“Nhân chi sơ Tính bản thiện” : con người được thiên phú cho cái Tính bản thiện từ lúc sơ sinh. Nhưng khi lớn lên nếu ta không được hiểu biết về nguồn gốc và ư nghĩa của cái Tính Nhân này th́ tự nhiên sẽ bị ảnh hưởng bởi môi trường sống như gia đ́nh, học đường và xă hội, v.v… mà nếu nói theo kiểu văn chương là bị “cuốn theo chiều gió”. Tức có nghĩa là tự ḿnh trôi theo ḍng đời để rồi làm lu mờ và đánh mất đi cái Nhân Tính nơi ḿnh c̣n gọi là Tính Bản Nhiên hay Nhân Bản nếu hiểu với nghĩa rộng.
V́ vậy, để khỏi bị cuốn trôi hay để đừng bị chăn dắt như con cừu hay đừng bị ‘xỏ mũi’ dẫn đi như con trâu con ḅ, thiết tưởng cần nhắc lại ở đây cái ư nghĩa nguyên thủy của Nhân Tính để hiểu cho đúng theo nhân sinh và vũ trụ quan của Tổ tiên Việt tộc, với quy luật tất yếu bất di bất dịch là “nhất bổn tán vạn thù ; vạn thù quy nhất bổn”. Hay nói cách khác là “thiên địa vũ trụ vạn vật nhất thể” hay “nhân tâm thiên lư hồn nhiên nhất thể” có nghĩa là nhân tâm đối với thiên lư ḥa hợp thành một cơ thể. “Mà Nhân Tính cùng với Đạo thể hay là Toàn thể Viên Dung, mà bao lâu chưa nhận thực ra được mối tương quan với cái Toàn thể đó, th́ con người cảm thấy ḿnh như không có nhà, sự vật lẻ tẻ ly biệt tạp đa như vô nghĩa; c̣n khi móc nối vào cái Toàn thể Viên Dung được th́ lúc đó sẽ cảm thấy ḿnh với vạn vật như cùng một cơ thể, đập cùng một nhịp tim.” (1)
Cho nên có biết đúng cội nguồn từ ngữ mới hiểu đúng được nghĩa nguyên thủy hầu mới có thể ư thức được quan niệm ‘Nhất Thể’, th́ mới có được cái nh́n nhất quán để tránh mọi định nghĩa Nhân Tính sai lầm lệch lạc. Như đă có người định nghĩa ‘trí thức’ với Nhân Tính khi viết : “Đưa ra mệnh đề: “Người trí thức này có nhân tính“ hoặc “Người trí thức kia không có nhân tính“ quả là bất b́nh thường. Bởi, đă gọi là người trí thức th́ chúng ta hiển nhiên đặt họ lên một giá trị là họ phải là những người tốt, tức là có nhân tính. V́ thế, ở mệnh đề đầu, đính vào những chữ “có nhân tính” là thừa, c̣n ở mệnh đề thứ hai th́ bị “ngược óc”, v́ đă là người trí thức th́ lẽ tất nhiên phải có nhân tính, không thể không có nhân tính, nên, và cùng lắm, chúng ta chỉ gọi họ là những người có trí tuệ là vừa đủ.” (trích từ bài “Ai là trí thức hăy ngồi xuống” được phổ biến trên trang mạng ‘Đàn Chim Việt’ ngày 4/2/2012)
V́ chỉ với cái nh́n nhất quán mới có thể thấy được cái ‘độc nhất vô nhị’ của tất cả vấn đề đều tuân theo quy luật tất yếu của Càn Khôn. Đó là cái Chân lư hay Thiên lư c̣n gọi là Lư Thái Cực. Mà Chân lư là (một) ‘Nhất Thể’ u linh siêu h́nh, siêu tượng, vô thanh, vô xú, vô thủy, vô chung, “vô hồ xứ giả” tức là ở khắp nơi nên không thể định nghĩa bằng ngôn tự với lư trí giới hạn của con người. Nhưng vào cuối thập niên 70 của thế kỷ 20 vừa qua có một định nghĩa về Chơn lư mà người viết nhận thấy rất độc đáo v́ thật là Minh Triết. Phải nói là độc nhất vô nhị mới đúng v́ từ xưa đến nay chưa từng thấy nên xin được trích dẫn lại sau đây :
“Chơn lư là cái khối tṛn vô biên, đời đời xoay quanh nó, luôn luôn tự nh́n nó, tự sống với nó, tự học hỏi nó, tự lo t́m thấy biết nó đời đời, để đời đời không bao giờ nó tự đánh mất nó.” (2)
Nếu đem phân tích và so sánh cái chiều sâu của câu định nghĩa này với tư tưởng của tổ tiên Việt tộc qua những câu như: “Thiên lư tại Nhân tâm” hay “Trí tri tại cách vật” hay “Nhân tại kỳ trung hỹ” (LN. XIX.6), th́ 5 chữ ‘tự’ trong câu Chơn lư có thể ghép với chữ ‘tại’ thành ‘tự tại’ để giải thích nguyên nghĩa của nó. V́ ‘tự tại’ theo quan niệm ‘Nhất Thể’ có nghĩa là vật "bản lai diện mục", tức là không bị che phủ bởi các thứ tướng, tượng hay sắc thái hoặc ư hệ nào. Cho nên ‘tự tại’ được coi như là một vật linh thiêng ‘tự do lai xuất’ nối liền với Tính và Mệnh, tức là có đủ yếu tố biến hóa từ vật đến Nhân, từ Nhân đến Thần. V́ vậy nếu đă có người cho rằng chính Ngọc Hoàng Thượng Đế đă đích thân nhập thể xuống trần gian để giảng giải Chơn lư cho con người, th́ theo người viết nghĩ cũng không hề quá đáng. Vả lại để có thể cảm nhận được điều đó hay không, th́ c̣n tùy theo duyên số với tŕnh độ tiến hóa và khả năng hiểu biết bằng cái tâm của từng người. Nên nếu ḿnh chưa hay không nhận thức được th́ không hẳn điều đó đă sai, nhưng cần phải xét lại ḿnh, đă có hiểu đúng nguyên nghĩa những từ căn bản của tiếng Việt như Thiên, Địa, Nhân, Tính và Tâm th́ mới mong có được cái nh́n nhất quán. V́ vậy, để tránh những suy diễn sai lạc như “đă là người trí thức th́ lẽ tất nhiên phải có nhân tính”, nên người viết mạo muội nhắc lại, trong khuôn khổ bài này cho mọi người nguyên nghĩa của hai chữ Nhân Tính. Vậy Nhân là ǵ và Tính là ǵ ?
Nhân nguyên thủy không có nghĩa là người như loài người, giống người kiểu ông đi qua bà đi lại ; hay như định nghĩa của Aristote (384-322 TCN) : “Người là con vật biết suy lư” (l'homme est l'animal raisonable). Quan niệm duy lư này sau gần 25 thế kỷ đă dẫn đưa nhân loại đến sa đọa và bế tắc, nên là một sai lầm từ lâu đời như các triết gia cận đại nổi tiếng ở Tây phương đă nhận xét :
Schopenhauer (1788-1860) viết : “Quan niệm người như con vật suy lư là một sai lầm phổ quát đă có lâu đời, cần phải được gảy bỏ đi như một sự giả tạo lớn lao căn để”. (Animal rationnel. Cette vieille et universelle erreur de principe, cet énorme proton pseudos doit être écarté avant-tout. (W.Durant, Vies et Doctrines p.345))” (3)
Heidegger (1889-1976) đă b́nh luận như sau:
“Nền móng câu định nghĩa đó là thú vật (zoologique), chính trong khung cảnh của câu định nghĩa trên mà quan niệm về con người của Tây Âu cũng như tất cả những ǵ là tâm lư, luân lư, tri thức luận, nhân bản đă được kiến tạo. Đă từ lâu chúng ta bị xiêu bạt trong mớ lộn xộn của những ư tưởng và khái niệm mượn từ trong các môn đó. Cứ sự nọ đặt nền trên một câu định nghĩa sa đọa. Đấy là một cái ụ chặn đường tiến. C̣n cái ụ thứ hai chính là sự cấm đoán không cho bàn về con người. Hai ụ đó làm tê liệt ḷng ham muốn học hỏi về con người. T́nh trạng này kéo theo một sự xáo trộn và hỗn loạn trong các tiêu chuẩn cũng như thái độ của chúng ta, và hầu như không c̣n ai biết được phải căn cứ trên cái ǵ trong những khi cần đến những quyết định quan trọng, đời có sự thấu triệt và trung thực đi đôi với sự hiểu biết sứ mệnh”. (Cette définition de l’homme est au fond zoologique. C’est dans le cadre de cette définition qu’a été bâtie la conception occidentale de l’homme. Tout ce qui est psychologie, éthique, théorie de connaissance, anthropologie; depuis longtemps nous sommes ballotés dans un pèle-mèle confus d’idées et de conceptions qui sont empruntées à ces disciplines. Du fait que la définition de l’homme sur laquelle tout repose représente déjà une décadence. Cet état entraine perturbation et confusion dans nos critères et presque personne ne sait plus, ni sur quel point, ni selon quelle alternative les décisions qui comptent doivent être prises quand justement il faudrait qu’à la grandeur de la vonlonté historiale se joignent la pénétration et l’authenticité du savoir historial. (p.155-156)) (4)
Vả lại Việt Nho có câu :“ cùng thần tri hóa ; cùng lư chi mụ ” dịch nghĩa là “hễ đi cùng với ‘thần’ th́ mới biết biến hóa, c̣n hễ đi cùng với lư lẽ hay lư sự th́ chỉ có bế tắc”.
Trái lại Nhân theo quan niệm của Viễn Đông chính là “Giao Chỉ” nghĩa là sự tương Giao ḥa hợp của Chỉ trời và đất. Nói cách khác con người là sự hội tụ của Đức (linh lực) trời và đất, như Việt Nho có câu : “nhân giả kỳ thiên địa chi đức” hay ”thiên địa giao hỗ vi nhân”. Cho nên :
“Thái độ sống của mọi người được quyết định do tŕnh độ ư thức cao thấy được sự giao hội với toàn thể vũ trụ. Toàn thể đó chia ra được ba đợt là Thiên, Địa, Nhân.
Thiên chỉ thị b́nh diện vũ trụ có tính cách phổ biến, vượt không gian, nên được quan niệm như cái ǵ trống rỗng, thái hư nhưng lại chứa vô cùng những khả thể chưa hề xuất hiện chưa hề mặc lốt h́nh nên được quan niệm là sẽ đến, v́ thế Thiên đi với tương lai.
Địa là nói đến b́nh diện “vật chất”, nghĩa là những năng lượng dính liền với vật lư, với thiên nhiên, đă có h́nh tích, nên gọi là dĩ văng.
Nhân là nói đến sự cảm thức được mọi giao thoa của thiên địa (hay dĩ văng và tương lai) tức là cảm thấu triệt và hiện thực được bằng cái Đức, cái linh lực tức cái sống sung măn. Khi đạt tŕnh độ đó th́ là đạt lối sống của con người toàn diện bao gồm cả dĩ văng (hiện tượng) cả tương lai và những khả năng vô tận nhưng c̣n tiềm ẩn. Muốn được thế cần phải phát triển đồng đều và đầy đủ ư, t́nh, chí đi với Địa, Nhân, Thiên. Tuy nhiên con người thường chỉ sống hời hợt có mặt ngoài theo những hiện tượng, ít khi đi lên được hai đợt sau. Sự sống đó ta kêu là lư hay nói theo danh từ triết là ư niệm. Ư niệm là ảnh h́nh của các vật thể riêng rẽ cá biệt nên sống theo ư niệm gọi là sống tán tức thiếu mối liên hệ với toàn thể vũ trụ, v́ mối liên hệ này chỉ khởi xuất từ khi Địa (ư niệm) giao thoa với Thiên (chí) qua Nhân (t́nh) nên cũng là nơi giao hội của trời cùng đất.
V́ thế sống với ư niệm là một lối sống hàng ngang thiếu mất chiều cao nên không nh́n ra được toàn diện của cứu cánh con người, để quán xuyến lại một mối. Duy niệm v́ thế chỉ đẻ ra được lối sống nhớ tiếc thời xa xưa căn cứ trên ư niệm về một hoàng kim đă mất, về những mẫu mực mà ḿnh cố gắng lặp lại, hoặc sống vọng về tương lai, luôn luôn chờ mong một cái ǵ xa xôi sẽ đến. Cả hai lối sống đều hờ hững với hiện tại, cả hai đều không hiện thực được nội dung của lễ ‘tế giao’ nghĩa sống trọn vẹn cái bây giờ, nên thiên địa bất giao mà chỉ c̣n là những ư niệm trừu tượng, lưu lại dĩ văng hay phóng tới tương lai cũng không thoát tính chất cá biệt ly tán. Kể cả cái sống hiện tại nhưng b́ phu hối hả vội vă, cũng không phải là cái sống thực tế ăn làm của thế nhân, cái đó chưa vượt được tầm lương tri, nên cũng chưa phải là thái độ sống lư tưởng.
Đạt lối sống lư tưởng khi ư, t́nh, chí thống nhất và lúc đó là đạt đợt Minh Triết. Khi c̣n ở đợt triết học th́ một là duy ư (duy ư hoặc niệm) hay là duy t́nh lăng mạng, hoặc là duy chí cũng gọi là duy tâm hay huyền niệm. Bốn ông đều duy th́ làm sao ḥa, v́ thế triết học không tác động nổi vào đời sống, đời sống trở thành con thuyền không lái, nên lương tri bất đắc dĩ phải ra nắm quyền chỉ huy. Khốn nỗi lương tri th́ không đạt đợt tâm linh, nên phải nhờ tới tôn giáo nhưng tôn giáo nhiều người không chịu tin, đành đưa ra triết học hiện sinh vậy nhưng hiện sinh lại không sâu tới đợt ẩn sinh, nên chỉ có nhảy cà tửng, làm ba câu văn đẹp, viết dăm vở kịch hay th́ được, chứ sâu xa ḥa hợp mọi chiều kích con người th́ làm sao đương nổi. Thấy thế phát đóa một số hô vất triết lư đi, chỉ duy luật, duy pháp, đứa nào không nghe th́ thanh trừng. Đó là chủ trương của ‘Phát xít’ và ‘Mácxít’. Chưa biết sẽ làm được những ǵ nhưng mới xuất hiện quăng dăm chục năm th́ cũng đă giết hại lối dăm chục triệu nhân mạng. Truy căn ra th́ đó lại là hai ông duy mới thêm vào ḍng tộc cựu duy. Và nhân loại vẫn ngơ ngác chưa t́m đâu ra nhạc trưởng. Chưa t́m ra v́ chưa có ai thống nhất nổi ư, t́nh, chí. Muốn thống nhất th́ :
Ư phải thành
T́nh phải thâm
Chí phải thấu triệt.
Viết ra chữ Nho th́ để hiểu chữ Chí là ‘sĩ’ trên ‘tâm’ dưới. Cái yếu tố giúp cho ư được thành, t́nh được thâm là cái Tâm vậy. Có Tâm kề vào sĩ th́ mới có chí. Chí như thế được Mạnh Tử định nghĩa là nguyên suư điều khiển cái khí, mà khí là cái sung măn của thể, nên chí là cùng cực trước cái khí, vậy phải tŕ chí mà không được bạo động cái khí (phù chi, khí chí suư dă. Khí thế chi sung dă. Phù: chí chí yên. Khí thứ yên). Nếu ta gọi Chí bằng thiên viên c̣n Khí bằng địa phương th́ đă mấy nền triết lư giữ nổi câu “tŕ kỳ chí vô bạo kỳ khí “, và do đó triết lư đă không chu toàn nổi sứ mạng của ḿnh.
Muốn chu toàn sứ mạng đó phải có cả t́nh, ư, chí trên một độ b́nh quân vượt bậc mà tiên Nho gọi là ‘quân thiên’ thành thử chiều kích nào cũng tiềm tàng đủ ở trong; muốn xét về phương diện nào cũng có đủ ư, t́nh, chí, tôn giáo, hiện sinh, lương tri, lăng mạn… chỉ không thể xếp hạng và dán nhăn hiệu duy nào cả cho Nho giáo cái đó ta gọi là Ḥa thời người xưa kêu là Thời Trung.” (5)
V́ vậy cần phải được hiểu cho đúng nguyên nghĩa của những chữ căn bản như Tâm với Ư, T́nh, Chí mà thường ngày ai ai cũng đều nói hay viết, nhưng thử hỏi có mấy ai hiểu đúng và có thể cắt nghĩa lại được ?! Do đó ở đây người viết xin mượn lại sự giải nghĩa rộng về chữ Tâm của Chu Hy để nhắc lại cho mọi người :
“Tâm giả nhất thân chi chủ tể : Tâm là chủ tể của toàn thân (toàn thể)”
“Ư giả tâm chi sở phát : Ư là cái sự phát ra của Tâm”
“T́nh giả tâm chi sở động : T́nh là cái sự động của Tâm”
“Chí giả tâm chi sở chi : Chí là cái chỗ đi đến của Tâm”
Do đó mà câu tục ngữ “Thiên Thời, Địa Lợi, Nhân Ḥa” đă trở thành châm ngôn cho đời sống của Việt tộc từ xưa đến nay. Nhưng ngày nay đă không c̣n có mấy ai hiểu đúng với nguyên nghĩa của nó là muốn sống trọn vẹn cái Nhân Tính để thành Nhân th́ phải sống với ‘Ư thành - Tâm chánh - Chí trung’. Sống như vậy mới gọi là sống hết ‘ư-t́nh-chí ’ tức là sống với cái Tâm, v́ nếu nếu “ḷng ḿnh chẳng được ngay thẳng, b́nh thản, th́ có nh́n cũng không thấy được, có lắng tai cũng không nghe được, có ăn cũng không biết được mùi vị” như câu trong sách Đại Học :”Tâm bất tại yên, thị nhi bất kiến, thính nhi bất văn, thực nhi bất tri kỳ vị.”
(c̣n tiếp)
Bookmarks