Page 1 of 3 123 LastLast
Results 1 to 10 of 24

Thread: CS Việt nam tiêu dịêt "Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam VN"?

  1. #1
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    CS Việt nam tiêu dịêt "Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam VN"?

    Tại sao CS Việt nam tiêu dịêt "Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam VN"?
    Tại sao CS Việt nam tiêu dịêt "Câu lạc bộ Kháng chiến "?



    MẶT TRẬN DÂN TỘC GIẢI PHÓNG
    MIỀN NAM VIỆT NAM (20-12-1960)




    Trong cao trào đồng khởi của đồng bào miền Nam, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam ra đời (20-12-1960) nhằm đoàn kết toàn dân đánh bại chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ, đánh đổ nguỵ quyền tay sai của chúng, giải phóng miền Nam, tiến tới thống nhất Tổ quốc. Với đường lối đúng đắn ấy, Mặt trận Dân tộc Giải phóng đă tập hợp dưới ngọn cờ đại nghĩa của ḿnh các tầng lớp nhân dân, các tổ chức và mọi người Việt nam yêu nước, để cùng nhau chống Mỹ cứu nước.

    Mặt trận dân tộc giải phóng không ngừng củng cố và mở rộng khối đoàn kết dân tộc, tổ chức và động viên đồng bào và chiến sĩ miền Nam đẩy mạnh đấu tranh trên cả ba mặt trận: quân sự, chính trị và ngoại giao. ảnh hưởng của Mặt trận Dân tộc Giải phóng không ngừng được mở rộng trong các tầng lớp nhân dân miền Nam và uy tín của mặt trận đă được nâng cao trên trường quốc tế



    Trong Chiến tranh Việt Nam, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam là một tổ chức quân sự và chính trị, hoạt động chống chính quyền Việt Nam Cộng ḥa và sự hiện diện quân sự của Hoa Kỳ tại Việt Nam. Tổ chức này được thành lập trên danh nghĩa "đoàn kết toàn dân đánh bại chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ, đánh đổ ngụy quyền tay sai của chúng, giải phóng miền Nam, tiến tới thống nhất Tổ quốc" [1]. Chủ trương của Mặt trận là: "Đoàn kết tất cả các tầng lớp nhân dân, các giai cấp, các dân tộc, các đảng phái, các đoàn thể, các tôn giáo và thân sĩ yêu nước không phân biệt xu hướng chính trị, để đấu tranh lật đổ ách thống trị của đế quốc Mỹ và tập đoàn Ngô Đ́nh Diệm tay sai Mỹ, thực hiện độc lập, dân chủ, hoà b́nh, trung lập, tiến tới ḥa b́nh thống nhất Tổ quốc". Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam được cung cấp về tài chính, thiết bị và nhân sự bởi nhiều bộ phận dân cư tại miền Nam Việt Nam cũng như của chính phủ và quân đội của Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa.

    Mặt trận trước khi chính thể Cộng ḥa Miền Nam Việt Nam thành lập, cũng là chính thể và Ủy ban Trung ương như là một chính phủ lâm thời, đại diện cho các vùng thuộc quyền kiểm soát, quản lư các vùng do Mặt trận quản lư.

    Tên gọi khác

    Trước năm 1975 tại miền Nam Việt Nam người ta c̣n gọi những người tham gia Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam là Việt Cộng. Từ "Việt Cộng" vốn xuất phát từ cụm từ "cộng sản Việt Nam", được phổ biến bởi Ngô Đ́nh Diệm - Tổng thống đầu tiên của Việt Nam Cộng ḥa - trong chiến dịch Tố Cộng của Ngô Đ́nh Diệm; về sau từ "Việt Cộng" cũng được dùng để gọi tổ chức này.

    Lính Mỹ gọi họ một cách ngắn gọn là VC (viết tắt từ "Việt Cộng" và đọc theo tiếng Anh là "vi-xi"), hay Charlie (nguyên nhân là do hai chữ cái V và C lần lượt được phát âm là Victor và Charlie theo bảng mẫu tự ngữ âm của NATO).
    Thành lập

    Dự định thành lập Mặt trận được công khai nói đến lần đầu tiên trong Đại hội toàn quốc lần thứ 3 của Đảng Lao động Việt Nam. Tại đại hội, Tôn Đức Thắng đă nói rằng Mặt trận sẽ được dựa trên các khái niệm của Lenin về liên minh 4 giai cấp, nhưng để phù hợp với sự phức tạp của xă hội miền Nam, Mặt trận cần bao gồm cả các nhóm tôn giáo và dân tộc khác nhau; mục tiêu đấu tranh của Mặt trận phải rộng để kêu gọi được đông đảo quần chúng; Mặt trận cần nhấn mạnh các chủ trương dân tộc và cải cách, đặt ra mục tiêu cuối cùng là sự xây dựng một nước Việt Nam ḥa b́nh, thống nhất, dân chủ và phồn vinh. Cũng như tiền thân Việt Minh của nó, Mặt trận mới này sẽ cần được tổ chức thành nhiều cấp, từ ủy ban trung ương đến các tổ chức ở cấp làng; chủ nghĩa cộng sản sẽ không được nói đến [2]. Mặt trận đặt dưới sự lănh đạo của Bộ Chính trị Đảng Lao động Việt Nam và Trung ương cục Miền Nam. Những người cộng sản miền nam hoạt động dưới danh nghĩa Đảng Nhân dân cách mạng Việt Nam, hoạt động công khai và là thành viên tham gia Mặt trận.



    Một vụ tấn công của MTDTGPMNVN tại Sài G̣n năm 1965

    Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam được chính thức thành lập vào ngày 20 tháng 12 năm 1960 tại xă Tân Lập, huyện Châu Thành (nay là Tân Biên) trong vùng căn cứ của ḿnh ở tỉnh Tây Ninh, với thành phần chủ chốt là lực lượng Việt Minh hoạt động bí mật ở miền Nam. Lănh đạo ban đầu là Vơ Chí Công, Phùng Văn Cung, Huỳnh Tấn Phát. Huỳnh Tấn Phát giữ chức vụ Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư kư Ủy ban Trung ương. Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận là Nguyễn Hữu Thọ (1961). Đại hội lần thứ nhất khai mạc ngày 16 tháng 2 năm 1962 chính thức bầu Nguyễn Hữu Thọ làm Chủ tịch, Phó Chủ tịch: Phùng Văn Cung, Vơ Chí Công, Huỳnh Tấn Phát, Ybih Aleo, Đại đức Sơn Vọng, Trần Nam Trung, và Nguyễn Văn Hiếu là Tổng thư kư Mặt trận. Ủy viên Đoàn Chủ tịch: Trần Bạch Đằng, Phan Văn Đáng, Nguyễn Hữu Thế, Trần Bửu Kiếm, bà Nguyễn Thị Định, Hoà thượng Thích Thượng Hào, Ngọc đầu sư Nguyễn Văn Ngợi, Lê Quang Thành, ông Đặng Trần Thi.

    Mặt trận đă ra "Tuyên ngôn" và "Chương tŕnh hành động 10 điểm" với mục tiêu đại diện cho quyền lợi của nhân dân miền Nam Việt Nam đấu tranh nhằm đánh Mỹ và chính quyền Việt Nam Cộng ḥa, tiến tới sự thống nhất của Việt Nam.



    Nguyên nhân thành lập Mặt trận

    Sau Hiệp định Geneve, Việt Nam chia cắt làm hai miền. Việt Nam dân chủ cộng ḥa thực hiện đấu tranh ḥa b́nh đ̣i thi hành các điều khoản của Hiệp định nhưng Việt Nam cộng ḥa khước từ. Các phong trào đấu tranh ḥa b́nh đ̣i thống nhất đất nước của các tổ chức ở miền nam (có khi không hoàn toàn do những người cộng sản và ủng hộ đảng cộng sản lănh đạo) đều bị chính quyền Việt Nam Cộng ḥa đàn áp. Những người cộng sản và Việt Minh ở miền nam bị đàn áp, đă có một số tổ chức vũ trang, bán vũ trang được thành lập, chống Việt Nam Cộng ḥa một cách tự phát. Chính quyền Việt Nam cộng ḥa chia lại ruộng đất tại nhiều vùng trước 1954 thuộc sự kiểm soát của Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa tại miền nam, có lợi cho địa chủ, gây bất b́nh cho nông dân nhiều nơi. Chính quyền Đệ nhất cộng ḥa ngày càng trở nên độc đoán, phi dân chủ, gây mất niềm tin của dân chúng, nhiều người bất b́nh đă đứng về phía những người cộng sản để chống lại. Sự lệ thuộc quá nhiều của Việt Nam cộng ḥa vào Mỹ, chính sách kinh tế tuy có một số ưu điểm khuyến khích kinh tế phát triển nhưng hố sâu phân hóa xă hội lớn. Trong khi đó, những người cộng sản đă tham gia đấu tranh giành độc lập, những uy tín có được từ thời tiền cách mạng, Cách mạng Tháng Tám và kháng chiến chống Pháp, đă hướng nhiều người dân tin tưởng vào cách mạng. Ngoài ra th́ sự phân chia đất nước làm hai miền khiến cho nhiều gia đ́nh phân li, những người có tinh thần dân tộc cũng bất b́nh. Do vậy, những người cách mạng ở miền nam đă ủng hộ cho giải pháp khởi nghĩa giành chính quyền. Sau khi Hội nghị TW 15 của Đảng Lao động tháng 1.1959 tán thành khởi nghĩa ở Miền Nam, phong trào cách mạng có biến chuyển. Một vùng rộng lớn do cách mạng kiểm soát được h́nh thành. Việt Nam dân chủ cộng ḥa không thể can thiệp trực tiếp vào t́nh h́nh miền nam, trong khi vấn đề cấp bách có một lực lượng đại diện cho miền nam chống Mỹ và Việt Nam cộng ḥa, và quản lư các vùng đất do phía cách mạng kiểm soát, do đó Mặt trận được thành lập.


    Tổ chức

    Thực chất đây là một tổ chức được thành lập theo yêu cầu chiến tranh của Đảng Lao động Việt Nam và những người có lập trường thân cộng sản đấu tranh cho thống nhất đất nước trong cuộc chiến tại miền Nam, nhằm tạo vị thế chính trị cho phong trào đấu tranh chống Mỹ và Việt Nam Cộng ḥa, đồng thời quản lư các vùng đất do họ quản lư có được kể từ sau phong trào đồng khởi.

    Mặt trận liên tục tổ chức, lănh đạo các hoạt động chống chính phủ Việt Nam Cộng ḥa, chống lại sự can thiệp của Mỹ và các đồng minh. Để thực hiện mục đích đó, Quân Giải phóng Miền Nam đă được thành lập ngày 15 tháng 2 năm 1961, do Trung ương cục miền Nam lănh đạo, thực hiện chiến tranh du kích chống lại chính quyền Sài G̣n, với chi viện về vũ khí và người từ miền Bắc. Sau khi Mặt trận ra đời, hàng loạt các tổ chức của mặt trận và các tổ chức cách mạng ra đời tham gia mặt trận:
    Một người lính Quân Giải phóng Miền Nam, 1973

    Hội Liên hiệp Sinh viên Học sinh Giải phóng
    Kỳ ủy Đảng Dân chủ Việt Nam
    Đảng Xă hội Cấp tiến
    Thông tấn xă Giải phóng
    Quân giải phóng miền Nam Việt Nam (do Bộ tư lệnh Các Lực lượng Vũ trang Giải phóng miền Nam Việt Nam chỉ huy)
    Hội Phụ nữ Giải phóng
    Ủy ban Tự trị Dân tộc Tây Nguyên
    Hội Những người Công giáo kính Chúa yêu nước
    Hội Lục ḥa Phật tử
    Hội Nông dân Giải phóng
    Hội Lao động Giải phóng (sau đổi là Liên hiệp đoàn Giải phóng)
    Hội Văn nghệ Giải phóng
    Ủy ban Đoàn kết Á Phi của miền Nam Việt Nam
    Ủy ban Bảo vệ Ḥa b́nh Thế giới của miền Nam Việt Nam
    Đảng Nhân dân Cách mạng Việt Nam (bộ phận của Đảng Lao động Việt Nam ở miền Nam Việt Nam, do Bí thư Trung ương Cục miền Nam đứng đầu)
    Đoàn Thanh niên Nhân dân Cách mạng miền Nam Việt Nam
    Hồng thập tự Giải phóng
    Hội đồng Quân Dân Y
    Hội Nhà giáo yêu nước
    Báo Giải phóng
    Ủy ban nhân dân miền Nam Việt Nam đoàn kết với nhân dân Mỹ

    Trong các tổ chức tham gia Mặt trận, đảng bộ miền nam của Đảng Lao động là tổ chức quan trọng nhất. Về công khai, tổ chức có tên Đảng Nhân dân cách mạng. Ngày 18/1/1962 trên sóng Radio Hà Nội tuyên bố Đảng Nhân dân cách mạng đă thành lập ngày 1/1/1962, là tổ chức có lập trường chống thực dân, đế quốc và phong kiến. Tuy không đề cập là tổ chức cộng sản, nhưng tuyên bố tuyên truyền chủ nghĩa Marx - Lenin tại miền nam Việt Nam.

    Ngày 25 tháng 2 năm 1962, Mặt trận đặt đại diện thường trực tại Cuba, đến tháng 2 năm 1963 đặt đại diện thường trực tại Algérie, sau đó tại Indonesia, Cộng ḥa Dân chủ Đức, Trung Quốc, Liên Xô, Campuchia, Romania, Mông Cổ, Thụy Điển. Ủy ban Mặt trận giải phóng địa phương được tổ chức ở 4 cấp: cấp miền, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xă. Từ năm 1960-1967, Ủy ban Mặt trận giải phóng địa phương các cấp thực hiện chức năng của chính quyền cách mạng ở cấp ḿnh. Đến năm 1968 một số địa phương như Thừa Thiên-Huế, Sài G̣n-Chợ Lớn-Gia Định, Đà Nẵng... thành lập Ủy ban nhân dân cách mạng th́ Ủy ban nhân dân cách mạng làm nhiệm vụ của chính quyền. Sau khi Chính phủ cách mạng lâm thời ra đời th́ chính phủ và Ủy ban nhân dân cách mạng các cấp làm nhiệm vụ chính quyền.


    Thành lập Chính phủ Cách mạng Lâm thời

    Từ ngày 6 đến 8 tháng 6 năm 1969, Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam là ṇng cốt, cùng với Liên minh các Lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Ḥa b́nh Việt Nam do Trịnh Đ́nh Thảo làm chủ tịch, đă lập ra Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng ḥa miền Nam Việt Nam để đối chọi với chính phủ Việt Nam Cộng Ḥa. Chính phủ cách mạng lâm thời do kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát làm chủ tịch, và Hội đồng cố vấn Chính phủ do luật sư Nguyễn Hữu Thọ làm chủ tịch. Chính phủ cách mạng lâm thời đă được các nước theo phe cộng sản và một số nước thuộc Thế giới thứ Ba công nhận. Ngay trong tháng 6 năm 1969, cho đến ngày 5 tháng 11 năm 1975 đă có 23 nước công nhận Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng ḥa miền Nam Việt Nam, trong đó có 21 nước đă quan hệ ngoại giao.

    Ngày 27 tháng 1 năm 1973, Hiệp định Paris được kư kết. Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam cùng với Chính phủ Cách mạng Lâm thời được chính thức công nhận là một chính quyền tại Nam Việt Nam và là một trong 4 bên tham gia hiệp định. Tuy nhiên, những người lănh đạo vẫn tiếp tục đẩy mạnh đấu tranh vũ trang, lật đổ chính quyền Việt Nam Cộng ḥa và đă giành được quyền kiểm soát Nam Việt Nam vào năm 1975.
    Thống nhất với Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa

    Dưới sự chỉ đạo của Đảng Lao Động Việt Nam, từ ngày 15 đến 21 tháng 11 năm 1975, hội nghị hiệp thương chính trị được tổ chức để tiến tới thống nhất về mặt nhà nước. Đoàn Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa do ông Trường Chinh đứng đầu, đoàn Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng ḥa miền Nam Việt Nam do ông Phạm Hùng đứng đầu. Hội nghị đă tán thành tổ chức bầu cử Quốc hội thống nhất.

    Ngày 25 tháng 4 năm 1976 tổng tuyển cử trong cả nước được tổ chức, bầu ra 492 đại biểu của Quốc hội Việt Nam thống nhất. Từ ngày 24 tháng 6 đến ngày 2 tháng 7 năm 1976, Quốc hội họp phiên đầu tiên, đặt tên nước là Cộng hoà xă hội chủ nghĩa Việt Nam, thông qua quốc kỳ, quốc huy, quốc ca, xác định Thủ đô, bầu chính phủ, đổi tên thành phố Sài G̣n - Gia Định thành Thành phố Hồ Chí Minh. Từ đây, chính quyền Cộng ḥa Miền Nam Việt Nam chính thức hợp nhất với chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa để ra đời chính quyền Cộng ḥa Xă hội Chủ nghĩa Việt Nam của một quốc gia Việt Nam thống nhất.

    Sau khi hợp nhất lănh thổ và chính quyền, các đơn vị đoàn thể khác cũng tiếp tục hợp nhất. Đại hội Mặt trận Dân tộc Thống nhất Việt Nam Mặt trận bắt đầu ngày 31 tháng 1 năm 1977 đă tuyên bố hợp nhất Mặt trận với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Liên minh các Lực lượng Dân tộc Dân chủ và Hoà b́nh Miền Nam Việt Nam thành Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

    Đánh giá

    Theo đánh giá của William Colby, cựu giám đốc CIA và người từng chỉ huy Chiến dịch Phượng Hoàng, để làm mờ đi lư lịch cộng sản (và thu hút nhiều người tham gia hơn), Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam được coi là một phong trào của riêng người Nam Việt Nam sẵn sàng đón nhận mọi đảng phái và những nhân vật miền Nam mà tên tuổi được tung ra như là những người lănh đạo tổ chức th́ trên thực tế họ không có mấy quyền hành kiểm soát mặt trận cũng như những người trong mặt trận Việt Minh thời Chiến tranh Đông Dương. Quyền chi phối Mặt trận chủ yếu thuộc về nước Việt Nam Dân chủ Cộng ḥa [3].
    Last edited by alamit; 01-05-2012 at 11:51 PM.

  2. #2
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    CS Việt nam tiêu dịêt "Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam VN"?

    Tại sao CS Việt nam tiêu dịêt "Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam VN"?
    Tại sao CS Việt nam tiêu dịêt "Câu lạc bộ Kháng chiến "?




    Câu lạc bộ Những Người Kháng chiến cũ


    Câu lạc bộ Những Người Kháng chiến cũ là một tổ chức dân sự với mục đích thiện nguyện xă hội cho những cựu chiến binh từ tước năm 1975 thuộc Mặt trận Dân tộc Giải phóng Miền Nam Việt Nam. Tổ chức này sau chuyển sang thành một tổ chức tranh đấu xă hội và bị giải thể năm 1990.


    Thành lập

    Câu lạc bộ thành lập do một số đảng viên trong Đảng Cộng sản Việt Nam đứng tên, dẫn đầu là ông Nguyễn Hộ cùng các ông Tạ Bá Ṭng, Đỗ Trung Hiếu, Nguyên Phong Hồ Hiếu. Tổ chức nộp đơn hoạt động từ năm 1985 nhưng đến Tháng Năm năm 1986 mới chính thức được giấy phép của Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh.[1]

    Tổ chức này đáng được ghi nhận là một tổ chức do quần chúng tự lập chứ không do Đảng Cộng sản lănh đạo. Trong hai năm đầu, Câu lạc bộ phát triển rất nhanh với số hội viên lên đến 20.000 người. Trong số đó có những đảng viên kỳ cựu như Trần Văn Giàu, Trần Bạch Đằng và Trần Nam Trung.

    Với xu hướng Đổi Mới và Cởi Mở của nhà nước Việt Nam đề ra, Câu lạc bộ chuyển hướng từ tính cách tương tế sang thúc đẩy việc chống tham nhũng và lạm quyền trong xă hội. Tháng Tư năm 1988 Câu lạc bộ lập Ban Tư vấn Chính trị để xúc tiến công việc đổi mới.


    Hoạt động

    Câu lạc bộ đă tổ chức nhiều cuộc hội thảo và mít tinh góp ư và phê b́nh đường lối cải cách trong thời kỳ Cởi Mở. Đáng kể là kiến nghị gửi lên chính phủ kêu gọi thực thi bầu cử tự do, không lệ thuộc vào Đảng. Lá thư c̣n đề xướng Quốc hội phải biểu quyết bằng phiếu kín thay v́ lối xướng danh. Kư tên là hơn 100 hội viên gồm có tướng Trần Văn Trà; tướng Nam Long; tướng Phan Trọng Tuệ; Nguyễn Văn Trấn, cựu đại sứ Việt Nam tại Liên Xô; Nguyễn Khánh cựu đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc; và Hà Huy Giáp, cựu Thứ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin.[2] Câu lạc bộ c̣n vận động Quốc hội đưa ông Vơ Văn Kiệt lên làm thủ tướng v́ đường lối của ông được cho là cấp tiến hơn mặc dù Bộ chính trị đă đề cử ông Đỗ Mười. Trước năm 1988, Quốc hội thường biểu quyết thông qua mọi việc y nguyên gần như tuyệt đối theo đề nghị của Đảng nhưng trong kỳ biểu quyết lịch sử đó Quốc hội dồn 168 phiếu cho Vơ Văn Kiệt, tức 36% trên tổng số 464 đại biểu, một tỷ lệ chưa từng có ở nước Cộng ḥa Xă hội Chủ nghĩa Việt Nam.

    Vào Tháng Chín năm 1988, Câu lạc bộ cho ra mắt tờ báo Truyền thống Kháng chiến có những bài chỉ trích việc thống nhất vội vă hai Miền Nam Bắc sau năm 1975. Sau số báo thứ nh́ in ra th́ có lệnh cấm. Dù vậy số báo thứ ba vẫn ra và bị tịch thu.

    Sang năm 1990 th́ hoạt động của hội bị hạn chế và ngừng hẳn v́ nhiều hội viên như Tạ Bá Ṭng, Hồ Văn Hiếu, Đỗ Trung Hiếu, Lê Đ́nh Mạnh đều bị nhà chức trách bắt giam?

    http://vi.wikipedia.org/wiki/C%C3%A2...BA%BFn_c%C5%A9
    Last edited by alamit; 01-05-2012 at 11:52 PM.

  3. #3
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    CS Việt nam tiêu dịêt "Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam VN"?

    Tại sao CS Việt nam tiêu dịêt "Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam VN"?
    Tại sao CS Việt nam tiêu dịêt "Câu lạc bộ Kháng chiến "?
    Đọc hồi kư Trần Văn Giàu, suy nghĩ về ba ông họ Trần
    Tháng Tư 26, 2011 — Lê Mai




    “Câu chuyện mười năm đă kết thúc” khép lại hồi kư Trần Văn Giàu, bằng một cuộc gặp gỡ đầu năm 1988 với Lê Đức Thọ – bấy giờ là cố vấn Ban chấp hành TW ĐCS VN. Trần Văn Giàu: “từ 1954 đến 1976, anh Thọ chưa hề đến nhà riêng tôi, chưa hề gọi tôi lên văn pḥng hay nhà riêng của anh. C̣n tôi th́ tôi quen cái tánh “mọi rợ” là chưa bao giờ tự ḿnh đến thăm bất cứ ai có chức, có quyền lớn hơn tôi – trừ trường hợp duy nhất là cụ Tôn Đức Thắng mà tôi thỉnh thoảng lên thăm, trước hết là v́ anh Hai Thắng cứ vài ba tháng th́ xuống thăm hai vợ chồng tôi một lần”.

    Song, chỉ với một cuộc gặp gỡ duy nhất sau hơn hai mươi năm ấy, sử dụng phương pháp không ai ngờ tới – dùng lối nói ở trong tù, xưng hô “tao, mày” với Lê Đức Thọ, Trần Văn Giàu đă buộc Lê Đức Thọ phải hứa ra nghị quyết minh oan cho ḿnh.

    Ta hăy đọc lại cuộc nói chuyện với Lê Đức Thọ, v́ nó quá đặc sắc:

    “Tao là Giàu, mày, ở khám 8, banh 1, là Khải, Phan Đ́nh Khải; hôm nay chúng ta nói chuyện thân mật như cách đây mấy mươi năm, khi c̣n ở ngoài Côn Lôn…Chúng ta là những người quá 70 tuổi, xấp xỉ 80 rồi, sắp đi theo cụ Hồ rồi. Mấy mươi năm nay, tao chịu những cái hàm oan mà mày, Khải, mày biết hết, biết rơ trắng đen. Chúng ta đều muốn đi theo cụ Hồ một cách thanh thản. Vậy lần này, Thọ về Hà Nội hăy có quyết định rơ, bằng văn bản của Ban Tổ chức Trung ương về tất cả những điều người ta vu cáo cho Giàu, được không? Thọ hứa, hứa trước mặt chị Năm Bi, anh Tào Tỵ, chú Ba Tô Kư”.

    Năm xưa, bản lĩnh, trí tuệ của ông đă thể hiện rất cao trong các cuộc tranh luận với Hoàng Quốc Việt, tuy nó dẫn ông tới hậu quả nhăn tiền. Nay, cuộc gặp với Lê Đức Thọ, chúng ta gặp lại bản lĩnh ấy, trí tuệ ấy – bản lĩnh, trí tuệ của con người làm nên lịch sử, nhân chứng lịch sử và là nhà sử học lớn.

    Đến đây, tôi chợt suy nghĩ về ba ông họ “Trần”: Trần Văn Giàu, Trần Bạch Đằng (Trương Gia Triều) và Trần Văn Trà (Nguyễn Chấn). Sự nổi tiếng của ba ông họ “Trần” không chỉ giới hạn trong phạm vi biên giới VN. Người ta nhanh chóng nhận thấy, sau cuộc chiến mà họ hiến dâng gần trọn đời, h́nh như họ lặng lẽ rút lui về viết sách, viết báo, nghiên cứu lịch sử, tránh xa ṿng danh lợi?

    Đây là mấy câu thơ của Trần Văn Trà, từng là Tư lệnh B2:

    Ra đi hai bàn tay trắng

    Trở về một dải giang sơn

    Trăng xưa, hạc cũ, ḍng sông lặng

    Mây nước yên b́nh, thiên mă thăng

    Thanh thản, như Thánh Gióng về trời – tất nhiên, không phải về trời để mà “vui thú điền viên”. Tâm hồn của con người từng trải qua dâu bể vẫn minh triết, trí tuệ. Nguyên nhân nào khiến một vị tướng có tài, công lao là thế, bỗng dưng muốn “thiên mă thăng”?

    Bất giác, tôi nhớ một đoạn trong hồi kư của Trần Văn Trà. Trong khi đang nói về cuộc họp Bộ Chính trị, Bộ Tổng tham mưu, vấn đề thi hành Hiệp định Pari, ông bỗng xen vào một đoạn luận về đức và tài. Đức, “không có ǵ giống với kiểu người trước mặt tươi cười vồn vă, sau lưng t́m cách đâm nhau, “miệng nam mô bụng một bồ dao găm”. Tài, không phải biểu hiện ở lời nói ba hoa, phô trương, bề ngoài. Nói không đi đôi với làm th́ nói không có giá trị ǵ, lư luận không chứng minh bằng thực tế th́ chỉ là lư luận suông…Ḿnh không gương mẫu nói không ai nghe, gia đ́nh không ḥa hợp gương mẫu th́ nói ǵ xây dựng xă hội trật tự, công minh”. Trong thời điểm đó, ở VN ai cũng rơ, “gia đ́nh không ḥa hợp gương mẫu” là nhân vật nào! Cuốn sách nhanh chóng bị thu hồi – dĩ nhiên, cuốn sách không chỉ có thế.

    Vẫn theo Trần Văn Trà, Bộ Tổng tham mưu chủ trương kế hoạch năm 1975 không đánh lớn, chỉ lo phá b́nh định ở đồng bằng sông Cửu Long. Ở miền Đông, chủ lực không đánh lớn. B2 định đánh Đồng Xoài, Phước Long nhưng Bộ không đồng ư mà chỉ cho đánh nhỏ, giải quyết một số cứ điểm nhỏ trên đường 14. Năm 1975 đánh nhỏ là để tích lũy lực lượng chờ thời cơ cho năm 1976. Lê Duẩn nói trong buổi gặp Trần Văn Trà, có cả Phạm Hùng tham dự, “các anh tung chủ lực ra đánh ngay từ đầu mùa khô, đánh Đồng Xoài và tiếp theo một loạt các trận đánh lớn khác, như vậy là không phù hợp”. Song, nghe Trần Văn Trà và Phạm Hùng giải thích, Lê Duẩn đồng ư cho đánh Đồng Xoài. Sau khi ba chi khu Bù Đăng, Bù Đốp, Đồng Xoài của VNCH thất thủ, ông Trà lại đề nghị cho giải phóng luôn tỉnh Phước Long theo như kế hoạch của B2. Ông Trà điện về Bộ tư lệnh B2 chỉ đạo trận đánh Phước Long, bức điện nhờ Bộ Tổng tham mưu chuyển. Trong khi ông đang nghiên cứu t́nh h́nh trên bản đồ th́ Lê Ngọc Hiền – Phó Tổng tham mưu trưởng đến. Lê Ngọc Hiền đưa ra bức điện, nói chưa cho điện đi, v́ trong điện cho sử dụng xe tăng và pháo lớn, điều mà cấp trên đă dặn không được phép. Ông Trà bực ḿnh mà rằng, là tư lệnh chiến trường, chẳng lẽ tôi không có quyền chỉ huy các lực lượng của tôi sao? Không lẽ điện của tôi lại bị kiểm duyệt và bắt buộc phải sửa đổi ngoài ư muốn của tôi? Yêu cầu đồng chí cho điện đi và đồng chí sẽ phải chịu trách nhiệm nếu điện của tôi bị chẫm trễ, lỡ thời cơ (Trần Văn Trà – Những chặng đường lịch sử của B2 thành đồng).

    Trận Phước Long được đánh giá là “một đ̣n trinh sát chiến lược”, thử phản ứng của Hoa Kỳ và VNCH. Lịch sử VN tŕnh bày kế hoạch giải phóng miền Nam được vạch ra và thực hiện một cách hoàn hảo, gần như mọi việc đă dự kiến trước hết cả! Song, qua hồi kư Trần Văn Trà, chúng ta thấy vấn đề không đơn giản như thế và nó phức tạp hơn rất nhiều!

    Sau năm 1975, cùng sống tại Sài G̣n, ba ông họ “Trần” tiếp tục là những người nổi tiếng trên nhiều lĩnh vực. Có thể nói, sử của Trần Văn Giàu đọc hết sức hấp dẫn, nguồn trí tuệ vô cùng lớn. Các tác phẩm Triết học và tư tưởng, Biện chứng pháp, Lịch sử cận đại VN, Chống xâm lăng…của Trần Văn Giàu có tính chất kinh điển. Người ta tự hỏi, nếu ông theo đuổi sự nghiệp chính trị, liệu có một nhà sử học tầm cỡ như thế không?

    C̣n Trần Bạch Đằng đă quá nổi tiếng trong tư cách một lăo thành cách mạng, một nhà nghiên cứu uyên bác. Sức suy nghĩ, sức sáng tạo, sức viết của ông khó ai có thể sánh kịp. Có tới sáu thư kư mà không kịp ghi lại các ư tưởng của ông. Chỉ cần đi đi lại lại một lúc là ông đọc xong một bài báo cho thư kư ghi. Tết năm 1999, ông viết tới 25 bài báo – một kỷ lục. Ông là chủ tịch đầu tiên của Uỷ ban giải thưởng Trần Văn Giàu.

    Vậy nên, tôi khá ngạc nhiên nghe Xuân Thủy (từng là Trưởng đoàn đàm phán tại Pari của VNDCCH) nhận xét: “cái anh lúc th́ Trần Bạch Đằng, lúc th́ Tư Ánh, lất khất như con lật đật, lúc nào cũng cao ngạo, tỏ ra thông minh xuất chúng, nhưng thực chất rổng tuếch” (Đỗ Trung Hiếu – Tiến tŕnh thống nhất Phật giáo). Rơ ràng, chúng ta khó mà đồng t́nh với đánh giá đó của Xuân Thủy. Trần Bạch Đằng từng là phó ban Dân vận Trung ương, phụ trách công tác tôn giáo vận. Vẫn theo Đỗ Trung Hiếu, ban Tôn giáo Mông Cổ “tỏ ra khâm phục tài năng ông Trần Bạch Đằng”. Họ nghĩ ông Trần Bạch Đằng là ủy viên Bộ chính trị, Trưởng ban tôn giáo Chính phủ!

    Không có người nào trong ba ông họ “Trần” giữ chức vụ cao tương xứng với tài năng của họ. Tại sao? “Xin đừng nghĩ đồng chí rồi th́ không ai xấu nữa. Trong hàng ngũ ta chỉ có chỗ của yêu thương”. Tôi lại càng nhớ các cuộc tranh luận của Trần Văn Giàu với Hoàng Quốc Việt – nhất là thời điểm quyết định số phận ông Giàu. Xét đến cùng, người trí thức chân chính không cần địa vị.


    Đọc hồi kư Trần Văn Giàu, suy nghĩ về ba ông họ “Trần”, tôi xin kết thúc bằng mấy câu thơ của Việt Phương:

    Một phần tư thế kỷ qua đi và có lẽ bây giờ ta đă biết

    Thế nào là thương yêu thế nào là chém giết

    Ta đă thấy chỗ lơm chỗ lồi trên mặt trăng sao

    Những vết bùn trên tận đỉnh chín tầng cao…
    Last edited by alamit; 01-05-2012 at 11:53 PM.

  4. #4
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    CS Việt nam tiêu dịêt "Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam VN"?

    Tại sao CS Việt nam tiêu dịêt "Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam VN"?
    Tại sao CS Việt nam tiêu dịêt "Câu lạc bộ Kháng chiến "?
    Đọc Hồi Kư Trần Văn Giàu (I)
    Nguyễn Văn Lục


    Ông Trần Văn Giàu vừa chết ngày 16/12/2010 vừa qua. Ông là một trong số ít ỏi những người cộng sản kỳ cựu nhất của thập niên 1930-40 c̣n sống ở đầu thế kỷ 21. Chỉ 3 ngày sau khi ông chết, tập Hồi kư của ông, được nhiều người trông đợi, mới được xuất hiện trên hai trang báo điện tử viet-studies và diendan.org ở hải ngoại.

    Sự xuất hiện muộn màng đợi đến khi tác giả vừa nằm xuống là một dấu hiệu vụng về và đáng buồn.

    Trần Văn Giàu
    Nguồn: vietbao.vn
    Hơn thế nữa, tập hồi kư này được ông Trần Văn Giàu viết từ thập niên 1970, nghĩa là cách đây 40 năm nay và phải đợi lúc ông chết, nó mới được cho xuất hiện chỉ ở hải ngoại! Theo ông Nguyễn Ngọc Giao, người có trách nhiệm công bố tập Hồi kư này th́ do “công cụ chuyên chính của chính quyền th́ ra sức theo dơi việc biên soạn, lùng t́m những người đánh máy, tàng trữ với hi vọng thu hồi được bản thảo để hoặc thủ tiêu, cấm đoán xuất, hoặc cắt xén thay đổi trước khi cho xuất bản.”. Nguyễn Ngọc Giao, Hồi kư 1940-1945, Trần Văn Giàu. Dien dan.org

    Đúng là đợi khi chết mới được nói ra lời; nhưng nói không trọn vẹn, nói u ơ, nói ngọng nghịu.
    Như trước đây khi người viết bài này phê b́nh cuốn Hồi kư của Lư Quư Chung ở trong nước khi ông này được ra mắt sách lúc sắp chết, tôi gọi đó là cuốn “Nhật Kư của im lặng”. V́ cuốn hồi kư bị cắt đầu, cắt đuôi, chẳng nói được ǵ. Sau này, liên lạc được với em gái của Lư Quư Chung ở Montréal, bà Lư Thành Lễ. Qua điện thoại, bà Lễ kể cho hay, hôm sách được giới thiệu, vừa mới bán được vài cuốn th́ có “lệnh ở trên” đến tịch thu tất cả.

    Cho nên có thể không lấy làm lạ một đảng viên cộng sản kỳ cựu như ông Trần Văn Giàu đi nữa, ông cũng không thoát khỏi bị trù dập cho đến lúc chết. Gương của luật sư Nguyễn Mạnh Tường c̣n đó; gương của Trần Đức Thảo c̣n đó.

    Nhưng ở mặt lễ nghi th́ ông được “quốc táng” với một danh sách ban tổ chức gồm nhiều nhân vật lănh đạo đảng. Đứng đầu là “đồng chí” Lê Thanh Hải. Đă có nhiều bài viết vinh danh ông bằng thứ “văn chương phúng điếu” như “ông là một nhân cách sáng ngời” giáo sư Tương Lai, Nguyễn Đ́nh Đầu - nhà viết sử nổi lên từ sau 1975 – nói, “Giáo sư Trần Văn Giàu, mất mát chưa có người thay thế.” Dương Trung Quốc viết, “Giáo sư Trần Văn Giàu đă vét cạn đời ḿnh cho nghiệp sử.”.
    Đọc những văn chương phúng điếu ở trên, người viết tâm đắc và thấm thía câu nói của TT. Thích Trí Quang, Nó giết ḿnh hôm nay, mai nó mang ṿng hoa đến phúng điếu!

    Việc ông Trần Văn Giàu phải cất dấu hồi kư lâu như thế th́ chẳng một ai muốn bàn đến. Một phần lớn việc cất dấu tập hồi kư này do chính ư định của ông. Phần khác nó cho thấy sự hà khắc của chế độ ấy ra sao.

    Một chi tiết không thể bỏ qua là ông Giàu cũng như Vơ Nguyên Giáp là những đảng viên cộng sản kỳ cựu nhất, sống đến trăm tuổi (11/09/1911-16/12/2010), như b́nh thường th́ Trần Văn Giàu có thể leo lên đến chức Tổng bí thư Đảng.

    Vậy mà lẽ nào hồi kư cả một đời người lại thu vén vào khoảng thời gian1940-1945?

    Cứ theo lời ông Giàu giải thích th́ “Tôi chỉ viết hồi kư khoảng thời gian 1940-1945 v́ đó là thời gian tôi sống có chất lượng hơn hết trong cuộc đời dài quá 80 năm, sấp xỉ 90 năm. Tôi viết ‘Lời nói đầu’ này ngày 27 tháng 10 năm 1995, sau khi tôi đọc lại bản hồi kư lần thứ ba.” Trích Lời nói đầu, Trần Văn Giàu.
    Với chỉ vỏn vẹn 5 năm, thời gian từ 1940-1945, người đọc hy vọng đọc được ǵ trong khoảng thời gian đó? Bao nhiêu biến cố chính trị kể từ sau 1945 đến 1954, rồi từ 1954-1975 và nhất là từ 1975-2010, chẳng lẽ cả một cuộc đời lăn lóc làm chính trị, hy sinh cho lư tưởng cách mạng chỉ thấy có 5 năm sống có chất lượng, có ư nghĩa?

    Có thể ông có cái lư của ông để chỉ viết Hồi kư 5 năm! Hồi kư để ông có thể giăi bày “nỗi oan” chuyện vượt ngục ở Tà Lài và về vụ Deschamps chẳng hạn.

    - Vụ thhứ nhất về chuyện “vượt ngục” do Pháp dật giây th́ cho đến ngày hôm nay, Ban tổ chức Trung Ương đi đến kết luận là “ Chưa có” chứng cớ là Pháp tổ chức cho đồng chí Giàu vượt ngục. Ông Giàu chỉ muốn giải nỗi oan là thay một chữ chưa bằng chữ không, “ Không có” chứng cớ ǵ.

    - Về vụ Deschamps do ông Giàu khai nhận, tổ chức kết luận: “Việc khai nhận của đồng chí Giàu gây tổn thất cho phong trào cách mạng Nam Bộ và gây tổn thất cho đường giây quốc tế.” Về điểm này, ông Trần Văn Giàu nh́n nhận:

    “Đúng là tôi không được anh hùng như Trần Phú: Trần Phú không hở môi. Tôi có hở môi, nhận một số việc đă rồi, nghĩa là có trách nhiệm trong sự tổn thất. Song Nguyễn Văn Trấn (Prigorny) c̣n sống, làm chứng rằng người khai ra Deschamps không phải là tôi, không một ai bị bắt v́ tôi khai, cả chỗ tôi ở, không ai thấy Giàu dắt Tây về bắt người tra khảo.” (Trích Hồi kư Trần Văn Giàu, phần Lời nói đầu.)
    Điều chúng ta mong muốn là không phải đọc cái hồi kư năm năm mà là Hồi kư 65 năm c̣n lại bị dấu kín, bị quên lăng, bị trù dập khốn đốn, bị nhục nhă, bị “ngồi chơi xơi nước” như kiểu luật sư Nguyễn Mạnh Tường, Triết gia Trần Đức Thảo ở một mức độ nhẹ hơn.

    Ông Nguyễn Văn Trung ở số 57 Duy Tân, cư xá giáo sư đại học Sàig̣n thường qua lại thăm giáo sư Trần Văn Giàu, ở số 77 Duy Tân và kể lại cho người viết như sau, “Ông Giàu sống rất thanh bạch, rất ẩn nhẫn của một trí thức có nhân cách.

    Ông tránh né và không muốn nhắc lại mọi chuyện quá khứ. Nhiều khi bà Giàu cứ kể lể, than văn th́ ông Trần Văn Giàu lại gạt đi không cho kể. Trong vườn nhà ông bà TVG ở Duy Tân đằng sau có cây khế ngọt, Bà Giàu thường phải trèo lên hái những trái khế mang ra chợ để đổi lấy rau trái ăn thêm.”
    Nhưng theo ông Trung, cái nhục của ông Trần Văn Giàu là lúc đầu phường khóm chúng chẳng biết Trần Văn Giàu là ai cả! Loa phóng thanh trong phường gọi réo tên ông Trần Văn Giàu lên nay lĩnh gạo, mốt lĩnh thịt và chắc cả tiền lương! Có thể sau này th́ bọn phường khóm hiểu ra rằng, đang có “một núi thái sơn” của Đảng bị thất sủng ở trong phường của chúng mới hết cảnh réo gọi.

    Chúng tôi sẽ đưa ra một vài chứng từ về mối liên lạc giữa hai người trí thức giữa hai miền và nhất là cuốn sách của ông Trần Văn Giàu phê phán cuốn Nhận Định II của Nguyễn Văn Trung trong kỳ sau.
    Cảm tưởng của người viết bài này là giữa một tập Hồi Kư năm năm và cả một cuộc đời 100 năm, liệu tập Hồi kư này có đủ sức chuyên chở cả cuộc đời của chính tác giả và những biến động chính trị trong dọc dài suốt 65 năm liên quan đến số mệnh dân tộc đất nước?

    Và lời nhận xét của Nguyễn Ngọc Giao sau đây trong “Lời nói đầu” tỏ ra chỉ là một nhận xét ước lệ, có tính cách xưng tụng hơn là thực tế, “Họ là những nhân vật lịch sử, đă góp phần làm nên lịch sử Việt Nam thế kỷ XX.”

    Thực tế cho thấy trong cuốn “Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam” người ta đă cố t́nh vô ư để thiếu tên Trần Văn Giàu!

    Đó là một sai lầm kép của những kẻ làm lịch sử và viết lại lịch sử.

    Phải nói thẳng là cái lỗi lầm lớn nhất trong cuộc đời của Trần Văn Giàu là thủ tiêu, đẩy tất cả các đồng chí đệ tứ vào tử lộ mà cho đến lúc chết, Trần Văn Giàu vẫn phủ nhận trách nhiệm! Ông đă từng nếm trải “cảnh tù êm ái” của thực dân đế quốc, từng phải xa vợ con cả chục năm trời, lẽ nào một người như ông thẳng tay giết những đồng chí v́ chỉ khác đường lối?

    Lỗi lầm thứ hai xảy ra trong nội bộ đảng theo như ông tâm sự với ông Thiếu Sơn, bữa ấy có sự hiện diện của người thủy thủ có trách nhiệm ra Côn Đảo đón nhóm Lê Duẩn, Tôn Đức Thắng về đất liền. Nhưng v́ lư do kỹ thuật đón “muộn”, và bị hiểu lầm là về sợ tranh chỗ. Sự thực th́ chỉ không kịp đón theo như nhân chứng là người thủy thủ có mặt hôm ấy. Việc đón trễ là một chuyện.

    Nhưng theo Nguyễn Ngọc Giao trong cuộc nói chuyện 3 giờ với Trần Văn Giàu, tại Paris th́ khi Lê Duẩn về đất liền, chỉ được Trần Văn Giàu trao cho giữ chức vụ “đơn thuần làm trưởng pḥng du kích Nam Bộ và dường như có ảnh hưởng sau này tới “ tiền đồ chính trị” của Trần Văn Giàu”. Thậm chí sau này ông phải đợi khá lâu mới được trở lại thành phố Hồ Chí Minh sau năm 1975.”

    Cũng theo lời Nguyễn Ngọc Giao, Rất tiếc rằng lúc ấy ông không cho phép tôi công bố việc này, cũng như theo sự thỏa thuận mùa hè năm 1989, 3 giờ phỏng vấn ông ở Paris không được phổ biến lúc sinh thời. Ông c̣n dặn kỹ tôi: ‘Nếu chú viết về việc này, th́ tôi sẽ cải chính đấy.’” (Trích Trần Văn Giàu (1911-2010), Nguyễn Ngọc Giao, cập nhật 18/12/2010, dien dan.org

    Mặc dầu trong tờ Cờ Giải Phóng, cơ quan của Trung ương ĐCS Đông Dương ngày 23 tháng 10 năm 1945, đăng lời kêu họi sát hại phái đệ tứ. Nhưng chính lănh đạo đảng cộng sản cũng phê phán hành động của Trần Văn Giàu! Phải chăng Trần Văn Giàu là nạn nhân của chính sách của Đảng?

    Hồi kư của ông sẽ viết ǵ như biện minh trạng cho những việc làm sát hại các đồng chí cộng sản đệ tứ?

    Tạ Thu Thâu
    Nguồn: tài liệu đặc biệt của Sở Mật thám Đông Dương, do giám đốc Sở, trùm mật thám Louis Marty biên soạn
    Người dân miền Nam trước 1975 chắc c̣n nhớ trước cửa chợ Bến Thành có con đường nhỏ mang tên Tạ Thu Thâu- một nhân vật cộng sản đệ tứ (Trốt kít) đă bị nhóm đệ tam sát hại tại tháng 9/năm 1945, tại Quảng Ngăi - và chính quyền cộng sản đă không quên bôi xóa con đường mang tên Tạ Thu Thâu vào năm 1975- một bôi xóa mang tính cách lịch sử?

    Đối với các bạn trẻ, xin nêu rơ Tạ Thu Thâu là người từng đi du học Pháp, bị trục xuất về nước v́ phản đối án tử h́nh xử 13 chiến sĩ Việt Nam Quốc Dân Đảng. (Trong số 19 người cùng bị trục xuất về nước vào ngày 24-6-1930 trên tàu Athos II ở hải cảng Marseille có tên Tạ Thu Thâu, Trần Văn Giàu, Nguyễn Văn Tạo, Huỳnh Văn Phương, Hồ Văn Ngà, Lê Bá Cang, Phan Văn Chán, v.v…) (Trích Phan Văn Hùm, Thân thế và sự nghiệp, Trần Nguơn Phiêu, trang 355).

    Năm 1989, khi có dịp được qua Pháp, Trần Văn Giàu trước những câu hỏi chất vấn về việc thủ tiêu các nhóm đệ tứ, Trần Văn Giàu quả quyết rằng không phải do chính ông, v́ “những người có trách nhiệm trong thời kỳ đó là Hoàng Quốc Việt, Lê Duẩn và Tôn Đức Thắng. Rời Paris với lời hứa.(cuộc nói chuyện này đă được ghi âm) sẽ “phục hồi danh dự” (réhabilité) cho những người yêu nước bị chết oan, đến nay ông Giàu vẫn im lặng.” (Trích Nh́n lại 60 năm tranh đấu cho Việt Nam, Hoàng Khoa Khôi, trang 290).

    Nhưng kể từ đó đến nay, lời hứa đó đă không hề bao giờ được tôn trọng thực hiện cho đến lúc ông chết.


    Phan Văn Hùm (1902-1946)
    Nguồn: Wikipedia.org
    Cũng trong bài phỏng vấn Trần Văn Giàu của Nguyễn Ngọc Giao, “ông dứt khoát bác bỏ trách nhiệm của ḿnh trong cái chết của Tạ Thu Thâu (tháng 9 năm 1945 tại Quảng Ngăi), nhưng ông giữ im lặng không trả lời câu hỏi của tôi về việc Phan Văn Hùm và các đồng chí đă bị thủ tiêu ở Nam Bộ năm 1946.”

    Về cái chết của nhà Cách Mạng Tạ Thu Thâu cho đến giờ phút này, có thể chúng ta không bao giờ có lời giải đáp chính xác chắc chắn cho câu hỏi: Ai giết? Có thể không phải là ông Trần Văn Giàu giết nhưng cho chỉ thị th́ có. Nghị quyết phải triệt hạ các tay sai đế quốc, phát xít cũng như phải trừng trị đích đáng bọn phản động Trốt Kít. Nhưng mặt khác th́ chính họ lại thủ tiêu mọi chứng từ, giấy tờ, mọi nhân chứng và nếu cần thủ tiêu ngay cả “thủ phạm thi hành” nếu cần.

    Câu hỏi ai giết, ai ám hại Tạ Thu Thâu có thể là một câu hỏi thừa đối với những người cộng sản thứ thiệt! Ai giết cũng được!

    Nhưng chẳng lẽ chúng ta cứ giả vờ không biết để không hỏi. Phải hỏi dù không có câu trả lời.
    Nhưng trong chỗ riêng tư, đă có lần ông thú nhận với ông Thiếu Sơn là ông chỉ sát hại có một người trong suốt thời gian giữ chức vụ Lâm Ủy hành chánh chánh? Người nào th́ ông không nói rơ tên.

    Phải chăng đó là những người có uy tín hàng đầu như Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm, Trần Văn Thạch, Phan Văn Chánh, Trần Văn Sĩ, Phan Văn Hoa? Hay những người khác như Lê Văn Vững, Bùi Quang Chiêu, Hồ Văn Ngà, Trần Quang Vinh, bác sĩ Hồ Vĩnh Kư và vợ là là bác sĩ Nguyễn Thị Sương, Dương Văn Giáo, Huỳnh Văn Phương, Lê Kim Tỵ?

    Muốn hiểu rơ ai đă ra tay giết hại những người này, có nhiều nguồn tài liệu, nhất là tài liệu của các nhóm đệ tứ. Trước hết xin đọc tóm lược tài liệu của ông Nguyễn Kỳ Nam, một nhà báo, một người nhân chứng, tường thuật tại chỗ và có tham dự những buổi họp báo của Lâm Ủy Hành Chánh, trong đó Trần Văn Giàu làm chủ tọa:

    “Buổi nhóm đó có các kư giả.
    Tôi không bao giờ quên khi Trần Văn Giàu mặc áo sơ mi đứng lên tay mặt đập mạnh vào khẩu súng nhỏ mang ở bên hông, để trả lời một câu chất vấn của Trần Văn Thạch .
    Nghe và thấy vậy làm sao không sợ?

    Nhứt là người đứng lên trả lời đó là một cán bộ cao cấp của đảng cộng sản đệ tam (...) Buổi nhóm

    Khoáng Đại Hội Nghị hôm đó, Lâm Ủy Hành Chánh để lộ chân tướng sát nhơn” rơ rệt .
    Tôi nhớ hai người chất vấn: Huỳnh Phú Sổ và Trần Văn Thạch (...)
    Thạch chất vấn Giàu.

    - Ai cử Lâm Ủy Hành Chánh Nbam Bộ? Và cử hồi nào?
    Trần Văn Giàu đứng dạy trả lời.

    - Anh Thạch, tôi biết anh muốn nói ǵ rồi. Anh hỏi: “Ai cử Lâm Ủy Hành Chánh”, chớ thật ra, trong bụng anh nghĩ:” Ta giỏi như vầy mà sao không ai đem ta vào Lâm Ủy”. Vậy tôi xin trả lời: Chúng tôi tạm thời đảm đương Chánh phủ trong giai đoạn này.Sau rồi, chúng tôi giao lại các anh. C̣n trả lời về chánh trị, tôi sẽ gặp anh ở một nơi khác.”

    - Trần Văn Giàu vừa nói câu sau vừa để tay mặt nơi cây súng sáu (...) Pḥng nhóm im lặng như tờ. Mọi người đều nh́n Thạch như biết số mạng của Thạch đă định ... nơi khẩu súng lục kia rồi. Tôi hồi hộp, tim đập mạnh.

    Từ đó, tôi mất hết tinh thần .. Nhiều bạn kư giả ngồi chung quanh tôi xầm x́:

    - Thạch đă tự ḿnh kư tên bản án tử h́nh rồi. Sau đó, Trần Văn Thạch bị giết, không ai c̣n lấy làm lạ nữa.

    (Khi Huỳnh Văn Phương nắm công an, t́nh cờ bắt gặp được hồ sơ của mật thám để lại chứng minh rằng: Giàu có đi lại với Pháp. V́ vậy mà cộng sản không tin dùng Giàu (...) Khi Giàu liên lạc với Arnoux, chánh mật thám Đông-Dương, và Giàu làm tay sai cho Pháp để nhận một số tiền ... Arnoux biết Giàu lợi hại lắm sau này cũng dám phản bội nên khi đưa tiền cho Giàu, họ đặt máy ảnh trong kẹt cửa, chụp bức ảnh, chính tay Giàu thọ lănh số bạc từ tay Arnoux trao .. Bức ảnh này c̣n nằm trong hồ sơ mật của mật thám. Huỳnh Văn Phương đang làm trạng sư được Nhựt đưa vào làm Tổng Giám Đốc Công An, t́m thấy hồ sơ của Giàu, liền cho rọi bức ảnh “Mật” đó ra làm 4 bản, trao cho Huỳnh Phú Sổ, Dương Văn Giáo, Hồ Vĩnh Kư, c̣n một bản Huỳnh Văn Phương giữ làm tài liệu.

    Huỳnh Văn Phương trao 3 bức ảnh cho 3 người để rồi cả ba đều bị ám sát trong những trường hợp khác nhau)

    Riêng Huỳnh Phú Sổ tố giác:

    - Tôi có đủ tài liệu chứng minh rằng. Trần Văn Giàu đă thông đồng với Pháp .. Cho nên, trong nhiều phiên họp, Huỳnh Phú Sổ thường gay gắt hỏi: Ai Việt Minh thiệt? Ai Việt Minh giả? Và ai là Việt gian?

    Trần Văn Giàu, Chủ tịch Lâm Ủy Hành Chánh rơi mặt nạ trong những phiên nhóm này, nên về sau, Huỳnh Phú Sổ bị thủ tiêu, không ai lấy làm lạ nữa?

    Riêng Phan Văn Hùm dè dặt nhất mà cũng không khỏi … Trong một phiên nhóm của Mặt Trận Quốc gia Thống Nhứt, Phan Văn Hùm đưa ra một bức thơ có chữ kư của Trần Văn Giàu chứng minh sự phản bội của Giàu, nhưng Hùm đă tỏ thái độ anh hùng của ḿnh bằng cách lấy bức thư đó lại, đọc cho mọi người nghe, rồi đốt liền, để cho Giàu thấy rằng: một bằng cớ như vậy mà Hùm sẵn sàng thủ tiêu, để sau này không c̣n trong lịch sử.

    Nhưng một tháng sau, khi Sàig̣n tản cư, Hùm lên miền Đông gặp Dương Bạch Mai nói rằng: “Trước chúng ta bất đồng chánh kiến về chánh trị. Nay nước nhà đương cần đoàn kết chống thực dân, tôi tin rằng: “anh sẽ bỏ qua việc cũ..”

    Dương Bạch Mai không trả lời, nhưng lại chỉ cho Hùm vào một pḥng bên trái, tức là một nơi “một vào không ra nữa được”. Người ta gọi là cửa tử.

    Thật vậy, hai hôm sau, Phan Văn Hùm bị thủ tiêu.

    C̣n Trần Quang An?

    Trần Quang An cũng theo Hùm. Nhưng khi thấy Mai đưa Hùm vào “ cửa tử”, Trần Quang An vội vă bắt tay Mai để từ giă:

    - Tôi đến đây thăm anh, anh cho phép tôi về.

    Trần Quang An nói dứt lời, tính quay bước ra ngoài, nhưng Dương Bạch Mai kéo lại, và chỉ cho Trần Quang An đi theo vào một cửa với Phan Văn Hùm.

    Mai nói vắn tắt:
    - Anh cũng vào ngă này chớ.

    - Thế rồi Trần Quang An cũng bị, thủ tiêu như Phan Văn Hùm. Phan Văn Chánh cùng chung một trường hợp như Phan Văn Hùm, Trần Quang An, v́ cả ba cùng di tản một đường.

    Trích tóm lược Hồi kư 1925-1964 của Nguyễn Kỳ Nam, tập II, trang 31.

    Sau này, rất nhiều người trong nhóm đệ tứ đă đồng loạt lên án nhóm đệ tam của Trần Văn Giàu.
    Tài liệu trích dẫn: Ai đă ám sát Tạ Thu Thâu và những người Trốkít Việt Nam? Hoàng Khoa Khôi, Những nhân chứng cuối cùng, Trần Ngươn Phiêu, Bà Phương Lan, Bùi Thế Mỹ trong Nhà Cách mạng Tạ Thu Thâu và Hồi kư Nam Đ́nh, v.v...

    Tác giả Hoàng Khoa Khôi trong tập sách “Nh́n lại sáu mươi năm tranh đấu cho Việt Nam” trang 22, đă lên án nặng nề nhóm đệ tam của Trần Văn Giàu đă giết hại những đồng chí của ḿnh như sau:

    “Khi Lê Văn Vững bị bắn chết trước nhà ở đường Albert 1er, Đa Kao.. Nhiều bạn thân đă nhận diện được các sát thủ trong vụ này thuộc nhóm “công tác thành” của Dương Bạch Mai. (một đồng chí của Trần Văn Giàu. Tiếp theo Dương bạch Mai đă cho vây bắt các danh nhân trong Mặt Trận Quốc Gia Thống nhất như Hồ Văn Ngà, Huỳnh Văn Phương, Dương Văn Giáo, Trần Quang Vinh, Diệp Văn Kỳ cũng như một số nhân vật đệ tứ phải chịu chung số phận như Hồ Vĩnh Kư, cùng vợ là Nguyễn Thị Sương, Trần Văn Thạch. Chưa kể hàng ngàn các tín đồ Ḥa Hảo ở Hậu Giang .. Khẩu hiệu “đánh chung, đi riêng” trở thành chủ trương tàn sát những nhóm “ đi riêng”.

    Họ đặt một số câu hỏi cho Trần Văn Giàu như: V́ sao ông Giàu với danh tiếng sử gia, nhà văn hóa (có người ví ông với Chu Văn An) im lặng. Ông ngại ǵ? Sợ ai? Ở địa vị, tên tuổi (lẫy lừng) của ông, lẽ ra ông chẳng phải sợ ai, ngại ǵ. Trong thời kỳ tiêu diệt người Đệ tứ, vai tṛ của ông Trần Văn Giàu là ǵ? Nhưng ai có thể nghĩ rằng ông không hề hay biết? Một trong những người có thể là hung thủ trực tiếp là ông Nguyễn Văn Trấn (tác giả cuốn sách “Viết cho mẹ và Quốc Hội”) Nhưng ông Trấn trong sách không hề đả động đến chuyện này.

    Nhận xét và so sánh nhà tù thời Pháp thuộc (nhà tù Tà Lài) và trại Cổng Trời (The Heaven Gate Prison) trong cuốn Hồi kư của tác giả

    Theo Trần Văn Giàu trong phần thứ nhất, “Từ ngồi tù khám lớn đến vượt ngục Tà Lài”. Đọc đoạn văn trích dẫn sau đây của ông Trần Văn Giàu mà thấm thía. Ông Trần Văn Giàu chỉ quên không cho biết rơ đă có một người tù nào trong trại tù Tà Lài thời thực dân Pháp đă chết v́ kiệt lực, v́ thiếu ăn, v́ bị giam cầm, bị biệt giam, bị tra tấn tinh thần, bị xỉ nhục hay bị chết v́ bệnh tật v́ không có thuốc men!
    Xin mời 300.000 ngàn “ngụy quân, ngụy quyền” thời VNCH cùng đọc đoạn văn này để cùng suy nghĩ.

    Đường lên trại giam

    Một đường đá nhỏ hẹp dắt đi đâu không biết, cỏ cây mọc tùm lum. Một thầy đội bảo:

    - Đường vào căng đó, chúng ta nghỉ ăn sáng cái đă.
    Lính trải vài tờ nhật tŕnh xuống cỏ, bày bánh ṃi, đồ hộp, b́nh toong nước, ai có phần nấy.

    - Y như hướng đạo sinh đi cắm trại mùa hè!
    - Cứ quất no một bụng rồi sẽ xem ra sao.

    Sinh hoạt tổ chức trong trại giam Tà Lài

    - Phong cảnh Tà Lài khá hữu t́nh. Đồn ngói của Tây, trại tranh của tù như giấu ḿnh trong khu rừng mênh mông đầy muông thú, bên cạnh một con sông lớn nước bao giờ cũng trong và đầy, sông Đồng Nai. Bên kia sông về hướng Tây, một dăy núi xanh biếc (...) Khoảng trên của con sông, dài không biết bao nhiêu kilômét, nước đầy, chảy nhẹ, nhiều cá tôm, có cá sấu; chiều chiều đội đốn tre của anh Phúc thả bè về, quần áo quấn trên cổ, hát giọng chèo đ̣. (...) Một hôm chủ nhật, tốt trời, chúng tôi xin phép tổ chức “thi lội” ở khoảng sông này. Sếp Tây đồng ư (...) Nhiều buổi chiều biểu diễn của Minh (vua bơi lội) cũng được toàn căng tán thưởng, nhiều thầy chú ra xem, đôi khi xếp Tây cũng ra xem. Minh bơi lội như cá và đẹp như khiêu vũ Ba Lê ..(..) Tôi, sếp cùng hàng chục anh em binh lính đứng gác trên chiếc phà cột ở bến. Vui quá là vui! Hai thằng sếp Tây, ở trần trùng trục, tay chống đầu gối cũng hét lên với mọi người. Tôi và Tào Tỵ đứng bên hông hai sếp, cũng hét ḥ.

    - Ba cái nhà đó ở giữa một khu đất rộng chừng bảy, tám mẫu, cây to cao đă bị đốn sạch, nhưng cây nhỏ và cỏ tranh mọc lên rậm ŕ, có nơi lút đầu. Ngày chúng tôi lên tới đó th́ Tây vừa mới làm xong một cái trại dài bằng tranh nứa chứa đựng khoảng năm, bảy mươi người, một cái nhà bếp, một trạm y tế cũng bằng tre. Từ nay về sau, mọi sự xây dựng ở trại giam này đều sẽ do bàn tay của anh em chúng tôi.

    - Hễ c̣n trại tập trung th́ c̣n thực dân Pháp và chiến tranh. Trại tập trung là nhà tù không án, không thời hạn. Giam giữ là chính. Cái chính không phải là đầy ải, bắt lao động.

    - Sinh hoạt tư tưởng xem như là thường xuyên, lính gác cũng được dự, có khi cả xếp Tây nữa.

    - Tháng 10 năm 1940, bọn tôi, có mấy trăm người bị giam ở trại tập trung Tà Lài. Trại nằm sát mé sông Đồng Nai. Tại đây có một bến phà (...) Ở đây, bản làng đồng bào Mạ cách xa Tà lài nhiều cây số, nhưng ngày ngày vẫn có người mang nỏ, mang gùi, xách chà gạc, xách thịt rừng đi qua đây, có khi một vài lít rượu. Đỡ buồn cho tụi tôi biết mấy!

    Kết luận

    Ở căng Tà Lài cuộc sống không đến nỗi cực khổ quá, có thể nói thảnh thơi là khác, được như vậy, không phải do chế độ của trại giam mà do tổ chức tù nhân của chúng tôi; công việc khoán phần lớn ở trong rừng, chỉ có mă ta đi theo cốt để giữ không cho chúng tôi trốn hơn là để thúc bách tù làm. Chỉ một lần sếp Tây đánh một đồng chí một gậy, đồng chí ấy quơ xà beng lên đỡ, tất cả anh em đều đứng lên, xẻng, cuốc, dao, mác trong tay, mắt đổ dồn vào tên xếp Tây, nó khiếp quá, bỏ đi luôn. Từ đó trở đi, không có vụ đánh đập nào nữa.

    Thuốc men không biết đâu là đủ, nhưng sốt rét th́ có kư ninh, uống nước th́ có nước sông lọc bằng thuốc tím. Ở th́ nhà tranh vách nứa, tự làm, nhưng được phát mùng, phát chiếu. Tây nó cốt được yên bằng việc tách tụi tôi khỏi nhân dân, không cốt được kết quả lao động khổ sai.” dcvnews

  5. #5
    Member
    Join Date
    21-02-2012
    Location
    Texas
    Posts
    60

    MTGPMN là con đẻ của đảng CSVN

    MTGPMN là con đẻ của đảng CSVN, nó chỉ là một công cụ trong việc thôn tính Miền Nam VN. Sau khi tóm được con mồi rồi th́ đảng CSVN bẻ ná bỏ đi đó là chuyện đương nhiên mà thôi. Để vớt vát lại phần nào mấy ông trong MTGPMN lập ra Câu lạc bộ kháng chiến; thấy bất lợi, đảng CSVN một mặt bắt bớ, một mặt mua chuộc, nên nó bị tan ră.( Nguyễn Hộ bị bắt, Trần văn Trà bị mua chuộc cấp cho một biệt thự lớn ở Sàigon).

  6. #6
    Member
    Join Date
    21-02-2012
    Location
    Texas
    Posts
    60

    Trần văn Giàu th́ chắc chắn sẽ gặp bác Hồ của y ở tầng cuối cùng của địa ngục

    Trần văn Giàu th́ chắc chắn sẽ gặp bác Hồ của y ở tầng cuối cùng của địa ngục, v́ tay này ra lệnh thanh toán những người Việt yêu nước không CS ở Miền nam, tín đồ Cao Đài, Phật giáo Ḥa Hảo, nhóm CS đệ tứ như Phan văn Hùm, Tạ thu Thâu,... Tay này bị thất sủng v́ ở Miền nam hăng say quá hành động, không chịu sự chỉ đạo của đảng CSVN một thời gian mà y cho là bị mất liên lạc, nên bị đảng đem vụ lúc y bị Pháp bắt đă khai báo đồng bọn ra để hạ tầng công tác của y.

  7. #7
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    CS Việt nam tiêu dịêt "Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam VN"?

    Tại sao CS Việt nam tiêu dịêt "Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam VN"?
    Tại sao CS Việt nam tiêu dịêt "Câu lạc bộ Kháng chiến "?
    Lảnh tụ gốc miền Nam bị CS Bắc Việt hảm hại trù dập.
    Lữ Phương: Vài ghi nhận nhân đọc Hồi kư Trần Văn Giàu.




    Khi mất vào năm 100 tuổi (1911-2010), ông Trần Văn Giàu nổi danh như một nhà giáo dạy lịch sử. Nhưng với bản thân lịch sử th́ ông cũng đă nổi tiếng từ lâu như một người đă tổ chức thành công cuộc khởi nghĩa tháng 8-1945 ở Nam Bộ, và cũng trong quá tŕnh lănh đạo cuộc khởi nghĩa này ông cũng nổi tiếng cả với những đồn đăi rất xấu cho uy tín chính trị của ông. Mục đích hồi kư [1] của ông là nhằm xoá đi cái màn sương mờ đục phủ lên đoạn đời ngắn ngủi nhưng đầy ư nghĩa phức tạp đó – 1940 -1945 –, kể lại một cách chi tiết toàn bộ quá tŕnh ông lănh đạo cuộc khởi nghĩa tháng 8 nói trên ở Nam kỳ, góp tài liệu làm sáng tỏ một vấn đề lịch sử hiện đại của Việt Nam, nhưng đồng thời cũng nhằm mục đích phơi bày sự thật về những kẻ mà ông cho rằng đă dùng những thủ đoạn tồi tệ để bôi nhọ ông, làm ông khổ sở, cho măi đến cuối đời.

    *

    Chúng ta đều biết Trần Văn Giàu là một người cộng sản thuộc thế hệ 30 của thế kỷ trước. Một trong những nhà mácxit đầu tiên của Việt Nam thời bị thực dân đô hộ. Dự tính sang Pháp du học để trở thành một trí thức khoa bảng, ông lại bỏ ngang, gia nhập Đảng cộng sản Pháp và được Đảng này giới thiệu qua học trường Stalin ở Nga (cũng gọi là Đại học Phương Đông, từ tháng 5-1931 đến tháng 8-1932). Chủ nghĩa Marx mà ông tiếp thu vào thời kỳ này là hệ tư tưởng xă hội chủ nghĩa đặc trưng Liên Xô gọi là học thuyết “Mác-Lênin”, có nguồn từ Lenin nhưng dần dà suy thoái qua những luận giải của Stalin : hạ triết học Marx xuống thành một thứ cẩm nang thực dụng, một công cụ phục vụ chế độ toàn trị, coi Liên Xô là trung tâm cách mạng vô sản toàn cầu, Đệ tam Quốc tế do Liên Xô lănh đạo là chỗ dựa vững chắc nhất của phong trào giải phóng dân tộc... Do nguồn gốc đào tạo này, lại hoạt động ở miền Nam, không giao lưu trực tiếp với Trung Quốc, nên tư duy cách mạng vô sản của ông mang đậm sắc thái bôn-sê-vích kiểu Nga, không giống các đồng chí của ông ở miền Bắc, bị tác động khá mạnh lư luận cách mạng Trung Quốc của Mao Trạch Đông. Một cách tự nhiên, theo phong trào cộng sản thế giới lúc bấy giờ ông tin tưởng vô điều kiện rằng Liên Xô là một mô h́nh mácxit đích thực duy nhất, hiển nhiên v́ thế mà xem Đệ Nhị Quốc tế là bọn phản bội xấu xa c̣n bọn Đệ tứ là kẻ thù nội tại nguy hiểm không kém ǵ đế quốc tư bản.
    Chính ông đă nhận rằng quan điểm cách mạng của ông bấy giờ có phần nghiêng về tả khuynh, ảnh hưởng mạnh mẽ từ Đại hội 6 Quốc tế Cộng sản. Ông cũng nhận thêm rằng chính v́ vậy mà suốt một thời gian dài ông không quan tâm đến Nguyễn Ái Quốc [2] – người mà chúng ta biết tư duy cách mạng đă bắt nguồn từ Đại hội 5 QTCS (1924) và Đại hội 7 QTCS (1935), không tham dự Đại hội 6 QTCS (1928) [3]– và thái độ đó của ông chỉ thay đổi khi ông gặp Nguyễn Ái Quốc khi đă về nước lănh đạo và mang tên Hồ Chí Minh. Điều này không được ông Giàu tŕnh bày trong hồi kư nhưng được phân giải khá thành thật ở một nơi khác.[4]
    Môi trường hoạt động của Trần Văn Giàu khá đặc biệt. Hồi kư cho biết cuộc đời “cách mạng chuyên môn” của ông bắt đầu khi tốt nghiệp Đại học Stalin về nước (vào năm 1933) : do xứ ủy cũ vừa bị thực dân phá tan, ông đă phải lo xây dựng ngay xứ ủy mới trong một hoàn cảnh mà ông diễn tả là “Trung ương không có” nên “phải vạch lấy con đường mà đi”. Công việc ấy chưa đến đâu th́ ông bị bắt. Lần thứ nhất 1933, một năm th́ được tha, nhưng lần thứ hai vào 1935 trầm trọng hơn. Bị kết án 5 năm (và 10 năm quản chế), ông không thể tham gia cuộc đấu tranh trên mặt trận báo chí và nghị trường diễn ra công khai ở các đô thị thời Mặt trận B́nh dân từ 1936 dến 1939, nếu có hưởng được dư vang ǵ của phong trào này chỉ là sống được dễ dăi hơn khi ở tù. Đúng hạn 5 năm, về sum họp gia đ́nh chưa đến chục ngày, khi Chiến tranh Thế giới II nổ ra, tất cả mọi h́nh thức hoạt động yêu nước không-cộng sản hoặc cộng sản (dù Đệ tam hay Đệ tứ) đều bị thực dân coi là bất hợp pháp, nên ông đă bị gom ngay vào “căng” Tà Lài (nơi giam giữ những phần tử bị nghi ngờ). Nhưng cũng từ khu rừng miền Đông Nam Bộ này cuối năm 1941, ông đă tổ chức vượt ngục thành công để trở lại hoạt động. Và lần này, trong điều kiện khó khăn hơn trước gấp bội: cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ vào cuối năm 1940 do Trung ương lănh đạo vừa thất bại tan tác.
    Qua những tài liệu liên quan, chúng ta biết rằng do đánh giá t́nh h́nh không chính xác, kế hoạch bị lộ do có nội gián, đặc biệt là sự liên lạc giữa trung ương và địa phương khó khăn, lệnh đ́nh chỉ cuộc khởi nghĩa đến không kịp, sự thất bại đó đă dẫn đến những hậu quả thảm hại chưa từng có cho Đảng cộng sản. Cuộc nổi dậy bị d́m trong bể máu của hàng ngh́n người, những ai sống sót đều thu ḿnh lại trong hoài nghi, bi quan, bất động ; trong khi đó hầu hết các cán bộ lănh đạo kỳ cựu quan trọng của Đảng đều bị bắt và bị giết (như Tạ Uyên, Hà Huy Tập, Nguyễn Văn Cừ, Phan Đăng Lưu, Vơ Văn Tần, Nguyễn Thị Minh Khai…), hoặc bị đi tù (Lê Hồng Phong [chết ở Côn Đảo năm 1942], Lê Duẩn, Dương Bạch Mai, Nguyễn Văn Tạo…). Ông Giàu đă vượt “căng” Tà Lài trong t́nh thế đó và đă phải bắt đầu mọi việc như hồi 1933 : làm lại cuộc cách mạng không có sự lănh đạo trực tiếp của Trung ương Đảng. Do bị tách rời khỏi mọi hoạt động bên ngoài khá lâu, lại thừa kế một khoảng không về tổ chức, ông không có cách ǵ để biết được xứ ủy Nam Kỳ cũ c̣n tồn tại hay không, cũng như không thể biết Trung ương có c̣n tồn tại hay không, do đó cũng không hề biết được ngay vào năm ông tổ chức vượt ngục, lănh tụ Nguyễn Ái Quốc đă từ Trung Quốc về nước tham dự hội nghị Trung ương lần thứ 8 ở Cao Bằng (tháng 5-1941) để thành lập Mặt trận Việt Minh – điều mà trong hồi kư của ḿnh, ông Giàu cho biết đến măi sau ngày 2 tháng 9 năm 1945, khi cách mạng tháng 8 thành công rồi ông mới có được thông tin cùng một lượt với việc nối lại quan hệ với Trung ương.
    Tự ḿnh đảm nhận vai tṛ lănh đạo trong hoàn cảnh đó, những ǵ ông đem ra vận dụng đều dựa vào những điều đă học được tại trường Stalin khoá 1931-1932. Ḷng tin vào cách mạng của ông đă đi theo bước chân của Hồng quân Liên Xô chống phát xít Đức trong Chiến tranh Thế giới lần thứ hai. Sách gối đầu giường của ông về hoạt động là những ǵ Lenin viết về cuộc khởi nghĩa Petrograd 1917, có lẽ v́ vậy mà ông tỏ ra không mấy quan tâm đến những thứ lư luận đặc trưng Trung Quốc do Mao Trạch Đông xướng xuất, như lấy nông thôn bao vây thành thị, chiến thuật biển người, chiến tranh du kích, văn nghệ công nông binh kiểu Diên an, rồi sau này là cải cách ruộng đất, chỉnh phong, chỉnh huấn v.v… Ông Giàu cho rằng phương pháp giành quyền lực cho Đảng cộng sản chỉ có thể thực hiện được bằng cách chuẩn bị thật đầy đủ những chỉ dẫn của Lenin, diễn ra dưới h́nh thức vũ trang của đông đảo quần chúng tại chỗ được chỉ đạo đồng loạt tiến lên chiếm lĩnh các cơ quan đầu năo của nhà nước thống trị, chứ chủ yếu không phải từ ngoài đánh vào, từ xa vận động tới. Ông cho rằng chính đây là định hướng cốt tử để tập trung kế hoạch xây dựng lực lượng thật vững mạnh ngay tại những xí nghiệp, những công sở, những cơ quan yết hầu chiến lược của các thành phố, thị xă… và trong khi nắm vững trọng tâm hoạt động, nếu có quan hệ ǵ đến nông thôn th́ chỉ nên khai thác các vùng phụ cận thành thị để yểm trợ, phối hợp như cất giấu, chế tạo vũ khí, huấn luyện, hội họp, dự trữ, tiếp tế… và cuối cùng trong cao trào nổi dậy sẽ kéo lực lượng ven đô về cùng tác chiến chung với các trung tâm.
    Ông Giàu cho biết, trong các văn bản của Đảng Việt Nam, ông chỉ dựa vào Nghị quyết lần thứ 6 của Trung ương họp tại Bà Điểm cuối năm 1939, do tổng bí thư Nguyễn Văn Cừ chủ tŕ. Nhưng hoàn cảnh tiếp cận văn bản đó thật li kỳ : hồi c̣n ở Tà Lài ông chỉ nghe qua do các bạn tù phổ biến, nay muốn nghiên cứu lại th́ sau khi hỏi han không gặp được ai nhớ lại cho đầy đủ, cuối cùng mới may mắn t́m được một số đoạn chép tay rời rạc giấu trên mái lá của chuồng trâu trong nhà một đồng chí quen biết! Cố gắng tiếp thu cái thần của nó rồi đem so sánh với những điều mà ông biết trước đó, ông nhận thấy đă có sự di chuyển quan trọng về chỉ đạo chiến lược : trong hai nhiệm vụ phản đế và cải cách điền địa của cách mạng tư sản dân quyền do giai cấp vô sản lănh đạo, thay v́ nghiêng về hướng cải cách điền địa như nhiều năm trước đây, Nghị quyết 1939 đă đưa vấn đề chống đế quốc lên hàng đầu, coi đó như nhiệm vụ “chính cốt”. Điều này phù hợp hoàn toàn với t́nh thế bấy giờ ở Việt Nam, khi chiến tranh nổ ra đẩy các thế lực đế quốc vào chỗ suy yếu tạo điều kiện cho các thuộc địa vùng lên giành độc lập và gác lại các vấn đề khác của cách mạng vô sản. Nhận định này của Trần Văn Giàu, tuy không được chỉ đạo của Trung ương nhưng cũng phù hợp với Nghị quyết của Trung ương tháng 5-1941, coi thời cơ giành độc lập đă đến, chủ yếu khai thác triệt để sự xâu xé lẫn nhau giữa Pháp và Nhật, biểu hiện rất rơ qua chỉ thị “Nhật Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta” và đă lănh đạo thành công khởi nghĩa ở Bắc và Trung.
    Xứ uỷ Nam Kỳ – do ông vận động thành lập vào tháng 10 năm 1943 và được bầu làm bí thư –, v́ cách bức về liên lạc, không nhận được bất cứ chỉ thị nào của Trung ương, nhưng cũng đă nh́n thấy cơ hội đó, để có những hành động thích hợp và đă thành công. Điều đó đă biểu hiện rơ ràng qua nhận thức của ông Giàu trong việc xác định “đối tượng trực tiếp” mà khởi nghĩa cách mạng cần đánh đổ ở Nam kỳ: đó sẽ không phải là thực dân Pháp (v́ đă bị Nhật tước khí giới) cũng không phải là phát xít Nhật (v́ Nhật đă đầu hàng) mà là “chính quyền bù nh́n” do Nhật dựng nên, mà chính quyền này lại “đang rệu ră và không có ư chí đề kháng đáng kể”, cho nên nếu trung lập hóa được quân Nhật th́ việc đánh đổ chính quyền ấy “sẽ thành công nhanh chóng và không gặp khó khăn ǵ lắm”. Phân tích ấy của ông Giàu xác nhận rằng tương quan lực lượng đă thay đổi hoàn toàn có lợi cho cách mạng. Và điều đó hàm nghĩa rằng các đảng phái, tôn giáo phi cộng sản, dù có quần chúng và vũ khí, xưa nay thường dựa vào phát xít và thực dân để hoạt động nay hoàn toàn thất thế. Vấn đề chỉ c̣n là thời cơ và thời cơ cũng đă đến như một món quà giúp những chuyên viên nổi dậy mở màn và chấm dứt cuộc giành chính quyền nhanh chóng và không mấy khó khăn : ngh́n năm có một, một khoảng trống về quyền lực nhà nước đă xuất hiện, khi cuộc đảo chính ngày 9-3-1945 của Nhật đối với Pháp diễn ra rồi sau đó không lâu Nhật phải đầu hàng vô điều kiện (14-8-1945) v́ hai trái bom nguyên tử của Mỹ.
    *

    Ông Giàu cho rằng những cố gắng của ông dù sao cũng chỉ là những ṃ mẫm “bất đắc dĩ”, không tránh khỏi sai biệt và cả sai lầm khi so với đường lối của Trung ương. Đọc hồi kư ông viết, không thấy ông nói đến những sai lầm, cũng không thấy nhắc đến những điều ông bị Trung ương phê phán một cách chính thức, nhưng chỉ thấy ông nói đến những sai biệt và cho rằng những sai biệt ấy là sự vận dụng những nguyên lư vào những điều kiện khác nhau, vấn đề là xét xem sự vận dụng ấy có mang đến thành công hay không. Biện luận này của ông đă được thực tế xác nhận qua những chuẩn bị chu đáo của xứ uỷ Nam Kỳ về mặt chủ quan để đón nhận những thuận lợi do thời cơ mang đến.
    Tuy vậy, khi đem đường lối mà ông Giàu áp dụng ở miền Nam, so với đường lối Trung ương để xét vấn đề một cách tổng thể, chúng ta thấy nhiều so le quan trọng, quan trọng nhất là thiếu một nội dung cụ thể để h́nh thành mặt trận dân tộc thống nhất chống đế quốc trong t́nh h́nh đặc biệt của Việt Nam vào lúc bấy giờ. Mọi người đều biết, trong khi Trung ương, chủ trương cố ư che giấu bớt nguồn gốc cộng sản của chính quyền mới thành lập (sau đó không lâu đă phải công khai tuyên bố giải tán Đảng để đưa vào bí mật) th́ trong cuộc diễu hành 2 tháng 9 ở Sài g̣n, như ông Giàu đă mô tả trong hồi kư, cờ búa liềm lại quá nặng v́ quá lớn khi được dương lên ! Mọi người cũng đều biết, trong t́nh thế bị cách biệt hoàn toàn với với “phe dân chủ ” (cách mạng Trung Quốc chưa thắng lợi), lại bị đủ loại thế lực chống cộng sản (trong và ngoài) bao vây tứ phía và thực dân Pháp th́ chuẩn bị trở lại phục hồi sự thống trị bằng vũ lực, Trung ương đă chủ trương hoà hoăn, thương lượng bằng nhiều cách để chuẩn bị đối phó th́ trong Nam ông Giàu, mặc dầu hiểu rơ sự cần thiết của Mặt trận, nhưng vẫn cứ bám chặt vào những chuẩn mục cách mạng vô sản mà Lenin đă áp dụng ở Petrograd, qua đó phân tuyến ta địch để xử lư các vấn đề nẩy sinh, nhất là trong nội bộ dân tộc.
    Trước những khác biệt về chủ trương chiến lược đó, thái độ của ông Giàu với một số cán bộ lănh đạo Trung ương, đặc biệt với Hoàng Quốc Việt là người đại diện của Trung ương được cử vào Nam sau ngày 2-9-1945, có nhiều điều phức tạp hơn những ǵ ông đă viết. Không phải ông không đúng khi cùng với Phạm Ngọc Thạch phản đối lệnh của Hoàng Quốc Việt giải tán Thanh niên Tiền phong v́ tổ chức này thực chất do xứ uỷ lập ra nhờ khôn khéo tranh thủ được sự đồng ư của Nhật, dùng làm b́nh phong tập hợp một cách rộng răi công khai và các tầng lớp quần chúng chuẩn bị cho khởi nghĩa và thực tế đă đóng vai tṛ cực kỳ lợi hại trong khởi nghĩa. Sự phẫn nộ của ông Giàu cũng chính đáng khi thấy Hoàng Quốc Việt đứng ra xin tha cho Trần Văn Vi v́ ông này trong khi được xem là nhân vật số 1 của xứ uỷ Giải phóng lại chính là người, theo sự tŕnh bày của ông Giàu, “đă dẫn đầu mấy ngàn tín đồ Hoà Hảo có vũ trang kéo vào Cần Thơ, tháng 9 năm 1945, đ̣i nắm chính quyền trên 7 tỉnh miền Tây Nam Bộ”. Chúng ta không có điều kiện để biết lư do hành động thật sự của Hoàng Quốc Việt, nhưng giả định sự tŕnh bày của ông Giàu là đúng trong những trường hợp nói trên, th́ một cách khách quan cũng không v́ thế mà có thể cho rằng trong rất nhiều trường hợp thái độ của ông Giàu là đúng hoàn toàn.
    Hăy thử so sánh chủ trương của xứ uỷ Nam kỳ qua ứng xử của Trần Văn Giàu với ứng xử của Trung ương qua hành động của Hồ Chí Minh – thí dụ đối với vua Bảo Đại, với phe Tàu Tưởng (có cả những lực lượng bản xứ tùng theo để chia quyền với cộng sản) sang Việt Nam giải giới quân Nhật, với việc thương lượng với thực dân Pháp để có thời gian chuẩn bị cho cuộc tranh đấu mới … – th́ không thể cho rằng ư kiến của Hoàng Quốc Việt, với tư cách đại diện của Trung ương, là sai lầm trong mọi trường hợp. Nhất là những ứng xử liên hệ đến sách lược liên minh hành động với những thế lực bản địa (như với phe Hoà Hảo và Đệ Tứ…) hoặc các quyết định có ảnh hưởng tới cuộc chiến đấu toàn cục (như phát lệnh kháng chiến toàn quốc). Nh́n chung, ta có thể cho rằng nếu đường lối của xứ uỷ Nam kỳ do ông Giàu lănh đạo đă sáng tạo ra những h́nh thức táo bạo, linh hoạt, tạo được sức mạnh vượt qua các phe phái (thân Nhật, phi cộng hoặc chống cộng) để tiến lên giành quyền lực cho cách mạng th́ xét trên tổng thể và lâu dài lại không hoàn toàn thích đáng.
    Ư nghĩa của đường lối ấy chỉ tỏ ra có hiệu lực tích cực vào một thời cơ đặc biệt thuận lợi nào đó về mặt chiến thuật, ở đó cuộc khởi nghĩa có điều kiện phát triển tốt nhất và kết thúc nhanh chóng nhất ngay tại các trung tâm đầu năo của địch theo mô h́nh Petrograd – nói cụ thể là vào khoảng từ 9-3-1945 (ngày Nhật đảo chánh Pháp) đến 14-8-1945 (ngày Nhật đầu hàng đồng minh), chứ không thể vượt khỏi thời điểm ấy để trở thành định hướng cho cả giai đoạn cách mạng dân tộc dân chủ chống đế quốc mà nội dung của nó đă được khẳng định từ lâu về mặt lư luận là cuộc cách mạng tư sản dân quyền trong đó mặt trận dân tộc thống nhất là công cụ quyết định để Đảng cộng sản tập hợp lực lượng thực hiện các chương tŕnh tối thiểu của ḿnh.
    *

    Khi nh́n lại mọi việc, chắc hẳn ông Giàu biết rơ điều đó và cũng chỉ muốn Trung ương Đảng thông cảm với tinh thần trách nhiệm cách mạng cao nhất của ông trong những giới hạn của hoàn cảnh mà ông không thể vượt qua, quan trọng nhất là không thể liên lạc được với Trung ương trong suốt quăng thời gian nói trên. Tuy vậy khi đọc hồi kư của ông chúng ta lại thấy ông tỏ ra khá bực bội với “mấy ông lớn trong Trung ương”, trong đó có Trường Chinh và Hoàng Quốc Việt, nguyên nhân như ông tŕnh bày là do ông nghĩ rằng mấy “ông lớn” đó, đặc biệt Hoàng Quốc Việt, đă đứng hẳn về phía những kẻ đă đặt điều vu cáo cho ông nhiều tội lỗi tầy đ́nh nên luôn luôn tỏ ra thành kiến và đánh giá ông một cách không công bằng, ngay trong những ngày diễn ra cách mạng tháng 8 và cả về sau này nữa.
    Hồi kư của ông đă để ra nhiều đoạn nói đi nói lại nhận định này mà theo sự tŕnh bày của ông là hoàn toàn bất công và sai sự thật, bao gồm mấy việc quan trọng như sau : 1935, bị bắt ông đă đầu hàng và khai báo một đảng viên cộng sản Pháp có nhiệm vụ liên lạc với Đông Dương; 1941 ông được Pháp tổ chức cho vượt “căng” Tà Lài để ra ngoài giả bộ hoạt động cách mạng nhưng thật sự là “phá cộng sản”; 1944 không hiểu sao người ta lại cho rằng ông đă chỉ điểm một đồng chí ở Trung ương được cử vào Nam để điều tra “vụ Trần Văn Giàu” ; 1945 theo Nhật lập ra Thanh niên Tiền phong và lấy “cờ vàng sao đỏ” làm biểu tượng cho tổ chức này để đối lại với “cờ đỏ sao vàng” của Việt Minh. C̣n nhiều chuyện khác nữa nhưng kết lại mọi việc đều quy về một tội khủng khiếp đối với một người Việt Nam và hơn nữa một người Việt Nam theo nghề “cách mạng chuyên môn” : đó là tội thoả hiệp có hệ thống với các loại kẻ thù của dân tộc, từ Tây đến Nhật, để bán đứng đồng chí và phá hoại cách mạng. Một cái tội như vậy thật đáng chết, như phe xứ uỷ Giải phóng đă từng tuyên án đối với ông, thực chất chỉ là hoàn toàn vu cáo, vậy mà sau này khi ra công tác ở chiến khu Việt Bắc 1951, ông đă bị Hoàng Quốc Việt dựa vào đó để hỏi cung suốt một buổi tối chỉnh huấn, có một anh cố vấn Tàu “trẻ bân” ngồi nghe bên cạnh một tay phiên dịch !
    Đối với một người cộng sản kỳ cựu như ông, những cung cách ứng xử miệt thị và nghi ngờ ấy là cực kỳ đau đớn, nhục nhă cho nên sau nhiều lần muốn chết đi cho xong, ông đă gượng dậy, quyết chí bỏ công đi t́m nhân chứng, hồ sơ, lật lại các sự việc để minh oan cho ḿnh, kết quả là trong rất nhiều trang hồi kư từng việc một đă được xới lại và xuất hiện trở lại với những chi tiết thực sự của chúng. Tất cả đều chứng minh là ông vô tội. Tất cả đều được ông kết luận là do sự vu cáo của hai nhân vật trong xứ uỷ Giải Phóng tên là Trần Văn Vi và Bùi Văn Dự mà ra. Chính những kẻ xấu này đă t́m cách vu cáo ông tạo nên nghi kị của Trung ương với ông.
    Vấn đề “hai xứ uỷ” [5] trong thời kỳ Cách mạng tháng Tám ở Nam Bộ chủ yếu với hai nhân vật Trần Văn Vi và Bùi Văn Dự nói trên (ông Giàu không kéo vào đây một số nhân vật khác) v́ vậy đă trở thành đầu mối gây nên oan khuất cho ông. Theo sự tŕnh bày của ông th́ cái gọi là xứ uỷ Giải phóng này chỉ bao gồm một số phần tử rất ít của xứ uỷ cũ c̣n sót lại sau cuộc khởi nghĩa thất bại năm 1940, không hoạt động ǵ cả mà chỉ nằm im chờ thời. Sau khi ông Giàu lập ra xứ uỷ mới (tháng 10-1943) và hoạt động một thời gian, đến tháng 4-1945 (sau Nhật đảo chánh) th́ từ “căng” Bà Rá trở về, Trần Văn Vi mới cho khôi phục lại xứ uỷ cũ ở Mỹ Tho, có Bùi Văn Dự làm phó (và v́ có cơ quan tuyên truyền mang tên Giải phóng, nên gọi là “xứ uỷ Giải phóng” để phân biệt với xứ uỷ do ông Giàu lập ra mang tên “xứ uỷ Tiền phong” v́ có tờ báo mang tên Tiền phong). Nghe biết việc này ông Giàu đă t́m cách gặp họ để đặt vấn đề thống nhất nhưng không có kết quả sau nhiều lần thương lượng; và lư do họ nêu ra để không thể hợp tác được với Trần Văn Giàu là v́ Trần văn Giàu là một Việt gian phản cách mạng với nhưng tội lỗi đă kể trên, đính chính thế nào họ cũng không nghe. Trong hồi kư, sau khi ngẫm nghĩ cả một đời, ông Giàu vẫn viện ra ác ư, ḷng đố kị tầm thường của con người để giải thích sự vu cáo đó. Ông nói rằng nếu như ḿnh là một anh bí thư của một chi bộ xă ở một xó Đồng Tháp Mười nào đó th́ chẳng sao, nhưng đằng này ông lại là bí thư xứ uỷ lừng lẫy tên tuổi và tài năng nên mới bị ganh ghét, như ư nghĩa một câu Kiều : chữ tài liền với chữ tai một vần ! Có chỗ ông nại thêm lư do : trong khi ông t́m mọi cách mà không gặp được Trung ương để giải thích th́ do họ liên lạc được nên họ mới có cơ hội để gièm pha làm cho Trung ương hiểu sai về ông.
    Giả sử như tin vào những ǵ ông Giàu tŕnh bày chúng ta không thể không nêu ra câu hỏi sau đây : tại sao với một sự vu cáo tầy trời như vậy mà nhiều lần cho điều tra, Trung ương vẫn cứ tin vào lời lẽ vô lư, thiếu bằng cớ của những kẻ cố ư hại người đó ? Nhất là dễ tin đến mức suốt trong một thời gian dài, trong khi vẫn tiếp xúc với phe Giải phóng để nghe họ th́ Trung ương lại cố t́nh né tránh không liên lạc trực tiếp với ông để làm cho ra lẽ ? Ông cũng cho biết từng đưa nhiều người ra Bắc liên hệ để tường tŕnh mọi việc nhưng kết quả lại tồi tệ hơn : cuối cùng Hoàng Quốc Việt đại diện Trung ương vào Nam không phải để giải oan hoặc xử lư ngay cho ông mà phải sau một thời gian xảy ra bất đồng rồi mới kết luận rằng Trần Văn Giàu “vô kỷ luật, vô chính phủ” phải được (cùng với Phạm Ngọc Thạch) đưa ra Bắc !
    *



    NGUỒN : Thời Đại Mới số 21, tháng 5.2011
    Last edited by alamit; 02-05-2012 at 10:36 PM.

  8. #8
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    CS Việt nam tiêu dịêt "Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam VN"?

    Tại sao CS Việt nam tiêu dịêt "Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam VN"?
    Tại sao CS Việt nam tiêu dịêt "Câu lạc bộ Kháng chiến "?
    Lảnh tụ miền Nam bị bè phái CS Bắc Việt trù dập.
    Lữ Phương: Vài ghi nhận nhân đọc Hồi kư Trần Văn Giàu

    P2


    Chúng ta cảm động khi đọc những lời thống thiết của một người viết hồi kư mà mục đích không có ǵ hơn là muốn đ̣i lại sự thật cho ḿnh để được thanh thản ra đi vĩnh viễn, nhưng rất ngần ngại khi xem những lư giải của ông về những oan khuất mà ông phải chịu đựng là hoàn toàn thoả đáng. Ông đă nhập hai vấn đề làm một : một bên là những lời vu cáo giả định đến từ những kẻ ganh ghét ông và một bên là những sai biệt, có thể nói cả những bất đồng, của ông với Trung ương và bị Trung ương phê phán. Thực sự đó là hai vấn đề mà cái logic toát ra từ những ǵ ông viết trong hồi kư đă cho chúng ta thấy như vậy : hai vấn đề dó khác nhau, mỗi vấn đề có những tính chất riêng, có quan hệ với nhau nhưng không đồng nhất. Vấn đề khác biệt về đường lối giữa xứ uỷ Nam Kỳ với Trung ương đă được nói ở trên : nó bộc lộ thật rơ trong quan điểm lư luận về cách mạng dân tộc dân chủ giữa hai bên và cả trong việc ông Giàu bày tỏ quyết liệt sự bất đồng của ḿnh với Hoàng Quôc Việt sau ngày 2 tháng 9 ở Sài g̣n trong một số chủ trương cụ thể. Những sai biệt và bất đồng này là có thật, phần lớn do hoàn cảnh khách quan quy định, không thể dựa hoàn toàn vào những tị hiềm cá nhân để giải thích.
    C̣n về những ân oán giữa ông và mấy nhân vật của xứ uỷ Giải phóng có thể cũng không hoàn toàn đơn giản như ông diễn giải. Những điều mà họ vu cáo cho ông cực kỳ trầm trọng, trong thực tế chỉ là những tin đồn. Có thể do ganh ghét cá nhân mà bịa ra nhưng vẫn chỉ là tin đồn, không thể bỗng dưng dựng nên những chuyện động trời như vậy mà có thể làm hại ngay được người ta, bằng cớ là uy tín của ông – trừ việc bị phe chống đối bên ngoài bôi nhọ (cho đến nay vẫn bị những chuyên viên chống cộng tiếp tục khai thác) –, lại không hề sứt mẻ đối với quần chúng, với các đồng chí của ông trong xứ uỷ do ông lănh đạo, với cả những người từ chối “khử” ông khi được phe Giải phóng xúi giục, do đó việc chuẩn bị cuộc khởi nghĩa cho đến ngày thành công đă không bị ảnh hưởng. Phân tích theo một hướng khác, cũng có thể xem những tin đồn ấy đă bắt nguồn từ những sự kiện đáng nghi ngờ mà v́ một lư do nào đó, chưa thể xác minh hoặc xử lư nên có thể kéo dài trong dư luận, khiến những mơ hồ ban đầu trầm trọng thêm v́ những đồn đăi mới, những yếu tố mới nẩy sinh trong đó không thể không nói đến những bất đồng về quan điểm giữa các nhóm khác nhau trong bản thân hàng ngũ cách mạng trước t́nh h́nh mới ở Nam Bộ, nhất là trong điều kiện thiếu vắng sự lănh đạo trực tiếp của Trung ương.[6]
    Dù sao th́ tạm gác lại những khía cạnh phức tạp khác của vấn đề chưa có điều kiện để làm rơ ở đây (nhất là quan điểm đầy đủ và khách quan của nhóm “Giải phóng”) mà chỉ xét chuyện họ quy tội ông Giàu, chúng ta thấy trong tất cả các thứ mà họ nêu ra đều liên hệ đến chuyện “làm tay sai cho địch”, thật ghê gớm đối với nội bộ những người cộng sản, nhưng nh́n sâu vào hiện tượng th́ trong đó lại có những chuyện ai cũng có thể nhận ra sự phi lư của chúng và có thể phủ nhận hết sức dễ dàng – như ông Giàu đă làm – v́ có rất nhiều người hợp tác với ông, biết rơ sự việc vẫn c̣n sống và đang giữ những chức vụ quan trọng có thể viện ra làm nhân chứng (như trong chuyện vượt “căng Tà Lài”, chuyện “cờ vàng sao đỏ” của Thanh niên Tiền phong…). Tuy vậy trong những tố cáo lại có một chuyện khởi đầu hơi mập mờ đó là việc năm 1935 một đảng viên cộng sản Pháp làm nhiệm vụ liên lạc với Đông Dương tên là Deschamps bị bắt sau khi ông Giàu đi tù không lâu, từ đó sinh ra nghi vấn đây đó về việc người đảng viên liên lạc bị bắt là do ông Giàu khai báo. Ông cho đó là không đúng nên sau này đă t́m ra mọi bằng cớ chứng minh được rằng kẻ khai báo Deschamps là một nhân vật khác, không dính dáng ǵ đến ông. Nhưng vào lúc bấy giờ, phần ông th́ tiếp tục ở tù (5 năm), phần “đoàn thể” của ông th́ v́ hoạt động trong bí mật, cách bức, chưa có cơ hội để thẩm tra, cho nên mọi việc đă trở thành tiếng đồn treo lở lửng trên số phận chính trị của ông, rất dễ để những người ganh ghét hoặc bất đồng với ông khai thác. Tiếng đồn đó là có cơ sở trong thực tế chứ không phải vu vơ. Nếu Trung ương có bị tác động bởi những báo cáo loại này từ nguồn tin của “phe Giải phóng” th́ cũng chỉ là những thông tin để cảnh giác và điều tra chứ không thể để tuỳ tiện và dễ dàng kết luận như ông đă suy luận rằng “các ông lớn Trung ương” đă đứng về phe bên kia để “trù” ông.
    Trong phần cuối của hồi kư, ông Giàu có kể một sự kiện chứng tỏ nhận xét trên đây là có cơ sở : đó là việc đầu năm 1988 ông được Lê Đức Thọ – mệnh danh lăo Sáu Búa lừng danh mà chỉ nghe tên ai cũng ớn – mời cơm cùng một số đồng chí lăo thành tại Sài g̣n, nhân đó ông có đề nghị Lê Đức Thọ khi về Hà Nội can thiệp với Ban tổ chức Trung ương ra văn bản khẳng định tính chất không có cơ sở của những vu cáo về ông bấy lâu nay. Lời đề nghị được chấp nhận và một tháng sau ông Giàu nhận được quyết nghị do Nguyễn Đức Tâm (đang làm Trưởng ban Tổ chức Trung ương thay Lê Đức Thọ) kư, trong đó có những xác nhận làm ông hài ḷng, duy chỉ có vụ Deschamps 1935 th́ vẫn quy trách nhiệm cho ông. Tất nhiên ông Giàu khiếu nại v́ ông vẫn cho là ḿnh vô tội, mặc dù những ǵ ông kể trong hồi kư về vụ này c̣n có nhiều chỗ mập mờ (nhất là việc ông nhận khi bị bắt có khai này nọ, chứ không kiên cường được như Trần Phú) làm người ta có thể suy diễn vấn đề theo hướng khác. Dù sao với một nhà cách mạng trung kiên như ông th́ một cái kết thúc như vậy cho cả một đời buồn phiền v́ tai tiếng cũng có thể gọi được là thắng lợi “về cơ bản” rồi.
    Điều đó chứng tỏ rằng, nếu có bị Trung ương phê b́nh th́ những phê b́nh ấy chủ yếu không hề phát xuất từ mấy chuyện ông bị vu cáo đă bán ḿnh cho Tây, cho Nhật: mấy chuyện động trời này mà lúc bấy giờ bị Trung ương cho là cần xử lư th́ đời ông chắc hẳn đă chuyển sang hướng khác hoàn toàn rồi. Trái lại, sau ngày 2 tháng 9, 1945, sau khi bị Hoàng Quốc Việt ngưng chức xứ uỷ Nam kỳ, chuyển ông ra Bắc gặp Trung ương (chắc chắn là để kiểm điểm), khi ông đề đạt nguyện vọng được sang Mặt trận Biển Hồ (Campuchia) hoạt động tiếp tế cho kháng chiến Nam bộ th́ được chấp nhận ngay, không có ǵ cần thẩm tra lâu dài. Đầu năm 1947, ông được điều động về Việt Bắc đảm nhận chức vụ Tổng giám đốc Nha Thông tin. Năm 1951, trong một đợt chỉnh huấn theo kiểu Mao, bị Hoàng Quốc Việt đem chuyện cũ ra hoạnh hoẹ, nhưng cũng chẳng làm ǵ được ông. Năm ấy ông vẫn tham gia Bộ giáo dục, để từ đó về sau luôn nhận lănh các chức vụ quan trọng trong ngành này. Trong lí lịch của ông, vụ Deschamps thực sự chỉ c̣n là một vết mờ, dù chưa xoá hẳn được nhưng chẳng liên can ǵ đến những vu cáo động trời từng đồn đăi trong dư luận.
    *

    Trong lời nói đầu của cuốn hồi kư của ḿnh, ông Giàu có viết ḍng sau đây : “Tôi chỉ viết hồi kư khoảng thời gian 1940-1945 v́ đó là thời gian tôi sống có chất lượng hơn hết trong cuộc đời dài quá 80 năm, xấp xỉ 90 năm”. Thực sự th́ với tuổi đời 100 năm hiếm có của ông, ông đă bỏ ra hết 80 năm (ông bắt đầu hoạt động khi 20 tuổi) theo đuổi cuộc cách mạng cộng sản, ở nhiều nơi, làm nhiều việc, đáng chú ư nhất là 50 năm trong ngành giáo dục, nhưng khi viết hồi kư ông chỉ viết về 5 năm ngắn ngủi, 1940 đến 1945, ngắn ngủi nhưng ông cho rằng đó là thời gian ông “sống có chất lượng hơn hết”. Nói cho chính xác về khoảng thời gian này th́ phải tính từ cuối năm 1941 khi ông vượt “căng” Tà Lài ra hoạt động cho đến ngày ông lănh đạo thành công cuộc khởi nghĩa tháng 8 ở Nam bộ. Hầu hết thời gian trước khi ra khỏi Tà Lài ông đều sống trong tù. Sau ngày 2 tháng 9, 1945, không theo thủ tục quy định do Hoàng Quốc Việt đề ra, ông đă tự tiện phát tán “Lời kêu gọi kháng chiến”, để liền sau đó tự nói với ḿnh: “Thế là đời chính trị của Trần Văn Giàu đă hết”.[7] Có nghĩa là cuộc sống “có chất lượng” của ông gom vào những ngày tháng ngắn ngủi ấy cũng đă hết.
    Hiểu theo nghĩa rộng th́ thật sự sau đó ông vẫn chưa dứt khỏi nghề làm làm chính trị v́ ông vẫn c̣n là một đảng viên cộng sản và c̣n tin tưởng mănh liệt vào Lenin (và cả Stalin) mà ông thần phục từ thời thanh niên. Nhưng có một cái ǵ đó không c̣n ǵ là khí thế vốn có của ông trong mấy ḍng chữ sau đây : “Kiểm lại, tôi thấy trong hơn ba, bốn mươi năm bị hàm oan, tôi không hề rời công tác, việc ǵ giao cho dầu nhỏ tôi cũng làm tṛn, không giao việc ǵ th́ tôi viết sách, viết báo, dạy học và tôi đă đạt những thành tựu tôi mong muốn, giữ vững tư cách đảng viên, giữa vững nhân cách Việt Nam”. Nhẫn nhục, khiêm tốn và đă mất đi hoàn toàn cái hơi hám của thứ “chính trị” định nghĩa như một thái độ dấn thân đầy hứng khởi, sáng tạo để biến đổi thế gian cùng với cái ư chí mănh liệt của một người muốn ghi tên ḿnh vào hàng ngũ những lănh tụ thay đổi thế gian như trong những ngày Cách mạng Mùa thu ở Sài G̣n.
    Nhưng cũng qua những ǵ ông viết về những ngày làm “chính trị” có nội dung trên đây như một hoài niệm mà chúng ta biết được những ǵ đă diễn ra thực sự ở Nam Bộ và vai tṛ thực sự của ông trong cuộc khởi nghĩa Mùa thu đó : đó sẽ là những tư liệu sống của một người cộng sản vẫn c̣n đủ ḷng tự trọng để nói lên sự thật, giúp những người viết sử về sau dựng lại trung thực hơn những ǵ họ đă viết, đặc biệt làm rơ hơn mối quan hệ giữa trung ương và địa phương, giữa lănh đạo và tự phát, ghi nhận tính sáng tạo đa nguyên trong đấu tranh cách mạng, từ đó hy vọng chấm dứt được các thứ lư giải có tham vọng không chính đáng muốn quy mọi hiện tượng phức tạp về một đầu mối giả tạo,[8] và cũng căn cứ vào đó chấm dứt việc khái quát hoá những sai lầm có giới hạn của ông trong cuộc khởi nghĩa lịch sử ấy.
    Riêng với tôi, một kẻ hậu sinh không quen ông đến độ thân thiết, từ đất Sài g̣n này, cũng có một thời theo tiếng gọi của Marx, của Lenin mà đi theo con đường làm cách mạng vô sản, nay không c̣n tin tưởng bao nhiêu vào con đường ấy nữa, nhưng đọc hồi kư của ông, tôi vẫn quư trọng ông như một tiền bối, chăm chú theo dơi những việc ông kể về lịch sử đất nước để mong hiểu thêm lịch sử của con người ông nhiều hơn: tôi đă hiểu ông như một chiến sĩ vô sản của đất Nam Kỳ mà sự cá biệt độc đáo trong tính cách của ông đă vượt qua rất xa vai tṛ ông giữ trong cái tập thể mà ông muốn phụng sự suốt đời. Ông đam mê, kiên cường, chết sống cho sự nghiệp chung cũng là để thể hiện vị trí cá nhân của ḿnh đến chỗ cao nhất. Nhưng cũng chính từ tham vọng “chính trị” ấy ông đă bước ra ngoài cái chuẩn mực mà lư luận cách mạng của ông đă quy định thành lư do tồn tại cho cái “đoàn thể” hiện thân cho thứ lư luận đó. Có lẽ từ đó ông tạo ra bi kịch, oán thù, hiểu lầm, và tiếc nuối cho ḿnh. Và cũng chính v́ vậy mà khi ông làm cộng sản không có Trung ương lănh đạo th́ ông sống một cuộc sống “ có chất lượng”, tuy bị tai tiếng nhưng đầy say mê và đạt được vinh quang tột đỉnh. C̣n khi ông trở về làm cộng sản có sự lănh đạo của Trung ương, th́ tuy vẫn có thể trở thành anh hùng nhưng thâm tâm dường như ông vẫn coi đó chỉ là một thứ anh hùng “phải đạo”, anh hùng xó bếp. Một thứ anh hùng chấm dứt “anh hùng”. Một thứ chính trị hết c̣n là “chính trị”.
    *

    Hồi kư ông viết đă lâu nhưng chỉ cho xuất hiện sau khi ông mất khiến chúng ta không khỏi bùi ngùi nhận ra trong hành vi đó ư nghĩa một cuộc dấn thân tổng lực cuối cùng nhằm vớt vát lại sự chói sáng cho một vầng hào quang đă bị cái thực thể mà ông phấn đấu hy sinh suốt đời làm lu mờ đi. Cái hậu mà hồi kư của ông gợi ra có thể làm yên ḷng những người quư mến ông nhưng với ông có thể chỉ là thời điểm để ông nhớ lại “những đồng tuyết năm xưa” nhiều hơn. Đó là một cái hậu, hiểu theo nghĩa “chính trị” của ông, có vẻ như không có ǵ gọi được là “cách mạng vô sản” cả!

    NGUỒN : Thời Đại Mới số 21, tháng 5.2011
    Last edited by alamit; 02-05-2012 at 10:34 PM.

  9. #9
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    CS Việt nam tiêu dịêt "Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam VN"?

    Tại sao CS Việt nam tiêu dịêt "Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam VN"?
    Tại sao CS Việt nam tiêu dịêt "Câu lạc bộ Kháng chiến "?

    Sài G̣n – Kính gởi : Quí vị Lăo thành Cách mạng, kháng chiến cũ chống thực dân, bành trướng bá quyền phương bắc, bọn diệt chủng phía nam

    Đảng viên Cộng sản VN chân chính

    Quân đội nhân dân VN

    Đồng bào cả nước

    Từ THAM VỌNG đến TỘI ÁC

    Lần đầu tiên, từ khi tôi bước chân vào con đường đấu tranh cho Ḥa b́nh VN sau biến cố đẫm máu Tết Mậu thân năm 1968 cả Thế giới bàng hoàng… kêu gọi các bên chấm dứt chiến tranh văn hồi Ḥa b́nh tại VN , xin gởi đến Quí vị nỗi bức xúc của một công dân không phe phái, thù hận đă từng mơ ước đất nước thanh b́nh t́m gặp lại thân phụ bị giết hại mất tích, 37 năm qua đối với tôi cũng chỉ là mơ. Trong thời gian hoạt động tôi có dịp đọc nhiều giải pháp ḥa b́nh của các bên lâm chiến, sở dĩ tôi chỉ nhắc lại “giải pháp ḥa b́nh cho VN sau khi chiến tranh chấm dứt” của Ông HCM v́ con cháu của ông đang cai trị đất nước đă từng chiến thắng quân xâm lược trở thành khiếp nhược, xin đừng vội kết tội hay “chụp mũ”. Quí vị hoan hỷ t́m đọc lại và mong nhận đươc ư kiến, giải pháp…. đăng trên tờ New Week tháng 2/1969 do kư giả Walter LIPPMANN thực hiện tại Hà Nội ngày 3/12/1968 ông Hồ đă nêu lên nhiều vấn đề trong đó có ư đồ của CSTQ trước khi chết. Công an T/p HCM bắt tôi ngày 26/4/1990 tịch thu nhiều tài liệu có bài báo nói trên .

    Kính thưa Quí vị,

    Cách mạng là lư tưởng cao đẹp… cuộc kháng chiến chống ngoại xâm giành độc lập dân tộc, chủ quyền đất nước, dân chủ tự do, ấm no hạnh phúc của nhân dân VN, đảng CSVN lănh đạo kèm theo đấu tranh giai cấp [Vô sản-Tư bản, cncs-cntb, Quốc-Công] ư thức hệ [Vô thần-hữu thần, Cs- Tôn giáo] biến cuộc chiến thành nội chiến tàn sát giữa người Việt với ngừơi Việt. Chiến tranh chấm dứt c̣n quá nhiều hận thù, đau thương mất mát… đáng lẽ được thay bằng t́nh thương, bao dung và nhân ái… trái lại kẻ chiến thắng tự đắc kiêu căng… ai cũng có quyền nhứt là có đảng, có chức vụ… tự do hà hiếp, hăm hại trả thù,… không cần luật lệ, hệ thống trên dưới. Người dân sợ hăi chính quyền CM hơn bom đạn, thưc dân đế quốc suốt thời kỳ chinh chiến [tôi là một nạn nhân bị trả thù một cách hèn hạ và tàn bạo bởi tham vọng, ích kỷ kỳ thị của một đảng viên cùng 2 thuộc hạ thuộc phong trào Sinh viên xuống đường chống xâm lược trước 1975], chính Ông Huỳnh Tấn Phát nguyên thủ tướng chính phủ Cách mạng lâm thời CHMNVN phải thốt lên rằng “Người ta ăn chanh c̣n bỏ vỏ, chúng nó nuốt luôn. Từ tham vọng và mê muội, hoang tưởng chủ nghĩa Mac- Lênin sẽ.. .. đă dẫn đến nhiều sai lầm nghiêm trọng của lănh đạo đảng CSVN:

    - CSVN gắn chặt vào CSTQ như “môi với răng” đă thể hiện ḷng trung thành bằng công hàm của Ông Phạm văn Đồng… và điều kiện của CSTQ là sau khi CSVN chiếm được miền Nam VN, hai nước CS sẽ thực hiện không c̣n biên giới, hải đảo vai tṛ của đảng CSVN… Phải chăng v́ sự kiện này hay tham vọng làm bá chủ thế giới do CS Liên xô lănh đạo CSVN liên kết chặt chẽ với CS Liên Xô, đồng chí anh em trở thành thù hận, CSTQ đánh chiếm đảo Trường Sa, Hoàng Sa xây căn cứ quân sự bao vây, khống chế áp lực, lũng đoạn hàng ngũ CSVN.v.v… cho đến khi nào …… – 30/4/75 vội vàng thống nhất đất nước theo chế độ XHCN, độc quyền lănh đạo phủ nhận vai tṛ của nhân dân, loại bỏ các tổ chức đă từng là cánh tay mặt của đảng CSVN, bỏ tù quân dân cán chính của chế độ VNCH, các tổ chức phi chính phủ ,chia rẽ nội bộ các tôn giáo, cải tạo xă hội, đánh tư sản, giăn dân đi vùng kinh tế mới.v.v.

    - Giáo dục gieo rắc vào trí óc trẻ thơ ngay từ ngày đầu bước vào trường học giết chóc, thù hận từ con toán đến bài học, đẩy các trẻ vào con đường tham lam, ăn cắp để hoàn thành kế hoạch nhỏ của nhà trường.

    - Nhiều tướng lănh cao cấp quân đội nhân dân không bị hy sinh trong thời chiến lại bị chết một cách bí mật, ai là kẻ sát nhân?

    - Kinh tế bị phá sản bỡi chính sách cải tạo xă hội. 80% người dân sống bằng nghề nông, ruộng đất bao đời của họ bị tập trung chia đều phần béo bở thuộc về đảng viên, cán bộ… phần c̣n lại chia cho nông dân… Đất nước ch́m đắm trong nghèo nàn, lạc hậu, bất công, giai cấp giàu nghèo xuất hiện… đời sống của người dân vô cùng khổ sở…

    - Đổi mới kinh tế: lănh đạo đảng CSTQ mạnh dạn nói thẳng, nói thật không lừa dối đảng viên, nhân dân Trung Quốc, kinh tế thị trường học tập chủ nghĩa tư bản, làm theo mô h́nh tư bản chủ nghĩa không bao lâu nền kinh tế của XHCN màu sắc TQ [không theo chủ nghĩa Mac-Lenin] phát triển nhanh giàu có và phồn vinh. Trong khi đó lănh đạo CSVN xem thường nhân dân, coi đảng viên là kẻ “nô lệ” tư tưởng, kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. Định hướng XHCN của VN là ǵ? 1 /Qua cầu TBCN tiến lên XHCN đó là chính sách kinh tế mới của Lenin, năm 1928 đại hội đảng CS Liên xô đă quyết định hủy bỏ v́ không c̣n phù hợp, đổi mới kinh tế của CSVN trong hoàn cảnh thế giới hoàn toàn mới….. không thể không chấp nhận những điều kiện của nền kinh tế thế giới đa phần là các nước tư bản – 2 / Chính sách “cải tạo XHCN” sau khi các nước vào VN làm ăn phát đạt , CSVN sẽ tước đoạt tất cả tài sản và đuổi họ về nước. Đảng CSVN đủ khả năng, thủ đoạn, gian manh thực hiện? cuộc chiến đẫm máu, tàn phá, chết chóc, nghèo đói và tủi nhục không tránh khỏi. Vậy định hướng XHCN là tiếp tục làm giàu thêm cho một thiểu số có chức có quyền và thành phần nhiều tiền, bọn nịnh mợ cấu kết đục khoét tài nguyên quốc gia, ngân sách nhà nước, lợi nhuận mang lại từ kinh tế, cướp đoạt đất đai của dân. Lănh đạo CSVN nói một đàng làm một nẻo… đó là nguyên nhân đảng viên tha hóa sa đọa.v.v. [lời cuả Ông Nguyễn Phú Trọng TBT đảng CSVN] sinh sản bầy sâu bọ, cường hào ác bá… [Ong Trương Tấn Sang chủ tịch nước] thử nh́n vào cuộc sống ăn chơi, tài sản nhà cửa, đât đai, tiền bạc từ trong đến ngoài nước họ thuộc loại chủ nghĩa nào? – Lên án sự đổi mới toàn diện của CS Liên xô, lănh đạo đảng CSVN bỏ qua quá khứ [ Trường sa, Hoàng sa...] quan hệ trở lại với đảng CSTQ, là một cơ hội lớn CS TQ không bỏ mộng bành tướng bá quyền khu vực trước hết là VN . Từ ngày quan hệ lại đến nay hành động ngang ngược của CSTQ đối với VN và tàn bạo với ngư dân VN đủ để chứng minh, CSTQ sợ sự kiện “Thiên an môn” xảy ra tại VN, đảng CSVN đă làm hài ḷng CSTQ thẳng tay đàn áp các đảng viên CSVN, công dân CHXHCNVN có khuynh hướng đổi mới toàn diện theo Liên xô, chống bá quyền bành trướng bảo vệ tổ quốc , chống tham nhũng, đ̣i công lư , quyền làm người.v.v. CSVN đă đánh đổi sự tồn tại bằng bỏ qua quá khứ và đàn áp bắt bớ giam cầm các công dân bày tỏ ḷng yêu nước” TS, HS là của VN “.. .. Vậy đảng nhà nước CSVN dựa vào đâu để tranh chấp đ̣i chủ quyền đảo Trường sa, Hoàng sa đă bị CSTQ đánh chiếm, liên kết với một nước khác kinh nghiệm đau thương vẫn c̣n đó, dựa vào sức ḿnh là chính toàn dân, toàn quân là sức mạnh và đưa nội vụ ra Hội đồng bảo an LHQ .VN sẽ cùng có chủ quyền với các nước đang tranh chấp trên biển Đông, cùng hợp tác khai thác và cùng có lợi, cùng bảo vệ ḥa b́nh ổn định…

    Đất nước và con người VN có được tự do thật sự để xây dựng, phát triển, và đưa nền kinh tế nhanh chóng phục hồi giàu đẹp xă hội công bằng dân chủ văn minh? Đây là một trách nhiệm nặng nề và một thách thức to lớn, dũng cảm trước lịch sử đối với các đảng viên CSVN chân chính, Quí vị, Quân đội, TNSVHS cùng toàn thể đồng bào vượt qua sợ hăi lên tiếng tạo điều kiện đảng CSVN trở về với thực tại từ bỏ [chủ nghĩa Mac-Lenin , độc quyền lănh đạo...]. thực hiện một chính quyền nhân dân thật sự [nói đến nhân dân phải nói tới dân chủ] tự do bầu cử, ứng cử là một trong các quyền căn bản của người dân phải đươc tôn trọng bởi luật Quốc tế nhân quyền, chính quyền CSVN đă kư kết và hiến pháp 1992 nước CHXHCN đă xác nhận: đảng CSVN sẽ c̣n trong ḷng Dân tộc, ngược lại đảng CSVN cố t́nh đẩy nhân dân vào con đường cùng phải vùng lên tự vệ không phe phái, chính trị hay một thế lực thù địch nào mà chính là giữa THIỆN và ÁC

    Trân trọng kính chào đoàn kết

    Lê văn Trinh

    Email : clbnnkcc@gmail.com

  10. #10
    lulu
    Khách

    Nói đơn giản là chống cái ÁC .

    Chống CSVN là chống cái Ác, chứ mà nói v́ tự do, bla bla không ai hiểu đâu.
    Giống như ngày xưa thôi, dân bị chà đạp, chế độ ( phong kiến hay tên ǵ khác) mà ăn hiếp dân quá, dân phải vùng lên vậy thôi, c̣n ba cái chủ thuyết chính chóp bu không không rơ nữa nói ǵ tới dân!!!!.
    C̣n ngày 30 tháng tư, h́nh ảnh, cờ quạt nửa xanh nửa đỏ, lực lượng vủ trang đội nón tai bèo sờ sờ ra đó mà nh́n cũng không xong, nói cũng trật lất là bộ đội!!!!!.
    Thời điểm đó thiên hạ chỉ nghe chính phủ cộng hoà miền Nam...từ trên xuống dưới tưởng vậy, tưởng là miền Nam đó mấy ông/ bà ơi.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 9
    Last Post: 08-11-2011, 08:37 PM
  2. Replies: 2
    Last Post: 06-11-2011, 10:19 PM
  3. Replies: 1
    Last Post: 24-05-2011, 11:10 PM
  4. Replies: 5
    Last Post: 09-09-2010, 02:02 PM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •