Trên trang báo điện tử Việt Báo trong nước có bài viết tựa là: Phiên tra tấn của tên cai ngục tàn ác nhất lịch sử VN (trích từ báo in Tuổi Trẻ Thủ Đô) số ra ngày thứ Bẩy 29-5-2010 nói về sự tàn ác của cai tù Quân Cảnh miền Nam VNCH với các tù binh Cộng Sản (bao gồm Cộng Sản Bắc Việt và Việt Cộng miền Nam) trong thời gian c̣n chiến tranh trước ngày 30-4-1975. Những đ̣n tra tấn như " nhổ răng, lấy mắt cá chân, tẩm đốt dương vật, luộc người trong chảo nước sôi... ". Một cai tù trong bài được viết nhiều nhất có tên là Bẩy Nhu (tên thật là Trần Văn Nhu, cấp bậc Thượng sĩ Quân Cảnh) ngoài các đ̣n tra tấn như dùng chày đập vỡ đầu gối hoặc đóng đinh vào cơ thể tù binh Cộng Sản th́ cai tù Bẩy Nhu c̣n có một đặc sản riêng là đục răng tù binh Cộng Sản. Bẩy Nhu đă đục lấy 9 cái răng của một tù binh Cộng Sản tên là Vũ Minh Tằng. Trang báo c̣n kể thêm: Có khi, hứng lên là quân cảnh " nă "vài quả cối, khênh 80 xác tù nhân đi.
Đường link của bài viết trong trang Việt Báo.
Trong một phóng sự nhiều kỳ, một tác giả khác trong nước tên là Phạm Thị Thao Giang (hay Thảo Giang) c̣n mô tả 24 ngón tra tấn như: Dùng ván và đinh ốc ép cho vỡ lồng ngực tù nhân đến dùng ḱm rút móng chân móng tay, dùng giẻ tẩm dầu đốt cháy... dương vật, dùng cây sắt nhổ dần từng chiếc răng chính trị phạm; thậm chí cả móc mắt hoặc dùng bóng điện lớn để gần mắt cho đến khi mắt chín nổ " đ̣m đọp " mới thôi, luộc phạm nhân trong chảo nước sôi cho các bạn tù chiêm ngưỡng...
.
Tác giả bài viết này (PTV) không có ư định viết hẳn về trại giam tù binh Phú Quốc (cũng như các trại giam tù binh khác trong đất liền hoặc nhà tù Côn Đảo) thời miền Nam VNCH mà chỉ nhằm góp một nhận xét cá nhân về các bài viết (của các tác giả trong nước) liên quan đến trại giam tù binh Phú Quốc cũng như các Quân Cảnh VNCH coi tù. Có thực trại giam tù binh Cộng Sản ở Phú Quốc là một địa ngục trần gian và Quân Cảnh VNCH (trường hợp Thượng sĩ Trần Văn Nhu trong bài) độc ác như các tác giả trong nước đă viết hay không? Tác giả cũng đă gặp mặt hai cựu binh Quân Cảnh của chính quyền miền Nam VNCH (thuộc tiểu đoàn 8 và tiểu đoàn 14 Quân Cảnh), là những người từng gác tù Cộng Sản Việt Nam tại đảo Phú Quốc (trong những năm đó) khi tạm dung tại trại tị nạn Galang-Indonesia. Những người nầy kể là chính quyền miền Nam VNCH rất tôn trọng Công Ước Geneva về tù binh. Chính quyền miền Nam VNCH luôn đối xử nhân đạo với tù binh (v́ họ nghĩ Cộng Sản Bắc Việt hay Việt Cộng miền Nam cũng là người Việt Nam) và thực sự có cả một chương tŕnh chiêu hồi tù hàng binh Cộng Sản về với chính nghĩa Quốc Gia nữa. Đến cuối cuộc chiến tranh, đă có trên 200.000 (hai trăm ngàn) Việt Cộng miền Nam và Cộng Sản Bắc Việt ra chiêu hồi với chính quyền miền Nam VNCH. Chính quyền miền Nam VNCH khi đó ngoài t́nh dân tộc ra th́ c̣n bị thêm một áp lực của người Mỹ là phải đối xử thật tốt với tù binh Cộng Sản (v́ chính quyền Mỹ sợ Cộng Sản Bắc Việt sẽ xử tệ với tù binh phi công Mỹ của họ). Những cựu Quân Cảnh đó đă kể cho người viết bài nghe là: Tù binh Cộng Sản tại Phú Quốc không hề bị buộc phải đi lao động chết người như họ đă đối xử với tù học tập cải tạo sau nầy (sau khi phía Cộng Sản chiếm được toàn bộ miền Nam VNCH). Phú Quốc là một ḥn đảo, do đó nguồn thức ăn chính là cá biển và tù binh Cộng Sản đ̣i hỏi Ban Cải Huấn Trại phải cho họ ăn cá Ngừ, cá Thu hay cá Hường... Đây là những loại cá ngon thân nhiều thịt, ít xương. Khi nào nhà thầu mà cung cấp cho tù binh loại cá chỉ Vàng (ít thịt, nhiều xương) th́ họ không chịu ăn, làm reo tuyệt thực. Tù binh Cộng Sản c̣n được chơi bóng chuyền, túc cầu (bóng đá) và học hành (tùy ư) trong trại nữa. Tù binh Cộng Sản đă lợi dụng việc được chính quyền miền Nam VNCH cho tự do học hành trong nhà tù nên đă học tập các Nghị Quyết của chính quyền Cộng Sản ở Hà Nội (trong cái gọi là Bộ Chính Trị) với nhau trong các sinh hoạt tổ đảng tại pḥng giam. Ở nhà tù Côn Đảo, Phú Quốc (cũng như ở các trại giam tù binh Cộng Sản khác trong đất liền) tù Cộng Sản c̣n làm các nội san, tạp chí và phát hành rộng khắp trong nội bộ tù nhân. Mỗi năm đến dịp Tết, tù Cộng Sản c̣n được làm cả báo Xuân trong tù cho nhau xem nữa. Các trại tù binh Cộng Sản được chính bọn chúng coi là nơi để nghỉ ngơi (ca hát, vui chơi), học tập (như một trường đại học) chờ ngày được phóng thích. Có th́ giờ nhàn rỗi ở không trong thời gian bị nhốt tù cùng sự nhân đạo của chính quyền miền Nam VNCH mà tù binh Cộng Sản mới có tinh thần thư thái (cùng phương tiện) để đan áo lạnh, thêu khăn tay tặng cho nhau nữa. Ta hăy xem các sản phẩm mà do chính các cựu tù binh Cộng Sản và Việt Cộng miền Nam nạp lại (để làm hiện vật chưng bày trong các cái gọi là nhà bảo tàng tố cáo tội ác của Mỹ-Nguỵ với các chiến sĩ ta (Cộng Sản và Việt Cộng miền Nam) như các h́nh dưới đây. Ngay cả sống trong mật khu th́ các cán bộ, binh sĩ phe Cộng Sản cũng chưa chắc có kim, chỉ màu, vải và khung thêu mà làm ra các sản phẩm (gói ghém t́nh thương mến thương) để gửi tặng cho người thân như khi ở trong trại giam của chính quyền miền Nam VNCH.
Áo len của nữ tù nhân Nguyễn Kim Thuỳ (làm năm 1973 trong tù thuộc khu A, trại giam ở Hố Nai-Biên Hoà). Để ư hàng chữ trong h́nh: ...ngày ngày chúng tôi sinh hoạt, vui chơi, ca hát...
Thêu khăn, thêu áo trong tù rồi gửi về nhà để tặng cho con gái của các nữ tù nhân Đỗ Hữu Bích, Trần Hồng Nhựt (làm năm 1967) và (bé Tư) Phan Thị Lượm (làm năm 1973).
Tù Cộng Sản hoặc Việt Cộng miền Nam dù bị giam giữ ở đâu th́ chúng đều âm thầm thiết lập hệ thống đảng ủy (mà có người gọi trại là đảng quỷ) để chỉ huy tất cả tù nhân ở trong trại (thực sự là kiểm soát người tù), để buộc mọi tù nhân phải học tập các chủ trương, chính sách, nghị quyết của bọn đầu lănh chúng. V́ đâu mà tù Cộng Sản biết được các Nghị Quyết của Trung Ương Đảng ngoài Hà Nội? Đó là: Có những quân nhân miền Nam VNCH trong lực lượng Quân Cảnh đă làm tay sai cho tù binh Cộng Sản. Chính những cá nhân phản quốc nầy đă cung cấp lén lút cho tù binh Cộng Sản các phương tiện để họ lắp ráp được máy radio trong tù rồi lén nghe đài phát thanh Giải Phóng và đài phát thanh Hà Nội. Tệ hơn nữa, những người ăn cơm Quốc Gia thờ ma Cộng Sản này đă lẻn vào pḥng lưu trữ hồ sơ tù binh để đánh cắp rồi sao ra toàn bộ danh sách tù binh Cộng Sản Bắc Việt và Việt Cộng miền Nam tại Phú Quốc khi đó và chuyển tài liệu nầy cho Việt Cộng nằm vùng trong số cư dân sinh sống trên đảo. Sau đó, bản tài liệu nầy đă được chuyển ra miền Bắc cho nhà cầm quyền Cộng Sản Hà Nội rồi được chuyển đến tận bàn Hoà Đàm Paris năm 1973 để làm áp lực, buộc chính quyền miền Nam VNCH phải thả toàn bộ số tù binh của phía Cộng Sản. Sau ngày 30-4-1975, các tác giả trong nước vẫn luôn rêu rao về chuyện bản danh sách này, cho đó là một chiến công của người tù Cộng Sản và kết luận nếu không có bản danh sách kể trên th́ chính quyền miền Nam VNCH sẽ ém nhẹm (dấu) không trao trả một số tù binh tại Phú Quốc. Thực tế, trong thời gian trao trả tù binh, chính phía Cộng Sản mới là phe cố t́nh ém nhẹm không chịu trao trả những người tù biệt kích (đă nhẩy dù xuống miền Bắc hoạt động rồi bị bắt). Họ chối là không hề bắt được người nào. Và, ngay cả một số rất đông quân nhân miền Nam VNCH bị bắt trong chiến dịch Lam Sơn 719 tại Hạ Lào năm 1971 (phía Cộng Sản gọi là chiến dịch đường 9 Nam Lào) cũng không được họ trao trả (chiếu theo điều 8 (a), chương VI của bản Hiệp Định Paris). Chính Hoàng Anh Tuấn (Thiếu tướng, đại diện Cộng Sản Bắc Việt) và Vơ Đông Giang (Đại tá, đại diện Việt Cộng miền Nam) trong các buổi họp 4 bên ở trại Davis (trong phi trường Tân Sơn Nhứt) đă ráo hoảnh, chối bai bải không hề bắt được bất kỳ quân nhân miền Nam VNCH nào trong các trận đánh tại Lào. Họ giả tảng làm như mới nghe nói (lần đầu tiên) về tù binh miền Nam VNCH bị bắt tại Lào và giở bài trây, nói sẽ liên lạc với các lực lượng vũ trang Pathet Lào để " can thiệp " trả tự do cho các tù binh này. Những tù binh miền Nam VNCH kể trên, kể cả một sĩ quan rất nổi tiếng là Đại tá Nguyễn Văn Thọ (nguyên tư lệnh Lữ đoàn 3 Nhẩy Dù) đă phải tiếp tục sống cuộc đời tù đày thêm nhiều năm sau ngày 30-4-1975. Dù là khi vừa mới bắt được viên sĩ quan này, báo chí phía Cộng Sản Bắc Việt đă viết rất nhiều về ông.
Đường Link về tù Cộng Sản làm báo trong nhà giam Côn Đảo.
Thời gian đó ở đảo Phú Quốc, người Mỹ cũng đă từng cài gián điệp trong vai một tù binh cán binh Cộng Sản Bắc Việt hoặc Việt Cộng miền Nam để ḍ la tung tích bọn đầu lănh Cộng Sản trong trại (đảng ủy) hoặc muốn biết t́nh h́nh sinh hoạt nội bộ (như các âm mưu vượt trại) để pḥng ngừa, ngăn chận. Lâu lâu, ta nghe có một vài tù binh bị bạn đồng tù Cộng Sản giết chết bằng cách đâm xuyên chiếc đũa qua hai lỗ tai của người tù đó. Không ai biết nạn nhân đó có thực là gián điệp Mỹ (CIA) hay chỉ là một cán binh Cộng Sản mà đă bị đồng đảng phát giác có thái độ... chán chường, bi quan (lập trường chao đảo) hay hết muốn làm người chiến sĩ vô sản nên đă bị cái gọi là đảng ủy nhà giam Phú Quốc ra lệnh xử tử. Ta hăy so sánh, tù binh miền Nam VNCH trong thời gian bị phía Cộng Sản Bắc Việt hoặc Việt Cộng miền Nam nhốt tù khi đó cũng như sau này (sau ngày 30-4-1975) trong các trại gọi là học tập cải tạo. Những người làm tay sai (có tên gọi là ăng ten) cho quản giáo Cộng Sản coi trại, dù làm khổ, gây điêu đứng đồng đội, thậm chí v́ lời báo cáo mà dẫn đến cái chết của bạn ḿnh... nhưng vẫn không hề có vụ chiếc đũa đâm qua hai lỗ tai như trong các gian pḥng giam giữ bọn tù binh Cộng Sản.
Tù Cộng Sản được ở trong các nhà cao, thoáng mát như vầy và có cả hệ thống nước trong sạch (từ bồn chứa trên cao) để tắm giặt nữa. Thật khác xa hoàn cảnh của người tù miền Nam VNCH sau này trong trại cải tạo của Cộng Sản.
Báo Xuân có tựa là Xây Dựng của tù Cộng Sản làm trong trại giam ở Côn Đảo.
Những cựu Quân Cảnh của chính quyền miền Nam VNCH nầy c̣n kể là có lần tù binh Cộng Sản tuyệt thực mê man th́ chính các viên chức Mỹ đă đến tận nơi, để áp lực với Ban Cải Huấn Trại phải... thoả măn các yêu cầu của tù binh Cộng Sản. Rồi c̣n phải nấu cháo gà (hai nồi khổng lồ như nồi nước lèo ở tiệm Phở) cho tù tuyệt thực ăn để chúng mau hồi sức nữa. Chính người cựu Quân Cảnh kể chuyện cho tác giả bài viết này (đă ở trong nhóm nấu cháo gà kể trên), khi hai nồi cháo nấu chín rồi, ông ta v́ quá tức giận, nên đă bắc ghế, đứng trên đó và... đái thẳng vào hai nồi cháo gà cho bơ ghét.
Trong diễn đàn điện tử VTC News, tác giả Phạm Thị Thảo Giang ở bài viết có tựa: Đi t́m tên cai ngục tàn ác nhất trong lịch sử Việt Nam đăng trên trang báo điện tử Đất Việt về lời kể của các cựu tù binh Cộng Sản Bắc Việt khác với Bẩy Nhu (Thượng sĩ Quân Cảnh VNCH tên thật là Trần Văn Nhu) nói về hành động tàn ác của người cai tù chính quyền miền Nam VNCH này với các tù nhân như đục 9 cái răng của tù binh Cộng Sản Bắc Việt tên là Vũ Minh Tằng (bị đục trong tháng 12-1971). Theo lời kể trong bài viết, đục răng nào xong, Bẩy Nhu bắt nạn nhân Vũ Minh Tằng phải nuốt luôn vào bụng. Cựu tù binh Cộng Sản Vũ Minh Tằng này (đang sinh sống tại xă Vĩnh Hảo, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định) đă đem 9 cái răng (bị Bẩy Nhu đục năm xưa) " hiến tặng "cho bảo tàng chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày (ở Phú Xuyên, Hà Nội).
Thực sự, cựu Quân Cảnh Trần Văn Nhu (Bẩy Nhu) có tàn ác đúng như trong các bài viết phổ biến trong nước không? Ta biết nay ông này đă già (83 tuổi), xa lạ với máy điện toán (computer), lại sống tuốt ở đảo Phú Quốc xa xôi th́ làm sao biết được các bài viết về ông theo kiểu (cai ngục tàn ác nhất trong lịch sử VN) trên các trang mạng điện tử và ở các trang blog. Chắc ǵ ông Bẩy Nhu đă làm các việc đó? C̣n h́nh chụp của ông Bẩy Nhu hiện nay? Một người hàng xóm của ông Bẩy Nhu tên là Nam (cũng là một cựu Quân Cảnh VNCH coi trại giam) đă dặn kỹ càng, mua quà ǵ, nói thế nào, đừng nhắc tới cái ǵ, và muốn ghi âm, chụp ảnh (Bẩy Nhu) th́ phải làm lén ra sao... Khi tác giả trong nước đến gặp ông th́ lại hỏi ông về chuyện vô thưởng vô phạt khác nhưng khi về viết bài th́ họ lại thêm vào các đoạn... đục răng. Mà nếu có ai đó (như họ hàng của ông chẳng hạn) nói cho ông biết về các bài báo đă viết về ông. Ông muốn cải chính tin... xạo, láo lếu đó. Giả dụ như vậy đi th́ tờ báo nào trong nước sẽ đăng bài ông cải chính? Đọc lại các bài viết trong nước về ông, ta thấy đều có câu (rào trước): Bây giờ ông Bẩy Nhu sống ẩn dật... lánh đời... không bao giờ chấp nhận gặp một ai nữa đâu. Viết vậy, khác ǵ bảo: Thôi! Ai đó thực ḷng muốn kiếm ông Bẩy Nhu để hỏi (có thực ông đă tàn ác như vậy không) cũng phải nản ḷng v́ ra được đảo Phú Quốc đă xa mà ông ta lại... lánh đời nữa. Sao mà gặp được!
(c̣n tiếp)
Phạm Thắng Vũ
Bookmarks