Page 1 of 4 1234 LastLast
Results 1 to 10 of 36

Thread: Chính phủ Mỹ / CIA: Thủ phạm chính làm sụp đổ VNCH?

  1. #1
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Chính phủ Mỹ / CIA: Thủ phạm chính làm sụp đổ VNCH?

    Chính phủ Mỹ / CIA: Thủ phạm chính làm xụp đổ VNCH?
    Hai tài liệu mật của CIA về Các Tướng Lănh VN và gia đ́nh họ Ngô



    Nguyen Ky Phong


    Hai tác phẩm: “CIA and the Generals: Covert Support to the Military Government in South Vietnam” và “CIA and the House of Ngo: Covert Action in South Vietnam, 1954-1963.” Tác Giả: Thomas L. Ahern, Jr. Center for the Study of Intelligence ấn hành.



    13th May 1957: South Vietnamese President Ngo Dinh Diem greets the crowd as he rides with Commissioner Richard Patterson and Chief Protocol of the State Department, Wiley T. Buchanan Jr. in a parade up Broadway, New York City. (Photo by Carl T. Gossett Jr/New York Times Co./Getty Images)

    Một số tiết lộ về cuộc chiến từ tài liệu CIA Lần đầu tiên trong lịch sử của Trung Ương T́nh Báo Hoa Kỳ (CIA), ban biên tập của cơ quan cho giải mật hai tập tài liệu quan trọng về liên hệ CIA và Việt Nam. “Lần đầu tiên” trong nghĩa này là hai quyển sách trên thuộc lọai (narrative history), có đầu đuôi, chú thích – và quan trọng hơn hết – tác giả là người thật, đọc nhiều tài liệu và viết lại có ngọn ngành cho độc giả.

    Đa số những tài liệu giải mật của CIA trước đây thuộc lọai nặc danh v́ lư do nghề nghiệp, hay là những tường tŕnh do nhân viên báo cáo về để “kính tường.”

    Gia đ́nh họ Ngô, CIA and the House of Ngo: Covert Action in South Vietnam, 1954-1963 (CIA và Những Điệp Vụ Mật ở Miền Nam, 1954-1963) nói về những hoạt động bên trong để giúp đỡ chính phủ Ngô Đ́nh Diệm, từ ngày ông Diệm về làm thủ tướng cho đến ngày tổng thống Diệm bị hạ sát trong cuộc cách mạng 1 tháng 11-1963.




    Gia đ́nh họ Ngô



    Qua tài liệu này, lần đầu tiên chúng ta biết được, từ năm 1950 cho đến năm 1956, CIA có hai Sở t́nh báo ở Sài G̣n: một Sở CIA Saigon Station nằm dưới sự điều khiển thông thường từ bản doanh CIA ở Langley, Virginia; Sở kia, có tên là Saigon Military Mission, làm việc trực tiếp, và chỉ trả lời cho Giám Đốc Trung Ương T́nh Báo. Saigon Military Mission, theo Tài Liệu Ngũ Giác Đài (The Pentagon Papers) được giải mật trước đây, do đại tá Edward G. Lansdale chỉ huy. Lansdale đến Sài G̣n tháng 6-1954 với hai nhiệm vụ: huấn luyện những toán t́nh báo Việt Nam để gài lại ở miền Bắc trước ngày “di cư và tập kết” hết hạn; và, dùng mọi phương tiện ngầm (covert action) để giúp tân thủ tướng Ngô Đ́nh Diệm. Nay, theo tác giả Thomas L. Aherns, chính Giám Đốc CIA Allen Dulles chỉ định đại tá Lansdale cho điệp vụ ở Sài G̣n – và cũng ra lệnh Lansdale làm việc trực tiếp cho ông. Tác giả Ahern viết, CIA có mặt từ năm 1950 để giúp đỡ quân đội Pháp xâm nhập và thu thập tin tức t́nh báo.





    Edward Geary Lansdale


    Cố Vấn Ngô Đ́nh Nhu



    Nhưng từ cuối năm 1953, khi thấy t́nh h́nh quân sự nguy ngập của Pháp, Hoa Thịnh Đốn thay đổi nhiệm vụ của CIA Saigon Station: Liên lạc và thu thập t́nh báo những thành phần quốc gia để lập một chánh thể chống cộng trong trường hợp Hoa Kỳ thay thế Pháp. Cùng lúc Hoa Thịnh Đốn gởi thêm một toán CIA để lo về quân sự, Saigon Military Mission. CIA and the House of Ngo tiết lộ một số chi tiết ly kỳ như, CIA liên lạc và làm thân với ông Ngô Đ́nh Nhu từ năm 1951, rất lâu trước khi Hoa Kỳ liên lạc với ông Diệm. Đầu năm 1954, khi có tin Hoa Kỳ chuẩn bị đề nghị quốc trưởng Bảo Đại và chánh phủ Pháp giải nhiệm hoàng thân Bửu Lộc và thay bằng ông Diệm, th́ ông Nhu là người đầu tiên CIA gặp để bàn về liên hệ của Hoa Kỳ đối với thủ tướng tương lai Ngô Đ́nh Diệm.

    Liên lạc Ngô Đ́nh Nhu Tháng 4-1954, một nữ nhân viên Mỹ làm việc ở CIA Saigon Station, thông thạo tiếng Pháp, quen biết và liên lạc thân thiện với Bà Ngô Đ́nh Nhu. Từ nữ nhân viên Virginia Spence này, Sở CIA Saigon bắt được nhiều liên lạc với hầu hết những người thân trong gia đ́nh, hoặc thân cận với Nhà Ngô.

    Tháng 4-1954, CIA ở Hoa Thịnh Đốn gửi Paul Harwood sang làm cố vấn riêng cho ông Nhu. Tuy là nhân viên CIA, nhưng Harwood đóng vai một nhân viên Bộ Ngoại Giao, làm việc từ Ṭa Đại Sứ. Trong hai năm, Hardwood cố vấn là làm việc với ông Nhu để xâm nhập và ảnh hưởng đường lối ngoại giao quân sự của nền đệ nhất VNCH với tổng thống Diệm. Paul Hardwood thân thiện với gia đ́nh ông bà Nhu đến độ ông ta là người đỡ đầu cho Ngô Đ́nh Lệ Thủy, ái nữ của ông bà Nhu.

    Từ tài liệu này chúng ta cũng biết thêm, ông bà Nhu được đưa qua thăm viếng Mỹ trước tổng thống Diệm. Để lấy t́nh cảm và ảnh huởng với ông Nhu, đầu tháng 3-1957 ông bà Nhu được CIA mời qua thăm Hoa Thịnh Đốn. Tuy không có một chức vụ ǵ chánh thức với chính phủ nhưng ông Nhu được diện kiến tổng thống Dwight Eisenhower, hai Bộ Trưởng Ngoại Giao và Quốc Pḥng, và Giám Đốc CIA Allen Dullles. Tài liệu cho biết, với tài ăn nói và sắc diện, bà Nhu gây được nhiều chú ư với các thẩm quyền Mỹ. … “Bà Nhu là một ngôi sao trong dạ tiệc” do CIA khoản đăi. Hai tháng sau chuyến thăm viếng âm thầm của ông bà Nhu, đầu tháng 5-1957, tổng thống Diệm lên đường công du theo lời mời của chánh phủ Hoa Kỳ.

    Trong cuộc tranh chấp – rồi sau đó là giao chiến – giữa chánh phủ Diệm và quân phiến loạn B́nh Xuyên, CIA biết được hầu hết kế hoạch và khả năng của B́nh Xuyên, nhờ một cận thần của Bảy Viễn đang làm việc cho CIA. Phong Trào Cách Mạng Quốc Gia, một đảng chính trị thành lập để hổ trợ chính phủ Diệm, nhận tài chính và cố vấn từ CIA. Nhưng đến đầu năm 1960 th́ CIA cắt ngân khoản v́ cơ cấu nhân sự không c̣n hữu hiệu trong công tác tuyên truyền. CIA đă than phiền nhiều lần về những hoạt động của Đảng Cần Lao và hành vi của ông Ngô Đ́nh Cẩn. Nhưng mỗi lần CIA than phiền với ông Nhu về những hoạt động bí mật – đôi khi trái phép – của ông Cẩn, th́ ông Nhu “đưa hai tay lên trời” với một thái độ buông xuôi v́ ông không thể nào làm ǵ được.

    Ở một tài liệu khác cho biết, khoảng giữa năm 1956, CIA nhận được nguồn tin cho biết ông Cẩn đang bàn kế hoạch để loại trừ Bộ Trưởng Thông Tin Trần Chánh Thành và Cố Vấn Ngô Đ́nh Nhu ra khỏi ṿng ảnh hưởng ở Dinh Tổng Thống. Qua nhiều trang, chúng ta đọc được sự bất lực của chính phủ Sài G̣n đối với “lănh chúa” Ngô Đ́nh Cẩn ở miền Trung.

    Với hai Sở CIA ở Sài G̣n hoạt động độc lập nhau, báo cáo gửi về cho CIA ở Hoa Thịnh Đốn đôi khi trái ngược: Cố vấn Paul Hardwood th́ báo cáo tốt, nhân nhượng cho ông Nhu và có ư chỉ trích ông Diệm; Edward Lansdale ngược lại: bảo vệ ông Diệm và nói xấu ông bà Nhu. Cuối năm 1956, sau khi Lansdale bị triệu hồi về Mỹ, Al Ulmer, Trưởng Vụ Viễn Đông CIA, ra lệnh giải tán những ǵ c̣n lại của Saigon Military Mission – và thái độ của Hoa Kỳ cũng bắt đầu thay đổi với chính phủ Ngô Đ́nh Diệm.



    Liên lạc đối lập

    Đầu năm 1958 Hoa Kỳ cho phép CIA Saigon bắt liên lạc với các đảng chính trị đối lập. Tài liệu nói nhân viên của CIA mua chuộc và thành lập một lực lượng đối lập “ngay sau lưng ông Nhu,” để trong trường hợp phải thay đổi cấp lănh đạo mới. Cuộc đảo chánh 11 tháng 11-1960 là một “hăm dọa” của Hoa Kỳ đối với tổng thống Diệm: Nhân viên CIA có mặt ở tại bộ chỉ huy của đại tá Nguyễn Chánh Thi và kế bên ông Hoàng Cơ Thụy để giới hạn bước tiến của quân đảo chính – điệp viên Russ Miller khuyên đại tá Thi nên thượng lượng với ông Diệm, trong khi biết rơ quân ủng hộ chính phủ của đại tá Trần Thiện Khiêm đang trên đường từ Vùng IV về thủ đô tiếp cứu. Khi thấy thái độ trở mặt của CIA, lưới t́nh báo của ông Nhu cũng không hoàn toàn thụ động: Phó Sở CIA Saigon, Douglas Blaufarb, ngỡ ngàng khi ông khám phá ra người tài xế Việt Nam của ông không bị điếc như lúc được giới thiệu vào làm việc (do Trần Kim Tuyến giới thiệu); người tài xế không điếc mà c̣n thông thạo hai ngoại ngữ Anh và Pháp!

    Tài liệu thú nhận vào năm sau cùng của Nhà Ngô, Hoa Kỳ có một phần lớn trách nhiệm trong kế hoạch hạ bệ tổng thống Diệm. Nhưng chính gia đ́nh ông Diệm cũng hủy hoại, v́ sự chia rẽ từ anh em trong nhà. Từ mùa xuân năm 1963 ông Nhu yêu cầu CIA đừng nói lại những ǵ ông và CIA trao đổi. Và qua nhiều lần nói chuyện với CIA, ông Nhu tuyên bố ông muốn thay tổng thống Diệm! Trong khi đó bà Nhu th́ thường làm hùng làm hổ với tổng thống Diệm: trong cuộc bầu cử Hạ Viện năm 1963, bà Nhu muốn ủng hộ 30 ứng cử viên mà ba ta ưng ư. Ông Diệm không đồng ư, nhưng bà Nhu “cằn nhằn, to tiếng” cho đến khi tổng thống Diệm nhượng bộ. Bà Nhu cũng thắng thêm một lần nữa, khi đ̣i làm người chủ tọa và đọc diễn văn ngày Lễ Hai Bà Trưng – thay phó tổng thống Nguyễn Ngọc Thơ như ông Diệm đă chỉ định. Riêng về ông Ngô Đ́nh Cẩn: ông Cẩn từ chối không ủng hộ hay giúp ông Nhu về Chương Tŕnh Ấp Chiến Lược ở Miền Trung. Ngày Lễ Quốc Khánh Hoa Kỳ, 4 tháng 7-1963, lần đầu tiên tổng thống Diệm cho phép các tướng lĩnh VNCH tham dự tiệc ăn mừng do ṭa đại sứ tổ chức. Sau tiệc rượu ở khuôn viên ṭa đại sứ Hoa Kỳ, một vài tướng lĩnh VNCH và nhân viên CIA kéo nhau ra quán để uống nữa. Tại quán rượu, tướng Trần Văn Đôn nói với nhân viên CIA là các tướng muốn đảo chính tổng thống Diệm. Thảm kịch của Nhà Ngô bắt đầu từ đó.



    Các tướng lĩnh miền Nam

    Tài liệu thứ hai, CIA and the Generals: Covert Support to the Military Government in South Vietnam (CIA và Các Tướng Lĩnh: Những Hỗ Trợ Ngầm Cho Chính Phủ Quân Sự Việt Nam Cộng Ḥa), cũng tương đối “tối mật” so với những tài liệu được CIA công bố trước đây. Tài liệu trong CIA & Generals bắt đầu sau cuộc đảo chính 1 tháng 11-1963. Những ǵ đến từ tài liệu cho thấy ngay sau đảo chính, như một tập thể, Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng không được ḥa thuận; và, như những liên hệ cá nhân, các tướng đă nghi kỵ, ngờ vực lẫn nhau trước khi đảo chính.

    Trước khi đảo chính, tướng Nguyễn Khánh đă nói xấu về hai tướng Dương Văn Minh và Trần Thiện Khiêm với tổng thống Diệm và một số nhân viên CIA. Qua nhiều chi tiết, chúng ta thấy các tướng làm việc chung v́ phải tựa vào nhau để mưu cầu lợi quyền lợi riêng, chứ không thật sự có chung một lư tưởng. Trước ngày tướng Khánh “chỉnh lư” tướng Minh và bốn tướng Lê Văn Kim, Tôn Thất Đính, Mai Hữu Xuân, và Trần Văn Đôn, tướng Khánh thường xuyên rỉ tai với CIA về tin đồn những tướng nói trên sẽ theo Pháp để biến Việt Nam thành trung lập.




    Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng


    Tháng 2-1964 tướng Nguyễn Văn Thiệu đă đưa nhiều sĩ quan thuộc Đảng Đại Việt nằm vào những chức vụ quan trọng trong quân đội. Khi được hỏi để làm ǵ, tướng Thiệu trả lời để triệt hạ cộng sản và những thành phần thân cộng. Nhưng CIA có nguồn tin cho biết ông Thiệu sẽ dùng sĩ quan Đại Việt để đảo chính ông Khánh. Và chuyện xảy ra đúng như vậy.

    Tướng Khánh rất ngây thơ khi “hù” tướng Thiệu là Mỹ sẽ “chơi” ông. Nhưng, như chúng ta đă thấy, Mỹ chơi ông Khánh trước ông Thiệu!



    Chân dung một số vị tướng

    Những chi tiết được giải mật trong CIA & Generals: Trong các tướng VNCH, CIA kính trọng kiến thức của tướng Lê Văn Kim nhất. Trong một buổi thuyết tŕnh về các kế hoạch “kín” đang thực hiện trên đất Bắc, trong khi mặt tướng Dương Văn Minh “ngớ” ra với những chi tiết t́nh báo quân sự, tướng Kim lấy được sự kính trọng của t́nh báo Hoa Kỳ với những câu hỏi rất chuyên nghiệp.Tướng Nguyễn Đức Thắng được người Mỹ kính nể. Trong một báo cáo, Giám Đốc CIA Richard Helms đề nghị cho tướng Thắng cùng một lúc giữ hai Bộ Quốc Pḥng và Xây Dựng Nông Thôn,với tất cả cơ cấu và cố vấn Hoa Kỳ “nằm dưới quyền thống thuộc của tướng Thắng.”

    Về tướng Nguyễn Ngọc Loan, mặc dù người Mỹ không thích tướng Loan v́ sự thẳng thắn của ông, nhưng họ nhận định tướng Nguyễn Ngọc Loan là một người thật thà, can đảm, biết được ẩn ư của người Mỹ. Tướng Loan không sợ khi nói thật ư nghĩ của ông với t́nh báo Mỹ. Đầu năm 1967, khi biết được Hoa Kỳ đang đi sau lưng chính phủ VNCH, liên lạc với Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam, ông Loan nói với CIA là người Mỹ từ đây sẽ đi sau lưng người quốc gia … và sau cùng người Mỹ sẽ bỏ đi, chỉ c̣n VNCH một ḿnh đơn thân chống lại Bắc Việt.

    Cuối năm 1966 Hoa Kỳ có ư định “bắt liên lạc” với một vài nhân sự của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam (MTGPMN). Lư luận của CIA là họ muốn xâm nhập vào nội bộ để gây chia rẽ giữa cấp lănh đạo MTGPMN và Hà Nội. Muốn lấy ḷng tin của MTGPMN, CIA xin chính phủ VNCH phóng thích vài nhân sự quan trọng của MTGPMN đang bị Cảnh Sát Quốc Gia VNCH giam giữ, trong đó có vợ của Trần Bạch Đằng (bà Mai Thị Vàng) và Trần Bửu Kiếm (bà Phạm Thị Yến), và một số cán bộ giao liên. Ban đầu VNCH phản đối, nhưng sau cùng v́ áp lực cũng phải cộng tác với Hoa Kỳ trong kế hoạch liên lạc với MTGPNM. Từ tháng 2-1967 cho đến tháng -1968, VNCH thả bà Vàng và bà Yến, cộng thêm 10 cán bộ giao liên phía bên kia. Đổi lại, phía MTGPMN chỉ thả ba tù binh Hoa Kỳ. Nhưng từ đó VNCH – nhất là tướng Nguyễn Ngọc Loan – thấy Hoa Kỳ sẵn sàng “xé lẻ” nếu t́nh thế phù hợp với đường lối ngoại giao của họ.

    Qua các tài liệu giải mật sau này, chúng ta thấy CIA có một hồ sơ rất chi tiết về nhân sự và cơ cấu của MTGPMN. Thêm vào đó, CIA cũng có luôn những báo cáo của Chánh Phủ Lâm Thời Miền Nam Việt Nam (là hậu thân của MTGPMN từ tháng 6-1969) gởi về cho Trung Uơng Cục Miền Nam, cập nhật những diễn tiến ở Hội Đàm Paris 1968-1973.



    Nội bộ VNCH

    CIA xâm nhập sâu vào cơ cấu hành chính và nhân sự của VNCH trong khoảng 1967-1975, nhất là sau cuộc bầu cử tổng thống đầu tiên của nền Đệ Nhị Cộng Ḥa (1967). V́ kết quả bầu cử phải được Hạ Viện VNCH chứng nhận hợp pháp – nhất là một cuộc bầu cử mà hai ứng viên cùng chung liên danh (Nguyễn Văn Thiệu-Nguyễn Cao K&#7923..., đă cấu xé nhau trước khi ngồi lại với nhau, và hầu hết liên danh thất cử nào cũng phản đối kết quả – Hoa Kỳ chỉ thị cho CIA phải t́m mọi cách bảo đảm Hạ Viện sẽ chứng nhận kết qủa bầu cử. Hạ viện bỏ phiếu thuận 58 trên 43, xác nhận liên danh Thiệu-Kỳ đắc cử.

    Tài liệu trong CIA & Generals nói t́nh báo Mỹ đă khuynh đảo một số dân biểu trong hai bầu cử tổng thống 1967 và 1971 (và bầu cử Quốc hội của năm 1970). CIA mua chuộc được 10 dân biểu, “nhưng muốn có thêm 10 tiếng nói” ủng hộ nữa, để chắc ăn về những dự luật đang nghị luận! Tài liệu cho biết CIA đă tốn bao nhiêu tiền để thành lập hay giúp đỡ các đảng phái chính trị với hy vọng các lực lượng này sẽ ủng hộ và xây dựng một thế lực phía sau tổng thống Thiệu. Đảng Mặt Trận Cứu Nguy Dân Tộc, (của thượng nghị sĩ Trần Văn Đôn) được CIA tài trợ với hy vọng trên. Nhưng khi biết được người đứng ra tổ chức là Đặng Đức Khôi – một thân tín của ông Kỳ – ông Thiệu từ chối ủng hộ. Để có một tổ chức riêng, ông Thiệu cho ra đời Lực Lượng Dân Chủ. Sau Đảng Dân Chủ, CIA tài trợ một lực lượng chính trị khác, có tên Đảng Liên Minh Cách Mạng Xă Hội, với hy vọng gom lại tất cả lực lượng chính trị thành một mặt trận chung, dưới sự lănh đạo chung của tổng thống Thiệu và phó tổng thống Kỳ. Nhưng vấn đề là hai ông Thiệu, Kỳ không c̣n muốn xuất hiện chung với nhau ngoài công cộng! Sau cùng, với sự nài nỉ của người Mỹ, và v́ lợi ích quốc gia, Khối Liên Minh được khai mạc ngày 4 tháng 7-1968, với sự chủ tọa của hai ông Thiệu và Kỳ. Khối Liên Minh tập họp hơn 25 đảng phái chính trị lớn nhỏ ở Miền Nam. CIA tài trợ Đảng này cho đến cuối năm 1969. Tuy nghe theo lời cố vấn của Hoa Kỳ, nhưng tổng thống Thiệu lúc nào cũng nghi ngờ dụng ư của người Mỹ. Ông nói với nhân viên CIA là không những VNCH phải đương đầu với sự xâm nhập của quân đội Bắc Việt vào Nam, mà c̣n phải đương đầu với sự xâm nhập của CIA vào nhân sự của chính phủ!

    Những tiết lộ khác trong CIA & Generals: T́nh báo của MACV biết rơ ngày giờ Bắc Việt sẽ tấn công qua vùng Phi Quân Sự trong trận tổng công kích Mùa Hè Đỏ Lửa 1972, nhưng Hoa Kỳ không thông báo cho VNCH, hay tấn công vào các đơn vị Bắc Việt đang tập trung quân. Ngược lại, thái độ của đại tướng Creighton Abrams và đại sứ Bunker rất lạc quan, hai ông tuyên bố – trong cao điểm của cuộc tấn công – là Bắc Việt sẽ mất hết quân sau trận tổng tấn công. Những chi tiết này làm người đọc không khỏi thắc mắc, là có phải Hoa Kỳ đă cố ư để cho cuộc tấn công xảy ra? Chi tiết này làm cho đọc giả nhớ lại câu đối thọai của tổng thống Richard Nixon với Henry Kissinger là “… sau trận này, hai bên phải có một bên hết quân.”

    Từ tháng 8-1972, để chuẩn bị cho những thương lượng sau cùng của Kissinger và Lê Đức Thọ ở Paris, CIA được lệnh phải làm hao ṃn sức chống đối của tổng thống Thiệu về một số điều khoản trong bản hiệp định (một trong những điều khoản ông Thiệu cực lực phản đối, là Hoa Kỳ đồng ư cho Bắc Việt để lại quân ở Miền Nam, Lào, Cam Bốt). Một số tài liệu giải mật ở giai đoạn này(tháng 8 1972 cho đến lúc kư Hiệp Định Paris, tháng 1-1972) cho thấy CIA có điệp viên nằm trong Trung Ương Cục, qua những tin tức họ nhận được về cuộc nói chuyện giữa Lê Đức Thọ và Kissinger.

    Tuy là tài liệu được giải mật, nhưng một số lớn chi tiết, tên tuổi của những điệp viên, điềm chỉ viên trong sách vẫn c̣n bị kiểm duyệt. Nhưng nếu độc giả gom những chi tiết trong CIA & Ngo, trong CIA & Generals, và so sánh với một số tài liệu đă được giải mật từ Bộ Ngoại Giao (Foreign Relations of the United States, Vietnam), đọc giả có thể suy luận ai là ai nằm dưới những lằn đen kiểm duyệt.



    Tác Giả : Thomas L. Ahern, Jr. / Nguyễn Kỳ Phong lược dịch

    Muốn tham khảo hai tác phẩm bằng Anh ngữ, xin mở theo địa chỉ sau:

    1. CIA and The Generals

    2. CIA and The House of Ngo



    Tài liệu mật của CIA về chiến tranh Viêt Nam

    http://www.foia.cia.gov/vietnam/3_CI...IFICATION.pdff http://www.foia.cia.gov/vietnam/4_GO...NG_ANSWERS.pdf

    http://www.foia.cia.gov/vietnam/5_TH..._DO_THINGS.pdf

    http://www.foia.cia.gov/vietnam/6_UNDERCOVER_ARMIES.pdf

  2. #2
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Chính phủ Mỹ / CIA: Thủ phạm chính làm xụp đổ VNCH?

    Chính phủ Mỹ / CIA: Thủ phạm chính làm xụp đổ VNCH?
    CÁI CHẾT CỦA TỔNG THỐNG NGÔ Đ̀NH DIỆM VÀ NỀN ĐỆ NHẤT VIỆT NAM CỘNG H̉A
    P1










    The Generals who betrayed President Ngo Dinh Diem for U.S. money.
    Left: Generals Duong Van Minh, Le Van Kim, unknow Colonel, Tran Van Don.
    Right: Generals Kim, Dinh, Don, Vy, and Xuan in house arrest in Dalat, 1964.



    Da.ng Vietnet



    TÀI LIỆU LỊCH SỬ:
    CÁI CHẾT CỦA TỔNG THỐNG NGÔ Đ̀NH DIỆM
    VÀ NỀN ĐỆ NHẤT VIỆT NAM CỘNG H̉A




    (Đính kèm là bài viết theo dạng Unicode)


    Hố 4:30 trưa thứ sáu, mùng 1/11/1963, nghĩa là khoảng 3 giờ sau khi tiếng súng đảo chánh bắt đầu nổ, TT Diệm gọi điện thoại cho đại sứ Lodge. Và đây là nôị dung cuộc nói chuyện lần cuôí cùng giữa vị Tổng Thống Đệ Nhất Cộng Ḥa Việt Nam vơí viên đại sứ Mỹ.

    Tổng thống Diệm: Tôi nghĩ rằng tôi không được thông báo đầy đủ tin tức để có thể trả lời câu hỏi của ngài. Tôi có nghe thấy những tiếng súng nổ, nhưng không biết rơ thực hư. Vả lại bây giờ là 4:30 sáng tại Hoa Thịnh Đốn và chính quyền Mỹ có lẽ không thể đưa ra một ư kiến về vấn đề này.

    Tổng thống Diệm: Nhưng chắc chắn ngài cũng có những ư niệm đại khái về vấn đề này. Dù sao, tôi cũng là một vị quốc trưởng. Tôi đă cố gắng làm bổn phận trên tất cả.

    Đaị sứ Lodge: Dĩ nhiên ngài đă làm bổn phận của ngài. Như tôi đă nói với ngài lần đầu tiên sáng hôm nay, tôi khâm phục sự can đảm của ngài và khâm phục sự đóng góp to lớn của ngài đối với quê hương của ngài. Không ai có thể lấy đi cái công của ngài đối với tất cả những ǵ ngài đă làm. Nhưng bây giờ tôi lo ngại cho sự an toàn bản thân của ngài. Tôi được báo cáo rằng những kẻ đảm trách những việc đang xảy ra đề nghị để cho ngài và em ngài b́nh yên đi ra ngoại quốc nếu ngài từ chức. Ngài có nghe thấy nói điều đó không?

    Tổng thống Diệm: Không (ngừng một lúc, TT Diệm nói tiếp) ngài có số điện thoại của tôi.

    Đaị sứ Lodge: Vâng. Nếu tôi có thể làm được điều ǵ cho sự an toàn bản thân của ngài, th́ xin ngài cứ gọi tôi.

    Tổng thống Diệm: Tôi đang t́m cách lập lại trật tự.

    Về cuộc nói chuyện nói trên giữa TT Diệm và đại sứ Lodge chúng ta chỉ cần ghi nhận ba điểm sau đây:

    Thứ nhất: cái bất lương của đại sứ Lodgẹ Ông đă dối trá khi nói với TT Diệm: "Tôi nghĩ rằng tôi không được thông báo đầy đủ tin tức để có thể trả lời câu hỏi của ngài. Tôi có nghe thấy tiếng súng nổ, nhưng không rơ thực hư".

    Thứ hai: cái ngu dấu đầu hở đuôi của nhà ngoại giao được coi là thượng thặng của Mỹ. Thật vậy, ở câu trên, đại sứ Lodge vừa nói với TT Diệm rằng ông chỉ nghe thấy tiếng súng nổ, mà không rơ thực hư. Th́ ngay câu dưới ông lại nói với TT Diệm rằng: "Tôi được báo cáo rằng những kẻ đảm trách những việc đang xảy ra đề nghị để cho ngài và em ngài đi ra ngoại quốc nếu ngài từ chức".

    Thứ ba: cái khí phách của TT Diệm. Đến phút chót, và trong cơn nguy khốn, trước mặt ngoại bang, ông vẫn giữ được thể thống của một người lănh đạo quốc gia, và tư cách của vị tổng thống một quốc gia có chủ quyền. Ông không hạ ḿnh xuống xin ân huệ của ngoại bang. Như tổng thống Marcos của Phi Luật Tân đă hạ ḿnh xuống xin ân huệ của Mỹ, ngày 25/2/1986.

    Hồi 5:30 chiều 1/11, tức là khoảng một giờ sau cuộc điện đàm giữa TT Diệm và đại sứ Lodge, trung tướng Dung văn Minh gọi điện thoại cho ông Diệm và đ̣i ông Diệm phải đầu hàng. Ông Diệm từ chối không muốn nói chuyện với tướng Minh.

    Hai giờ sau, tức là khoảng 7:30, tướng Minh lại gọi cho ông Diệm, ông Diệm lại từ chối không nói chuyện. Tướng Minh rất tức giận về thái độ khinh bỉ của ông Diệm.

    Khoảng 8 giờ chiều, tướng Minh ra lệnh tấn công vào dinh Gia Long. Người được chọn để thi hành cuộc tấn công là đại tá Nguyễn văn Thiệu, một sĩ quan công giáo, lúc đó chỉ huy sư đoàn 5 bộ binh.

    Một điều mà nhóm đảo chánh đă không ngờ đến, là khoảng 8 giờ chiều hôm đó, anh em ông Diệm đă lên một chiếc xe hơi màu đen do ông Cao Xuân Vỹ lái, bí mật ra khoải dinh Gia Long và đến tạm trú tại nhà Hoa kiều Mă Tuyên.

    Vào lúc 3 giờ sáng ngày 2/11, đại tá Thiệu mở nhiều đợt tấn công với thiết giáp và pháo binh vào dinh Gia Long. Nhưng các cuộc tấn công ấy đă bị đẩy lui. Những quân nhân trung thành với ông Diệm đă chiến đấu vô cùng dũng cảm, mặc dù thua sút về quân số, vũ khí, mặc dù không được tiếp tế và mặc dù ở trong t́nh thế tuyệt vọng. Cuối cùng, nhóm đảo chánh đă phải cầu cứu trung tá Nguyễn cao Kỳ cho phi cơ phóng pháo lên bắn phá thành Cộng Ḥa để hỗ trợ quân đảo chánh và áp đảo tinh thần những binh sĩ pḥng thủ dinh Gia Long.

    Hồi 5 giờ sáng ngày 2/11, binh sĩ trong dinh Gia Long kéo cờ trắng đầu hàng, sau khi được lệnh bằng điện thoại của ông Diệm.

    Hồi 6:45, ông Diệm lại gọi điện thoại. Người nghe điện thoại là thiếu tướng Trần Thiện Khiêm. Ông Diệm cho tướng Khiêm biết ông và ông Nhu hiện đang ẩn náu tại nhà thờ cha Tam, Chợ Lớn, và yêu cầu đem xe đến đưa về bộ Tổng Tham Mưu gặp các tướng lănh. Tướng Dương văn Minh bèn cử thiếu tướng Mai hữu Xuân, đại tá Nguyễn văn Quang, đại tá Dương ngọc Lắm, thiếu tá Dương hiếu Nghĩa và đại úy Nguyễn văn Nhung đem xe thiết giáp đi rước những kẻ đầu hàng về bộ tổng tham mưu. Đoàn xe rời bộ tổng tham mưu hồi 7:30. Tướng Đôn cho sửa soạn một căn pḥng cho anh em ông Diệm, và mời bác sỉ Đinh Xuân Minh đến "săn sóc cho Cụ".

    Những ǵ xảy ra sau đó, đă được sách vở báo chí cũng như lịch sử ghi chép đầy đủ. (xin qúy vị đọc bài "Bọn Ác Ôn Côn Đồ" của Tú Gàn vừa post lên Net để biết rơ chi tiết diễn tiến ....bọn côn đồ phản loạn kia đă làm ǵ đối vởi anh em TT Diệm trên đường về từ nhà thờ cha Tam trở về tổng tham mưu?)

    Khoảng 8:30, chiếc xe thiết giáp về đổ tại sân tổng tham mưu với hai xác chết trên sàn xe. TT Diệm đă bị bắn đàng sau ót, ông Nhu bị bắn ở lưng và bị đâm nhiều nhát dao trên ngực. Hai tay các nạn nhận đều bị trói quặt ra đàng sau lưng.

    Cuộc đảo chánh 1963 đă kết thúc bằng cái chết của ông Diệm và em ông, Nhu.



    CHÁNH NGHĨA DÂN TỘC


    Người ta đă suy nghĩ và đă viết nhiều về cái chết đó.

    Có người cho là quả báo nhăn tiền: ông Diệm đă phạm tội ác đối với quốc gia dân tộc, ông Diệm phải đền tội. Đó là cái nh́n của những kẻ ghét ông Diệm.

    Có người lại nghiêm khắc phê phán nhóm tướng lănh đảo chánh là mọi rợ, Ông Diệm đă ra đầu hàng, với sự thỏa thuận của các tướng lănh. Ông Diệm phải được đối xử như một kẻ đă đầu hàng. Nếu nhóm tướng lănh đảo chánh không coi ông Diệm là một tổng thống đầu hàng, th́ ít nhất cũng nên có cái mă thượng và phẩm cách của người quân nhân "thắng trận" để đối xử với một hàng binh. Cùng lắm, họ có thể đưa ông Diệm ra trước ṭa án để công lư tùy nghi định tội. Tại sao lại phải giết một cách lén lút và hèn hạ như vậy? Đó là cái nh́n của số đông, cái số đông gồm những kẻ thương mến ông Diệm, cũng như những kẻ không thương mến nhưng không thù ghét ông Diệm.

    Nhưng, lịch sử có cái nh́n riêng của nó. Cái chết của ông Diệm là một sự cần thiết. Nó mang ư nghĩa trọn vẹn của một phủ định và một xác định. Nó phủ nhận và thẳng tay xóa bỏ gía trị lịch sử và gía trị dân tộc của biến cố 1963, đồng thời xác định bản chất đích thực của biến cố ấy, trước dân tộc và lịch sử. Thật vậy:

    Biến cố ngày 1/11/1963 đă từng được tôn vinh là một cuộc vùng lên của nhân dân miền Nam và của cái gọi là "đại bộ phận của dân tộc VN". Vùng lên để lật đổ một bạo quyền.

    Nhân dân vùng lên, v́ anh em ông Diệm là "những kẻ đại tội làm hư uế chánh nghĩa dân tộc và làm suy nhược sức mạnh của miền Nam".

    Nhân dân vùng lên, v́ Ngô Đ́nh Diệm "phong kiến như vua, độc tài như cộng sản".

    Nhân dân vùng lên, v́ chế độ Ngô Đ́nh Diệm là "một chế độ dùng bạo lực thay chính trị, dùng khủng bố thay v́ giáo dục".

    Nhân dân vùng lên, v́ Ngô Đ́nh Diệm "độc tài dộc tôn độc đảng", và v́ "suốt chín năm nhà Ngô và đảng Cần Lao ngự trị tại miền Nam, ngoại trừ một thiểu số thống trị với tất cả đặt quyền đặc lợi, c̣n th́ nhân dân phải sống khổ nhục sợ hăi không khác ǵ nhân dân miền Bắc đă sống dưới chế độ Tần Thủy Hoàng của Hồ Chí Minh và đảng cộng sản".

    Nhân dân vùng lên, v́ "chín năm cai trị là chín năm bạo trị, 15 triệu đồng bào là gần 15 triệu nạn nhân, quân đội và phong trào đấu tranh của Phật giáo chỉ là những lực lượng có duyên và phương tiện để thi hành bản án mà gần 15 triệu đă tuyên án từ 9 năm qua".

    Nhân dân vùng lên, v́ bạo quyền Ngô Đ́nh Diệm "đă tiến hành những chính sách tai hại không phải cho một người mà cho cả một dân tộc", đă "dùng bạo lực để hủy diệt một tôn giáo chỉ biết có t́nh thương" và "đă dùng gian trá để đem nữa phần đất c̣n lại của dân tộc bán đứng cho CS miền Bắc"...

    Trên đây là những nét chính, tổng qúat hóa tội ác của họ Ngô và được liệt kê trong quyển VNMLQHT (trang 279, 232, 303, 305, 317, 330, 791, 793...) V́ những tội ác ấy, nhân dân đă phải vùng lên.

    Đó không phải là luận điệu của riêng ông Đỗ Mậu, mà c̣n là luận điệu của cả cái tập đoàn đứng sau lưng ông ĐM, cũng là cái tập đoàn từng mệnh danh là "đại bộ phận của dân tộc".

    Trong những tháng ngày sau đảo chánh, luận điệu trên dă trở thành chân lư của những kẻ làm đảo chánh, cũng như của những kẻ hoan hô đảo chánh. Các tướng Tôn Thất Đính, Dương văn Minh, Trần Thiện Khiêm, Đặng văn Quang, Lê văn Kim, Mai hữu Xuân, Trần văn Đôn, Đỗ Mậu ....vv... đă "anh dũng" đưa ra những lời tuyên bố lịch sử: "quân đội lănh sứ mạng của nhân dân, đứng lên lật đổ Ngô Đ́nh Diệm, v́ chế độ Ngô Đ́nh Diệm độc tài phản dân hại nước, và v́ anh em họ Ngô bắt tay với Hà Nội để dâng hiến miền Nam cho cộng sản".

    Bản tuyên cáo chính thức của hội đồng quân nhân cách mạng đọc ngày 2/11 cũng đă mở đầu bằng câu: "cuộc cách mạng của toàn dân, thành công trong vinh quang, đă chấm dứt một chế độ độc tài, tàn bạo, bất lực..... Đứng trước sự thối nát của chính quyền Ngô đ́nh Diệm, quân đội đă nhận thức sự cần thiết phải giải thóat đồng bào để tiến tới một chế độ dân chủ thực sự, nên quân đội, dưới sự lănh đạo của hội đồng quân nhân cách mạng, đă cương quyết vùng lên...."

    Bản tuyên cáo của chánh phủ lâm thời VNCH cũng cùng một luận điệu đó. Và bản hiến ước tạm thời của chính quyền "cách mạng" cũng đă mở đầu bằng lời ca tụng "cuộc cách mạng chống độc tài đă hoàn toàn thành công với truyền thống hy sinh phục vụ tổ quốc của quân đội VNCH để dành lại cho dân tộc nền dân chủ tự do..."

    Nói tóm lại, Ngô Đ́nh Diệm là một tên trọng tội, một tên đại gian đại ác, một tên phản dân hại nước, một kẻ Toan bán đứng miền Nam cho CS... Quyền lợi của quốc gia VN, và sự sống c̣n của dân tộc VN đ̣i hỏi rằng tên đại gian đại ác ấy phải bị lật đổ và đền tội trước quốc dân.

    Đó là chính nghĩa được khoác lên vai biến cố ngày 1/11/1963.

    Câu hỏi được đặt ra: đă có chính nghĩa dân tộc sáng ngời như vậy tại sao "cách mạng" 1963 lại phải lén lút và hèn hạ cho người ám sát tổng thống Diệm trên chiếc xe thiết giáp di chuyển từ nhà thờ cha Tam về bộ tổng tham mưu? Tại sao không đường đường chính chính đem tên tội đồ Ngô Đ́nh Diệm ra trước ṭa, dù là ṭa án nhân dân - để xét xử và sau khi ṭa tuyên án, hành quyết tên tội đồ trước khi mặt trời mọc? Tại sao lại phải hành động lén lút và đê tiện nhưng những kẻ đâm thuê chém mướn?

    Chánh nghĩa dân tộc của cách mạng để đâu? Liêm sỉ của cách mạng để đâu?

    Khí phách của các tướng lănh để đâu?



    LIÊM SỈ CÁCH MẠNG


    Hồi 8:30 ngày 2/11/63, chiếc xe thiết giáp từ nhà thờ cha Tam trở về đỗ tại sân bộ tổng tham mưu.

    Khi nh́n thấy hai xác chết bê bết máu của anh em ông Diệm, các tướng đảo chánh đă hoảng hốt cực độ. Trong cơn hốt hoảng đó, họ đă tuyên bố với báo chí rằng anh em ông Diệm đă tự sát. Nhưng ngay sau đó, Lucien Conein nhắc cho họ biết rằng anh em ông Diệm là người công giáo, v́ vậy lời giải thích "anh em ông Diệm tự sát" sẽ chẳng được ai tin và chỉ càng gieo thêm nghi ngờ. Các tướng lănh bèn đổi giọng và tuyên bố với báo chí rằng "đó là một cuộc tự sát v́ rủi ro". Luận điện này đă trở thành lập trường chính thức của hội đồng quân nhân cách mạng và của chính quyền cách mạng.

    Hiển nhiên, các tướng đảo chánh đă nói dối. Nhưng vấn đề đặt ra: tại sao họ phải nói dối? Tại sao họ phải cúi mặt không dám nh́n sự thật và phải che dấu sự thật?

    Tướng Dương văn Minh là kẻ đă ra lệnh cho đàn em giết ông Diệm để trừ hậu họa. Nhưng sau khi ông Diệm chết, tướng Minh không dám nh́n nhận sự thật. Tướng Minh không phải là kẻ chiến bại, mà là kẻ chiến thắng ông Diệm, đồng thời là chủ tịch hội đồng quân nhân cách mạng và người hùng của cách mạng. Tại sao tướng Minh lại phải nói dối? Tại sao lại phải hèn hạ?

    Chưa hết. Tướng Dương văn Minh chẳng những không dám nh́n nhận hành động của ḿnh, mà c̣n t́m cách chối tội và đổ lỗi cho người khác.

    Trong cuốn Les Guerres du Viet am và Our Endless Wars, trung tướng Trần văn Đôn đă viết như sau: "Big Minh không bao giờ nhận trách nhiệm về vụ cố sát anh em ông Diệm. Mỗi khi vấn đề được nêu ra, ông ta lại t́m cách lôi kéo tôi vàọ Trong thời gian bị lưu đày tại Vọng Các, big Minh đă thanh minh với một linh mục công giáo rằng ông không có trách nhiệm ǵ về vụ giết ông Diệm, big Minh c̣n khuyên linh mục, nếu muốn biết rơ câu chuyện, th́ nên đến hỏi tôi" (Our Endless Wars, trang 113).

    Tướng Dương văn Minh, lănh tụ cuôc vùng dậy của nhân dân VN và của cái gọi là đại bộ phận dân tộc VN, đă phạm hai cái hèn.

    Ông Diệm đă ra đầu hàng, đă được các tướng lănh chấp nhận cho đầu hàng, và đă được các tướng lănh cử người đưa xe đến chở về đại bản doanh của cuôc đảo chánh. Nhưng tướng Minh đă lén lút cho bộ hạ giết anh em ông Diệm trên xe thiết giáp. Đó là cái hèn thứ nhất.

    Sau khi đă cho người ám sát ông Diệm, tướng Minh đă không dám nh́n nhận hành động của ḿnh. Đó la cái hèn thứ hai.

    Cái hèn của tướng Minh cũng là cái hèn của nhóm tướng lănh ngày 1/11/63, những kẻ không có chánh nghĩa hoặc biết rằng ḿnh không có chánh nghĩa, hoặc nghi ngờ về chánh nghĩa của ḿnh. Bởi v́: nếu họ có chánh nghĩa, nếu qủa thật họ đă v́ dân v́ nước tự động đứng lên để diệt trừ một đai họa cho dân tộc, nếu qủa thât họ đă quân đội và cái "đại bộ phận của dân tộc" đă vùng lên lật đổ một bạo quyền để cứu lấy tổ quốc VN, th́ việc giết ông Diệm phải được coi là một hành vi chánh đáng hợp t́nh hợp lư hợp ḷng dân và hợp lịch sử. Và những kẻ đă ra tay giết ông Diệm có quyền tự hào về hành vi đó.

  3. #3
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Chính phủ Mỹ / CIA: Thủ phạm chính làm xụp đổ VNCH?

    Chính phủ Mỹ / CIA: Thủ phạm chính làm xụp đổ VNCH?
    CÁI CHẾT CỦA TỔNG THỐNG NGÔ Đ̀NH DIỆM VÀ NỀN ĐỆ NHẤT VIỆT NAM CỘNG H̉A
    P2



    C̣n ǵ chánh đáng hơn là thay mặt nhân dân diệt trừ một tên phản quốc, và diệt trừ mọi mầm mống phản loạn sau này? Diệt trừ bằng thủ đoạn giết lén tuy không đường đường chính chính như diệt trừ bằng một bản án tử h́nh của ṭa án, nhưng xét cho kỹ, cũng không có ǵ đáng hổ thẹn. Cách mạng nào mà không đổ máu? Cách mạng nào mà không giết? Mà giết th́ đă sao? Nhất là giết một tên "đại gian đại ác, tội đồ của dân tộc".

    Thế th́ tại sao lại phải nói dối, tại sao phải chối tội và t́m cách đổ tội cho người khác?

    Câu trả lời là: những kẻ đó không có chánh nghĩa. V́ vậy phải hèn hạ, phải giết lén, phải nói dối, phải chối tội và đổ tội lẫn cho nhau.



    KHÍ PHÁCH TƯỚNG LĂNH


    Tại sao các tướng lănh không có được cái khí phách tối thiểu và tinh thần liên đới trách nhiệm để tuyên bố rằng: ông Diệm có tội với dân tộc, cách mạng đă giết ông để trừ hậu họa. Nếu không được cái khí phách tối thiểu đó, th́ ít nhất cũng phải có được cái liêm sĩ tối thiểu để nói sự thật với quốc dân. Nói rằng: ông Diệm đă bị giết ngoài ư muốn và ngoài dự liệu của các tướng đảo chánh.

    Tại sao lại lừa bịp quốc dân và sống sượng nói dối rằng người chết đă tự sát?

    Là v́: họ không có chánh nghĩa, không kết hợp và hành động v́ chánh nghĩa, v́ vậy đă phải nói dối, nói quanh, chối tội và đổ tội lẫn cho nhau. Thật là mỉa mai: người sống sợ người chết, và kẻ thắng trận sợ kẻ bại trận. Đúng là một lũ đầy tớ giết chủ như trung tướng Nguyễn chánh Thi đă nhận định một cách sâu sắc. Và giết chủ rồi, lũ đầy tớ nh́n nhau, lo sợ.

    Vẫn chưa hết. Trong cuốn Our Endless War và Les Guerres du Vietnam, tướng Trần văn Đôn c̣n viết rằng: "trưa mùng 2/11, xác hai anh em ông Diệm được di chuyển về bệnh viện Saint Paul. Sáng hôm sau, ông Minh và tôi đến viếng thăm ông bà Trần Trung Dung tại nhà. Bà Dung là cháu ruột ông Diệm. Ông Minh nói với bà Dung: chúng tôi đến đây không phải chia buồn. Chúng tôi hy vọng bà hiểu cho rằng cái chết của ông Diệm và ông Nhu đă xảy ra như là một sự ngẫu nhiên đáng tiếc lúc cuộc đảo chánh đang tiến hành. Chúng tôi rất buồn, nhưng bây giờ sự viêc đă xảy ra, chúng tôi không thể làm ǵ được nữạ Chúng tôi mong bà thu xếp lo viêc chôn cất" (Our Endless War, trang 111).

    Một lân nữa, tướng Dương văn Minh lại nói dối, lại chối tội. Lúc này ông không c̣n là trung tướng Dương văn Minh nữa, mà là đại tướng Dương văn Minh, chủ tịch hội đồng quân nhân cách mạng, quốc trưởng của nước VN, và "người hùng" của dân tộc. Ông không chối tội trước quốc dân, trước báo chí, hoặc trước đám đông, mà chối tội trước người cháu gái cua ông Diệm.

    Tướng Minh nói rằng cái chết của anh em ông Diệm đă xảy ra như một sự t́nh cờ ngẫu nhiên. Sự dối trá thật là trắng trợn. Cái chết của anh em ông Diệm đă không xảy ra như một sự t́nh cờ, mà đă xảy ra theo kế hoạch của tướng Minh và với mệnh lệnh của tướng Minh.

    Tướng Minh c̣n nói răng "cái chết ấy đă xảy ra trong lúc cuộc đảo chánh đang tiến hành". Tướng Minh lại nói dối. Anh em ông Diệm đă bị giết trên chiếc xe thiết giáp do chính các tướng lănh đảo chánh gửi đến để đón ông về bộ tổng tham mưu. Lúc đó, cuộc đảo chánh đă chấm dứt. Chấm dứt từ lâụ Lúc đó các tưởng đảo chánh đă bắt đầu ăn mừng "cách mạng thành công" và bắt đầu chia tiền.



    THẰNG HÈN VÀ THẰNG NÓI LÁO


    Năm 1971 là năm bầu cử tổng thống nhiệm kỳ hai. Đại tướng Dương văn Minh nạp đơn ứng cử. Vấn đề giết ông Diệm lại được đặt ra. Một quyển sách mang tên "Làm Thế Nào Để Giết Một Tổng Thống" xuất hiện. Báo chí lai khơi đống tro của lịch sử, và những người trong cuộc đă có dịp lên tiếng về cái chết của ông Diệm.

    Ứng cử viên tổng thống Dương văn Minh, trong nhiều cuộc phỏng vấn, tuyên bố rằng ông Thiệu phải chịu trách nhiệm về cái chết của anh em ông Diệm trong cuộc đảo chánh 1963. Ứng cử viên Dương văn Minh nói: "Thiệu, lúc đó một đại tá tham gia cuộc đảo chánh, đă không đem quân vào dinh tổng thống đúng thời điểm để ngăn chặn Ngô Đ́nh Diệm trốn thoát". Theo ông Minh, nếu anh em ông Diệm bị bắt giữ ngay trong dinh Gia Long, họ đă không bị giết. (Tài liệu ngày 20/7/71 về VN tại thư viện quốc hội Mỹ ghi như sau: "Minh said Thieu, then a colonel who had participated in the coup, had failed to bring his trơps to the presidential palace in time to prevent Diem trom escaping. Minh held that if Diem and his brother had been taken into custody at the palace they would not have been murdered”).

    Ứng cử viên đương kim tổng thống Nguyễn văn Thiệu, khi thấy tướng Minh liên can ḿnh vào vụ ám sát ông Diệm, đă chửi tướng Minh là thằng hèn và thằng nói láo.

    Ông Thiệu nói: lúc đó ông được tướng Trần thiện Khiêm, bây giờ là thủ tướng cho biết Dương văn Minh đă nói với ông ta (tức Trần thiện Khiêm) rằng: đảo chánh phiền phức và khó khăn quá, chi bằng áp dụng phương thức dễ nhất, là ám sát Diệm. (tài liệu ngày 20/7/71 ghi như sau: Thieu called Minh a coward and a liar when linking him to the Diem assassination... Thieu said at the time he had been informed by gen. Tran thien Khiem, now premier, that Minh had told him the coup was so complicated and difficult that the easiest way is to assassinate Diem).

    Hồ sơ lưu trữ tại thư viện quốc hội Hoa Kỳ ngày 20 và 21/7/71 có ghi rơ những lời nói trên của đại tứơng Dương văn Minh, kèm theo lời của đương kim tổng thống VN Nguyễn văn Thiệu gọi cựu quốc trưởng VN Dương văn Minh, chủ tịch hội đồng quân nhân cách mạng, là "thằng hèn và thằng nói láo".

    Tướng Nguyễn văn Thiệu chửi tướng Dương văn Minh là thằng hèn và thằng nói láo. Lời chửi sâu sắc và xác đáng này cũng có thể dùng để nói về toàn thể hội đồng quân nhân cách mạng 1963, trong đó có tướng Thiệu, trong vụ ám sát ông Diệm va giải thích cái chết của ông Diệm.

    Quả thật ông Diệm đă được phục thù trước lịch sử. Bởi chính cái gian dối hèn hạ của những kẻ đă lật đổ và giết ông. Kẻ thắng trận phải run phải sợ cúi mặt trước kẻ bại trận. Và đổ tội lẫn cho nhau, nguyền rủa lẫn nhau.

    Ông Diệm đă được phục thù trước lịch sử. Chính cái gian dối hèn hạ của những kẻ giết ông đă phơi bày thực chất của nhóm người làm đảo chánh và phơi bày cái ư nghĩa đích thực của biến cố 1963. Một nhóm người không có chính nghĩa. Một cuộc tạo phản do ngoại bang chủ xướng và để phục vụ mưu đồ của ngoại bang. Một "lũ đầy tớ giết chủ" như lời nhận định của tướng Nguyễn Chánh Thi Một vụ "giết mướn, như lời phê phán của nhà văn quân đội Nguyễn Đạt Thịnh.



    BA TRIỆU ĐỒNG (VN) CỦA CIA


    Như đă tŕnh bày ở chương 6 về cuộc đảo chánh, ngày 30/10/1963 tức là hai ngày trước khi cuộc đảo chánh bùng nổ, đại sứ Lodge đă gửi về ṭa Bạch Ốc một công điện gồm 13 điểm. Điểm 11, đại sứ Lodge đề cập đến lời yêu cầu của các tướng đảo chánh muốn có một số tiền để "mua chuộc phe chống đối".

    Theo các tài liệu c̣n lưu trữ tại thư viện quốc hội Mỹ, th́ hôm đảo chánh Lucien Conein đă đến bộ ổng tham mưu trao một gói bạc ba triệu bạc VN ($3,000,000 đồng) cho tướng Trần văn Đôn, gọi là để "mua chuộc phe chống đối nếu cần".

    Trong quyển VNMLQHT, ông Đỗ Mậu cũng viết: "Conein bèn mặc quân phục mang theo một khẩu 375 Magnum và một gói tiền độ 3 triệu đồng bạc rồi đến bộ tổng tham mưu". Nhưng ông ĐM không biết rơ mục đích và số phận của số tiền đó. V́ vậy, ông viết tiếp: "cũng cần nói rơ rằng số tiền ba triệu đồng VN do Conein mang đến đă không được một tướng lănh nào hay biết trừ tướng Đôn. Tướng Đôn không bao giờ tŕnh bày cho hội đồng tướng lănh biết có nhận số tiền đó của Conein hay không, và nếu có th́ đă xử dụng vào việc ǵ". (trang 816).

    Trong quyển Việt Nam Nhân Chứng, tứơng Đôn nh́nh nhận có đươc Conein trao cho số bạc ba triệu, và ông đă "tặng cho các bạn", chứ không bỏ vào túi. Ông viết: "Đúng 1:30 trưa, ông Conein vào có mang theo một máy truyền tin đặc biệt để liên lạc vơi đại sứ Mỹ và một bao tiền ba triệu bạc VN. Đảo chánh vừa thành công, trong không khí rộn ràng đó, tôi có tặng cho các gạn một số tiền ủy lạo binh sĩ đơn vị mà không đ̣i làm biên nhận đầy đủ. Đến năm 1971, tôi ra lệnh cho thiếu tá Đặng văn Hoa t́m lục lai các biên nhận về việc ghi số tiền ba triệu bạc của Conein, th́ th/tá Đặng văn Hoa làm tờ tŕnh và một số các biên nhận. Tôi xin đính kèm theo đây để chứng minh. Tôi không tổ chức đảo chánh để kiếm số bạc như vậỵ V́ lúc đó mấy triệu bạc VN đối với tôi không phải là số tiền mà tôi khao khát" (VN Nhân Chứng, TVD, trang 211).

    Viết như vậy, tướng Đôn đă muốn thanh minh cho sự trong sạch của ông. Nhưng ông đă làm một công việc thừa thăị Bởi lẽ: không ai kết tội tướng Đôn nhận tiền của Mỹ để bỏ vào túi riêng. Người ta kết tội các tướng đảo chánh đă làm như nhuốc cuộc đảo chánh, và làm nhơ nhuốc Quân Lực VNCH. Người ta kết tội các tướng lănh đă xử sự như những tay sai của Mỹ, trong vụ lật đổ ông Diệm năm 1963.

    Chúng ta hăy đọc kỹ phiếu đệ tŕnh của th/tá Hoa, được tướng Đôn công bố và đính kèm trong phần phụ lục của quyển VN Nhân Chứng của ông, để có một ư niệm.



    Phiếu đệ tŕnh, ngày 14 tháng 8 năm 1971

    Trích yếu: Về số bạc ba triệu đồng của ông Conein cho mượn để thù lao các đơn vị trong ngày Cách mạng 1/11/63.

    Kính thưa trung tướng,

    Số bạc 3 triệu đồng của ông Conein cho mượn th́ đă được trung tướng chỉ thị cấp cho những người sau đây:

    Ngày 1/11/63, T/T/TMT Trần thiện Khiêm nhận .................... .........500,000 $
    (do đạI tá Đặng văn Quang làm biên nhận)

    Ngày 1/11/63, T/T Tôn Thất Đính tư lệnh quân đoàn 3 nhận ...............500,0 00 $
    (do đại úy Phạm viết Hùng nhận)

    Ngày 10/11/63, TT Tôn thất Đính có nhân thêm
    .................... ..........100,000 $

    Ngày 4/11/63, tặng sư đoàn 5 .................... .................... ............50,000 $
    (do đại tá Nguyễn văn Thiệu nhận)

    Ngày 5/11/63, tặng liên đoàn thủy quân lục chiến của đại tá Lê nguyên Khang ..100,00$ (do đại úy Quế nhận)

    Ngày 5/11/63, đại tá Trần ngọc Huyến thị trưởng Đàlạt
    nhận...............1 00,000 $

    Ngày 9/11/63, thiếu tá Phan ḥa Hiệp trường thiết giáp nhận ...............100,0 00$

    Ngày 19/11/63, đại úy Đào ngọc Diệp câu lạc bộ tổng tham mưu nhận...100,000$

    Tổng cộng................ .................... .................... ...................1 ,550,000$

    Tất cả số tiền 1,550,000 $ trên đây đều có biên nhận (đính kèm). Như vậy c̣n lại 1,450,000 $, trung tướng cũng tặng cho anh em nhưng không có chữ kư biên nhận. Nếu tôI nhớ không lầm th́ trung tướng đă tặng cho các ông sau đây:

    Trung tướng Dương văn Minh
    Trung tướng Lê văn Kin
    Trung tướng Tôn thất Đính
    Thiếu tướng Nguyễn hữu Có
    Thiếu tướng Trần ngọc Tám
    Trung tướng Nguyễn Khánh
    Trung tướng Nguyễn cao Trí

    Ngày 14 tháng 8 năm 1971
    Kư tên
    Hoa

    Đọc phiếu tŕnh trên đây, người ta thấy rơ số tiền ba triệu đă được tuớng Đôn chia ra làm haị Một nửa "tặng" cho các đơn vị đảo chánh gọi là tiền ủy lạọ Một nữa "tặng" cho các bạn !

    Trong những ngườI nhận tiền "ủy lạo", tướng Trần thiện Khiêm, tham mưu trưởng QLVNCH, nhận 500,000$. Tướng Tôn thất Đính, tư lệnh quân đoàn 3 kiêm tổng trấn Saigon-Gia Định, nhận 600,000$. Số c̣n lại chia cho sư đoàn 5, liên đoàn thủy quân lục chiến, trường thiết giáp, câu lạc bộ tổng tham mưu và đại tá thị trưởng Dalat, Trần ngoc Huyến.

    Trong những người được "tặng" tiền, có các tướng Dương văn Minh, Lê văn Kim, Tôn Thất Đính, Nguyễn hữu Có, Trần văn Tám, Nguyễn Khánh, Đỗ cao Trí (riêng tướng Dương văn Minh c̣n được hưởng số bạc 6 ngàn Mỹ kim lấy được trong chiếc cặp của TT Diệm).

    Nói tóm lại: tất cả tướng tá có quân hoặc có công tham dự
    và cuộc đảo chánh, đều được "ủy lạo" hoặc "tặng tiền". Nói cách khácc: cuộc đảo chánh năm 1963 đă được ủy lạo và tưởng thưởng (tặng). Và đây là điều quan trọng: cuộc đảo chánh năm 1963 đă được ủy lạo và tưởng thưởng bằng tiền của CIA, do đích thân CIA đưa đến.

    Vấn dề đặt ra: các tướng đảo chánh đă xin tiền, hay chính người Mỹ đă tự động đem đến?

    Theo như công điện ngày 30/10/63 của của đ/s Lodge gửi cho cố vấn an ninh ṭa Bạch Ốc th́ các tướng đảo chánh đă "yêu cầu" được có một số tiền để dùng vào việc mua chuộc phe chống đối, nếu cần. Điểm 11 của công điện viết như sau: "As to requests from the Generals, they may well have need of funds at the last movnent with which to buy off potential opposition". Tạm hiểu như sau: Theo lời yêu cầu của các tướng lănh, họ có thể cần một số tiền vào phút chót để mua chuộc (những k&#7867... chống đối có thể xuất hiện.

    Tức là: các tướng lănh đảo chánh đă xin tiền. Và xin tiền với danh nghĩa để mua chuộc phe chống đối (các sĩ quan c̣n trung thành với ông Diệm).

    Theo những cuốn hồi kư của tướng Đôn (Our Endless War, Les Guerres du Vietnam, và Nhân Chứng VN), th́ cuộc đảo chánh năm 1963 là một "vấn đề hoàn toàn nội bộ của VN". Tướng Đôn đă vô t́nh hay hữu ư không biết đến nội dung bức công điện của đại sứ Lodge về vấn đề các tướng đảo chánh đă xin tiền. Ông mô tả Lucien Conein như một bà phước tự động đem tiền đến cho các tướng xử du.ng. Trong cả hai trường hợp (các tướng xin tiền, hoặc Conein tự động đem tiền đến), việc cung cấp số bạc ba triệu đă được chính quyền Mỹ sắp đặt và quyết định trước. Rất có thể các tướng đảo chánh đă xin, cũng rất có thể các tướng lănh đă không xin. Nhưng trong cả hai trường hợp, họ đă ngửa tay ra nhận !

    Hành động ngửa tay nhận tiền của các tướng đảo chánh đă làm nhơ nhuốc cuộc đảo chánh. Họ đă làm nhục chính họ, điều đó không quan hê.. Họ đă sỉ nhục Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa ..!!

    Phiếu đệ tŕnh phát tiền do tướng Đôn công bố có nhiều điều làm cho người ta phải thắc mắc.

    1/ Trích yếu của phiếu tŕnh có ghi: "về số bạc ba triệu bạc của ông Conein cho mượn để thù lao các đơn vị trong ngày cách mạng 1/11/63.

    Trước hết, số bạc ba triệu đồng (VN) đă do chính quyền Mỹ cung cấp, chứ không phải tiền ông Conein cho mượn. Điều này không cần phải chứng minh, nó đă đi vào lănh vực hiểu biết công cộng, cũng như đă được các tài liệu của Mỹ xác nhận. Thâm tâm các tướng Đôn, Minh, Đính, Kim Khiêm cũng biết điều đó. Vậy th́, tại sao trong phiếu tŕnh lại ghi là tiền ông Conein cho mượn? Và nếu là tiền ông Conein cho mượn th́ các tướng đảo chánh đă trả lại cho ông Conein chưa? Nếu trả rồi, chắc chắn tướng Đôn sẽ thấy có bổn phận phải xuất tŕnh bằng chứng, cũng như ông đă thấy có bổn phận phải xuất tŕnh bằng chứng về sự chi tiêu số bạc.

    Thứ đến, phiếu tŕnh ghi rằng số tiền ấy dùng để thù lao các đơn vị trong ngày cách mạng 1/11/63. Thù lao là trả công. Tại sao lại ghi như vậy? Người ta lại nghĩ rằng tướng Đôn đă không đọc kỷ phiếu tŕnh, trước khi công bố.

    Những chi tiết nói trên không nên có trong phiếu tŕnh. Dư luận đă từng cười ra nước mắt, nay một lân nữa lại phải cười ra nước mắt, và thương hại cho cái gọi là cuộc cách mạng 1963.

    2/ Phiếu tŕnh của thiếu tá Hoa đề ngày 14/8/1971, tức là gần 8 năm sau cuộc đảo chánh. Traong quyển VN Nhân Chứng, tướng Đôn cũng đă viết rơ: năm 1963, ông tặng tiền mà không làm biên nhận, đến năm 1971, ông mới ra lệnh cho thiếu tá Hoa t́m lại các biên nhận và lập phiếu tŕnh.

    Cau hỏi được đặt ra: lư do nào đă thúc đẩy tướng Đôn năm 1971 phải cho lập phiếu tŕnh về số bạc đă chi tiêu năm 1963?

    Như chúng ta đă biết: năm 1971 là năm bầu cử tổng thống nhiệm kỳ 2. Năm đó, tướng Dương văn Minh ra ứng cử: vấn đề ông Diệm và cuộc đảo chánh 1963 lại được đặt ra trước công luận. Và như trên đă tŕnh bày, ngày 20 và 21 tháng 7 năm đó, hai ông Nguyễn văn Thiệu và Dương văn Minh chửi lộn nhau về cái chết của ông Diệm.

    Năm 1971 cũng là năm bầu cử Hạ Nghị viện khóa 2. Ngày bỏ phiếu là 30/8/1971. Tướng Trần văn Đôn ra tranh cử dân biểu tại đơn vị Quảng Ngăị Và ông đắc cử. Những sự việc nói trên có thể trả lời cho câu hỏi: lư do nào đă thúc đẩy tướng Đôn năm 1971 phải cho lập phiếu tŕnh về số bạc ba triệu đă chi tiêu năm 1963,

    Tôi muốn nói với các tướng đảo chánh và những kẻ vẫn lớn tiếng ca ngợi biến cố 1963 và cuộc vùng dậy của đại bộ phận dân tộc rằng: hăy có can đảm nh́n vào sự thật. Biến cố ngày 1/11/1963 chỉ là một cuộc tạo phản do ngoại bang chủ mưu và nhằm phục vụ quyền lợi của ngoại bang. Cuộc tạo phản ấy đă được thi hành bởi những tay sai bản xứ. Những kẻ này đă ngửa tay nhận tiền của ngoại bang. Và: đảo chánh xong rồi, họ đă chia nhau số tiền ấy, mặc dù chẳng được bao nhiêu.

    Thật là nhục ! Nhục cho những tướng lănh đảo chánh. Nhục cho cuộc đảo chánh. Và nhục lây cho cả Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà. (Việt Nam Chính Sử, Nguyễn Văn Chức, trang 86-95)


    (Aladin Nguyen)

    http://groups.yahoo.com/group/THAOLUAN/message/42656

  4. #4
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Chính phủ Mỹ / CIA: Thủ phạm chính làm sụp đổ VNCH?

    Chính phủ Mỹ / CIA: Thủ phạm chính làm sụp đổ VNCH?
    Hoa Kỳ tự trói tay để thua csVN… chứ không do VNCH.





    TLS.- Hồn Việt UK online vừa nhận được bài viết : "Cựu Ngoại trưởng Kissinger xác nhận “Hoa Kỳ tự trói tay để thua csVN… chứ không do VNCH". của tác giả Mường Giang do một thân hữu gửi tới.



    Ngoài việc cam chịu của một quốc gia nhỏ bé với sự áp đặt trên bàn cờ quốc tế của các nước siêu cường, Việt Nam Cộng Ḥa đă v́ nỗi nhục của Mỹ mà bị bỏ quên sau những lần hứa hẹn, đổi trao giữa người bạn đồng minh to lớn này với kẻ thù của dân tộc. Bài học lịch sử cần phải được ghi nhớ là "Vận mệnh đất nước Việt Nam phải do toàn dân Việt Nam cùng nhau định đoạt!". Chớ có trông chờ vào ngoại bang mà lăn vào vết xe đổ thêm nhiều lần nữa. Mặc dù lời xác nhân của Kissinger có giải oan trên dư luận quốc tế và những người thiếu hiểu biết về vai tṛ của QLVNCH trong suốt cuộc chiến bảo quốc an dân.



    Đồng thời, tác giả Mường Giang nêu bật lại được thực chất Việt gian của đảng CSVN do Hồ chi Minh cầm đầu, trong cuộc chiến xâm lược của đế quốc đỏ Nga sô, nhằm giành thuộc địa với thực dân xanh là Pháp tại Đông Dương: "... khi đă biết rơ thực chất của cuộc chiến Việt Nam (1955-1975). Tất cả từ đầu cho tới cuối, hoàn toàn “không ăn nhập ǵ tới ḷng ái quốc, yêu nước thương dân”, mà báo chí Tây Phương thường gán ghép để có cớ ca tụng Hồ Chí Minh và đảng VC trong suốt cuộc chiến, v́ họ bị tuyên truyền một chiều. Nay sự thật đă bị phanh phui, gây chiến tại Đông Dương lần thứ 2 (1946-1975), thật sự “là không cần thiết lúc đó”. V́ đối với Liên Xô thời đó, gây chiến “lại là kế hoạch nô lệ hoá toàn cầu của cộng sản đệ tam quốc tế”."...



    Hồn Việt UK online trân trọng giới thiệu đến quư bạn giả bài viết dưới đây để rộng đường dư luận.





    Cựu Ngoại trưởng Kissinger xác nhận “Hoa Kỳ tự trói tay để thua csVN… chứ không do VNCH”
    Mường Giang


    Sau hơn ba mươi bảy năm Việt Nam Cộng Ḥa bị sụp đổ tính từ ngày 30-4-1975, nhưng tới nay vẫn c̣n nhiều tác giả ngoại quốc khi viết về cuộc chiến trên,vẫn cứ dựa vào các tài liệu tuyên truyền của cộng sản, nên thường lư luận một chiều, đôi lúc thật hàm hồ bừa băi. Chính những cuốn sách này, đă khiến cho ai khi đọc tới cũng đều có cái cảm tưởng là “Những người lănh đạo nước Mỹ lúc đó toàn ngu xuẩn hay điên rồ”, nên mới bị sa lầy và tháo chạy khỏi miền Nam, vào ngày 30-4-1975 một cách nhục nhă. Riêng đối với người Mỹ qua thói quen tự cao tự đại, sau khi tháo chạy khỏi chiến trường Đông Dương để bị mang tiếng bội tín với thế giới tự do, v́ không giữ được lời hứa “bảo đảm quyền sống tự do của đồng bào Nam VN, Lào, Cambốt”. vẫn cứ phải loay hoay giữa “tự ái và lương tâm” khi muốn giải đáp trước công luận, lư do tại sao “Một cường quốc bách chiến bách thắng như Mỹ lúc đó và ngay cả ngày nay”, lại có thể bị thua trước một đối phương nhỏ bé, lạc hậu như cộng sản Bắc Việt? cho dù đối phương có được Nga, Tàu viện trợ và chống lưng. Ngày nay nhờ những khai quật từ các văn khố khắp thế giới, nhất là sự sụp đổ của gần hết khối xă hội chủ nghĩa trong đó có Liên Xô và các nước Đông Âu nhưng quan trọng nhất vẫn là những bản tự khai của các chóp bu tại Bắc Bộ Phủ, cho ta nhận rơ phần nào giải đáp trên, khi đă biết rơ thực chất của cuộc chiến Việt Nam (1955-1975). Tất cả từ đầu cho tới cuối, hoàn toàn “không ăn nhập ǵ tới ḷng ái quốc, yêu nước thương dân”, mà báo chí Tây Phương thường gán ghép để có cớ ca tụng Hồ Chí Minh và đảng VC trong suốt cuộc chiến, v́ họ bị tuyên truyền một chiều. Nay sự thật đă bị phanh phui, gây chiến tại Đông Dương lần thứ 2 (1946-1975), thật sự “là không cần thiết lúc đó”.V́ đối với Liên Xô thời đó, gây chiến “lại là kế hoạch nô lệ hoá toàn cầu của cộng sản đệ tam quốc tế”. Điều này ngày nay cũng đă được nhiều cán bộ cao cấp của VC như Trần Bạch Đằng, Vơ Văn Kiệt.. xác nhận. C̣n hậu cứ lớn không phải tại Hà Nội, mà ở tận Mạc Tư Khoa, Bắc Kinh, được Hồ Chí Minh cùng đồng đảng mang về bành trướng khắp nước. Sứ mạng của Hồ đă hoàn thành một phần, ít ra là đă nhuộm đỏ được ba nước Việt-Lào-Cao Miên trên bán đảo Đông Dương.



    Nhưng chiến thắng không phải do quân sự mang tới, mà nhờ vào “sự hèn nhát thụ động, của tập thề quần chúng trong vùng”, v́ sợ sự khủng bố tàn độc của chủ nghĩa cộng sản nên cúi đầu tùng phục, để được yên ổn sống, dù là kiếp sống nô lệ hèn thừa bên lề đường như hiện tại trong thiên đường xă nghĩa VN. Do đó, hầu hết đă phó mặc vận mệnh của đất nước, của chính bản thân và gia đ́nh ḿnh cho ai muốn làm lănh tụ cũng được, coi đó như là chuyện không có liên can ǵ tới họ. Tóm lại “Chiến tranh VN vừa qua” là một cuộc chiến vô cùng phức tạp, giống như Pháp năm 1954, người Mỹ đă thua cộng sản trong mặt trận ư chí tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn và tàn nhẫn bất công ngay trên đất nước ḿnh, chứ không phải ở chiến trường Đông Dương. Cũng từ đó, người Mỹ thường nhắc nhớ tới thành ngữ “No more Việt Nam” như một thứ mặc cảm tội lỗi, luôn đè nặng đất nước Hoa Kỳ, cho tới lúc Tổng thống Reagan vào ngày 21-5-1982, khai sinh một nước Mỹ mới, khi tuyên bố chiến lược tấn công, để ngăn chận sự bành trướng của khối cộng sản quốc tế.Từ đó người Mỹ mới thôi cúi mặt và bắt đầu phục hồi danh dự cho những chiến binh Hoa Kỳ, đă tham chiến tại VN từ 1955-1975, và gọi đây là một trong những cuộc chiến chính nghĩa vĩ đại nhât, mà nhân dân Hoa Kỳ đă thực hiện được kể từ ngày lập quốc tới nay. Đối với Việt Nam Cộng Ḥa dù người lính miền Nam đă hy sinh tột đỉnh nhưng cũng chỉ giữ được nửa mănh đất quê hương từ Bến Hải vào tới Cà Mâu, vỏn vẹn chỉ có hai mươi năm trường kỳ máu lệ. Tất cả “không phải v́ Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa không chịu chiến đấu trước kẻ thù, hoặc Miền Nam không có tướng tài và cấp lănh đạo xứng đáng sau khi Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm bị sát hại hay Chính Phủ Việt Nam Cộng Ḥa không có chính nghĩa như Thượng Nghị Sĩ Mỹ là Mc.Cain từng tuyên bố trên báo chí..” mà là NƯỚC MẮT NHƯỢC TIỂU Việt Nam.



    Nói đúng hơn, chúng ta đă bị Thực Dân Mới nhân danh Liên Hiệp Quốc, bán đứng trong canh bài phân chia ranh giới chính trị, quân sự giữa hai khối tư bản và cộng sản, đă sắp xếp sẵn sau khi Đệ Nhị Thế Chiến kết thúc. Nhiều nước Đông Âu kể cả Đức cũng chịu chung số phận nhược tiểu như VN và Cao Ly, khi nằm trong thế cờ quốc tế đă định đoạt sẵn. Nhưng may thay Họ đă tự ḿnh tháo gỡ được gông cùm nô lệ cộng sản vào đầu năm 1990, khi Liên Bang Sô Viết và phần lớn khối cọng sản đệ tam quốc tế tan ră.



    Theo nhận xét của GS người Mỹ Hans Morgenthau, th́ đây là tṛ che đậy sự bất đồng, cũng là sự phân chia sẵn ranh giới chính trị, quân sự giữa khối cộng sản và Tây Phương, sau khi kết thúc đệ nhị thế chiến. Tại Châu Âu, từ năm 1947 Liên Xô xé bỏ cam kết, mặc sức tung hoành, dùng quân sự lần hồi cưỡng chiếm các nước quanh vùng, dựng khối Đông Âu, cô lập trong bức màn sắt. Tây Bá Linh và hai nước đồng minh của Mỹ lúc đó là Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ cũng bị nguy khốn, sắp rơi vào tay cộng sản. Để đối phó với t́nh trạng trên, Tổng Thống Mỹ Truman buộc ḷng phải ban hành chiến lược “Ngăn Chặn”, đồng thời khai sinh chường tŕnh “Marshall”, viện trợ giúp cho các nước Tây Âu phục hồi kinh tế, quân sự đă bị thế chiến tàn phá. Song song Mỹ và các nước trên thành lập Tổ chức Minh Ước Bắc Đại Tây Dương, nhằm liên kết quân sự, để bảo vệ lẫn nhau và chống lại sự xâm lăng của Liên Xô và khối cọng sản quốc tế. Nói chung những nước nào được Mỹ khoanh vùng, th́ được gọi là Đồng Minh và tận t́nh bảo vệ như Cao Ly và Đài Loan ở Viễn Đông. Nhưng dù chiến tranh có xảy ra dưới một h́nh thức nào chăng nữa, kể cả cuộc chiến thế giới tại bán đảo Triều Tiên năm 1950, th́ chủ trương của nước Mỹ qua tuyên bố của Tổng Thống Truman, chỉ để “tái lập ḥa b́nh và biên giới sẵn có đă được qui định từ trước”. Đây cũng là chiến lược của Mỹ khi tham chiến tại VN từ 1960-1975, qua nhiều đời tổng thống của lưỡng đảng, chỉ nhằm mục đích “ngăn chận làn sóng đỏ đừng lấn qua ranh giới đă phân chia sẵn”, chứ không phải tới để giúp cho VN “giải phóng khỏi ách nô lệ cộng sản”. V́ vậy cuối cùng để hoàn thành chiến lược, cần phải thương thuyết ḥa b́nh, chứ không phải đánh nhau để kết thúc chiến tranh tại đó, khi người Mỹ đă đạt được chiến lược toàn cầu, có lợi cho quyền lợi của nước Mỹ. Điều bất hạnh nhất của dân tộc VN mà bất cứ ai cũng nhận thấy, là đă có chung biên giới với nước Tàu. Đă vậy c̣n bị lọt vào quỹ đạo của người Mỹ, khi Hoa Lục và Bắc Việt bị nhuộm đỏ. Nên vừa nhậm chức Tổng Thống Mỹ, Eisenhower đă tuyên bố không để mất Đông Dương v́ đây là một trong những quân bài Domino toàn vùng Đông Nam Á, mà VN là tiền đồn quan trọng nhất. C̣n John Kennedy, từ lúc c̣n là thượng nghị sĩ vào năm 1956 cũng đă coi VN rất quan trọng trong chiến lược quốc pḥng của Hoa Kỳ, qua các yếu tố địa dư chính trị. V́ vậy khi đắc cử Tổng Thống, Ông đă chọn Miền Nam VN làm một thí điểm tại Châu Á, để thực thi nền dân chủ tự do chống lại chủ nghĩa độc tai khủng bố cộng sản. Đây cũng là một cuộc trắc nghiệm đầu tiên sau hai cuộc thế chiến vừa qua, để đo lường về ư thức trách nhiệm cùng bổn phận của siêu cường Mỹ đứng đầu khối tự do.. chống lại chủ nghĩa cộng sản. Nhờ vậy ngày nay người ta mới có được những kết luận rất mẫu mực, về cái gọi là “chính nghĩa mập mờ của người Mỹ tại chiến trường VN”, nói là để giúp dân tộc này chống lại cuộc xâm lăng của Bắc Việt. Tất cả chỉ là “một chiến lược què quặt bất nhất”, do một mặt “th́ sợ dư luận của quần chúng Mỹ phản đối bị mất phiếu..”, mặt khác “cứ ham muốn đạt nhanh chiến thắng tại chiến trường” nhưng lại không cho phép phe ḿnh tấn công tiêu diệt địch quân, với lư do “sợ đụng độ với Trung Cộng”. Ngoài ra các vị Tổng Thống có liên quan tới chiến tranh VN như J.Kennedy, Johnson, Nixon và Ford đều chỉ xử dụng những phương tiện nhỏ để đ̣i đạt chiến thắng lớn, nên cuối cùng phải bị sa lầy về mặt đạo đức, làm cho nước Mỹ bị thế giới cười chê về thủ đoạn con buôn chính trị, từ sau tháng 5-1975 tới nay vẫn chưa lấy lại được uy tín cũ đă đánh mất tại VN. Nhưng dù tại chiến trường VN trước năm 1975, Hoa Kỳ không hề bị sa lầy vẫn phải đóng kịch tháo chạy v́ mục đích nối kết với Trung Cộng, phá vỡ thế liên hoàn Nga-Hoa đă hoàn thành từ 1972..



    1- Hoa Kỳ Không Bao Giờ Sa Lầy Tại Nam VN:



    Sau khi rời khỏi chính trường năm 1977, Ngoại trưởng kiêm cố vấn an ninh quốc gia Kissinger, nhân vật mang tiếng đă manh tâm bán đứng Việt Nam Cộng Ḥa cho khối cộng sản đệ tam quốc tế, đă lần lượt xuất bản nhiều tập hồi kư chính trị như: Những năm tháng ở Bạch Cung (1979), Niên đại sóng gió (1982) và Bí Lục Kissiger.. đă hé mở nhiều bí ẩn lịch sử cận đại về các thời kỳ chiến tranh lạnh giữa Mỹ-Liên Xô-Trung Cộng, Chiến tranh VN và cuộc thăm viếng Trung Cộng của Tổng thống Mỹ Richard Nixon vào tháng 2-1972, trước khi Hà Nội mở cuộc tấn công mùa hè vào các tỉnh Quảng Trị-B́nh Long và Kon Tum, B́nh Định của Việt Nam Cộng Ḥa. Cũng nhờ những tiết lộ này, mà ngày nay ta mới biết được bộ mặt thật của cặp Nixon-Kissinger, chỉ v́ lợi lộc của riêng ḿnh đă bán đứng đồng minh bạn bè cho kẻ thù. V́ muốn kéo Trung Cộng vào phe cánh, Hoa Kỳ qua Nixon-Kissinger đă chủ động đề nghị viện trợ tối đa cho Tàu tất cả những quân dụng vũ khí chiến lược, kể cả cung cấp vệ tinh để Tàu thu lượm tin tức t́nh báo từ Liên Xô. Theo Bill Burr, chuyên gia nghiên cứu các vấn đề ngoại giao của Mỹ, thuộc Đại Học Washington, cũng là chủ biên hồi kư Bí lục Kissinger, cho biết cuộc đi đêm bí mật của Kissinger tại Bắc Kinh, khởi đầu từ năm 1971 qua đề nghị Hoa Kỳ sẽ thiết lập một chương tŕnh vệ tinh t́nh báo để tặng Trung Cộng. Sau đó tại trụ sở LHQ ở New York vào tháng 12-1971, Kissinger đă cho Hoàng Hoa nhiều tin tức liên quan tới quân sự của Liên Xô để chuyển về Tàu. Tuy vậy để che mắt Liên Xô và thế giới, Hoa Kỳ cũng như Trung Cộng luôn đóng kịch ḱnh chống nhau tại bàn hội nghị. Như trường hợp VN, trước khi Tổng thống Nixon chính thức thăm Trung Cộng và sau này, Kissinger đă bí mật tới Bắc Kinh rất nhiều lần để gặp cả Mao-Chu và Trung Cộng cũng đă đáp ứng cho Mỹ thiết lập một trạm t́nh báo-quân sự, dọc theo biên giới Nga-Hoa để thu lượm tin tức, theo dơi t́nh h́nh chuyển động của Liên Xô. Tháng 7-1973, một điệp viên CIA tên James Lilley được cử giữ chức trưởng trạm t́nh báo này, cũng là người trực tiếp phụ trách đường dây liên lạc Trung-Mỹ.



    Tháng 4-1975 theo yêu cầu của Đặng Tiểu B́nh, Tổng thống G.Ford đă viện trợ cho Trung Cộng rất nhiều quân trang, quân dụng chiến lược, trong đó có nhiều thiết bị điện tử dùng để chế tạo vũ khí bom đạn hiện đại. Kissinger c̣n tiết lộ nội dung cuộc họp thượng đỉnh giữa Nga-Mỹ cho Trung Cộng. Tất cả cho thấy mức độ khả tín của người Mỹ trong lúc cùng hợp tác đồng minh, để từ đó chúng ta mới nhận diện rơ ràng “về ư nghĩa của sự sa lầy tại VN”, mà các sử gia trong và ngoài nước thường hay gán ghép cho Hoa Kỳ. Đọc lịch sử nước Mỹ, ta thấy dù dân chủ hay cộng ḥa, tổng thống hèn kém như Carter hoặc cứng rắn cỡ Reagan, th́ ưu tiên số 1 của chính phủ cũng vẫn là làm sao cho dân chúng Hoa Kỳ được hưởng thụ nhiều hơn trước, để đảng nọ đảng kia mới c̣n cơ hội tái đắc cử cầm quyền tiếp. Hiểu thêm điều này nữa, mới cảm thấy bớt uất nghẹn khi biết Tổng thống Johnson đă đưa vào VN tới 550.000 quân + 80.000 của các nước Đồng Minh và 150 tỷ đô la chiến phí. Rồi đang lúc Việt Nam Cộng Ḥa sắp đạt được chiến thắng cuối cùng, qua các trận đại chiến vào Tết Mậu Thân 1968, các cuộc hành quân Toàn Thắng vượt biên giới sang Kampuchia 1970 và nhất là trận Mùa Hè Đỏ Lửa 1972... th́ Tổng Thống Mỹ là Nixon, kế thừa chiến lược của TT.Johnson lại kư Hiệp ước ngưng bắn Paris 1973 “tháo chạy khỏi VN”, bỏ mặc cho Miền Nam bị toàn khối cộng sản đệ tam quốc tế” cưỡng đoạt vào trưa ngày 30-4-1975”. Ngày nay nhờ Quốc Hội Mỹ đă thông qua đạo luật “Quyền tự do tư liệu và thông tin”, nên Thư Viện Quốc Gia Mỹ đă giải cấm những văn kiện tuyệt mật, có liên quan tới cuộc chiến Đông Dương lần 2 (1945-1975), qua nhiều đời Tổng Thống Mỹ liên hệ, từ Truman cho tới Carter. Nhờ vậy người ngoài mới biết được những bi hài kịch đă diễn ra suốt thời gian Mỹ tham chiến tại VN, ngay trong hậu trường của những chóp bu tại Ṭa Bạch Ốc, mà những nhân vật quyết định vận mạng của VN, phần lớn là Dân Sự hay Chuyên Viên Hành Chánh, trong đó hầu hết chưa một ngày ở trong quân ngũ hay trốn quân dịch như trường hợp của Tổng Thống Bill Clinton sau này. Đó là việc quân lực Mỹ chưa bao giờ được phép xử dụng hết khả năng chiến đấu, nhất là hai quân chủng Không và Hải quân Hoa Kỳ, chủ nhân ông của bất cứ chiến trường nào, rất được thế giới nể sợ. C̣n một bí mật khác cũng không kém phần bi thảm, đó là khi Mỹ đưa quân đội ḿnh tới chiến đấu ở VN, th́ cũng đồng lúc tư bản Mỹ tha hồ xuất cảng quân trang, quân dụng sang Nga, các nước Đông Âu lẫn Tàu. Sau đó các nước này thay nhăn đổi hiệu, rồi lại chuyển tiếp tới Hà Nội, để Bắc Việt chuyển vận vào Miền Nam cho Bộ đội Cộng Sản có phương tiện dồi dào, bắn giết chẳng những Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa mà cả quân Mỹ và các nước đồng minh đang chiến đấu tại chiến trường VN. Nói chung dù có thái độ cứng rắn như Tổng thống Truman, trước chủ nghĩa bành trướng sắt máu của Trùm Đỏ Staline vào năm 1947 hay to miệng nhảy múa chống cộng cùng ḿnh như Tổng thống Nixon, th́ cuối cùng cũng vẫn là cùng thỏa thuận với nhau để chia chiến lợi phẩm trên xác chết của con mồi. Đó là chân lư của nền chính trị con buôn kiểu tư bản Mỹ, vừa la làng xúi gịuc cũng như viện trợ để đồng minh chống cộng. Rồi cũng Mỹ lại rất tích cực buôn bán đủ thứ kể cả quân dụng vũ khí tối mật quốc pḥng với các nước cộng sản trên. Như hiện tại cuộc giao dịch giữa Mỹ và hai nước Trung Cộng-Đài Loan, ai cũng thấy. Đây cũng là một chứng minh thực tế, để cho bất cứ ai c̣n đang mang ảo tưởng vọng ngoại, trong công cuộc quang phục đất nước khỏi gông cùm cộng sản, xin chớ có hoài công đợi chờ. V́ con đường giải thể chế độ Việt Cộng hiện nay chỉ có toàn dân Việt Nam phải chịu lăn xả hy sinh đổ máu như người Miến, người Tây Tạng... th́ mới hy vọng tháo gỡ được cùm gông, v́ chính họ trong quá khứ đă tự ḿnh mang vào cổ ách nô lệ cộng sản.


    2- Hoa Kỳ Tự Trói Tay Để Thua CS Bắc Việt, Chứ Không Phải Tại VNCH:



    Riêng về câu hỏi tại sao siêu cường Mỹ với một bộ máy chiến tranh ghê gớm, lại để cho 55.000 quân sĩ thiệt mạng và mấy trăm ngàn người khác bị thương? cuối cùng tháo chạy, sau khi chỉ lấy được về nước, một số tù binh bị Bắc Việt cầm tù. Đô đốc Grant Sharp, cựu tư lệnh Quân Lực Hoa Kỳ tại Thái B́nh Dương, đă giải thích ‘ cuộc chiến thất bại không phải v́ chống không lại địch quân, mà v́ chính sách của Hoa Thịnh Đốn đă đẻ ra quá nhiều chiến lược, nào leo dần tới đáp ứng, rồi đang mềm dẻo đột nhiên dội bom, sau đó tự ư ngưng và thương thuyết tại bàn hội nghị để đạt chiến thắng. Cuối cùng tự ḿnh trói tay đầu hàng, rồi tháo chạy khỏi chiến trường, dù chẳng hề bị sa lầy hay bị lâm vào tuyệt lộ ‘.Đây cũng là kết quả như lời cảnh giác của Tướng Maxwell Taylor, nguyên cố vấn quân sự của Tổng Thống J.Kennedy từ năm 1961:



    “Nếu Hoa Kỳ tới Việt Nam với mục đích tối hậu, là giúp cho nước này chống lại sự xâm lăng của cộng sản, th́ cuộc chiến sẽ không có giới hạn, nên chúng ta không thể không đánh thẳng ra Hà Nội, để tiêu diệt sào huyệt của chúng. Nhưng tiếc thay, đất Bắc nơi phái sinh ra cuộc chiến Việt Nam, lại là vùng đất bảo đảm an toàn nhất, mà các tổng thống Mỹ dành cho Việt Cộng ...”



    Đă vậy TT Johnson c̣n cấm quân Mỹ không được tấn công hay truy sát quân Bắc Việt, tại lănh thổ Lào và Kampuchia giáp ranh với VN. Trong khi đó ai cũng biết trên phần đất này, Hà Nội đang mở đường ṃn HCM, lập các khu hậu cần, mật khu, tích trữ lương thực quân dụng và tập trung quân để tấn công vào lănh thổ Việt Nam Cộng Ḥa.. Chính cựu Tổng thống Eisenhower cũng lên tiếng thắc mắc là tại sao TT. Johnson lại không dám tấn công thẳng vào đầu năo của quân Bắc Việt tại Hà Nội, trong lúc đó hầu hết tướng lănh Mỹ th́ phẫn nộ, v́ nhận được lệnh đánh nhau với Việt Cộng phải đạt chiến thắng nhưng hai tay họ th́ bị trói chặt bởi các luật lệ. Có thể dùng thời điểm Tổng Thống Mỹ Eisenhower gởi thư thông báo cho Thủ Tướng Ngô Đ́nh Diệm vào tháng 10-1954 với lời hứa giúp Việt Nam Cộng Ḥa trở thành một quốc gia mạnh, trường tồn, có khả năng chống lại mưu toan xâm lăng của Bắc Việt... như là một cột mốc quan trọng về sự nhập cuộc của Hoa Kỳ tại VN. Năm 1961 lúc Tổng Thống J.Kennedy nhậm chức, quan điểm của nước Mỹ vẫn không thay đổi về việc Bắc Việt đang xâm lăng Việt Nam Cộng Ḥa, qua h́nh thức lập Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam.. Tuy nhiên trong thành phần chính phủ Mỹ lúc đó đă có nhiều khuynh hướng, như thay thế Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm hay tăng cường viện trợ, quân sự kể cả gởi quân tới giúp Việt Nam Cộng Ḥa chiến đấu chống lại sự xâm lăng của Hà Nội. Sự tự tin hiểu biết về t́nh h́nh VN của các tổng thống Mỹ, sau này được các nhà báo Norman Podhoretz, Theodore H.White.. mai mỉa là không nhũn nhặn mà cũng chẳng khôn ngoan chút nào, khi thật sự Hoa Thịnh Đốn lúc đó không hiểu biết cho mấy về cái chiến trường VN nhỏ bé xa xôi tận miền Viễn Đông, thế mà dám đề ra phương thức, chiến lược tràng giang, để giải quyết t́nh h́nh chính trị, xă hội, quân sự, kinh tế của đất nước ấy. Điều này măi tới năm 1981 mới thấy một sĩ quan cao cấp Mỹ nêu lên trong tác phẩm của ḿnh “chiến tranh tại VN là chiến tranh du kích, đáng lẽ ngay khi nhập cuộc, quân đội Mỹ phải hiểu rơ thực chất của cuộc chiến, để có chiến thuật chống khuynh đảo, diệt du kích, mà quân đội của các nước khác đều được huấn luyện học hỏi, trước khi nhập trận”. Tóm lại như Nixon đă nhận biết từ năm 1954, cộng sản dùng chiêu bài “chiến tranh giải phóng”, để mà xâm nhập và khuynh đảo chính trị tại Nam VN, chứ không bao giờ công khai vượt tuyến như tại Triều Tiên năm 1950. Thêm một điểm đặc biệt khác, là lúc đầu những người trí thức và khoa bảng Mỹ gần như thờ ơ không ngó tới việc Hoa Kỳ tham chiến tại VN. Nhưng từ giai đoạn 1967 về sau, nhất là sự kiện cộng sản bị thảm bại trong trận tổng công kích Tết Mậu Thân 1968, th́ giới trên nhập cuộc qua phong trào phản chiến trên đất Mỹ, chống đối và đánh phá chính phủ dữ dội, c̣n hơn Việt Cộng thứ thiệt ở Việt Nam cũng chưa thấy hoạt động công khai dữ dằn như phong trào phản chiến tại Mỹ. Đây là một nghịch lư nổi bật và mai mỉa nhất của Mỹ, trong cuộc chiến VN. Đó là sự kiện công dân Mỹ (như đào hát Jane Fonda chẳng hạn), đă công khai đứng hẳn về phía Hà Nội, cổ vơ cho giặc chống lại quân đội và chính phủ ḿnh, qua các cuộc biểu t́nh phản chiến, cầm cờ máu đốt cờ Mỹ, lên đài phát thanh truyền h́nh chửi bới hay tới tận Hà Nội để hoan hô Hồ Chí Minh... Khi than rằng “Chúng ta đă đánh bại chính ta”, đó là nhận xét của Tổng Thống Johnson về nước Mỹ và ngay cả bản thân ḿnh, trong suốt thời gian cầm quyền với một sức mạnh quân sự vô địch, nhưng đầu óc lại chỉ nghĩ tới chiến thắng Việt Cộng bằng chính trị, một chiến lược giá rẻ, mà không một nhà lănh đạo nào của thế giới nghĩ tới sự kỳ quặc này, nhất là khi phải đối mặt với những kẻ sát nhân khủng bố thâm độc như cộng sản quốc tế. Năm 1967, Nixon nhậm chức tổng thống, khiến ai cũng nghĩ tới nước Mỹ sẽ leo thang chiến tranh, v́ ông ta là một nhân vật diều hâu có môn bài. Ông ta cũng giống như TT Kennedy và Johnson, có chung mục tiêu là cả ba đều cương quyết không muốn Việt Nam Cộng Ḥa phải sụp đổ v́ Bắc Việt xâm lăng.. Nhưng cả ba đă lầm lẫn chiến lược lúc nhập cuộc. Với TT Kennedy và Johnson, cả hai cùng chủ trương tham chiến trong giới hạn, để không gây xáo trộn tại chính quốc, nên nói ngăn chận nhưng vẫn không cản nổi sự xâm nhập của bộ đội từ Bắc vào Nam và sự khuynh đảo chính trị tại Việt Nam Cộng Ḥa. Khi Nixon lên cầm quyền, cũng là lúc nước Mỹ qua vai tṛ của Kissinger, đang đi đêm để nhen nhúm sự nối kết Mỹ-Hoa, phá thế liên hoàn Nga-Trung, trong thế cờ thời chiến tranh lạnh giữa ba nước Hoa Kỳ-Liên Xô và Trung Cộng. Bởi vậy Nixon không bao giờ dám leo thang chiến tranh tại VN, vừa phản lại lời hứa “rút quân” khi ứng cử, vừa làm mất sự thân thiện với Trung Cộng lẫn Nga đang cổ vơ và ủng hộ Việt Cộng cưỡng chiếm miền Nam. Đó là lư do Nixon trao lại cuộc chiến đang tiếp diễn ác liệt tại chiến trường Nam VN, cho Việt Nam Cộng Ḥa tự lo liệu, qua danh từ hào nhoáng “Việt Nam Hóa Chiến Tranh”. Sau này qua các hồi kư chính trị của những nhân vật thân cận cao cấp của Chính Phủ VNCH như Nguyễn Tiến Hưng, Hoàng Đức Nhă... ta mới biết được gánh nặng của các nhà lănh đạo Việt Nam Cộng Ḥa suốt 20 năm tồn tại, từ Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm tới TT Nguyễn Văn Thiệu và Trần Văn Hương... tất cả đều bị Hoa Kỳ dùng viện trợ và sinh mệnh, để áp lực VN phải thi hành theo đường hướng của Mỹ, nhất là sự kư kết hiệp ước ngưng bắn ngày 27-1-1973. Ngoài ra những bức thơ viết tay của Tổng Thống Nixon và Ford, gửi mật cho TT.Nguyễn Văn Thiệu, với sự trang trọng cam kết, đă nói lên cái gọi là “thực chất của sự mưu t́m ḥa b́nh trong danh dự” và trên hết đă phần nào lột trần hai nhân vật “Nixon-Kissinger”, trong vai tṛ chủ động tháo chạy khỏi Miền Nam, để khỏi bị sa lầy.



    Không được đáp ứng theo nhu cầu đ̣i hỏi, TT J.Kennedy đạo diễn tấn tuồng binh biến ngày 1-11-1963 hạ Tổng thống hợp pháp của Việt Nam Cộng Ḥa là TT Ngô Đ́nh Diệm, để gây xáo trộn chính trị suốt ba năm, rồi kết luận miền Nam thiếu lănh đạo. TT Nixon và cố vấn an ninh quốc gia Kissinger, dùng đủ mọi thủ đoạn, kể cả hành động đê tiện là đe doạ ám sát TT Nguyễn Văn Thiệu, để hoàn thành cho được bản hiệp ước ngưng bắn Paris 1973, mới có cớ hợp thức cho phép bộ đội miền Bắc có mặt tại miền Nam. Nói là “Việt Nam Hóa Chiến Tranh” nhưng lại cắt viện trợ, ngưng cung cấp quân trang, quân dụng như lời hứa, khiến cho Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa lâm vào t́nh trạng kiệt quệ, phải bỏ nhiều phần lănh thổ, v́ không có phương tiện để pḥng thủ. Rồi trong lúc Bắc Việt xua hết lực lượng, tấn công cưỡng chiếm Việt Nam Cộng Ḥa, th́ người Mỹ tháo chạy trong danh dự, suốt đêm trên nóc nhà bằng trực thăng, qua sự đùm bọc bảo vệ an ninh của Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa lúc đó.Cuối cùng từ ấy đến nay, vẫn không ngớt đổ tội cho Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa là không chịu chiến đấu, nên quân đội Mỹ phải sa lầy và Miền Nam mới bị sụp đổ. Nhưng giấy làm sao gói được lửa, và chắc là bị lương tâm cắn rứt dầy ṿ chịu không nổi, nên cựu ngoại trưởng Henry Kissinger, trong cuộc hội thảo tại Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ ngày 29-9-2010 đă tự thú “Sự thảm bại tại VN vào ngày 30-4-1975 là do Hoa Kỳ gây nên, chứ không phải Việt Nam Cộng Ḥa”. Lời phát biểu trên của Kissinger, tuy quá muộn màng v́ thời gian dài hơn 1/3 thế kỷ, nhưng có c̣n hơn không, v́ ít ra ông cũng c̣n đủ can đảm đứng ra gián tiếp thay mặt cho nước Mỹ để trả lại sự công bằng và danh dự cho Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa.





    Viết từ Xóm Cồn Hạ Uy Di



    Tháng Tư Đen Quốc Hận 2012

    MƯỜNG GIANG

  5. #5
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Chính phủ Mỹ / CIA: Thủ phạm chính làm sụp đổ VNCH?

    Chính phủ Mỹ / CIA: Thủ phạm chính làm sụp đổ VNCH?
    CIA và Triều đại nhà Ngô
    P1


    CIA tiến vào Đông Dương




    Từ trái sang: ông Ngô Đ́nh Nhu, bà Harwood, Giám mục Ngô Đ́nh Thục, Trưởng nhánh CIA Harwood và bà Ngô Đ́nh Nhu - Ảnh: CIA and Ngo


    Tính đến 1.11.2009 là đă 46 năm ngày các tướng lĩnh Sài G̣n làm cuộc đảo chính quân sự lật đổ ông Ngô Đ́nh Diệm. Từ đó đến nay, khá nhiều tài liệu đă được giải mật cho thấy vai tṛ của người Mỹ trong cuộc đảo chính cũng như tầm ảnh hưởng của họ cho đến ngày 30.4.1975.

    Vào tháng 2.2009, Cơ quan T́nh báo Trung ương Mỹ (CIA) đă cho giải mật 5 tài liệu liên quan đến Việt Nam và Đông Dương, trong đó có 2 tài liệu quan trọng:

    - CIA and The House of Ngo: Covert Action in South Vietnam, 1954-63 (CIA và triều đại nhà Ngô: Điệp vụ mật ở Nam Việt Nam, 1954-63)

    - CIA and The Generals: Covert Support to Military Government in South Vietnam (CIA và các tướng lĩnh: Hậu thuẫn bí mật cho chính quyền quân sự ở Nam Việt Nam)

    Tập tài liệu “CIA và triều đại nhà Ngô” gồm 232 trang, chia thành 15 chương. Chúng tôi xin lược dịch những phần quan trọng làm thành loạt bài này, gồm những phần liên quan, dẫn đến vụ lật đổ chế độ Ngô Đ́nh Diệm và cái chết của 2 anh em họ Ngô.

    Vào thời điểm ông Ngô Đ́nh Diệm nhậm chức Thủ tướng đầu tháng 7.1954, CIA đă có quá tŕnh hoạt động ở Việt Nam được 4 năm, với nỗ lực đầu tiên là giúp quân Pháp chống lại Việt Minh. Lúc này, t́nh h́nh thế giới có nhiều biến chuyển quan trọng: Đảng Cộng sản Trung Quốc do Mao Trạch Đông lănh đạo đă chiến thắng Tưởng Giới Thạch, trong khi xung đột diễn ra trên bán đảo Triều Tiên. Điều đó khiến Mỹ đặt ưu tiên cho việc ngăn chặn ảnh hưởng của phe XHCN, và Đông Dương trở thành tiền đồn quan trọng.



    Các tài liệu giải mật của CIA
    Những ǵ mà Joseph Alsop nhiều năm sau này gọi là “điều kỳ diệu” của sự thành công của CIA ở Việt Nam chính là sản phẩm của mối quan hệ thân thiết giữa CIA và anh em họ Ngô, nhất là Ngô Đ́nh Nhu. Chính quyền của Tổng thống Mỹ Dwight D.Eisenhower tin tưởng vào những sứ vụ bí mật của CIA như là phương tiện để ngăn chặn ảnh hưởng của Liên Xô. CIA đă đạt được nhiều thành quả như việc tái lập ngai vàng cho nhà vua Iran năm 1953; và vào tháng 3.1954, ngay trước khi Pháp thất trận tại Điện Biên Phủ, CIA cũng đă bảo trợ thành công cuộc đảo chính quân sự lật đổ chính phủ cánh tả ở quốc gia Guatemala vùng Trung Mỹ. C̣n trước đó, mối quan hệ thân mật giữa CIA và Tổng thống Philippines Ramon Magsaysay đă giúp ông thành công trong việc đàn áp phong trào nổi dậy Huk. Thành thử ra, bắt đầu từ giữa năm 1954, việc CIA đóng vai tṛ “lănh đạo ngầm” ở Nam Việt Nam không có ǵ lạ.

    “Nước Việt Nam Tự do” (Free Vietnam) - như người Mỹ thường gọi, để chỉ lănh thổ Việt Nam từ vĩ tuyến 17 trở vào Nam sau Hiệp định Geneve - thiếu thốn không chỉ một cơ cấu tổ chức chính quyền, mà c̣n thiếu cả viên chức người bản xứ để thực thi quyền lực. Tất cả điều này cho thấy, một khi quyết định đứng sau lưng ông Diệm, Washington đă nhận trách nhiệm tạo lập một nhà lănh đạo và xây dựng cả một bộ máy chính quyền.

    Vào đầu năm 1954, khi Tổng thống Eisenhower quyết định từng bước thế chân Pháp ở Đông Dương, CIA bắt đầu xem “chân tướng” của những nhân vật lănh đạo Việt Nam nào khả dĩ có thể trực tiếp chống lại phong trào Việt Minh lan rộng.

    Sở dĩ ông Diệm được người Mỹ đỡ đầu là v́ ông có được 3 yếu tố mà hiếm có nhân vật nào lúc đó đạt được: Ông là nhân vật chống Cộng, là người Thiên Chúa giáo, và giỏi tiếng Anh. Yếu tố tiếng Anh hết sức quan trọng, v́ vào thời điểm đó, đa số quan chức Việt Nam đều c̣n ảnh hưởng chương tŕnh Pháp, nói và viết tiếng Pháp thông thạo, thậm chí nhiều người c̣n giữ quốc tịch Pháp. Ông Diệm có lợi thế khi ông từng sống ở Hội Truyền giáo Maryknoll ở New York và New Jersey từ năm 1951 đến 1953. Những năm tháng ở Mỹ đă giúp ông tranh thủ vận động hành lang để được một số nhân vật tiếng tăm của Mỹ đỡ đầu, trong đó phải kể đến Hồng y Spellman, các thượng nghị sĩ Mike Mansfield và John F.Kennedy (sau này là tổng thống). Nhờ những tiếp cận đó, ông Diệm có thêm lợi thế tranh thủ được sự ủng hộ của những nhà lập pháp Mỹ có ảnh hưởng lớn đến chính sách Đông Á là dân biểu Walter Judd (đảng Cộng ḥa, bang North Dakota) và thượng nghị sĩ Hubert Humphrey (đảng Dân chủ, bang Minnesota, sau này là phó tổng thống), nhất là khi cuộc Chiến tranh lạnh lên đến thời kỳ cao điểm.

    Ông Diệm đă tạo cho ḿnh danh tiếng là một “người quốc gia” khi vào năm 1933, ông từ chức Bộ trưởng Nội vụ trong chính phủ của Hoàng đế Bảo Đại, khi người Pháp bác bỏ những đề nghị cải cách của ông. Và đến thời điểm năm 1954, khi cần một ứng viên đáp ứng đủ tiêu chuẩn của cả Mỹ và Pháp, th́ không ai đủ điều kiện hơn họ Ngô. Ngày 18.6.1954, Bảo Đại lúc đó ở Pháp, đă mời ông Diệm đứng ra thành lập nội các thay thế cho chính phủ của Hoàng thân Bửu Lộc.

    Khi ông Diệm đảm nhận chức vụ thủ tướng, hoạt động của CIA ở Việt Nam chia làm 2 nhánh. Nhánh thứ nhất: CIA Saigon Station, là bộ phận chính thức thuộc quyền điều khiển từ Tổng hành dinh CIA ở Langley, Virginia, Mỹ, hoạt động bí mật tại Sài G̣n, có nhiệm vụ đánh giá trực tiếp những chính khách quốc gia ở đó, chuẩn bị nhân sự cho một chính phủ ở Nam Việt Nam. Tổng hành dinh CIA đă chọn Paul Harwood, nhân vật đă tốt nghiệp khoa Á châu học, phụ trách.

    Bộ phận thứ 2 của CIA là Saigon Military Mission (SMM), vốn được h́nh thành trong cuộc họp của Hội đồng An ninh quốc gia Mỹ tháng 1.1954, khi ai đó tiến cử đại tá Edward Lansdale, người từng nổi danh là nhân vật “kiến lập vua” (Kingmaker) ở Philippines, được giao nhiệm vụ t́m kiếm một người Việt Nam tương đương với Ramon Magsaysay của Philippines. Hội đồng An ninh quốc gia chấp thuận việc bổ nhiệm Harwood, vốn đă đến Sài G̣n trong tháng 4.1954, và đại tá Lansdale theo gót đến Ḥn ngọc Viễn Đông vào tháng 6 năm đó.

    Ngoại trưởng Mỹ lúc đó là John Foster Dulles, cùng em ruột là Giám đốc CIA Allen Welsh Dulles, đă hậu thuẫn cho việc bổ nhiệm. Và với tư cách người đứng đầu bộ phận CIA thứ 2, đại tá Lansdale không phải báo cáo cho McCarthy ở Sài G̣n hay Chánh sở Viễn Đông vụ, mà là báo cáo trực tiếp cho Giám đốc CIA Allen Dulles. Bộ phận thứ 2 do Lansdale phụ trách, Saigon Military Mission (SMM), tức Phái bộ Quân sự Sài G̣n, mà nhân viên thuộc quyền của Lansdale đều mặc quân phục và làm việc dưới danh nghĩa Phái bộ Cố vấn quân sự Mỹ (MAAG), và sau này đảm trách về các hoạt động dân sự và b́nh định nông thôn.

    Ông Diệm và bào đệ là Ngô Đ́nh Nhu - nhỏ hơn ông Diệm 11 tuổi, trong vai tṛ cố vấn - đều xem Lansdale và Harwood là những kênh liên lạc với Washington. Đặc biệt, Lansdale c̣n cho anh em họ Ngô biết về mối liên hệ trực tiếp của ông ta với các cấp làm chính sách ở Washington. Yếu tố quan trọng nhất là Lansdale được sự ủng hộ của anh em Dulles khiến cho ông ta có nhiều ảnh hưởng đến những người làm chính sách của Mỹ.

    Vào đầu thập niên 1950, chủ nghĩa tích cực cùng những hứa hẹn của CIA tương phản với những ǵ mà sứ quán Mỹ chủ trương. Hai vị đại sứ đầu tiên của Mỹ lại quan tâm đến những lợi ích của Pháp tại Việt Nam và thường tỏ ra nghi ngờ khả năng cùng triển vọng của ông Diệm trong vai tṛ lănh đạo. Không nghi ngờ ǵ về việc các vị đại sứ Mỹ cùng bộ tham mưu của họ có thể nhận sự tư vấn của hai bộ phận CIA do Harwood và Lansdale đứng đầu. Nhưng hai vị đại sứ Mỹ đầu tiên thời ông Diệm là Donald Heath và tướng Lawton Collins đă không làm như vậy.

    Đại sứ Heath, một nhà ngoại giao chuyên nghiệp, trở thành lănh đạo phái bộ của Mỹ tại Sài G̣n năm 1950. Trên b́nh diện cá nhân, ông có vẻ chịu ảnh hưởng của những ác cảm người Pháp đối với anh em họ Ngô, đặc biệt chia sẻ sự chán ghét đối với ông Ngô Đ́nh Nhu. Chỉ 4 tháng sau khi ông Diệm giữ ghế thủ tướng, ông Heath đă phải rời Sài G̣n. Tân đại sứ Mỹ là cựu đại tướng Lawton Collins, một quân nhân nổi tiếng trong Thế chiến 2, và từng là Tham mưu trưởng Lục quân Mỹ trong chiến tranh Triều Tiên. Đại sứ Collins được cử sang Nam Việt Nam đầu tháng 11.1954 với nhiệm vụ đánh giá khả năng lănh đạo của Thủ tướng Ngô Đ́nh Diệm, cũng như đề xuất những biện pháp giúp đỡ cho chính quyền Sài G̣n. Chỉ một tháng sau, Đại sứ Collins báo cáo về Washington rằng: “Ông Diệm không đủ khả năng đoàn kết mọi phe phái ở Nam Việt Nam”. Tháng 4.1955, ông chính thức đề nghị Ngoại trưởng Dulles thay thế ngay ông Diệm. (C̣n tiếp)


    Ông Diệm suưt bị hạ bệ năm 1955



    Ông Lansdale và ông Diệm (thứ hai và ba từ trái) - Ảnh: Prouty.org

    Một trong những khó khăn lớn nhất của ông Diệm lúc mới lên cầm quyền là đối phó với các lực lượng giáo phái. Đó là lực lượng Cao Đài và Ḥa Hảo, vốn có đến hàng chục ngàn tay súng.

    Lănh đạo hai lực lượng này trước đây đều được chu cấp của người Pháp để chống lại Việt Minh. Nay, một khi người Pháp "cúp" viện trợ, nếu ông Diệm có thể tiếp tục hỗ trợ th́ sẽ giành được sự ủng hộ của họ.

    Thế nhưng, lúc đó ông Diệm không có tiền. Cố vấn Ngô Đ́nh Nhu đă than phiền với Trưởng nhánh CIA Saigon là Harwood rằng vị tiền nhiệm của bào huynh ông là Hoàng thân Bửu Lộc đă ra đi cùng với "quỹ đen" của văn pḥng thủ tướng khi ông rời nhiệm sở. Tài liệu của CIA không ghi nhận khoản tiền là bao nhiêu, nhưng có nói là trong mấy tuần lễ đầu tiên, Harwood có gửi tiền đến cho ông Diệm chi xài. Khoản tiền đó đă cạn khi ông Diệm gặp Lansdale vào tháng 9.1954, nên ông đă yêu cầu cung cấp thêm.

    Mua chuộc tướng Trịnh Minh Thế

    Một vị tướng của lực lượng Cao Đài là ông Trịnh Minh Thế, vốn từ lâu đă có mối liên lạc với ông Ngô Đ́nh Nhu, là nhân vật mà ông Diệm muốn tranh thủ được sự hậu thuẫn, v́ ông Diệm xem tướng Thế là một đồng minh tiềm tàng chống lại các sĩ quan trong hàng ngũ quân đội quốc gia, vốn vẫn tỏ ra ủng hộ Pháp. Sau khi ông Nhu điều đ́nh được với tướng Thế, ông Diệm yêu cầu Lansdale cung cấp đô la để ông mua chuộc vị tướng Cao Đài. Lansdale chấp thuận cấp tiền cho ông Diệm để chuyển cho tướng Thế.

    Vào ngày 15.9.1954, Lansdale được tướng Trịnh Minh Thế mời lên tổng hành dinh ở núi Bà Đen, tỉnh Tây Ninh. Tại đây, tướng Thế xác nhận việc ủng hộ tân chính quyền của ông Diệm. Nhưng trong báo cáo chính thức của đại tá Lansdale th́ ông "bỏ sót" vai tṛ của ông là bảo đảm những cam kết của tướng Thế với ông Diệm. Lansdale chỉ nói là "do yêu cầu của Đại sứ Mỹ Heath, nên Washington đă bí mật chuyển qua Diệm khoản tiền để cung cấp cho tướng Thế thông qua Cơ quan SMM (Saigon Military Mission - Phái bộ Quân sự tại Sài G̣n, một Cơ quan của CIA - ND)". Sự việc đă làm ông Nhu tức giận. Trong cuộc gặp gỡ với Harwood sau đó, ông Nhu đă chỉ trích việc đại tá Lansdale hành xử trong việc cung cấp tiền cho tướng Thế cho thấy là ông Diệm như "trong túi người Mỹ". Ông Nhu đe dọa không làm việc với Lansdale.

    Về phần ḿnh, đại tá Lansdale cũng trả đũa. Khi Đại sứ Heath được đại tướng Collins thay thế vào tháng 11.1954, Lansdale chỉ thị cho Joe Redick đi gặp vị tân đại sứ và yêu cầu cách chức ông Nhu. Tuy nhiên, Redick nhắc cho Lansdale nhớ là vai tṛ của ông Nhu quan trọng như thế nào trong chính quyền của ông Diệm, và là "kênh" liên lạc chính thức với chính quyền, nên ông Lansdale đă bỏ qua vụ việc.

    Lời đe của Harwood

    Nội các của ông Diệm bao gồm toàn bộ nhân sự là những người trung thành với họ Ngô, nên người Pháp đă thúc giục Ngoại trưởng Mỹ Dulles là nên gây áp lực ông Diệm mở rộng thành phần chính phủ cho đại diện các giáo phái tham gia. Thế nhưng, ông Diệm chống lại nỗ lực kết hợp ngoại giao Pháp - Mỹ này. Tổng hành dinh CIA cuối cùng đă chỉ thị cho chi nhánh ở Sài G̣n phải cố gắng phá vỡ thế bế tắc. Harwood là người thi hành lệnh.

    Nhân vật đầu tiên thuyết phục ông Diệm chính là bào đệ của ông, nhưng cố vấn Ngô Đ́nh Nhu đă không làm cho ông anh thay đổi lập trường mở rộng chính quyền. Ngày 20.9.1954, ông Nhu thừa nhận thất bại và cầu cứu Harwood hăy cùng ông đến Dinh Gia Long vào chiều tối để thuyết phục ông Diệm. Cả ba gặp gỡ nhau trong pḥng ngủ của ông Diệm. Nhưng cuộc đàm phán vẫn không đi đến kết quả, cho dù ông Harwood đă bóng gió nói đến những đe dọa rút lại mối quan hệ. Cả ông Diệm lẫn Harwood đều giữ lập trường của ḿnh.

    Khi màn đêm rũ xuống, họ đi bộ ra ngoài ban-công Dinh Gia Long. Lúc đó, Harwood mới để ư đến 2 chiếc thiết giáp bên ngoài hàng rào, mà ṇng súng đại bác lại nhắm vào ṭa nhà. Ông Harwood nói với ông Diệm rằng, sự hiện diện của ông bên ngoài ban-công có thể sẽ kích động các tay súng thuộc quyền tướng Nguyễn Văn Hinh, Tổng tham mưu trưởng quân đội quốc gia. Tướng Hinh là người được đào tạo ở Pháp, là sĩ quan trong không lực Pháp và vẫn giữ quốc tịch Pháp, nên ông Diệm rất nghi ngờ về ḷng trung thành của ông tướng này. Cả ba trở vào pḥng ngay. Cuối cùng, sau vài lời "càu nhàu", ông Diệm đồng ư mở rộng nội các. Cho dù dưới mắt ông Harwood, sự chấp nhận của ông Diệm có vẻ miễn cưỡng, nhưng sau đó, giáo phái Cao Đài và Ḥa Hảo đă có đại diện là bộ trưởng trong chính quyền.

    Căng thẳng giữa ông Diệm và tướng Hinh chấm dứt vào tháng 10.1954 khi Bảo Đại triệu ông Hinh về Pháp dưới áp lực của Mỹ. Cả tướng Hinh và những người Pháp hậu thuẫn ông đều biết rằng, thượng nghị sĩ Mike Mansfield tuyên bố Mỹ sẽ ngưng viện trợ cho các lực lượng ở nam Việt Nam nếu ông Diệm bị lật đổ. Ngày 24.10, phía Mỹ công bố bức thư của Tổng thống Eisenhower nói là kể từ 1.1.1955, tất cả viện trợ Mỹ sẽ được chuyển trực tiếp cho chính quyền của ông Diệm.

    Lật ngược thế cờ vào giờ chót



    Ông Ngô Đ́nh Diệm từng suưt bị Mỹ thay thế vào năm 1955 - Ảnh: USFG

    Trước nguy cơ bị người Mỹ thay thế, ông Diệm đă cứu văn sự nghiệp chính trị của ḿnh sau khi dẹp được lực lượng B́nh Xuyên.

    Ngoài tướng Thế, đại tá Lansdale c̣n liên lạc với tướng Nguyễn Thanh Phương, chỉ huy lực lượng chính quy của Cao Đài, cùng 2 tướng Cao Đài khác nữa. Tuy nhiên, khó khăn của ông Diệm là ngoài tướng Thế, tất cả các thủ lĩnh quân sự khác, nhất là tướng Lê Văn Viễn - tức Bảy Viễn, thủ lĩnh B́nh Xuyên, và đang nắm trong tay lực lượng cảnh sát Sài G̣n (do Bảo Đại ủy quyền trước đây), th́ không chịu giải quyết về số phận của lực lượng quân sự thuộc quyền. Trong khi ông Diệm một mực nhất định kết hợp tất cả vào một lực lượng duy nhất là quân đội quốc gia Việt Nam. Chỉ có tướng Thế đưa một lữ đoàn của ḿnh gia nhập quân đội quốc gia vào giữa tháng 2.1955.

    Thủ lĩnh các giáo phái và lănh đạo các chính đảng trong nội các mở rộng đều chỉ quan tâm đến quyền lợi của họ. Rồi họ thành lập Mặt trận Giáo phái thống nhất quốc gia, trong đó có cả tướng Trịnh Minh Thế. Đến ngày 21.3.1955, mặt trận ra một tuyên cáo tối hậu, yêu cầu ông Diệm giải tán chính phủ trong ṿng 5 ngày. Trong vai tṛ điều phối được cả Mỹ và Pháp ủy nhiệm (Pháp lúc đó c̣n có tướng Paul Ely, chỉ huy quân đội Đông Dương ở Sài G̣n), đại tá Lansdale làm con thoi liên lạc giữa ông Diệm và phái Cao Đài. Ông Diệm than phiền về hành động của giáo phái, nhưng Lansdale bảo đảm với ông rằng, tuy tướng Thế kư vào bản tuyên cáo, nhưng vẫn trung thành với chính phủ.

    Hết hạn tối hậu, ông Diệm từ chối yêu sách, thế là các thành viên nội các thuộc các giáo phái đồng loạt từ chức. T́nh h́nh lại rối ren thêm khi Tổng trưởng Quốc pḥng Hồ Thông Minh tuyên bố từ chức, viện dẫn v́ ông Diệm từ chối việc bảo đảm phải tư vấn nội các trước khi có hành động chống lại B́nh Xuyên. Và ngày 29.3.1955, lực lượng B́nh Xuyên của Bảy Viễn nổ súng để chiếm thế thượng phong trước tin tức là ông Diệm thông báo cho người Pháp biết ông sẽ cho quân đội tiếp quản tổng hành dinh cảnh sát quốc gia. Quân của Bảy Viễn bắn cả đạn pháo vào dinh Độc Lập. Ngày 31.3, dưới sự thúc đẩy của tướng Ely và Pháp, Bảo Đại gửi một công điện yêu cầu ông Diệm từ chức. Bảo Đại đă gửi công điện đến 2 lần với mục đích để cho những kẻ thù của ông Diệm hay biết. Đến thời điểm này th́ Đại sứ Mỹ Lawton Collins báo cáo với Washington là phải thay thế ngay ông Diệm.

    Chỉ có Lansdale là không đồng t́nh với Đại sứ Collins. Lansdale cho rằng ông Diệm có thể đứng vững và quân đội quốc gia kết hợp với lực lượng Cao Đài của tướng Thế, tướng Phương, là có thể đẩy lui quân B́nh Xuyên. Trước khi Đại sứ Collins được triệu về Washington báo cáo t́nh h́nh, Lansdale cũng xin tổng hành dinh CIA cho tháp tùng để bảo vệ quan điểm của ḿnh nhưng Washington từ chối. Lansdale chỉ c̣n cách thuyết phục Đại sứ Collins, nhưng không thể ngăn chặn những hiểu lầm giữa ông Collins và ông Diệm. Kết quả là khi Đại sứ Collins đi Washington và được báo cáo trực tiếp với Tổng thống Eisenhower, ông đă chỉ trích ông Diệm chỉ đưa vào nội các toàn là những “Yes-man”, chỉ biết vâng dạ theo lệnh của ông mà thôi. Ṭa Bạch Ốc chấp thuận bàn bạc với Pháp và Bảo Đại để thay thế ông Diệm. Ngày 28.4.1955, Đại sứ Collins đang trên đường trở về Sài G̣n th́ Bộ Ngoại giao Mỹ gửi công điện chỉ thị việc chuẩn bị thay thế ông Ngô Đ́nh Diệm.

    Nhưng lúc đó, bộ phận của Lansdale vẫn t́m cách thuyết phục Kidder là người thay mặt cho Collins ở Sài G̣n, để được báo cáo về tổng hành dinh quan điểm của từng người về khả năng chiến thắng lực lượng B́nh Xuyên của phe ông Diệm. Kidder từ chối, viện dẫn là Collins đă biết tất cả. Lansdale bèn quay qua hợp tác với nhánh CIA của Harwood và gửi một công điện “chung” về “ư kiến cần xem xét lại” của CIA Sài G̣n rằng không nên thay thế ông Diệm. Cơ may của nhà Ngô vẫn c̣n, khi quân đội quốc gia phối hợp với lực lượng Cao Đài đă đánh bật phe B́nh Xuyên ra khỏi hang ổ ở Chợ Lớn, chỉ c̣n vài điểm nhỏ đang bị bao vây. T́nh h́nh được báo cáo ngày càng lạc quan về Washington và đến ngày 30.4, quân của ông Diệm làm chủ được t́nh h́nh. Khi Đại sứ Collins chưa về tới Sài G̣n th́ ở đó đă nhận được lệnh từ Washington hủy bỏ công điện ngày 28.4 về việc thay thế ông Diệm.


    Người "kiến lập vua" phải ra đi



    Cố vấn Ngô Đ́nh Nhu (phải) ngày càng trở nên khó ưa đối với người Mỹ - Ảnh: USFG

    Nếu không có sự hỗ trợ của CIA thông qua 2 trưởng chi nhánh Harwood và Lansdale, nhất là Lansdale, th́ anh em ông Diệm không thể trụ lại quá 6 tháng đầu.

    Sau khi đă khá ổn, ngày 23.10.1955, chính quyền Sài G̣n tổ chức trưng cầu dân ư, với kết quả ông Diệm nhận được đến 98% số phiếu ủng hộ, Bảo Đại bị truất phế. Ba ngày sau, ông Diệm tuyên bố trở thành tổng thống.

    Hết thời

    Đại tá Lansdale nổi tiếng là người “kiến lập vua” (Kingmaker) nhờ vai tṛ của ông trong việc “pḥ tá” cho ông Magsaysay lên làm Tổng thống Philippines. Vào đầu thập niên 1950, Lansdale được giao nhiệm vụ qua Philippines giúp chính phủ của Tổng thống Elpidio Quirino chống lại lực lượng du kích Hukbalahap. Sau đó, Lansdale kết thân với Bộ trưởng Quốc pḥng Ramon Magsaysay, rồi giúp ông này giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Philippines cuối năm 1953. Việc này đă được đích thân Tổng thống Mỹ Eisenhower khen ngợi. Khi được điều qua Việt Nam, Lansdale rất tự tin với những kinh nghiệm từng có ở Philippines, để giúp Washington nắm quyền kiểm soát chính quyền ở miền Nam Việt Nam.

    Tại miền Nam, ảnh hưởng của Lansdale là nhờ vào mối quan hệ với tướng Cao Đài Trịnh Minh Thế. Đến khi tướng Thế chết vào cuối tháng 4.1955 th́ ảnh hưởng của Lansdale cũng mất dần. Mặc dù được nhiều đồng nghiệp nể trọng, nhưng Lansdale chưa bao giờ dám tuyên bố là ḿnh đă gây được ảnh hưởng quan trọng đối với ông Diệm. Thậm chí, có lần Lansdale đă nói với Trưởng nhánh CIA Sài G̣n Harwood rằng có lẽ ông Diệm chỉ chấp nhận có 10% những lời cố vấn của ông mà thôi.

    Khi Harwood măn nhiệm vào tháng 4.1956 th́ đại tá Lansdale cũng t́m cách thoái lui. Ông viết thư cho tướng Hobbles nhờ giúp đỡ để đưa ông trở lại Manila phục vụ. Tướng Hobbles can thiệp với Ngoại trưởng Mỹ Dulles, rồi được Tổng thống Eisenhower đồng ư cho Lansdale trở lại Philippines. Nhưng đại tá Lansdale đă hết thời, v́ người mà ông từng tự hào “đưa lên làm vua”, Tổng thống Magsaysay, tỏ ra không mấy quan tâm đến việc Lansdale trở lại phục vụ ở Manila. Cuối cùng, tháng 12.1956, Lansdale trở về Mỹ làm việc cho Bộ Quốc pḥng. Bộ phận SMM ở Sài G̣n bị giải thể và 2 nhánh CIA ở đó được nhập lại làm một, do Nicholas Natsios làm trưởng nhánh, và Douglas Blaufarb phụ tá với nhiệm vụ liên lạc với anh em họ Ngô.

    Ông Nhu trong mắt CIA

    Có thể nói, vị trí cố vấn tổng thống, tuy là thế lực tột cùng, nhưng là chức vụ không chính thức trong thành phần chính quyền. Bộ phận CIA ở Sài G̣n đóng vai tṛ là “kênh” liên lạc giữa ông Nhu và Chính phủ Mỹ, nên đă tổ chức chuyến đi Washington cho vợ chồng ông Nhu trong tháng 3.1957. Mặc dù ông Nhu không giữ một chức vụ chính thức nào trong chính quyền của ông Diệm, nhưng do vai tṛ quan trọng của ông, Tổng hành dinh CIA đă dàn xếp để không những ông Nhu được hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao, Bộ trưởng Quốc pḥng Mỹ, mà cả Tổng thống Eisenhower cũng dành cho ông một cuộc tiếp kiến tại ṭa Bạch Ốc. Ông Ngô Đ́nh Nhu c̣n làm việc với Giám đốc CIA Allen Dulles và gặp gỡ nhiều thượng nghị sĩ có thế lực khác trên chính trường. Có thể nói vào thời điểm đó, chưa có một nhân vật ngoại quốc nào không giữ cương vị cao cấp trong chính quyền mà lại được Washington “trọng vọng” như thế. Chính nhờ CIA dàn xếp mà h́nh ảnh của ông bà Ngô Đ́nh Nhu tràn lan trên các hệ thống truyền thông Mỹ và thế giới, đến nỗi ở quê nhà, bào đệ của ông là “lănh chúa miền Trung” Ngô Đ́nh Cẩn phải ganh tức.

    Trong chuyến đi Mỹ, ông Nhu tạo được ấn tượng cá nhân rất tốt và tỏ ra rất tự tin. Chỉ có điều duy nhất là CIA than phiền về sự “quá đà” của bà Nhu. Chẳng là bà cố vấn đă khai thác triệt để nhan sắc, tính hoạt bát và tŕnh độ Anh ngữ của ḿnh để lôi cuốn sự chú ư của quan khách trong tiệc chiêu đăi của Giám đốc CIA tại CLB Alibi ở Washington.

    Trước khi ông Nhu ra về, mọi việc đă chuẩn bị sẵn sàng cho chuyến đi Washington của ông Diệm. Đại tá Lansdale lúc đó đă chuyển qua phục vụ tại Bộ Quốc pḥng. Ông báo cho CIA Sài G̣n biết ông Diệm sẽ được mời đọc diễn văn trước lưỡng viện Quốc hội Mỹ. Trong chuyến đi Mỹ thượng tuần tháng 5.1957 đó, ông Diệm đă gặp Giám đốc CIA Allen Dulles tại ṭa nhà Blair House đối diện Nhà Trắng. Trong các đề tài thảo luận, có vấn đề CIA muốn đẩy mạnh việc tái tổ chức hệ thống t́nh báo của Nam Việt Nam. Nhưng ông Diệm, tuy bề ngoài th́ đồng ư trên nguyên tắc, nhưng bên trong lại tỏ vẻ “không muốn đặt trách nhiệm quá nhiều trong tay của một người”, v́ thế tiến triển không mấy khả quan. Do đó, đảng Cần Lao của ông Nhu vẫn nắm gần hết mọi quyền bính. Công cụ t́nh báo chính của ông Diệm vẫn là Sở Nghiên cứu chính trị xă hội (SEPES).

    Không mấy hài ḷng về tiến tŕnh dân chủ của chính quyền ông Diệm, nhưng nh́n chung, Washington công nhận là ông Diệm đă thành công bước đầu. Tuy nhiên, những rạn nứt trong nội bộ gia đ́nh họ Ngô, việc triệt hạ đối thủ chính trị, và nhất là sự thao túng của ông Nhu đă dần làm mất hậu thuẫn từ phía Washington. Theo lời ông Trần Quốc Bửu, th́ vào cuối thập niên 1950, hầu như tất cả những quyết định chính sách cốt lơi đều từ ông Nhu. Ông Bửu nói, nếu như ông tŕnh một đề nghị lên tổng thống, th́ ông Diệm nói là ông cần thời gian để cân nhắc. Nhưng cũng với đề nghị đó, nếu tŕnh lên cố vấn Ngô Đ́nh Nhu th́ sẽ có câu trả lời tức khắc, rồi chỉ vài ngày sau là có chỉ thị thi hành từ tổng thống phủ. Chính những báo cáo của ông Bửu khiến cho Tổng hành dinh CIA bận tâm lư giải về phân nhiệm trong chính quyền của ông Diệm. CIA cũng đă ước tính đến khả năng ông Nhu thay thế ông Diệm. Nhưng chứng cứ dần dà cho thấy, mối quan hệ giữa ông Nhu và các quan chức Mỹ, kể cả những viên chức CIA ngày càng căng thẳng.

    Sự ghét bỏ ông Nhu càng tỏ ra rơ ràng hơn khi Blaufarb phát hiện ra rằng, tài xế người Việt mà bác sĩ Trần Kim Tuyến, chỉ huy lực lượng mật vụ của đảng Cần Lao tiến cử cho ông, không phải là người bị điếc như lời của ông Tuyến. Trái lại, đó là một người rất thông thạo cả tiếng Anh lẫn tiếng Pháp. Kể từ đó, ông Nhu trở nên ít tiếp cận được hơn, và chi nhánh CIA Sài G̣n cho rằng, có lẽ là do thiên kiến chống phương Tây của ông cố vấn.

    Lê Đ́nh B́
    (lược dịch)
    Last edited by alamit; 28-05-2012 at 07:54 AM.

  6. #6
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Chính phủ Mỹ / CIA: Thủ phạm chính làm sụp đổ VNCH?

    Chính phủ Mỹ / CIA: Thủ phạm chính làm sụp đổ VNCH?
    CIA và Triều đại nhà Ngô
    P2


    Vai tṛ CIA trong cuộc đảo chính hụt năm 1960



    Chỉ huy CIA tại Sài G̣n William Colby sau này đứng đầu CIA - Ảnh: Tư Liệu

    Năm 1960, một số tướng lĩnh Sài G̣n đă thực hiện cuộc binh biến lật đổ chế độ Ngô Đ́nh Diệm nhưng thất bại. Một câu hỏi được đặt ra là CIA đóng vai tṛ như thế nào trong sự kiện này.

    Vào đầu năm 1960, Đại sứ Mỹ tại Sài G̣n lúc đó là Elbridge Durbrow, c̣n Trưởng nhánh CIA là William Colby. Nhưng hai nhân vật này lại có quan điểm ngược nhau về ông Diệm. Nếu như Colby vẫn c̣n hy vọng vào thể chế của họ Ngô, th́ sự nghi ngờ của Đại sứ Durbrow lại được những nhân viên kề cận với Colby chia sẻ, trong đó có George Carver, một phụ tá trẻ tuổi của Colby, mà sau này trở thành phụ tá đặc biệt về Việt Nam vụ của Giám đốc CIA. Carver đă xem chế độ của ông Diệm là không thể cứu văn, bởi anh ta nghĩ rằng, chỉ có cải tổ triệt để mới mong cứu được chế độ khỏi bị các thế lực chống đối lật đổ, nhưng đối với ông Diệm th́ không bao giờ có cải cách, cải tổ ǵ cả. Về phần Colby, ông cho rằng, quan điểm của Carver hay những nhân viên như thế, đơn giản phản ảnh khuynh hướng chống ông Diệm ở những thành phần chống đối mà họ thường tiếp xúc.

    Tuy vậy, toàn bộ chi nhánh CIA Sài G̣n đều đồng thuận một điểm. Đó là: Những thành phần không phải là Cộng sản nhưng chống đối chế độ ông Diệm ở Sài G̣n ngày một tăng cao. Tháng 7.1960, chi nhánh CIA báo cáo về sự gia tăng thành phần đối lập không Cộng sản, hai tháng sau, lại bổ sung thêm vào đó là thành phần sĩ quan quân đội. Tháng 10.1960, họ báo cáo thêm tướng Trần Văn Minh, và chi nhánh CIA Sài G̣n qua tướng Minh cùng những mối quan hệ khác, để cố nhận diện những người nào sẽ tham gia đảo chính. Trong khi đó, cũng với nhiệm vụ mở rộng tiếp xúc hằng ngày, Carver đă t́m tới Hoàng Cơ Thụy, một chính khách đối lập thuộc đảng Đại Việt, từng quen biết với các nhân viên CIA trước đây.


    Một lần nữa, ông Ngô Đ́nh Diệm và cố vấn Ngô Đ́nh Nhu (từ trái sang) lại thoát hiểm - Ảnh: T.L

    Người Mỹ nắm 2 đầu mối

    Tuy đă theo sát t́nh h́nh phe đối lập ở Sài G̣n, nhưng mọi nỗ lực của chi nhánh CIA Sài G̣n vẫn không nắm được chút nào tin tức về cuộc đảo chính ngày 11.11.1960 mà lữ đoàn nhảy dù dưới quyền chỉ huy của đại tá Nguyễn Chánh Thi là lực lượng chủ chốt. Giống như cư dân Sài G̣n, các nhân viên CIA cũng chỉ biết được động tĩnh một cách mơ hồ của quân đảo chính vào rạng sáng 11.11, với tiếng bánh xe thiết giáp lăn trên đường phố, đi kèm là những tay súng cùng nhau hướng về Dinh Độc Lập. Nhưng nhờ đă theo dơi từ lâu nay, nên CIA đă nhanh chóng tiếp cận với các nhóm đối lập để nhận diện ngay thủ lĩnh phe đảo chính cùng ư đồ của họ.

    Sáng hôm đó, các nhân viên CIA đă vội điều nghiên xem phải tiếp xúc với ai, hoặc theo chân đoàn quân đang tiến về phủ tổng thống để quan sát hoạt động của lực lượng nổi dậy. Về phần Carver, ông đă gọi điện cho Hoàng Cơ Thụy và được nhân vật này mời đến gặp một nhóm chính khách dân sự, những người đang trông chờ các tướng tá đảo chính sẽ phân chia chức vụ cho họ trong tân chính phủ.

    Được Trưởng chi nhánh CIA Colby cho phép, Carver lái xe đến tư gia của ông Thụy. Từ đó, ông báo cáo về chi nhánh, đồng thời phục vụ như một kênh liên lạc cho Chính phủ Mỹ, áp lực lên cánh quân đảo chính không được “làm cỏ” Dinh Độc Lập, như lănh đạo cuộc đảo chính từng đe dọa, mà phải thương lượng với ông Diệm.

    Nhiều năm sau này khi nhớ lại, Carver thừa nhận là lúc đó, ông thực sự bị khủng hoảng về lương tâm nghề nghiệp do những chỉ thị, mà ông tin rằng, ông Diệm trước sau ǵ rồi cũng phải ra đi, và việc dùng mánh khóe để điều khiển phe đảo chính làm lợi cho ông Diệm là một sai lầm sâu sắc. Tuy rằng miễn cưỡng, nhưng Carver đă thực hiện những ǵ được chỉ thị. Ông đă thuyết phục được nhóm của Hoàng Cơ Thụy chịu điều đ́nh với ông Diệm, theo điều kiện sẽ duy tŕ vai tṛ của ông Diệm “như là nhân vật lănh đạo trong cuộc chiến chống lại Cộng sản”.

    Cùng lúc đó, một nhân viên CIA khác là Russ Miller, người phụ trách những hoạt động chống lại miền Bắc Việt Nam, đă cùng với nhân viên thông dịch tiếng Việt của chi nhánh là Bender, lái xe tới Dinh Độc Lập. T́nh h́nh ở đó căng thẳng, đạn hai bên bắn qua bắn lại. Hai người bèn nhập vào đám phóng viên nước ngoài đứng săn tin ở đó. Ai nấy đều muốn biết những người bảo trợ và mục đích của cuộc đảo chính. Miller không t́m thấy ai có thể “soi sáng” cho ông. Phát ngôn viên duy nhất cho cuộc đảo chính là bác sĩ Phan Quang Đán, một nhân vật chống đối “lưu niên” và là người từng tiếp xúc với CIA. Ông cũng tỏ vẻ sẵn sàng ngồi vào ban lănh đạo tân chính quyền một khi quân đảo chính lật đổ chế độ của ông Ngô Đ́nh Diệm. Ông Đán thông báo là ông sẽ tổ chức một cuộc họp báo tại tổng hành dinh Bộ Tổng tham mưu, gần phi trường Tân Sơn Nhất. Thế là Miller và Bender leo lên xe.

    Bender t́nh nguyện trở về ṭa đại sứ theo dơi t́nh h́nh. Miller đi cùng một đồng nghiệp khác đến Bộ Tổng tham mưu quân đội Nam Việt Nam.

    Bác sĩ Đán cùng các phóng viên đều ra đi sau cuộc họp báo. Riêng Miller và đồng nghiệp c̣n lang thang trong khuôn viên Bộ Tổng tham mưu cho đến khi gặp được ban lănh đạo cuộc đảo chánh. Miller không nhận ra bất cứ ai và tự giới thiệu ḿnh là quan chức của ṭa đại sứ Mỹ. Một lát sau, đại tá Thi xuất hiện. Ông Thi biết Miller nên ra lệnh cấp cho Miller một điện thoại cũng như cử một sĩ quan để liên tục cung cấp tin tức cho phía Mỹ. Hai nhân viên CIA ở lại đó qua đêm. Họ ngủ trên bàn làm việc khi không c̣n nghe tiếng kêu ca, phàn nàn của các sĩ quan nhảy dù nữa.

    Những chỉ thị đầu tiên mà Miller nhận được từ Trưởng nhánh CIA Sài G̣n là tránh bất kỳ vai tṛ cố vấn nào, và tự giới hạn hoạt động. Carver th́ đă nắm vững tin tức từ nhóm dân sự của ông Thụy. Biết được CIA đă làm chủ thông tin cả nhóm dân sự lẫn quân sự của phe đảo chính, Đại sứ Durbrow một mặt nhận tin tức từ Miller và Carver, một mặt liên lạc điện thoại với Dinh Độc Lập. Phản ảnh về sự lưỡng lự của Bộ Ngoại giao Mỹ, ông không đưa ra rơ ràng sự ủng hộ nào của chính quyền Washington, nhưng đề nghị ông Diệm đàm phán về những yêu sách của quân đảo chính. Về phía CIA, giống như Carver đă làm việc với phe dân sự, Miller cũng áp lực nhánh quân sự là hăy thương thuyết với ông Diệm hơn là tấn công vào tổng thống phủ.

    Ông Thi đ̣i nă pháo dinh Độc Lập

    Phe quân sự lănh đạo cuộc đảo chính tỏ ra chia rẽ trong việc giải quyết vấn đề then chốt là thương thuyết với ông Diệm hay lật đổ ông, và dễ dàng bị áp lực của phía Mỹ. Chủ trương tấn công vẫn là chọn lựa của phe đảo chính cho đến khi quân đội trung thành với ông Diệm do đại tá Trần Thiện Khiêm kéo từ miền Tây lên giải cứu vào ngày 12.11.1960. Phải nói là vai tṛ áp lực mà Đại sứ Durbrow đă sử dụng có hiệu quả thông qua 2 “kênh” CIA là Carver và Miller lên quân đảo chính, khiến họ chần chừ đă giúp cho ông Diệm sống c̣n.

    Các cuộc thương thuyết kéo dài suốt ngày 11.11 cho đến những giờ đầu tiên của ngày 12. Đó hầu như là “kế” của ông Diệm để chờ quân tiếp viện của đại tá Khiêm, vốn là người thân cận với Giám mục Ngô Đ́nh Thục ở Vĩnh Long, là bào huynh của ông Diệm. Đại tá Khiêm đang chỉ huy cuộc hành quân giải cứu từ miền Tây tiến về Sài G̣n.

    Sau này, chính Miller nhớ lại là ông ta nhận chỉ thị từ Trưởng nhánh CIA Sài G̣n, để thông báo cho đại tá Thi biết là đại quân của ông Diệm đă tới nơi. Lúc đó, ông Thi công nhận cuộc đảo chính chấm dứt v́ lực lượng áp đảo của đại tá Khiêm. Nhưng đại tá Thi cho biết là ông c̣n một tiểu đoàn pháo binh 105 mm, và ông nói với Miller rằng, ông muốn dùng dàn đại pháo tổng lực này để “trừng phạt” sự “phản phé” của ông Diệm. Miller can ngăn ngay v́ sợ thiệt hại nhân mạng cho cả người Mỹ lẫn người Việt sống gần khuôn viên Dinh Độc Lập, cũng như cảnh báo đại tá Thi là đạn pháo của ông không “thủng” được hầm trú ẩn chỉ huy trong tổng thống phủ được đâu. Ông Thi dịu lại rồi sau đó, cùng các sĩ quan chỉ huy cuộc đảo chính, đi ra Tân Sơn Nhất để bay đi tị nạn ở Campuchia.

    Cánh sĩ quan chỉ huy đảo chính thất bại đă “bỏ quên đồng minh” dân sự là ông Hoàng Cơ Thụy. Cuối cùng, ông Thụy phải đến nhờ Carver. CIA đă bí mật đưa ông qua căn cứ không quân Clark ở Philippines, rồi từ đó bay qua Okinawa.

    Người Mỹ gọi cuộc đảo chính bất thành này là một cuộc “binh biến” (mutiny), nhưng với anh em ông Diệm, đây là mối đe dọa lớn cho chế độ.



    Phe đảo chính “lỡ hẹn”



    Ḥa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu tại Sài G̣n năm 1963 để phản đối chính quyền đàn áp Phật giáo - Ảnh: T.L

    Đến đầu năm 1963, kế hoạch đảo chính đă được xúc tiến, nhưng các tướng lĩnh Sài G̣n vẫn chưa sẵn sàng lắm cho cuộc lật đổ chính quyền của ông Diệm.

    Khoảng đầu năm 1963, nhân viên CIA hầu như hiện diện ở khắp nơi, trong khi chính quyền của Tổng thống Ngô Đ́nh Diệm từ sau vụ binh biến 11.11.1960 đă tỏ ra mất tin tưởng vào Washington, thậm chí ông Nhu c̣n tỏ vẻ chống đối ra mặt. Các phe nhóm chống chế độ ngày càng nhiều, cùng với việc chính quyền đàn áp Phật giáo. Các tin đồn về đảo chính lại râm ran và CIA không bỏ lỡ cơ hội tiếp cận với tướng tá quân đội.

    Từ sau vụ 11.11, đại tá Trần Thiện Khiêm được tín nhiệm và thăng cấp thiếu tướng. Nhưng đến năm 1963, khi phong trào chống đối ông Diệm lên cao, ông Khiêm lại là một trong những vị tướng tham gia. Nhân ngày Quốc khánh 4.7.1963, Ṭa đại sứ Mỹ tổ chức chiêu đăi và mời các sĩ quan chỉ huy Sài G̣n. Ông Diệm cho phép các tướng tá tham dự. Đây là cơ hội để trung tá CIA Lucien Conein trổ tài làm cầu nối liên lạc giữa Chi nhánh CIA Sài G̣n với các tướng lĩnh.

    Washington bỏ phương án chọn ông Nhu

    Trước t́nh h́nh căng thẳng với việc Phật giáo đấu tranh nhiều nơi, các tướng lĩnh đề nghị ông Diệm ban hành thiết quân luật. Nhưng ngay tức khắc, mọi nỗ lực thương thuyết với Phật giáo sụp đổ khi các chùa chiền lớn ở Sài G̣n và những thành phố lớn khác bị tấn công đêm 21.8. Hàng trăm nhà sư bị bắt và nhiều người bị thương. Tác giả của vụ bố ráp chùa chiền vẫn không rơ là ai, mà sau đó, 2 nhân viên CIA thuộc Chi nhánh Sài G̣n chứng kiến cảnh bố ráp ở chùa Xá Lợi th́ nói là cảnh sát tiến hành, nhưng lại mặc trang phục của Thanh niên Cộng ḥa.

    Đài VOA loan tin ngay là quân đội đă bố ráp chùa chiền, điều mà tướng Trần Văn Đôn (lúc đó là Tổng tham mưu trưởng) kịch liệt phản đối với phía Mỹ. Sau này, CIA mới biết là ông Nhu đă sử dụng lực lượng đặc biệt của đại tá Tung và quân của tướng Tôn Thất Đính trong các vụ bố ráp nói trên.

    Vào thời điểm đó, Henri Cabot Lodge chuẩn bị qua thay Frederick Nolting làm đại sứ tại Sài G̣n. Trước t́nh h́nh có nhiều tin tức đảo chính lật đổ ông Diệm, Washington muốn các quan chức của họ ở Sài G̣n t́m người có khả năng thay thế ông Diệm. Cả Nolting lẫn Trưởng nhánh CIA John Richardson đều đồng ư với nhau là không có nhân vật dân sự nào có thể thay ông Diệm. Cố vấn Ngô Đ́nh Nhu cũng có tham vọng thay thế bào huynh, nhưng dưới mắt CIA, ông bị nhiều trở lực, nhất là h́nh ảnh bị công chúng chống đối dữ dội của bà Nhu. Và tuy ông Nhu là nhân vật quyền lực số 2 ở miền Nam Việt Nam lúc đó, nhưng CIA nhận xét rằng, ông không thể "trị" được các tướng tá một khi không có ông Diệm. Do đó, Washington bác bỏ phương án chọn ông Nhu, và CIA Sài G̣n đă đề nghị Phó tổng thống Nguyễn Ngọc Thơ là người kế nhiệm.

    Chưa sẵn sàng

    Ông Cabot Lodge vừa chân ướt chân ráo đến Sài G̣n th́ nhận ngay một công điện tối mật do Roger Hilsman gửi tới qua kênh của CIA. Đó là chỉ thị ngày 24.8 đă được Tổng thống J.F.Kennedy chuẩn thuận. Nội dung là gửi đi một thông điệp tối hậu cho ông Diệm là phải loại bỏ ông Nhu. Tân đại sứ cũng được lệnh thông báo cho các tướng lĩnh chủ chốt của Sài G̣n về yêu sách này của Mỹ, và họ cũng được cho biết là trong trường hợp ông Diệm không đồng t́nh, Washington sẽ không ủng hộ ông ta nữa.

    Ông Colby lúc đó là Giám đốc Viễn Đông vụ tại Tổng hành dinh CIA đă gửi công điện cho Trưởng nhánh CIA Sài G̣n, chỉ đạo Richardson t́m cách thuyết phục ông Diệm chuyển giao quyền hành cho quân đội, rồi cùng ông Nhu lên Đà Lạt "nghỉ hưu". Ông Lodge nghĩ rằng, nếu đưa yêu sách trực tiếp cho ông Diệm th́ chỉ giúp ông ta t́m kế tŕ hoăn, trong khi ông Nhu sẽ phản ứng v́ có lực lượng trong tay. Thế nên, đại sứ Lodge muốn Chi nhánh CIA liên hệ với các tướng lĩnh để họ gây áp lực với ông Diệm. Chỉ thị mới của Washington được họ đúc kết thành 9 điểm để thi hành, trong đó có 2 điểm then chốt là cách chức ông Nhu, và tuyên bố Mỹ không dính líu đến đảo chính.

    Ngày 26.8.1963, Conein và Al Spera được giao nhiệm vụ đi gặp để truyền đạt đến 2 tướng Khánh và Khiêm. Spera đi Pleiku gặp tướng Nguyễn Khánh, lúc đó là Tư lệnh Vùng 2 đầy quyền lực. Tướng Khánh nói rằng nếu ông Diệm đồng ư loại bỏ ông Nhu, th́ sẽ không cần làm đảo chính nữa. Ông cũng chống lại việc lực lượng đảo chính tiếp cận với tướng Tôn Thất Đính, người mà ông cho là "khó lường". Tướng Khánh cũng lưu ư là cuộc đảo chính có thể thất bại, và yêu cầu phía Mỹ phải bảo đảm việc tị nạn cho các tướng lĩnh chỉ huy đảo chính cùng gia đ́nh họ.

    Chiều 29.8, đại sứ Lodge gửi một điện văn về Washington quyết định thúc đẩy một cuộc đảo chính quân sự lật đổ Ngô Đ́nh Diệm, và đ̣i hỏi mọi nỗ lực để các tướng lĩnh nhanh chóng tiến hành, không c̣n tŕ hoăn nữa. Chiều hôm sau, cố vấn Ngô Đ́nh Nhu triệu tập các tướng lĩnh tại Bộ tổng tham mưu gần phi trường Tân Sơn Nhất. Tại cuộc gặp này, ông Nhu điểm lại về sự đối đầu với Mỹ, cũng như phớt lờ sự ủng hộ lâu nay của Richardson. Ông Nhu nhấn mạnh CIA đă làm nhiều việc khiến cho dân chúng xa lánh chính quyền, cáo buộc các viên chức Mỹ đă cung cấp cho báo chí những tin tức bất lợi cho chính quyền Sài G̣n.

    Sáng 31.8, khi tướng Paul Harkins có cuộc hẹn với tướng Trần Thiện Khiêm, th́ tướng Khiêm lại nói rằng các tướng lĩnh chưa tập trung đủ lực lượng trong nội thành và quanh Sài G̣n, đồng thời trả lời đơn giản rằng, họ chưa sẵn sàng hành động. Ngoài ra, các tướng tá thất vọng trước việc không hạ bệ được ông Nhu, nay có người c̣n nghĩ đến việc có thể tham gia vào một ghế bộ trưởng trong chính phủ do ông Nhu làm Thủ tướng.

    Trong hoàn cảnh như vậy, tướng Harkins quyết định không xác nhận sự hậu thuẫn của Mỹ cho một cuộc đảo chính nữa. Kế hoạch đó chỉ được "tái xét" mấy tuần sau. Ngày 2.9.1963, Times of Vietnam, tờ báo tiếng Anh xuất bản ở Sài G̣n của ông Nhu, chạy tít: "CIA CUNG CẤP TIỀN BẠC CHO MỘT CUỘC ĐẢO CHÁNH".



    Cuộc đảo chính ngày 1.11.1963



    Sự thay đổi của tướng Đính là một trong những nhân tố then chốt của cuộc đảo chính - Ảnh: Tư liệu

    Chỉ thị ngày 24.8.1963 của Washington bật đèn xanh cho các tướng lĩnh Sài G̣n lật đổ ông Diệm không mất hiệu lực. Nó “nằm chờ thời”...

    Vai tṛ tướng Đính

    Ngày 4.9, Conein được tướng Tôn Thất Đính triệu mời. Ông Đính là nhân vật rất quan trọng trong trường hợp nổ ra một cuộc đảo chính, v́ ông là nhân vật tin cẩn của hai anh em ông Diệm, và lúc đó với vai tṛ Quân trấn trưởng Sài G̣n - Gia Định trong thời gian thiết quân luật, tướng Đính nắm quyền điều binh khiển tướng trong tay.

    Tại buổi ăn trưa mà những binh lính thuộc quyền của tướng Đính luôn chĩa mũi súng về phía Conein, thái độ của ông Đính có vẻ thất thường. Trước hết, tướng Đính yêu cầu Conein cho biết là có chăng một âm mưu chống lại ông, rồi sau đó, lại trách Conein sao không liên hệ với ông kể từ khi ông được ông Diệm giao trọng trách giữ an ninh cho Sài G̣n. Conein nói là đă có thử vài lần đến thăm, nhưng phụ tá của tướng Đính đều nói là chỉ huy của họ rất bận. Tướng Đính cho gọi ngay viên phụ tá và sạc cho một trận. Conein đă biết tướng Đính từ nhiều năm nay, nay nhận xét là nhân vật này đă hoàn toàn thay đổi và sau 4 giờ nói chuyện, Conein nhận định là chỉ cần khích tướng chút đỉnh là tướng Đính có thể tham gia tṛ chơi quyền lực.

    Điều lo lắng để đối phó với 5.500 tay súng thuộc lực lượng trung thành với chế độ đă được giải tỏa, khi tướng Đính đồng ư tham gia cuộc đảo chính, và là đ̣n “hiểm” đánh vào ông Nhu khi ông cố vấn vào giờ chót đă sử dụng tướng Đính như là người lănh đạo lực lượng chống đảo chính.

    Vào hạ tuần tháng 10, tướng Khiêm lại báo cáo về những âu lo liên quan đến tin tức là cố vấn Ngô Đ́nh Nhu có thể thương lượng với Bắc Việt Nam. Washington bật tín hiệu không c̣n chần chờ nữa và tướng Khiêm nói là cuộc đảo chính sẽ diễn ra chậm nhất là ngày 2.11. Ông cũng khẳng định một điều là “toàn bộ gia đ́nh họ Ngô phải bị loại bỏ khỏi chính trường Việt Nam”.

    Ngày định mệnh

    Ngày 1.11.1963 cũng yên tĩnh như mọi ngày b́nh thường khác. Nhưng đến 13 giờ 30, tại nhánh CIA Sài G̣n bỗng có công điện ưu tiên, nội dung “đoàn quân quấn khăn quàng cổ màu đỏ từ hướng Biên Ḥa đổ vào Sài G̣n, có lẽ là thủy quân lục chiến”. Tướng Đôn bảo viên sĩ quan phụ tá thông báo cho Conein là cuộc đảo chính khởi sự và yêu cầu ông ta tới ngay Bộ Tổng tham mưu, nơi đóng bộ chỉ huy cuộc đảo chính. Conein ở lại nơi đó cho đến ngày hôm sau, báo cáo tin tức liên tục cho Washington, trong khi các nhân viên CIA khác đổ xuống đường phố, quan sát cuộc biến. Thông tin đầu tiên mà Conein chuyển đi là việc bắt giữ những nhân vật trung thành với ông Diệm trong quân đội, bao gồm đại tá Tung, chỉ huy lực lượng đặc biệt, cùng tư lệnh thủy quân lục chiến, không quân, và nhân dân tự vệ. Conein cũng báo cáo là vị tư lệnh hải quân đă bị giết ngay phút đầu cuộc đảo chính.

    Tin tức liên tục của nhân viên báo về cho thấy chạm súng tại Dinh Gia Long của khoảng 200 binh lính đảo chính với các tay súng thuộc liên binh pḥng vệ phủ tổng thống. Một nhân viên CIA khác báo là có 35 xe tăng tiến về Dinh Gia Long. Conein thúc giục các tướng gọi điện liên lạc, kêu gọi ông Diệm đầu hàng để được an toàn tính mạng. Để tránh t́nh trạng dây dưa, câu giờ chờ viện binh như lần đảo chính 11.11.1960, các tướng thỏa thuận nếu liên lạc được với ông Diệm th́ chỉ yêu cầu ông trả lời là “có” hay “không” cho đề nghị đầu hàng. Phe đảo chính cũng đă chuẩn bị không kích nếu cần thiết.

    Trong khi đó, ṭa đại sứ đang bối rối trước tin tức là các tướng lĩnh không chịu thương lượng trực tiếp với ông Diệm, và họ muốn ông đại sứ chuyển giao tối hậu thư cho anh em họ Ngô.

    Tướng Dương Văn Minh nói với ông Nhu là ông ta có 5 phút để đầu hàng, nếu không th́ ṭa nhà sẽ bị máy bay oanh kích. Để làm nhụt nhuệ khí anh em ông Diệm, tướng Minh buộc đại tá Tung cùng những nhân vật trung thành với nhà Ngô nói cho ông Nhu biết là họ đang nằm trong tay của quân đảo chính. Đặc biệt, Conein muốn tướng Đính nói lâu hơn để cho anh em ông Diệm không c̣n ǵ hy vọng ở vị tướng “Tổng trấn” Sài G̣n-Gia Định mà nhất là ông Nhu, trước đó đă giao cho tướng Đính lănh đạo một cuộc đảo chính “giả” để “gài” các tướng lĩnh (nhưng ông Đính đă tương kế tựu kế, nên đến giờ chót, ông Nhu không c̣n ǵ).

    Lúc 16 giờ 30, ông Diệm gọi điện cho Đại sứ Cabot Lodge báo cho biết là có vài đơn vị quân đội tạo phản và hỏi ông Lodge về thái độ của Mỹ. Lodge trả lời là ông không đủ thông tin cũng như không nhận được hướng dẫn ǵ từ Washington nên chưa thể đưa ra quan điểm của ḿnh. Thời khắc đó, mối ưu tư nhất của Lodge là sự an nguy của anh em họ Ngô, nên ông Lodge đă nói với ông Diệm rằng, nếu ông đồng ư xuất ngoại, th́ lănh đạo cuộc đảo chính sẽ để cho anh em của ông an toàn ra đi. Ông Diệm nói: “Không”.

    Tới 17 giờ, tướng Minh gọi điện đến Dinh Gia Long, nhưng ông Diệm không thèm bắt máy. Ông Minh nói với Conein là đă ra lệnh oanh kích vào ṭa nhà. Hai giờ sau, tướng Minh lại ra một tối hậu thư khác: Nếu ông Diệm không đầu hàng, ông sẽ cho lệnh san bằng Dinh Gia Long.

    Lúc 20 giờ 20, một tiểu đoàn có thiết giáp yểm trợ tấn công Dinh Gia Long. Phe pḥng vệ có 17 xe tăng và khoảng 400 tay súng thiện chiến chống đỡ. Tuy nhiên, hội đồng các tướng lĩnh đảo chính không muốn đổ máu.

    Đến 3 giờ sáng ngày 2.11, một chính phủ “hỗn hợp” đă được thăm ḍ, với ông Nguyễn Ngọc Thơ, phó tổng thống của ông Diệm - nắm ghế thủ tướng. Tân nội các sẽ có mặt nhiều tướng lĩnh...


    Ai ra lệnh giết ông Ngô Đ́nh Diệm?




    Thi thể ông Diệm trong chiếc thiết vận xa M-113 - Ảnh: N.A
    Sự kiện anh em ông Ngô Đ́nh Diệm bị hành quyết trong thùng xe bọc thép là một trong những bí ẩn lớn của lịch sử.

    Lúc 6 giờ 20 ngày 2.11.1963, ông Diệm gọi điện đến Bộ Tổng tham mưu đ̣i nói chuyện với tướng Đôn. Ông nói là đồng ư đầu hàng nếu phe đảo chánh cam kết để cho anh em ông rời Việt Nam an toàn. Tướng Đôn và tướng Khiêm nói với Conein là họ cần một máy bay của Mỹ để lo việc này. Conein liên lạc ngay với ṭa đại sứ, và Trưởng nhánh CIA Sài G̣n Smith đang ở đó, trả lời rằng, Pháp là quốc gia thích hợp nhất để cho anh em ông Diệm đến tị nạn. Smith cũng nói là cần 24 giờ mới có được một máy bay có thể tránh các điểm ngừng dọc đường trong không tŕnh Sài G̣n - Paris. Conein báo lại cho các tướng lĩnh, kể cả “big” Minh, vị tướng tỏ vẻ không hài ḷng với việc kéo dài thời gian như thế. Âu cũng là sự trả giá cho “kế hoăn binh” lần trước của ông Diệm khiến đại tá Thi thất bại.

    Lúc này th́ ông Diệm đă lệnh cho lực lượng pḥng vệ ngưng bắn. Tướng Minh rời Bộ Tổng tham mưu để tới Dinh Gia Long. Lúc 8 giờ, một nhân viên CIA báo cáo đă thấy một chiếc quân xa đậu bên ngoài Dinh Gia Long chờ đợi anh em ông Diệm. Nhưng đến 10 giờ vẫn không thấy động tĩnh ǵ. Tổng hành dinh CIA ở Washington yêu cầu khẩn báo về t́nh h́nh của anh em ông Diệm, trong khi tại Sài G̣n, tin của nhánh CIA ở đó đặt giả thuyết là anh em họ Ngô đă trốn thoát.

    Khi tướng Minh đi đến Dinh Gia Long lúc 6 giờ 30 th́ Conein trở về ṭa đại sứ. Tại đó, ông nhận lệnh phải nhắc nhở các vị tướng về sự an nguy của hai ông Diệm và Nhu, cũng như đề nghị các tướng không bắt giữ thủ lĩnh nghiệp đoàn Trần Quốc Bữu. Conein trở lại Bộ Tổng tham mưu lúc 11 giờ để t́m “big” Minh lúc đó đă từ Dinh Gia Long trở về. Số phận của anh em họ Ngô đă rơ ràng khi tướng Minh thừa nhận là cả hai đă chết. Ông Minh báo cho Conein là hai anh em ông Diệm đă tự sát trong một nhà thờ Thiên Chúa giáo. Conein phản ứng giận dữ, nói là các ông tướng đă không làm theo “lệnh” của Washington, kể cả việc đă bắt giữ ông Bữu.

    Trưa ngày 2.11, dù vẫn thiếu nhiều dữ kiện về cái chết của Tổng thống Ngô Đ́nh Diệm và cố vấn Ngô Đ́nh Nhu theo tuyên bố của “big” Minh, Chi nhánh CIA Sài G̣n báo cáo về Tổng hành dinh CIA rằng, họ nghĩ là anh em họ Ngô đă chết. Nhưng cho dù anh em ông Diệm có c̣n sống hay ở đâu th́ một điều đă rơ ràng là chế độ của ông Diệm đă bị lật đổ. Dân chúng Sài G̣n đă đổ xuống đường phố. Họ tặng hoa cho binh lính, và đám đông dân chúng đă tụ tập, rồi đốt cháy tan tành Tổng hành dinh Phong trào Liên đới Phụ nữ của bà Ngô Đ́nh Nhu.

    Quá trưa th́ tướng “big” Minh, tướng Đôn và Kim, riêng rẽ từng người báo cho Conein biết xem ông ta có muốn nh́n thi thể của ông Diệm và ông Nhu không. Conein từ chối, chấp nhận sự thật là anh em nhà họ Ngô đă chết.

    Báo cáo của CIA Sài G̣n được Giám đốc CIA McCone thông báo trong cuộc họp với Tổng thống Kennedy lúc 16 giờ 30 giờ Washington, và số phận của anh em ông Diệm vẫn là điều quan tâm lớn nhất của Chính phủ Mỹ. Vào thời điểm đó, CIA Sài G̣n chỉ có thể báo cáo rằng, Conein nghĩ là thi thể của ông Diệm và ông Nhu đang đặt ở Bộ Tổng tham mưu, và Conein tin rằng “big” Minh chính là người ra lệnh hạ sát. Lư do biện minh cho suy nghĩ của Conein là tướng Minh đă tỏ ra giận dữ khi ông Diệm từ chối nói chuyện điện thoại với ông khi quân đảo chánh tấn công vào Dinh Gia Long. Conein cũng lưu ư rằng, tin tức trước đó của “big” Minh nói anh em ông Diệm tự tử chỉ là để tạo hỏa mù cho việc điều tra số phận của ông Diệm.

    Việc truy t́m thông tin liên quan đến cái chết của anh em họ Ngô vẫn tiếp tục. Qua ngày 3.11, CIA Sài G̣n có được tấm ảnh chụp ông Diệm và ông Nhu nằm chết trong xe bọc thép, tay bị trói thúc ké về phía sau. Những tấm ảnh này là của phóng viên ảnh của quân đội Sài G̣n. Nhân viên CIA đă nắm được tin tức là anh em ông Diệm bị bắt ở một nhà thờ trong Chợ Lớn. Hầu hết các thông tin mà nhân viên CIA Sài G̣n thu lượm được đều đổ cho tướng Dương Văn Minh về quyết định sát hại anh em họ Ngô. Nhưng vài báo cáo chậm hơn th́ đặt nghi vấn lên tướng Mai Hữu Xuân, thành viên trong nhóm lănh đạo cuộc đảo chánh và là người từng làm việc cho t́nh báo Pháp, cùng một người nữa là viên sĩ quan nhận lệnh đi bắt ông Diệm. Có một chi tiết mà những báo cáo đều đồng ư là người thực hiện vụ bắn chết ông Diệm và ông Nhu là viên sĩ quan tên Nhung. Ông này là cận vệ thân cận của tướng Minh và là người ủng hộ nhiệt t́nh tướng Xuân.

    Vụ sát hại dă man 2 nhân vật cao cấp nhất của chính quyền Sài G̣n lúc đó khiến Tổng thống Kennedy bị sốc mạnh. Ông hạ lệnh cho Giám đốc CIA McCone là hăy lập tức lo bảo vệ sinh mạng cho những đứa con của ông Nhu cùng bà cố vấn Ngô Đ́nh Nhu, lúc đó đang đi thăm Âu châu. Tướng Đôn báo cho McCone là ông bảo đảm an toàn cho những đứa trẻ, nhưng cần Mỹ giúp phương tiện đưa chúng ra hải ngoại. Đại sứ Cabot Lodge đă phái viên phụ tá là Flott đích thân cùng một y tá, tháp tùng những đứa con của ông Nhu đi Rome. Tại phi trường Tân Sơn Nhất, Conein chỉ thị cho viên phi công là trực chỉ Bangkok mà không được nghe lệnh của một ai khác để thay đổi không tŕnh. Những đứa trẻ đă được giao tận tay cho Ngô Đ́nh Thục tại Rome.

    Lê Đ́nh B́
    * Tổng hợp từ hồ sơ CIA and The House of Ngo (CIA và Triều đại nhà Ngô) của Cơ quan T́nh báo Trung ương Mỹ.

  7. #7
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Chính phủ Mỹ / CIA: Thủ phạm chính làm sụp đổ VNCH?

    Chính phủ Mỹ / CIA: Thủ phạm chính làm sụp đổ VNCH?
    GS Robert F. Turner Hậu Quả Của Việc Hoa Kỳ Bỏ Rơi Đông Dương VN





    Lời B́nh (CXN): Hậu quả của ĐCS cai trị VN th́ có lẽ dân miền Bắc hiểu nhiều hơn dân miền Nam v́ họ phải sống với bọn quỷ đỏ 67 năm, người miền Nam với 37 năm. Chúng ta không thể vặn lại đồng hồ lịch sử nhưng chúng ta có thể góp phần cho tương lai của 90 triệu dân VN tươi sáng hơn.

    Cái giá phải trả là rất đắt (tuy không so b́ được với cuộc chiến tranh VN), nhưng những người chịu rất nhiều tổn thất cá nhân như BS Nguyễn Đan Quế phải ngồi tù 20 năm, anh Trần Huỳnh Duy Thức, anh Cù Huy Hà Vũ, cô Phạm thanh Nghiêm, cô Đổ thị Minh Hạnh …quá nhiều những người đă có những hy sinh thật lớn lao để dành lại tự do thật sự, dân chủ thật sự và hạnh phúc thật sự, vất đi loại đồ dzởm của thằng Hồ Chí Minh
    http://nhabaovietthuong.blogspot.com...mlLTS-Từ khi tên Đại Việt Gian HCM đem chủ thuyết “chó đẻ” Mác Lê từ Âu Châu về để nô lệ nhân dân Việt Nam cộng với quyền lực của các ác thế lực v́ lợi nhuận nên duy tŕ chủ nghĩa thực dân đỏ kiểu mới , hợp tác ngầm với Tập Đoàn Việt Gian CS nô lệ hóa toàn vùng Đông Nam A, bao gồm cả Việt Nam , Lào, Cam bốt..v..v…gây bao thảm kịch chết chóc cho gần 20 triệu người Việt Nam vô tội và hàng triêu nhân dân Đông Nam Á.
    Hàng năm thế giới vẫn nhắc đến sự độc tài của Đức Quốc Xă Hítler giết 12 triệu người Âu châu, mục đích là để bịt miệng các cuộc đấu tranh của dân tộc Việt Nam bị trị đang tố cáo Tập Đoàn Việt Gian CS độc ác phản nhân loại đă gây cái chết cho gần 20 triệu nhân dânViệt Nam .
    Dù có in hàng núi sách Hắc Thư về cs , nhưng các tập đoàn v́ lợi nhuận ,vi quyền lợi đảng phái của minh vẫn tiếp tục tạo điều kiện, nuôi dưởng cho Tập Đoàn Việt Gian CS tồn tại, giúp chúng thành những tên Công An đỏ tàn bạo nhất của nhân loại , giup phương tiện tinh học, vũ khí bóc lột tinh vi hơn, giết người tinh vi hơn. và tóm thâu tiền bạc vàng ngọc, châu báu của các nước nhỏ bé như dân tộc Việt Nam về túi riêng của minh. Hữu thần, hay vô thần đều nằm trong bàn tay của tạo hóa. Và Tạo hóa tinh vi khôn lường đă chôn vùi nhiều nền văn minh sáng chói. Đó là bài học cho thế giới chiêm nghiệm. Thử hỏi những bàn tay nhơ nhớp đang giúp cho cs tồn tại có thể che được mặt trời không ? Chúng tôi cám ơn lời nói công đạo cho QLVNCH , và sự đấu tranh miệt mài của những người Việt Quốc Gia yêu nước. Nhân dân Việt Nam quyết tâm đập tan Tập Đoàn Việt Gian CS và các thế lực yêu ma.
    Trân trọng



    Hậu Quả Của Việc Hoa Kỳ Bỏ Rơi Đông Dương


    Giáo sư Robert F. Turner
    Trung tâm an Ninh Luật Pháp Quốc Gia
    Đại Học Luật Khoa Virginia & Học Viện Hải Quân.
    (Trích trong “những sự thật về Chiến Tranh Việt Nam)
    Tôi là một sinh viên trong số tương đối ít ỏi đă thực tin rằng việc chống Cộng sản xâm lược là việc đúng của Hoa kỳ ở Việt Nam, Lào, Cambodia là đúng.
    Tôi lần đầu đến Việt Nam trong một giai đoạn ngắn khi là phóng viên năm 1968, rồi quay về đi lính, bắt đầu chức vụ Trung úy rồi sau lên Đại úy rồi trở lại đó hai lần làm việc tại một bộ phận của toà Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, là Văn pḥng Nghiên cứu về Bắc Việt và Việt Cộng. Tôi có cơ hội được đi tới nhiều địa phận tại Việt nam, khoảng 44 tỉnh thành, có chỗ chỉ đi ngang qua. Tôi được qua Lào, Cambodia. Sau khi giải ngũ tôi gia nhập Hoover Institution, tôi đă viết cuốn sử quan trọng đầu tiên bằng tiếng Mỹ về “Cộng sản Việt Nam” .
    Trong hơn hai chục năm, tôi đă có nhiều khóa giảng dạy tại viện Đại học Virginia về Chiến tranh Việt Nam. V́ thời giờ có hạn, tôi phải nói ngắn, nhưng trước khi đề cập tới chủ điểm của bải thuyết tŕnh, tôi xin có thêm một lời cảnh báo, nhất là với các khán thính giả trẻ tuổi.

    Rằng đa số lập luận “sáng suốt phổ biến” của người Mỹ về Chiến tranh Việt Nam thật ra lại không đúng. Rất đáng tiếc rằng điều ấy có nghĩa là đa số những ǵ được giảng dạy tại cấp trung và đại học lại gần với thần thoại hơn là lịch sử. Tôi chi xin đơn cử hai thí dụ, hai thí dụ quan trọng:

    1- Ngày nay, chúng ta được nghe rằng cuộc chiến Việt Nam là “bất khả thắng”. Chúng ta đứng sai chỗ. Tôi xin được góp tiếng bên cạnh nhiều sử gia thuộc loại xuất sắc nhất ngày nay khi nêu lập luận ngược rằng chúng ta không chỉ hy vọng thắng mà thực tế đă thắng vào đầu thập niên 1970. (Và khi nói “chúng ta”, tôi không nghĩ rằng đấy là Quân lực Hoa Kỳ mà là nỗ lực chung của hai quân đội miền Nam Việt Nam và Hoa Kỳ cùng với người dân miền Nam).

    2- Chuyện ǵ đă xảy ra? Khi tôi tuyên bố là có thể thắng. Tôi xin đưa câu nói của người bạn thân Douglas Pike: ông Douglas Pike đă quá văng, người mà tôi hoán đổi công vụ nhiều lần trong Sứ quán Hoa Kỳ, ông Pike nói rằng: Tôi tin rằng chúng tôi có thể đă thắng cuộc chiến Việt Nam. Tôi tin rằng trong tương lai lịch sử sẽ nói rằng chúng ta đă thắng. Đó là sự thật.
    Một số thí dụ sau đây sẽ chứng minh.
    Có một bài viết trong báo Foreign Affairs năm 2004 do Giáo sư John Lewis Gaddis Khoa trưởng Americạn Diplomatic Historians nói rằng: Các sử gia hiện tại công nhận rằng miền Nam Việt Nam và đồng minh đă thắng cuộc chiến quân sự. Nh.ưng lại thua cuộc chiến tâm lư tại Mỹ. Tôi xin nhắc lại cho quư vị trẻ biết sau khi bị bỏ bom tơi bời Hà Nội vội vă trở lại đàm phán tại Paris. Và mọi chuyện êm xuôi nếu chúng ta dùng máy bay B52 để trấn giữ hiệp định.
    Nhưng quốc hội với áp lực của “Phong trào Ḥa B́nh” đă thông qua dự luật vào tháng năm 1973. Sẽ là bất hợp pháp nếu Tổng Thống sử dụng bất cứ đồng nào trong công quỹ cho cuộc chiến tại Việt Nam, Lào và Cambodia. Làm như vậy, Quốc hội đă chuyển thắng thành bại. Quốc hội phản bội lời cam kết lịch sử của Hoa Kỳ là bảo vệ các nước không Cộng sản tại Đông Dương. Lúc ấy tôi làm việc tại Thượng nghị viện, nghị sĩ Ted Kennedy tuyên bố rằng “Việt Nam không cần giúp đỡ, họ đă có lượng vũ khí trị giá vô số triệu đô la”. Đó là sự thật. Việt Nam có phi cơ trực thăng, xe tăng Hoa Kỳ. Nhưng cái mà họ không biết là, Việt Nam không có đạn, không có xăng. không có phụ tùng. Đống đồ đó trở nên vô dụng. Đây là câu chuyện tôi chưa bao giờ kể cho ai nghe. Ngay sau khi sơ tán từ Việt Nam về tới Mỹ, tôi gặp Nghị sĩ Ted Kennedy tại Thượng Nghị Viện. Đó là lần đầu tiên tôi gặp ông ấy khi trở về Mỹ. Ông ấy đứng cách tôi khoảng 3 mét. Tôi cung tay phải lên và tự nhủ: “ḿnh phải cho nó biết tay, phải đấm gục hắn ta và nói cho thế giới biết rằng chúng tôi vừa mới phản bội chính danh dự của ḿnh và bỏ rơi những người đáng yêu.”


    John Kerry with Ted Kennedy
    Nhưng tôi đă tự cản bản thân ḿnh v́ làm vậy sẽ ảnh hưởng đến cương vị Nghị sĩ của tôi và Ted Kennedy sẽ trở thành người hùng. Không phải là việc làm đúng đắn nhưng đôi lúc tôi nghĩ là ḿnh đă bỏ rơi cơ hội ấy.
    Sau khi Quốc Hội cắt hết viện trợ cho Việt Nam, Trung cộng gia tăng viện trợ cho Hà Nội. Phạm Văn Đồng nói rằng: “Được cho kẹo tụi nó cũng không dám quay lại”. Đó là lư do của sự thất bại tại chiến trường Việt Nam.
    Quân nhân Mỹ, QLVNCH, và miền Nam Việt Nam không bị bại trận, mà thua v́ cái gọi là “tự do” của Quốc hội Hoa Kỳ.

    Điềm thứ 2 tôi muốn đưa lên là: Việt Nam rất quan trọng. Họ cho rằng Chiến tranh Việt Nam là cuộc chiến “phi lư” tiến hành không lư do chính đáng, do hiểu lầm về vụ đụng độ không đáng kể ở Vịnh Bắc Bộ. Thật sự là ngớ ngẩn.


    Tôi đă viết 450 trang tŕnh bày trong luận án đạt giải danh dự năm 1966. Tôi đă ghi lại vào tháng Năm 1975 đảng Lao động của Cộng sản Việt Nam đă quyết định từ Tháng Năm năm 1959 là mở ra đường ṃn Hổ Chí Minh và gửi vào Nam nhiều ngàn lính và vô số chiến cụ với mục đích lật đổ chính phủ trong Nam. Đây là hành động xâm lược quốc tế và vi phạm Hiên chương Liên hiệp quốc. Hoa Kỳ tham chiền để giúp người dân miền Nam tự vệ v́ cùng một lư do như việc chúng ta tham chiến tại Cao Ly, nhằm bảo vệ tự do của con người và thực thi việc chống xâm lược đă được ghi trong Hiến chương Liên hiệp quốc.

    Trong cuốn sách “Cộng sản Việt Nam” xuất bản năm 1975, Hà Nội đă nhiều lần xác nhận sự thực đó từ Tháng Năm năm 1959 ngay ngày sinh nhật Hồ Chí Minh. 10 năm trước, chúng tôi đă thảo luận tại Đại học Luật Virginia về vấn đề hợp pháp này. Luật quốc tế và Hiến chương Liên hiệp. Không thể thảo luận nối v́ Hà Nội lập luận rằng đó là nội chiến trong miền Nam VN v.v… hăy bỏ qua 1 số điểm v́ thời gian có hạn.

    Tôi nêu lên hậu quả của việc bỏ rơi VN.
    Tôi có thể nói hoài về việc người Mỹ bỏ rơi Việt Nam. Tôi là người đứng ngay trong trận khi Quốc Hội biểu quyết không giúp đỡ Angola v́ sự xâm lăng của Xô Viết. Kết quả nạn nhân bị tử vong ở đấy được ước lượng là không dưới trăm ngàn người.
    Đến việc Liên Xô xâm chiếm Afghanistan khiến cả triệu người chết. Sẽ không xảy ra nếu chúng ta không rút lui.
    Và lần đầu tiên trong sáu chục năm, Moscow bảo với tay sai của họ ở Mỹ châu La Tinh rằng tiến hành “đấu tranh vơ trang” để cướp chính quyền th́ cũng được, từ đấy mới xảy ra nội chiến tại El Salvador, Nicaragua, Honduras, Guatemala, Costa Rica và các nước khác trong vùng. Vô số người lại thiệt mạng v́ chuyện đó. Một số lớn súng M16 tịch thu được từ quân phiến loạn El Salvador, căn cứ theo số xê ri là súng bỏ lại tại chiến tranh VN của quân đội Mỹ. Hà Nội đă cung cấp cùng với Xô Viết qua đường Cuba rồi đưa lậu qua El Salvador.
    Cho những người nói chiến tranh VN là phi lư. Họ đă sai.
    Nhưng hôm nay tôi không muốn tập trung về các vấn đề dù rất quan trọng là đia dư chiến lược. Tôi muốn nói về hậu quả của quyết đinh của Hoa Kỳ đối với con người.
    “Phong trào ḥa b́nh” - của phe phản chiến – trấn an chúng ta rằng Hoa Kỳ chỉ lần rút quân và chấm dứt chiến tranh th́ ḿnh sẽ phát huy “nhân quyền” và “ngăn nạn tàn sát”. Tôi rất ngại nói về những ǵ xảy ra tại Việt Nam sau khi Hoa Kỳ triệt thoái, v́ trong hội trường này và tại khu “Little Sàigon” có nhiều người đă trực tiếp nếm mùi và biết rơ hơn những ǵ mà mọi “học giả” Mỹ có thể muốn biết. Nhưng có một số sự thật th́ đă rơ ràng.
    Hăy trước tiên nói về nhân quyền. Tháng Tư năm 1975, khi sự chiến thắng của Cộng sản đă thành hiển nhiên cho mọi người, Đệ nhất Bí thư đảng Lao Động là Lê Duẩn đă tuyên bố rằng: sau khi “giải phóng” Miền Nam, chúng ta sẽ biến nhà tù thành trường học”. Tới Tháng 10 năm 1978, nhật báo Times đầy uy tín tại Luân Đôn đă báo cáo sự thật: Cộng sản Việt Nam đă biến nhà trường và cô nhi viện thành nhà tù v́ họ có quá nhiều tù nhân.
    Điều 11 của Hiệp định Paris kư kết năm 1973 cấm “mọi hành vi trả thù hay kỳ thị các cá nhân hay tổ chức đă hợp tác với một phe bên này hay bên kia”, và c̣n rơ ràng bảo đảm quyền tự do báo chí, tôn giáo, tự do sinh hoạt chính trị và một loạt những quyền thiêng liêng khác. Vậy mà Tháng Năm năm 1977, tờ Quân đội Nhân dân công khai thông báo “triệt để cấm mọi hành vi chống lại chế độ và tước hết mọi quyền tự do của những kẻ không tin vào xă hội chủ nghĩa”. Bài báo tuyên bố: “Với bọn phản cách mạng… nhân dân ta dứt khoát xoá bỏ quyền tự do ngôn luận và trừng phạt đích đáng”.
    Sau đó, một dân biểu duy nhất của Quốc hội Việt Nam Cộng Ḥa được phép tham gia cái gọi là “Quốc hội Thống nhất” đă tuyên bố: Chế độ mới cai tri bằng bạo lực và khủng bố. Không có tự do di chuyển hay lập hội; không có tự do báo chí hay tự do tôn giáo hay… cả quyền tự do có ư kiến riêng… Sự sợ hăi tràn ngập khắp nơi”

    QUYỀN TỰ DO BÁO CHÍ
    Tháng Chín năm 1970, Trưởng pḥng Sài G̣n của tờ Christian Science Monitor là Daniel Sutherland - ông bạn của tôi vào thời ấy – có viết một bài dài về “quyền tự do báo chí” trong Nam. Ông viết: “Dưới bộ luật báo chí mới, Miền Nam bây giờ có một nền báo chí thuộc loại tự do nhất Đông Nam Á…”. Tôi tin chắc rằng ḿnh không là người duy nhất trong hội trường này có thề xác nhận điều ấy. Riêng Sài G̣n th́ đă có hơn ba chục tờ báo, và nhiều tờ trong số đó kịch liệt chống chính phủ.
    Dĩ nhiên là để thu thập dữ kiện về quyền tụ do ấy, tôi thường cầm máy ảnh lang thang trong Sài G̣n vào những chiều Chủ Nhật được nghỉ. Tôi thấy bày bán công khai những quyển sách như “Chiến tranh Nhân dân và Quân đội Nhân dân” của Tướng Vơ Nguyên Giáp là cuốn chỉ nam về nổi dậy của Việt Cộng, vài cuốn của lănh tụ cộng sản Cuba là Ché Guevarra, và cả các cuốn sách về hay của Mao Trạch Đông. Sau ngày gọi là “giải phóng”, người Cộng sản chiếm đóng đă “tạm thời” đ́nh chỉ xuất bản mọi tờ báo hay tạp chí độc lập. Chưa đầy một tháng sau, mọi tiệm sách báo đều bị đóng cửa và việc mua bán hay tàng trữ các văn hoá phầm xuất hiện “dưới chế độ cũ!” đều bị cấm.

    TÙ CHÍNH TRỊ
    Một trong các vấn đề nặng nề nhất là những người chống Việt Nam thường nêu ra, là cái gọi là “chế độ phát xít” tại miền Nam đă giam giữ hơn 200 ngàn “từ chính trị”. Khi trở lại Đông Dương vào Tháng Năm 1974 - cũng là dịp thăm viếng Cam Bốt và Lào – tôi chú trọng đến việc điều tra những lời cáo giác trên.
    Tôi ghé thăm Linh mục Chân Tín, nổi danh lănh tụ của “lực lượng thứ ba” nhưng có lẽ là một cán bộ của Hà Nội. Tôi hỏi ông là t́m đâu ra con số “202 ngàn tù nhân chính trị?” Ông ta bảo rằng ḿnh đă hỏi các tù nhân cũ và gia đ́nh thân nhân của họ là họ nghĩ xem có bao nhiêu tù nhân. (Tôi nghi là họ đă cộng lại tổng số của các câu trả lời). Sự thật th́ thời đó chỉ có khoảng 35 ngàn tù nhân trong tất cả các nhà tù của Miền Nam.


    tên việt gian Chân Tín đội lớp linh mục để phá hoại VNCH

    Tôi cũng gặp một lănh tụ khác của “lực lượng thứ ba” là bà Ngô Bá Thành, người nói với tôi rằng định nghĩa của bà về “tù nhân chính trị” có thể gồm cả người nh. Sỉrhan Sirhan, là tay cán bộ người Palestine đă ám sát nghị sĩ Robert Kennedy vào tháng Sáu năm 1968. Mục đích của hắn, bà Ngô Bá Thành giải thích là, “chính trị” khi hắn ám sát một ứng cử viên Tổng thống rất nổi tiếng của Hoa Kỳ .Luat su Ngo Ba Thanh qua doi Tài liệu việt gian cs :
    Ngô Bá Thành Phó Chủ tịch Hội luật gia cs việt gian Việt Nam, Uỷ viên Đoàn chủ tịch UBTWMTTQ việt gian cs Việt Nam, nguyên Chủ nhiệm Uỷ ban pháp luật Quốc hội việt gian cộng sản Việt Nam , Đại biểu QH việt gian cs khoá 6,7,8,10…


    Ls Ngô Bá Thành là người phụ nữ đă từng nổi danh trong phong trào đấu tranh chống sự can thiệp của Mỹ và đối lập với chính quyền Sài G̣n trước kia, là người nổi tiếng trong những năm đỉnh cao của phong trào “đô thị và lực lượng chính trị thứ ba với đàm phán Paris”; tờ báo Mỹ New York Times đă gọi bà là “tinh thần thép”. Năm 1998 Uỷ ban về Phụ nữ của Trung tâm tiểu sử Quốc tế (ABI) đă bầu bà là “Người phụ nữ thiên niên kỷ”.(tài liệu việt gian cs về thành tích ăn cơm Quốc gia VNCH thờ ma tên Đại Việt Gian HCM )

    Rồi c̣n vụ “chuồng cọp” đầy tai tiếng tại Côn Sơn, được họ mô tả như sau:
    ,”… xà lim chôn dưới mặt đất với các đống sắt, đồng trên trần thay v́ ở dưới. Mà trần xây thấp đến nỗi tù nhân không thể đứng được …”
    .”… những hố nhỏ được đào dưới đất và che bằng chấn song sắt.”
    - “[Mấy hầm đó] quá hẹp cho những người Việt Nam dù thấp bé cũng không thể nằm duỗi thẳng và trần quá thấp nên tù nhân khó có thể đứng thẳng người”
    Thật ra, tôi có đến đảo Côn Sơn và thăm những chuồng cọp này. Tôi nghĩ rằng chúng ta cùng đồng ư là tôi hơi cao hơn đa số người Việt Nam. Vậy mà tôi chưa thể với tới các chấn song trên trần - vốn cao tới ba thước (khoảng 10 bộ) kể từ mặt đất lên.
    Ngay cả lực sĩ Nghiêu Minh (Yao Minh) người Tầu – tay trung phong của đội bóng rổ Rocket’s ở Houston bên Texas - cũng chỉ cao tới bảy bộ và sáu phân - hơn hai thước hai – nên anh ta cũng chẳng gặp khó khăn ǵ đề duỗi dài trong căn xà lim một bề thước rưỡi một bề ba thước của cái gọi lả “chuồng cọp”.
    Ít nhất, một số cán bộ chống (VNCH) Việt Nam đă từng cáo giác chuyện “chuồng cọp” biết là họ nói láo. Trước khi qua Việt Nam năm 1974, tôi nói với một người trong số này rằng tôi dự tính sẽ tới nhà tù Côn Sơn đề tự minh xem tận mắt và anh ta có vẻ khó chịu – có lẽ biết rằng tôi sẽ thấy sự thật. Anh ta nói rằng vấn đề thật bây giờ chính là tại nhà tù Chí Ḥa ở Sài G̣n.
    V́ vậy sau khi thăm Côn Sơn, tôi xin phép vào xem nhà tù Chí Ḥa và chưa đầy 48 tiếng sau đă được tới đó trong mấy tiếng đồng hồ. Đây không là nơi mà ḿnh thích sống nhưng cũng chẳng tệ hơn đa số các nhà tù và bên trong tôi không thấy dấu vết ǵ của những sự lạm dụng phổ biến. Tôi nói riêng với vài người Mỹ đă từng ở trong này và họ nói rằng dù có nghe nhiều lời tố cáo nhưng tất cả đều cho biết là họ không hề nghe thấy “tiếng gào thét trong đêm vắng” hoặc được báo cáo về nạn tra tấn hay hành hạ tù nhân.

    NGĂN CHẬN TÀN SÁT
    Bi thảm nhất của những người chống (VNCH) Việt Nam là lư luận của họ, rằng cắt viện trợ cho Miền Nam là Hoa Kỳ sẽ “ngăn được nạn tàn sát”. Họ sai lầm tới chừng nào. Ông bạn Giáo sư R.J. Rummel của tôi (một người từng được tuyển liên tiếp cho giải Nobel Ḥa B́nh) ước lượng là tổng số người bị giết sau khi miền Nam được “giải phóng” lên tới 643 ngàn.
    - Khoảng 100 ngàn bị xừ tử qua quít ngay sau khi Cộng sản nắm quyền. Qua quít v́ cũng chẳng có một h́nh thức tạm bợ về “tiến tŕnh hợp pháp” hay một toà án.
    - Giáo sư Rummel cho là 400 ngàn là “thuyền nhân” bị chết ngoài biển cả khi muốn thoát khỏi chê độ độc tài và đàn áp đă trùm lên quê hương. Cao ủy Ty nạn của Liên hiệp quốc th́ cho là một phần ba những người vượt biên bằng thuyền đă chết ngoài biển - một số là v́ tầu quá đông người bị ch́m, hoặc chết v́ đói, v́ khát. Nhiều người tử nạn sau khi bị hải tặc cướp bóc và cưỡng hiếp. Cao ủy cũng tường tŕnh rằng có khoảng 840 ngàn người tới được Hong Kong hay các nước không Cộng sản ở Đông Nam Á. Nếu áp dụng tỷ số “chết một phần ba” cho con số này th́ ta đoán là có một triệu 300 ngàn người vượt biên bằng thuyền và khoảng 420 ngàn người đă chết trên đường t́m tự do. Con số không xa với ước lượng của Giáo sư Rummel.
    Giáo sư Lewia Sorley, tác giả cuốn sách có giá trị của một dấu mốc là “A Better War” – một Cuộc Chiến Khá Hơn – mà tôi ân cần giới thiệu đến quư vị, cho rằng có chừng 250 ngàn sĩ quan và binh lính của miền Nam cũ đă chết trong các “Trại Cải Tạo” do chế độ Cộng sản lập ra.
    - Khoảng một triệu rưởi người dân miền Nam bị đày vào các khu “Kinh Tế Mới” để sống trong những điều kiện nghiệt ngă và chừng 48 ngàn đă chết tại đấy. Tôi biết rằng rất đông người trong cộng đồng này có thể kể lại những kinh nghiệm thật về “Trại Cải Tạo” và khu “Kinh Tế Mới” và khuyên các sinh viên ở đây nên t́m ra họ, ghi nhận câu chuyện của họ để làm chứng liệu cho lịch sử.

    CĂM BỐT
    Và c̣n chuyện xứ Căm Bốt nữa.
    Khi Tổng thống Nixon gửi quân đội Hoa Kỳ sang Cam Bốt vào năm 1970 đề yêm trợ các đơn vị Việt Nam Cộng Ḥa, khuôn viên các Đại học Mỹ bị đóng v́ những cuộc phản đối đầy bạo động chống lại vụ xâm lược “phi pháp”. Thật ra, về pháp lư th́ y như Việt Nam, Căm Bốt là “quốc gia thành viên của Nghị định thư” – Protocole States – đă được cam kết bảo vệ chống Cộng sản xâm lăng trong khuôn khổ Hiệp ước SEATO năm 1954. Mười năm sau, và với tỷ lệ đầu phiếu là 99,6%, khi Quốc hội Hoa Kỳ cho phép Tổng thống Johnson tham chiến tại Đông Dương. quy chế ấy hoàn toàn có thể áp dụng cho Căm Bốt như cho Việt Nam và Lào. Nghị quyết ấy của Quốc hội chỉ cần dẫn chiếu “Protocole States” của hiệp ước SEATO (South East Asia Treaty Organization). Tôi thăm viếng Căm Bốt nhiều lần trong năm 1974 và trong nhiều năm đă viết về Khờme Đỏ. Thời ấy, việc họ là những kẻ sắt máu có dự tính tàn sát không tưởng tượng nỗi với đồng bào Khờme của họ thật ra chẳng c̣n là bí mật. Và dĩ nhiên, khi tôi trở lại Việt Nam vào Tháng Tư năm 1975, một trong những mục tiêu chính của tôi là đễ cố gắng cứu lấy đám trẻ cô nhi tại Căm Bốt. Tôi đến quá trễ và có lẽ những đứa trẻ tôi hy vọng cứu được chắc là đă chết.
    Không hề có một cuộc khảo sát dân số tại Căm Bốt và chẳng ai biết thực sự có bao nhiêu người đă sống tại nơi ấy. Con số ước đoán về nạn nhân có những dị biệt lớn, với một số chuyên gia th́ cho lả có hơn hai triệu. Tài liệu khảo cứu khá nhất mà tôi được đọc là của Đại học Yale, nơi mà Chương tŕnh của Yale về nạn Diệt chủng Căm Bốt ước tính là Pol Pot và bọn đao phủ của hắn đă thảm sát một triệu bảy trăm ngàn người – hơn 20% dân số toàn quốc.
    Một bài báo về “các vùng thảm sát” của Căm Bốt trên tạp chí Nattonal Geographic Today trong số tháng Giêng năm 2004 cho chúng ta những chi tiết này: “Nhân viên hướng dẫn giải thích rằng đạn quá quư để dùng cho việc tàn sát. Ŕu, dao và gậy tre thật đắc dụng hơn. C̣n về trẻ em th́ bọn đồ tể chỉ đơn giản giọng chúng vào thân cây”.
    Ông Douglas Pike đă quá văng, người mà tôi hoán đỗi công vụ nhiều lần trong Sứ quán Hoa Kỳ, có viết như sau về hậu quả nhân sinh của việc Hoa Kỳ bội ước sự cam kết của ḿnh là sẽ bảo vệ người dân của các nước không cộng sản ở Đông Dương: “Dù có ước lư.ợng dè dặt nhất, có nhiều thường dân Đông Dương bi bạo sát sau Chiến tranh Việt Nam hơn là tổng số nạn nhân trong thời chiến, ít ra là hơn hai triệu… Nỗi khổ đau lên tới mức chưa từng thấy, c̣n thê thảm hơn những ngày chinh chiến”.
    Thật bi đát v́ tôi nghĩ rằng ông Pike có lư. Và tôi lại càng tin rằng cộng đồng tại đây, đôi khi ngay trong hội trường, có những người có thể cung cấp những dữ kiện trực kiến về thảm kịch nêu như ta muốn t́m đến họ và ghi nhận lời chứng của họ. Việc này th́ chẳng ai có tâm trí b́nh thường lại thích làm, nhưng là điều mà những ai muốn truy lùng sự thật tới cùng vẫn có nhiệm vụ thực hiện. Chúng ta phải kể lại chuyện này – một cách chính xác và cẩn trọng – đểngười khác sẽ biết rất lau về sau, khi các nhân chứng cuối cùng không c̣n tại thế nữa. Chúng ta phải kể lại, nếu không chuyện đó sẽ lại tái diễn.
    Những ai thấy bàng hoàng về những chuyện đă xảy ra khi Cộng sản khống chế người dân Miền Nam và của Căm Bốt hay Lào thật ra không hiểu ǵ về lịch sử hiện đại. Nếu quư vị muốn biết rơ hơn về thảm kịch, tôi xin đề nghị tập sách do nhà Harvard University Press xuất bản có tên là “The Black Book of Communism” – Cuốn Hắc thư về Chủ nghĩa Cộng sản”. Do một nhóm trí thức Âu Châu thuộc khuynh hướng trung tả biên soạn, cuốn sách kết luận là trong thế kỷ 20, chủ nghĩa cộng sản quốc tế đă gây ra cái chết cho từ 80 đến 100 triệu sinh linh.
    Những ai muốn biết sâu xa hơn về Chiến tranh Việt Nam có thể c̣n bị lầm lạc lớn nếu không chịu khó t́m đọc các cuốn sách do chư vị diễn giả nơi đây hoặc bằng hữu của chúng tôi đă biên soạn.
    Đây là một vinh dự cho tôi khi được thuyết tŕnh trước một cử toạ quan trọng như hôm nay và trong cơ hội long trọng này. Với những người giận dữ về sự bội phản của nước tôi 35 năm về trước, xin cho tôi được nói rằng sự giận dữ này cũng là sự giận dữ của bản thận tôi. Tôi yêu quư Hoa Kỳ và tin rằng đây là một xứ tuyệt vời nhất trên địa cầu. Nhưng khi đa số của Quốc hội phản bội nạn nhân của Cộng sản xâm lược họ cũng phản bội 58 ngàn 200 lính Bộ binh, Hải quân và Thủy quân Lục chiến Hoa Kỳ đă dâng hiến mạng sống trong sự hy sinh cao quư nhất cho chính nghĩa này. Họ cũng phản bội sự hy sinh của hai triệu bảy trăm ngàn người Mỹ đă từng phục vụ tại Việt Nam từ năm 1959 cho đến 1975.


    Happy Memorial Day!
    Happy Memorial Day!


    Chúng ta không cải sửa được điều ác đă xảy ra. Nhưng chúng ta có thể nghiên cứu nó và có thể hành động để người Mỹ chúng ta lánh xa truyện thần thoại sai lạc mà hiểu rơ thảm kịch lớn lao của sự bội tín. Tôi thiết tha kêu gọi giới trẻ trong cử toạ nơi đây là hăy tự nguyện giành một chút cố gắng để học hỏi trang sử này và chịa sẻ với ng.ười khác. Quan trọng nhất, hăy chú ư đến các cựu chiến binh và những người sống sót trong cộng đồng, hăy ghi lại lời kể của họ khi ḿnh c̣n cơ hội. Nếu ḿnh làm được như vậy th́ may ra những hy sinh lớn lao của thảm kịch bi đát này sẽ không bị uổng phí.
    Xin cảm tạ quư vị và cầu xin Thượng Đế sẽ phù hộ chúng ta./.


    Chau Xuan Nguyen & all posts
    Tập hợp những bài viết về Kinh tế của tác giả Châu Xuân Nguyễn.

  8. #8
    Member
    Join Date
    20-04-2011
    Posts
    5,771

    Chính phủ Mỹ / CIA: Thủ phạm chính làm sụp đổ VNCH?

    Chính phủ Mỹ / CIA: Thủ phạm chính làm sụp đổ VNCH?

    V́ sao VNCH mất nước
    sự thật sau 40 năm bí mật

    Tho Van 2012/05/26


    Pentagon Papers

    http://www.archives.gov/research/pentagon-papers/

    All files in the "Title" column are in PDF format.
    Due to the large file sizes, we recommend that you save them
    rather than try to open them directly.


    Sau 40 Năm Bí Mật

    Đầu mùa hè năm 2011, thế giới lên cơn sốt về việc Trung Cộng tạo căng thẳng ở Biển Đông th́ ai nấy đều ngóng trông nơi Hoa Kỳ với niềm hy vọng Hoa Kỳ sẽ là cứu tinh giúp họ đối phó với mộng bành trướng của Trung Cộng. Nhưng ngày 14/6/2011, Văn Khố Quốc Gia (National Archives) của Bộ Quốc Pḥng Hoa Kỳ cho giải tỏa (declassify) 7000 trang hồ sơ về những vấn đề của Việt Nam và Đài Loan hơn 40 năm trước làm cho niềm tin của nhiều người vào Hoa Kỳ tan thành mây khói. Sau đó, National Security Archive ở George Washington University đưa ra thêm 28,000 trang hồ sơ, trong đó có những mẫu đối thoại đi vào chi tiết giữa hai Ngoại Trưởng Henry Kissinger và Chu Ân Lai càng làm cho nhiều người nh́n ra sự thật phũ phàng Hoa Kỳ đă bán đứng Việt Nam Cộng Ḥa và Đài Loan để đổi lấy sự làm ḥa và giao thương với Trung Cộng.

    Tài liệu này tung ra làm cho hồi kư của Kissinger xuất bản năm 1979 (The Memoirs) không c̣n giá trị v́ nhiều điều trong hồi kư của Henry Kissinger viết đều sai với những chi tiết trong tài liệu này. Hồi kư của Henry Kissinger viết là để đánh bóng cá nhân và để chạy tội cho bàn thân. Tài liệu lịch sử của Văn Khố cho thấy chính sách của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ là đặt quyền lợi nước Mỹ là tối thượng cho dầu chính sách này đưa đến sự phản bội những đồng minh cũng như phải dấu diếm và lừa cả chính dân chúng và Quốc Hội Hoa Kỳ.

    Đầu thập niên 1970s, Hoa Kỳ thay đổi sách lược bắt tay với Trung Cộng đối phó với Liên Xô buộc Hoa Kỳ phải hất Đài Loan ra khỏi Liên Hiệp Quốc và đưa Trung Cộng vào thay thế vị trí này. Cách đây 40 năm, Hoa Kỳ đă công nhận chỉ có một nước Trung Quốc, và Đài Loan cũng chỉ là một tỉnh của Trung Quốc với một thể chế đặc biệt!! Hoa Kỳ đă theo đuổi chính sách này 40 năm và sẽ tiếp tục theo đuổi chính sách này cho đến khi Đài Loan danh chính ngôn thuận thống nhất với Trung Quốc, và thường th́ khi sự thống nhất xảy ra, Trung Quốc lúc đó có thể chế đa đảng.

    Tài liệu cũng cho thấy Trung Cộng đặt điều kiện giải quyết vấn đề Đài Loan đi đôi với giải quyết chiến tranh Việt Nam. Hoa Kỳ quyết định bỏ rơi Việt Nam Cộng Ḥa, để cho Cộng Sản Việt Nam chiếm cả nước, và Hoa Kỳ phủi tay trong một thời gian vài thập niên bỏ ngơ Đông Nam Á và Biển Đông cho Trung Cộng tạo ảnh hưởng. Tài liệu cho thấy khi ấy Bắc Việt rất bối rối và chuẩn bị đầu hàng v́ không chịu nổi B52 bỏ bom ở Hà Nội, và nếu Hoa Kỳ tiếp tục bỏ bom thêm 2 tuần nữa th́ Hà Nội có lẽ đă đầu hàng, nhưng v́ đă thỏa thuận với Bắc Kinh nên Henry Kissinger và Tổng Thống Richard Nixon ngưng bỏ bom như một h́nh thức vất đi chiến thắng đang ở trong tầm tay! Cũng v́ chính sách này nên tháng Giêng năm 1974, Trung Cộng đưa hải quân đánh Hoàng Sa, Hải Quân VNCH chiến đấu và kêu gọi Đệ Thất Hạm Đội của Hải Quân Hoa Kỳ đang ở gần đó tiếp cứu nhân đạo thôi th́ Đệ Thất Hạm Đội nhận đủ tín hiệu xin cấp cứu nhưng vẫn làm ngơ để mặc cho các thương binh VNCH chết đau thương và oan ức tại Biển Đông.

    Tại sao Bộ Quốc Pḥng Hoa Kỳ tiết lộ những bí mật này? Có phải họ có ḷng thành tiết lộ những bí mật đầy lừa lọc và phản trắc đối với các đồng minh của họ? Bí mật lịch sử đă vén màn, liệu những đồng minh của Hoa Kỳ có c̣n tin tưởng nơi Hoa Kỳ như họ đă có trước đây?

    Thật ra Hoa Kỳ ở trong t́nh thế không thể giữ bí mật lâu dài được nữa v́ trước đây những chi tiết này đă ṛ rỉ ra ngoài hầu hết rồi và nếu cứ tiếp tục dấu diếm những điều mà mọi người đă đoán biết th́ hệ quả của nó c̣n tai hại hơn cả việc tiết lộ. Cách đây 40 năm, ông Daniel Ellsberg đă tiết lộ những bí mật này cho The Washington Post, the Times, New York Times, và nhiều cơ quan truyền thông khác tạo một cú sốc trong quần chúng Hoa Kỳ. Ngày hôm nay, Văn Khố Quốc Gia tung ra những tài liệu cách đây 40 năm chỉ là để xác nhận cách chính thức những tài liệu ông Daniel Ellsberg tung ra trước đó là chính xác, thôi, mọi người đừng đoán già đoán non nữa.


    Ông Daniel Ellsberg là người gốc Do Thái, sinh trưởng tại Chicago (sinh ngày 7/4/1931), là một người phân tích t́nh báo chiến thuật chiến lược của quân đội. Ông từng là nhân viên của RAND Corporation. Rand là chữ viết tắt của Research and Development, một công ty bất vụ lợi chuyên phân tích t́nh h́nh cho Quân Đội Hoa Kỳ và Doughlas Air Company là một công ty chế tạo các vũ khí cho Bộ Quốc Pḥng Hoa Kỳ. Rand có 1600 nhân viên và trong 1600 nhân viên này có những người làm cho t́nh báo Hoa Kỳ.

    Năm 1954, sau khi tốt nghiệp ở Harvard, Daniel Ellsberg gia nhập Hải Quân Hoa Kỳ. Ông ra trường đứng đầu lớp cả 1000 người. Mang lon Thiếu Uư, ông trở thành tiểu đội trưởng. Sau 2 năm phục vụ cho Hải Quân, ông được trở về công việc dân sự, ông tiếp tục học ở Harvard và tham gia giúp Rand chuyên phân tích t́nh h́nh quân sự. Năm 1964, ông chính thức làm cho Bộ Quốc Pḥng và ông tham gia biến cố hạm đội USS Maddox xảy ra ở Vùng Vịnh Bắc Việt (Gulf of Tonkin) năm 1964. Khi ấy Hoa Kỳ nói rằng Bắc Việt tấn công hạm đội USS Maddox để lấy cớ đó tấn đánh Bắc Việt nhưng bây giờ tài liệu đă giải mă, chính Hoa Kỳ dàn dựng vụ này hơn là Bắc Việt. Năm 1965, ông được chuyển sang làm Bộ Ngoại Giao đặc trách phân tích t́nh h́nh Việt Nam. Năm 1967, ông trở về làm cho Rand và cho Bộ Quốc Pḥng, trực tiếp chịu trách nhiệm với Bộ Trưởng Quốc Pḥng.

    Năm 1969, ông không có thiện cảm sách lược của Hoa Kỳ với Cuộc Chiến Việt Nam và sau khi nghe Randy Kehler (sinh năm 1944), một trong những người phản chiến thuyết tŕnh cách hùng hồn, ông Daniel Ellsberg trở thành một trong những người chống chiến tranh. Sau khi đă có thiện cảm với nhóm phản chiến và ở cương vị là một người có thể tiếp xúc được những tài liệu tối mật của quốc gia, cùng với Anthony Russo (1934-2008) làm ở Rand, Daniel Ellsberg bí mật sao lại (copy) nhiều tài liệu tối mật và ṛ rỉ ra ngoài cho báo chí biết. Tài liệu ṛ rỉ bí mật này được giới truyền thông Hoa Kỳ đặt tên cho là Pentagon Papers. Năm 1970, Daniel Ellsberg cố gắng ảnh hưởng trên các Thượng Nghị Sĩ bằng cách thuyết phục các đổng lư văn pḥng (chiefs-of-staff) của các Thượng Nghị Sĩ những tàn hại về Chiến Tranh Việt Nam.


    Chủ Nhật ngày 13/6/1971, lần đầu tiên báo Times đăng trích đoạn từng phần 7000 trang. Tổng Thống Richard Nixon và Henry Kissinger bị cú đấm bất ngờ, lập tức phản ứng cách hung hăn, cách chức nhiều người họ nghi hoặc. Tổng Thống Nixon nói: “Hăy cách chức ngay những tên đầu năo.” Nội các của Tổng Thống Nixon nộp đơn khẩn cấp xin Tối Cao Pháp Viện ngăn cấm không cho Times và các báo chí tiếp tục đăng tải những tin tối mật của Quốc Pḥng. Times và các cơ quan truyền thông báo chí nhất quyết không chịu tiết lộ Daniel Ellsberg là nguồn gốc nhận tin của họ. Daniel Ellsberg phải trốn chui trốn nhủi trong bí mật cả 2 tuần. Sau 2 tuần, Tối Cao Pháp Viện phán quyết Times có quyền tiếp tục đăng tải những thông tin tối mật của Bộ Quốc Pḥng được ṛ rỉ tới họ v́ đây là Tự Do Ngôn Luận được bảo vệ bởi Tu Chính Án Thứ Nhất. Phán quyết này như một cú tát tai vào mặt nội các của Tổng Thống Richard Nixon.

    Ngày 28/6/1971, Daniel Ellsberg và bạn đồng nghiệp Anthony Russo nộp ḿnh cho FBI ở Boston Massachussett. Chính phủ Liên Bang Hoa Kỳ truy tố 2 người vi phạm Đạo Luật T́nh Báo Năm 1917 (Espionage Act 1917). Sau 2 năm điều tra và nhiều biến chuyển, vào tháng 5 năm 1973, chánh án William M. Byrne, Jr. ra lệnh băi nại vụ án này. Sau vụ án này, Daniel Ellsberg đi thuyết tŕnh nhiều nơi về các đề tài chính trị cũng như những bí mật lịch sử liên quan đến Việt Nam và Đài Loan.

    Daniel Ellsberg và Anthony Russo đă tiết lộ những bí mật cách đây hơn 40 năm và hiện nay Daniel Ellsberg c̣n sống và c̣n đi thuyết tŕnh những vấn đề đó nên Văn Khố Quốc Gia chấp nhận bạch hóa hồ sơ. Khi bạch hóa hồ sơ th́ một h́nh thức nào đó họ cũng xác nhận chính sách của Hoa Kỳ là “quyền lợi của Hoa Kỳ là tối thượng” nên sẵn sàng bất chấp cả sự phản bội đối với đồng minh để đạt mục tiêu. Trong tương lai, những ai muốn làm đồng minh với Hoa Kỳ th́ phải biết điều này mà trong luật họ gọi đó là caveat emptor – let the buyer beware, làm bạn với Mỹ và nếu Mỹ đâm sau lưng cách bất ngờ th́ đừng có than trời trách đất.

    Lời Kết:

    Hoa Kỳ là siêu cường số 1 trên thế giới hiện nay nên không giao dịch hoặc làm bạn với Hoa Kỳ th́ thiệt hại rất nặng nề. Làm bạn với Hoa Kỳ th́ phải biết được ưu và khuyết điểm của Hoa Kỳ, đừng đặt quá nhiều kỳ vọng nơi Hoa Kỳ để rồi không biết tự xây dựng thực lực cho chính bản thân ḿnh th́ có ngày v́ quyền lợi của Hoa Kỳ, họ bán đứng không kịp trở tay th́ đau ḷng vô cùng. Trở lại vấn đề Biển Đông, chắc Hoa Kỳ và Trung Cộng đă có một thỏa thuận ngầm ǵ ở đàng trong rồi nên Bộ Trưởng Quốc Pḥng của Trung Cộng là Tŕ Hạo Điền mới dám mạnh miệng tuyên bố với Hoa Kỳ là “hăy chia đôi Thái B́nh Dương” và trong tháng 6/2011 Bắc Kinh đổ hơn 1000 tỷ Mỹ Kim mua công khố phiếu của Hoa Kỳ.

    Chỉ có chế độ đa đảng và sự đoàn kết của người Việt trong và ngoài nước th́ mới có đủ sức mạnh để bảo vệ chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Thiếu một trong 2 yếu tố này, nguy cơ mất nước của Việt Nam rất là gần kề./.

    http://www.congdongnguoiviet.fr/TaiL...40NamBiMat.htm

  9. #9
    lulu
    Khách
    Tự dưng đi đổ thừa nước ngoài, chế độ của một nước phải từ trong dân ra.
    Đặt cái tựa đề như thế này chứng tỏ chế độ VNCH là do Mỹ dựng lên.
    Đă vậy c̣n la lên VNCH bị bức tử. Bó tay.
    Nước VN mấy ngàn năm nay, chế độ thay đổi liên miên là do tự nó suy yếu suy tàn, chứ có bao giờ đổ thừa nước này nước nọ.
    Bản chất phi dân tộc nên tối ngày đổ thừa ngoại bang.

  10. #10
    Member
    Join Date
    25-01-2011
    Posts
    4,929

    FIGHTING WITH ONE HAND TIED

    Xin góp ư thread này .
    Riêng cá nhân tôi, sau khi tiếp xúc khá nhiều các sĩ quan t́nh báo của VNCH . Tôi dám cam đoan Hoa kỳ thưà sức đánh bại VC rất sớm nếu họ muốn.
    EXL:
    - Một cố vấn Hoa Kỳ trả lời cho một sỉ quan Cảnh sát đặc biệt (cơ quan phản gián chính của VNCH) lư do tại sao Mỹ biết rất rơ vị trí mật khu của VC qua không ảnh chụp bằng hồng ngoại tuyến ban đêm nhưng không yểm trợ cho bất kỳ một cuộc hành quân nào nhằm tiêu hủy mật khu đó: Nếu đánh bại VC quá sớm th́ chúng tôi thất nghiệp sao ?

    - Phủ đặc ủy trung ương t́nh báo:tin t́nh báo Hoa kỳ cung cấp luôn luôn được đánh giá là đáng tin cậy số 1, nhưng thỉnh thoàng VNCH bị Mỹ đầu độc, cung cấp sai lạc về khả năng xâm nhập vào Nam qua đường ṃn HCM và đặc biệt là cung cấp sai về khả năng và quân số của VC trước trận hạ lào

    -Liên đoàn 81 Biệt cách dù : một toán quân Biệt Cách Dù giả dạng VC ban đêm đột nhập mật khu VC đánh cắp tài liệu mang về, trong đó có cả một tập giăi mă tất cả mật mă truyền tin cuă tất cả các quân binh chủng bốn quân khu, mà phần phân phát được ghi rơ là phần cho cố vân Mỹ.

    -Pḥng 7 phản gián : sỉ quan tích phân pḥng 7 phản gián nha kỹ thuật của TTM vài tháng qua căn cứ giăi mă của Mỹ tại Thái Lan để lấy các tài liệu giăi mă cộng sản của Hoa Kỳ. tài liệu giao cho VNCH được đánh giá là " chuyện đă rồi" .Trong khi sĩ quan Hoa Kỳ khoe : Phi cơ U-2 của chúng tôi bay trên thượng tầng khí quyển của bầu trời hà nội thu hết được tất cả tín hiệu truyền tin đánh đi và đến hà nội từ các nơi, Và không có bản truyền tin nào chúng tôi không giải mă được, chúng tôi nắm hết mọi ư đồ của Hà Nội

    - Chỉ huy trường tóan quân báo của sư đoàn 25 BB VNCH năm 1970: tóan quân báo sư đoàn giả VC vào mật khu VC .lấy cắp được toàn bộ bản báo cáo của mật trận giải phóng miền nam VN báo cáo về một phiên họp thường lệ của mặt trận và đại diện ṭa đại sứ Hoa Kỳ tại một quán ăn trong một đường hẻm Hai bà Trưng SG .

    - Một phi công của phi đoàn trinh sát sư doàn 4 không quân VNCH kể: : Tại phi đoàn của anh ta, ai cũng biết chuyện Sau trận mậu thân 1968. có một phi công trinh sát l-19 nhận lệnh thả cả bao chứa Dollar Mỹ xuống một nơi được ghi nhận lả chổ đóng quân cuả Trung Ương cục (Mặt trận giải phóng miền nam VN)
    .................... .................... .................... .................... .................... .................... .................... .................... ....

    Tất cả đó là chuyện kể của VNCH
    C̣n sau đây mời qúy vị coi một tài liệu của

    School of Advanced Military Studies
    United States Army Command and General Staff
    College
    Fort Leavenworth, Kansas
    SECOND TERM AY 96-97


    do:

    A MONOGRAPH
    BY
    Major Timothy A. Jones
    Aviation


    Tựa đề :

    FIGHTING WITH ONE HAND TIED:

    (chiến đấu với một tay bị cột)

    Nói về cuộc chiến VN mà Hoa Kỳ tham gia, nếu làm biếng đọc hết, chỉ xin qúy vị đọc một câu trong trang 8 :"the U.S. goal in Vietnam was not military victory in the classical sense". : Chiến tranh VN mả Mỹ tham chiến không chủ trương đạt một chiến thắng theo cảm tính cổ điển (có nghĩa một khi đánh là phải chủ trương chiến thắng)

    Đây là sách tham khảo dành cho trường Chỉ Huy và Tham Mưu của Lục quân Hoa kỳ, không phải sách theo quan điểm của một cá nhân

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Replies: 1
    Last Post: 12-10-2011, 09:51 AM
  2. Replies: 4
    Last Post: 14-05-2011, 02:42 AM
  3. Replies: 1
    Last Post: 20-01-2011, 05:28 PM
  4. Replies: 0
    Last Post: 16-08-2010, 06:05 AM

Bookmarks

Posting Permissions

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •