi Quốc Hội thảo luận
    ĐIỀU 96
    1- Hội Đồng Kinh Tế Xă Hội gồm :
    - Một phần ba (1/3) hội viên do Tổng Thống chỉ định
    - Hai phần ba (2/3) hội viên do các tổ chức công kỹ nghệ, thương mại, nghiệp đoàn, các hiệp hội có tánh cách kinh tế và xă hội đề cử
    2- Nhiệm kỳ Hội Đồng Kinh Tế Xă Hội là bốn (4) năm
    3- Một đạo luật sẽ qui định sự tổ chức và điều hành Hội Đồng Kinh Tế Xă Hội
    Hội Đồng các Sắc Tộc
    ĐIỀU 97
    1- Hội Đồng các Sắc Tộc có nhiệm vụ cố vấn chánh phủ về các vấn đề liên quan đến đồng bào thiểu số
    2- Với sự chấp thuận của Quốc Hội, Hội Đồng các Sắc Tộc có thể cử đại diện thuyết tŕnh trước Quốc Hội về các vấn đề liên hệ
    3- Các dự luật liên quan đến đồng bào thiểu số có thể được Hội Đồng các Sắc Tộc tham gia ư kiến trước khi đưa ra Quốc Hội thảo luận
    ĐIỀU 98
    1- Hội Đồng các Sắc Tộc gồm có :
    - Một phần ba (1/3) hội viên do Tổng Thống chỉ định
    - Hai phần ba (2/3) hội viên do các Sắc Tộc Thiểu Số đề cử
    2- Nhiệm kỳ Hội Đồng các Sắc Tộc là bốn (4) năm
    3- Một đạo luật sẽ qui định sự tổ chức và điều hành Hội Đồng các Sắc Tộc

    CHƯƠNG VII: Chính Đảng và Đối Lập
    ĐIỀU 99
    1- Quốc Gia công nhận chánh đảng giữ vai tṛ thiết yếu trong chế độ dân chủ
    2- Chánh đảng được tự do thành lập và hoạt động theo các thể thức và điều kiện luật định
    ĐIỀU 100
    Quốc Gia khuyến khích việc tiến tới chế độ lưỡng đảng
    ĐIỀU 101
    Quốc Gia công nhận sự định chế hóa đối lập chính trị
    ĐIỀU 102
    Một đạo luật sẽ ấn định quy chế chánh đảng và đối lập chính trị

    CHƯƠNG VIII: Tu Chính Hiến Pháp
    ĐIỀU 103
    1- Tổng Thống, quá bán (1/2) tổng số Dân Biểu hay quá bán (1/2) tổng số Nghị Sĩ có quyền đề nghị tu chính Hiến Pháp
    2- Đề nghị phải viện dẫn lư do và được đệ nạp tại văn pḥng Thượng Nghị Viện
    ĐIỀU 104
    Một Uũy Ban lưỡng Viện sẽ được thành lập để nghiên cứu về đề nghị tu chính Hiến Pháp và thuyết tŕnh trong những phiên họp khoáng đại lưỡng Viện
    ĐIỀU 105
    Quyết định tu chính Hiến Pháp phải hội đủ hai phần ba (2/3) tổng số Dân Biểu và Nghị Sĩ
    ĐIỀU 106
    Tổng Thống ban hành đạo luật tu chính Hiến Pháp theo thủ tục quy định ở Điều 44
    ĐIỀU 107
    Không thể huỷ bỏ hoặc tu chính điều một (1) và điều này của Hiến Pháp

    CHƯƠNG IX: Điều khoản Chuyển Tiếp
    ĐIỀU 108
    Hiến Pháp bắt đầu có hiệu lực kể từ ngày ban hành và Ước Pháp tạm thời ngày mười chín tháng sáu năm một ngàn chín trăm sáu mươi lăm (19.06.1965) đương nhiên hết hiệu lực
    ĐIỀU 109
    Trong thời gian chuyển tiếp, Quốc Hội dân cử ngày mười một tháng chín năm một ngàn chín trăm sáu mươi sáu (11.09.1966) đại diện Quốc Dân trong phạm vi lập pháp
    1- Soạn thảo và chung quyết :
    - Các đạo luật bầu cử Tổng Thống và Phó Tổng Thống, Thượng Nghị Viện và Hạ Nghị Viện
    - Cá đạo luật tổ chức Tối Cao Pháp Viện và Giám Sát Viện
    - Các quy chế chánh đảng và báo chí
    2- Phê chuẩn các Hiệp Ước
    ĐIỀU 110
    Kể từ khi Tổng Thống và Phó Tổng Thống nhiệm kỳ một (1) nhậm chức, Quốc Hội dân cử ngày mười một tháng chín năm một ngàn chín trăm sáu mươi sáu (11.09.1966) đảm nhiệm quyền Lập Pháp cho đến khi Quốc Hội pháp nhiệm một (1) được triệu tập
    ĐIỀU 111
    Trong thời gian chuyển tiếp, Uũy Ban Lănh Đạo Quốc Gia và Uũy Ban Hành Pháp Trung Ương lưu nhiệm cho đến khi Tổng Thống và Phó Tổng Thống nhiệm kỳ một (1) nhậm chức
    ĐIỀU 112
    Trong thời gian chuyển tiếp, các Ṭa Aùn hiện hành vẫn tiếp tục hành xử quyền Tư Pháp cho đến khi các định chế Tư Pháp qui định trong Hiến Pháp này được thành lập
    ĐIỀU 113
    Quốc Hội dân cử ngày mười một tháng chín năm một chín trăm sáu mươi sáu (11.09.1966) sẽ lập danh sách ứng cử viên, kiểm soát tánh cách hợp thức và tuyên bố kết quả cuộc bầu cử Tổng Thống và Phó Tổng Thống nhiệm kỳ một (1)
    ĐIỀU 114
    Trong nhiệm kỳ đầu tiên, Tổng Thống có thể bổ nhiệm các Tỉnh Trưởng
    ĐIỀU 115
    Cuộc bầu cử Tổng Thống và Phó Tổng Thống phải được tổ chức chậm nhất sáu (6) tháng kể từ ngày ban hành Hiến Pháp này
    ĐIỀU 116
    Cuộc bầu cử Quốc Hội Lập Pháp, việc tổ chức Tối Cao Pháp Viện và Giám Sát
    Chủ Tịch Ủy Ban Thảo Hiến
    ĐINH THÀNH CHÂU
    Viện phải được thực hiện chậm nhất là mười hai (12) tháng kể từ ngày Tổng Thống nhiệm kỳ một (1) nhậm chức
    ĐIỀU 117
    Các cơ cấu khác do Hiến Pháp qui định phải được thiết lập chậm nhất là hai (2) năm kể từ ngày Quốc Hội pháp nhiệm một (1) được thành lập
    Bản Văn Hiến Pháp này đă được Quốc Hội chung quyết trong phiên họp ngày 18 tháng ba năm 1967

    Sài g̣n, ngày 18 tháng 3 năm 1967
    Chủ Tịch Quốc Hội Lập Hiến

    PHAN KHẮC SỬU

  5. #65
    Quan sát viên
    Khách

    Mọi người hăy v́ mục tiêu chung

    Muốn làm cách mạng chắc chắn có đổ máu, không nhiều th́ ít. CSVN từng tuyên truyền mị dân, từng đổ máu để được lên nắm quyền th́ chắc chắn không có lư do ǵ họ từ bỏ chỉ v́ những lời kêu gọi đa Nguyên đa Đảng, những cuộc biểu t́nh đơn thuần hay kinh tế sụp đổ. Các bạn nên nhớ "Cộng sản không thể thay thế mà cần phải đào thải nó - Boris Yeltsin". Muốn lật đổ CS, cách hay nhất là áp dụng triệt để các chiêu thức của CS, kết hợp kêu gọi quốc tế chung sức - đặc biệt là Mỹ.
    (Có cần gửi thư đến vài hộ gia đ́nh - trong mỗi khu phố, mỗi địa phương - qua đường bưu điện thay cho cách rải truyền đơn ?, như vậy sẽ hiệu quả hơn và ít nguy hiểm hơn)
    Tôi là người sống trong nước, chắn chắn thấu hiểu nội t́nh hơn các bạn hải ngọai nhiều

    C̣n chuyện Quốc kỳ th́ xin các vị hăy bàn sau khi Cách mạng thành công, chuyện chưa tới đâu mà đă tranh luận nảy lửa kiểu này th́ thật là : Giặc chưa đánh mà ta đă tự thua rồi. Tôi kêu gọi mọi người đ̣an kết, cho dù đấu tranh kiểu ǵ th́ cũng v́ mục tiêu chung là thay đổi chế độ, chủ nghĩa dân tộc là trên hết, không nên nâng cao chủ nghĩa cá nhân một cách thóai quá.

    Thân chào
    Last edited by Phuong Anh; 28-03-2011 at 10:24 AM. Reason: Đăng bài

  6. #66
    Member
    Join Date
    31-07-2010
    Posts
    546
    Quote Originally Posted by Quan sát viên View Post

    C̣n chuyện Quốc kỳ th́ xin các vị hăy bàn sau khi Cách mạng thành công, chuyện chưa tới đâu mà đă tranh luận nảy lửa kiểu này th́ thật là : Giặc chưa đánh mà ta đă tự thua rồi. Tôi kêu gọi mọi người đ̣an kết, cho dù đấu tranh kiểu ǵ th́ cũng v́ mục tiêu chung là thay đổi chế độ, chủ nghĩa dân tộc là trên hết, không nên nâng cao chủ nghĩa cá nhân một cách thóai quá.

    Thân chào

    Sự thật là những người đang công khai và âm thầm hoạt động chống lại đảng CSVN tại quốc nôi, những người dân oan đ̣i đất, những công nhân đ́nh công , những giáo dân biểu t́nh, những sinh viên bloggers xuống đường ... tức là những người đang đem xương máu của chính họ ra trực diện đấu tranh với bọn CS độc tài tàn ác , họ không quan tâm chút nào đến việc cờ quạt hay luật lệ ǵ hậu CS vào lúc này .

    Họ tập trung toàn bộ thời gian, tâm cơ, tài nguyên và sức lực vào một mục đích duy nhất đó là dẹp đảng CSVN trước đă .

    Những người làm việc thực tế luôn biết đặt trọng tâm vào việc ǵ cần phải làm trước , việc ǵ có tính cách quyết định sơ khởi . Có vậy mới đạt được kết quả thực tiễn .

    Chúng ta, những người ở xa đấu tranh trên bàn phím , được hưởng sự xa hoa của việc tự do phát biểu và tranh luận , đó là cái may mắn của chúng ta . Nhưng chúng ta nên thận trọng đừng để sa đà thành tấn công lẫn nhau gây chia rẽ , làm yếu đi lực lượng của ḿnh .

  7. #67
    nghiep
    Khách

    Gởi Quan sát viên trong nước...

    Quote Originally Posted by Quan sát viên View Post
    Kính gửi BĐH nhở đăng giùm vào mục: Dr_Tran va nền đệ tam cộng ḥa
    http://www.vietlandnews.net/forum/showthread.php/5019-Dr.-Tran-và-tinh-thần-của-NỀN-ĐỆ-TAM-CỘNG-H̉A?p=30562#post3056 2

    Muốn làm cách mạng chắc chắn có đổ máu, không nhiều th́ ít. CSVN từng tuyên truyền mị dân, từng đổ máu để được lên nắm quyền th́ chắc chắn không có lư do ǵ họ từ bỏ chỉ v́ những lời kêu gọi đa Nguyên đa Đảng, những cuộc biểu t́nh đơn thuần hay kinh tế sụp đổ. Các bạn nên nhớ "Cộng sản không thể thay thế mà cần phải đào thải nó - Boris Yeltsin". Muốn lật đổ CS, cách hay nhất là áp dụng triệt để các chiêu thức của CS, kết hợp kêu gọi quốc tế chung sức - đặc biệt là Mỹ.
    (Có cần gửi thư đến vài hộ gia đ́nh - trong mỗi khu phố, mỗi địa phương - qua đường bưu điện thay cho cách rải truyền đơn ?, như vậy sẽ hiệu quả hơn và ít nguy hiểm hơn)
    Tôi là người sống trong nước, chắn chắn thấu hiểu nội t́nh hơn các bạn hải ngọai nhiều

    C̣n chuyện Quốc kỳ th́ xin các vị hăy bàn sau khi Cách mạng thành công, chuyện chưa tới đâu mà đă tranh luận nảy lửa kiểu này th́ thật là : Giặc chưa đánh mà ta đă tự thua rồi. Tôi kêu gọi mọi người đ̣an kết, cho dù đấu tranh kiểu ǵ th́ cũng v́ mục tiêu chung là thay đổi chế độ, chủ nghĩa dân tộc là trên hết, không nên nâng cao chủ nghĩa cá nhân một cách thóai quá.

    Thân chào
    vài lời với ông/bà Quan sát viên.

    Chuyện Quốc Kỳ rất quan trọng bằng chứng quân cách mạng Libya lúc bước vào cuộc chiến nổi dậy chống nhà độc tài Gaddafi đă trưng cờ mới, lúc chưa có liên quân NATO can thiệp không kích họ thua "xiểng niểng" họ cũng vác cờ...chạy! trước ống kính các phóng viên ngoại quốc. Nay th́ họ cũng vác súng, vác cờ ...đuổi quân của Gaddfi!

    Nên chuyện quốc kỳ rất quan trọng, như ông/ bà đă phát biểu
    Muốn lật đổ CS, cách hay nhất là áp dụng triệt để các chiêu thức của CS, kết hợp kêu gọi quốc tế chung sức - đặc biệt là Mỹ
    Muốn Mỹ cùng quốc tế chung sức, Mỹ phải coi thành phần đấu tranh chống lại độc tài cộng sản thuộc thành phần nào? Mỹ mới giúp, thực tế đă xẩy ra tại Libya.

    Toàn dân VN Nổi lên lật đổ chế độ cộng sản Việt gian độc tài đảng trị có lợi điểm:

    -Chiến tranh VN Mỹ can dự trực tiếp vào, Mỹ biết chế độ CSVN là thế nào rồi!

    -3 triêu đồng bào Hải Ngoại là con dân nước VNCH dưới lá cờ Vàng, bỏ nước ra đi t́m tự do nay là các con cháu cựu chiến binh VNCH cũng là đồng minh của Mỹ trong cuộc chiến đấu chống cộng sản. Đây chính là thành phần ủng hộ nổi dậy, vận động chính phủ Mỹ và quốc tế giúp mang lại Tự Do Dân Chủ cho VN.

    Muốn làm cách mạng chắc chắn có đổ máu, không nhiều th́ ít.
    Nhưng toàn dân trong nước nhận thức thà khổ c̣n hơn... chết! có thể họ hèn nhát chăng??!

    Việc gởi truyền đơn qua bưu điện!! thời đại internet, cell phone ...mà ông /bà nói giởn chơi quá hả!

  8. #68
    Member
    Join Date
    24-03-2011
    Posts
    27
    Quote Originally Posted by pheng View Post
    Tôi th́ lại có cái nh́n khác về VN là:

    Liệu đă tới lúc người VN có đủ khả năng và tiêu chuẩn để thích ứng cho 1 xă hội dân chủ hay không?

    Câu hỏi này không chỉ cho dân VN mà có lẽ cho hầu hết những quốc gia Á châu, với một nền văn hoá và phong tục hoàn toàn khác, trước khi đạt tới một đẳng cấp nào đó
    Dear bác Pheng

    Việt nam cộng sản trước nay và hiện giờ ngoài chịu ảnh hưởng quốc tế c̣n chia ra nhiều phe phái trong nước. Phe thân Tây, Tàu, Nga là xương sống duy tŕ chế độ CS trong hàng thập kỷ qua. Cho đến thời điểm này khi mà CS tiến lên bằng mô h́nh kinh tế thị trường định hướng XHCN tiếp tục sinh ra các phe phái khác nhau vừa phụ thuộc vào xương sống vừa độc lập. Phe nhóm lợi ích kinh tế bao gồm các tổng công ty nhà nước, các bộ ban nghành (dầu khí, rừng, khai khoáng, điện lực). Phe địa phương chủ nghĩa của các anh xứ Nghệ luôn ra sức củng cố quyền lực bằng việc lôi kéo họ hàng làm việc ở các cơ quan công quyền tại Hà Nội, các anh Tô Hà Giang, các anh COCC. Phe cánh chủ nghĩa dân tộc phát động các phong trào Trường Sa – Hoàng Sa và đàn áp các phong trào dân chủ (quân đội, công an). Các phe phái này không phục vụ lợi ích quốc gia mà phục vụ lợi ích chóp bu lănh đạo, vơ vét tài nguyên, tài lực của đất nước cho đến cạn kiệt.

    Kinh tế Vietnam đang trên đà phá sản, các phe phái này nay quen ăn rồi bóp mồm bóp miệng mà phải nhịn sẽ không chịu được. Có thay đổi sẽ từ các phe phái này mà ra, phe công nông được h́nh thành tại thời điểm này sẽ là ngọn lửa để phát tác phong trào đấu tranh. Với bản tính người Việt, văn hóa Á chắc chắn sẽ có đổ máu, trả thù giữa các phe phái với nhau, giữa tầng lớp trên và tầng lớp dưới. Người Việt chưa đủ tiêu chuẩn ăn uống, ỉa đái đúng chố th́ không đủ khả năng để thích ứng cho một xă hội dân chủ. Nhập Âu là lựa chọn tốt nhất cho người Việt thoát ách nô lệ sự cai trị tàn ác của người trong nước hơn người nước ngoài trong hàng ngh́n năm tự hào với chém giết, máu đổ.
    Last edited by T.T; 28-03-2011 at 04:07 PM.

  9. #69
    Member
    Join Date
    30-09-2010
    Posts
    3,083
    TT,

    Có không ít lư do và đă có không ít những bằng chứng để tôi nêu lên thắc mắc như trên
    Bản chất và văn hoá người Á châu không dễ dàng tiếp thu và thực hành tư tưởng tự do và dân chủ
    Tŕnh độ hiểu biết của người Á châu cũng chưa đủ để thi thành tự do và dân chủ
    Có lẽ tôi không cần giải thích những điều trên, mà đă có những bằng chứng cụ thể, Thái lan, Phi luật Tân, Nam Dương, .....là những nước Á châu áp dụng tư tưởng tự do dân chủ đă chẳng mang đất nước họ tiến lên nhanh chóng như những nước với nền cai trị có phần nào độc tài như Hàn, Sing, Taiwan và ngay cả Nhật buổi ban đầu

    Vậy th́, với tôi, tự do dân chủ cho những đất nước như VN, tạo nhiều kẽ hở sai trái sẽ bị lợi dụng bởi những con ma chính trị, là điều bắt buộc sẽ xẩy ra, mà nền đệ I và II cộng hoà trong miền Nam VN đă cho ta nhiều bằng chứng
    Trí thức miền Nam VN và các tướng lănh thời đệ I cộng hoà đă làm một cuộc cách mạng, lật đổ và giết TT Ngô đ́nh Diệm, thực thi quyền tự do dân chủ theo như họ nghĩ đă trở thành những kẻ tội phạm dân tộc
    Sự thất bại và đổ vở của miền Nam VN dưới thời đệ II cộng hoà, là trách nhiệm của mọi tầng lớp dân chúng miền Nam, cũng sinh ra từ việc lợi dụng danh nghĩa tự do và dân chủ, mà cụ thể là MTGPMN

    Vậy th́ cái tự do dân chủ phải được quản lư thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất, th́ đó chính là lư do để tôi đặt những nghi vấn trên, chứ không có nghĩa rằng có tự do dân chủ là có tất cả

    Trong bất kể kế hoạch hay chủ trương nào, với tôi, cái quan trọng đầu tiên và duy nhất để có được 1 thể chế tự do dân chủ cho VN là phải xây dựng cho bằng được một hệ thống kiểm soát tốt, chính hệ thống kiểm soát này sẽ giữ cho thế chế được vững vàng, không bị lợi dụng bởi bất kể ai hay tổ chức nào, mà nó sẽ dẫn tới những tư tưởng cho rằng độc tài, nhưng nó là một thực tế tốt đẹp trong chính trị đă được chứng minh

  10. #70
    Member
    Join Date
    24-03-2011
    Posts
    121
    Quote Originally Posted by pheng View Post

    Trong bất kể kế hoạch hay chủ trương nào, với tôi, cái quan trọng đầu tiên và duy nhất để có được 1 thể chế tự do dân chủ cho VN là phải xây dựng cho bằng được một hệ thống kiểm soát tốt, chính hệ thống kiểm soát này sẽ giữ cho thế chế được vững vàng, không bị lợi dụng bởi bất kể ai hay tổ chức nào, mà nó sẽ dẫn tới những tư tưởng cho rằng độc tài, nhưng nó là một thực tế tốt đẹp trong chính trị đă được chứng minh
    Đây há chẳng phải là điều mà HP7 của Dr_Tran đang hướng tới hay sao ?

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •