THÀNH LẬP HẢI QUÂN VIỆT NAM CỘNG H̉A
Nguyễn Văn Ơn
Những nhà nghiên-cứu hải-sử có mặt tại khúc-quanh lịch-sử Việt-Nam, ngày 30 tháng 4 năm 1975, đều thừa nhận mặc dù đột-ngột tan hàng, song Hải-quân VNCH đă thực hiện trọn vẹn sứ mạng của Tổ Quốc Việt Nam giao phó bảo vệ tự do cho dân tộc trong suốt quá tŕnh ngăn chận làn sóng đỏ do Đảng Cộng sản VN phát động thành một cuộc chiến nghiệt ngă huynh đệ tương tàn. Suốt quá tŕnh 23 năm bảo vệ nước, căn-cứ vào những mốc thời gian quan-trọng th́ thành-quả đạt được của quân-chủng có trhể chia làm 3 giai-đoạn; đặc-biệt chú-trọng đến sự lớn mạnh của Giang-lực và Duyên-lực:
· Giai-đoạn khó-khăn h́nh-thành.
· Giai-đoạn chậm-chạp phát-triển.
· Giai-đoạn nhanh-chóng bành-trướng.
1- GIAI-ĐOẠN KHÓ-KHĂN H̀NH-THÀNH (1952-1957)
Ngày lịch-sử đau buồn mùng 1 tháng 9 năm 1858 cũng là ngày đánh dấu khởi-điểm suy-tàn của triều-đại Nhà Nguyễn, khi Đề-đốc (Hải-quân Thiếu-tướng) Charles Rigault de genouilly (1) chỉ-huy 2500 lính viễn-chinh Pháp và 1000 lính thuộc-địa Tây-Ban-Nha với 14 chiến-hạm vào cửa Đà-Nẳng bắn ch́m các chiến-thuyền Việt-Nam, chiếm các pháo-đài bán-đảo Sơn-Trà rồi giao cho Hải-quân Đại–tá Toyon trấn giữ. Đến ngày 11 tháng 2 năm 1859, De Genouilly lại dẫn các chiến-hạm trên vô cửa Cần-Giờ đánh tan các chiến-thuyền và đồn-bót do Đề-Đốc Trần-Trí đang tổ-chức pḥng-thủ tại vịnh Gành-Rái. Thừa thắng tiến lên thượng nguồn, ngày 18 tháng 2 năm 1859, quân Pháp lại tấn-công đổ-bộ qui-mô từ bờ sông vào thành Gia-Định. Thành vở, Án-sát Lê-Tứ và Hộ-Đốc Vũ-Duy-Ninh đều tuẫn-tiết. C̣n lại Đề-Đốc Trần-Trí, Bố-Chánh Vũ-Trực cùng Lănh-Binh Tôn-Thất-Năng rút tàn quân về cố-thủ huyện B́nh-Long.
Vào giữa thế-kỷ thứ 19, hạm-đội Pháp được các sử-gia Tây-phương đánh-giá là hạm-đội tối-tân nhất trong các cường-quốc hải-quân Châu-Âu đang săn t́m thuộc-địa. Các chiến-thuyền lỗi thời của thủy-quân Triều Nguyễn hành-thủy từ những năm vua Gia-Long phục-quốc thống-nhất sơn-hà 1802, nên không đủ khả-năng đương cự lại.
Qua hai trận thủy-chiến mà tương quan kỹ-thuật tác-chiến quá chênh-lệch như vậy thành ra quân ta thất trận hoàn-toàn và thủy-quân triều Nguyễn coi như thật sự bị xoá sổ từ đây, dù rằng dưới triều vua Tự-Đức việc huấn-luyện thủy-quân rất được chú-trọng đến.
Giở lại những trang quân-sử thành-lập Quân-lực VNCH (2), nếu gác bỏ ra ngoài những tai-tiếng không tốt mà đối-phương đă tuyên-truyền về nếp sống xa-hoa của cựu-hoàng Bảo-Đại lưu-vong, người đọc sẽ thông-cảm được quyết–tâm cao tạo-dựng một quốc-gia Việt-Nam (QGVN) độc lập, qua quyển CON RỒNG VIỆT NAM, của vị vua cuối-cùng triều-đại nhà Nguyễn.
Bảo Đại
Trải qua nhiều giai-đoạn thương-thuyết rất cam go với chính-quyền thực-dân Pháp, cựu-hoàng Bảo-Đại hết sức kiên-nhẩn với tập-đoàn thống-trị để họ chấp nhận một nước Việt-Nam độc-lập trong Liên-hiệp Pháp được h́nh thành.
Ngày mùng 5 tháng 6 năm 1948, hiệp-định sơ-bộ Vịnh Hạ-Long (dẫn đến hiệp-định Elysée sau này) kư-kết giữa Toàn-quyền Đông-Dương Emile Bollaert và Thủ-tướng lâm thời Nguyễn-Văn-Xuân có cựu-hoàng phó-thự (countersign) trên chiến-hạm Duguay Trouin thừa nhận nguyên-tắc độc-lập và thống-nhất của nước Việt-Nam với Quốc-kỳ: Cờ màu vàng 3 sọc đỏ và Quốc-ca: Thanh-niên hành-khúc của Lưu-Hữu-Phước. (3).
Nhưng rồi Quốc-hội Pháp cứ làm ngơ, viện cớ chưa t́m được qui-chế thích-hợp cho Nam-Kỳ, măi đến ngày 8 tháng 3 năm 1949 mới thuận cho Tổng-thống Pháp Vincent Auriol và cựu-hoàng Bảo-Đại chính thức kư hiệp-định Elysée chấp nhận nước Việt-Nam độc-lập trong khối Liên-hiệp-Pháp có tổ-chức hành-chánh riêng, tài-chánh riêng, tư-pháp riêng, quân-đội riêng và Pháp sẽ ủng-hộ Việt-Nam gia-nhập Liên-Hiệp-Quốc (4).
Như vậy, cực chẵng đă chánh-phủ Pháp đành phải trao-trả nền độc-lập, thống-nhất và toàn-vẹn lănh-thổ cho vị nguyên-thủ của nước Việt-Nam là Quốc-trưởng Bảo-Đại. Dĩ-nhiên hiệp-định này đi ngược lại quyền-lợi của nước Pháp, v́ thực-dân Pháp chỉ muốn cai-trị nước ta như trước kia mà thôi.
Jean De Lattre de Tassigny
Thực-thi hiệp-định Elysée, thỏa-ước quân-sự Pháp-Việt ngày 30 tháng 12 năm 1949 về Hải-quân lại bị tŕ-trệ kéo dài đến giữa năm 1951, Đô-Đốc Ortoli, Tư-Lệnh Hải-quân Pháp ở Viễn-Đông mới được lệnh lập kế-hoạch huấn-luyện quân-sự để chuyễn-giao đầu-tiên 2 Hải-Đoàn Xung-Phong cho Hải-quân Việt-Nam. Chương-tŕnh chuyễn-giao các Trục-Lôi-hạm(YMS), Giang-pháo-hạm(LSIL). Trợ-chiến-hạm(LSSL)... sẽ tiến-hành vào những năm kế tiếp. Nhưng khi nắm quyền Tổng-chỉ-huy hành-chánh lẫn quân-sự tại Đông-Dương, Thống-Tướng Jean de Lattre de Tassigny (5) muốn Hải-quân Việt-Nam hoàn-toàn thống thuộc mọi mặt vào lục-quân Pháp, chứ không phải là một quân-chủng riêng như Đô-Đốc Ortoli đă đề-nghị. Viên tướng 5 sao này cho rằng một quân-chủng kỷ-thuật như Hải-quân không thể nào đứng vững được v́ thiếu cán-bộ và chiến-cụ.
Ngày 15 tháng 8 năm 1951, Pháp đồng ư cho tuyển-mộ khóa 1 Sỉ-quan Hải-quân gồm 9 sinh-viên - 6 theo ngành chỉ-huy và 3 theo ngành cơ-khí - phần đông là cựu-sinh-viên trường Thủy-Văn Sài G̣n (Saigon Hydrography School); khóa Hạ-sĩ-quan có 50 và Đoàn-viên là 300.
C̣n về phía Chính-Phủ Quốc-Gia Việt-Nam, dù bị chèn-ép mọi mặt, Quốc-trưởng Bảo-Đại vẫn kiên-tŕ tranh-thủ xây-dựng nền-tảng bắt đầu từ con số không cho Quân-Đội Quốc-Gia.
Kể từ sau ngày 24 tháng 8 năm 1945 bị Hồ-Chí-Minh ép-buộc thoái-vị phải trao kiếm vàng cùng ấn ngọc cho đại-diện Việt-Minh Cộng-Sản là Trần-Huy-Liệu và Cù-Huy-Cận tại Ngọ-Môn Huế, cựu-hoàng hết sức thấm-thía về việc hoàng-triều không có một quân-đội đủ mạnh để dẹp bỏ Việt-Minh Cộng-Sản trước rồi sau đó đẩy lui Phú-Lang-Sa và bảo-vệ chủ-quyền Quốc-gia trường-tồn. Cho nên trong thông-điệp ngày 15 tháng 5 năm 1948 gửi cho Thiếu-Tướng Nguyễn-Văn-Xuân, cựu-hoàng tán-thành đề-nghị thành-lập Chính-Phủ Trung-Ương Lâm-Thời và giao cho Quốc-Vụ-Khanh kiêm Tổng-trấn Trung-phần (sau này đổi tên là Thủ-hiến Trung-Việt) Phan-Văn-Giáo (6) trọng-trách xây-dựng một Quân-Đội Quốc-Gia Việt-Nam gồm đủ cả Hải, Lục và Không-quân. Cho đến năm 1949, Tổng-trấn Trung-phần Phan-Văn Giáo đă thành-công trong công-tác tuyển-mộ và huấn-luyện cho tổ-chức Việt-Binh-Đoàn tại Huế. Sau hiệp-định Elysée, lần-lượt Vệ-Binh Nam-Phần và Bảo-Chính-Đoàn Bắc-Phần cũng được thành-lập vào giữa năm 1950. Chính những đơn vị này là hạt-nhân cơ-bản cho tổ-chức quân-đội chính-qui QGVN (The Vietnamese National Army) ra đời ngày 30 tháng 1 năm 1951 (Dụ số 1-0D/VOP/DQT/TS) kèm theo 2 sắc-lệnh cùng ngày (7).
Sinh sau đẻ muộn hơn 2 quân-chủng Lục và Không-quân v́ nghị-định thành-lập Hải-quân bị đ́nh-hoăn nhiều lần. Nhưng rồi do nhu-cầu chiến-cuộc, dụ số 2 đă cho phép Hải-quân ra đời ngày 6 tháng 3 năm 1952, hồi-tố đến ngày 1 tháng 1 năm 1952. Vào thời điểm này, muốn thành-lập một quân-chủng kỷ-thuật như Hải-quân mà không có một đội ngũ cán-bộ chuyên-nghiệp giỏi, không có các phương-tiện huấn-luyện nhân-sự quả là một điều không tưởng. Không c̣n cách nào tốt hơn để đốt giai-đoạn, ngoại trừ Chính-phủ QGVN dựa vào những cơ-sở huấn-luyện có sẳn của Hải-quân Pháp để đào-tạo nhân-viên tân-tuyển của ḿnh.
Cho nên trong khoảng thời-gian từ năm 1951 đến năm 1953, hầu hết Sĩ-quan, Hạ-sĩ-quan và Đoàn-viên tiên-khởi của Hải-quân Việt-Nam phải theo thực-tập (On the job training) trên các chiến-hạm, chiến-đỉnh của Hải-quân Pháp đang hoạt-động ngoài biển cũng như trong sông.
Có thể nói những người t́nh-nguyện gia-nhập vào hàng ngũ Hải-quân Việt-Nam trong hoàn-cảnh quá khó-khăn như vậy là những thanh-niên quyết-tâm bảo-vệ quốc-gia và ôm-ấo mộng hải-hồ. Với tinh-thần yêu nươc cao độ, nhẫn-nhịn chịu đựng tập-luyện vượt qua nhiều giai-đoạn cực-khổ, cuối cùng họ đă chứng-tỏ được khả-năng hoàn-hảo về kỹ-thuật, hành-thủy và tác-chiến để xứng-đáng nhận lănh đầu tiên 2 Hải-Đoàn Xung-Phong Cần-Thơ và Vĩnh-Long vào giữa năm 1953 (8). Thái-độ đối-xử ḥa-nhă cùng nhiệt-t́nh làm việc của tân thủy-thủ-đoàn Việt-Nam khiến cho một số Sĩ-quan và Hạ-sĩ-quan Pháp quên đi nỗi bất-b́nh về lá cờ màu vàng 3 sọc đỏ đang phất-phới bay trên các chiến-đỉnh của họ mà họ c̣n nán lại phục-vụ trong những ngày chót trước khi lên đường về nước.
Giờ đây, Hải-Quân Việt-Nam là một thực-thể trong ước-mơ của những chàng trai-trẻ ham ra khơi, thích lướt sóng; nhất là viễn-dương xuất-ngoại du-học. Họ đă tạo được niềm-tin vững-mạnh cho Thủ-Tướng Ngô-Đ́nh-Diệm ban nghị-định ngày 20 tháng 8 năm 1955 thành-lập Bộ Tư-Lệnh Hải-Quân (BTL/HQ) và chính-thức bổ-nhiệm HQ/Thiếu tá Lê-Quang-Mỹ vào chức-vụ Tư-lệnh Hải-quân kiêm chỉ-huy-trưởng đoàn Thủy-quân-lục-chiến. Riêng Hải-Đoàn 2 Xung-Phong (Dinassault N0 2) được tướng De-Lattre) ra lệnh thành-lập từ đầu tháng 2 năm 1951 theo nhu-cầu cuộc-chiến tại miền Trung-châu Bắc-việt vẫn trực-thuộc Bộ Chỉ-Huy Giang-Lực của Pháp (COFFLUSIC) và sát-nhập vào Hải-Đoàn 21 Xung-Phong đầu năm 1955 khi vào Nam (9)
Ngày 16 tháng 6 năm 1954, Chí-sĩ Ngô-Đ́nh-Diệm về nước thành-lập Chính-Phủ do sự ủy-nhiệm của Quốc-trưởng Bảo-Đại bằng sắc-lệnh số 38/QT. Bởi những thế-lực riêng biệt do quân-đội Pháp cố t́nh tạo ra trước khi rút về nước theo hiệp-định Genève ngày 21 tháng 7 năm 1954, quân-đội QGVN bị chia rẽ thật trầm-trọng. Theo Đoàn-Thêm trong tài-liệu đă dẫn, ngày 21 tháng 3 năm 1955, trên hệ-thống đài phát-thanh Pháp-Á cũng như đài phát-thanh Quốc-gia SàiG̣n, Thủ-tướng Ngô-Đ́nh-Diệm đă phải cương-quyết tuyên-bố:
“Phải thống-nhất quân-đội, không có lực-lượng riêng biệt; phải thống-nhất hành-chánh, không có địa-phương tự-trị; phải thống-nhất tài-chánh, không thể thâu những sắc-thuế do địa-phương tự-động đặt ra.”
Ngoại trừ quân-đội Cao-Đài thực-tâm qui-thuận Chính-phủ, ngày 28 tháng 3 năm 1955, Thủ-tướng Diệm ra lệnh cho quân-đội QGVN tấn-công loại bỏ quân-đội B́nh-Xuyên và ngày 5 tháng 6 năm 1955 loại trừ luôn quân-đội Ḥa-Hảo.
Báo-chí trong nước, ngoài nước thời đó đều ca ngợi tài lănh-đạo anh-minh của Thủ-tướng Diệm; v́ chỉ trong ṿng một năm thôi mà Ông đă gom được quân-đội về một mối, chấm dứt nạn “Sứ-quân thời-thượng”. Thắng-lợi này cũng dọn đường cho cuộc trưng-cầu dân-ư ngày 23 tháng 10 năm 1955 truất-phế Bảo-Đại và suy-tôn Thủ-Tướng Ngô-Đ́nh-Diệm lên chức-vụ Quốc-Trưởng. Chủ-tịch Thượng-viện Hoa-Kỳ Lyndon Baines Johnson cũng cổ-vũ Tổng-Thống Diệm là Churchill của thập niên...người lănh-đạo tiền-phong cho nền tự-do ở Đông-Nam-Á...(10).
Dụ số 2 ấn-định ngày 26 thắng10 năm 1955 là ngày Quốc-Khánh của nền Đệ Nhất Việt-Nam Cộng-Ḥa và Quốc-trưởng lấy danh-hiệu là Tổng-Thống VNCH. Quân-Đội QGVN trở thành Quân-lực VNCH (The Republic of Vietnam Armed Forces = RVNAF)
Đến cuối năm 1955, Hải-quân thuần-túy Việt-Nam có 3,858 người kể cả 1291 Thủy-quân-lục-chiến với Tiểu-đoàn 1 Quái-Điểu và Tiểu-đoàn 2 Trâu-Điên.
Đầu năm 1956, Tổng-Thống VNCH chấp-thuận dự-án Giang-lực dự-trù thành-lập 5 Hải-đoàn Xung-Phong, mỗi hải-đoàn sẽ được trang-bị:
· 05 Trung-vận-đỉnh LCM6 (Landing craft Mechanized)
· 04 Tiểu-vận-đỉnh LCVP (Landing craft vehicle and personnel)
· 05 Hô-bo vận-tốc nhanh (Hors-bord)
· 02 Quân-vận-hạm LCU (Landing craft utility)
· 02 Tàu kéo quân-cảng YTL (harbor craft)
· 01 Giang-pháo-hạm LSIL (Landing ship infantry large) tăng-phái.
Đó là các Hải-Đoàn 21 Xung-Phong (hậu-cứ tại Mỹ-Tho), Hải-Đoàn 23 Xung-Phong (hậu-cứ tại Vĩnh-Long)Hải-Đoàn 24 Xung-Phong (hậu-cứ tại Cát-Lái) Hải-Đoàn 25 Xung-Phong (hậu-cứ tại Cần-Thơ và Hải-Đoàn 26 Xung-Phong (hâu-cứ tại Long-Xuyên).
Riêng về Hải-lực, đến cuối năm 1957, số chiến-hạm được Pháp chuyễn-giao lên 21 chiếc gồm:
· 05 Hộ-tống-hạm PC (Patrol Craft or submarine chaser) là:
HQ.01-CHI-LĂNG
HQ.02-VẠN-KIẾP
HQ.03-ĐỐNG-ĐA
HQ.04-TUY-ĐỘNG
HQ.05-TÂY-KẾT.
· 03 Trục-lôi-hạm YMS (Yard MineSweeper) là:
HQ.111-HÀM-TỬ
HQ112-CHƯƠNG-DƯƠNG
HQ.113- BẠCH-ĐẰNG.
· 02 Trợ-chiến-hạm LSSL (Landing Ship Support Large) là:
HQ.225-NỎ-THẦN(Nguyễn-Văn-Trụ)
HQ.226-LINH-KIẾM(Lê-Trọng-Đàm).
· 05 Giang-pháo-hạm LSIL (Landing Ship Infantry Large) là:
HQ.327-LONG-ĐAO
HQ.328-THẦN-TIỂN
HQ.329-THIÊN-KÍCH
HQ.330-LÔI-CÔNG
HQ.331-TẦM-SÉT.
· 04 Hải-vận-hạm LSM (Landing Ship Medium) là:
HQ.400-HÁT-GIANG
HQ.401-HÀN-GIANG
HQ.402-LAM-GIAN
HQ.403-NINH-GIANG.
· 01 Hỏa-vận-hạm YOG (Oiler) là:
HQ.470.
· 01 Huấn-luyện-hạm AKL (Loại tàu vận-chuyễn) là:
HQ.451-QUÁ-GIANG
2- GIAI-ĐOẠN CHẬM-CHẠP PHÁT-TRIỂN (1958-1967)
Năm 1958 được chọn làm mốc thời-gian v́ những sự-kiện quan-trọng sau đây:
Trung-Tâm Huấn-Luyện Hải-Quân NHa-Trang được Pháp chuyễn-giao toàn bộ lại cho Hải-Quân Việt-Nam.
Hải-Quân Việt-Nam tăng lên 5,000 người
Khóa 8 Sĩ-qian Nha-Trang (Đệ I Hổ-Cáp) có 50 sinh-viên nhập học với giáo-sư, giảng-viên và Huấn-luyện-viên loàn-toàn là người Việt-nam.
Quân-số Giang-lực gia-tăng 50% cho 5 Hải-Đoàn Xung-Phong trang-bị 96 chiến-đỉnh đủ loại.
Đầu năm 1960, Bộ Tư-Lệnh Hải-Quân phúc-tŕnh đặc-biệt lên Bộ Tộng-Tham-Mưu về tiểu-đoàn 603 Việt-Cộng tức Tập-Đoàn Đánh Cá Sông Gianh đă lén-lút xâm-nhập vào Duyên-khu Đà-Nẳng. Tổng-Thống Diệm chấp-thuận thành-lập ngay 4 Đội Hải-Thuyền đầu-tiên: Đội 11 Cửa-Việt, Đội 12 Cửa Thuận-An, Đội 13 Cửa Tư-Hiền, Đội 14 Cửa Hội-An. HQ/Đại-úy Nguyễn-Văn-Thông (khóa 3 Sĩ-Quan Nha-Trang) chỉ-huy huấn-luyện 400 tuần-viên sơ-khởi cho 80 ghe đủ loại.
Năm 1962, Hải-Đoàn 22 Xung-Phong được thành-lập, HQ/Đại-úy Huỳnh-Duy-Thiệp (khóa 7 Sĩ-Quan Nha-Trang) là Chỉ-Huy-Trưởng đầu tiên.
Đến cuối năm này, Lực-lượng Hải-Thuyền tăng lên 28 đội đóng dọc theo duyên-hải với 800 Tuần-viên, rồi được cải-danh thành Duyên-Đoàn khi quân-số tăng lên đến 4,000 người.
Đến đầu năm 1963, HQ/Đại-tá Hồ-Tấn-Quyền, Tư-Lệnh Hải-Quân mở cuộc hành-quân thủy-bộ b́nh-định Năm-Căn: Chiến-dịch SÓNG-T̀NH-THƯƠNG.
Bookmarks